Trọng Ðạt
Cuộc
chiến tranh lớn nào cũng có một mặt trận kết thúc cho toàn bộ:
Ngày 2-2-1943 Quân
Ðức đầu hàng Nga tại Stalingrad, Hitler mất nguyên lộ quân số 6 trên 300 ngàn
người gồm những lực lượng tinh nhuệ nhất, gió đã đổi chiều cho Hitler,
Satlingrad là khởi đầu cho sự bại trận của Ðức Quốc Xã. Ngày 4-6-1942 ngoài
khơi Midway, trận hải chiến kinh hoàng Mỹ- Nhật diễn ra, trong một ngày Nhật bị
mất 4 hàng không mẫu hạm, hơn 300 máy bay, khoảng 3000 thủy thủ.. rồi dần dần
thua luôn cuộc chiến Thái Bình Dương. Tại Bắc Việt ngày 7-5-1954 Pháp bại trận
Ðiện Biên Phủ, thua luôn cuộc chiến tranh Ðông Dương. Ngày 10-3-1975 Bắc Việt tấn
công ồ ạt chiếm Ban Mê Thuột, Sau khi bị Đồng Minh Hoa Kỳ phản bội bán đứng
VNCH cho Việt Cộng và liên minh Cộng sản Trung Cộng Và Nga Sô ký ép buộc VNCH
ký kết Hiệp định PARI.Tổng Thống Thiệu cho rút quân theo đường số 7B đưa tới cuộc
thảm bại lớn nhất trong cuộc chiến tranh tại miền Nam nước Việt và sự sụp đổ
Quân đoàn 2, từ đó đưa tới sụp đổ Quân đoàn 1 và rồi đưa tới Sài Gòn thất thủ
ngày 30-4-1975, kết thúc trong bi thảm cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ.
Ban Mê Thuột được coi như trận đánh quyết định vận mạng của Việt Nam Cộng Hòa.
Từ sau ngày ký Hiệp
Ðịnh Ba Lê đến tháng 10-1973 tình hình tương đối yên tĩnh. Tháng 6-1973 Quốc hội
Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự tại Ðông Dương Việt
Miên Lào. Ðầu tháng 7-1973 TT. Nixon ký đạo luật áp dụng từ giữa tháng 8-1973 cấm
hoạt động quân sự trên toàn cõi Ðông Dương. Tháng 10-1973 Quốc Hội HK ra đạo luật
hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh, Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc
Hội trước khi gửi quân đi tham chiến.
Thấy thời cơ đã tới
Cộng Sản Bắc Việt được sự hậu thuận và viện trợ tôi đa súng đạn của Nga Sô và
Trung Cộng bèn thay đổi đường lối đấu tranh từ chính trị sang quân sự bạo lực.
Ðại Hội 21 của Bộ Chính Trị tại Hà Nội trong tháng 10 quyết định đấu tranh quân
sự, trước hết tiến đánh các đồn bót lẻ tẻ, phát triển tuyến đường xa lộ Ðông
Trường Sơn, tại Quân khu 1, một số căn cứ của Việt Nam Cộng Hòa bị Bắc Việt tiến
chiếm, tháng 9, tháng 10 một số đơn vị QLVNCH thuộc tỉnh Thừa Thiên phải di tản.
Năm 1973 Bắc Việt vẫn chưa phục hồi sau trận Mùa Hè 1972, chưa thể tổ chức được
cuộc tấn công qui mô lớn.
Sau khi ký Hiệp định
Paris, Bắc Việt cho khởi công xây tuyến đường xa lộ Ðông Trường Sơn hay hành
lang 613, song song với đường mòn Hồ Chí Minh nhưng nằm trong địa phận Việt Nam
Cộng Hòa từ Ðồng Hới cho tới Lộc Ninh, đến đầu 1975 thì công trình hoàn thành
dài 1,200 km. Dọc theo Ðông Trường Sơn là hệ thống dẫn dầu Quảng Trị qua Tây
Nguyên tới Lộc Ninh. Bắc Việt huy động hàng nghìn xe máy ủi, hàng vạn bộ đội,
công nhân, thanh niên xung phong, dân công .. ngày đêm phá núi san đèo, xây cống,
lắp đường, dựng cầu.. đường rộng 8 m.. xe vận tải cỡ lớn chạy hai chiều được,
ngày đêm chở hàng trăm nghìn tấn đạn dược quân nhu cho chiến trường. Bắc Việt
đã xử dụng 16,000 xe vận tải để chuyên chở binh khí, kỹ thuật, đạn dược, lương
thực chuẩn bị cho chiến trường miền Nam trong hai năm 1973 và 1974. Chiều dài
toàn bộ hệ thống chiến lược Trường Sơn tới 1975 là 16,000 km gồm 5 hệ thống đường
trục dài 5,500 km, 21 đường trục ngang dài 1,020 km, một đường hệ thống dẫn dầu
dài 5000 km.
Ngày 22-5-1974 Hạ
Viện Mỹ phủ quyết đề nghị gia tăng quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa. Ủy Ban Quốc
Phòng Hạ Viện đề nghị 1 tỷ 4, tới 23-9-1974 Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ đồng thanh
chấp thuận Quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa là 700 triệu như vậy từ 1-7-1974
VNCH chỉ nhận được một nửa số quân viện cần thiết, trong số 700 triệu này thì
300 triệu đã được dùng để trả lương cho nhân viên cơ quan tùy viện quân sự DAO
của Hoa Kỳ.
Tướng Nga Kulikov,
Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng tới Hà Nội xúi giục Bắc Việt tấn công xâm chiếm Miền
Nam và hứa giúp thêm vũ khí đạn dược. Cuối tháng 10-1974 Bộ Chính Trị Bắc Việt
quyết định kế hoạch tác chiến năm 1975.
“Quyết tâm chiến lược
của Bộ chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: Năm
1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976
tiến hành Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam”
(Văn Tiến Dũng , Ðại
Thắng Mùa Xuân trang 29).
Trong khi ấy vì tin
tức tình báo của ta yếu kém, Tổng Thống Thiệu không có một nhận định nào rõ
ràng về lực lượng cũng như kế hoạch sắp tới của địch. Ngày 9 và 10 tháng 12 năm
1974, vài hôm trước khi Việt Cộng tấn công Phước Long, tại dinh Ðộc Lập trong một
phiên họp Hội đồng Tướng lãnh và các vị Tư lệnh quân khu, TT Thiệu cho biết
trong năm 1975 Việt Cộng có thể đánh với qui mô lớn nhưng không bằng năm 1968
và 1972, Việt Cộng chưa có đủ khả năng đánh vào các thị xã lớn, dù đánh cũng
không giữ được !!! chỉ đánh các thị xã nhỏ như Phước Long, Gia Nghĩa. TT Thiệu
cho biết sẽ tăng cường phòng thủ đồng bằng sông Cửu Long và không chú trọng vào
Cao Nguyên Quân khu 2. Trong phiên họp này Bắc Việt đã gài được gián điệp nằm
vùng (Ðại Thắng Mùa Xuân) để rồi sau đó chúng tăng cường lực lượng chuẩn bị cho
cuộc tấn công Quân khu 2 của ta.
Từ tháng 10 năm
1974 Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt đã trình bày kế hoạch tác chiến lên Bộ Chính Trị
và Quân ủy Trung ương, chúng đã chọn chiến trường Cao Nguyên làm chủ yếu.
“ Khi thảo luận kế
hoạch tác chiến chiến lược năm 1975, một vấn đề rất quan trọng nữa cũng được đặt
ra là chọn chiến trường chủ yếu ở đâu ? Trên toàn chiến trường miền Nam, địch bố
trí lực lượng theo thế ‘mạnh ở hai đầu’. Cụ thể là ở Quân khu 1 tiếp giáp với
miền Bắc xã hội chủ nghĩa, địch có năm sư đoàn chủ lực, ở quân khu 3, trong đó
có tuyến phòng thủ ngoài bảo vệ Sài Gòn, địch có 3 sư đoàn chủ lực, nhưng chúng
còn có thể sẵn sàng cơ động 1-2 sư đoàn chủ lực trong số 3 sư đoàn ở quân khu 4
về. Còn ở quân khu 2, trong đó có Tây Nguyên, địch chỉ có 2 sư đoàn chủ lực, lại
phải rải ra vừa giữ các tỉnh Tây Nguyên, vừa phải bảo vệ các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ từ từ Bình Ðịnh đến Bình Thuận. Nhưng Tây Nguyên là một chiến trường hết
sức cơ động, có nhiều thế lợi để phát triển về phía Nam theo theo đường số 14
hoặc xuống phía Ðông theo các đường số 19, 21. Ðịa hình ở đây là cao nguyên, độ
cao chênh lệch không đáng kể, tiện việc làm đường, các binh khí kỹ thuật cơ động
thuận tiện, phát huy được hết sức mạnh. Tóm lại, đứng về mặt chiến lược đây là
một địa bàn hết sức quan trọng.
Hội nghị nhất trí
thông qua phương án của Bộ Tổng tham mưu, chọn chiến trường Tây nguyên làm hướng
chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp năm 1975”
(ÐTMX trang 24)
Ðại tá Phạm Bá Hoa
nói hồi ông học tại trường Ðại Học Quân Sự năm 1960 có được đọc một tài liệu
nói “Trong chiến tranh Việt Nam, ai chiếm được cao nguyên miền Trung thì người
đó sẽ nắm phần chiến thắng”, Cộng Sản cũng nói ai làm chủ Tây Nguyên thì làm chủ
chiến trường. Theo Văn Tiến Dũng, TT Thiệu đã bố trí sai lực lượng, mạnh ở hai
đầu (tức Quân khu 3 và Quân khu 1) nghĩa là yếu ở Quân khu 2 nên Bắc Việt chủ
trương tấn công Quân khu 2 trước, vả lại nơi đây là vị trí yết hầu. Nhưng cũng
một phần vì ông ta không chủ trương giữ Quân khu 2, một vùng cao nguyên cẵn cỗi
mà trong thâm tâm đã có ý tưởng bỏ vùng núi rừng miền Trung rút quân về vùng đất
mầu mỡ Quân khu 3 và 4 nên đã không tăng cường phòng thủ Quân khu 2.
Sau khi lựa chọn
chiến trường Tây Nguyên, Bắc Việt lựa chọn địa điểm tấn công, dưới đây là buổi
họp của Quân Uỷ Trung Ương Bắc Việt ngày 9-11-1974.“Ðến cuộc họp của Thường Trực
Quân Uỷ, ý định đánh Buôn Ma Thuột mới thật sự rõ nét. Mọi người đều thấy ý
nghĩa quan trọng của trận đánh vào thị xã này, nhưng cách đánh để thắng cho
nhanh thì còn phải nghiên cứu thực tế tại chỗ mới đi tới quyết định được.
Như thế Bắc Việt đã
chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột từ bốn tháng trước ngày tấn công trong khi ta không
có một nhận định hoặc tin tức tình báo nào rõ rệt.
Một tháng sau vào
ngày 13-12-1974 Bắc Việt đưa ba sư đoàn tấn công Phước Long, đến ngày 7-1 tỉnh
này hoàn toàn lọt vào tay địch. Tổng số 4500 binh sĩ, sĩ quan VNCH chỉ còn 850
người sống sót. Tỉnh trưởng Phước Long. Quận trưởng Phước Bình mất tích, 3000
trong số 30,000 dân trốn thoát, một số viên chức hành chánh bị Việt Cộng hành
quyết, thất bại tại Phước Long là đương nhiên vì một tiểu đoàn bộ binh và 5 tiểu
đoàn địa phương quân không thể chống lại 3 sư đoàn Việt Cộng. Chính phủ VNCH
không tăng viện cho Phước Long vì không đủ khả năng thực hiện tiếp tế, cứu viện
bằng trực thăng vận từ Biên Hòa. Phước Long nói về kinh tế chính trị kém quan
trọng hơn Tây Ninh, Pleiku, Huế… Sự thực chính phủ Thiệu cũng cố tình bỏ rơi
Phước Long để chờ Phản ứng của Mỹ. Việt Cộng đánh thăm dò Phước Long xem phản ứng
Mỹ, khi thấy Mỹ chỉ phản đối suông thì chúng làm tới.
Sau trận Phước Long
ta biết chắc Cộng Sản sẽ đánh lớn tại Cao Nguyên đầu năm 1975 nhưng chưa biết
chắc chỗ nào vì chúng nghi binh tối đa, ta không đoán được ý định của địch,
theo Tướng Hoàng Lạc trước khi Văn Tiến Dũng vào Nam, Giáp đã dặn dò Dũng phải
nghi binh thật nhiều để đánh lạc hướng ta.
Tình hình chính trị
quân sự Việt Nam Cộng Hòa 1975 rất là bi đát. Năm 1967 quân phí tại Việt Nam là
20 tỷ Mỹ Kim, năm 1968 lên 26 tỷ, năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 71 rút xuống
còn 12 tỷ mỗi năm Mỹ vì đang rút quân. Khi Mỹ đã rút gần hết chỉ còn 24,200 người
trong năm 1972 thì Việt Nam phải một mình gánh vác chiến trường với tiền viện
trợ ngày một bị cắt giảm. Năm 1973 viện trợ quân sự là 2,1 tỷ, năm 1974 chỉ còn
1,4 tỷ, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu trong đó 300 triệu để trả lương cho
nhân viên DAO của Mỹ. Ðảng Dân chủ nắm đa số tại Quốc Hội Mỹ chủ trương rút
quân bỏ Việt Nam không cần đếm xỉa gì tới bạn đồng minh cũng như danh dự cho nước
Mỹ. Về tiền nong và thực lực Dân Chủ yếu kém so với Cộng Hòa nên họ chỉ tìm sơ
hở của Cộng Hòa để phá phách kiếm phiếu, Dân Chủ thường o bế dân nghèo, giới
bình dân khố rách áo ôm, đám trốn quân dịch, phản chiến.. để lấy lòng, họ thắng
lợi đúng lúc người dân chống đối chiến tranh Việt Nam dữ dội. Ðảng nọ phá đảng
kia, miền Nam Việt Nam chết oan vì bị nằm giữa cái thế trâu bò húc nhau giữa Cộng
Hòa, Dân Chủ của nước Mỹ.
Hậu quả của của việc
cắt giảm quân viện khiến chúng ta lâm vào tình trạng thiếu hụt, năm 1972 một số
lớn xăng dầu đạn dược đã được dốc vào mùa hè đỏ lửa 1972. Việc cắt giảm đưa tới
tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của Bộ Tổng tham mưu hậu quả là không quân đã
phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ,
huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70% . Hải quân cũng
cắt giảm hoạt động 50%, 600 tầu chiến thuyền các loại nằm ụ. Ðạn dược chỉ còn đủ
đánh tới tháng 5, tháng 6 -1975, hỏa lực giảm 60%, năm 1972 ta xử dụng 66 ngàn
tấn đạn một tháng từ tháng 7-1974 đến tháng 3-1975 ta chỉ còn xử dụng 18 ngàn tấn
một tháng, thiếu thuốc men, số tử thương tăng cao, tinh thần xuống thấp. Ngày
9-8-1974 TT Nixon từ chức mang theo những lời hứa hẹn với Tướng Thiệu xuống tuyền
đài.
Việt Nam Cộng Hòa
nay đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, thù trong giặc ngoài. Ðồng Minh thì phản bội,
lãnh đạo đa nghi các phe phái thế lực trong nước thì tha hồ lũng đoạn gây rối
làm lợi cho Cộng Sán kẻ thù thừa cơ nước đục thả câu xua đại binh tấn công như
vũ bão.
Trước khi vào trận
đọ sức quyết liệt chúng tôi xin so sánh lực lượng hai bên.
Quân đội Việt Nam Cộng
Hòa năm 1975 có hơn một triệu quân trong đó 40% là chủ lực quân chính qui, 50%
là địa phương quân, còn lại là không quân, hải quân, cảnh sát. Lính nhà nghề chỉ
có 13 sư đoàn chủ lực và 15 liên đoàn Biệt động quân (tương đương khoảng hơn 2
sư đoàn, trên thực tế một liên đoàn có vào khoảng từ 1000 đến 2000 người). Tổng
cộng ta có vào khoảng 15 sư đoàn chính qui (nếu kể cả Biệt động quân). Lực lượng
được bố trí toàn quốc như sau.
Quân khu Một: 5 sư
đoàn ( 1, 2, 3, Nhẩy Dù, Thuỷ quân lục chiến), 4 liên đoàn Biệt động quân, hơn
400 đại bác, 450 xe tăng thiết giáp, 96 máy bay chiến đấu.
Quân khu Hai: 2 sư
đoàn (22, 23), 7 liên đoàn Biệt động quân, 380 đại bác, 470 xe tăng thiết giáp,
138 máy bay chiến đấu.
Quân khu Ba: 3 sư
đoàn (5, 18, 25), 4 liên đoàn Biệt động quân, 376 đại bác, 655 xe tăng, 250 máy
bay chiến đấu.
Quân khu Bốn: 3 sư
đoàn (7, 9, 21) 380 khẩu pháo, 490 xe tăng, 72 máy bay chiến đấu, 580 tầu xuồng
các loại.
Tổng cộng ta có 15
sư đoàn chủ lực nếu đem chia cho 44 tỉnh toàn quốc thì trung bình mỗi tỉnh chỉ
có một trung đoàn chính qui bảo vệ trong khi địch có khả năng tập trung hằng chục
trung đoàn để tấn công một địa điểm vì chúng không phải trải quân giữ đất như
ta.
Lực lương chính qui
Bắc Việt năm 1975 gồm 4 quân đoàn và đoàn 232 (tương đương một quân đoàn).
Quân đoàn Một: 3 sư
đoàn bộ binh 308, 312, 320B, sư đoàn phòng không 327 và các lữ đoàn xe tăng
203, lữ đoàn pháo binh, công binh…
Quân đoàn Hai: 3 sư
đoàn bộ binh 304, 324, 325, sư đoàn phòng không 327, và các lữ đoàn xe tăng,
pháo binh, công binh…
Quân đoàn Ba:3 sư
đoàn bộ binh 10, 316, 320, 2 trung đoàn pháo binh, 2 trung đoàn phòng không,
trung đoàn xe tăng, công binh…
Quân đoàn Bốn: 3 sư
đoàn bộ binh 6, 7, 341 và các trung đoàn xe tăng, pháo, phòng không…
Ðoàn 232 gồm: 3 sư
đoàn bộ binh 3, 5, 9 và sư đoàn đặc công 27. Tổng cộng 16 sư đoàn. Ngoài ra Bắc
Việt còn có vào khoảng 15 trung đoàn độc lập tương đương với 4, hoặc 5 sư đoàn,
toàn bộ chủ lực quân chính qui của địch vào khoảng 20 hoặc 21 sư đoàn bộ binh gần
300 ngàn người chưa kể khoảng 20 trung đoàn pháo binh, thiết giáp và phòng
không, công binh. Năm 1974 Bắc Việt có vào khoảng từ 500 ngàn cho tới 570 ngàn
quân, Bắc Việt có thể huy động 1 triệu 600 ngàn du kích để phòng thủ bờ biển,
phòng không…
Hơn 80% bộ binh chính qui Bắc Việt đã có mặt tại miền Nam đầu năm 1975, chúng để lại 3 sư đoàn của Quân đoàn 1 tại miền Bắc làm lực lượng tổng trừ bị sau khi Quân khu 2 và 1 của ta sụp đổ, Bắc Việt đưa hết cả 3 sư đoàn vào Nam. Năm 1976 báo Quân đội nhân dân Cộng Sản tiết lộ vũ khí đạn dược của địch năm 1975 gấp 3 lần năm 1972, có lẽ Việt Cộng phóng đại lên, chắc chỉ bằng 2 năm 1972 thôi. Về Pháo binh và thiết giáp người ta ước lượng không chính xác Bắc Việt đưa vào Nam khoảng 500 khẩu trọng pháo và 500 xe tăng. Về xe tăng và pháo binh, ta trội hơn địch về số lượng nhưng về mặt phẩm thì ta không bằng, thiết giáp của ta gồm M-113, M-41 và M-48, chỉ có M-48 mới tương đương với chiến xa T 54 của địch. Ðại bác 130 ly của Việt Cộng có tầm viễn xạ tối đa 27 cây số trong khi đại bác 105 ly và 155 ly của ta chỉ bắn tối đa được 11 và 15 cây số.
So sánh với tình hình năm 1972 ta thấy năm 1975 quả là bi đát, năm 1972 lực lượng địch chỉ có 10 sư đoàn, ta có đầy đủ tiếp liệu đạn dược, lại được Mỹ yểm trợ B52 trải thảm tối đa, nhưng đến năm 1975 đạn dược nhiên liệu thiếu hụt, lực lượng địch tăng lên gấp đôi khoảng 20 sư đoàn, ta lại không được B52 yểm trợ oanh tạc. Về chiến thuật chiến lược cả hai bên vẫn y như cũ, Cộng quân vẫn là tiền pháo hậu sung, công đồn đả viện, lấy thịt đè người… nói chung không có gì mới lạ, chúng có ưu thế hơn ta trong sự lựa chọn chiến trường, luôn luôn ở thế tấn công đúng theo nguyên tắc quân sự Lenine, chủ động tiến công tiêu diệt địch, phòng ngự là con đường chết của vũ trang khởi nghĩa. Phía ta vẫn là trãi quân giữ đất, vẫn theo chính sách đóng đồn cũ rích có từ thời ông Ðờ Lát năm 1950.
Quân khu 2 gồm 12 tỉnh, diện tích rộng lớn nhất bằng gần một nửa Việt Nam Cộng Hòa mà chỉ có 2 sư đoàn bộ binh và 7 liên đoàn Biệt động quân, toàn bộ tương đương với hơn ba sư đoàn, khoảng hơn 10 trung đoàn, tính trung bình một tỉnh chưa được một trung đoàn chủ lực bảo vệ, là nơi yếu thế nhất đã được Việt Cộng chiếu cố tấn công. Quân khu 2 dân số trên 3 triệu gồm các tỉnh Cao nguyên Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Lâm Ðồng, Quảng Ðức, Phú Bổn, Tuyên Ðức, phía Ðông là các tỉnh duyên hải gồm Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận… có 3 thành phố chính là Nha Trang, Qui Nhơn, Tuy Hòa, dân số tại đây thưa thớt hơn các quân khu khác.
Tư lệnh quân đoàn Thiếu tướng Phạm văn Phú, Tư lệnh phó Chuẩn tướng Trần văn Cẩm, Chuẩn tướng Lê Văn Thân Tham mưu trưởng. Tại Ban Mê Thuột chủ lực quân của ta chỉ có 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53 đóng tại phi trường Phụng Dực, theo một tài liệu Mỹ lực lượng ta tại Ban Mê Thuột gồm 4,000 người nhưng trong đó phần nhiều là địa phương quân, cảnh sát.
Bản đồ Thị xả Ban Mê Thuột
Lực lượng Cộng quân tại Quân khu 2 gồm 3 sư đoàn 10, 320, 968 phụ trách Cao Nguyên, sư đoàn 3 phụ trách Vùng duyên hải, cuối tháng 12 -1974 Bắc Việt cho tăng cường sư đoàn 316 từ Nghệ An vào để đánh Ban Mê Thuột, ngoài ra còn 15 trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh. .. tổng cộng từ 75 cho tới 80 ngàn người. Bắc Việt đã được Nga viện trợ cho nhiều vũ khí tối tân, xe tăng T55, T59, T54, ngoài ra Việt Cộng còn được trang bị nhiều hỏa tiễn tầm nhiệt hiện đại để chống máy bay. Vì Việt Cộng tập trung lực lượng tại khu vực chủ yếu nên bộ binh địch trội hơn ta gấp 5 lần, xe tăng coi như ngang nhau, pháo binh gấp 2 ta. Tư lệnh mặt trận Trung Tướng Hoàng Minh Thảo, chính ủy Ðại tá Nguyễn Hiệp, Tư lệnh phó Thiếu tướng Vũ Lăng.
Ngày 5-2-1975 Văn Tiến Dũng từ phi trường Gia Lâm đáp máy bay xuống Ðồng Hới rồi vào Quảng Trị, tới sông Bến Hải, hắn đi xuồng máy tới Bộ chỉ huy chiến dịch tại phía Tây Gio Linh để điều động toàn bộ chiến dịch.
Tại Ban Mê thuột chủ lực quân của Việt Cộng theo một tài liệu Mỹ là 25 ngàn người gấp 6 lần phía ta. Ban Mê Thuột là tỉnh lỵ của Darlac, dân số 250 ngàn người gồm Kinh, thượng, Tầu và các chủ đồn điền Pháp và Ý. Bắc Việt đưa kế hoạch tấn công bất ngờ và đông đảo, nghi binh tối đa, chúng vờ đánh Pleiku để nhử ta lên giải tỏa rồi cắt các đường dẫn đến Ban Mê Thuột, chiếm phi trường sau cùng ba mặt giáp công. Bắc Việt dùng các trung đoàn, sư đoàn cắt các đường giao thông 19, 14, 21 nghi binh thu hút quân đội VNCH về phía Bắc để tấn công Ban mê Thuột. Chúng không để sẵn ở vị trí xuất phát tấn công mà tập kết từ xa vận động đến, bỏ qua vòng ngoài bất ngờ thọc sâu vào thị xã phối hợp với lực lượng đặc công đã có sẵn trong thị xã, rồi từ đó đánh ra ngoài, chúng không đánh theo lối bóc vỏ.
Ngày 1-3-1975 sư đoàn 968 Bắc Việt chiếm đồn bót gần Thanh An, pháo kích phi trường Cù Hanh, Pleiku. Ngày 3-3 trung đoàn 95 Việt Cộng và sư đoàn 3 ngăn chận quốc lộ 19 tại An Khê. Ngày 5-3 trung đoàn 25 Việt Cộng cắt Quốc Lộ 21 giữa Phước An và Khánh Dương, cắt đường Nha Trang – Ban Mê Thuột. Tướng Phú cho tăng cường trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 tiểu đoàn Biệt động quân và thiết giáp giải tỏa quốc lộ 19. Ngày 7-3 sư đoàn 320 Việt Cộng chiếm Thuần Mẫn, ngày 9-3 sư đoàn 10 tấn công Ðức Lập, Quảng Ðức, căn cứ núi lửa và 23 bị tràn ngập, như thế Việt Cộng cô lập Ban Mê Thuột cả Bắc và Nam mà Tướng Phú vẫn cho là địch sẽ đánh Pleiku, ông lại nghĩ chúng nghi binh vờ đánh Ban Mê Thuột. Tuy nhiên theo đề nghị của Bộ tư lệnh Quân đoàn ông đã cho trực thăng vận 2 tiểu đoàn Biệt đông quân thuộc liên đoàn 21 từ Kontum đến Buôn Hô cách 30 km ở phía Bắc Ban Mê Thuột.
Sự sai lầm của tướng Phú đã được Việt Cộng khai thác triệt để.
“Từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 9 tháng 3 năm 1975, trước khi tiến công vào Buôn Ma Thuột, ta triển khai thế chiến dịch, thu hút sự chú ý của địch về hướng Công tum, Plây cu, cắt các đường, cô lập mục tiêu chủ yếu. Cho nên đến lúc ta sắp nổ súng đánh vào Buôn Ma Thuột, địch mới biết. Chúng báo động và muốn tăng cường lực lượng nhưng không kịp nữa rồi, lực lượng đã bị căng giữ ở các nơi khác”
(ÐTMX trang 90)
Hai giờ sáng ngày 10-3 đặc công Việt cộng trong thị xã đột nhập phi trường phá huỷ một máy bay, 3 sư đoàn 316, 10, 320 gồm ba mũi tấn công Ban Mê Thuột phối hợp với đặc công đã nằm trong thị xã. Chúng pháo kích ầm ầm như phong ba bão táp vào các vị trí của ta rồi đưa xe tăng, xe kéo pháo, phòng không, quân xa.. ồ ạt tiến về thị xã từ xa, lần đầu tiên Việt Cộng đánh trận bằng xe hơi. Trong một đêm chúng đã đưa được một lực lượng đông đảo 12 trung đoàn gồm 9 trung đoàn bộ binh và các trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không..vào trận địa đúng thời gian. Ðịch bỏ qua các đồn bót dọc đường, tiến về thị xã, bắc phà cho cả đoàn xe vượt sông Sê Rê Pốc, các mũi tiến công đã tiến vào đúng thời gian. Chúng chia làm 3 mũi tấn công, mũi thứ nhất đánh trại Mai Hắc Ðế, cánh thứ hai đánh phi trường Phụng Dực (có 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53), 4 xe tăng bị bắn cháy, 200 Việt Cộng bị hạ, cánh thứ ba đánh phi trường L19, khi tiến vào thị xã 11 xe tăng đã bị lính địa phương quân Tiểu Khu DakLak của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật bắn cháy.
Vào buổi chiều Việt Cộng chiếm được một nửa thành phố, địa phương quân nghĩa quân và cảnh sát vẫn chiến đấu anh dũng tại nhiều nơi. Tướng Phú cho trực thăng vận Liên đoàn 21 Biệt động quân vào Buôn Hô hành quân vào thị xã tiến chiếm tiểu khu Ban Mê Thuột nhưng liên đoàn không đạt được mục tiêu vì sự điều quân vị kỷ của Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh sư đoàn 23, ông điều động Liên đoàn rút về phi trường L19 để bảo vệ gia đình mình đang kẹt tại sân bay để ông đưa trực thăng xuống bốc đi.
Sáng 11-3 không quân oanh tạc lầm vào Bộ Chỉ Huy của Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột, đứt liên lạc với quân đoàn 2. Bắc Việt cho tăng cường sư đoàn 320 tiếp tục tấn công phi trường Phụng Dực, Trung đoàn 53 cầm cự đến ngày 17 -3 thì chấm dứt, Phạm Huấn cho biết họ chiến đấu anh dũng tới người cuối cùng, nhưng cũng có tài liệu cho biết một số ít thoát ra khỏi vòng vây chạy vào rừng thoát thân. Quân đội trú phòng chiến đấu rất anh dũng nhưng không thể nào chống lại lực lượng quá đông đảo của địch.
Ngày 11-3 Bộ Tư Lệnh sư đoàn 23 lập kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột.
- Trung đoàn 45 được trực thăng vận từ đèo Tử Sĩ đến quận Phước An để tiến vào hướng đông thị xã.
- Liên đoàn 7 Biệt động quân được không vận từ Sài Gòn ra thay trung đoàn 44, trung đoàn này sẽ được trực thăng vận tới Phước An.
Ngày 13-3 Trung đoàn 45 tiến về Ban Mê Thuột bị chận đánh cầm chân tại vòng đai thị xã, Liên đoàn 21 Biệt động quân bị đánh bật ra khỏi phi trường L19, cuộc trực thăng vận Trung đoàn 44 bị hủy bỏ, pháo binh chỉ còn hai khẩu 105 ở Phước An, không quân gặp nhiều khó khăn vì Việt Cộng xài hỏa tiễn tầm nhiệt S-7, đến ngày 15-3 Tổng thống Thiệu hủy bỏ kế hoạch tái chiếm và cho lệnh rút khỏi Phước An. Trung đoàn trưởng trung đoàn 44 thất vọng nói “không có một hy vọng nào giải cứu Ban Mê Thuột”. Cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thất bại vì ta không đủ lực lượng vả lại các đường dẫn vào Ban Mê Thuột đã bị địch cắt hết.
Nhưng
định mệnh đã an bài, không phải vì triều đại của chúng ta thiếu nhân lực hay bất
tài, cũng không phải vì chúng ta tất trách, chưa làm hết bổn phận của mình, mà
ngược lại, chúng ta đã tận sức, đặc biệt là những người lính, những chiến sĩ Cảnh
Sát Quốc Gia.
Thực sự xã hội miền Nam từ giữa thập niên 1960 đã có những biến chuyển lớn trong sinh hoạt chính trị gây ảnh hưởng sâu rộng cho nền trị an xã hội, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Một số các tổ chức đã chỉ biết yêu cầu và đòi hỏi mà quên đi những nguyên tắc căn bản của một thực tế xã hội mà mọi sinh hoạt còn ở mức khởi đầu. Một người làm chính trị giỏi thì cả nước yên, cả nước làm chính trị thì xã hội loạn. Khuynh hướng đòi tự do dân chủ được lồng vào các cuộc bạo hành, xuống đường phản đối chính phủ ở vào những giai đoạn không hợp thời, không đúng lúc, của một số tổ chức, đã thực sự đe dọa nền an ninh quốc gia, và trở thành những hành động khủng bố tính mạng của tổ quốc.
Thực sự xã hội miền Nam từ giữa thập niên 1960 đã có những biến chuyển lớn trong sinh hoạt chính trị gây ảnh hưởng sâu rộng cho nền trị an xã hội, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Một số các tổ chức đã chỉ biết yêu cầu và đòi hỏi mà quên đi những nguyên tắc căn bản của một thực tế xã hội mà mọi sinh hoạt còn ở mức khởi đầu. Một người làm chính trị giỏi thì cả nước yên, cả nước làm chính trị thì xã hội loạn. Khuynh hướng đòi tự do dân chủ được lồng vào các cuộc bạo hành, xuống đường phản đối chính phủ ở vào những giai đoạn không hợp thời, không đúng lúc, của một số tổ chức, đã thực sự đe dọa nền an ninh quốc gia, và trở thành những hành động khủng bố tính mạng của tổ quốc.
Đường Y-Ju’t ( nhìn ra hướng Sân vận động )
Người ta nhân danh
tự do, để làm chính trị, nói chính trị, mà không thấu triệt đạo đức và nguyên
lý chính trị căn bản. Người ta đòi tự do, hô hào tự do mà xã hội còn ở mức căn
bản, nên vô tình hay hữu ý, những kẻ đó đã tiếp tay, hoặc tạo cho kẻ thù cơ hội
lũng đoạn và khuynh đảo các cơ cấu, tổ chức chính quyền, thao túng trật tự xã hội
dưới nhiều hình thức và chiêu bài. Trong khi đó, ở ngoài chiến trường, những
người lính của chúng ta còn giành nhau từng tấc đất với kẻ thù, và sinh mạng những
người dân ở vùng chiến tranh, hoặc từng phần lảnh thỗ của miền Nam chỉ là ngàn
cân treo sợi tóc.
Mặt khác, chúng ta
lại không may gặp phải một đồng minh khác biệt với nền đạo đức cổ truyền, không
đặt nặng lòng nhân, không xử chữ nghĩa, chúng ta như một con cờ trong ván cờ
chính trị toàn cầu của đồng minh anh em, trong khi nền Cộng Hòa của chúng ta vừa
qua giai đoạn phôi thai, đang ở chặng đường phát triển. Nền công nghiệp nặng
còn khiếm khuyết, kỹ nghệ quốc phòng chưa mở mang, nền kinh tế quốc dân tuy có ổn
định, nhưng cán cân cung cầu chưa đồng đều, mậu dịch chưa hoàn toàn cân đối.
Dầu rằng nền Cộng
Hòa của chúng ta đã có được một cơ cấu chính quyền có tổ chức và hoàn bị, dựa
trên Hiến Pháp, nhưng được toàn thế giới công nhận, có ứng cử và bầu cử tự do từ
cấp xã, quận, tỉnh đến trung ương. Một Học viện Quốc gia hành chánh để đào tạo
các chuyên viên hành chánh điều hoà hệ thống này. Một Quốc Hội lưỡng viện, một
Giám Sát Viện để đàn hạch việc làm của Tổng Thống. Một Tối Cao Pháp Viện để kiểm
sóat hệ thống tòa án là ngành Tư Pháp của chúng ta.
Chúng ta lại có một
hệ thống tài chánh, ngân hàng hết sức ổn định và tiên tiến, không thua gì các
quốc gia mở mang. Hệ thống giáo dục của chúng ta thưc sự đã hoàn hảo, hàng năm,
các viện đại học Sàigòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Minh Đức, đã đào tạo
và cung cấp không biết bao nhiêu chuyên viên và nhân tài phục vụ xã hội. Ngành
y tế của chúng ta phải nói là tân tiến, với một đội ngũ bác sĩ đầy nhiệt huyết
và lương tâm.
Quân đội của chúng
ta cũng được đào tạo và huấn luyện với những kỹ thuật tiên tiến, tinh vi, và hữu
hiệu. Chúng ta có hai trường sĩ quan: Trường Võ Bị Đà Lạt, Trường Sĩ Quan Trừ Bị
Thủ Đức, một trường Hạ Sĩ Quan là trường Đồng đế ở Nha Trang, nhiều trung tâm
huấn luyện và những trường chuyên môn như Công Binh, Pháo Binh, Trường Sĩ Quan
Không Quân và Hải Quân, trường Quân Nhu, Quân Cụ, vân vân và vân vân…
Và ngành Cảnh Sát
Quốc Gia, chúng ta có một Học Viện Cảnh Sát ở Thủ Đức, huấn luyện và đào tạo
các sĩ quan ưu tú, để hành xử luật pháp thật công minh, Trung Tâm Huấn Luyện Dốc
Dừa, Trường Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến, và nhiều Trung tâm huấn luyện khác đã
đào tạo các chiến sĩ cảnh sát xuất sắc để hoàn thành nhiệm vụ TRỪ BẠO, AN DÂN,
CÔNG MINH, LIÊM CHÍNH.
Về mặt kinh tế quốc
dân, các ngành sản xuất đang trên đà phát triển, các nhà máy giấy, xi măng, xưởng
dệt, lắp ráp nông cơ, xe hơi, xe gắn máy, xe đạp, xà phòng… các ngành xuất, nhập,
khẩu tăng trưởng cực mạnh, số lượng gạo, cà phê xuất cảng đứng hang nhất-nhì
trong khu vực Đông Nam Á. Các mặt hàng tiêu dùng như vải, sợi… tràn ngập trên
thị trường, không cần đến nhập cảng . Hai mươi sáu triệu dân miền Nam thực sự đủ
ăn, đủ mặc, được học hành và chăm sóc chu đáo.
Xã hội chúng ta thực
sự đã tổ chức hoàn bị, dựa trên căn bản của luật pháp, bình đẳng và tự do. Người
ta tha hồ phê bình tổng thống và các vị lãnh đạo ở mọi cấp bậc của quốc gia.
Quyền tự do cư trú, tự do đi lại, tự do lập hội, tự do ngôn luận, báo chí, và
các đảng phái tuyệt đối được tôn trọng. Và đó là tất cả những gì mà nền Cộng
Hòa của chúng ta đã làm được và đang cố gắng phát triển và thăng tiến.
Tuy nhiên, một điều
mà chúng ta phải thừa nhận, đó là quốc gia của chúng ta còn là một nước phát
triển, chúng ta chưa có kỹ nghệ sản xuất vũ khí. Quân đội của chúng ta, trong
ngành tình báo kỹ thuật, trang bị còn rất hạn chế, vì phải nhờ vã ở đồng minh.
Chúng ta không có
xe tăng M-48 bắn bằng tia hồng ngọai tuyến, hay điều khiển bằng máy vi tính, vũ
khí chống chiến xa T-54 là súng M-72, dài gần một mét, nặng gần 12 pound. Mổi
khẩu M-72 chỉ xử dụng đúng một lần, bắn xong một phát là vất bỏ khẩu súng. Thử
hỏi mỗi người lính khi đi hành quân phải mang đầy quân trang quân dụng thì còn
mang theo được bao nhiêu khẩu M-72. Bom không đủ dùng, bom không có ngòi nổ. Cấp
số đạn cho vũ khí cá nhân thực sự hạn chế, phương tiện truyền thông liên lạc
còn rất thô sơ, nhiên liệu hoàn toàn bị lệ thuộc, mà đặc biệt là quân số của
chúng ta chưa đủ để phân phối vì bị ràng buộc bởi luật động viên.
Và cái phải đến đã
đến, chúng ta đã không ngăn chận được biển người của kẻ địch tràn ngập thành phố
này, Ban Mê Thuột đã mất, mất hết cả ước mơ, hoài bảo và tương lai.
PHỐI TRÍ VÀ TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG
Lực lượng của Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tại thị xã Ban Mê Thuột lúc bấy giờ không quá một
ngàn người, gồm hậu cứ của Bộ Tư Lệnh (BTL) Sư Đoàn 23 Bộ Binh, hậu cứ Bộ Chỉ
Huy Thiết Đoàn 8 (quân số chủ lực của các đơn vị này đã được điều động về
Pleiku và Kontum từ trước Tết mà chưa được trả về như chỉ thị của Tổng Thống
lúc kinh lý Pleiku trong dịp Tết Ất Mảo 1975). Ban Mê Thuột thực sự chỉ là một
thành phố hoang không lực lượng bảo vệ, nói theo một nghĩa nào đó. Do vậy, vấn
đề phân nhiệm tuy có kế hoạch chu tường nhưng chỉ là một màng nhện.
Hậu cứ Bộ Tư Lệnh
Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và các phòng cùng các ban trực thuộc, chịu trách nhiệm
phòng thủ phía Nam thị xã. Hậu cứ Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 8 chịu trách nhiệm phía
Tây, khu vực nặng nề nhất. Kho đạn (trại Mai hắc Đế) bảo vệ một mặt phía
Tây-Nam cùng với Trung Tâm Yểm trợ tiếp vận (đại đội hành-chánh tài-chánh, tức
là Ban Lương Bổng). Phía Đông do Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 23 Bộ Binh đảm
trách. Xa hơn là Chi Khu Ban Mê Thuột và Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia quận Ban
Mê Thuột sẽ phối hợp với nhau để chịu trách nhiệm vấn đề phòng thủ. Mặt Bắc thị
xã là Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac cùng với một đơn vị Cảnh Sát Dã
Chiến. Nội vi thị xã và các chốt điểm trọng yếu đều do lực lượng Cảnh Sát Quốc
Gia đảm trách, và được bố trí như sau:
Hai chốt cảnh sát đặt
tại Trường Trung Học Tỉnh Hạt và cuối đường Phan Chu Trinh là các chốt ở cửa Bắc.
Cuối đường Tự Do, Bến Xe Cây Số 3, được giao cho Cục Cảnh Sát Quốc Gia Cư
Kplong và một tiểu đội Cảnh Sát Dã Chiến. Cửa ngỏ phía Nam có Cục Cảnh Sát Quốc
Gia Cư Ê Bư và một đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm. Cửa Tây thị xã
giao cho Cục Cảnh Sát Quốc Gia thị xã Cục Lạc chịu trách nhiệm. Các cao ốc
trong toàn thị xã và các khách sạn, như khách sạn Anh Đào, Hồng Kông, đều được
Cảnh Sát Quốc Gia đóng chốt.
Các đơn vị trừ bị gồm
có một tiểu đoàn của Trung Đoàn 53 Bộ Binh đóng tại phi trường Phụng Dực, cách
thị xã Ban Mê Thuột 7 km, có trung đội pháo binh 105 ly. Nhưng tiếc thay, pháo
binh của Cộng quân lại là loại 130 ly, và hỏa tiển 122 ly, tầm xa và sức công
phá hoàn toàn cách biệt.
Phần III
Lực lượng Cộng quân
có một trung đoàn địa phương là Trung Đoàn 25, ba sư đoàn quân chính quy Bắc việt
gồm các Sư Đoàn 320 (tiền danh là Nông Trường 3 Sao Vàng), Sư Đoàn 316, và Sư
Đoàn F10. Thêm vào đó, Cộng quân có hàng trăm chiến xa T-54, các đại bác 130
ly, hỏa tiễn 122 ly, BKZ 82 (bích-kích pháo không-giật dùng để phá hủy các công
sự phòng thủ).
Tiệm Bán và sửa HonDa Kim-Môn (nằm trên đường Ama Trang Long và Y-Ju’t)
Với những đơn vị
tham chiến có mặt này, quân số của Cộng quân đã lên đến hằng chục lần hơn so với
quân số của Việt Nam Cộng Hòa. Và nếu cộng thêm đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn,
Nghĩa Quân và lực lượng Nhân Dân Tự Vệ xã Lạc Giao, quân số của ta cũng không
vượt quá 2,000 người. Nhưng thực sự thì bảy ngày sau Cộng quân mới hoàn toàn
làm chủ Ban Mê Thuột. Đó chính là nhờ lòng dũng cảm, tinh thần quyết chiến-đấu
của từng người lính, và cấp chỉ huy của mỗi đơn vị trong suốt những giờ đầu chiến
cuộc.
BAN MÊ THUỘT
các đường phố chính
và các mũi tấn công của địch
MỞ ĐẦU TRẬN ĐÁNH.
Từ 1giờ 20 đến 2 giờ
15 sáng ngày 10 tháng 3/1975, các chốt điểm Cảnh Sát Dã Chiến ở cửa Bắc và cửa
Tây thị xã đã phát giác các tổ trinh sát tiền phong của Cộng quân và liên tiếp
báo về Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac.
Hai giờ 20 sáng
ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu thực hiện trận mưa pháo theo chiến thuật
tiền pháo hậu xung bằng đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự
như Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, kho đạn Mai Hắc Đế và
phi trường L19.
Tiếng rít của hỏa
tiển và đạn đạo 130 ly khủng khiếp như xé cả không gian mà người ta thực sự
chưa từng nghe thấy một lần trong đời. Những tiếng nổ đó cứ liên tục như những
dây pháo đại không ngừng, làm vỡ tung hết các cửa kiếng và rung chuyển cả thành
phố như cảnh tượng động đất được thấy trên các màn bạc. Các nhà cao tầng bị
rung chuyển cực mạnh. Và màng nhĩ của con người chỉ còn ghi nhận tiếng “oŠoŢ mà
không còn nghe được một âm thanh nào khác.
Thành phố đã như
con tàu chao nghiêng trong bão tố. Một số các nhà xây thô sơ quanh các khu vực
quân sự đã bị sụp đổ, và trận mưa pháo liên tiếp không ngừng đổ xuống các cứ điểm
quân sự của ta cho đến 6 giờ sáng.
Bốn giờ sáng cùng
ngày, chiến xa T-54 và bộ đội Cộng Sản chia làm nhiều mũi tấn công vào phi trường
L19, kho đạn Mai Hắc Đế với chiến thuật biển người.
Sáu giờ 15 sáng, xe
phóng thanh của Ty Thông Tin đậu tại Ngã 6 thị xã phát lời kêu gọi của đại tá tỉnh
trưởng yêu cầu đồng bào bình tỉnh, ai ở nhà nấy, tình hình an ninh tại thị xã vẩn
còn yên tỉnh.
Sáu giờ 20 sáng
ngày 10 tháng 3/1975, một góc phía Bắc của phi trường L19 bị Cộng quân tràn ngập.
Bảy giờ 15 các chốt
cảnh sát xin lệnh rút khỏi vị trí phòng thủ vì áp lực địch quá mạnh. Cũng lúc
này, dân chúng từ khu vực Buôn A-Lê B, Tân Mai, cửa Nam thị xã lũ lượt chạy vào
trung tâm thànhphố.
Tám giờ 30 cùng
ngày, Kho đạn Mai Hắc Đế thất thủ. Viên đại úy chỉ huy trưởng bị trọng thương.
Chín giờ 20, chiến
xa T-54 và bộ đội Cộng quân chia làm nhiều mũi tấn công vào thị xã. Một mũi từ
cuối đường Phan Chu Trinh (cửa Bắc ) tràn chiếm khu vực nhà thờ Chính Tòa, ngã
Sáu thị xã, cách Bộ Chỉ HuyTiểu Khu 800 mét. Mũi phía Nam, từ khu vực Buôn A-Lê
B, đồi Trung Học La San, theo đại lộ Thống Nhất tiến đánh khu vực tư dinh Tỉnh
Trưởng, Ty Ngân Khố. Một mũi khác, từ hướng chùa Khải Đoan, đánh chiếm ngã tư
Nguyễn Tri Phương Phan Bội Châu, và mặt Tây thị xã đã bị Cộng quân tấn chiếm.
Khu phố Nguyễn Trãi
Nguyễn Tri Phương, dân chúng bồng bế nhau chạy về chùa Khải Đoan và Trường Bồ Đề
dưới mưa đạn AK và đại bác của kẻ thù. Tiếng khóc của trẻ con, tiếng kêu mẹ, gọi
chồng hòa lẩn tiếng đạn rít nghe thê lương hải hùng không nỗi nào tả xiết. Dãy
phố Quang Trung, Lý thường Kiệt, từ nhà hàng Hoàng Vinh đến tiệm may Hoàng Yến,
đối diện Ngân hàng Đại Á bốc cháy dữ dội. Khu phố Hai Bà Trưng, Quang Trung, từ
khách sạn Hồng Kông chạy dài đến Ama Trang Long đã thành một biển lửa. Quả thật
cuộc sống của thành phố này đang bị hủy diệt. Những cụm lửa cuộn theo tàn hòa
trong khói đục tiếp tục bay cao để đốt cháy nốt những khu phố lân cận.
MẶT TRẬN TIỂU KHU DARLAC
Từ 9 giờ 30 sáng
ngày 10 tháng 3/1975, các mũi tiến quân của Cộng quân từ hướng bắc và hướng Tây
bắc đã hoàn toàn tràn ngập trung tâm thành phố và tập trung nổ lực tấn công Bộ
Chỉ Huy Tiểu Khu nằm trên đại lộ Thống Nhất. Bộ đội và chiến xa T-54 của Cộng
quân từ khuôn viên nhà thờ chính tòa tràn qua ngã Sáu, chiếm Câu Lạc Bộ Biên
Thùy, khu cư xá sĩ quan, nằm trên Ngã Ba đại lộ Thống Nhất và đường Lê Lợi,
nhưng không tràn qua được khu vườn hoang của Bác Sĩ Tôn Thất Niệm, nằm sát hệ
thống công sự phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu.
Lực lượng phòng vệ
Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu phản công quyết liệt. Một chiếc T-54 của Cộng quân bị bắn
cháy. Dù với chiến thuật biển người và với BKZ 82 ly cùng đại bác 100 ly trang
bị cho T-54 bắn trực xạ không ngừng vào hệ thống công sự phòng thủ của tiểu
khu, Cộng quân vẫn chưa tiến sát được vào hệ thống công sự phòng thủ này. Tinh
thần chiến đấu và lòng dũng cảm của những chiến sĩ thuộc Tiểu Khu quả thật
không thể tưởng tượng. Cứ mỗi đợt tiến công của Cộng quân là những tràng đại
liên, M-79 (súng phóng lựu) và M-16 từ các công sự phòng thủ xối xả phản kích
làm cho bước tiến quân của Cộng quân đã phải ngừng lại.
Cộng quân lui về cố
thủ khu vực cư xá sĩ quan và Câu Lạc Bộ Biên Thùy, đồng thời chia quân tràn qua
đại lộ Thống Nhất đánh chiếm Tòa Án, bưu điện, tòa nhà Đại Biểu Chính Phủ, và
tiếp tục thực hiện trận mưa pháo bằng đại bác 100 ly từ các chiến xa T-54 và đại
bác130 ly cùng hỏa tiễn 122 ly từ hướng Tây thị xã (khu vực Bandon) đổ vào Bộ
Chỉ Huy Tiểu Khu.
Mười một giờ 20, một
chiếc T-54 của Cộng quân tiến vào cổng trước Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu trên đường Thống
Nhất đã bị bắn hạ. Tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Tiểu Khu càng lên cao.
Mười một giờ 45,
hai chiếc Commando Car (thiết giáp với bốn bánh cao su, không xích sắt) của Thiết
Đoàn 8 từ hướng chùa Khải Đoan theo đường Quang Trung qua Tôn Thất Thuyết để tiến
về đánh bọc hậu lực lượng của Cộng quân đang công hãm Tiểu Khu. Nhưng khi đến
ngã Ba Ama Trang Long Tôn Thất Thuyết, các chiến sĩ Thiết Đoàn 8 bị lực lượng của
Cộng quân từ ngã Sáu tràn xuống chận đánh. Hai chiếc Commando Car bị Cộng quân
bắn cháy trước Bar Quốc Tế. Nhưng các chiến sĩ của Thiết Đoàn 8 đã len theo khu
phố Ama Trang Long để tiến về hướng Tiểu Khu.
Cũng giờ này, khu
chợ Ban Mê Thuột, từ đường Quang Trung chạy dọc theo đường Y Jút đến Ama Trang
Long bị trúng đạn và bốc cháy dữ dội. Nhà hàng Thanh Thế mới khai trương, cũng
tân kỳ không thua gì nhà hàng Thanh Thế ở đại lộ Lê Lợi Saigon, giờ đây đang là
một biển lửa. Dãy phố bên kia đường Ama Trang Long, đối diện với nhà hàng Thanh
Thế như tiệm Rồng Vàng, nằm mặt sau của Ty Cảnh Sát cũ đã là một bãi gạch vụn.
Khu phố nằm trên đường Y Jút, đối diện với chợ Ban Mê Thuột như nhà của Bác Sĩ
Tôn Thất Hối đã bị sập.
Cho
đến giờ này, 11 giờ 45 ngày 10 tháng 3/1975, các chiến sĩ của Tiểu Khu Darlac vẫn
cố thủ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, và lực lượng của Cộng quân từ 2 mặt, phía Bắc, tức
là khu cư xá sĩ quan và mặt tiền Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, tức là từ Bưu Điện, tòa
nhà Đại Biểu Chính Phủ đã bám sát hệ thống công sự phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Tiểu
Khu. Những trận đánh xáp lá cà đẫm máu đã xảy ra dọc theo hệ thống công sự
phòng thủ.
Rạp Lô Đô, ngã tư Y Jút - Quang Trung
Một giờ 15 trưa ngày 10 tháng 3/1975, Trung Tâm Hành Quân của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu bị trúng pháo, mọi liên lạc truyền tin bị phá hủy.
Mười bốn giờ 20 ngày thứ Hai, 10 tháng 3/1975, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Tỉnh Darlac thất thủ, sau hơn 7 tiếng đồng hồ giao tranh với lực lượng biển người của Cộng quân có chiến xa T-54, và các loại đại pháo yểm trợ, mà không có được một đơn vị bạn nào tiếp cứu.
Sáu mươi ngàn dân thị xã Ban Mê Thuột mãi mãi ghi nhớ chiến công, lòng dũng cảm và tinh thần kỷ luật của các chiến sĩ Tiểu Khu Darlac trong những giờ phút lâm nguy đã cố gắng và hy sinh để làm tròn bổn phận cho đến hết sức mình. Xin gởi tấm chân tình sâu xa nhất của chúng tôi đến Trung Tá Vĩnh Hy, người trực tiếp chỉ huy mặt trận, với những trận tấn công và đánh xáp lá cà cùng lực lượng biển người của quân thù, và để đến giờ phút cuối đành di tản Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu để bảo toàn lực lượng.
Xin anh linh của những chiến sĩ đã sống hùng thác thiêng, phù trợ cho thành phố này và những đồng đội của mình trên những chặng đường di tản. Các vị mãi mãi là những anh hùng và thần linh của thành phố này.
MẶT TRẬN PHÍA BẮC THỊ XÃ
Những Trận Đánh Oanh Liệt của Các Chiến Sĩ Cảnh Sát Quốc Gia
Thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac
Trong kế hoạch phòng thủ thị xã Ban Mê Thuột, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm về một khu vực phòng thủ nặng nề nhất, từ nội vi thị xã đến cả một mặt Bắc, bao gồm phi trường trực thăng và phi trường L19. Phòng thủ phi trường L19 là đơn vị Thám Sát Tỉnh (PRU), trực thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh.
Với những tin tức nhận được của mạng lưới tình báo cơ hữu và của các đơn vị bạn, vị chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, Trung Tá Trần Quang Vĩnh đã sẵn sàng kế hoạch phòng thủ và phản công cho đơn vị hằng tháng trước. Ông đã bổ nhiệm Đại Úy Nguyễn Ngọc Tuấn, Đại Đội Trưởng đại đội Cảnh sát Dã Chiến 206 làm phụ tá chỉ huy trưởng đặc trách hành quân.
Mười một giờ trưa ngày 9 tháng 3/1975, sau khi dự phiên họp tại Tiểu Khu, có sự tham dự của Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2, ông trở về Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Tỉnh cùng với vị phụ tá hành quân triệu tập một phiên họp tham mưu với các cấp chỉ huy, nhắc lại lệnh cấm trại một trăm phần trâm và lệnh báo động đỏ cho toàn thể các đơn vị trực thuộc. Ông cũng cho lệnh di tản gia đình nhân viên ra khỏi thị xã để sẳn sàng chiến đấu. Đồng thời Đại Tá Vĩnh chuyển đến các Cục Cảnh Sát Quốc Gia Xã Đặc Lệnh Truyền Tin, Khóa KCD và ra lệnh được phép tiêu hủy hồ sơ đơn vị nếu cần thiết.
Phân công trách nhiệm phòng thủ Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát mới cho Thiếu Tá Chỉ Huy Phó và sĩ quan phụ tá hành quân, với Đại Đội 206 Cảnh Sát Dã Chiến. Ty cảnh Sát cũ, nằm ở khu vực sân vận động trên đường Ama Trang Long Tôn Thất Thuyết, gồm 2 phòng Truyền Tin và Kỷ Thuật do chỉ huy trưởng đảm trách.
Mười hai giờ 30 cùng ngày, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac nhận được tin một đơn vị của Cộng quân đã tiến vào khu vực Buôn Ea H’Neh, cách thị xã Ban Mê Thuột khoảng 6 km về phía Tây. Viên chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh đã tức thời trình Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu và Đại Tá Nguyễn Trọng Luật. Đồng thời ông cũng báo cáo về Bộ Chỉ Huy Cảnh sát Quốc Gia Khu 2 (Nha Trang ) và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2/Quân Khu 2. Nhưng tiếc thay, Bộ Chỉ Huy Khu và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đã không có biện pháp ngăn chận.
Hai giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu tấn công phi trường L19, (khu vực phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, do Đại Đội Thám Sát chịu trách nhiệm), bằng đại bác 130 ly và hỏa tiễn 122 ly.
Đến 4 giờ sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu dùng lực lượng bộ binh với chiến thuật biển người và xe tăng T-54 tấn công phi trường L19. Đơn vị Thám Sát Tỉnh chống trả quyết liệt và báo cáo về Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia. Đại Úy Nguyễn Ngọc Tuấn liền liên lạc với Tiểu Khu xin Đại Đội 1/224 tiếp viện. Nhưng Đại Đội 1/224 đã không thể chọc thủng vòng vây của Cộng quân ở mặt Bắc Phi trường L19.
Sáu giờ 20, một đoạn vòng đai ở khu vực phía Bắc phi trường bị chọc thủng. Lực lượng Cộng quân tràn ngập khu vực này, và đơn vị Thám Sát Tỉnh đã phải lui về phòng tuyến phòng thủ phía sau. Tổn thất về nhân sự nặng nề nhất trong mặt trận Ban Mê Thuột, phải kể hàng đầu là đại đội Thám Sát của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac. Những hy sinh mất mát đó người dân thị xã thực sự không bao giờ quên lãng.
Sau khi tràn ngập các chốt điểm tiền tiêu, 9 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, lực lượng Cộng quân từ mặt Bắc thị xã, tức là khu vực phía Bắc phi truờng L19 và bến xe Cây Số 3 bắt đầu tấn công Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac,nằm trên đường Tự Do để xâm nhập trung tâm thành phố.
Lợi dụng hệ thống công sự phòng thủ và các dãy hàng rào kẽm gai bảo vệ phi trường L19 nằm bên kia đườngTự Do, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã chận đứng các mũi tiến quân của Cộng quân. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia dù chỉ được trang bị M-16, M-79 và lựu đạn nhưng đã anh dũng phản công quyết liệt trước những đợt tấn công của Cộng quân, không cho địch tiến sát vào hệ thống công sự phòng thủ.
Một con đường an toàn duy nhất trong lúc này, chính là con đường Tự Do, chạy dài từ bến xe Cây Số 3, dọc theo sườn Đông của phi trường L19 đến tư dinh của vị tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Không phải chỉ những chiến sĩ thuộc các binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới có kỷ thuật và kinh nghiệm chiến đấu, mà thực sự những người Cảnh Sát Quốc Gia thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac, trong mặt trận Ban Mê Thuột, đã thể hiện hoàn toàn lòng trách nhiệm và tinh thần Trừ Bạo An Dân.
Chính nhờ lòng dũng cảm chiến đấu, kỷ thuật tác chiến, và hệ thống chỉ huy chặt chẽ này, mà một mặt phía Đông thị xã Ban Mê Thuột, từ khu đường Tự Do, chạy dài xuống Bà Triệu, Hùng Vương, Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột, chưa có bóng dáng của Cộng quân. Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã trấn giữ một khu vực an toàn mà có lẽ họ không thể nào ngờ được, đó là con đường di tản duy nhất sau này cho các đơn vị phải rút lui vào phút cuối.
Xin mượn những giòng nước mắt, và nỗi xúc động sâu xa trong tâm hồn để bày tỏ sự cảm phục trước lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và anh dũng chiến đấu của những chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã cương quyết bảo vệ thành phố nhỏ bé này cho đến phút lâm chung. Xin anh linh của những vị đả khuất phù trợ cho thành phố này và những đồng đội của mình giữ được lòng trung kiên với tổ quốc và tinh thần vì dân trừ bạo bất diệt.
Mười lăm giờ 40 ngày thứ hai, 10 tháng 3/1975, với áp lực của địch, và để bảo toàn đơn vị, Thiếu tá Hàn Văn Thành, chỉ huy phó Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã ra lệnh mở đường máu đem đơn vị ra khỏi thị xã về Cây Số 5, phối hợp với các đơn vị trực thuộc và Chi Khu Ban Mê Thuột để tiếp tục phản công quân thù.
Mười sáu giờ ngày thứ Hai, 10 tháng 3/1975, Cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh còn được trấn giữ.
Trong thành phố, tiếng súng nhỏ đã im, nhưng cảnh tan hoang của thị xã thật không cách nào tả xiết. Những khu phố bị cháy không ai dập tắt, đóm lửa, tro tàn, và bụi khói bao phủ khung trời thị xã như một màn sương đục. Mặt đường lổ loang những dấu đạn cày. Bên cạnh những đóng tro tàn, từng nhóm người co ro sợ hãi cúi mặt không dám khóc. Những trẻ em mất cha, lạc mẹ kêu van đã khàn tiếng.
Rải rác trên các khu phố, những vũng máu và thây người, kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thị xã không hẳn là một bãi tha ma, không gọn gàn sạch sẽ như nghĩa trang người chết, mà là hổn độn của một thế giới nửa sống, nửa chết. Vợ ôm xác chồng không dám khóc, mẹ nhìn thây con giá lạnh không dám đem về. Người ta vẫn sợ một Mậu Thân thứ hai, năm 1968, ở Huế. Bóng dáng của Cộng quân như tử thần dến chiêu hồn kẻ sống đe dọa mọi người.
Phần V
Sáu giờ chiều thứ Hai, ngày 10 tháng 3/1975, bộ đội Cộng Sản lại chia thành từng toán, đi lục soát khắp cùng thị xã, và thanh lọc dân chúng ở các tụ điểm của người chạy nạn như chùa Khải đoan, Trường Bồ đề, Trường Tàu ở đường Y Jút, và bắt đi những thanh niên nam, nữ.
Khu phố nằm trên đương Quang Trung (góc Lý Thường Kiệt)
Người dân thị xã không còn điểm tựa, không còn chỗ kêu cứu. Người ta theo lệnh của những khẩu AK chỉa vào họ như một cái máy, không cảm xúc, nỗi kinh hoàng đã cướp đi mọi cảm giác của con người. Và cũng chính giờ phút này, người ta hiểu thế nào là đường ranh của cõi chết.
Nhưng niềm tin và lòng hy vọng của muôn người lại trở về trong bản năng và tâm linh của họ. vì trên bầu trời thị xã, hai chiếc L-19 đang lượn vòng trên đầu Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, mà từ sáng, nỗi hãi hùng đã làm người ta quên mất. Những tia khói đục như một màng luới từ dưới đất tung lên, tạo thành những chiếc dù tí hon bao quanh hai chiếc L-19, Đó là đạn phòng không 37 ly và 12 ly 7 của Cộng quân, nhưng không một chiếc L-19 nào bị trúng đạn.
Phật Xá Lợi vẫn còn tại thế, Chúa Giê Su về trời vẫn lập phép Thánh Thể để nuôi người thế gian, Bộ Tư Lệnh Sư Đòan 23 Bộ Binh vẫn còn đó, nghĩa là linh hồn và niềm tin của người dân thị xã vẫn chưa bị hủy diệt. Mọi người như thầm xin “Những Con Ó của Sư Đoàn 23 ơi, xin hãy vì 60 ngàn dân và thành phố thân yêu này mà chiến đấu.”
BAN MÊ THUỘT GIÂY PHÚT LÂM CHUNG
Cuộc tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột lúc 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975 của 3 sư đoàn Bộ Binh Bắc Việt cùng với chiến xa T-54 và các loại trọng pháo cho đến lúc này đã hầu như lắng đọng trong nội vi thị xã (16 giờ 10 ngày 10 tháng 3/1975). Và các cứ điểm quân sự quan trọng đã bị Cộng quân tràn ngập.
Sáu giờ 20 ngày 10 tháng 3/1975, phi trường trực thăng và L19, đài kiểm báo, đơn vị phòng thủ phi trường, nằm ở phía Bắc thị xã, cuối đường Phan chu Trinh và Tự Do, đã bị tê liệt.
Tám giờ 20 cùng ngày, kho đạn Mai Hắc Đế, phía nam Tây-Nam thị xã bị thất thủ
Mười một giờ 50, hậu cứ Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp ở cửa Tây thị xã di tản.
Mười hai giờ trưa, Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia Xã Lạc Giao, nằm trên đường Quang Trung Tôn thất Thuyết, cạnh chợ Ban Mê Thuột tan hàng.
Mười bốn giờ 20 chiều ngày 10 tháng 3/1975 Bộ Chỉ huy Tiểu khu Darlac thất thủ.
Mười lăm giờ 40 cùng ngày, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac rút khỏi thị xã.
Trong gần suốt 14 giờ đồng hồ, các đơn vị quân đội, Cảnh Sát, Nghĩa Quân, Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Tỉnh,và Nhân Dân Tự Vệ toàn thị xã đã tận hết sức mình để chống trả với lực lượng biển người, chiến xa và đại bác của Cộng quân mà không có được một đơn vị bạn nào tiép cứu.
Và giữa những giờ phút quyết liệt này, người ta nhận được tin vào lúc 10 giờ 15 sáng ngày 10 tháng 3/1975, một đơn vị Biệt Động quân từ cửa Bắc thị xã (bến xe Cây Số 3) đã xâm nhặp trung tâm thành phố. Tin tức này được loan truyền đến hầu hết các đơn vị đang chiến đấu trên khắp các cửa ngõ thị xã, và mỗi người lính, từ cấp chỉ huy cho đến binh sĩ đều vui mừng nắm chắc phần quyết định chiến trường.
Nhưng cho đến một giờ chiều, tin tức về Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân vẫn im hơi lặng tiếng, mà chiến trường mỗi lúc càng quyết liệt hơn, cho đến khi người ta biết rằng đơn vị Biệt Động Quân tiến vào thị xã sáng nay là chỉ để giải cứu gia đình của vị Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã.
Tin này quả thật là một tác động tâm lý, không những làm cho các đơn vị tham chiến mà cả toàn thị xã có cảm nghĩ Ban Mê Thuột đã bị bỏ rơi. Tuy nhiên với tinh thần và trách nhiệm của một người lính, các đơn vị có mặt tại thị xã vẫn anh dũng chiến đấu với niềm tin lực lượng tổng trừ bị, và đặc biệt là hai Trung Đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ được gởi đến.
Nhưng 1 giờ 15 ngày 10 tháng 3/1975, trung tâm hành quân của Tiểu Khu, đầu não của mọi hệ thống chỉ huy và liên lạc cho chiến trường Ban Mê Thuột bị đại bác của Cộng quân pháo sập, tiểu khu thất thủ, rồi Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh di tản và thị xã Ban Mê Thuột đã lọt vào tay Cộng quân.
Một số các tổ trinh sát, các đơn vị an ninh vòng đai thị xã mất liên lạc với đơn vị. Những sĩ quan chỉ huy và binh sĩ của các đơn vị này đã lẫn vào các đoàn người chạy loạn, hoặc tự tái lập các tổ chiến đấu, lẫn tránh vào các khu rẫy cà phê mặt Bắc, phía sau Tòa Giám Mục.
Trong nội vi thị xã, cho đến 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3/1975, trận chiến được coi như kết thúc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn, gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người.
ĐÊM KINH HOÀNG
Từ 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3/1975, bộ đội Cộng quân bắt đầu chia thành từng toán nhỏ lục soát khắp cùng các khu phố và những điểm tập trung của người chạy loạn như chùa Khải Đoan, trường Bồ Đề, trường Tàu ở đường Y Jút. Họ thanh lọc dân chúng, bắt đi những thanh niên nam nữ, và truy lùng các viên chức chánh phủ, sĩ quan và binh lính.
Khắp cùng các ngõ phố, bọn đặc công và du côn, thi nhau lập công, đập phá các cửa tiệm, dinh thự, tư gia, những nơi mà họ cho là có kẻ thù ẩn trốn, là Việt gian, phản động, làm việc cho Mỹ Ngụy, hoặc có nợ máu với nhân dân. Chúng thi nhau lục soát các trường học, nhà thờ, bức tượng ở nhà thờ quân đội, cạnh trường Hưng Đức cũng bị chúng đập nát, đồng thời lùng bắt những người có thù hằn với chúng, và lôi đốt hết các loại sách báo, giắo khoa, tự điển, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, đặc biệt là những ấn phẩm viết bằng tiếng ngoại quốc như Anh văn, Pháp văn.
Một lần nữa, ngọn lửa tượng trưng cho sự hủy diệt lại bùng lên khắp cùng thị xã. Cảnh hôi của, hôi người, trả thù cá nhân lan tràn khắp nơi. Thành phố bây giờ là một xã hội không tổ chức, không luật pháp, và tai họa thảm khốc đã diễn ra khắp cùng các ngõ phố. Những hình phạt dã man thời tiền sử đã được đem ra thực hiện. Hình ảnh của chết chóc và khủng bố đang bao trùm lên thị xã nhỏ bé này và đè nặng xuống tâm hồn mỗi dân đinh của toàn thành phố. Ở cuối đường Hoàng Diệu, Nguyễn Trãi, Khách sạn Darlac, ba nghiệp chủ khai thác lâm sản đã bị đánh đập đến tàn khuyết, một số viên chức chính phũ, binh sĩ và cảnh sát bị hành hung rất dã man, nhưng các nạn nhân đều không có thuốc men cứu chữa và không được phép cứu chữa.
Sự ngu dốt của kẻ chiến thắng, hay sự dã man và thiếu trình độ của cấp lảnh đạo chính là tai họa và thảm trạng tàn khốc cho một xã hội. Xã hội miền Nam, và dân trí của nền Cộng Hòa miền Nam đã có một trình độ văn hóa và kỷ thuật cách xa gấp bội so với miền Bắc, nên bộ đội Cộng quân, sau khi đã kiểm soát toàn thị xã, lập tức đi dò tìm những ”đài địch,” và đã dùng súng B-40, B-41, hoặc đại bác 100 ly trang bị trên chiến xa T-54 bắn vào các tư gia có trụ ăng ten trên nóc nhà, vì họ cho rằng đó là vị trí đặt các máy truyền tin của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà các trụ ăng ten TV là những ”đài địch ” ấy đã có khắp trong toàn thị xã. Thảm thương thay cho thành phố Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân của thị xã này.
Trong đêm này, không biết có bao nhiêu gia đình tan hoang, bao nhiều người bị chết oan, đánh đập, hoặc bị đấu tố mang thương tích hay tàn khuyết, mà vợ con, thân nhân, bạn bè chỉ đứng nhìn mà không dám kêu van. Máu và lệ đã đổ, nhưng không chảy ra từ khoé mắt, mà lại tuôn ngược vào lòng. Trời ở quá cao mà Phật cũng rất xa, nên con người đã là chủ của con người trong đêm nay, với đầy đủ quyền uy và hung dữ. Đêm kinh hoàng, đêm của địa ngục và Sa Tăng.
Nhưng bộ đội Cộng Sản đã không cần biết tới, mà còn tiếp tay, kích động, cùng với đám côn đồ nằm vùng, truy lùng và tận diệt những kẻ mà chúng thù hằn, hoặc chúng cho là có nợ máu với cách mạng. Và cũng đêm nay, lần đầu tiên, người dân thành phố nhìn được bộ mặt thực của bộ đội Cộng Sản.
Cái quan trọng đối với kẻ chiến thắng trong cuộc chiến 20 chọi 1 này là vơ vét tất cả những gì họ có thể vơ vét: Kho dự trữ lương thực trung ương, trực thuộc Phủ Thủ Tướng nằm trên đường Tự Do, cạnh F Đặc Biệt, Kho Quân Nhu, Quân Cụ, dụng cụ y khoa và dược phẩm, thuốc men của các bệnh viện như Quân Y Viện, Dân Y Viện, Trạm xá, nhà hộ sinh, các cửa tiệm thuốc Tây, các đại lý gạo, cửa hàng bách hóa của tư nhân trong toàn thành phố.
Suốt đêm, người ta nhìn thấy những đoàn Molotova chở đầy hàng hóa vật dụng của thành phố đi về hướng Bandon, phía Tây thị xã.
Trong khi đó, những sĩ quan, binh lính và viên chức chính phủ bị kẹt lại trong thành phố, đang tìm cách lẩn trốn ra khỏi thị xã, hoặc ẩn núp trên các nóc nhà, giữa mái tôn và trần nhà, để tránh bị bắt hoặc bị trả thù cá nhân. Cái lạnh về đêm của mùa Xuân cao nguyên, hoặc cái nóng kinh người của những ngày nắng tháng 3 ở thành phố Ban Mê Thuột đã mấy ai hiểu được, ngoại trừ những người lẫn trốn Cộng quân và bọn côn đồ nằm vùng. Tuy nhiên, nỗi đau đớn của thể xác trong lúc này đã không làm con người cảm nhận được bằng sự kinh hoàng và tuyệt vọng đang dìm tâm trí họ xuống đáy vực mênh mông.
Đêm
nay, ở một góc vòng đai thị xã, tôi nhìn rõ đêm đen phủ xuống bãi tro tàn và gạch
vụn của khu phố, ngửi mùi khét của tử thi và gia súc trong trận lửa sáng nay mà
nghe lòng mình như tan nát, rã rời. Tôi ngậm ngùi thương xót cho những gì vừa mất,
những cuộc đời bình dị của từng con người và mỗi gia đình trên thành phố này,
mà thời gian chỉ là tối Chủ Nhật hôm qua, mồng 9 tháng 3, và chỉ chưa tròn 24
tiếng đồng hồ mà tất cả đã không còn nữa. Tất cả đã trở thành kỷ niệm, như một
giấc mơ, đầy hãi hùng và kinh đãm.
Thị Xã Banmêthuột - Những đường phố chính - Và các hướng tấn công của cộng quân
Trong nỗi xúc động không cùng đó, tôi chợt nhớ về quảng đời đã qua, những tháng ngày ấu thơ trên thàng phố ”Buồn Muôn Thuở” mà những học trò đệ-thất vẫn quen gọi tên Ban Mê Thuột một thời, giờ đây tôi càng nghe tên gọi đó êm ái lạ thường.
Ban Mê Thuột, quê hương ấu thơ ngày đó, cũng như phố thị êm đềm bình dị của hôm qua đã là một bãi gạch vụn. Nhưng những kỷ niệm yêu dấu của Ban Mê Thuột mãi mãi không phai mờ trong tâm hồn của riêng tôi và của 60 ngàn dân đinh sinh trưởng ở nơi này.
Tôi không hiểu được tại sao trong lúc này tôi lại nhớ về ngày cũ, chuỗi thời gian êm ái của thời niên thiếu trên khuôn viên trường Tổng Hợp. Những ngày tháng rong chơi trong các buôn, làng của khu vực Xã Cữ Êbư có đầy hoa Bằng Lăng màu tím nở rộ mỗi Hè về trên những đồi hoang. Con đường vào Buôn Dung xuyên qua khu suối Bà Hoàng có cỏ vàng và hoa Lan dại. Khu thác Drayling với bờ cỏ đá bám đầy trên những gốc cây dầu già như những cành liễu rũ xuống của mùa Thu Đà Lạt. Và đẹp hơn, là những cành Phong Lan như những chiếc nơ thắt trên bím tóc thiếu nử thuở nào.
Không hiểu tôi đã thương con đường Hai Bà Trưng hay khu cư xá Lam Sơn êm ả buổi chiều về, hoặc là dãy phố Y Jút Quang Trung, nơi thị tứ có Ciné Lo Do và Nguyễn Huệ mà hằng đêm không hề thiếu ánh đèn màu. Khói thơm của tô bún bò rau chuối, hay mùi cay của khói thuốc Lào trong dãy phố chợ dọc Ama Trang Long. Hoặc là cái hun hút của con đường Phan Chu Trinh chạy dài từ Toà Giám Mục đến nhà thờ cha Ngoạn, nối liền với đại lộ Thống Nhất cho tới Buôn Alê A, cửa Nam của thành phố. Hoặc giả là nỗi nhọc nhằn của người bộ hành từ khu đồi dóc Châu Sơn theo ngỏ Hàm Nghi về khu Chợ Nhỏ ở đường Hoàng Diệu nối dài vào mỗi sáng Chủ Nhật. Tất cả đã hiện về trong trí óc tôi như một khúc phim thơ mộng của thời vàng son vừa mất hôm qua.
Tôi vẫn nhớ rõ chiều hôm qua, mồng 9 tháng 3/1975, từng dãy xe nhà đậu nối đuôi nhau trên con đường Quang Trung, cạnh phòng mạch Nha Sĩ Ba, và một góc của đường Quang Trung Hai Bà Trưng, bên cạnh khách sạn Tường Hiệp đến khách sạn Hồng Kông, để chờ ăn một tô hủ tíu Nam Vang của Phú Lâm, và món canh cải chua nấu đầu cá của nhà hàng Hoàng Vinh, đối diện với Ngân Hàng Đại Á. Và cũng chiều hôm qua, tôi và Thạnh còn lang thang trên con đường này, vừa muốn ghé vào tiệm kem Chi Cao, mà cũng muốn ăn một chén Thạch Chè của Tân Ka, nhưng rồi cuối cùng đã vào Blanc de Neige ở Lý Thường Kiệt.
Không phải tôi chỉ nhớ có bấy nhiêu, và nếu chỉ bấy nhiêu thôi, thật chưa đủ để nói về Ban Mê Thuột của tôi, vì danh lam thắng cảnh và cái thơ mộng của thành phố này còn chất đầy trong tâm trí mỗi con người. Từ cái sầm uất của một thành phố kỷ nghệ, Cây Số 7, khu khai thác và chế biến lâm sản, phía Nam thị xã 7 km. Ban Mê Thuột, ”Kinh đô Cẩm Lai và Cà Phê” mà những doanh gia khai thác lâm sản đã đặt tên. Những dãy đồn điền cà phê và cao su rộng hàng chục ngàn mẫu, cho đến những khu giải trí ở ngoại ô, như Vườn Thực Nghiệm, Hồ Trung Tâm… Và trong thành phố, những nơi ăn uống thành danh như Tân Cao Nguyên ở đường Hoàng Diệu, nhà hàng Vĩnh Thuận ở cuối Quang Trung, Cà Phê Thiên Hương ở Lý Thường Kiệt, Vui Sống ở Phan Chu Trinh, Mây Hồng ở khu trường Tổng Hợp… Rồi những dẫy phố xá tấp nập người qua lại như Phúc An, Dân Thiên Đường, Minh Sơn, Trúc Lâm, Rồng Vàng, Thanh Thế… Vân vân và vân vân…
Nhưng tất cả những thơ mộng đó, giờ đây đã bị hủy diệt. Mồ hôi và nước mắt của bao người đã không ngừng đổ ra trong suốt bao nhiêu triều đại để xây dựng nên Ban Mê Thuột với kỳ vọng của họ và con cháu họ mai sau, giờ đây chỉ còn một đóng tro tàn, mà hương khói gần như cũng nhạt nhòa tan đi trong một vài giây phút nữa. Ban Mê Thuột thực sự đã mất rồi, nhưng trong tâm trí những người còn lại, Ban Mê Thuột mãi mãi là máu thịt của châu thân mình.
BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH VÀ TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG
Bây giờ là 4 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, khu suối Đóc Học với những vườn rau tàn tạ đầy dấu dép râu và dấu xích chiến xa. Khu xóm nghèo của một ngoại ô tỉnh nhỏ càng tàn tạ tẻ lạnh hơn lúc nào. Nhìn về khu vực Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Dân Y Viện Ban Mê Thuột, chỉ còn thấy được ngọn đèn Signal chơ vơ trên trụ truyền tin. Những đóm màu đỏ của hỏa châu càng nhỏ hơn, như ánh mắt của loài thú hoang trong rừng đêm.
Cái lặng lẽ của đêm trường và cái yên tĩnh của chiến trường càng làm cho người ta liên tưởng tới một cái gì khủng khiếp sắp xảy ra. Lâu lâu một tràng đại liên hoặc những loạt súng nhỏ không phân biệt được AK-47 hay M-16 bắn ra. Và như vậy là đã hơn 24 giờ đồng hồ, từ lúc 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, đợt tấn công đầu tiên của Cộng quân vào hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, nghĩa là lực lượng phòng thủ hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh đã chống trả không ngừng trong suốt 24 giờ, và không hiểu sẽ còn cầm cự được bao lâu nữa.
Qua hệ thống truyền tin, người ta nhận được tín hiệu của Chi Khu Ban Mê Thuột, và Đại Tá Dậu, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân còn ở ngoài vòng đai thị xã, ở mặt Bắc, mà chưa chọc thủng được phòng tuyến của Cộng quân để tiến vào thị xã. Hy vọng duy nhất trong lúc này, là hai chiếc L-19 đang bay trên đầu Bộ Tư Lệnh, dầu rằng màng lưới phòng không với đại liên 37 ly của Cộng quân vẫn không ngừng tấn công.
Và chính trong hòan cảnh này, tôi mới hiểu rõ tinh thần Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm của những chiến sĩ Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Những con ó vùng Cao nguyên đã làm cỏ Sư Đoàn 320 Sao Vàng của Cộng quân vùng Dakto, Tân cảnh, Bến Het một thời nào, giờ đây, những con ó đó vẫn vẫy cánh tung hoành giữa rừng quân địch không một chút e sợ.
Năm giờ 55 sáng ngày 11 tháng 3/1975, chiến trường vẫn còn yên tĩnh, buổi sáng tháng Ba ở vùng cao nguyên thường có sương mù che phủ, nhưng hôm nay, sương mù đã được thay bằng bụi khói, và không khí trong lành của những sáng mùa Xuân năm xưa đã bay mất để nhường chổ cho mùi khét của thuốc súng.
Ở cửa Nam thị xã, lực lượng phòng thủ tư dinh tỉnh trưởng, nằm trên đại lộ Thống Nhất vẫn còn cầm cự. Tư dinh này là một biệt thự khá kiên cố, nửa phần tường phía dưới được xây bằng đá, và hệ thống công sự cũng là những lô cốt đá. Nhờ vậy trung đội phòng vệ tư dinh đã không di tản theo Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Mặt khác, tư dinh này tương đối gần hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh hơn Tiểu Khu. Vả lại, với một phạm vi nhỏ, trung đội phòng vệ dễ dàng bố trí hỏa lực hơn ở một vòng đai rộng lớn như Tiểu Khu. Đo đó, trung đội trưởng là Trung Úy Hoành đã cương quyết không di tản. Sự hiện diện của đơn vị này đã trở thành một chướng ngại và nghi điểm trong chiến thuật đối với lực lượng Cộng quân trong lúc này.
Sáu giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, từ khuôn viên trường tiểu học Nguyễn Du, sau lưng Sở Học Chánh Ban Mê Thuột, người ta nhìn rỏ những chiếc T-54 của Cộng quân, và lực lượng bộ binh đang thực hiện một cuộc chuyển quân bao vây hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Vòng vây này đang được thắt chặt, như một màng lưới dày đặc chung quanh vòng đai phòng thủ Bộ Tư Lệnh. Và 6 chiếc T-54, nhìn được từ hướng Tây-Nam, đang dàn hàng ngang tiến sát và hệ thống công sự phòng thủ Bộ Tư Lệnh. Với kinh nghiệm của những người lính, ai cũng hiểu Bộ Tư Lệnh khó lòng cầm cự được trong vòng vài ba giờ đồng hồ tới.
Trong khi đó, những tiếng súng nhỏ, và đại bác 100 ly, cùng lúc gầm lên như những giây pháo nổ không ngừng, làm rung chuyển cả một vùng trời. Cộng quân bắt đầu nổ lực tấn công hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Và tại cửa Nam thị xã, bộ binh và chiến xa T-54 cũng ráo riết tấn công lực lượng phòng thủ tư dinh tỉnh trưởng. Nhưng chỉ là một trung đội Địa Phương Quân, đơn vị phòng thủ tư dinh làm sao có thể chống trả được với lực lượng biển người và chiến xa T-54 của Cộng quân.
Phần VII
Tám giờ 15 sáng ngày 11 tháng 3/1975, tư dinh tỉnh trưởng bị T-54 ủi sập các bức tường vòng đai, và pháo sập các tầng lầu. Trung úy trung đội trưởng bị trọng thương. Trong máy PRC-25, người ta nghe được tiếng kêu cứu rồi xin lệnh di tản của Trung Úy Hoành, vị sĩ quan Địa Phương Quân vừa ngoài 30 tuổi, nhưng lòng can đảm và kinh nghiệm chiến trường của ông đã vượt xa quá tuổi đời. Ông đúng là một sĩ quan ưu tú của quân đội.
'
Nhà thờ Chính Tòa Ban mê thuột 1970 – (ngã 6 thị xã Banmêthuột) Quen gọi là nhà thờ Cha già Ngoạn
Tư dinh tỉnh trưởng đã thất thủ, chốt điểm cuối cùng ở cửa Nam thị xã đã bị Cộng quân tràn ngập, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh bây giờ như người hùng cô đơn vẫy vùng dưới trời mưa đạn của quân thù.
NHỮNG PHÚT CUỐI CÙNG CỦA BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH
Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh gồm hai đại đội và một số các phòng ban chuyên môn, trong đó có một đại đội là đơn vị tổng hành dinh, chuyên trách về hành chánh và ẩm thực. Lực lượng chủ chốt là các Trung Đoàn 44 và 45 đang hành quân vùng Pleiku. Trung Đoàn 53 chỉ có hai tiểu đoàn ở Ban Mê Thuột, và một trung đội Pháo Binh 105 ly, nhưng một tiểu đoàn lại đã điều động lên giải tỏa Quận Đức Lập, một quận vừa bị Cộng quân tràn ngập vào sáng Chủ Nhật ngày 9 tháng 3/1975. Tiểu đoàn còn lại phòng thủ Phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột về phía Đông Đông-Bắc 7 km.
Lịch sử của Sư Đoàn 23 Bộ Binh hiển hách không phải vì những chiến công hay lòng dũng cảm của các vị tư lệnh sư đoàn từ thời Đại Tá Võ Văn Cảnh, Trương Quang Ân để lại, mà chính là những chiến thắng vẻ vang, oanh liệt mà sư đoàn đã mang về cho quân lực, từ những chiến dịch Bình Tây 1 và 2… Những trận đánh kinh thiên lẫy lừng, làm vang dội các địa danh chưa có người biết tới, như Dakto, Bến Het, Tân Cảnh, KOM TUM. Lịch sử vẻ vang của một đơn vị quân lực kiêu hùng không dễ tự nhiên mà có, nhưng hôm nay, Sư Đoàn 23 Bộ Binh, lần đầu tiên trong lịch sử đơn vị, và trong quân sử của một quân đội kiêu hùng đang đi vào ngỏ rẽ.
Cho đến 8 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, đơn vị quân lực còn có mặt tại thị xã Ban Mê Thuột chỉ là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Cộng quân biết rõ điều này, và càng hiểu rằng Trung Đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ trở về chiếm lại giang sơn của họ. Và đặc biệt là Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đang có mặt ngoài vòng đai thị xã ở cửa Bắc, một đơn vị mà các đơn vị chủ lực quân Bắc Việt không bao giờ dám đụng đầu trên chiến trường Cao Nguyên trong suốt nhiều năm qua, từ các mặt trận vùng Tây Bắc Kontum, PleiKu, Bến Het… cho đến chiến dịch càn quét Cục R, cơ quan đầu não tổng chỉ huy các lực lượng của Cộng quân tại miền Nam, đặt ngoài lảnh thỗ quốc gia.
Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân được đổ xuống Buôn Hô, một quận cách thị xã Ban Mê Thuột 35 km về hướng Bắc lúc 4 giờ 30 chiều ngày 10 tháng 3/1975. Đến 9 giờ tối cùng ngày đã tiến sát vào vòng đai thị xã, nhưng chưa chọc thủng được vòng vây của Cộng quân. Tiểu Khu Darlac lúc bấy giờ đã rút ra khỏi thị xã. Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 cố thủ trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh, nên không có được một đơn vị nào làm đầu cầu cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân tiến vào thị xã.
Điểm đáng tiếc là 10 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, đơn vị tiền sát của liên đoàn đã đột nhập thị xã, di tản gia đình vị tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã, nhưng lại không được lệnh ở lại làm điểm tựa cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đến giải cứu thị xã sau này. Thực sự, nếu Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân có mặt tại thị xã, thì nhất định Ban Mê Thuột đã không thất thủ mà còn đánh tan được 3 sư đoàn quân chủ lực Bắc Việt, và bẻ gãy toàn bộ mọi mưu đồ của Cộng quân.
Từ 6 giờ 45 sáng ngày 11 tháng 3/1975, Cộng quân đã bố trí xong lực lượng thắt chặt vòng văy hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và thực hiện trận mưa pháo bằng đại bác 100 ly trang bị trên chiến xa T-54, bắn trực xạ, đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly từ hướng Bandon dồn dập đổ xuống Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn. Đồng thời, chiến xa và bộ đội Cộng quân dàn hàng ngang tấn công bốn mặt vòng đai Bộ Tư Lệnh. Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh đã chống trả quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công, và đánh cận chiến với quân thù. Nhìn lên khung trời Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 bây giờ chỉ còn thấy được những cuộn khói dày đặc mịt mù. Điều đáng tiếc là mấy chiếc thiết vận xa M-113 còn lại của Sư Đoàn 23 trong lúc này lại lại BẤT KHIỂN DỤNG.
Mười giờ 10 phút, một phi vụ A-37 của Không Quân thả bom nhầm vào Trung Tâm Hành Quân của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23. Mọi liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị phá hủy.
Mười giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, một đoạn hệ thống công sự ở mặt Tây và phía Nam Bộ Tư Lệnh đã bị chọc thủng. Bộ đội và chiến xa của Cộng quân tràn vào hậu cứ Sư Đoàn 23 Bộ Binh như nước vỡ bờ. Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Darlac, mở đường máu đem đơn vị thoát khỏi hậu cứ, bỏ lại Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đinh trong một tình huống vô cùng bi thảm. Ban Mê Thuột lâm chung. Sáu mươi ngàn dân như một đàn gà con mất mẹ. Đêm đen phủ xuống thành phố này cùng với nổi hải hùng và tuyệt vọng mênh mong.
MẶT TRẬN PHI TRƯỜNG PHỤC DỤC VÀ TRUNG ĐOÀN 53 BỘ BINH
Thị xã Ban Mê Thuột đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân từ chiều hôm qua, ngày 10 tháng 3/1975, và đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh rút khỏi thị xã này lúc 10 giờ 38 phút ngày 11 tháng 3/1975. Nhưng Trung Đoàn 53 Bộ Binh, phòng thủ Phi Trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 7 km về hướng Đông Bắc vẫn cố thủ phi trường và cương quyết chống lại lực lượng biển người và chiến xa T-54 của Cộng quân.
Cùng lúc tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân đã không bỏ sót Trung Đoàn 53. Chiến xa và bộ đội của Cộng quân, với đại bác 130 ly, và hỏa tiển 122 ly yểm trợ đã không ngừng luân phiên tấn công Trung Đoàn 53. Và sau khi đơn vị quân lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng rời bỏ Ban Mê Thuột, Cộng quân càng tập trung lực lượng tấn công Trung Đoàn 53 ác liệt hơn.
Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 Bộ Binh là Trung Tá Ân. Biết rõ ý đồ của Cộng quân, nhưng ông cũng hiểu rằng Phi Trường Phụng Dực là điểm tiếp liệu, tiếp vận duy nhất cho lực lượng tổng trừ bị là sư đoàn Nhảy Dù đến giải cứu Ban Mê Thuột sau này, đồng thời đơn vị của ông là lực lượng đầu cầu và liên lạc duy nhất cho các đơn vị bạn về sau. Do vậy, ông đã ra lệnh cố thủ và chỉ thị cho các binh sĩ tiết kiệm đạn dược và mọi phương tiện quân y, dược cụ, cố gắng chiếm dụng vũ khí của địch để chống lại kẻ địch, và phải nhất dịnh bắn trúng mục tiêu.
Trong suốt thời gian 6 ngày đêm, Trung Đoàn 53 Bộ Binh không những đã đánh tan nhiều đợt tấn công của Cộng quân, mà còn tịch thu nhiều loại vũ khí cá nhân cũng như súng cộng đồng để tiêu diệt T-54 và hàng trăm xác quân thù bỏ lại chiến trường. Sự tổn thất nặng nề nhất của Cộng quân trong mặt trận Ban Mê Thuột, hơn 200 nhân mạng, không biết được con số bị thương, và hàng chục T-54 bị phá hủy bằng chính B-40, B-41 của Cộng quân do Trung Đoàn 53 tịch thu tại mặt trận Phi trường Phụng Dực.
Từ sáng sớm ngày 10 tháng 3/1975 cho đến hết
ngày 15 tháng 3/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh chỉ với một tiểu đoàn Bộ Binh, và
trung đội Pháo Binh 105 ly đã anh dũng chiến đấu với một lượng Cộng quân nhiều
gấp bội, có chiến xa và đại bác đủ loại, mà không cần biết đến Ban Mê Thuột đã
thất thủ và đài BBC trong bản tin phát đi vào đêm 14 tháng 3/1975, đã loan tin
Sư Đoàn 23 Bộ Binh bị xóa tên trong quân sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nhà thờ Giáo xứ Hà Lan, thuộc Quận Buôn Hô, Cách Banmêthuột 32 km về phía Bắc
Giờ tan Lễ tại Giáo xứ Hà Lan
Ngày 15 tháng 3/1975, một phi vụ yểm trợ tiếp liệu cuối cùng cho Trung Đoàn 53 đã không rơi đúng điểm ấn định mà lại rơi xuống khu vực Vườn Ương ở Hồ thực nghiệm.
Ngày 16 tháng 3/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh hoàn toàn mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Hết đạn dược và thuốc men, Trung Tá Trung Đoàn Trưởng đành phải ra lệnh rút khỏi phi trường Phụng Dực. Điểm liên lạc, tiếp vận duy nhất cho Ban Mê Thuột đã lọt vào tay Cộng quân. Nhưng Trung Tá Ân, đúng là người hùng của quân lực, và Trung Đoàn 53 Bộ Binh anh dũng là những người con yêu của Tổ Quốc, đã làm khiếp đảm quân thù, và đem vinh quang về cho một quân đội kiêu hùng của nền Cộng Hòa miền Nam.
Với lịch sử của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và thực tế của mặt trận Ban Mê Thuột, nếu thị xã Ban Mê Thuột được Trung Đoàn 44 hoặc 45 Bộ Binh phòng thủ, thì cho dầu Cộng Sản Bắc Việt có quân số nhiều hơn vài ngàn người trong cuộc tấn công này, Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đã không rơi vào biển đêm của lịch sử dân tộc. Và Sư Đoàn 23 Bộ Binh vĩnh viễn là một đơn vị kiêu hùng của một quân lực kiêu hùng bất diệt.
Suốt đêm nay, tôi vẫn mơ màng tự hỏi tại sao Ban Mê Thuột có thể thất thủ dễ dàng và nhanh chóng như vậy? Chỉ với một tiểu đoàn Bộ Binh của Trung Đoàn 53, đã cầm cự với lực lượng Cộng quân hơn suốt 6 ngày đêm.
Qua tin tức các hoạt động của địch được ghi nhận ở những ngày đầu chiến cuộc, và đặc biệt là trong các buổi họp tham mưu, Đại Tá Luật đã nhiều lần nhắc nhở các đơn vị về những hoạt động của Cộng quân, những đơn vị chủ lực quân Bắc Việt đã ghi nhận có mặt quanh vòng đai lãnh thổ, hoặc nghi ngờ đang di chuyển về lảnh thổ Darlac. Và điểm đặc biệt là Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật của Tiểu Khu, một đơn vị mới thành lập đã được đặt trong tình trạng báo động.
Tất cả những sự kiện đó, chứng minh rằng, các giới chức thẩm quyền ở địa phương đều biết trước, Ban Mê Thuột sẽ bị tấn công, nhưng tại sao Trung Đoàn 44 hoặc 45 Bộ Binh lại không được trả về Ban Mê Thuột? Tại sao Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân lại bị mất đi cơ hội xâm nhập thị xã để gải cứu Ban Mê Thuột? Những câu hỏi này, ai có trách nhiệm trả lời, và đến bao giờ mới trả lời được.
MẶT TRẬN PHÍA TÂY BẮC THỊ XÃ VÀ TRẠI ĐỊNH CƯ CHÂU SƠN
Sau khi hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh rút khỏi thị xã lúc 10giờ 38 phút sáng ngày 11 tháng 3/1975), Ban Mê Thuột đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân. Một số binh sĩ thuộc Tiểu Khu, Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp, đơn vị hành chánh tiếp vận… đã thất lạc đơn vị và chạy vào xã Châu sơn, cách thị xã 3 km về hướng Tây Tây-Bắc.
Xã Châu Sơn là tên của một trại định cư có khoảng 5,000 người, từ miền Bắc di cư vào Nam sau hiệp định Geneve năm 1954, được cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập vào khoảng năm 1956, cùng với các trại định cư khác trong toàn lãnh thổ tỉnh Darlac.
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nhận định Ban Mê Thuột có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, không những có thể kiểm soát toàn miền cao nguyên mà còn là giao điểm nối liền cao nguyên với duyên hải, đồng thời từ Ban Mê Thuột còn có thể kiểm soát được vùng Tam Biên Việt Nam, Lào, và Cam Bốt. Vì vậy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã thiết lập một vòng đai an toàn bảo vệ cho thị xã Ban Mê Thuột bằng một hệ thống gồm các trại định cư sau đây:
Trại định cư Châu Sơn ở mặt Tây tây Bắc thị xã Ban Mê Thuột 3 km. Phía Nam dọc theo Quốc Lộ 14, cách thị xã 5 km là trại Chi Lăng, với dân số khoảng 3,000 người, và xa hơn là Thọ Thành. Phía Đông-Nam cách thị xã 3 km có trại định cư Trần Hưng Đạo gần 2,000 người. Phía Đông khoảng 9 km có Hòa Bình, là quận lỵ của quận Ban Mê Thuột. Cũng về mặt Đông, cách Ban Mê Thuột 15 km, có trại định cư Trung Hòa với dân số 5,000 người. Xa hơn, doc theo Tỉnh Lộ số 5, đường đi Quận Lạc Thiện, có hai trại Kim Châu, Kim Phát, với dân số khoảng 6,000. Phía Bắc Ban Mê Thuột, dọc theo Quốc Lộ 14, cách thị xã 32 km, có 3 trại định cư, chiếm tỉ lệ dân số người Kinh cao nhất trong toàn tỉnh, hơn 10 ngàn người, đó là các trại định cư Hà Lan A và Hà Lan B, Vĩnh Phước, thuộc Quận Buôn Hô, đã nổi tiếng trong trận đánh đầu Xuân năm 1972 với hai trung đoàn Cộng Sản Bắc Việt trong suốt 10 ngày đêm mà chỉ với 7 trung đội Nghĩa Quân và lực lượng Nhân Dân Tự Vệ Xã.
Thị xã Ban Mê Thuột mất, xã Châu Sơn tự họ quyết định số phận của mình, cưong quyết chống lại Cộng Sản, theo tinh thần của cuc khởi nghĩa Quỳnh Lưu, Nghệ An giữa thập niên 1950 và 1960 khi người dân nổi lên chống lại xe tăng và bộ đội Cộng Sản Bắc Việt năm xưa.
Tập hợp lại những binh sĩ tản lạc chạy vào xã, Ban Chỉ Huy Liên Trung Đội Nghĩa Quân đã hô hào đồng bào đào chiến hào dọc theo hàng rào ấp chiến lược, lập tổ tam tam, 3 người một, yểm trợ lẫn nhau, để chống lại quân Cộng sản. Phụ lão và thiếu niên lo phần tiếp tế cơm ăn, nước uống và cứu thương. Thanh niên nam nữ túc trực ở giao thông hào phòng thủ. Suốt 11 ngày đêm, lực lượng Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ và toàn dân xã Châu Sơn đã đánh trả không ngừng với lực lượng Cộng quân.
Cuối cùng Cộng quân phải dùng chiến xa T-54 dàn hàng ngang ủi sập hệ thống giao thông hào và hàng rào phòng thủ. Nhiều trung đội trưởng và liên trung đội trưởng Nghĩa Quân bị thương và bị bắt. Xã Châu Sơn đầu hàng. Riêng liên trung đội trưởng nghĩa quân Nguyễn Văn Tiến bị xử án chung thân. Sau hơn 20 năm những người dân xã Châu Sơn một lần nữa, lại bị nô thuộc dưới chế độ Cộng Sản. Nhưng tinh thần chống Cộng và gương anh dũng chiến đấu của họ nhất định mãi mãi lưu truyền cho thế hệ mai sau.
QUẬN PHƯỚC AN: CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ CUỐI CÙNG
Ban Mê Thuột thất thủ, quận hành chánh và các chi khu di tản về quận Phước An để thành lập một tuyến phòng thủ chiến lược nhằm tái chiếm Ban Mê Thuột. Chi khu và Quận Hành Chánh Phước An nằm trên một ngọn đồi trọc phía đông bắc thị xã Ban Mê Thuột 42 km, trên Quốc Lộ 21, giáp ranh với quận Khánh Dương, tỉnh Khánh Hoà, Nha Trang là giao điểm giữa Ban Mê Thuột và Nha Trang, hay là trục nối giữa vùng cao nguyên với miền duyên hải trung phần.
Cầu 14 ( nằm giữa 2 xã Thọ -Thành và Cữ-Ju’t, Cách thị xã Ban mê thuột 14 km về phía Nam
Chín mươi phần trăm dân số Phước An là ngưòi thượng sống rãi rác trong các buôn làng. Trước năm 1960, hầu hết người Thượng ở quân này đều sống bằng nghề làm rẫy, trồng cây ngũ cốc, như bắp và lúa. Nhưng từ sau năm 1960, những di dân từ các miền đến lập nghiệp ở vùng này, đã khám phá ra vùng đất màu mỡ của Phước An rất thích hợp để trồng các loại cây kỹ nghệ như cà phê, cao su, tiêu, ca cao, và từ đó, những dãy đồn điền cà phê mọc lên như nấm nằm dọc hai bên Quốc Lộ 21, từ cây số 5 cách thị xã Ban Mê Thuột về hướng Đông-Bắc cho đến cây số 42 Quốc Lộ 21 và chạy sâu vào hàng chục cây số, đã làm cho Phước An trở nên một vùng trù phú bậc nhất của tỉnh Darlac.
Ngoài cà phê, Phước an còn là khu vực lâm sản quan trọng. Cây Gõ (Cà te) là mối lợi lớn nhất mà các nhà lâm sản thời bấy giờ hằng mơ ước. Quận Phước An có một trường trung học công lập, và hầu như mỗi buôn làng đều có một trường tiểu học cộng đồng, nên dân trí và sinh hoạt của quận này rất cao.
Từ khi Ban Mê Thuột thất thủ, Bộ Chỉ Huy Tiẻu Khu Darlac, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, các đơn vị đồn trú tại thị xã, các quận hành chánh và chi khu của các quận đều di tản về Phước An để lập một tuyến phòng thủ và chuẩn bị tái chiếm Ban Mê Thuột.
Bốn giờ 40 chiều ngày 13 tháng 3/1975, hai Trung Đoàn Bộ Binh 44 và 45 thuộc Sư Đoàn 23 được đổ xuống quận Phước An, Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng Nhì Quân Đoàn 2 được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Darlac, lo phối trí lực lượng tái chiếm Ban Mê Thuột.
Từ 13 tháng 3/1975 đến 16 tháng 3/1975, phòng tuyến Phước An được thành lập với lực lượng của ba chi khu và hai Trung Đoàn Bộ Binh 44 và 45 trong một khí thế hết sức thuận lợi. Kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột được coi là hoàn tất ở giai đoạn đầu, chỉ còn đợi lệnh và chờ phối hợp với lực lượng tổng trừ bị của Bộ Tổng tham Mưu tăng viện.
Nhưng cho đến ngày 17 tháng 3/1975, lực lượng tổng trừ bị vẫn chưa được gởi đến. Trong khi đó, bộ binh và chiến xa của Cộng quân đã từ thị xã Ban Mê Thuột đổ về tấn công ráo riết phòng tuyến Phước An không một phút nào ngừng. Chiều ngày 17 tháng 3/1975, phòng tuyến Phước An bị Cộng quân chọc thủng, cứ điểm chiến lược cuối cùng của Ban Mê Thuột bị tan rã.
Ban Mê Thuột, tỉnh Darlac gồm bốn quận hành chánh và bốn chi khu cùng với 150 ngàn dân rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Tỉnh Darlac, một trong 42 tỉnh của Việt Nam Cộng Hoà bị xóa tên trên bản đồ hành chánh của nền Cộng Hòa từ ngày hôm nay.
Tôi lịm chết giữa
điệu buồn chất ngất
Thả hồn xuôi theo kỷ niệm xa mờ
Phút vị vong thắp lại nén hương thừa
Mà tưởng nhớ một thời xưa đã sống
Thả hồn xuôi theo kỷ niệm xa mờ
Phút vị vong thắp lại nén hương thừa
Mà tưởng nhớ một thời xưa đã sống
(Thời Gian)
Nguyễn Ðịnh
Ngày 11.3.1975, Ban Mê Thuột Thất Thủ
Diễn biến chiến sự tại Ban Mê Thuột trong ngày 11-3-1975
-Vào 7 giờ sáng ngày 11/3/1975, Cộng quân bắt đầu nả pháo binh vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 BB, một số quân xa đậu ở gần Trung tâm hành quân bị trúng pháo nổ tung ra. Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac, đi thẳng ra cửa bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh và lên 1 chiếc M 113 để quan sát, ông thấy cách đó 300 mét, hàng chục chiếc T 54 của CQ đang bao vây bộ Tư lệnh. Cùng lúc đó, CQ đang tấn công và bắn trực xạ vào lầu tư dinh Tỉnh trưởng. Trung đội phòng thủ đã bắn cháy 2 chiến xa địch ngay trước cổng bằng súng M 72. Ngay sau đó, Trung đội này ra khỏi tư dinh.
-Khoảng 10 giờ sáng, pháo binh CQ ngưng tác xạ. Đại tá Luật nhảy lên pháo tháp của chiến xa M113 quan sát và thấy chiến xa CQ đang chuyển bánh. Ông nhảy vào xe và la lớn: "Sẵn sàng ứng chiến". Chiến xa đầu của CQ chầm chậm tiến thẳng vào chiếc thiết vận xa M 113.Khi chiến xa địch còn cách 100 mét, Đại tá Luật ra lệnh cho xạ thủ đại bác 106 ly không giựt đặt trên xe khai hỏa. Ông hét lớn"bắn". Thay vì nghe một tiếng nổ lớn của viên đạn ra khỏi nòng nhưng chỉ có một tiếng "cóc" phát ra. Binh sĩ xạ thủ báo cho ông biết súng bị trở ngại tác xạ. Sau một phút bàng hoàng,Đại tá Luật đã nghĩ ngay đến các phản lực cơ A 37. Ông liên lạc với phi tuần L 19 quan sát và yêu cầu A 37 dội bom ngay vào các chiến xa của CQ đang tiến vào bộ Tư lệnh, ông nói với quan sát viên L 19 là chấp nhận nguy hiểm vì chỉ có cách đó thì mới chận đứng được cuộc tấn công của CQ.
-Hơn 10 giờ sáng ngày 11/3/1975, thình lình mọi người nghe một tiếng nổ ầm thật kinh hoàng. Trung tâm Hành quân Sư đoàn 23 Bộ binh đã bị Không quân ném nhầm. Trung tâm hành quân bị sập và các hệ thống liên lạc đều bị hư hại toàn bộ. Một số lớn sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ chết và bị thương. Trước tình thế đó, Đại tá Luật bàn với Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 BB, kiêm Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột, nên rút khỏi bộ Tư lệnh Sư đoàn ngay để bảo toàn lực lượng. Đại tá Vũ Thế Quang đồng ý và ra lệnh rút quân.Lực lượng trú phòng lúc bấy giờ khoảng 100 người mở đường máu ra khỏi hàng rào và hướng về phía Tây tức là suối Bà Hoàng, cách BộTư lệnh Sư đoàn 250 mét.
- 11 giờ 50 : Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 mất liên lạc với Đại tá Quang và Đại tá Luật.
Lực lượng phòng thủ Ban Mê Thuột :
Do những nhận định sai lầm và quyết định chủ quan cũa Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tư lệnh QĐ 2 , toàn bộ Sư đoàn 23 Bộ binh được đưa về hoạt động phòng ngự quanh Pleiku, việc phòng thủ Ban Mê Thuột ủy nhiệm cho Liên Đoàn 21 Biệt động quân, Địa phương quân, Nghĩa quân tỉnh và Cảnh Sát. Vào đầu tháng 3/1975 khi có báo động về Sư đoàn 320 CSBV chuyển đến Ban Mê Thuột, Quân đoàn 2 chỉ đưa một phần Trung đoàn 53 (chỉ có 2 Tiểu Đoàn) trở lại Ban Mê Thuột. Trung đoàn này lúc bấy giờ được giao nhiệm vụ hành quân quanh khu vực phía Nam phi trường Phụng Dực, còn lực lượng Biệt Động Quân thì trấn giữ tại khu vực Buôn Hô chừng 32 km về hướng Đông Bắc. Các toán thám sát của Sư đoàn 23 BB và Nha Kỹ Thuật QL.VNCH được tung ra chung quanh trại Bản Đôn để theo dõi các hoạt động của sư đoàn 320 CSBV nhưng chỉ phát giác được một số đơn vị nhỏ cấp đại đội CQ địa phương.
Như vậy, lực lương quốc gia phòng thủ Ban Mê Thuộc tổng cộng khoảng 4,000 người gồm những quân nhân hậu cứ của Bộ Tư Lệnh (BTL) Sư Đoàn 23 Bộ Binh, hậu cứ Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 8 (quân số chủ lực của các đơn vị này đã được điều động về Pleiku và Kontum từ trước Tết ).
Ban Mê Thuột thực sự là một thành phố bỏ ngỏ không lực lượng bảo vệ. Do vậy, vấn đề phân nhiệm phòng thủ tuy có kế hoạch nhưng chẳng thắm vào đâu so với lực lượng tấn công thiện chiến và đông đảo gấp 20 lần của đối phương .
- Lực lượng phòng thủ phía Nam là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh gồm các phòng các ban các sở trực thuộc.
- Lực lượng phòng thủ phía Tây, khu vực trọng yếu và nguy hiểm nhất, gồm các đơn vị hậu cứ của Thiết đoàn 8 kỵ binh và kho đạn (trại Mai hắc Đế) cùng với Trung Tâm Yểm Trợ tiếp vận (đại đội hành-chánh tài-chánh ).
- Lực lượng phòng thủ phía Đông do Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 23 Bộ Binh đảm trách. Xa hơn là Chi Khu Ban Mê Thuột và Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia quận Ban Mê Thuột phối hợp với nhau để chịu trách nhiệm vấn đề phòng thủ mặt nầy.
- Lực lượng phòng thủ mặt Bắc thị xã là Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac cùng với một đơn vị 206 Cảnh Sát Dã Chiến.
- Nội vi thị xã và các chốt điểm trọng yếu đều do lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đảm trách, và được bố trí như sau:
* Hai chốt cảnh sát đặt tại Trường Trung Học và cuối đường Phan Chu Trinh là các chốt ở cửa Bắc.
* Cuối đường Tự Do được giao cho Cục Cảnh Sát Cư Kplong và một tiểu đội Cảnh Sát Dã Chiến.
* Cửa ngỏ phía Nam có Cục Cảnh Sát Cư Ê Bư và một đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm.
* Cửa Tây thị xã giao cho Cục Cảnh Sát thị xã Cục Lạc chịu trách nhiệm. Các cao ốc trong toàn thị xã và các khách sạn đều được Cảnh Sát Quốc Gia đóng chốt.
* Các đơn vị trừ bị gồm có một tiểu đoàn của Trung Đoàn 53 Bộ Binh đóng tại phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 7 km, có một pháo đội 105 ly, trong khi pháo binh của Cộng quân lại là loại 130 ly, và hỏa tiển 122 ly, tầm xa và sức công phá hoàn toàn cách biệt.
* Ngoài ra, doanh trại các tiểu đoàn Pháo binh, Công binh, Truyền tin, Tiếp vận thống thuộc Sư đoàn 23 bộ binh đóng gần thị xã đều tận dụng quân số tại hàng để tổ chức phòng ngự trong phạm vi trách nhiệm.
Riêng về trách nhiệm của tiểu khu Darlac, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật đã cho điều động tiểu đoàn 204 Địa phương quân đang đóng tại Ban Don về thị xã.
Các trận đánh nhằm nghi binh & cô lập Ban Mê Thuộc trước ngày 10/3/1975
Bắc Việt đưa kế hoạch tấn công bất ngờ và đông đảo, nghi binh tối đa, chúng vờ đánh Pleiku để nhử ta lên giải tỏa rồi cắt các đường dẫn đến Ban Mê Thuột, chiếm phi trường sau cùng ba mặt giáp công.
Bắc Việt dùng các Trung Đoàn, Sư Đoàn cắt các đường giao thông 19, 14, 21 nghi binh thu hút quân đội VNCH về phía Bắc để bất thần tấn công Ban Mê Thuột. Chúng không để sẵn quân ở vị trí xuất phát tấn công mà tập kết từ xa vận động đến, bỏ qua vòng ngoài, bất ngờ thọc sâu vào thị xã phối hợp với lực lượng đặc công đã len lỏi sẵn trong thị xã, rồi từ đó đánh ra ngoài.
Ngày 1-3-1975 sư đoàn 968 Bắc Việt tấn chiếm các đồn bót gần Thanh An, pháo kích phi trường Cù Hanh, Pleiku.
Ngày 4/3/1975 Trung Đoàn 95B Việt Cộng và Sư đoàn 3 Sao Vàng tấn công ngăn chận quốc lộ 19 tại An Khê như muốn tấn công Pleiku, cắt đường giao thông Pleiku và Nha Trang.
Ngày 5/3/1975 Trung Đoàn 25 Việt Cộng cắt Quốc Lộ 21 giữa Phước An và Khánh Dương, cắt đường Nha Trang - Ban Mê Thuột. Tướng Phú cho tăng cường trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân và Thiết Giáp giải tỏa quốc lộ 19 nhưng không thành công .
Ngày 7/3/1975 sư đoàn 320 Việt Cộng chiếm quận lỵ Thuần Mẫn trên Quốc lộ 14 nằm giữa đường Pleiku đi Ban Mê Thuột.
Ngày 9-3 hôm nay Sư đoàn F10 Cộng sản Bắc Việt nhất định san bằng quận Đức Lập để tiến quân về Ban Mê Thuột. Chi khu bị tấn công từ 6 giờ sáng, VC đã dùng pháo binh 130 ly và SKZ 82 ly bắn vào Chi khu và Chi đoàn Chiến xạ, địch đã làm tê liệt các chiến xa của ta ngay từ phút đầu và sau đó quân chính qui Cộng sản Bắc Việt mở "trận địa chiến" đánh ban ngày, các công sự phòng thủ trên mặt đất sập hết. Tình hình Đức Lập vô cùng nguy ngập. Các đồn phụ đã bị "bứt". Tiểu đoàn Địa phương quân đóng tại Núi Lửa cách Đức Lập 9 cây số bị địch tràn ngập sau một trận đánh đẫm máu. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng và một số cấp chỉ huy khác bị Việt cộng sát hại.
Tương Phú bốc máy liên hợp liên lạc thẳng với Trung tá Nguyễn Cao Vực, Quận trưởng quận Đức Lập. Ông được báo cáo Trung tá Quận trưởng đã bị thương, hiện ở ngoài chỉ huy và điều khiển những khẩu đại bác 105 ly bắn trực xạ vào Cộng quân. Chi khu cầm cự cho đến sáng, khi mặt trời bắt đầu lên. Đúng 10 giờ 30 phút quận Đức Lập biến thành biển lửa.
Như thế Việt Cộng đã cô lập Ban Mê Thuột cả Bắc và Nam mà Tướng Phú vẫn cho là địch sẽ đánh Pleiku, ông lại nghĩ chúng nghi binh vờ đánh Ban Mê Thuột. Tuy nhiên theo đề nghị của Bộ tư lệnh Quân Đoàn ông đã cho trực thăng vận 2 tiểu đoàn Biệt đông quân thuộc Liên Đoàn 21 từ Kontum đến Buôn Hô cách 30 km ở phía Bắc Ban Mê Thuột.
Sự sai lầm của tướng Phú đã được Việt Cộng khai thác triệt để: “Từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 9 tháng 3 năm 1975, trước khi tiến công vào Buôn Ma Thuột, ta triển khai thế chiến dịch, thu hút sự chú ý của địch về hướng Công tum, Plây cu, cắt các đường, cô lập mục tiêu chủ yếu. Cho nên đến lúc ta sắp nổ súng đánh vào Buôn Ma Thuột, địch mới biết. Chúng báo động và muốn tăng cường lực lượng nhưng không kịp nữa rồi, lực lượng đã bị căng giữ ở các nơi khác” (ÐTMX trang 90)
Mặt Trận Ban Mê Thuột
Ngày 9/3/1975 Thiếu Tướng Phú bay lên BMT thị sát kế hoạch phòng thủ, ứng chiến của thành phố ra lệnh cấp phát hỏa tiển chống chiến xa M72 và hỏa tiển TOW cho các đơn vị. Từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều ngày 9/3/1975, Tướng Phú họp với Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, các Tiểu khu trưởng Ban Mê Thuột và Quảng Đức để duyệt xét tình hình các mặt trận.
Sau khi chấp nhận những đề nghị của các giới chức liên hệ và cho những chỉ thị cần thiết, ông ra lệnh cho Đại tá Nghìn, Tỉnh trưởng Quảng Đức bay về trước. Tại Ban Mê Thuột, để cho có sự thống nhất chỉ huy, Tương Phú bổ nhiệm Đại tá Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 làm Tư lệnh chiến trường Ban Mê Thuột.
Các Tư lệnh mặt trận phải ra lệnh đôn đốc các đơn vị chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu trong 2, 3 tháng liên tiếp; tổ chức những cuộc hành quân xa ngoài thị xã và vị trí phòng thủ.
Kho xăng, kho đạn phải được phân tán, đề phòng đặc công Cộng sản Bắc Việt đánh phá. Lệnh thiết quân luật mỗi nơi được ủy nhiệm cho các Tư lệnh mặt trận toàn quyền định đoạt.
Đến 10.00 giờ đêm, thành phố Ban Mê Thuộc được lệnh báo động đỏ, tập họp tất cả binh sỉ chuẩn bị tác chiến.
Ngày 10/3/1975, từ 1giờ 20 đến 2 giờ 15 sáng, các chốt điểm Cảnh Sát Dã Chiến ở cửa Bắc và cửa Tây thị xã đã phát giác các tổ trinh sát tiền phong của Cộng quân và liên tiếp báo về Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac.
2 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu thực hiện trận mưa pháo theo chiến thuật tiền pháo hậu xung bằng đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự như Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, kho đạn Mai Hắc Đế và phi trường L19.
Những tiếng nổ của hỏa tiển 122 ly và đại pháo 130 ly khủng khiếp làm vỡ tung hết các cửa kiếng và rung chuyển cả thành phố như cảnh tượng động đất. Các nhà cao tầng bị rung chuyển cực mạnh. Thành phố đã như con tàu chao nghiêng trong bão tố. Một số các nhà xây thô sơ quanh các khu vực quân sự đã bị sụp đổ, và trận mưa pháo liên tiếp không ngừng đổ xuống các cứ điểm quân sự cho đến 6 giờ sáng.
Bốn giờ sáng, chiến xa T-54 và bộ đội Cộng Sản chia làm nhiều mũi tấn công vào phi trường L19, kho đạn Mai Hắc Đế , Tiểu Khu Darlac, Tòa Hành Chánh Tỉnh, BTL Sư Đoàn 23 BB, Hậu cứ Trung Đoàn 53 BB sát phi trường Phụng Dực với chiến thuật biển người.
Trận đánh quyết định giữa Nam-Bắc đã diển ra. Nhưng lực lượng giữa hai bên quá ư chênh lệch, như trứng chọi với đá nếu so sánh cả về quân số, vũ khí, chiến cụ. Địch đã ở thế thượng phong ngay từ lúc đầu !
6 giờ 15 sáng, xe phóng thanh của Ty Thông Tin đậu tại Ngã 6 thị xã phát lời kêu gọi của Đại Tá Tỉnh Trưởng yêu cầu đồng bào bình tỉnh, ai ở nhà nấy, tình hình an ninh tại thị xã vẩn còn yên tỉnh.
6 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, một góc phía Bắc của phi trường L19 bị Cộng quân tràn ngập.7 giờ 15 các chốt cảnh sát xin lệnh rút khỏi vị trí phòng thủ vì áp lực địch quá mạnh, dân chúng từ khu vực Buôn A-Lê B, Tân Mai, cửa Nam thị xã lũ lượt chạy vào trung tâm thành phố.
8 giờ 30 , Kho đạn Mai Hắc Đế thất thủ. Viên Đại Úy chỉ huy trưởng bị tử thương.
9 giờ 20, chiến xa T-54 và bộ đội cộng quân chia làm nhiều mũi tấn công vào thị xã. Một mũi từ cuối đường Phan Chu Trinh (cửa Bắc ) tràn chiếm khu vực nhà thờ Chính Tòa, ngã Sáu thị xã, cách Bộ Chỉ HuyTiểu Khu 800 mét. Mũi phía Nam, từ khu vực Buôn A-Lê B, đồi La San, theo đại lộ Thống Nhất tiến đánh khu vực tư dinh Tỉnh Trưởng, Ty Ngân Khố. Một mũi khác, từ hướng chùa Khải Đoan, đánh chiếm ngã tư Nguyễn Tri Phương Phan Bội Châu, và mặt Tây thị xã cũng đã bị Cộng quân tấn chiếm.
Ngoài mặt trận chính Ban Mê Thuột, Cộng quân tấn công khắp nơi. Các trận bắc Kontum, nam Pleiku, bắc Bình Định, Quảng Đức và trên 2 quốc lộ 19, 21 đều bị áp lực nặng nề.
MẶT
TRẬN TIỂU KHU DARLAC
Từ 9 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 3/1975, các mũi tiến quân của Cộng quân từ hướng Bắc và hướng Tây Bắc đã hoàn toàn tràn ngập trung tâm thành phố và tập trung nổ lực tấn công Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu nằm trên đại lộ Thống Nhất. Bộ đội và chiến xa T-54 của Cộng quân từ khuôn viên nhà thờ chính tòa tràn qua ngã Sáu, chiếm Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá sĩ quan, nằm trên Ngã Ba đại lộ Thống Nhất và đường Lê Lợi.
Lực lượng phòng vệ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu phản công quyết liệt. Một chiếc T-54 của Cộng quân bị bắn cháy. Dù với chiến thuật biển người và đại bác 100 ly trang bị cho T-54 bắn trực xạ không ngừng nhưng Cộng quân vẫn chưa tiến sát được vào hệ thống công sự phòng thủ này. Tinh thần chiến đấu và lòng dũng cảm của những chiến sĩ thuộc Tiểu Khu quả thật không thể tưởng tượng. Cứ mỗi đợt tiến công của Cộng quân là những tràng đại liên, M-79 (súng phóng lựu) và M-16 từ các công sự phòng thủ xối xả phản kích làm cho bước tiến quân của Cộng quân đã phải ngừng lại.
Từ 9 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 3/1975, các mũi tiến quân của Cộng quân từ hướng Bắc và hướng Tây Bắc đã hoàn toàn tràn ngập trung tâm thành phố và tập trung nổ lực tấn công Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu nằm trên đại lộ Thống Nhất. Bộ đội và chiến xa T-54 của Cộng quân từ khuôn viên nhà thờ chính tòa tràn qua ngã Sáu, chiếm Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá sĩ quan, nằm trên Ngã Ba đại lộ Thống Nhất và đường Lê Lợi.
Lực lượng phòng vệ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu phản công quyết liệt. Một chiếc T-54 của Cộng quân bị bắn cháy. Dù với chiến thuật biển người và đại bác 100 ly trang bị cho T-54 bắn trực xạ không ngừng nhưng Cộng quân vẫn chưa tiến sát được vào hệ thống công sự phòng thủ này. Tinh thần chiến đấu và lòng dũng cảm của những chiến sĩ thuộc Tiểu Khu quả thật không thể tưởng tượng. Cứ mỗi đợt tiến công của Cộng quân là những tràng đại liên, M-79 (súng phóng lựu) và M-16 từ các công sự phòng thủ xối xả phản kích làm cho bước tiến quân của Cộng quân đã phải ngừng lại.
Cộng quân lui về cố thủ khu vực cư xá sĩ quan và Câu Lạc Bộ Biên Thùy, đồng thời chia quân tràn qua đại lộ Thống Nhất đánh chiếm Tòa Án, bưu điện, tòa nhà Đại Biểu Chính Phủ, và tiếp tục thực hiện trận mưa pháo bằng đại bác 100 ly từ các chiến xa T-54 và đại bác130 ly cùng hỏa tiễn 122 ly từ hướng Tây thị xã (khu vực Bandon) đổ vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu.
11giờ 20, một chiếc T-54 của Cộng quân tiến vào cổng trước Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu trên đường Thống Nhất đã bị bắn hạ. Tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Tiểu Khu càng lên cao.
11 giờ 45, hai chiếc Commando Car (thiết giáp với bốn bánh cao su, không xích sắt) của Thiết Đoàn 8 từ hướng chùa Khải Đoan theo đường Quang Trung qua Tôn Thất Thuyết để tiến về đánh bọc hậu lực lượng của Cộng quân đang công hãm Tiểu Khu. Nhưng khi đến ngã Ba Ama Trang Long Tôn Thất Thuyết, các chiến sĩ Thiết Đoàn 8 bị lực lượng của Cộng quân từ ngã Sáu tràn xuống chận đánh. Hai chiếc Commando Car bị Cộng quân bắn cháy trước Bar Quốc Tế. Nhưng các chiến sĩ của Thiết Đoàn 8 đã len theo khu phố Ama Trang Long để tiến về hướng Tiểu Khu.
Khu chợ Ban Mê Thuột, từ đường Quang Trung chạy dọc theo đường Y Jút đến Ama Trang Long bị trúng đạn pháo và bốc cháy dữ dội. Nhà hàng Thanh Thế mới khai trương, cũng tân kỳ không thua gì nhà hàng Thanh Thế ở đại lộ Lê Lợi Saigon, giờ đây đang là một biển lửa. Dãy phố bên kia đường Ama Trang Long, đối diện với nhà hàng Thanh Thế như tiệm Rồng Vàng, nằm mặt sau của Ty Cảnh Sát cũ đã là một bãi gạch vụn. Khu phố nằm trên đường Y Jút, đối diện với chợ Ban Mê Thuột như nhà của Bác Sĩ Tôn Thất Hối đã bị sập.
Lực lượng Biệt Ðộng Quân tại Buôn Hô được điều động về tiếp cứu Ban Mê Thuộc nhưng gập hỏa lực mạnh mẻ của các chốt kháng cự trên đường đi. Một lực lượng Thiết Giáp và ÐPQ đang hành quân tại Budrang cũng được lệnh trở lại nhưng bị cầm chân ở một cây cầu phía Nam tỉnh lỵ khoảng 10 km.
Đến 11 giờ 45 các chiến sĩ của Tiểu Khu Darlac vẫn cố thủ. Lực lượng của cộng quân từ 2 mặt, phía Bắc và mặt tiền Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu đã bám sát hệ thống công sự phòng thủ của Tiểu Khu. Những trận đánh xáp lá cà đẫm máu đã xảy ra dọc theo hệ thống công sự phòng thủ nầy.
13 giờ 15 trưa ,Trung Tâm Hành Quân của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu bị trúng pháo, mọi liên lạc truyền tin bị phá hủy.
14 giờ 20 Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Tỉnh Darlac thất thủ, sau hơn 7 tiếng đồng hồ giao tranh với lực lượng biển người của Cộng quân có chiến xa T-54, và các loại đại pháo yểm trợ, mà không có được một đơn vị bạn nào tiếp cứu. BCH Tiểu Khu phải di tản và sát nhập với BTL tiền phương của SĐ23BB.
Sáu mươi ngàn dân thị xã Ban Mê Thuột mãi mãi ghi nhớ chiến công, lòng dũng cảm và tinh thần kỷ luật của các chiến sĩ Tiểu Khu Darlac. Trong những giờ phút lâm nguy đã cố gắng và hy sinh để làm tròn bổn phận cho đến hết sức mình với những trận tấn công và đánh xáp lá cà cùng lực lượng biển người của quân thù, đến giờ phút cuối đành di tản Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu để bảo toàn lực lượng.
MẶT TRẬN PHÍA BẮC THỊ XÃ
Những Trận Đánh Oanh Liệt của Các Chiến Sĩ Cảnh Sát Quốc Gia Thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac
Trong kế hoạch phòng thủ thị xã Ban Mê Thuột, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm về một khu vực phòng thủ nặng nề nhất, từ nội vi thị xã đến cả một mặt Bắc, bao gồm phi trường trực thăng và phi trường L19. Phòng thủ phi trường L19 là đơn vị Thám Sát Tỉnh (PRU), trực thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Tỉnh.
Với những tin tức nhận được của mạng lưới tình báo cơ hữu và của các đơn vị bạn, vị chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, Trung Tá Trần Quang Vĩnh đã sẵn sàng kế hoạch phòng thủ và phản công cho đơn vị hằng tháng trước. Ông đã bổ nhiệm Đại Úy Nguyễn Ngọc Tuấn, Đại Đội Trưởng đại đội Cảnh sát Dã Chiến 206 làm phụ tá đặc trách hành quân.
2 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu tấn công phi trường L19, (khu vực phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, do Đại Đội Thám Sát chịu trách nhiệm), bằng đại bác 130 ly và hỏa tiễn 122 ly.
Đến 4 giờ sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân bắt đầu dùng lực lượng bộ binh với chiến thuật biển người và xe tăng T-54 tấn công phi trường L19. Đơn vị Thám Sát Tỉnh chống trả quyết liệt và báo cáo về Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia. Đại Úy Nguyễn Ngọc Tuấn liền liên lạc với Tiểu Khu xin Đại Đội 1/224 tiếp viện. Nhưng Đại Đội 1/224 đã không thể chọc thủng vòng vây của Cộng quân ở mặt Bắc Phi trường L19.
6 giờ 20, một đoạn vòng đai ở khu vực phía Bắc phi trường bị chọc thủng. Lực lượng Cộng quân tràn ngập khu vực này, và đơn vị Thám Sát Tỉnh đã phải lui về phòng tuyến phòng thủ phía sau với những tổn thất nặng nề về nhân sự .
Sau khi tràn ngập các vị trí phòng thủ, 9 giờ 20, lực lượng Cộng quân từ mặt Bắc thị xã, tức là khu vực phía Bắc phi truờng L19 bắt đầu tấn công Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac, nằm trên đường Tự Do để xâm nhập trung tâm thành phố.
Lợi dụng hệ thống công sự phòng thủ và các dãy hàng rào kẽm gai bảo vệ phi trường L19 nằm bên kia đườngTự Do, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã chận đứng các mũi tiến quân của Cộng quân. Các chiến sĩ Cảnh Sát dù chỉ được trang bị M-16, M-79 và lựu đạn nhưng đã anh dũng phản công quyết liệt trước những đợt tấn công của Cộng quân, không cho địch tiến sát vào hệ thống công sự phòng thủ.
Chính nhờ lòng dũng cảm chiến đấu, kỷ thuật tác chiến, và hệ thống chỉ huy chặt chẽ , mà một mặt phía Đông thị xã Ban Mê Thuột, từ khu đường Tự Do, chạy dài xuống Bà Triệu, Hùng Vương, Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột, chưa có bóng dáng của Cộng quân. Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã trấn giữ một khu vực an toàn mà có lẽ họ không thể nào ngờ được, đó là con đường di tản duy nhất sau này cho các đơn vị phải rút lui vào phút cuối.
15 giờ 40 với áp lực của địch, và để bảo toàn đơn vị, Thiếu tá Hàn Văn Thành, chỉ huy phó Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Darlac đã ra lệnh mở đường máu đem đơn vị ra khỏi thị xã về Cây Số 5, phối hợp với các đơn vị trực thuộc và Chi Khu Ban Mê Thuột để tiếp tục phản công quân thù.
16 giờ Cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh vẫn còn kháng cự.
Trong thành phố, tiếng súng nhỏ đã im, nhưng cảnh tan hoang của thị xã thật không cách nào tả xiết. Rải rác trên các khu phố, những vũng máu và thây người, kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Bóng dáng của Cộng quân như tử thần đến chiêu hồn những kẻ còn sống và đe dọa mọi người.
Trong gần suốt 14 giờ đồng hồ, các đơn vị quân đội, Cảnh Sát, Nghĩa Quân, Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Tỉnh và Nhân Dân Tự Vệ toàn thị xã đã tận hết sức mình để chống trả với lực lượng biển người, chiến xa và đại bác của Cộng quân mà không có được một đơn vị bạn nào tiép cứu.
Và giữa những giờ phút quyết liệt này, người ta nhận được tin vào lúc 10 giờ 15 sáng ngày 10 tháng 3/1975, một đơn vị Biệt Động quân từ cửa Bắc thị xã (bến xe Cây Số 3) đã xâm nhập trung tâm thành phố. Tin tức này được loan truyền đến hầu hết các đơn vị đang chiến đấu trên khắp các cửa ngõ thị xã, và mỗi người lính, từ cấp chỉ huy cho đến binh sĩ đều vui mừng hy vọng chiến trường sẽ xoay hướng.
Nhưng cho đến một giờ chiều, tin tức về Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân vẫn im hơi lặng tiếng, mà chiến trường mỗi lúc càng quyết liệt hơn, cho đến khi người ta biết rằng đơn vị Biệt Động Quân tiến vào thị xã sáng nay là chỉ để giải cứu gia đình vợ con của Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã.
Tin này quả thật là một tác động tâm lý, không những làm cho các đơn vị tham chiến mà cả toàn thị xã có cảm nghĩ Ban Mê Thuột đã bị bỏ rơi. Tuy nhiên với tinh thần và trách nhiệm của một người lính, các đơn vị có mặt tại thị xã vẫn anh dũng chiến đấu với niềm tin lực lượng tổng trừ bị, và đặc biệt là hai Trung Đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ được gởi đến.
ĐÊM
KINH HOÀNG
Từ 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3/1975, bộ đội Cộng quân bắt đầu chia thành từng toán nhỏ lục soát khắp cùng các khu phố và những điểm tập trung của người chạy loạn như chùa Khải Đoan, trường Bồ Đề, trường Tàu ở đường Y Jút. Họ thanh lọc dân chúng, bắt đi những thanh niên nam nữ, và truy lùng các viên chức chánh phủ, sĩ quan và binh lính.
Khắp cùng các ngõ phố, bọn đặc công và du côn, thi nhau lập công, đập phá các cửa tiệm, dinh thự, tư gia, những nơi mà họ cho là có kẻ thù ẩn trốn, là Việt gian, phản động, làm việc cho Mỹ Ngụy, hoặc có nợ máu với nhân dân. Chúng thi nhau lục soát các trường học, nhà thờ, bức tượng ở nhà thờ quân đội, cạnh trường Hưng Đức cũng bị chúng đập nát, đồng thời lùng bắt những người có thù hằn với chúng, và lôi đốt hết các loại sách báo, giáo khoa, tự điển, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, đặc biệt là những ấn phẩm viết bằng tiếng ngoại quốc như Anh văn, Pháp văn.
Một lần nữa, ngọn lửa tượng trưng cho sự hủy diệt lại bùng lên khắp cùng thị xã. Cảnh hôi của, hôi người, trả thù cá nhân lan tràn khắp nơi. Thành phố bây giờ là một xã hội không tổ chức, không luật pháp, và tai họa thảm khốc đã diễn ra khắp cùng các ngõ phố. Những hình phạt dã man thời tiền sử đã được đem ra thực hiện. Hình ảnh của chết chóc và khủng bố đang bao trùm lên thị xã nhỏ bé này và đè nặng xuống tâm hồn mỗi dân đinh của toàn thành phố.
Sự ngu dốt của kẻ chiến thắng, hay sự dã man và thiếu trình độ của cấp lảnh đạo chính là tai họa và thảm trạng tàn khốc cho một xã hội. Xã hội miền Nam, và dân trí của nền Cộng Hòa miền Nam đã có một trình độ văn hóa và kỷ thuật cách xa gấp bội so với miền Bắc, nên bộ đội Cộng quân, sau khi đã kiểm soát toàn thị xã, lập tức đi dò tìm những ''đài địch,'' và đã dùng súng B-40, B-41, hoặc đại bác 100 ly trang bị trên chiến xa T-54 bắn vào các tư gia có trụ ăng ten trên nóc nhà, vì họ cho rằng đó là vị trí đặt các máy truyền tin của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà các trụ ăng ten TV là những ''đài địch '' ấy đã có khắp trong toàn thị xã. Thảm thương thay cho thành phố Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân của thị xã này.
Trong đêm này, không biết có bao nhiêu gia đình tan hoang, bao nhiều người bị chết oan, đánh đập, hoặc bị đấu tố mang thương tích hay tàn khuyết, mà vợ con, thân nhân, bạn bè chỉ đứng nhìn mà không dám kêu van. Máu và lệ đã đổ, nhưng không chảy ra từ khoé mắt, mà lại tuôn ngược vào lòng. Trời ở quá cao mà Phật cũng rất xa, nên con người đã là chủ của con người trong đêm nay, với đầy đủ quyền uy và hung dữ. Đêm kinh hoàng, đêm của địa ngục và Sa Tăng.
Nhưng cái quan trọng của những kẻ chiến thắng không phải là những thứ đó, Cái quan trọng đối với kẻ chiến thắng trong cuộc chiến 20 chọi 1 này là vơ vét tất cả những gì họ có thể vơ vét: Kho dự trữ lương thực trung ương, nằm trên đường Tự Do, Kho Quân Nhu, Quân Cụ, dụng cụ y khoa và dược phẩm, thuốc men của các bệnh viện như Quân Y Viện, Dân Y Viện, Trạm xá, nhà hộ sinh, các cửa tiệm thuốc Tây, các đại lý gạo, cửa hàng bách hóa của tư nhân trong toàn thành phố ….
Suốt đêm, người ta nhìn thấy những đoàn Molotova chở đầy hàng hóa vật dụng của thành phố đi về hướng Bandon, phía Tây thị xã.
BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH VÀ TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG
Bây giờ là 4 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, khu suối Đốc Học với những vườn rau tàn tạ đầy dấu dép râu và dấu xích chiến xa, khu vực Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Dân Y Viện Ban Mê Thuột, chỉ còn thấy được ngọn đèn Signal chơ vơ trên trụ truyền tin. Những đóm màu đỏ của hỏa châu càng nhỏ hơn, như ánh mắt của loài thú hoang trong rừng đêm.
Cái lặng lẽ của đêm trường và cái yên tĩnh của chiến trường càng làm cho người ta liên tưởng tới một cái gì khủng khiếp sắp xảy ra. Lâu lâu một tràng đại liên hoặc những loạt súng nhỏ không phân biệt được AK-47 hay M-16 bắn ra. Và như vậy là đã hơn 24 giờ đồng hồ, từ lúc 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, lực lượng phòng thủ hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh đã chống trả không ngừng trong suốt 24 giờ, và không hiểu sẽ còn cầm cự được bao lâu nữa.
Qua hệ thống truyền tin, người ta nhận được tín hiệu của Chi Khu Ban Mê Thuột, và Đại Tá Dậu, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân còn ở ngoài vòng đai thị xã, ở mặt Bắc, mà chưa chọc thủng được phòng tuyến của Cộng quân để tiến vào thị xã. Hy vọng duy nhất trong lúc này, là hai chiếc L-19 đang bay trên đầu Bộ Tư Lệnh, dầu rằng màng lưới phòng không với đại liên 37 ly của Cộng quân vẫn không ngừng tấn công.
5 giờ 55 sáng ngày 11 tháng 3/1975, chiến trường vẫn còn yên tĩnh, Ở cửa Nam thị xã, lực lượng phòng thủ tư dinh tỉnh trưởng, nằm trên đại lộ Thống Nhất vẫn còn cầm cự.
6 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, từ khuôn viên trường tiểu học Nguyễn Du, sau lưng Sở Học Chánh Ban Mê Thuột, những chiếc T-54 của Cộng quân, và lực lượng bộ binh tùng thiết đang thực hiện một cuộc chuyển quân bao vây hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Vòng vây này đang được thắt chặt, như một màng lưới dày đặc chung quanh vòng đai phòng thủ Bộ Tư Lệnh. Và 6 chiếc T-54, nhìn được từ hướng Tây-Nam, đang dàn hàng ngang tiến sát vào hệ thống công sự phòng thủ Bộ Tư Lệnh. Với kinh nghiệm của những người lính, ai cũng hiểu Bộ Tư Lệnh khó lòng cầm cự được trong vòng vài ba giờ đồng hồ tới.
Trong khi đó, những tiếng súng nhỏ, và đại bác 100 ly, cùng lúc gầm lên như những giây pháo nổ không ngừng, làm rung chuyển cả một vùng trời. Cộng quân bắt đầu nổ lực tấn công hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Và tại cửa Nam thị xã, bộ binh và chiến xa T-54 cũng ráo riết tấn công lực lượng phòng thủ tư dinh tỉnh trưởng.
8 giờ 15 sáng ngày 11 tháng 3/1975, tư dinh tỉnh trưởng bị T-54 ủi sập các bức tường vòng đai, và pháo sập các tầng lầu. Trung úy Trung đội trưởng bị trọng thương. Tư dinh tỉnh trưởng đã thất thủ, chốt điểm cuối cùng ở cửa Nam thị xã đã bị Cộng quân tràn ngập, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh bây giờ như người hùng cô đơn vẫy vùng dưới trời mưa đạn của quân thù.
NHỮNG PHÚT CUỐI CÙNG CỦA BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH
Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh gồm hai đại đội và một số các phòng ban chuyên môn, trong đó có đại đội tổng hành dinh, chuyên trách về hành chánh và ẩm thực. Lực lượng chủ chốt là các Trung Đoàn 44 và 45 đang hành quân vùng Pleiku. Trung Đoàn 53 chỉ có hai tiểu đoàn ở Ban Mê Thuột, và một trung đội Pháo Binh 105 ly, nhưng một tiểu đoàn lại đã điều động lên giải tỏa Quận Đức Lập, một quận vừa bị Cộng quân tràn ngập vào sáng Chủ Nhật ngày 9 tháng 3/1975. Tiểu đoàn còn lại phòng thủ Phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột về phía Đông Đông-Bắc 7 km.
Cho đến 8 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, đơn vị quân lực còn có mặt tại thị xã Ban Mê Thuột chỉ là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Cộng quân biết rõ điều này, và càng hiểu rằng Trung Đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ trở về chiếm lại giang sơn của họ. Và đặc biệt là Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đang có mặt ngoài vòng đai thị xã ở cửa Bắc,
Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân được đổ xuống Buôn Hô, một quận cách thị xã Ban Mê Thuột 35 km về hướng Bắc lúc 4 giờ 30 chiều ngày 10 tháng 3/1975. Đến 9 giờ tối cùng ngày đã tiến sát vào vòng đai thị xã, nhưng chưa chọc thủng được vòng vây của Cộng quân. Tiểu Khu Darlac lúc bấy giờ đã rút ra khỏi thị xã. Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 cố thủ trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh, nên không có được một đơn vị nào làm đầu cầu cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân tiến vào thị xã.
Điểm đáng tiếc là 10 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, đơn vị tiền sát của liên đoàn đã đột nhập thị xã, di tản gia đình vị tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã, nhưng lại không được lệnh ở lại làm điểm tựa cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đến giải cứu thị xã sau này.
Từ 6 giờ 45 sáng ngày 11 tháng 3/1975, Cộng quân đã bố trí xong lực lượng thắt chặt vòng văy hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và thực hiện trận mưa pháo bằng đại bác 100 ly trang bị trên chiến xa T-54, bắn trực xạ, đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly từ hướng Bandon dồn dập đổ xuống Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn. Đồng thời, chiến xa và bộ đội Cộng quân dàn hàng ngang tấn công bốn mặt vòng đai Bộ Tư Lệnh. Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh đã chống trả quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công, và đánh cận chiến với quân thù.
10 giờ 10 phút, một phi vụ A-37 của Không Quân thả bom nhầm vào Trung Tâm Hành Quân của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23. Mọi liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị phá hủy.
10 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, một đoạn hệ thống công sự ở mặt Tây và phía Nam Bộ Tư Lệnh đã bị chọc thủng. Bộ đội và chiến xa của Cộng quân tràn vào hậu cứ Sư Đoàn 23 Bộ Binh như nước vỡ bờ. Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Darlac, mở đường máu đem đơn vị thoát khỏi hậu cứ, bỏ lại Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đinh trong một tình huống vô cùng bi thảm. Ban Mê Thuột lâm chung. Sáu mươi ngàn dân như một đàn gà con mất mẹ. Đêm đen phủ xuống thành phố này cùng với nổi hải hùng và tuyệt vọng mênh mong.
MẶT TRẬN PHI TRƯỜNG PHỤNG DỤC VÀ TRUNG ĐOÀN 53 BỘ BINH
Thị xã Ban Mê Thuột đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân từ chiều hôm qua, ngày 10 tháng 3/1975, và đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh rút khỏi thị xã này lúc 10 giờ 38 phút ngày 11 tháng 3/1975. Nhưng Trung Đoàn 53 Bộ Binh, phòng thủ Phi Trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 7 km về hướng Đông Bắc vẫn cố thủ và cương quyết chống lại lực lượng biển người và chiến xa T-54 của Cộng quân.
Cùng lúc tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân đã không bỏ sót Trung Đoàn 53. Chiến xa và bộ đội của Cộng quân, với đại bác 130 ly, và hỏa tiển 122 ly yểm trợ đã không ngừng luân phiên tấn công Trung Đoàn 53. Và sau khi đơn vị quân lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng rời bỏ Ban Mê Thuột, Cộng quân càng tập trung lực lượng tấn công Trung Đoàn 53 ác liệt hơn.
Trận đánh thư hùng giữa Trung đoàn 53 Bộ binh và một lực lương quân chính qui CS Bắc Việt đã được tăng cường thêm đông hơn gấp 10 lần xảy ra lúc 5 giờ sáng. Đó cũng là lần xuất trận đầu tiên của Sư đoàn 316, sư đoàn tổng trừ bị của Bắc Việt tại mặt trận phi trường Phụng Dực trên chiến trường Cao nguyên.
Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 Bộ Binh là Trung Tá Võ Ân. Biết rõ ý đồ của Cộng quân, nhưng ông cũng hiểu rằng Phi Trường Phụng Dực là điểm tiếp liệu, tiếp vận duy nhất cho lực lượng tổng trừ bị là sư đoàn Nhảy Dù sẽ đến giải cứu Ban Mê Thuột sau này, đồng thời đơn vị của ông là lực lượng đầu cầu và liên lạc duy nhất cho các đơn vị bạn về sau. Do vậy, ông đã ra lệnh cố thủ và chỉ thị cho các binh sĩ tiết kiệm đạn dược và mọi phương tiện quân y, dược cụ, cố gắng chiếm dụng vũ khí của địch để chống lại kẻ địch, và phải nhất định bắn trúng mục tiêu.
Trong suốt thời gian 6 ngày đêm, Trung Đoàn 53 Bộ Binh không những đã đánh tan nhiều đợt tấn công biển người của Cộng quân, mà còn tịch thu nhiều loại vũ khí cá nhân cũng như súng cộng đồng để tiêu diệt T-54 và hàng trăm xác quân thù bỏ lại chiến trường. Sự tổn thất nặng nề nhất của Cộng quân trong mặt trận Ban Mê Thuột, hơn 200 nhân mạng, không biết được con số bị thương, và hàng chục T-54 bị phá hủy bằng chính B-40, B-41 của Cộng quân do Trung Đoàn 53 tịch thu tại mặt trận Phi trường Phụng Dực.
Góp phần đáng kể vào việc kéo dài trận chiến là một đại đội chừng 70 binh sĩ tinh nhuệ, gan lì, được huấn luyện đặc biệt và quyết tâm chiến đấu đến cùng. Tham gia trận chiến Ban Mê Thuột ngay từ ngày đầu, và là đơn vị sau chót rút khỏi đấy là Đại Đội Thám Báo mà Thiếu Uý Nguyển Công Phúc là một trung đội trưởng.
Đại đội đã chiến đấu trong hoàn cảnh cô đơn, cam go, căng thẳng và thiếu thốn súng đạn, lương thực. Họ đã gây tổn thương nặng cho một tiểu đoàn địch, giúp Trung Đoàn 53 của bạn chống trả lại những đợt tấn công mãnh liệt của đối phương, đồng thời chấm tọa độ hướng dẫn pháo binh bạn bắn vào những vị trí địch.
Một trong những yếu tố để đại đội đạt được thành tích trên và tồn tại mà chiến đấu bền bỉ nhất ở Ban Mê Thuột là Cộng quân không biết vị trí đóng quân kín đáo và bất ngờ của đại đội. Cộng quân khi tấn công Trung Đoàn 53 đã bị thúc mạnh vào cạnh sườn vì không biết có đại đội thám báo nằm quanh những ụ đất dùng để che chở cho máy bay ở phi trường và gần rừng cao su phía ngoài căn cứ của trung đoàn. Đại đội mới nhận vị trí đóng quân ở đấy vào buổi chiều. Chỗ đóng quân lại không phải là doanh trại. Quanh phi trường lại có những bãi trống, địch tiến quân dễ bị phát hiện.
Trong những giờ đầu của cuộc tấn công, Phúc theo dõi tình hình mặt trận qua máy truyền tin. Được trang bị hệ thống truyền tin tối tân hơn những đơn vị bộ binh thông thường khác, đại đội thám báo có thể liên lạc với những đợn vị bạn theo hàng dọc, mà cả với mấy đơn vị theo hàng ngang như quân đoàn, sư đoàn và không đoàn ở Nha Trang. Nhờ vậy Phúc biết thêm một số diễn tiến ở trận chiến.
Từ sáng sớm ngày 10 tháng 3/1975 cho đến hết ngày 15 tháng 3/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh chỉ với một tiểu đoàn Bộ Binh, và Pháo đội 105 ly đã anh dũng chiến đấu với một lực lượng Cộng quân nhiều gấp bội, có chiến xa và đại bác đủ loại, mà không cần biết đến Ban Mê Thuột đã thất thủ và đài BBC trong bản tin phát đi vào đêm 14 tháng 3/1975, đã loan tin Sư Đoàn 23 Bộ Binh bị xóa tên trong quân sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 15 tháng 3/1975, một phi vụ yểm trợ tiếp liệu cuối cùng cho Trung Đoàn 53 đã không rơi đúng điểm ấn định mà lại rơi xuống khu vực Vườn Ương ở Hồ thực nghiệm.
Ngày 16 tháng 3/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh hoàn toàn mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Hết đạn dược và thuốc men, Trung Tá Trung Đoàn Trưởng Võ Ân đành phải ra lệnh rút khỏi phi trường Phụng Dực. Điểm liên lạc, tiếp vận duy nhất cho Ban Mê Thuột đã lọt vào tay Cộng quân. Nhưng Trung Tá Ân, đúng là người hùng của quân lực, và Trung Đoàn 53 Bộ Binh anh dũng là những người con yêu của Tổ Quốc, đã làm khiếp đảm quân thù, và đem vinh quang về cho một quân đội kiêu hùng của nền Cộng Hòa miền Nam.
Với lịch sử của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và thực tế của mặt trận Ban Mê Thuột, nếu thị xã Ban Mê Thuột được Trung Đoàn 44 hoặc 45 Bộ Binh phòng thủ, thì cho dầu Cộng Sản Bắc Việt có quân số nhiều hơn vài ngàn người trong cuộc tấn công này, Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đã không rơi vào biển đêm của lịch sử dân tộc. Và Sư Đoàn 23 Bộ Binh vĩnh viễn sẽ là một đơn vị kiêu hùng của một quân lực kiêu hùng bất diệt.
Từ 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3/1975, bộ đội Cộng quân bắt đầu chia thành từng toán nhỏ lục soát khắp cùng các khu phố và những điểm tập trung của người chạy loạn như chùa Khải Đoan, trường Bồ Đề, trường Tàu ở đường Y Jút. Họ thanh lọc dân chúng, bắt đi những thanh niên nam nữ, và truy lùng các viên chức chánh phủ, sĩ quan và binh lính.
Khắp cùng các ngõ phố, bọn đặc công và du côn, thi nhau lập công, đập phá các cửa tiệm, dinh thự, tư gia, những nơi mà họ cho là có kẻ thù ẩn trốn, là Việt gian, phản động, làm việc cho Mỹ Ngụy, hoặc có nợ máu với nhân dân. Chúng thi nhau lục soát các trường học, nhà thờ, bức tượng ở nhà thờ quân đội, cạnh trường Hưng Đức cũng bị chúng đập nát, đồng thời lùng bắt những người có thù hằn với chúng, và lôi đốt hết các loại sách báo, giáo khoa, tự điển, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, đặc biệt là những ấn phẩm viết bằng tiếng ngoại quốc như Anh văn, Pháp văn.
Một lần nữa, ngọn lửa tượng trưng cho sự hủy diệt lại bùng lên khắp cùng thị xã. Cảnh hôi của, hôi người, trả thù cá nhân lan tràn khắp nơi. Thành phố bây giờ là một xã hội không tổ chức, không luật pháp, và tai họa thảm khốc đã diễn ra khắp cùng các ngõ phố. Những hình phạt dã man thời tiền sử đã được đem ra thực hiện. Hình ảnh của chết chóc và khủng bố đang bao trùm lên thị xã nhỏ bé này và đè nặng xuống tâm hồn mỗi dân đinh của toàn thành phố.
Sự ngu dốt của kẻ chiến thắng, hay sự dã man và thiếu trình độ của cấp lảnh đạo chính là tai họa và thảm trạng tàn khốc cho một xã hội. Xã hội miền Nam, và dân trí của nền Cộng Hòa miền Nam đã có một trình độ văn hóa và kỷ thuật cách xa gấp bội so với miền Bắc, nên bộ đội Cộng quân, sau khi đã kiểm soát toàn thị xã, lập tức đi dò tìm những ''đài địch,'' và đã dùng súng B-40, B-41, hoặc đại bác 100 ly trang bị trên chiến xa T-54 bắn vào các tư gia có trụ ăng ten trên nóc nhà, vì họ cho rằng đó là vị trí đặt các máy truyền tin của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà các trụ ăng ten TV là những ''đài địch '' ấy đã có khắp trong toàn thị xã. Thảm thương thay cho thành phố Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân của thị xã này.
Trong đêm này, không biết có bao nhiêu gia đình tan hoang, bao nhiều người bị chết oan, đánh đập, hoặc bị đấu tố mang thương tích hay tàn khuyết, mà vợ con, thân nhân, bạn bè chỉ đứng nhìn mà không dám kêu van. Máu và lệ đã đổ, nhưng không chảy ra từ khoé mắt, mà lại tuôn ngược vào lòng. Trời ở quá cao mà Phật cũng rất xa, nên con người đã là chủ của con người trong đêm nay, với đầy đủ quyền uy và hung dữ. Đêm kinh hoàng, đêm của địa ngục và Sa Tăng.
Nhưng cái quan trọng của những kẻ chiến thắng không phải là những thứ đó, Cái quan trọng đối với kẻ chiến thắng trong cuộc chiến 20 chọi 1 này là vơ vét tất cả những gì họ có thể vơ vét: Kho dự trữ lương thực trung ương, nằm trên đường Tự Do, Kho Quân Nhu, Quân Cụ, dụng cụ y khoa và dược phẩm, thuốc men của các bệnh viện như Quân Y Viện, Dân Y Viện, Trạm xá, nhà hộ sinh, các cửa tiệm thuốc Tây, các đại lý gạo, cửa hàng bách hóa của tư nhân trong toàn thành phố ….
Suốt đêm, người ta nhìn thấy những đoàn Molotova chở đầy hàng hóa vật dụng của thành phố đi về hướng Bandon, phía Tây thị xã.
BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH VÀ TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG
Bây giờ là 4 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, khu suối Đốc Học với những vườn rau tàn tạ đầy dấu dép râu và dấu xích chiến xa, khu vực Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Dân Y Viện Ban Mê Thuột, chỉ còn thấy được ngọn đèn Signal chơ vơ trên trụ truyền tin. Những đóm màu đỏ của hỏa châu càng nhỏ hơn, như ánh mắt của loài thú hoang trong rừng đêm.
Cái lặng lẽ của đêm trường và cái yên tĩnh của chiến trường càng làm cho người ta liên tưởng tới một cái gì khủng khiếp sắp xảy ra. Lâu lâu một tràng đại liên hoặc những loạt súng nhỏ không phân biệt được AK-47 hay M-16 bắn ra. Và như vậy là đã hơn 24 giờ đồng hồ, từ lúc 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, lực lượng phòng thủ hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh đã chống trả không ngừng trong suốt 24 giờ, và không hiểu sẽ còn cầm cự được bao lâu nữa.
Qua hệ thống truyền tin, người ta nhận được tín hiệu của Chi Khu Ban Mê Thuột, và Đại Tá Dậu, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân còn ở ngoài vòng đai thị xã, ở mặt Bắc, mà chưa chọc thủng được phòng tuyến của Cộng quân để tiến vào thị xã. Hy vọng duy nhất trong lúc này, là hai chiếc L-19 đang bay trên đầu Bộ Tư Lệnh, dầu rằng màng lưới phòng không với đại liên 37 ly của Cộng quân vẫn không ngừng tấn công.
5 giờ 55 sáng ngày 11 tháng 3/1975, chiến trường vẫn còn yên tĩnh, Ở cửa Nam thị xã, lực lượng phòng thủ tư dinh tỉnh trưởng, nằm trên đại lộ Thống Nhất vẫn còn cầm cự.
6 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, từ khuôn viên trường tiểu học Nguyễn Du, sau lưng Sở Học Chánh Ban Mê Thuột, những chiếc T-54 của Cộng quân, và lực lượng bộ binh tùng thiết đang thực hiện một cuộc chuyển quân bao vây hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Vòng vây này đang được thắt chặt, như một màng lưới dày đặc chung quanh vòng đai phòng thủ Bộ Tư Lệnh. Và 6 chiếc T-54, nhìn được từ hướng Tây-Nam, đang dàn hàng ngang tiến sát vào hệ thống công sự phòng thủ Bộ Tư Lệnh. Với kinh nghiệm của những người lính, ai cũng hiểu Bộ Tư Lệnh khó lòng cầm cự được trong vòng vài ba giờ đồng hồ tới.
Trong khi đó, những tiếng súng nhỏ, và đại bác 100 ly, cùng lúc gầm lên như những giây pháo nổ không ngừng, làm rung chuyển cả một vùng trời. Cộng quân bắt đầu nổ lực tấn công hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Và tại cửa Nam thị xã, bộ binh và chiến xa T-54 cũng ráo riết tấn công lực lượng phòng thủ tư dinh tỉnh trưởng.
8 giờ 15 sáng ngày 11 tháng 3/1975, tư dinh tỉnh trưởng bị T-54 ủi sập các bức tường vòng đai, và pháo sập các tầng lầu. Trung úy Trung đội trưởng bị trọng thương. Tư dinh tỉnh trưởng đã thất thủ, chốt điểm cuối cùng ở cửa Nam thị xã đã bị Cộng quân tràn ngập, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh bây giờ như người hùng cô đơn vẫy vùng dưới trời mưa đạn của quân thù.
NHỮNG PHÚT CUỐI CÙNG CỦA BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH
Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh gồm hai đại đội và một số các phòng ban chuyên môn, trong đó có đại đội tổng hành dinh, chuyên trách về hành chánh và ẩm thực. Lực lượng chủ chốt là các Trung Đoàn 44 và 45 đang hành quân vùng Pleiku. Trung Đoàn 53 chỉ có hai tiểu đoàn ở Ban Mê Thuột, và một trung đội Pháo Binh 105 ly, nhưng một tiểu đoàn lại đã điều động lên giải tỏa Quận Đức Lập, một quận vừa bị Cộng quân tràn ngập vào sáng Chủ Nhật ngày 9 tháng 3/1975. Tiểu đoàn còn lại phòng thủ Phi trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột về phía Đông Đông-Bắc 7 km.
Cho đến 8 giờ 20 sáng ngày 11 tháng 3/1975, đơn vị quân lực còn có mặt tại thị xã Ban Mê Thuột chỉ là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Cộng quân biết rõ điều này, và càng hiểu rằng Trung Đoàn 44 và 45 Bộ Binh nhất định sẽ trở về chiếm lại giang sơn của họ. Và đặc biệt là Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đang có mặt ngoài vòng đai thị xã ở cửa Bắc,
Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân được đổ xuống Buôn Hô, một quận cách thị xã Ban Mê Thuột 35 km về hướng Bắc lúc 4 giờ 30 chiều ngày 10 tháng 3/1975. Đến 9 giờ tối cùng ngày đã tiến sát vào vòng đai thị xã, nhưng chưa chọc thủng được vòng vây của Cộng quân. Tiểu Khu Darlac lúc bấy giờ đã rút ra khỏi thị xã. Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 cố thủ trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh, nên không có được một đơn vị nào làm đầu cầu cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân tiến vào thị xã.
Điểm đáng tiếc là 10 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, đơn vị tiền sát của liên đoàn đã đột nhập thị xã, di tản gia đình vị tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ra khỏi thị xã, nhưng lại không được lệnh ở lại làm điểm tựa cho Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đến giải cứu thị xã sau này.
Từ 6 giờ 45 sáng ngày 11 tháng 3/1975, Cộng quân đã bố trí xong lực lượng thắt chặt vòng văy hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và thực hiện trận mưa pháo bằng đại bác 100 ly trang bị trên chiến xa T-54, bắn trực xạ, đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly từ hướng Bandon dồn dập đổ xuống Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn. Đồng thời, chiến xa và bộ đội Cộng quân dàn hàng ngang tấn công bốn mặt vòng đai Bộ Tư Lệnh. Lực lượng phòng thủ Bộ Tư Lệnh đã chống trả quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công, và đánh cận chiến với quân thù.
10 giờ 10 phút, một phi vụ A-37 của Không Quân thả bom nhầm vào Trung Tâm Hành Quân của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23. Mọi liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Bộ Tổng Tham Mưu hoàn toàn bị phá hủy.
10 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 3/1975, một đoạn hệ thống công sự ở mặt Tây và phía Nam Bộ Tư Lệnh đã bị chọc thủng. Bộ đội và chiến xa của Cộng quân tràn vào hậu cứ Sư Đoàn 23 Bộ Binh như nước vỡ bờ. Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Darlac, mở đường máu đem đơn vị thoát khỏi hậu cứ, bỏ lại Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đinh trong một tình huống vô cùng bi thảm. Ban Mê Thuột lâm chung. Sáu mươi ngàn dân như một đàn gà con mất mẹ. Đêm đen phủ xuống thành phố này cùng với nổi hải hùng và tuyệt vọng mênh mong.
MẶT TRẬN PHI TRƯỜNG PHỤNG DỤC VÀ TRUNG ĐOÀN 53 BỘ BINH
Thị xã Ban Mê Thuột đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân từ chiều hôm qua, ngày 10 tháng 3/1975, và đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng là hậu cứ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh rút khỏi thị xã này lúc 10 giờ 38 phút ngày 11 tháng 3/1975. Nhưng Trung Đoàn 53 Bộ Binh, phòng thủ Phi Trường Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 7 km về hướng Đông Bắc vẫn cố thủ và cương quyết chống lại lực lượng biển người và chiến xa T-54 của Cộng quân.
Cùng lúc tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột 1 giờ 20 sáng ngày 10 tháng 3/1975, Cộng quân đã không bỏ sót Trung Đoàn 53. Chiến xa và bộ đội của Cộng quân, với đại bác 130 ly, và hỏa tiển 122 ly yểm trợ đã không ngừng luân phiên tấn công Trung Đoàn 53. Và sau khi đơn vị quân lực Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng rời bỏ Ban Mê Thuột, Cộng quân càng tập trung lực lượng tấn công Trung Đoàn 53 ác liệt hơn.
Trận đánh thư hùng giữa Trung đoàn 53 Bộ binh và một lực lương quân chính qui CS Bắc Việt đã được tăng cường thêm đông hơn gấp 10 lần xảy ra lúc 5 giờ sáng. Đó cũng là lần xuất trận đầu tiên của Sư đoàn 316, sư đoàn tổng trừ bị của Bắc Việt tại mặt trận phi trường Phụng Dực trên chiến trường Cao nguyên.
Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 Bộ Binh là Trung Tá Võ Ân. Biết rõ ý đồ của Cộng quân, nhưng ông cũng hiểu rằng Phi Trường Phụng Dực là điểm tiếp liệu, tiếp vận duy nhất cho lực lượng tổng trừ bị là sư đoàn Nhảy Dù sẽ đến giải cứu Ban Mê Thuột sau này, đồng thời đơn vị của ông là lực lượng đầu cầu và liên lạc duy nhất cho các đơn vị bạn về sau. Do vậy, ông đã ra lệnh cố thủ và chỉ thị cho các binh sĩ tiết kiệm đạn dược và mọi phương tiện quân y, dược cụ, cố gắng chiếm dụng vũ khí của địch để chống lại kẻ địch, và phải nhất định bắn trúng mục tiêu.
Trong suốt thời gian 6 ngày đêm, Trung Đoàn 53 Bộ Binh không những đã đánh tan nhiều đợt tấn công biển người của Cộng quân, mà còn tịch thu nhiều loại vũ khí cá nhân cũng như súng cộng đồng để tiêu diệt T-54 và hàng trăm xác quân thù bỏ lại chiến trường. Sự tổn thất nặng nề nhất của Cộng quân trong mặt trận Ban Mê Thuột, hơn 200 nhân mạng, không biết được con số bị thương, và hàng chục T-54 bị phá hủy bằng chính B-40, B-41 của Cộng quân do Trung Đoàn 53 tịch thu tại mặt trận Phi trường Phụng Dực.
Góp phần đáng kể vào việc kéo dài trận chiến là một đại đội chừng 70 binh sĩ tinh nhuệ, gan lì, được huấn luyện đặc biệt và quyết tâm chiến đấu đến cùng. Tham gia trận chiến Ban Mê Thuột ngay từ ngày đầu, và là đơn vị sau chót rút khỏi đấy là Đại Đội Thám Báo mà Thiếu Uý Nguyển Công Phúc là một trung đội trưởng.
Đại đội đã chiến đấu trong hoàn cảnh cô đơn, cam go, căng thẳng và thiếu thốn súng đạn, lương thực. Họ đã gây tổn thương nặng cho một tiểu đoàn địch, giúp Trung Đoàn 53 của bạn chống trả lại những đợt tấn công mãnh liệt của đối phương, đồng thời chấm tọa độ hướng dẫn pháo binh bạn bắn vào những vị trí địch.
Một trong những yếu tố để đại đội đạt được thành tích trên và tồn tại mà chiến đấu bền bỉ nhất ở Ban Mê Thuột là Cộng quân không biết vị trí đóng quân kín đáo và bất ngờ của đại đội. Cộng quân khi tấn công Trung Đoàn 53 đã bị thúc mạnh vào cạnh sườn vì không biết có đại đội thám báo nằm quanh những ụ đất dùng để che chở cho máy bay ở phi trường và gần rừng cao su phía ngoài căn cứ của trung đoàn. Đại đội mới nhận vị trí đóng quân ở đấy vào buổi chiều. Chỗ đóng quân lại không phải là doanh trại. Quanh phi trường lại có những bãi trống, địch tiến quân dễ bị phát hiện.
Trong những giờ đầu của cuộc tấn công, Phúc theo dõi tình hình mặt trận qua máy truyền tin. Được trang bị hệ thống truyền tin tối tân hơn những đơn vị bộ binh thông thường khác, đại đội thám báo có thể liên lạc với những đợn vị bạn theo hàng dọc, mà cả với mấy đơn vị theo hàng ngang như quân đoàn, sư đoàn và không đoàn ở Nha Trang. Nhờ vậy Phúc biết thêm một số diễn tiến ở trận chiến.
Từ sáng sớm ngày 10 tháng 3/1975 cho đến hết ngày 15 tháng 3/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh chỉ với một tiểu đoàn Bộ Binh, và Pháo đội 105 ly đã anh dũng chiến đấu với một lực lượng Cộng quân nhiều gấp bội, có chiến xa và đại bác đủ loại, mà không cần biết đến Ban Mê Thuột đã thất thủ và đài BBC trong bản tin phát đi vào đêm 14 tháng 3/1975, đã loan tin Sư Đoàn 23 Bộ Binh bị xóa tên trong quân sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 15 tháng 3/1975, một phi vụ yểm trợ tiếp liệu cuối cùng cho Trung Đoàn 53 đã không rơi đúng điểm ấn định mà lại rơi xuống khu vực Vườn Ương ở Hồ thực nghiệm.
Ngày 16 tháng 3/1975, Trung Đoàn 53 Bộ Binh hoàn toàn mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Hết đạn dược và thuốc men, Trung Tá Trung Đoàn Trưởng Võ Ân đành phải ra lệnh rút khỏi phi trường Phụng Dực. Điểm liên lạc, tiếp vận duy nhất cho Ban Mê Thuột đã lọt vào tay Cộng quân. Nhưng Trung Tá Ân, đúng là người hùng của quân lực, và Trung Đoàn 53 Bộ Binh anh dũng là những người con yêu của Tổ Quốc, đã làm khiếp đảm quân thù, và đem vinh quang về cho một quân đội kiêu hùng của nền Cộng Hòa miền Nam.
Với lịch sử của Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và thực tế của mặt trận Ban Mê Thuột, nếu thị xã Ban Mê Thuột được Trung Đoàn 44 hoặc 45 Bộ Binh phòng thủ, thì cho dầu Cộng Sản Bắc Việt có quân số nhiều hơn vài ngàn người trong cuộc tấn công này, Ban Mê Thuột và 60 ngàn dân đã không rơi vào biển đêm của lịch sử dân tộc. Và Sư Đoàn 23 Bộ Binh vĩnh viễn sẽ là một đơn vị kiêu hùng của một quân lực kiêu hùng bất diệt.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen