Samstag, 5. April 2014

Cái Tết miền Nam trong kí ức tuổi thơ



Mỗi độ cuối năm vào lúc tiết trời se lạnh, khi người lớn rục rịch  mua củ kiệu tươi về cắt, phơi khô ngâm một thố lớn để dành ăn ba ngày Tết, là tôi biết cái Tết cổ truyền sắp đến.
Củ kiệu tươi
Củ kiệu tươi
Phơi củ kiệu
Phơi củ kiệu, củ cải trắng chuẩn bị ngâm

Ở miệt quê mọi người thường tự làm  bánh mứt để ăn Tết. Nào là mứt dừa, mứt gừng, mứt khoai lang, mứt tắc, mứt hạt sen, củ năng…,  hay mứt mãng cầu, mứt trái me sên đường quấn trong bọc giấy kiếng trong.
Mứt Tết các loại
Mứt Tết các loại
Mứt me sên đường
Mứt me sên đường
Nào là bánh tét nhân đậu mỡ, nhân chuối…
Bánh  tét nhân thịt
Bánh tét nhân thịt
Làm bánh tét
Gói bánh tét
Kỉ niệm bên bếp lữa bập bùng của nồi  bánh tét trong cái lạnh của những ngày giáp Tết chắc còn đọng trong kí ức nhiều người.
Bên nồi bánh tét dịp Tết
Bên nồi bánh tét dịp Tết
Quê tôi còn có món đặc sản lạp xưởng chua. Mỗi lần Tết đến, bà Nội tôi làm chừng vài ký lạp xưởng tươi phơi nắng ăn liền trong mấy ngày Tết. Mùi lạp xưởng nướng bếp than tươm mỡ thơm lừng. Xắt từng lát nóng hổi bày ra đĩa với củ kiệu thật hấp dẫn. Cái ngon của miếng lạp xưởng thơm ngọt vị thịt, beo béo mùi mỡ và cay cay của hạt tiêu làm tôi nhớ mãi đến tận bây giờ.
Lạp xưởng chua đặc sản Long An.
Lạp xưởng chua đặc sản Long An.
Trong ba ngày Tết, dù giàu hay nghèo, nhà nào cũng không thể thiếu một nồi thịt kho trứng nước dừa. Món này cuốn bánh tráng rau sống, thêm miếng lạp xưởng, chút dưa giá củ kiệu ngâm chua, chấm với nước thịt kho rịu thì thiệt là bắt miệng.
Thịt kho tàu ăn với dưa giá
Thịt kho tàu ăn với dưa giá
Rồi đến ngày 23 tháng Chạp, cả nhà lo quét dọn nhà cửa bếp núc, cúng mâm cơm tiễn ông Táo cỡi cá chép về trời trình tấu chuyện thế gian trong năm qua với Ngọc Hoàng.
Ông Táo cỡi cá chép về trời.
Ông Táo cỡi cá chép về trời.
Tết xưa còn có tục dựng cây nêu ngày Tết từ ngày ông Táo về trời để xua ma đuổi quỷ.
Tục dựng cây nêu ngày Tết xưa.
Tục dựng cây nêu ngày Tết xưa.
Ngày 24, 25 tháng Chạp cuối năm là chúng tôi lẽo đẽo theo người lớn đi tảo mộ ông bà. Cùng người lớn nhổ bớt cỏ dại, chỉnh tu lại mồ mả tổ tiên tiền nhân đón Tết cũng là dịp để trẻ con chúng tôi học hỏi và kế thừa nét đẹp cổ truyền dân tộc.
Đi tảo mộ ông bà 24, 25 tháng Chạp.
Đi tảo mộ ông bà 24, 25 tháng Chạp.
Trẻ con vô tư chúng tôi rất mong Tết đến vì được nghỉ học và tha hồ nô đùa.
Múa lân.
Coi múa lân.
 Trong những ngày Xuân, gia đình dù nghèo cũng ráng sắm cho con cái một bộ quần áo mới.
Trẻ con vui Tết trong bộ quần áo mới.
Trẻ con vui Tết trong bộ quần áo mới.
Nỗi mừng vui của trẻ con trong bộ quần áo mới đón Xuân.
Nỗi mừng vui của trẻ con trong bộ quần áo mới đón Xuân.
Những ngày giáp Tết là  dưa hấu, rau quả, trái cây hoa các loại từ miệt quê  miền Tây  theo ghe bầu đổ về phố chợ, chất từng đống cao như những ngọn đồi trong tầm mắt trẻ con. Nắp sau những đống dưa hấu, cây trái miệt vườn, lũ con nít chúng tôi chơi trốn tìm rượt đuổi nhau chí chóe…
Dưa hấu chất đống bán trong  những ngày giáp Tết
Dưa hấu chất đống bán trong những ngày giáp Tết
Ghe thuyền chở hoa trái bán Tết
Ghe thuyền chở hoa trái bán Tết
Ghe thuyền trên bến Bình Đông Sài Gòn xưa
Ghe thuyền trên bến Bình Đông Sài Gòn xưa
Chợ hoa Sài Gòn xưa
Chợ hoa Sài Gòn xưa
Nhà nào cũng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ. ” Cầu sung (túc) dừa đủ xài ” hay ” Cầu thơm dừa đủ xài ” là mâm ngũ quả được ưa chuộng với mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, và trái sung hay trái thơm với mong ước tiền lộc năm mới sẽ đến đủ đầy, sung túc. Và cặp dưa hấu thì không thể thiếu.
Mâm ngũ quả " Cầu dừa đủ xoài sung "
Mâm ngũ quả ” Cầu sung dừa đủ xài “
Cùng mâm ngũ quả, cặp dưa hấu không thể thiếu trên bàn thờ dịp Tết.
Cùng mâm ngũ quả, cặp dưa hấu không thể thiếu trên bàn thờ dịp Tết.
Phố phường đông nghẹt người đi chợ Tết. Người ôm cây mai  vừa ý, kẻ hì hục khiên chậu tắc sai trái. Ai nấy đều hân hoan trong không khí Xuân về thoảng tiếng đì đùng pháo nổ .
Chợ hoa ngày Tết xưa
Chợ hoa ngày Tết xưa
Đốt pháo Tết trong một sân chùa ở Chợ Lớn 1905
Đốt pháo Tết trong một sân chùa ở Chợ Lớn 1905
Càng gần đến thời khắc Giao thừa, không khí Tết càng quánh đặc. Nhà nhà đem bộ lư đồng ra đánh bóng và dọn dẹp bàn thờ ông bà. Lũ trẻ con chúng tôi cũng có dịp lăng xăng phụ giúp người lớn.
Xúm nhau chùi lư đồng những ngày giáp Tết.
Xúm nhau chùi lư đồng, dọn dẹp cửa nhà đón Tết.
Người lớn cũng đã chuẩn bị đổi những tờ tiền giấy mới thơm tho cho vào những bao lì xì Tết. Cây mai vàng giữa nhà cũng lủng lẳng những phong lì xì nhìn thật vui mắt.
Bao lì xì Tết là niềm vui trẻ nhỏ.
Bao lì xì Tết là niềm vui trẻ nhỏ.
Sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi gia đình hầu như đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ tươm tất. Một mâm cơm được dọn ra mời ông bà về ăn Tết trong khung cảnh đầy sắc màu tươi vui của hoa trái, của pháo nổ đì đùng. Ở miền Nam, trong mâm cúng thường thấy là dĩa thịt kho trứng, tô canh khổ qua dồn thịt, dĩa bánh tét, dĩa bún hay mì xào giá hẹ lạp xưởng cùng với bánh mứt trái cây các loại.
Mâm cơm cúng ông bà ở miền Nam.
Mâm cơm cúng ông bà ở miền Nam.
Đến giữa trưa ngày ba mươi, chợ búa hối hả dọn dẹp để đón Tết. Người nghèo thì chọn thời điểm này để mua miếng thịt mớ rau, ít kẹo “thèo lèo cứt chuột”, cành mai bó hoa bán rẻ… để cái Tết nghèo ít nhiều cũng có đĩa bánh, mâm cơm, bó hoa trên bàn thờ ông bà.
Kẹo " thèo lèo cứt chuột "
Kẹo ” thèo lèo cứt chuột “
Thời khắc giao thừa đã đến. Tiếng pháo nổ rộn ràng khắp nơi,  khói hương nghi ngút bên mâm cơm cúng Thiên Địa, Thánh Thần ngoài sân nhà.
Mâm cúng Giao thừa ngoài trời.
Mâm cúng Giao thừa ngoài trời.
Trước mâm cơm cúng ông bà, bậc trưởng thượng đại diện thắp nén nhang khấn vái ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu năm mới được bình an.
Cúng vái ông bà tổ tiên đêm giao thừa.
Khấn vái ông bà tổ tiên đêm giao thừa.
Mâm cơm Tết cúng ông bà
Một phong pháo được đốt lên xua hết rủi ro muộn phiền năm cũ. Tiếng pháo giòn giã như đón chào năm mới may mắn và sung túc.
Pháo, món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết.
Pháo, món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết xưa.
Sau giờ Giao thừa, lũ trẻ chúng tôi thường đã no bụng lăn quay ra ngủ. Người lớn rủ nhau đi chùa gần nhà hái lộc đầu Xuân.
Hái lộc đầu xuân
Hái lộc đầu xuân
Nằm ngủ co ro trong cái lạnh sáng mùng một Tết thì tiếng gọi í ới của lũ con nít hàng xóm chợt làm tôi tỉnh giấc: „ Dậy đi. Tết rồi. Dậy đi chơi, mần tuổi lấy lì xì“. Chỉ cần nghe câu „lì xì“ là tôi bật dậy ngay… Rồi xúng xính trong bộ quần áo mới tinh còn thơm mùi vải, chúng tôi khoanh tay trước mặt ông bà đang ngồi nghiêm trang chỉnh tề  chờ đợi, lắp bắp chúc :
- Dạ… năm mới… con… mần tuổi ông bà. Con chúc… ông bà sống lâu trăm tuổi… với lại mạnh giỏi. 
Rồi đưa hai tay đón nhận bao lì xì sau cái xoa đầu tán thưởng ” Cháu ngoan “.
Mừng tuổi chúc Tết ông bà.
Con cháu mừng tuổi chúc Tết ông bà.
Theo truyền thống, sáng sớm mồng một Tết (còn gọi là ngày Chính đán), các con cháu tụ họp để lễ Tổ tiên chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhau.
Theo truyền thống, sáng sớm mồng một Tết (còn gọi là ngày Chính đán), các con cháu tụ họp để lễ Tổ tiên chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhau.
Hí hửng lui ra, tôi vội vã mở bao lì xì để biết trong đó có bao nhiêu tiền, rồi mừng rỡ chạy khoe với lũ trẻ con hàng xóm.
Mừng rỡ nhận bao lì xì.
Mừng rỡ nhận bao lì xì.
Làm duyên.
Bé làm duyên trong tà áo cổ truyền.
Ngày mùng một Tết người ta ngại đến xông đất nhà người khác. Bởi người xông đất đầu tiên sẽ đem cái may hay rủi đến cho gia đình trong cả một năm. Cho nên người xông đất có “vía” tốt và có tên  hay như ” Tiền, Tài, Lộc, Phước, Giàu… ” thường được ưa chuộng.
Người đi mưu sinh xa quê  đã bắt xe đò về trước Tết. Người có gia đình sống ở phố thị gần quê thì sau khi cúng ông bà  đêm giao thừa, sáng mùng một mùng hai cũng lục tục kéo về  thăm  họ hàng.
Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người đoàn tụ gia đình, thăm lại thầy cô bạn bè cũ – như câu ví von: ”Mùng một thì ở nhà mình, mùng hai nhà vợ mùng ba nhà thầy “, để nhắc nhớ những nét đẹp cổ truyền dân tộc tự bao đời.
Cành mai vàng đặc trưng cho cái Tết miền Nam. (Foto: Phong Phạm)
Cành mai vàng đặc trưng cho cái Tết miền Nam. (Foto: Phong Phạm)
Xuân Giáp Ngọ

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen