Mittwoch, 10. Februar 2021

Nhìn lại những “Bịnh viện” nổi tiếng năm xưa, lúc vẫn còn thường được gọi là “Nhà thương”

 

Những người sống ở Sài Gòn trước năm 1975 chắc chắn vẫn chưa quên những cái tên “nhà thương” như nhà thương Chợ Rẩy, Chợ Quán, Đồn Đất, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Vì Dân…

Trên bảng hiệu của những nơi điều trị bịnh này thường dùng từ “bịnh viện” (hoặc “bệnh viện”), hoặc những cái tên Hán Việt là Bảo Sanh Viện, Dưỡng Trí Viện. Tuy nhiên hầu hết những người dân miền Nam gốc đều không gọi là bệnh viện, mà gọi là “Nhà Thương”. Hình như chỉ có những người di cư từ năm 1954 mới gọi là “bệnh viện”.

Thời nhỏ ở nhà quê, mỗi khi nhà có ai bị bịnh nặng, tôi thường nghe ba mẹ nói loáng thoáng là “đi nhà thương” ở phố, như “nhà thương Phan Thiết”, “nhà thương Biên Hòa”, nặng lắm thì vô “nhà thương ở Xì Gòn”. Những lúc ấy không khí trong nhà thường rất hốt hoảng vì đã cấp bách lắm rồi. Thời đó nếu bị bệnh vặt thì sẽ tự khỏi, không uống thuốc, nặng một chút thì cùng lắm thì nhờ một y sĩ nào đó trong làng chích cho một mũi là xong. Còn nếu là bịnh rất nặng thì ba mẹ phải bỏ công bỏ chuyện để đưa lên nhà thương nằm mấy bữa, có khi cả mấy tuần.

Vì vậy trong ký ức nhỏ nhoi của tôi, cái tên “nhà thương” gợi lại những gì buồn bã và bi thương nhất.

Tiếng “nhà thương” bắt nguồn từ ý nghĩa là “nhà chữa trị cho người thương tật, bịnh hoạn”. Nhưng có lẽ là dân miền Nam gắn liền chữ “nhà thương” với tình thương của những bị bác sĩ y đức hết lòng cứu chữa cho người bịnh.

Ở những nhà thương công, bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn tiền. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người nghèo. Ở Sài Gòn lúc đó, nếu có tiền thì người ta thường đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…

Hình như ở miền Bắc cũng có người gọi là “nhà thương” nhưng ít hơn, đa số vẫn gọi là “bệnh viện”.

Cùng xem lại một số hình ảnh của những “nhà thương” nổi tiếng nhất ở Sài Gòn năm xưa:

Bịnh viện Chợ Rẩy (sau này ghi thành Chợ Rẫy):

Bịnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm 1900, lúc đó có tên chính thức tiếng Pháp là Hôpital Municipal de Cholon (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895.

Bịnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m² với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.

Năm 1957, bệnh viện chính thức được mang tên Chợ Rẫy. Bịnh viện Chợ Rẫy ngoài chức năng là cơ sở điều trị còn là trường sở của Trường Đại học Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Chợ Rẫy là bệnh viện thực tập các môn nội khoa, ngoại khoa, tai-mũi-họng, nhãn khoa cùng là nơi giảng dạy môn cơ thể học.

1971, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (qua hình thức bồi thường chiến tranh) để tái xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m² cùng với trang thiết bị hiện đại, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng 6 năm 1974 với tòa nhà 11 tầng.

Bệnh viện Chợ Rẫy (cơ sở mới) xây xong được chỉ vài tháng thì Sài Gòn đổi chủ, nên hầu như không tìm được hình ảnh nào trước 1975. Chỉ có các hình ảnh chụp trụ sở được xây từ hơn 100 năm trước.

Tổng Y Viện Cộng Hòa, tên tiếng Anh là Cong Hoa General Hopital, là nơi triều trị cho các quân nhân bệnh binh. Ngày xưa có câu nói là “Chỉ cần thấy 5 chữ Tổng Y-Viện Cộng Hòa là các thương binh dù nặng nhất cũng tràn trề hy vọng được cứu sống” – Cho thấy được tầm quan trọng của cơ sơ này.

Tổng Y-Viện Cộng Hòa nằm ở khu vự Ngã ba Chú Ía, nay là Bệnh viện Quân Y 175 chuyên dành cho quân nhân, nằm ở góc đường Nguyễn Thái Sơn và Nguyễn Kiệm (ngày xưa mang tên là Hương Lộ 17).

Đường mép bên phải là Hương lộ 17 (nay là Nguyễn Kiệm), đường xéo bên trên là Nguyễn Thái Sơn đi về phía chợ Gò Vấp bên trái. 2 đường gặp nhau tại ngã 3 Chú Ía ở góc trên bên phải, nơi có trung Tâm Tiếp Huyết.
 
Bên trong Tổng Y-Viện Cộng Hòa. Những dãy nhà này vẫn còn đến nay, trở thành BV Quân Y 175

Cách Tổng Y-Viện Cộng Hòa không xa là 3rd FIELD HOSPITAL – Bệnh viện Dã chiến 3 dành cho quân đội Hoa Kỳ, nằm trên đường Võ Tánh, nay là Hoàng Văn Thụ, ngay đối diện Bộ Tổng Tham Mưu (nay là Quân Khu 7).

Đường mép bên phải là Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ), đường xiên ngang là CM 1/11 (nay là Nguyễn Văn Trỗi). Bên phải giao lộ là Bộ Tổng Tham Mưu, bên trái giao lộ là BV Dã chiến 3, góc trên bên phải ngày nay là công viên Hoàng Văn Thụ
 
Khu nhà có chữ thập đỏ trên mái là Bệnh viện Dã Chiến 3. Góc mũi tàu bên phải hình là công viên Hoàng Văn Thụ hiện nay. Góc dưới bên phải là hướng đường Phổ Quang

Một bịnh viện rất quen thuộc với người Sài Gòn khác là Bịnh viện Vì Dân, là bịnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn. Sau năm 1975, bịnh viện đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất, dành cho nhà giàu hoặc cán bộ cao cấp.

Bịnh viện được xây năm 1971, do bà Nguyễn Thị Mai Anh (phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia…

Bà Nguyễn Văn Thiệu tại lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng BV Vì Dân năm 1971
 
Tại lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng BV Vì Dân năm 1971

Bịnh viện tọa lạc ở ngay ngã 4 Bảy Hiền, ngày nay kiến trúc vẫn còn giữ nguyên, đổi tên thành BV Thống Nhất, nhưng không còn giữ tiêu chí chữa bệnh miễn phí cho người dân như ngày xưa nữa.

Một bịnh viện khác cũng nổi tiếng và có kiến trúc rất đẹp là Bịnh Viện Nguyễn Văn Học ở góc đường Chi Lăng và đường Nguyễn văn Học ở tỉnh Gia Định, hiện nay trở thành Bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở góc đường Phan Đăng Lưu và Nơ Trang Long.

Một bệnh viện khác rất quen thuộc với người Sài Gòn là Bảo Sanh Viện Từ Dũ, tức Bịnh viện Phụ sản Từ Dũ, được đặt theo tên thái hậu triều Nguyễn, là mẹ của vua Tự Đức. Do người Huế nói âm nặng, nên bà Từ Dũ cũng được gọi là Từ Dụ.

Tiền thân của bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy) ra đời vào năm 1923.

Năm 1937, thương gia người Hoa là Hui Bon Hoa (tức chú Hoả) đã hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ George Cartoux (người Pháp) làm giám đốc.

Do thời cuộc, nên khi xây dựng xong, bảo sanh viện bị quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân. Đến tháng 9 năm 1943, bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.

Năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps còn dân chúng thường gọi là “Nhà sanh Chú Hỏa”. Đến năm 1948, bệnh viện được mang tên của thái hậu triều Nguyễn là Bảo sanh viện Từ Dũ, cho đến 1975 thì mang tên chính thức là Bệnh viện Từ Dũ cho đến nay.

Bệnh viện nằm ngay góc đường Cống Quỳnh, Cao Thắng, là nơi thăm khám quen thuộc của những bà mẹ không chỉ người Sài Gòn mà cả ở khắp các tỉnh thành. Vì vậy mà những người ở các tỉnh lẻ lên thành phố, không quen thuộc đường thường phải hỏi thăm rất nhiều, đến nỗi người dân làm một tấm biển này trên phía đường Cao Thắng để cho các chị em thuận tiện trên hành trình của mình:

Bịnh viện Chợ Quán là bệnh viện lâu đời nhất ở Sài Gòn, được xây năm 1862 do một số nhà giàu hảo tâm người Việt đóng góp xây dựng và quản lý.

Bệnh viện tọa lạc trên một khu đất rộng gần 5 hecta tại làng Chợ Quán nằm giữa Sài Gòn – Chợ Lớn, phía trước có sông Bến Nghé chảy qua (nay gọi là kênh Tàu Hủ).

Hiện nay, bịnh viện này mang tên là Bệnh Viện Nhiệt Đới nằm trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Có một thời gian bệnh viện chuyên khoa về tâm thần, nên người ra hay gọi cái tên dân dã là “Nhà thương điên Chợ Quán”.

Năm 1972, khu nhà chính 6 tầng của bệnh viện được xây dựng trên diện tích 12.126 m2 với sự trợ giúp của Hàn Quốc. Đến cuối năm 1973, công trình hoàn tất và bệnh viện được khánh thành vào ngày 02/3/1974 với tên mới là Trung Tâm Y Khoa Hàn -Việt

Lễ khánh thành cơ sở mới

Có một bệnh viện khác thuộc hàng lâu đời của Sài Gòn, đó là Y viện Sài Gòn, thường được gọi là Nhà thương thí, sau gọi là Bệnh viện Đô Thành, được xây dựng từ năm 1903. Đến năm 1937 nhà thương thí được tái thiết rồi mang tên bác sĩ Dejean de la Bâtie. Ông Hứa Bổn Hỏa (tức chú Hỏa) góp chi phí để xây dựng lại nhà thương, nên người Sài Gòn cũng gọi đây là nhà thương Chú Hỏa. Hiện nay, nơi này là Đa khoa Sài Gòn tại số 125, đường Lê Lợi, P Bến Thành, Q1.

Có một bịnh viên thuộc hàng lâu đời và có khuôn viên đẹp nhất của Sài Gòn, đó là Bệnh viện Grall, là Bệnh viện Quân sự (tiếng Pháp: Hôpital militaire) của Quân đội Pháp, thành lập từ năm 1862.

Năm 1956 dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, chính phủ Pháp ký biên bản tiếp tục điều hành Bệnh viện Grall, thuộc Bộ Ngoại giao Pháp. Bệnh viện có 560 giường, chuyển thành bịnh viện dân sự. Lúc này người Sài Gòn hay gọi tên khác là Nhà thương Đồn Đất.

Năm 1976, sau khi người Pháp rút khỏi Sài Gòn, Bệnh viện Grall chuyển giao cho chế độ mới. Năm 1978 Bệnh viện Grall đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2, chấm dứt thời kỳ bệnh viện tổng quát và trở thành bệnh viện chuyên môn nhi khoa.

Mời bạn xem lại những hình ảnh của bịnh viện từ thời Pháp thuộc:

Montag, 8. Februar 2021

Bệnh viện dân sự ở Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trước và sau năm 1975

 Mục đích chính của bài này là để ghi nhớ lại sơ lược tiểu sử các bệnh viện dân sự ở Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trước và sau năm 1975.

Bài này là một tổng hợp được thực hiện từ những tài liệu sưu tầm trên Internet. Từ những dữ liệu tìm thấy, nổi bật lên những ghi nhận sau đây :

  • Có tất cả 18 bệnh viện dân sự thành lập trên địa bàn Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, trong số đó 10 bệnh viện tọa lạc ở vùng Chợ Lớn, 5 ở trung tâm Saigòn và 3 ở Gia Định.
  • Phần lớn các bệnh viện ở vùng Chợ Lớn đã được xây lên nhờ những khởi xướng, công sức vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia bởi các cộng đồng người Hoa cư ngụ ở đây.
  • Nhờ lòng nhân ái của các bác sĩ người Pháp qua thuộc địa Việt Nam làm việc,điều hành các bệnh viện của chính phủ Pháp và với sự đóng góp công của từ các thương gia giàu có, Việt cũng như Hoa, mà Sài Gòn có thêm được hai bệnh viện để phục vụ cho người Việt. Và cũng chính những vị bác sĩ này đã mở cửa một bệnh viện Pháp ở Sài Gòn mà trước đó chỉ dành riêng cho người Pháp, để săn sóc cho người Việt.
  • Sau cuộc di cư vào năm 1954, hai bệnh viện công được xây lên ở trung tâm Sài Gòn bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Và sau cùng vào đầu thập niên 1970, một bệnh viện tư nhân rất tối tân đã được xây ở Gia Định nhờ sự đóng góp công của bởi chính người Việt.

Theo tài liệu [1],sau năm 1955, trong số 18 bệnh viện kể trên,8 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 1 bệnh viện duy nhất trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Những bệnh viện còn lại của Pháp hay của cộng đồng người Hoa vẫn tiếp tục hoạt động với qui chế ban đầu.

Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà tồn tại trong thời gian 20 năm, từ năm 1955 đến 1975 nhưng những ngày tháng thật sự thanh bình gần như không có, bởi vì vào khoảng năm 1959, cộng sản Bắc Việt đã bắt đầu xâm lăng miền Nam bằng những việc phá hoại và thủ tiêu giết người dân vô tội, sau đó tiếp diễn bằng những cuộc tấn công qui mô vô cùng đẫm máu trên toàn lãnh thổ. Các nạn nhân chiến cuộc đã gây thêm gánh nặng cho nền y tế non trẻ của Việt Nam Cộng Hoà.Tuy phải đối phó với chiến tranh và trong tình trạng thiếu thốn ngân quỹ quốc gia,chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã thiết lập thành công một nền Y tế cộng đồng đại chúng, nhân bản, hoàn toàn miễn phí, không phân biệt giai cấp. (Nguyên tắc miễn phí cho những dịch vụ y tế không bị bắt buộc và áp đặc cho các bệnh viện tư. Tuy vậy, người ta thấy 2 bệnh viện, một Việt và một Hoa, trong số 18 bệnh viện kể trên, đã có những phòng và giường bệnh miễn phí để dành cho người nghèo. Mô hình này rất là nhân đạo và đặc biệt bởi vì ngay trên các nước tư bản giàu có ngày nay, chúng ta cũng không thấy có). Hơn thế nữa, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà còn xây dựng thành công được một nền Y khoa tân tiến với những kỹ thuật mới của y học.

Tài liệu [2] viết : Nhìn lại nền Y học Việt Nam trước và sau 1955 ta thấy một bước tiến lớn lao. Trong thời kỳ Pháp thuộc, số nhân viên giảng huấn đếm được trên đầu các ngón tay và y khoa chủ yếu dựa trên lâm sàng. Số bác sĩ ra trường khoảng 354 người tính theo số luận án đệ trình. Sau 1955 trường Y khoa Sài Gòn đã thay đổi hoàn toàn với gần 200 nhân viên giảng huấn và khoảng 2000 luận án được đệ trình. Y khoa được giảng dạy theo đà tiến triển y khoa quốc tế trong một trường sở đầy đủ tiện nghi.

Kể đến thời điểm của năm 1975, bệnh viện lâu đời nhất hoạt động được 113 năm trong khi đó bệnh viện xây sau cùng chỉ được dưới 4 năm.

Sau năm 1975, tên danh hiệu và chuyên môn y khoa của một số bệnh viện đã bị thay đổi bởi ngụy quyền cộng sản. Phần lớn các bệnh viện này tiếp tục phục vụ cho người dân ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định và luôn cả các tỉnh miền Nam Việt Nam, trong khi đó ngụy quyền cộng sản Việt Nam tịch thu làm của riêng hai bệnh viện mới nhất và tối tân nhất và chỉ để phục vụ riêng cho một giai cấp thống trị mới đó là bọn quân đội ,cán bộ và đảng viên.

Các bệnh viện dân sự trong bài này sẽ được liệt kê theo thứ tự thời gian, bắt đầu bằng bệnh viện lâu đời nhứt. Vì lý do rất hiển nhiên là tất cả các bệnh viện này đều được xây lên và hoạt động từ trước năm 1975, tài liệu này chỉ dùng các tên và danh hiệu chính thức của các bệnh viện,các danh từ, ngữ vựng, thành ngữ cùng các tên đường địa chỉ đã được đặt ra và xử dụng trước năm 1975 của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà.

  1. Bệnh viện Chợ Quán
  2. Bệnh viện Grall
  3. Bệnh viện Triều Châu
  4. Y viện Quảng Đông
  5. Bệnh viện Chợ Rẫy
  6. Bệnh viện Phúc Kiến
  7. Y viện Sùng Chính
  8. Bệnh viện Từ Dũ
  9. Bệnh viện Sài Gòn
  10. Bệnh viện Hùng Vương
  11. Bệnh viện Saint-Paul
  12. Bệnh viện Nguyễn Văn Học
  13. Bệnh viện Hồng Bàng
  14. Bệnh viện Bình Dân
  15. Bệnh viện Cơ Đốc
  16. Bệnh viện Nhi Đồng
  17. Bệnh viện Chung Cheng (Trung Chánh).
  18. Bệnh viện Vì Dân
  19. Phụ đề:
    -Chẩn Y Viện Tân Định
    -Viện Dưỡng Lão Thị Nghè

Tài liệu tham khảo trên Internet :

  1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia- Y tế Việt Nam Cộng hòa-6/11/2018.
  2. Bác Sĩ Nghiêm Đạo Đài-Nhìn lại trường đại học Y Khoa Sàigòn với Giáo Sư Phạm Biểu Tâm-21/02/2014.
  3. Trần Thanh Phương -Những bệnh viện xưa nhất- Doanh Nhân Saigon Online-8/8/2009.
  4. Lê Văn Nghĩa-Sài Gòn từng thiếu nhà thương-Thanh Niên 12/08/2018.
  5. Nguyễn Đức Hiệp-Đại lộ Bonard cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.
  6. Nguyễn Ðạt-Người Việt-Bệnh viện Chợ Quán,’Nhà thương điên’ một thời-23/03/2012.
  7. Tim Doling-Những tòa nhà xưa của Sài Gòn-bệnh viện Grall-cuối năm 1870- 23/03/2015.
  8. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia- Bệnh viện Grall.
  9. Antoine Bouchard, Thèse consacrée à l’Hôpital Grall de Saïgon et à sa mutation en hôpital pédiatrique n°2 de Saïgon, présentée le 26 novembre 1999 à la Faculté de Médecine de Lyon Grange-Blanche.
  10. Trần Thanh Phương-Những bệnh viện xưa nhất- Doanh Nhân Saigon Online- 8/8/2009.
  11. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia-Bệnh viện Chợ Rẫy.
  12. Made in Saigon- Bệnh viện Sùng Chính.
  13. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia- Bệnh viện Từ Dũ.
  14. Nguyễn Đức Hiệp-Đại lộ Bonard cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20-Phần 2.
  15. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia-Chú Hỏa.
  16. An Nhiên/Báo Infonet- Bảo sanh viện Hùng Vương thành Bệnh viện Hùng Vương,04-2015.
  17. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia- Bệnh viện Saint-Paul.
  18. Bác Sĩ Lê Ánh (Lê Phú Thọ)- Bệnh viện Bình Dân trong ký ức.
  19. Bác Sĩ Lê Ánh (Lê Phú Thọ)-Bệnh viện Bình Dân trước 1975.
  20. Kỹ Yếu Chu Văn An 5663, Giải Thưởng Y học LTNGUYEN AWARD.
  21. Bác Sĩ Việt Nguyên-Giáo Sư Phạm Biểu Tâm, người thầy y khoa gương mẫu-12/09/2015.
  22. Tim Doling-Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm Saigon, 1961- 29/06/2016.
  23. Bác Sĩ Lê Ánh(Lê Phú Thọ)-Thực Tập Nhi Khoa- Bệnh Viện Nhi Đồng, Sài Gòn 1963-1964).
  24. Bác Sĩ Đổ Hồng Ngọc-Kỷ niệm 60 năm Bệnh viện Nhi Đồng Saigon-10/08/2016.
  25. Viet Hung Mai -Saigon Nhà Thương Thí.
  26. Hữu Khánh-Bệnh viện Vì Dân-Thống Nhất bây giờ-20/2/2017.
  27. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia-Bệnh viện Thống Nhất.
  28. Vương Hồng Sển-Sàigòn năm xưa-1968.
  29. Notabilités d’Indochine : Le Van An-Ressources-1943.

1-Bệnh viện Chợ Quán, tọa lạc ở số 152 bến Hàm Tử, Quận 5, Sài Gòn- Chuyên khoa bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần.

Bệnh viện Chợ Quán là bệnh viện lâu đời nhất ở Sài Gòn

Theo tài liệu [3]: Cách đây gần một thế kỷ rưỡi, vào năm 1862, nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố Sài Gòn, kẻ ít, người nhiều chung tay xây dựng bệnh viện mang tên địa phương: Chợ Quán.

Bệnh viện tọa lạc trên một khu đất rộng gần 5 hecta tại làng Chợ Quán nằm giữa Sài Gòn-Chợ Lớn, phía trước có sông Bến Nghé chảy qua (nay gọi là kênh Tàu Hủ). Đây vốn là nền cũ trạm cứu thương của lính Pháp khi đánh đồn Kỳ Hòa (1861). Theo tài liệu [28], làng Chợ Quán được thành lập từ ba làng xưa: Tân Kiểng, Nhơn Giang (trước 1885 tên là Nhơn Ngãi) và Bình Yên sáp nhập lại ; và được gọi là Chợ Quán vì thuở trước chợ gồm có nhiều quán xá lốc cốc tựu một chỗ,nhóm họp dưới gốc những cây me đại thọ, lối vào nhà thương Chợ Quán xây sau đó.

Đến năm 1864 (1865 theo tài liệu [4]), bệnh viện được giao lại cho chính quyền thời bấy giờ quản trị.

Đây là bệnh viện công duy nhất (ngoài bệnh viện của các nhà dòng từ thiện) cho các người Việt không có đủ tài chánh hay không là nhân viên trong chính quyền.

Từ 1862-1875, bệnh viện tiếp nhận điều trị các bệnh nhân hoa liễu và người tù bị bệnh.

Từ 1876-1904 bệnh viện được sửa chữa và xây thêm, ngoài 110 giường cho người tù bị bệnh và 20 giường dành cho bệnh nhân bệnh hoa liễu, bệnh viện được bổ sung 6 phòng bệnh truyền nhiễm, phòng phẫu thuật và phòng sanh.

Năm 1901, lớp nam y tá đầu tiên của cả nước được mở ra tại bệnh viện Chợ Quán.

Theo tài liệu [5]: Bệnh viện Chợ Quán là bệnh viện lâu đời nhất Saigon nhưng ngân sách và phương tiện thiếu thốn nhiều. Ngoài các bệnh nhân và các bà mẹ sinh con, bệnh viện cũng nhận tất cả mọi người trong xã hội kể cả các cô gái ăn sương có bệnh truyền nhiễm hoa liễu. Bác sĩ Theodose Dejean de la Bâtie sinh năm 1865, đến Sài Gòn làm việc ở bệnh viện Chợ Quán dưới sự điều hành của Bác sĩ giám đốc Mouget.( Ông Theodose Dejean de la Bâtie cũng là người thành lập ra tiền thân của bệnh viện Saigòn hay nhà thương chú Hoả ở đường Bonard-Lê Lợi sau này).

Bác sĩ Dejean de la Bâtie làm việc cật lực bỏ ra nhiều công sức và chứng kiến được sự đau khổ của những người bệnh nghèo khó. Sau này ông trở thành giám đốc bệnh viện Chợ Quán và năm 1900 được bầu vào Hội đồng Quản hạt. Trong thời gian làm đại biểu Hội đồng Quản hạt, ông đã vận động để tăng số bác sĩ làm việc giúp các bệnh nhân người Việt, tăng trợ cấp cho bệnh viện Chợ Quán và trợ cấp các bác sĩ đang làm việc như bác sĩ René Montel để chăm nom các bà mẹ và trẻ sơ sinh, chích ngừa phong đòn gánh cho các trẻ sơ sinh. Gần đến 50% các trẻ sơ sinh chết vì phong đòn gánh (tetanos) năm 1905. Hội đồng Quản hạt đã trợ cấp 1000 piastres năm 1905 và 2000 piastre năm 1906 cho dịch vụ sản phụ (Conseil colonial, 31 octobre 1906, Rapport au conseil colonial, Renouvellement de la subvention à M. le docteur Dejean de la Bâtie).

Từ năm 1904-1907, bệnh viện có thêm khu điều trị tâm thần và trở thành Trung tâm Huấn luyện Y Khoa. Khi Trường Y Khoa Đông Dương được thành lập tại Hà Nội năm 1908, bệnh viện ngưng công tác huấn luyện và trở thành bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, phong và tâm thần.

Từ 1954-1957, bệnh viện được giao cho quân đội thời bấy giờ sử dụng 2/3 cơ sở để làm nơi điều trị bệnh lao cho binh lính và đổi tên thành Viện bài lao Ngô Quyền.

Sau năm 1955, bệnh viện Chợ Quán trực thuộc Bộ Y tế, Việt Nam Cộng Hoà.

Cuối năm 1957, bệnh viện được trả về cho dân sự, lấy lại tên ban đầu là Bệnh viện Chợ Quán, tiếp tục nhận điều trị các bệnh truyền nhiễm, phong, tâm thần, đồng thời tiếp nhận lại sinh viên thực tập chuyên khoa tâm thần.

Năm 1972, khu nhà chính 6 tầng của bệnh viện được xây dựng trên diện tích 12.126 m2 với sự trợ giúp của Đại Hàn. Đến cuối năm 1973, công trình hoàn tất và bệnh viện được khánh thành vào ngày 02/3/1974 với tên mới là Trung Tâm Y Khoa Hàn-Việt vì do Đại Hàn đã cùng bệnh viện xây một toà nhà nhiều tầng lầu tại đây.

Hình chụp ngày khánh thành bệnh viện Chợ Quán với tên mới là Trung Tâm Y Khoa Hàn-Việt

Bệnh viện mới có 550 giường trị các bệnh: truyền nhiễm, tâm thần, phong, nội, ngoại, nhi và các khoa dược, cận lâm sàng, khu phẫu thuật có 4 phòng được trang bị hiện đại. Lúc này bệnh viện được xem như là “một Trung tâm Y tế toàn khoa mới và tối tân bậc nhất miền Nam Việt Nam thời bấy giờ”. Bệnh viện được lựa chọn làm nơi thực tập của các trường Đại học Y khoa và các Chương trình huấn luyện của Bộ Y tế chính phủ Việt Nam Cộng Hoà như: Đại học Y khoa Sài Gòn, Đại học Y khoa Minh Đức, Chương trình đào tạo tiến sĩ Khoa Quản trị bệnh viện, Viện Quốc gia Y tế công cộng.

Theo tài liệu [6]: Sau năm 1975, ngụy quyền cộng sản Việt Nam đã biến hình biến dạng bệnh viện Chợ Quán thành bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới. Nơi dành cho các bệnh nhân tâm thần bị thu lại rất hẹp; hiện là một tòa nhà riêng biệt, nằm giáp mặt đường Bến Hàm Tử-Quận 5; mang tên bệnh viện Tâm Thần,cùng chiều và gần bên bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới. Bệnh viện Tâm Thần mới này, hậu thân của bệnh viện Chợ Quán xưa,không thể nào đáp ứng yêu cầu của thân nhân gia đình những người bị bệnh tâm thần xin được vào bệnh viện (tất nhiên gia đình phải đóng tiền để bệnh viện nuôi ăn).Nguyên do chính của việc này là do ngụy quyền cộng sản đã lấy những phòng ốc dành cho các bệnh nhân tâm thần điều trị dài ngày để làm một di tích sử cách mạng, kỷ niệm những lần cán bộ Việt cộng “gộc” đã tới nghĩ mát ở đây, được nuôi ăn,ở,khám bịnh và trị bịnh hoàn toàn miễn phí bởi chính quyền Pháp thuộc và sau đó bởi chính quyền Quốc Gia Việt Nam.

(Phụ đề của tác giả bài này : Sau khi đã cưỡng chiếm miền Nam, bọn ngụy quyền cộng sản đã bỏ tù, bắt đi cải tạo hàng trăm, hàng ngàn Quân, Cán Chính và người thường dân vô tội miền Nam Việt Nam Cộng Hoà. Chúng đã đầy những người này ra những vùng rừng thiêng nước độc, lam sơn chướng khí, muỗi mòng, thú dữ.. Khí hậu lạnh lẽo, nhiệt độ ban đêm xuống dưới độ âm. Khẩu phần ăn mỗi ngày cho mỗi người tù, có thể là một cục khoai đã thổi rửa hay một nắm cơm thiêu.Những người tù nầy thiếu ăn, thiếu mặc triền miên, sinh dưỡng suy đồi, không có chỗ ngủ ấm áp, lại còn phải lao động chân tay nặng nề như chặt cây , làm rừng, làm rẫy ,đào ao, đập đá … mà không có dụng cụ thích hợp, sau đó bị thương, bị bịnh không được cứu chữa, nếu có thì chỉ là một chén nước cơm hay vài viên thuốc tể trị bá chứng mà phẩm chất và công hiệu rất đáng nghi ngờ. Ngoài những việc lao động nặng nề, những người tù này còn bị ngụy quyền cộng sản thường xuyên đánh đập,tra tấn cực hình hành hạ thể xác, nhục mạ, bôi lọ phẩm cách tới mức độ không thể thấp hơn. Muốn đi thăm viếng, gia đình thân nhân người tù phải hối lộ đưa tiền và quà cáp cho bọn cai tù ác ôn.So với chế độ tù chính trị của người Pháp và của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, người ta thấy rõ ai là kẻ gian ác ở đây?).

2-Bệnh viện Grall bệnh viện Đồn Đất), tọa lạc ở số 14 đường Gia Long, Quận 1, Sàigòn.


Theo tài liệu [7,8]
 : Tiền thân của Bệnh viện Grall là Bệnh viện Quân sự (Hôpital militaire) của Quân đội Pháp, thành lập từ năm 1862 bởi đô đốc Louis – Adolphe Bonard (1805-1867). Bệnh viện này ban đầu nằm ở góc đông nam ngã tư của đường Nationale (đường Hai Bà Trưng) và đại lộ Norodom (đường Thống Nhất). Nhiệm vụ chính của bệnh viện là phục vụ cho lực lượng thủy quân lục chiến, đồn trú tạm thời ở phía bắc của ngả tư. Tuy nhiên, ngay từ đầu bệnh viện điều trị luôn cho công chức thuộc địa cũng như binh sĩ Pháp và Việt.

Bệnh viện quân sự này được điều hành bởi các bác sĩ quân đội Pháp, với sự hỗ trợ điều dưỡng bởi các nữ tu dòng Saint-Paul de Chartres.(Cũng chính Soeurs dòng tu này, vào năm 1936-1937, đã xây một bệnh viện mới tên là Clinique Saint-Paul – Dưỡng đường Saint-Paul hay Bệnh Viện Saint-Paul trên đường Legrand de la Liraye gần ngã tư đường Pierre-Flandin (tức đường Phan Thanh Giản và Bà Huyện Thanh Quan,Quận 3,Saigòn).Cuốn sách Les missions catholiques françaises au XIXe siècle, xuất bản vào năm 1900, nói về lịch sử cơ quan đại diện nước ngoài của Công giáo Pháp trong thế kỷ 19, mô tả các cơ sở của bệnh /viện quân sự thời kỳ đầu như sau: ” Bệnh viện quân sự đầu tiên chỉ có ba phòng nhỏ dành cho người bệnh, một căn phòng chật chội cho các nữ tu, và một căn phòng nhỏ xíu cho các quản trị viên và các bác sĩ. Đồ đạc bàn ghế đơn sơ tới mức tối đa: ghế là những thùng đựng bánh biscuit, đèn thì được chế tạo từ những vỏ ve chai. Tuy nhiên các nữ tu hầu như không bận tâm đến điều kiện thiếu thốn vật chất này,mối quan tâm chính của họ là được phục vụ người bệnh”.

Vào cuối thập niên 1870, bệnh viện được xây dựng lại tại một địa điểm mới tọa lạc ở số 14 đường Lagrandière (Gia long), theo thiết kế của Trung tá J Varaigne, Giám đốc ban thiết kế của trung đoàn thủy quân lục chiến và trợ lý của ông,đại úy AA Dupommier, bốn bên giới hạn bởi các đường Gia Long,Hai Bà Trưng, Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, cổng chính bệnh viện ngó thẳng ra đường Đồn Đất

Nơi đây trên dãy lầu nhỏ của bệnh viện, Albert Calmette (1863-1933), với nhiệm vụ phát triển vắc-xin chống bệnh dại và bệnh đậu mùa, đã thành lập viện Pasteur đầu tiên bên ngoài nước Pháp vào năm 1891.(Về sau viện Pasteur này dọn về đường Pasteur, khu Tân Định).

Hình trại lính bộ binh thuộc địa-11e Caserne infanterie coloniale (thành Cộng Hòa).

Các toà nhà của bệnh viện mới sẽ cùng một kiểu kiến trúc với các trại lính bộ binh thuộc địa-11e Caserne infanterie coloniale,đã được xây vào những năm 1870-1873, trên đại lộ Norodom (Sau năm 1955,đường này đổi là đường Thống Nhất, trại lính này mang tên là thành Cộng Hòa).

Bệnh viện bao gồm một loạt các tòa nhà lầu nổi liền với nhau bằng những cầu nổi và những hành lang-mái hiên rộng rãi khoảng đãng dễ dàng cho việc thông gió mát, nhờ đó cải tiến nhiều điều kiện vệ sinh. Các tòa nhà này được bao bọc bởi các vườn tược xanh tươi và các đường đi rợp bóng cây. Các tòa nhà của bệnh viện được xây dựng từ dầm thép và gạch trên nền móng đá granit, sườn sắt thì tiền chế mang từ Pháp sang và ráp lại tại chỗ.

Bệnh viện Quân Sự Hôpital militaire vào cuối thế kỷ 19

Cổng vào bệnh viện Quân Sự Hôpital militaire vào đầu thế kỷ 20

Trong hồi ký năm 1905, cựu toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897-1902) đã viết như sau : Các khu vườn đầy cây và hoa của bệnh viện này, sẽ làm tăng sức chịu đựng sự đau đớn của người bệnh và người sắp chết có thể ra đi một cách bình an thanh thản. (Phụ đề của tác giả bài nàyÝ nghĩ của ông Toàn Quyền Pháp này thật là từ bi).

Hình chụp các toà nhà y khoa và văn phòng cùng cảnh vườn của bệnh viện Grall

Hình chụp các toà nhà y khoa và văn phòng cùng cảnh vườn của bệnh viện Grall

Ảnh bác sĩ Charles Grall

Năm 1905 trở đi, cơ sở y tế này dưới sự điều hành của bác sĩ Charles Grall, mở cửa chữa trị cho mọi thành phần, quân sự cũng như dân sự kể cả dân bản xứ.

Năm 1925, Bệnh viện quân đội trở thành bệnh viện đa khoa và đổi tên thành bệnh viện Grall, để vinh danh cựu Tổng Thanh tra y tế Cochinchine, bác sĩ Charles Grall. Người Sài Gòn còn gọi bệnh viện Grall là bệnh viện Đồn Đất bởi vì theo tài liệu [28] ,bệnh viện này được xây cất trên một đồn đất thật sự.

Hình một tòa nhà cất theo kiến trúc Art Deco đã được xây thêm trong khu vườn bệnh viện Grall vào năm 1930.

Một phần của bệnh viện Grall vào năm 1940

Tháng Tư năm 1945 thời Đệ nhị Thế chiến bệnh viện bị trúng bom, phá sập mé phía bắc, tiêu hủy các phòng thí nghiệm.

Hình chụp các y tá săn sóc một bệnh nhân vào năm 1947

Bệnh viện Grall vào năm 1951

Trong suốt cuối thời kỳ thuộc địa, cơ sở vật chất của bệnh viện tiếp tục mở rộng, và tới những năm đầu thập niên 1950, bệnh viện Grall được trang bị hơn 500 giường bệnh và đã được công nhận là bệnh viện tân tiến hàng đầu của nền y học Pháp ở Đông Nam Á.

Sau khi Pháp rút lui khỏi Đông Dương vào tháng Tư năm 1956, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Pháp và Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa, cho phép người Pháp tiếp tục điều hành bệnh viện thuộc Bộ Ngoại giao Pháp. Bệnh viện có 560 giường. Trong những năm 1960, nhân viên y tế Pháp của bệnh viện này điều hành các chương trình đào tạo tại các trường đại học và giảng dạy ở các bệnh viện, thiết lập các trung tâm điều trị bệnh phong và bệnh bại liệt, và thực hiện một số dự án nghiên cứu quan trọng về bệnh lý học Đông Nam Á.

Ngày 3 Tháng 11, 1966, Bệnh viện bị việt cộng pháo kích.

Hình chụp các Y Tá của khoa Nhi Đồng-bệnh viện Grall (110 giường) năm 1970

Đường vào khu Y Khoa chụp vào năm 1974

Vào cuối Tháng Tư, 1975 trong đợt tấn công cuối cùng vào Sài Gòn, Bệnh viện Grall bị tràn ngập bệnh nhân trọng thương vì chiến trận lên đến 222 người chỉ trong ba ngày cuối cùng.

Hình chụp bệnh viện Grall những giờ phút cuối cùng tháng tư năm 1975

Năm 1976, Bệnh viện Grall bị ngụy quyền cộng sản tịch thu và vào năm 1978 bị đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2.

Dưới sự điều hành vô trách nhiệm của ngụy quyền cộng sản, chỉ trong vòng mười năm sau đó, Bệnh viện Grall đã bị hư hại nặng nề.

Để tái thiết và tái hoạt động bệnh viện Grall, ngụy quyền cộng sản đã tìm ra một phương cách không tốn một đồng nào của chúng.Vào năm 1989, chúng đã mở một chiến dịch khất thực với chính phủ Pháp để xin tiền sửa sang xây lại bệnh viện và xin tài trợ ngân quỹ hoạt động.

Đoạn văn dưới đây được trích dẫn từ tài liệu [9]: Vào hè 1989,ngụy quyền cộng sản, qua trung gian của hội l’Association “Vietnamitié”, đã cử bác sĩ Dương Quỳnh Hoa đi gặp ông Bernard Kouchner lúc đó là Quốc Vụ Khanh của Pháp về những vấn đề nhân đạo. (Phụ chú của tác giả bài này: Bà bác sĩ DQ Hoa, xuất thân từ một gia đình giàu có ở Sài Gòn, đi du học ở Pháp và tốt nghiệp bác sĩ ở đây. Về nước chẳng bao lâu, bà đi theo Mặt Trận GP miền Nam,công cụ tay sai của Bắc Việt. Sau 1975, bà ta bị thất sủng,cộng sản Việt Nam cho ra rìa, bà thất vọng cách mạng, không biết tại vì lý do này hay tại vì bà đã khám phá ra cái mặt thật cách mạng!). Vào cuối năm 1989,ông Kouchner qua Sài Gòn, trở lại bệnh viện Grall nơi mà ông đã sống với tổ chức “Médecins Sans Frontières” vào những ngày cuối cùng bi đát của tháng tư năm 1975.Ông ta ghi nhận là bệnh viện Grall rơi vào một tình trạng hư hỏng trầm trọng,nhưng không được bảo trì từ những năm 1976. Người ta thấy gà,vịt,heo,cừu được nuôi và thả lỏng trong vườn bệnh viện. Nếu không làm gì cả, thì có lẽ phải bỏ rơi cái bệnh viện này.

Bà bác sĩ này đã thuyết phục (sic) ông Kouchner lấy bệnh viện Grall là một thí điểm để bắt đầu hợp tác y tế Việt Nam và Pháp.Ngày 23 tháng 10 năm 1990, ông Kouchner ký một văn kiện thứ nhất, sau đó ông Roland Dumas, bộ trưởng bộ Ngoại Giao của Pháp ký một văn kiện thứ hai với Việt Nam cộng sản đề chính thức hóa Dự án ‘Tái thiết Phục Hồi (réhabilitation) Bệnh viện Nhi Đồng số 2-Grall’ gồm có những công trình xây dựng các tòa nhà và hạ tầng cơ sở, cải tiến các thiết bị dụng cụ y khoa và giải phẫu. Dự án này sau đó được bổ túc thêm phần đào tạo các nhân viên y tế của nhà thương.Để bảo đảm cho những nhu cầu dịch vụ y tế của dân Sài Gòn và các tỉnh xa xôi trong vòng 200 cây số, chính phủ Pháp phải viện trợ cho nhà thương Grall 500 bác sĩ, dược sĩ và nha sĩ, 240 y tá và chuyên viên phòng thí nghiệm, 90 nhân viên văn phòng và tu sửa bảo trì.

Nhà Nguyện của bệnh viện Grall trước năm 1975

Sau năm 1975,nhà Nguyện của bệnh viện Grall bị xử dụng làm một nhà kho

Hình chụp những hư hại nặng nề của bệnh viện Grall vào năm 1990.

Hình chụp bệnh viện Grall trước khi tái thiết

Hình chụp bệnh viện Grall trong lúc thực hiện các công trình tái thiết bởi chính phủ Pháp

Hình chụp bệnh viện Gral sau khi hoàn thành các công trình tái thiết bởi chính phủ Pháp.

Bệnh viện Grall ngày xưa, nay mang tên mới là bệnh viện Nhi Đống số 2-Grall.

3-Bệnh viện Triều Châu- tọa lạc ở số 146 đường An Bình,Quận 5, Sài Gòn.

Theo tài liệu [10]: Khởi thuỷ của bệnh viện An Bình là một ngôi chùa (hình bên đây) của người Hoa gốc Tiều, được xây cất từ năm 1892. Trước đó,tại nơi này, vào năm 1885 đã có những hoạt động y tế nhân đạo: khám bệnh và điều trị miễn phí dựa trên nền tảng y học cổ truyền.

Do nhu cầu về y tế của người Tiều ở đây ngày một tăng, một bệnh viện mới đã được xây lên vào năm 1916 mang tên Lục Aup, hay bệnh viện số 2 theo cách gọi của người Pháp. Đến năm 1945, bệnh viện sử dụng Tây Y và lấy tên là Bệnh Viện Triều Châu.

(Năm tháng của tấm hình này chưa xác định được).

Sau đó bệnh viện này đã được hiện đại hóa nhờ qua nhiều lần tu sửa, lần cuối cùng vào năm 1970.

Sau 1975, bệnh viện Triều Châu bị đổi tên là bệnh viện đa khoa An Bình. Bộ mặt bệnh viện mà người ta thấy ngày nay chính là bộ mặt do lần tu sửa năm 1970.

4-Y viện Quảng Đông– tọa lạc trên đường Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Sài Gòn.

Thoạt tiên, đây chỉ là một trạm xá đặt trong ngôi nhà lá nhỏ.Bang hội Quảng Đông mướn một Đông y sĩ chuyên chẩn mạch bốc thuốc miễn phí cho người bệnh.

Vào năm 1903, một Trạm y tế khiêm tốn đã đựơc hình thành tại địa điểm này.

Hai năm sau, vào năm 1905, Trạm xá được mang tên là “Nam Hải Lạc Thiện Đường”, đó là “Dưỡng đường miễn phí” mà Pháp gọi là Bệnh viện số 1,được hoàn thành vào năm 1907.

Năm 1919,Trạm xá này được xây dựng lại qui mô lớn hơn với tên mới là Y viện Quảng Đông.

Trong những năm đầu mới thành lập, mỗi khi có nhu cầu xây dựng hay tu bổ, ban quản trị Y viện Quảng Đông đều phải kêu gọi sự ủng hộ của những nhà hảo tâm,“Tuệ Thành Hội quán” là tổ chức đỡ đầu cho Y viện Quảng Đông.

Hinh Lễ Cầu Siêu Y Viện Quảng Đông năm 1965

Thời kỳ từ năm 1975 đến 1978, việc điều hành nội bộ vẫn thuộc thẩm quyền của ban quản trị, Y viên Quảng Đông vẫn tiếp tục hoạt động khám chữa bệnh cho bệnh nhân chủ yếu là người Hoa thuộc bang Quảng Đông với phương thức Bang hội và Ban quản trị cùng hợp tác điều hành.

Năm 1978, Y viện Quảng Đông bị đổi tên thành Bệnh viện Nguyễn Tri Phương vì nằm trên con đường cùng tên.

5-Bệnh viện Chợ Rẫy, tọa lạc ở số 42 đường Thuận Kiều sau đổi tên là đường Trần Hoàng Quân, Quận 5, Sài Gòn.

Vào năm 1900, bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng và thành lập với tên Tây là Hôpital Municipal de ChoLon tại Sài Gòn, sau đổi thành Hôpital Indigène de Cochinchine. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Thành phố Saigon thành lập vào năm 1891.(Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895).

Bệnh viện Chợ Rẫy – L’Hôpital Municipal năm 1908

Theo tài liệu [11] : Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000m2 với các tòa nhà kiểu Pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.

Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên:

   

– Năm 1919: đổi tên thành Hôpital Indigène de Cochinchine.

– Năm 1931 (hay 1938?) : đổi tên thành Hôpital Lalung Bonnaire.

– Năm 1945: đổi tên thành Hôpital 415. Sau đó, tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và Nam Việt.

– Từ năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy cho đến ngày nay.

Bệnh viện Chợ Rẫy 1965

Theo tài liệu [18]: Bệnh Viện Chợ Rẩy trực thuộc Bộ Y tế. Bác sĩ Trần Quang Đệ, Giáo sư đại học Y Khoa Saigòn, là Trưởng Khối Phẫu Thuật của Bệnh Viện Chợ Rẩy, còn được gọi là Khối Phẫu Thuật A, trực thuộc Bộ Y tế (Khối Phẫu Thuật B trực thuộc bệnh viện Bình Dân). Bác sĩ Trần Quang Đệ cũng là Viện Trưởng Viện Đại Học Saigon,trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, đứng trên chóp Trường Đại Học Y Khoa Saigòn.

Năm 1971, chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa (qua hình thức bồi thường chiến tranh) để tái xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m². Được trang bị với các máy móc tối tân hiện đại, bệnh Chợ Rẫy trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng sáu năm 1974 với tòa nhà 11 tầng.

Sau năm 1975, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa phục vụ y tế cho người dân các tỉnh miền Nam, Việt Nam.

Năm 1993-1995, Nhật Bản tiếp tục viện trợ không hoàn lại,tài trợ 25 triệu USD để nâng cấp, tu sửa lại bệnh viện.

6- Bệnh viện Phúc Kiến- tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Sài Gòn. .

Theo tài liệu [10] : Năm 1909, người Phúc Kiến xây bệnh viện mang tên bệnh viện Phúc Kiến (hay Bệnh viện Chùa theo tài liệu [4]),Pháp gọi là Bệnh viện số 3.

Sau năm 1975, bệnh viện này bị đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Trãi.

7-Y viện Sùng Chính (Bệnh viện Hẹ)– tọa lạc tại số 929, đường Trần Hưng Đạo, Quận 5,Sài Gòn.

Theo tài liệu [12] : Vào khoảng 1920, một số thương gia người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Hẹ đã tự nguyện đóng góp để lập ra một cơ sở với tên là Hội quán Sùng Chính.Mục đích của hội quán này là để làm nơi dừng chân nghỉ ngơi,gặp gỡ,hội họp và giúp đỡ những người Hẹ từ các tỉnh miền Tây Nam Phần đến Chợ Lớn buôn bán và trao đổi hàng hóa.

Năm 1962, để xây dựng bệnh viện cho người nghèo, ông Từ Nhận Đức, Bang trưởng người Hẹ (Hakka) tại Chợ Lớn phát động quyên góp tiền trong giới người Hoa. Ông Dư Nam Hỉ hiến một miếng đất gần 6000m2 ở mặt tiền đường Trần Hưng Đạo,ngay tại ngã ba Trần Hưng Đạo – Petrus Ký,Quận 5, để xây dựng bệnh viện.

Năm 1971, Y viện tư nhân Sùng Chính (hay là bệnh viện Hẹ) với 100 giường được khánh thành. Hội quán Sùng Chính có văn phòng làm việc đặt trong Y viện Sùng Chính và qua đó, người Hẹ đóng góp ngân quỹ tài trợ hoạt động cho Y Viện này.

Hình Lễ cắt băng khánh thành Y viện Sùng Chính năm 1971.

Sau năm 1975, Y viện Sùng Chính bị ngụy quyền cộng sản tịch thu và chuyển thành bệnh viện công.

Năm 1978, Y viện Sùng Chính đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Trần Hưng Đạo.

Năm 1985, bệnh viện này bị đổi tên thành Trung tâm Chấn thương-Chỉnh hình.


8-Bệnh viện Từ Dũ- tọa lạc trên đường Cống Quỳnh, Quận 2, Sài Gòn – Chuyên về sản khoa.

Theo tài liệu [13]: Tiền thân của Bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy) ra đời vào năm 1923. Đến năm 1937, thương gia người Hoa là Hui Bon Hoa (tức chú Hoả) đã hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 2, Saigon) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ George Cartoux (người Pháp) làm giám đốc.

Bệnh viện Từ Dũ năm 1937

Do tình hình chiến tranh nên khi xây dựng xong, bảo sanh viện bị quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân. Đến tháng 9/1943, bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.

Năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps (tuy nhiên do dân chúng không ưa gọi tên Pháp nên thường gọi là Nhà sanh Chú Hoả”).

Đến năm 1948, bệnh viện được mang tên của thái hậu Từ Dụ, tuy nhiên đọc chệch là Từ Dũ và được đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ.

Vào thời gian đầu hoạt động năm 1943, bảo sanh viện vẫn chưa có cơ sở cận lâm sàng, cho đến 1946 mới đặt được một phòng thí nghiệm vi trùng học. Số lượng giường bệnh cũng tăng dần để phục vụ nhu cầu người dân.

Sau năm 1955, bệnh viện Từ Dũ trực thuộc Bộ Y tế, Việt Nam Cộng Hoà.

Năm 1962, bảo sanh viện có 300 giường, đến năm 1972 có 506 giường.

Năm 1978, ngụy quyền cộng sản đổi tên Bệnh viện Bảo sanh Từ Dũ thành Xưởng đẻ Từ Dũ !!!

Ngày 8 tháng 4 năm 2004, Xưởng đẻ Từ Dũ được đổi lại tên cũ Bệnh viện Từ Dũ với tổng số giường là 1.000 giường. Ngày nay, Bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa của cả nước Việt Nam, đồng thời là trung tâm sản phụ khoa lớn nhất miền Nam.


9-Bệnh Viện Sài Gòn- tọa lạc ở số 125 đường Lê Lợi, Quận 2, Sài Gòn.

Bệnh viện Sài Gòn này có các tên tiền thân như sau :

-Polyclinique du boulevard Bonard, -Polyclinique du Marché, -Polyclinique Dejean de la Bâtie, -Bệnh viện Saigon.

Theo tài liệu [14] : Cuối đường Bonard là bệnh viện đa khoa Saigon (Polyclinique de boulevard Bonard). Đây là tòa nhà gắn liền với lịch sử ngành y tế Saigon, tòa nhà có biểu tượng không kém các tòa nhà cổ hay kiến trúc đặc sắc khác ở Saigon như khách sạn Continental, Quốc hội, tòa Đô Chánh, chợ Bến Thành, tòa nhà hỏa xa. Các tòa nhà này chung quanh công trường Cuniac (Quách Thị Trang), là các hình ảnh gần gủi của con người Sài Gòn. Mặc dầu ít người biết nhưng bệnh viện Sài Gòn có lịch sử rất là phong phú.

Lịch sử bệnh viện Saigon bắt đầu từ bác sĩ Theodose Dejean de la Bâtie (Ông cũng là bác sĩ làm việc và sau đó làm giám đốc bệnh viện Chợ Quán).Tháng 4 năm 1903, ông đã tự bỏ tiền ra để lập phòng chữa bệnh miễn phí cho dân chúng Saigon-Gia Định ở đường Rue d’Adran (đường Võ Di Nguy) đằng sau Tòa Hòa giải (Justice de Paix). Trong năm đầu, đã có 3151 bệnh nhân đủ mọi quốc tịch đến chữa bệnh trong tổng số 15717 lần khám. Được sự trợ giúp của bác sĩ Flandin, bác sĩ Dejean de la Bâtie đã thực hiện 166 cuộc giãi phẩu bằng thuốc mê chloroform, 86 giải phẩu dùng thuốc đỡ đau cocaine và 21 giải phẩu dùng hóa chất chlorure d’éthyle. Ở phòng y khoa này, hai ông bác sĩ được sự trợ giúp của một nữ tu người Âu, một nữ tu người Việt, một y tá người Việt và một thông dịch viên.

Chi phí cho mỗi nhân sự như vậy, mỗi tháng là 100 đồng Đông Dương (piastres), không nhiều nhưng nhờ vào sự phụng sự tận tụy hết lòng của nhân viên, ngân sách tối thiểu này đã cho phép giúp đỡ số lượng bệnh nhân rất đông đến khám và được săn sóc với chi phí rất rẽ là 0$14 mỗi ngày.

Sau hai năm hoạt động, với chi phí không đủ sức trang trãi, bác sĩ Dejean de la Bâtie đã kêu gọi sự giúp đỡ từ chính quyền thành phố và hội đồng thành phố Sài Gòn đã trợ cấp 1200 đồng (piastres) cho phòng y khoa của bác sĩ Dejean de la Bâtie, đồng thời tỉnh Chợ Lớn và tỉnh Gia Định sát cạnh thành phố Sài Gòn cũng đã trợ cấp 300 đồng mỗi tỉnh cho phòng y khoa này (Annuaire général de l’Indochine).

Năm 1906, để dưỡng sức nghỉ ngơi trong một thời gian sau nhiều năm phục vụ không nghỉ, bác sĩ Dejean de la Bâtie đã nhờ đồng nghiệp của mình, bác sĩ René Montel, từ Tây Ninh về làm việc thay thế cho ông ở phòng y khoa đường Rue d’Adran. Sau khi trở lại làm việc, bác sĩ Dejean de la Bâtie đã giữ bác sĩ Montel lại làm phụ tá coi phòng y khoa ở Sài Gòn vì tầm quan trọng của cơ sở này thay vì để bác sĩ Montel trở lại làm việc ở Tây Ninh.

Tháng 4 năm 1912, bác sĩ Dejean de la Bâtie được tái đắc cử trong Hội đồng Quản hạt với số phiếu cao nhất (Dejean de la Bâtie 810 phiếu trước ông Canavaggio thứ nhì với số phiếu 773, theo báo Les Annales coloniales, 10 avril 1912). Nhưng chỉ vài tháng sau ông mất thình lình khi còn rất trẻ, tuổi thọ chỉ có 47 tuổi.

Sau khi ông mất, bác sĩ Montel thay thế ông điều hành cơ sở y khoa ở đường Rue d’Adran. Hai năm sau, năm 1914, thành phố đã đồng ý dời phòng y khoa nhỏ này đến một địa điểm rộng rãi ở đại lộ Bonard và được gọi là “Polyclinique du boulevard Bonard” hay còn gọi là “Polyclinique du Marché” (gọi như vậy vì gần chợ Bến Thành).

 
Polyclinique du boulevard Bonard

Polyclinique du boulevard Bonard nhìn từ phía cửa Đông chợ Bến Thành

Phòng Khám Bịnh năm 1920-1929

Phòng Giải Phẫu năm 1920-1929

Phòng Băng Bó năm 1920-1929

Phòng Băng Bó Khử Trùng năm 1920-1929

Trong nhiều năm đã có nhiều tiếng nói và đề nghị xây phòng y khoa ở đại lộ Bonard thành một bệnh viện lớn của thành phố do số bệnh nhân đến càng ngày càng đông.

Năm 1919, ông Trương Văn Bền đã đề nghị Hội đồng Quản hạt xây dựng bệnh viện thành phố ở đại lộ Bonard.

Từ năm 1922 đến năm 1926, số bệnh nhân tăng vọt từ 28982 đến 45161. Nhà cầm quyền đã phải mở thêm các phòng y khoa khác ở Tân Định (1925) và Khánh Hội (1930).

Năm 1935,Thống đốc Nam Kỳ, ông Pierre Pagès chấp thuận cho phép xây lại phòng đa khoa “Polyclinique du boulevard Bonard“ thành bệnh viện thành phố. Chính quyền thành phố đã bỏ tiền và sau đó ông Hui Bon Hua (chú Hỏa) cũng đóng góp tiền thêm xây dựng bệnh viện lớn ở đại lộ Bonard thay cho phòng y khoa nhỏ. Bệnh viện được xây theo từng giai đoạn từ năm 1937 đến năm 1939 thì hoàn tất với tổng chi phí là 185000 piastres. Trong đó ông Hui-Bon-Hoa đã đóng góp 38000 piastres, một số tiền lớn thời bấy giờ.

Để nhớ ơn một vị bác sĩ tận tụy và công đức với người nghèo khổ, hội đồng thành phố đã quyết định đặt tên bệnh viện thành phố ở đại lộ Bonard này là Bệnh viện Dejean de la Bâtie và tòa nhà mới xây phía trái được có tên là tòa nhà Montel. Tòa nhà phía phải (phía chợ Sài Gòn) có tên của người bỏ tiền rất nhiều để xây bệnh viện là tòa nhà Hui Bon Hoa.


Hình chụp Lễ khánh thành Bệnh viện Dejean de la Bâtie với sự hiện diện của quốc trưởng Bảo Đại

Bệnh Viện Sài Gòn- Bót cảnh sát Lê Văn Ken phía phải của hình

Bệnh viện Dejean de La Bâtie năm 1949 còn gọi là bệnh viện chú Hỏa. Năm 1955 bệnh viện đổi tên là bệnh viện Sài Gòn (Đô thành).

Năm 1985, Bệnh viện Sài Gòn sáp nhập với “Trung Tâm Cấp Cứu Thành phố”.Năm 1999,Trung tâm này trở thành Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn với 250 giường.

Phụ đề, theo tài liệu [15] : Chú Hỏa (1845-1901), tên thật là Huỳnh Văn Hoa vốn người làng Văn Tang, thuộc Gia Hòa Sơn, huyện Tư Minh, tỉnh Phước Kiến, nay thuộc Trung Hoa, tên La-tin Jean Baptiste Hui Bon Hoa, là một thương nhân người Việt gốc Hoa. Ông là một trong tứ đại hào phú của Sài Gòn xưa vào nửa đầu thế kỷ 20 mà dân gian từng có câu “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sĩ-Lê Phát ĐạtTổng đốc PhươngĐỗ Hữu Phương; Bá hộ XườngLý Tường Quan và chú Hỏa-Hui Bon Hoa).

Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ cho riêng mình mà còn biết chia sẻ với cộng đồng cũng như giới cầm quyền đương thời qua việc hiến tặng hàng loạt công trình phúc lợi xã hội vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay như: Bệnh viện Sài Gòn, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phúc Kiến… Ngoài ra, trong suốt quá trình kinh doanh, ông có nhiều đóng góp quan trọng trong sự hình thành bộ mặt thành phố. Nhà biên khảo Vương Hồng Sển từng nhận xét: “Tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam”. Sự nghiệp của ông ở Việt Nam vẫn được con cháu tiếp tục sau khi ông mất, đến sau năm 1975 thì ngừng do họ đều đi ra nước ngoài sinh sống.

10-Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện tọa lạc tại số 128 đường Hồng Bàng – Quận 5-Saigon,chiếm một diện tích hình chữ nhật rộng 14.241m2 được xây cất từ 1900 – được giới hạn bởi các con đường Hùng Vương, Trần Hoàng Quân,Triệu Quang Phục và Bà Triệu.

Theo tài liệu [16]: Bệnh viện Hùng Vương nguyên là nhà Bảo sanh Chợ lớn, một khu chuyên khoa sản của Bệnh viện Lalung Bonaire tức nhà thương Nam Việt cũ và là Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay.

Khởi đầu, nhà Bảo sanh Chợ Lớn có 60 giường, chủ yếu dùng cho sinh sản thường và làm Trường nữ hộ sinh bản xứ để đào tạo các lớp nữ hộ sinh.

Đến năm 1940, khi xây cất xong Bảo sanh viện Từ Dũ, nhà Bảo sanh Chợ Lớn này được sử dụng một phần làm Viện dưỡng nhi nuôi trẻ mồ côi.

Đến 1947, khi Nhật xâm chiếm Việt Nam, khu này được sử dụng một phần làm khu doanh trại của lính Nhật.

Ngày 27/11/1957, Bảo sanh viện được chính thức giao cho Bộ Y tế Việt Nam Cộng hòa quản trị, lúc này vẫn giữ 60 giường, chủ yếu sinh đẻ thông thường, không nhận chữa trị phụ khoa. Sau đó được cho xây dựng sửa chữa lại và chính thức khánh thành ngày 23/3/1958 với tên Bảo sanh viện Hùng Vương hạng 2, với qui mô 180 giường.

Trước năm 1975, bảo sanh viện được nâng lên 375 giường được xếp bảo sanh viện hạng 1,có 321 công chức do bác sĩ Phạm Tu Chính làm giám đốc, chủ yếu phục vụ dân chúng cư ngụ khu vực Chợ Lớn và các tỉnh lân cận. Bệnh viện được điều hành dưới hình thức bệnh viện tư nhân, lấy lệ phí cho những dịch vụ y tế phục vụ. Tuy nhiên, bệnh viện cũng dành riêng ra một khu (khu H) của bệnh viện để cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dân nghèo.

Sau 1978, bệnh viện này trở thành bệnh viện chuyên khoa Sản phụ của thành phố Saigòn với 400 giường, phục vụ cho 18 quận nội và ngoại ô thành phố với số dân 3,5 triệu. Năm 2004, Bệnh viện Hùng Vương được xây mới với quy mô một trệt bốn lầu, tổng diện tích sàn sử dụng 20.000m2 ,có sức chứa 610 giường).

11-Bệnh Viện Saint-Paul-cũng được gọi là gọi Dưỡng đường Saint-Paul (Clinique Saint-Paul).

Hình chụp bệnh viện Saint-Paul năm 1950

Theo tài liệu [17] : Nguyên thủy ở Sài Gòn thời Pháp thuộc có dưỡng đường Angier (Clinique Angier) hoạt động từ năm 1908.Vào thập niên 1930 mẹ bề trên dòng tu Saint-Paul-de-Chartres cùng bác sĩ Roton hợp tác mở dưỡng đường Saint-Paul, thay thế dưỡng đường Angier. Vị trí cơ sở mới nằm trên đường Legrand de la Liraye gần ngã tư đường Pierre-Flandin (tức đường Phan Thanh Giản và Bà Huyện Thanh,Quận 3, Saigòn).

Dưới sự tài trợ và điều hành bởi các nữ tu dòng Saint-Paul de Chartres, bệnh viện được xây dựng vào năm 1936-1937, bởi Société Indochinoise d’Études et de Constructions (SIDEC), một trong những công ty xây dựng hàng đầu ở thuộc địa (Công ty này cũng xây dựng chợ Tân Định cũng như nhiều công trình dân sự khác ở Campuchia), với bản thiết kế của kiến trúc sư Adolphe Chauchon (1878-1945). Kiến trúc bệnh viện rất là thanh lịch, hiện đại.

Hai tài liệu trích từ báo Le Nouvelliste d’Indochine công bố ngày và giờ mở cửa cùng địa chỉ của bệnh viện mới này.

Échos et nouvelles-Le Nouvelliste d’Indochine, 18 décembre 1938

Soeur supérieure Françoise de Saint-Michel, provinciale de la Cochinchine, les soeurs de Saint-Paul-de-Chartres et les médecins de la clinique Angier font part à la population saïgonnaise de l’inauguration de la clinique Saint-Paul le 19 décembre 1938 à 10 h.

La clinique restera ouverte le 19 décembre à tous les visiteurs de 14 à 17 h.

Échos et nouvelles-Le Nouvelliste d’Indochine, 25 décembre 1938

[Inauguration de la clinique Saint-Paul]

La nouvelle clinique Saint-Paul destinée à remplacer l’ancienne clinique Angier créée il y a trente années, a été inaugurée lundi à 10 h. Il y avait une affluence considérable autour des soeurs Saint-Paul-de-Chartres qui sont chargées de l’administration générale de la nouvelle clinique et de M. le Dr Roton, médecin traitant, qui a prononcé le discours d’inauguration en présence de M. Rivoal, gouverneur de la Cochinchine et de nombreuses personnalités du pays. M. Rivoal a ensuite répondu à ce discours et on commença la visite des nouveaux locaux, leurs installations diverses, qui ont fait grande impression sur les visiteurs.

Rappelons que la clinique St-Paul se trouve rue Legrand-de-la-Liraye, près de la rue Pierre-Flandin. L’architecte saïgonnais, M. [Adolphe] Chauchon, est l’auteur des plans et la réalisation des édifices est l’oeuvre de la Société indochinoise d’études et de constructions (S.I.D.E.C.). Nos compliments à tous.

Lễ khánh thành bệnh viện Saint-Paul đã được cử hành vào ngày 19/12/1938 với sự hiện diện của Thống đốc André Georges Rivoal và Giám đốc của bệnh viện là Bác sĩ Roton.

Tháng Hai 1939 hoàng hậu Nam Phương ngự giá thăm dưỡng đường này. Báo Les Annales coloniales, 7 février 1939,đã ghi lại sự kiện này : S.M. l’Impératrice Nam-Phuong a longuement visité la clinique Saint-Paul dont le Dr Roton et Soeur supérieure Françoise de Saint-Michel lui firent les honneurs.

Báo L’Écho annamite, trong số ra ngày 22 septembre 1939.đã viết đây là một bệnh viện đẹp nhất của Viễn Đông (Voyage des diplômées de Thaïlande en Indochine du 20 au 30 août 1939- […] L’après-midi, le chirurgien Vielle et Soeur supérieure de Saint-Paul leur faisaient visiter minutieusement la clinique Saint-Paul, peut-être la plus belle de l’Extrême-Orient. […]).

Bệnh viện Saint-Paul được quản trị và điều hành bởi tư nhân, hoạt động liên tục từ năm khánh thành 1938 cho tới năm 1975 thì bị chính quyền cộng sản tịch thu và đổi thành bệnh viện Mắt.

2-118-Bệnh Viện Vì Dân, tọa lạc ở đường Phạm Hồng Thái và Nguyễn Văn Thọai, Gia Định.

Theo tài liệu [26,27] : Sau nhiều năm hoạt động xã hội, cảm thông với sự thiếu thốn cơ sở điều trị cho dân chúng khi đau ốm, phu nhân Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam phụng sự xã hội, có sáng kiến thiết lập một bệnh viện tối tân tại Thủ đô, lấy tên là Bệnh viện Vì Dân, tọa lạc trên một khu đất rộng 3 mẫu tây tại góc đường Phạm Hồng Thái và Nguyễn Văn Thoại-Gia Định (Ngã tư Bảy Hiền).

Bệnh viện Vì Dân được xây lên trên miếng đất bãi cỏ trong hình này.

Phu nhân Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu ra công sức vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia…Lễ đặt viên đá đầu tiên đã cử hành ngày 17 tháng 8 năm 1970.

Hình chụp công trường xây cất Bệnh viện Vì Dân

 

Ngày 4 tháng 9 năm 1971 đã khánh thành và điều hành ngay các khu Ngoại chẩn, Thí nghiệm và Quang tuyến X…”.

Hình chụp buổi lễ khánh thành Bệnh Viện Vì Dân bởi bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu.

Bệnh Viện Vì Dân là một bệnh viện tư nhưng được điều hành như Bệnh Viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh Viện. Những thuốc đặc trị thì Bác Sĩ ghi toa, gia đình bệnh nhân phải đi mua ở các nhà thuốc Tây.Thật vậy, theo một tài liệu do chính Bệnh viện Vì Dân ấn hành:’’Mục miễn phí được ấn định như sau: Các bệnh nhân được nằm tối đa không quá 7 ngày điều trị hoặc 5 ngày nếu là sản phụ. Khi đến khám phải đem theo giấy chứng nhận nghèo khó.Các bệnh nhân được lãnh thuốc miễn phí tùy theo khả năng của bệnh viện. Những loại thuốc bệnh viện không được Bộ Y tế hay cơ quan từ thiện cung cấp thì bác sĩ biên toa cho mua ở ngoài’’.

Sau năm 1975, ngụy quyền cộng sản Việt Nam đã tịch thu bệnh viện này và đổi tên là Quân y viện Thống Nhất, chỉ để phục vụ riêng cho bọn cán bộ và đảng viên.5-Bệnh Viện Cơ Đốc-tọa lạc ở ngã tư Phú Nhuận,Gia Định.

Theo tài liệu [22] : Nhà truyền giáo Randall H Wentland, người Mỹ vào năm 1929 đã giáo huấn về nhà thờ Cơ đốc Phục Lâm An Thất Nhật cho Việt Nam.(Phụ đề của tác giả bài này: Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Hội Thánh Cơ Đốc hay Cơ Đốc Phục Lâm là một giáo phái hình thành từ phong trào Phục Lâm có tên chính thức là Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật (Cơ Đốc nghĩa là Đấng Christ, Phục Lâm là lại đến, An là nghỉ ngơi, Thất Nhật là ngày Thứ Bảy. Tiếng Anh: Seventh-day Adventist Church).

Vào năm 1937, đã có năm nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm ở Nam Kỳ, cộng với một trường đào tạo và nhà xuất bản tại trụ sở chính của tổ chức ở quận Phú Nhuận Saigon.

Vào cuối những năm 1930, một thuyền trưởng tên là Thomas Hael tặng 4500 đô la để bắt đầu một chương trình công tác y tế Cơ Đốc Phục Lâm ở Đông Dương. Tuy nhiên, do sự trì hoãn của chính quyền Pháp, số tiền này được sử dụng vào việc phát triển các chương trình y tế ở Thái Lan.

Hình ngôi biệt thự

Kế hoạch thiết lập chương trình y tế Cơ Đốc Phục Lâm ở Đông Dương đã được hồi sinh vào năm 1949. Ba năm sau đó, nhà thờ này được cấp phép mở một bệnh viện ở Sài Gòn. Với 2500 đô la đóng góp từ Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm Bangkok (Thái Lan) và từ những người ủng hộ tại Hoa Kỳ và Việt Nam, vào tháng 5 năm 1952, nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm đã mua lại biệt thự của một chủ đồn điền Pháp tại số 2 đường Lacaut (Chi Lăng).

Sau đó, nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm đã sửa lại biệt thự này thành một Y viện nhỏ, hoàn tất và khánh thành ngày 22 tháng năm 1955.

Bắt đầu trở thành địa điểm quen thuộc với người dân địa phương,Y viện này bị quá khả năng trong những năm 1960-1961, nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm đã quyết định phá dỡ tòa nhà biệt thự và xây dựng vào đó một bệnh viện nhỏ 38 giường.

Bệnh viện Cơ Đốc vào năm 1960-1961

Bệnh viện Cơ Đốc năm 1966

Bệnh viện Cơ Đốc năm 1966-1967

Bệnh viện Cơ Đốc năm 1969

Trong suốt 12 năm tồn tại tại ngả tư Phú Nhuận, Bệnh viện Cơ Đốc Sài Gòn đã nỗ lực để đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ y tế. Một bài báo Geyersville Press, California, ngày 25 tháng 9 năm 1969, ghi rằng bệnh viện lúc nào cũng đầy ắp người bệnh.

Hình bệnh viện 3 dã chiến của quân đội Mỹ năm 1969 và hình tòa nhà mà nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm tiếp nhận lại năm 1973.

Trong những năm đầu 1970, Bệnh viện Cơ Đốc Sài Gòn đã lập kế hoạch xây một bệnh viện lớn hơn ở gần căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1973, nhưng sau Hiệp định Paris vào tháng Hai năm đó, nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm được mời tạm thời tiếp nhận bệnh viện 3 dã chiến của quân đội Mỹ với 325 giường, cũng gần Tân Sơn Nhất, do quân đội Mỹ để lại.

Vào tháng Ba năm 1973, nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm chuyển bệnh viện Cơ Đốc từ Phú Nhuận đến Tân Sơn Nhất. Nhân viên từ các trường Y tại Đại học Loma Linda (một cơ sở đào tạo Cơ Đốc Phục Lâm có trụ sở tại miền Nam California) đã được đưa vào hỗ trợ các hoạt động của bệnh viện mới, và vào năm 1974 họ đã thành lập một trung tâm giải phẫu tại Việt Nam.

Việc di chuyển vào bệnh viện 3 dã chiến của quân đội Mỹ trước đây chỉ được dự kiến tạm thời, trong khi chờ hoàn thành Bệnh viện Cơ Đốc Saigon mới. Tuy nhiên, sau này vẫn còn chưa hoàn thành khi xe tăng cộng sản vào Sài Gòn tháng Tư năm 1975.

Sau năm 1975, tất cả các cơ sở nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm bị ngụy quyền cộng sản Việt Nam tịch thu. Bệnh viện 3 dã chiến của quân đội Mỹ tại Tân Sơn Nhất sau đó đã bị đổi thành Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ-Quân khu 7, trong khi trụ sở ở ngã tư Phú Nhuận của giáo hội và bệnh viện cũ được phân bổ lại cho các tổ chức xã hội dân sự khác nhau.Bệnh viện Nguyễn Văn Học, tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Học,Gia Định.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, tại khu vực tỉnh Gia Định lúc bấy giờ, người Pháp cho xây dựng Hôpital de Gia Dinh-tiền thân của bệnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định.

-Năm 1945, Hôpital de Gia Dinh được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn Học.

-Sau năm 1955, bệnh viện Nguyễn Văn Học trực thuộc Bộ Y tế, Việt Nam Cộng Hoà.

-Mãi đến năm 1968, nhằm đáp ứng số lượng bệnh nhân tăng cao, bệnh viện được mở rộng thành mô hình 4 tầng, sức điều trị lên đến 500 bệnh nhân nội trú, với tên gọi mới Trung tâm thực tập Y khoa.

-Sau năm 1975, bệnh viện Nguyễn Văn Học bị đổi tên thành bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

13-Bệnh Viện Hồng Bàng, tọa lạc ở số 120 đường Hùng Vương, Quận 5,Sài Gòn. Chuyên khoa bệnh lao.

Năm xây bệnh viện Hồng Bàng chưa xác định được. Tuy nhiên theo cách kiến trúc của bệnh viện trong hai hình dưới đây thì người ta có thể nói rằng bệnh viên này đã được xây vào thời Pháp thuộc.

-Sau năm 1955, bệnh viện Hồng Bàng trực thuộc Bộ Y tế, Việt Nam Cộng Hoà.

-Sau năm 1975, bệnh viện Hồng Bàng bị đổi tên thành bệnh viện Phạm Ngọc Thạch chuyên khoa Lao và bệnh Phổi khu vực thành phố Sàigòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam.

14-Bệnh Viện Bình Dân, tọa lạc ở số 371 đường Phan Thanh Giản, Quận 3,Sài Gòn.

Theo tài liệu [18,19] : Sau Hiệp Định Genève, Đất nước Việt Nam bị chia đôi: Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, thuộc Việt Nam Cộng Hòa,miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, theo Khối Cộng Sản Quốc Tế. Một số giáo chức và sinh viên của trường Y Khoa Hà Nội chọn con đường di cư vào Sài Gòn. Sự hội nhập với trường Y Khoa Sài Gòn không phải không gặp những xung đột và những khó khăn, nhưng cuối cùng, tình tự dân tộc và tình bằng hữu của những người cùng chung một mái trường trong tuổi trẻ đã thắng được hết sự đố kỵ nhỏ mọn.Từ khởi điểm cao đẹp ấy, trường Y Khoa Đại Học Việt Nam ở thủ đô miền Nam Tự Do đã phát triển một cách cực kỳ tráng lệ. Một bệnh viện mang danh là bệnh viện Bình Dân được xây dựng lên bằng tiền đóng góp của một số người hảo tâm dẫn đầu bởi bác sĩ Trần Hàm Nghiệp, được trao lại cho các giáo chức người Bắc để mở mấy khu bệnh nghiệm mới. Một phần lớn nhân viên của Bệnh Viện Phủ Doãn (Yersin) di cư vào miền Nam và tiếp tục làm việc tại bệnh viện Bình Dân Sài Gòn. Như vậy tiền thân của bệnh viện Bình Dân SàiGòn là Bệnh Viện Phủ Doãn, Hà Nội.

Bác sĩ, Giáo sư Y Khoa Phạm Biểu Tâm tại bệnh viện Bình Dân vào năm 1960.

Theo tài liệu [2] :“Bình Dân“ là tên do bác sĩ Phạm Biểu Tâm, cựu giám đốc bệnh viện Phủ Doãn, đặt cho bệnh viện mới này. Bác sĩ, Giáo sư Y Khoa Phạm Biểu Tâm tại bệnh viện Bình Dân vào năm 1960.

Bệnh viện Bình Dân được xây cất giữa Quận Ba, số 371 trên đường Phan Thanh Giản, gần chợ Vườn Chuối và khu Bàn Cờ, đó là một khu đông dân nhất của Sài Gòn thuở ấy. Năm 1955, Bệnh viện Bình Dân được lập để làm nơi thực nghiệm giải phẫu, bổ túc thêm cho Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trước năm 1975, mấy ai trong chúng ta biết được Bệnh Viện Bình Dân là bệnh viện duy nhất trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục Sài Gòn. Bệnh viện Bình Dân là một trong vài bệnh viện thực tập Ngoại khoa chính của trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn. Bác sĩ, Giáo sư Y Khoa,Phạm Biểu Tâm làm Trưởng Khối Phẫu Thuật của Bệnh Viện Bình Dân còn được gọi là Khối Phẫu Thuật B, cũng là Khoa Trưởng Trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn.

Theo tài liệu [2] : Trong 8 năm nội trú trường Đại Học Y Khoa Hà Nội, Bác sĩ Phạm Biểu Tâm đã lĩnh hội được các tinh túy của giải phẫu toàn khoa, tiết niệu, tiểu nhi, ung thư, chỉnh hình, lồng ngực… sau này trở thành các bộ môn riêng biệt. Năm 1948 ở tuổi 35, Bác sĩ Phạm Biểu Tâm được cử sang Pháp tu nghiệp và trúng tuyển Thạc sĩ Y khoa (Professeur Agrégé des Universités) tại Paris.

Hình chụp bệnh viện Bình Dân bị VC pháo kích

Mặc dầu cơ sở không được khang trang lắm, nhưng Bệnh Viện Bình Dân là một Trung Tâm Phẫu Thuật lớn ở miền Nam Việt Nam. Ở đây tập trung hầu hết các Bác sĩ, Giáo sư Y Khoa, đầu ngành Ngoại khoa và nhận điều trị, phẫu thuật tất cả các bệnh ngoại khoa chuyển đến từ các bệnh viện thành phố và từ các bệnh viện các tỉnh trên toàn miền Nam Việt Nam.

Từ ngày thành lập đến ngày 30/4/1975, Bệnh Viện Bình Dân đã giải quyết hầu hết các phẫu thuật cổ điển trên thế giới :

Khoa Lồng Ngực: Giáo sư Nguyễn Hữu cùng các phụ tá đã mổ tim hở, đã ghép nối, sửa chữa các mạch máu, đã phẫu thuật lồng ngực, thực quản, bướu cổ. Phẫu thuật các bệnh ngoại khoa về ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa, các bộ phận sinh dục trong thành bụng.

Khoa Ngoại Tổng Quát: Giáo sư Phạm Biểu Tâm và các phụ tá đã mổ tất cả các bệnh ngoại khoa trong ổ bụng.

Khoa Tiết Niệu-Sinh Dục: Giáo sư Ngô Gia Hy và các phụ tá đã giải quyết phẫu thuật các bệnh ngoại về thận, tiền liệt tuyến, v. v. và chuẩn bị chương trình ghép thận.

Khoa Ung Bướu: Giáo sư Đào Đức Hoành, Bác sĩ Phan Ngọc Dương cùng các phụ tá đã thực hiện phẫu thuật các ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư hàm mặt, cổ hầu họng và tạo hình.

Khoa Giải Phẫu về Chấn Thương và Chỉnh Trực: Giáo sư Trần Ngọc Ninh,Giáo sư Hoàng Tiến Bảo cùng các phụ tá đã mổ, sửa chữa và tạo hình các bệnh về xương khớp, cột sống, v.v…

-Ngoài các Khoa trên, Bệnh viện Bình Dân còn có các Khoa Mắt, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Da Liễu, Khoa Gây Mê Hồi Sức. Riêng Khoa Răng Hàm Mặt trực thuộc trường Đại Học Nha Khoa Sài Gòn.

Đại Học Y Khoa Sài Gòn năm 1960. Từ trái qua phải:
-Hàng trước: Bác sĩ, Giáo sư Nguyễn Hữu, Phạm Biểu Tâm, Trần Đình Đệ, Trịnh Văn Tuất. -Hàng sau Nguyễn Khắc Mình,Đào Hữu Anh.

Hội Đồng Khoa Đaị Học Y Khoa Sàigòn:
Bác sĩ, Giáo sư Trần Ngọc Ninh,Trịnh Văn Tuất, Trần Vỹ, Caubert, Phạm Biểu Tâm, Huard,Trần Đình Đệ,Nguyễn Đình Cát, Nguyễn Hữu, Ngô Gia Hy.

Một vài dữ kiện về Bác sĩ Trần Ngọc Ninh :

Theo tài liệu [17] : Năm 1954, bác sĩ Trần Ngọc Ninh, đi tu nghiệp ở Pháp và Anh.Trong thời gian ở Pháp, bác sĩ Trần Ngọc Ninh tu nghiệp tại một nhà thương nổi tiếng ở Paris, nhà thương Cochin với bác sĩ Merle d’Aubigné, Giáo sư Y Khoa bậc thầy của Giải phẫu về xương của Pháp, và có thể nói là cả Âu Châu. Đồng thời, bác sĩ Trần Ngọc Ninh học Giải Phẫu trẻ em với bác sĩ Pierre Petit tại nhà thương Saint Vincent de Paul ở Paris.Bác sĩ Trần Ngọc Ninh còn sang Anh thụ huấn với Giáo sư Seddon tại Royal National Orthopedic Hospital, London và GS J. Trueta tại Wingfield Morris Hospital, Oxford.

Về lại miền Nam Việt Nam, bác sĩ Trần Ngọc Ninh sáng lập và điều khiển hai Khoa lớn của trường Y Khoa Đại Học Sài Gòn là Khoa Giải Phẫu về Chấn Thương và Chỉnh Trực tại bệnh viện Bình Dân và Khoa Giải Phẫu Trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng, đường Sư Vạn Hạnh Sài Gòn từ năm 1955 đến 1977, bác sĩ Trần Ngọc Ninh đã xây dựng và điều hành hai Khoa này từ con số KHÔNG.

Sau khi sáng lập ra hai khoa Chấn Thương và Chỉnh Trực và Khoa Giải Phẫu Trẻ em tại hai bệnh viện kể trên, bác sĩ Trần Ngọc Ninh còn gửi một số nhân viên du học và tu nghiệp ở các bệnh viện của các nước có nền Y khoa tân tiến để học hỏi những kiến thức mới về y khoa để về phục vụ cho hai Khoa mà bác sĩ Trần Ngọc Ninh đã dày công xây dựng. Nhiều người rất xuất sắc, làm rạng danh cho quê hương Việt Nam như Bác Sĩ Vũ Văn Nguyên về Orthopedie tại Mayo Clinic ở Minnesota , bác sĩ Trần Xuân Ninh về Giải Phẫu Trẻ em tại Children Memorial ở Chicago với Giáo sư Y Khoa Ovar Swenson, Hoa Kỳ. (Bổ túc dựa theo tài liệu [20] :Trong số những bác sĩ gốc Việt xuất sắc rạng danh trên đất nước tỵ nạn, nên kể thêm Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền, giáo sư về khoa Giải phẫu Tiểu Nhi tại đại học McGill,Québec,Montréal,Canada).

Mặt khác, chính bác sĩ Trần Ngọc Ninh cũng tự chọn lựa những dụng cụ trong phòng bệnh cũng như trong Phòng Mổ của hai Khoa cho thích hợp với kỹ thuật mới của y học.

Cho đến năm 1975, khi Cộng Sản thôn tính toàn cõi đất nước Việt Nam, danh tiếng của hai Khoa này đã vượt biên giới quốc gia.

(Phụ đề bài này viết theo trí nhớ của tác giả: Vào khoảng giữa thập niên 1960, lúc đó tôi vào khoảng 13 hay 14 tuổi, bác sĩ Trần Ngọc Ninh có một phòng mạch tư ở trong một căn nhà trên đường Hai Bà Trưng, gần chợ Tân Định và rạp hát Kinh Thành, khu Tân Định. Những căn nhà hai bên khúc đường này rất là khiêm tốn, mé trước được dùng để buôn bán nhỏ, mé sau để ở. Theo tôi còn nhớ, Ba của bác sĩ Trần Ngọc Ninh ở mé sau phòng mạch. Nhà của Ba tôi xập xệ nhứt khu này, nằm đối diện và cách phòng mạch khoảng 1 hay 2 trăm thước. Vào cái thời gian đó, tôi bị bệnh (mà giờ đây tôi không nhớ là bệnh gì nhưng tôi có thể nói là bệnh này chỉ cần khám bệnh ở một phòng mạch toàn khoa (bác sĩ gia đình ngày này) là phù hợp và đầy đủ). Đằng này, Ba tôi lại dẫn tôi tới phòng mạch của bác sĩ Trần Ngọc Ninh có lẽ bởi vì Ba tôi là láng giềng, có quen biết chút đỉnh với Ba của bác sĩ Trần Ngọc Ninh hay là Ba tôi có thể không để ý đây là một phòng mạch chuyên khoa. Tôi không biết Ba tôi có lấy hẹn trước hay không (hay thời đó không có hệ thống lấy hẹn như bây giờ), Ba tôi và tôi vào thẳng phòng mạch và ngồi chờ ở đó. Tôi còn nhớ là bác sĩ Trần Ngọc Ninh làm việc một mình không có y tá phụ tá hay thư ký phụ trách tiếp khách, thu ngân hay làm việc văn phòng. Chờ đợi không lâu, tôi đã được bác sĩ gọi vào chẩn bệnh và cho toa mua thuốc. Sau đó Ba tôi đã trả tiền khám bệnh trực tiếp cho bác sĩ. Sau khi ra cửa, tôi nghe Ba tôi nói nhỏ là tiền khám bệnh hơi mắc. Bây giờ hồi tưởng đến cái kỷ niệm khám bệnh xa xưa ấy, mà tôi cho là có một không hai trong đời, đó là vào tuổi thiếu niên, tôi rất hân hạnh và may mắn được gặp gỡ và được khám bệnh bởi chính tay bác sĩ Trần Ngọc Ninh, Giáo sư đầu ngành của trường Y Khoa Đại Học Sài Gòn. (Ngày nay ở Québec, Canada muốn gặp một bác sĩ chuyên khoa, người bệnh trước nhất phải qua một cửa ải trấn thủ bởi bác sĩ gia đình để xin giấy giới thiệu và sau đó phải tập kiên nhẫn trong nhiều thảng hoặc cả năm trước khi gặp được bác sĩ chuyên khoa).

Sau năm 1975, bệnh viện Bình Dân bi ngụy quyền cộng sản tịch thu nhưng vẫn giữ được tên Bình Dân do bác sĩ Phạm Biểu Tâm đặt.

Đoạn văn dưới đây được trích từ tài liệu [21] cho thấy ngụy quyền cộng sản đối xử rất thấp hèn với bác sĩ Phạm Biểu Tâm: Sau 30 tháng 4 năm 1975, con người của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm không đổi. Riêng cá nhân tôi (tác giả tài liệu kể trên), tôi kính trọng hai vị thầy khả kính đã đứng thẳng người sau cơn bão mặc dù hai người với hai cá tính. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm thận trọng, biết nhiều chính trị nhưng không hoạt động chính trị, con người thâm trầm cân nhắc lời nói. Giáo Sư Trần Ngọc Ninh phê bình thẳng thừng đôi khi châm chọc. Cả hai ông đều đúng là trí thức, sống với chính mình. Sau ba mươi tháng 4, bệnh viện Bình Dân giống như các bệnh viện khác, là sân khấu của những vở kịch khôi hài cười ra nước mắt. Mỗi sáng các giáo sư thạc sĩ ngồi trong buổi giao ban được y sĩ Năm Lực giảng dạy cách mổ. Giám đốc Mười Nhâm tư cách hơn, chỉ lo thủ tục hành chính. Các giáo sư được gọi là anh, mọi người được bình đẳng trên phương diện lao động, các thầy cũng giống như mọi ngươi, đi xe đạp và lãnh nhu yếu phẩm, mỗi sáng bác sĩ chùi nhà chùi cầu tiêu dưới cặp mắt ái ngại của ông “chủ mới của chế độ” anh Ðược y công của bệnh viện. Thầy Tâm đi chùi nhà, đổ rác mặc dù học trò nói thầy đừng làm, té bầm tay thầy than với chúng tôi “có hai lần đổi đời 54 và 75, hồi 54 tôi còn trẻ bây giờ tôi già rồi!”

16-Bệnh Viện Nhi Đồng, tọa lạc trên đường Sư Vạn Hạnh, Quận 5, Sài Gòn.

Theo tài liệu [23] : Bệnh Viện Nhi Đồng được khánh thành năm 1956, sau cuộc di cư 1954, là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho nhi khoa, là bệnh viện thực tập môn Nhi Khoa với sự giảng dạy của nhiều giáo sư Pháp từ Đại Học Y khoa Paris qua dạy như Giáo sư Laplanne, Marquézy, Clément, … Những năm sau, trường Đại học Y Dược Sài Gòn phát triển, nhân viên giảng huấn ngày càng nhiều, nhiều bác sĩ tu nghiệp ờ nước ngoài trở về, nên việc giáo huấn cũng theo chiều hướng mở rộng nâng cao chất lượng cùng số lượng. Khoảng niên khoá 1963-1964, các Giáo sư Pháp không còn giảng dạy nữa,các Giáo sư Việt Nam đảm trách mọi công việc. Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng là bác sĩ Phan Đình Tuân .

(Theo tài liệu [24]: bác sĩ Phan Đình Tuân tốt nghiệp bác sĩ năm 1949 ở Hà Nội, sau đó đậu Thạc sĩ (Agrégé) Nhi khoa ở Pháp), Giáo sư Y Khoa, trưởng Bộ môn Nhi khoa Đại Học Y Khoa Sài Gòn. Bên cạnh Giáo sư Phan Đình Tuân, còn có Giáo sư Phạm Gia Cẩn, bác sĩ Vũ Thị Thoa, và nhiều bác sĩ Nhi khoa như bác sĩ Hà, bác sĩ Liên …

(Phụ đề của tác giả bài này viết theo trí nhớ đã bàng bạc với thời gian: Vào khoảng giữa thập niên 1960, lúc đó tôi còn ở tuổi thiếu niên, một phòng mạch tư nhân chuyên về bệnh nhi đồng đầu tiên đã được khai trương trên đường Trần Quang Khải, khu Tân Định, mà bác sĩ điều khiển, nghe nói là tốt nghiệp ở Pháp về.(Cũng nên nhắc lại là chung quanh khúc đường ngắn này, có tới 5 nhà bảo sanh: Lương Kim Vi, Trương Phương, Ngô Liêng, Hà Đông Hà và Chung Nam Quế của các cô mụ người Hoa và 1 của cô đỡ người Việt).

Trước năm 1975, bệnh viện Nhi Đồng trực thuộc Bộ Y tế, Việt Nam Cộng Hoà.

Sau năm 1975, bệnh Viện Nhi Đồng được đặt một tên mới là bệnh viện Nhi Đồng 1.

17-Bệnh Viện Chung Cheng (Trung Chánh). tọa lạc trên đường Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Sài Gòn.

Theo tài liệu [25] : Ở ngay bên cạnh bịnh viện Quảng Đông là một bệnh viện do quân đội Đại Hàn xây dựng đó là bịnh viện Chung Cheng (Trung Chánh). Trước 1975, Bệnh viện Trung Chánh là của bệnh viện tư của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn . Năm xây bệnh viện Chung Cheng chưa xác định được. Tuy nhiên người ta có thể đoán rằng nó được xây vào thập niên 1960 hay đầu thập niên 1970, vì đó là thời điểm quân đội Đại Hàn cùng các quân đội Đồng Minh khác đã tới miền Nam Việt Nam để tham dự chiến tranh chống cộng.(Trong thời gian này, sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 của công sản, công binh quân đội Đại Hàn đã xây dựng vào năm 1969-1970, một xa lộ nhằm làm đường vành đai bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn).

Sau năm 1975,ngụy quyền cộng sản việt nam đã tịch thu bệnh viện này và đổi tên là Viện Quân Y 7A , chỉ để phục vụ riêng cho quân đội cộng sản.

Phụ đề:

Chẩn Y Viện

Ngoài những bệnh viện kể trên, trước 1975, ở vùng Saigòn, Chợ Lớn và Gia Định còn có những Chẩn Y Viện (Tân Định-Quận 1, Quận 6..). Các chẩn y viện này cung cấp các dịch vụ y tế hoàn toàn miễn phí cho người dân địa phương.

Nhà của tác giả bài này ngày xưa ở khu Tân Định nên có nhớ vài điều về chẩn y viện Tân Định.

Theo tài liệu [29]Chẩn Y Viện Tân Định phải được xây trước những năm 1923. Chẩn y viện này tọa lạc trên một khu vực hình vuông, có tường bằng gạch bao bọc, cửa chính ngó ra đường Hai Ba Trưng, bên phải là đường Bà Lê Chân, bên trái là hông chợ Tân Định và mặt sau là đường Mã Lộ.

Tòa nhà chính dành cho các dịch vụ y tế của chẩn y viện được xây ở trung tâm của khu vực. Tiền sảnh của tòa nhà ngó ra đường Hai Bà Trưng là một phòng đợi rộng rãi, ba bề lộng gió. Chung quanh tòa nhà là một biệt thự nhỏ dành cho bác sĩ trưởng y viện, một khu nhà kho, một nhà ít thấy mở của mà người ta nói là nhà xác khi cần, tất cả được bao bọc bởi một vườn cỏ cây xanh, lượn quanh bởi những con đường trải đá xanh.

Trên một khúc đường Hai Bà Trưng dài dưới 500 thước và chỉ trong vòng một phần tư thế kỷ, nhà cầm quyền Pháp đã xây liên tiếp được ba công trình kiến trúc lỗi lạc mà hai, ngày nay được xếp vào di tích lịch sử, theo thứ tự thời gian đó là:
-Nhà thờ Tân Định (xây năm 1870, khánh thành năm 1876),
-Chẩn Y Viện Tân Định và Chợ Tân Định (xây năm 1927, khánh thành năm 1928).

Mỗi năm vào những tuần lễ cuối cùng trước ngày Tết Nguyên Đán, người bán hàng ở chợ Tân Định dựng lên những mái lều tạm bợ trên lề đường trước cửa và bên hông chẩn y viện, để làm những gian hàng bán đưa hấu còn xanh tươi mới được hái từ những miệt vườn chở về Sàigòn. Đôi khi hàng hoá về quá nhiều, người bản hàng cất dự trữ dưa hấu và các thứ trái cây khác trên sân cỏ của công viên chẩn y viện.

Trong những ngày có phiên chợ đêm, các gian hàng dưa hấu được soi sáng bằng đèn khí đá và đèn măng xông, làm sáng rực cả khúc đường trước chẩn y viện.

Một tuần bẩy ngày, chẩn y viện mở cửa rất sớm để đón nhận những người bịnh tới từ các vùng Tân Định, Dakao, Phú Nhuận, Bà Chiểu… Những người bịnh này sẽ được các bà hay các cô y tá (không nhớ có thấy bác sĩ) khám bệnh, chữa bệnh, thay băng bó, cho thuốc uống tại chỗ hay mang về và kèm thêm những lời chỉ dẫn giữ gìn chăm sóc sức khoẻ. Vào xế trưa thì chẩn y viện đóng cửa. Trong nhiều trường hợp khẩn cấp, chẩn y viện này mở cửa để đón nhận những nạn nhân do bởi tai nạn xe cộ…Ngoài ra chẩn y viện này còn thực hiện các phong trào truyền bá tin tức ngừa bịnh và các chiến dịch chích ngừa bệnh truyền nhiễm.

Ngày nay định cư ở Québec-Canada, tác giả nhận thấy một số các dịch vụ y tế cung cấp bởi các trung tâm y tế địa phương CLSC- Centre local de service communautaire tỉnh bang Québec về bản chất cũng tương tự giống như các dịch vụ y tế phục vụ bởi chẩn y viện Tân Định ngày xưa.

Sau năm 1975, ngụy quyền cộng sản đã phá bỏ Chẩn Y Viện Tân Định và thay thế bằng một bệnh viện tên là Bệnh Viện Quận 1.

Chẩn Y Viện Quận 6 năm 1965-1966- Ảnh Manhhaiflickr

Sau năm 1975, Chẩn y Quận 6 trở thành văn phòng quận 6 ngụy quyền cộng sản.

Viện Dưỡng Lão Thị Nghè vùng Thị Nghè, Gia Định

Tác giả xin ghép thêm Viện Dưỡng Lão Thị Nghè vào bài nầy mặc dầu nó không được xếp vào loại Bệnh Viện.Tuy nhiên mục đích của Viện Dưỡng Lão cũng gần giống như của bệnh viện đó là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ vật chất cũng như tinh thần người già yếu của xã hội. (Ngày nay đây là một trong những chương trình mang tính phúc lợi an sinh xã hội).

Dựa vào năm tổ chức Hội Chợ Thị Nghè (năm 1957), người ta có thể phỏng đoán là Viện Dưỡng Lão Thị Nghè đã được thành lập từ những thập niên 1950 hay trước đó.

Viện Dưỡng Lão tọa lạc trên bán đảo Thị Nghè, vùng Gia Định. Bán đảo này nhờ nhô ra sông Saigon, thành thử ra được nhiều gió mát hơn trong thành phố. (Theo tàiliệu [28], vùng Thị Nghè xưa là nơi có khu ruộng Tịch Điền, đàn Xã Tắc, miếu thờ Thần Nông, đàn Tiên Nông-những cơ sở này nằm trước Viện Dưỡng Lão).

Trước năm 1975, không phân biệt quá khứ chính trị, giai cấp, tất cả những người lớn tuổi đơn côi, tình trạng tài chánh khó khăn, không nơi nương tựa, không nhà cửa là có thể được chấp nhận vào viện dưỡng lão này để có một chỗ ăn, ngủ và được chăm sóc sức khỏe. Khi qua đời, còn có thể được viện dưỡng lão lo việc an táng.

Sau năm 1975, ngụy quyền cộng sản tịch thu viện dưỡng lão Thị Nghè và đổi tên là Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè và chỉ để phục vụ cho những hạng người có công với nước (sic).