Trong 7 thế kỷ, đế chế Ottoman bành trướng từ cái nôi Thổ Nhĩ Kỳ sang đến Âu châu, trung Á, bắc Phi, đông Phi và bán đảo Ả Rập, trở thành một đế quốc cường thịnh và huy hoàng bậc nhất trong lịch sử. (Chú thích thừa thãi: ngày nay tập đoàn café Trung Nguyên vẫn còn phải biết ơn họ, cà phê đến Âu là qua ngả Budapest (Hungary) dưới sự thống trị của nhà Othman, sau đó nhỏ giọt đắng giọt sầu sang Pháp v.v. và dần dà mới đến Việt Nam để mà xoa dịu tâm trạng của những kẻ buồn không biết vì sao). Hùng mạnh như thế, trong đế quốc đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa này, gọn lỏn một dân tộc từng hiện diện trước Công nguyên nhưng hiện nay bơ vơ là dân tộc Kurd.
Hiện có khoảng trên 40 triệu
người Kurd sinh sống trên một diện tích tương đương/lớn hơn Việt Nam
(350.000-500.000 km2). Sau khi đế quốc Ottoman tan rã (sau đệ nhất Thế chiến),
Kurd là một dân tộc không có quốc gia mà phân tán trên các nước trong vùng là
Turkey, Iran, Syria và Iraq. Thỏa ước gọi là Sykes-Picot giữa Anh và Pháp khi
chia nhau thuộc địa cũ của đế quốc Ottoman đã quên mất họ. Người đã quên rồi
nhưng ta còn nhớ, năm 1925 người Kurd ở Iraq làm loạn và Anh quốc dùng máy bay
ném hơi độc Yperite (tức là vũ khí hóa học) để dẹp họ, vào cùng thời điểm người
Pháp ném bom Maroc hay Damascus (và làng Cổ Am, Hải Dương vài năm sau, 1930).
(Lại chú thích thừa thãi: thỏa ước này địnhh chia cho chế độ Nga hoàng khu vực
thành phố Istanbul để cho Nga có đường từ Hắc Hải thông ra biển địa Trung. Việc
“ông Nga hoàng ở nước Nga, vì sao ông đến vườn hoa Nhĩ Kỳ” này không thành vì xảy
ra Cách mạng tháng 10, nếu không ngày nay nước Nga đã có đội bóng đá
Galatasaray và thêm một Nobel văn học là Orhan Pamuk).
Việc ném bom ngày nay chẳng
có gì mới mẻ cả trong khu vực, như đại biểu quốc hội Anh quốc George Galloway mới
nhắc nhở “Ta đã ném bom Iraq từ 100 năm nay rồi” và
Saddam Hussein không phải là người sử dụng vũ khí hóa học đầu tiên để tiêu diệt
người Kurd tại Iraq.
Tại Iran, Turkey, tất nhiên là người Kurd cũng không yên, liên tục đòi tự trị. Khi Saddam đổ, khu vực Kurd tại Iraq trên thực tế trở thành độc lập với quân đội và chính quyền một cõi, gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà. Và đứng bên ngoài các tranh chấp sunni/shia của Hồi giáo Ả Rập (người Kurd cũng Hồi giáo, tuyệt đại đa số là Sunni, ngoài ra một số nhỏ Ki tô, nhưng vấn đề chung của họ là vấn đề dân tộc, không phải là vấn đề giáo phái).
Tại Iran, Turkey, tất nhiên là người Kurd cũng không yên, liên tục đòi tự trị. Khi Saddam đổ, khu vực Kurd tại Iraq trên thực tế trở thành độc lập với quân đội và chính quyền một cõi, gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà. Và đứng bên ngoài các tranh chấp sunni/shia của Hồi giáo Ả Rập (người Kurd cũng Hồi giáo, tuyệt đại đa số là Sunni, ngoài ra một số nhỏ Ki tô, nhưng vấn đề chung của họ là vấn đề dân tộc, không phải là vấn đề giáo phái).
Nếu người Kurd không có vấn đề giáo phái thì họ lại có vấn đề đảng phái.
Tại Iraq, sau khi hục hặc và tay chân điệu võ với nhau trong nhà, chính quyền
Kurd tự trị hiện nay liên kết thống nhất gì đó tạm thời. Thành phần chính và cầm
quyền là thành phần thiên hữu và “thân” Tây phương (KDP-PUK). Vì thế, họ được
Tây phương giúp đỡ, sau khi vỗ trán nghĩ ra, à, chặn thằng IS có thằng Kurd
dùng được, mà xem ra nó cũng trắng trẻo đây, hay không đến nỗi nào đen đủi.
Tại Syria lại khác, phong
trào tự trị của người Kurd lại thiên tả (PYD), gắn bó với đảng PKK (Lao động
Kurd) tại Turkey, là một phong trào giải phóng vũ trang được phương Tây và
Turkey xếp vào hàng khủng bố (như Hamas ở Gaza, hay Hezbollah ở Lebanon).
Tuy nhiên, khi chế độ Assad
lung lay, người Kurd địa phương đi đến một thỏa hiệp ngầm với mọi bên. Mấy cha
(Ả Rập) cứ việc ân oán với nhau, chúng tôi (Kurd) ra ở riêng, chẳng đụng đến
ai. Thỏa hiệp này không được thành phần quá khích Hồi chấp nhận và gần đây,
phong trào ISIS/ISIL hay IS, Da-esh (tên Ả Rập của IS) bắt đầu tấn công vào
lãnh thổ của người Kurd tại Iraq và Syria. Ngoài lý do IS tất nhiên là không ưa
các phong trào thế tục, vùng đất Kurd còn chiếm một vị trí chiến lược trong khu
vực cần phải được kiểm soát.
Vì thế cho nên mấy ngày nay,
khi 4.000 quân ISIS ba mặt giáp công thị trấn biên giới Kobane (mặt còn lại là
biên giới Turkey) thì không thấy cái gọi là liên minh 50 nước trên thế giới chống
lại IS hung tàn ra tay động đậy. Tử thủ Kobane là 1500 dân quân YPG (lực lượng
vũ trang của PYD), một số không ít là phụ nữ (1/4 hay 1/3 lực lượng dân quân
này). YPG được tổ chức theo kiểu nam nữ đề huề và dân chủ, các sĩ quan, lãnh đạo
được dân quân bầu lên cầm đầu đơn vị, nhưng không có trang bị súng lớn và hiện
nay đang lâm vào tình trạng thiếu lương thực và đạn dược, IS vây hãm mà Turkey
lại tẩy chay.
Biên giới thì bị chính quyền
Turkey khóa lại, kiểm soát và ngăn chặn người tỵ nạn. Quần chúng Kurd tụ tập mới
đây ở trên đồi phía Turkey để theo dõi chiến sự còn bị công an bắn hơi cay giải
tán, và nghi kỵ giữa đôi bên khiến pháo rơi vào Kobane (tên Kurd, tên Ả Rập là
Ayn El Arab) còn bị cho là của Turkey bắn chứ không phải là của IS và ngược lại.
Bên kia biên giới thì cũng lại là người thiểu số Kurd, và chống đối chính quyền
trung ương nên Turkey làm ngơ là vì vậy. Turkey lại khăng khăng đòi lật đổ
Assad tại Syria, mà IS lại là lực lượng lớn nhất đe dọa Assad, trong khi người
Kurd trong việc Assad này như đã nói, lại có thái độ trung lập.Tuy vậy, chính
quyền Turkey lên tiếng là không thể để cho Kobane rơi vào tay IS, Quốc hội đã
biểu quyết cho phép can thiệp quân sự vì mặt khác Turkey cũng không muốn IS làm
trùm ngay sát nách họ, và dẫu gì Turkey cũng là NATO và thân Tây phương, thế mới
lôi thôi.
Có lẽ họ sẽ đợi cho IS tràn
vào thị trấn, giết sạch hết người Kurd và tiêu diệt kháng chiến YPG rồi mới ra
tay, vừa khỏe, vừa tiện.Thái độ ngư ông chờ đắc lợi này khiến ngày 7/10, biểu
tình của chống đối và thiểu số Kurd tại Turkey khiến 12 người thiệt mạng, đảng
PKK (Lao động Kurd tại Turkey) đang đàm phán với chính quyền trung ương dọa
ngưng nói chuyện nếu Kobane bị bỏ rơi và lọt vào tay IS.
Sao thì, dân quân YPG mới
thành lập và kém kinh nghiệm cũng đã tỏ ra dũng mãnh hơn là quân đội quốc gia
Iraq sau khi Hoa Kỳ đã đổ hàng chục tỉ vào trang bị và huấn luyện. Bằng chứng
là 5.000 quân IS trước đây đã đuổi 2 sư đoàn 30.000 quân Iraq và chiếm thành phố
Mosul trong mấy ngày. Ít ra là thấy, các lãnh đạo do dân quân bầu lên còn khá
hơn là tướng lãnh do chính quyền Iraq bổ nhiệm.
Người Kurd tại Syria không
trông cậy vào ai được ngoài chính mình, như thành ngữ của họ hằng nhắc nhở:
“Chúng ta không có bạn, ngoại trừ các rặng núi”.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen