Mittwoch, 30. Juli 2014

Cuộc di cư của địa phận Bùi Chu tháng 10/1954 và Người Công giáo di cư





Tháng 10 năm 1954Sau sự sụp đổ của trại kiên cố Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva được ký kết, chia sẻ Việt Nam thành hai quốc gia ở hai bên vĩ tuyến 17, trong vòng 300 ngày kể từ ngày được cấp để cho phép Pháp lực lượng Việt Nam di tản khỏi khu vực phía bắc trước khi chương trình đã được giới thiệu Việt Minh và để mọi người tự do đi về phía nam.





Phần lớn dân số Công giáo giáo phận Phát Diệm và Bùi Chu, dân tộc thiểu số Nùng Tiên Yên, dân tộc Thái, Man và Mèo) chọn cuộc di cư về phía nam: hơn 360.000 binh sĩ Việt Nam tham gia Pháp cống trong hành lang giữa Hà Nội và Hải Phòng từ ngày 20 tháng 7 và ngày 16 Tháng 10 năm 1954.Sau khi hoạt động "Auvergne" (ngày 30 tháng 6 năm 1954), người đã giúp tiết kiệm 6000 Việt Công giáo Phát Diệm bên trên bè tre để cố gắng đạt được hạm đội Pháp ra khỏi hàng giáo sĩ Việt Nam đã tổ chức một kế hoạch của évacution giáo dân với sự giúp đỡ của Hải quân.



Từ ngày 15 tháng 10, Trung Pierre Guillaume, tổng trấn của LSSL (Landing tàu Hỗ trợ Large) "The Pertuisane", bắt đầu tuần tra dọc theo bờ biển để Bùi Chu. Bởi tất cả các phương tiện (thuyền, bè mảng tre, thuyền, chìm trên biển), các "thuyền nhân" đầu tiên chạy trốn khỏi quê hương của họ. Phỏng vấn bởi "Pertuisane", họ sẽ được di tản về phía nam thông qua Hải Phòng. 



Vào đêm 21 đến 22 tháng 10 năm 1954, hàng trăm người tị nạn Công giáo khác cập cảng "Pertuisane"; các tòa nhà "Jules Verne" và "Pimodan" cũng sẽ tham gia vào các hoạt động. Các phi hành đoàn đã nhảy xuống nước để giúp nhận nam giới, phụ nữ, trẻ em và người già. Sau khi lên tàu, họ bày tỏ lòng biết ơn của họ bằng cách hát những lời cầu nguyện tạ ơn và fingering tràng hạt cho Trung úy William và phi hành đoàn của ông. 



Nghĩa vụ phải nhận 100 người, "Pertuisane" trong tiết kiệm 700 đêm đó và nhận được một tin nhắn chúc mừng từ của Admiral Querville cá nhân sẽ hỗ trợ người tị nạn đã hạ cánh tại Hải Phòng và tổ chức một máy chủ mạng.Tập này đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc di cư lớn từ Bắc vào Nam. Các hoạt động cứu hộ chấm dứt 16 tháng 11 năm 1954, khoảng một triệu người tị nạn đã được thu thập và lưu lại.


Trích kỷ yếu giáo xứ Tương Nam
Hiệp định Genève 20 tháng 7, 1954 chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nhưng lại chia cắt VN thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 tức sông Bến Hải làm ranh giới. Hiệp định cũng có khoản dành 300 ngày để những ai muốn di chuyển từ miền nọ sang miền kia.
Hồi đó, ông Lê Quang Luật là đại diện chính phủ tại Bắc Việt, đã lập ủy ban tiếp cư do ông Mai văn Hàm, một nhân sĩ người Kiên Lao, Bùi chu làm chủ tịch, cha Mai Ngọc Khuê (Bùi Chu), cha Nguyễn Khắc Việt Anh (Thái Bình), làm tuyên úy. Nhờ sự đồng tâm, nhất trí giữa ông đại diện và ủy ban tiếp cư, việc tổ chức di cư cũng như tiếp cư đã đạt được kết quả rất to lớn như ta đã thấy: hơn kém một triệu người Bắc đã vào Nam tìm tự do trong đó có 650,000 người công giáo và 150,000 người công giáo Bùi Chu. Lý do chính khiến người công giáo Bùi Chu đi dược nhiều, là vì địa thế Bùi Chu có nhiều phương tiện di chuyển đễ dàng bằng đường thuỷ, ra bể có tàu lớn đón, hoặc bằng đường bộ đi thẳng ra Hải Phòng.
Vào đến miền Nam, người Bùi Chu lại càng được phấn khởi, vì ÐC Phạm Ngọc Chi đã được đức khâm sứ toà thánh giới thiệu với đức giám mục Sài Gòn để coi sóc giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân di cư. Ðức cha cũng được chính phủ mời làm chủ tịch ủy ban hỗ trợ định cư. 150 cha Bùi Chu di cư đã giúp giáo dân di cư Bùi Chu đi định cư tùy theo sở thích và nghề nghiệp. Những người quen nghề ngư nghiệp chọn định cư tại Phước Tỉnh, Phước Lâm, Bến đá, Sao Mai, Phan Thiết. Có những người vừa làm nông nghiệp vừa thương nghiệp thì định cư tại Hố Nai, Tam Hiệp. Những người thích nghề nông thì chọn Dốc Mơ, Gia Kiệm, Bảo Lộc, Tâ Ninh, đi xa hơn nữa lên vùng Cao Nguyên Banmêthuột như tại Kim-Châu Kim-Phát, hay xuống tận cuối miền nam như Cái Sắn.
Những công tư chức hay thương gia chọn sống tại Saigon hay các vùng phụ cận như Bùi Môn, Hóc Môn, Thủ Ðức v.v... Chúng ta đã thấy rất nhiều xứ di cư, đa số là giáo dân Bùi Chu sống chung với nhau như Phước Tỉnh, Phước Lâm, Bến Ðá, Sao Mai, Láng Cát, Chu Hải, Dốc Mơ, Gia Kiệm, Bùi Hiệp. Bùi Ðức, Tân Mai, Bùi Phát, Bùi Môn, Tân Sa Châu, Hố Nai, Bùi Chu v.v...
Tiểu chủng viện Bùi Chu chuyển từ Bắc vào Nam đặt tại 63 Bùi thị Xuân Saigon. Ngoài các chủng sinh Bùi Chu, các chủng sinh những lớp trung học đệ nhị cấp của các địa phận Thái Bình, Hải phòng cũng ăn học tại đó.
Ðại chủng viện Bùi Chu cũng được di chuyển vào Nam và ban đầu đặt tại số 1B đường Bùi Chu Saigon, trên khu đất thuộc nhà thờ Huyện Sĩ, về sau đưa sang Gia Ðịnh.
Trường trung học Nguyễn Bá Tòng đã có từ lâu do một số cha hợp tác với cha sở nhà thờ huyện Sĩ đứng tổ chức. Ban đầu, trường chỉ xử dụng có 5 phòng học. Từ niên khóa 1955-56 mới xây thêm dẫy nhà 3 tầng và trao cho cha Nguyễn Quang Lãm làm hiệu trưởng, rồi cha Nguyễn Khánh Tường, sau cùng là cha Ðỗ Ðình Tiệm làm hiệu trưởng cho tới năm 1975. Trường Nguyễn Bá Tòng là tổ hợp phát triển giáo dục, trong đó Bùi Chu có 33%, địa phận Saigon 33% và nhà thờ Huyện Sĩ 34% cổ phần. Số học sinh trung học Nguyễn Bá Tòng thời đông nhất là 10,000.
Trường Hưng Ðạo sáng lập từ niên học 1959-60 cũng là một tổ hợp trong đó Bùi Chu có 40%. Ðịa Phận Vinh 10% , phần còn lại là của một số giáo sư. Số học sinh trung học Hưng Ðạo thời đông nhất là 14,500. Cha Trần Ðức Huynh là giám đốc sáng lập từ 1959-1975.
Nhà in Nguyễn Bá Tòng thành lập ngay từ hồi 1955. Ngoài các việc in sách và văn phòng phẩm của khách hàng đưa tới, nhà in chú ý đặc biệt in các sách triết học, thần học và những sách về tôn giáo, học thuật của nhà xuất bản Ra Khơi, nhà xuất bản của Bùi Chu. Hồi 1955, nhà in còn ấn hành tuần báo Ðường Sống do cha Vũ Ðình Trác làm chủ nhiệm. Từ năm 1970, nhà in được cải tiến đại quy mô, xây lên 4 lầu, mua thêm máy in tối tân, máy chụp, máy làm bản kẽm, máy xếp chữ Monophoto với số vốn trên 400,000 mỹ kim. Ðặc biệt nhất máy Rotative Offset in nhật báo đầu tiên ở VN là máy của nhà in Nguyễn Bá Tòng và nhật báo đầu tiên ở VN in bằng máy này là nhật báo Sóng Thần của nhà văn Chu Tử.
Trụ sở Bùi Chu trước ở gần nhà thờ cha sở họ Huyện Sĩ, đến năm 1970, khi xây xong nhà in Nguyễn Bá Tòng, thì trụ sở di chuyển ra đó, và chiếm trọn 4 căn lầu của dẫy nhà in Nguyễn Bá Tòng. Trụ sở Bùi Chu là nơi ở của các cha đại diện Bùi Chu và các cha làm việc chung tại Sài Gòn, đồng thời cũng là nơi vãng lai cho các cha các thầy gốc Bùi Chu mỗi khi có việc về Sài Gòn.
Building Gia Long là một khách sạn ở đường Gia Long, đối diện với cổng chính nhà thương Grall có 60 phòng cho thuê, tạo mãi từ năm 1960.
Nhà hưu dưỡng các cha ở Ngã tư Bảy Hiền, cạnh trường trung học Bùi Chu của các nữ tu Mân Côi. Các thầy có nhà hưu dưỡng trên Dốc Mơ Gia Kiệm.
Ai cũng biết tài sản Bùi Chu cũng là của địa phận gốc Bùi Chu, nên phải có người đứng săn sóc và làm sổ sách phân minh rõ ràng. Vì thế đã có ban quản trị tài sản gồm 5 cha, ba tháng ủy ban họp một lần, để trình bày các chi thu. Số thu là do các tài sản ở trên đưa tới. Số cho là những chi phí của trụ sở và nhà hưu dưỡng các cha các thầy và rượu lễ, quà cáp gửi về địa phận mẹ Bùi Chu.




Vị tuyên úy Hoa Kỳ, thiếu úy Francis J. Fitzpatrick giúp người di cư trên con tàu USS Bayfield vào khoảng tháng 9 năm 1954. 
Trên suốt chuyến hành trình từ Bắc vô Nam, vị tuyên úy này cũng là người thông dịch giữa người Mỹ vào Việt Nam di cư


Một bệnh nhân khác cũng được điều trị thuốc



Một người di cư xếp hàng nhận phần ăn



Có lẽ đây là lần đầu tiên, người di cư này thử dùng nước lạnh từ máy lọc nước













Ngày 8/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, Pháp quân đại bại. Ngày 26/5/1954, tại hội nghị Genève Việt – Pháp thoả thuận ngưng bắn, thu quân về những khu vực chỉ định. Ở Sài Gòn, ngày 7/7/1954, quốc trưởng Bảo Đại trao cho ông Ngô Đình Diệm lập Chính Phủ. Ngày 20 liền sau Genève được ký kết giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Việt Minh) và Cộng hoà Pháp quốc tạm thời chia đôi nước Việt Nam, lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm ranh giới. Miền Bắc thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, miền Nam ông Ngô Đình Diệm lập Chính Phủ quốc gia. Dành 300 ngày cho dân chúng được di chuyển từ khu này sang khu vực bên kia. Ngày 20/7/1956 sẽ mở cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền.

Từ đây khởi sự một cuộc di cư lịch sử: gần một triệu người từ miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 vào Nam, cũng như một số từ miền Nam tập kết ra Bắc. Từ ngày 4/8/1954, một cầu hàng không (1.174km) cả trăm phi cơ Pháp, Hoa Kỳ, công ty tư nhân, bắt tay hoạt động. Trong lòng các máy bay di cư, người ta tháo gỡ hết ghế ngồi để bớt nặng và thêm rộng chỗ. Giữa Hà Nội hoặc Hải Phòng và Sài Gòn là một vòng bay vào bay ra, tích cực hoạt động để vận chuyển vào Nam trung bình mỗi ngày 2.000 người, có ngày trên 4.000. Cứ  sáu phút một phi cơ hạ cánh, biến sân bay Tân Sơn Nhất thành một phi trường hoạt động nhất thế giới lúc bấy giờ. Người ta tính có đến 4.280 chuyến bay chuyên chở 213.635 người. Đường biển còn hoạt động mạnh hơn: tàu “Há Mồm”, tàu chiến của Pháp, Hoa Kỳ, Việt Nam, Anh, Trung Quốc, Ba Lan chuyên chở 553.037 người. Ngoài ra còn 102.861 người đi bằng phương tiện riêng.

Từ khi cuộc di cư bắt đầu, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã ra Hà Nội thị sát. Ngày 6/8/1954, ông đặt bộ trưởng Lê Quang Luật làm đại biểu chính phủ “phụ trách công việc ở Bắc Việt, đặc biệt về tản cư dân tị nạn”. Ba ngày sau, ông thiết lập “Tổng Uỷ Di Cư”, có nhiệm vụ điều khiển công việc đón tiếp và gây cơ sở mới cho đồng bào di cư.

Về phía người Công giáo, Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được Đức Khâm Sứ Toà Thánh Dooky ký thác việc coi sóc giáo dân và giáo sĩ di cư, có Cha Hoàng Mạnh Hiền dòng Đaminh và linh mục Nguyễn Khắc Ngữ (Lạng Sơn) làm phụ tá.

Với các tổ chức trên, lại được các nước khác giúp đỡ, tiếp viện thực phẩm, thuốc men, tiền bạc, vật liệu xây cất, nên không đầy một năm gần một triệu đồng bào đã có chỗ tạm cư, tại nhiều địa điểm trong các tỉnh Trung Việt, Cao Nguyên Trung Việt, nhất là ở Nam Việt (Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Gia Định, Tây Ninh, Chợ Lớn,v.v…). Đời sống tạm cư dần dần trở thành định cư lập nghiệp, làm lại cuộc đời 1.
“Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất ta sẽ chỉ cho” (St.12,1)

Giáo xứ Lai Ổn xưa kia được thành lập năm 1659, còn được gọi là Kẻ On hay xứ Phủ Thái, thuộc địa phận Đàng Ngoài. Giáo xứ bao gồm nhiều nhóm họ đã lãnh nhận Đức Tin Công Giáo cư ngụ trong các làng mạc chiếm cả phía Bắc tỉnh Thái Bình ngày nay. Năm 1679, giáo xứ thuộc địa phận Đông, năm 1848 thuộc địa phận Trung và năm 1924 thuộc địa phận Bùi Chu. Năm 1936, giao xứ thuộc địa phận Thái Bình. Năm 1954, giáo xứ chỉ còn tám họ gồm: Lai Ổn, Đồng Bằng, Vọng Lỗ, Đại Điền, Trung Chu, Đồng Au, Thuỷ Cơ, và Cao Nội. Người giáo dân chủ yếu sống bằng nghề nông, hiền lành, chất phác. Nhiều người cả đời chưa hề bước chân ra khỏi khu vực sinh sống. Cảnh bom rơi, đạn lạc ngày càng tăng cường độ làm nhiều người phải mất mạng, nhiều gia đình phải tản cư đến nơi khác an toàn hơn, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình.

Sự kiện tháng 7 năm 1954, người nông dân chẳng biết sự gì đã xảy đến. Chẳng ai bảo ai, những người còn ở lại các giáo họ xa xôi đã ùn ùn kéo về nhà xứ như những dòng nước từ con suối nhỏ đổ ra suối cái. Tất cả họ dừng chân tại nhà xứ để nghỉ ngơi, kiểm tra dân số và nhận thông báo về cuộc di cư  1.
(Người Công giáo di cư năm năm 1954, Nguồn: Internet)
Sáng ngày 27/7/1954, cha chánh xứ Đaminh Đỗ Đức Thụ cùng toàn thể dân xứ hiệp dâng thánh lễ cuối cùng tại nhà thờ nhà xứ Lai Ổn để xin ơn bình an cho cuộc lữ hành. Sau thánh lễ, cha xứ bùi ngùi lên tiếng từ giã thầy xứ và những người giáo dân ở lại, từ giã ngôi thánh đường thân yêu, giã từ quê hương yêu dấu là nơi các bậc tổ tiên đang an nghỉ, làm nhiều người mủi lòng và khóc nức nở.

Đúng 13 giờ cùng ngày, cha xứ dẫn đoàn chiên lên đường, đoàn người lũ lượt theo nhau, tay xách, nách mang ra đi trong thinh lặng buồn bã. Họ bỏ lại sau lưng tất cả nhà cửa, trâu bò, ruộng vườn, mồ mả tổ tiên. Hành trang quý nhất họ mang theo là một “niềm tin”. Thỉnh thoảng người ta ngoảnh đầu lại ngắm nhìn làng xã thân yêu mỗi lúc một xa dần, rồi mất hút. Sau ba cây số, qua sông Luộc rồi họ nghỉ đêm tại Phụ Dực. Sáng ngày, một đoàn xe đến chở dân xứ sang An Thổ, nghỉ lại đây một đêm, cha xứ cho giết con ngựa quý của mình đãi giáo dân một bữa tiệc.

Ngày hôm sau, đoàn xe lại đến chở dân xứ ra Xuân Sơn (Kiến An), nghỉ lại đây 25 ngày tại giáo xứ Liễu Dinh để chờ đón những người trong xứ đi sau. Ở đây, tất cả mọi người đều được chích ngừa và chủng đậu. Ngày thứ 25, xe lại đến chuyển dân xứ ra Hải Phòng tá túc qua đêm. Sáng sớm hôm sau, dưới cơn mưa dầm, đoàn xe tiếp tục chuyển bánh ra bờ biển, sau đó mọi người được hướng dẫn xuống tàu “Há Mồm”. Tàu ra khơi, dân xứ được đưa lên chiếc tàu loại lớn, bên hông tàu có đề con số 500 đã đậu sẵn ngoài Biển Đông. Dân xứ được dành cho một boong tàu rất rộng, nên sớm tối người giáo dân được tham dự thánh lễ và rước lễ như của ăn đàng mà đi cho đến nơi. Sau bốn ngày lênh đênh trên biển cả, con tàu dừng lại thả neo. Lần lượt từng chiếc ca-nô cặp sát con tàu, chở dân xứ tiến thẳng vào bến đò Bình Đông Sài Gòn. Ở đây người ta đã dành sẵn những gian nhà kho (chứa gạo) rộng lớn cho dân di cư tạm dừng chân. Tại đây, cha xứ cử hành thánh lễ tạ ơn Chúa vì cuộc hải hành của dân xứ được bình an. Cha cũng căn dặn mọi người hãy yên tâm nghỉ lại đây để cha đi tìm địa điểm định cư thích hợp. Thời gian ở lại đây, cha đã mua được một bộ kèn trống và não bạt 2.

Một buổi chiều trung tuần tháng 9/1954, đoàn xe của Tổng Uỷ Di Cư đến. Mọi người thu hành trang lên xe, đoàn xe len lỏi rồi hướng ra quốc lộ 1 tiến về địa phận tỉnh Biên Hoà. Đến cây số 9 Hố Nai (gần chợ Thánh Tâm ngày nay), đoàn xe dừng lại, lúc này trời đã chạng vạng tối. Trước mắt mọi người là hàng loạt những chiếc lều bạt lớn nhỏ đã được căng sẵn, trông giống như một làng của những người tí hon giữa cánh rừng hoang sơ tàn tạ. Các lều bạt được phân chia theo khu vực cho từng giáo họ, gia đình nhiều người thì được chia cho chiếc lều lớn hơn gia đình ít người. Mọi người lo thu dọn nền đất rồi kiếm ít cỏ rác để lót nền. Đêm đầu tiên trong cảnh màn trời chiếu đất giữa cánh rừng hoang vu thật là kinh hãi. Nghe nói trong rừng có thú dữ, nhiều người không ngủ được, đêm khuya thanh vắng, tiếng côn trùng rên rỉ khắp mặt đất. Đột nhiên, có tiếng của một người phụ nữ thét lên, rên la đau đớn. Nhiều người chạy đến cứu giúp, nhưng chẳng thấy có vết thương nào ngoài một nốt chấm đỏ. Với ánh đèn kỳ leo lét, người ta tìm kiếm mãi mới phát giác thấy một con côn trùng có hình hài ghê sợ. Đầu nó có hai cái càng to, có nhiều chân nhỏ và một cái đuôi uốn cong vút. Ngoài đồng bằng bắc bộ người ta chưa thấy con gì như vậy 3. Tiếp theo sau là một cơn mưa tầm tã, khiến mọi người ngồi xổm mà thức suốt đêm.


Qua đêm đầu tiên, khi bình minh ló dạng, mọi tín hữu lại tụ tập quanh bàn thờ tạm, cùng với cha xứ dâng thánh lễ tạ ơn Chúa với tâm tình sốt mến. Sáng hôm đó, người ta chở đến gồm: Thực phẩm, nước và các dụng cụ dùng trong xây dựng để cấp cho dân. Cha và các vị trùm họ cùng nhau đi thị sát các khu vực chung quanh để lên phương án lập cư. Trước tiên, họ đi theo một con đường lớn từ quốc lộ vào rừng, ngay đầu đường có một cái bảng ghi là “Đường Colonel” (con đường chợ Thánh Tâm ngày nay). Tiến sâu vào chừng 200 mét, phái đoàn phát giác ra một con suối lớn có nước trong vắt, ngọt và chảy thường xuyên, đây là tín hiệu đáng mừng, vì nguồn nước do Uỷ Ban Định Cư cung cấp chỉ đủ uống mà thôi.


1 – Không ai được mang hành trang nặng quá 50kg.
2 – Bộ trống kèn này cha mua của người dân di cư thuộc gốc Rí (Đọ)
   - Giáo xứ cũng mang theo được 2 cây kèn không có phím.
3 – Người phụ nữ bị bọ cạp chích 

Sau ít ngày lên kế hoạch lập cư, mọi dự tính chưa được thực hiện. Giáo xứ được thông báo phải di chuyển đến cây số 10, nhường khu vực cây số 9 lại cho Giáo Phận Hà Nội để xây bệnh viện và đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Thế là cha con lại lục tục dỡ lều bạt kéo nhau đến cây số 10 1 (khu vực giáo xứ Hoà Bình ngày nay).
(Trại định cư năm 1954, Nguồn: Internet)

Giáo xứ Lai Ổn được chia cho phần đất nằm về phía tay phải quốc lộ 1 (hướng Biên Hoà, Long Khánh). Phía trong là đường ray xe lửa. Phía bên trái đường là dân xứ Tràng Quan và một số dân của các giáo xứ khác đi theo cha Đa Minh Mai Đức Cận. Hai bên quốc lộ, người ta đã làm sẵn cho mấy căn nhà lợp tôn ghép ván. Cha xứ ở một căn, những căn còn lại tạm chia cho các họ để tùy nghi sử dụng. Giáo xứ dựng căn nhà bạt lớn ở trung tâm làm nơi thờ phượng, giáo dân căng bạt ở chung quanh theo họ đạo của mình. Ở đấy, người dân được cung cấp nước uống, thực phẩm và tiền theo nhân danh 2. Ngoài ra còn được cung cấp quần áo, đồ dùng, đồ chơi trẻ em. Khu vực này xa nguồn suối nên cha xứ phải lo sớm đào giếng để có nước sinh hoạt cho giáo dân.

Về mặt hành chính, người ta chia mỗi giáo phận di cư thành một trại. Mỗi trại có một vị linh mục làm trưởng trại và một Uỷ ban Định cư. Mỗi giáo xứ là một ấp. Mỗi ấp có một Ban Định Cư, trong đó vị trưởng ban cũng là trưởng ấp. Ban Định Cư cũng gồm các vị trùm đại diện giáo xứ dưới quyền của cha xứ.

Theo thông báo của toà Tổng Giám Mục Sài Gòn, các giáo xứ di cư không đủ số giáo dân cần thiết để giữ nguyên tên xứ cũ, thì phải kết hợp với các giáo xứ khác ở lân cận để thành lập giáo xứ mới.

Cha Đa Minh Đỗ Đức Thụ và cha Đa Minh Mai Đức Cận đã ngồi lại với nhau để thảo luận tìm ra một cái tên thích hợp cho việc thành lập xứ mới. Nhân dịp này, bà Tôma là một người Pháp gốc Việt, trước đây bà đã được cả hai cha giúp cho tị nạn chiến tranh tại giáo xứ, nay bà lại tìm đến thăm các cha và dân xứ Lai Ổn. Bà ngỏ ý muốn giúp giáo xứ, đặc biệt là những vật liệu cần thiết để làm nhà thờ, nhà xứ, hầu tỏ lòng biết ơn hai cha và dân xứ. Bà được biết hai cha đang băn khoăn về việc đặt tên cho giáo xứ mới, bà liền xin hai cha đặt tên xứ là Lộ Đức, quê hương của chồng bà ở Pháp (La Salette), cũng là nơi Đức Mẹ đã hiện ra 3.

Sau ít ngày cầu nguyện và thăm dò ý kiến của giáo dân, hai cha đã cùng lập đơn xin xứ lên Đức Cha giáo phận. Trong thời gian chờ đợi, hai cha cho giáo dân làm nhà thờ, vì đây là nhu cầu cấp thiết của người tín hữu. Hai cha cũng cho chức sắc của hai xứ cũ họp lại để bầu ra Ban Đại diện xứ.

1- Theo sự sắp xếp của Tổng Uỷ Di Cư. Tại vùng Hố Nai, mỗi giáo phận di cư được dành cho hai cây số theo quốc lộ 1 bắt đầu từ cầu Săn Máu (tức cây số 6) – Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hoá, Bùi Chu, Bắc Ninh – Kết thúc tại cầu Suối Đỉa.
2 – Mỗi ngày mỗi nhân danh được hưởng 6 đồng cho trẻ em và 12 đồng cho người lớn.
3 – Cha già Cận cũng là cha xứ cũ của giáo xứ Lai Ổn (1943 – 1948) – theo lời kể của cụ cố Lộng người họ Đồng Bằng: “Bà Tôma là người Việt lấy chồng Pháp ở giáo xứ Lộ Đức. Bà về Sài Gòn kinh doanh buôn bán. Năm 1940, chồng bà qua đời. Sau khi an táng chồng, bà lại về Hải Phòng lập thêm cơ sở kinh doanh. Năm 1946, Hải Phòng bị Pháp tấn công, bà chạy đến xin tá túc ở xứ Lai Ổn. Cha Cận cho phép bà đến họ Đồng Bằng và thầy già Tốn thu xếp cho bà ở với bà Thoa tại nhà phòng giáo họ. Bà rất giàu có.

Trong những ngày đầu định cư trên vùng đất mới, mặc dù người dân còn phải lo cuộc sống và làm nhà ở cho gia đình, nhưng tất cả đều rất nhiệt thành tham gia vào công trình xây dựng nhà thờ của giáo xứ.
(Xây nhà thờ, Nguồn: Internet)

Công việc được phân chia cho các giáo họ tuỳ theo số giáo dân nhiều hay ít. Các thanh niên khoẻ mạnh rủ nhau vào rừng, xuống những khe đồi, khe suối sâu, rậm rạp, tìm cho ra những cây gỗ tốt và đủ kích cỡ. Việc đưa được một cột từ dưới khe lên mặt đồi thật là vất vả, sau đó mới hò nhau khiêng về. Ở nhà đã có sẵn toán thợ lành nghề, họ đẽo gọt, bào nhẵn nhụi từng cây rồi đục mộng, cắt mang. Những người kém sức khoẻ hơn thì ở nhà tham gia công việc nhẹ.

Ngày cất nhà thờ như một ngày hội, các thanh niên, thanh nữ khoẻ mạnh đều đến tham gia, nét mặt cha con ai nấy hết sức vui mừng. Theo lệnh của thợ cả, từng vì đã được cất lên trong tiếng reo hò, chẳng mấy chốc các vì đã sừng sững, đứng hiên ngang giữa bầu trời trong sáng. Nhà thờ có chiều dài 45 mét, chiều ngang 10 mét với 4 hàng cột, hai hàng cột cái, hai hàng cột quân được chống kỹ lưỡng.

Ngày lợp tôn chỉ có các thợ lành nghề ở trên, còn số người khác thì ở phía dưới. Từng tấm tôn fibrô cement nặng nề được kéo lên bằng dây thừng, lợp xong tấm này rồi đến tấm khác. Khi đã lợp được 2/3 mái, cha xứ đi ra từ nhà xứ tiến vào trong nhà thờ, nhìn lên mái nhà rồi gật đầu mấy lần, ngài khích lệ những người thợ. Đột nhiên những tiếng răng rắc, rồi một tiếng rầm thật lớn. Cha xứ không rõ chuyện gì liền chạy vội ra, không thấy nhà thờ đâu nữa, mà chỉ thấy bụi mù cuồn cuộn bốc lên. Cha xứ chạy đến nơi, các giáo dân ở chung quanh gần đấy cũng vừa la hét vừa chạy ra. Những người tại hiện trường đều xanh máu mặt, nhất là những ông thợ ở trên nóc nhà bay xuống. Cha cho kiểm tra lại kĩ lưỡng xem có ai thương vong không? Rất may, chỉ có hai người bị thương nhẹ. Thế là bao nhiêu công sức của cả cha lẫn con đều tan thành mây khói, tôn bị vỡ, kèo cột thì vỡ mang, gẫy mộng không còn dùng được nữa. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng. Đến năm 1955, nhà thờ cũng tạm ổn định. Dù chưa kịp cán nền, mọi người vẫn cố gắng hối thúc nhau để kịp ngày Đức Giám Mục ghé lại để làm phép nhà thờ mới.

Cuối năm 1955, khi mùa mưa vừa chấm dứt, những con nắng hanh và lốc xoáy bắt đầu xuất hiện. Một cuộc hoả hoạn đã xảy đến với giáo khu Tràng Quan. Theo các cụ thì đây là một cuộc hoả hoạn lớn chưa từng thấy. Khi lửa đã bắt đầu vào được vách lá, những tàu lá buông vừa cháy vừa bay lên trời cao theo chiều gió như những cánh diều lửa, vì thế lửa lan đi rất nhanh. Nó thiêu rụi toàn bộ nhà cửa của giáo khu Tràng Quan và một phần của giáo xứ Văn Côi. Ngay sau cuộc hoả hoạn, để tránh sự phẫn nộ của một số người, Hiến Binh đã đến dẫn đi người chủ căn nhà là ông Đa Minh Nguyễn Văn Tung. Chính phủ và hai cha cũng đã bắt tay ngay vào việc trợ cấp lương thực, thực phẩm cho dân và giúp cho mỗi gia đình nạn nhân 200 đồng để ổn định lại cuộc sống.

Năm 1955 là một năm đầy gian nan vất vả. Tuy nhiên, vượt qua bao nhiêu gian khổ đó, người giáo dân giờ đây đã có nơi thờ phượng.

Mặc dù đời sống vật chất của người giáo dân trong xứ còn rất nhiêu khê, chưa được ổn định, nhưng đời sống đạo đức của họ thật tuyệt vời. Sớm tối trong thánh lễ hoặc các giờ kinh nguyện đều đầy ắp giáo dân. Thứ năm, thứ sáu, thứ bảy hàng tuần, các đoàn thể chia nhau làm giờ đền tạ, chầu Thánh Thể rất sốt sắng. Mặc dù, đa số các vị trong Hội Dòng Ba đã cao tuổi, nhưng họ không nghỉ trưa mà lại cùng nhau đến Thánh Đường để cầu nguyện.

Cha xứ đặc biệt quan tâm đến hùng tâm dũng chí. Ngài tiến cử ông quản Đaminh Đinh Tuận và bà quản Maria Đỗ Thị Huyền, để các vị trông coi và dạy giáo lý cho các em. Các em chuẩn bị xưng tội lần đầu và chịu phép thêm sức thì được quan tâm đặc biệt về giáo lý. Các em lớn hơn còn được hướng dẫn về các kĩ năng sinh hoạt đạo đức tập thể như: Nguyện ngắm, dâng hoa, dâng hạt…

Hội Bát Am đã được thành lập từ ngoài Bắc, cũng được duy trì và mở rộng, để phục vụ những ngày lễ trọng có tổ chức rước kiệu, hoặc đệm trong lúc tế lễ hoặc ngắm lễ. Bát âm còn được dùng trong nghi thức lễ tang.

Trên đường di cư, cha xứ đã mua được một bộ trống, sâm ban và một số kèn đồng, nên Ngài đã cho thành lập hội kèn. Cha tiến cử ông Phạm Kim Động làm trưởng ban và ông ký Ân người gốc Thuần Tuý ở giáo khu Tràng Quan làm nhạc trưởng, huấn luyện các hội viên.


Để nâng đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cha xứ thường xuyên kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện và năng đến thăm hỏi những người đau ốm, tàn tật, các gia đình gặp hoạn nạn, giúp đỡ họ về tinh thần, vật chất nếu có thể được. Cha xứ là người đi tiên phong trong việc này. Có những ngày rất bận vì công việc, nhưng cha vẫn dành thời giờ để viếng thăm, phát thuốc, ban các phép Bí Tích, hoặc giúp đỡ tiền bạc cho những hoàn cảnh như trên.
Bằng những vật liệu tạm bợ, mái lợp bằng lá buông, vách bưng bằng lá buông hoặc tre đập dập, chẳng mấy kín đáo nhưng người dân đã làm được nhà để ở.Tuy nhiên, vì điều kiện cuộc sống còn nhiều khó khăn, đôi khi hai ba gia đình mới làm được một căn, cuộc sống chen chúc khổ sở. Nguồn viện trợ thực phẩm cũng đã thưa dần, cây cối trong rừng cũng cạn kiệt, người dân không còn đi chặt đòn tay, chặt róc, hoặc lá buông về bán như trước được nữa.
(Di dời, Nguồn: Internet)

Dù người dân bày ra làm bánh hú, bánh dầy, bánh rán đội đi chợ Biên Hoà cách 10 cây số để bán, cũng chẳng mấy ai mua, vì người miền Nam không quen ăn loại bánh này. Bày ra đan lát rổ rá, nong nia cũng chẳng bán cho ai được mặc dù người miền Bắc thì ai cũng biết  làm việc đó khi tre đã có sẵn trong rừng. Thế nhưng điều lo ngại nhất vẫn là nạn thóc cao, gạo kém, năm nay đột nhiên giá gạo càng ngày càng cao, từ  ba ngàn nay lên tới chín ngàn mốt.

Bấy giờ, các linh mục vì lo cho cuộc sống của đoàn chiên nên rất khổ tâm. Các Ngài đã đi thị sát ở nhiều nơi xem ở đâu có ruộng cho giáo dân vốn dĩ là nông dân, để họ có thể tự túc lo lương thực cho mình để tránh được nạn đói có thể xảy ra, mà an tâm giữ đạo.

Cha cố Thụ thấy thương dân mà không còn cách nào khác, Ngài đã họp quý chức lại và tuyên bố: “Anh em có thể tự ý đi bất cứ đâu mà anh em sống được!” Người giáo dân xứ Lai Ổn xưa nay vẫn hằng kính trọng và thương mến các cha nên không nỡ bỏ cha xứ mà đi tứ tán. Các quí chức sau khi bàn thảo với nhau, đã trình lên với cha xứ về vùng Đồng Lách: “Chúng con thấy ở vùng Đồng Lách, nơi chúng con vẫn vào chặt tre và lá buông về bán, ở đấy có rất nhiều ruộng bỏ hoang, cha có thể xem xét rồi đưa chúng con vào đó, nó gần hơn”.

Cha xứ đã đích thân theo chân các chức sắc, len lỏi qua những lối mòn trong rừng rậm, vượt đồi, lội suối. Đi qua khu vực đá xay, phái đoàn đặt chân đến một ngọn đồi thấp, cỏ cây chằng chịt, cây lớn còn rất ít. Phái đoàn tiếp tục tiến sâu hơn về phía Đông Bắc, đến mé đồi, cha xứ tỏ ra hài lòng khi nhìn thấy một cánh đồng cỏ bát ngát, phía xa xa thấp thoáng những bóng người, có vài cột khói bốc lên.

Ngày hôm sau, cha cho họp toàn thể quí chức trong xứ. Sau đó thông báo cho giáo dân ở nhà thờ: “Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống hiện nay, cha quyết định sẽ rời giáo xứ vào Đồng Lách, gia đình nào đi thì ghi danh với các ông trùm họ để được chia đất ở và ruộng”. Đại đa số các gia đình giáo khu Lai Ổn và mấy gia đình ở giáo khu Tràng Quan xin đăng ký.

Cha và các chức sắc lại vào Đồng Lách, vẽ sơ đồ định cư cho dân, tìm hướng để ủi đường vào. Theo thứ tự các họ và con số giáo dân, ban định cư khoanh vùng rồi trao lại cho các ban trùm giáo họ chia cho các gia đình. Vì diện tích mặt bằng hạn hẹp, số giáo dân lại đông, nên mỗi nhân danh chỉ được cấp ba mét đất thổ cư theo mặt đường, khu vực trung tâm dành để làm nhà thờ và nhà xứ.

Bước thứ hai là chia ruộng. Ban định cư đã gặp phải sự tranh chấp của một số giáo dân xứ Đông Hải do cha Tôma Lý Quang Phụng đưa vào định cư ở đây trước. Cha cố Thụ và ban định cư đã phải sang gặp cha Phụng và các chức sắc xứ Đông Hải để giải quyết. Trong tinh thần thương yêu đùm bọc giữa những người Công giáo cùng cảnh ngộ, giáo xứ Đông Hải đã đồng ý nhượng lại số ruộng họ đã nhận nhưng chưa phát cỏ và khu vực Lò Than, Suối Sao cho người Lai Ổn. Tuy vậy, số ruộng so với số nhân khẩu còn quá ít, nên mỗi nhân danh chỉ được cấp cho 72m ruộng, phần còn lại 3.600m2 ở chân đồi cuối làng dành cho nhà xứ làm của chung. Ban ngày, các gia đình phải chia đôi, người ở nhà lo kiếm lương thực cho gia đình, người thì vào Đồng Lách làm chòi ở tạm để vỡ ruộng.

Đồng Lách xưa kia là một ấp thuộc xã Bình Trước, tổng Phước Vĩnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Biên Hoà. Năm 1943-1946, “vì quân Pháp truy lùng Việt Minh ráo riết nên phần lớn những người có máu mặt bỏ ấp lên thành, số còn lại canh tác ở phía ngoài, còn bao nhiêu bỏ hoang. Năm 1951, vùng này bị hạn hán nặng. Năm Nhâm Thìn 1952, các vùng trũng dọc theo sông Đồng Nai bị trận lũ lụt rất lớn tàn phá, kéo dài suốt từ giữa tháng Chín sang đầu tháng Mười. Mực nước ở các vùng trũng như Đồng Lách rất cao, vì thế, đồng ruộng bị mất trắng, các đàn gia súc, gia cầm cũng tiêu tan theo. Người dân Đồng Lách lúc bấy giờ sống rải rác trên cánh đồng ruộng do cha ông họ khai phá. Họ đã phải vội vàng bỏ của chạy lên đồi 50 (đồi cao Hố Nai ) vì nước lũ băng rừng kéo đến quá nhanh. Sau trận lũ, người dân đã bỏ ấp đi các nơi khác lập nghiệp. Một lần nữa ruộng đất ở vùng Đồng Lách đều bị bỏ hoang.
Đồng Lách hoang sơ giữa chốn này
Chim muông cầm thú với cỏ cây
Đồng ruộng bao la không người cấy
Nước non khô cạn sống sao đây?
Về vị trí địa lý, Đồng Lách nằm cách cây số 10 Quốc lộ 1 về hướng Đông Đông Bắc khoảng 3 km. Từ chân đồi 50 (Hố Nai) trở vào là những ngọn đồi thấp nằm nối tiếp nhau. Các loại gỗ quí đã bị khai thác, chỉ còn lại những cây gỗ tạp thưa thớt. Cây non, cây chồi thì rất dày, xen lẫn với các loại cỏ dây, cỏ cây nên rất rậm rạp. Vùng này vào thuở xa xưa không biết có bị ngập nước hay không? Nhưng trên mặt đất thì toàn đá cuội đủ màu, cuội trắng, cuội đen, cuội nâu, và các loại đá bọc có ruột màu xanh rất cứng. Đặc biệt là có rất nhiều những con sò, ốc, hến và rùa hoá thạch. Đào bới lên người ta còn phát giác cây gỗ hoá thạch. Tầng dưới nhiều chỗ cách mặt đất từ 20 đến 50 phân trở xuống thì toàn đá xanh còn non, khi đào thì rất cứng, nhưng khi vứt lên mặt đất, sau một tháng trở đi thì vỡ vụn ra. Chính vì thế mà nguồn nước mạch ở đây có men bột đá không uống được. Về mùa mưa nguồn nước ở đây rất dồi dào, nhưng về mùa nắng thì chỉ có một con suối cái, và khu vực Suối Sao là có nước mà thôi. Ngoài đồng ruộng, vì bị bỏ hoang lâu năm nên cỏ mọc cao và rất rậm. Trong những khu rừng ở sát chân đồi cao và khu Suối Sao thì có đủ mọi loại thú rừng như: nai, mển, chồn, sóc, hươu, khỉ, heo, thỏ, nhím và rất nhiều các loại chim chóc.

Năm 1955 đến 1957, dân di cư từ miền Bắc vào, đã biến Đồng Lách thành 5 ấp:
- Ấp Trung Đồng và ấp Sài Quất do cha Sabastianô Nguyễn Duy Nhật đưa đến.
- Ấp Thanh Bình do cha Giuse Nguyễn Văn Ngự thành lập, bao gồm cả người dân tộc Nùng.
- Ấp Đông Hải được thành lập do cha Tôma Lý Quang Phụng, bao gồm dân của các xứ: Hoàng Độc, Mai Trung, Kẻ Sặt, Đồng Xá, Bắc Ninh… Họ ở dọc theo con Suối Cái.
- Đến sau cùng là giáo dân giáo xứ Lai Ổn, được cha Đaminh Đỗ Đức Thụ đưa vào và thành lập ấp Lộ Đức II.
Chúa ban mưa xuống nước dư đầy
Cha con vui sướng tiến vào đây
Khai hoang lập ấp từ thuở ấy
Cuộc sống phơi trên những luống cày.
Những ngày trước và sau tết Đinh Dậu (1957), cha xứ kêu gọi giáo dân vào Đồng Lách tham gia công việc phá tre, cắt cây đổ nền nhà thờ. Quí chức cũng như giáo dân hàng ngày thay phiên nhau vào thu dọn, đào đất ở hai bên hông rồi vận chuyển vào khu vực giữa quả đồi. Chẳng bao lâu, một cái nền nhà thờ dài 45 mét, rộng 12 mét, cao 1 mét được hoàn thành.

Ngoài ra các đoạn đường băng qua các khe đồi bị ngập nước cũng được đóng kè, làm cống và đổ đất cao ráo để xe cộ vận chuyển có thể qua lại dễ dàng.

Tháng 4 năm 1957, sau khi con đường nối từ nhà thờ ra ngã ba đã hoàn tất, cha Đaminh Đỗ Đức Thụ kêu gọi các gia đình thu dọn đồ đạc vào định cư Vĩnh Viễn tại Đồng Lách, vì thời vụ gieo trồng đã tới. Cha cũng thông báo, trước đây ai đã gửi tiền bạc ở nơi cha thì hãy lên gặp cha để lấy về. Các chức sắc và giáo dân cắt cử nhau, chia làm hai tốp: một tốp dỡ nhà thờ ở ngoài Hố Nai, chở vào Đồng Lách; tốp thứ hai ở trong Đồng Lách, khi xe chở vào tới đâu, thì ráp nối và dựng lên tới đó. Chẳng bao lâu, một ngôi Thánh Đường rộng rãi, thoáng mát, lợp tôn fibrô cement, vách bưng bằng tôn lá, sừng sững đứng giữa ngọn đồi đầy hoa thơm, cỏ lạ.
Ngay từ những ngày đầu bước chân vào Đồng Lách, người giáo dân đã phải đối mặt với cuộc sống rất vất vả. Trước mắt họ là một cánh đồng đầy ắp cỏ dại. Họ được trang bị cho trâu, bò, cày, bừa, dao phát cỏ, cuốc, liềm… Bổn phận của họ là phải tìm ra được của ăn ở đó để mưu tìm sự sống. Người đông, đất chật, họ phải phá thêm nương rẫy, biến những mảnh đồi đá thành ruộng, nếu không cũng phải làm sao thả được hạt lúa xuống để có thêm lương thực. Bất luận thanh niên hay phụ nữ, già hay trẻ, họ đều phải chấp nhận cuộc sống chân lấm, tay bùn, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất. Sau khi cày bừa cấy hái xong, họ phải tranh thủ trồng thêm ít hoa màu phụ. Rồi họ lại quay sang làm cỏ lúa, cũng như tìm cách chống chọi với bọn thú rừng thích phá hoại mùa màng như heo, khỉ, những đàn chim két, chim ri, nhất là từ khi cây lúa đơm đòng cho đến khi lúa chín. Tuỳ theo loại lúa, người nông dân phải chờ đợi từ sáu đến tám tháng mới được thu hoạch. Nếu thời tiết thuận lợi, thì sau khi đổ tô cho chủ ruộng và trả nợ khoản vay ăn làm mùa thì nông dân còn được chút đỉnh để dự trữ. Nếu thời tiết không thuận lợi thì kể như không còn gì. Tất cả mọi công việc trên đồng ruộng họ đều phải làm bằng đôi tay và sức lực của mình. Đôi khi cánh đồng ở rất xa như ở Lò Than, Suối Sao, sau khi thu hoạch họ cũng phải gánh về nhà, sau đó dùng tay mà đập lấy lúa. Rơm thì được phơi khô và chất đống làm lương thực cho trâu bò.
Những lúc nông nhàn hoặc mùa khô, người ta lại vác dao, vác cưa lên rừng cắt cây làm củi thước, rồi dùng xe bò chở về để bán cho lò gạch, hoặc làm củi chẻ, bó lại để bán cho thương lái chở về thành phố. Vì thế, rừng mỗi ngày một lùi xa.
Khi đã hết cây lớn, người ta đi tề lại gốc cây, chặt cây bé vác về làm củi.
Nông nhàn lên rừng cắt củi cây
Nắng gắt da mặt đỏ hây hây
Mồ hôi ướt sũng đôi tà áo
Còng lưng vác nặng tấm thân gầy!  (Đ.K)

Những người không muốn lên rừng, họ đi đào đá xanh, đập nhỏ rồi bán cho thương lái chở đi làm đường. Không bao lâu người ta phát hiện là đá non nên không mua nữa. Những người khác lại đi Bắc Hải đào đá cây, đá đỏ. Đá sập chết người lại nghỉ hết. Một số thanh niên nam nữ đi làm cho lò gạch, họ làm đất, hoặc đóng gạch kiếm sống qua ngày.

Để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, những ngừơi phụ nữ chân yếu, tay mềm rủ nhau đi làm hàng sáo. Mỗi buổi trưa, họ băng đồng sang làng người Nùng, đong lúa gánh về xay, giã, dần, sàng. Sáng họ lại gánh ra chợ Thái Bình (Hố Nai) để bán. Những người làm nghề này, mỗi ngày họ phải đi bộ ít nhất 10 cây số với một gánh nặng trên vai.

Khi dân chúng bắt đầu đi vào cuộc sống ổn định, xét thấy với hoàn cảnh hiện tại rất thuận lợi cho việc thành lập một giáo xứ, các linh mục lúc bấy giờ đã đệ trình lên Đức Cha giáo phận Sài Gòn xin thành lập giáo xứ Đồng Lách. Đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền đã ban sắc để Đồng Lách được trở thành giáo xứ. Các cha đã cho hai giáo khu, mỗi bên tiến cử hai chức sắc, có văn hoá và đạo đức tốt để các Ngài thành lập Ban Đại diện xứ. Sau khi đã có Ban Đại diện xứ, cha già giáo cho đúc một quả chuông rộng sáu tấc, trị giá 32.000 đồng. Quả chuông này thay cho chiếc mâm xe tải đã dùng lâu nay. Mỗi ngày ba lần sáng trưa chiều, tiếng chuông thánh thót, vang vọng khắp vùng Đồng Lách, làm tăng thêm lòng sốt mến của người giáo dân. Quả chuông này được sử dụng cho đến năm 1970 mới được thay bằng một gác chuông bằng sắt cao sáu mét.
 Chuông nhà thờ (ảnh minh họa) - Nguồn: Internet
Để việc đi lại sinh hoạt giữa người giáo dân trong xứ được dễ dàng, các linh mục đã cho đắp con đường nối liền hai giáo khu, và một con đường khác nối liền con đường cuối làng với con đường xe bò đi khu vực Lò Than và Suối Sao. Nhờ có các con đường này, công việc đi lại làm ăn của người dân được dễ dàng. Trong giai đoạn này, giáo xứ gặp rất nhiều khó khăn về tinh thần cũng như vật chất. Dân trí thấp, của cải nghèo nàn, đôi khi thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của người dân. Linh mục quản xứ đã lập toà khấn, thường xuyên tổ chức các tuần khấn tam nhật, cửu nhật. Giáo xứ cũng tổ chức rước cung nghinh Đức Mẹ từ giáo khu Đông Hải về nhà xứ. Hàng loạt những băng rôn căng ngang đường, nhắc nhở tâm hồn các tín hữu hãy sống phó thác, hãy đặt niềm tin, lòng trông cậy nơi Đức Mẹ. Với lòng tin của mình, người dân tin rằng mình đã  nhận được nhiều ơn lành từ những lời khấn hứa.

Qua Ban Đại diện xứ, hai cha tổ chức cho các gia đình sắm mỗi gia đình một cây cột cờ bằng gỗ, được sơn phết hẳn hoi. Mỗi cột có trang bị một cái đèn chai và một lá cờ Hội thánh. Các ngày lễ trọng hoặc rước kiệu thì đem chôn cột cờ chung quanh Thánh Đường và trên đường rước. Niềm tin và lòng sốt mến của người giáo dân trong giáo xứ rất cao, được thể hiện qua những cuộc rước liên giáo khu. Những bàn tay khéo léo thi đua nhau trang trí cho giáo khu của mình. Họ dựng cột đèn, giăng những dây cờ nhiều màu sắc chung quanh nhà thờ và dọc theo đường rước bên phần đất của giáo khu mình. Họ bện những cọng rơm thành nùn rồi kết thành những con rồng, con phụng, con lân, con ly, hoặc thiên thần, sau đó kết lại và dựng lên thành những cổng chào tuyệt mỹ. Họ còn dùng nhiều cây nứa bó lại với nhau, phần gốc thì lớn, rồi nhỏ dần. Trên đầu cùng là một cây nứa thẳng đứng được trang bị dây kéo và một lá cờ Hội thánh thật lớn. Rồi họ dựng lên giữa sân nhà thờ để chào mừng cuộc rước.

Năm nào cũng vậy, dịp lễ Giáng Sinh, giáo xứ tổ chức cho các gia đình làm hang đá. Giáo xứ tổ chức cho các thiếu nhi được lãnh quà Giáng Sinh, dù chỉ là ít cái kẹo do cha già giáo ban tặng cũng đủ làm cho các thiếu nhi có niềm vui mừng Chúa Giáng Sinh.

Ngày lễ Phục Sinh thì bao giờ cũng được tổ chức theo nghi thức truyền thống. Từ ngày thứ Năm cho đến hết ngày Chúa Nhật, hầu như mọi người đều gác công ăn việc làm lại để tham dự đầy đủ các nghi thức của giáo hội, cũng như nghi thức truyền thống. Mọi người cùng nhau lo dọn vệ sinh khu vực sân, trang trí trong và ngoài Thánh Đường, làm nhà tạm, làm hang đá bằng cây lá rừng. Hang có lối vào quanh co, phải quỳ và lết bằng đầu gối từ xa mới đến được mồ Chúa. Tuy vậy, trẻ con thì chịu khó hôn chân Chúa hơn người lớn vì nó bốc được nhiều nả hơn. Nhân dịp mừng lễ, những người có bàn tay khéo léo còn được ban đại diện xứ nhờ lập ra vườn địa đàng với cây cối, ông bà Adam, Eva, cùng rất nhiều các loại con thú khác nhau. Trong vườn, con thú được người ta quan tâm nhất vẫn là con rắn khổng lồ đã cám dỗ ông Adam và bà Eva. Cách thức tổ chức như trên đã cuốn hút được các thanh niên, thanh nữ đua nhau tập ngắm đứng, tập dâng hạt và học theo nghệ thuật tổ chức của các bậc cha anh; từ đó giúp họ có khả năng truyền đạt cho các thế hệ sau.

Các linh mục coi sóc giáo xứ lúc bấy giờ luôn quan tâm và đặt nặng về công việc giáo dục văn hoá đi đôi với giáo lý, để mở mang trí tuệ cho lớp người sau, vì đa số cha mẹ của họ đều thất học. Thời gian đầu năm 1957, ông phó Đaminh Phạm Văn Rong đã lập một phòng học tại nhà riêng của mình, để thầy Phạm Thanh Khôi dạy văn hoá cho các học sinh của ấp Lộ Đức II cho đến khi cha cố Thụ qua đời. Thời gian sau, thầy giáo Đaminh Đinh Văn Lộng dạy tại trường của giáo xứ ở cuối nhà thờ. Năm 1961, thầy giáo Lộng đi Hố Nai. Tiếp đến, thầy giáo Đaminh Vũ Văn Rồng tiếp tục công việc dạy học. Các học sinh lớp ba, lớp tư thì sang Đông Hải học thầy giáo Hát. Học sinh lớp trên nữa thì phải ra Ngọc Đồng, hoặc Thánh Tâm. Năm 1964, khi các học sinh tiểu học của hai giáo khu, cùng với làng người Nùng mỗi ngày một đông, ông phó Phạm Văn Rong làm trưởng ấp đã xin được quận Đức Tu hai gian trường học, kinh phí dự trù 40.000 đồng, nhưng không có khu đất nào thuận tiện. Ông chánh trương Đinh Đức Nghinh đã hiến giáo xứ một thửa đất rộng 200 mét vuông, cách hậu nhà thờ 100 mét về phía tay trái để xây phòng. Từ đây, giáo xứ có thêm hai phòng học, mỗi phòng rộng 25 mét vuông, tường xây bằng gạch xi-măng, lợp tôn fibrô cement. Thầy giáo dạy ở đây đầu tiên là ông giáo Vũ Văn Thuyên. Từ 1969, thầy Đỗ Tiến Xuyên được cha cố Nhật mời dạy.

Chính phủ lúc bấy giờ cũng cấp cho hai ấp một máy phát điện công suất lớn chạy bằng dầu diesel, do ông Lý phó trưởng ấp Đông Hải vận hành. Các gia đình trong ấp chỉ được bắt một bóng “tube” loại ngắn. Điện được dẫn từ Đông Hải về ấp Lộ Đức theo con đường liên ấp bằng những cây cột bằng gỗ cóc (loại gỗ chôn xuống đất lâu không khô héo). Cứ cách một cột lại có một bóng tube để việc đi lại giữa hai giáo khu vào buổi tối được sáng sủa. Qua đó hai nhà thờ cũng được hưởng nhờ nguồn ánh sáng này. Mỗi ngày máy chỉ chạy mấy tiếng đồng hồ vào buổi sớm và buổi tối mà thôi.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen