Samstag, 5. April 2014

Cái Tết miền Nam trong kí ức tuổi thơ



Mỗi độ cuối năm vào lúc tiết trời se lạnh, khi người lớn rục rịch  mua củ kiệu tươi về cắt, phơi khô ngâm một thố lớn để dành ăn ba ngày Tết, là tôi biết cái Tết cổ truyền sắp đến.
Củ kiệu tươi
Củ kiệu tươi
Phơi củ kiệu
Phơi củ kiệu, củ cải trắng chuẩn bị ngâm

Phở Sài Gòn xưa và nay

Phở         Nạc mỡ nữa làm chi, em nghĩ đã chín rồi, đừng nói với em câu tái giá !
    Muối tiêu không đáng ngại, lão thấy còn gân chán, hãy vui cùng lão miếng gầu dai !!!
Cũng như thịt chó, phở là một đặc sản của miền Bắc. Người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Saigon vào những năm 1951-1952, cùng một thời gian với hai nhà hát ả đào, một ở xóm Monceau và một ở xóm Đại Đồng.
Cả hai thứ ấy đều rất xa lạ với người Saigon thuở đó. Kiếm được một quan viên biết cầm trống chầu không phải chuyện dễ. Cho nên họ chỉ cầm cự được một hai năm rồi dẹp tiệm, mặc dù họ đã biến nó thành một hình thức như ”kem sờ” ở Bờ Hồ (Hà nội) vào những năm 30 hoặc như ”bia ôm” của Saigon hôm nay. Và phở cũng chịu chung một số phận với nó. Người ta chỉ thích hủ tíu, hoành thánh, bánh xếp nước… Chỉ có độc một tiệm phở được gọi là ”Phở Tuyệc”, nằm trên đường Turc (nay thuộc khu vực Đồng Khởi) là kiên trì bám trụ.

Sài Gòn Xưa – Người và Cảnh


Saigon_Marche-Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Saigon_Marche-Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Aigrettes_dans_parc Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến




Sách giáo khoa thời VNCH
Sách giáo khoa thời VNCH
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Con người thật của Phạm Duy

pham-duyLời nói đầu
Nghĩa tử là nghĩa tận. Trước một “nhân vật của quần chúng” (a person of the public) vừa nằm xuống, giữ im lặng là thái độ nghiêm chỉnh nhất. Nhưng sự ra đi của Phạm Duy là một ngoại lệ. Nhiều người khen qúa độ. Nhiều người chê qúa lời. Nhiều người muốn khen, chê đúng mức mà không lên tiếng vì e ngại phản ứng của cả đôi bên. Đài BBC cũng tường thuật rất tỉ mỉ về đám tang của ông.
Hãy thử tìm con người đích thực của Phạm Duy qua tác phẩm, hành động và lời nói của ông để biêt nguyên do của cái dư luận ồn ào sau tin ông qua đời.