Freitag, 19. September 2014

Nhân chứng của thế kỷ : Kiều Chinh

Ngược dòng thời gian, vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Geneve chia đôi đất nước, cô bé Nguyễn Thị Chinh, mồ côi mẹ, được cha mình gửi gấm cho một gia đình người bạn di cư vào miền Nam vì ông còn phải ở lại để đi tìm người con trai của mình.

Không ai ngờ rằng, trên chuyến bay DC3 định mệnh đó đã chở cô bé 15 tuổi, đơn côi từ Gia Lâm vào Tân Sơn Nhất đã đem lại cho miền Nam Việt Nam một đệ nhất minh tinh điện ảnh.

Tại California, với khả năng sẵn có, với quyết tâm của một bà mẹ có gia đình phải sinh tồn, Kiều Chinh lại làm lại từ đầu nhưng lần này, đối với cô, là một sự thử thách vô cùng lớn lao trước cánh cửa Holywood đang hé mở cho cô.

Khởi sự với bộ phim truyền hình nổi tiếng MASH, sau đó, cứ như một dòng suối chảy không ngừng, Kiều Chinh liên tiếp xuất hiện trong một lọat các phim khác, từ Chidlren of An Lạc, Letter, What’s is Cooking, Catfish in Black Bean Sauce, The Joy Luck Club…Và cho đến cuốn phim gần đây nhất là FACE, tạm dịch là Gương Mặt, đã được ra mắt khán giả khắp nơi vào cuối năm 2004 vừa qua.
Kiều Chinh phát biểu tại Hạ Viện Hoa Kỳ năm 1990. 
(Hình do Kiều Chinh tặng thính giả RFA)
Giờ đây, nhìn lại trong 30 năm qua sống ở xứ người, vươn lên từ hai bàn tay trắng, rồi được than gia vào các phim trường quốc tế, đã nhận bao nhiêu tước hiệu danh dự, từ điện ảnh, đến xã hội, văn hóa trên các diễn đàn thế giới, nữ tài tử Kiều Chinh vẫn tự nhận mình là một nghệ sĩ Việt Nam lưu vong.
Quê hương thì ở bên kia bức màn tre.. gia đình tan tác, những người thân yêu thì không biết ra sao. Trước mắt thấy mình lạc sang một bên kia thế giới, một kiếp sống khác, không lý lịch, không nhà cửa, không bạn bè bà con lối xóm…

Trong năm 1995, Kiều Chinh trở về Việt Nam để thực hiện công việc của hội và nhân cơ hội thăm lại người thân của mình. Trong chuyến đi này, Kiều Chinh tìm về quê cũ, thắp nén nhang trên ngôi mộ của song thân, và điều đặc biệt hơn cả là gặp lại người anh trai sau 41 năm trời xa cách.


Qua đó, cô được biết rằng, khi bản thân nữ tài tử điện ảnh Kiều Chinh nổi tiếng ở Sàigòn thì người cha ruột của mình, sau khi ở lại miền Bắc, đã bị bắt giam năm 1960, 5 năm sau, ông được thả, thì người anh trai của Kiều Chinh cũng bị vào tù vì tội chơi đàn accordion với những bản nhạc ngoại quốc.


Sau khi ra tù, cả hai đều không xin được việc làm vì lý lịch xấu. Và cuối cùng cha Kiều Chinh đã chết trong sự nghèo đói và bệnh tật. Cả gia đình anh trai của Kiều Chinh đã sống trong khó khăn cho tới năm 1995, khi Kiều Chinh trờ về Hà Nội lần đầu, hai anh em mới gặp lại nhau.


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen