Mittwoch, 30. Juli 2014

TÌM HIỂU PHONG TRÀO TRANH ĐẤU F.U.L.R.O. (1958 – 1969)

Nguyễn-trắc-Dĩ

Vào năm 1957 người ta đã nghe nói rất nhiều đến Phong trào tranh-đấu của đồng-bào Thượng. Tùy theo sự hiểu biết của từng người, cuộc tranh-đấu đó được mô tả khác nhau.

Có người cho rằng Phong-trào tranh-đấu của đồng-bào Thượng do Cộng-sản, Thực-dân giật giây, có người nhìn với con mắt cảm tình và ủng-hộ vì Phong-trào chống Chánh-Phủ Ngô-Đình-Diệm, nhưng rất ít người hiểu biết tường tận về mục-đích và quá trình tranh-đấu của Phong-trào này.

Sau Cách-Mạng, vào tháng 01-1964, một cuộc bạo-động đẫm máu xẩy ra tại Buprang, Sarpa do môt số Dân-sự chiến-đấu Thượng gây ra cùng sự thành hình của Phong-trào Fulro đã khiến dư-luân trong, ngoài nước xôn xao và cũng từ đó vấn-đề được giới hữu-trảch nghiên-cứu tỷ-mỷ và tìm cách giải quyết tận gốc rễ.

Vấn-đề được sáng tỏ. Phong-trào tranh-đấu của đồng bào Thượng năm 1958 cũng như vào năm 1964 không pnải là sản-phẩm của Thực-dân hay Cộng-sản mà chỉ là một tổ-chức của đồng-bào Thượng tranh đấu để bảo-vệ Phong-tục, tín-ngưỡng cổ-truyền của đồng-bào Thượng, cho sự tiến-bộ của người Thiểu-số và cũng để tranh-đấu cho sự đoàn-kết, bình-đẳng giữa sắc-tộc nhiều người và các sắc-tộc ít người.

Sự tranh-đấu đó sở dĩ mà có, vì chính-sách Thượng-Vụ của Chánh-Phủ Đệ I Cộng-Hòa có những sai lầm trầm trọng gây nẻn sự chia rẽ giữa Kinh và Thượng, dồn người Thượng vào thế phải tranh-đấu để tự-vệ.

Ảnh chụp năm 1970 : Thiếu tá Osman (Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 181 FULRO – ngồi giữa), Đại úy Po Dharma (Tiểu đoàn phó – ngồi bên trái), Thống tướng Lon Nol (Thủ tướng Campuchia – đứng bên phải).


Khác hẳn với những luận-điệu xuyên-tạc, phong-trào tranh-đấu của đồng-bào Thưọng không hề chịu ảnh hưởng của Cộng-sản, trái lai, Phong-trào này còn là lực-lượng có lập-trường chống Cộng vững chắc. 

Sau nhiều năm tháng tìm hiểu tường tận, Chánh-Phủ đã lần hồi giải quyết thỏa đáng những nguyện-vọng của đồng bào Thiểu-số và đó là cách giải quyết tận căn bản sự chống-đối của đồng-bào Thượng tượng trưng bởi Phong-trào Fulro.

Chánh-Phủ đã nâng cơ-quan đặc-trách về đồng bào Thiểu-số lên hàng Bộ, đã ban-hành quy-chế riêng biệt cho đồng-bào Thiểu-số, đã thi-hành nhiều biện pháp nâng-đỡ để đồng-bào Thiểu-số có cơ-hội theo kịp đà tiến-bộ của dân tộc; Hiến-pháp ghi nhận sự hiện hữu của đồng-bào Thiểu-số, sự bình đẳng, đoàn-kết dân-tộc, tôn-trọng phong-tục tập-quán của đồng-bào Thiểu-số; đồng-bào toàn-quốc thông-cảm và sẵn sàng giúp đỡ đồng-bào Thiểu số tiến-bộ. Chính vì nhận-định rõ thiện-chí của Chánh-Phủ cùng đồng bào toàn quốc và sau khi Chánh-Phủ chấp thuận những thỉnh nguyện chính đáng, phong-trào Fulro tự nguyện chấm dứt mọi hoạt-động và toàn thể lực-lượng đã ra trình diện về hợp-tác với Chánh-Phủ trong danh-dự vào ngày 01/02/1969. 

Hồ sơ Fulro được khép lại, vấn đề Fulro đã lùi vào quá khứ, chúng tôi viết tài-liệu này nhằm mục đích giúp cho những ai tìm hiểu về đồng-bào Thiểu-số được hiểu rõ và đứng đắn về cuộc tranh đấu của đồng-bào Thượng từ năm 1958 đến 1969.

Từ Phong-trào Bajaraka (1958) đến Phong-trào Fulro (1964)

Trên giải đất Việt-Nam ngoài số dân-cư đông đúc sống nơi thành-thị và vùng đồng-bằng gọi là người Kinh, còn có trên 3.500.000 người Thiểu-số mà từ đời sống tinh-thần lẫn vật chất còn thấp kém. Thông thường người ta phân biệt đồng-bào Thượng tức là những đồng-bào Thiểu-số sinh sống tại Cao nguyên Miền Nam; đồng-bào Thượng-du Bắc-việt, những sắc-tộc Thiểu-số sống trên Cao nguyên Miền Bắc; đồng-bào Chàm, một sắc-tộc sinh sống tại vùng đồng-bằng và duyên-hải Nam-phần.

Các sắc-tộc Thiểu-số tại Cao-nguyên Miền-Nam hay Miền Bắc không phải là những sắc-tộc đơn thuần mà còn chia ra nhiều sắc dân, nhiều bộ tộc khác biệt nhau từ ngôn ngữ đến tập quán. 

Tại Việt-Nam Cộng-Hòa có gần 700.000 đồng-bào Thượng cư ngụ trên Cao-nguyên miền Nam và vùng Thượng-du các Tỉnh Trung-nguyên và miền Đông Nam phần; trên 50.000 ngàn đồng-bào Chàm ở rải rác tại Ninh Bình-Thuận, Bình-Tuy, Tây Ninh, Châu-Đốc Saigon và gần 100.000 người Thượng-du Bắc-Việt di-cư vào Nam từ 1954 hiện ở rải rác tại Cam Ranh, Bình-Thuận, Darlac, Tuyên-Đức, Lâm-Đồng, Long-Khánh, Bình-Tuy, Saigon, Gia-Định, Biên-Hòa, Kiên-Giang.

Sự có mặt của nhiều sắc-tộc trong cộng-đồng Việt-Nam là một điều không thể tránh được, vì ngày nay các nhà chuyên khảo đã chứng-minh rằng ngay từ thời tiền-sử đã có rất nhiều giống người sinh sống trên lãnh thổ này. Lịcch-sử cũng chứng minh rằng từ ngàn xưa các sắc-tộc đã đoàn kết và hòa hợp để tạo nên một dân-tộc Việt-Nam hùng mạnh tồn tại đến ngày nay. 

Trong lịch-sử cũng như trong hiện tại, đồng bào Thiểu-số hay đồng-bào Thượng nói riêng đã từng sát cánh cùng toàn dân chống ngoại-xâm để bảo-vệ mở mang đất nước. Sự đoàn-kết nhất-trí ấy đã một thời gian gián-đoạn vì người Pháp tìm đủ mọi cách, gây chia rẽ Kinh-Thượng, chia rẽ Địa-phương, nhằm mục-đích “chia để trị". Cũng vì vậy sau 80 năm bị thực-dân đô-hộ, giữa đồng-bào miền-núi và đồng-bào miền xuôi, có nhiều sự cách biệt, nhìn nhau như những người xa lạ.

Người Thiểu-số đã cùng toàn dân kháng-chiến, chống thực dân Pháp nhằm mục-đích đập tan chế-độ “chia để trị” dành độc-lập cho Tổ-quốc, mong được hưởng tự-do công-bằng vả tiến-bộ. 

Thế nhưng, chính-sách sai lầm của Chính-phủ Ngô-Đình-Diệm đối với đồng-bào Thiểu-số đã đẩy đồng-bào vào thế phải tranh-đấu tự-vệ chánh đáng.

Tổng thống Ngô Đình Diệm và các quan chức tham quan Hội chợ Tết 1957 tại Ban Mê Thuột.


NHỮNG SAI LẦM CỦA CHÁNH-PHỦ NGÔ-ĐÌNH-DIỆM VÀ CUỘC TRANH-ĐẤU CỦA ĐỒNG-BÀO THƯỢNG NĂM 1958

Vào năm 1955 sau khi chế-độ “Hoàng-Triều Cương-Thổ” được bãi bỏ, Chánh-Phủ Ngô-Đình-Diệm áp dụng những biện-pháp độc đoán :

- Phủ nhận quyền sở hữu đất đai của đồng-bào Thượng.

- Bãi bỏ Tòa-án Phong-Tục, Tập-quán.

- Cấm việc dạy thổ-ngữ Thượng.

- Không chuẩn bị tư tưởng trong cuộc di dân lên Cao-nguyên khiến cho sự giao tiếp giữa Kinh và Thượng có những va chạm đi đến cho chia rẽ, hận thù. 

- Thiếu một chính-sảch thực-tế, hữu-hiệu nhằm giúp đỡ đồng-bào Thượng cải tiến đời sống.

- Không có một chính sách giáo-dục cán-bộ lên phục-vụ trên Cao-nguyên, phục-vụ đồng-bào Thượng, coi Cao-nguyên là phần đất lưu đày của cán-bộ phạm lỗi, nên những phần tử này lên Cao-nguyên phục-vụ với lòng bất mãn khiến chính-quyền ngày càng xa dân.

Cũng nên nhấn mạnh rằng, mặc dù đặt chân lên Cao-nguyên từ 1891 nhưng cho tới khi rút khỏi Việt-Nam người Pháp đã nhiều lần muốn cải cách phong-tục tập-quán của đồng-bào Thượng nhưng đều gặp phản-ứng mạnh mẽ, cuối cùng phải thành-lập ngành Hành-chảnh, Tư-pháp, riêng cho đồng-bào Thượng tổ-chức những đơn-vị Thượng quân. Chánh-Phủ Bảo-Đại vẫn giữ nguyên tổ-chức của người Pháp, lại đặt Cao-nguyên thành “Hoàng-Triều Cương-Thổ” với quy-chế riêng-biệt cho đồng-bào Thiểu-số.

Đến năm 1955 Chánh-Phủ Ngô-Đình-Diệm đã bãi bỏ tất cả và chính-sách Thượng-Vụ của ông mắc phải những lỗi lầm như trên, gây nên sự chia rẽ giữa Kinh và Thượng, đẩy đồng-bào Thượng vào thế phải tự-vệ.

Năm 1957, các trí thức Thượng gồm đủ thành phần công-chức, giáo chức, quân-nhân đã ngấm ngầm đứng ra thành lập pong-trào BAJARAKA (kết hợp bởi tên của 4 sắc-tộc Thượng lớn là Bahnar. Jarai, Rhadé và Kaho) do ông Y-BHAM ENUÔL làm Chủ-Tịch. Phong-trào lan rộng trên khắp Cao-nguyên, nhưng mãi đến tháng 7-1958 mới công khai tranh đấu bất bạo động. Phong-trào BAJARAKA đã gởi thơ lên chính-quyền địa-phương, rồi Trung-ương xin tổ chức Đại-hội để đồng bào Thượng có dịp trình bày nguyện-vọng. Nhưng chính-quyền Trung-uơng không phúc đáp.

Sau đó Phong-trào gởi thơ cho Liên-Hiệp Quốc và Tòa Đại-sứ Hoa-Kỳ nhờ can thiệp. Mặt khác, từ trung tuần tháng 8 đến thảng 9-1958 Phong-trào liên tiếp tổ chức những cuộc biểu tình tại Kontum, Pleiku, Banmêthuột.

Ngày 15-09-1958 Chánh-Phủ ngày đó cương-quyết áp-dụng biện-pháp cứng rắn, ra lệnh bắt tất cả những người cầm đầu trong đó có các ông Y-BHAM, PAUL-NUR, NAY-LUETT v.v..., đồng thời thuyên-chuyển tất cả công-chức, quân-nhân Thượng liên can đến Phong-tràọ Bajaraka về miền xuôi.

Sự đàn áp của Chánh Phủ Ngô-Đình-Diệm chỉ làm cho Phong-trào không hoạt-động được công khai nhưng không dập tắt được ngọn lửa bất mãn mà làm cho nỏ âm ỷ chờ ngày bộc phát.

TỪ SAU CÁCH-MẠNG 1-11-1963 ĐẾN VỤ BẠO-ĐỘNG TẠI SAPRA - BUPRANG.

Sau Cảch-mạng 1-11-1963 Chánh-Phủ tỏ ra chú trọng nhiều đến vấn-đề đồng bào Thiểu-số. Một mặt cho cải biến Nha Công-Tác Xã-Hội Miền Thượng thành Nha Đặc-Trách Thượng-Vụ trực thuộc Bộ Quốc-Phòng, mặt khác tổ-chức nhiều cuộc thăm dò ý-kỉến các thân hào nhân-sĩ Thượng về nguyện vọng của đồng bào Thiểu-số.

Đặc biệt, trong cuộc họp ngày 9-1-1964 do Khu 23 Chiến-Thuật tổ-chức tại Banmêthuột nhằm thảo luận về công-tảc Thượng-vận trong phạm-vi lãnh-thổ Khu Chiến-Thuật, một nhân sĩ Edé, ông Y-CHÔN MLÔ ĐUÔN-DU (hiện là Phụ-tá Tổng-Trưởng Đặc-trách các Sắc-tộc miền Nam) đã nhân danh đồng bào Thượng trình bày nguyện-vọng của đồng bào Thượng, xin Chánh-Phủ có một chính sách công bằng, một chương trình hữu hiệu và thực tế đối với đồng-bào Thượng. Các vị nhân sĩ khác cũng trình bày tương tự. 

Vào thảng 3-1964, sau cuộc chỉnh lý, thể theo nguyện vọng của đồng bào Thượng và cũng nhờ sự can thiệp của bên ngoài, Trung-Tướng Thủ-Tướng Nguyễn-Khánh trả tự do cho ông PAUL-NUR, Y-BHAM và một số nhân sĩ khác bị cầm giữ, từ thảng 09- 1958.

Sau khi các vị lãnh đạo Phong-trào Bajaraka được trả tự do, cuộc tranh đấu trở lại công khai và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, về đường lối tranh đấu có hai xu hướng rõ rệt

Xu hưởng ôn hòa chủ trương tranh đấu bất bạo động vừa tranh đấu vừa xây dựng đoàn kết Quốc-gia, đoàn kết Kinh Thượng tranh đấu trong vòng hợp hiến, hợp pháp. Tiêu biểu cho xu hưởng này là hầu hết các vị trí thức Thượng lớn tuổi đã từng tranh-đấu dưới thời Pháp thuộc và tham gia Phong trào năm 1958 kể cả ông Y-BHAM ENUÔL. Nhóm ôn hòa đã tranh-đấu bằng kiến-nghị và trình bày nguyện vọng lên Chánh-Phủ trong dịp về thăm viếng thủ đô ngày 5-5-1964, Đại Hội các sắc dân Thượng Vùng 2 Chiến-Thuật ngày 25, 26-8-1864 tại Pleiku. v.v...

Xu hưởng tranh đấu bằng võ lực do hai giáo viên Y-DHƠN-ADRƠNG, Y-NUIN-HMOK và ông Y-NAM-EBAN, Thiếu-úy Lực-Lượng Đặc-Biệt đồn trú tại Buprang, chủ trương, nhằm tạo áp lực hỗ trợ cho sự tranh đấu của đồng bào Thượng và mới đây có thêm Đại-Úy Y-BHĂN-KPƠR cũng thuộc nhóm quá khích. 



Ông Y-BHAM (ngồi ngoài bên trái) cùng Phái đoàn Tỉnh Darlac về Thủ-Đô ngày 5.5.1964


Sự thành hình của Phong-trào Fulro vào năm 1964 rất là đặc biệt.

Tại biên giới Miên Việt vốn sẵn có hai tổ chức : Mặt trận tranh đấu của người Chàm (Champa) và người Việt gốc Miên (Kampuchéa-Krom). Thiếu-úy Y-Nam thuộc Lực-Lượng Đặc-Biệt đồn trú tại Buprang liên lạc với hai tổ chức này và sau đó lôi cuốn thêm Đại-Úy Y-BHĂN-KPƠR, giáo viên Y-DHƠN-ADRƠNG và Y-NUIN-HMOK cùng anh em binh sĩ Lực-lượng Dân-sự Chiến đấu tại Quảng-Đức và Darlac. Tuy nhiên những người chủ-trương tranh đấu bằng võ lực ngày đó nhận thấy không đủ uy tín để lôi cuốn đồng bào Thượng, do đó họ tổ-chức cuộc bạo-động vào ngày 19, 20-09-1964 nhằm mục-đích gây tiếng vang và bắt cóc ông Y-BHAM ENUÔL ở Banmêthuột đi để tôn xưng làm lãnh-tụ. 

Lực lượng bạo-động cũng đưa ra những thỉnh nguyện trong dịp tiếp xúc với chỉnh-quyền vào đêm 20-9-1964 như sau : 

a) Cần cỏ đại-diện đồng bào Thượng trong Chánh-Phủ. 

b) Chống việc đưa binh-sĩ Thượng đi phục vụ xa Cao-nguyên.

c) Thực hiện sự đoàn kết chặt chẽ và bình đẳng thực sự tại các trại Lực-lượng đặc-biệt và để cán-bộ người Thượng trực tiếp chỉ-huy.

d) Thực hiện việc dạy thổ-ngữ Thượng.

e) Giải quyết việc các Dinh-điền Kinh lấn đất các Buôn Thượng.

Ngay sau khi xảy ra cuộc bạo-động ngày 20-9-1964, các nhân-sĩ Thượng đã tự động đứng ra tổ chức 1 Ủy-ban Đại-diện để tiếp tay với Chánh-quyền giải quyết êm đẹp, tiết giảm sự đổ máu của cả đôi bên.


TỪ ĐẠI-HỘI 17-10-1964 ĐẾN CUỘC BẠO ĐỘNG NGÀY 17-12-1965.

Thể theo thỉnh nguyện của các nhân sĩ tham gia cuộc giải quyết vụ bạo-động tại Darlac ngày 20-9-1964, Chánh-Phủ cho tổ-chức Đại-Hội các sắc-tộc Thượng Vùng 2 Chìến-thuật tại Pleiku vào ngày 17-10-1964.

Lên tiếng tại Đại-hộỉ nay, hầu hết các Đại-diện đều ngỏ ý tiếc đã xảy ra cuộc bạo-động tại Buprang, Sarpa, nhưng cũng tán thành những đề nghị mà anh em Fulro đưa ra.

Đại-hội đã đệ trình Chánh-Phủ thỉnh nguyện xin Chánh-Phủ ban hành một chánh-sách đặc-biệt nâng đỡ đồng-bào Thượng trên các địa-hạt Hành-chánh, Chính-trị, Kinh-tế, Văn-hóa, Xã-hội, Quân-sự và xin nâng cơ-quan đặc-trách Thượng-Vụ lên hàng Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ để đẩy mạnh công cuộc cải tiến dân sinh cho người Thượng.

Đại-diện các sắc-tộc đều cởi mở trình-bầy nguyện-vọng và những thỉnh nguyện của Đại-hội được Trung Tướng Nguyễn-Khánh giải-quyết tại chỗ những điểm có thể thỏa mãn được. Một chính-sảch Thượng vụ dựa trên căn bản :

- Kinh Thượng bình-đẳng và đoàn-kết thật sự.

- Tôn trọng phong tục, tập-quán của đồng-bào Thượng.

- Đặc biệt nâng-đỡ đồng-bào Thượng theo kịp đà tiến-bộ của Dân-tộc, 

cũng được công-bố ngay trước đại-diện các Sắc tộc. Chỉ còn một vài điểm như hiệu kỳ, Lực-lượng Thượng-quân và việc thành lập Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ cần có thời gian nghiên cứu nên chưa thể giải quyết ngay tại Đại-hội. 

Ông Y-BHAM bị bắt cóc đi và chấp nhận lãnh-đạo Phong-trào Fulro, nhưng ông cực lực phản-đối đường lối bạo-động.

Do đó, vào tháng 7-1965 ông cử ba cán-bộ gồm các ông Y-Ngo Buôn-Yă, Y-Sênh-Nié và Y-Nhiam-Niê về Banmêthuột thăm dò ý kiến Chánh-Phủ.

Chuẩn-tướng Tư-Lệnh Sư-đoàn 23 Bộ-Binh đã tiếp 3 cán-bộ này tại Văn-phòng Bộ Tư-Lệnh vào 20-7-1965.

Trong khi cuộc thảo luận đang tiếp diễn thì một đại-đội Fulro đo ông Y-Guh-Nay chỉ-huy đột nhập vào trại đân-sự Chiến-đấu Buôn-Briêng vào ngày 29-7-1965. Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II đã áp dụng biện pháp vừa cương quyết vừa mềm dẻo để yêu-cầu Lực lượng này rút khỏi trại.

Ngày 2-8-1965 Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa ra Thông-cáo ngỏ ý sẵn sàng đón nhận mọi ý-kiến xây dựng, xác nhận theo đuổi những điểm trong chương trình đã thỏa hiệp với đại-diện các sắc dân Thượng tại Đại-hội 17-10-1964.

Tòa Đại-sứ Hoa-Kỳ cũng ra Thông-cáo xác nhận ý-chí cương quyết bảo vệ toàn-vẹn lãnh-thổ Việt-Nam, hoan nghênh việc ông Y-BHAM về hợp tác với Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hoà để chống kẻ thù chung của Dân-tộc Việt-Nam là Cộng-sản.

Ngày 6-8-1965, Quân-Đoàn II cấp phương-tiện cho 3 đại-diện Fulro trở về hậu cứ đem theo hai bản Thông-cáo của Chánh-Phủ Việt-Mỹ.

Mặc dầu đã mất sự tính nhiệm nơi cán bộ Fulro nhưng ngày 23-8-1965 Toà Đại-Biểu Chánh-Phủ Cao-Nguyên vẫn tiếp một phái đoàn Fulro khác từ hậu cứ trở về do ông Y-Dhé-Adrơng cầm đầu. Hai bên trao đổi quan điểm và từ đó Chánh-Phủ chấp thuận cho Fulro đặt một Phái-đoàn chính thức đại-diện thường trực tại Banmêthuột do ông Y-Dhé-Adrơng làm Trưởng Phái-đoàn để cùng thảo luận những đề nghị của đôi bên, ngõ hầu tìm giải pháp để anh em Fulro trở về hợp tác với Chánh-Phủ trong danh dự.

Trong khi hai bên đang có những cuộc tiếp xúc thì nhóm quá khích của ỏng Y-Dhơn Adrơng và Y-Nam-Eban lợi dung danh nghĩa của ông Y Bham-Enuôl ra lệnh cho các Lực-lượng võ-trang Fulro tại Pleiku, Phú-Bổn, bạo-động vào ngày 17-12-1965.

Cuộc bạo-động đã làm cho máu đổ tại Phú-Thiện, Phú Bổn gây thiệt hại cho cả đồng bào Kinh Thượng là tổn thương tình đoàn-kết Dân-tộc.

Tòa án Quân-sự Mặt-trận Vùng 2 Chiến-Thuật họp tại Pleiku ngày 27 và 28-12-1966 và tại Banmêthuột ngày 10-02-1966 đã lên án tử hình, khổ sai cùng an trí một số kẻ phạm pháp quả tang trong vu bạo-động tại Pleiku, Phú-Bổn. 

Về phía Fulro, Phái đoàn đại-diện Futro tại Ban-mê-thuột do ông Y-Dhé-Adrơng cầm đầu lên tiếng phản đối những kẻ chủ mưu cuộc bạo-động này. Tại Hậu-cứ, ông Y-BHAM-ENUÔL triệu tập đại-hội với sự tham dự của toàn thề đoàn-viên và gia-đình trong Phong trào Fulro. Đại hội quyết-định lên án và trừng trị đích đảng những người vô kỷ-luật lợi dụng danh nghĩa phong trào gây ra cuộc bạo-động làm tổn thương đến tình đoàn-kết dân tộc và làm cản trở chủ-trương trở về hợp-tác với Chánh-Phủ của Phong-trào.

Cũng vì lý do trên, các ông Y-Dhơn-Adrơng, Y Bhăn-Kpơr, Y-Nam Eban lãnh-tụ phe quá khích, ly-khai cùng ông Y-Bham-Enuôl. 

Ông Y-Bham-Enuôl tiếp tục đường lối ôn hòa, tiếp tục cử Đại-díện về Banmêthuột để thương thuyết. cùng Chánh-Phủ. Tuy nhiên, vì cuộc bạo-động ngày 17-12-1965 nên những cuộc tiếp xúc giữa Chánh-Phủ và Fulro bị trở ngại phải chờ đến khi Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ được thành lập các cuộc thương nghị chính thức mới được tiếp tục.

Những Thoả Hiệp Đầu Tiên đưa đến cuộc trở về đợt I của anh em Fulro

Cuối năm 1965, sau khi những tên chủ mưu vụ bạo-động 17-12-65 thọ hình, tình hình Cao-nguyên nặng nề hơn bao giờ hết. Phía đồng - bào Kinh luôn luôn thấp thỏm và nhìn bất cứ người Thượng nào cũng cho là Fulro. Đồng-bào Thượng có mặc cảm nên e dè cả nhưng hành-động thường nhật. Giữa Kinh và Thượng quả thật đã có sự nghi kỵ, chia rẽ ; những bài báo vô trách nhiệm lại làm kinh hoàng them những người sống trên Cao-nguyên. Lệnh giới nghiêm được gia tăng toàn vùng Thượng, vũ khỉ bén nhọn, dáo mác bị cấm tàng trữ. Phái-đoàn đại-diện Fulro, được Chính-phủ cho phép về Banmêthuột liên lạc với chính-quyền để tìm đường lối trở về hợp tác từ tháng 8-1965, bị cô lập. Chính-quyền phủ nhận vai trò đại-diện của Phái-đoàn này và đình chỉ mọi cuộc tiếp xúc.

Không khí càng thêm ngột ngạt, khi vào thượng tuần tháng 1-1966 một số phóng viên ngoại-quốc tung đi nguồn tin phản khoa học : “ Hồn ma những kẻ bị tử hình hiện về buộc đồng bào Thượng các buôn ấp nổi dậy biểu tình tranh đấu vào khoảng 27, 28 - 01 - 1966 hoặc vào dịp Tết Nguyên - Đán, bằng không hồn ma sẽ gây tai hoạ trên toàn vùng Thượng”. Ngày 27, 28-1 và Tết Bính-Ngọ qua đi trong yên tĩnh, nhưng mối kinh hoàng đè nặng thêm lên đầu cả đồng-bào Kinh lẫn Thượng sống trên Cao-nguyên. 

Nha Đặc-Trách Thượng-Vụ thiếu quyền hạn và phương tiện để giải quyết vấn-đề, Bộ Tư-Lệnh Quân Đoàn II chủ-động trong công-tác Thượng-vụ. Sau Tết Bính-Ngọ, một số nhân-sĩ Thượng muốn thoát ra khỏi không khí ngột ngạt đó đã đứng ra tổ-chức biểu-tình lên án những phần tử bạo-động, thỉnh-cầu Chính-Phủ thực thi những điều cam kết với đồng bào Thượng ngày 17-10-1964 và nhất là hàn gắn lại tình đoàn-kết Kinh Thượng. Quan-trọng nhất là đại-hội Kinh Thượng tại Kontum ngày 12 - 2 - 1966, đồng-bào Thượng tại đây đã đứng ngoài các cuộc tranh-đấu bạo-động. Trong Đại-hội này, đồng-bào lên án gắt gao nhóm người quá khích làm máu đổ tạo nên không khí ngột ngạt tại Cao-nguyên.

Kết quả của những cuộc biểu tình hợp-lý và đúng lúc trên, ngày 22-2-66 Chánh-Phủ cho cải biến Nha Đặc-Trách Thượng-Vụ thành Phủ Đặc-Ủy Thượng Vụ thể theo nguyện-vọng của đồng-bào Thượng và đề cử ông PAUL-NUR, một lãnh tụ Thượng người Kontum có chủ-trương tranh-đấu ôn hòa làm Đặc Ủy Trưởng.



Đại-diện các Sắ-tộc làm lễ tuyên thệ trong dịp Đại-Hội Kinh Thượng ngày 12-2-1966 tại Kontum.


I - TỪ LỜI KÊU GỌI ĐẦU TIÊN CỦA ÔNG ĐẶC ỦY TRƯỞNG THƯỢNG-VỤ ĐẾN BỨC THƯ ĐẦU TIÊN CỦA PHÁI-ĐOÀN ĐẠI DIỆN FULRO BẦY TỎ TIN-TƯỞNG VÀO PHỦ ĐẶC-ỦY THUỢNG-VỤ.

Ngay sau khi nhậm chức, ông Paul-Nưr đã đưa ra lời kêu gọi đồng-bào Thượng. Đây là lời tuyên bố đầu tiên của ông tóm lược những đường nét chính-sảch Thượng-Vụ và một chương-trình hoạt-động lâu dài.

Trong bài kêu gọi, sau khi nhắn nhủ đồng bào “gạt bỏ mọi tỵ hiềm nhỏ nhặt giữa đồng bào Kinh Thượng, gột rửa tự ti mặc cảm để cùng nhau bắt tay vào công cuộc xây dựng một đời sống mới trong xã hội mới", ông hướng về anh em Fulro tâm-sự : 

“ Anh em đã rõ, tôi đã từng ở bên cạnh anh em trong thời-gian tranh-đấu chống chế độ Ngô-Đình-Diệm, và sau này, trong các cuộc tranh-đấu ôn-hoà, tôi cũng vẫn là người đi tiên phong trình bày nguyện-vọng của đồng bào Thượng với Chánh-Phủ. Tôi rất tiếc, anh em đã quá nông nổi để bị lợi dụng đi sâu vào cuộc võ-trang tranh-đấu làm sứt mẻ tình Dân-tộc”.

“Qua những điều tôi đã trình bầy, anh em hẳn rõ cuộc tranh-đấu của chúng ta ngày nay được thỏa-mãn, Chánh-Phủ cũng như đồng-bào rất trông đợi anh em trở về chung sức diệt Cộng và xây-dựng xã-hội mới" .

“Nhân danh Đặc-Ủy-trưởng Thượng-Vụ, tôi tha thiết mời gọi anh em về hợp-tác. Tôi xin bảo-đảm cho anh em trước Quốc-dân và Chánh-Phủ danh dự các anh em sẽ không bị tổn thương và tài năng sẽ được xử đụng đúng mức”.

Công tác giải quyết vấn-đề Fulro và xây-dựng tình đoàn-kết Dân-tộc, như vậy đã được đặt vào hàng trọng tâm công-tác và vì tính chất quan trọng của nó nên chính Văn-Phòng Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ tự đảm-trách, dưới quyền điều-khiển trực tiếp của ông Đặc-Ủy-trưởng.

Công-tác được xúc tiến ngay, lời kêu gọi đổng bào Kinh Thượng đoàn-kết để bình-định, canh-tân xã hội Thượng, thực hiện chính-sách Kinh Thượng bình đẳng hòa-đồng, đồng-tiến và kêu gọi anh em Fulro trở về hợp-tảc, được ông Đặc-Ủy-trưởng Thượng Vụ tha thiết lập đi lặp lại ở các bài diễn-văn trong dịp kinh-lý đầu tiên tại các Tỉnh Cao-nguyên. 

Đáp lại những lời kêu gọi của ông Đặc-Ủy-Trưởng, ngày 11-4-1966, Trưởng Phái-đoàn Đại-diện Fulro tại Banmêthuột đã gởi hai bức thư lên Thiếu Tướng Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-pháp Trung-uơng và ông Đặc-Ủy-Trưởng Thượng-Vụ. Trong bức thư đệ trình Thiếu-Tướng Chủ-Tịch, ông Y-Dhé viết :

“ Với đường tốt đoàn-kết Dân tộc thật sự, Chánh-Phủ đã nâng Nha Đặc-Trách Thượng-Vụ thành Phủ Đặc Ủy Thượng Vụ và đã cử ông PAUL-NƯR làm Đặc-Ủy Trưởng để điều hành cơ-quan này. Đồng bào Thượng chúng tôi đều vui mừng, hoàn toàn ủng hộ vô-biên và đa tạ Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng Hòa “.

Bức thư thứ hai gởi ông Đặc-Ủy-Trưởng, ông Trưởng Phái-Đoàn Đại-diện Fulro viết :

“ Chúng tôi rất vui mừng khi được tin Chánh-Phủ Việt-Nam tự-do đã quyết-định cho thành-lập Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ và đề cử Ông là người đã từng tranh-đấu và hy-sinh cho đồng bào Thượng giữ chức vụ Đặc-Ủy-Trưởng “.

“ Chúng tôi rất hân hạnh sẽ được trở về sớm để giúp đỡ Ông trong công cuộc giải-cứu đồng bào chúng ta ra khỏi ách thống trị của Cộng sản và để hợp-tác cùng nhau trong công cuộc cải tiến đời sống của đồng bào sớm tiến tới mực sống mong muốn “.

Ngay sau ghi nhận được những bức thư trên, Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ đã phối hợp với Bộ Tư-Lệnh Quân Đoàn II thành lập Phái-đoàn tiếp xúc với Đại-điện Fulro để xúc tiến việc đưa anh em Fulro trở về hợp tác với Chánh-Phủ.

II- TỪ CUỘC TIẾP XÚC NGÀY 6-5-1966 ĐẾN HAI ĐAI-DIỆN FULRO ĐẮC CỬ VÀO QUỐC-HỘI LẬP-HIẾN.

Ngày 6-5-1966, Phái đoàn hỗn hợp gồm Đại-diện Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ, Bộ Tư-Lệnh Qnân-đoàn II vả chính-quyền Darlac mở cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phái-đoàn Fulro. Cuộc họp kéo dài từ 9 giờ sảng ngày 6-5 đến 0 giờ 45 ngày 7-5-1966.

Kết quả cuộc tiếp xúc rất khả-quan. Hai Phái- đoàn đã ký thỏa hiệp đầu tiên. Theo thỏa hiệp này Phái-đoàn Fuìro cam-kết chấm dứt mọi hoạt-động phản-đối Chánh-Phủ và Chánh-Phủ đẩy mạnh việc thực thi chỉnh-sách Thượng-Vụ.

Chiều hướng rất thuận tiện cho việc đưa anh em Fulro về hợp-tác. Trong khi đó, nhóm quá khích thuộc phe Y-Nam-Eban và Y-Dhơn ly-khai với Fulro cấu kết với Việt-Thượng-Cộng tung ra hàng loạt truyền-đơn đả-kích Chánh-Phủ và ông Y-Bham, xuyên-tạc thỏa-hiệp mà hai Phái-đoàn đã ký kết.

Cuộc gặp gỡ lần thứ hai vào 4-6-1966, hai Phái đoàn thỏa-hiệp thêm :

- Trong vòng một tháng, Fulro sẽ đưa 500 người về hợp-tảc với chánh-phủ trong đợt I,
- Thành lập Văn-phòng liên lạc gồm Đại-điện chính-quyền và Fulro để giải quyết các công việc thường và liên lạc giữa hai Phái-đoàn.



Phái-đoàn Chánh-Phủ do ông Tôn Thất Cư Phụ Tá Đặc Biệt Phủ Đặc-Ủy Thượng Vụ cầm đầu và Phái đoàn Fulro do Ông Y-Dhé-ADrơng cầm đầu chụp chung sau phiên họp đầu tiên 6.5.1966.


Văn phòng liên lạc được thành lập ngay sau khi cuộc họp chấm dứt và cơ-quan này đã đóng góp rất nhiều trong việc giải quyết vấn-đề Fulro từ tháng 6-1966 đến thảng 11-1966.

Tình-hình ngày càng khả quan; Ngày 09-06-1966 Thiếu - Tướng Chủ - Tịch Ủy-Ban Hành-Pháp Trung-Ương ký văn kiện ủy thác cho ông Đặc-Ủy-Trưởng Thượng Vụ và Thiếu-tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn II kiêm Đại-biểu Chính-Phủ vùng 2 Chiến-Thuật toàn quyền giải quyết vấn-đề Fulro. 

Để Phái-đoàn Fulro nhận-định rõ hơn vể những công-tác mà Chánh-Phủ đả thực hiện cho đồng-bào Thượng, ngày 21-06-1966, Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II đề nghị với Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ mời Phái-đoàn đại diện Fulro tại Banmêthuột và Pleiku dự lễ đón tiếp anh-hùng quân-đội Vùng 2 Chiến Thuật và thăm viếng các cơ sở Thượng-Vụ. 

Trong cuộc viếng thăm này trước sứ hiện diện của Nhị-vị Chủ Tịch Chánh-Phủ và quan khách, ông Y-Dhé-Adrơng Trưởng Phái-đoàn Đại-diện Fulro đã lên diễn-đàn tuyên-bố : 

“ Thật chúng tôi không thể nghĩ rằng Chánh-Phủ đã hết sức xây-dựng cho đồng bào Thượng những cơ-cấu căn-bản hầu đẩy mạnh công cuộc cải thiện xã-hội Thượng một cách vững chắc và lâu dài “.

“ Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, chúng tôi hết sức cảm-động và giờ phút này đây mới nhận chân thấy rằng ( Kinh Thượng một nhà) không phải là khẩu-hiệu xuông, mà là một sự thật một sự thật hiện ra quá mau lẹ sớm hơn cả sự ước mong của tôi “.

“ Vậy chúng tôi xin nguyện sẽ sát cánh với quí vị, với Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ trong công cuộc diệt Cộng, cứu nước “.

Trong phần Huấn thị, Thiếu-tướng Chủ-Tịch Ủy Ban Hành-Pháp Trung-Ương nhấn mạnh :

“ Bây giờ hơn lúc nào hết, Chánh-Phủ mong mỏi anh em trở về, trở về không phải là thất bại, không phải là đầu hàng cũng không phải là qui-thuận, mà là trở về hợp tác để chúng ta cùng chung sức kiến tạo và cải tiến một xã-hội Thượng mới trong cộng-đồng Quốc-gia “.

Cuộc trở về của anh em Fulro trong đợt I đáng lý ra sẽ được tổ-chức vào tháng 07-1966, tuy nhiên trong thời-gian này, Chánh-Phủ phần muốn cho anh em Fulro hiểu rõ thêm về những nỗ-lực trong việc thực thi chính-sách Thượng-Vụ để sự trở về của anh em là hoàn toàn tự nguyện, phần khác đang dồn trọng tâm vào công-tác bầu-cử Quốc-hội Lập-hiến, nên được hoãn lại đến tháng 10-1966.

Trong việc bầu-cử Quốc-hội Lập-hiến, Chánh- Phủ còn tỏ rõ sự khoan-dung đối với các anh em Fulro bằng cách cho những cán-bộ Fulro trở về được ra ứng cử. Sắc-luật số 028/66 ngày 22-7-1966 ấn-định thời hạn chót cho những cán-bộ Fulro trở về hợp-tác với Chánh-Phủ được ra ứng cử là ngày 15-8-1966, nhưng Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ đã can-thiệp để thời hạn trên -được gia hạn đến 31-8-1966. Một điều không ai có thể ngờ, chỉ trong thời hạn 10 ngày vận-động, hai ứng cử viên nguyên thuộc nhóm Fulro đã đắc cử. Ông Ksor-Rớt (hiện là Thượng Nghị Sĩ) đắc cử tại Phú-Bổn và ông Y-Wich-Buôn-Ya (Dân-biểu Quốc-Hội Lập pháp bị mất tích trong btến-cố Tết Mậu-Thân) đắc cử tại Banmêthuột. 

Việc cho anh em Fulro trở về được ra ứng cử ngoài thái-độ “bao dung và độ lượng”, Chánh-Phủ còn có ý nhắc nhở mọi công-dân hãy vì Quốc-gia Dân-tộc tranh-đấu trong vòng hợp-pháp, nói công khai đừng lén lút lợi-dụng sự nhẹ dạ, cả tin của đồng-bào để làm khổ cho những người lương-thiện vô tội. Chủ-trương độc đáo này tuyệt nhiên không có nghĩa là một nhân-nhượng hay chiều theo một thỉnh nguyện nào của anh em Fulro.

III - TỪ CUỘC TẬP TRUNG VÀO KHU VỰC ẤN-ĐỊNH ĐẾN ĐẠI-HỘI KINH-THƯỢNG 17-10-1966 TẠI PLEIKU.

Ngay sau khi nhận được Văn-thư số 641-HP-VP-M ngày 18-8-66 của Phủ Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-Pháp Trung-Ương giải thích về 4 điểm thỉnh nguyện của Phái-đoàn Fulro đưa ra và Sắc-lệnh triển hạn ngày ra ứng cử của những cán-bộ Fulro trở về hợp-tác, ngày 22-8-1966 Phái đoàn Fulro tại Banmêthuột phổ biến bức thư bằng tiếng Việt và Rhadé ngỏ củng đồng-bào Thượng, có những đoạn như sau :

“ Trong tinh-thần đoàn-kết dân-tộc và chống Cộng Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa tỏ ra nhiều thiện chí để cứu xét nhưng điểu thỉnh-nguyện của đồng bào Thượng…”

“ Những điều thỉnh-nguyện đã được thỏa-mãn, các anh em Fulro sẽ bắt đầu trở về hợp-tác ngay từ hôm nay”.

“ Tôi xin thay mặt toàn thể đồng-bào Thượng và ông Y-Bham-Enuôl ghi ân Chánh-Phủ, kêu gọi đồng bào hãy hưởng ứng nồng nhiệt và kể từ nay xin đồng bào hãy cố gắng phát triển tinh thần đoàn-kết Dân-tộc, xiết chặt hàng ngũ sau lưng Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa ”.


Ngày 01-09-1966, Tòa Hành-chánh Tỉnh Darlac và Văn-phòng Liên Lạc Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ triệu tập phiên họp với Phái-đoàn Fulro. Sau khi cho biết về những biện-pháp an-ninh cần thiết cho ngày bầu-cử quốc-hội, Chính quyền yêu-cầu Phái-đoàn Fulro cho tập trung Lực-lượng vào một khu ấn-định để khỏi trở ngại cho những cuộc hành-quân, pháo-kích Việt Cộng.

Phái đoàn Fulro đã hân hoan chọn khu vực phía Tây sông Srépok làm khu tập trung lực-lượng và Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ đã lo tiếp tế. 

Sau ngày bầu cử Quốc-hội Lập-hiến, Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ bắt tay ngay vào việc tổ-chửc đón tiếp đợt I

Ngày 06-10-1966 trên 500 cán-bộ võ-trang vả gia đình Fulro đã ra trình-diện trong một buổi lễ được tổ chức long-trọng tại Vận-động-trường Banmêthuột dưới quyền chủ-tọa của ông Đặc-Ủy-Trưởng Thượng-Vụ và Thiếu-Tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn II kiêm Đại Biểu Chánh-Phủ Vùng 2 Chiến-Thuật trước sự chứng kiến của hàng ngàn đồng bào Kinh Thượng và trên 1.000 cán-bộ Fulro.

Trong buổi lễ, ông Đặc-Ủy-Trưởng Thượng-Vụ đã tâm sự với các các anh em Fulro bằng những lời cảm-động : 

“Cả gần một thế kỷ tranh-đấu, ngày nay chúng ta mới được hưởng sự nâng đỡ thật tình, Chánh-Phủ đã làm nhiều hơn nói và sẵn sàng giải quyết nguyện-vọng của đồng bào Thượng chúng ta. Vậy vấn-đề hợp-tác để xây-dựng, để đem lại cho đồng bào một đời sống tốt đẹp là bổn phận của mọi người, của những người thật tình tranh-đấu cho dân cho nước “.

“ Đất nước ta tan nát nhiều rồi, dân-lộc ta đau khổ nhiều rồi, kẻ thủ chung của Dân-tộc là Cộng sản đang xâm-lăng miền Nam này, chúng chỉ chờ cơ hội rạn nứt, chia rẽ trong hàng ngũ Quốc-gia để thực hiện âm-mưu xích-hóa chúng ta. Không muốn rơi vào móng vuốt Cộng-sản, chúng ta đừng để đất nước này tan nát hơn nữa, dân tộc này đau khổ hơn nữa mà phải đoàn-kết lại, đoàn kết Kinh và Thượng, dân và dân, quân và quân, tôn-giáo và tôn-gtáo, đảng phái và đảng phái; đoàn-kết cả tim óc, bằng hành-động, bằng cả tình thương yêu chân thật. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng là công-dân của một nước đã có 4 ngàn năm lịch-sử tranh-đấu dựng nước oai-hùng “.


Sau lễ trình-diện, toàn bộ Lực-lượng Fulro kể cả những người chưa trở về trong đợt I được đưa lên Pleiku tham dự Đại-hội Kinh Thượng đoàn-kết ngày 17-10-1966. Trong dịp này, Lực-lưọng trở về đã ra tuyên-thệ trung-thành với Quốc gia, Dân-tộc, trước sự chứng kiến của Trung-Tướng Chủ-Tịch Ủy-Ban Lãnh-Đạo Quốc-Gia và Thiếu-tướng Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành Pháp Trung-Ương cùng số đông quan khách trong, ngoài nước. Cũng trong Đại-hội này, 50 can-cứu chính-trị Fulro được trả Tự-do,

IV - CHUẨN-BỊ CUỘC TRỞ VỀ ĐỢT II.

Sau Đại-hội 17-10-1966, người ta thấy rõ những triển vọng tốt đẹp, ngày trở về của toàn bộ Lực-lượng Fulro không còn xa. Cũng vì vậy, bọn Việt-Thượng-Cộng và thiểu-số Fulro quá khích tìm đủ mọi cách để gây hoang-mang, nghi ngờ giữa Chánh-Phủ và Fụlro. Chúng mạo danh, mạo chữ ký của ông Y-Bham và một số Sĩ quan Fulro gởi thơ cho người Mỹ hoặc loan truyền những tin thất thiệt nghi ngờ thiện-chí của Chánh-Phủ.

Cũng vì vậy, Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ quyết-định không xúc tiến tổ chức đón tiếp đợt II vội, để thời gian lấy việc làm thiết thực trả lời cho những thành phần còn hoài nghi, để khi trở về hợp-tác với Chánh-Phủ là hoàn toàn do “tự-nguyện tự giác” của anh em Fulro chứ không vì sự ép buộc nào cả. Những người trở về trong đợt I và các can cửu chính-trị mới được trả tự do được Phủ Đặc Ủy Thượng-Vụ lo liệu an cư cho gia đình; huấn luyện về xây-dựng nông-thôn, xây dựng tư-tưởng cho thành phần cán-bộ và sát nhập vào Lực-lượng Trường-Sơn; bình thường hóa những thành phần nguyên là công-chức quân-nhân đào-nhiệm.



Quang cảnh Đại-Hội Kinh Thượng ngày 17-10-1966 tại Pleiku.

Về phía Fulro, ông Y-Bhamcũng phải đưa ra thông cáo đề ngày 4-11-1966 phủ nhận những hành động không đúng đường lối của những phần tử quá khích và Việt-Thượng-Cộng mệnh danh Fulro và kêu gọi đồng bào.

“Hãy luôn luôn đề cao và ca ngợi Chánh phủ Việt-Nam Cộng-Hòa vì đã tỏ rõ thiện chí cứu xét mọi nguyện-vọng thiết tha của chúng ta”.

“Hãy đề cao khen ngợi và triệt để ủng-hộ Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa vì Chánh-Phủ này sẽ để dành cho chúng ta được quyền trực tiếp điều khiến cải-thiện dân-sinh trong tinh-thần đoàn-kết Dân-tộc”'.

Ngày 6-11-1966, Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ triệu tập phiên họp thứ 5 với Đại-diện Fulro tại Tòa Hành-chánh Tỉnh Darlac để chuẩn-bị cho cuộc trở về đợt II. Kết quả phiên họp đã quyết-định : 

- Giải tán Văn-phòng Liên-lạc Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ, thành lập Ủy-Ban hỗn-hợp tại Darlac với thẩm quyền rộng rãi hơn để xúc tiến công-tác cho đợt II.
- Phủ nhận những hoạt động của nhóm người mệnh danh Fulro ở ngoài khu vực ấn định.
- Hướng dẫn hoạt-động của lực-lượng Fulro vào việc diệt Cộng và xây-dựng nông-thôn.
- Tiếp tục tiếp tế cho những thành phần vũ trang trọng khu tập-trung.
- Chuẩn-bị cho cuộc trở về đợt II.

Ngày 26-12-1966, trong một cuộc họp khác tại Pleiku dưới sự chủ-tọa của Trung-Tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn II và ông Đặc-Ủy Trưởng Thượng-Vụ, Phái-đoàn Fulro đã chính thức ấn-định ngày trở về đợt II vào 25-07-1967, thành phần gồm toàn bộ Lực lượng võ trang tại Darlac.

Ngày 09-01-1967, Phái đoàn Fulro xác nhận lại trước ông Đặc-Ủy Trưởng Thượng-Vụ và Ông Tỉnh-Trưởng Darlac là thành phần trở về không riêng Lực-lượng tại Darlac mà sẽ còn số đông cán-bộ cùng thân-quyến ở hậu cứ cũng sẽ được ông Y-Bham cho về trong đợt II này.

Diễn tiến về tình-hình giải quyết vấn đề Fulro trong năm 1966 đã chứng tỏ rằng vấn-đề Fulro chỉ là một vấn-đề nội bộ, chỉ có thương yêu và thiện chí mới giải quyết được. 

Nha Đặc-Trách Thượng-Vụ trước đây không đủ thẩm quyền và uy tín để giải quyết vấn đề. Một số người vì quá chủ quan tưởng rằng “Kỹ thuật chánh trị” hay “Quân sự” là có thể giải quyết được, nhưng bản tính của đồng bào Thượng chất phác, chính-trị quá kỹ-thuật không ích-lợi, đồng-bào sẽ không hiểu lại thêm sợ sệt, mất tin-tưởng, Quân-sự thì như Trung-Tướng Vĩnh-Lộc đã nói “máu chỉ gọi đến máu” nên những người trách nhiệm ngày trước thay vì đưa những anh em Fulro trở về với Dân-tộc, lại chỉ làm cho khoảng cách giữa đồng bào vả chính-quyền ngày càng rộng thêm.

Nhìn thẳng vào vấn-đề, Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ nay là Bộ Phát Triển Sắc-Tộc và Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II cùng chính-quvền địa-phương có kinh-nghìệm dồi dào và nắm vững nguyện-vọng của đồng bào Thượng, nên đã phối hợp chặt chẽ, chọn giải pháp “Tình thương, thiện-chí và thành-tín” để nói chuyện với anh em Fulro, đồng thời cũng đòi hỏi ở những anh em đó “Hiểu biết, thiện-chí và thành-tín”. Những thắc mắc nhất là vấn-đề Dân-tộc và nguyên-tắc thuần nhất Quốc-gia là những điều trừu-tượng với đồng-bào Thượng, cần phải kiên trì, giải thích cho đồng bào ý thức lần lần để chấp nhận lẽ phải. Mặt khác trong vấn đề này cũng cần đòi hổi ở tinh thần hiểu biết của đồng-bào Kinh - Thượng. Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ đã đặt nặng vấn đề đó làm cho đồng bào Kinh-Thượng gần nhau hơn.



Lực-lượng Fulro về hợp tác với Chánh-Phủ trong Đợt I vào ngày Đại-Hội Kinh Thượng tại Pleiku 17-10-1966.
Trong tinh thần đoàn kết để tiến-bộ anh em Fulro đã trở về hợp tác với Chánh-Phủ

Vào đầu năm 1967, Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ đã hơn một lần hân hoan loan báo cuộc trở về đợt II của hơn 2.000 anh em Fulro và gia-đình vào khoảng cuối thảng 01-1967, nhưng sau đó cuộc trở về bị đình hoãn vô thời hạn. 

Kể từ đó đến nay đã hai năm. Hai năm trời, vấn đề Fulro tuy lắng chìm trong dư-luận nhưng vẫn làm mệt trí những nhân-vật đặc trách giải quyết vấn-đề. 

I- CUỘC TRỞ VỀ ĐỢT II BỊ ĐÌNH-HOÃN.

Như đã trình bày, sau lễ trình diện của 250 cán bộ Fulro trở về đợt I tại Pleiku vào ngày 17-10-1966, Phái-đoàn chính-thửc đại-diện Fulro tại Banmêthuột do Ông Y-Dhé-Adrơng cầm đầu tiếp tục tiếp xúc với chính quyền để đưa một số người còn lại trở về hợp-tác với Chánh-Phủ. 

Ngày 26-12-1966 một cuộc họp quan-trọng giữa đại-diện Fulro tại Bộ Tư-Lệnh Quân Đoàn II và Vùng 2 Chiến-Thuật tại Pleiku, hai bên đã thỏa hiệp 6 điểm :
  1. Chánh-phú võ-trang và xử dụng 150 cán-bộ võ-trang Fulro về hợp-tác ngày 17-10-1966 vào công-tác xây dựng nông-thôn và cho hưởng quyền lợi cán-bộ Trường-Sơn.
  2. Toàn thể trên 2.000 Fulro lại Darlac sẽ trở về hợp-tảc Chánh-Phủ ngày 25-01-1967.
  3. Chánh-Phủ trao trả tự-do cho tất cả chính-trị phạm Fulro sau khi toàn thể lực-lượng Fulro trở về đợt II
  4. Cán-bộ Fulro trở về được xử dung hợp-lý theo khả năng của từng người.
  5. Cấp lãnh-đạo Fulro sẽ trở về sau khi quy-chế riêng biệt được ban hành.
  6. Những đoàn-viên nào không trở về ngày 25-10-1967 sẽ bị coi như phản loạn.

Trong một cuộc họp khác tại Banmêthuột ngày 09-01-1967 dưới sự chủ-tọa của Ông Đặc-Ủy-Trưởng Thượng-Vụ Phái-đoàn chính-thức đại-diện Fulro cũng xác nhận lại cương-quyết giữ vững lập-trường trở về với Chánh-Phủ như đã thỏa hiệp tại Pleiku ngày 26-12-1966.

Để thi hành những điều cam-kết, Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ đã phối-hợp với Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II và Tòa Hành-Chánh Tỉnh Darlac võ-trang và tuyển dụng các cán-bộ Fulro trở về đợt I làm cán-bộ Xây-Dựng Sơn-thôn, can thiệp và đã được Bộ Quốc-Phòng ân xá tất cả chính-trỉ phạm Fulro sau ngày 25-01-1967, Phủ Thủ-Tướng (bấy giờ còn là Phủ Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-Pháp Trung-Ương) thỏa thuận trong việc xử dụng hợp-lý và theo khả năng của từng cán-bộ Fulro trở về hợp-tác.

Cuộc trở về đợt II của anh em Fulro được chuẩn bị ráo riết, Phái-đoàn Fulro tại Banmêthuột cũng đã đệ trình danh sách những người trở về, số lượng trên 2.500 người vừa cán-bộ, vừa thân nhân được tập trung tại cầu số 14.

Tuy nhiên vì một vài trở ngại trong nội bộ Fulro nên cuộc trở về đợt II định vào ngày 25-01-1967 bị đình hoãn vô hạn-định. 

Trong tháng 01-1967, sau khi tiếp nhận được bản thỏa hiệp ngày 26-12-1966 về cuộc trở về đợt II, Ông Y-BHAM và Hội-đồng của ông đã gởi rất nhiều văn thư cho Phái-đoàn Đại-diện tại Banmêthuột đại-ý xác nhận lại lập-trường tranh-đấu, đường lối tranh-đấu bất bạo-động tỏ ý tin tưởng vào Hoa-Kỳ và Đồng-Minh, và cho biết cuộc trở về đợt II không có gì cản trở, nhưng Chánh-Phủ phải ban hành Sắe-luật về quy-chế riêng biệt cho đồng-bào Thiểu số, bản chính phải gởi về hậu-cứ Fulro. 

Nếu Sắc-luật chưa được ban hành cần có giấy bảo-đảm cho các đoàn-viên Fulro trở về. 

II- CUỘC TIẾP XÚC ĐẦU TIÊN GIỮA PHÁI-ĐOÀN CHÁNH-PHỦ VÀ ÔNG Y-BHAM. 

Sau Tết Nguyên-đán Bính-Mùi, ngày 20-02-1967 Ông Y-BHAM và Bộ Chỉ-huy của ông triệu hồi ông Y-Dhé-Adrơng Trưởng Phái-đoàn đại-diện Fulro tại Banmêthuột về hậu cứ, đồng thời yêu-cầu dời ngày trỏ về hợp-tác đợt II của trên 2.500 cán-bộ và thân nhân Fulro cho đến khi ông Y-Dhé-Ađrơng từ hậu-cứ trở về.

Ông Y-Dhé-Adrơng cùng một số tùy tùng trở về hậu-cứ ngày 27-02-1967. 

Ngày 29-03-1966 ông Y-Dhé Adrơng trở về Banmêthuột mang theo hai biên bản của Ban chỉ-huy cao-cấp Fulro nội dung gồm 9 đề nghị mới :

a) Xin ban-hành quy-chế riêng-biệt và nhấn mạnh là Quy-chế phải được ghi trong Hiến-pháp. Quy chế được ban-hành, anh em Fulro sẽ xúc tiến :
- Thành-lập Phủ Tổng-Ủy Thượng-Vụ tại Banmêthuột.
- Tổ-chức lực-lượng võ-trang địa-phương tại Cao-nguyên.
- Trực-tiếp nhận viện-trợ của Hoa-kỳ và Chánh-Phủ.
- Thực hiện hiệu-kỳ cho đồng bào Thượng.
b) Xin cho lực-lượng Fulro trở về chốn cũ đề bảo-vệ đồng bào và chống Cộng. 
c) Xin tiếp tục tiếp tế gạo cho lực-lượng Fulro qua ông Y-Dhé.
d) Xin đình chỉ theo dõi, bắt bớ cán-bộ và cảm-tình-viên Fulro.
c) Xin trả lại hoặc bồi thường những vũ-khí đã tịch-thu tại Buôn Drao
g) Xin cho phép nhận vũ-khí trang bị và lương thực của Hoa-Kỳ và Đồng-Minh.
h) Cho tham-gia ý kiến vào các quyết-định trong các cuộc họp tương-lai.
i) Trả tự-do cho các tủ nhân chính-trị hay cảm-tình-viên Fulro đang còn bị giam cầm.
k) Cho phép đồng bào Thiểu số được tiếp tế cho Fulro. 

Lập-trường của Phủ Đặc Ủy Thượng-Vụ ngày đó về 9 đề-nghị trên như sau :

1) Hiến pháp Đệ Nhị Cộng-Hòa Việt-Nam đã long trọng xác nhận :
- Sự hiện-hữu của các Sắc-tộc Thiểu-số trong cộng-đồng Việt-Nam.
- Sự bình-đẳng giữa mọi công-dân không phân-biệt Sắc-tộc.
- Đặc biệt nâng đỡ đồng bào Thiểu-số theo kịp đà tiến-bộ của Dân-tộc. Những sự nâng-đỡ sẽ được qui-định trong một Đạo-luật.
- Thành lập Hội-đồng các Sắc-tộc Thiểu-số.
Như vậy, vấn-đề quy-chế riêng biệt cho đồng bào Thiểu-số đã được Hiến-Pháp ghi nhận và sẽ được ban hành bằng Đạo-luật hợp hiến, cần chờ đợi để Đạo-luật về quy-chế riêng biệt cho đồng bào Thiểu-số được ban hành theo đúng thủ-tục do Hiến-pháp qui định. Như vậy “chậm mà chắc, đầy đủ và giá trị”. 

Việc thành lập Phủ Tổng Ủy Thượng-Vụ tại Banmêthuột thì không thành vấn-đề vì đã có Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ.

Việc tổ chức lực lượng võ trang điạ phương tại Cao-nguyên sẽ tùy theo nhu-cầu và khả-năng ngân sách.

Việc trực tiếp nhận viện trợ của Hoa-Kỳ và trợ cấp của của Chánh-Phủ không thể chấp nhận, tất cả mọi sự trợ giúp của Hoa-kỳ và Đồng-minh đều phải qua Chánh-Phủ trung-uơng, chủ-quyền Quốc-gia không cho phép bất cứ Quốc-gia nào xen vào nội-bộ Việt-Nam.

Vấn-đề hiệu kỳ thì tại Văn-thư số 641-HP-M ngày 18-8-1966 Phủ Chủ Tịch Ủy-Ban Hành Pháp Trung-uơng đã xác định là “Vấn-đề hiệu-kỳ Chánh-Phủ sẽ cho tổ-chức một Đại hội các Sắc tộc Thượng toàn quốc để tham khảo ý kiến trước khi cứu xét và quyết định “.

2) Việc lực-lượng Fulro trở về địa-phương để bảo-vệ đồng bào và chống Cộng, Phủ Đặc-Ủy Thượng Vụ cho rằng không trở ngại, nhưng phải trở về và hoạt-động dưới danh nghĩa cán-bộ Quốc-gia ; ngoài ra, vị trí đóng quân phải tùy thuộc chương-trình phòng thủ và bình-định của Tư-Lệnh Vùng chiến-thuật.

3) Việc trả tự do cho tù nhân chính-trị Fulro thì Chánh Phủ đã thực hiện sau Tết Đinh-Mùi và sau ngày 25-2-1967 là ngày Fulro cam kết trở về với Chánh Phủ trong đợt II mặc dầu cuộc trở về này đã bị đình hoãn vô hạn định.

4) Việc cho nhận tiếp tế của đồng bào thì Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ không tán thành vì đồng bào Thượng nghèo; thiếu ăn, cần được giúp đỡ hơn là phải giúp đỡ. 

Về các điểm khác Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ nhận thấy không có gì trở ngại nếu việc thi-hành không vi phạm chủ-quyền Quốc-gia và an-ninh lãnh-thổ.
Ông Y-Dhé Adrơng từ hậu cứ trở về còn cho biết Hội-đồng chỉ-huy cao cấp Fulro đồng ý để ông Y-Bham hướng dẫn Phái-đoàn về hội-kiến với Phái-đoàn Chánh-Phủ vào ngày 15-04-1967.

Vào 15-04-1967 toàn thể nhân viên trong Phái-đoàn Chánh-Phủ do Trung-Tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn II, Ông Đặc-Ủy-Trưởng Thượng-Vụ hướng dẫn gồm quý vị Dân-biểu, Chánh-án, Tỉnh-trưởng người Thượng v.v... có mặt tại Banmêthuột. Phái-đoàn cử 3 toán liên lạc nơi địa điểm hẹn vào 10 giờ như đã định, nhưng mãi đến 16 giờ ngày giờ trên mới gặp 1 toán liên lạc của Fulro cho biết ông Y-Bham Enuôl và Phái-đoàn chưa thể về được vì tình-hình bất-an.

Cuộc tiếp xúc phải dời đến 2-5-1967. Trong cuộc tiếp xúc này ông Y-Bham đã trình bày thỉnh nguyện, Trung-Tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn II và Vùng 2 Chiến-Thuật giải thích cho Phái-đoàn Fulro hiểu rõ những công việc đầy thiện-chí mà Chánh-Phủ đã thực hiện cho đồng hào Thiểu-số. 

Kết-quả sau cuộc tiếp xúc này hai Phái-đoàn ra một Thông-cáo chung gồm 4 điểm nguyên-văn như sau :

1- “Cuộc chiến-đấu hiện thời của toàn dân Việt-Nam chống lại cuộc xâm-lăng của Cộng sản có tính-chất quyết định đối với tương-lai của Quốc-gia Việt-Nam trong đó có số phận và tự do của các Sắc-tộc Thiểu-số và Cao-nguyên Trung-phần, toàn thể công-dân Việt-Nam phải đoàn-kết thành một khối sau lưng Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng Hòa”.

2- “Nhóm Fulro công nhận rằng Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng Hòa qua Tòa Đại-Biểu Chánh-Phủ tại Cao-nguyên Trung-phần, rõ rệt có thành tâm thiện-chí và đã tích cực cải thiện đời sống cho các Sắc-tộc Thiểu-số. Nhóm Fulro cũng long trọng công nhận rằng Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng Hòa đã ban hành Hiến-pháp ngày 01-04-1967 để xoá bỏ những bất công trong chế-độ cũ và chủ-trương sự bình-đẳng giữa mọi công-dân”.

3- “Vì những lý do đó, nhóm Fulro nguyện chấm dứt hoàn toàn mọi chủ-trương và hành-động phương hại đến quyền lợi tối cao của Tổ-quốc, trở về toàn diện để phục vụ Quốc-gia Dân-tộc sau khi Chánh-Phủ ban hành Sắc-luật quy chế nêng-biệt.

4- “Tiếp tục chương-trình Cao-nguyên tiến-bộ với mục đích đặc biệt nâng đỡ các Sắc tộc Thiểu-số đã thực hiện từ trước tới nay, Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng Hòa sẽ tích cực cải thiện đời sống vật-chấl lẫn tinh-thần giúp đỡ họ tiến-bộ và chấp thuận ban hành quy chế riêng biệt sẽ do Đại-hội các Sắc-tộc Thượng thỉnh nguyện”.

Sau cuộc tiếp xúc, buổi chiều ngày 2-5-1967, Trung-Tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn II và Vùng 2 Chiến-Thuật lại cho phi-cơ đưa ông Y-Bham cùng Phái-đoàn Fulro trở về hậu cứ. 

Cuộc tiếp xúc lần đầu tiên với lãnh-tụ phong-trào Fulro được coi như có kết-quả tốt đẹp, tuy nhiên những nhà chuyên-môn đã tiên-liệu còn có nhiều trở ngại khó giải quyết. 

Những tiên liệu cũng không sai lạc. Ngày 12-05-1967 Ông Y-Bham đã gởi cho Trung-Tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn II và Vùng 2 Chiến-Thuật bức thư mang số 65/MTGPCNC/FULRO gián tiếp phủ nhận bản Thông-cáo chung đã ký kết và đưa ra những điều kiện mới :

a- Đòi Chánh-Phủ tổ chức vào thượng tuần tháng 6-1967 tại Phi-Luật-Tân một Hội-nghị tay ba : Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa, Fulro và Phái-đoàn các nước bạn để bàn về Sắc-luật Quy-chế riêng biệt theo nguyện-vọng của Fulro.

b- Sau khi Sắc-luật ra đời cho :
  • Giải tán Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ, tổ chức Phủ Tổng-Ủy Thiểu-số tại Banmêthuột, nhân viên các cấp do Fulro chỉ định.
  • Thành lập lực-lượng riêng biệt, gồm 150.000 quân do Tổng-Ủy-Trưởng Thiểu-số làm Tổng Tư-Lệnh.
  • Thực hiện Hiệu kỳ Sắc-tộc Thiểu-số.
  • Triệu lập Đại-hội các Sắc-tộc để soạn thảo quy-chế riêng biệt. Đại-biểu tham dự đại-hội phải do Fulro lựa chọn.
  • Cho Fulro trực tiếp nhận viện-trợ kinh-tế và quân-sự của Hoa-Kỳ.

Mặc dầu ông Y-Bham gián tiếp phủ nhận Thông-cáo chung nhưng Chánh-Phủ vẫn xúc tiến việc tổ chức Đại-hội các Sắc-tộc Thiểu-số vào ngày 25, 26-6-1967. 


Quang cảnh Hội-Trường Đại-Hội các Sắc-tộc Thiểu-số Việt-Nam ngày 25, 26-6-1967

Việc tổ chức Đại-hội các Sắc-tộc Thiểu-số toàn quốc nhằm mục-đỉch :

- Thu thập nguyện-vọng và nhu-cầu của đồng bào Thiểu-số toàn-quốc để chuẩn bị soạn-thảo Quy-chế cho đồng bào Thiểu-số. 

- Rút ngắn thời gian để đồng bào Thiểu-số sớm có một Quy-chế riêng biệt như Điều 24 Hiến-pháp Việt-Nam Cộng-Hòa đã qui định và Quy chế này sẽ phản ảnh được đúng nguyện vọng của toàn thể các Sắc-tộc Thiểu-số. 

- Chứng tỏ cho đồng bào Thiểu-số và nhất là lực lượng Fulro thấy rằng Chánh-Phủ luôn luôn tôn-trọng và nghiêm-chỉnh thi-hành những điều đã cam-kết. 

Ông Y-Bham cũng cử một Phái-đoàn Fulro từ hậu-cứ về tham dự Đại-hội, mà là một Phái-đoàn lớn nhất chiếm ưu thế tại Nghị-trường, trong các Ủy-ban, Chủ-Tịch đoàn và Thư-ký đoàn của Đại-hội.

Đại-hội các Sắc-tộc Thiểu số đệ trình lên Chánh Phủ :
- 1 bản thỉnh nguyện.
- 1 kiến nghị.
- 1 tuyên ngôn.

bầy tỏ lập trường nguyện-vọng xin Chánh-Phủ sớm ban hành quy-chể riêng biệt. 

Phái-đoàn Fulro đã đưa ra trước Đại-hội những đề nghị của họ và Đại-hội đã biểu-quyết như sau :

- Về quy chế riêng biệt, Đại-hội chấp-thuận ghi thêm 4 chữ này vào Sắc-luật. 
- Về Phủ Tổng-Ủy Thiểu-số, Đại-hội thỉnh nguyện nâng lên hàng Bộ Thiểu-số, một cơ-quan lớn nhất trong các tổ-chức Hành-chánh đương-thời.
- Về hiệu kỳ, Đại-hội không chấp thuận.
- Về việc thành lập lực lượng riêng biệt, Đại-hội thỉnh nguyện thành lập những Lực-lượng địa-phương trực thuộc Tiểu-khu gồm các thanh-niên Thiểu-số gia nhập và do cán-bộ Thiểu-số chỉ-huy để trực tiếp chống xâm lăng Cộng-sản bảo-vệ Cao-nguyên
và Buôn ấp.



Ông Dân Biểu Lập-Hiến Ksor-Rơt đang phát biểu tại Đại-Hội các Sắc-tôc Thiểu-số ngày 25, 26-6-1967

Sau Đại-hội, đồng bào Thiểu-số các Tỉnh nóng lòng, đã liên tiếp thỉnh-nguyện xin Chánh-Phủ sớm ban hành quy-chế. Phái-đoàn Fulro tại Banmêthuột cũng chung sự nôn nóng, tại Văn-thư số 344/FLHPC/FULRO/DSO ngày 17-07-1967 ông Y-Dhé Adrơng, Trưởng phái-đoàn chính-thức Đại-diện Fulro tại Banmêthuột đã gởi lên Chánh-Phủ Văn-thư như sau :

“Tại Đại-hội các Sắc-tộc Thiểu-số ngày 25, 26-6-1967 tại Pleiku vừa qua, chúng tôi cùng đại-diện các Sắc-tộc Thiểu-số đã trình lên Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng Hòa nguyện vọng chính đáng của chúng tôi đã ghi nhận trong bản thỉnh nguyện và Thiếu-Tướng Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-Pháp Trung Ương đã chấp nhận và tuyên bố sẽ ban hành Sắc-luật Quy-chế riêng biệt cho đồng bào Thượng trước ngày bầu cử”.

“Để anh em Fulro chúng tôi có thể tham gia vào cuộc bầu cử Tổng Thống, Thượng-Nghị-Viện và Hạ-Nghị-Viện, đại diện Fulro chúng tôi yêu cầu ông Đặc-Ủy Trưởng Thượng-Vụ can thiệp với Chánh-Phủ cho ban-hành Sắc-luật ấn định Quy-chế riêng biệt trước ngày bầu cử”.


Trước nguyện-vọng tha thiết của đồng bào và của chính anh em Fulro, ngày 29-8-1967 Tồng-Thống và Phó-Tổng-Thống đã đích thân lên Banmêthuột ký Sắc-luật số 033/67 ban-hành Quy-chế riêng biệt cho đồng-bào Thiểu-số và số 034/67 công nhận quyền sở-hữu đất đai của đồng bào Thượng.



Ngày 28-8-1967 hàng chục ngàn đồng bào Thiểu-số nghiêm chỉnh dưới trời mưa tầm tã, chờ đón hai vị Chủ-Tịch Uỷ-Ban Lãnh-Đạo Quốc-Gia Nguyễn Văn Thiệu và Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành Pháp Trung-Ương Nguyễn Cao Kỳ lên Banmêthuột ban hành Sắc-luật về Quy-chế riêng biệt cho đồng bào Thiểu-số và Sắc-luật công nhận quyền sở hữu đất đai của đồng bào Thượng.

Với hai Sắc-luât được ban-hành, Chánh-Phủ đã đáp ứng được những nguyện-vọng thiết tha của đồng bào Thiểu-số toàn quốc từ nhiều năm qua.

III- TỪ NHỮNG THẮC MẮC CỦA FULRO và QUY-CHẾ RIÊNG BIỆT ĐẾN CUỘC TIẾP XÚC VỚI ÔNG Y-BHAM LẦN THỨ HAI.

Sau ngày Quy-chế riêng biệt cho đồng bào Thiểu-số được ban hành, đồng bào nô nức, thêm tin tưởng vào thiện chí của Chánh-Phủ trong việc nâng-đỡ đồng-bào Thiểu-số và người ta chờ đợi ông Y-Bhham cùng toàn thể lực-lượng Fulro trở về hợp tác với Chánh-Phủ trong danh-dự như Chánh-Phủ đã hứa và theo như Thông-cáo chung ngày 02-05-1967 do chính ông Y-Bham đã ký kết cùng phải-đoàn Chánh-Phủ.

Tuy nhiên ngày 11-10-1967 ông Y-Bham Enuôl gởi lên Tổng-Thống Văn-thư số 238/FLHPC/FULRO nói rằng ông ta đã nhận được phóng ảnh Sắc-luật số 033/67 ngày 29-8-1967. Ông phàn nàn là Sắc-luật về quy chế riêng biệt cho đồng bào Thiểu-số không thỏa mãn những đề nghị của anh em Fulro, vì vậy ông đề nghị sửa đổi :

1) Thêm vào phần tham-chiếu : Thông cáo chung ngày 2-5-1967 tại Banmêthuột. 

2) Sửa các điều 1, 2, 3, 4, 9 và 10. Các điều sửa đổi này cốt duy trì 5 thỉnh nguyện cũ là :

- Xin thành lập Phủ Tổng-Ủy Thiểu-số thay vì nâng Phủ Đặc-Ủy Thượng-Vụ lên hàng Bộ. 
- Xin một hiệu-kỳ cho đồng-bào Thiểu-số. 
- Xin tổ-chức lực-lượng riêng-biệt gồm toàn người Thiểu-số thay vì phát-triển các lực-lượng địa-phương-quân người Thượng. 
- Xin nhận viện-trợ trực tiếp của các nước bạn. 
- và xin cho người Thượng được tham dự các Hội-nghị Quốc-tế. 

Trước những đề nghị trên Văn-phòng Phủ Thủ-Tướng đã trả lời cho Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc tại Mật-văn số 98/P.Th.T/VP/M ngày 23-12-1967 như sau :

“ Thủ-Tướng Chánh-Phủ đã duyệt-lãm và quyết-định trong lúc này không thể thỏa mãn yêu-sách cửa nhóm Fulro vì là Sắc-luật 33/67 ấn-định Quy-chế riêng biệt cho đồng-bào Thiểu-số đã đáp ứng đầy đủ nguyện-vọng của toàn thể đồng bào Thiểu-số trên toàn quốc, thể hiện qua Đại-Hội các Sắc-tộc tại Pleiku ngày 25, 26-6-1967 mà trong đó có cả sự tham dự của các Đại-biểu Fulro”.

“Vả lại trên nguyên-tắc việc sửa đổi các điều khoản trong Sắc-luật phải do Hội đồng các Sắc-tộc tương lai đề nghị và Quốc hội cứu xét theo đúng thủ-tục lập-pháp đã được quy định trong Hiến pháp chứ không thể thực hiện bởi cơ-quan Hành-pháp được”.

Sau khi nhận được Văn-thư trên, Ông Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc cùng các cộng-sự-viên cố gắng để có được một cuộc gặp gỡ ngõ hầu có thể trực tiếp giải thích cho ông Y-Bham về những thiện chí của Chánh-Phủ và những thủ tục sửa đổi Quy chế cùng những lợi hại trong các đề nghị của anh em Fulro. Do đó vào ngày 26-12-1967, ông Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc gởi thư cho ông Y-Bham đề nghị cuộc gặp gỡ, nhưng mãi tới tháng 4-1968 thơ mới đến tay ông ta. Trong khi đó ông Y-Bham và Phái-đoàn chính thức đại-diện Fulro tại Banmêthuột liên tiếp gởi thơ lên Tổng-Thống yêu cầu :

1) Sửa đổi Sắc-luật số 033/67 theo như thỉnh nguyện trong Văn-thư số 228/FLHPC/FULRO.

2) Để có cuộc gặp gỡ giữa Phái-đoàn Chánh-Phủ và Phái-đoàn Fulro xin cấp cho Phái-đoàn Fulro 

- 1 giấy bảo đảm do Tổng-Thống ký.
- 1 giấy bảo-đảm của Tòa Đại-sứ Hoa-kỳ.
- Cung cấp phương tiện cho Phái-đoàn Fulro trong suốt thời gian về họp.

Bộ Phát-Triển Sắc-tộc sau nhiều lần phúc trình lên Tổng-Thống và Phủ Thủ-Tướng, ngày 10-04-1968 Thủ-Tướng Nguyễn-văn-Lộc gởi Văn-thư số 245/Th.T/VP/M cho Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc yêu cầu Ông Tổng-Trưởng chính thức làm thơ mời ông Y- Bham về họp. 

Ngày 21-4-1968, Phái-đoàn Fulro tại Banmêthuột về hậu cứ mang theo thư của Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc mời ông Y-Bham về họp lại Banmêthuột. Ngày 9-5-1968 Phái-đoàn trở lại Banmêthuột mang theo thơ số 211/FLPMSI/S ngày 2-5-1968 gởi Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hòa, nội dung mong muốn được gặp Tổng-Thống để thảo luận về những vấn-đề tại Cao-nguyên. Tuy nhiên để được về hội-kiến với Chánh-Phủ, xin được cấp : 

- 1 giấy bảo-đảm do Tổng-Thống ký.
- 1 giấy bảo-đảm do Tòa Đại-sứ Hoa-Kỳ tại Saigon ký. 
- Cung cấp mọi phương tiện trong suốt thời gian hội-kiến và trở về cho Phái-đoàn Fulro.
- Địa điểm và ngày giờ hội-kiến sẽ do Fulro ấn-định. 

Vào đầu tháng 6-1968, ông Y-Bham gởi Đại-diện về Saigon; Ông Tổng-Trưỏng Phát-Triển Sắc-Tộc đã đưa các đại-diện này lên diện kiến Thủ-Tướng Trần-văn-Hương ngày 11-6-68. Các đại diện đã trình bày nguyện vọng tha thiết của anh em Fulro xin được cấp giấy bảo-đảm để ông Y-Bham đích thân về thảo-luận với Phái-đoàn Chánh-Phủ.

Mặc dầu nhận thấy rằng việc cấp giấy bảo-đảm cỏ thể tổn thương đến uy-tín Quốc gia, nhưng thông cảm cho sự hiểu biết không được sâu xa của người Thượng nên Thủ-Tướng Trần-văn-Hương quyết định ký giấy bảo đảm đề ngày 19-9-1968 nguyên văn như sau :

“Kính gởi ông Y-Bham-Enuôl,

“Ông Paul-Nưr Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc phúc trình là ông có ý định muốn trở về hợp tác với Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa”.

“Tôi nồng nhiệt tiếp nhận thiện-chí xây-dựng của Ông và đồng thời cam kết bảo đảm an toàn và cung cấp mọi tiện-nghi cho Ông và cùng đoàn tùy tùng trong suốt thời gian hội-kiến”.


Bộ Phát-Triển Sắe-Tộc chuyển giấy bảo đảm cho Ông Y-Bham theo Văn-thư này số 113/VP/M ngày 20-6-1968, tại Văn-thư này Bộ Phát-Triển Sắc-tộc cũng xác nhận là sẽ lo liệu phương tiện cho phái-đoàn Fulro trong suốt thời gian hội-kiến, về việc ấn-định ngày giờ cùng địa điểm họp do anh em Fulro tuỳ nghi ấn định.

Mặt khác, Ông Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc cũng nhân danh tình bạn nói chuyện với ông Y-Bham bằng băng nhựa tỏ ý mong mỏi được gặp gỡ để cùng trao đổi quan điểm và tìm giải pháp thỏa đáng cho nguyện vọng chung của đồng-bào Thiểu-số.

Một tháng sau, ngày 18-7-1968 ba đại-diện Fulro : ông Y-Dhé-Adrơng, Y-Bling-Buôn-Krong-Pang và Y-Sênh-Niê về Saigon báo tin cho Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc biết là ông Y-Bham và Phái-đoàn Fulro sẽ về Banmêthuột ngày 1-8-1968 để họp cùng Phái-đoàn Chánh-Phủ. 


Trước sự hiện diện của hàng chục ngàn đồng bào Thiểu-số đủ thành phần Sắc-tộc, Chủ-Tịch UBLĐQG Nguyễn Văn Thiệu ký ban hành Sắc-luật số 033-67 ấn định quy chế riêng biệt cho đồng-bào Thiểu-số và Sắc-luật số 034-67 công nhận quyền sở hữu đất đai của đồng bào Thượng.

IV- CUỘC TIẾP XÚC GIỮA HAI PHÁI-ĐOÀN CHÁNH-PHỦ VÀ FULRO TỪ 1 ĐẾN 09-08-1968.


Theo đúng chương-trình đã định, ngày 31-7-1968 Phái-đoàn Chánh-Phủ do ông Paul-Nưr Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc cầm đầu gồm đại-diện các Bộ Quốc-Phòng, Nội-Vụ, Chiêu-Hồi, Quân-Đoàn II, Khu 23 Chiến-Thuật tề tựu sẵn sàng tại Banmêthuột.

Ngày 1-8-1968 Phái-đoàn Chánh-Phủ cử Ban Đại-điện đi đón ông Y-Bham và Phái-đoàn, nhưng hai lần đi đón đều không gặp. Mãi đến chiều 2-8-1968 mới đón được ông Y-Bham cùng Phái-đoàn Fulro về Banmêthuột.

Cuộc họp chính thức khai diễn tại Hội-trường của trường Trung-Học Kỷ-Thuật Y-UT Banmêthuột.

Tham dự cuộc tiếp xúc này mỗi phái-đoàn có hai Ủy-Ban :

- Phái đoàn Chính-Phủ
1) Ủy-Ban thương thuyết gồm có đại-diện các Bộ do ông Tổng-Trưỏng Phát-Triển Sắc-Tộc cầm đầu.

2) Ủy-Ban Cố-Vấn gồm quý vị Nghị-sĩ, Dân biểu Thiểu-số, một số nhân sĩ Thượng và chuyên viên Kinh.

- Phái đoàn Fulro
Cũng chia làm hai Ủy-Ban do ông Y-Bham lãnh tụ Phong-trào Fulro cầm đầu thành phần gồm có Đại diện các mặt trận :

- Hauts-Plateaux Montagnards (FLHP) do ông Y-Dhé Adrơng cầm đầu.
- Champa (FLC) do Souleyman cầm đầu.
- Kampuchéa Krom (FLKK) do Châu-Dara cầm đầu.



Quang cảnh cuoôc thương thuyết cao cấp lần thứ hai giữa Phái-đoàn Chánh-Phủ do ông PAUL-NƯR Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc cầm đầu (bên trái) và Phái-đoàn Fulro do Ông Y-Bham cầm đầu (bên mặt) họp từ 3-8 đến 9-8-1968 tại Hội-Trường Kỹ-Thuật Y-UT Banmêthuột. 

Cả ba mặt-trận họp thành Mặt-trận giải-phóng các dân tộc bị áp bức (Front Unifié de lutte de la race opprimée viết tắt là Fulro) do ông Y-Bham Enuol làm Chủ-Tịch.

Vào hồi 9 giờ 30 ngày 3-8-1968 ông Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc đọc diễn văn khai mạc trình bày các nguyện vọng tranh-đấu của đồng bào Thiểu-số, các biện pháp mà Chánh-Phủ đã thực hiện cho đồng bào Thiểu-số cùng những thỉnh nguyện của FULRO đưa ra từ 1964, cuối cùng ông kết-luận :

“Quý vị muốn sửa đổi quy-chế, thêm vào những điều thỉnh-nguyện mà theo ý quý vị có lợi cho người Thiểu số, chúng tôi thấy rằng quý vị có thể trực tiếp tranh-đấu hợp-hiến hợp-pháp qua Hội đồng các Sắc-tộc Thiểu-số”.

“Bởi vậy, trong cuộc họp này, nhân danh Chánh-Phủ tôi tha thiết mời gọi quý-vị cùng toàn thể anh em Fulro về hợp-tác. Chúng tôi xin quý vị thẳng thắn đưa ra những đề-nghị cần thiết giúp quý vị về hợp-tác trong danh dự. Chúng ta sẽ cùng thảo luận và cùng giải quyết trong tinh-thần thông cảm”.

“Những điều kiện nào mà Hành-pháp có thể thực hiện, chúng tôi xin cam-kết sẽ cố gắng đạo đạt lên Chánh-Phủ để thỏa mãn. Những đề nghị nào thuộc thẩm quyền Lập-pháp, chúng tôi đề nghi quý vị Thượng-Nghị Sĩ và Dân-biểu có mặt mong Phái-đoàn Chánh-Phủ cùng chúng tôi ghi nhận để cùng đạo đạt lên Quốc-Hội và Chánh-Phủ .”




Ông Y-BHAM-ENUÔL Chủ-Tịch Phong-trào Fulro đang phát biểu ý-kiến trong cuộc họp 3-8-1968.

Tiếp lời, Ông Y-Bham đọc diễn văn ngỏ lời chào mừng và biết ơn Chánh-Phủ, giới thiệu thành-phần Fulro và đưa ra 5 đề nghị xin sửa đổi Sắc-luật số 033/67 gồm :

1) Thành lập một Phủ Tổng-Ủy chung cho các Sắc tộc và các Phủ Đặc-Ủy riêng cho mỗi thành phần Fulro.

2) Thành lập những lực-lượng riêng biệt để bình định những vùng liên hệ của các Sắc-tộc. Bộ Tư-Lệnh Lực-lượng riêng biệt trực thuộc Tổng-Ủy-Trưởng Thiểu-số.

3) Cho phép treo hiệu-kỳ Fulro với 3 ngôi sao trắng tượng trưng cho quy-chế riêng biệt.

4) Được quyền nhận viện-trợ ngoại-quốc.

5) Được quyền tham dự các Hộ nghị Quốc-tế về hòa-bình Việt-Nam với Cộng-sản người Thiểu-số.



Hai Phái-đoàn đang thảo luận.

Phiên họp thứ hai tái nhóm vào 06-08-1968, Ông Trưỏng Phái đoàn Chánh-Phủ tuyên bố vô thẩm quyền về vấn đề người Việt gốc Miên và giải thích 5 điểm của anh em Fulro như sau :

a) Bộ có vị thứ và quyền hạn cao hơn Phủ Tổng-Ủy.

b) Các lực-lượng riêng biệt phải được hòa-hợp với lực-lượng địa phương sẵn cỏ và theo hệ-thống chỉ-huy của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.

c) Hiệu kỳ chỉ được chấp nhận theo luật-lệ hiện hành đối với các đơn-vị Quân-đội và đoàn-thể hợp-pháp. Hiệu-kỳ dầu hợp-pháp cũng không thể coi ngang hàng với Quốc-kỳ. 

d) Mọi viện-trợ ngoại-quốc phải qua Chánh-Phủ. Tuy-nhiên tặng-phẩm cứu-trợ từ-thiện có thể nhận trực-tiếp. 

e) Việc tham-dự Hội-nghị Quốc-tế về Hoà-bình Việt-Nam do Tổng-Thống quyết-định. Nếu cần các đại diện Sắc-tộc có thể được tham khảo ý-kiến 

Về việc sửa đổi sắc-luật số 033/67 Ông nhấn mạnh rằng:

“Trong tinh thần tôn trọng Hiến-Pháp Chánh Phủ không thể ban-hành Sắc-luật để đơn-phương sửa đổi Sắc luật đã có. Tôi tin rằng quý vị cũng không bao giờ muốn có một Sắc-luật ban hành trái với Hiến-Pháp để rồi sau đó trở nên vô giá trị”

Cuối cùng Ông nói :

“Tôi tha-thiết kêu gọi quý vị và anh em hãy quyết-định ngay sự trở về tức thời để tiếp tay với tôi và đồng bào chúng ta, trực tiếp đưa các thỉnh-nguyện lên Chánh-Phủ, cùng nhau nổ-lực chống Cộng đem lại thanh bình cho Cao-nguyên tiến-bộ”.

“Với tư cách đại diện Chánh-Phủ, tôi sẵn sàng giúp đỡ quý vị và anh em cùng gia-đình được trở về trong danh-dự và tình thương dân-tộc”.


Cuộc họp thứ ba khai diễn vào 09 giờ ngày 07-08-1968, ông Trưởng Phái-đoàn Fulro phúc đáp :

1) Đồng ý không thảo-luận vấn-đề của anh em Kampuchéa-Krom nhưng xin Phái-đoàn Chánh-Phủ chuyển đạt thỉnh nguyện của đại-diện Mặt-trận này lên Chánh-Phủ. 

2) Bỏ vấn-đề nhận viện trợ ngoại-quốc và việc tham dự Hội-nghị Quốc-tế.

3) Xin Chánh-Phủ thỏa thuận trên nguyên-tắc 3 điểm :

- Về Chánh-trị : Xin có một hiệu-kỳ (Fanion) tượng trưng cho sự hiện diện của người Thiểu-số, treo cùng một cột và dưới Quốc-kỳ.

- Về Hành-chánh : xin thành lập một Phủ Tổng-Ủy Thiểu-số có nhiều quyền hạn đặt tại Banmêthuột là Trung-tâm Cao-nguyên.

- Về Quân-sự : xin tu chỉnh Sắc-luật số 033/67 ngày 29-8-1967 liên quan đến Lực-lượng riêng biệt. Lực lượng này được chỉ huy bởi người Thiểu số có sự hướng dẫn của các cố-vấn kỹ-thuật người Việt-Nam và đặt dưới sự chỉ-huy trực tiếp của Tổng-Ủy Thiểu-số nhưng vẫn trực thuộc Bộ Quốc-Phòng và Bộ Tổng-Tham-Mưu Qưân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Ở các cấp đề-nghị tổ chức một Ban đặc biệt phụ trách việc quản trị, điều khiển bởi các Sĩ-quan người Thiểu-số với tư cách phụ tá.
Phiên họp cuối cùng khai diễn hồi 9 giờ ngày 9-8-1968. Tại phiên họp này Phái-đoàn Chánh-Phủ đề cử đại diện các Bộ với tư cách chuyên-viên giải thích cho Phái-đoàn Fulro. 

Đại diện của Bộ Nội-vụ giải thích sự lợi hại, hơn kém của Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc, so sánh với tổ chức Tổng-Ủy Thiểu-số do Fulro đề nghị. Vấn-đề hiệu kỳ chỉ có thể chấp thuận cho những đơn vị quân-đội và các đoàn-thể tổ-chức hợp-pháp, ngoài ra hiệu kỳ tượng trưng sắc thái riêng biệt của các sắc tộc như Fulro đề nghị thì không thể chấp thuận vì trái với nguyên-tắc thuần nhất Quốc-gia, trái với Hiến-pháp.

- Đại-diện Bộ Quốc Phòng trình bày về hệ thống tổ-chức Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa, so sánh với đề nghị của Fulro có nhiều trở ngại. Bởi vậy, chẳng những không ích lợi cho cuộc chiến-đấu chung mà còn trái với Hiến-pháp chủ-trương một Quốc-gia duy nhất, một Quân-đội duy nhất

Phần giải thích chấm dứt hồi 10 giờ 30. Theo lời yêu cầu của Phái-đoàn Fulro cần thảo luận riêng, phái-đoàn Chánh-Phủ nghỉ giải lao trong 30 phút.

Phiên nhóm chung tái tục hồi 11 giờ. Phái-đoàn Fulro không hài lòng về sự giải thích của các chuyên-viên, cho rằng vì đồng-bào Thượng cần được nâng-đỡ đặc biệt nên cũng cần có những tổ-chức đặc-biệt để phụ-trách.

Cuộc tiếp xúc lần thứ hai trên cấp bậc cao cấp giữa Phái-đoàn Chính-Phủ và Fulro chấm dứt vào 12 giờ 30 ngày 9-8-1968, và không mang lại kết quả mong muốn, nhưng ông Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc đã mời ông Y-Bham-Enuôl cùng đại diện về Saigon để tiếp tục trình-bày thỉnh-nguyện lên Phủ Thủ-Tướng.

V- CÁC CUỘC THẢO LUẬN GIỮA PHỦ THỦ TƯỚNG VÀ BAN ĐẠI DIỆN FULRO TẠI SAIGON.

Ngày 11-8-1968 ông Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc hướng dẫn ông Y-Bham cùng Ban đại-diện gồm :

- Ông Y-Bling Buôn-Krong-Pang 
- Ông Y-Dhat Niê-Kdăm
- Ông Y-Bach-Eban 

về Saigon. Ngày 13-8-1968, Thủ-Tướng Chánh-Phủ tiếp kiến ban đại-diện trên. Trong dịp này ông Y-Bham có trình bày :

“Anh em Fulro có 3 điều thỉnh-nguyện, tuy nhiên quyền thuận hay không là ở Chánh-Phủ, những thỉnh-nguyện của chúng tôi không có tính cách là những tiên quyết để chúng tôi trở về hợp-tác với Chánh-Phủ”.

Từ ngày 14-8-1968 Ban Đại-diện Fulro hàng ngày vào Phủ Thủ-Tướng tiếp xúc thảo-luận với các chuyên-viên. Các cuộc tiếp xúc này diễn tiến rất tốt đẹp. Ngày 24-8-1968, các chuyên-viên tại Phủ Thủ-Tướng đề nghị một bản thỏa-hiệp đại-cương như sau :

a- Về đoàn kỳ :

- Chấp thuận trên nguyên - tắc cho đồng - bào Thượng Fulro có một đoàn-kỳ như tất cả các đoàn thể hợp pháp khác, sau khi Fulro trở về hợp tác và đoàn ngũ.
- Hình-thức đoàn-kỳ do Chánh-Phủ quyết-định căn cứ theo các mẩu đệ trình.
- Kích thước và cách thức treo theo thể lệ hiện hành.

b- Về cơ quan đặc trách :

- Chấp thuận trên nguyên-tắc cho thành lập một Tổng-Ủy Đặc-trách có Toà Đại-diện tại Banmêthuột ngang hàng Tổng Nha.
- Ông Y-Bham được xử dụng trong chức-vụ xứng đáng tại Tổng-Ủy Đặc-Trách.
- Chấp thuận cử Phó Tỉnh-Trưởng hoặc Trưởng-ty Đặc-trách Sắc-tộc tại các Tỉnh có đồng bào Thiểu-số. 

c- Về Quân sự :

- Chấp thuận cho các đơn vị Fulro trở về được đoàn ngũ thành những đại đội Địa-phương-quân. Trong tương lai, tùy khả năng tài-chánh và nhu-cầu quân-số, có thể nâng cấp Đại-đội lên thành các đơn vị cao hơn. 

- Chấp thuận trên nguyên-tắc :
- Cho anh em Fulro về được chỉ huy lẫn nhau ở cấp Đại-đội Địa-phương-quân.
- Tổ chức các Sĩ-quan Đại diện hay Ban Đại-diện ở Tiểu-khu, Khu và Vùng Chiến-Thuật.

Mặc đầu còn một vài điểm chưa thỏa mãn nhưng ông Y-Bham cùng các Đại-diện đều nhận thấy rõ thiện chí của Chánh-Phủ. 

Ngày 26-8-1968, ông Y-Bham cùng các Đại-diện trở lên Banmêthuột và xin phương tiện về hậu-cứ để thảo luận cùng Hội-đồng tối cao Fulro. 

Sau nhiều ngày tranh-luận, ngày 17-9-1968 Hội-đồng tối cao Fulro đưa ra một bản thỏa hiệp mới gồm những điềm tóm tắt sau đây : 

a- Về hiệu-kỳ : 

- Hiệu kỳ tượng trưng cho sự hiện hữu của người Thiểu-số, giữ nguyên cờ của Fulro.
- Ấn-định rõ kích thước và hình thức của hiệu kỳ, lớn bằng 3/4 Quốc-kỳ treo cột riêng ở bên trái Quốc-kỳ tại công sở cũng như ở tư gia. 

b- Về cơ-quan đặc-trách :

Không có sửa đổi quan trọng, chỉ có vấn-đề bổ-nhiệm Tỉnh-Trưởng, Phó Tỉnh-Trưởng và xin để Tổng-Ủy-Trưởng Thiểu-số đề nghị. 

c- Về Quân-sự :

Xin tổ chức các đơn vị võ-trang Thiểu-số .
- Cấp Đại đội tại Quận, mỗi Quận có tử 1 đến nhiều đại-đội.
- Cấp Tiểu-đoàn biệt lập tại Tỉnh, mỗi Tỉnh từ 1 đến nhiều Tiểu-đoàn.

Trong tương lai tùy nhu-cầu an-ninh, nâng các Tiểu-đoàn lên cấp Trung-đoàn, Sư-đoàn. Quân-Đoàn biệt lập.

Xin chấp thuận trên nguyên tắc :
1- Cho Sĩ-quan Thiểu-số trực tiếp chi huy các đơn vị Thiểu-số có Sĩ-quan Việt-Nam và Ngoại-quốc làm cố vấn.
2- Tổ chức Ban đại-diện Sĩ-quan Thiểu-số tại Bộ Quốc-Phòng, Bộ Tổng-Tham-Mưu; Sĩ-quan Thiểu-số phụ tá tại Tổng-cuc Chỉ-huy Địa-phương-quân, các Bộ Tư-Lệnh Khu, Vùng Chiến-Thuật và Lực-lượng Đặc biệt; Sĩ-quan Thiểu-số trực tiếp chỉ-huy tại Tiểu-Khu, Chi-Khu và các trại Dân-Sự Chiến-Đấu.
3- Công nhận ông Y-Bham là Trung-Tướng lãnh đạo Fulro.
4- Việc tuyển mộ, huấn-luyện, tu-nghiệp, chỉ huy, điều-động, kiểm-soát, bổ dụng quân nhân Thiểu số cần có sự sự hợp-tác chặt chẽ giữa Bộ Quốc-Phòng và Tổng-Ủy-Trưởng Thiểu-số.
Qua lời tuyên bố của ông Y-Bham trong dịp yết kiến Thủ-Tướng Chánh-Phủ vào ngày 13-8-1968 cũng như Ông thổ lộ cùng các bạn hữu, thì Ông ta không phải là người có nhiều tham vọng cá nhân, Ông chỉ mong những thỉnh-nguyện sớm được Chánh-Phủ giải quyết thỏa đáng và hợp với nguyện vọng của đồng-bào Thiểu-số để ông đưa toàn bộ lực lượng về hợp tác với Chánh-Phủ. 

Tuy nhiên, những vấn đề trái ngược và những yêu sách quá đáng sau này khiến người ta thấy rằng Ông Y-Bham bị bao vây bởi một nhóm người quá khích và nhóm quá khích này phải chăng chính là những người ở trong Mặt trận Champa và Kampuchéa-Krom.

Trước những đề nghị có tính chất quá khích trên đây, các vị lãnh đạo Quốc-gia đã có thái độ cứng rắn.

Ngày 2-10-1968, trong buổi lễ bế-giảng khoá 15 cán-bộ Trường-Sơn tại Pleiku, Tổng-Thống đã nhấn mạnh :

“Đối với một thiểu-số người Thượng còn ở bên kia chiến tuyến, cũng như những người hiện còn đang ở trong hàng ngũ Fulro, tôi kêu gọi họ hãy mau trở về với cộng-đồng Quốc-gia để cùng nhau xây dựng xứ sở. Chánh-Phủ sẵn sàng chấp nhận tất cả những thỉnh nguyện chính đáng để mỗi công dân đều có cơ hội phát triển khả năng và tạo lập hạnh phúc, nhưng đồng thời Chánh-Phủ cũng sẽ cương-quyết không chấp nhận bất cứ mọi đòi hỏi nào trái với Hiến-pháp và vi phạm chủ-quyền”.

“Chủ quyền Quốc-gia là không thể có một Quốc-gia trong một Quốc-gia, một Quân-đội trong một Quân-đội, do đó không thể chấp thuận một lực lượng Fulro và nhất quyết tiến bước chứ không chịu lùi bước bất cứ một số đòi hỏi nào không chính đáng”.


Lời tuyên bố trên được đài phát-thanh và báo chí loan tải, ngày 14-10-1968 anh em Fulro thuộc Mặl-trận giải-phóng Cao-nguyên (FLHP) đã họp bàn, không có sự tham dự của các đại-diện trong Mặt-trận Champa và Kampuchéa-Krom, và đồng thỏa-thuận một bản thỉnh nguyện mới tương đối gần gũi với bản văn của Phủ Thủ-Tướng hơn.

Ngày 18-10-1968, Phủ Thủ-Tướng chính thức gởi Văn-thư số 1083/P.th.T/VP/M cho Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc cho biết không chấp thuận bản thỉnh nguyện của Fulro trong phiên họp ngày 17-9-1968 của họ. 

Ngày 22-10-1968 ông Y-Dhê tại Banmêthuột gửi Văn-thư số 1048/FLHPC/FULRO/DSO/AP chuyển biên bản phiên họp và thỉnh nguyện ngày 14-10-1968 của anh em Fnlro Thượng lên Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc và trình rằng anh em Fulro sẽ về hợp tác ngay sau khi Chánh-Phủ ban-hành các văn-kiện cần thiết :

- Thành lập Phủ Tổng-Ủy Thiểu-Số.
- Cử Ông Y-Bham làm Tổng-Ủy-Trưởng.
- Thành lập các đại-đội Địa-phương-quân Thượng.
- và giấy bảo đảm cho anh Fulro về hợp-tác trong danh-dự. 

Sau khi cứu xét, Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc đã chuyển thỉnh nguyện của anh em Fulro lên Thủ-Tướng và nhận định rằng cần phải giải thích thêm để anh em Fulro hiểu rõ những lợi hạị trong các điều thỉnh nguyện của họ.

VI- THOẢ HIỆP SAU CÙNG VÀ CUỘCTRỞ VỀ CỦA TOÀN BỘ FULRO VÀO NGÀY 01/02/1969


Ngày 15-11-1968, Ban Đại-diện Fulro gồm các Ông Y-Bling-Buôn-Krong-Pang, Y-Dhat-Niê-Kdăm, Ya-Duck và Jayamarang về Saigon tiếp xúc với Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc và giải thích quan điểm về những thỉnh nguyện trong phiên họp của họ tại Banmêthuột ngày 14-10-1968.

Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc đã cử các chuyên-viên tiếp xúc với Ban Đại-diện này và nhận thấy thỉnh nguyện của họ không khác xa nhiều với những thỉnh nguyện chung của đồng-bào Thiểu-số mà phần lớn đã được Chánh-Phủ chấp thuận và thực hiện. Các chuyên viên Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc đã giải thích từng điểm và đề nghị sửa đổi cho khỏi trái với Hiến-pháp và quyền-lợi dân-tộc.

Ban Đại-diện Fulro tỏ ra thông cảm, ngày 22-10-1968 họ trở về Banmêthuột, vào hậu-cứ trình bày với ông Y-Bham. 

Ngày 12-11-1968, ông Y-Dhé-Adrơng Trưởng Phái-đoàn chính-thức đại-diện Fulro đã hướng dẫn 3 Đại - diện thẩm quyền xuống Saigon gặp ông Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc thảo-luận một lần chót. Theo các đại-diện Fulro cho biết thì ông Y-Bham nói rằng : Sao cũng được miễn là đa số anh em bằng lòng thì tôi cũng thuận. Ông Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc và ông Y-Dhé đã cùng ký kết một bản thỉnh-nguyện nguyên văn như sau : 



Toàn bộ Lực-lượng Fulro về hợp tác với Chánh-Phủ tại Banmêthuột ngày 1-2-1969.

NHỮNG THỈNH-NGUYỆN CỦA ĐỒNG BÀO THIỂU-SỐ DO ANH EM FULRO DÉGA-CHAM ĐẠO ĐẠT LÊN CHÁNH-PHỦ

(Điều khoản căn-bản đã được chấp-thuận)

1- Hiệu-kỳ

“• Đồng-bào Sắc-Tộc có thể thành lập đoàn-thể chính-trị theo luật lệ hiện hành và sẽ ban hành. Với tư cách đoàn thể thành lập hợp pháp, Chánh-Phủ sẽ chấp thuận cho các đoàn thể này có đoàn kỳ hay hiệu kỳ”

2- Cơ quan đặc trách

“• Chánh-Phủ chấp thuận cho cải tiến Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc thành Bộ Sắc-Tộc và ban hành một Sắc-lệnh ấn định chức chưởng của Tổng-Trưởng trên mọi lãnh vực liên quan đến đồng bào Thiểu-số.

- Hành-chánh chính-trị
- Văn-hoá giáo-dục
- Kinh-tế xã hội v.v…
“• Ông Y-Bham Enuôl, lãnh tụ tổ chức Fulro khi trở về sẽ giữ vai trò xứng đáng trong cộng-đồng Quốc-gia. Đồng thời các cộng sự viên của Ông Y-Bham- Enuôl cũng được cử vào những chức vụ tương xứng với khả năng và tinh thần của mỗi cá nhân.

“• Một Toà Đại-diện Sắc-tộc ngang hàng với Tổng-Nha sẽ được thành lập tại Vùng 2 Chiến-Thuật.

“• Tuỳ nhu cầu, Chánh-Phủ sẽ cử hoặc một vị Tỉnh-Trưởng hoặc một vị Phó Tĩnh-Trưởng, một vị Quận-Trưởng hoặc một vị Phó Quận-Trưởng Sắc-tộc tại Tỉnh, Quận có nhiều đồng bào Sắc-tộc chiếu theo đề nghị của cả 3 Bộ Sắc-tộc, Quốc-Phòng và Nội-Vụ.

3- Quân sự

“• Chánh-Phủ sẽ cho thành lập các đơn vị địa-phương-quân Sắc-tộc cấp Đại-đội và Liên Đại-đội do các Sĩ-quan Sắc-tộc chỉ huy tại các Quận, Tỉnh có đồng bào Sắc-tộc.

“• Các cán bộ võ trang Fulro khi trở về hợp-tác, tuỳ theo sở nguyện sẽ được đoàn ngũ trong tổ chức Địa-phương-quân Quốc-gia và phải qua một thời gian huấn-luyện ngắn rồi mới chính-thức hoạt-động.

“• Các cấp chỉ huy cũng sẽ phải qua một thời gian huấn luyện hay tu nghiệp trước khi được điều chỉnh và xác nhận về cấp bực cho phù hợp với khả năng tối thiểu trong việc chỉ huy.

“• Hệ thống tổ chức và chỉ huy các đơn vị Địa-phương-quân Sắc-tộc theo hệ thống chung của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà. Tổng-Trưởng Sắc-tộc có thể tham gia ý kiến về các vấn đề tổng quát liên quan đến các Đại-đội và Liên Đại-đội Địa-phương-quân Sắc-tộc.

“• Trong các đon-vị quân-đội có quân-nhân Sắc-tộc đặt các Sĩ-quan hoặc Hạ-sĩ-quan Sắc-tộc phụ tá để giúp vị chỉ huy về các vấn đề liên quan đến quân-nhân Sắc-tộc”.

Saigon, ngày 12 tháng 12 năm 1968
Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc
(PAUL-NƯR: Ký tên và đóng dấu)

Trưởng Phái Đoàn Đại Diện Fulro
Ký tên Y-DHE-ADRƠNG




Đồng bào Thiểu-số tại Darlac chứng kiến cuộc trở về hợp tác của toàn thể anh em Fulro.

Ông Y-Dhé-Adrơng nhân danh Trưởng Phái-đoàn Đại-diện Fulro Déga-Cham tại Banmêthuột còn ký một giấy cam-đoan nguyên văn như sau : 


FRONT DE LIBERATION
DES HAUTS-PLATEAUX DU CHAMPA
(F.U.L.R.O.)
Délégation Spécial et Officielle

Giấy Cam Đoan

“Tôi ký tên dưới đây là Y-Dhé Adrơng, Trưởng Phái-đoàn chính thức Đại-diện Phong-trào Fulro tại Banmêthuột”.

“Ngày 12-12-1958, Tôi cùng 3 (Ba) Đại-diện thẩm-quyền của Phong-trào Fulro là các Ông :

- Y-Bling-Buôn-Krong-Pang,
- Y-Sênh-Niê,
- Ya-Duck,
về Saigon họp với các giới chức thẩm quyền của Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc. Sau buổi họp chúng tôi đã thỏa thuận cùng ký kết với Ông Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc một bản thỉnh nguyện của đồng-bào Thiểu số do anh em Fulro DÉGA-CHAM đạo đạt lên Chánh-Phủ đính kèm”.

“Chúng tôi cam kết rằng Ông Y-Bham Enuôl và toàn thể anh em Fulro chúng tôi trở về hợp tác với Chánh-Phủ ngay sau khi Chánh-Phủ chấp thuận Bản thỉnh-nguyện đã ký kết trên và ký giấy bảo đảm cho toàn thể anh em Fulro trở về hợp tác với Chánh-Phủ trong danh dự”.

“Trong trường hợp Ông Y-Bham Enuôl, Chủ-Tịch Phong trào Fulro Déga-Cham không chịu trở về, chúng tôi xin Chánh-Phủ tuỳ nghi định liệu”.

Làm tại Saigon ngày 13-12-1968

TRƯỞNG PHÁI ĐOÀN ĐẠI DIỆN FULRO DÉGA-CHAM tại Banmêthuột
Ký tên Y-DHÉ-ADRƠNG



Ngày 19-12-1968, Thủ-Tướng Chánh-Phủ đã ký Văn-thư số 1421/P.Th.T/VP/TTr/M chấp thuận trên nguyên-tắc các thỉnh nguyện do anh em Fulro đệ-trình và “bảo đảm cho ông Y-Bham và thuộc viên các cấp trở về hợp tác với Chánh-Phủ trong danh dự và sự tôn-trọng luật-pháp Quốc-gia và được xử dụng đúng theo khả năng và tinh-thần của mỗi người”.

Sau khi nhận được Văn-thư bảo đảm của Thủ-Tướng Chánh-Phủ, Ban Đại-diện Fulro tại Banmêthuột đã cấp tốc cho người mang về hậu cứu tại Camp-Le-Rolland thuộc tỉnh Mondolkiri - Cam-Bốt - cách đồn Buprang (Quảng-Đức) chừng 10 cây số đường chim bay. Đến nơi vào ngày 28-12-1968 thì các Đại-diện được tin là ông Y-BHAM-ENUÔL đã bị những phần tử quả-khích gồm 5 tên:

- Kpa-Doh, người Djarai, thông-dịch-viên Mỹ.
- Kpa-Blan, người Djarai, giáo-viên. 
- Ksor-Duot, người Djarai, Thiếu-sinh-quân.
- Y-Nam-Eban, người Rhadé, Thiếu úy Lực-Lượng Đặc-Biệt.
- Ya-Ngneh, người Chàm Phan-Rang, Giáo-sư.

bắt giữ làm con tin, ngăn chặn không cho ông về hợp-tác với Chánh-Phủ. 

Một số anh em Fulro trung thành với ông Y-Bham đã trốn về Banmêthuột ngày 02-01-1969 báo tin trên và cho biết ông Y-BHAM yêu cầu chính- quyền đề phòng những phần tử quá khích lợi-dụng danh nghĩa Fulro tuyên-truyền trong các Sắc dân Thượng, đồng thời yêu cầu cho lệnh tầm nã 5 tên quá-khích trên. Ông cũng mật ra lệnh cho anh em Thượng tìm cách trốn thoát khỏi áp-lực của phe quá-khích để trở về với Chánh-Phủ. 

Vào ngày 31-12-1968 nhóm quá khích đưa ông Y-Bham-Enuôl và gia đình đi Phnompênh và giải-giới những anh em Fulro trung thành với ông Y-Bham. Đến 08 giờ ngày 08-01-1969, những anh em Fulro đã tìm cách lật ngược thế cờ, thu lại những vũ khi đã bị tước đoạt và lần lượt vượt biên giới trở về với Chánh-Phủ.

Ngày 15-01-1969, ông Y-Dhé-Ađrơng, ông Y-Bling-Buôn-Krong-Pang và Y-Sênh-Niê về Saigon trình bày với Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc là mặc dù ông Y-Bham-Enuôl bị những phần tử quá khích ngăn chặn không cho trở về, nhưng toàn thể anh em Fulro nhất quyết ra hợp tác với Chánh-Phủ và tuyên bố chấm dứt mọi hoạt động của Fulro vào ngày 01-02-1969 để ngăn chặn bọn quá khích có thể lợi dụng danh nghĩa Fulro hành-động phương hại đến tình đoàn-kết dân-tộc, và xin Chánh-Phủ giúp đỡ mọi phương-tiện cần thiết.

Bộ Phát-Triển Sắc-tộc, Bộ Quốc-phòng, Bộ Y-Tế Xã-Hội và Cứu-Trợ, Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II và Tòa Hành-chánh Tỉnh Darlac đã gấp rút lo liệu phương tiện tiếp tế và chuyển vận những anh em Fulro cùng gia đình về Banmêthuột.

Cuộc không vận hoàn tất vào ngày 17-01-1969 chở được 1.326 người về Banmêthuột, mang theo 488 khẩu sủng. Mặt khác, Ban Đại-diện Fulro tại Banmêthuột triệu tập tất cả những cán-bộ hoạt-động rải rác tại các Buôn về Banmêthuột để chờ ngày ra trình-diện về hợp-tác với Chánh-Phủ trong danh-dự.

Ngày 01-02-1969, trên 5.000 cán-bộ võ trang cùng thân nhân gia đình Fulro đã ra trình-diện về hợp tác với Chính-Phủ dưới sự chứng kiến của Tổng-Thống và Thủ-Tướng Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa. Họ đã bất chấp nguy hiểm, vượt biên-giới Việt-Miên để trở về trong sự thương yêu, cởi-mở và thông-cảm của Chánh-Phủ và đồng-bào toàn-quốc.

Ngày theo chân lãnh-tụ Y-Bham ra đi, anh em mang cùng túi hành trang lòng hăng say của tuổi trẻ, hôm nay, mặc dầu lãnh tụ còn ở bên kia biên giới, anh em cũng cương quyết trở về để cùng toàn dân, toàn quân chung sức chống kẻ thù chung, vun đắp tình đoàn kết dân-tộc và xây dựng cho đồng bào Thiểu-số, cho Cao-nguyèn một tương lai tiến-bộ.



Ông Y-DHÉ-ADRƠNG (bên mặt) Trưởng Phái-đoàn Fulro tại Banmêthuột mhân danh Đại-diện toàn thể anh em Fulro tuyên bố về hợp tác với Chánh-Phủ và chấm dứt hoạt động của Phong-trào Fulro kể từ 1-2-1969. Ông Y-SÊNH-NIÊ (bên mặt) đang phiên dịch những lời tuyên bố của Ông Đại-diện.
Ý nghĩa cuộc trở về hợp tác của anh em Fulro

Ngày 01-02-196(), trong một buổi lễ được tổ-chức long trọng tại sân Vận-động Banmêthuột dưới sự chủ tọa của Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hoà và trước sự chứng kiến của Thủ-Tướng Chánh-Phủ , một số đông quý vị Tổng, Bộ-trưởng, Ngoại-giao đoàn và quan khách, toàn thể Lực-lượng Fulro trình diện trở về hợp-tác với Chánh-Phủ, gồm những thành phần như sau :

- Cán-bộ võ-trang ……….....……….2.575 người
- Nguyên công-chức các ngành …….28 người
- Nguyên sinh-viên học-sinh ….……105 người
- Nguyên cán-bộ các ngành ………..165 người
- Thường dân ………………..…….....…162 người
- Gia-đình (đàn bà. trẻ em) ……….2.754 người

Tổng cộng ……………….......………..5.471 người

Số vũ khí do anh em Fulro đem về nạp cho chánh-quyền là 895 khẩu gồm cả súng cộng-đồng và cá-nhân đủ loại.



Ông Y-SUIT một Sĩ-quan cao cấp Fulro, điều khiển toàn thể lực-lượng Fulro tuyên thệ quyết tâm bảo-vệ Tổ-Quốc và Hiến-pháp Việt-Nam Cộng-Hòa.


Trong bài phát biểu cảm tưởng, vị Đạị-diện Fulro cho biết lý do cuộc trở về hợp-tác với Chánh-Phủ của toàn bộ Lực-lượng Fulro như sau :

“Ngày hôm nay việc trở về của anh em chúng tôi không có nghĩa là hồi chánh hay qui-thuận, vì mục tiêu tranh đấu của Phong-trào Fulro không phải là một cuộc chiến-tranh bằng vũ khí, nên sự trở về của anh em không ngoài mục đích để hợp tác với Chánh-Phủ hầu thắt chặt tình đoàn-kết Kinh- Thượng, đóng góp trong việc tiêu diệt Cộng sản xâm lăng và xây dựng đất nước".

“Sở dĩ có sự trở về ngày hôm nay, vì qua những lần tiếp xúc với ông Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc, Đại-Tá Tỉnh-Trưởng Darlac, chúng tôi đã thấy rõ sự giúp đỡ chân thật của Chánh-Phủ do Tổng Thống lãnh đạo và sự lưu tâm của Nội-Các do Thủ-Tướng Chánh-Phủ điều khiển, hơn nữa những nguyện vọng chính đáng của anh em chúng tôi được Đại-tá Tỉnh-trưởng Tỉnh Darlac đệ trình Chánh-Phủ đã được giải quyết một cách thỏa đáng, cụ thể xuyên qua Hiến-pháp Đệ-nhị Cộng-Hòa ngày 1/4/1967 và các Sắc luật số 033 và 034/67 ngày 29-8-1967”.

“Đặc biệt qua buổi diện trình Tổng-Thống và Thủ-Tướng Chánh-Phủ vào tháng 8 năm 1968 tại Saigon của ông Y Bham-Enuôl Chủ-Tịch Phong-trào Fulro và sau đó được xác nhận qua Văn thư số 1421/PTh.T/VP/TTr/M ngày 19-12-1968 của Thủ-Tướng Chánh-Phủ”.




Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hoà đang ân cần thăm hỏi những anh em binh sĩ Fulro mới về hợp tác.


Về lý do vắng mặt của ông Y-Bham-Enuôl trong ngày toàn bộ lực-lượng Fulro trở về hợp-tác, vị Đại-diện Fulro cho biết : 

“Sự trở về hợp tác với Chánh-Phủ của anh em Fulro ngày hôm nay mà không có ông Y-Bham-Enuôl Chủ-Tịch phong-trào, chúng tôi chân thành xin xác nhận đây không phải là một âm mưu của anh em FULRO hay của cá-nhân ông Y-Bham-Enuôl như một số người đã hiểu lầm, mà vì một biến cố đáng tiếc xảy ra do nhóm Fulro quá khích gây nên.”

Cuối cùng ông Y-Dhé-Adrơng Đại-diện thẩm-quyền trong giới lãnh đạo Fulro tuyên bố :

“Ngoài ra, kể từ ngày hôm nay, Phong-trào Fulro sẽ không còn tại Cao-nguyên. Mọi sự lạm dụng danh nghĩa Fulro để phá hoại tình đoàn kết Kinh-Thượng sau này nếu có, kính xin Tổng-Thống và Thủ-Tướng Chánh-Phủ cho áp dụng biện pháp theo luật lệ hiện hành”.

Trong bài Huấn-thị, Tổng-Thống nhìn nhận việc trở về của anh em Fulro không phải là một thất bại hay đầu hàng mà là sự trở về hợp-tác với Chánh-Phủ và đồng bào toàn-quốc để thắt chặt thêm tình đoàn-kết dân-tộc, dồn nỗ lực chống Cộng, xây dựng hoà-bình đem lại ấm no và hạnh phúc cho đồng bào toàn quốc.



Như vậy sau hơn mười năm, tình đoàn kết Kinh-Thượng bị rạn nứt, sau những ngày Cao-nguyên bị bao trùm bởi những nghi kỵ, chia rẽ và hận thù, đôi khi cả chết chóc, ngày nay tình đoàn-kết Kinh-Thượng được bền chặt, không-khí Cao-nguyên trong lành và cởi mở hơn lúc nào hết.

Sau hơn 10 năm tranh đấu cho nguyện vọng chung của đại đa số đồng bào Thiểu-số, ngày nay những thỉnh nguyện của đồng bào được Chánh-Phủ chấp thuận, đã và đang thực hiện. Phong trào Fulro tự nguyện chấm dứt mọi hoạt động chống đối Chánh-Phủ để đứng trong hàng ngũ Dân-tộc, trong cộng-đồng Quốc-gia đề cùng toàn dân mưu tìm hạnh-phúc chung không phân biệt Sắc-tộc đa-số hay Thiểu-số.

Kể từ ngày 01-02-1969 Phong-trào tranh-đấu Fulro đối lập với Chánh-Phủ không còn nữa, mà nếu có những tổ chức tương tự thì đó chỉ là sản phẩm của Cộng-sản và Thực dân cần được chính đồng bào Thiểu-số diệt trừ tận gốc rễ.

Tất nhiên, trong đà tiến triển chung, nguyện-vọng của đồng bào Thiểu-số còn có những điều cần phải được đề cập và đạo đạt kịp thời để phù hợp với nhu cầu của từng giai đoạn tiến bộ. Nhưng đồng bào Thiểu-số hiện đã có những đại-diện xứng đáng tại Trung-Ương và điạ-phương, trong Hành-pháp cũng như Lập-pháp; Hiến-pháp và Quy-chế Riêng-biệt cũng bảo đảm quyền lợi cho đồng bào Thiểu-số, bảo đảm sự hiện diện của những đại diện Thiểu-số trong các cơ-cấu Quốc-gia, Do đó, những hình-thức tranh-đấu ly-khai, bạo-động chẳng nhưng không cần thiết mà còn là những hành động làm lợi cho Cộng-sản trong giai đoạn hiện tại.

Trong sự hình thành và sự trở về của toàn bộ lực-lượng Fulro chúng ta rút ra được những bài học :

1- Phong trào Fulro ra đời để chống đối những chủ-trương sai lầm thiếu hợp tình hợp lý của Chánh-Phủ Ngô-Đình-Diệm và để bảo vệ quyền lợi cùng những căn bản cổ truyền của đồng bào Thượng, ngày nay Chánh-Phủ đã sáng suốt để có một chính-sách hợp với nguyện-vọng thực-tế, bảo-vệ được quyền-lợi, tín ngưỡng riêng tư của đồng bào Thiểu-số mà không phạm đến quyền lợi chung cùng chủ-quyền Quốc-gia nên Phong-trào Fulro đã tự-nguyện trở về hợp-tác trong tinh-thần đoàn-kết Dân-tộc.

2- Từ 10 năm nay, các Chánh-Phủ trước đây đã tìm đủ mọi biện pháp để giải quyết vấn-đề Fulro, nhưng giải quyết bằng đàn áp chỉ làm cho sự chống đối thêm mạnh, tình đoàn-kết giữa các sắc-tộc ngày thêm rạn nứt, bằng võ-lực thì“máu chỉ gọi đến máu”. Cho nên giữa những vấn-đề của anh em trong nhà, không thể giải quyết bằng những phương-pháp dành cho kẻ thù, mà chỉ có tình huynh đệ, sự cởi mở chân thành và thiện chí mới giải quyết trọn vẹn vấn đề.

Viết xong tại Saigon ngày 08-02-1969
NGUYỄN-TRẮC-DĨ


- Tác phẩm “Tìm Hiểu Phong Trào Tranh Đấu FULRO” của Nguyễn Trắc Dĩ (NTD) có thể được coi là lập trường chính thức về Fulro của chính phủ VNCH (để ý cuốn sách do Bộ Phát Triển Sắc Tộc VNCH ấn hành)
- Nhà nước CHXHCNVN nhận định thế nào về Fulro thì đã có vô số sách, báo, bài viết trong nước nói đến rồi, không cần lập lại ở đây
- Nay chỉ cần nghe thêm tiếng nói từ phía Fulro là người đọc có thể có được (gần đủ) cái nhìn toàn cảnh của vấn đề

Tác phẩm “TỪ MẶT TRẬN FLM ĐẾN PHONG TRÀO FULRO” của tiến sĩ Po Dharma thuộc Viện Viễn Đông Pháp (L'Ecole Francaise d'Extreme-Orient) có thể được coi là tiếng nói chính thức từ Fulro. Ông đã tham khảo các tài liệu do chính lực lượng FULRO cung cấp, tài liệu của Mỹ và tài liệu của VNCH (kể cả sách của NTD) để viết.

So sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu khác nhau để thấy:
- NTD có bỏ bớt (vì không có lợi cho VNCH, không liên hệ, không muốn đụng chạm đến người Mỹ, hay vì điều gì khác) / thêm thắt / chỉ nói lướt qua hay phóng đại điều gì không (để ý Po Dharma viết 40 năm sau NTD)
- Cách đối xử của VNCH và CHXHCNVN đối với phong trào Fulro nói riệng và người sắc tộc thiểu số nói chung
- Những chuyện đằng sau hậu trường của Fulro người ngoại cuộc không biết…
- Tài liệu nào đáng tin cậy hơn, chứa nhiều sự thật hơn là tùy nhận xét của người đọc

Chú thích:
- “Tài liệu Fulro: 1-64” có nghĩa là hồ sơ Fulro tháng 1 năm 1964
- FLM viết tắt của Front de Libération des Montagnards (Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Thượng)






Du FLM au FULRO: Une lutte des minorités du sud indochinois (1955-1975)
Po Dharma - Les Indes Savantes, Paris 2006

Từ mặt trận FLM đến phong trào FULRO: Cuộc đấu tranh của dân tôc thiểu số miền nam Đông Dương (1955-1975)
Po Dharma – IOC-Champa, San Jose 2007

TÌNH HÌNH NĂM 1964-1969 

Đầu năm 1964, Y Sen Niê Kdam (Rađê) một trong những sĩ quan tình báo của trung tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh quân đoàn II, trở lại Nam Vang để gặp đại tá Lès Kosem nhằm thảo luận về việc đại tá Nguyễn Chánh Thi trở về Việt Nam [1]. Kosem trả lời là sẽ xem xét trường hợp Nguyễn Chánh Thi nếu trung tướng Nguyễn Khánh ra lệnh trả tự do .cho Y Bham Enuôl vẫn bị giạm giữ trong lao tù ở Ban Mê Thuột [2].

Vào tuần thứ ba của tháng 1 năm 1964, Lès Kosem chấp thuận sự trở về Việt Nam của Nguyễn Chánh Thi sau khi nhận đưọc lời hứa của tướng Nguyễn. Khánh trả tự do cho Y Bham Enuôl [3].

Ngày 29 tháng 1 năm 1964, trung tướng Nguyễn Khánh, với sự hỗ trợ của đại tá Nguyễn Chánh Thi từ Nam Vang vừa mới trở về, cùng tướng Trần Thiện Khiêm, tổ chức cuộc đảo chánh ở Sài Gòn. Trong chính phủ mới sau ngày đảo chánh ấy, Nguyễn Khánh trở thành thủ tướng Việt Nạm, và tướng Dương Văn Minh, quốc trưởng, nhưng không có quyền hành gì [4].

Ngày 1 tháng 2 năm 1964, đai tá Lès Kosem gởi văn thư cho thủ tướng Nguyễn Khánh yêu cầu ông ta thực hiện lời hứa trả tự do cho Y Bham Enuôl vì Nguyễn Chánh Thi đã trở việt Nam. Sau khi nhận văn thư, trung tướng Nguyễn Khánh đưa Y Bham Enuôl ra khỏi trại giam và đề cử ông ta làm phó tỉnh trưởng tỉnh Darlac, phụ trách thượng vụ [5].

Sau 6 năm trong lao tù (1958-1964), Y Bham Enuôl tìm lại tự do trong cuộc sống, nhưng tự do đặt dưới sự giám sát của công an Sài Gòn. Dù thế, ông ta vẫn liên lạc với Nay Luett tại Cheo Reo (tỉnh Pleiku) để hỏi tin tức về Bajaraka [6] nhất là liên hệ với đại tá Lès Kosem hầu thiết lập một chiến lược hợp tác giữa tổ chức Bajaraka và Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro [7].

Sự gặp gỡ giữa Lès Kosem và Y Bham Enuôl 

Ngày 11 tháng 3 năm 1964, theo yêu cầu của quốc trưởng Norodom Sihanouk, khoảng mười ngàn người Khờ Me xuống đường tại thủ đô Phnom-Pênh hô hào khẩu hiệu chống đế quốc Mỹ và tấn công tòa đại sứ Hoa Kỳ và Anh Quốc. Vào ngày 3 tháng 5 năm 1964, Campuchia cắt đứt liên hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Để trả lời cho thái độ của Norodom Sihanouk, chính quyền Sài Gòn tăng cường chiến dịch quấy rối khu vực biên giới Campuchia. Ngày 10 tháng 5 năm 1964 quốc trưởng Norodom Sihanouk gởi văn thư lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tố cáo Hoa kỳ và chính quyền Việt Nam xâm phạm. biên giới Cao Miên. Bất đầu từ ngày ấy, những bài diễn văn của hoàng thân Norodom Sihanouk trở thành bản văn tuyên chiến chống Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Quốc trưởng Norodom Sihanouk cho rằng: "nếu tất cả dân tộc trên thế giới này nhất quyết và cương trì chống ảnh hưởng của Hoa Kỳ, thì sự bành trướng của đế quốc Mỹ đầy kiêu căng sẽ bị quét sạch [8]. Tiếp theo lời kêu gọi ấy, Hội Đồng Tối Cao Fulro tổ chức cuộc họp liên tục để tìm phương hướng tập trung các lực lượng chống sự bành trướng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Theo Lès Kosem, dân tộc can đảm và có năng lực chiến đấu chống lại chế độ Sài Gòn, không phải là người Chăm Campuchia vì họ không nắm vững địa thế quân sự, cũng không phải là người Chăm Phan Rang và Phan Rí vì dân số họ không được đông cho lắm, mà là dân tộc Tây Nguyên [9]. 

Vào tháng 3 năm 1964, Lès Kosem tìm cách thuyết phục Y Bham Enuôl sang Campuchia để lãnh đạo Mặt Trận Giải Phôóng Champa. Qua trung gian của các thành viên Bajaraka thường sang thủ đô Nam Vang, Lès Kosem đã gởi một bức thư cho Y Bham Enuôl có nội dung nói rằng đây là giờ đã điểm cho các dân tộc Tây Nguyên vùng dậy tái lập vương quốc Champa độc lập mà lãnh thổ bao gồm cả khu vực Tây Nguyên. Một nhà lãnh đạo sang suốt như ông Y Bham Enuôl rất xứng đág đảm nhiệm trọng trách trước dân tộc Champa còn hơn là giữ chức vụ phó tỉnh trưởng của một tỉnh ở Việt Nam. Trong những thư từ trao đổi, Lès Kosem thường nhấn mạnh rằng sự tự do mà nhà nước Việt Nam dành cho Y Bham Enuôl là chỉ tạm thời, vì chính quyền Sài Gòn có thể đưa ông vào tù trở lại bất cứ lúc nào. Khi nhận này, Y Bham Enuôl không từ chối lời đề nghị của Lès Kosem [10].

Vào cuối tháng 3 năm 1964, một sự gặp gỡ giữa đại tá Lès Kosẹm và Y Klong Niê (dân tộc Mnong), đại điện của Y Bham Enuôl, trên bờ sông Dak Dam, gần Buôn Sarpa không xa biên giới Khờ Me-Việt. Trong cuộc gặp gỡ này, Y Klong Niê yêu cầu Lès Kosem bảo vệ tánh mạng cho những thành viên Bajaraka trong trường hợp họ bị chế độ Sài Gòn truy nã một lần nữa. Lès Kosem không từ chối đề nghị Y Klong Niê và gởi một lá thư nhờ Y Klong Niê chuyển cho Y Bham Enuôl. Trong lá thư này, Lès Kosem bày tỏ sự khen ngợi và lòng kính trọng với Y Bham Enuôl mà ông ta xem như "người anh ruột thịt” và hứa dành cho ông ta mọi đón tiếp nồng hậu ở Campuchia [11]. 

Các cuộc tiếp xúc giữa chế độ Sài Gòn và dân tộc Tây Nguyên 

Ngày 28 tháng 1 năm 1964, Nguyễn Khánh, thủ tướng chính phủ, tổ chức một hội nghị để giải quyết những vấn đề dân tộc thiểu số ở miền trung Việt Nạm. Năm mươi lăm đại biểụ gốc Tây Nguyên và Chăm tham dự, trong số đó có Y Bham Enuôl, Paul Nưr và Touprong Yaba [2].

Ngày 5 tháng 5 năm 1964, để trả lời cho những nguyện vọng của dân tộc thiểu số đã bày tỏ trong hội nghị, thủ tướng Nguyễn Khánh ký một sắc lệnh đổi Nha Công Tác Miền Thượng thành Nha Đặc Trách Thượng Vụ. Đại tá Việt Nam là Nguyễn Phi Phụng được cử.lâm giám đốc. Tiếc rằng sự quyết định đưa dân tộc Kinh lên làm vai chủ động của Nha Đặc Trách Thượng Vụ vừa mới thành lập chỉ làm cho dân tộc thiểu số càng không tin vào chính sách của Sài Gòn đối với Tây Nguyên nữa [13].

Tiếp theo sắc lệnh ấy, Nguyễn Khánh có một cuộc đàm thoại ngày 9 tháng 5 năm 1964 tại Sài Gòn với những đại địện Tây Nguyên. Trong cuộc gặp gỡ này, phái đoàn Tây Nguyên đưa ra yêu sách

1. Thiết lập một qui chế đặc biệt dành cho dân tộc Tây nguyên tương đương với qui chế Hoàng Triều Cương Thổ của hoàng đế Bảo.Đại. 

2. Tăng sĩ số công chức và quân nhân Tây Nguyên trong các sự vụ hành chánh và quân sự Việt Nam.

3. Tái lập những tòa án phong tục cho người Tây Nguyên.

4. Công nhận quyền sở hữu đất đai của dân tộc Tây Nguyên [14].


[1] Tài liệu Fulro: 1-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 92.
[2] Tài liệu Fulro: l-64.
[3] Tài liệu Fulro: 1-64.
[4] Tài liệu Fulro: 1-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 2002: 109 và Douglas Pike, 1966: 347-348.
[5] Tài liệu Fulro: 2-64. Được xác nhận bởi N. C. La Brie, 1971: 76 và Gerald C. Hickey, 1982b: 94; 2002: 110.
[6] Gerald C. Hickey, 1982b: 94.
[7] Tài liệu Fulro: 2-64.
[8] Charles Meyer, 1971: 242.
[9] Tài liệu Futro: 3-64.
[10] Tài liệu Fulro: 3-64.
[11] Tài liệu Fulro: 3-64.
[12[ Tài liệu Fulro: 4-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 94.
[13] Gerald C. Hickey. 1982b: 95.
[14] Gerald C. Hickey, 1982b: 95.




Tháng 6 năm 1964 là năm đánh dấu một khúc quanh mới trong tổ chức Bajaraka. Y Thih Eban buộc phải rời trại lính Buôn Sarpa để nhận chức phó tỉnh trưởng tỉnh Lâm Đồng. Trước khi lên đường, ông ta giao quyền điều khiển Bajaraka cho Y Dhơn Adrơng tại trại lính này. Một vài ngày sau, Y Dhơn Adrơng (Rađê), Y Nhuin Hdok (Rađê) và trung uý Y Nham Eban (Rađê) tham gia phiên họp với hai nhân vật chính của Fulro, đó là đại tá Lès Kosem và đại tá Um Savuth (Khờ Me Krom) tại biên giới Việt Khờ Me [15]. Trong cuộc bàn thảo này, Lès Kosem giải thích rằng Bajaraka phải đảm trách sứ mạng lịch sử của mình, đó là giải phóng Tây Nguyên, được xem như là một khu vực quan trọng trong lãnh thổ cũ của vương quốc Champa.


Theo Lès Kosem, dân tộc Tây Nguyên không nên tập trung mọi nổ lực vào đấu tranh nhằm van xin chế độ Sài Gòn ban cho họ một vài quyền lợi xã hội, vì mục tiêu đó không đem lại sự ủng hộ chính tri của nước ngoài. Mặt khác, dân tộc Tây Nguyên hôm nay là thần dân của vương quốc Champa trước kia, chính vì thế ông ta kêu gọi phong trào Bajaraka nên tham gia vào Mặt Trận Giải Phóng Champa, là một trong những tổ chức liên minh của mặt trận Fulro [16].

Qua sự gặp gỡ ấy, phái đoàn Bajaraka đo Y Dhơn Adrơng hướng dẫn chấp nhận nghị của Lès Kosem là tổ chức Bajaraka sẽ chiến đấu dưới ngọn cờ chung của Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro. Sau cùng, Y Đhơn Adrơng, Lès Kosem và Um Savuth phát họa bản thảo đầu tiên hiệu kỳ của tổ chức liên minh đấu tranh mang tên là Fulro. Hiệu kỳ Fulro gồm ba băng ngang màu xanh da trời, đỏ và xanh lá cây, biểu tượng cho ba mặt trận: Mặt Trận Giải Phóng Kampuchea Krom, Mặt Trận Giải Phóng Champa, Mặt Trận Giải Phóng Kampuchea Phiá Bắc. Trên băng giữa màu đỏ là ba ngôi sao màu trắng biểu hiện cho sự đoàn kết của 3 dân tộc Khờ Me, Tây Nguyên và Chăm [17].




Ngày 25 tháng 8 năm 1964, thủ tướng Nguyễn Khánh tổ chức tại Đà Lạt hội nghi lần thứ hai về dân tộc thiểu số nhằm nghiên cứu lại những nguyện vọng của người Tây Nguyên và Chăm miền trung Việt Nam. Vào cuối tháng 8 năm 1964, tướng Nguyễn Hữu Có, tư lệnh quân đoàn II tại Pleiku, tiếp đón một phái đoàn Tây Nguyên khác do ông Y Bham Enuôl hướng dẫn gồm có các ông Paul Nưr, Y Dhé Adrơng, Y Chôn Mlô Duôn Du, Touneh Hàn Thọ, v.v. Một lần nữa, người Tây Nguyên đòi hỏi tái lập qui chế tương tự như qui chế Hoàng Triều Cương Thổ trên Cao Nguyên. Nhưng chính quyền Sài Gôn từ chối yêu sách này [18].

Trong cuộc họp của Hội Đồng Tối Cao Fulro tại Phnom Pênh vào cuối tháng 8 năm 1964, Lès Kosem chứng minh rằng tất cả những hội nghị do chế độ Sài Gòm tổ chức với người Tây Nguyên từ đầu năm 1964 đến nay chỉ là một chiến lược chính trị nhằm ru ngủ dân tộc thiểu số chứ không phải là một thiện chí giải quyết nguyện vọng và yêu sách của người Tây Nguyên. Theo Lès Kosem, chính quyền Sài Gòn chỉ cứu xét những yêu sách của dân tộc Champa và trở lại bàn hội nghị để giải quyết vấn đề thiểu số ở miền trung Việt Nam khi nào dân tộc Champa chấp nhận vùng dậy đấu tranh vũ trang. Đối với Lès Kosem, chiến tranh không phải là một mục đích nhưng là một phương tiện buộc chế độ Sài Gòn trả lời cho các yêu sách của các dân tộc bị họ áp bức. Chính vì thế, Lès Kosem quyết định thành lập lực lượng vũ trang chống lại chính quyền Việt Nam [19].

Fulro vùng dậy ở Buôn Sarpa

Ngày 19 tháng 9 năm 1964 sau khi quyết định đặt tổng hành dinh chiến đấu tại đồn lính Le Rolland nằm ngay trên biên giới Khờ Me-Việt, đại tá Lès Kosem, đại tá Um Savuth và Y Dhơn Adrơng ra lệnh cho lực lượng vũ trang của Fulro vùng dậy [20].

Trại lính Buôn Sarpa của chế độ Sài Gòn nằm ở phía tây nam Ban Mê Thuột là cứ điểm quân sự đầu tiên mà lực lượng vũ trang Fulro đã chọn trong dự án quân sự để đánh đấu ngày ra đời của mặt trận Fulro. Lúc 10 giờ ngày 19 tháng 9, thừa lệnh của đại tá Lès Kosem, đại diện cho tổ chức Fulro trong trại Buôn Sarpa, thông báo với đại uý Charìes Darnell, chỉ huy binh lính Mỹ đóng tại trại lính này: Fulro sẽ tấn công đồn Buôn Sarpa trong đêm nay, nhưng không nhắm vào lực lượng Hoa Kỳ [21]. 

Đúng một giờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 1964, Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro bắn tia đạn đầu tiên nhằm báo hiệu sự vùng dậy của tổ chức này trên toàn khu vực Cao Nguyên miền trung Việt Nam. Chỉ cần một vài giờ sau đó, lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro đã làm chủ tình hình trại lính Buôn Sarpa, loại ra khỏi chiến trường hầu hết binh lính Sài Gòn có mặt ở trại và bắt sáu người Mỹ làm tù binh. Y Dhơn Adrơng đứng dậy phất cờ Fulro và đọc bản tuyên cáo trước tù binh Việt Nam và Mỹ với nội dung như sau: Mặt trập Fulro cương quyết giải phóng Kampuchea Krom và Champa ra khỏi ách thống trị của Việt Nam. Bản tuyên cáo chính thức này đượẹ ba vị lãnh đạo Fulro ký tên, đó là Châu Dara nhân danh dân Khờ Me, Y Bham Enuôl nhân danh dân tộc Tây Nguyên và Po Nagar (biệt hiệu của Lès Kosem) nhân danh dân tộc Chăm [22].

Cùng một lúc vào ngày 20 tháng 9 năm 1964, lực lượng Fulro tấn công trại lính Bu Prang, Ban Đôn, Buôn Mi Ga và Buôn Brieng thuộc tỉnh Darlac [23]. Vào lúc 7 giờ cùng ngày, lực lượng của mặt trận này tiến về Ban Mê Thuột chiếm đài phát thanh để phổ biến những yêu sách của họ. Một đơn vị khác đến tư gia của Y Bham Enuôl để dưa ông ta đến trại Le Rolland, gặp đại tá Lès Kosem [24].

Một khi làm chủ tình hình ở Ban Mê Thuột, lực lượng Fulro phổ biến truyền đơn mang chữ ký của ba vị lãnh đạo: Châu Dara, Y Bham Enuôl và Po Nagar (Lès Kosem), yêu cầu chế độ Sài Gòn phải thực thi một số yêu sách như sau: 

1. Chấp nhận có một số ghế bộ trưởng gốc dân tộc thiểu số trong nội các chính phủ ở Sài Gòn.

2. Chấm dứt sự thuyên chuyển những công chức và binh lính Tây Nguyên đến các vùng duyên hải. 

3. Áp đụng chính sách bình đẳng giữa dân tộc thiểu số và người Việt.

4. Trao trả lại cho các dân tộc thiểu số những đất đai của họ mà người Kinh xâm chiếm [25].


[15] Tài liệu Fulro: 6-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hicky, 192b: 98.
[16] Tài liệu Fulro: 6-64.
[17] Tài liệu Fulro: 6 -64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 198b: 97
[18] Gerald C. Hickey, 1982b: 99.
[19] Tài liệu Fulro: 8-64.
[20] Theo Charles Meyer (1971: 269), cuộc vùng dậy ở Buôn Sarpa chuẩn bị từ lâu và có sự yểm trợ của thống tướng Lon Nol, lúc đó là thủ tướng Campuchia.
[21] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Vĩnh Lộc, 1965: 34 và Gerald C. Hickey, 1982b: 99.
[22] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Jean Lartéguy, 1965: 155; N.C. La Brie, 1971: 77 và Gerald C. Hickey, 1982b: 99-100; 2002: 153.
[23] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Howard Sochurek, 1965: 38-65; Vĩnh Lộc, 1965: 54 và N. C. La Brie, 1971: 77
[24] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi B. Fall, 1966: 196; Kuno Knoebi, 1967: 195; N. C. La Brie, 1971: 77-79 và Gerald C. Hickey, 1982b: 101-10.
Tướng Vĩnh Lộc (1965: 53-54) và Nguyễn Trắc Dĩ (1969a: 20) cho rằng Fulro vùng dậy giết nhiều binh lính người Việt ở trại Buôn Sarpa. Sau khi chiếm Ban Mê Thuột, tổ chức này bắt Y Bham Enuôl đưa sang Campuchia. Theo Vĩnh Lộc, sự vùng dậy của Fulro có sự hỗ trợ của Việt Cộng.
[25] Tài iệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b-102, Nguyễn Trắc Dĩ, 1969a: 21 và Vĩnh Lộc, 1965: 58.


Quân đội Mỹ đối phó với vấn đề Fulro


Ngàỵ 20 tháng 9 năm 1964, George Tanham, nhân viên Rand Corporatiop tức là tổ chức đội hình của cơ quan tình báo Mỹ gặp Maxwell Taylor, đại sứ Hoa kỳ tại Sài Gòn, có sự hiện diện của tướng William Westmoreland, tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam để báo cáo về sự nổi dây của lực lượng Fulro tại Buôn Sarpa, nhất là tình hình tù binh người Mỹ bị Fullo bắt làm con tin [26].

Ngày 21 tháng 9 năm 1964, Ban Mê Thuột trở thành một nghĩa địa vắng bóng người. Tất cả cư dân người Kinh không ai dám ra đường phố vì sợ những người Tây Nguyên trả thù và rất lo âu cho tương laị của họ sau vụ nổi dậy này [27].

Cùng trong thời gịan đó, đại tá John Freund, cố vấn quân đoàn II Việt Nam ở Pleiku, tình nguyện đến Buôn Sarpa để giải quyết sự khủng hoảng này và cứu nguy cho những tù binh Hoa Kỳ. Từ tổng hành đinh ở biên giới Khờ Me-Việt, Lès Kosem gởi một bức thư cho John Freund để thông báo rằng Fulro sẵn sàng rút quân và trả tự do cho các tù binh Mỹ với điều kiện là tất cả cư dân người Kinh phải rời khỏi khu vực Tây Nguyên. Đại tá John Freund trả lời là ông ta không có thẩm quyền để trả lời những yêu sách đó. Thế là Lès Kosem ra lệnh bắt giữ đại tá John Freund để làm con tin cho đến khi nào quân đội Mỹ giải quyết những yêu sách của Fulro. Tài liệu Fulro cũng đề cập đến việc Lès Kosem yêu cầu quân đội Mỹ chấp thuận cho lực lượng Fulro thành lập "khu quân sự bất khả xâm phạm” (zône militaires exclusives) [29] trên lãnh thổ miền trung Việt Nam, tiếp tế lương thực và súng đạn cho Fulro. Đó là yêu sách của Fulro mà quân đội Hoa Kỳ phải thỏa thuận để tù binh Mỹ được trả tự do [30].

Tại Sài Gòn, chính quyền Việt Nam bày tỏ sự phẫn nộ về cuộc vùng dậy của Fulro ở Tây Nguyên. Thủ tướng Nguyễn Khánh là nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên lên tiếng tố cáo có sự nhúng tay của quân đội Mỹ trong biến cố này và hăm dọa dùng vũ lực để dập tắt quân phiến loạn nếu Fulro không rút lực lượng ra khỏi Tây Nguyên trong một thời gian đã ấn định [31].

Từ tổng hành dinh ở Le Rolland tại biên giới, Lès Kosem ra lệnh lực lượng Fulro phải cảnh giác về sự hăm dọa của thủ tướng Nguyễn Khánh và tuyên bố rằng nếu chế độ Sài Gòn tấn công đơn vị Fulro, ông ta sẽ ra lệnh xử tử tức khắc tất cả những tù binh Hoa Kỳ và Việt Nam [32]. Trước sự hăm dọa đó, tướng William Westmoreland, tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam, yệu cầu .tướng Nguyễn Hữu Có, tư lệnh quân đoàn II tại Pleiku không nên sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Fulro. Theo William Westmoreland, dùng giải pháp quân sự chỉ gây thêm nguy cơ cho tính mạng của tù binh Mỹ ở trại lính Buôn Sarpa [33]. 
. . 
Ngày 22 tháng 9 năm 1964 một hội đàm giữa Maxwell Taylor, đại sứ Hoa Kỳ, tướng William Westmoreland có sự hiện diện của một số sĩ quan Mỹ đã diễn ra tại Sài Gòn để đánh giá tình hình tù binh Mỹ tại Buôn Sarpa và cứu xét những yêu sách của Fulro. Qua hội đàm ấy, người Mỹ nghĩ rằng những điều kiện của Fulro đưa ra có thể giải quyết bằng con đường thương thuyết [34].

Cùng lúc đó, những tướng lãnh Việt Nam, nhất là tướng Nguyễn Hữu Có, tư lệnh quân đoàn II, tố cáo quân đội Mỹ nhúng tay trong sự nổi.dậy của Fulro. Theo tướng Nguyễn Hữu Có, người Mỹ thành lập "Lực Lượng Đặc Biệt (Spécial Forces) nhằm huấn luyện đội ngũ vũ trang dành cho dân tộc thiểu số. Chính các “Lực Lượng Đặc Biệt" ấy là những đơn vị đã góp tay vào sự nổi dậy của Fulro ở Buôn Sarpa. Chính vì thế, quân đội Mỹ từ chối đàn áp lực lượng phản động Fulro [35].

Ngây 22 tháng 9, thành phố Ban Mê Thuột vẫn ớ trong tình trạng chấn động bởi cuộc nổi dậy của Fulro. Cư dân Việt đang sống trong lo âu và sợ sệt vì sợ bị trả thù. Để trấn áp dân chúng, tướng Nguyễn Hữu Có ra lệnh cho lực lượng không quân phải áp dụng tình trạng báo động thường trực để chuẩn bị tấn công những đoàn quân Fulro bất cứ lúc nào [36].

Cũng trong ngày 22 tháng 9 năm 1964, đại tá Lès Kosem yêu cầu thủ tướng chính phủ Sài Gòn đề cử tướng Lê Văn Kim và tướng Tôn Thất Đính mà ông ta từng quen biết trong những khoá quân sự ở Pháp, như là người trung gian để giải quyết những khủng hoảng này. Tiếc rằng hai nhà lãnh đạo quân sự này đang bị giam giữ lỏng tại Đà Lạt sau ngày đảo chánh 22-1-1964 mà trung tướng Nguyễn Khánh đã tổ chức [37].

Ngày 23 tháng 9 năm 1964, tướng Richard Depuy, tư lệnh của “Opération Switchback” trên Cao Nguyên, đến Ban Mê Thuột để xem xét sự diễn biến ở Buôn Sarpa. Theo Richard Depuy, tình hình vẫn còn có lối thoát, bởi vì đại tá Lès Kosem và Y Bham Enuôl vẫn nghiêng về giải pháp thương thuyết.

Dựa vào sự phân tích của chuyên viên Mỹ đặc trách về chính trị, Richard Depuy đưa ra giải pháp đó là trước khi tổ chức cuộc thương thuyết với Fulro, mặt trận này phải chấp nhận một điều tiên quyết là cho phép đại tá Freund hiện đang giam giữ ở Buôn Sarpa được quyền tiếp xúc bằng điện thoại với nhà lãnh đạo quân đội Mỹ ở Ban Mê Thuột và chấp nhận một tù binh Mỹ về Ban Mê Thuột bằng máy bay trực thăng hầu chứng minh là Đại tá Freund vẫn còn sống [38].

Trong biến cố này, tài liệu Fulro đưa ta quan điểm khác hơn. Theo tài liệu này, Lès Kosem chỉ thả những tù binh Mỹ khi nào quân đội Hoa Kỳ chấp nhận cho lực lượng Fulro có mặt tại Việt Nam được quyền thành lập "khu quân. sư bất khả xâm phạm” (zône militaires exclusives) và tiếp tế lương thực và súng.đạn cho mặt trận này. Tướng Richard Dupuy chấp nhận đề nghị ấy [39].

Sài Gòn né tránh đụng độ với Fulro

Ngày 24 tháng 9 năm 1964, thủ tướng Nguyễn Khánh đi Pleiku để thảo luận với các vị .chỉ huy quân đoàn II về tình hình Cao Nguyên. Ngay lúc đến nơi, ông ta liền tuyên bố là sự hiện diện của ông ta trong thành phố này chứng tỏ rõ sự kiên nhẫn và thái độ ôn hòa của ông ta đối với những người “Thượng phản động". Ông ta nói thêm là thể theo đề nghị của đại tá Lès Kosem ngày 22 tháng 9 năm 1964, ông ta sẵn sàng cho phép tướng Lê.văn Kim và Tôn Thất Đính sẽ đến Ban Mê Thuột ngay chiều cùng ngày để đàm phán với Fulro [40].

Chiều 24 tháng 9 năm 1964, tướng Richard Dupuy gặp hai tướng lãnh Việt Nam là Lê Văn Kim và Tôn Thất Đính từ Đà Lạt đến. Trong sự gặp gỡ ấy, cả ba tướng lãnh đề nghị với chính phủ Sài Gòn tổ chức một hội nghị tập trung đại diện của mỗi sắc tộc và những đại biểu Fulro nhằm nghiên cứu những nguyện vọng thật sự của các dân tộc thiểu số ở miền trung Việt Nam. Trong trường hợp mà mặt trận Fulro từ khước không tham dự hội nghị, chính quyền Sài Gòn sẽ có biện pháp để đàn áp nhóm phản động này. Sau phiên họp với tướng Richard Dupuy, tướng Lê Văn Kim điện thoại cho thủ tướng Nguyễn Khánh ở Đà Lạt để tường trình lại lời đề nghị ấy. Nguyễn Khánh đồng ý sẽ tổ chức một hội nghị các sắc dân thiểu số nhưng ngày tháng chưa quyết định [41]. 



[26] Gerald C. Hickey, 1982b: 102.
[27] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 103.
[28] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 103, 105; 2002: 157.
[29] “Khu quân sự bất khả xâm phạm” tức là mật khu có ranh giới bất khả xâm phạm, trong đó Fulro đặt tổng hành dinh lực lượng vũ trang của tổ chức này.
[30] Tài liệu Fulro: 9-64.
[31] Gerald C. Hickey, 1964: 103.
[32] Tài liệu Fulro: 9-64.
[33] Gerald C. Hickey, 1982b: 103.
[34] Gerald C. Hickey, 1982b: 103.
[35] Gerald C. Hickey, 1982b: 104.
[36] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 104.
[37] Tài liệu Fulro: 9-64.
[38] Gerald C. Hickey, 1982b: 105.
[39] Tài liệu Fulro: 9-64.
[40] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 105.
[41] Gerald Hickey, 1982b: 105.




Trong công văn đề ngày 26 tháng 9 năm 1964 gởi đến thủ tướng Nguyễn Khánh, Y Bham Enuôl phản đối sự im lặng của chính quyền Sài Gòn về những yêu sách của Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro đã đưa ra ngày 20 tháng 9 năm 1964 cũng như dự án tổ chức một hội nghị dân tộc thiểu số. Y Bham Enuôl nói thêm rằng Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro sẽ tham dự hội nghị đó với điều kiện là những cư dân người Kinh phải rời khỏi khu vực Cao Nguyên [42].


Cùng ngày 26 tháng 9 năm 1964, tướng Lê văn Kim từ chức khỏi ủy ban đặc trách thương thuyết với Fulro mà không đưa ra một lời giải thích. Sau đó, thủ tướng Nguyễn Khánh đáp máy bay sang Ban Mê Thuột. Ngay lúc đến, ông bác bỏ hoạch kế hoạch giải phóng tù binh Mỹ mà tướng Richard Dupuy đã đề nghị ngày 23-9-1964. Ông ta khẳng định rằng chính quyền Việt Nam sẽ sử đụng vũ lực để trấn áp nhóm phản động Futro và không bao giờ triệu tập hội nghị dân tộc thiểu số mà người Mỹ mong muốn. Ông ta cũng nhắc lại rằng chính quyền Sài Gòn không bao giờ nhượng bộ Fulro nếu tổ chức này không trao trao trả binh Việt Nam và Mỹ bị bắt ở Buôn Sarpa [43]. 

Sự thỏa thuận giữa Fulro và quân đội Mỹ 

Ngày 26-9-1964, đại tá Lès Kosem có tiếp xúc với đại tá John Freund, tù binh Mỹ tại Buôn Sarpa và cho phép ông ta liên lạc bằng điện thoại, vào buổi chiều cùng ngày, với tướng Richard Dupuy để báo tin là ông ta vẫn khỏe mạnh nhưng rất lo âu về số phận của những lính Mỹ khác bị Fulro bắt giam sau khi thủ tướng Nguyễn Khánh hăm doạ sẽ tấn công trại này vào lúc 9 giờ sáng ngày 27 tháng 9 năm 1964. Ông ta cho biết điều kiện thả tù binh Mỹ, theo Lès Kosem, hoàn toàn tùy thuộc vào một điểm cốt yếu đó là quân đội Mỹ phải chấp thuận để cho Fulro thành lập “khu quân sự” bất khả. xâm phạm (zône militaires exclusives) trên lãnh thổ Việt Nam [44].

Sau khi nhận được thông tin từ đại tá John Freund, tướng Richard Dupuy rất bực tức về sự hăm dọa của thủ tướng Nguyễn Khánh và bày tỏ sự chống đối của ông ta trong việc sử dụng giải pháp quân sự chống lại Fulro tại Buôn Sarpa. Theo tướng Richard Dupuy, một hành động như vậy sẽ gây nguy nan cho sự sống còn của tù binh Mỹ trong trại này, vì Fulro sẽ không lùi bước trước vũ lực. Nhưng tướng Richarđ Dupuy vẫn còn phân vân có chăng sự hăm dọa của thủ tướng Nguyễn Khánh chỉ là một chiến lược nhằm ngăn chặn sự nhúng tay của quân đội Mỹ trong tổ chức của Fulro [45].

Ngày hôm sau, 27-9-1964, tướng Richard Dupuy đề nghị kế hoạch giải phóng tù binh Mỹ. Ông ta quyết định đích thân đến Buôn Sarpa để giải quyết trực tiếp cuộc khủng hoảng này. Ông ta báo tin cho thủ tướng Nguyễn Khánh biết sự việc trên và được thủ tướng đồng thuận. Còn về đại tá Lès Kosem, ông ta rất hoan hô sự có mặt của tướng Richard Dupuy ở Buôn Sarpa để tạo thuận lợi cho sự đàm phán. 

Đúng 7 giờ 46 ngày 17-9-1964, trực thăng của tướng Richard Dupuy và thiếu tá Touprong Ya Ba (Churu); hạ cánh tại Buôn Sạrpa. Ngay khi đến nơi, tướng Richard Dupuy tuyên bố là quân đội Mỹ hứa sẽ làm tất cả những gì trong khả năng và thẩm quyền của họ để giải quyết các yêu sách của Fulro và cố gắng thuyết phục chính quyền Sài Gòn chấp nhận giải quyết những yêu sách đó bằng con đường thương thuyết [46].

Theo tài liệu Fulro, tướng Richard Dupuy nói với Lès Kosem rằng ông ta sẽ quan tâm đến những yêu sách mà dân tộc thiểu số ở miền trung Việt Nam đã đưa ra và nhất là tạo điều kiện để hình thành “khu quân sự bất khả xâm phạm” (zone militaires exclusives) cho lực lượng Fulro tại Việt Nam. Dựa trên lời hứa này, Lès Kosem ra lệnh cho Y Dhơn Adrơng trả tự do cho .tù binh Mỹ và rút quân khoâng 2.000 người ra khỏi đồn Sarpa để di chuyển về tổng hành dinh Fulro (P.C) ở Mondulkiri, Campuchia [47].

Sài Gòn chấp thuận những yêu sách của Fulro

Ngày 2-10-1964, thủ tướng Nguyễn Khánh mở phiên họp với một số nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam trong dinh của ông ta tại Sài Gòn [48]. Trong dịp này, ông ta đưa ra ba nhận định liên quan đến biến cố Buôn Sarpa vào ngày 20 tháng 9 năm 1964:

1. Sự vùng dậy của Fulro có sự yểm trợ của quân đội Mỹ, bởi vì những thành viên tham gia vào biến cố này là những người “Thượng” và người “Chăm” thuộc “Lực Lượng Đặc Biệt” (Special Forces) của Mỹ được CIA thành lập vào năm 1963 và có sĩ số khoảng 20.000 quân gốc dân tộc thiểu số.

2. Mặt Trận Giải Phóng Champa, một trong những tổ chức liên minh của Fulro mà người sáng lập là Lès Kosem được vương quốc Campuchia yểm trợ về mặt chính trị lẫn quân sự. Mặt trận này không thoát khỏi sự nhúng tay của Việt Cộng, hiện rất tích cực ở xứ Khờ Me. 

3. Sự đề cử Y Bham Enuôl gốc Rađê vào ghế chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro chứng tỏ là người Chăm đang dựa vào dân tộc Tây Nguyên để giải phóng lãnh thổ Champa cũ. Bằng cách dựa vào yếu tố lịch sử, Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro có thể thuyết phục được dư luận quốc tế kết tội Việt Nam đã xâm chiếm lãnh thổ của vương quốc này [49].

Rất ý thức về nguy cơ chính trị mà Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro đã đề xướng, thủ tướng Nguyễn Khánh yêu cầu các cấp lãnh đạo Việt nam phải tìm cách giải thích cho người “Thượng” biết rằng dân tộc Tây Nguyên không có sự liên hệ lịch sử gì với sắc dân Chăm, hay nói một cách khác Champa là vương quốc của người Chăm. Chính vì thế mà chính phủ Sài Gòn không bao giờ công nhận Mặt Trận Giải Phóng Champa nhưng chỉ công nhận “Fulro” mà thôi, một tổ chức có mục tiêu bảo vệ quyền lợi dân tộc Cao Nguyên chứ không phải đòi quyền độc lập ở khu vực này. Ông ta chỉ thị phải thuyết phục người “Thượng” không nên theo gót chân Y Bham Enuôl, nhân vật được xem là nhà lãnh đạo bù nhìn do ông Lès Kosem tạo dựng để bảo vệ quyền lợi cho dân tộc Chăm mà thôi [50].

Ngày 5 tháng 10 năm 1964, tại Hoa Kỳ, George Ball, thứ trưởng Bộ ngoại giao đệ trình bản báo cáo cho ông Dean Tusk, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ và ông Robert MacNama, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Bản báo cáo cho rằng biến cố Buôn Sarpa ngày 20 tháng 9 năm 1964 đã đưa tình hình chính trị Việt Nam vào một khúc quanh mới, vì chế độ Sài Gòn phải đối đầu với hai đối tượng ở Cao nguyên, đó là Việt Cộng và Fulro [51].



[42] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 105.
[43] Gerald C. Hickey, 1982b: 105.
[44] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hicke, 106-107.
[45] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 106-107.
[46] Tài liệu Fulro: 9-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 106-107; M. A. Jaspan, 1970: 170-176 và Wilfred Burchett, 1970: 132-134.
[47] Tài liệu Fulro: 9-64.
[48] Gerald C. Hickey, 1982b:110.
[49] Tài liệu Fulro: 10-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey 1982b:110.
[50] Tài liệu Fulro: 10-64.
[51] George W. Ball. 1972: 36-50.


Ngày 15 tháng 10 năm 1964, dưới sự áp lực của tướng Richard Dupuy muốn giữ lời hứa mà ông ta đã tuyên bố với đại tá Lès Kosem vào ngày 27-9-1964 tại Buôn Sarpa, chính quyền Sài Gòn tổ chức một hội nghị tại Pleiku để bàn về vấn đề dân tộc thiểu số. Thành phần tham dự hội nghị gồm có phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro và 80 đại diện của dân tộc thiểu số ở trung phần Việt Nam, không kể đến các thành viên cũ của Bajaraka. như Paul Nưr (Bana), Nay Luett (Jarai), Touprong Hiou (Churu), Touprong YaBa (Churu), v.v. Hội nghị này đặt dưới quyền chủ tọa của tướng Nguyễn Hữu Có, tư lệnh quân đoàn II. Lợi dụng dịp này, chính quyền Sài Gòn kêu gọi quần chúng hô hào khẩu hiệu:“Kinh Thượng đoàn kết để chống chủ thuyết Việt Nam trung lập, chống cộng sản và chống sự nhúng tay của nước ngoài vào nội bộ của Việt Nam”.


Đây là bích chương ám chỉ nước Campuchia láng giềng, nơi mà lực lượng Fulro chọn làm hậu cứ đấu tranh vũ trang và ám chỉ chính sách trung lập Đông Dương do cộng hoà Pháp đề xướng [52].

Trong hội ghị này, phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro yêu cầu chính quyền Sài.Gòn phải giải quyết yêu sách gồm 8 điểm như sau:

1. Thiết lập trên Cao Nguyên một qui chế tương tự như qui chế Hoàng Triều Cương Thổ trước đây.

2. Tuyệt đối tôn trọng phong tục tập quán. tín ngưỡng của dân tộc thiểu số. 

3. Tăng cường quân nhân và công chức gốc dân thiểu số trong tổ chức hành chánh và quân sự Việt Nam. 

4. Công nhận quyền sở hữu đất đai của dân tộc thiểu số và tái lập tòa án phong tục. 

5. Dạy tiếng dân tộc trong các trường tiểu học. 

6. Thiết lập chế độ ưu đãi dành cho con em dân thiểu số trong các trường chuyên môn. 

7. Chấp nhận dân tộc thiểu số quyền được nhận viện trợ nước ngoài. 

8. Chấp nhập dân tộc thiểu số có quyền thành lập quân đội riêng [53] 

Ngày 16 tháng 10 năm 1964, thủ tướng Nguyễn Khánh đến Pleiku để làm lễ bế mạc bội nghị. Nhân dịp này. Ông ta đưa ra ba quyết định sau đây: 

1. Chính quyền Sài Gòn sẳn sàng chấp nhận sáu điểm đầu trong yêu sách của Fulro đòi hỏi, nhưng từ chối hai điểm cuối cùng, đó là quyền nhận viện trợ nước ngoài và thành lập quân đội riêng.

2. Kể từ ngày hôm nay, Nha Đặc Trách Thượng Vụ không lệ thuộc vào Bộ Quốc Phòng nữa mà là đặt dưới quyền điều hành của văn phòng thủ tướng chính phủ. Trung tá Touprong Ya Ba (Churu) được đề cử làm giám đốc cơ quan này.

3. Sẽ thành lập một trung tám đào tạo dành cho cán bộ người “Thượng” và một trường quân sự cho các con em binh sĩ dân tộc thiểu số [54].

Ban chấp hành mới của Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro

Ngày 17-10-1964, Hội Đồng Tối Cao Fulro mở hội nghị tại Phnom-pênh để bầu ban. lãnh đạo mới của Mặt Trân Giải Phóng Champa-Fulro. Y Bham Enuôl được đề cử làm chủ tịch của tổ chức này. Y Dhơn Adrơng (Rađê), đệ nhất phó chủ tịch; Y Wik Buôn Ya (Rađê) và vài nhân vật gốc Chăm là thành viên của ban lãnh đạo trung ương [55].

Ban lãnh đao mới của Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro đặt dưới quyền điều hành của Y Bham Enuôl (Rađê) và văn phòng thường trực của tổ chức này đặt tại Phom-Pênh càng đưa chính quyền Sài Gòn vào thế khó khăn để giải quyết vấn đề đấu tranh của dân tộc thiểu số, trong khi đó Nguyễn Khánh phải đương đầu hàng ngày với những cuộc biểu tình chống chính phủ Sài Gòn của phật tử Việt Nam [56].

Thành lập phong trào đoàn kết quốc gia độc lập.

Vào tháng 11 năm 1964, Y Thih Eban, thành viên cũ của Bajaraka, đứng ra phê bình gay gắt sự vùng dậy của Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro vào ngày 20 tháng 9 năm 1964 ở Buôn Sampra và tố cáo người Chăm lợi dụng người “Thượng” để phục vụ cho mưu đồ chính trị của hoàng thân Norodom Sihanouk. Y Thih Eban viết một văn thư cho ông Y Bham Enuôl kêu gọi ông ta về hợp tác với chính quyền Việt Nam để lãnh đạp một tổ chức mới mang tên là Phong Trào Đoàn Kết Quốc Gia Độc Lập (Union des Mouvements pour l’Indépendance Nationale) (57).

Sự ra đời của Phong Trào Đoàn Kết Quốc Gia Độc Lập đã phân chia dân tộc thiểu số miền trung Việt nam thành 3 lực lượng chính trị dựa vào sự ủng hộ của 3 quốc gia láng giầng:

- Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro đặt dưới sự điều khiển của Lès Kosem (Chăm) và Y Bham Enuôl (Rađê), được chính quyền Campuchia yểm trợ.

- Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị do Y Bih Aleo (Rađê) lãnh đạo, do chính quyền Hà Nội thành lập.

- Phong Trào Đoàn Kết Quốc Gia Độc Lập do Y Thih Eban (Rađê) lãnh đạo, nhận hậu thuẫn từ chính quyền Sài Gòn.

Đối với chính quyền Sài Gòn, Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro là phong trào đấu tranh vũ trang nguy hiểm nhất cho sự ổn định chính trị ở miền nam Việt Nam (58).


[52] Tài liệu Fulro: 10-65. Được xác nhận bởii Gerald C. Hickey 1967:111; N. C. La Brie, 1971: 82 và Vĩnh Lộc, 1965: 60.
[53] Tài liệu Fulro; 10-74. Được xác nhận bởi Vĩnh Lộc, 1965: 60.
[54] Tài liệu Fulro: 10-64. Được xác nhận bởi Vĩnh Lộc, 1965:60; Nguyễn Trắc Dĩ, 1969a: 21; N. C. La Brie, 1971:80-82; Gerald C. Hickey; 1982b: 112.
[55] Le Haut-Comité 1964: 12; Front de Libération, 1965: 2-21, Gerald C. Hickey, 1982b: 108-109.
[56] Gerald C. Hickey, 1982b: 108-109
(57) Tài liệu Fulro :11-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickley, 1982b: 112-113.
(58) Tài liệu Fulro: 11-64.


Biến cố năm 1965


Khủng hoảng trong nội bộ Fulro và sự ra đời của Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa

Đầu năm 1965, một vài vị lãnh dạo Tây Nguyên có lẽ bị ảnh hưởng bởi những lời tuyên truyền của chính quyền Sài Gòn và Y Thih Eban vào cuối năm 1964, bắt đầu đặt lại vấn đề có chăng Champa trước đây chỉ là vương quốc của riêng người Chăm và không có mối liên hệ lịch sử hay văn hóa gì với dân tộc Tây Nguyên cả. Chính vì thế, họ đặt bao câu hỏi với Y Bham Enuôl tại sao tổ chức này chỉ nhằm đấu tranh giải phóng Champa, nhưng đa số chiến sĩ là thành viên gốc Tây Nguyên. Đối với họ, tên gọi Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro đã nói lên dân tộc “Thượng" và “Cao Nguyên" không có một chỗ đứng trong tổ chức này (59).

Sau mấy lần suy nghĩ, Y Bham Enuôl đề nghị đổi danh xưng Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro thành Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa hay tốt hơn nữa Mặt Trận Giải Phóng Dega-Cham (Dega là một từ Rađê ám chỉ sắc dân miền núi) (60). Để giải quyết sự khủng hoảng này, Lès Kosem và Y Bham Enuôl quyết định tên gọi mới của mặt trận là Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro, dịch từ tiếng Pháp Front de Libération des Hauts Plateaux du Champa, viết tắt chính thức là FLHPC-Fulro. Mặc dù đã có quyết định về danh xưng mới này, nhưng Y Bham Enuôl vẫn dùng tên gọi Mặt Trận Giải Phóng Dega-Cham trong một số văn thư gửi cho chính quyền Sài Gòn (61).

Sự ra đời của Mặt Trận Giải Phóng Dega-Cham đã đưa Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro vào một khúc quanh mới. Một số thành viên như Y Dhơn Adrơng, Y Nhuin, Y Bhan Kpơr, Y Nham Eban, Ksor Duôt, Kpa Dơh, v.v… là những người gần gũi với Lès Kosem không chấp nhận tên gọi Mặt Trận Giải Phóng Dega-Cham, vì từ “Dega” không có ý nghĩa rõ ràng. Ho cũng tố cáo Y Bham Enuôl là một nhà lãnh đạo thiếu tầm nhìn chính trị (62).

Mặc dù có một số phản đối quan điểm Y Bham Enuôl, Lès Kosem vẫn dành cho ông ta một sự quan tâm đầy tình huynh đệ và luôn luôn xem Y Bham Enuôl như là một “người anh cả”. Sự tiếp đón nồng hậu vào đầu năm 1965 tại Phnom-Pênh dành cho Y Bham Enuôl và Hội Đồng Tốt Cao Fulro của ông ta đã chứng tỏ điều đó. Theo Lès Kosem, ông Y Bham Enuôl không cỏ năng khiếu về tổ chức chính trị, nhưng ông ta là một nhân vật có uy tín và ảnh hưởng lớn lao đối với sắc dân Tây Nguyên, một nhà lãnh đạo duy nhất có đủ năng lực để tập trung và thuyết phục dân tộc Tây Nguyên chấp nhận đường hướng của Mặt Trân Giải Phóng Cao Nguyên Chalnpa-Fulro. Theo Lès Kosem, cũng nhờ uy tín của Y Bham Enuôl mà mặt trận Fulro đã tập trung được một lực lượng hùng mạnh để đưa tổ chức này vào một chỗ đứng trên bàn cờ chính trị của Việt Nam (63).

Đầu năm 1965, Lès Kosem quyết định một chiến lược chính trị mới là tăng cường những hoạt động du kích nhằm tạo nên sư hoang mang trong cộng đồng người Việt định cư sinh sống trên Cao Nguyên bằng cách tấn công những xe cộ Việt Nam trên đường nối liền Quảng Đức với Đà Lạt. Ngày 25 tháng 1, một trong những đơn vị Fulro chặn một chiếc xe đò ở cây số 127 và xử tử 9 hành khách người Kinh. Một vài ngày sau đó một đơn vị khác cũng chặn xe đò giết chết 12 người Kinh, trong đó có 4 công chức và 2 cảnh sát của Sài Gòn trước khi rút về mật khu ở Campuchia (64).

Ngày 15-1-1965, tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu lật đổ thủ tướng Nguyễn Khánh và thành lập chính phủ mới. Nguyễn Văn Thiệu được đề cử làm chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, và Nguyễn Cao Kỳ chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (65).

Sau ngày đảo chánh ở Sài Gòn, đại tá Lès Kosem họp bộ phận lãnh đạo Fulro để xem xét tình hình sẽ tiếp diễn như thế nào ở Việt Nam và phân tích yếu tố lịch sử liên quan đến tướng Nguyễn Văn Thiệu là nhân vật xuất thân từ Phan Rang, nơi có đông đúc dân cư Chăm, trong khi đó tướng Nguyễn Cao Kỳ thuộc thế hệ di cư từ Bắc Việt (66).

Hội Nghị Dân Tộc Đông Dương

Tháng 2 năm 1965, hoàng thân Norodom Sihanouk tổ chức tại Phnom-Pênh một Hội Nghị Dân Tộc Đông Dương (Conférence des Peuples Indochinois) dưới khẩu hiệu hòa bình, độc lập, liên kết để giải quyết vấn đề chính trị Đông Dương (67). Trong hội nghị ấy, Y Bham Enuôl, chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro là khách quí của quốc trưởng Campuchia và của thống tướng Lon Nol, thủ tướng chính phủ. Y Bih Aleo cũng có mặt với tư cách là chủ tịch Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị do Hà Nội thành lập (68).

Trong diễn văn của mình, Y Bham Enuôl không quên lập lại mối quan hệ lịch sử rất là thân thiện giữa Champa và Kampuchea, hai nạn nhân của chính sách bành trướng Việt Nam và nhấn mạnh rằng mục tiêu của Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro là giải phóng Champa khỏi ách thống trị của Việt Nam xâm lược. Ông ta nói lên lời biết ơn sâu sắc đối với hoàng thân Norodom Sihanouk về sự hỗ trợ chính trị và tinh thần mà hoàng thân đa dành cho Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro. Ông ta cũng bày tỏ sự hân hạnh được một nước láng giềng, Campuchia, mời tham dự hội nghị một cách chính thức để nêu ra những nguyện vọng của dân tộc Tây Nguyên và Chăm. Sau cùng, ông ta ca tụng những thành tích chiến đấu của Mặt Trân Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro (69).


(59) Tài liệu Fulro: 1-65.
(60) Nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên không hiểu thế nào là nghĩa chính xác của ngôn từ Dega.
(61) Tài liệu Fulro: 1-65.
(62) Tài liệu Fulro: 1-65.
(63) Tài liệu Fulro: 1-65.
(64) Tài liệu Fulro: 1-64. Được xác nhận bởi Vĩnh Lộc, 1965: 61.
(65) Dennis J. Duncanson 1966: 349-351.
(66) Tài liệu Fulro: 2-65.
(67) Ch. Meyer, 1971: 269-271
(68) Tài liệu Fulro: 2-65
(69) Tài liệu Fulro: 2-65; Y Bham Enuôl, Discours… 15 mars 1965.


Hội Nghi Dân Tộc Đông Dương là một diễn đàn chính trị quan trọng. Nhân dịp này, Lès Kosem dựa vào cơ hội này để đưa dư luận quốc tế hướng về Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro mà ông ta là người sáng lập viên. Đồng thời sự hiện diện của Y Bham Enuôl tại Hôi Nghị Dân Tộc Đông Dương đã nói lên sự liên hệ chặt chẽ giữa Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro và chính quyền Campuchia - chẳng hạn như tổng hành dinh Fulro đặt tại Sen Monorom, tỉnh lị tỉnh Mondulkiri - và nhất là sự xuất hiện của mặt trận này trên diễn đàn quốc tế (70).


Đối với tướng Vĩnh Lộc, một nhà lãnh đạo quân sự Sài Gòn đặc trách về hồ sơ Fulro, Hôi Nghị Dân Tộc Đông Dương chỉ là một diễn đàn chính trị của hoàng thân Norodom Sihanouk, có sự yểm trợ của Việt Cộng, nhằm giới thiệu Fulro trước dư luận quốc tế. Tướng Vĩnh Lộc nghĩ rằng Campuchia và Cộng Hoà Pháp là hai quốc gia yểm trợ trực tiếp cho Fulro, bằng chứng cụ thể đó là chương trình “tiếng nói Fulro” được chính thức loan tin hàng ngày từ 13h00 giờ trên làn sóng của đài phát thanh Campuchia bằng nhiều thứ tiếng: Pháp, Campuchia, Bana, Churu, Séđăng, v.v. (71).

Sau Hội Nghị Dân Tộc Đông Dương vào tháng 2 năm 1965, một phiên họp của hội đồng tối cao Fulro đã diễn ra tại Phnom-Pênh để nghiên cứu tình hình chính trị và quân sự ở Cao Nguyên. Đối với Lès Kosem, Cao Nguyên trở thành một khu vực chiến lược quân sự mà 4 đối tượng đang tranh dành nhau làm chủ tình hình: chính quyền Sài Gòn, quân đội Mỹ, Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro được Campuchia yểm trợ và Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị do Hà Nội thành lập. Theo Lès Kosem, Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro đã trở thành một đối tượng quân sự quan trọng buộc chính quyền Sài Gòn phải đến bàn hội nghị để thương thuyết. Theo ông ta, Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro cần phải tiếp tục làm áp lực với chính quyền Việt Nam bằng cách gieo rắc sự xáo trộn trên Cao Nguyên. Nếu chính quyền Sài Gòn từ chối giải quyết yêu sách Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro, tổ chức này sẽ kêu gọi các sắc dân Tây Nguyên liên kết với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Front National de Libération) của Hà Nội (72).

Gần đúng 1 tháng sau ngày Hội Nghị Dân Tộc Đông Dương, chính quyền Sài Gòn chấp nhận thỏa mãn ba yêu sách sau của Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro:

• Tạo điều kiện dễ dãi cho các sinh viên và học sinh dân tộc thiểu số vào các trường đặc biệt.

• Thành lập một trường sư phạm tại Ban Mê Thuột cho các sắc dân thiểu số.

• Tái lập các tòa án phong tục (73).

Sự liên hệ giữa Fulro và các nhân vật chính trị ở Đông Dương

Vào tháng 3 năm 1965, Y Bih Aleo và Rcom Briu (Jarai) thành viên Hội Đồng Tối Cao của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến gặp Y Bham Enuôl tại Phnom-Pênh. Trong cuộc gặp gỡ này, Y Bih Aleo tìm cách thuyết phục Y Bham Enuôl gia nhập Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị của Hà Nội. Được Lès Kosem cố vấn, Y Bham Enuôl trả lời cho Y Bih Aleo, bạn học cùng trường và cũng là thành viên cũ của tổ chức Bajaraka, là Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro không có mục tiêu đòi hỏi qui chế tự trị ở Tây Nguyên mà là giải phóng Tây Nguyên ra khỏi ách thống trị của Việt Nam (74).

Sự gặp gỡ giữa Y Bih Aleo và Y Bham Enuôl đã đưa chính quyền Sài Gòn thay đổi cách nhìn đối với Fulro.

Ngày 29 tháng 4 năm 1965, tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung ương gởi cho Y Bham Enuôl một văn thư khuyến khích sự trở về Việt Nam của ông ta. Ngay sau khi trở về, chính quyền Sài Gòn sẽ giao cho ông ta một chức vụ quan trọng trong nội các chính phủ và ban nhiều chức vu quân sự và hành chánh chánh cho các chiến sĩ khác của Fulro (75). Trong tác phẩm của ông ta, tướng Vĩnh Lộc xác nhận sự kiện này, nhưng lại nói rằng bức thư đó đã được trao cho Y Bham Enuôl ngày 5 tháng 6 năm 1965 chứ không phải 29 tháng 4 năm 1965 (76).


Ngày 6 tháng 6 năm 1965, trong bức thư trả lời cho Nguyễn Cao Kỳ, Y Bham Enuôl viết rằng ông ta sẵn sàng trở về Việt Nam với điều kiện là chính quyền Sài Gòn phải chấp nhận thoả mãn ba yêu sách sau của Fulro:

1- Chấp nhận Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro có lá cờ riêng.

2- Chấp nhận Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro được quyền thành lập quân đội riêng với tỉ số là 60.000 người.

3- Tổ chức một hội nghị hòa bình giữa Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro và chính quyền Sài Gòn ở một quốc gia thứ 3, như Thái Lan hoặc Phi Luật Tân (77).


(70) Tài liệu Fulro: 2-65. Xem thêm Ch. Meyer, 1971: 270.
(71) Vĩnh Lộc, 1965: 62.
(72) Tài liệu Fulro: 2-65.
(73) Tài liệu Fulro: 3-65. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey. 1982b: 119.
(74) Tài liệu Fulro: 3-65. Xem thêm Gerald C. Hickey, 1982b: 116.
(75) Tài liệu Fulro: 4-65. Được xác nhận bởi Alexis U. Johnson, 1965.
(76) Vĩnh Lộc, 1965: 65.
(77) Tài liệu Fulro: 6-64. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 133.


Theo tướng Vĩnh Lộc, ba yêu sách này của Fulro đã cho thấy rõ thái độ phản động của người “Thượng” thiếu văn minh và gây tổn thương cho chính quyền Việt Nam ở Sài Gòn (78).


Sau ngày 6 tháng 6 năm 1965, William Beachner, chuyên viên chính trị của tòa đại sứ Mỹ và một vài sĩ quan khác của quân đội Mỹ gặp đại diện Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro tai Ban Đôn, phía tây Ban Mê Thuột để bàn về yêu sách mà Fulro đã đưa ra ngày 6 tháng 6 năm 1965 (79).

Sài Gòn đứng trước những yêu sách của Fulro

Ngày 8 tháng 5 năm 1965, thủ tướng Phan Huy Quát đệ đơn xin từ chức. Tướng Nguyễn Cao Kỳ, đầy quyền lực trong tay, cử tướng Nguyễn Hữu Có vào chức vụ bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Kể từ đó, chính quyền mới ở Sài Gòn thay đổi chiến lược bằng cách tái lập lại chính sách thương thuyết với Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro (80). Thật thế, tướng Nguyễn Cao Kỳ cho rằng sự từ khước giải quyết những yêu sách của Fulro chỉ đưa đẩy khu vực Cao Nguyên vào bàn tay của cộng sản. Bởi vì đa số quân lính của quân đội Sài Gòn trên Tây Nguyên là những sắc dân “Thượng”. Chỉ cần một quyết định của Fulro, những chiến binh này có thể quay lưng để hợp tác với quân cách mạng (cộng sản) (81).

Để giải quyết vấn đề này, Nguyễn Cao Kỳ lập đường dây liên lạc trực tiếp với Lès Kosem ở Campuchia hầu trao đổi quan điểm với ông ta về yêu sách mà Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro đòi hỏi. Qua những cuộc tiếp xúc, Nguyễn Cao Kỳ trấn an Lès Kosem về sự nhượng bộ của ông ta đối với Fulro với điều kiện ông ta từ bỏ ý định liên kết với việt cộng (82).

Mỹ đối phó với vêu sách của Furo

Ngày 16 tháng 7 năm 1965, tướng Vĩnh Lộc, tư lệnh quân đoàn II tại Pleiku, nhận bản báo cáo về cuộc họp bí mật tại tư dinh của William Beachner, nhân viên sứ quán Mỹ ở Ban Mê Thuột giữa 4 đại diện của Mặt Trân Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro (Y Sen Niê Kdam, Y Ngô Buôn Ya, Y Preh Buôn Krong, Nay Luett), ông Dorsey Anderson, nhân viên CIA và đại uý người Úc Đại Lợi là Barry Peterson, cố vấn trung tâm đào tạo cán bộ trường sơn ở Tây Nguyên. Trong cuộc họp này, Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro yêu cầu người Mỹ phải tôn trọng lời hứa của tướng Richard Dupuy ngày 27-9-1964 ở Buôn Sarpa, đã chấp nhận cho Fulro được quyền tổ chức khu quân sự bất khả xâm phạm (zône militaries exclusives) (83).

Sau khi nghe tin về cuộc họp họp bí mật ấy, tướng Nguyễn Hữu Có, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam đứng ra phê bình nghiêm khắc sư can thiệp của Mỹ vào vấn đề nội bộ Việt Nam. Ông ta điện thoại cho W. Beachner yêu cầu giải thích sự có mặt của Nay Luett trong phiên họp này. Vì muốn bênh vực cho Nay Luett, W. Beachner trả lời rằng Nay Luett không có trong phiên họp tại nhà ông ta (84).

Ngày 20 tháng 1 năm 1965, một cuộc họp khác đã diễn ra tại Ban Mê Thuột giữa trung tá Touprong Ya Ba (Churu) thuộc Nha Đặc Trách Thượng Vụ và các đại biểu của Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro, với sự có mặt của một số cố vấn Mỹ của sư đoàn 23 bộ binh Việt Nam.

Sau khi nhắc đến một số điểm đã đề ra trong yêu sách, phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro yêu cầu CIA Mỹ phải tôn trọng lời hứa của tướng Richard Dupuy vào ngày 27-9-1965. Để không tiết lộ những ý định của CIA trong vấn đề này, cố vấn Mỹ, lấy cớ là không hiểu tiếng Việt xin phép rút lui ra khỏi phiên họp (85).

Ngày 22 tháng 7 năm 1965, sau khi xem xét dự án hỗ trợ quân sự cho Mặt Trân Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro, các cố vấn Mỹ chuyển đến tường Vĩnh Lộc một đề nghị gồm 3 điểm:

1. Chấp nhận thành lập “khu quân sự bất khả xâm phạm” (zône molitalres exclusives) dành cho các đơn vị chiến đấu Fulro mà lương thực và súng đạn do quản đội Mỹ cung cấp.

2. Thành lập một ban liên lạc giữa những đơn vị Fulro và chính quyền quân sự Sài Gòn

3. Đề cử một sĩ quan đảm trách việc phối hợp chương trình này.

Trên thực tế, sự thành lập những khu quân sự bất khả xâm phạm (zône militaires exclusives) dành riêng cho Fulro phát xuất từ ý niệm chống du kích của Mỹ nhằm ngăn chặn một cách hữu hiệu sự đột nhập cộng sản trên Cao Nguyên. Tướng Vĩnh Lộc rất bực mình về các ý định của Mỹ, phát biểu ý kiến không đồng tình với kế hoạch ấy bằng cách dùng một luận điệu khôi hài: “vừa mới nghe đề nghị của Mỹ thành lập bốn khu quân sự bất khả xâm phạm, Fulro đã tuyên bố ồn ào là họ đã có bốn tiểu đoàn chiến binh sẵn sàng đóng chiếm các khu vực ấy” (86).


(78) Gerald C. Hickey, 1982b: 133.
(79) Tài liệu Fulro: 6-65. Được xác nhận bởi Dennis J. Duncanson, 1966: 351.
(81) Tài liệu Fulro: 6-65. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 133.
(82) Tài liệu Fulro: 6-65. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b. 133.
(83) Tài liệu Fulro: 7-65. Được xác nhận bởi Gerald C. Hickey, 1982b: 133; Vĩnh Lộc, 1965: 66.
(84) Gerald C. Hickey, 1982b. 133.
(85) Tài liệu Fulro: 7-65. Được xác nhận bởi Vĩnh Lộc, 1965: 68.

(86) Vĩnh Lộc, 1965Fulro tấn công Buôn Brieng

Ngày 23 tháng 7 năm 1965, không chờ đợi sự chấp thuận của Sài Gòn, Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro ra lệnh di chuyển những đơn vị chiến đấu đến Buôn Brieng, gần Ban Đôn, phía tây Ban Mê Thuột, mà họ cho là một trong bốn “khu quân sự bất khả xâm phạm” (zone militaires exclusives) mà người Mỹ đã có ý định trao cho họ. Vừa đến, binh lính Fulro thông tin cho sĩ quan trách nhiệm trại quân sự Sài Gòn ở Buôn Brieng về sự có mặt của họ. Vị chỉ huy trại này liền gởi một bức điện văn cho cấp lãnh đạo quân sự quân đoàn II ở Plelku để báo cáo tình hình quân sự rối ren ở Buôn Brieng và xin quyết định của cấp trên (87).

Ngày 29 tháng 7 năm 1965, một phái đoàn quân sự Việt Nam đến trại Buôn Brieng để gỡ rối cho cuộc khủng hoảng. Khi phái đoàn đến nơi, Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro liền tấn công Buôn Brieng và làm chủ tình hình trại lính này. Sau khi loại binh sĩ Việt Nam ra khỏi chiến trường, Fulro bắt một số binh lính Hoa Kỳ làm tù binh và kéo cờ Fulro lên trước mặt phái đoàn Sài Gòn (88). Biến cố này đã làm cho tướng Vĩnh Lộc, tư lệnh quân đoàn II, vô cùng phẫn nộ. Theo tướng Vĩnh Lộc, Fulro chỉ là một nhóm phản động tuân lệnh cộng sản mà ông ta phải tiêu diệt bằng cách ra lệnh cho đơn vị không quân tấn công trại lính ấy. Trong lúc tấn công, một vài binh sĩ Fulro bị bắt và chuyển về trại giam ở Dục Mỹ, gần Nha Trang (89).

Ngày 30 tháng 7 năm 1965, tướng Nguyễn Hữu Có, bộ trưởng Quốc Phòng, tuyên bố là sự nổi dậy của Fulro ở Buôn Brieng ngày 29 tháng 7 có liên quan đến kế hoạch của Mỹ qua phiên họp mật ngày 16 tháng 7 năm 1965 tai nhà ông W. Beachner. Chính vì thế, ông ta rất phẫn nộ về thái độ cư xử của người Mỹ và đề nghị một cuộc họp khẩn cấp tại Ban Mê Thuột với tướng William Westmoreland (tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam) và Philip Manfull (cố vấn chính trị tại tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn). Trong cuộc họp này tường Nguyễn Hữu Có tuyên bố rằng chính quyền Sài Gòn không chấp nhận sự can thiệp của người Mỹ vào vấn đề Fulro được xem là vấn đề nội bộ của Việt Nam. Ông ta ra lệnh cho William Beachner và đại uý người Úc Barry Peterson, hai nhân vật đã tham dư phiên họp ngày 16-7-1965 với Fulro, phải rời khỏi Cao Nguyên. Cùng lúc đó, tướng Vĩnh Lộc cũng lên tiếng chỉ trích thái độ trịch thượng của người Mỹ và kết tội công khai về sự quyết định đơn phương của họ trong việc thành lập những “khu quân sự bất khả xâm phạm” (zône militaires exclusives) có lợi cho binh lính Fulro mà không cần xin ý kiến của chính quyền Việt Nam (90). 

Ngày 22 tháng 8 năm 1965, chính quyền Sài Gòn đề nghị một cuộc họp với Fulro và giới thẩm quyền Mỹ nhằm giải quyết vấn đề Buôn Brieng. Phái đoàn Sài Gòn do tướng Vĩnh Lộc hướng dẫn và phái đoàn Mỹ do tướng Throck Morton, đại diện cho văn phòng viện trợ Mỹ tại Việt Nam (91).

Để tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng, tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Hội Đồng Hành Pháp Trung Ương cho phổ biến một thông báo chính thức khẳng định là chính quyền Sài Gòn tìm cách thỏa mãn những yêu sách mà Fulro đã đệ trình trong hội nghị ngày 16 tháng 10 năm 1964. Cùng lúc đó Alexis Johnson, cố vấn thứ nhất của đại sứ quán Hoa Kỳ cũng cho ra một bản thông báo hoan nghênh sáng kiến của chính phủ Sài Gòn đã quan tâm đến Fulro (92). Rất hài lòng về kết quả ấy, Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro cho rút binh khỏi trại Buôn Brieng và di chuyển về mật khu ở Campuchia (93).

Ngày 6 tháng 8 năm 1965, ba đại diện của Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro sang Campuchia để giao cho ông Y Bham Enuôl hai thông báo của Mỹ và Việt Nam (94).

Cũng vào tháng 8 năm 1965, chính quyền Sài Gòn, nhằm duy trì liên lạc với Fulro, chấp thuận thành lập một văn phòng thường trực của Một Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro tại Việt Nam, với tên gọi là Phát Đoàn Đặc Biệt và Chính Thức (Délégation Spéciale et Officielle. viết tắt là DSO-Fulro). Văn phòng này đặt ở Buôn Alé A, gần Ban Mê Thuột. Đây là văn phòng liên lạc giữa bộ chỉ huy của Y Bham Enuôl và chính quyền Sài Gòn. Y Dhé Adrơng được cử làm trưởng phái đoàn, và cờ của Mặt Trân Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro được phép tung bay trong chu vi của Buôn Alé A (95).


(87) Tài liệu Fulro, 7-65. Được xác nhận bởi Vĩnh Lộc, 1965: 70.
(88) Tài liệu Fulro: Được xác nhận bởi Vĩnh Lộc, 1965: 70-71.
(89) Tài liệu Fulro: 7-65. Được xác nhận bởi Jean Lartéguy, 1965. 165-166; Nguyễn Trắc Dĩ, 1969a: 23 và Gerald C. Hickley, 1982b: 134.135.
(90) Vĩnh Lộc, 1965; Gerald C. Hickey, 1982b: 134.
(91) Vĩnh Lộc, 1965: 70-71.
(92) Nguyễn Trắc Dĩ, 1969a: 23. Vĩnh Lộc, 1965: 73-77. Ngôn Vĩnh, 1995: 63.
(93) Tài liệu Fulro: 8-65.
(94) Nguyễn Trắc Dĩ, 1969: 24.
(95) Tài liệu Fulro 8-65; Gerald C. Hickey, 1965: 135.


: 69.


Sự nổi dậy của Buôn Brieng đã đưa chính quyền Sài Gòn đến thái độ mềm dẻo hơn đối với Fulro. Hoàn toàn trái ngược với quan điểm của tường Vĩnh Lộc, chính quyền Sài Gòn không xem Fulro như một nhóm phiến loạn mà là một phong trào vũ trang được nước ngoài hỗ trợ, đó là Campuchia. Không kể đến những đơn vị chiến đấu tập trung trong chiến khu ở tỉnh Mondulkiri của vương quốc này, Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro còn có những đơn vị khác bí mật trong các trại Lực Lượng Trường Sơn và Lực Lượng Đặc Biệt của Mỹ. Vì thế dùng sức mạnh để trấn áp phong trào này chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng quân sự trên Cao Nguyên. Hiểu được như thế, chính quyền Sài Gòn soạn thảo một chiến lược mới nhằm giải quyết sự khủng hoảng này bằng con đường thương thuyết. Chính vì thế, họ yêu cầu Y Bham Enuôl nên trở về Việt Nam để lãnh đạo dân tộc Tây Nguyên. Chính quyền Sài Gòn cho ông Y Bham Enuôl là nạn nhân của người Chăm là dân tộc muốn đòi Champa độc lập, một vấn đề lịch sử không liên hệ gì đến dân tộc Tây Nguyên (96).


Khủng hoảng lần thứ hai trong nội bộ của Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro

Ngày 25 tháng 8 năm 1965, Y Bham Enuôl, nhân danh Mặt Trận Giải Phóng Xứ Dega-Chăm Tự Do (Front de Libération du Pays Libre Dega-Cham) - tên mới của tổ chức mà Y Bham Enuôl vừa mới đặt ra - gởi đến tướng Vĩnh Lộc, tư lệnh quân đoàn đoàn II tại Pleiku, một bức thư nói rằng lực lượng Fulro đã sẵn sàng dùng vũ lực để giải phóng Cao Nguyên khỏi ách thống trị Việt Nam nếu chính quyền Sài Gòn không chấp thuận các yêu sách của họ (97). Một bản sao của bức thư này được gởi đến tướng Nguyễn Hữu Có, bộ trưởng Quốc Phòng. Sau khi nhận bức thư, tướng Nguyễn Hữu Có tổ chức một cuộc họp báo tại Sài Gòn vào ngày 25-8-1965 để cho biết ý kiến của ông ta về Fulro. Nhân dịp này, tướng Nguyễn Hữu Có tố cáo Y Bham Enuôl là người “Thượng” muốn đòi Tây Nguyên độc lập. Theo Nguyễn Hữu Có, chính quyền Sài Gòn “không chấp nhận liên lạc nữa với những quân phiến loạn Thượng […] . Ông ta sẽ ấn định thời gian để họ trở về Việt Nam hợp tác. Qua thời gian đó, chính quyền Sài Gòn sẽ có những giải pháp thích đáng để tiêu diệt tổ chức này (98).

Cùng lúc, tướng Vĩnh Lộc lên án kết tội nghiêm khắc tổ chức Fulro. Theo ông ta, lực lương Fulro chỉ là một tổ chức đội hình của Norodom Sihanouk, làm tay sai cho Pháp và công cụ của việt cộng. Đa số những binh sĩ Fulro là người Tây Nguyên, một tập thể dễ bị mua chuộc, ít học làm con cờ cho nước ngoài xảo trá và độc ác muốn chống phá Việt Nam”. Chính vì thế, chế độ Sài Gòn xét không xứng dáng để đứng ra thương lượng với những người Thượng thiếu văn minh, nhưng cần phải dùng vũ lực để tiêu diệt họ” (99).

Sau sự bất đồng ý kiến lần thứ nhất vào đầu năm 1965 về tên gọi Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulrô, Y Bham Enuôl và Lès Kosem đã đi đến một thỏa hiệp bằng cách sử dụng một danh xưng mới cho tổ chức đó là Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro. Sau khi nghe im Y Bham Enuôl dùng tên gọi Mặt Trận Giải Phóng Xứ Dega-Chàm Tự Do trong bức thư gửi cho tướng Vĩnh Lộc, đại tá Lès Kosem bày tỏ sự ngạc nhiên của mình và đặt vấn đề với Y Bham Enuôl về tên gọi mới này của tổ chức mà ngay cả Hội Đồng Tối Cao Fulro cũng chưa hề hay biết. Y Bham Enuôl trả lời rằng một vài thành viên gốc Tây Nguyên không hiểu ý nghĩa chính xác của từ Champa trong cách sử dụng hàng ngày. Theo Y Bham Enuôl, dân tộc Tây Nguyên hiểu rằng Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa-Fulro có ý định giải phóng lãnh thổ cũ của Champa từ Quảng Bình cho đến Sài Gòn, yêu sách mà chính quyền Sài Gòn không muốn nghe nói đến (100). Cuộc khủng hoảng lần thứ ba về danh xưng Champa trong tổ chức đang đi vào con đường bế tắt, không có sự thỏa hiệp nào cả giữa Lès Kosem và Y Bham Enuôl.

Fulro đối phó với chính quyền Sài Gòn

Sau ngày di chuyển các đơn vị Fulro trên lãnh thổ Việt Nam và việc tấn công trại lính Buôn Brieng ngày 29-7-1965, tướng Vĩnh Lộc ra một tuyên cáo xem Fulro như “một nhóm vũ trang được nước ngoài và cộng sản yểm trợ tìm cách gieo rắc sự xáo trộn và đòi hỏi những yêu sách không thể biện bạch được, có nguy cơ đến an ninh của đất nước Việt Nam” (101). Và ông ta thêm rằng “tất cả sự di chuyển đơn vị vũ trang Fulro từ nay về sau sẽ được xem là một hành động phiến loạn mà quân đội Việt Nam sẽ không do dự tiêu diệt bằng vũ lực” (102).


 



(95) Hiệu kỳ của Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa hoàn toàn khác biệt với hiệu kỳ của Fulro. Hiệu kỳ này là hình chữ nhật chia làm ba phần. Phần bên trái là nền màu xanh lá cây trên đó có mặt trăng nửa vòng màu trắng và ngôi sao màu trắng tượng trưng cho hồi giáo. Phần chính giữa chia thành 9 khuôn theo chiều ngang: 4 khuôn màu trắng và 5 khuôn màu xanh biểu tượng trưng cho sự đoàn kết. Phần thứ 3 bên phải có nền màu đỏ, tương trưng cho sư đấu tranh.
(96) Tài liệu Fulro: 7-65.
(97) Được xác nhận bởi Norman C. La Brie, 1971: 84.
(98) Vĩnh Lộc, 1965: 85. Xem thêm Norman C. La Brie, 1971: 81-84; Gerald C. Hickey, 1982b: 135; Ngôn Vĩnh, 1995: 66.
(99) Vĩnh Lộc, 1965: 72.
(100) Tài liệu Fulro: 8-65.
(101) Vĩnh Lộc, 1965: 78.
(102) Vĩnh Lộc, 1965: 79.









Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen