Montag, 15. September 2014

Cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam (Phần 5)

Diễn biến cụ thể một đợt Cải cách ruộng đất
Phần trước ông Nguyễn Minh Cần đã nói là trong cuộc cải cách ruộng đất thì cả một đạo quân được chuẩn bị thật là kỹ lưỡng để ra trận. Mà mũi xung kích xuống từng xã là đội cải cách ruộng đất. Ở phần này ông tiếp tục cho biết đội cải cách ruộng đất đó hoạt động như thế nào?
                                                                                Nguyễn An, phóng viên RFA
                                                                                                  2008-02-07
Phần 5
Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, kỳ trước ông có nói là trong cuộc cải cách ruộng đất thì cả một đạo quân được chuẩn bị thật là kỹ lưỡng để ra trận. Mà mũi xung kích xuống từng xã là đội cải cách ruộng đất. Vậy thì đội cải cách ruộng đất đó hoạt động như thế nào?
Nguyễn Minh Cần: Tôi xin giới thiệu chương trình của một đợt cải cách ruộng đất ở một xã để bạn nghe đài hiểu được là vì bây giờ đã lâu, nhiều người không biết quá trình làm như thế nào. Tức là khi đội xuống xã, việc đó rất là bí mật - coi như đợt đột kích ở trên đưa xuống.

Khi đội cải cách xuống xã rồi thì việc đầu tiên là người ta hạn chế việc đi ra đi vào. Người ta sợ việc phân tán tài sản của địa chủ. Người ta đình chỉ công việc của các ủy ban lãnh đạo, người trưởng công an cho đến người chỉ huy du kích v.v... Lúc bấy giờ toàn bộ công việc do đội nắm.

Đội sẽ xây dựng nhóm người gọi là "bần cố nông" cốt cán theo cách thức mà nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại như sau:
"Có anh đội, anh đội về đấy là ở trong nhà nông dân là 3 cùng: ăn cùng, ở cùng, lao động cùng. Thăm nghèo hỏi khổ, tức là hỏi xem hồi xưa sống như thế nào, địa chủ nó bốc lột ra sao. Xong rồi "bắt rễ", tức là anh này tin tưởng được thì bắt anh này làm rễ.
Từ anh bắt rễ thì hỏi ngày xưa khổ như anh thì có ai, cũng làm tá điền như anh thì có những ai, anh biết ai khổ nhất. Tìm một anh A, chị B nào nữa thì gọi là "xâu chuỗi". Những từ lúc bấy giờ mà tôi còn nhớ là nó như vậy."


Nguyễn Minh Cần: Tất cả những lời tố khổ của những người cốt cán đó thì đều được ghi chép lên hồ sơ, nhìn vào để phân biệt được địa chủ, phân biệt được phản động, phân biệt được nhân dân.
Rồi cũng qua lời tố khổ đó, để hiểu được và phân định thành phần ai là công nông, ai là bần cố nông. Khi đã xác định được lên hồ sơ ai là địa chủ rồi thì việc đầu tiên là phải bao vây gia đình đó, không cho đi ra khỏi nhà. Tiếp tục ngay lập tức là truy tài sản.
Tôi xin giới thiệu chương trình của một đợt cải cách ruộng đất ở một xã để bạn nghe đài hiểu được là vì bây giờ đã lâu, nhiều người không biết quá trình làm như thế nào. Tức là khi đội xuống xã, việc đó rất là bí mật - coi như đợt đột kích ở trên đưa xuống.
Vì vấn đề này là vấn đề mà theo mục đích cải cách là để sau này còn có của để chia cho bần cố nông. Của nỗi thì rõ rồi, nhưng của chìm là vàng bạc, tiền thì rất khó cho nên phải truy tài sản. Nhưng nói thực ra anh em họ vẫn gọi là "truy của" hay "tra của". Truy ngày, truy đêm liên tục. Tôi còn nhớ khi tôi đi cải cách ruộng đất ở Thái Bình thì có nghe một câu than như thế này, đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ:
"Truy đêm rồi lại truy ngày Tra lui tra tới của mày để đâu Sân vườn, chuồng lợn, bờ ao Đào tung, xới hết chẳng sao: có vàng Trời ơi, oan thật là oan Thân con quá khổ biết làm sao đây"
Còn việc lập hồ sơ các loại địa chủ, cường hào v.v... thì chủ yếu dựa vào lời tố của bần cố nông. Nhưng có một điều có thể nói là người ta đánh vào lòng tham lam, vào lòng hận thù. Có khi bà con lúc đầu họ không muốn tố, nhưng nếu mà không tố thì tức là dường như mình có liên quan đến địa chủ, mình chưa có thái độ dứt khoát.
Và người ta nói rằng ai tố nhiều thì sau này bả thực, tức là chia tiền, chia ruộng đất, chia tài sản v.v... thì sẽ được nhiều. Cho nên, nói thật đánh vào lòng tham, đánh vào lòng hận thù, cho nên cũng nhiều người tố rất bừa bãi. Ở nông thôn lúc bấy giờ gọi là "tố điêu" hoặc "tố đại hội", "tố bừa".
Nhưng khốn nỗi, tất cả những lời tố đó đều coi như những bằng chứng để kết tội người địa chủ, hoặc người đối tượng mà mình coi là phản động hay đảng phái v.v... Cho nên sau khi lên hồ sơ rồi, tức là đưa lên đoàn cải cách ruộng đất, tức là đoàn duyệt xong và chuẩn bị cho việc đấy và xử án.

Nguyễn An: Vậy là coi như hồ sơ xử án đã xong rồi, thế bây giờ chính phiên xử của tòa án nhân dân thì diễn ra như thế nào?
Nguyễn Minh Cần: Tổ chức tòa án là tổ chức cuộc đấu. Trước đó bao nhiêu ngày phải chuẩn bị, người ta làm như là một diễn tập cho một vỡ kịch, tức là mỗi người nông dân lên tố như thế nào, rồi ý cho họ chỉ mặt như thế nào, tức là xỉa vào mặt của địa chủ, bắt quì xuống như thế nào... v.v... tất cả những cái đó được đạo diễn trước một cách rất cẩn thận.

Nguyễn An: Có vẽ họ tập dợt trước tất cả mọi thứ, cả ai nói gì, phản ứng ra sao, hô khẩu hiệu như thế nào?
Nguyễn Minh Cần: Đúng rồi, khi nào địa chủ nói cái gì mà có thể gây ra điều tự bênh vực hoặc gì đấy, thì để lấn áp thì lúc bấy giờ phải hô khẩu hiệu như thế nào v.v... Có cả một kế hoạch, diễn tập như diễn một vỡ tuồng.

Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Như vậy đấu, có khi đấu 2-3 ngày tùy theo "tình trạng nghiêm trọng" của địa chủ hay số người v.v... Sau khi kết án thì hành quyết ngay ở trước mặt. Đấy là đợt sau này nó mới vậy.

Nguyễn An: Dường như là vào lúc bấy giờ các đoàn cố vấn của Trung Quốc nói rằng phải làm sao để có tỷ lệ 5% trên tổng số dân là địa chủ. Điều đó có không và họ đã thực hiện như thế nào?
Nguyễn Minh Cần: Cái đó chính là một cái khó khăn nhất của các đội, như vậy là cái này không chỉ là cố vấn đưa ra mà phải nói rằng ngay cả ông Trường Chinh cũng nói như vậy trong hội nghị giải thích cho cán bộ về cải cách ruộng đất. Sự thật ra tỷ lệ này, một sự chủ quan rất trầm trọng về tỷ lệ như vậy. Cho nên có tình trạng là ép các đội phải nông lên, gọi là "kích thành phần".

Chính cái đó đã gây ra một thảm họa cho dân chúng trong cải cách ruộng đất. Có nhiều khi vì bí quá, cho nên các đội, và đoàn cũng nói: "thà sai hơn sót", đấy là chữ mà người ta thường nói, hoặc là "oan một tí, nhưng không để lọt lưới". Đấy là những câu nói cửa mồm của các đoàn và các đội. Nhưng sự thật ra "oan một tí" lại trở thành oan một trăm tí, một nghìn tí.

Phần 6:Diễn biến cụ thể một vụ xử án địa chủ

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen