Samstag, 13. Juni 2015

Nhà Thương "Điên" Biên Hòa

Cơ sở y tế đầu tiên có quy mô lớn trên đất Biên Hòa do người Pháp xây dựng, khởi công vào ngày 17 – 3 – 1915.
Lúc mới thành lập, cơ sở này có tên gọi là Asile d’ alienes de Bien Hoa (Trại người điên Biên Hòa, bà con thường gọi là Nhà thương điên Biên Hòa). Nghe nói, giai đoạn đầu, nơi đây giống như một trú xá của người điên vì chỉ thu gom quản lý người điên tránh việc họ gây rối xã hội. Sau đó cơ sở được đổi tên Hôpital psychiatrique de Cochichine (Dưỡng trí viện Namkỳ) và được chuyển qua hình thức tổ chức của một bệnh viện với mục đích điều trị.
Thời kỳ 1918 – 1945, Nhà thương điên Biên Hòa có 15 tòa nhà được gọi chung là Trại nuôi bệnh gồm: Nhà quan quản lý, nhà quan lương y An Nam, nhà các thầy điều dưỡng, nhà các viên gác – dan, nhà tắm, nhà bếp, chuồng ngựa, chuồng bò, chuồng heo, nhà người đánh xe, trại thợ mộc, kho thuốc… Việc chữa trị có sự phân biệt giữa người bệnh nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) và người Việt Nam: Người bệnh nước ngoài có chỗ ăn ở tiêu chuẩn cao, người bệnh Việt Nam lại chia làm hai hạng: Hạng có trả tiền được ăn uống khá hơn hạng không trả tiền (hạng thí). Tất cả người bệnh phải mặc quần áo riêng của nhà thương, có người giặt giũ. Người bệnh tỉnh được cho đi làm rẫy, làm ruộng hoặc giúp đỡ nhà bếp cùng làm các việc lặt vặt khác. Thân nhân tới thăm có giờ giấc quy định và theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm. Năm 1930, Nhà thương điên Biên Hòa xây cất thêm 4 trại bệnh và năm 1945 lại xây thêm 9 trại nữa để nhận số người bệnh đến điều trị ngày một đông hơn (khoảng 600 người bệnh vào thời điểm này).
Trước 1930, việc quản lý người bệnh chủ yếu sử dụng những buồng con cách ly để giam nhốt và áo bó để cố định người bệnh. Sau 1930, một số kỹ thuật mới được dùng để giải quyết những trường hợp người bệnh kích động như: tạt nước, tiêm thuốc gây áp xe. Nhưng điểm nổi bật trong thời gian này là sử dụng liệu pháp sốc điện (electrochoc). Bấy giờ, trên thế giới chỉ có 3 nơi có máy sốc điện là Rome, Alger và Fukuyoka.
Sau này, chính quyền Sài Gòn tiếp quản Dưỡng trí viện Biên Hòa và đổi tên thành Dưỡng trí viện bác sĩ Nguyễn Văn Hoài để ghi công bác sĩ Hoài, Giám đốc người Việt Nam đầu tiên của bệnh viện mất năm 1955 tại đây. Sau đó, vào năm 1971 lại đổi tên Dưỡng trí viện thành Bệnh viện tâm trí bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, chú ý chức năng điều trị hơn là di dưỡng. Từ sau 1955, số trại bệnh tăng thêm, được sắp xếp khoa học hơn. Cho đến những năm cuối của thập niên 60, Dưỡng trí viện Biên Hòa gồm các phòng điều trị bệnh và 18 trại bệnh (Phòng ngoại chẩn, Phòng trắc nghiệm, Phòng chỉ dẫn, Phòng thăm bệnh, Phòng xã hội, Phòng đọc sách, Câu lạc bộ, Phòng quang tuyến, phòng thí nghiệm và các dược xá, Trại quan sát, Trại y xá, Trại nhi đồng, Trại bệnh án, Các trại bệnh khác, Khu lao tác trị liệu). Ngoài các trại bệnh, văn phòng, Dưỡng trí viện Biên Hòa còn có các công thự, cư xá, trường học, hồ tắm, sân vận động, xưởng thợ, khu chăn nuôi và trồng trọt dành cho bác sĩ và nhân viên.
Thời gian này, cùng với sự phát triển về y học trên lĩnh vực tâm thần trên thế giới, Dưỡng trí viện Biên Hòa đã nghiêng về các liệu pháp điều trị mới. Theo tư liệu còn lưu trữ trong khoảng năm 1956 – 1963, thì tổng số người bệnh năm 1956 là 1.102 người, trong đó số trở lại bình thường được xuất viện là 384. Năm 1963, số người bệnh là 1672 và số được ra là 636 người. Nhiều người bệnh từng có địa vị trong xã hội như: Một ông hoàng Lào, một viên quan hai, một ông chủ bưu điện, một cô đầm… thậm chí cả bác sĩ, nhà giáo và trí thức khác. Khoảng những năm 1965 – 1966, một số nhà báo, nhà thơ đã là bệnh nhân của Dưỡng trí viện Biên Hòa và phải tới đây điều trị nhiều lần như: Nguyễn Ngu Í, Bùi Giáng…
Sau 1975, cơ sở y tế này trở thành bệnh viện tâm thần Trung ương 2 do Bộ y tế quản lý với nhiệm vụ điều trị, phòng bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, xây dựng và chỉ đạo tuyến cho 16 tỉnh, thành phố phía Nam. Nhiều năm qua, đơn vị này đã từng bước cải tiến về tổ chức và hoạt động.
Bệnh viện tâm thần TW2 giờ đây nổi tiếng vì có Hội đồng giám định pháp y tâm thần cao nhất tại khu vực phía Nam và các phương pháp mới trong chữa bệnh tâm thần.
Có một chi tiết khá đặc biệt là hiện nay, trong kho lưu trữ của bệnh viện vẫn còn đầy đủ các hồ sơ bệnh án từ khi thành lập đến năm 1975. Bệnh nhân tâm thần đầu tiên đến nhập viện ngày 21 – 1 – 1919 là bà Nguyễn Thị Điều, 35 tuổi, sinh năm 1884 tại làng Thới An, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Hồ sơ lưu còn cả ảnh chụp người bệnh với số hiệu in trên đồng phục “Biên Hòa – 1″. Bệnh nhân này đã ở tròn suốt 36 năm và qua đời tại đây.
Và một chi tiết mà chắc thế hệ lớn tuổi ở miền Nam mới biết là có một thời gian dài, thành ngữ “đi Biên Hòa” đồng nghĩa với “điên”. Cho nên anh em nào có về off với Tú thì đừng nói là “đi Biên Hòa” nhé!




Một bài viết về nhà thương điên Biên Hòa Xưa đem về từ ==>http://nguoivietsw.blogspot.de/2015/02/normal-0-21-false-false-false-de-x-none.html#more

Một Trăm Năm Nhà Thương Điên Biên Hòa

Nhà thương điiên Biên Hòa được chính quyền Đông Dương cho khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng  03 năm 1915 , nằm trên địa bàn ấp Bàu Hang , xã Bình Trước , Quận Đức Tu , tỉnh Biên Hòa      ( theo đơn vị hành chính trước năm 1975 ), cũng từng nổi trôi  thăng trầm theo vận nước , đã nhiều lần thay tên đổi họ , nào là Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ , Dưỡng Trí Đường Biên Hòa , Dưỡng Trí Viện BS Nguyễn Văn Hoài , BV Tâm Trí Biên Hòa ,BV Tâm Thân Biên Hòa , ... nhưng trong thâm tâm của người Biên Hòa thế hệ  chúng tui  và trước chúng tui chỉ có một cái tên " Nhà Thương Điên Biên Hòa " .Có lẽ , người Biên Hòa có thói quen, thích gọi tên bình dân bình dị hơn là cái tên chính quy chính thức , thấy sao thì gọi vậy. Như: cầu Hóa An gọi là cầu Mới , cầu Tân Hiệp gọi là cầu Đúc , đường Phan Đình Phùng gọi là đường Dốc Sỏi ,rồi chùa Con Ngựa , hẽm Cây Keo ,ngả ba Vườn Mít ... 
 Dưỡng Trí Viện, Biên Hòa 1967-68



 Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969, quen gọi là nhà thương điên BH,
theo FB Quang Truong Le Hình trên là trại 4

  Trú xá người điên ở Biên Hòa được xây dựng năm 1915. Người dân địa phương quen gọi với cái tên: Nhà thương điên Biên Hòa. 
(chôm của FB  Van Phuc đó hehehe )
===> http://baodongnai.com.vn/.../net-xua-bien-hoa-2370631/

 Trại chăn nuôi trong bệnh viện (năm 1950).

 Trại bệnh người bản xứ (năm 1934)

 Đường vào khu trung tâm Nhà thương điên Biên Hòa (năm 1934)

Nhân dịp 100 năm Nhà Thương Điên Biên Hòa ( NTĐBH ), là người  Biên Hòa , nên tui muốn viết chút ít về  NTĐBH  bằng những gì mắt thấy tai nghe ,bằng trãi nghiệm cuộc sống của chính mình , không dựa theo sử liệu , tài liệu nào hết . Có thể nói , gia đình tui ít nhiều có duyên nợ với cái NTĐBH . Như bà nội tui kể , nhà ông cố của tui ngày xưa nằm cạnh bờ suối Săn Máu , gần quốc lộ 1A ( ngay dãy phố Nhất của cư xá NTĐBH ngày nay) , vào năm 1922 ông cố tui phải nhượng lại mảnh đất nầy cho NTĐBH để  xây cư xá  và dọn  sâu vào trong ấp Bàu Hang. Nhưng đến năm 1945 , khi phe đồng minh dội bom đánh Phát Xít Nhật , nhà ông cố tui bị cháy sập , làng Bàu Hang bị xóa sổ , dân làng di tản ra xóm Miễu ( Phía trong hẽm Bách Lạc , thuộc phường Thống Nhất bây giờ ) tạm cư đến thời đệ nhất cộng hòa , làng Bàu Hang chỉ còn xót lại cái NTĐBH . Và không lâu sau ông bà cố tui mất , nội tui dọn vào cư xá NTĐBH ở và mở quán cơm , chuyên nấu cơm tháng cho những bịnh nhân nhà giàu . Rồi đến năm 1956 , sau khi được giải ngũ ba tui xin vào làm trong NTĐBH cho tới lúc về hưu . Thế là , tự nhiên tui được sinh ra là lớn lên trong cái cư xá NTĐBH , nào có được lựa chọn gì đâu , cho đến khi vừa đủ lông đủ cánh tui lại bay đi , giờ đây đang ở một phương trời xa xôi lạnh lẽo ,mà ghi lại những dòng ký ức thuở con chim non còn sống trong cái tổ ấm.
NTĐBH có một diện tích khá rộng lớn , dọc phía Đông giáp với quốc lộ 1A , có dòng suối Săn Máu chảy qua , được kè đá xanh với 4 cây cầu bắt ngang , 2 cầu sắt và 2 cầu đúc . Phía hạ nguồn có đập chắn để làm hồ Piscine ( Tiếng Tây ngày xưa thường hay dùng ) ,hai bên bờ có những bậc thềm đi xuống , cứ độ cuối tuần được ngăn nước lại cho khách thập phương về nghỉ mát. Sau này , rừng trên thượng nguồn bị tàn phá , gây ngập lụt và ô nhiễm , kè đá 2 bên bờ bị hư hỏng nặng , buộc phải phá con đập chắn đi để thông nước khi mùa lũ và coi như vĩnh biệt cái hồ Piscine.
NTĐBH được xây dựng như một công viên rộng lớn ,theo hình bàn cờ , có nhiều cây xanh và thảm cỏ mượt mà . Cả thảy  20 khoa điều trị , mà trước năm 1975 được gọi là trại , được đặt tên theo số thứ tự , chẵn dành cho Nam , lẽ dành cho Nữ .Ngoại lệ , không có trại 1 và 2 , được thay bằng trại quan sát Nữ và  Nam (Vào năm 1974 chuyển sang khu quân y,đổi tên thành trại Phượng và trại Dũng , mang tên 2 đứa con của cố bác sĩ giám đốc Tô Dương Hiệp ) ; không có trại 15 , được thay bằng trại Nhi Đồng ; không có trại 17 và 18 , được thay bằng Nông Trại Nữ và Nông Trại Nam. Đa phần các trại có hàng rào dăm bụt , mương thoát nước và lề cỏ may bao bọc . Đặc biệt trại 13 và trại 16 , được xây kiên cố như nhà tù , 1 lầu , 1 trệt , bên ngoài có tường cao giăng kẽm gai bên trên , cổng vào chật hẹp  kín bít , bên trong  trại có nhiều hàng rào song sắt . Nơi đây giam cầm bịnh án , những bịnh nhân đã từng giết người , hoặc dự tính giết người . Ngày xưa , những ai giả điên trốn lính , đưa vào đây đảm bảo hết điên ngay. Trại Nhi Đồng thì rộng rãi hơn những trại khác , có sân chơi , có cầu tuột , xích đu , bàn quay , ...( Thủơ nhỏ , bọn tui thỉnh thoảng vào chơi ké.) Ghét nhất , bịnh nhân nhi đồng thường hay khóc nhè .Nông Trại Nam và Nông Trại Nữ ( Nay gọi là khoa phục hồi chức năng ) bao gồm nhiều căn nhà nhỏ lẻ , nằm rời rạc , xung quanh có vườn tược . Bịnh nhân ở đây được tự do đi lại , hằng ngày ra đồng trồng trọt và vui thú điền viên. Trại 5 , trại 6 dành cho bịnh nhân nhà giàu hay người nước ngoài , ở đây trông rất tươm tất và sạch sẽ. Trại 20 là trại bịnh lao, vì sợ bị lây nhiễm tui chưa hề lui tới.Nói chung ,từ trại 3 cho tới trại 10 có kiểu kiến trúc giống nhau , những trại còn lại được xây cất theo đặc thù của từng bịnh trạng.
Ngoài những khoa điều trị , còn có khoa xét nghiệm , khoa dược , nhà bếp , ban công xa , thủ môn , ... Đặc biệt , khu hoạt động liệu pháp , được xây bởi những dãy nhà dài tạo thành hình chữ U khép kín . Giữa sân có một cái đền nhỏ , trống quắc  không vách , với 4 chân cột hình rồng phụng , 4 mái ngói nghiêng  tựa như mái chùa , nền cao có thềm đi lên từ bốn phía .Trước đền là một hồ sen nhỏ , giữa hồ là tượng đài phật bà Quan Âm , nơi mà những bà chị trong xóm thường  ra cầu xin trước mùa thi cử. Trước dãy nhà nằm ngang là một sân khấu , dùng để tổ chức văn nghệ vào dịp lễ lạc. Trong khu nầy có nhiều xưởng thủ công , như : vẽ , điêu khắc , may , dệt , thêu , đan , mộc ,... những bịnh nhân có năng khiếu hoặc tay nghề được sinh hoạt ở đây với sự dìu dắt của nhân viên BV. Biết bao tác phẩm nghệ thuật được những người bịnh tâm thần gởi gắm , thêu dệt , khắc họa bằng cả tâm hồn đầy tỉnh táo của mình ở trong đó ,không thua kém gì nghệ nhân chuyên nghiệp.
Sâu phía trong là trại chăn nuôi , có 2 dãy chuồng trại , nuôi heo , gà , vịt và một đàn bò. Bên ngoài là đồng ruộng rộng khoảng 3 Hecta , trồng lúa , rau muống , khoai mì , khoai lang và rau cải các loại... .Những bịnh nhân đồng án hằng ngày đến đây làm việc với sự hướng dẫn của một kỹ sư nông nghiệp người Mỹ.
Mặt tiền bên phải NTĐBH là khu cư xá , bao gồm 7 dãy nhà , mỗi dãy 10 căn hộ , được chia làm 2 hàng , 5 dãy phố và 2 dãy phố . Ngoài ra , còn có 2 nhà tiền chế ( Nhà mái vòm cong ) dành cho người độc thân , được lính Mỹ xây vào khoảng năm 1971.
Phía trước cư xá , bên khia bờ suôi Săn Máu là trường tiểu học cộng đồng Dưỡng Trí Viện , có 5 phòng học và có 10 lớp được ra 2 buổi sáng chiều.
Trong cùng  là một nghĩa trang mênh mông , có 1 nhà xác , 2 nhà tang lễ dành cho Phật giáo và thiên chúa giáo, giữa 2 nhà tang lễ là một tượng đài xây bằng gạch  . Phần bên phải nghĩa trang một dãy dài nằm cạnh đường tiếp giáp với sở Cải dành cho công nhân viên chức , phần còn lại là mồ mả bịnh nhân được chôn dày khít ,đến độ muốn đi qua phải bước lên trên mộ . Vậy mà ,đến những năm 80 đã không còn chỗ trống nữa .Tận cùng của NTĐBH cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của những bịnh nhân không còn người thân nữa , cùng với nhiều công nhân viên chức , trong đó, có cả Ngày cố BS giám đốc Nguyễn Văn Hoài , nguyện cùng sống , chết chung với người điên.
Thi thoảng , xem những vở hài kịch , người ta ví Biên Hòa là nhà thương điên , tui không thể nào cười nổi , vì nó quá lạt phèo ,lạt nhách , cứ pha đi chế lại cũng mấy chữ NTĐBH .Không biết từ bao giờ ? Tác giả nào ? Soạn giả nào ? nhà biên kịch nào là người đầu tiên đã đồng hóa nghĩa  Biên Hòa với Nhà Thương Điên trong tác phẩm của mình ?Để đến tận ngày nay  vẫn còn nhiều người bắt chước . Cũng một  phần , do cái tên của bệnh viện trước đây thường gắn liền với cái chữ Biên Hòa .Chắc chính vì vậy,mà gần đây mấy Ngày ở bộ y tế đã quyết định đổi tên thành BV Tâm Thần Trung Ương 2 và cái chữ Biên Hòa không còn hiện diện nữa.
Xin mượn 2 câu thơ của anh Phạm Hoài Nhân để tạm kết thúc phần nầy.
          Chưa đi chưa biết Biên Hòa.
   Đi rồi mới biết có Nhà Thương Điên.



Trường điên

Biên Hòa không chỉ có Nhà thương Điên, mà còn có... Trường Điên. Đó là ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Cộng đồng Dưỡng Trí Viện, ngôi trường do chính Dưỡng Trí Viện Biên Hòa lập ra. Điều này không mấy người biết, kể cả... tôi, người đã sống ở Biên Hòa hơn 30 năm. Giờ thì bạn hãy nghe chính một người học trò trường điên này kể về ngôi trường của mình nhé. À, dĩ nhiên người kể không... điên, đó là nhà văn Thu Trân.
PHN

Mời xem thêm bên Blog của anh Phạm Hoài Nhân 
===>  http://phnhan.vncgarden.com/2015/04/truong-ien.html

 Phòng học lớp 2 Trường Điên Biên Hòa Xưa ( chôm của cự học sinh FBQuang Truong Le )
Thu Tran Nguyen Thi Ui trời, cái phòng học lớp hai tuyệt vời, phủ toàn gốm Đông Dương nha. Đây là cái phòng đôi, cả 2 phòng mình đều được học. Cảm ơn bạn Quang Truong Le nhé, bạn có phải là học sinh trường điên? 



 Quang Truong Le Phòng học lớp 4. & 5 , ảnh chụp trước năm 1970

_______________________________________________

Mời xem thêm vài hình anh ảnh Biên Hòa Xưa .

  Biên Hòa City

 Biên Hùng Crossroads

 Biên Hùng Crossroads
 Bệnh viện Tâm Thần Biên Hoà - Hôpital psychiatrique de Cochinchine à Bien Hoa

 Cồn Gáo Biên Hoà
 Lua Culan Cồn gáo giờ bị cuốn trôi khoảng 10 năm rồi, vì bị hút cát quá nên biến mất rồi.

 Phan Đình Phùng Street

 Quân Đoàn III VNCH
 Rạp - Biên Hùng - Cinema

 Rạp - Biên Hùng - Cinema

 Trịnh Hoài Đức Street
 Trịnh Hoài Đức Street

Đình - Bình Trước

 Đường Nguyễn Hữu Cảnh

 Đường Lê Văn Duyệt 
Hổng biết hàng cây cổ này còn hay là bị dzớt đẹp từ lâu rồi ?
Lua Culan Ròm hay thiệt chôm nhiều hình Biên hòa xưa,trong đó có nhà bên vợ tui,villa số 1 đường Lê văn Duyệt (Dốc Tòa án), hàng cây tụi nó cưa sạch từ hồi mới vô rồi.

  Bến thuyền trên sông Đồng Nai, xa xa là Cầu Ghềnh

 Đường Lý Thường Kiệt và Lê Thánh Tôn

 Đường Trịnh Hoài Đức

  Đường Nguyễn Thị Hiền

 Quốc lộ 1A đoạn qua Biên Hòa

 Quảng trường, bồn nước, vườn mít những địa chỉ quen thuộc với Biên Hòa

 Đường Lê Thánh Tôn

 Đường Phan Đình Phùng

 Đường Lê Thánh Tôn

 Một cửa hàng trên đường Phạm Phú Quốc



“Cho nó đi Biên Hòa” là một thành ngữ người ta thường gặp trong nhiều tiểu thuyết trước đây, để diễn tả một nhận xét cực đoan về một người bị cho là bất bình thường về tâm trí.

Nhà Thương Điên Biên Hòa được đổi tên nhiều lần: Dưỡng trí viện Nam Kỳ, Dưỡng trí đường Biên Hòa, Dưỡng trí viện bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, Bệnh viện tâm trí Biên Hòa, Bệnh viện tâm thần Biên Hòa… Danh xưng hiện nay là Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 2. Tuy nhiên, tôi thích cái tên “Dưỡng Trí Viện” hơn cả.

Người bệnh đã vào đây thường ở cả đời. Họ được thăm nuôi thưa dần, rồi bị quên lãng, ra khỏi tâm trí những người thân, và cuối cùng gởi xác thân lại nơi nghĩa trang của bệnh viện. Cũng có nhiều người không anh em họ hàng, hoặc người thân đã mất, tuy đã bình phục nhưng không ai đón về, cũng đành ở lại.

Một nét đặc biệt của bệnh viện này là nó có diện tích rất rộng. Các khu, trại bệnh cách biệt nhau bằng những lối đi rộng với hàng cây cao, những thảm cỏ mượt mà. Hồi xưa còn có cả vườn hoa, nay không thấy còn nữa.

Thời bé, khi lên lớp 6 tôi thôi học trường làng, và được… lên Nhà Thương Điên học. Xin các bác chớ có hiểu nhầm, cái được gọi là trường học ở kế Nhà Thương Điên thực ra là một dãy gồm có 4 phòng, sau lưng có dòng suối (dòng suối này chảy cắt ngang phần đất bệnh viện). Người ta kê bàn ghế cho đầy phòng rồi mướn giáo viên về dạy. Trường tổ chức dạy theo kiểu đi tiên phong mở lối, vừa dạy vừa thử nghiệm, như trẻ em bây giờ học SGK cải cách. Chúng tôi lên lớp nào thì trường có đến lớp ấy, nên được xem như thế hệ đàn anh của trường. Ngôi trường này nay không còn nữa, nó đã trở thành một trạm bán xăng dầu.

Thời gian 4 năm học cấp 2 ở đây thật thú vị và… hồi hộp xen lẫn sợ hãi. Nhưng cũng nhờ đó mà sau này tôi nhất môn… chạy nhanh. Đang ngồi học thì bị điên rượt, đang đi học cũng bị rượt, quăng cả tập sách, dép guốc mà chạy thoát thân. Sau này mới biết những người này thuộc khoa Phục hồi chức năng, chủ trương của bệnh viện thời ấy là cho họ ra ngoài để làm quen lại với môi trường của những người được coi là “tỉnh táo”.

Thực ra những bệnh nhân này rất hiền lành, họ chỉ muốn dọa bọn trẻ con tí thôi, có bắt đứa nào đâu. Họ hay lang thang ra ngoài đường, ngoài chợ, xin tiền hay cúi nhặt một mẩu thuốc lá cháy dở để… hút tiếp.

Tôi có một thằng em con cậu, ngày xưa chữa bệnh nội trú trong bệnh viện này. Sau này chết cháy vì bị bạn cùng phòng đốt lúc đang ngủ.

Một chút thông tin nhặt nhạnh:
1. Bệnh viện được đặt viên đá xây dựng đầu tiên vào ngày 17-3-1915 với tên gọi là “Nhà Thương Điên Biên Hòa”.
2. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Ngu Í, nhà thơ Bùi Giáng, nhà văn Bình Nguyên Lộc cũng từng có thời gian sống chữa bệnh tại đây.
3. Nhà văn Bình Nguyên Lộc có người con trai là bác sĩ Tô Dương Hiệp làm giám đốc Bệnh viện Tâm Trí Biên Hoà những năm 1972-1973


Cổng bệnh việnCổng bệnh viện


Lối đi vào, nhìn từ cổng chínhLối đi vào, nhìn từ cổng chính


Một kiến trúc cũ trước 1975 còn sót lại, nay bỏ hoangMột kiến trúc cũ trước 1975 còn sót lại, nay bỏ hoang


Mặt tiền: khu khám bệnhMặt tiền: khu khám bệnh


Tượng đài Hippocrate, nơi đây trước kia là nền nhà bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, giám đốc bệnh viện những năm 1945-1955Tượng đài Hippocrate, nơi đây trước kia là nền nhà bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, giám đốc bệnh viện những năm 1945-1955


Những dòng chữ dưới chân tượng đàiNhững dòng chữ dưới chân tượng đài


Không gian thoáng mátKhông gian thoáng mát


Những lối đi xanhNhững lối đi xanh


Một khu điều trịMột khu điều trị


Nhà bếp già nua cũ kỹNhà bếp già nua cũ kỹ


Một bệnh nhân đang ăn trưa, người này tỉnh nên được ra ngoài sânMột bệnh nhân đang ăn trưa, người này tỉnh nên được ra ngoài sân


Lưới sắtLưới sắt


Cửa sắtCửa sắt


Nhìn ra thế giới bên ngoàiNhìn ra thế giới bên ngoài


Những người này thích được chụp hình, họ hỏi chụp xong có phim không?Những người này thích được chụp hình, họ hỏi chụp xong có phim không?


Bờ kèBờ kè




Dòng suối chảy ngang bệnh viện, mưa to cũng có nước tràn bờDòng suối chảy ngang bệnh viện, mưa to cũng có nước tràn bờ

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen