Phạm Cao Phong
Gửi cho BBC từ Paris
Gửi cho BBC từ Paris
Cây kiếm
này được cho là 'bảo kiếm' được Vua Bảo Đại trao lại hôm 30/8/1945
Mùa thu năm trước Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mang
chuông sang gióng ở thủ đô Pháp.
Tám mươi hiện vật được chọn lọc và trưng bày tại Bảo
tàng Guimet ở thủ đô Paris.
Triển lãm mang tên L’Envol du Dragon – Art royal du
Vietnam' tức 'Thăng Long – Nghệ thuật Hoàng gia Việt Nam'.
Mang khoe nước người, muốn hóng cái khen, vơ tiếng nức
nở nên đồ được cấp visa này không thể là loại tầm tầm. Nhiều thứ đẹp. Quảng cáo
trang nhã.
Song có một hiện vật trái khoáy. Đó là một thanh kiếm
rỉ đặt trong một góc khuất tệ hại.
Sử ghi Vua
Khải Định là người tiên phong dùng gươm thẳng thay vì gươm cong
Lưỡi kiếm thẳng, lai hình mẫu kiếm Pháp, riêng chuôi
và đốc kiếm chạm khắc hình tượng đầu rồng hoàng gia như chú thích -Bien que la
forme de cette épée soit française, le décor associé des dragons aux motifs
traditionnels du Vietnam impérial - 'Hình dạng của thanh kiếm này giống kiếm của
người Pháp, nhưng cách trang trí chạm khắc hình rồng theo mô-típ truyền thống của
hoàng gia Việt Nam'.
Âu đến Á, ngay từ giai đoạn đồ đồng với chiều dài
hàng nghìn năm cho đến nay, hình ảnh chiếc kiếm là biểu tượng về quốc gia, luật
pháp, quân đội, dòng họ. Thế sao thanh kiếm độc hành được mang sang xứ người có
tên "An dân bảo kiếm" này lại không biết của ai?
Rỉ đã là quá, lại vô chủ. Lò rèn kiếm cung đình hay
những người nghệ nhân tâm huyết tạo ra vật trang sức thần quyền, trưng cái oai,
khoe cái sang của một ông vua không lẽ bốc hơi không sót lại một góc chữ ư, mà
để oai linh một thời trơ trỏng và vớ vẩn ra thế ?
Những hình ảnh lịch sử ghi nhận chỉ có vua Khải Định
tiên phong sắm gươm thẳng, lệch gu với các vua tiền bối.
Vậy "An dân bảo kiếm" có phải là sở hữu
riêng của vua Khải Định? Lăng vua ở Huế cũng phô một pho tượng bằng đồng thửa tại
Pháp, cao 1m60 hệt người thật. Tượng đặc tả vua ăn mặc và trang sức ai cũng giống
và không giống ai với gù vai nguyên soái kiểu châu Âu, huy chương Bắc đẩu bội
tinh Pháp, thẻ bài, khăn đóng An Nam, dận ủng kỵ binh châu Âu thêu rồng. Kiếm
vua đeo rất gần hình dáng chiếc kiếm có mặt tại bảo tàng Guimet. Khổ là tay
trái vua trưng bốn chiếc nhẫn lại nắm đốc kiếm nên không biết đây có phải là "An
dân bảo kiếm" hay không.
Thanh kiếm gỉ
Thú vị là cuộc tìm kiếm chủ nhân thanh kiếm rẽ vào
một hướng bất ngờ.
Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên-Huế cũng có một bức tranh
mô phỏng cuộc chuyển giao quyền lực giữa vua Bảo Đại và phái đoàn Việt Minh tại
Ngọ Môn ngày 30.8.1945.
Thanh kiếm vương quyền ngày tàn được vẽ là một thanh
kiếm thẳng. Trong tâm niệm chung, kiếm thường có dạng cong, lưỡi đơn. Người hoạ
sĩ thể hiện bức tranh lịch sử này đã căn cứ vào đâu để khôi phục lại hình ảnh
đó? Dĩ nhiên phải có cội nguồn. Không ai dại phơi một bức tranh sai về chi tiết
về sự kiện có một không hai đất cố đô, nơi quan trên ngó xuống, người ta xoi
vào.
Kiếm được
cho là một trong những vật được Vua Bảo Đại trao lại khi thoái vị
Tại Huế 70 năm trước có tới 50.000 người chứng kiến
ngày mặt rồng thất thế. Song đến nay tịch chẳng ai trong số đó phản hồi về việc
đúng hay sai những chi tiết trong tranh. Vậy "An dân bảo kiếm" có phải
là thanh kiếm ông vua cuối cùng của triều Nguyễn đã trao cho phái đoàn Trần Huy
Liệu, Cù Huy Cận?
Thanh kiếm tượng trưng quyền lực trong ngày thoái vị 70 năm
trước của vua Bảo Đại cũng gỉ, lưỡi kiếm cũng thẳng.
Cù Huy Cận kể trong hồi ký về việc trao ấn và kiếm:
"Sau khi Bảo Đại đọc lời tuyên bố thoái vị, tới
nghi thức trao ấn kiếm. Chiếc kim ấn truyền quốc làm bằng vàng ròng, nặng dễ đến
ngót 10 kilôgam, anh Trần Huy Liệu vốn sức yếu phải gồng lên mới cầm nổi, còn
tôi dĩ nhiên với cái tuổi 26 thì mươi cân cũng nhẹ nhàng thôi. Thú vị nhất là
khi cầm cây kiếm, thấy vỏ ngoài dát vàng nạm ngọc rất đẹp, tôi thuận tay rút kiếm
ra xem, ai dè bên trong lưỡi kiếm đã bị rỉ, tôi hồn nhiên nói ngay vào micro:
"Thưa đồng bào, kiếm nhà vua rỉ hết rồi !..." Mọi người cười ồ. Bảo Đại
cũng cười."
Sau khi Bảo Đại đọc lời tuyên bố thoái vị, tới nghi
thức trao ấn kiếm. Chiếc kim ấn truyền quốc làm bằng vàng ròng, nặng dễ đến
ngót 10 kilôgam, anh Trần Huy Liệu vốn sức yếu phải gồng lên mới cầm nổi, còn
tôi dĩ nhiên với cái tuổi 26 thì mươi cân cũng nhẹ nhàng thôi. Thú vị nhất là khi
cầm cây kiếm, thấy vỏ ngoài dát vàng nạm ngọc rất đẹp, tôi thuận tay rút kiếm
ra xem, ai dè bên trong lưỡi kiếm đã bị rỉ..Trích hồi ký của Cù Huy Cận
Kiếm nào và ấn vàng nào được vua Bảo Đại chuyển giao
ngày 30/8/1945? Xung quanh chuyện này có nhiều dị bản. Những ghi chép của Phạm
Khắc Hòe, Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận, Nguyễn Hữu Đang, lời kể của Thứ phi Mộng
Điệp cũng như tài liệu đã công bố của phía Pháp có nhiều mâu thuẫn.
Chuyện tướng Pháp François Jean Antonin Gonzalez de
Linares loan báo việc tìm thấy ấn vàng và kiếm triều Nguyễn, chắc chắn không phải
ấn kiếm đã được trao hôm 30/8/1945, sau ngày Toàn quốc kháng chiến tại Nghĩa Đô
ngày 28.2.1952 rồi tổ chức trao lại cho chính phủ Bảo Đại hôm 8.3.1952 có thể
được xem như một đòn chiến tranh tâm lý đánh vào sự ngây thơ, cả tin của dân
chúng về những câu sấm, những cơ trời "Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về".
Chính ông Phạm Khắc Hòe cũng múa câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để
khuyên Bảo Đại nhường ngôi. Có trận đánh nào ở vùng này mà lính Pháp đào công
sự gần chùa? Lính đi càn gần Hà Nội đào công sự để chống xe tăng Việt Minh
tháng 2 năm 1952? Sự nhanh nhẩu trong vòng chỉ một tuần tìm ra báu vật và trao
lại, không biên bản thẩm định đó là ấn kiếm thật hay giả, cũng như sự vắng mặt
của Bảo Đại trong ngày Pháp tổ chức trao trả giải thích ra sao?
Bằng chứng thuyết phục hơn cả về chuyện trao trả ấn
kiếm chỉ là đòn tâm lý là chiếc ấn truyền quốc quý nhất, được chính Gia Long gọi
là chiếc ấn truyền ngôi là Kim bảo ấn "Đại việt quốc Nguyễn Vĩnh Trấn chi bảo
- 大 越 國 阮 主 永 鎮 之 寶"
đúc ngày 6 tháng 12 năm 1709 do chúa Nguyễn Phúc Chu làm hiện là sở hữu của Bảo
tàng Lịch sử Hà Nội. Tại sao?
Sách Đại Nam thực lục, do Quốc sử quán triều Nguyễn
soạn, chép lai lịch chiếc ấn: "Mùa đông tháng 12 ngày Nhâm Dần, đúc Quốc
bảo. Sai Lại bộ Đồng Tri là Qua Tuệ Thư coi việc chế tạo. Năm ấy đúc xong, về
sau liệt thánh truyền nhau lấy làm Quốc bảo. Đến khi Duệ tông Hiếu Định Hoàng đế
(tức Chúa Nguyễn Phúc Thuần – Định Vương – 1765 – 1775) vào Nam, cũng đem ấn đấy
đi theo. Duệ tông Hiếu Định Hoàng đế băng hà thì để lại cho Thế tổ Cao hoàng đế
(tức là Nguyễn Thế Tổ – Phúc Ánh – 1802 – 1819).
Vua Bảo Đại
(trong ảnh cùng Tướng Pháp Jean de Lattre de Tassigny hồi năm 1950 ở Buôn Mê
Thuột) không có mặt trong buổi trao lại ấn kiếm năm 1952
"Bấy giờ binh lửa trên 20 năm, ấn ấy mất rồi lại
tìm thấy nhiều lần. Mùa hạ năm Nhâm Dần, giặc (nhà Tây Sơn theo cách dùng văn từ
của nhà Nguyễn) đánh Sài Gòn, Thế Tổ ra đảo Phú Quốc, điều khiển Ngô Công Quý
mang ấn theo sau bị lạc. Đến khi Chu Văn Tiếp phá được giặc, rước vua hồi loan,
Công Quý cũng từ Long Hồ đem ấn về hiến. Lại đến chiến dịch Ba Lai, quân Tây
Sơn đuổi gấp, tòng thần theo vua mang ấn lội sông chạy, ấn rơi xuống nước, rồi
người lội sau vướng chân chạm phải, lại mò được, đem hiến ở hành tại. Lại khi
vua lánh giặc (chỉ nhà Tây Sơn) ra ngoài vụng đảo Thổ Châu, từ giá (mẹ vua) và
cung quyến (vợ con vua) đều ở lại đảo, vua Xiêm sai tướng là Thát Xỉ Đa đem
binh thuyền đến đón vua mời vào nước họ.
"Trong lúc thảng thốt, bụng dạ người Xiêm chưa
lường được thế nào, vua mật sai tòng thần là Hựu đem ấn vượt biển lên bờ giấu
kín. Khi vua đến thành Vọng Các, thấy vua Xiêm thết đãi rất cung kính, không có
ý gì khác, vua mới sai người về đảo Thổ Châu để đón từ giá và cung quyến, tên Hữu
cũng mang ấn ấy đi theo. Năm Gia Long, vua dụ Hoàng thái tử, tức Thánh tổ nhân
Hoàng đế rằng: “Ấn báu này các đời truyền nhau, ngày xưa đã trải nhiều phen
binh lửa, người chẳng chắc còn, mà ấn này vẫn cứ giữ trọn trước sau, chiếu văn
và bổ dụng quan lại đều dùng ấn này, giữ tín trong nước, ai cũng hưởng ứng. Ấn
này quan hệ với quốc gia không nhỏ, tức là ngôi báu trời cho vẫn có quỷ thần
giúp đỡ, khiến cho ngọc bích của Triệu lại trở về. Vả lại nước ta liệt thánh nối
nhau, chồng chất sáng hòa, hơn 200 năm, nay nhờ yêu dấu thiêng liêng mà thống
nhất cả nước, phúc chứa vốn đã lâu đời... Huống là cái ấn Quốc bảo của tổ tiên
ta để lại ư? Từ nay về sau nên lấy ấn này làm vật báu truyền ngôi. Con cháu ta
phải đời đời để lại cho nhau, đừng làm mất đi mà truyền đến ức muôn năm dài lâu
mãi mãi”.
Như vậy "Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi
bảo" ngay khi hai chúa Thế tổ nhà Nguyễn là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần
và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương bị Tây Sơn Nguyễn Huệ quây bắt và chém chết
tháng 9/1777 tại Cà Mau, chỉ còn cháu trai của Nguyễn Phúc Lân là Nguyễn Ánh
lúc ấy mới 14 tuổi trốn thoát sau này trở thành vua Gia Long mà ấn vẫn không bị
mất và những lời Gia Long được ghi rõ chính sử Nguyễn nói thay giá trị của bảo
vật triều đại này. Nó hiện nằm trong tay chính quyền tiếp quản chính thức nhà
Nguyễn thì phải hiểu thế nào cho đúng ? Vua Bảo Đại từ bỏ ngai vàng trở thành
công dân Vĩnh Thụy thì đương nhiên đúng theo nguyên tắc phải trao lại ấn này
chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Không một chiếc ấn nào khác có đủ tư cách về giá trị
pháp lý cũng như tuổi đời lịch sử và văn bản chính thống triều Nguyễn bằng Đại
Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo trong việc chuyển giao ngai vàng!
Chiếc ấn này là chiếc thứ hai có tuổi cao nhất của
triều Nguyễn, sau chiếc ấn "An Nam quốc thiên hạ thống đô nguyên soái Thụy
quốc công" đúc đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, niên hiệu vua Lê Dụ Tông ở Bắc
Hà hiện còn ấn tích trong An Nam quốc thư gửi cho Shogun (tạm dịch là lãnh
chúa) Tokugawa Kitanomaru được bảo quản tại Lưu trữ quốc gia Nhật bản cùng nằm
trong Palais Imperial quận Chiyoda Tokyo.
Không một chiếc ấn nào khác có đủ tư cách về giá trị
pháp lý cũng như tuổi đời lịch sử và văn bản chính thống triều Nguyễn bằng Đại
Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo trong việc chuyển giao ngai vàng!
Theo ông Paul Boudet (1888-1948) các vua Nguyễn có 46
chiếc ấn, phần lớn được chế tạo sau thời Minh Mạng. Danh mục Kim bảo tỷ triều
Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (bằng vàng, bạc, vàng pha đồng, bạc mạ
vàng) là 44 chiếc. Sớm nhất là Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo
(vàng 10 nặng 64,43 lạng), muộn nhất là Hoàng thái tử bảo (đúc năm 1939, vàng
10 nặng 63 lạng). Nặng nhất là Hoàng đế Tôn thân chi bảo (đúc năm 1827, Minh Mệnh,
vàng 10 nặng 234,43 lạng) kế đến là Sắc mệnh Chi bảo (đúc năm 1827, Minh Mệnh,
vàng 10 nặng 223,60 lạng).
Như vậy ngoài chiếc "An Nam quốc thiên hạ thống
đô nguyên soái Thụy quốc công" còn dấu tích ở Nhật còn những ấn nào thiếu
khác? Chiếc được cho là bị mất trong triển lãm năm 1961 ở Hà Nội và sau đó có
thể đã bị nấu chảy là chiếc ấn nào? Ấn Bảo Đại mang sang Pháp được khoe
"Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về" thực hư ra sao? Sự có mặt tại Hà Nội
Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo với câu nói của Gia Long "Từ
nay về sau nên lấy ấn này làm vật báu truyền ngôi. Con cháu ta phải đời đời để
lại cho nhau, đừng làm mất đi mà truyền đến ức muôn năm dài lâu mãi mãi” có thể
an ủi nhiều người rằng con cá to vẫn sờ sờ ra đấy mà không phải là con cá sổng.
Chiếc ấn mà nhiều người cho là quốc ấn ông Bảo Đại thác lại cho bà Tây Monique
Marie Eugène Baudot cũng chẳng mấy quan trọng. Ví như cái khất, cái nợ, như đồng
tiền vay rồi không quỵt nổi, hối lại người khác máu đã cưu mang hùm thiêng ngày
xa cơ. Mà Tây tìm thấy thì về lại trời Tây, như "cáo chết ba năm quay đầu
về núi".
Song chính vì thế câu chuyện trở nên rắc rối. Nếu
đúng, mà phải đúng như thế tại sao Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo
không được trưng bầy trong Bảo Tàng như chứng nhân ngày dòng chảy lịch sử đất
Việt chuyển dòng cách đây đúng 70 năm ? Không một ai, không một dòng nào,
không một người nào trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến sự kiện này chìa
tay đưa nhân chứng lẽ ra có một không hai này ra ánh sáng. 70 năm tăm tối của
Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo cộng thêm câu chuyện chiếc kiếm gỉ
dẫn chúng ta đi về đâu. Nếu chiếc ấn này vắng mặt trong ngày thoái vị của vua
Bảo Đại đồng nghĩa với việc chuyển giao ngai vàng là không thành thật và sự
góp mặt của nhân chứng thứ hai là thanh kiếm gỉ củng cố thêm nhận định này.
Những góc khuất
Sự kiện Bảo Đại thoái vị ngày 30.8.1945 phải có những
góc khuất
Nghi vấn đặt ra: kẻ nào dám trểnh mảng để quốc bảo mốc
gỉ? Triều Nguyễn nổi tiếng hà khắc. Nguyễn Văn Thành là một thí dụ. Vì vỏn vẹn
mấy vần thơ ngông của con trai mà khai quốc công thần này phò hai chúa Nguyễn từ
thủa hàn vi, lập nhiều chiến công rường cột trong chiến tranh chống Tây Sơn
còn bị bức tử, con trai trưởng Nguyễn Văn Thuyên lấy con gái vua Gia Long bị xử
chém. Ông là tướng đi theo Định Vương Nguyễn Phúc Thuần từ năm 1773 lúc Nguyễn
Ánh mới 11 tuổi, đánh trận từ Nam ra Bắc, đồng thời phụ trách biên soạn hai quyển
sách quan trọng nhất của Triều Nguyễn là Hoàng Việt luật lệ (gọi Nôm là Luật
Gia Long) và Quốc triều thục lục viết về chính sử nhà Nguyễn. Công lao lừng lẫy
đánh trăm trận đến chức đại tướng rồi Thượng Công không được xét, chạy tới nắm
áo vua van xin còn bị phủi tay, phải uống thuốc độc. Thế phường thấp cổ bé họng
hưởng lộc Chúa há dám bỏ đồ thờ tự han rỉ, thân mọc ra được mấy đầu mà ghẹo
gươm đồ tể ? Quàng cái tiếng người hầu trong cung đã đeo khoe rinh lên rồi thì
chuyện được tuyển vào bảo quản đồ đạc thân thiết của vua chắc khối kẻ nhòm ngó,
thậm chí chạy vạy để nương cái hơi cái bóng mà ngông với làng với xóm. Nhà nào
lọt sàng xuống nia tót qua cửa cung được kén chùi đồ ngự bảo chắc phải lấy làm
đắc ý, không có bụi cũng tìm ra để quét thì kiếm vua rỉ đến cốt hẳn là chuyện
đáng nói.
Vua Bảo Đại
tuyên bố thoái vị cách đây 70 năm
Lệ nhà Nguyễn được ông Phạm Khắc Hoè viết rõ:
"Hàng năm vào ngày 20 tháng Chạp Âm lịch, triều đình tiến hành lễ Phất Thức.
Phất thức là mở hầm lấy tất cả các thức ra để kiểm điểm và quét bụi bặm, lau
chùi thật sạch rồi lại cất vào hầm khoá lại. Làm những việc này các quan từ nhị
phẩm trở lên mới được dự lễ Phất thức và phải tự mình làm lấy mọi việc, đưa ra,
cất vào, dọn dẹp lau chùi. Trong dịp lễ Phất thức tháng Chạp năm Giáp Thân
(tháng Giêng năm 1945), tôi đã theo dõi sát việc kiểm điểm và các bản kiểm kê đều
được làm lại bằng chữ Quốc ngữ chứ không phải bằng chữ Hán như trước." Đó
là một việc.
Việc thứ hai là những thanh kiếm và những đồ binh khí
chiến tranh đều là những sản phẩm được chế tạo rất tốt. Nghệ thuật rèn kiếm ở một
nước như Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao. Lưỡi kiếm Thái A của vua Gia Long bị
quân Pháp lấy ngày 5 tháng 7 năm 1885 khi tấn công Huế là một ví dụ. Thanh kiếm
được trưng bầy trong Bảo tàng quân đội Pháp Invalides vẫn sáng loáng mặc dù tuổi
cao. Vậy ông Bảo Đại thửa ở lò rèn nào đất Thần Kinh thời thái bình hiền hoà một
chiếc kiếm tuổi trẻ sức yếu? Chỉ có thể luận ra rằng đây là đồ giả, một cây kiếm
rèn rất non, qua quýt, hoặc đồ dùng để diễn tuồng trên sân khấu. Trao nhau đồ
giả đơn giản định nghĩa là lừa nhau. Mà lừa ngày thoái vị thì to chuyện rồi.
Lịch sử có thể sang trang như thế nào?
Bảo Đại bọc trong Đại Nội không biết những biến cố xảy
ra với đất nước. Năm 1945 Việt Nam trải qua một nạn đói lịch sử đến hai triệu
người chết. Không có một động thái nào được ghi nhận của nhà vua về thảm cảnh của
đất nước. Ông cũng không biết đối thủ chính trị là ai khi nhận được bức điện của
Việt Minh mới nói ông Phạm Khắc Hoè chạy ra ngoài nghe ngóng. Hài như chuyện
sai ra chợ mua con cá, mớ rau.
Vua Bảo Đại viết:
"Sau đó ít lâu, giám đốc Bưu điện Huế xin được gặp
tôi. Ông ta đưa cho tôi một điện tín nhận được từ Hà Nội. Nội dung bức điện
tín: "Trước lòng quyết tâm của toàn thể dân tộc sẵn sàng hy sinh để bảo vệ
nền độc lập quốc gia, chúng tôi kính cẩn xin Hoàng Thượng làm một cử chỉ lịch sử
là trao quyền lại". Điện tín này được ký bởi "Ủy ban Nhân dân Cứu quốc
đại diện mọi đảng phái và mọi tầng lớp nhân dân". Nhưng không có tên ai.
Tôi không biết ai là những thủ lãnh …Đã đến lúc tôi phải có một sự lựa chọn để
dung hòa số phận của tôi với số phận của dân tộc tôi… là tôi phải ra đi. -
Nhưng ai là người tiếp nhận sự ra đi của tôi?
"Tôi bảo người em họ Vĩnh Cẩn và Ngự tiền văn
phòng Phạm Khắc Hòe ra ngoài thành Nội hỏi tin tức về Việt Minh. Cả hai trở về
chả biết chi cả. Tôi đành đánh đại một bức điện tín gửi trống không “Ủy ban
Nhân dân Cứu quốc” ở Hà Nội."
Khi ông Cù Huy Cận phát hiện ra thanh kiếm rỉ, ông Bảo
Đại đã đánh trống lảng với câu hỏi? "Thưa Phái đoàn, từ nay tôi là một người
dân bình thường của nước độc lập, xin Phái đoàn cho tôi một vật gì để kỷ niệm
cái ngày này.?"
Lẩn tránh lịch sử mà ông Phạm Khắc Hoè thoái thác là
trong hồi ký không nói chiếc ấn nào và chiếc kiếm của ai đã được chuyển giao
ngày 30.8.1945 trên lầu Ngọ Môn. Là người tổ chức, vận động vua thoái vị, người
giữ trọng trách về giấy tờ, sổ sách của vua, thông thạo chữ Hán, là người xuất
kho ấn vàng và kiếm sao ông bỏ qua chi tiết quan trọng này? Ông sơ sài:
"Chiều 27 và sáng 28 tháng 8 năm 1945, tôi cho
kiểm kê lại các thứ tài sản trong Đại Nội để giao cho Chính quyền Cách mạng.
Nói đến của công trong Đại nội lúc bấy giờ thì quý giá nhất là các đồ vật bằng
châu báu ngọc ngà có tính lịch sử của các Vua Nguyễn. Các thứ này được cất
trong một cái hầm lớn mé sau điện Cần Chánh."
Trước đó chỉ có ba ngày ông là người đích thân kiểm
tra đồ chuyển giao mà thanh kiếm kịp rỉ? Ông không muốn lưu lại dấu vết tên tuổi
thanh kiếm và ấn báu ngày 30.8.1945 trên giấy trắng mực đen? Đây phải đặt một
câu hỏi rất lớn. Ấn Đại Việt quốc Nguyễn vĩnh trấn chi bảo mới chính là Quốc ấn
có được chuyển giao vào ngày ấy không? Chiếc ấn đó đi vào Bảo tàng lịch sử Việt
Nam bằng con đường nào? Nguyễn Hữu Đang viết ấn có tên Vương quốc chi ấn. Nghĩa
là nó đã được chọn đóng vai hình nhân thế mạng cho Đại Việt quốc Nguyễn vĩnh trấn
chi bảo. Ngày thoái vị Bảo Đại còn giao cho phái đoàn Trần Huy Liệu thêm một bộ
quân cờ bằng ngọc và nhiều vật dụng khác của nhà vua. Những vật này đâu phải
là biểu tượng chuyển giao quyền lực. Liệu có phải chỉ là cách phân tâm? Hiện
chúng ở đâu?
Sáng ngày 25-8, có hai đặc phái viên, đại diện
"Việt Nam Độc lập Đồng minh" từ Hà Nội vào: Trần Huy Liệu, trưởng
phái đoàn, là phó chủ tịch Ủy ban. Một người gầy gò trông rất thảm hại, đeo
kính đen để giấu cặp mắt lé. Người đi cùng là Cù Huy Cận, trông cũng quá tầm
thường. Tôi hơi thất vọng. Trần Huy Liệu đưa cho tôi một giấy Ủy quyền có mang
chữ ký không rõ là của ai.Vua Bảo Đại thuật lại
Khi ông Cù Huy Cận phát hiện ra thanh kiếm rỉ, ông Bảo
Đại đã đánh trống lảng với câu hỏi? "Thưa Phái đoàn, từ nay tôi là một
người dân bình thường của nước độc lập, xin Phái đoàn cho tôi một vật gì để kỷ
niệm cái ngày này.?"
Hồi ký của Huy Cận ghi tiếp: "Ý kiến bất ngờ.
Chúng tôi hội ý và tôi nhanh tay rút chiếc Huy hiệu cờ đỏ sao vàng mà Ủy ban
nhân dân Cách mạng Thừa Thiên Huế tặng các thành viên của Phái đoàn và cài lên
ngực Bảo Đại, đoạn nói to: "Xin đồng bào hoan nghênh công dân Vĩnh Thụy".
Vua cũng quái, làm ông đại diện lúng túng phải kéo
nhau ra hội ý. Bảo Đại lúc ấy 30 tuổi. Cái tuổi coi "biển chỉ nông đến đầu
gối". Là một tay chơi bạc nhà nghề, săn gái và săn thú. Ông đã nhìn con mồi
của mình như thế nào? "Sáng ngày 25-8, có hai đặc phái viên, đại diện
"Việt Nam Độc lập Đồng minh" từ Hà Nội vào: Trần Huy Liệu, trưởng
phái đoàn, là phó chủ tịch Ủy ban. Một người gầy gò trông rất thảm hại, đeo
kính đen để giấu cặp mắt lé. Người đi cùng là Cù Huy Cận, trông cũng quá tầm
thường. Tôi hơi thất vọng. Trần Huy Liệu đưa cho tôi một giấy Ủy quyền có mang
chữ ký không rõ là của ai."
Trong tiếng Pháp dùng với nhau đến chữ
"minable" (thảm hại) là quá lắm.
Bảo Đại có phải là người dễ bị hù dọa? Chắc chắn là
không. Vậy ông sẽ làm gì ? Ông sẽ coi đó như những cuộc nổi loạn nông dân, hay
cùng lắm như loạn Cần Vương của Hàm Nghi cuối cùng cũng thoái trào? Tây Sơn cường
mạnh cũng không còn đất chôn thây trên cái ban công nhìn ra biển Đông mà người
Pháp giúp xây dựng nên. Vậy chưa có súng nổ, đầu rơi, mới nhận mảnh giấy không
ai ký mà khấu đầu nộp ấn kiếm và ngai vàng tổ tiên truyền lại đã hơn 200 năm?
Sau này phát hiện đấy chỉ là một đảng lừa bịp, tống tiền lấy lại được ngai thì
thiên hạ nhìn Thiên tử là con gì? Rồng chắc là không phải rồi. Tại sao không đi
với ma mặc áo giấy?
Không biết vua Bảo Đại có thừa hưởng được gì nhiều ở
đằng ngoại. Một gia đình cũng chẳng phải vừa. Ông ngoại Bảo Đại là Hoàng văn
Tích là người dám nghĩ, dám làm, không nghĩ cũng làm. Khi vợ có con thứ hai liền
đón chị vợ về chăm lo việc nhà, kèm phụ thêm việc giường chiếu với ông, có con
với bà này sinh ra bà Hoàng Thị Cúc sau là mẹ đẻ của Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ. Mẹ
bà Cúc xấu hổ với em gái, sinh con xong trở về quê tái giá. Bà Hoàng thị Cúc lại
bị anh gán nợ vào làm người hầu trong phủ hai bà goá của vua Đồng Khánh. Từ
chân vị kẻ osine, bà ẵm được ông hoàng có tiếng là không thích gần đàn bà lên
giường, đúc ra vua Bảo Đại một bước lên bậc mẫu nghi thiên hạ. Cách mạng chỉ mới
đặt mục tiêu "người cầy có ruộng", sau còn đuối phải thu ruộng lại
cho vào hợp tác xã. Bà cũng xuất thân thành phần nghèo khổ mà thành mẹ thiên hạ.
Đường cách mệnh nào có kém. Khó phải ló cái khôn. Khôn ấy như thế nào ? Bảo Đại
biết rất rõ Quốc bảo nhà Nguyễn song quyển sách "Con rồng An Nam"
cũng không chỉ mặt nêu tên thanh kiếm và chiến ấn truyền ngôi. Một khoảng trống
cố tình lướt qua như Đổng lý ngự tiền văn phòng Phạm Khắc Hoè. Chúng ta có được
chứng kiến lịch sử đúng như sách báo viết hay không ?
Trần Huy Liệu không xa lạ gì với Đổng Lý Phạm Khắc
Hòe. Ông Liệu là người tuyên truyền, giác ngộ bà Nguyễn Thị Hy thành vợ bé,
có hai con với ông. Mặc dù ông Liệu đó có vợ là Nguyễn Thị Tý và bốn con ở
quê. Bà Hy lại là vợ con trai trưởng Phạm Giao của Thượng thư Phạm Quỳnh bạn đồng
môn với ông. Thời ấy miệng dân gian ghen ăn tức ở chửi dẻo ấy là phường
"trốn chúa lộn chồng" hay "mèo mả gà đồng gặp nhau". Trong
một xã hội Nho giáo, khép kín ở mảnh đất bé tí như Huế vai vế Trần Huy Liệu
với việc tòm tem này tự liệt vào hạng con cháu. Thậm chí có tin đồn rằng ông
là người chủ mưu giết Phạm Quỳnh do tư thù. Sau này chính Trần Huy Liệu trong
vai Bộ trưởng Thông tin và tuyên truyền đã dựng nên câu chuyện Lê Văn Tám đốt
kho xăng Pháp. Báo hại bao nhiêu năm học sinh miền Bắc cứ phải nhai cái tầm
phào khốn khổ. Con trai Trần Huy Liệu còn viết về cha: "Khi nghe tin Tòa
Án quân sự Bungaria lần lượt kết án 2000 người là phản bội cách mạng phải chịu
các bản án từ chung thân khổ sai đến tử hình thì ông Liệu còn mang tờ thông
tin quốc tế ấy sang phòng Hồ Chí Minh: "Đấy, đồng chí Dimitrov, trong
việc trấn áp phản cách mạng đã chặt hàng ngàn cái đầu phản động. Cụ có thấy
cái chính quyền cách mạng nào hiền lành đến nhu nhược như chính quyền của Cụ
không?"
Khi lần đầu tiên gặp Trần Huy Liệu, ông Phạm Khắc
Hòe đã nêu câu hỏi rằng trong tháng Tám, Bảo Đại và ông đều chưa nhận được
lương. Câu hỏi này có nhằm mục đích thăm dò thực quyền của những người đại
diện cho một Ủy ban cách mạng? Chắc chắn. Cầm quyền, làm chủ thì phải có xèng
cho người làm. Không xèng, đeo kính đen, chân thấp chân cao có phải là ăn trộm
gà bị đánh què chân, cầm tờ giấy chữ ký lí nhí vào gặp, chủ nhà không lăn tăn
ư? Lạ.
Nếu đã không phục Trần Huy Liệu và không tin vào quyền
lực của Phái đoàn, Đổng lý Phạm Khắc Hòe hiến kế gì cho Bảo Đại? Như thế màn kịch
đóng thế được dàn dựng. Một chiếc kiếm giả được tức tốc làm và ngày 28.8 Phạm
Khắc Hòe vào kho trong điện Cần Chánh mà chỉ một mình ông được quyền vào và lựa
một chiếc thế mạng cho quốc ấn "Đại Việt quốc Nguyễn vĩnh trấn chi bảo"?
'Đáng đồng tiền bát gạo'
Trong Hồi ký chính trị "Từ triều đình Huế đến
chiến khu Việt Bắc" ông Hòe có nhắc đến một câu bằng tiếng Pháp Bảo Đại
nói khi bàn bạc với ông chuyện bàn giao chính quyền. Đó là câu "ça vaut
bien le coup alors" - nôm na trong tiếng Việt - Đáng đồng tiền bát gạo -
Cũng bõ công làm. Trong ngữ cảnh trước mắt thành dân đen, hồ hởi như thế cũng
hơi quá. Khi bàn một canh bạc có lãi mới xoa tay "được đấy, quả này đậm!
– Ca vaut bien le coup alors".
Không ai đứng trước viễn cảnh ngày mai mất việc, tiền
đồ tối như đêm 30 lại hỷ hả "ça vaut bien le coup alors", chứ đừng
nói một ông sắp mất ngai vàng ! Phái đoàn tiếp nhận việc chuyển giao chính
quyền ngày ấy không phải là đối thủ xứng tầm với Bảo Đại và Phạm Khắc Hòe? Họ
chỉ thấy " cái quý " ở bề ngoài lóng lánh, hý hửng cái nằng nặng ẵm về
mà nhãng bỏ thêm vài chữ nữa về ấn ấy, kiếm ấy ra sao. Nguyễn Hữu Đang, người dựng
kỳ đài cho ông Hồ đọc Tuyên Ngôn độc lập khá hơn, ông cấu ít sử cho vào trang
viết về ngày 2.9.1945:
"Trở về phòng thường trực Ban Tổ chức, tôi yêu cầu
Trần Lê Nghĩa, cũng là Phó Ban Tổ chức sửa soạn ngay một chiếc bàn con kiểu
trang nhã có kèm theo một khăn phủ bằng nỉ hay lụa màu xanh lá cây và dặn:
"- Ấn, kiếm sẽ để trên bàn ấy kê trước mặt Cụ Hồ.
"Ấn và kiếm này đều bằng vàng là hai bảo vật tượng
trưng cho quyền lực của nhà Nguyễn trên nửa phía Nam đất nước rồi trên toàn bộ
đất nước. Lưỡi kiếm cũng bằng vàng như vỏ kiếm nhưng dày hơn, chỉ ngắn bằng hai
phần ba vỏ kiếm, chỗ bản rộng nhất độ hai phân, vuốt nhọn như lá lúa. Vỏ kiếm
chạm nổi tỉ mỉ. Bàn tay thợ điêu luyện đã gửi vào đây tinh hoa lao động mỹ nghệ.
Nó đẹp huy hoàng như một nàng công chúa trong truyện cổ tích. Nó được làm từ
bao giờ tôi không rõ. Còn ấn, theo một nhà nghiên cứu sử, nó được đúc vào quãng
năm 1744, Đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Trên ấn hình vuông (núm to cũng hình
vuông) Nguyễn Phúc Khoát cho khắc bốn chữ Hán “Vương quốc chi ấn” có ý nghĩa
tuyên ngôn chính trị để tỏ thái độ ly khai, xưng vương, độc lập đối với triều
Lê, thực chất là đối với chính quyền lũng đoạn của họ Trịnh, đồng thời cũng là
bất chấp việc nhà Thanh chối từ phong vương cho chúa Nguyễn vì vua Lê vẫn
còn." (Hồi ký Nguyễn Hữu Đang).
Chiếc ấn từ Huế về theo những ghi nhận đương nhiên
chính xác nhất phải là của Đổng lý ngự tiền văn phòng Phạm Khắc Hoè là 10 kg vàng
ròng, Trần Huy Liệu kể lại chỉ nặng hơn 7kg, đến tay Nguyễn Hữu Đang đã ra mồ
hôi, ngót đi còn 5 kg, như luộc rau muống. Ông thuật lại khá vui, 70 năm sau
xem lại vẫn còn cười được:
"Đến lượt Trần Huy Liệu báo cáo. Tôi đứng sẵn
trên chiếc bàn con để ấn, kiếm. Ông Liệu nói đến chỗ Bảo Đại trân trọng nộp ấn,
kiếm, tôi sẽ bấm cánh tay ông để ông tạm ngừng lại. Rồi tôi, tay phải cầm lấy
thanh kiếm, tay trái thản nhiên dùng năm đầu ngón tay nhón cái núm chiếc ấn, định
cứ thế cùng một lúc giơ cả hai thứ lên cao để đồng bào thấy. Chẳng ngờ thanh kiếm
tương đối nhẹ, một tay tôi thừa sức điều khiển, còn chiếc ấn bướng bỉnh cứ ỳ
ra, không nhúc nhích – nó nhỏ thôi mà sao nặng quá thế! (sau này tôi mới biết
nó nặng trên 5 kilôgam). Tôi vội buông thanh kiếm, dùng cả hai tay lấy hết sức
lôi chiếc ấn lên cách mặt bàn độ ba mươi phân, luồn tay phải xuống phía dưới, lựa
cho nó nằm trên cùi bàn tay để ngửa rồi cúi mình co cánh tay từ từ nâng thẳng
nó lên như lực sĩ cử tạ. Trong khi tay trái với thanh kiếm giơ lên ngang chiếc ấn…
Tôi cố đứng vững, hai tay dựng thẳng như thế bốn năm phút liền. Cánh tay nâng
chiếc ấn bắt đầu mỏi, buốt và đe dọa sa đà dúi xuống. Tôi đã kịp thời hạ chiếc ấn
lừa dối, tai ác xuống cùng với thanh kiếm thật thà, hiền lành thở phào nhẹ
nhóm.
Bỗng Cụ Hồ đứng phắt dậy, nhanh nhẹn cầm lấy thanh kiếm,
thong thả bước tới micrô, rút mạnh lưỡi kiếm ra khỏi vỏ rồi vừa giơ nó lên cao
hết tầm tay, vừa thét lớn đến làm rung động không gian quảng trường, chậm rãi dằn
từng tiếng: - Thanh kiếm này là để chặt đầu những tên phản quốc.Hồ Chí Minh
theo hồi ký của Nguyễn Hữu Đang
"Năm 1992, đọc hồi ký của ông Liệu, tôi mới biết
ngày 30/8/1945, trên Ngọ môn, trong động tác trưng ấn, kiếm để đồng bào Huế
coi, ông cũng đã chủ quan, bất ngờ và lúng túng, vất vả như tôi, thâm chí hơn
tôi: Ông đuối sức đến suýt bị siêu vẹo. Cả hai chúng tôi đều kiệt xác, chưa bao
giờ được cầm vàng tới vài đồng cân nên khó lường sức nặng của nó."
Chữ ông dùng "chiếc ấn lừa dối, tai ác"
cùng "thanh kiếm thật thà" không biết có thêm xa xôi gì không. Hữu
Đang cũng chỉ vô tình ngó chữ Trần Huy Liệu kể về sự kiện này 47 năm sau. Yêu
nhau củ ấu cũng tròn mà gần nửa thế kỷ sau mới đọc những dòng tâm huyết của cựu
đồng chí thì kể ra người đời ăn ở với nhau khó biết bụng dạ.
Chiếc kiếm gỉ trong tay Huy Cận ngày 30.8.1945 biến
thành một chiếc kiếm vàng trong tay Hữu Đang trong vòng có ba ngày. Mà vàng thì
không ai dùng để làm kiếm và vàng cũng chẳng bao giờ rỉ. Ông Trần Huy Liệu trước
đó đã nói có trình lên ông Hồ Chí Minh và thường vụ Trung Ương ấn và kiếm lặn lội
mang về từ Huế. Họ đã phát hiện ra đây là việc giả mạo và thay vào đó một thanh
kiếm khác? Vàng gỉ là vàng giả.
Một chi tiết trong ngày 2.9.1945 cũng được ông Hữu
Đang kể lại về ông Hồ Chí Minh khá dí dỏm. Ông Hồ thường được mô tả như là người
tinh tế, mưu lược. Ông Lê Giản Tổng giám đốc công an Bắc Bộ lúc đó đã từng kể
chuyện ông Hồ Chí Minh khéo léo lợi dụng mâu thuẫn giữa Archimedes Patti và Lư
Hán để thoát khỏi tay tướng Tưởng Chu Phúc Thành ở Đại bản doanh Bộ tư lệnh
quân đoàn 63 tại khu Đồn Thuỷ. Bảo Đại cũng khen Hồ Chí Minh: "Nói thật,
tôi thích tư thế của ông (Hồ) hơn những lãnh tụ quốc gia, thật sự chỉ là bù
nhìn của bọn Tàu. Trong sự hỗn độn tôi thấy Hồ chí Minh vẫn giữ được trầm
tĩnh."
Triều Nguyễn
có hơn 40 chiếc ấn các loại nhưng hiện không được trưng bày đầy đủ
Nguyễn Hữu Đang viết gì: "Trần Huy Liệu báo
cáo xong, tôi vẫn đứng cạnh micrô để tiếp tục điều hành buổi lễ. Quay về phía
Nguyễn Lương Bằng, đại diện Tổng bộ Việt Minh ngồi ở hàng ghế đầu, tôi sẽ cúi đầu,
lùi lại một bước để nhường chỗ, tỏ ý mời ông đến phát biểu ý kiến như đã ghi
trong chương trình.
"Bỗng Cụ Hồ đứng phắt dậy, nhanh nhẹn cầm lấy
thanh kiếm, thong thả bước tới micrô, rút mạnh lưỡi kiếm ra khỏi vỏ rồi vừa giơ
nó lên cao hết tầm tay, vừa thét lớn đến làm rung động không gian quảng trường,
chậm rãi dằn từng tiếng:- Thanh kiếm này là để chặt đầu những tên phản quốc."
Ông Hồ Chí Minh đã nổi giận vì học trò của ông bị qua
mặt? Cạnh câu nói "Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?" khác cái cử chỉ,
khác cái tông "Thanh kiếm này để chặt đầu những tên phản quốc", khác
lắm.
Vậy chiếc kiếm trưng bày ở bảo tàng Guimet nhiều khả
năng là chiếc kiếm ngày 30.8.1945. Kiếm giả là rõ rồi. Nhưng vứt đi thì không
dám, mà bầy cũng rởm. Đi mắc núi, về mắc sông. Hệt như chuyện món gân gà Tào
Tháo. Nuốt không trôi, dai nhách. Ấn giả, kiếm gỉ ngày thoái vị, góc khuất lịch
sử ấy sao mà lớn thế!
70 năm đi qua người Việt trong nước mới được xem hai
lần cái gia tài họ giành được triều đại Nguyễn. Họ sẽ phải chờ bao lâu nữa mới
được xem đầy đủ 44 cái ấn triều Nguyễn, hy vọng hé thêm những cánh cửa bí mật.
Mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa?
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen