Nguyễn Định

Đã hơn một phần tư thế kỷ, thời gian trôi đi với biết bao vật đổi sao dời, nhưng trong tâm hồn mỗi người dân thành phố "Buồn Muôn Thủa", kỷ niệm xưa vẫn còn đó, thành phố quen thân của 26 năm về trước vẫn còn in sâu trong kí ức của mỗi con người. Như đại lộ Thống Nhất, chạy dài từ trung tâm thành phố ở Ngã 6 cho tới Buôn A Lê A, qua Hội đồng Tỉnh, Câu Lạc Bô Biên Thùy, Bưu Điện, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Công viên, Ty Ngân Khố, Trường Trung học Hưng Đức, là cửa ngỏ phía Nam của thành phố. Đường Lê Lợi, nối từ đại lộ Thống Nhất, bọc theo Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá Sĩ quan, cho đến trường Trung Học Tổng Hợp. Đại lộ Hùng Vương, nối từ Quân Y viện, ngang qua doanh trại đại dội 206 Cảnh sát Dã Chiến cho đến khuôn viên nhà thờ Chính Tòa, ở ngã 6 - Con đường Phan Chu Trinh, từ Ngã 6, ngang qua Trừơng Nử Trung Học Vinh Sơn cho đến Tòa Giám Mục. Đại lộ Tự Do, nối ngả 6, trung tâm thị xã với bến xe Cây Số 3, cửa Bắc thị xã, ngang qua biết bao Ty, Sở, và B Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, mà bên kia là Phi Trừơng L.19. Con đừơng Hàm Nghi dài hun hút, nối Phan Chu Trinh chạy dài cho đến ngỏ vào Xả Châu Sơn. Đường Phan Bội Châu, cũng từ Phan Chu Trinh, cắt Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Y Jút, Nguyễn Thái Học, Tôn Thất Thuyết chạy dài cho đến Chùa Khải Đoan, trường Trung Học Bồ Đề và doanh trại Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp, cửa ngỏ của phía Tây Thị Xã.
Với bao tấp nập của phố phường, lộng lẩy như Khách sạn Anh Đào, Hồng Kông, Hoàng Gia, Khu Quang Trung - Hai Bà Trưng và ciné Nguyển Huệ, Khu chợ Y Jut với ciné Lo Do, Ngân Hàng Đại Á, Sàigòn Tín Dụng, và nhà hàng Thanh Thế lẩy lừng trên Ama Trang Long. Những tiệm buôn khang trang như Trúc Lâm, Minh Sơn, Thăng Long, Dân Thiên Đường ...và biết bao thực đơn nổi tiếng của Vĩnh Thuận, Hoàng Vinh, Tân Cao Nguyên, và Le Blanc de Neige....
Những cảnh vật và sinh hoạt đó không dễ gì phôi pha được trong tâm trí những người dân Banmêthuột, và còn biết bao nhiêu nữa, những phồn hoa của phố thị thủa nào, mà mỗi người, một đời đả sinh ra và lớn lên ở nơi này, hay hoặc gĩa đã 1 thời được sinh hoạt của phố phường này cưu mang và nuôi dưỡng, nhất định không thể nào quên được Banmêthuột với kỷ niệm của đời mình. Banmêthuột, đã 26 năm qua, những tang thương dâu bể đã biến dời, phố phường tấp nập xưa chỉ còn lại trong ký ức mà thôi, và 60 ngàn dân bây gìơ đang phiêu bạt khắp 4 phương trời, ai còn, ai mất, nào ai đã biết, nhưng trong tim, trong óc của mỗi dân đinh, Banmêthuột mãi mãi và bất diệt.


BAN MÊ THUỘT, THÀNH PHỐ BỎ NGỎ
Thứ Hai, ngày 10 tháng 3 năm 1975
Khi đem ra cuốn nhật ký viết về trận tấn công Banmêthuột cuả Cộng quân, và tình hình thị xã Banmêthuột từ giây phút đầu tiên 2g 20 sáng ngày 10 tháng 3, năm 1975, tôi hoàn toàn chỉ muốn làm 1 người kể chuyện, không thêm bớt và bày tỏ quan điểm của cá nhân để đánh giá hoặc nhận định, những điều này nếu có chỉ là vì sự kiện bắt buộc bởi tính khách quan, phần phê phán, nếu có, hoàn toàn là quan điểm của người đọc. Tôi cũng muốn bày tỏ 1 điều, là những chi tiết đọc thấy trên những trang giấy này, sau hơn 26 năm, chỉ là nhật ký, được ghi lại trong cái nhìn về tình hình thị xã 1 cách khách quan, trên toàn thể khung cảnh và sự kiện ở thành phố Banmêthuột vào những ngày khốc liệt và khủng khiếp đó.
Tuy nhiên cái nhìn của tôi nhất định có phần khiếm khuyết, vì từ trận pháo kích mở màn, 2 giờ 20 phút sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, khi những chi tiết tin tức từ các chốt an ninh vòng đai thị xã gởi về cho các trung tâm Hành Quân, cho đến ngày tôi phải rời bỏ Banmêthuột, vẫn còn 1 vài khu phố tôi không có cơ hội đi qua vì tình hình an ninh vào những ngày đó. Nhưng những sự việc xảy ra trong khu vực tôi nhìn được, là toàn thể khu phố thị tứ, sầm uất nhất của thị xã này. Tôi cũng ao ước có ai đó kể cho tôi đoạn đường di tản mà Tiểu Khu và Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia phải đi qua, từ mặt sau Tiểu Khu hay từ Quân Y viện đến trung tâm Huấn Luyện Tân Binh của Sư Đòa 23 B Binh ở Trung đoàn 45 BB, dầu thực sự tôi cũng biết rõ cái nguy hiểm và nỗi gian truân trên đoạn đường đó. Và với bằng ấy sự tình, trong tôi chỉ có nỗi cảm xúc mãi mãi không nguôi và mãi mãi không vơi.
* 2 giờ 20 sáng: Bắt đầu trận pháo kích, kéo dài liên tục cho đến 6 giờ sáng, bằng các loại đại bác: 130 ly, Hoả tiển 122 ly, đại bác 100 ly gắn trên xe tăng T.54
* 4 giờ sáng: Bộ binh và chiến xa T54 của Cộng quân tấn công mặt Bắc Phi trường L19 với chiến thuật biển người, tiền pháo, hậu xung. Lực lượng phòng thủ phi trường là đại đội Thám Sát Tỉnh, (PRU), trực thuộc Bộ chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Tỉnh, quân sồ 40 người.
* 5 giờ sáng : Đơn vị phòng thủ Phi trường L19 xin Tiểu Khu tiếp viện, Tiểu Khu chỉ thị Đại dội 1/224 Ðịa phương Quân, Đại Úy Hải là đại đội trưởng, nhưng đại đội 224 ĐPQ đã không thể tiến vào Phi Trường L19 được để tiếp cứu đại đội Thám Sát Tỉnh, vì biển người của Cộng quân.
* 6 giờ 20: Phi trường L19 thất thủ, Đại đội Thám sát Tỉnh tan hàng.
* 6 giờ 55: Cộng quân làm chủ mặt Bắc thị xã.
Cộng quân từ mặt Bắc tiến vào thị xã theo đường Phan Chu Trinh và ven vòng đai Phi trưòng L 19, khu xóm đạo, đến đường Phan Bội Châu, khu Trường Nữ Trung Học Vinh Sơn nằm giữa 2 con đường Phan Chu Trinh và đường Tự Do, mà bên kia đường Tự Do là dinh Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và bố quân tại đó.
Mặt Tây thị xã
* 7 giờ 5 phút: Cộng quân xâm nhập khu vực suối Bà Hoàng, và cuối đường Hàm Nghi, ngõ vào xã Châu-Sơn.
* 7 giờ 15: Một mủi tiến quân khác của Cộng quân tràn chiếm khu vực cuối đường Hoàng Diệu, (đường đi Bandon, Khu trung tâm xã hội, do linh mục Trương Trọng Tài, mới thành lập để nuôi người gìa tàn tật và trẻ mồ côi.
Mặt Nam thị xã
Cũng vào thời gian này, dân chúng từ cửa Bắc thị xã, khu xóm đạo, bồng bế nhau chạy vào trung tâm thành phố, ở khu Ly Thường Kiệt - Ama Trang Long, chen chúc nhau ở khu vực tiệm Bida Thanh Sơn, tiệm gạo, nhà sách Văn, trên đường Lý thường Kiệt, đối diện Khách sạn Hoà Bình và tiệm chụp hình Hưng Ký. Ở mặt Tây, dân chúng đổ xô nhau chạy về khu trường Tàu nằm trên đường Y - Jut, đối diện Hội Dục Anh. Tình hình tại Trung Tâm thị xã, Từ khu vực Ngả 6, nhà thờ chính tòa (nhà thờ cha Ngoạn), Khu Quang Trung, Ciné Nguyễn Huệ, Ama Trang Long, Hai Bà Trung, Lý Thường Kiệt, Y - Jut, Ciné Lo Do, Tôn Thất Thuyết, đến khách sạn Hoàng Gia, vẫn còn yên tĩnh, chưa có bóng dáng của Cộng quân.
Cũng thời gian này, các chốt an ninh vòng đai thị xã hoàn toàn tan vở. Nhưng tin tức về các mủi tiến quân của Cộng quân, các trung tâm hành quân của Tiểu Khu, Trung tâm hành quân Cảnh Lực của Cảnh sát đã nhận rất đầy đủ.
Từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30 thứ 2, ngày 10 tháng 3 năm 1975, lực lượng Cộng quân đã hoàn toàn làm chủ tình hình các mặt Bắc, Tây và Nam thị xã, vành đai an toàn cho thị xã đã bị phá vở, và các chốt điểm quan yếu như Phi trưòng L19, bến xe cây số 3 ở phía Bắc, Trạm kiểm soát phía Nam và kho đạn Mai Hắc Đế đã lọt vào tay Cộng quân.
* 8 giờ 45: Lực lượng Cộng quân từ khu vực đường Phan Bội Châu và Trường Nữ Trung Học Vinh Sơn chiếm khuôn viên nhà thờ Chính Toà (trung tâm thành phố).
Một cánh quân khác của Cộng quân từ cuối đường Phan Bội Châu, có T54 cũng đang theo đường Phan Bội Châu tiến về khu vực nhà thò Chính Toà.
* 9 giờ: Lực lượng Cộng quân dùng B40, B41 và cối 60 ly bắn phá khu trungtâm thành phố trên đường Hai Bà Trưng, đoạn từ Quang Trung đến Ama Trang Long (Khu bến xe Lam cũ, cạnh khách sạn Hồng Kông, thiêu huỷ hoàn toàn khu phố này và khu phố dọc theo Quang Trung, từ Hai Bà Trưng đến Lý thường Kiệt, đối diện Khách sạn Tường Hiệp, và Ngân Hàng Đại Á cũng thành 1 biển lửa.
Khu phố trung tâm bị bắn cháy, những cư dân ở đây và dân chúng từ ngoại ô thành phố chạy về tá túc ở khu vực Lý thường Kiệt, trong các tiệm bida Thanh sơn, tiệm gạo, nhà sách Văn ... đã xô nhau chạy băng qua đường Lý thường Kiệt, theo Ama Trang Long và Quang Trung chạy xuống khu chợ, nhà hàng Vĩnh Thuận, đối diện cục Cảnh sát Quốc Gia xã Lạc Giao đễ ẩn núp.
* 9 giờ 20 sáng ngày thứ 2, 10 tháng 3 năm 1975, một đơn vị Biệt ộĐng Quân, quân lực VNCH đầu tiên xâm nhập được thị xã, qua cửa ngỏ phía bắc, rải quân ở khu vực Trường Trung Học Tổng Hợp Banmêthuột, ngã 4 đường Bà Triệu và đường Hùng Vương.
* 9 giờ 25: Lực lượng Cộng quân từ khuôn viên nhà thờ chính toà vượt ngả 6, tiến chiếm Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá sĩ quan, Hội đồng Tỉnh, nằm ở ngã 3 Lê Lợi và Thống nhất, đối diện khu vườn hoang của bác sĩ Tôn Thất Niệm.
Tuy nhiên, mủi quân phía Nam của công quân, sau khi chiếm khu vực xứ Tân Mai và Buôn Alê A, đã không vượt được tư dinh tỉnh Trưởng, án ngữ trên đường Thống Nhất, đã bố quân dọc theo đại lộ Thống Nhất, bắn phá khu vực Ty Ngân khố và khu Dân Y viện Banmêthuột. Tư dinh Tỉnh Trưởng là tiền đồn kiên cố nhất đối với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu lúc bấy giờ, vì tư dinh được bao quanh bằng 1 hệ thống tường xây, và phần dưới của biệt thự này là tường bằng đá tảng. Tư dinh được 1 trung đội Địa Phương Quân trấn thủ, do Trung Úy Hoành chỉ huy.
* 9 giờ 30 phút sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, bộ binh và chiến xa T54 của Cộng quân từ khu cư xá Sĩ quan, Hội đồng Tỉnh và Câu lạc bộ Biên Thuỳ, tràn qua khu vườn hoang của bác sĩ Tôn thất Niệm tấn công Bộ chỉ Huy Tiểu Khu Darlắc ( Banmêthuột).
* 10 giờ 15: Đơn vị Biệt đng Quân đưa gia đình Tư Lệnh Sư đoàn 23 BB ra khỏi thị xã để đến doanh trại Trung đoàn 45 BB (ở cây số 5).
* 10 giờ 20: T54 của Cộng quân chiếm Sân vận động và khuôn viên Toà Sơ Thẩm Banmêthuột.
* 11 giờ 20: 1 chiếc T54 của công quân bị bắn cháy trước cổng chính B chỉ Huy Tiểu Khu, đối diện Bưu Điện Banmêthuột.
* 11 giờ 30: Cộng quân chiếm hoàn toàn khu trung tâm thành phố. Suốt từ Ngã 6,đường Phan chu Trinh, chạy dài theo Quang Trung và Ama Trang Long đến Tôn Thất Thuyết... bắn phá các dãy phố dọc theo AmaTrang Long, Y -Jut và bắn cháy khu chợ Banmêthuột.
* 11 giờ 45: Cộng quân bắn cháy 2 chiếc Commando Car của Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp tại ngả 3 Tôn Thất Thuyết - Ama Trang Long, trước Bar Quốc Tế và tiệm gạo Thanh Bình.
- 7 giờ 30: Cộng quân chiếm khu giáo xứ Tân Mai, Buôn AlêA, nằm trên đường Thống Nhất, nối liền Quốc L 14 tại Trạm kiểm soát cửa Nam, thuộc Cục Cảnh sát Quốc Gia. Dân chúng từ mặt Nam thị xã, đổ xô nhau chạy vào khu Dân Y Viện Banmêthuột và Trường Tiểu Học Nguyễn Du tránh đạn.

Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen