Câu chuyện của ông Nguyễn
Văn Thủ và nhà thơ Hữu Loan
Một gia đình nạn nhân khác
là ông Nguyễn Văn Thủ, quê ở tỉnh Hưng Yên, năm nay 72 tuổi, hiện nay đang sống
ở Hà Nội. Ông Thủ kể lại với Phương Anh về những tại hoạ bất ngờ đổ xuống gia
đình ông hồi cải cách ruộng đất. Trong phần sau, nhạc sĩ Trịnh Hưng, người bạn
thân của nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" sẽ kể về
chính hoàn cảnh của nhà thơ Hữu Loan
Phương Anh, phóng viên đài
RFA
2008-02-07
Phần 8
Nhà thơ Hữu Loan và nhạc sĩ
Trịnh Hưng chụp năm 2005.
Hình của nhạc sĩ Trịnh Hưng.
Ông Nguyễn Văn Thủ: Dân
trí thì thấp, đời sống thì đói…Lúc ấy, miền Bắc được “giải phóng”, còn miền Nam
thì…, chia làm hai chế độ. Ngoài này, thực hiện chính sách giảm tô cải cách để
có ruộng cho người nông dân cầy.
Đường lối đưa ra là đánh đổ
địa chủ, cải tạo tư sản, tư bản…để lấy đất chia cho nhân dân, cho những người
nghèo. Cho nên, có những người bị thiệt thòi. Lúc ấy, lộn xộn, chẳng ai giữ đạo
làm người, con tố bố, vợ tố chồng…mất cả đạo đức con người.
Phương Anh: Thưa ông,
xin ông cho biết chuyện gì đã xảy ra cho gia đình ông?
Ông Nguyễn Văn Thủ: Gia
đình tôi, cụ (ông nội) công tác rất tốt, đến lúc ấy tự nhiên qui cho cụ tôi là
thành phần đối kháng, bắt cụ đi đấu tố, gia sản bị tịch thu hết. Tôi bị coi là
con nhà địa chủ, khổ lắm, đi ra ngoài đường là phải chào ông bà nông dân. Dù nó
là con là cháu mình, cũng phải gọi nó là “Ông” là “Bà”.. của cải mất hết, chả
còn gì cả.
Tôi là con nhà địa chủ, bị
trong cảnh xem từng người tố bố mình, toàn bịa chuyện. Lúc ấy dân ngu dốt lắm,
chả hiểu gì cả, cứ nói bưà, nói theo kiểu “mớm” lời, toàn là bịa ra, chúng (đội
cải cách) bảo thế nào thì người nông dân nói thế. Lúc đó, trình độ của chúng có
ra cái gì đâu.
Phương Anh: Thưa ông,
biết là năm nay tuổi đã cao, nhưng ông có còn nhớ được cảnh đấu tố những người
bị qui là địa chủ không?
Ông Nguyễn Văn Thủ: Ôi..Tôi
còn nhớ như thế này, tôi chưa bao giờ thấy lịch sử con người lại ngược đời như
thế, đến nỗi phải nói là thời đại trâu bò đi “bí tất”, cóc nhái nhẩy lên làm
người, mõ sãi ngày xưa nhẩy lên làm chánh án, làm thẩm phán. Thậm chí ngồi trên
toà đấu bố mình. Tả lại thì nhiều lắm, khí thế của nhân dân nó vùng lên, đánh đổ
địa chủ mà!
Ông bà nông dân họp riêng với
nhau, người ta họp thế nào đó, xong rồi “đùng” một cái, nhà mình bị qui là đối
kháng luôn, mặc dù nhà là một thành phần rất tốt, có công với cách mạng, thế mà
“đùng” một cái, ngược lại hết! Nó đến nó tịch thu, nó đuổi mình ra khỏi nhà.
Trong người mặc quần áo thế nào thì đi ra thế đấy.
Tôi đi học về, cắp cái cặp,
là chỉ có thế… thế là hết, và mấy mẹ con dắt nhau ra ngồi một chỗ, nhìn ông bà
nông dân chia của. Sau đó, ông bà nông dân tập hợp ra, ngồi đông lắm, cảnh đấu
tố đông lắm, các “vị” thì ngồi trên toà, làm cái toà trên cao đàng hoàng, kê ở
ngoài đình, cánh đồng, như sân khấu vậy, rồi bắt nông dân lên đấu tố, địa chủ
phải cúi mặt xuống, họ trói, cùm kẹp, thậm chí còn tra tấn…
Phương Anh: Thưa ông,
được biết người đấu tố ông bà nội và bố ông lại chính là bà xui gia và cũng là
người láng giềng, từng được ông cụ, tức ông nội của ông giúp đỡ trong nhiều
năm. Vậy, ông còn nhớ bà ấy đã làm những gì khi đó? Và kết quả cuộc đấu tố lúc
bấy giờ ra sao?
Ông Nguyễn Văn Thủ: Bà ấy
lên, lật ngửa mặt cụ ra, rồi chỉ vào tận mặt và nói: con Ly, tên bà cụ là Ly, vợ
chồng mày ép buộc tao, phải gả con gái cho con mày…rồi bà ấy khóc hu hu lên…rồi
xin đội cải cách cho đem con gái về… rồi bà ấy bảo là mày dụ dỗ con tao đi Nam
để cho bố mẹ lià con…
Lúc ấy, tự nhiên nó như ma
quỉ cám dỗ, người ta nhìn thấy nhà tôi, người ta như muốn ăn thịt luôn, họ muốn
làm gì thì làm. Lúc ấy, người nào càng hăng hái, càng tốt, càng đấu tố, càng
đánh đập, thì càng tốt. Có những người bị tử hình, ông cụ tôi bị kết án tử
hình, bắn chết ngay, lôi ra bắn chết ngay, bắn ngay trước mặt mọi người, con
cháu…
Đấu tố bố mình, bắt phải ra
nhìn…Còn những người khác bị tra tấn, bị chết thì cho là họ tự tử, bắn thì rõ
ràng rồi, mấy trường hợp…Cuối cùng thì sửa sai, biết là sai lầm, rồi xin lỗi,
thế thôi !
Phương Anh: Sau khi bị
đấu tố, cuộc sống của gia đình ông như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Thủ: Sau
đó thì mò cua bắt ốc mà nuôi nhau, nhà không có, phải đi ở nhờ, nằm đất, không
có cái chiếu để nằm. Ông bà nông dân phải tránh xa mình. Ông bà nông dân nào có
thương mình đi chăng nữa thì phải để trong lòng, nếu không thì đội nó qui cho,
cũng chết luôn!
Đi ra ngoài thì phải chào
ông bà nông dân, xưng “con”, chả muốn đi đâu cả, nhưng vì cuộc sống, nên lúc ấy,
cũng phải đi ra ngoài đồng để kiếm rau, con cua, con cá…mẹ con bắt ốc nuôi
nhau, vẫn phải cúi mặt xuống để mà tránh né, cho qua ngày, biết làm thế nào được…Giai
đoạn lịch sử nó là thế đấy!
Trường hợp của vợ
Phu nhân nhà thơ Hữu Loan, một
nạn nhân trực tiếp của cuộc cải cách ruộng đất. Hình của nhạc sĩ Trịnh Hưng.
Vừa rồi là cuộc trao đổi với
ông Nguyễn Văn Thủ, hiện đang ở Hà Nội, một nạn nhân trong cuộc cải cách ruộng
đất. Một trường hợp khác mà nạn nhân chính là vợ của nhà thơ Hữu Loan, tác giả
bài thơ nổi tiếng suốt mấy chục năm qua, Mầu Tím Hoa Sim.
Chúng tôi không thể liên lạc
với nhà thơ Hữu Loan được vì gia đình ông hiện đang ở một xã nhỏ thuộc tỉnh
Thanh hoá, không có điện thoại. Tuy nhiên, được biết nhạc sĩ Trịnh Hưng hiện
đang ở Pháp, là người bạn thân của nhà thơ và mới đây có về thăm nhà thơ, chúng
tôi liên lạc và được ông kể lại:
“Ông ấy kể tôi nghe là: Lúc ấy,
ông ấy là Trưởng ban Tuyên Huấn của đoàn 304, do tướng Nguyễn Sơn phụ trách,
quân đội thì đói khổ lắm, chỉ có ăn khoai, ăn sắn, không có gạo mà ăn…Ông địa
chủ đó thì giầu, tháng nào cũng đem gạo đến, để nuôi quân cho…Chính tướng Nguyễn
Sơn tháng nào cũng làm lễ vinh danh cho ông ta, ban thưởng huân chương.
Năm 1953, bị đấu tố, lan đến
Thanh Hoá, ông bà địa chủ ấy bị giết chết. Nhà thì chỉ có một cô con gái thôi.
Nó cấm tất cả mọi người, con trai, hay con gái, không được kết hôn với con nhà
địa chủ, không được nuôi con nhà địa chủ.
Thi sĩ Hữu Loan và vợ, chụp năm 2004
Thi sĩ Hữu Loan và vợ, chụp năm 2004
Ông ấy (nhà thơ Hữu Loan) thấy
thế bực quá, mới bỏ về làng, đi qua làng ấy, ông ghé vào thăm, ông biết rằng
ông bà cụ bị giết chết rồi, cô con gái không ai nuôi cả, cô ấy phải đi mót sắn,
mót khoai ở ngoài đồng, ăn sống, để sống thôi, quần áo rách rưới, bẩn thỉu lắm,
ngủ ở đường, ở đình làng, ông thấy thế, thương hại và đem về nhà nuôi…và bây giờ
là vợ ông ấy!”
Trong hai buổi phát thanh vừa
qua, quý thính giả đã nghe chuyện của những nạn nhân trực tiếp trong cuộc cải
cách ruộng đất diễn ra 50 năm trước đây ở miền Bắc Việt Nam. Không thể biết
chính xác số nạn nhân của cuộc cách mạng được gọi là “long trời lở đất” này là
bao nhiêu vì nhiều người đã chết, nhiều người không muốn nói ra, và nhiều người
không dám nói ra.
Tuy nhiên, qua các lời kể,
quý thính giả cũng có thể hình dung được những đau khổ tận cùng mà những người
dân lúc đó phải chịu đựng, do chính những người cùng làng cùng xóm với mình gây
ra theo chỉ đạo của các đội cải cách ruộng đất. Kỳ tới, chúng tôi sẽ nói về đợt
sửa sai được phát động sau khi trung ương đảng thừa nhận sai lầm. Mong quý
thính giả đón nghe.
Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Phần 9: Diễn tiến của việc nhận sai lầm và sửa sai
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen