“Không hay sao lại đỗ ngay Tú Tài”
“Đề câu đối dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay
Rằng: hay thì thực là hay,
Không hay sao lại đỗ ngay tú tài … ”
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay
Rằng: hay thì thực là hay,
Không hay sao lại đỗ ngay tú tài … ”
Tú Xương
Báo Pháp hôm 20/06 loan tin một bà mẹ 52 tuổi cải trang làm thí sinh để thi giúp con gái môn Anh văn, Sinh ngữ 1 Văn bằng Tú Tài khóa 2013, tại Trung tâm Bossuet-Notre-Dame ở Paris X hôm 19 tháng 6.
Tội nghiệp cho bà Caroline D. và cả cô con gái Laetitia 19 tuổi, thí sinh tự do, vì chắc Bà Caroline D. sẽ bị phạt tiền có thể lên tới mươi ngàn euros và 3 năm tù, cô con gái sẽ bị cấm thi trong 5 năm tất cả bằng cấp trên toàn nước Pháp.
Để mạo hiểm giúp cô con gái, bà mẹ đã khéo léo cải trang cho trẻ lại để sử dụng căn cước của con gái. Bà mặc quần jean lưng xệ thật thấp, mang giày bát-kết, mắt kẻ thật thời trang. Bà vào phòng thi trót lọt và làm bài thi Anh văn. Chẳng may, giám thị nhận ra không phải cô thí sinh đã ngồi đây hôm trước làm bài môn Triết. Sự việc được kín đáo thông báo giới chức Trung tâm thi. Buổi thi vẫn diễn ra bình thường để tránh xáo trộn phòng thi ảnh hưởng không tốt tới thí sinh.
Gần hết buổi thi, bốn cảnh sát mặc thường phục tới nhưng không vào phòng thi. Bà giám thị phòng thi mời thí sinh giả ra ngoài. Cảnh sát can thiệp. Bà mẹ thú thiệt là muốn giúp con gái có điểm cao môn Anh văn để vớt môn khác yếu.
Pháp là nước dân chủ pháp trị lâu đời nhưng vẫn không tránh khỏi gian lận thi cử. Riêng năm 2011 có tới 419 vụ gian lận, 298 thí sinh vi phạm bị phạt, 140 thí sinh bị cấm thi từ 1 tới 5 năm. Chánh phủ Pháp ra chỉ thị phạt gắt gao những người vi phạm. Năm nay, Chánh phủ cho đặt ở 30 Trung tâm Giáo dục (Académie: Cơ sở Giáo dục Tiểu Trung học cấp vùng, không phải Hàn lâm viện) máy dò điện thoại cầm tay để ngăn ngừa mọi gian lận như thông báo bài làm sẳn, tài liệu, … .Vậy ở Việt nam, cán bộ đảng viên được học giùm, thi giùm, mua bằng để lên chức …là hiện tượng bình thường rất xã hội chủ nghĩa.
Cái học của Tây và Văn bằng Tú Tài
Trước thời Trung cổ, giáo dục Tây chia ra làm 3 cấp: học sinh từ 7 tới 12 tuổi học đọc và học đếm; học sinh từ 12 tới 15 tuổi học văn phạm, học tảng văn, học thi ca; sau 15 tuổi, học sinh vào cấp Cao đẳng học nghệ thuật hùng biện do nhà hùng biện hướng dẫn.
Từ thời Trung cổ mới có trường học để dạy đọc và viết. Tới thế kỷ XVII, việc học mở mang ỏ đô thị nhờ các nhà trường tôn giáo do các Linh mục phụ trách và cấp Trung học do các nhà dòng trông nom.
Tới cách mạng 1789, Chánh quyền mới bắt đầu can thiệp vào việc giáo dục. Năm 1791 Chánh quyền ban hành luật bải bỏ việc nhà dòng mở trường dạy học, cho thầy giáo được phép dạy học với tư cách cá nhân và được trợ cấp của nhà nước. Năm 1794, luật cho phép việc dạy học tự do. Trường Cao Đẳng Sư phạm (Ecole Normale Supérieure) ra đời và qua năm 1795, Trường Bác khoa (Ecole Polytechnique) mở cửa.
Năm 1802, giáo dục chia ra làm nhiều Cơ sở ( Académie). Tiểu học giao hoàn toàn cho nhà thờ. Chỉ có Trung học và Cao đẳng do nhà nước kiểm soát. Năm 1808, Napoléon khai sanh ra Tú tài kết thúc cấp Trung học.
Lúc đầu, thi Tú tài chỉ có vấn đáp tổ chức trong Đại học, giữa thí sinh và giám khảo, về các tác giả la-tinh, hy-lạp, về hùng biện, lịch sử, địa lý và triết học . Ban giám khảo có thể khảo thí một lần 8 thí sinh .
Theo đà tiến xã hội, Tú tài chia ra làm nhiều ban ngành nhưng vẫn tồn tại cho tới ngày nay qua 200 năm và vẫn giữ được giá trị của nó. Đó có thể nói là đặc điểm của nền giáo dục pháp .
Năm nay 2013, Pháp có 664 709 thí sinh thi Tú tài, kém hơn năm rôi 5, 45%, được chia ra 338 186 thí sinh thi Ban Phổ thông, 3, 89% chọn Kỷ thuật và 16, 5% chọn nghề để ra di làm việc ngay. Chọn ban Phổ thông, có 78% thí sinh thuộc gia đình khá giả và có học trong lúc đó chỉ có 18% thí sinh thuộc gia đình nghèo và ít học.
Năm nay 2013, Pháp có 664 709 thí sinh thi Tú tài, kém hơn năm rôi 5, 45%, được chia ra 338 186 thí sinh thi Ban Phổ thông, 3, 89% chọn Kỷ thuật và 16, 5% chọn nghề để ra di làm việc ngay. Chọn ban Phổ thông, có 78% thí sinh thuộc gia đình khá giả và có học trong lúc đó chỉ có 18% thí sinh thuộc gia đình nghèo và ít học.
Giáo dục ở Pháp hoàn toàn miễn phí và cưỡng bách cho tới 14 tuổi nhưng vẫn có 1/5 đứa trẻ 16 tuổi mù chữ. Năm 2007, có 18% học sinh nghỉ học không có một bằng cấp nào cả.
Việc học cho 10 triêu học sinh và lương trả 730 000 giáo chức tốn 53 tỷ euros hằng năm cho ngân sách nhà nước. Tính ra cứ mỗi giây, nhà nước chi 1680 euros cho giáo dục quốc gia. Thế mà nhà nước còn phải chi 2 tỷ cho 38% học sinh ở lại lớp mỗi năm.
Rớt Tú tài, anh đi Trung sĩ
Học ở Pháp, trước khi có trường công và trường tư, cũng giống như ở Việt Nam thời xa xưa. Học do những người biết chữ tổ chức và đảm trách. Ở Pháp những người biết chữ là các tu sĩ thiên chúa giáo. Ở Việt nam là những Cụ đồ. Ở Việt Nam, cái học đem lại cho người đi học hai con đường lập nghiệp: tiến vi quan, thối vi sư. Nên ở Việt Nam, thời xưa, việc mở trường dạy học, chẳng những được tự do, mà còn được khuyến khích. Người dạy học và kẻ đi học đều được xã hội trọng vọng .
Khi người Pháp đặt xong nền cai trị, cái học củ lần lược được thay thế bằng cái học mời. Và trường học xuất hiện.
Khi người Pháp đặt xong nền cai trị, cái học củ lần lược được thay thế bằng cái học mời. Và trường học xuất hiện.
Cho tới trước 30/04/75, ở Miền nam, Văn bằng Tú tài vẫn còn chia làm 3 ban A,B,C (Khoa học, Toán, Văn chương – giống như Tú tài Pháp ở thập niên 50). Ngoài ra, có thêm ban Kỹ thuật.
Học sinh Việt Nam đậu Tú tài, đi ra nước ngoài học, thường không thua kém học sinh tại chổ tuy sinh ngữ có gặp khó khăn trong thời gian đầu. Như vậy mới thấy cái học ở Miền nam có giá trị cao với cả thế giới. Và cũng vì giá trị phẩm chất đó mà số học sinh thi đậu Tú tài không nhiều. Số thi rớt mới nhiều.
Đang thời chiến tranh, tuổi trẻ bị quân đội hốt hết . Có Tú tài, thanh niên đi học lớp sĩ quan . Không Tú tài, đi học lớp Trung sĩ, Hạ sĩ quan . Nên mới có câu hát “ Rớt Tú tài, anh đi Trung sĩ, ….”.
Ở Miền nam, thanh niên lấy cái học tiến thân. Trong lúc đó, người cộng sản lấy thành tích khủng bố, phá hoại, thanh trừng, đàn áp làm bước tiến thân để sau cùng vào TW đảng lãnh đạo đất nước. Lãnh đạo cả trí thức!
Nhìn lại lớp lãnh đạo ở Hà Nội, có người nào có học? Từ Hồ Chí Minh học xong lớp Ba, Lê Duẩn, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Võ văn Kiệt, … cho tới Trương Tấn sang ngày nay? Rìêng Đỗ Mười, chẳng những dốt đặc cán mai, mà còn điên điên, khùng khùng nữa. Trong lứa tuổi đó, chỉ có Võ Nguyên Giáp học tới Đại học. Phạm văn Đồng có học Trung học.
Nhưng không phải không có Tú tài là cánh cửa mở ra tương lai bị khép lại. Ở Pháp là nước khai sanh ra Văn bằng Tú tài từ 200 năm nay, mà vẫn có những lãnh đạo xí nghiệp lớn, chánh khách lớn ở ngày nay không có Tú tài. Nhưng họ giỏi thiệt vì chính khả năng của họ đưa họ tiến thân, từng bước, một cách lương thiện, chớ không dựa vào cái thứ đảng độc tài, có đảng là có đủ thứ, như ở Hà Nội xưa nay.
Nhưng không phải không có Tú tài là cánh cửa mở ra tương lai bị khép lại. Ở Pháp là nước khai sanh ra Văn bằng Tú tài từ 200 năm nay, mà vẫn có những lãnh đạo xí nghiệp lớn, chánh khách lớn ở ngày nay không có Tú tài. Nhưng họ giỏi thiệt vì chính khả năng của họ đưa họ tiến thân, từng bước, một cách lương thiện, chớ không dựa vào cái thứ đảng độc tài, có đảng là có đủ thứ, như ở Hà Nội xưa nay.
Không Tú tài, anh vẫn làm quan
Nhà lãnh đạo xí nghiệp François Pinault, Thủ tướng Pierre Bérégoyoy, Chủ tịch Thượng viện René Monory, Dân biểu, Tổng trưởng Christian Estrosi, …đều là những ngưòi làm nên sự nghiệp sáng chói cho mình mà không có Tú tài. Vậy khi người ta nói “ Bạn sẽ trở thành thứ gì nếu bạn không có mảnh bằngTú tài? ”, bạn hảy giữ sự thảng nhiên và tự tin. Những người hỏi câu đó sẽ lầm.
Họa sĩ tài danh Christian Poltanski, không bằng Tú tài để vào Cao đẳng Mỹ nghệ nhưng tranh của ông triển lãm ở Grand-Palais trên đại lộ Champs-Élysée bậc nhứt của Paris. Sự thành công của ông nhờ ở sự làm việc cần cù và sáng tạo . Vẽ, vẽ, vẽ. Ở Pháp không phải chỉ có một mình Christian Poltanski.
Ca sĩ Laurent Voulzy là một đứa trẻ nghịch phá, nhiều lần bị đuổi lúc học Trung học. Voulzy chưa bao giờ hoàn tất chương trình Trung học. Nhạc sĩ, ca sĩ, diển viên nổi tiếng của Pháp, Alain Souchon, thi ba lần Tú tài đều rớt. Còn nhiều người nữa. Trước sự thành công ngoạn mục của những người không một bằng cấp trong lưng, người ta bảo “Bằng cấp là tờ giấy để dành riêng cho những người thiếu tài năng. Bạn có tài phải không? Bạn đừng mất công cho việc thi lấy Tú tài làm gì”.
Ca sĩ Laurent Voulzy là một đứa trẻ nghịch phá, nhiều lần bị đuổi lúc học Trung học. Voulzy chưa bao giờ hoàn tất chương trình Trung học. Nhạc sĩ, ca sĩ, diển viên nổi tiếng của Pháp, Alain Souchon, thi ba lần Tú tài đều rớt. Còn nhiều người nữa. Trước sự thành công ngoạn mục của những người không một bằng cấp trong lưng, người ta bảo “Bằng cấp là tờ giấy để dành riêng cho những người thiếu tài năng. Bạn có tài phải không? Bạn đừng mất công cho việc thi lấy Tú tài làm gì”.
Đó là nghệ sĩ. Còn những người lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân? Dân Pháp và chánh giới quốc tế còn nhớ Ông Pierre Bérégovoy, cựu Thủ tướng Pháp dưới thời Tổng thống Mitterrand, chỉ có bằng Brevet Élémentaire (Trung Học Đệ nhứt cấp). Và ông rất tự hào, đem ra khoe với mọi người, không chút mặc cảm. Mà ông có tài thật. Trong những buổi thảo luận công cộng trên TV với phe đối lập, với báo chí, ông tỏ ra vững vàng, với kiến thức về chánh trị, xã hội, kinh tế không thua những người xuất thần Quốc gia Hành chánh, trường đào tạo ra làm quan. Ông René Monory ba lần làm Tổng trưởng và sau cùng làm Chủ tịch Thượng viện, không bằng Tú tài. Gần đây hơn hết, Ông Christian Estrosi, 57 tuổi, Phó Chủ tịch đảng UMP (cánh hữu của cụu TT Sarkozy), cựu Tổng trưởng, Dân biểu, Thị trưởng thành phô Nice, bỏ Trung học vì mê mô-tô . Người đời châm biếm ông là “ mô-tô tự học ” (moto-didacte) .
Trong giới lãnh đạo xí nghiệp, Ông Jean-Claude Decaux, 75 tuổi, con trai của một người bán giày, không bằng cấp, trở thành người đứng đầu nghành làm bảng quảng cáo trên thế giới và có tài sản kết sù của nước Pháp . Ông François Pinault, 76 tuổi, thôi học năm 16 tuổi, trở thành người đứng đầu nghành luxe thời trang của Pháp . Và ở Pháp, có lối 1/10 Chủ Xí nghiệp Nhỏ-Vừa (3,2 triệu, theo Trung tâm Kinh tế-Tài chánh, 2010) không có Tú tài.
Những người này thành công do bản lãnh thật của họ. Đó là những người can đảm, tự tin, dấn thân thực hiện dự tính, nhắm thẳng mục tiêu. Nên nhớ ở Pháp là xứ trọng bằng cấp, xét người qua bằng cấp. Không khác ở Hà nội ngày xưa “Phi Cao đẳng bất thành phu phụ”. Nên người ta thường nhắc nhở tuổi trẻ “Mày không học, mày chỉ là thứ vô lại”.
Sau 200 năm tồn tại, thi Tú tài ngày nay đang trên đà thảo luận có nên bỏ hay không. Như ở nhiều nước Âu châu và Mỹ châu, thi đậu, thi rớt, không hẳn do kết quả chấm thi vô tư của 170.000 giám khảo. Học tài, thi phận vẫn còn ám ảnh học sinh và gia đình. Nếu có bỏ thi Tú tài, ít ra, sẽ tránh cho nhà nước khỏi tốn, như năm nay, 1, 5 tỷ euros về chi phí tổ chức thi, chỉ cho Tú tài Phổ thông và Kỹ thuật.
Không bằng cấp mà thành công là những tấm gương cầu tiến rạng rỡ. Không bằng cấp, không có tinh thần cầu tiến, mà thành công, phải gia nhập đảng cộng sản VN. Vì chỉ có với cộng sản, nhỏ không học, lớn vào Trung ương đảng mà thôi!
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ.
Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
Cái truyền thống ấy được Nguyễn Hiến Lê viết lại như sau :
“Ở nước ta hiện nay, số hậu duệ của giai cấp ấy kể ra cũng còn được kha khá, nhưng số người còn giữ được nếp nhà thì hiếm đấy; và tôi nghiệm thấy người nào giữ được cũng có vài nét chung rất dễ nhận ra: không ham danh lợi, chăm nom sự dạy dỗ con cái, yêu nước, thích văn chương, chuộng nghề dạy học và hình như có khiếu dạy học nữa.”
(Trích Mười câu chuyện văn chương, Nguyễn Hiến Lê, trang 82).
Phải chăng truyền thống đó sản sinh ra những người thầy như giáo sư Hoàng Cơ Nghị, Trần Trọng Kim, Dương Quảng Hàm hay như thi sĩ Đông Hồ mà lúc chết học trò khắc trên bia hai câu thơ như sau:
Cũng Nguyễn Hiến Lê viết về thầy Dương Quảng Hàm trong cuốn Hồi ký của ông:
“Tất cả học sinh trường Bưởi không ai không trọng thầy vì vậy. Mà các bạn đồng sự Pháp, Việt cũng quỳ thầy nữa. Thật đáng tiếc, thầy không thọ, mất trong những ngày đầu cuộc kháng chiến ở Hà Nội.”
(Trích Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, trang 65).
Giáo dục miền Nam đã tiếp nối cái truyền thống kính trọng ông thầy ấy. Ở miền Bắc thì họ mang thầy ra tố khổ như trong bài viết của Trần Huy Liệu: “Bóc trần quan điểm thực dân và phong kiến trong quyển “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim” (Tập san sử địa, số 6, 1955).
May là cụ Dương Quảng Hàm đã chết sớm.
Và họ bắt học trò phải “Quyết tâm thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch và Thủ tướng Phạm Văn Đồng” (Tập san sử địa, số 4, tháng 11, 12-1955, Hà Nội).
Trước đó, khoa cử còn thiếu, các đời Đinh, Lê về trước chưa có thi cử. Việc tuyển chọn người chỉ là tùy tiện, không câu nệ, nhưng lại cũng không có phép tắc gì.
Kể từ năm 1072, đời Lý mới mở khoa thi chọn người tài ra giúp nước.
“Con đường tìm người tài giỏi, trước hết là khoa mục, phàm muốn thu hút người tài năng, thì người làm vua một nước không thể nào không có thi cử”
(Trích Lịch Triều Hiến Chương loại chí (LTHCLT) của Phan Huy Chú, phần mở đầu chương Khoa Mục Chí).
Cái mục đích mở khoa thi đã rõ ràng: Chọn người có tài. Nhưng chọn bao nhiêu? Chọn thế nào?
Đó là cả một vấn đề. Việc thi cử thời xưa còn nhiều điều bât cập như: Cái học từ chương quá, tỉ lệ thi đỗ quá thấp. 1000 người lấy một. Có sĩ tử đã để cả đời đi thi mới đỗ. Ông Đoàn Tử Quang tham dự cả thảy 21 khóa thi từ năm 20 tuổi. Cứ ba năm thi một lần, mãi đến năm 83 tuổi mới thi đỗ. Ông nội Ngô Tất Tố 7 lần đi thi, bố Ngô Tất Tố sáu lần, phần ông Tố hai lần đi thi.
Mặc dầu thi cử khó khăn, nhưng tổ chức thi cử rất nghiêm ngặt. Luật lệ nghiêm minh như ông Đỗ Nhuận (không phải nhạc sĩ Đỗ Nhuận) viết vào năm 1484:
“Việc lớn trong chính trị của Đế Vương, chẳng gì gấp bằng nhân tài… Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức, cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp.”
(LTHCLC, phần Khoa Mục Chí).
Chỉ cần giữ lại mấy chữ: Lấy rộng rãi, cách chọn người công bằng. Đời sau không sánh kịp.
Nếu nhìn lại việc thi cử ở miền Nam, tôi chỉ thấy việc thứ nhất còn chưa ổn, việc thứ hai có lẽ cũng không thua gi việc thi cử đời Hồng Đức cả. Trừ giai đoạn chót của VNCH, việc thi cử xem ra có một số trường hợp bê bối. Đã có dư luận đồn thổi về tình trạng con ông cháu cha, kẻ có tiền của.
Sau này đến đời vua chúa triều Nguyễn, phép tắc thi cử cũng vẫn nghiêm ngặt như vậy. Nhà vua xem xét từng li từng tí việc học của các sinh viên trong trường Quốc Tử Giám.Ta hãy nghe lời phê phán vừa nặng nề vừa cho thấy mối quan tâm của vua Minh Mạng đối với tương lai giáo dục ra sao. Năm 1837, vua ra chỉ dụ:
“Thế mà nhìn lại các học quan chỉ biết chiếu lệ thường khảo hạch cho có, gọi là đã làm xong chức vụ, còn quy trình giảng dạy thi lên lớp, tiến bộ ra sao, trình độ học sinh như thế nào, không lưu ý tới, thì bảo sĩ tử gắng sức ở chỗ nào.”
(Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ - Bộ Lễ - Q.192: Học Hiệu).
Thât ra miền Nam có khá nhiều kỳ thi: Thi tiểu học, thi nhập học lớp đệ thất các trường công lập, thi Trung Học Phổ thông dành cho các lớp đệ tứ và thi tú tài 1 và 2. Ở đây chưa kể việc thi trên Đại Học, thi tuyển vào trương chuyên nghiệp như Quốc Gia Hành Chánh, Đại Học sư phạm, các trường Kỹ sư (Phú Thọ) Điện, Công chánh, v.v...
Việc thi cử phần đông tiến hành tốt đẹp.
Giỏi nhất lớp, thông minh mà điểm chưa đạt trung bình? Và đây là nhận xét của giáo sư Dương Thiệu Tống, người đã còn giữ học bạ này của học trò gửi cho làm kỷ niệm. (gs Dương Thiệu Tống, trường Trung Học kiểu Mẫu, Thủ Đức)
Ông nhận xét như sau:
“Điểm nhận xét đầu tiên của tôi là điểm số các môn học ngày xưa sao lại thấp đến thế, ngay cả đối với học sinh đứng nhất lớp như các thí dụ trên đây.
(Trích “Suy Nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại”, Dương Thiệu Tống, nxb Trẻ, trang 279-281)
Nhưng câu nhận xét sau đây của giáo sư Dương Thiệu Tống thật hơi lạ.
“Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.”
(Trích như trên)
Giáo sư đã cho phép dành cho đồng nghiệp tìm ra giải đáp thì tôi xin được thưa với giáo sư như thế này. Giáo sư là thầy của nhiều thế hệ mà bản thân người viết bài này có thể chỉ là hàng con cháu. Giáo sư đã đi du học Hoa Kỳ mang về cái bằng Tiến sĩ giáo dục mà vấn đề cho điểm như trên, giáo sư lại thối thác không cho một giải đáp.
Thưa giáo sư, trồng cây thì phải có quả. Trồng tốt sẽ cho quả tốt. Trồng người cũng gần như vậy. Dạy học thì trò đi thi phải đỗ. Không đỗ thì phần trách nhiệm không nhỏ là do thầy, do chương trình, do xã hội. Điểm phi lý đến nực cười là cho điểm thì đều dưới trung bình mà lại đứng đầu lớp. Không lẽ học trò đều dốt cả? Cho dù thế nào đi nữa thì không có lý nào điểm thì kém, dưới trung bình trong khi lời phê của giáo sư thì nào là giỏi, thông minh, đáng khen. Như vậy thì nên căn cứ vào điểm hay vào lời phê? Lời phê như thế có phản ảnh đúng trình độ học sinh hay không? Giải pháp là xét lại thang điểm và thay đổi thái độ chấm bài, nhất là bài văn, cần kèm thêm các câu hỏi giáo khoa hay trắc nghiệm như sau này Bộ (Quốc gia) Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã đem ra áp dụng.
Thực ra khó khăn do thi cử và giáo dục thì ở đâu cũng có. Mỗi thời mỗi khó khăn khác. Như tỉnh Québec mà tôi đang ở. Mỗi năm dành 13 tỉ đô la dành cho giáo dục, vậy mà nhiều học trò trung học, ngay cả đại học còn viết đầy lỗi chính tả. Ngay ông Thủ tướng trong bài diễn văn đọc về cải cách giáo dục, người ta tìm ra được 13 lỗi phạm lớn:
“N’est–ce pas le premier ministre Jean Charest, qui dans un discours à l’Assemblée nationale, affirmait vouloir poursuivre ses efforts” pour améliorer la qualité de notre langue commune, le francais” alors qu’il remettait aux journalistes un texte comptant une douzaien de fautes majeures...” (Trích “Le grand mensonge de l’éducation”, Luc Germain, Luc Papineau, Benoit Séguin, trang12).
Phải chăng ngay cả ông Thủ tướng Charest trong một bài diễn văn đọc trước Quốc Hội khẳng định trong nỗ lực tiếp tục “Cải tiến phẩm chất tiếng nói chung của chúng ta là tiếng Pháp,” vậy mà, chính ông Thủ tướng đã phát cho các nhà báo một bản diễn văn trong đó tính ra có đến 13 lỗi phạm lớn.
Kinh nghiệm đi chấm thi tú tài 2 các bài Triết hay luận Pháp Văn, Anh Văn cho thấy hệ số bản thân người chấm, hệ số tin cậy và sai số do hai giám khảo chấm, cách nhau trung bình hai điểm, có khi là 4 điểm. Thường trước khi bắt đầu chấm, giám khảo ngồi thảo luận “thang điểm”. Phần này thì cho bao nhiêu điểm, phần kia bao nhiêu điểm. Sau đó cộng lại các điểm đã cho. Sự sai biệt giữa hai giám khảo chấm cũng một bài là từ hai đến ba điểm, có khi 5 điểm cho thấy việc chấm thi thiếu công bằng, thiếu khách quan. Giả dụ bài Triết ban C, hệ số 4. Cách nhau 3 điểm, nhân 4 trở thành cách nhau 12 điểm. Quá bất công cho học trò, vì nhiều khi chỉ cần một điểm là đủ đỗ?
Kinh nghiệm bản thân khi tôi thi tú tài 2 ban C, chọn Pháp Văn làm sinh ngữ một. Bài thi bắt buộc là một bài luận văn chương Pháp chọn trong các tác giả thế kỷ 19 như Victor Hugo, Alfred de Vigny, Lamartine, Chateaubriand, v.v... Sinh ngữ 2 là anh văn thì gồm có một bài luận luân lý. Cả năm đã học theo chương trình như thế. Nhưng nghe tin đồn là năm nay, giáo sư Nguyễn Văn Lúa, giáo sư Pháp Văn đại học Văn Khoa xuống chấm thi. Không ai bảo ai, một số học sinh sợ ăn điểm một hai gậy của giáo sư Lúa bèn trốn ông, chọn Anh Văn làm sinh ngữ một.
Tên sao trùng với người thế. Gặp ông là lúa đời rồi. Ông nổi tiếng hung thần đánh rớt học trò. Vậy mà được đồng nghiệp kính nể. Anh Văn vốn tôi đã chẳng giỏi gì, phần lớn thời gian tự học lấy trong “Butterfly”. Giọng đọc anh văn thì thầy còn đọc trật huống chi trò. Sang Mỹ này vừa chẵn 30 năm mà nói Mỹ vẫn chưa hiểu!!! Sau bài luận văn chương ép uổng đó, từ đó đến nay, tôi không hề dám viết một câu tiếng Anh nào nữa, mặc dầu việc biên khảo hiện nay, phần lớn, tôi đều dựa trên sách viết bằng tiếng Anh.
Nói theo kiểu giáo sư Dương Thiệu Tống, nói Mỹ nó không hiểu thì nó dốt hay mình dốt? Giáo sư Dương Thiệu Tống còn viết bài: Trẻ Chưa Ngoan, Nguyên nhân? Tôi thấy ông thật thà quá. Nguyên nhân chính là cộng sản mà ông cứ nói đâu đâu?
Ông Cụ Vương Hồng Sển trong cuốn Hơn nửa đời hư có kể đi dự thi concours để làm việc cho Pháp, thi mãi không đậu. Ông viết:
“Kỳ nầy, chua cay là rớt số Một, khít nút với người đội sổ. Gặp thầy bói tên Trần Thúc Sanh, coi tay và coi tướng, nói mình về già tốt phúc, năm nay không đậu vì tiểu nhơn ám hại, muốn đậu phải liều như đánh bài thua. Nhưng mình vẫn nhất quyết “Không liều như đánh bài,” chỉ còn tự trách còn óc mê tín, tin dị đoan và vẫn đi xem bói.” Cuối cùng ông kết luận: “Cám ơn đã được thi rớt.”
(Trích Hơn Nửa Đời Hư, Vương Hồng Sển, trang 226-228).
Nói chuyện với mấy vị giáo chức lớn tuổi, họ thường ân hận là trong đời đi dạy, họ đã chấm điểm ngặt nghèo qua. Vì mình mà có đứa phải đi lính, có đứa biết đâu vì thế chết ngoài mặt trận.
Sau đây là kết quả các kỳ thi tú tài 1 và tú tài 2 vào niên khóa 1954-1955 cho thấy kết quả thí sinh thi đỗ là bao nhiêu của hai chương trình Việt và Pháp lúc bấy giờ.
Tú tài Việt
Đây là năm cuối cùng của việc thi cử trong hệ thống giáo dục của Pháp.
■ Nên nhớ rằng, chính phủ quốc gia chỉ mới công bố chương trình thi lấy bằng Trung Học Phổ thông đệ nhất cấp kể từ 1950. Khóa 1, tháng sáu/1950, khóa 2 vào tháng 9/1950.
■ Vì thế không lạ gì số học sinh trường Việt dự thi ít hơn trường Pháp đến gần một nửa. Điều đó cho thấy việc học chỉ dành cho những người có tiền của, loại con ông cháu cha khác hẳn kỳ thi năm 1955-1956. Trường Petrus Ký, Gia Long mới chỉ bắt đầu mở các lớp đệ thất dạy chương trình Việt, nhưng vẫn duy trì một số lớp chương trình Pháp.
■ Tỉ lệ tú tài 1: thí sinh thi đỗ tú tài 1, Việt Nam, kỳ 1 là 25% cộng cả hai kỳ là 35%. Thấp.
■ Tỉ lệ thí sinh bỏ dự thi tú tài 1, kỳ 2, rất cao. Điều đó cho thấy, người giỏi thì đỗ ngay kỳ đầu, người không học, sau khi thi thử kỳ đầu, không đậu đã bỏ luôn, không dự kỳ khóa hai. Đáng nhẽ phải có hơn 800 dự thi khóa hai, chỉ còn hơn 500 dự thi khóa hai. Đã có khoảng 300 người bỏ cuộc. Cho dù thi lại, tỉ lệ thi đậu chỉ hơn 10% so với kỳ đầu là 25%.
■ Tỉ lệ tú tài 2: Những người thi tú tài 2 đều giỏi vì đã được sàng lọc trong kỳ thi tú tài 1. Vì thế tỉ lệ thi đỗ rất cao so với tú tài 1. 70%. Số lượng những người tham dự kỳ thi tú tài 2, khóa hai cũng rất cao, chỉ vắng mặt vài chục người, vì họ tin rằng họ có thể thi đậu nên không bỏ cuộc.
■ Tỉ lệ thi Trung học đệ nhất cấp đậu cao, đến hơn 50%.
■ Những con số thi cử này sẽ thay đổi nhiều trong các năm tới khi có số đông học sinh di cư vào Nam cũng như các trường trung học mở ra khắp nơi.
Tú tài Pháp
■ Nhận xét thứ nhất là thi tú tài Pháp gay go và khó đỗ hơn tú tài Việt. Vì họ chỉ thi có một kỳ, không có kỳ 2. Tỉ lệ thí sinh thi đậu chỉ đạt 20- 25%. Vì thế sau này không lạ gì, nhiều học sinh đổi sang trường Việt học thi cả hai kỳ thi Việt Pháp. Tại trường Cao Bá Nhạ, gần đường Cống Quỳnh, Trần Hưng Đạo, có một trung tâm luyện thi dành cho học sinh chương trình Pháp thi tú tài Việt. Ai là người đã học trong hai lớp này?
■ So sánh hai bảng thì kết quả thi cử Việt Nam cho đỗ nhiều hơn thí sinh người Pháp. Phải chăng học sinh Việt Nam học giỏi hơn người Phảp, chăm hơn người Pháp? Tôi nghiêng về lý do giám khảo Việt Nam chấm rộng hơn giám khảo Pháp.
Và đó phải coi là một ưu điểm, tiến bộ về phía giám khảo Việt Nam.
Thi cử qua các kỳ thi tú tài 1 và 2 ở miền Nam là công bằng vì tổ chức chặt chẽ và vì lương tâm nhà giáo.
Trung bình mỗi môn có hai giáo sư trung học có kinh nghiệm phụ trách. Họ có bổn phận cân nhắc kỹ lưỡng từng câu hỏi giáo khoa, từng bài thi sao cho đúng. Không có kẽ hở có thể để học trò hiểu lầm câu hỏi hay có thể có hai cách trả lời, v.v... Hoặc đề tài cần vừa trình độ học trò, không quá khó. Có nhiều năm, bài toán ra quá khó, nhiều học trò giỏi cũng ngắc ngư. Báo chí phản ứng dư luận rùm beng. Riêng đề thi ban Triết, nhiều vị không dám tự mình đề xướng ra một đề thi mới và thường chọn các đề thi có bài luận giải đáp trong sách Foulquié cho chắc ăn. Vì thế, các giáo sư cũng lấy các đề thi và bài luận trong sách này dạy cho học trò. Không có “học tủ” đâu, vì có đến 4, 5 cuốn Foulquie với hàng trăm bài mẫu.
Sau khi đã quyết định chọn được đề thi rồi, các vị ấy phải tự mình đánh máy, tự mình quay ronéo, tự mình để vào các phong bì rồi niêm phong lại. Phong bì đóng khằn bằng xi. Phòng đề thi được bảo mật, có người canh gác, có hệ thống an toàn riêng để tránh sự đột nhập của người lạ. Tất cả tổ chức khắt khe như vậy chỉ nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho việc thi cử được bảo mật tối đa, giữ được công bằng.Tuy nhiên tổ chức bảo mật khắt khe đến đâu đi nữa vẫn có yếu tố con người. Vì thế, vấn đề còn lại vẫn là cá nhân, tư cách người thầy. Điều đó chính là rường cột của một nền giáo dục chân chính.
Các Hội Đồng Thi
Phần này viêt theo trí nhớ, có thể có một hai tiểu tiết thiếu sót, xin được thông cảm.
Để bảo đảm cho các kỳ thi đạt được kết quả mong muốn. Nguyên tắc của bộ (Quốc gia) giáo dục miền Nam là điều động các giám khảo từ địa phương này sang địa phương khác. Giám khảo ở Huế thì vào Nha Trang và ngược lại. Các giám khảo các tỉnh lẻ cũng bị điều động đi nơi khác. Mặc dầu tốn kém và khó khăn di chuyển. Nhiều địa phương mất an ninh, bắt buộc phải dùng phương tiện máy bay và lúc đó phải nhờ bên quân đội đảm trách việc di chuyển các giám khảo. Nguyên tắc di chuyển giám khảo ra khỏi địa phương của họ đã được duy trì từ năm 1955 đến 1975 và đem lại kết quả khá mỹ mãn.
Có các vị giáo sư lão thành cho hay hồi 1955-1956, số thí sinh còn ít, bài thi rọc phách rồi giám khảo được phép mang về nhà chấm. Vậy mà đâu có chuyện gì xảy ra?
Việc coi thi và chấm thi là hai bộ phận riêng biệt.
Các giáo sư trung học phải đảm trách hai nhiệm vụ một lúc: Vừa là giám thị vừa là giám khảo. Từ đó phân chia ra hai hội đồng: Hội đồng giám thị để coi thi, hội đồng giám khảo để chấm thi.
1. Hội Đồng Giám Thị
Công việc của Hội Đồng Giám Thị là tổ chức các kỳ thi viết tại các tỉnh nhỏ như Phan Thiết, Đà Lạt, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Di Linh, Quảng Ngãi, Long Xuyên, Rạch Giá, v.v... Nghĩa là học sinh ở đâu thi tại đó. Báo chí trong nước hiện nay cho tin, các học sinh phải thuê nhà trọ để ứng thi chẳng khác gì các sĩ tử thời Nho Học là bao nhiêu. Trên thế giới chắc chỉ có Việt Nam hiện nay làm như vậy.
Ban Chủ tịch Hội Đồng thường có ba người: Một chủ tịch hội đồng, một phó chủ tịch và một thư ký. Các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch thường do các hiệu trưởng hay các giáo sư có thâm niên trong nghề đảm trách. Tại địa phương, các ông phó tỉnh Trưởng, trưởng ty tiểu học ‒ Không có Hiệu Trưởng, vì hiệu trưởng, cũng được điều động đi nơi khác ‒ giúp sắp xếp lo liệu về hành chánh, điều động an ninh quân đội hay cảnh sát nếu có canh gác thì phải ở ngoài khuôn viên nhà trường. Các ông giám thị, tổng giám thị lo liệu sắp xếp chỗ ngồi theo số báo danh.
Đề thi đã được gửi tới tòa Tỉnh trưởng và Tòa tỉnh trách nhiệm cho người canh gác hòm bài thi, nếu cần. Cho dù có gan trời, các ông ấy cũng không dám đụng đậy vào các bao bì đề bài thi này.
Đến ngày thi, ông chủ tịch hoặc ông phó chủ tịch Hội đồng thi đến tòa tỉnh làm biên bản nhận bao bì bài thi. Tòa tỉnh cho xe quân cảnh hộ tống xe của Hội Đồng thi đến các hội đồng thi giao bài.
Phần thư ký hội đồng có bổn phận sắp xếp các giám thị địa phương là các giáo viên tiểu học kèm theo một giáo sư từ chỗ khác đến. Nghĩa là mỗi phòng thi gồm hai giám thị. Giám thị 1 là giáo sư trung học, giám thị 2 là giáo viên tiểu học. Bên ngoài, mỗi hành lang có thêm một giám thị hành lang là một giáo sư để kiểm soát chung cả hành lang.
Trước giờ thi các giám thị xem bảng sắp xếp đi về phòng thi đã được chỉ định kèm theo một hồ sơ các giấy tờ cần thiết cho mỗi phòng như biên bản. Đúng giờ thi, các giám thị hành lang sẽ mang phong bì đề thi được gián kín giao cho các giám thị mỗi phòng.
Tổ chức rất chặt chẽ, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng. Bao nhiêu năm vẫn thế, ít có sự thay đổi. Vai trò các giám thị là giáo viên địa phương có hơi tế nhị như gặp thí sinh quen biết hoăc họ hàng. Nhưng thật sự không có vấn đề, vì còn có giám thị 1 có nhiệm vụ kiểm soát tất cả. Chưa kể còn giám thị hành lang.
Tờ giấy thi phát cho thí sinh làm có chữ ký của hai giám thị. Không có chữ ký của họ là bất hợp lệ. Cho nên tráo bài thi là truyện khó có thể xảy ra.
Hết giờ thi, nhiệm vụ của giám thị là thu bài xếp theo thứ tự vần, đánh số mật mã ở ô vuông trên mỗi bài thi. Phía ngoài ghi số thí sinh có mặt. Số đó là mật mã của sấp bài. Bài sau đó, được buộc chặt đóng thùng, gửi máy bay về Hội Đồng Giám Khảo.
Công việc của Hội Đồng Giám Thị kể là xong. Số phận học sinh nay nằm trong chính những xâp bài mà họ đã làm và nhất là trong tay các vị giám khảo.
2. Hội đồng giám khảo
Đây là công việc quan trọng nhất, quyết định số phận học trò. Công việc chấm thi, cộng điểm, lên danh sách kéo dài cả tháng trời. Rất thận trọng, rà soát lại từng thí sinh một.
Bài thi được rọc phách. Thường ông Phó chủ khảo đánh số mật mã. Mật mã trên phần phách phía trên và mật mã trên phần bài thi. Sau này chấm xong, ráp hai phần đó có số mật mã giống nhau là được.
Danh từ Tú tài I và Tú tài II lần đầu tiên được dùng ở Việt Nam vào thời Pháp thuộc. Tháng Tám năm 1928 Nha học chính Đông Dương mở kỳ thi Tú tài I đầu tiên. Sang năm sau vào Tháng Chín 1929 thì tổ chức kỳ thi Tú tài II. Lúc bấy giờ bằng Tú tài I và II lấy mẫu từ bằng Baccalauréat Première Partie và Deuxième Partie của Pháp, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ trong trường học. Năm 1945 vua Bảo Đại ra đạo dụ dùng chữ Quốc ngữ trong kỳ thi Tú tài nhưng phải đợi đến thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam tiếng Việt mới được đưa vào làm ngôn ngữ chính.
Khi đất nước Việt Nam chia đôi thành Việt Nam Cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến 17 và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở phía bắc thì danh từ Tú tài bị bỏ hẳn ở ngoài Bắc, thay vào đó là tên "bằng tốt nghiệp cấp III". Ở Miền Nam thì tiếp tục dùng Tú tài I và II là hai đợt thi tuyển quan trọng ở bậc trung học.
Học sinh sắp xong lớp 11 phải thi Tú tài I (còn gọi là Tú tài bán phần) để lên lớp 12. Kỳ thi Tú tài I có phần viết và phần vấn đáp. Phần vấn đáp bị loại bỏ năm 1968. Văn bằng Tú tài I còn được dùng để tuyển nhân sự cho một số học viện như Học viện Cảnh sát Quốc gia, hoặc trường cao đẳng như Trường Cao đẳng Công chánh. Việc thi cử thường tổ chức thành hai đợt để ai hỏng đợt 1 có thể dự thi đợt 2. Nam giới ai hỏng thi Tú tài I phải trình diện nhập ngũ quân đội đi quân dịch hai năm hoặc vào trường hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang; đậu thì vào Trường Bộ binh Thủ Đức.
Tú tài II thi vào cuối năm lớp 12. Tú tài II, tức Tú tài toàn phần cũng có hai phần: phần viết và phần vấn đáp như Tú tài I. Sinh viên tuyển vào bậc đại học phải hội đủ điều kiện là đậu được bằng Tú tài II.
Tú Tài I.B.M.
Cho đến lúc này, người viết không nắm chắc được việc thí nghiệm thi trắc nghiệm, còn gọi là tú tài IBM là do khuyến cáo của Mỹ hay do các vị đi du học ở Mỹ về đề nghị. Điều chắc chắn là thử nghiệm tú tài IBM đã bị một số viên chức và báo chí lên tiếng phản đối. Sự phản đối này hiểu được vì bất cứ cải cách nào về phương diện gíáo dục đều gây phản ứng trái ngược. Nhưng xem ra phản ứng của dư luận có phần yếu ớt và cuộc thi trắc nghiệm bậc tú tài vẫn được tiến hành cho đến 1975.
Có thể các câu hỏi trắc nghiệm lúc đầu chưa hoàn chỉnh. Báo chí mang các câu hỏi đó ra bình phẩm và chê trách. Nhưng cái xu hướng thi trắc nghiệm là điều không thể không làm.
Cái lợi thứ nhất là tránh cho học sinh khỏi bị rơi vào cái bẫy may rủi với chỉ một bài toán hay chỉ một bài luận duy nhất. Các câu hỏi dàn trải suốt cả chương trình không cho phép học sinh “học tủ.” Các câu hỏi đòi hỏi trí nhớ nhưng cũng đòi hỏi trí thông minh tránh tình trạng “học gạo.”
Áp dụng thi trắc nghiệm chỉ là làm những điều mà các nước tân tiến đã thi hành từ lâu rồi.
Bên cạnh đó vẫn còn duy trì bài luận để học sinh vẫn có thể vận dụng óc suy luận tổng hợp, khả năng trình bày biện chứng, v.v...
Cái lợi trước mắt là học trò thi trắc nghiệm nay có thể được điểm cao. Tỉ số đậu có khá hơn và các học sinh đậu bình hay bình thứ là thường.
Câu chuyện thi trắc nghiểm kể như mới đi những bước đầu dọ dẫm thì miền Nam bị rơi vào tay một chế độ không biết gì về phương pháp thi trắc nghiệm nên dẹp bỏ luôn.
Chế độ giáo dục mới giống loài tôm lúc nào cũng cựa quậy, nhưng là đi những bước lùi, giống như loài tôm hùm luôn luôn đi lùi. Ý tưởng mà tôi lấy lại của Umberto Eco trong cuốn sách của ông: À reculons, comme une écrevisse. Giật lùi giống như loài tôm hùm.
Tôi đã có kinh nghiệm chấm thi trong cả hai chế độ. Khoảng tháng chín 1975, tôi được điều động đi chấm thi tuyển vào lớp 10. Chấm xong là hết. Từ đó, tôi không còn biết số phận các bài chấm đó ra sao nữa?
Đấy sự khác biệt nó từ chỗ ấy. Ôi những con tôm hùm giáo dục của người cộng sản. Con tôm hùm giáo dục nó tiến lên bằng những bước đi lùi.
Đối với con tôm hùm, tiến có nghĩa là lùi. Tuổi trẻ bây giờ trả giá cho những chính sách sai lầm trong giáo dục từ đó đến nay. Vậy mà họ dám viết như thế này:
“Sài Gòn ‒ Thành phố Hồ Chí Minh với những kinh nghiệm giáo dục sâu sắc, cả thành tựu lần thất bại, chắc sẽ trở thành môi trường thuận lợi nhất cho một nền giáo dục và đào tạo con người vừa có nhân cách vững vàng, vừa có chuyên nghiệp, khoa học tiên tiến.”
(Trích Giáo Dục ở Sài Gòn, trong Địa chí văn hóa, trang 748).
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ.
Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
Cái truyền thống ấy được Nguyễn Hiến Lê viết lại như sau :
“Ở nước ta hiện nay, số hậu duệ của giai cấp ấy kể ra cũng còn được kha khá, nhưng số người còn giữ được nếp nhà thì hiếm đấy; và tôi nghiệm thấy người nào giữ được cũng có vài nét chung rất dễ nhận ra: không ham danh lợi, chăm nom sự dạy dỗ con cái, yêu nước, thích văn chương, chuộng nghề dạy học và hình như có khiếu dạy học nữa.”
(Trích Mười câu chuyện văn chương, Nguyễn Hiến Lê, trang 82).
Phải chăng truyền thống đó sản sinh ra những người thầy như giáo sư Hoàng Cơ Nghị, Trần Trọng Kim, Dương Quảng Hàm hay như thi sĩ Đông Hồ mà lúc chết học trò khắc trên bia hai câu thơ như sau:
Ân
sâu nghĩa nặng tình dài Khóc thầy, khóc mãi, biết đời nào nguôi?
Cũng Nguyễn Hiến Lê viết về thầy Dương Quảng Hàm trong cuốn Hồi ký của ông:
“Tất cả học sinh trường Bưởi không ai không trọng thầy vì vậy. Mà các bạn đồng sự Pháp, Việt cũng quỳ thầy nữa. Thật đáng tiếc, thầy không thọ, mất trong những ngày đầu cuộc kháng chiến ở Hà Nội.”
(Trích Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, trang 65).
Giáo dục miền Nam đã tiếp nối cái truyền thống kính trọng ông thầy ấy. Ở miền Bắc thì họ mang thầy ra tố khổ như trong bài viết của Trần Huy Liệu: “Bóc trần quan điểm thực dân và phong kiến trong quyển “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim” (Tập san sử địa, số 6, 1955).
May là cụ Dương Quảng Hàm đã chết sớm.
Và họ bắt học trò phải “Quyết tâm thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch và Thủ tướng Phạm Văn Đồng” (Tập san sử địa, số 4, tháng 11, 12-1955, Hà Nội).
Trước đó, khoa cử còn thiếu, các đời Đinh, Lê về trước chưa có thi cử. Việc tuyển chọn người chỉ là tùy tiện, không câu nệ, nhưng lại cũng không có phép tắc gì.
Kể từ năm 1072, đời Lý mới mở khoa thi chọn người tài ra giúp nước.
“Con đường tìm người tài giỏi, trước hết là khoa mục, phàm muốn thu hút người tài năng, thì người làm vua một nước không thể nào không có thi cử”
(Trích Lịch Triều Hiến Chương loại chí (LTHCLT) của Phan Huy Chú, phần mở đầu chương Khoa Mục Chí).
Cái mục đích mở khoa thi đã rõ ràng: Chọn người có tài. Nhưng chọn bao nhiêu? Chọn thế nào?
Đó là cả một vấn đề. Việc thi cử thời xưa còn nhiều điều bât cập như: Cái học từ chương quá, tỉ lệ thi đỗ quá thấp. 1000 người lấy một. Có sĩ tử đã để cả đời đi thi mới đỗ. Ông Đoàn Tử Quang tham dự cả thảy 21 khóa thi từ năm 20 tuổi. Cứ ba năm thi một lần, mãi đến năm 83 tuổi mới thi đỗ. Ông nội Ngô Tất Tố 7 lần đi thi, bố Ngô Tất Tố sáu lần, phần ông Tố hai lần đi thi.
Mặc dầu thi cử khó khăn, nhưng tổ chức thi cử rất nghiêm ngặt. Luật lệ nghiêm minh như ông Đỗ Nhuận (không phải nhạc sĩ Đỗ Nhuận) viết vào năm 1484:
“Việc lớn trong chính trị của Đế Vương, chẳng gì gấp bằng nhân tài… Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức, cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp.”
(LTHCLC, phần Khoa Mục Chí).
Chỉ cần giữ lại mấy chữ: Lấy rộng rãi, cách chọn người công bằng. Đời sau không sánh kịp.
Nếu nhìn lại việc thi cử ở miền Nam, tôi chỉ thấy việc thứ nhất còn chưa ổn, việc thứ hai có lẽ cũng không thua gi việc thi cử đời Hồng Đức cả. Trừ giai đoạn chót của VNCH, việc thi cử xem ra có một số trường hợp bê bối. Đã có dư luận đồn thổi về tình trạng con ông cháu cha, kẻ có tiền của.
Sau này đến đời vua chúa triều Nguyễn, phép tắc thi cử cũng vẫn nghiêm ngặt như vậy. Nhà vua xem xét từng li từng tí việc học của các sinh viên trong trường Quốc Tử Giám.Ta hãy nghe lời phê phán vừa nặng nề vừa cho thấy mối quan tâm của vua Minh Mạng đối với tương lai giáo dục ra sao. Năm 1837, vua ra chỉ dụ:
“Thế mà nhìn lại các học quan chỉ biết chiếu lệ thường khảo hạch cho có, gọi là đã làm xong chức vụ, còn quy trình giảng dạy thi lên lớp, tiến bộ ra sao, trình độ học sinh như thế nào, không lưu ý tới, thì bảo sĩ tử gắng sức ở chỗ nào.”
(Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ - Bộ Lễ - Q.192: Học Hiệu).
Thât ra miền Nam có khá nhiều kỳ thi: Thi tiểu học, thi nhập học lớp đệ thất các trường công lập, thi Trung Học Phổ thông dành cho các lớp đệ tứ và thi tú tài 1 và 2. Ở đây chưa kể việc thi trên Đại Học, thi tuyển vào trương chuyên nghiệp như Quốc Gia Hành Chánh, Đại Học sư phạm, các trường Kỹ sư (Phú Thọ) Điện, Công chánh, v.v...
Việc thi cử phần đông tiến hành tốt đẹp.
Tôi chỉ đưa ra một tỉ dụ. Việc thi vào đệ thất
các trường công lập khó mà tránh khỏi một số trường hợp quen biết gửi gắm. Nhất
là tại các tỉnh. Cho dù có gửi gắm cũng không phải là ăn tiền hay hối lộ. Có thể
chỉ vài trường hợp cá biệt, đơn lẻ. Vì thế vẫn bảo đảm được chất lượng thi cử.
Bằng chứng rõ ràng tỉ lệ các học sinh trường công thi đỗ thường cao hơn trường
tư nhiều vì có sàng lọc rồi. Nếu trường tư thi đỗ đạt tỉ Lệ 20% thì trường
công, tỉ lệ thí sinh thi đậu tú tài là 75% đến 85% hoặc hơn thế nữa.
Nếu tuyển sinh đệ thất không minh bạch thì kết quả thi đỗ tú tài ở trường công tỉ lệ thi đỗ đã khác.
Có nhiều lớp, toàn thể học sinh đều thi đỗ. Đặc biệt một lớp ban B, trường Petrus Trương Vĩnh Ký, vào năm 1970, toàn thể học sinh đều thi đỗ hạng Bình trở lên. Dĩ nhiên, cũng có trường hợp nhà trường dồn học sinh giỏi vào cùng một lớp. Sau này, lớp học này có nhiều học sinh xuất sắc được học bổng, đi du học và thành tài. Và một trong những học sinh ưu tú ấy, hai lần đỗ tú tài 1 và 2 hạng ưu, điểm trung bình toàn bộ các môn phải từ 16 trở lên và hiện nay ngoài công việc chỉ huy ở sở, anh đang giữ trọng trách với một tổ chức phi lợi nhuận.
Việc học còn từ chương
Việc này, Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) ngay từ năm 1867 đã phê phán thẳng thừng và dứt khoát, ông viết:
“Nhìn lại sử học của ta ngày nay, 1867, những điều thầy dạy, những điều trò học, toàn là những chuyện xa xưa. Lúc nhỏ thì học văn từ, thơ phú, lớn lên ra làm việc thì lại thấy luật-lịch-binh-hình… Xưa nay, trên thế giới chưa từng nước nào có nền học thuật như vậy... Nếu đem cái công phu cả đời đem tâm trí ra trau chuốt chữ nghĩa mà học những việc hiện tại như trận đồ, binh pháp, đắp thành giữ nước, sử dụng súng ống thì có thể chống được giăc...”
(Trích Nguyễn Trường Tộ - Con Người và Di Thảo, Trương Bá Cần, trang 76, NXB Tp. HCM, 1988).
Rất tiếc những lời cảnh báo về cái học từ chương, “toàn những chuyện xa xưa” không được vua quan để ý tới và kéo dài cho mãi đến bây giờ.
Mặc dầu việc phê phán của Nguyễn Trường Tộ nhằm vào thời kỳ còn nặng nho học, nhưng cái tinh thần ấy vẫn còn rơi rớt lại sau này. Chẳng hạn trong chương trình tiểu học của miền Nam sau này. Học trò tiểu học phải học thuộc lòng các bài địa lý, lịch sử, cách trí. Học thuộc lòng ra rả như cuốc kêu. Kể thật cùng tội. Các lớp trung học, nhất là ban Vạn vật thì Vạn vật cũng là môn học thuộc lòng, môn học đào luyện trí nhớ tốn bao thì giờ công sức mà xét ra ít hữu dụng. Các môn sử ký, địa lý trong cách giảng dạy, trong cách chấm điểm còn nặng tính từ chương, thiếu óc phê bình, thiếu nghị luận. Ngay các bài giảng văn cũng được diễn giải một chiều, ước lệ, có bài bản sẵn, ít đi ra ngoài thông lệ, ít sáng tạo, thiếu cách đặt lại vấn đề, thiếu phản biện.
Nói chung là còn vướng mắc nhiều tinh thần lệ thuộc. Lệ thuộc người xưa, lệ thuộc sách vở và ngay cả lệ thuộc vào ông thầy.
Các lớp dạy luyện thi cho thấy học trò lệ thuộc vào ông thầy như thế nào.
Và đây là một lời dạy khuôn vàng thước ngọc:
“Các người lại không bắt chước người đời xưa sao, hay là chỉ lấy tiếng ư? Học trò tranh nhau mài gọt, gây dựng nhân tài, để làm việc nước, có vậy mới không phụ ý trong việc học, hậu đãi người hiền, mọi người đều phải kính cẩn tuân theo.”
(Trích Đại Nam Thực Lục chánh biên).
Đại NamThực Lục chánh biên là sách ghi chép sử triều Nguyễn từ Gia Long đến Đồng Khánh, chia làm nhiều kỳ, mỗi kỳ là một đời vua. Có tất cả 6 kỳ.
Cái học lệ thuộc thầy, lệ thuộc “cours” còn tồn tại ngay ở các đại học. Sinh viên thi đỗ chỉ cần thuộc cours của giáo sư giảng trong lớp.
Thi cử lấy đỗ khá khắt khe.
Tiêu biểu cho sự khắt khe này là hình ảnh Vân Hạc trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố, một sĩ phu tài tuấn, có lương tri, có tài học mà lận đận với thi cử. Nó là bản cáo trạng đối với tổ chức lề lối học hành và thi cử thời xưa, lãng phí nhân tài và chất xám của đất nước.
Người viết đã truy tìm một số kết quả các kỳ thi Trung Học Phổ Thông và tú tài sau 1954 để cho thấy việc thi cử là khắt khe quá. Nhưng kết quả tìm tòi còn chưa được như ý muốn.
Năm 1950, đại học văn khoa Sài Gòn, ở đường Garcerie nay là Phạm Ngọc Thạch mới có 50 sinh viên theo học và 50 dự thính viên. Trường Khoa Học mới có 14 sinh viên đậu chứng chỉ P.C.B, 2 sinh viên đậu S.P.C.N, 3 sinh viên đậu toán đại cương, 2 sinh viên đậu vật lý đại cương. Năm 1954-1955 có 13 bác sĩ, 11 dược sĩ, cử nhân luật 159 và rất tiến bộ đã có 135 người đậu chứng chỉ khoa học.
(Trích Địa chí Văn hóa TPHCM, trang 743-745)
Một học sinh giỏi nhất lớp ở ngoài Bắc vào năm 1948, vậy mà trong học bạ của anh, không phải điểm số nào anh cũng đạt trung bình (tác giả viết nhầm, không có điểm số nào anh đạt trung bình). Xem và đọc để thấy nó vô lý như thế nào!!!
Nếu tuyển sinh đệ thất không minh bạch thì kết quả thi đỗ tú tài ở trường công tỉ lệ thi đỗ đã khác.
Có nhiều lớp, toàn thể học sinh đều thi đỗ. Đặc biệt một lớp ban B, trường Petrus Trương Vĩnh Ký, vào năm 1970, toàn thể học sinh đều thi đỗ hạng Bình trở lên. Dĩ nhiên, cũng có trường hợp nhà trường dồn học sinh giỏi vào cùng một lớp. Sau này, lớp học này có nhiều học sinh xuất sắc được học bổng, đi du học và thành tài. Và một trong những học sinh ưu tú ấy, hai lần đỗ tú tài 1 và 2 hạng ưu, điểm trung bình toàn bộ các môn phải từ 16 trở lên và hiện nay ngoài công việc chỉ huy ở sở, anh đang giữ trọng trách với một tổ chức phi lợi nhuận.
Việc học còn từ chương
Việc này, Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) ngay từ năm 1867 đã phê phán thẳng thừng và dứt khoát, ông viết:
“Nhìn lại sử học của ta ngày nay, 1867, những điều thầy dạy, những điều trò học, toàn là những chuyện xa xưa. Lúc nhỏ thì học văn từ, thơ phú, lớn lên ra làm việc thì lại thấy luật-lịch-binh-hình… Xưa nay, trên thế giới chưa từng nước nào có nền học thuật như vậy... Nếu đem cái công phu cả đời đem tâm trí ra trau chuốt chữ nghĩa mà học những việc hiện tại như trận đồ, binh pháp, đắp thành giữ nước, sử dụng súng ống thì có thể chống được giăc...”
(Trích Nguyễn Trường Tộ - Con Người và Di Thảo, Trương Bá Cần, trang 76, NXB Tp. HCM, 1988).
Rất tiếc những lời cảnh báo về cái học từ chương, “toàn những chuyện xa xưa” không được vua quan để ý tới và kéo dài cho mãi đến bây giờ.
Mặc dầu việc phê phán của Nguyễn Trường Tộ nhằm vào thời kỳ còn nặng nho học, nhưng cái tinh thần ấy vẫn còn rơi rớt lại sau này. Chẳng hạn trong chương trình tiểu học của miền Nam sau này. Học trò tiểu học phải học thuộc lòng các bài địa lý, lịch sử, cách trí. Học thuộc lòng ra rả như cuốc kêu. Kể thật cùng tội. Các lớp trung học, nhất là ban Vạn vật thì Vạn vật cũng là môn học thuộc lòng, môn học đào luyện trí nhớ tốn bao thì giờ công sức mà xét ra ít hữu dụng. Các môn sử ký, địa lý trong cách giảng dạy, trong cách chấm điểm còn nặng tính từ chương, thiếu óc phê bình, thiếu nghị luận. Ngay các bài giảng văn cũng được diễn giải một chiều, ước lệ, có bài bản sẵn, ít đi ra ngoài thông lệ, ít sáng tạo, thiếu cách đặt lại vấn đề, thiếu phản biện.
Nói chung là còn vướng mắc nhiều tinh thần lệ thuộc. Lệ thuộc người xưa, lệ thuộc sách vở và ngay cả lệ thuộc vào ông thầy.
Các lớp dạy luyện thi cho thấy học trò lệ thuộc vào ông thầy như thế nào.
Và đây là một lời dạy khuôn vàng thước ngọc:
“Các người lại không bắt chước người đời xưa sao, hay là chỉ lấy tiếng ư? Học trò tranh nhau mài gọt, gây dựng nhân tài, để làm việc nước, có vậy mới không phụ ý trong việc học, hậu đãi người hiền, mọi người đều phải kính cẩn tuân theo.”
(Trích Đại Nam Thực Lục chánh biên).
Đại NamThực Lục chánh biên là sách ghi chép sử triều Nguyễn từ Gia Long đến Đồng Khánh, chia làm nhiều kỳ, mỗi kỳ là một đời vua. Có tất cả 6 kỳ.
Cái học lệ thuộc thầy, lệ thuộc “cours” còn tồn tại ngay ở các đại học. Sinh viên thi đỗ chỉ cần thuộc cours của giáo sư giảng trong lớp.
Thi cử lấy đỗ khá khắt khe.
Tiêu biểu cho sự khắt khe này là hình ảnh Vân Hạc trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố, một sĩ phu tài tuấn, có lương tri, có tài học mà lận đận với thi cử. Nó là bản cáo trạng đối với tổ chức lề lối học hành và thi cử thời xưa, lãng phí nhân tài và chất xám của đất nước.
Người viết đã truy tìm một số kết quả các kỳ thi Trung Học Phổ Thông và tú tài sau 1954 để cho thấy việc thi cử là khắt khe quá. Nhưng kết quả tìm tòi còn chưa được như ý muốn.
Năm 1950, đại học văn khoa Sài Gòn, ở đường Garcerie nay là Phạm Ngọc Thạch mới có 50 sinh viên theo học và 50 dự thính viên. Trường Khoa Học mới có 14 sinh viên đậu chứng chỉ P.C.B, 2 sinh viên đậu S.P.C.N, 3 sinh viên đậu toán đại cương, 2 sinh viên đậu vật lý đại cương. Năm 1954-1955 có 13 bác sĩ, 11 dược sĩ, cử nhân luật 159 và rất tiến bộ đã có 135 người đậu chứng chỉ khoa học.
(Trích Địa chí Văn hóa TPHCM, trang 743-745)
Một học sinh giỏi nhất lớp ở ngoài Bắc vào năm 1948, vậy mà trong học bạ của anh, không phải điểm số nào anh cũng đạt trung bình (tác giả viết nhầm, không có điểm số nào anh đạt trung bình). Xem và đọc để thấy nó vô lý như thế nào!!!
Giỏi nhất lớp, thông minh mà điểm chưa đạt trung bình? Và đây là nhận xét của giáo sư Dương Thiệu Tống, người đã còn giữ học bạ này của học trò gửi cho làm kỷ niệm. (gs Dương Thiệu Tống, trường Trung Học kiểu Mẫu, Thủ Đức)
Ông nhận xét như sau:
“Điểm nhận xét đầu tiên của tôi là điểm số các môn học ngày xưa sao lại thấp đến thế, ngay cả đối với học sinh đứng nhất lớp như các thí dụ trên đây.
(Trích “Suy Nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại”, Dương Thiệu Tống, nxb Trẻ, trang 279-281)
Nhưng câu nhận xét sau đây của giáo sư Dương Thiệu Tống thật hơi lạ.
“Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.”
(Trích như trên)
Giáo sư đã cho phép dành cho đồng nghiệp tìm ra giải đáp thì tôi xin được thưa với giáo sư như thế này. Giáo sư là thầy của nhiều thế hệ mà bản thân người viết bài này có thể chỉ là hàng con cháu. Giáo sư đã đi du học Hoa Kỳ mang về cái bằng Tiến sĩ giáo dục mà vấn đề cho điểm như trên, giáo sư lại thối thác không cho một giải đáp.
Thưa giáo sư, trồng cây thì phải có quả. Trồng tốt sẽ cho quả tốt. Trồng người cũng gần như vậy. Dạy học thì trò đi thi phải đỗ. Không đỗ thì phần trách nhiệm không nhỏ là do thầy, do chương trình, do xã hội. Điểm phi lý đến nực cười là cho điểm thì đều dưới trung bình mà lại đứng đầu lớp. Không lẽ học trò đều dốt cả? Cho dù thế nào đi nữa thì không có lý nào điểm thì kém, dưới trung bình trong khi lời phê của giáo sư thì nào là giỏi, thông minh, đáng khen. Như vậy thì nên căn cứ vào điểm hay vào lời phê? Lời phê như thế có phản ảnh đúng trình độ học sinh hay không? Giải pháp là xét lại thang điểm và thay đổi thái độ chấm bài, nhất là bài văn, cần kèm thêm các câu hỏi giáo khoa hay trắc nghiệm như sau này Bộ (Quốc gia) Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã đem ra áp dụng.
Thực ra khó khăn do thi cử và giáo dục thì ở đâu cũng có. Mỗi thời mỗi khó khăn khác. Như tỉnh Québec mà tôi đang ở. Mỗi năm dành 13 tỉ đô la dành cho giáo dục, vậy mà nhiều học trò trung học, ngay cả đại học còn viết đầy lỗi chính tả. Ngay ông Thủ tướng trong bài diễn văn đọc về cải cách giáo dục, người ta tìm ra được 13 lỗi phạm lớn:
“N’est–ce pas le premier ministre Jean Charest, qui dans un discours à l’Assemblée nationale, affirmait vouloir poursuivre ses efforts” pour améliorer la qualité de notre langue commune, le francais” alors qu’il remettait aux journalistes un texte comptant une douzaien de fautes majeures...” (Trích “Le grand mensonge de l’éducation”, Luc Germain, Luc Papineau, Benoit Séguin, trang12).
Phải chăng ngay cả ông Thủ tướng Charest trong một bài diễn văn đọc trước Quốc Hội khẳng định trong nỗ lực tiếp tục “Cải tiến phẩm chất tiếng nói chung của chúng ta là tiếng Pháp,” vậy mà, chính ông Thủ tướng đã phát cho các nhà báo một bản diễn văn trong đó tính ra có đến 13 lỗi phạm lớn.
Kinh nghiệm đi chấm thi tú tài 2 các bài Triết hay luận Pháp Văn, Anh Văn cho thấy hệ số bản thân người chấm, hệ số tin cậy và sai số do hai giám khảo chấm, cách nhau trung bình hai điểm, có khi là 4 điểm. Thường trước khi bắt đầu chấm, giám khảo ngồi thảo luận “thang điểm”. Phần này thì cho bao nhiêu điểm, phần kia bao nhiêu điểm. Sau đó cộng lại các điểm đã cho. Sự sai biệt giữa hai giám khảo chấm cũng một bài là từ hai đến ba điểm, có khi 5 điểm cho thấy việc chấm thi thiếu công bằng, thiếu khách quan. Giả dụ bài Triết ban C, hệ số 4. Cách nhau 3 điểm, nhân 4 trở thành cách nhau 12 điểm. Quá bất công cho học trò, vì nhiều khi chỉ cần một điểm là đủ đỗ?
Kinh nghiệm bản thân khi tôi thi tú tài 2 ban C, chọn Pháp Văn làm sinh ngữ một. Bài thi bắt buộc là một bài luận văn chương Pháp chọn trong các tác giả thế kỷ 19 như Victor Hugo, Alfred de Vigny, Lamartine, Chateaubriand, v.v... Sinh ngữ 2 là anh văn thì gồm có một bài luận luân lý. Cả năm đã học theo chương trình như thế. Nhưng nghe tin đồn là năm nay, giáo sư Nguyễn Văn Lúa, giáo sư Pháp Văn đại học Văn Khoa xuống chấm thi. Không ai bảo ai, một số học sinh sợ ăn điểm một hai gậy của giáo sư Lúa bèn trốn ông, chọn Anh Văn làm sinh ngữ một.
Tên sao trùng với người thế. Gặp ông là lúa đời rồi. Ông nổi tiếng hung thần đánh rớt học trò. Vậy mà được đồng nghiệp kính nể. Anh Văn vốn tôi đã chẳng giỏi gì, phần lớn thời gian tự học lấy trong “Butterfly”. Giọng đọc anh văn thì thầy còn đọc trật huống chi trò. Sang Mỹ này vừa chẵn 30 năm mà nói Mỹ vẫn chưa hiểu!!! Sau bài luận văn chương ép uổng đó, từ đó đến nay, tôi không hề dám viết một câu tiếng Anh nào nữa, mặc dầu việc biên khảo hiện nay, phần lớn, tôi đều dựa trên sách viết bằng tiếng Anh.
Nói theo kiểu giáo sư Dương Thiệu Tống, nói Mỹ nó không hiểu thì nó dốt hay mình dốt? Giáo sư Dương Thiệu Tống còn viết bài: Trẻ Chưa Ngoan, Nguyên nhân? Tôi thấy ông thật thà quá. Nguyên nhân chính là cộng sản mà ông cứ nói đâu đâu?
Ông Cụ Vương Hồng Sển trong cuốn Hơn nửa đời hư có kể đi dự thi concours để làm việc cho Pháp, thi mãi không đậu. Ông viết:
“Kỳ nầy, chua cay là rớt số Một, khít nút với người đội sổ. Gặp thầy bói tên Trần Thúc Sanh, coi tay và coi tướng, nói mình về già tốt phúc, năm nay không đậu vì tiểu nhơn ám hại, muốn đậu phải liều như đánh bài thua. Nhưng mình vẫn nhất quyết “Không liều như đánh bài,” chỉ còn tự trách còn óc mê tín, tin dị đoan và vẫn đi xem bói.” Cuối cùng ông kết luận: “Cám ơn đã được thi rớt.”
(Trích Hơn Nửa Đời Hư, Vương Hồng Sển, trang 226-228).
Nói chuyện với mấy vị giáo chức lớn tuổi, họ thường ân hận là trong đời đi dạy, họ đã chấm điểm ngặt nghèo qua. Vì mình mà có đứa phải đi lính, có đứa biết đâu vì thế chết ngoài mặt trận.
Sau đây là kết quả các kỳ thi tú tài 1 và tú tài 2 vào niên khóa 1954-1955 cho thấy kết quả thí sinh thi đỗ là bao nhiêu của hai chương trình Việt và Pháp lúc bấy giờ.
Một
vài nhận xét
Tú tài Việt
Đây là năm cuối cùng của việc thi cử trong hệ thống giáo dục của Pháp.
■ Nên nhớ rằng, chính phủ quốc gia chỉ mới công bố chương trình thi lấy bằng Trung Học Phổ thông đệ nhất cấp kể từ 1950. Khóa 1, tháng sáu/1950, khóa 2 vào tháng 9/1950.
■ Vì thế không lạ gì số học sinh trường Việt dự thi ít hơn trường Pháp đến gần một nửa. Điều đó cho thấy việc học chỉ dành cho những người có tiền của, loại con ông cháu cha khác hẳn kỳ thi năm 1955-1956. Trường Petrus Ký, Gia Long mới chỉ bắt đầu mở các lớp đệ thất dạy chương trình Việt, nhưng vẫn duy trì một số lớp chương trình Pháp.
■ Tỉ lệ tú tài 1: thí sinh thi đỗ tú tài 1, Việt Nam, kỳ 1 là 25% cộng cả hai kỳ là 35%. Thấp.
■ Tỉ lệ thí sinh bỏ dự thi tú tài 1, kỳ 2, rất cao. Điều đó cho thấy, người giỏi thì đỗ ngay kỳ đầu, người không học, sau khi thi thử kỳ đầu, không đậu đã bỏ luôn, không dự kỳ khóa hai. Đáng nhẽ phải có hơn 800 dự thi khóa hai, chỉ còn hơn 500 dự thi khóa hai. Đã có khoảng 300 người bỏ cuộc. Cho dù thi lại, tỉ lệ thi đậu chỉ hơn 10% so với kỳ đầu là 25%.
■ Tỉ lệ tú tài 2: Những người thi tú tài 2 đều giỏi vì đã được sàng lọc trong kỳ thi tú tài 1. Vì thế tỉ lệ thi đỗ rất cao so với tú tài 1. 70%. Số lượng những người tham dự kỳ thi tú tài 2, khóa hai cũng rất cao, chỉ vắng mặt vài chục người, vì họ tin rằng họ có thể thi đậu nên không bỏ cuộc.
■ Tỉ lệ thi Trung học đệ nhất cấp đậu cao, đến hơn 50%.
■ Những con số thi cử này sẽ thay đổi nhiều trong các năm tới khi có số đông học sinh di cư vào Nam cũng như các trường trung học mở ra khắp nơi.
Tú tài Pháp
■ Nhận xét thứ nhất là thi tú tài Pháp gay go và khó đỗ hơn tú tài Việt. Vì họ chỉ thi có một kỳ, không có kỳ 2. Tỉ lệ thí sinh thi đậu chỉ đạt 20- 25%. Vì thế sau này không lạ gì, nhiều học sinh đổi sang trường Việt học thi cả hai kỳ thi Việt Pháp. Tại trường Cao Bá Nhạ, gần đường Cống Quỳnh, Trần Hưng Đạo, có một trung tâm luyện thi dành cho học sinh chương trình Pháp thi tú tài Việt. Ai là người đã học trong hai lớp này?
■ So sánh hai bảng thì kết quả thi cử Việt Nam cho đỗ nhiều hơn thí sinh người Pháp. Phải chăng học sinh Việt Nam học giỏi hơn người Phảp, chăm hơn người Pháp? Tôi nghiêng về lý do giám khảo Việt Nam chấm rộng hơn giám khảo Pháp.
Và đó phải coi là một ưu điểm, tiến bộ về phía giám khảo Việt Nam.
Thi cử qua các kỳ thi tú tài 1 và 2 ở miền Nam là công bằng vì tổ chức chặt chẽ và vì lương tâm nhà giáo.
Tổ chức chặt chẽ, có
phương pháp, có lề nếp là yếu tố quyết định trong thi cử. Cá nhân muốn gian lận
cũng khó mà gian được. Chẳng hạn chuyển đổi người địa phương đi nơi khác là yếu
tố quan trọng hàng đầu. Phân biệt tổ chức Hội đồng giám thị và Hội đồng giám khảo.
Không cho phép bất cứ quan chức địa phương nào, từ Tỉnh trưởng đến người quân cảnh
dính dáng xa gần tới Hội đồng giám thị, Hội đồng giám khảo. Hai hội đồng ấy từ
trung ương gửi xuống biệt lập với quan chức địa phương. Địa phương chỉ có bổn
phận bắt buộc cung cấp phương tiện. Chánh chủ khảo đến làm việc là mọi chuyện
phải được sắp xếp sẵn sàng cho họ phương tiện di chuyển như máy bay quân sự, xe
cộ; lính canh gác thùng đề thi, an ninh tại các trường thi.
Chẳng hạn để tiết lộ thùng đề thi do trách nhiệm ông Tỉnh trưởng thì việc trước tiên là ông tỉnh trưởng phải đổi đi chỗ khác.
Tổ chức ấy được tiến hành như sau:
Nha Khảo Thí
Nha khảo thí là nơi đầu não làm việc suốt quanh năm nhằm mục đích tổ chức hai kỳ thi Trung học Phổ thông và 4 lần thi Tú tài 1 và Tú tài 2. Cơ quan này chia ra nhiều bộ phận riêng rẽ, biệt lập như tổ chức các Hội đồng Giám thị và Giám khảo, phân phối điều động các giám khảo, giám thị. Vì Sài Gòn là trung tâm nên nơi đây còn chia ra nhiều Hội Đồng như Hội Đồng ban B, ban C và D, Hội Đồng ban A. Các tỉnh thì có các Hội Đồng Giám khảo như Huế, NhaTrang, Cần Thơ, v.v… Hội Đồng Giám Thị thì tổ chức tại các địa phương như các tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Trị, v.v... Khi các thí sinh thi xong thì bài thi và hồ sơ của Hội Đồng Giám Thị được chuyển tất cả về Huế.
Bộ phận quan trọng của Nha Khảo Thí là hội đồng ra đề thi. Bộ phận này nằm chót lót trên lầu 3 của Nha Khảo Thí. Người ta gọi đùa là một vương quốc thi cử. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Chẳng hạn để tiết lộ thùng đề thi do trách nhiệm ông Tỉnh trưởng thì việc trước tiên là ông tỉnh trưởng phải đổi đi chỗ khác.
Tổ chức ấy được tiến hành như sau:
Nha Khảo Thí
Nha khảo thí là nơi đầu não làm việc suốt quanh năm nhằm mục đích tổ chức hai kỳ thi Trung học Phổ thông và 4 lần thi Tú tài 1 và Tú tài 2. Cơ quan này chia ra nhiều bộ phận riêng rẽ, biệt lập như tổ chức các Hội đồng Giám thị và Giám khảo, phân phối điều động các giám khảo, giám thị. Vì Sài Gòn là trung tâm nên nơi đây còn chia ra nhiều Hội Đồng như Hội Đồng ban B, ban C và D, Hội Đồng ban A. Các tỉnh thì có các Hội Đồng Giám khảo như Huế, NhaTrang, Cần Thơ, v.v… Hội Đồng Giám Thị thì tổ chức tại các địa phương như các tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Trị, v.v... Khi các thí sinh thi xong thì bài thi và hồ sơ của Hội Đồng Giám Thị được chuyển tất cả về Huế.
Bộ phận quan trọng của Nha Khảo Thí là hội đồng ra đề thi. Bộ phận này nằm chót lót trên lầu 3 của Nha Khảo Thí. Người ta gọi đùa là một vương quốc thi cử. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Trung bình mỗi môn có hai giáo sư trung học có kinh nghiệm phụ trách. Họ có bổn phận cân nhắc kỹ lưỡng từng câu hỏi giáo khoa, từng bài thi sao cho đúng. Không có kẽ hở có thể để học trò hiểu lầm câu hỏi hay có thể có hai cách trả lời, v.v... Hoặc đề tài cần vừa trình độ học trò, không quá khó. Có nhiều năm, bài toán ra quá khó, nhiều học trò giỏi cũng ngắc ngư. Báo chí phản ứng dư luận rùm beng. Riêng đề thi ban Triết, nhiều vị không dám tự mình đề xướng ra một đề thi mới và thường chọn các đề thi có bài luận giải đáp trong sách Foulquié cho chắc ăn. Vì thế, các giáo sư cũng lấy các đề thi và bài luận trong sách này dạy cho học trò. Không có “học tủ” đâu, vì có đến 4, 5 cuốn Foulquie với hàng trăm bài mẫu.
Sau khi đã quyết định chọn được đề thi rồi, các vị ấy phải tự mình đánh máy, tự mình quay ronéo, tự mình để vào các phong bì rồi niêm phong lại. Phong bì đóng khằn bằng xi. Phòng đề thi được bảo mật, có người canh gác, có hệ thống an toàn riêng để tránh sự đột nhập của người lạ. Tất cả tổ chức khắt khe như vậy chỉ nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho việc thi cử được bảo mật tối đa, giữ được công bằng.Tuy nhiên tổ chức bảo mật khắt khe đến đâu đi nữa vẫn có yếu tố con người. Vì thế, vấn đề còn lại vẫn là cá nhân, tư cách người thầy. Điều đó chính là rường cột của một nền giáo dục chân chính.
Các Hội Đồng Thi
Phần này viêt theo trí nhớ, có thể có một hai tiểu tiết thiếu sót, xin được thông cảm.
Để bảo đảm cho các kỳ thi đạt được kết quả mong muốn. Nguyên tắc của bộ (Quốc gia) giáo dục miền Nam là điều động các giám khảo từ địa phương này sang địa phương khác. Giám khảo ở Huế thì vào Nha Trang và ngược lại. Các giám khảo các tỉnh lẻ cũng bị điều động đi nơi khác. Mặc dầu tốn kém và khó khăn di chuyển. Nhiều địa phương mất an ninh, bắt buộc phải dùng phương tiện máy bay và lúc đó phải nhờ bên quân đội đảm trách việc di chuyển các giám khảo. Nguyên tắc di chuyển giám khảo ra khỏi địa phương của họ đã được duy trì từ năm 1955 đến 1975 và đem lại kết quả khá mỹ mãn.
Có các vị giáo sư lão thành cho hay hồi 1955-1956, số thí sinh còn ít, bài thi rọc phách rồi giám khảo được phép mang về nhà chấm. Vậy mà đâu có chuyện gì xảy ra?
Việc coi thi và chấm thi là hai bộ phận riêng biệt.
Các giáo sư trung học phải đảm trách hai nhiệm vụ một lúc: Vừa là giám thị vừa là giám khảo. Từ đó phân chia ra hai hội đồng: Hội đồng giám thị để coi thi, hội đồng giám khảo để chấm thi.
1. Hội Đồng Giám Thị
Công việc của Hội Đồng Giám Thị là tổ chức các kỳ thi viết tại các tỉnh nhỏ như Phan Thiết, Đà Lạt, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Di Linh, Quảng Ngãi, Long Xuyên, Rạch Giá, v.v... Nghĩa là học sinh ở đâu thi tại đó. Báo chí trong nước hiện nay cho tin, các học sinh phải thuê nhà trọ để ứng thi chẳng khác gì các sĩ tử thời Nho Học là bao nhiêu. Trên thế giới chắc chỉ có Việt Nam hiện nay làm như vậy.
Ban Chủ tịch Hội Đồng thường có ba người: Một chủ tịch hội đồng, một phó chủ tịch và một thư ký. Các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch thường do các hiệu trưởng hay các giáo sư có thâm niên trong nghề đảm trách. Tại địa phương, các ông phó tỉnh Trưởng, trưởng ty tiểu học ‒ Không có Hiệu Trưởng, vì hiệu trưởng, cũng được điều động đi nơi khác ‒ giúp sắp xếp lo liệu về hành chánh, điều động an ninh quân đội hay cảnh sát nếu có canh gác thì phải ở ngoài khuôn viên nhà trường. Các ông giám thị, tổng giám thị lo liệu sắp xếp chỗ ngồi theo số báo danh.
Đề thi đã được gửi tới tòa Tỉnh trưởng và Tòa tỉnh trách nhiệm cho người canh gác hòm bài thi, nếu cần. Cho dù có gan trời, các ông ấy cũng không dám đụng đậy vào các bao bì đề bài thi này.
Đến ngày thi, ông chủ tịch hoặc ông phó chủ tịch Hội đồng thi đến tòa tỉnh làm biên bản nhận bao bì bài thi. Tòa tỉnh cho xe quân cảnh hộ tống xe của Hội Đồng thi đến các hội đồng thi giao bài.
Phần thư ký hội đồng có bổn phận sắp xếp các giám thị địa phương là các giáo viên tiểu học kèm theo một giáo sư từ chỗ khác đến. Nghĩa là mỗi phòng thi gồm hai giám thị. Giám thị 1 là giáo sư trung học, giám thị 2 là giáo viên tiểu học. Bên ngoài, mỗi hành lang có thêm một giám thị hành lang là một giáo sư để kiểm soát chung cả hành lang.
Trước giờ thi các giám thị xem bảng sắp xếp đi về phòng thi đã được chỉ định kèm theo một hồ sơ các giấy tờ cần thiết cho mỗi phòng như biên bản. Đúng giờ thi, các giám thị hành lang sẽ mang phong bì đề thi được gián kín giao cho các giám thị mỗi phòng.
Tổ chức rất chặt chẽ, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng. Bao nhiêu năm vẫn thế, ít có sự thay đổi. Vai trò các giám thị là giáo viên địa phương có hơi tế nhị như gặp thí sinh quen biết hoăc họ hàng. Nhưng thật sự không có vấn đề, vì còn có giám thị 1 có nhiệm vụ kiểm soát tất cả. Chưa kể còn giám thị hành lang.
Tờ giấy thi phát cho thí sinh làm có chữ ký của hai giám thị. Không có chữ ký của họ là bất hợp lệ. Cho nên tráo bài thi là truyện khó có thể xảy ra.
Hết giờ thi, nhiệm vụ của giám thị là thu bài xếp theo thứ tự vần, đánh số mật mã ở ô vuông trên mỗi bài thi. Phía ngoài ghi số thí sinh có mặt. Số đó là mật mã của sấp bài. Bài sau đó, được buộc chặt đóng thùng, gửi máy bay về Hội Đồng Giám Khảo.
Công việc của Hội Đồng Giám Thị kể là xong. Số phận học sinh nay nằm trong chính những xâp bài mà họ đã làm và nhất là trong tay các vị giám khảo.
2. Hội đồng giám khảo
Đây là công việc quan trọng nhất, quyết định số phận học trò. Công việc chấm thi, cộng điểm, lên danh sách kéo dài cả tháng trời. Rất thận trọng, rà soát lại từng thí sinh một.
Bài thi được rọc phách. Thường ông Phó chủ khảo đánh số mật mã. Mật mã trên phần phách phía trên và mật mã trên phần bài thi. Sau này chấm xong, ráp hai phần đó có số mật mã giống nhau là được.
Mỗi bộ môn có chừng độ 7, 8 giám khảo. Chấm
lâu và mất nhiều thì giờ nhất là môn Triết. Có một trưởng ban cho mỗi môn. Mỗi
giám khảo chấm bài nhận xấp bài đã ghi mã số bên ngoài bìa như xấp 25 bài, sẽ
ghi xấp 25. Trước khi chấm phải họp lập thang điểm để thống nhất việc cho điểm.
Bài cho điểm cao, bắt buộc phải đưa cho một giám khảo khác chấm lần thứ hai,
sau đó cộng lại cho trung bình. Rất tiếc, đáng nhẽ bài cho điểm thấp quá cũng cần
có chấm lại lần thứ hai cho công bằng.
Sau khi các giám khảo chấm xong. Vấn đề còn lại có tính cách hành chánh như là ráp phách, cộng điểm. Ngay việc cộng điểm cũng cần hai người, đọc điểm lên, rồi cộng, rồi so sánh, rà soát lại để tránh cộng sai. Công việc tổ chức khá là chặt chẽ.
Công lao khó nhọc cả năm trời quyết đinh trong mấy tiếng đồng hồ, kéo dài trong mấy ngày. Phù du như ảo ảnh. Đôi mắt tuổi trẻ nay ánh lên nỗi niềm lo âu và tin tưởng. Sự mong đợi và sự hy sinh vô bờ bến của bậc làm cha mẹ. Làm sao nói hết cho ra lời. Họ chỉ mong con cái thi đậu.
Nỗi niềm đó kéo theo tâm sự của cả miền Nam mỗi khi đến mùa thi.
Bầu khí đó nói lên tầm quan trọng của mùa thi. Nhất là cuối thập niên 1960, sau tết Mậu Thân. Tương lai tuổi trẻ như thế nào có thể đổi khác khi những mảnh giấy in ronéo được dán lên. Thi cử và tương lai tuổi trẻ gắn liền vào một. Đó là cái ý nghĩa nhất trong mùa thi cử.
Nhưng cho dù tổ chức thi cử có chặt chẽ thế nào đi nữa, người ta vẫn có thể gian lận. Tôi không chối cãi điều đó. Nhưng điều mà tôi nghĩ rằng, tổ chức thi cử ở miền Nam được tốt đẹp không hẳn ở tổ chức chặt chẽ.
Thi cử chặt chẽ, tốt đẹp và đàng hoàng là do con người của nhà giáo.
Tôi đã nhìn lại một số bậc đàn anh để thấy rằng nơi những người thầy ấy không có chỗ cho điều xấu có chỗ cư ngụ. Nhân cách họ bày tỏ một sự trong sáng không tì vết. Nhìn họ, nhìn con người họ nhìn phong cách họ, không một ai dám mở lời xin xỏ hay hối lộ.
Xin vinh danh họ. Những người đã đào tạo nên những thế hệ học sinh sau này thành người.
Tổ chức thi cử nghiêm chỉnh và nhân cách người giám khảo là hai yếu tố tạo cho các kỳ thi ở miền Nam trước 1975 đã đạt được sự công bằng cho mọi thí sinh.
Mặc dầu sống thanh bạch, các thầy giáo miền Nam, trung và tiểu học, nhất là tiểu học có quyền ngửng đầu để thấy rằng thi cử cũng như giáo dục là điều còn lại duy nhất giúp cho người miền Nam thấy hơn miền Bắc.
Miền Nam có thể thua miền Bắc do để mất miền Nam. Nhưng nền giáo dục ở miền Nam dù còn chập chững thiếu sót mà thực tế ngày nay cho thấy vượt trội rất xa miền Bắc cộng sản cả về chất lượng đào tạo và phẩm chất đạo đức.
Vậy mà họ dám viết phê phán nền giáo dục của VNCH như sau:
“Mỹ và chính quyền Sài Gòn cố gắng kết hợp mọi Triết học cũ xưa với Triết học mới nhất nhồi nhét những thế hệ thanh thiếu niên “lý tưởng quốc gia” giả hiệu, “thế giới tự do”, làm cho họ chạy theo lối sống thực dụng, hoặc sợ hãi sức mạnh nước ngoài, rồi bi quan, yếm thế, an phận.”
(Trích Địa chí văn hóa... trang 768).
Tất cả những ai đã đỗ đạt ở miền Nam vì thế đều có quyền tự hào là mình đã xứng đáng đỗ như thế. Và chỉ cần nhìn những người Việt Nam ở hải ngoại đã có thể học lại, có thể đỗ đạt ở nước ngoài không thua bất cứ di dân nào. Và tất cả chúng ta đều có quyền hãnh diện với chính mình và hãnh diện vì đã được đào tạo trong một môi trường giáo dục lành mạnh, nhân bản và đạo đức ở miền Nam Việt Nam.
Cụ thể là có khoảng 2800 dược sĩ hiện nay đang hành nghề tại hải ngoại. (Trích Danh sách dược sĩ Việt Nam trên thế giới Tự Do, xuất bản năm 1997).
Và có khoảng 2600 bác sĩ đủ loại cũng đang hành nghề khắp nơi trên thế giới. (Trích Danh sách Y sĩ Việt Nam trên thế giới Tự Do, 1997).
Còn lại biết bao nhiêu kỹ sư, giáo sư, Quốc Gia Hành Chánh cũng đã tạo được chỗ đứng cho họ ở xứ người.
Từ Hiệp đinh Geneva 1954, người dân miền Nam Việt Nam lo ổn định cuộc sống, trẻ em nô nức đến trường, phụ huynh ước mong con em học hành thành đạt để thoát khỏi cảnh nghèo dốt. Có sự bùng nổ của ngành Quốc gia Giáo dục, với phương tiện eo hẹp, chính quyền VNCH đã cố gắng đáp ứng nhu cầu học tập của giới trẻ. Buổi đầu ưu tiên tiểu học và trung học. Về sau bậc trung học tác động mạnh lên đại học.
Ngoài số thanh niên tốt nghiệp trung học mặc chiến y, một số khác được hoãn dịch vì lý do học vấn tiếp tục học lên đại học.
Một miền đất nước với gần 20 triệu dân trong hoàn cảnh chiến tranh triền miên dữ dội mà xây dựng được một hệ thống giáo dục như thế, đào tạo được một đội ngũ trí thức tài giỏi là một điểm son của chính thể VNCH.
Sau khi các giám khảo chấm xong. Vấn đề còn lại có tính cách hành chánh như là ráp phách, cộng điểm. Ngay việc cộng điểm cũng cần hai người, đọc điểm lên, rồi cộng, rồi so sánh, rà soát lại để tránh cộng sai. Công việc tổ chức khá là chặt chẽ.
Công lao khó nhọc cả năm trời quyết đinh trong mấy tiếng đồng hồ, kéo dài trong mấy ngày. Phù du như ảo ảnh. Đôi mắt tuổi trẻ nay ánh lên nỗi niềm lo âu và tin tưởng. Sự mong đợi và sự hy sinh vô bờ bến của bậc làm cha mẹ. Làm sao nói hết cho ra lời. Họ chỉ mong con cái thi đậu.
Nỗi niềm đó kéo theo tâm sự của cả miền Nam mỗi khi đến mùa thi.
Bầu khí đó nói lên tầm quan trọng của mùa thi. Nhất là cuối thập niên 1960, sau tết Mậu Thân. Tương lai tuổi trẻ như thế nào có thể đổi khác khi những mảnh giấy in ronéo được dán lên. Thi cử và tương lai tuổi trẻ gắn liền vào một. Đó là cái ý nghĩa nhất trong mùa thi cử.
Nhưng cho dù tổ chức thi cử có chặt chẽ thế nào đi nữa, người ta vẫn có thể gian lận. Tôi không chối cãi điều đó. Nhưng điều mà tôi nghĩ rằng, tổ chức thi cử ở miền Nam được tốt đẹp không hẳn ở tổ chức chặt chẽ.
Thi cử chặt chẽ, tốt đẹp và đàng hoàng là do con người của nhà giáo.
Tôi đã nhìn lại một số bậc đàn anh để thấy rằng nơi những người thầy ấy không có chỗ cho điều xấu có chỗ cư ngụ. Nhân cách họ bày tỏ một sự trong sáng không tì vết. Nhìn họ, nhìn con người họ nhìn phong cách họ, không một ai dám mở lời xin xỏ hay hối lộ.
Xin vinh danh họ. Những người đã đào tạo nên những thế hệ học sinh sau này thành người.
Tổ chức thi cử nghiêm chỉnh và nhân cách người giám khảo là hai yếu tố tạo cho các kỳ thi ở miền Nam trước 1975 đã đạt được sự công bằng cho mọi thí sinh.
Mặc dầu sống thanh bạch, các thầy giáo miền Nam, trung và tiểu học, nhất là tiểu học có quyền ngửng đầu để thấy rằng thi cử cũng như giáo dục là điều còn lại duy nhất giúp cho người miền Nam thấy hơn miền Bắc.
Miền Nam có thể thua miền Bắc do để mất miền Nam. Nhưng nền giáo dục ở miền Nam dù còn chập chững thiếu sót mà thực tế ngày nay cho thấy vượt trội rất xa miền Bắc cộng sản cả về chất lượng đào tạo và phẩm chất đạo đức.
Vậy mà họ dám viết phê phán nền giáo dục của VNCH như sau:
“Mỹ và chính quyền Sài Gòn cố gắng kết hợp mọi Triết học cũ xưa với Triết học mới nhất nhồi nhét những thế hệ thanh thiếu niên “lý tưởng quốc gia” giả hiệu, “thế giới tự do”, làm cho họ chạy theo lối sống thực dụng, hoặc sợ hãi sức mạnh nước ngoài, rồi bi quan, yếm thế, an phận.”
(Trích Địa chí văn hóa... trang 768).
Tất cả những ai đã đỗ đạt ở miền Nam vì thế đều có quyền tự hào là mình đã xứng đáng đỗ như thế. Và chỉ cần nhìn những người Việt Nam ở hải ngoại đã có thể học lại, có thể đỗ đạt ở nước ngoài không thua bất cứ di dân nào. Và tất cả chúng ta đều có quyền hãnh diện với chính mình và hãnh diện vì đã được đào tạo trong một môi trường giáo dục lành mạnh, nhân bản và đạo đức ở miền Nam Việt Nam.
Cụ thể là có khoảng 2800 dược sĩ hiện nay đang hành nghề tại hải ngoại. (Trích Danh sách dược sĩ Việt Nam trên thế giới Tự Do, xuất bản năm 1997).
Và có khoảng 2600 bác sĩ đủ loại cũng đang hành nghề khắp nơi trên thế giới. (Trích Danh sách Y sĩ Việt Nam trên thế giới Tự Do, 1997).
Còn lại biết bao nhiêu kỹ sư, giáo sư, Quốc Gia Hành Chánh cũng đã tạo được chỗ đứng cho họ ở xứ người.
Từ Hiệp đinh Geneva 1954, người dân miền Nam Việt Nam lo ổn định cuộc sống, trẻ em nô nức đến trường, phụ huynh ước mong con em học hành thành đạt để thoát khỏi cảnh nghèo dốt. Có sự bùng nổ của ngành Quốc gia Giáo dục, với phương tiện eo hẹp, chính quyền VNCH đã cố gắng đáp ứng nhu cầu học tập của giới trẻ. Buổi đầu ưu tiên tiểu học và trung học. Về sau bậc trung học tác động mạnh lên đại học.
Ngoài số thanh niên tốt nghiệp trung học mặc chiến y, một số khác được hoãn dịch vì lý do học vấn tiếp tục học lên đại học.
Một miền đất nước với gần 20 triệu dân trong hoàn cảnh chiến tranh triền miên dữ dội mà xây dựng được một hệ thống giáo dục như thế, đào tạo được một đội ngũ trí thức tài giỏi là một điểm son của chính thể VNCH.
Những vụ bê bối
trong thi cử ở miền Nam
Tôi nêu ra đây một vài vụ việc, nêu cả danh tánh, trong đó có những người tôi cũng biết. Nêu ra để chứng tỏ một thứ trong sáng, transparency, cần thiết mà không có một chút ác ý cỏn con nào. Câu chuyện nay đã vào quá khứ, nói ra như một bằng chứng cần phải nói thôi. Và xin lưu ý, cả hai vụ nêu ra đây đều xảy ra thời Đệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam. Lúc đó kỷ cương, kỷ luật học đường ‒ do chiến tranh một phần, nhưng do những người lãnh đạo miền Nam lúc đó phẩm chất đạo đức yếu kém, sự có mặt của người Mỹ tạo ra những xáo trộn xã hội không tránh khỏi, thêm nhiều nhố nhăng chạy theo đồng tiền ‒ Và chuyên gì đã xảy ra thì phải xảy ra thôi. Có nhiều trường hợp chỉ là tin đồn thì chúng tôi không xét đến như có đường giây nọ, giây kia ở tỉnh Biên Hòa.
– Vụ thứ nhất liên quan đến hai giám khảo Nguyễn Hữu Lễ và Phạm Kiều Tùng. Việc này xảy ra ở Vĩnh Long do có lộ đề thi trước và giám thị đã bắt được và truy ra manh mối từ hai vị giám khảo trên. Hồ sơ nội vụ đã được phúc trình về bộ giáo dục dưới thời bác sĩ Nguyễn Lưu Viên và Nguyễn Danh Đàn. Hồ sơ được chuyển cho Thanh tra đặc biệt. Vụ này có liên quan đến một người cháu của ông Trần Văn Văn và vì thế bà Trần Văn Văn có can thiệp, gọi điện thoại cho vị thanh tra, nhưng vị thanh tra cứ thẳng mà làm. Và cho biết rằng không có bổn phận trả lời bà. Kết quả là hai vị giám khảo bị vi phạm kỷ luật trường thi, bị đổi đi nơi khác. Vụ này thật ra chỉ là do tình cảm cá nhân như liên hệ bà con họ hàng chứ không phải là làm tiền hay tham nhũng. Ảnh hưởng xấu có giới hạn rõ ràng và có thể giảm khinh được theo cái lối xử sự của người mình.
– Vụ thứ hai liên quan đến một giáo sư toán dạy Petrus Trương Vĩnh Ký, ông Cam Duy Lễ, sau về làm trong nhóm ra đề thi. Gia đình một phụ huynh học sinh đã bỏ một số tiền ra mua đề thi của ông giáo sư này. Đề thi chắc để bảo mật chỉ giao cho thí sinh này trước vài tiếng. Nhưng thí sinh này tham muốn gỡ lại số tiền đã bỏ ra bèn bán đề thi. Chẳng mấy chốc mà đề thi được tiết lộ cho nhiều người. Ông giáo sư này bị điều tra, bị hoàn trả về sở nhân viên và để làm gương cho những người khác, ông bị đưa ra tòa.
Dù sao, việc này đã gây một tiếng xấu trong ngành giáo dục không ít.
Cá nhân tôi xin thú thật thì tôi cũng đã làm nhiều việc bê bối thời trẻ. “Tôi hư trong bụng tôi biết.” Ôi tuổi trẻ sao mà mệt thế! Chuyện gì cũng dám làm. Vậy mà đụng đến thi cử là bàn tay như rụt lại, không dám xé rào thò tay vào. Điều gì đã làm cho người tuổi trẻ biết tôn trọng, biết giữ gìn “nhân cách” của mình, một cái nhân cách mà so với một Hoàng Cơ Nghị là thua một trời một vực?
Nhưng dù gì thì cũng vẫn là con người. Việc gian lận thi cử cũng vẫn xảy ra ‒ thời nào cũng có- và điều đó không có gì lạ.
Nếu đời hết tham lam thì biết đâu chúng ta đã có cơ hội ngồi chung bàn với Phật? Và có dịp bắt tay ông Thánh Phêrô lừng lững vào Thiên Đàng?
Trong truyện đời xưa, ông Trương Vĩnh Ký kể truyện đút sáp vào đít hối lộ cho cọp ăn cũng kể là thâm thúy. (Ý của Vương Hồng Sển). Trong Hồi ký Nguyễn Hiến Lê viết :
“Năm đó, tôi thi xong môn chính tả buổi sáng tin chắc là rất ít lỗi mà qua được môn đó, tôi sẽ đậu. Buổi chiều, bỗng có tin là đầu bài bị tiết lộ nên bỏ, sáng hôm sau thi lại. Nghe nói kẻ tiết lộ đầu bài là một học sinh ban tú tài bản xứ trường Bưởi được thống xứ Bác Kỳ yêu vì giỏi Pháp Văn.
(Trích Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, trang 144)
Việc thi cử như trên dù có sơ xuất cũng chỉ thu gọn vào phạm vi cá nhân mà không có tính cách “đại trà” như hiện nay ở Việt Nam.
(Hết)
Tôi nêu ra đây một vài vụ việc, nêu cả danh tánh, trong đó có những người tôi cũng biết. Nêu ra để chứng tỏ một thứ trong sáng, transparency, cần thiết mà không có một chút ác ý cỏn con nào. Câu chuyện nay đã vào quá khứ, nói ra như một bằng chứng cần phải nói thôi. Và xin lưu ý, cả hai vụ nêu ra đây đều xảy ra thời Đệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam. Lúc đó kỷ cương, kỷ luật học đường ‒ do chiến tranh một phần, nhưng do những người lãnh đạo miền Nam lúc đó phẩm chất đạo đức yếu kém, sự có mặt của người Mỹ tạo ra những xáo trộn xã hội không tránh khỏi, thêm nhiều nhố nhăng chạy theo đồng tiền ‒ Và chuyên gì đã xảy ra thì phải xảy ra thôi. Có nhiều trường hợp chỉ là tin đồn thì chúng tôi không xét đến như có đường giây nọ, giây kia ở tỉnh Biên Hòa.
– Vụ thứ nhất liên quan đến hai giám khảo Nguyễn Hữu Lễ và Phạm Kiều Tùng. Việc này xảy ra ở Vĩnh Long do có lộ đề thi trước và giám thị đã bắt được và truy ra manh mối từ hai vị giám khảo trên. Hồ sơ nội vụ đã được phúc trình về bộ giáo dục dưới thời bác sĩ Nguyễn Lưu Viên và Nguyễn Danh Đàn. Hồ sơ được chuyển cho Thanh tra đặc biệt. Vụ này có liên quan đến một người cháu của ông Trần Văn Văn và vì thế bà Trần Văn Văn có can thiệp, gọi điện thoại cho vị thanh tra, nhưng vị thanh tra cứ thẳng mà làm. Và cho biết rằng không có bổn phận trả lời bà. Kết quả là hai vị giám khảo bị vi phạm kỷ luật trường thi, bị đổi đi nơi khác. Vụ này thật ra chỉ là do tình cảm cá nhân như liên hệ bà con họ hàng chứ không phải là làm tiền hay tham nhũng. Ảnh hưởng xấu có giới hạn rõ ràng và có thể giảm khinh được theo cái lối xử sự của người mình.
– Vụ thứ hai liên quan đến một giáo sư toán dạy Petrus Trương Vĩnh Ký, ông Cam Duy Lễ, sau về làm trong nhóm ra đề thi. Gia đình một phụ huynh học sinh đã bỏ một số tiền ra mua đề thi của ông giáo sư này. Đề thi chắc để bảo mật chỉ giao cho thí sinh này trước vài tiếng. Nhưng thí sinh này tham muốn gỡ lại số tiền đã bỏ ra bèn bán đề thi. Chẳng mấy chốc mà đề thi được tiết lộ cho nhiều người. Ông giáo sư này bị điều tra, bị hoàn trả về sở nhân viên và để làm gương cho những người khác, ông bị đưa ra tòa.
Dù sao, việc này đã gây một tiếng xấu trong ngành giáo dục không ít.
Cá nhân tôi xin thú thật thì tôi cũng đã làm nhiều việc bê bối thời trẻ. “Tôi hư trong bụng tôi biết.” Ôi tuổi trẻ sao mà mệt thế! Chuyện gì cũng dám làm. Vậy mà đụng đến thi cử là bàn tay như rụt lại, không dám xé rào thò tay vào. Điều gì đã làm cho người tuổi trẻ biết tôn trọng, biết giữ gìn “nhân cách” của mình, một cái nhân cách mà so với một Hoàng Cơ Nghị là thua một trời một vực?
Nhưng dù gì thì cũng vẫn là con người. Việc gian lận thi cử cũng vẫn xảy ra ‒ thời nào cũng có- và điều đó không có gì lạ.
Nếu đời hết tham lam thì biết đâu chúng ta đã có cơ hội ngồi chung bàn với Phật? Và có dịp bắt tay ông Thánh Phêrô lừng lững vào Thiên Đàng?
Trong truyện đời xưa, ông Trương Vĩnh Ký kể truyện đút sáp vào đít hối lộ cho cọp ăn cũng kể là thâm thúy. (Ý của Vương Hồng Sển). Trong Hồi ký Nguyễn Hiến Lê viết :
“Năm đó, tôi thi xong môn chính tả buổi sáng tin chắc là rất ít lỗi mà qua được môn đó, tôi sẽ đậu. Buổi chiều, bỗng có tin là đầu bài bị tiết lộ nên bỏ, sáng hôm sau thi lại. Nghe nói kẻ tiết lộ đầu bài là một học sinh ban tú tài bản xứ trường Bưởi được thống xứ Bác Kỳ yêu vì giỏi Pháp Văn.
(Trích Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, trang 144)
Việc thi cử như trên dù có sơ xuất cũng chỉ thu gọn vào phạm vi cá nhân mà không có tính cách “đại trà” như hiện nay ở Việt Nam.
(Hết)
Phụ
lục: Tú tài I và Tú tài II
Danh từ Tú tài I và Tú tài II lần đầu tiên được dùng ở Việt Nam vào thời Pháp thuộc. Tháng Tám năm 1928 Nha học chính Đông Dương mở kỳ thi Tú tài I đầu tiên. Sang năm sau vào Tháng Chín 1929 thì tổ chức kỳ thi Tú tài II. Lúc bấy giờ bằng Tú tài I và II lấy mẫu từ bằng Baccalauréat Première Partie và Deuxième Partie của Pháp, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ trong trường học. Năm 1945 vua Bảo Đại ra đạo dụ dùng chữ Quốc ngữ trong kỳ thi Tú tài nhưng phải đợi đến thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam tiếng Việt mới được đưa vào làm ngôn ngữ chính.
Khi đất nước Việt Nam chia đôi thành Việt Nam Cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến 17 và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở phía bắc thì danh từ Tú tài bị bỏ hẳn ở ngoài Bắc, thay vào đó là tên "bằng tốt nghiệp cấp III". Ở Miền Nam thì tiếp tục dùng Tú tài I và II là hai đợt thi tuyển quan trọng ở bậc trung học.
Học sinh sắp xong lớp 11 phải thi Tú tài I (còn gọi là Tú tài bán phần) để lên lớp 12. Kỳ thi Tú tài I có phần viết và phần vấn đáp. Phần vấn đáp bị loại bỏ năm 1968. Văn bằng Tú tài I còn được dùng để tuyển nhân sự cho một số học viện như Học viện Cảnh sát Quốc gia, hoặc trường cao đẳng như Trường Cao đẳng Công chánh. Việc thi cử thường tổ chức thành hai đợt để ai hỏng đợt 1 có thể dự thi đợt 2. Nam giới ai hỏng thi Tú tài I phải trình diện nhập ngũ quân đội đi quân dịch hai năm hoặc vào trường hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang; đậu thì vào Trường Bộ binh Thủ Đức.
Tú tài II thi vào cuối năm lớp 12. Tú tài II, tức Tú tài toàn phần cũng có hai phần: phần viết và phần vấn đáp như Tú tài I. Sinh viên tuyển vào bậc đại học phải hội đủ điều kiện là đậu được bằng Tú tài II.
Tú Tài I.B.M.
Cho đến lúc này, người viết không nắm chắc được việc thí nghiệm thi trắc nghiệm, còn gọi là tú tài IBM là do khuyến cáo của Mỹ hay do các vị đi du học ở Mỹ về đề nghị. Điều chắc chắn là thử nghiệm tú tài IBM đã bị một số viên chức và báo chí lên tiếng phản đối. Sự phản đối này hiểu được vì bất cứ cải cách nào về phương diện gíáo dục đều gây phản ứng trái ngược. Nhưng xem ra phản ứng của dư luận có phần yếu ớt và cuộc thi trắc nghiệm bậc tú tài vẫn được tiến hành cho đến 1975.
Có thể các câu hỏi trắc nghiệm lúc đầu chưa hoàn chỉnh. Báo chí mang các câu hỏi đó ra bình phẩm và chê trách. Nhưng cái xu hướng thi trắc nghiệm là điều không thể không làm.
Cái lợi thứ nhất là tránh cho học sinh khỏi bị rơi vào cái bẫy may rủi với chỉ một bài toán hay chỉ một bài luận duy nhất. Các câu hỏi dàn trải suốt cả chương trình không cho phép học sinh “học tủ.” Các câu hỏi đòi hỏi trí nhớ nhưng cũng đòi hỏi trí thông minh tránh tình trạng “học gạo.”
Áp dụng thi trắc nghiệm chỉ là làm những điều mà các nước tân tiến đã thi hành từ lâu rồi.
Bên cạnh đó vẫn còn duy trì bài luận để học sinh vẫn có thể vận dụng óc suy luận tổng hợp, khả năng trình bày biện chứng, v.v...
Cái lợi trước mắt là học trò thi trắc nghiệm nay có thể được điểm cao. Tỉ số đậu có khá hơn và các học sinh đậu bình hay bình thứ là thường.
Câu chuyện thi trắc nghiểm kể như mới đi những bước đầu dọ dẫm thì miền Nam bị rơi vào tay một chế độ không biết gì về phương pháp thi trắc nghiệm nên dẹp bỏ luôn.
Chế độ giáo dục mới giống loài tôm lúc nào cũng cựa quậy, nhưng là đi những bước lùi, giống như loài tôm hùm luôn luôn đi lùi. Ý tưởng mà tôi lấy lại của Umberto Eco trong cuốn sách của ông: À reculons, comme une écrevisse. Giật lùi giống như loài tôm hùm.
Tôi đã có kinh nghiệm chấm thi trong cả hai chế độ. Khoảng tháng chín 1975, tôi được điều động đi chấm thi tuyển vào lớp 10. Chấm xong là hết. Từ đó, tôi không còn biết số phận các bài chấm đó ra sao nữa?
Đấy sự khác biệt nó từ chỗ ấy. Ôi những con tôm hùm giáo dục của người cộng sản. Con tôm hùm giáo dục nó tiến lên bằng những bước đi lùi.
Đối với con tôm hùm, tiến có nghĩa là lùi. Tuổi trẻ bây giờ trả giá cho những chính sách sai lầm trong giáo dục từ đó đến nay. Vậy mà họ dám viết như thế này:
“Sài Gòn ‒ Thành phố Hồ Chí Minh với những kinh nghiệm giáo dục sâu sắc, cả thành tựu lần thất bại, chắc sẽ trở thành môi trường thuận lợi nhất cho một nền giáo dục và đào tạo con người vừa có nhân cách vững vàng, vừa có chuyên nghiệp, khoa học tiên tiến.”
(Trích Giáo Dục ở Sài Gòn, trong Địa chí văn hóa, trang 748).
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen