Có lần, trong một cuộc phỏng vấn của giới truyền thông hải ngoại, một nhà báo đã hỏi Thái Thanh có hay không mối tình giữa bà và nhà văn Mai Thảo, Thái Thanh đã trả lời: “Có liên hệ tình cảm khi tôi còn ở với chồng và dù bỏ chồng rồi thì anh Mai Thảo vẫn quý tôi đến cái độ tôi muốn thế nào anh ấy chiều như thế. Nhưng mà tôi cổ lỗ sĩ lắm các ông ạ. Hễ không có cưới là không có ăn ở với nhau”.
Không chỉ một người, tiếp cận "hiện tượng" Thái Thanh từ góc độ "tiểu sử" (một tiểu sử "trải dài" vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là "đất nước" VNCH trước 1975) cùng toàn bộ gia tài đồ sộ (năm bẩy trăm) các ca khúc bà đã hát (từ dân ca, tình ca, đến tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca, ...), đã gọi bà là tiếng "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi". Cũng không chỉ một người, từ góc độ "thưởng thức ca nhạc", mệnh danh bà là "tiếng hát vượt thời gian", "giọng ca vàng không tuổi" - chính xác là "The Ageless Golden Voice", như được in trên bìa một băng nhạc SG xưa. (Chưa kể đến năm 1998 tôi được nghe một danh xưng nữa dành cho danh ca, từ miệng một giáo viên mới ở Hà Nội vào Sài Gòn: "Ở ngoài ấy người ta gọi Thái Thanh là Tiếng Hát Lên Đồng"!)
Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người (Việt Nam), mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai (1) không chuộng các "âm tần cao", và/hay (2) không chuộng các "cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm - quá lớn" (gọi nôm na là "quá mùi"). Tuy nhiên con số những kẻ yêu (giọng hát) Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm Nghiêm Phú Phi, nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ...), cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể "hàm hồ" được; chúng tất yếu phải "chính xác" và "xứng đáng". Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một "đặc sản", chỉ dành cho những kẻ "sành điệu", đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là "đồng điệu". Bạn sẽ nhăn mặt: "Làm gì có một đặc sản như thế"? Xin thưa rằng có: Quả sầu riêng! Đúng vậy, mặc ai có thể "bịt mũi xua tay", vẫn không hiếm người lõi đời "nghiện" nó, xem nó là "số Một", và nó luôn là một trong những loại quả "quí và đắt nhất". Vậy thì, vâng, có nhiều người tôi quen biết "nghiện" Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng)! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết "hát", còn những ca sĩ khác chỉ là "phát âm một cách khổ sở".
Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) "làm trò" khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm "khẩu hình" của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng "âm", từng "chữ" - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm (tất cả với ý thức duy nhất - và cũng cao nhất: sao cho mỗi "âm", mỗi "chữ" được "phóng thích" chuẩn xác, sắc cạnh, mãnh liệt, và biểu cảm nhất có thể) [*]; điều đó tác động cả đến đôi mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt của người hát nữa. Mà không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay, ... của bà. Có vẻ cách "phát âm" / "cấu âm" của Thái Thanh, bắt đầu từ "bộ máy phát âm", đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như "đang bơi", hay "đang bay", (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất Cả - là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ.
Theo cách nói của Thái Thanh thì chuyện họ có một thời yêu nhau là sự thật. Và Thái Thanh sẵn sàng sống phần đời còn lại với Mai Thảo sau một đám cưới, nhưng hình như Mai Thảo đã tránh né. Ông ta chỉ muốn sống như đã từng sống với vài người phụ nữ khác.
Cả ba người – Thái Thanh, Lê Quỳnh và Mai Thảo đều là những nhân vật nổi tiếng thuộc loại hàng đầu trong lãnh vực văn học – nghệ thuật tại miền Nam trước năm 1975. Thái Thanh được mệnh danh là “tiếng hát vượt thời gian”. Giọng hát sang trọng và điêu luyện của bà được xếp trên cả Lệ Thu, Khánh Ly một bậc.
Chồng chính thức của Thái Thanh là diễn viên điện ảnh kỳ cựu Lê Quỳnh. Ông còn là một thiếu ta phi công của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Do cá tính của mỗi người, cuộc sống hôn nhân của họ không được hạnh phúc, dù đã có với nhau 5 người con. Nhưng kẻ phá bĩnh cuối cùng, như giọt nước làm tràn ly, khiến Thái Thanh – Lê Quỳnh phải chia tay là nhà văn Mai Thảo, trong vai một kẻ trộm tình. Kết thúc “chuyện ba người” này là trận đánh ghen của Lê Quỳnh giành cho Mai Thảo từng gây xôn xao một thời trong giới văn nghệ Sài Gòn.
Cuộc hôn nhân của danh ca và tài tử
Cho đến hôm nay, trong lòng những người yêu dòng nhạc tiền chiến và âm hưởng tiền chiến thuộc nhiều thế hệ, vẫn chưa có tiếng hát nào thay thế được Thái Thanh ở sự ngọt ngào, truyền cảm, đầy chất kỹ thuật. Được thiên phú một chất giọng opera trong vắt, nhưng Thái Thanh lại ảnh hưởng làn điệu dân ca chầu văn, quan họ, chèo… từ thủa nhỏ ở quê nhà, đã tạo nên phong cách đặc biệt của riêng bà.
Gần một thế kỷ, âm nhạc Việt Nam đã cho ra đời nhiều tác phẩm bất tử, gắn liền với những giọng ca sống mãi với thời gian, như trường hợp Giọt mưa thu, Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong, Buồn tàn thu, Đàn chim Việt, Thiên thai của Văn Cao, Nương chiều, Bà mẹ Gio Linh, Kỷ niệm của Phạm Duy… Hầu hết những ca khúc kinh điển này đếu gắn liền với tên tuổi Thái Thanh.
Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh năm 1934 tại Hà Nội, trong một gia đình gắn bó với âm nhạc. Thái Thanh là em ruột của ca sĩ Thái Hằng (vợ của nhạc sĩ Phạm Duy) và là em gái kế của nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Đình Chương (ca sĩ Hoài Bắc). Bà còn có một người anh cùng cha khác mẹ khác là Phạm Đình Viêm (ca sĩ Hoài Trung). Họ đã cùng nhau dựng lên ban hợp ca Thăng Long vang danh một thời. Không thông qua một trường lớp đào tạo nào cả nhưng Thái Thanh, ngoài năng khiếu bẩm sinh ra, còn được các anh chị rèn luyện từ nhỏ, giọng bà có âm vực rộng, nên thể loại âm nhạc của bà rất phong phú, đa dạng.
Thời kỳ đầu bà theo chị là ca sĩ Thái Hằng tham gia kháng chiến, chuyên biểu diễn phục vụ ở các chiến khu. Nghệ danh Thái Thanh bắt đầu từ đó. Năm 1951, bà theo gia đình chị ruột là Thái Hằng – Phạm Duy vào Sài Gòn lập nghiệp, và tiếp tục ca hát. Thái Thanh trở nên nổi tiếng với những ca khúc tiền chiến được đông đảo quần chúng yêu thích, đặc biệt là giới trí thức. Tiếng hát của bà thống trị phần lớn các chương trình phát thanh, truyền hình và phòng trà ở Sài Gòn suốt hơn hai thập niên, dường như không có đối thủ cạnh tranh.
Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với Lê Quỳnh, một trong số nam diễn viên nổi tiếng thuộc lớp đầu tiên của điện ảnh miền Nam. Ông sinh năm 1934 tại Hà Nội (bằng tuổi Thái Thanh).
Năm 1952, Lê Quỳnh tốt nghiệp tú tài ban văn chương và gia nhập không quân của quân đội Pháp. Về sau chuyển thành không lực của quân đội Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc sau cùng là thiếu tá. Năm 1954, Lê Quỳnh theo gia đình vào Nam lập nghiệp. Ông không mấy thành công trên con đường binh nghiệp, nhưng cuộc đời diễn viên của ông lại là một chuỗi thành công rực rỡ, kể từ sau 1956 trở đi với hàng loạt vai chính trong các bộ phim tình cảm:Đất lành, Hồi chuông Thiên Mụ, Thiếu phụ Nam Xương, Vụ án tình, Ngàn năm mây bay, Đôi mắt người xưa, 11 giờ 30, Chờ sáng, Mùa thu cuối cùng, Bẩy ngầm…
Ngoài ra, Lê Quỳnh cũng xuất hiện trong vai thứ của một số phim quốc tế như: The Quiet American, A Night Of The Dragon, Transit A Saigon. Năm 1969, Lê Quỳnh bắt tay làm bộ phim Giã từ bóng tối trong vai trò đạo diễn, nhưng không được công chúng đón nhận và đó cũng là phim duy nhất mà ông làm đạo diễn. Cũng có thời Lê Quỳnh mon men bước vào con đường hoạt động chính trường khi ra ứng cử dân biểu quốc hội vào năm 1967 nhưng thất cử.
Lê Quỳnh chung sống với Thái Thanh được 9 năm (1956 – 1965) thì gãy gánh, sau khi đã có với nhau 5 mặt con, mà người con đầu là Lê Thị Ý Lan, sinh năm 1957, hiện là ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại, thường về biểu diễn tại Việt Nam (ca sĩ Ý Lan). Là một diễn viên có nét đẹp rất đàn ông, Lê Quỳnh được mô tả như một gã đa tình, nhưng tánh tình lại rất ghen tuông.
Chính vì thế cuộc sống vợ chồng của họ luôn là những tháng ngày đầy sóng gió. Có lần, Thái Thanh đi hát cùng với hai người anh của mình là Hoài Trung, Hoài Bắc. Dù có xe đưa đón, nhưng Lê Quỳnh vẫn âm thầm bám sát để theo dõi, và ông đã ghen với cả người lái xe vì anh ta đã lịch sự mở cửa cho Thái Thanh. Tuy nhiên, việc Lê Quỳnh tặng cho nhà văn Mai Thảo một trận đòn ghen ở phòng trà Bồng Lai năm 1965 thì không phải là chuyện ghen bóng ghen gió.
“Kẻ trộm tình”
Thật sự, chuyện Mai Thảo dan díu tình cảm với Thái Thanh là có thật. Sau này, chính Mai Thảo đã gần như dàn trải phần lớn tâm sự thầm kín của mình trong tiểu thuyết Mười đêm ngà ngọc. Cho dù ông không xác nhận, cũng không phủ nhận khi được phỏng vấn, có phải đã viết tác phẩm này cho Thái Thanh hay không, tuy nhiên, hầu hết bạn bè thân thiết của Mai Thảo và người đọc đều biết và thấy rõ bóng dáng của Thái Thanh trong đó.
Vào thời điểm này, vợ chồng Thái Thanh – Lê Quỳnh đang sống cuộc sống gia đình như địa ngục, với những xung đột tiếp diễn hàng ngày, và việc phải chia tay nhau chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên Mai Thảo vẫn là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Ông ta là nguyên nhân cũng là cái cớ cho màn ly dị với diện mạo của một kẻ trộm tình.
Mai Thảo có tên thật là Nguyễn Đăng Quý, gốc gác ở làng Thổ Khối, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nhưng được sinh ra tại chợ Cồn, xã Quần Phương Hạ, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cha ông là một nhà buôn giàu có. Thơ ấu, ông theo học trường làng, nhưng khi lên trung học thì chuyển về học trường Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1945, ông rời gia đình vào Thanh Hóa để đi theo kháng chiến. Mai Thảo làm công tác viết báo và tham gia các đoàn văn công đi lưu diễn khắp Liên khu 3, Liên khu Tư và Liên khu Việt Bắc. Đến năm 1951 thì ông bỏ về thành đi buôn theo nghiệp cha.
Năm 1954, ông định cư hẳn ở Sài Gòn, và trở thành một trong những nhà văn nổi tiếng. Cùng với Duyên Anh, Mai Thảo là hai nhà văn có số lượng tiểu thuyết xuất bản hàng đầu của miền Nam. Suốt đời Mai Thảo chưa một lần có vợ, nhưng già nhân ngãi non vợ chồng thì không kể hết. Ông được những bằng hữu thân thiết mô tả như một tay chơi có hạng, từng một thời không đêm nào là không có mặt tại vũ trường, sống trong trùng vây của rượu và gái.
Điều này, cũng được chính Mai Thảo viết rõ trong truyện Một đêm thứ bảy. Nhưng tiền ở đâu ra để Mai Thảo có thể ăn xài như một thiếu gia công tử? Hãy nghe lời nhà thơ Thái Thủy, một người bạn thân của Mai Thảo nói về trường hợp này: “Văn nghệ sĩ Bắc Hà vào Nam được các cơ quan IRC, Asia Foundation và USIS của Hoa Kỳ giúp đỡ lập ra tờ Sáng Tạo và anh Mai Thảo làm chủ nhiệm. Thời bấy giờ Mai Thảo có khả năng tài chánh, viết nhiều feulletons ăn khách, và tờ Sáng Tạo được tài trợ vững. Anh có xe hơi Fiat hiệu Austin, có nơi ăn chốn ở, có danh vọng trong giới văn học và nổi tiếng ăn chơi hào phóng”.
Một trong những người phụ nữ đã chung sống với Mai Thảo nhiều năm là một cô vũ nữ xinh đẹp tên Cúc, hoa khôi của vũ trường Tự Do. Ngoài Cúc ra, vũ trường này còn có Mỹ (Mỹ “Khùng”) là một cặp bài trùng, thuộc hàng đào nhất ở đây. Có tiền, Mai Thảo vừa ăn ở với cô Cúc, nhưng lại lén lút trăng hoa vớ Mỹ “khùng”. Nhưng theo nhà văn Văn Quang, thì nàng Cúc không biết gì về văn học nghệ thuật, không hiểu giá trị văn chương và có thể chẳng hề đọc Mai Thảo.
Ông viết về mối tình này của bạn mình chỉ là tình yêu ma quái vũ trường chập chờn dưới ánh đèn màu lung linh và sóng nhạc dập dềnh. Cuộc tình chẳng mặn mà, chỉ là một kết hợp theo nhu cầu. Tờ Sáng Tạo hết tài trợ thì nàng ra đi, được tài trợ thì nàng trở về, nhưng cũng chẳng kéo dài được ba năm. Và rồi, Mai Thảo tìm đến Thái Thanh, để biến thành một cuộc tình tay ba, giữa ba con người nổi tiếng, từng gây xôn xao dư luận một thời. Mai Thảo và một số bạn bè của ông ngụy trang cho tình yêu ngoài luồng này bằng cụm từ “tình yêu nghệ thuật”, “tình yêu ngà ngọc”.
Nhưng theo nhà thơ Thái Thủy thì: “Cuộc tình giữa Mai Thảo và danh ca Thái Thanh không phải là ngà ngọc mà chỉ là lãng mạn”. Điều này có thể đúng với tính chất của Thái Thanh vào thời điểm hạnh phúc gia đình đang bên bờ vực thẳm, đang rất cần một chỗ dựa tinh thần. Nhưng không thể đúng với một gã đàn ông như Mai Thảo.
Đánh ghen bằng nhẫn sắt
Cuối cùng, chuyện vụng trộm của Mai Thảo - Thái Thanh bị Lê Quỳnh phát hiện, ông đã kết thúc mọi việc bằng một trận đòn ghen vào một buổi tối thứ bảy năm 1965, tại phòng trà Bồng Lai. Lúc bấy giờ, Mai Thảo đang ngồi uống rượu với một vài bạn hữu thì Lê Quỳnh xuất hiện. Ông đã giáng một cú đấm như trời giáng vào mặt Mai Thảo nhưng trượt xuống vai. Tiếp đến là bàn tay được Lê Quỳnh võ trang bằng chiếc nhẫn sắt để tặng cho Mai Thảo một vết sẹo trên má, rồi rút êm. Nếu không có quyền lực của ông Nguyễn Cao Kỳ can thiệp, vì quý mến Thái Thanh, muốn giữ danh dự cho bà thì báo chí lúc bấy giờ đã làm rùm beng chuyện này lên rồi.
Sau sự cố này, Lê Quỳnh đã tỏ ra hối hận và tìm cách chuộc lỗi với Thái Thanh để tiếp tục chung sống. Nhưng Thái Thanh đã cương quyết từ chối. Sau khi hai người ly dị, ai cũng tưởng Thái Thanh sẽ đến với Mai Thảo, nhưng tất cả đã không diễn ra như thế. Có lẽ trong thời gian yêu nhau, Thái Thanh đã hiểu rõ hơn con người Mai Thảo, dù là một nhà văn nổi tiếng, nhưng ông ta chỉ là một người tình lang chạ và tất nhiên sẽ không bao giờ là một người chồng tốt. Sau đó, Thái Thanh thành hôn với dân biểu Trần Quý Phong, chủ khách sạn Catinat.
Bây giờ thì cả Lê Quỳnh, Mai Thảo đều đã thành người thiên cổ, và tiếng hát vượt thời gian Thái Thanh cũng sắp bước vào ngưỡng cửa 80. Tất cả đã chìm vào quá khứ theo thời gian. Và những thăng trầm cuộc sống đã làm cho người ta lãng quên cho dù đó là chuyện tình giữa ba con người nổi tiếng.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen