Tôi
có may mắn được tiếp xúc với nhiều tập san khoa học, bạn bè và đồng nghiệp
trong nước từ Nam chí Bắc. Qua những tiếp xúc đó, tôi biết được vài chuyện
(không dám nói tất cả) rất … khó tin. Khó tin nhưng hoàn toàn có thật. Những
chuyện này ảnh hưởng đến cái mà tiếng Anh gọi là “credibility” (độ tin cậy) của
khoa học nước nhà.
Chuyện
thứ hai là bán dữ liệu. Trong khoa học, dữ liệu có giá trị như vàng. Nói cho
cùng tất cả nỗ lực từ thiết kế đến đo lường và chi tiêu tiền bạc cũng chỉ để
thu thập dữ liệu. Khi nói “dữ liệu” tôi không chỉ nói đến số liệu, mà còn là
hình ảnh và sinh phẩm, mẫu máu, mẫu DNA, v.v. liên quan đến công trình nghiên cứu.
Vì lí do y đức, dữ liệu gốc phải được bảo mật rất kĩ, thường phải để trong tủ sắt
và chỉ có người có trách nhiệm mới được tiếp cận. Nhưng dữ liệu có khi được
chia sẻ giữa các nhà nghiên cứu khi có đề tài mới. Một nguồn dữ liệu tốt có thể
khai thác vài chục năm là chuyện bình thường. Chính vì thế mà dữ liệu được xem
là vàng. Ấy thế mà ở VN người ta không quí dữ liệu. Có nhiều người làm xong
nghiên cứu, hỏi họ dữ liệu ở đâu, họ nói tỉnh queo rằng đã vứt bỏ rồi! Họ nói
như là không có gì xảy ra. Nhưng vứt bỏ dữ liệu sau nghiên cứu có thể xem là “tội
phạm”. Nhưng nghiêm trọng hơn có người còn bán dữ liệu cho người nước ngoài. Họ
không thấy dữ liệu là quí hay không biết làm gì với dữ liệu, nên họ … bán (khi
có nhu cầu và người mua). Việc bán dữ liệu như thế là vi phạm đạo đức khoa học
một cách nghiêm trọng. Người mua cũng vi phạm y đức. Những công trình như thế
không nên cho công bố trên các tập san khoa học.
Chuyện
thứ ba là giả tạo dữ liệu. Đã lâu lắm rồi, khi tôi còn quan tâm đến vụ chất độc
da cam (gọi tắt là AO – Agent Orange), có một số em sinh viên từng tham gia
đoàn khảo sát về nhiễm AO ở miền Trung nói cho nghe những chuyện [mà lúc đó]
tôi không tin. Các em đó nói rằng tham gia đoàn công tác khảo sát vui lắm, ban
ngày chẳng tìm được ai là nạn nhân AO, nên chẳng thu thập được dữ liệu nào cả,
thế là đêm về khách sạn các em phịa ra dữ liệu bằng cách điền vào bộ câu hỏi!
Các em kể chuyện một cách vô tư và có phần vui vẻ, làm như là đắc thắng về sáng
kiến của mình. Lúc đó tôi nghĩ họ chỉ nói cho vui, chứ không tin có chuyện động
trời như thế, nhưng sau này thì có nhiều người xác định đó là điều có thể xảy
ra. Sau này càng ngày càng hiểu, tôi biết trường hợp đó chỉ là một trong biết
bao trường hợp giả tạo dữ liệu trong khoa học. Bởi vì các em biết mình đi làm với
mục đích gì, và để làm vui lòng thầy cô hay cấp trên của thầy cô, các em có thể
giả tạo dữ liệu sao cho khi phân tích thì kết quả sẽ rất “đẹp”, hiểu theo nghĩa
đúng với ý định của thầy cô.
Chuyện
thứ tư là những kết quả nghiên cứu “đẹp” một cách bất thường. Trong khoa học thực
nghiệm, không bao giờ có những dữ liệu trơn tru hay đúng với giả thuyết của
mình, và nếu có thì đó là điều đáng nghi ngờ. Do đó, bất cứ kết quả nào quá đẹp
người ta đều nghi ngờ là “too good to be true”. Có lần ngồi nói chuyện với một
đồng nghiệp Mĩ cũng quan tâm và có nghiên cứu về AO, anh ta nói (và tôi diễn giải
nôm na): “Eh mày, tao rất ngạc nhiên là tất cả các báo cáo nghiên cứu của đồng
nghiệp VN đều cho ra một kết quả nhất quán là AO có hại cho đủ thứ bệnh; tụi
tao làm bao nhiêu năm nay và dùng máy Spect đo lường dioxin rất tinh vi, mà trầy
trật, lúc phát hiện +ve, lúc phát hiện –ve, lúc chẳng có gì. Tao khâm phục tụi
nó”. Tôi biết và hiểu hắn nói gì, thậm chí còn biết câu thứ hai hắn sắp thốt ra
là gì! Tôi suy nghĩ vài giây rồi giải thích: Tao nghĩ chắc vì tụi nó nghiên cứu
ở môi trường mà độ phơi nhiễm cao nên dễ phát hiện mối liên quan, còn mày là thằng
đi rải độc chất, có phơi nhiễm gì đâu, nên tụi mày khó phát hiện là đúng rồi.
Tay đồng nghiệp Mĩ nhìn tôi mỉm cười (như thầm nói gì đó) và nhún vai nói: có
lí! Thật ra, tôi chưa chắc tin những gì tôi nói , nhưng vì danh dự VN nên phải
giải thích cho vui. Nhưng khi hàng chục nghiên cứu cho ra một kết quả nhất quán
thì điều đó có thể là sự thật, nhưng cũng có thể là sai sót gì đó trong phương
pháp, hoặc giả tạo dữ liệu.
Chuyện
thứ năm là vặn vẹo dữ liệu. Có những trường hợp vặn vẹo dữ liệu sau khi đã thu
thập xong. Đó là trường hợp một anh bác sĩ sau khi đã thu thập xong dữ liệu, và
tiến hành phân tích. Nhưng khổ thay, kết quả phân tích cho thấy không như người
hướng dẫn nghĩ. (Dĩ nhiên, những gì người hướng dẫn nghĩ chưa chắc đã đúng). Thế
là người hướng dẫn đề nghị anh bác sĩ “sửa vài con số” để sao cho kết quả giống
như anh ta nghĩ trong đầu. Khi ra trình bày thì đồng nghiệp chỉ thấy ấn tượng với
những bảng biểu, đồ thị hoành tráng, chứ đâu ai biết sự thật đằng sau. Anh bác
sĩ này đáng quí ở chỗ là anh cảm thầy dằn dặt vì chuyện làm bậy, nên anh quyết
định bỏ cuộc nghiên cứu. Anh ta trở nên chán chường và nghi ngờ tất cả những dữ
liệu nghiên cứu của đồng nghiệp khác.
Chuyện
thứ sáu là gây áp lực để đứng tên tác giả bài báo. Trong hoạt động khoa học, đứng
tên tác giả bài báo là một trách nhiệm nghiêm chỉnh. Người đứng tên tác giả phải
đáp ứng các tiêu chuẩn mà cộng đồng khoa học đã đồng ý và tuân theo. Nói ngắn gọn,
người đứng tên tác giả bài báo phải là người có đóng góp tri thức và phương
pháp trong công trình nghiên cứu, kể cả soạn bài báo. Bộ tiêu chuẩn tác giả ghi
rõ nếu là giám đốc hay đứng đầu nhóm nghiên cứu, hay người có công xin tài trợ,
mà không đáp ứng các tiêu chuẩn chính thì vẫn không có tư cách đứng tên tác giả
bài báo khoa học. Thế nhưng ở VN làm sếp lại là tiêu chuẩn quan trọng để đứng
tên tác giả, dù đương sự chẳng có đóng góp gì cho bài báo. Có người thậm chí
còn không biết bài báo phản ảnh điều gì và công bố ở đâu. Có lần tôi tiếp nhận
lí lịch khoa học của một vị có gần 80 bài báo khoa học, nhưng toàn là đứng tên
trong danh sách tác giả như là “foot soldier” (lính đánh bộ), và tôi ngạc nhiên
lắm. Nhưng sau này thì rõ ràng là tác giả chỉ là honorary author – tác giả danh
dự (vì là giám đốc bệnh viện) chứ không có thực sự làm nghiên cứu. Nhiều nghiên
cứu từ bệnh viện này cười nói ai mà không đề tên bác ấy vào danh sách tác giả
thì lần sau đừng nghĩ đến chuyện thu thập dữ liệu từ bệnh viện do bác ấy làm
giám đốc. Tuy nhiên, theo tôi biết đây là trường hợp thiểu số, vì nhiều giám đốc
bệnh viện ở VN không quan tâm đến việc đứng tên tác giả bài báo.
Chuyện
thứ bảy là gian dối trong cách đề tên tác giả. Một lần khác ở Chợ Rẫy, tôi nghe
được một câu chuyện mà chẳng biết nói sao. Sau khi tôi nói xong bài nói chuyện,
có vài câu hỏi cũng thú vị, rồi đến một anh đứng lên phát biểu chứ không hỏi.
Anh nói rằng ở VN có những người cố tình gian trá về cách ghi tên tác giả trong
hồ sơ xét phong chức danh GS/PGS. Bởi vì theo qui định, một bài báo có n tác giả
thì số điểm được tính cho ứng viên là k/n điểm (trong đó k là điểm chung cho
bài báo). Do đó, để nâng cao điểm cho mình, ứng viên chỉ cần ghi danh sách tác
giả bài báo theo công thức “ứng viên và cộng sự” thì điểm sẽ là k/2 [4]. Tôi thật
sự không biết nói gì sau khi anh ấy nói xong, vì nói gì thì cũng đụng chạm [có
khi là] bạn bè. Thoạt đầu mới nghe qua, tôi thấy khó tin là vì chẳng lẽ hội đồng
chức danh không xem xét bài báo gốc để biết bao nhiêu tác giả! Nhưng nhiều người
cho biết mánh khoé đó có thật! Câu chuyện nói lên một sự gian dối quá thấp. Biết
rằng gian dối là thấp, nhưng gian dối kiểu như thế trước một hội đồng gồm những
người có học và còn qua được thì nó cũng nói lên khả năng của hội đồng.
Chuyện
thứ tám là chủ nghĩa bình quân trong cách tính điểm bài báo. Thật ra, việc định
lượng hay tính điểm bài báo khoa học đã là một việc rất khó làm và theo tôi biết
không có đại học nào làm cả. Nhưng ở VN, các hội đồng chức danh GS/PGS bằng
cách nào đó qui định rằng bài báo trên tập san A là 2 điểm, bài báo trên tập
san B là 1 điểm, v.v. Nhưng điều còn lạ lùng hơn nữa là họ có qui định rằng bài
báo công bố trên tập san nước ngoài có cùng điểm với tập san A ở trong nước!
Chúng ta biết rằng đại đa số (có lẽ là 99.9%) các tập san khoa học trong nước
không nằm trong danh mục ISI, và không có impact factor. Do đó, đánh đồng một
bài báo trong nước với một công trình trên một tập san danh tiếng ở nước ngoài
là điều cực kì vô lí. Ngay cả ở nước ngoài, hay cụ thể là ở Úc, không ai điên rồ
đến nỗi đánh giá một bài báo trên tập san Medical Journal of Australia tương
đương với một bài trên tờ The Lancet! Nhưng trong thực tế thì sự vô lí đó tồn tại
qua nhiều năm và vẫn tồn tại: một bài báo trên tạp chí y học của Bộ có điểm y
chang như một bài báo trên tập san New England Journal of Medicine!
Chuyện
thứ chín là đạo văn. Hai năm trước, khi có dịp ghé thăm và giảng tại một trường
y, một đồng nhiệp tặng tôi một số đặc biệt của tạp chí y học của trường. Số này
công bố hoàn toàn bằng tiếng Anh, với gần 1000 trang. Nhìn bề ngoài rất “hoành
tráng”. Trong lòng thì tôi thật sự mừng vì nghĩ rằng hoá ra có nơi đã ra tập
san bằng tiếng Anh, và đó là một dấu hiệu tích cực. Nhưng đêm đó, về khách sạn,
tôi đọc qua nhiều bài mình quan tâm, thì thấy có rất nhiều vấn đề về chất lượng.
Tiếng Anh cũng còn rất …. Việt Nam, có quá nhiều sai sót. Trong những bài như
thế, tôi đặc biệt đến một bài mà đoạn mở đầu (introduction) được viết với văn
phong rất smooth (trôi chảy), có chất thơ và cái air báo chí, nhưng đến đoạn
phương pháp và kết quả thì có nhiều sai sót về văn phạm, cách dùng từ, cách diễn
tả, v.v. Chỉ cần một phút trên mạng, tôi thấy đoạn văn đó được trích từ một
website về bệnh mà bài báo quan tâm. Website đó dành cho đại chúng, nên văn
phong có cái air báo chí. Tôi có báo cho anh bạn biết, và đề nghị không làm lớn
chuyện làm gì, chỉ cần báo cho anh ấy biết và khuyên không nên làm như thế nữa.
Một
lần khác (năm ngoái) tôi gặp một trường hợp khá hi hữu. Số là một anh bác sĩ gửi
tặng tôi luận án của anh ấy như là một lời cám ơn vì tôi có giúp anh chút việc
trong khi học. Tôi đọc đến đoạn mô tả về một hormone (khoảng 1.5 trang) mà tôi
thấy giọng văn rất … quen. Quen nhưng nghĩ hoài không ra đã thấy ở đâu. Ngày
hôm sau tôi chợt nhớ đó là đoạn văn … của tôi! Đó là bài tôi viết cho báo Tuổi
Trẻ. Vì viết cho Tuổi Trẻ nên tôi không dùng những thuật ngữ, và giọng văn có
phần bình dân. Kiểm tra lại thì đúng là nguyên đoạn văn từ bài viết đó, và anh ấy
đã sao chép nguyên văn. Lúc đó, tôi ở vị thế lúng túng, không biết làm gì cho hợp
lí. Tôi chỉ viết email cám ơn anh ấy và có nói nhẹ rằng anh nên cố gắng dùng
cách diễn giải của mình và nên viết văn cho khoa học hơn. Nhưng tôi nghĩ anh ấy
không hiểu tôi nói gì.
Chuyện
thư mười là qui định lạ lùng về công bố nghiên cứu. Ai cũng biết rằng trước khi
bảo vệ luận án, thí sinh thường phải công bố kết quả nghiên cứu. Ở vài nước, đặc
biệt là Bắc Âu, luận án tiến sĩ trong thực tế là tập hợp những bài báo đã công
bố cộng với hai chương dẫn nhập và bàn luận. Công bố kết quả nghiên cứu trước
khi bảo vệ luận án là qui trình chuẩn. Ấy thế mà ở VN có đại học qui định rằng
thí sinh không được công bố kết quả nghiên cứu trước khi bảo vệ luận án! Thoạt
đầu nghe qua qui định này tôi không tin, vì nghĩ chắc là có hiểu lầm đâu đó,
nhưng sau này có dịp tìm hiểu và đọc được email tôi mới biết là có qui định lạ
lùng, nếu không muốn nói là “ngược đời” như thế. Thật không hiểu nổi tại sao
ban giám hiệu lại để cho một qui định như thế hiện hữu trong đại học.
Những
câu chuyện trên đây (dĩ nhiên là chưa đầy đủ) phản ảnh một “văn hoá khoa học” –
nếu có thể dùng cụm từ đó – nhếch nhác. Thật ra, đứng trên quan điểm đạo đức
khoa học, những câu chuyện trên đây cũng phản ảnh sự gian dối trong khoa học rất
nghiêm trọng. Dĩ nhiên, những gian dối này không chỉ xảy ra ở VN, mà còn thỉnh
thoảng xảy ra ở các nước tiên tiến. Không ai biết qui mô gian lận khoa học ở VN
cỡ nào, nhưng những câu chuyện đạo văn đình đám trên báo cho người ta cảm giác
vấn đề khá phổ biến. Một số đại học VN có tham vọng được đứng tên trong danh
sách “Top 500” hay “Top 200”, hay muốn trở thành đại học đẳng cấp quốc tế. Thậm
chí có một doanh nghiệp Nhà nước và một đại học còn kí kết hợp đồng để trường
có giải Nobel trong tương lai! Nhưng với sự nhếch nhác như mô tả trên tôi nghĩ
giấc mơ đẳng cấp quốc tế sẽ chỉ là giấc mơ dài.
________________________
[1]
Rất hiếm có tập san khoa học nào công bố nhiều bài của cùng một tác giả trong
cùng một số. Ở nước ngoài, ít ai có thể công bố 5 bài mỗi năm, vì thời gian viết
mỗi bài cũng vài tháng trời, rồi chờ bình duyệt và chỉnh sửa, làm thêm, nên rất
khó công bố nhiều được.
[2]
Ca này là một tai nạn xe hơi nặng mà không bị gãy xương nào cả, và tôi từng đề
cập trước đây.
[3]
Ngày xưa khi tạp chí TS đăng 2 bài của tôi trong cùng một số, họ phải đổi tên
tôi thành một cái bút danh mà họ phịa ra!
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen