Mittwoch, 30. Juli 2014

Hội Chứng 30/04, Hay Hội Chứng Nguyễn Văn Huy

Lại vào những ngày cờ xí ngợp trời, khí thế chiến thắng hừng hực, nhạc chiến đấu giải phóng miền nam được phát lên theo từng cuộc gọi trên những chiếc điện thoại di động được cài đặt miễn phí hoặc giá khuyến mãi cho “cuộc vui” dân tộc.
Các nhóm thân hữu được hưởng hương hoa của cuộc chiến thắng – cựu chiến binh, những người cùng thế hệ, cùng khoá học…ở các tỉnh miền nam, trừ thành phần “nguỵ quân, nguỵ quyền”, lại rủ rê nhau gặp mặt, để kỷ niệm hoặc ăn mừng thắng lợi/ còn sống sót/ đã trưởng thành.
Trên các trang mạng và một vài tờ báo trong nước, người ta lại sử dụng cụm từ “hoà hợp hoà giải” để cố gắng cho một xúc cảm tập thể hoặc để chứng tỏ còn nhớ món nợ lịch sử và và biết suy tư thời cuộc, quan tâm đến đại mệnh dân tộc sau cuộc tang thương.

Vài năm gần đây, sau khi ông Võ Văn Kiệt qua đời, người ta lại hay dùng hình ảnh của ông để làm giá đỡ cho những phát biểu đầy suy tư và trách nhiệm đó. Câu nói có ý nghĩa dàn hoà về triệu người vui và triệu người buồn trở thành phù chú để vớt vát tính chất cần thiết, phổ quát, chính nghĩa và chính thống của hoà hợp hoà giải ở buổi muộn mằn. Có người còn tính được sự muộn mằn đó có trị số 2 thế hệ.
Nhưng ai cũng biết rằng cuộc hoà hợp hoà giải đúng ra là không được muộn, không có chuyện muộn. Nếu đó là chuyện tất yếu xét về giải pháp lịch sử cũng như truyền thống dân tộc thì nó phải xảy ra tức thì, sau thời điểm kết thúc chiến tranh, với những bước đi nào đó phù hợp và có hứa hẹn cho sự hoàn tất triệt để, để không bao giờ muộn cả. Còn khi đã có chuyện muộn thì sẽ không bao giờ có hoà hợp hoà giải bình thường, trọn vẹn ngoài những phát ngôn tự lừa mị, những cảnh diễn trò, đóng kịch có thể che đậy cho những toan tính đầu cơ lịch sử vì những lợi ích tập thể hoặc lợi ích của từng cá nhân trong ván bài đổi mới đến hồi đục nước.
Tại sao khó? Nhiều lý do lắm, song có lẽ trước hết là nhận thức thật sự, thành thật của người chiến thắng về bản chất của cuộc chiến tranh, về chiến thắng và thất bại, về bản chất của nhau và các lực lượng đứng đàng sau mỗi bên và sự hành xử phù hợp với thái độ thành thật ấy. Đó là cuộc chiến tranh giải phóng miền nam, chiến tranh để thống nhất đất nước hay chiến tranh ý thức hệ? Nếu chiến tranh giải phóng thí dứt khoát Việt Nam Cộng Hoà là kẻ thù dân tộc, là kẻ xâm lược (vì sau 1973, xác chết trên chiến trường chỉ còn là người Việt)? Nếu để thống nhất đất nước, có nhất thiết phải tiến hành cuộc chiến tranh (mà mầm mống của nó đã được chuẩn bị ngay sau 1954, khi Việt Minh cài cắm hàng nghìn cán bộ ở lại mỗi tỉnh miền nam)? Cuối cùng, mọi chiêu bài có tính chất biện minh cho chính nghĩa đó không làm nhoà đi được yếu tố ý thức hệ và được uỷ nhiệm đại điện ý thức hệ của cuộc chiến tranh (thực ra là quyền lợi nước lớn trong chiến tranh lạnh với sự có mặt của lực lượng mệnh danh là phe cộng sản và các nước phụ thuộc vào một trong hai phe). Chính chiều sâu ý thức hệ đó trong phía chiến thắng đã là cản ngại lớn cho hoà hợp hoà giải sau 1975: sự tự phụ chiến thắng của học thuyết đỉnh cao nhân loại và việc chuẩn bị cho những âm mưu thực thi mô hình chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Nếu chỉ vì mục tiêu giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, việc hoà hợp hoà giải có lẽ đã dễ hơn. Nhưng song song với nó, đàng sau nó – như cách nói giương cao hai ngọn cờ, là chuẩn bị cho chủ nghĩa xã hội, là “đấu tranh giai cấp”, là xoá bỏ tư hữu, là khẳng định vai trò độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản. Làm sao cuộc hoà hợp hoà giải ngay sau năm 1975 có thể tạo an toàn cho việc hợp tác hoá nông nghiệp và cải tạo công thương nghiệp liền sau đó. Muốn an toàn, trước hết phải tập trung vào trại cải tạo tất cả số quan chức có học, sĩ quan cao cấp và trí thức văn nghệ sĩ thân chế độ cũ. Và nếu cuộc hòa hợp hòa giải thành công, làm sao có thể kể công lãnh đạo của đảng để sau đó tạo thành điều 4 của Hiến pháp, làm sao có thể huy động tiền thuế của toàn dân tộc để chỉ giải quyết chính sách đền bù xương máu, hy sinh cống hiến của chỉ một phía dân tộc được? Sự trả thù vô tiền khoáng hậu đó đã tạo nên cái thế khó của giải pháp lịch sử ngay từ đầu, và càng về sau càng khó. Đến thời điểm này, không thể tìm ra được chỗ nào là mối mạch của cuộn chỉ rối lịch sử để bắt đầu cho một chính sách hòa giải, khi sự vận hành của một hệ thống dựa trên sự khẳng định không khoan nhượng tính chính nghĩa của chiến thắng đã áp đảo toàn xã hội, kể cả khi bản chất kinh tế - chính trị - giai cấp của hệ thống đó đã thay đổi 100%. Và cũng chính vì phải thay đổi, vì sự xấu hổ do phải thay đổi – tức là thất bại, nên lại càng khó hòa giải:
Đòi hỏi những người mang trong đầu và trong tim loại ký ức đầy máu và nước mắt ấy là một đòi hỏi vô cảm. Xuất phát từ miệng của những người thắng cuộc, nó không những vô cảm mà còn lưu manh.
“Cứ tưởng tượng có một thằng lưu manh đến cướp nhà của người ta và đuổi người ta ra đường. Mấy năm sau, thấy nạn nhân nằm lê lết trên vỉa hè và nhớ tiếc ngôi nhà cũ, tên ăn cướp lên giọng: ‘Tại sao ông bà lại phải nhớ mãi những chuyện buồn như thế? Tại sao không quên đi? Tại sao không hướng tới tương lai để sống một cách thanh thản chứ?’ Nói xong, hắn quay về nhà, cái căn nhà hắn cướp của người ta, ngồi trên ghế salon, gác chân lên bàn, vừa nốc bia vừa nghĩ đến chuyện quên lãng và tha thứ như một thứ đạo đức mới mà hắn mới phát hiện ra được.”

Tôi không chủ trương hận thù. Tôi biết có thứ đạo đức học của sự tha thứ (ethics of forgiveness) nhưng tôi không hề tin vào thứ đạo đức học của sự quên lãng (ethics of forgetting).


Hội Chứng 30/04, Hay Hội Chứng Nguyễn Văn Huy


Người lính già Oregon


Không biết Người Lính Già tôi có đọc lộn hay không: tiên sinh Nguyễn Văn Huy, hay tiên sư Nguyễn Văn Huy? Chữ (tiên) sinh liền với chữ (tiên) sư một vần. Và có lẽ “tiên sư” lớn hơn “tiên sinh”. Đọc tới đọc lui các emails phía dưới, chỉ thấy rặt một phường Việt Gian no cơm rửng mỡ lâu lâu bày đặt viết bài ca tụng bọn Cộng Phỉ, hoặc bồng bế nhau lên, đút cọng đu đủ thổi cho nhau lên tận mây xanh, hoặc cố tình khiêu khích thiên hạ để bị ốm đòn. Buồn nôn.

Mông-sờ Nguyễn Văn Huy,

Đúng ra, cái đầu đề “hội chứng 30/4” phải được thay thế bằng “hội chứng Nguyễn Văn Huy”, oui, toi-même, chính ngươi – người mà qua bài viết, đăng trên Thông Luận số tháng 4, 2012, ta thấy bị bệnh tâm thần khá nặng, và Tây nó gọi là toqué, cinglé, tức nửa khùng, nửa điên, cần phải điều trị bằng "phân tâm". Nếu không khùng thì ngươi cũng bị nhiễm độc trầm trọng bởi vi trùng Việt Cộng, như đa số bọn khoa bảng, ngụy trí thức, càng già càng sanh tật háo danh (có đứa mong về làm “hiệu trưởng trường đại học Đà Lạt”) hoặc lú lẫn, đặc biệt tại Pháp từ mấy thập niên trước, và bọn trở cờ ở mọi nơi mọi lúc. Xếp ngươi vào hàng ngũ trí thức là ta rộng lượng lắm, vì bài viết của ngươi chả có gì xuất sắc – dù được ngụy trang dưới những đại ngôn, lời lẽ trịch thượng– đầy những lập luận võ đoán và ấu trĩ, và văn từ thì non yếu (không phân biệt nổi hai chữ “kỷ niệm” và “tưởng niệm”), dùng cả từ ngữ VC (“sâu sắc”, “hung hăng”, “trấn lột”, “co cụm”, chỉ thiếu “bức xúc”, “hoành tráng”), y hệt những bài tuyên truyền hằn học, rẻ tiền của bọn lãnh đạo thất học, bần cố nông tại Hà Nội, nói rõ hơn, của Tòa đại sứ VC ở Paris, không thuyết phục được ai, chỉ làm ta muốn chửi thề, merde.

“Hội chứng Nguyễn Văn Huy” có thể được định nghĩa như tâm địa của một loại người mang máu phản trắc, vong ơn bội nghĩa đối với đất nước VNCH trước kia đã sản sinh và cưu mang chúng nó, cho chúng nó ăn và học thành ông này bà nọ. Hoặc nếu bệnh nhân đang sống ở ngoại quốc, thì đó là tâm trạng bất mãn, mặc cảm vừa tự ti vừa tự tôn trước sức mạnh và thành công của tập thể người Việt tỵ nạn. Nguyên nhân của “hội chứng Nguyễn Văn Huy” có thể rất cá nhân, như Freud cắt nghĩa, chẳng hạn do libido narcissique quá mạnh, hoặc uẩn ức sinh lý, hoặc, qua nhận xét ở một số anh đàn ông bất bình thường, rối loạn tình dục (liệt dương nặng, khóc ngoài quan ải trường kỳ, thủ dâm quá độ, bị vợ cắm sừng liên miên v.v...), hoặc nhẹ hơn, rối loạn tiêu hóa, như ngoại trĩ và táo bón kinh niên. Đó cũng là tâm trạng của một lũ ratés, văn dốt vũ nát, thất bại trong mọi lãnh vực, đâm ra hậm hực, ghen tức với thiên hạ. Lũ này đang ẩn núp trong hang động Thông Luận, Paris, không biết làm gì, bèn mang chính thể VNCH ra chửi đổng, bắt “tổ quốc ăn năn”, mạt sát anh hùng dân tộc Quang Trung, kêu gọi hòa giải một chiều với Cộng Phỉ, như tên chủ động kiêm cựu công chức Nguyễn Gia Kiểng –ngồi dài cổ chờ ngày VC xoa đầu khen “làm tốt”, “c’est bon”, cho về VN làm một phùa “tham quan”. Hoặc viết bài nâng và hít bi Việt Cộng một cách nham nhở, như Đặng Tiến, tên cựu nhân viên ngoại giao VNCH đào nhiệm từ một nước Âu Châu trốn sang Pháp trước 1975 –mà tôi có cái vô phước một thời là bạn học. Hoặc thóa mạ đồng bào tỵ nạn CS như mông-sờ Nguyễn Văn Huy, alias cựu sinh viên Thụ Nhân CTKD khóa 8, thuộc phe bỏ cờ, alias cộng tác viên của Thông Luận v.v...

Biết ngươi bị tâm bệnh, và về nhiều mặt ngươi còn dưới cơ so với nhiều người, kể cả những học trò cũ của ta, mà ta vẫn phải lên tiếng, vì bài viết và lập trường của ngươi dù điên khùng cũng rất nguy hiểm và ta muốn khóa mõm ngươi lại và báo động cùng toàn thể đồng hương hải ngoại về nguy cơ bị lây vi trùng hủi, và đề nghị nhốt ngươi vào khu kiểm dịch (quarantaine). Thấy tiếng Việt của ngươi khá lôi thôi (một trong nhiều ví dụ: “phân tâm một cuộc thất bại” là cái quái quỷ gì?), ta thỉnh thoảng phải chua thêm vài tiếng Tây cho ngươi “nắm” (= hiểu, tiếng VC). Ta trích ra vài đoạn tiêu biểu từ bài viết của ngươi. Như sau:

1) Hiện tượng này rất đáng chú ý vì không một dân tộc nào trên thế giới cố gắng kéo dài một kỷ niệm thất bại dai dẳng như cộng đồng người Việt miền Nam hải ngoại.

a) Trước và trong ngày 30/4/1975, Miền Nam Việt Nam đang sống yên lành thì bị lũ giặc Cộng vi phạm hiệp định Paris, từ miền Bắc xua quân vào xâm chiếm với sự đồng lõa của đồng minh Mỹ phản bội và Dương Văn Minh, tên tổng thống “nằm vùng” đã dại dột bán đứng linh hồn và cả nước cho quỷ dữ, dưới chiêu bài trung lập, hòa giải hòa hợp dân tộc. Một người, không phải ngươi, có đầu óc bình thường và liêm sỉ, không nhiễm vi khuẩn Việt Cộng, sẽ không gọi biến cố 30/4 là một “thất bại” của quân dân Miền Nam, mà chỉ xem họ như nạn nhân của một vụ ăn cướp ngày. VC luôn rêu rao ngày 30/4 là “đại thắng mùa xuân” thì mông-sờ Huy –thằng mõ đần độn của VC– nếu gọi nó là “kỷ niệm thất bại” cho đúng theo “chỉ thị của trên” (chữ VC), thì cũng không có gì lạ.

b) Điều lạ nằm ở chỗ ngươi khẳng định rằng không có dân tộc nào khác hành động như cộng đồng người Việt hải ngoại. Vô lẽ cái đầu của ngươi đông đặc đến thế sao? Ngươi hãy xem kìa, dân Do Thái có năm nào mà không tổ chức tưởng niệm những nạn nhân của holocauste Đức quốc xã, cũng như dân Nhật có năm nào mà không làm lễ tưởng niệm những nạn nhân của hai trái bom nguyên tử Mỹ nổ trên Hiroshima và Nagasaki? Như thế có phải họ “cố gắng kéo dài một kỷ niệm thất bại” hay không? Ta thách ngươi đến Tel-Aviv và Tokyo giữa những buổi lễ ấy và can họ thôi thôi, đừng “kéo dài một kỷ niệm thất bại” nữa, vas-ycoquin, thử xem ngươi có bị dân chúng hai nước đó đục cho phù mỏ hay không? Ta còn nhớ, cách đây nhiều năm, tại một tiểu bang miền Đông Hoa Kỳ, trong một buổi lễ tưởng niệm 30/4, có hai thằng trẻ VN, giả khùng giả say, đã lên khán đài giựt lá Cờ Vàng xuống, và đái lên, bị đồng bào đánh chết tại chỗ, mà không ai bị ra tòa. Chỉ để nhắc ngươi đừng chơi dại chọc giận đám đông, chứ không phải dọa, vì ta biết những thằng khoa bảng như ngươi chỉ biết nói dóc cho sướng miệng thôi, chứ bản thân thì nhát như thỏ đế, cho kẹo cũng không dám chường mặt ra công chúng đâu.

c) Còn nữa. Hàng năm, vào những ngày lễ giỗ tại nhà, ngươi có thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, phụ mẫu, hay là ngươi liệng bàn thờ và di ảnh của họ ra đường? Ngươi không tổ chức lễ giỗ cho họ, thì kệ cha ngươi, tant pis, nhưng ngươi hãy để yên cho đồng hương tỵ nạn của ta làm bổn phận thiêng liêng của những người con hiếu thảo đối với tổ quốc Miền Nam yêu quý đã mất vào tay bọn cướp VC và những anh hùng vị quốc vong thân cao cả, đừng xía mõm thối vào phá đám, nghĩa là ferme-la, sale saligaud, hiểu không?

2) Khi ra được nước ngoài, phản ứng đầu tiên của những người tị nạn này là làm sống lại chế độ mà họ đã mất [...]. Nhưng ước muốn này không dừng ở đó, cộng đồng người Việt tị nạn miền Nam thành thực muốn xây dựng lại chế độ miền Nam ngay tại nơi định cư, đặc biệt là tại Mỹ [...] tại những nơi này khi vào khu phố Việt người ta có cảm tưởng như sống lại không khí Sài Gòn ngày trước với những tiệm ăn, cửa hàng, quán nước, âm nhạc và những con người của "một thời vàng son", với những vinh quang cùng thói hư tật xấu.

a) Rõ ràng, ngươi đang mơ ngủ, hoặc nói càn. Chạy trốn lũ Cộng Phỉ trối chết được ra ngoại quốc, tháng 4, 1975 hay sau đó, người tỵ nạn chân chính nào cũng bắt đầu lo làm ăn, cày bở hơi tai, để dựng lại cuộc đời đổ nát, còn thì giờ và sức lực đâu nữa để “làm sống lại chế độ mà họ đã mất”? Ngươi lấy tài liệu, bằng chứng từ đâu? Còn nếu hiểu câu đó theo nghĩa bóng, nghĩa là gìn giữ kỷ niệm, thì đó là quyền của những người lưu vong, việc gì mà ngươi tỏ vẻ mỉa mai, khó chịu, y chang như những thằng Việt Cộng răng đen mã tấu chánh hiệu ở Hà Nội, Paris, hay DC? Rồi, tại sao nói “chế độ mà họ đã mất”? Họ là ai? Còn ngươi là ai? Et toi, fils de..., ou quoi? Bộ VNCH không phải là chế độ mà trước kia ngươi đã bám vào để sống như ký sinh trùng, nhờ sự hy sinh cao cả của biết bao chiến sĩ ngày đêm gian khổ ngoài trận tuyến, trong số có Người Lính Già Oregon ta đây, để bảo vệ cho ngươi và đồng môn trở cờ được yên ổn mài đủng quần trên ghế nhà trường? Trước 1975, ngươi ở đâu, từ lỗ nẻ nào chui lên, học những trường nào, làm sao lọt được qua Pháp, du học, trốn quân dịch, vượt biên được tàu Île de France vớt, hay VC trá hình? Không đánh mà ngươi đã khai ra lý lịch, vì nếu không phải là Việt Gian nằm vùng, tay sai VC, thì ngươi cũng là đứa phản thùng, cắc kè đổi màu, ăn cháo đái bát, bị Việt Cộng đầu độc, lừa gạt, nghĩa là trong trường hợp nào thì lý lịch của ngươi cũng dơ dáy ngang nhau.

b) Lại nữa, ngươi nói, vào các khu phố người Việt thì “người ta có cảm tưởng như sống lại [...và những con người của một thời vàng son, với những vinh quang cùng thói hư tật xấu.” Tội nghiệp cho cái đầu nhiều chất vàng ít chất xám của ngươi, chả hiểu gì sất, vì những nơi mà ngươi đến là những chỗ người ta làm ăn, buôn bán, nói chung chỉ là biểu hiện sinh hoạt xã hội, thương mại bình thường, không dính líu đến những hoạt động chính trị, vàng son gì, vinh quang gì, thói hư tật xấu nào ở đó? Thích thì bước vào ăn uống, nghe nhạc, không thích xéo đi, tại sao ngươi dị ứng với người Việt tỵ nạn dữ vậy, không thua những đồ đệ của tên đại gian tặc Hồ Chí Minh?

Nghe nói, khu Paris 13 trước kía là một khoảng đất trống, bỏ hoang. Khi người Việt đến định cư, chính phủ Pháp cho ở, và sau một thời gian ngắn trở thành một khu thương mại Việt Nam sầm uất “với những tiệm ăn, cửa hàng, quán nước, âm nhạc...” khiến chính quyền sở tại thấy hài lòng, khen ngợi, nhưng bọn VC khó chịu, bèn lập ra một cái chợ VN do Tòa đại sứ VC bao thầu, để cạnh tranh. Ngươi làm ơn cho biết ở khu 13 có người dân Việt tỵ nạn nào “thành thực muốn xây dựng lại ở đấy chính quyền miền Nam”, và bằng cách nào?

c) Về điều này ta cũng muốn hỏi ngươi: người Tàu, Đại Hàn, Nga, Ấn Độ, Muslim v.v..., đâu mất nước, đâu “thất bại”, mà tại sao đến nơi nào họ cũng lập một khu riêng, với những tập tục, tôn giáo văn hóa, âm nhạc, kể cả thức ăn riêng, sao ngươi không (dám) biết, không (dám) phê bình, trái lại chỉ giỏi hằn học, hậm hực, gà què ăn quẩn cối xay, cứ chía mũi dùi vào đồng hương tỵ nạn CS của ta? Khôn nhà dại chợ hả? Ngươi hãy vào cácchinatowns ở Vancouver BC, San Francisco, Portland... mà lên lớp họ đi, để xem ngươi còn cái răng nào để nhai bíp-tếch không?

3) Nội dung những bài viết sau ngày 30/4/1975 và những bài viết chống cộng hiện nay không có nhiều khác biệt, từ cách hành văn đến cách lý luận.
Những bài viết ấy khác nhau lắm chứ, tại vì ngươi không đọc hoặc không được phép đọc đấy thôi! Khác ở chỗ là những bài chống Cộng hiện nay so với thập niên 70, 80, nặng ký hơn, phản ứng nhanh chóng hơn, quyết liệt hơn, dữ dằn hơn, lôi cả tên tội phạm Hồ Chí Minh ra mà mần thịt, sau khi những tài liệu, video về tiểu sử, huyền thoại, con người, hoạt động, thành tích dâm dật v.v... của y bị bóc trần lõa lồ dưới ánh sáng mặt trời. Vì sao? Vì những thằng Việt Gian, nằm vùng, tay sai cho VC bây giờ nhiều hơn, lộng hành hơn, công khai hơn. Một lý do quan trọng nữa: những người quốc gia tỵ nạn đã trốn VC như trốn hủi mà qua được đến đây rồi chúng nó vẫn bám theo để xâm nhập đánh phá, lũng đoạn các cộng đồng người Việt tỵ nạn, hoặc ngược lại, dụ dỗ để moi tiền, hút chất xám, tất cả bằng Nghị quyết 36, bắt đầu từ thập niên 90. Cho nên họ phải đập chúng nó và tay sai mạnh mẽ hơn nữa, không khoan nhượng, như đập giập đầu những con rắn. Nếu không làm vậy, không biết chừng hôm nay ngươi đã có mặt, ví dụ, tại cộng đồng Oregon của ta, cùng với đồng bọn, đeo băng đỏ, mang dép râu, đội nón cối như những thằng Cách Mạng 30/4, gõ cửa nhà ta, bắt ta đi “học tập cải tạo” lần nữa rồi. Và cũng không biết chừng tên Trần Trường (ngươi còn nhớ nó là ai chăng?) mang cờ máu treo khắp ngõ Bolsa và được “nhà nước ta” tặng huy chương anh hùng.

4) Cái không bình thường thứ ba là để duy trì chế độ Việt Nam Cộng Hòa này tại hải ngoại, một khế ước bất thành văn được mọi người chấp nhân là trước khi bắt đầu một sinh hoạt nào, dù là văn hóa, xã hội hay từ thiện, mọi người phải đứng dậy hát quốc ca và chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Ai không thi hành thì không được chấp nhận. Sự cưỡng chế này đã khiến nhiều cộng đồng không muốn gắn bó với danh xưng "người Việt", như người Việt gốc Hoa và gốc Khmer chẳng hạn. Nhiều người còn không muốn nhắc tới hai chữ Việt Nam, nhiều người khác còn tìm cách thay tên đổi họ để tan biến vào xã hội cưu mang [...]

Một cách không ngờ, hội chứng 30 tháng 4 trở thành hội chứng tị nạn cộng sản. Tại Hoa Kỳ, muốn được yên ổn làm ăn và được mọi người chấp nhận, khi ra đường phố phải biểu lộ tinh thần chống cộng thật cao [...] Càng hung hăng chống cộng thì càng dễ được chấp nhận.

a) Vấn đề treo cờ, chào cờ đã được bàn cãi cả hơn một năm nay, trong và ngoài Diễn đàn Thụ Nhân nhân vụ Đại Hội Paris 2012, cả thế giới đều biết. Và người ta thấy ngươi có tên trong danh sách những Thụ Nhân biểu quyết bỏ cờ. Rõ ràng chứ? Như vậy ngươi đã biết ngươi là ai chưa? Qui es-tu, espèce de merdeux? Nhiều người, trong số có ta, đã viết bài lên án bọn trở cờ, ta không nhắc nữa. Trước áp lực của người quốc gia chống Cộng, như ngươi quá rõ, Ban Tổ Chức trở cờ của Lê Đình Thông từ nhiệm, và một nhóm nữ lưu bảo vệ cờ, có lòng, có lý tưởng, đã dũng cảm đứng lên thay thế, lãnh trọng trách tổ chức, để rồi từ đó bị đánh phá liên tục. Chỉ còn hai tháng nữa sẽ diễn ra đại hội. Đưa vấn đề chào cờ ra bây giờ, ngươi muốn gì? Phá hoại Đại hội, vào giờ thứ 24, hay 25? Hay hốt cú hụi chót? Trễ quá rồi, mông-sờ!

b) Ngươi viết, nhiều người còn không muốn nhắc tới ai chữ Việt Nam". Đúng, nhưng mông-sờ Huy, hãy nghe đây: Việt Nam mà ngươi nói đến đó là Việt Nam Cộng Sản. Những thằng lãnh đạo tự phong của ngụy quyền Cộng Phỉ, toàn là bọn khố rách áo ôm, bồi tàu, thiến heo, phu cạo mủ cao su, giao liên xã v.v... mỗi lần ra nước ngoài, đến đâu cũng phải chui ra, chui vào cửa hậu, kể cả tại Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ, như những tên ăn trộm. Tại sao? Vì chúng bị thế giới lên án vi phạm nhân quyền, bóp chết tự do, độc tài, hà khắc, giam cầm, tham nhũng, cướp đất, khủng bố người dân vô tội v.v..., nói sao cho hết tội ác của chúng, từ tên đại tặc Hồ Chí Minh trở xuống. Chính chúng nó mới là những người Việt Nam mà cả thế giới chẳng những không muốn nhắc đến mà còn phỉ nhổ, chê bai. Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt không phải không có lý khi phát biểu rằng ra nước ngoài ông rất xấu hổ phải cầm hộ chiếu (Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa) Việt Nam.

c) Tại những Cộng đồng Việt Nam, không ai cầm dao dí vào cổ ai bắt “khi ra đường phố phải biểu lộ tinh thần chống Cộng thật cao”, ngươi vu khống đấy thôi. Không chống Cộng và im tiếng, không sao, không ai đụng tới. Không chống Cộng, mà còn khua môi khua mép ca ngợi VC hoặc phỉ báng người chống Cộng –điều ngươi đang làm – thì bị chửi rủa, cũng đáng đời, không oan ức gì.
5) "Yếu tố chống cộng quá áp đảo trong các sinh hoạt khiến người ta quên đi những nạn nhân trực tiếp của cuộc vượt biển khổng lồ: những phụ nữ bị cướp biển Thái Lan trấn lột và hãm hiếp dã man. Những người may mắn đã chết ngay sau khi bị hãm hiếp, nhưng rất nhiều người khác đã sống sót và vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Trong suốt 37 năm qua, nỗi đau của những phụ nữ này vẫn còn nguyên vẹn. Họ chỉ biết cất giấu nỗi đau và sự nhục nhã trong lòng, không dám thổ lộ cùng ai vì sợ tai tiếng không thể lập gia đình nếu bị dư luận biết đến. Bao nhiêu người chống cộng hung hăng chia sẻ nỗi đau và sự tủi nhục của những phụ nữ này? Đã có ai chất vấn chính quyền Thái Lan về những tội ác này chưa?"

Bấy lâu nay, sao không nghe ngươi nói gì về những nạn nhân hải tặc tội nghiệp này và người vượt biên nói chung, hôm nay tự dưng ngươi “đột xuất” tử tế nhỏ cho họ nước mắt cá sấu, ca sáu câu vọng cổ gợi lòng thương cảm của mọi người? Thôi, bỏ đi Tám. Cái trò láu cá vặt của ngươi làm sao qua mặt nổi đồng bào? Nghĩa là khi “phân tâm” ngày 30/4 và “nỗi đau của những phụ nữ này” có phải ngươi đang làm cái loa tuyên truyền khá lộ liễu cho một lũ thân Cộng hải ngoại gần đây chủ trương biến Ngày Quốc Hận thành Ngày Thuyền Nhân đấy ư?

6)" Khuyết điểm duy nhất và cũng là chính yếu nhất của cộng đồng người Việt tị nạn là không dám nhìn nhận chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã chết. Nhiều người còn ngây ngô kêu gọi các giới chức cao cấp trong các chính quyền dân chủ địa phương nhìn nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của Việt Nam".

a) Ngươi hồ đồ quá. Khi tưởng niệm ngày 30/4 đồng bào quốc gia tỵ nạn không bao giờ nghĩ rằng VNCH còn sống. Chết rồi mới được tưởng niệm chứ? Chỉ có kẻ khùng điên mới tưởng niệm người sống. Nhưng nếu VNCH còn sống mãi là sống trong tâm hồn, trong ký ức của những con dân hiếu thảo – không có ngươi, dĩ nhiên. Cũng vậy, đối với ông bà tổ tiên đã chết của ngươi, ngươi nghĩ thế nào? Bởi vì họ không còn sống trong lòng ngươi, đứa con bất hiếu, nên ngươi bắt họ chết luôn để khỏi phải tưởng niệm họ, làm lễ giỗ cho họ, chứ gì?
b) Bây giờ ngươi lại quay ra chê bai chính quyền các nước công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ. Họ rất công tâm, và khôn ngoan, không đần độn như ngươi, vì họ hiểu rõ lịch sử Việt Nam và tâm trạng của những người Việt tỵ nạn, và họ biết phân biệt giữa bọn cướp nước và nạn nhân.

7- "Nhận định thứ hai là chế độ Việt Nam Cộng Hòa không được tôn vinh. Sách báo, tài liệu và phim ảnh nói về cuộc chiến Việt Nam và ngày 30/4/1975 do người nước ngoài thực hiện không hề vinh danh sự dũng cảm của quân đội và nhân dân miền Nam, người ta chỉ thấy quân đội Hoa Kỳ và quân đội cộng sản đụng độ trực tiếp với nhau và dân chúng miền Bắc dũng cảm chống trả những đợt dội bom của Mỹ. Khi nói về chế độ miền Nam, người ta chỉ nhắc đến những khía cạnh tiêu cực: tướng lãnh bất tài, huênh hoang và tham nhũng, tệ nạn đĩ điếm tràn lan, trong khi dân chúng miền Nam chịu đựng nhiều gian khổ nhất: chạy nạn cộng sản, nhà cửa bị đốt phá, ám sát, khủng bố... nhưng không ai nhắc tới. Điều này cho thấy sự yếu kém về mặt tuyên truyền của chính quyền miền Nam, ngoài bộ phim "Chúng tôi muốn sống", không có một có gắng đầu tư đáng kể nào để vinh danh quân đội và nhân dân miền Nam trước cuộc xâm lăng của phe cộng sản miền Bắc. Thêm vào đó, chính quyền miền Nam thiếu vắng một đội ngũ cán bộ chính trị có tầm vóc, các chương trình huấn luyện cán bộ và sĩ quan chỉ đào tạo những cấp thừa hành chứ không phải những cấp lãnh đạo. Cho dù là công chức cao cấp hay tướng lãnh trong quân đội, tất cả chỉ là những người thừa hành".

a) Trong chiến tranh, ngươi trốn (lính) ở hóc hẻm nào, mà mắt không thấy gì cả? Những gì xấu xa mà sách báo nói về VNCH là do những thằng nhà báo, nhà văn, phóng viên ngoại quốc bỉ ổi, vô liêm sỉ, phản chiến, thân Cộng hồi đó – cũng như ngươi bây giờ– đã xuyên tạc, phá hoại chính thể VNCH. Chỉ có những trí thức ngoại quốc ngây thơ, chẳng hạn Jean-Paul Sartre, André Gide, Bertrand Russell, cũng như những tên Việt Gian hải ngoại ngu ngốc, mới tin được những lời bịa đặt, vu khống, mạ lị ấy.

b) Nếu các nhân viên ngành Tâm Lý Chiến (CTCT) không hoạt động hữu hiệu, làm sao có hàng triệu người miền Nam hễ thấy VC đâu là trốn chạy đó, bằng mọi cách, mọi giá, từ 1954 cho đến sau 1975? Làm sao một bà già nhà quê, ít học, dám tuyên bố một câu để đời: “Cây trụ đèn biết đi, nó cũng trốn chạy Cộng sản”? Nếu các chiến sĩ VNCH không chiến đấu dũng cảm, tài giỏi, làm sao mà ngươi còn sống được đến ngày hôm nay để nói dóc, nói bậy, viết những lời phản trắc khốn nạn như thế? Trả lời đi!

c) Coi chừng, khi viết câu: “người ta chỉ thấy quân đội Hoa Kỳ và quân đội cộng sản đụng độ trực tiếp với nhau và dân chúng miền Bắc dũng cảm chống trả những đợt dội bom của Mỹ”ngươi đã cố ý nhét vào đoạn văn dài lê thê một câu tuyên truyền (xám) cho VC đấy nhé. VC cũng không thể nói khác hơn, hay hơn.
d) Những tệ đoan, như tham nhũng, nạn đĩ điếm của chế độ cũ mà ngươi vừa nhắc đến một cách hả hê, say sưa để mạ lị VNCH thì bất cứ nước nào, xã hội nào ít nhiều cũng có. Hãy lấy ví dụ nước Pháp, quốc gia định cư của ngươi. Jacques Chirac mới bị điều tra về tội gì, ngươi biết không? - Lạm dụng công quỹ! Tại Quartier Saint-Denis hay Bois de Boulogne ngươi thấy gì? - Đĩ cái và đĩ đực, có cả đầm già, hành nghề công khai, được cảnh sát bảo vệ! Ngoài ra, tại Paris, còn có những đứa thay vợ đổi chồng như thay quần áo lót, đạo đức gì mà ngươi dám lên mặt chê bai xã hội Miền Nam trong thời chiến tranh? Đó là chưa kể xã hội Việt Nam Cộng sản hiện nay, ngươi biết không: bao nhiêu con gái phải đi làm điếm ở nước ngoài, lấy làm chồng những thằng Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, già khú đế, đui què sứt mẻ, và nửa khùng nửa điên (giống ai?)... Không nước nào có thể địch nổi với nước VN của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng về mặt tham nhũng và đĩ điếm.

8. "Sự co cụm của cộng đồng người Việt tại hải ngoại đang là mồi ngon cho những chiến dịch đánh phá của cộng sản vì sự khù khờ chủ quan của những vị lãnh đạo cộng đồng: nhìn bạn hóa thù, nhìn thù hóa bạn".
Nhìn bạn hóa thù, nhìn thù hóa bạn. OK. Nhưng nhìn cá nhân ngươi qua bài viết sặc mùi thân Cộng này, thì đúng ngươi là thù, chưa bao giờ là bạn. Nhìn thù hóa thù là vậy. Riêng đối với ta, cựu sĩ quan QLVNCH, trong công cuộc chống Cộng, chống Nghị quyết 36 hiện nay của VC, ngươi và đồng bọn là những chướng ngại vật lớn trên đường hành quân, cần phải dừng lại dẹp bỏ, danh từ quân sự gọi là “phát quang xạ trường”, trước khi đi tiếp. Bởi vậy mới có bài viết trả lời của ta hôm nay.

9. "Đã đến lúc cộng đồng người Việt tị nạn miền Nam can đảm làm lễ chôn cất ngày 30 tháng 4 trong ký ức. Khi 30 tháng 4 đã được yên mồ đẹp mả, cộng đồng người Việt hải ngoại mới thực sự vượt khỏi sự giam hãm của quá khứ và có thể tiến vào tương lai một cách hùng dũng. Quên là một quyết định rất khó nhưng bắt buộc, nếu muốn được giải thoát".

Ta đồng ý với ngươi, với một điều kiện duy nhất: ngươi cũng hãy “can đảm làm lễ chôn cât” ông bà, cố tổ của ngươi “trong ký ức” trước, hãy cho họ “được yên mồ đẹp mả” trước. Và những thằng lãnh đạo VC hãy phá cái lăng Hồ Chí Minh, đem đi chôn cái xác hôi thối của y trước đã, xong rồi nói chuyện tiếp. Vì, trong mọi trường hợp, tổ quốc Việt Nam – mà lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng ngàn đời yêu dấu – dù sống dù chết vẫn mãi mãi nằm trong tim của những người quốc gia tỵ nạn Cộng sản. Khi ngươi chưa phá bàn thờ tổ tiên của ngươi, khi những thằng lãnh đạo VC chưa đập lăng Hồ Chí Minh, thì ngươi đừng mở mồm lếu láo bảo những người chống Cộng quên đi ngày đau thương của tổ quốc.

Cuối thư, ta thấy ta không sai chút nào khi gọi ngươi, thay vì tiên sinh, tiên sư Nguyễn Văn Huy.

Portland, le 3 Mai 2012
Người Lính Già Oregon

cựu đại úy Bộ Binh Nguyễn Kim Quý, Sư đoàn 23, 22 BB
cựu tù nhân cải tạo 8 năm (1975-83), cựu tù nhân vượt biên 1 năm (1984) ; cựu thuyền nhân tỵ nạn (1985)

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen