Phú Yên
Quân khu 2 VNCH bao gồm 12 tỉnh Kontum, Bình Định, Pleiku, Phú Bổn, Phú Yên, Khánh Hòa, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận. Dân số Quân khu 2 thưa thớt hơn các quân khu khác, vào năm 1975 độ hơn 3 triệu người. Với một diện tích rộng lớn bằng gần một nửa VNCH trãi dài theo chiều dọc lảnh thổ thế nhưng lực lượng chủ lực chiến đấu của Quân đoàn 2 tại QK 2 chỉ có hai Sư đoàn SD 22 và 23 BB.
Theo sự phối trí của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, Sư đoàn 22 BB chịu trách nhiệm 5 tỉnh phía bắc của Quân khu 2 là Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku và Kontum. Sư đoàn 23 BB trách nhiệm 7 tỉnh: Darlac, Tuyên Đức (bao gồm thành phố Đà Lạt), Quảng Đức, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong suốt 10 năm dài, từ 1965 đến 1975, áp lực CSBV luôn đè nặng tại khu vực phía tây các tỉnh Quảng Đức, Darlac, Pleiku, Kontum và một số khu vực thuộc hai tỉnh duyên hải Bình Định và Phú Yên.
Sau khi Phước Long thất thủ tháng 1/1975, tình hình tại Cao nguyên nói chung và thị xã Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac nói riêng, xoay chuyển rất nhanh. Ðầu tháng 3/1975, quốc lộ 19 nối liền Pleiku và Qui Nhơn bị CSBV cắt đứt. Sáng ngày 6 tháng 3/1975, quận Thuần Mẫn thuộc tỉnh Phú Bổn bị lấn chiếm.
Quốc lộ 21 nối liền Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, và Ban Mê Thuột cũng bị phong tỏa tại cây số 82 ranh giới giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Darlac. Ðêm ngày 8 rạng ngày 9 tháng 3/1975, hai trung đoàn CSBV với sự trợ chiến của pháo binh và thiết giáp khởi sự tấn công và tràn ngập quận lỵ Ðức Lập thuộc tỉnh Quảng Ðức tiếp giáp phía nam của tỉnh Darlac.
◦ Mặt trận B1 (Trung Bộ) bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Bổn, Phú Yên và Khánh Hòa
◦ Mặt trận B2 (Nam Trung Bộ) bao gồm các tỉnh phía nam Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận
◦ Mặt trận B3 (Tây Nguyên) bao gồm khu vực Cao nguyên của các tỉnh Kontum, Pleiku và Darlac. Đơn vị chiến đấu chủ lực của Mặt trận B3 là Sư đoàn 320, một trong những sư đoàn kỳ cựu của CSBV, và Sư đoàn 10, thành lập vào tháng 9/1972 từ ba trung đoàn độc lập mang số 28, 66 và 95B. Sau khi bị mất Trung đoàn 52, Sư đoàn 320 được bổ sung bằng Trung đoàn 9 của Sư đoàn 968 thuộc Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) đang bảo vệ hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh ở khu vực Hạ Lào.
Cứ mỗi độ tháng 3 đến, tôi lại nhức buốt nhớ về ngày tháng cũ. Tháng 3/75, tháng của đau buồn-đổ vỡ, nát tan; tháng mở đầu cho những gian truân, khổ nhục, đọa đày, đánh dấu mốc thời gian sang trang một đời quân ngũ.
Trên các tỉnh cao nguyên vùng II, vào đầu năm 75 CS Bắc Việt gia tăng hoạt động. Các cuộc chuyển quân, mở rộng và củng cố các hành lang xâm nhập được thực hiện qui mô và đồng loạt theo các hành lang 715 từ đường mòn Hồ chí Minh vùng tam biên hướng về tây Kontum, hành lang 619 từ các mật khu Quảng Ngải-An Lão hướng về đông Kontum. Trong thời gian này, Đại tá Phạm Duy Tất, CHT/BĐQ/QK2, là Tư lệnh chiến trường tổng chỉ huy các LĐ/BĐQ 21, 22, 23, 25, 4, và 6, chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng trú phòng toàn vùng bắc cao nguyên.
Tháng 2/75, Không lực VNCH mừng xuân bằng cuộc oanh kích ngày đêm vào đoàn xe vận tải lương thực, quân dụng, khí cụ, nguyên liệu và cán binh CS tăng viện cho chiến trường miền nam tại tây bắc Kontum. Toàn bộ chiến đấu cơ các Sư đoàn 2, 3, 5, 6 Không Quân được dành ưu tiên cho cuộc oanh kích, vì thế địch tổn thất nặng nề. Qua không ảnh ghi nhận hàng trăm xe vận tải bốc cháy.
Tuy nhiên, niềm vui chưa hưởng trọn, ngày 10/3 CSBV mở mặt trận dột kích Ban mê Thuột, chiếm Buôn Hô, đồng lúc vây hãm và pháo kích ngày đêm vào thị xã.
Ngày 11/3, khi BMT thất thủ, LĐ 21/BĐQ do Trung Tá Lê quý Dậu, LĐT, được trực thăng vận vào vùng hầu giải tỏa bớt áp lực địch và tiếp ứng cho SĐ 23 BB.
Cũng vào ngày này, tôi nhận sự vụ lệnh trở về đơn vị gốc là LĐ 23/BĐQ, và trình diện LĐ đang đóng quân tại căn cứ hỏa lực Lam Sơn, sau gần 5 tháng biệt phái về Trung Tâm Hành Quân BĐQ/ QK2 tại mặt trận Kontum (thay thế Đ/U Hồ Thi).
Một số thay đổi về nhân sự của Liên Đoàn nhằm đối với tình hình chiến sự đang nhanh chóng xấu đi:
- Trung tá Lê Tất Biên làm Liên Đoàn Trưởng, thay thế Đ/T Hoàng thọ Nhu, nhận nhiệm vụ mới là Tỉnh Trưởng Pleiku.
- Thiếu tá Vũ Văn Thi, XLTV/LĐP (thay thế Tr/T Lê Qúy Dậu về làm LĐT/LĐ21/BĐQ.) - Đại úy Nguyễn Lạn, TĐT/TĐ 11.
- Thiếu tá Lê Văn Đễ, TĐT/TĐ 22.
- Thiếu tá Phạm Duy Ánh, TĐT/TĐ 23.
- Trung úy Phạm Quang Hiền, ĐĐT/Trinh sát LĐ.
Ngày 15/3, LĐ được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Liên đội ĐPQ Tiểu Khu Kontum, và di chuyển về căn cứ Hàm Rồng trên QL 14 hướng về Ban mê Thuột và ngã ba đường vào Thanh An - Đức Cơ.
Người dân Kontum thuộc vùng lửa đạn, tỉnh địa đầu cao nguyên, đã quá quen thuộc với những cuộc chuyển quân. Từng đoàn quân đến rồi đi. Nhảy dù, Biệt Động Quân, các SĐ 22, 23 BB liên tục thay nhau đối đầu chiến trận, cố gắng giữ vững vùng tam biên có sông Dakbla chảy ngược, có những địa danh lạ lẫm nhưng đã nổi danh và đi vào chiến sử: DakTo, BenHet, Polei-Kleng, Charlie… Bây giờ người dân ở đây không còn thờ ơ như trước. Họ đã đánh giá được tình thế chiến sự bất lợi cho ta, nên họ lo âu, bàn tán, nhốn nháo, và chuẩn bị cho một lần đi, khi những người lính mũ nâu cuối cùng rời thành phố. Họ đã biết VC đã chiếm được Ban mê Thuột, nên họ cũng đã phỏng đoán rằng rồi ngày này sẽ đến với chính họ và gia đình.
Các tiểu đoàn BĐQ rời Kontum, qua ChuPao hướng về PleiKu, rồi Biển Hồ. BCH/ HQ/ BĐQ/ QK2 cũng đã dời về Hàm Rồng vài ngày trước đó.
Cuộc họp quan trọng tại Nha Trang giữa Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu,Thiếu Tướng Phạm Văn Phú TL/QĐ II và QK II, các Tư Lệnh các Sư Đoàn 22, 23 BB, và Đ/T Tất, đã được triệu tập để định đọat số phận vùng cao nguyên Hoàng Triều Cương Thổ.
Khoảng 19:00G ngày 15-3-75, phiên họp chấm dứt. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất mang mệnh lệnh trở về giao nhiệm vụ mới cho các LĐ/ BĐQ hiện diện trong QK II.
“Triệt thoái khỏi Kontum và Pleiku. Di tản cả một quân đoàn khỏi vùng.” Những tiếng nghe thật xa lạ, gây nhiều hoang mang cho binh sĩ và thường dân. Cao nguyên có 2 con đường huyết mạch nối với đồng bằng, QL14 nối liền Kontum-Pleiku-Ban Mê Thuột, QL19 nối liền Pleiku về vùng Qui nhơn, Bình định. Con đường nào có thể dùng để lui quân? Vì địch chiếm BMT, chận đường tiếp viện, QL14 không còn an toàn. Còn QL19, con đường khả dĩ có thể dùng để rút quân thì địch đóng các chốt cấp đại đội, tiểu đoàn trên các đoạn đèo Mang Yang, đèo An Khê. QL19 lại quá dài, quá xa đối với đôi chân trần của người lính bộ binh. Các đơn vị rút quân không còn chọn lựa khác, dù biết rằng chông gai và chịu nhiều hy sinh.
Liên Tỉnh Lộ 7, con đường thông thương duy nhất từ Pleiku-Mỹ Thạch-Phú Bổn-Phú Túc-Củng Sơn -đập Đồng Cam và Tuy Hòa, đã bao năm qua không được xử dụng, đầy mìn bẫy, đầy hầm hố dọc theo dòng sông Ba. Triệt thoái một quân đoàn với các quân binh chủng qua con đường này phải chăng là hành động tự sát?
Gia đình quân nhân,dân chúng Kontumn-Pleiku bắt đầu bế bồng, gồng gánh mang theo gia tài của một kiếp người. Họ di chuyển bằng mọi phương tiện hiện hữu, quân xa, công xa, bằng những gì có được, bằng đôi chân để rời vùng bỏ ngỏ. Binh sĩ hoang mang, những suy tư dằn vặt đè nặng lên đôi vai người lính. Rời quân ngũ, đồng đội ư? Không được. Bỏ mặc gia đình, cứu cánh cuộc sống ư? Cũng không. Người lính phân vân, lưỡng lự. Thôi thì phó mặc, gởi gấm lại cho những người ở hậu cứ lo toan.
Ngày 16/3, LĐ 23 BĐQ nhận lệnh di chuyển đi Phú Bổn. Rời Hàm Rồng qua Chu Sê đến ngã ba Mỹ Thạch, Liên Đoàn rời QL14 bắt đầu xuôi theo Liên Tỉnh Lộ 7. Cuộc hành quân thật khó khăn và không giữ được bí mật, vì đoàn quân đi trước, dân chúng di tản theo sau, hàng hàng lớp lớp, chen chúc nhau trên con đường độc đạo giữa núi rừng Tây Nguyên. LĐ nhận lệnh án ngữ phía tây Phú Bổn, mục đích chận bước tiến của địch trên tỉnh lộ 668 nối liền với QL14. Phòng 2/QK không có một bản đồ về xuôi, vì thế LĐ tự phải tự xoay xở bằng cách liên lạc với TK, vào TTHQ, P2, P3 gom góp được 7 bộ bản đồ 1/100.000, khả dĩ xử dụng được để phân phối cho các đơn vị trưởng.
Ngày 17/3, địch cấp tốc chuyển quân chận đứng đường lui quân của các đơn vị. Địch đánh chiếm đèo Tuna, đọan đường đèo ngoằn ngoèo cánh chỏ bên giòng sông Ba. Đoàn người xe di tản bị chặn đứng dưới chân đèo. LĐ được lệnh rời vị trí án ngữ, pháo binh được lệnh phá hủy bỏ súng và đạn dược, tùng thiết cùng Thiết Giáp cố gắng giải tỏa chốt địch. Các nòng súng trên M41 nã đạn vào sườn núi vào những điểm địch trú đóng. Đáp trả lại sơn pháo từ trên núi trực xạ vào đoàn xe. Địch bắt đầu pháo kích, thiết giáp không xoay trở được, trở thành những mục tiêu cố định. Sự hỗn loạn của dân làm tình hình càng rối loạn và trầm trọng hơn. Hằng chục quả đạn không cần mục tiêu, không cần điều chỉnh rơi tự do vào đoàn người không nơi trú ẩn, không điểm tránh thân. Tiếng nổ của pháo, tiếng gầm rú của chiến xa, tiếng kêu gọi, gào thét, rên siết của người bi thương tạo thành một âm thanh hỗn độn không tìm đâu có được, âm thanh của quỷ gọi hồn. Đêm xuống, pháo địch bớt dần, LĐ di chuyển vào sâu Buôn Hoăng, nhưng dân chúng ùn ùn theo đoàn quân. Tr/t Biên họp khẩn cấp các vị tiểu đoàn trưởng hầu tìm một phương cách, một lối thoát trước tình hình khó khăn hiện tại. Quyết định được thi hành.
Khoảng 04.00G, TĐ22 BĐQ, ĐĐTS và BCH/LĐ lọt vào ổ phục kích. Trời tối đen, đạn địch nổ dòn hướng nhắm về phiá của LĐ, không phân biệt quân dân, đủ cỡ đủ loại. Bây giờ thì người không tránh đạn mà đạn tránh người, mỗi người có một số một phận thất tán kể từ đó. Lúng túng vì dân bám sát, LĐ không còn có thể tiếp tục chiến đấu hiệu quả. Liên đoàn 23/BĐQ mất tên kể từ đó…
Tôi may mắn thoát được trận phục kích trong đêm. Tôi gặp T/S Hoàng (ĐĐTS) cùng 5 người lính, tiếp tục vào sâu trong núi với quan niệm địch ra đường ta vào núi. Càng vào sâu chúng tôi không ngờ lại vào ngay vị trí pháo của địch. Các khẩu pháo đang nổ dòn vào đoàn người đang di tản. Địch đang thắng thế nên không cần canh gác, không cần an ninh vị trí. Một lần nữa, chúng tôi trở ra và đến chân dãy núi đèo Tuna. Khoảng giữa trưa thì chúng tôi gặp được TĐ23 BĐQ. Th/T Ánh, Đ/U Khanh cùng khoảng 2 đại đội, và dân chúng theo lẫn lộn trong hàng quân, đang cùng hướng về chân núi. Lại một cuộc phục kích của VC giữa rừng tranh cao ngang người. Địch vây tứ phía, đạn rải liên hồi, súng ta súng địch thi nhau nổ, thây người của ta và địch đua nhau ngã. Tiểu đoàn nhổ được chốt ở đây, mở đường máu thoát vòng vây, nhưng Đ/u Khanh đã hy sinh vì một mảnh đạn pháo kích oan nghiệt. Ông đành ở lại với giòng sông Ba, với núi đồi cao nguyên. Đơn vị còn lại của TĐ 23 BĐQ tiếp tục leo lên đỉnh Tuna, băng rừng hướng về Củng sơn, vùng đất được coi là tạm yên trên con đường mang tên Liên Tỉnh Lộ 7.
3 1975 - Tỉnh Phú Bổn nằm ở cao độ từ 150 đến 1000 mét, núi rừng bao bọc chung quanh, về phía bắc giáp hai tỉnh Pleiku và Bình Định, phía đông giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Pleiku, và giáp tỉnh Darlac về phía nam-tây nam. Diện tích toàn tỉnh là 4800 cây số vuông. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hậu Bổn (Cheo Reo). Tỉnh có 3 quận là Phú Thiện, Phú Túc và Thuần Mẫn. Trước năm 1975, dân số tỉnh Phú Bổn vào khoảng 70.000 người. (click on underlined location on map, if any, for more info)
Sông chính chảy qua địa phận Phú Bổn là sông Ba, phát nguồn từ núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kontum, chảy theo hướng bắc-nam. Khi tới Hậu Bổn thì gặp sông Ia Ayun. Sông này bắt nguồn từ chân núi Kon Lack, thuộc tỉnh Pleiku, chảy vào Phú Bổn song song với liên tỉnh lộ số 7. Vào mùa mưa, lưu lượng sông Ba chảy mạnh về phía đông nam, mang theo nhiều phù sa bồi đắp cho bình nguyên Phú Bổn.
Theo lịch trình triệt thoái của Quân khu 2, lực lượng đầu tiên của Quân đoàn 2 bắt đầu khởi hành khỏi Pleiku 8 giờ tối ngày 16 tháng 3/1975. Ngày 17 tháng 3, do dân chúng ùa theo nên cuộc di tản trở nên hỗn loạn và phức tạp. Ngày 18 tháng 3, khi đơn vị mở đường của đoàn quân di tản tại Phú Bổn là Liên đoàn 7 Biệt động quân qua đèo Cheo Reo thì Cộng quân dùng chiến xa tấn công và bao vây ở phía dưới chân đèo hướng Hậu Bổn, tỉnh lỵ tỉnh Phú Bổn. Các tiểu đoàn BDQ dàn đội hình chống trả quyết liệt. Trận chiến càng lúc càng khốc liệt. Trong khi LD 7 BDQ đang cùng với thiết giáp dẹp các chốt của Cộng quân mở đường thì bị Không quân VNCH oanh tạc lầm, làm nhiều binh sĩ thương vong. Sau vài giờ giao tranh, chiến trường tạm im tiếng súng. Đoàn quân tiếp tục di chuyển về hướng Phú Bổn, nhưng Cộng quân vẫn còn bám sát chung quanh tạo áp lực. Tướng Phú ra lệnh tạm ngưng tại tỉnh Phú Bổn lập phòng tuyến. Tuy nhiên quân dân tại Phú Bổn bị ảnh hưởng dây chuyền cũng hoảng hốt gia nhập cuộc di tản.
Ngày 18 tháng 3, Sư đoàn 320 CSBV truy kích đuổi theo đánh phá đoàn xe triệt thoái ở Phú Bổn rồi sau đó tiếp tục tấn công xuống Củng Sơn, tỉnh Phú Yên. Tối cùng ngày, Cộng quân lẻn vào khu vực tây nam của vòng đai Hậu Bổn, sử dụng súng cối pháo kích vào một số vị trí dừng quân của các đơn vị triệt thoái và vào thị xã Hậu Bổn làm cho nhiều thường dân vô tội bị chết oan uổng. Phi trường Hậu Bổn (Cheo Reo) cách Bộ Tư lệnh Tiền phương QD 2 chưa đến 2km bị Cộng quân chiếm. Liên đoàn 7 BDQ được điều động phản công, đẩy lùi Cộng quân. Kịch chiến diễn ra suốt đêm và kéo dài đến ngày hôm sau. Lúc đó các đơn vị CSBV đã tràn vào quận Phú Túc, nằm ở hướng nam Hậu Bổn.
Biển trời thơ mộng trên cung đường đến Mũi Điện
Nhận được báo cáo về tình hình nguy khốn, chiều ngày 19 tháng 3/1975, Tướng Phú ra lệnh bỏ ngỏ Phú Bổn để rút về Tuy Hoà. Khoảng 6 giờ chiều, một trực thăng đáp xuống một sân trường tiểu học bốc Chuẩn tướng Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng BDQ QK 2 kiêm Tư lệnh các lực lượng triệt thoái, và Đại tá Hoàng Thọ Nhu, Tỉnh trưởng Pleiku. Một số lớn chiến xa M-48 và M-41 của Lữ đoàn 2 Kỵ binh bị bỏ lại tại tỉnh lỵ Hậu Bổn và sau đó đã được các phi tuần A-37 phá hủy.
Cứ mỗi độ tháng 3 đến, tôi lại nhức buốt nhớ về ngày tháng cũ. Tháng 3/75, tháng của đau buồn-đổ vỡ, nát tan; tháng mở đầu cho những gian truân, khổ nhục, đọa đày, đánh dấu mốc thời gian sang trang một đời quân ngũ.
Trên các tỉnh cao nguyên vùng II, vào đầu năm 75 CS Bắc Việt gia tăng hoạt động. Các cuộc chuyển quân, mở rộng và củng cố các hành lang xâm nhập được thực hiện qui mô và đồng loạt theo các hành lang 715 từ đường mòn Hồ chí Minh vùng tam biên hướng về tây Kontum, hành lang 619 từ các mật khu Quảng Ngải-An Lão hướng về đông Kontum. Trong thời gian này, Đại tá Phạm Duy Tất, CHT/BĐQ/QK2, là Tư lệnh chiến trường tổng chỉ huy các LĐ/BĐQ 21, 22, 23, 25, 4, và 6, chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng trú phòng toàn vùng bắc cao nguyên.
Tháng 2/75, Không lực VNCH mừng xuân bằng cuộc oanh kích ngày đêm vào đoàn xe vận tải lương thực, quân dụng, khí cụ, nguyên liệu và cán binh CS tăng viện cho chiến trường miền nam tại tây bắc Kontum. Toàn bộ chiến đấu cơ các Sư đoàn 2, 3, 5, 6 Không Quân được dành ưu tiên cho cuộc oanh kích, vì thế địch tổn thất nặng nề. Qua không ảnh ghi nhận hàng trăm xe vận tải bốc cháy.
Tuy nhiên, niềm vui chưa hưởng trọn, ngày 10/3 CSBV mở mặt trận dột kích Ban mê Thuột, chiếm Buôn Hô, đồng lúc vây hãm và pháo kích ngày đêm vào thị xã.
Ngày 11/3, khi BMT thất thủ, LĐ 21/BĐQ do Trung Tá Lê quý Dậu, LĐT, được trực thăng vận vào vùng hầu giải tỏa bớt áp lực địch và tiếp ứng cho SĐ 23 BB.
Cũng vào ngày này, tôi nhận sự vụ lệnh trở về đơn vị gốc là LĐ 23/BĐQ, và trình diện LĐ đang đóng quân tại căn cứ hỏa lực Lam Sơn, sau gần 5 tháng biệt phái về Trung Tâm Hành Quân BĐQ/ QK2 tại mặt trận Kontum (thay thế Đ/U Hồ Thi).
Một số thay đổi về nhân sự của Liên Đoàn nhằm đối với tình hình chiến sự đang nhanh chóng xấu đi:
- Trung tá Lê Tất Biên làm Liên Đoàn Trưởng, thay thế Đ/T Hoàng thọ Nhu, nhận nhiệm vụ mới là Tỉnh Trưởng Pleiku.
- Thiếu tá Vũ Văn Thi, XLTV/LĐP (thay thế Tr/T Lê Qúy Dậu về làm LĐT/LĐ21/BĐQ.) - Đại úy Nguyễn Lạn, TĐT/TĐ 11.
- Thiếu tá Lê Văn Đễ, TĐT/TĐ 22.
- Thiếu tá Phạm Duy Ánh, TĐT/TĐ 23.
- Trung úy Phạm Quang Hiền, ĐĐT/Trinh sát LĐ.
Ngày 15/3, LĐ được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Liên đội ĐPQ Tiểu Khu Kontum, và di chuyển về căn cứ Hàm Rồng trên QL 14 hướng về Ban mê Thuột và ngã ba đường vào Thanh An - Đức Cơ.
Người dân Kontum thuộc vùng lửa đạn, tỉnh địa đầu cao nguyên, đã quá quen thuộc với những cuộc chuyển quân. Từng đoàn quân đến rồi đi. Nhảy dù, Biệt Động Quân, các SĐ 22, 23 BB liên tục thay nhau đối đầu chiến trận, cố gắng giữ vững vùng tam biên có sông Dakbla chảy ngược, có những địa danh lạ lẫm nhưng đã nổi danh và đi vào chiến sử: DakTo, BenHet, Polei-Kleng, Charlie… Bây giờ người dân ở đây không còn thờ ơ như trước. Họ đã đánh giá được tình thế chiến sự bất lợi cho ta, nên họ lo âu, bàn tán, nhốn nháo, và chuẩn bị cho một lần đi, khi những người lính mũ nâu cuối cùng rời thành phố. Họ đã biết VC đã chiếm được Ban mê Thuột, nên họ cũng đã phỏng đoán rằng rồi ngày này sẽ đến với chính họ và gia đình.
Các tiểu đoàn BĐQ rời Kontum, qua ChuPao hướng về PleiKu, rồi Biển Hồ. BCH/ HQ/ BĐQ/ QK2 cũng đã dời về Hàm Rồng vài ngày trước đó.
Cuộc họp quan trọng tại Nha Trang giữa Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu,Thiếu Tướng Phạm Văn Phú TL/QĐ II và QK II, các Tư Lệnh các Sư Đoàn 22, 23 BB, và Đ/T Tất, đã được triệu tập để định đọat số phận vùng cao nguyên Hoàng Triều Cương Thổ.
Khoảng 19:00G ngày 15-3-75, phiên họp chấm dứt. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất mang mệnh lệnh trở về giao nhiệm vụ mới cho các LĐ/ BĐQ hiện diện trong QK II.
“Triệt thoái khỏi Kontum và Pleiku. Di tản cả một quân đoàn khỏi vùng.” Những tiếng nghe thật xa lạ, gây nhiều hoang mang cho binh sĩ và thường dân. Cao nguyên có 2 con đường huyết mạch nối với đồng bằng, QL14 nối liền Kontum-Pleiku-Ban Mê Thuột, QL19 nối liền Pleiku về vùng Qui nhơn, Bình định. Con đường nào có thể dùng để lui quân? Vì địch chiếm BMT, chận đường tiếp viện, QL14 không còn an toàn. Còn QL19, con đường khả dĩ có thể dùng để rút quân thì địch đóng các chốt cấp đại đội, tiểu đoàn trên các đoạn đèo Mang Yang, đèo An Khê. QL19 lại quá dài, quá xa đối với đôi chân trần của người lính bộ binh. Các đơn vị rút quân không còn chọn lựa khác, dù biết rằng chông gai và chịu nhiều hy sinh.
Liên Tỉnh Lộ 7, con đường thông thương duy nhất từ Pleiku-Mỹ Thạch-Phú Bổn-Phú Túc-Củng Sơn -đập Đồng Cam và Tuy Hòa, đã bao năm qua không được xử dụng, đầy mìn bẫy, đầy hầm hố dọc theo dòng sông Ba. Triệt thoái một quân đoàn với các quân binh chủng qua con đường này phải chăng là hành động tự sát?
Gia đình quân nhân,dân chúng Kontumn-Pleiku bắt đầu bế bồng, gồng gánh mang theo gia tài của một kiếp người. Họ di chuyển bằng mọi phương tiện hiện hữu, quân xa, công xa, bằng những gì có được, bằng đôi chân để rời vùng bỏ ngỏ. Binh sĩ hoang mang, những suy tư dằn vặt đè nặng lên đôi vai người lính. Rời quân ngũ, đồng đội ư? Không được. Bỏ mặc gia đình, cứu cánh cuộc sống ư? Cũng không. Người lính phân vân, lưỡng lự. Thôi thì phó mặc, gởi gấm lại cho những người ở hậu cứ lo toan.
Ngày 16/3, LĐ 23 BĐQ nhận lệnh di chuyển đi Phú Bổn. Rời Hàm Rồng qua Chu Sê đến ngã ba Mỹ Thạch, Liên Đoàn rời QL14 bắt đầu xuôi theo Liên Tỉnh Lộ 7. Cuộc hành quân thật khó khăn và không giữ được bí mật, vì đoàn quân đi trước, dân chúng di tản theo sau, hàng hàng lớp lớp, chen chúc nhau trên con đường độc đạo giữa núi rừng Tây Nguyên. LĐ nhận lệnh án ngữ phía tây Phú Bổn, mục đích chận bước tiến của địch trên tỉnh lộ 668 nối liền với QL14. Phòng 2/QK không có một bản đồ về xuôi, vì thế LĐ tự phải tự xoay xở bằng cách liên lạc với TK, vào TTHQ, P2, P3 gom góp được 7 bộ bản đồ 1/100.000, khả dĩ xử dụng được để phân phối cho các đơn vị trưởng.
Ngày 17/3, địch cấp tốc chuyển quân chận đứng đường lui quân của các đơn vị. Địch đánh chiếm đèo Tuna, đọan đường đèo ngoằn ngoèo cánh chỏ bên giòng sông Ba. Đoàn người xe di tản bị chặn đứng dưới chân đèo. LĐ được lệnh rời vị trí án ngữ, pháo binh được lệnh phá hủy bỏ súng và đạn dược, tùng thiết cùng Thiết Giáp cố gắng giải tỏa chốt địch. Các nòng súng trên M41 nã đạn vào sườn núi vào những điểm địch trú đóng. Đáp trả lại sơn pháo từ trên núi trực xạ vào đoàn xe. Địch bắt đầu pháo kích, thiết giáp không xoay trở được, trở thành những mục tiêu cố định. Sự hỗn loạn của dân làm tình hình càng rối loạn và trầm trọng hơn. Hằng chục quả đạn không cần mục tiêu, không cần điều chỉnh rơi tự do vào đoàn người không nơi trú ẩn, không điểm tránh thân. Tiếng nổ của pháo, tiếng gầm rú của chiến xa, tiếng kêu gọi, gào thét, rên siết của người bi thương tạo thành một âm thanh hỗn độn không tìm đâu có được, âm thanh của quỷ gọi hồn. Đêm xuống, pháo địch bớt dần, LĐ di chuyển vào sâu Buôn Hoăng, nhưng dân chúng ùn ùn theo đoàn quân. Tr/t Biên họp khẩn cấp các vị tiểu đoàn trưởng hầu tìm một phương cách, một lối thoát trước tình hình khó khăn hiện tại. Quyết định được thi hành.
Khoảng 04.00G, TĐ22 BĐQ, ĐĐTS và BCH/LĐ lọt vào ổ phục kích. Trời tối đen, đạn địch nổ dòn hướng nhắm về phiá của LĐ, không phân biệt quân dân, đủ cỡ đủ loại. Bây giờ thì người không tránh đạn mà đạn tránh người, mỗi người có một số một phận thất tán kể từ đó. Lúng túng vì dân bám sát, LĐ không còn có thể tiếp tục chiến đấu hiệu quả. Liên đoàn 23/BĐQ mất tên kể từ đó…
Tôi may mắn thoát được trận phục kích trong đêm. Tôi gặp T/S Hoàng (ĐĐTS) cùng 5 người lính, tiếp tục vào sâu trong núi với quan niệm địch ra đường ta vào núi. Càng vào sâu chúng tôi không ngờ lại vào ngay vị trí pháo của địch. Các khẩu pháo đang nổ dòn vào đoàn người đang di tản. Địch đang thắng thế nên không cần canh gác, không cần an ninh vị trí. Một lần nữa, chúng tôi trở ra và đến chân dãy núi đèo Tuna. Khoảng giữa trưa thì chúng tôi gặp được TĐ23 BĐQ. Th/T Ánh, Đ/U Khanh cùng khoảng 2 đại đội, và dân chúng theo lẫn lộn trong hàng quân, đang cùng hướng về chân núi. Lại một cuộc phục kích của VC giữa rừng tranh cao ngang người. Địch vây tứ phía, đạn rải liên hồi, súng ta súng địch thi nhau nổ, thây người của ta và địch đua nhau ngã. Tiểu đoàn nhổ được chốt ở đây, mở đường máu thoát vòng vây, nhưng Đ/u Khanh đã hy sinh vì một mảnh đạn pháo kích oan nghiệt. Ông đành ở lại với giòng sông Ba, với núi đồi cao nguyên. Đơn vị còn lại của TĐ 23 BĐQ tiếp tục leo lên đỉnh Tuna, băng rừng hướng về Củng sơn, vùng đất được coi là tạm yên trên con đường mang tên Liên Tỉnh Lộ 7.
3 1975 - Tỉnh Phú Bổn nằm ở cao độ từ 150 đến 1000 mét, núi rừng bao bọc chung quanh, về phía bắc giáp hai tỉnh Pleiku và Bình Định, phía đông giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Pleiku, và giáp tỉnh Darlac về phía nam-tây nam. Diện tích toàn tỉnh là 4800 cây số vuông. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hậu Bổn (Cheo Reo). Tỉnh có 3 quận là Phú Thiện, Phú Túc và Thuần Mẫn. Trước năm 1975, dân số tỉnh Phú Bổn vào khoảng 70.000 người. (click on underlined location on map, if any, for more info)
Sông chính chảy qua địa phận Phú Bổn là sông Ba, phát nguồn từ núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kontum, chảy theo hướng bắc-nam. Khi tới Hậu Bổn thì gặp sông Ia Ayun. Sông này bắt nguồn từ chân núi Kon Lack, thuộc tỉnh Pleiku, chảy vào Phú Bổn song song với liên tỉnh lộ số 7. Vào mùa mưa, lưu lượng sông Ba chảy mạnh về phía đông nam, mang theo nhiều phù sa bồi đắp cho bình nguyên Phú Bổn.
Theo lịch trình triệt thoái của Quân khu 2, lực lượng đầu tiên của Quân đoàn 2 bắt đầu khởi hành khỏi Pleiku 8 giờ tối ngày 16 tháng 3/1975. Ngày 17 tháng 3, do dân chúng ùa theo nên cuộc di tản trở nên hỗn loạn và phức tạp. Ngày 18 tháng 3, khi đơn vị mở đường của đoàn quân di tản tại Phú Bổn là Liên đoàn 7 Biệt động quân qua đèo Cheo Reo thì Cộng quân dùng chiến xa tấn công và bao vây ở phía dưới chân đèo hướng Hậu Bổn, tỉnh lỵ tỉnh Phú Bổn. Các tiểu đoàn BDQ dàn đội hình chống trả quyết liệt. Trận chiến càng lúc càng khốc liệt. Trong khi LD 7 BDQ đang cùng với thiết giáp dẹp các chốt của Cộng quân mở đường thì bị Không quân VNCH oanh tạc lầm, làm nhiều binh sĩ thương vong. Sau vài giờ giao tranh, chiến trường tạm im tiếng súng. Đoàn quân tiếp tục di chuyển về hướng Phú Bổn, nhưng Cộng quân vẫn còn bám sát chung quanh tạo áp lực. Tướng Phú ra lệnh tạm ngưng tại tỉnh Phú Bổn lập phòng tuyến. Tuy nhiên quân dân tại Phú Bổn bị ảnh hưởng dây chuyền cũng hoảng hốt gia nhập cuộc di tản.
Ngày 18 tháng 3, Sư đoàn 320 CSBV truy kích đuổi theo đánh phá đoàn xe triệt thoái ở Phú Bổn rồi sau đó tiếp tục tấn công xuống Củng Sơn, tỉnh Phú Yên. Tối cùng ngày, Cộng quân lẻn vào khu vực tây nam của vòng đai Hậu Bổn, sử dụng súng cối pháo kích vào một số vị trí dừng quân của các đơn vị triệt thoái và vào thị xã Hậu Bổn làm cho nhiều thường dân vô tội bị chết oan uổng. Phi trường Hậu Bổn (Cheo Reo) cách Bộ Tư lệnh Tiền phương QD 2 chưa đến 2km bị Cộng quân chiếm. Liên đoàn 7 BDQ được điều động phản công, đẩy lùi Cộng quân. Kịch chiến diễn ra suốt đêm và kéo dài đến ngày hôm sau. Lúc đó các đơn vị CSBV đã tràn vào quận Phú Túc, nằm ở hướng nam Hậu Bổn.
Biển trời thơ mộng trên cung đường đến Mũi Điện
Phú Yên đẹp và hiền hòa, có nhiều hải sản, nhất là hải sản ở An Hải thì rất tươi ngon. Ghé quán Tuấn ăn ốc nhảy đực, sò huyết, ốc lông... xong ra thị xã Sông Cầu chơi. Cách Tuy Hòa 50km, Sông Cầu có các bãi tắm đẹp nên bây giờ đã mọc lên các resort Bãi Tràm, Bãi Nồm,etc... Vịnh Xuân Đài thuộc thị xã Sông Cầu là vịnh đẹp, bây giờ đã mọc lên khá nhiều nhà hàng hải sản; nhất là hải sản(ghẹ, ốc...) thuộc đầm Cù Mông ngon "cực kỳ" luôn. Bây giờ đã có xe buýt từ Tuy Hòa ra Sông Cầu, xe Cúc Tư. Giá cả ở PY, Sông Cầu khá "mềm". Trong thị xã có 1 vài khách sạn, phòng trọ mini, tối cũng có 1 vài tụ điểm vui chơi karaoke, café... Thị xã bình yên, nhỏ ( y như Cần thạnh, Gò Công). Khách sạn Cendeluxe khuyến mãi 1 phòng chi có 1 triệu 6 cho 2 người, bao ăn 3 bữa, đưa rước khách từ sân bay/ ga tàu lửa về khách sạn & ngươc lại, mỗi ngày có 2 lần chở khách ra hồ bơi nước biển miễn phí - hồ bơi cũng thuộc khách sạn, sử dụng miễn phí, tiện nghi & dịch vụ cũng tốt.
Từ Cendeluxe có thể thấy rõ núi Nhạn & tháp Nhạn(biểu tượng PY), chiều đi taxi hay chịu khó đi bộ dạo mát lên tháp cũng rât hay. Tháp sach sẽ, không có rác & mùi hôi như các tháp khác. Có 10 nơi mà bạn nên đi khi đến Phú Yên: núi Nhạn & tháp Nhạn, Gành Đá Dĩa, nhà thờ Mằng Lăng, chùa Thanh Long, hải đăng Đại Lãnh, biển Đại Lãnh, vịnh Vũng Rô, núi Đá Bia, Ghềnh Ráng, vịnh Xuân Đài và các đầm nước ở đây, rảnh rỗi thì ghé thăm Đền thờ Lương Văn Chánh, Chợ Tuy Hòa, Cảng Vũng Rô...
Ra PY đi lên hướng bắc(hướng Quy Nhơn), có thể thăm Gành Đá Đĩa, nhà thờ Mằng Lăng, chùa Thanh Long. Nếu đi về hướng nam có thể thăm hải đăng Đại Lãnh, biển Đại Lãnh, vịnh Vũng Rô, núi Đá Bia,... Các địa danh trên đều cách Tuy Hòa khoảng 50km. Nên đi taxi Thuận Thảo, giá thương lượng với tổng đài là 600 - 650 ngàn, nếu đi nhóm 4,5 người + xe 7 chỗ thì chi phí không bao nhiêu. Sáng đi hướng bắc, trưa về khách sạn (ăn trưa miễn phí), sau đó đi hướng nam, khá thoải mái, không mệt.
Gành Đá DĩaNói thật, nếu có thêm thời gian có thể mua vé xe đò Thuận Thảo đi Quy Nhơn trong ngày, cố gắng thuê xe ôm ra thăm mộ Hàn Mạc Tử, Ghềnh Ráng, bãi tắm Hoàng hậu, bãi Trứng, Đầm Ô Loan, Tiên Sa, Tháp Đôi(Bình Định) . Nhân viên khách sạn sẽ lo dùm. Sáng đi khoảng 7g30, đên QN chưa tới 9g30 vì đường chưa đến 100km, đi đường sát biển an toàn & có thể ngắm cảnh biển rất đẹp. Ra QN không thể không thăm trại phong Tuy Hòa, khu du lịch Ghềnh Ráng (sát trại phong), mộ Hàn Mạc Tử, bãi tắm Hoàng hậu, cầu Nhơn Hội, Tháp đôi QN, ăn hải sản dưới chân cầu Nhơn hội,... Chiều có chuyến 4g30 về lại Tuy Hòa chỉ mới 6g30, nghỉ ngơi 1 tí là đến giờ ăn tối....
Chùa Thanh Lương tọa lạc tại thôn Mỹ Quang Nam, Xã An Chấn, Huyện Tuy An, Tỉnh Phú yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 10 km về phía Bắc.
Nói về
cái tên của ngôi chùa, đại đức Thích Quảng Ngộ bộc bạch: "Thanh Lương
nghĩa là thanh thản và bình yên. Trong nhịp sống xã hội bộn bề này, đôi khi người
ta muốn sống chậm lại và sẽ tìm đến vãng cảnh chùa để tâm được an lạc, lấy lại
sự cân bằng trong cuộc sống. Tất cả cảnh trí nơi đây đều được bố trí theo ý
nghĩa ấy để những thông điệp bình dị này có thể len lỏi vào tâm hồn phật tử đến
vãng chùa".
Cái riêng của cảnh chùa là sự giao thoa giữa tâm và cảnh. Tâm cảnh viên dung thì thế giới mới tròn đầy và mùa xuân thường tại khắp cả thế gian. Cảnh quan ở đây không đồ sộ mà e ấp kín đáo, không lộng lẫy tân thời mà uy nghi trầm mặc.
Vị đại đức trụ trì muốn bố trí kiến trúc ngôi chùa theo kiểu bài trí đơn sơ nhất.
Phật tử đến vãng cảnh chùa và đi theo lối nào, cách nào là tùy tâm của họ. Đi qua cổng chùa, du khách sẽ bắt gặp ngay trước mắt bức tượng Đức Phật Di Lặc với nụ cười an nhiên tự tại của một người như đã hiểu hết lẽ đời. Kế đến là không gian của đá, những hòn đá được đặt cạnh nhau như tạo nên thế giới im lặng ngây ngô. Nhưng không, đá cũng có ngôn ngữ riêng: vô ngôn, tĩnh lặng và buông xả.
Bên trái ngôi chùa, sen nở ngát hương dưới hồ như tô điểm cho bức tranh thêm sức sống. Mái tam quan được giữ nguyên vẻ cổ kính với mái ngói nâu đỏ rêu phong. Toàn bộ cảnh chùa như ẩn hiện dưới tán cây cổ thụ, tạo cho du khách cảm giác yên bình. Tượng Mẹ được bố trí độc lập trong Quan Âm Linh Ứng, nằm ở vị trí trung tâm và quay mặt ra phía cổng chùa, hướng ra phía biển.
Người ta còn tìm đến ngôi chùa này vì muốn đàm đạo với đại đức Thích Quảng Ngộ, một nhà sư có tư chất nghệ sĩ. Nhà sư này tìm đến với thư pháp như là để tu tâm dưỡng tính, đó còn là con đường gắn với thiền học. Mỗi khi thấy tâm bấn loạn, Phật tử thường tìm đến chùa để chiêm bái Đức Phật và xin chữ người trụ trì. Các bức thư pháp mà đại đức Thích Quảng Ngộ viết thường được trích ra từ kinh Phật hay thơ của các thi sĩ nổi tiếng. Nhiều người nhận được chữ của thầy rồi vịn vào câu thơ mà đứng dậy, vượt qua sóng gió của cuộc đời. Với tâm nguyện của Phật tử nơi đây, chùa Thanh Lương đang trở thành điểm hành hương mang giá trị tâm linh độc đáo của tỉnh Phú Yên.
chùa Thanh Lương
hải đăng Đại Lãnh
biển Đại Lãnhvịnh Vũng Rô
Bãi Môn nhìn từ hải đăng Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh)
Đến Mũi Điện mà chưa hòa mình vào làn nước trong xanh, mát lạnh tại Bãi Môn quả là một điều thiếu sót. Bãi cát mịn trải dài, nước biển khá nông, bờ lại thoải dần. Quả thật là một bãi tắm lí tưởng! Bạn lo ngại về việc tắm biển xong thì sẽ hơi khó chịu bởi nước mặn, thiên nhiên đã ưu đãi cho nơi đây có một dòng suối chảy thẳng ra biển. Và bạn có thể tắm sơ lại nước ngọt trên con suối này.
Từ vị trí đứng từ ngọn hải đăng, bạn đã có thể thấy được điểm đánh dấu mốc điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam
Con đường từ ngọn hải đăng đi xuống điểm đánh dấu hơi khó đi vì những tảng đá lớn, cứng. Đây là lối mòn do nhiều người đi trước tạo nên, nhưng có lẽ vì thế cũng tạo người tham quan có cảm giác như mình đang đi chinh phục, vì họ cũng phải cúi thấp người, leo lên rồi đi xuống.
Đây cũng là địa điểm câu cá lí tưởng của những người yêu thích vào dịp cuối tuần
Và khi đến nơi, hãy vào những chòi nghỉ mát, tận hưởng những làn gió mát đang thổi qua người. Có lẽ nhiều người nhìn lại quãng đường đã đi và thầm khâm phục mình vì đã vượt qua đoạn đường khó kia. Vừa ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nói chuyện thư giãn với bạn bè, nhấp một ít nước cho đỡ cơn khát, bạn sẽ lấy lại sức nhanh chóng và sẵn sàng cho mọi người biết rằng: “ Tôi đã đến điểm cực Đông trên đất liền nước Việt rồi!”.
Các bạn trẻ chụp hình lưu niệm tại nơi đánh dấu điểm cực Đông trên đất liền
Tự hào lắm chứ khi là những người đã đặt chân đến điểm cực Đông trên dải đất hình chữ S thân thương. Nếu có cơ hội, bạn hãy liên hệ với các người lính giữ ngọn đèn biển để được trải nghiệm cảm giác qua đêm tại miền đất biển (giá là 80.000đ/người), thấy “mắt biển” chiếu về phía xa hướng dẫn cho tàu bè, nghe gió và sóng biển rì rào. Và hãy nhớ là đặt báo thức để dậy sớm! Có lẽ bạn không muốn bỏ lỡ những ánh bình minh đầu tiên của đất nước Việt đâu! Khi ngoài biển khơi đã xuất hiện đường chân trời phân chia hai nửa: nửa dưới là màu xanh thẫm của biển và sắc đỏ của Mặt Trời. Quang cảnh thật tuyệt vời! Sắc đỏ càng lúc càng lên cao, tỏa rộng, chủ nhân của ánh sáng ấy xuất hiện. 1/10, 2/5, 1/2, …và rồi, thật tròn, Mặt Trời tỏa ánh nắng của mình đi khắp nơi. Một đường lấp lánh ánh bạc nối từ đường chân trời đến những vách đá quanh năm sóng vỗ. Đứng trước cảnh thiên nhiên như thế, chúng ta càng cảm thấy tự hào hơn về nơi chúng ta đang đứng, không chỉ là nơi đón ánh nắng sớm nhất của nước Việt mà còn là cả Đông Dương và Đông Nam Á lục địa.Và yêu sao đất nước Việt Nam với những cảnh đẹp hùng vĩ, nên thơ!
Chinh phục ngọn hải đăng, điểm cực Đông, thỏa sức vẫy vùng trong làn nước biển tai Bãi Môn, cùng có những giây phút đáng nhớ với bạn bè,... Có lẽ với một số bạn như vậy là đủ, có thể lên đường về lại thành phố Tuy Hòa để nghỉ ngơi, nhưng thay vì đi về lại đường cũ, bạn hãy tiếp tục đi tiếp trên con đường lớn để đến với Vũng Rô, địa danh nổi tiếng với chiến tích Tàu không số và cảnh đẹp khi nhìn ngắm vịnh.
Một góc Vũng Rô
Tranh thủ được thời gian, các bạn có thể tham quan nơi tưởng niệm về những chiến tích của những conTàu không số, được nghe kể và khâm phục tinh thần của các bậc cha anh ngày xưa đã không tiếc thân mình góp phần giải phóng đất nước.
Đi theo con đường hướng về cảng Vũng Rô, bạn sẽ thấy được đường giao cắt để đi lên lại Quốc lộ 1A, nằm trên Đèo Cả, ngược về hướng Bắc để trở về thành phố Tuy Hòa. Trên đoạn đường này, màu biển xanh mát sẽ được thay thế bằng màu xanh của cỏ cây, đồi núi, màu xanh của mạ non mới được gieo trên các cánh đồng trải dài sẽ giúp bạn thư thái trên quãng đường trở về
.
Đây là nơi con tàu không số bị chìm, khi nào trời nắng tốt thì có thể nhìn thấy con tàu này.
Vịnh Xuân Đài – Phú Yên
Từ thành phố Tuy Hòa - Phú yên, đi theo quốc lộ 1A về hướng bắc chừng 45km, vịnh xuân Đài hiện ra như một bức tranh thủy mặc. Vịnh được tạo thành bởi một dãy núi chạy dài ra biển khoảng 15km trông giống hình đầu của một con kì lân.
Ít có vịnh nào sự đa dạng đan xen về địa hình như vịnh Xuân Đài. Ghềnh nối tiếp vũng, vũng nối tiếp bãi, bãi nối tiếp núi, uốn lượn trùng điệp. Chỉ riêng vũng đã có hàng chục cái, to nhỏ, nông sâu khác nhau. Xuân Đài cũng có rất nhiều núi, đảo và bán đảo, nơi nào cũng đẹp một cách hoang sơ.
Một nét độc đáo khác của vịnh Xuân Đài là những bãi cát sạch mịn màng, sạch đẹp còn nguyên dáng vẻ hoang sơ như: bãi Than, bãi Vũng Lắm, bãi Trước, bãi Sau, bãi Tràm, bãi Nồm, bãi Ôm, bãi Rạng, bãi Trầu, bãi Nhỏ, bãi Nhàu... Ấn tượng hơn cả là bãi Bình Sa hay còn gọi là bãi Dài. Từ biển nhìn vào, bãi Dài như một dải lụa trắng óng ả chạy dài 5 km, ven những rừng dừa, rừng dương và những ngọn đồi lúp xúp.
Nằm trong danh sách đề cử những vịnh đẹp nhất thế giới, Vịnh Xuân Đài là một trong những thắng cảnh tiêu biểu ở Phú Yên
Vịnh Vũng Rô – Phú Yên
Nhìn trên bản đồ Phú Yên, ở góc đông nam có một bán đảo hình dáng như đầu con chim với chiếc mỏ nhọn. Bán đảo ấy được hình thành bởi núi Vũng Rô làm cho bờ biển cao và dốc, ghềnh đá ngổn ngang tạo ra nhiều mũi, phía đông có mũi Mao, mũi Ba, phía nam có mũi La.
Vịnh Vũng Rô rộng 1640ha mặt nước, vịnh có 12 bãi nhỏ: Bãi Lách, Bãi Mù U, Bãi Ngà, Bãi Chùa, Bãi Chân Trâu, Bãi Hồ, Bãi Hàng, Bãi Nhỏ, Bãi Chính, Bãi Bàng, Bãi Lau, Bãi Nhãn với phong cảnh sơn thủy hữu tình, quyến rũ tuyệt vời cho tham quan, tắm biển. Trong lòng biển của Vũng Rô có nhiều loài hải sản, dưới đáy biển là những rạn san hô màu rất hấp dẫn cho các loại hình du lịch câu cá, bơi, lặn. Các bán đảo này ôm lấy Vũng Rô, tạo nơi đây thành một cảng biển tốt, để tàu thuyền neo đậu, tránh bão, đánh bắt cá. Vũng Rô được các dãy núi Đèo Cả, Đá Bia, Hòn Bà che chắn cả 3 hướng bắc, đông, tây. Phía nam là cửa biển có đảo Hòn Nưa cao 105m như một pháo đài canh gác cho tàu bè ra vào.
núi Đá Bia
Ghềnh Ráng
Ghềnh Ráng
vịnh Xuân Đài
Đứng từ dốc Găng trên độ cao 80m so với mực nước biển, vịnh Xuân Đài trông thật quyến rũ với màu xanh bất tận, từ những rặng dừa, núi non đến cả bầu trời và mặt nước biển… Gặp lúc thủy triều xuống, giữa biển lại hiện ra một cồn cát trông thật kỳ ảo. Vịnh Xuân Đài hấp dẫn du khách với nhiều bãi cát trắng mịn và sóng rất êm, đặc biệt bãi Dài với doi cát hình cánh cung được bao phủ bởi rừng dương quanh năm gió lộng, chạy dài hơn 5km rất lý tưởng cho du lịch nghỉ dưỡng hay tắm biển. Ngay từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã sớm nhận ra tiềm năng của vịnh Xuân Đài khi đặt thủ phủ Phú Yên tại Sông Cầu và lập quy hoạch phát triển du lịch tại vùng biển thơ mộng này.
Thành phố Tuy Hòa tương đối nhỏ nên đi cũng chút xíu là hết. Thành phố ở ngay sát biển. Đi qua công viên là tới nhưng bãi biển không đẹp nên không có người tắm. Muốn tắm phải đi ra bãi Long Thủy (tên khác là Mỹ Á), cách thành phố 4 km – được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
Trong thành phố có nhiều điểm ăn vặt rất ngon như chả dông, nem nướng ăn với bánh tráng ở đường Nguyễn Công Trứ (mình ăn ở quán Linh, cách quán chè 50m); chè hoa quả ở số 44 Nguyễn Công Trứ (057.3827240 – 0905.178.645); hải sản vỉa hè ở kênh Bạch Đằng. Quán ở Bạch Đằng nhìn chung ngon và rẻ như nhau, mở đến 1gh sáng nhưng nếu đi muộn quá sẽ hết đồ ăn. Khu du lịch Thuận Thảo có Làng Nướng với hơn 100 món ăn nhưng mắc nên không vào.
Ngày thứ 2, đi qua nhà thờ Mằng Lăng. Cha sứ dẫn đi thăm quan và giới thiệu về lịch sử nhà thờ. Nhà thờ rất đẹp và còn có một đường hầm trong nhà thờ trong đó có lưu giữ 2 trong 3 quyển sách đầu tiên bằng tiếng Việt và tóc của André Phú Yên. Cái này phải đến tận nơi mới thấy cái hay của nó. Cha không nhận tiền đâu nên tiền chỉ để công đức cho nhà thờ thôi.
Sau nhà thờ là đến điểm thăm quan ghềnh Đá Đĩa. Ở đây đá có màu đen thẫm nên nếu mặc quần áo màu chụp ảnh lên sẽ rất nổi. Chụp hình ở đây hết khoảng 1 tiếng.
Khoảng 11 giờ trưa qua Đầm Ô Loan ăn hải sản ở Bãi Dương, Thôn 8, Tuy An (0904.414.907), ăn xả láng hết 2,8 triệu trong đó tiền tôm hùm là 1,8 triệu rồi. Cầm tờ hóa đơn mà cả đoàn mình ngỡ ngàng, gọi là ăn như khách sạn 5 sao, tính tiền bằng giá vỉa hè.
Buổi chiều đi qua Bình Định, thăm mộ Hàn Mạc Tử và khu du lịch Ghềnh Ráng – Tiên Sa. Vé vào cửa là 10k/người. Khu du lịch này được quy hoạch rất "hoành tráng", bãi biển Hoàng Hậu và bãi Trứng đẹp; ăn uống ở đây đắt lắm.
Trên đường về có đi tham quan thành phố Quy nhơn và ghé qua Tháp Đôi – tháp Chàm cổ trong thành phố. Hai tháp này đặc biệt ở chỗ là không có nóc.
Về đến thành phố Tuy Hòa, nghe lời bác tài, ra ăn ở quán Thi Tài, cuối kênh Bạch Đằng (057.3824.316 – 0934.880.300). Ăn ở đây thì chịu khó là tự phục vụ (tức là đồ ăn chủ quán chỉ mang ra thôi còn nướng hay cuốn thì mình phải làm). Nhìn chung là tươi, ngon, rẻ, phục vụ tốt.
Sáng hôm sau đi thăm đền thờ Lương Văn Chánh – người khai khẩn đầu tiên ở Phú Yên (cách khách sạn 12 km). Hơi thất vọng vì đền thờ được xây mới lại nên trông không có gì, chỉ còn một bức tường cổ và một cây đa cổ thụ thôi. Nghe giới thiệu và tham quan một vòng rồi về thành phố đi chợ. Ở thành phố chỉ có một chợ là chợ Tuy Hòa. Hoa quả và cá khô ở đây ngon và rẻ nhưng ưng ý nhất là vào siêu thị Coop Mart mua được bánh tô sầu riêng (33k hộp/8cái) và kẹo dừa hạt điều (28k/500g) về làm quà. Mọi người ăn đều khen ngon. Trong thành phố còn có xưởng sản xuất hạt điều nhưng chưa qua mua được.
Trưa lại ăn ở quán Thi Tài vì có hẹn với chủ quán ăn cua Huỳnh Đế.
Chiều chủ nhật đi qua cảng Vũng Rô, ngọn hải đăng Đại lãnh sang biển Đại Lãnh bên Khánh Hòa để tắm. Bãi biển đẹp, cát trắng mịn, nước trong và có sóng. Tắm xong về thành phố ăn tối. Vì ăn nhiều hải sản quá rồi nên bây giờ quyết định ăn cơm Việt Nam ở quán Nam Phương (43 Đại lộ Nguyễn Tất Thành – 057.382.48.48).
Ăn xong đi bộ lên tháp Nhạn. Buổi tối trên tháp có đèn nên trông rất lung linh, huyền ảo. Trên đường lên tháp có thể nhìn thấy cả thành phố Tuy Hòa.
Nhìn chung đây là chuyến đi lý tưởng. Cảnh đẹp, đồ ăn ngon, rẻ, người dân hiền lành, dịch vụ tốt.I- Điều kiện tự nhiên:
Không chỉ mang nét duyên của thành phố ôm trọn hai ngọn núi, Phú Yên còn mê đắm lòng người ở những đầm nước trong vắt, những bãi biển bao la, gành đá đĩa kỳ thú.
Núi Nhạn
Núi Nhạn thuộc địa phận phường I, thành phố Tuy Hòa.
Vực Phun
Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, Phú Yên.
Gành đá Đĩa
Đảo hòn Chùa
Biển và hải đăng Đại Lãnh
Đi thuyền trên lòng hồ Sông Hinh, du khách có cảm giác thênh thang như bay giữa trời mây
Khu du lịch sinh thái Sơn Nguyên, huyện Sơn Hoà
Vực Phun, xã Hoà Mỹ, huyện Tây Hoà
Du khách đến Đập Đồng Cam
Cách thành phố Tuy Hòa chừng 25km, nằm trong khu vực đầm Ô Loan nhưng hướng sát biển, An Hải là nơi bán seafood rất ngon, rẻ & đặc biệt là phong cảnh thoáng mát, hữu tình & yên bình. Làng biển An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thật thanh bình, với thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành. Nhớ ăn cua huỳnh đế, tôm tích, sò huyết, cá mú, hào sữa...
hàu sữa
Ghềnh Ráng
Ghềnh Ráng
vịnh Xuân Đài
Di tích lịch sử tàu không số trên vùng biển Vũng Rô, xã Hoà Xuân Nam, huyện Đông Hoà. Nơi đây, từ năm 1964 đến đầu năm 1965 đã tiếp nhận 4 chiếc tàu chở vũ khí từ miền Bắc vào cung cấp cho các chiến trường Phú Yên , Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung bộ, tạo thành những huyền thoại về con đường Hồ Chí Minh trên biển
|
Thành phố Tuy Hòa tương đối nhỏ nên đi cũng chút xíu là hết. Thành phố ở ngay sát biển. Đi qua công viên là tới nhưng bãi biển không đẹp nên không có người tắm. Muốn tắm phải đi ra bãi Long Thủy (tên khác là Mỹ Á), cách thành phố 4 km – được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
Trong thành phố có nhiều điểm ăn vặt rất ngon như chả dông, nem nướng ăn với bánh tráng ở đường Nguyễn Công Trứ (mình ăn ở quán Linh, cách quán chè 50m); chè hoa quả ở số 44 Nguyễn Công Trứ (057.3827240 – 0905.178.645); hải sản vỉa hè ở kênh Bạch Đằng. Quán ở Bạch Đằng nhìn chung ngon và rẻ như nhau, mở đến 1gh sáng nhưng nếu đi muộn quá sẽ hết đồ ăn. Khu du lịch Thuận Thảo có Làng Nướng với hơn 100 món ăn nhưng mắc nên không vào.
Ngày thứ 2, đi qua nhà thờ Mằng Lăng. Cha sứ dẫn đi thăm quan và giới thiệu về lịch sử nhà thờ. Nhà thờ rất đẹp và còn có một đường hầm trong nhà thờ trong đó có lưu giữ 2 trong 3 quyển sách đầu tiên bằng tiếng Việt và tóc của André Phú Yên. Cái này phải đến tận nơi mới thấy cái hay của nó. Cha không nhận tiền đâu nên tiền chỉ để công đức cho nhà thờ thôi.
Sau nhà thờ là đến điểm thăm quan ghềnh Đá Đĩa. Ở đây đá có màu đen thẫm nên nếu mặc quần áo màu chụp ảnh lên sẽ rất nổi. Chụp hình ở đây hết khoảng 1 tiếng.
Khoảng 11 giờ trưa qua Đầm Ô Loan ăn hải sản ở Bãi Dương, Thôn 8, Tuy An (0904.414.907), ăn xả láng hết 2,8 triệu trong đó tiền tôm hùm là 1,8 triệu rồi. Cầm tờ hóa đơn mà cả đoàn mình ngỡ ngàng, gọi là ăn như khách sạn 5 sao, tính tiền bằng giá vỉa hè.
Buổi chiều đi qua Bình Định, thăm mộ Hàn Mạc Tử và khu du lịch Ghềnh Ráng – Tiên Sa. Vé vào cửa là 10k/người. Khu du lịch này được quy hoạch rất "hoành tráng", bãi biển Hoàng Hậu và bãi Trứng đẹp; ăn uống ở đây đắt lắm.
Trên đường về có đi tham quan thành phố Quy nhơn và ghé qua Tháp Đôi – tháp Chàm cổ trong thành phố. Hai tháp này đặc biệt ở chỗ là không có nóc.
Về đến thành phố Tuy Hòa, nghe lời bác tài, ra ăn ở quán Thi Tài, cuối kênh Bạch Đằng (057.3824.316 – 0934.880.300). Ăn ở đây thì chịu khó là tự phục vụ (tức là đồ ăn chủ quán chỉ mang ra thôi còn nướng hay cuốn thì mình phải làm). Nhìn chung là tươi, ngon, rẻ, phục vụ tốt.
Sáng hôm sau đi thăm đền thờ Lương Văn Chánh – người khai khẩn đầu tiên ở Phú Yên (cách khách sạn 12 km). Hơi thất vọng vì đền thờ được xây mới lại nên trông không có gì, chỉ còn một bức tường cổ và một cây đa cổ thụ thôi. Nghe giới thiệu và tham quan một vòng rồi về thành phố đi chợ. Ở thành phố chỉ có một chợ là chợ Tuy Hòa. Hoa quả và cá khô ở đây ngon và rẻ nhưng ưng ý nhất là vào siêu thị Coop Mart mua được bánh tô sầu riêng (33k hộp/8cái) và kẹo dừa hạt điều (28k/500g) về làm quà. Mọi người ăn đều khen ngon. Trong thành phố còn có xưởng sản xuất hạt điều nhưng chưa qua mua được.
Trưa lại ăn ở quán Thi Tài vì có hẹn với chủ quán ăn cua Huỳnh Đế.
Chiều chủ nhật đi qua cảng Vũng Rô, ngọn hải đăng Đại lãnh sang biển Đại Lãnh bên Khánh Hòa để tắm. Bãi biển đẹp, cát trắng mịn, nước trong và có sóng. Tắm xong về thành phố ăn tối. Vì ăn nhiều hải sản quá rồi nên bây giờ quyết định ăn cơm Việt Nam ở quán Nam Phương (43 Đại lộ Nguyễn Tất Thành – 057.382.48.48).
Ăn xong đi bộ lên tháp Nhạn. Buổi tối trên tháp có đèn nên trông rất lung linh, huyền ảo. Trên đường lên tháp có thể nhìn thấy cả thành phố Tuy Hòa.
Nhìn chung đây là chuyến đi lý tưởng. Cảnh đẹp, đồ ăn ngon, rẻ, người dân hiền lành, dịch vụ tốt.I- Điều kiện tự nhiên:
1/Vị trí địa lý:
Cầu Đà Rằng
|
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, Tây giáptỉnh Đắc Lắc & Gia Lai, Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên: 5.045km2, dân số trung bình 885 nghìn người (số liệu năm 2009), có 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, các huyện: Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tuy An.
Thành phố Tuy Hòa là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh. Tp Tuy Hòa nằm cách thủ đô Hà Nội 1.160km, cách TP Hồ Chí Minh 561km, cách Vân Phong (Khánh Hòa) 40 km. Từ các thành phố của Việt Nam có thể đến Phú Yên thuận tiện bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không và đường biển.
Đập Đồng Cam
|
2/ Địa hình :
Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông với 3 dạng địa hình chính: Núi, trung du, đồng bằng và vùng ven biển. Rừng và đất rừng chiếm 3/4 diện tích tự nhiên.
3/ Khí hậu - thuỷ văn:
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, nhiệt độ trung bình 26,70C. Lượng mưa trung bình năm 2.180 mm, số giờ nắng bình quân năm 2.400 giờ, độ ẩm trung bình79%.
Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung từ 70-80% lượng mưa cả năm.
Sông ngòi ngắn và dốc với 4 sông chính: sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ, sông Cầu với tổng diện tích lưu vực 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11,8 tỷ m3 thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện, đảm bảo nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Đồng lúa Tuy Hòa
|
4/ Tài nguyên đất:
Diện tích tự nhiên 504.531ha, trong đó đất dùng vào nông nghiệp: 124.814ha, đất lâm nghiệp: 165.915ha, đất chuyên dùng: 17.363ha, đất thổ cư: 4.203ha, đất trống chưa sử dụng: 192.233ha.
5/ Tài nguyên thuỷ sản:
Biển có khoảng 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và các loài hải sản khác như: sò, điệp, yến sào... ven biển có nhiều đầm, vịnh, cửa sông có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản lên trên 2.700ha
Rừng phi lao
|
6/ Tài nguyên rừng:
Diện tích có rừng 165.915 ha, trong đó rừng tự nhiên 142.688 ha với trữ lượng gỗ 14 triệu m3, rừng trồng: 23.224ha, đất chưa sử dụng dự kiến trồng rừng nguyên liệu giấy trên 65 nghìn ha.
7/ Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản đa dạng, đáng chú ý là: diatomte, sắt, than bùn, vàng sa khoáng, đá hoa cương có nhiều màu. Nhiều loại có trữ lượng lớn: diatomite (90 triệu m3), đá hoa cương (54 triệu m3), vàng sa khoáng(300 nghìn tấn).
Ngoài ra, còn có một số mỏ suối nước nóng, nước khoáng như Phú Sen (huyện Phú Hoà), Triêm Đức, Trà Ô (huyện Đồng Xuân), Lạc Sanh (huyện Tuy Hoà).
8/ Tài nguyên nước:
Có trên 50 sông suối lớn nhỏ, tổng lượng dòng chảy trung bình năm vào khoảng 11,8 tỷ m3, bình đầu người 13.930m3/năm vào loại cao nhất của thế giới, hiện nay đã đưa vào sử dụng khoảng 25% tổng lượng. Trữ lượng điện năng khoảng 500MW (Đã có công trình thuỷ điện Sông Hinh 72MW, đang xây dựng thuỷ điện Sông Ba hạ 220MW...). Khả năng khai thác nước phục vụ cho các mục đích dân sinh và phát triển kinh tế còn lớn.
II. ĐIều kiện xã hội
1/ Nguồn nhân lực:
Dân số trung bình năm 2004: 847 nghìn người, lực lượng lao động chiếm trên 50% dân số, với đặc tính cần cù, khéo léo,
trung thực và hiếu học. Hiện có trên 11.500 người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học; trên17.500 người có trình độ trung học chuyên nghiệp; trên 30.000 công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề khá.
2/ Giáo dục - đào tạo:
Hệ thống giáo dục - đào tạo tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ ở các ngành học, gồm: 265 trường phổ thông, 1 phân viện của Học viện ngân hàng, 2 trường cao đẳng, 3 trường trung học chuyên nghiệp, 2 trung tâm đào tạo nghề cấp tỉnh và nhiều cơ sở đào tạo khác, hằng năm đào tạo hàng nghìn cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho tỉnh và khu vực.
3/ Y tế:
Hệ thống y tế với 8 bệnh viện đa khoa, 17 phòng khám khu vực, một bệnh viện điều dưỡng và 79 trạm y tế. Tổng số giường bệnh 1.350 giường và đội ngũ y, bác sĩ 1.762 người.
4/ Ngân hàng:
Gồm có chi nhánh ngân hàng nhà nước và các chi nhánh ngân hàng thương mại: NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn; NH Công thương, NH Đầu tư và phát triển, NH Chính sách xã hội, các chi nhánh ngân hàng ngoại tỉnh đóng tại Phú Yên. Các ngân hàng có mạng lưới chi nhánh ở các huyện, xã, đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ và được trang bị tốt các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các ngân hàng có thể đáp ứng nhanh chóng, thuận lợi và an toàn các dịch vụ gửi, chuyển tiền, cho vay đến mọi cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội.
5/ Bảo hiểm:
Bảo Việt Phú Yên, chi nhánh Bảo Minh, Chi nhánh bảo hiểm xăng dầu... trực thuộc các Tổng công ty bảo hiểm. Các Công ty bảo hiểm sẵn sàng phục vụ các dịch vụ về: Bảo hiểm tai nạn thân thể, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với các xí nghiệp và cá nhân, bảo hiểm tài sản. Thủ tục nhanh chóng, phù hợp với luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế.
6/ Các cơ sở khách sạn và dịch vụ du lịch:
Khách sạn Hương Sen, Công Đoàn, 225 Trường Chinh, 347 Trần Hưng Đạo, T99 - Lê Duẩn, ái Cúc, Như ý, Đại Chúng và một số khách sạn, phòng ngủ tư nhân khác đã được đầu tư nâng cấp, trang thiết bị khá tốt sẵn sàng phục vụ khách trong và ngoài nước.
III. Cở sở hạ tầng:
1/ Giao thông - vận tải:
Hệ thống giao thông khá thuận lợi, Quốc lộ 1A chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, nối liền Phú Yên với thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Quốc lộ 25 và Tỉnh lộ 645 từ Tuy Hòa đi Gia Lai, Đắc Lắc đã được đầu tư nâng cấp, trong tương lai sẽ nối Đông Bắc Campuchia và Nam Lào. Hệ thống đường nội tỉnh được bố trí hợp lý và được nâng cấp kiên cố hóa, đảm bảo thông suốt đến các huyện, xã. Đường sắt chạy qua tỉnh dài120km, qua các ga lớn: La Hai, Chí Thạnh, Tuy Hòa, Phú Hiệp. Sân bay Tuy Hòa được đầu tư hoạt động trở lại, trong tương lai sẽ nâng cấp và mở rộng thêm các chuyến bay trong và ngoài nước. Cảng Vũng Rô nằm ở phía Nam tỉnh có độ sâu trên 10m nằm trong hệ thống cảng biển Quốc gia, có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn. Trong tương lai sẽ xây dựng tuyến đường sắt từ Tuy Hòa đi Tây Nguyên; tuyến đường ống dẫn dầu từ cảng Vũng Rô đi Tây Nguyên.
Ga Tuy Hòa
|
2/ Cấp điện:
Phú Yên đang sử dụng hệ thống lưới điện 110 KV quốc gia, đến nay 100% số xã đã có điện. Nguồn điện đảm bảo đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong vùng.Nhà máy thuỷ điện Sông Hinh với công suất 72MW hoà vào mạng lưới quốc gia. Năm 2004 đã khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Sông Ba hạ với công suất 220 MW và chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Krông Năng với công suất 66MW.
3/ Cấp nước:
Nhà máy nước TP Tuy Hòa với công suất 28.000m3/ngày đêm đang được đầu tư, giai đoạn I đã khai thác 8.000m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước sạch cho khu vực TP Tuy Hoà, huyện Tuy Hoà và Khu công nghiệp Hoà Hiệp. Các thị trấn huyện lỵ đều có nhà máy nước với tổng công suất 13.000m3 ngày đêm.
Bưu điện tỉnh PhúYên
|
4/ Bưu chính viễn thông:
Mạng lưới điện thoại, viễn thông đã hoà mạng viễn thông toàn quốc, dễ dàng liên lạc trực tiếp với các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới.
VI. Tình hình kinh tế:
1/ Nông- lâm- ngư nghiệp:
*Nông nghiệp: Có sự chuyển dịch về cơ cấu giá trị sản xuất cây trồng và vật nuôi. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 đạt 1.248 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân 2%/năm.
Diện tích gieo trồng cây lương thực hằng năm khoảng 60 - 65 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng 335 nghìn tấn, trong đó lúa chiếm 91% diện tích và 97% sản lượng.
Trong các loại cây công nghiệp ngắn ngày, mía chiếm trên 50% diện tích, năng suất đạt 45tấn/ha/năm, còn lại là các loại cây: mè, đậu, thuốc lá...
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 23,2%. Toàn tỉnh hiện có 2.596 con trâu, 188.269 con bò, 187 nghìn con lợn và 1,92 triệu gia cầm.
* Lâm nghiệp: Năm 2004 đã trồng 3.000ha rừng tập trung; 2,5 triệu cây phân tán nâng tổng số diện tích rừng trồng đến nay khoảng 26.000ha. Khai thác gỗ rừng tự nhiên 4.200m3, gỗ củi rừng trồng 6.900m3.
* Thuỷ sản : Sản lượng khai thác năm 2004 đạt 33.900 tấn, nuôi trồng đạt 3.826 tấn với diện tích nuôi trồng 2.700 ha. Đặc biệt năm 2004 sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương đạt 4.150 tấn, nuôi tôm hùm biển trên 15.000 lồng, sản lượng gần 700 tấn.
2/ Công nghiệp:
Trong những năm qua, ngành công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số và chất lượng, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên 6.863 cơ sở thuộc các thành phần kinh tế với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.776 tỷ đồng tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh: Chế biến nhân hạt điều, đúc kim loại, mây tre lá, giày dép xuất khẩu, nước khoáng, bia, hải sản đông lạnh...
Khách sạn 5* duy nhất tại Phú Yên:Khách sạn CenDeluxe nằm ở trung tâm thành phố Tuy Hòa trong khuôn viên khu du lịch Thuận Thảo nổi tiếng, rộng 30 ha, với nhiều dịch vụ vui chơi giải trí
3/ Thương mại, dịch vụ và du lịch:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 16,5% so cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 48,8 triệu USD, tăng 41,6%, trong đó hàng địa phương tham gia xuất khẩu 44,3 triệu USD, chiếm 90,8% tổng số, các mặt hàng chủ yếu: nhân hạt điều, thủy sản, cà phê, hàng dệt may.
91% diện tích và 97% sản lượng.
Trong các loại cây công nghiệp ngắn ngày, mía chiếm trên 50% diện tích, năng suất đạt 45tấn/ha/năm, còn lại là các loại cây: mè, đậu, thuốc lá...
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 23,2%. Toàn tỉnh hiện có 2.596 con trâu, 188.269 con bò, 187 nghìn con lợn và 1,92 triệu gia cầm.
* Lâm nghiệp: Năm 2004 đã trồng 3.000ha rừng tập trung; 2,5 triệu cây phân tán nâng tổng số diện tích rừng trồng đến nay khoảng 26.000ha. Khai thác gỗ rừng tự nhiên 4.200m3, gỗ củi rừng trồng 6.900m3.
* Thuỷ sản : Sản lượng khai thác năm 2004 đạt 33.900 tấn, nuôi trồng đạt 3.826 tấn với diện tích nuôi trồng 2.700 ha. Đặc biệt năm 2004 sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương đạt 4.150 tấn, nuôi tôm hùm biển trên 15.000 lồng, sản lượng gần 700 tấn.
2/ Công nghiệp:
Trong những năm qua, ngành công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số và chất lượng, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên 6.863 cơ sở thuộc các thành phần kinh tế với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.776 tỷ đồng tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh: Chế biến nhân hạt điều, đúc kim loại, mây tre lá, giày dép xuất khẩu, nước khoáng, bia, hải sản đông lạnh...
3/ Thương mại, dịch vụ và du lịch:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 16,5% so cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 48,8 triệu USD, tăng 41,6%, trong đó hàng địa phương tham gia xuất khẩu 44,3 triệu USD, chiếm 90,8% tổng số, các mặt hàng chủ yếu: nhân hạt điều, thủy sản, cà phê, hàng dệt may.
Tổng kim ngạch nhập khẩu 33,1 triệu USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: thuốc tân dược và vật tư y tế, ô tô các loại...
4) Hợp tác đầu tư:Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được tỉnh đặc biệt quan tâm, đã tiến hành quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch quan trọng; ngoài những ưu đãi theo quy định của cả nước, còn ban hành các chính sách ưu đãi riêng cho các dự án đầu tư về du lịch trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khu vực Bãi Gốc - bãi biển tuyệt đẹp, nơi sẽ đặt cảng chính của nhà máy lọc dầu Vũng Rô
Đến cuối năm 2004 có 24 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 127 triệu USD, trong đó có 16 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 82 triệu USD. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Công nghiệp, khai thác chế biến nông lâm thủy sản và khoáng sản. Nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước: Hàn Quốc, Thái Lan, Hong Kong, Malaysia và Đài Loan , Đức, úc, Mỹ...
Đội tàu đánh bắt xa bờ
|
Núi Nhạn
Núi Nhạn thuộc địa phận phường I, thành phố Tuy Hòa.
Nằm trên bờ bắc sông Đà Rằng, tọa lạc trong trong khu vực nội thị thành phố Tuy Hòa, núi Nhạn, (hay còn gọi là núi Bảo Tháp, Núi Dinh) tựa như một lá phổi xanh khổng lồ có hình một chú chim nhạn đang tung cánh. Ngoài vẻ hùng vĩ của những tán cây rừng, núi Nhạn còn “hút” ánh mắt của du khách với tòa tháp Chăm cao sừng sững trên đỉnh núi. Màu xanh của cây, màu gạch chàm khiến ngọn núi trở nên linh thiêng và bí hiểm. Sau khi chinh phục chiều cao của ngọn núi, ngắm những họa tiết trang trí trên tháp, khám phá hang Hàm Rồng, du khách sẽ phát hiện một thành phố Tuy Hòa khác với những những ruộng lúa chen giữa những toà nhà, cùng bức tranh nước thanh bình của sông Đà mang lại nét thanh bình và dân dã nhìn từ núi Nhạn.
Vực Phun
Vực Phun tọa lạc tại xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa. Tên gọi của địa danh gắn với việc nhìn từ xa, có cảm giác dòng nước đang phóng ngược từ vực nước xanh ngắt, đập mạnh vào vách đá, tung bọt trắng xóa, chứ không phải là hình ảnh thác nước lao xuống từ độ cao 15m rồi hoà vào vực. Ngoài cảm giác thư giãn khi hòa mình vào dòng nước mát lạnh của dòng suối dưới chân thác, cái thú vị là người ta được khám phá những bí ẩn của vùng núi Đá Đen hay men theo đường mòn khám phá thượng nguồn sông Bánh Lái.
Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan gắn với truyền thuyết về một nàng tiên tên Loan, cưỡi chim ô thước dạo chơi vùng trời Nam. Khi đến vùng đất này, nàng nảy sinh tình yêu với chàng trai nghèo siêng năng, chăm chỉ, nên nàng ở lại trần gian bầu bạn cùng chàng.
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, Phú Yên.
Vào lúc bình mình, khi mặt trời vừa nhô lên từ những triền núi thấp, đầm Ô Loan trông như một chú chim khổng lồ đang trong tư thế sẵn sàng tung cánh bay vút lên bầu trời. Cũng góc nhìn ấy, nhưng trong ánh sáng nhập nhoạng của hoàng hôn, đầm tựa như một con chim đang xoải cánh tìm chốn bình yên bên mặt hồ gợn sóng.
Ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp say lòng người của đầm, đến đây du khách còn được thưởng thức thủy sản phong phú, đặc biệt là món sò huyết Ô Loan nổi tiếng.
Gành đá Đĩa
Nhìn từ xa, gành trông như những chồng đĩa trong lò gốm hay trò chơi logo nhô ra ngoài biển. Du khách có thể dạo chơi trên những tầng đá, cảm nhận vị mặn của biển, cái rát nhẹ của gió, cảm giác ồn ào của những đợt sóng đập mạnh vào bờ, hay ngắm những đoàn thuyền trên biển. Sau khi thỏa thích dạo chơi trên gành, bãi tắm trải dài gần 3km hứa hẹn mang đến cho du khách những giây phút thư giãn. Nếu thích, du khách cũng có thể thử tài cần thủ với những loại cá biển sống trong các gành đá hay đi cạy ốc vú nàng.
Đảo hòn Chùa
Hòn Chùa nằm ngoài khơi vùng biển Long Thuỷ, thuộc xã An Phú, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, cách bờ khoảng 7km. Nhìn từ đất liền, đào như một tấm thảm xanh phủ trên mặt trên biển. Song đến gần lại thấy đảo được tạo nên bởi những tầng đá chồng lên nhau. Do đặc điểm đó, trên đảo không có cây lớn mà chỉ có những bụi cây thấp và những trảng cỏ trải dài. Đến đảo, ngoài thưởng thức món mực nang nổi tiếng của nơi này, du khách còn có thể ngắm những những bụi san hô nhiều màu sắc nằm trong khu vực biển đảo.
Biển và hải đăng Đại Lãnh
Đại lãnh làm say lòng người với bãi Môn trong veo, những triền cát trải dài nhấp nhô như những loạt sóng trên cạn. Không chỉ được tắm biển, đến đây, du khách còn được tắm mát trong dòng nước lúc ngọt, lúc lợ của con suối hiền hòa chảy quanh năm. Nhưng thú vị nhất là men theo đường mòn, lên ngọn hải đăng, ngắm vùng biển bao la xanh ngát, những đoàn tàu chậm chậm trôi, những núi đá hình dáng kỳ lạ hay trở thành một trong những người đón ngày mới sớm nhất tại "ngọn hải đăng cực đông" của Tổ quốc.
Vũng Rô
Là một vịnh nhỏ được thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Vịnh được bao bọc trong ba dãy núi cao là Đèo Cả, Đá Bia và Hòn Bà. Vũng Rô có 12 bãi nhỏ là Bãi Lách, Bãi Mù U, Bãi Ngà, Bãi Chùa, Bãi Chân Trâu, Bãi Hồ, Bãi Hàng, Bãi Nhỏ, Bãi Chính, Bãi Bàng, Bãi Lau, Bãi Nhãn. Mỗi bãi có một đặc điểm riêng nhưng đều hữu tình với những cung biển xanh ngát, những triền cát trải dài phù hợp cho khách tham quan, tắm biển hay thưởng thức hải sản. Du khách cũng có thể thuê thuyền của ngư dân ra biển khám phá cái bao la của đại dương hay chinh phục đỉnh Đá Bia lúc nào cũng chìm trong sương trắng gần đó.
Vịnh Xuân Đài
Từ trên đỉnh dốc Găng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh sơn thủy hữu tình với rừng dừa bạt ngàn, núi non hùng vĩ bao bọc lấy một vùng nước non trong xanh của vịnh Xuân Đài thuộc địa phận các xã Xuân Thọ, Xuân Thịnh và thị trấn Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm đẹp như Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào cùng nhiều đảo, bán đảo. Các bãi tắm của nơi đây đều sở hữu làn nước trong vắt và không sâu, du khách có thể bơi ra xa mà không sợ nguy hiểm.
Đi thuyền trên lòng hồ Sông Hinh, du khách có cảm giác thênh thang như bay giữa trời mây
Khu du lịch sinh thái Sơn Nguyên, huyện Sơn Hoà
Vực Phun, xã Hoà Mỹ, huyện Tây Hoà
Du khách đến Đập Đồng Cam
Ai đi Phú Yên, nhớ ghé An Hải ăn seafoods...
Hòn Lao Mái Nhà, An Hải trong ánh bình minh. |
Vui đùa trong làn nước trong xanh ở Hòn Lao Mái Nhà. |
Bãi đá hoang sơ ở Hòn Lao Mái Nhà. |
Cuộc sống của bà con làng biển An Hải. |
Đưa thuyền vào bờ khi đánh bắt xong. |
Thuyền, ghe chen chúc bên làng. |
Thú vui câu cá ở gành đá. |
Thả lưới bắt cá bằng thúng chai. |
cua huỳnh đế . tôm tích |
Núi Đá Bia, di tích lịch sử gắn với truyền thuyết Nam chinh của vua Lê Thánh Tông
Gành đá Mỹ Hoà, xã Hoà Thắng-huyện Phú Hoà, một gành đá có cấu tạo đá rất đẹp, tương truyền rằng ngày xưa nơi đây là một hòn đảo Khu du lịch Đập Hàn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa
Bơi thuyền trong khu du lịch Đập Hàn
Tắm biển buổi sáng ở biển Tuy Hoà
Bãi cát Từ Nham, xã Xuân Thịnh, Sông Cầu, nơi có bãi tắm lý tưởngKhu du lịch Nhất Tự Sơn, xã Xuân Thọ I, Sông Cầu
Khu du lịch Bãi Bầu, xã Xuân Hải, Sông Cầu
Đêm hội pháo hoa mừng thành phố trẻ
ĐỒNG QUÊ TUY HÒA
CẦU ĐÀ RẰNG - CÂY CẦU DÀI NHẤT MIỀN TRUNGNHỊP
NGÃ NĂM TRẦN HƯNG ĐẠO
NGÃ NĂM TRẦN HƯNG ĐẠO
TRỤ SỞ UBND TỈNH PHÚ YÊN
CỔNG CHÀO WELCOME TO TUY HOA CITY
THÁP CHÀM - NÚI NHẠN
BƯU ĐIỆN TỈNH
KHU SINH THÁI THUẬN THẢO
Bưu điện trung tâm Thành phố Tuy Hoà
Sân bay Tuy Hoà
Núi Chóp chài
Chiều về trên sông Ba
Hội đua thuyền trên sông Ba thường được tổ chức vào mùng bảy Tết Nguyên đán hàng năm
Những cánh buồm trên sông Ba
Đường Trần Hưng Đạo về đêm
Ảnh: vnphoto.net |
Phú Yên đổi khác nhiều, dọc con đường từ quốc lộ 1A dẫn vào thành phố, đâu đâu mình cũng thấy hoa nở rộ, đủ màu sắc, rải rác những cây hoa sữa hiếm hoi thoảng hương ngan ngát, nghe bên tai đâu đó lời bài hát “Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm… có lẽ nào anh lại quên em..!” .
Chiều Tuy Hòa - đó là một buổi chiều yên bình mình ngồi trên cát trắng và biển Tuy Hòa gợn sóng xanh rì. Những bãi dương bạc màu gió thẳng tắp cho đến những gánh hàng rong xíu xíu đầy những xoài, cóc, ổi, đậu phộng, trứng cút… bày bán cũng bị dẹp sạch. Nghe nói người ta sẽ xây Resort hết, sẽ thay đổi bộ mặt biển Tuy Hòa xứng đáng cái danh: “400 năm Phú Yên...”. Nếu Tuy Hòa mà đẹp hơn, đẳng cấp hơn thì mình cũng thấy vui và hào hứng dẫn bạn bè về nữa.Nhớ những buổi chiều thong dong trên cát, tìm mấy gánh hàng rong bán những món ngộ ngộ ấy mà nhâm nhi… Thích nhiều lắm, có thứ bánh tráng bé xíu xíu cuộn lại, đem nướng lên rồi phết nước tương đen, tương đỏ nóng nóng ăn giòn giòn mà lại cực rẻ. Mình nhớ những buổi chiều cùng đám bạn sẻ nhau mấy ly rượu nếp ngọt ngây mà say lúc nào không biết, rồi nhớ những khi mặt trời xuống lưng chừng con sóng cả đám tụm lại đào cát chôn nhau, không thì tìm đôi nào mải mê tâm sự rồi câu dép mà giấu đi. Nghịch ngợm nhưng ít ra cũng có nhiều kỷ niệm nhớ đời. Vậy đó, giờ lớn rồi, mọi thứ cũng thay đổi. Mình ngồi một mình nhìn xuống bãi biển đang ngả màu hoàng hôn… lặng buồn nghĩ về những điều đã cũ.
Sắp hết ngày khi những con đường dọc bờ biển lên đèn, thành phố trẻ cũng vội thay áo mát mẻ xuống phố! Mình cứ ngỡ một góc đường Đồng Khởi Q.1 của Sài Gòn được ai đó mang về Tuy Hòa, khéo léo giăng ngang những đôi mắt ngạc nhiên và môi mấp máy khen. ”Ôi..đẹp !”. Góc đường Lê Lợi chỗ nhà mình hôm nay cũng được xa xỉ điện màu xanh, đỏ, trắng... chớp nhoáng liên tục. Mình tần ngần bên đường ngắm mãi. Góc lề đường bên kia, quán bánh canh đêm như cũng ăn theo đôi chút khi cô bán hàng tặc lưỡi: “Vào ăn bánh canh đi con, vừa ăn vừa ngắm… Người ta giăng lên mấy ngày rồi đấy”. Mình chẳng nỡ chối từ, ấy vậy mới biết được đi xa về lại Tuy Hòa vẫn thấy vị đậm đà, vừa miệng, ngay cả ớt cay cũng thấy ngon hơn xứ người. Chợt nghe lòng ấm lạ.
Mình nhận ra mình yêu quê mình hơn cả, nó mộc mạc, giản dị như con người nơi đây, đến cả tiếng nói địa phương cũng chả lẫn vào đâu được. Bởi thế, dù đi đâu ở đâu xa xôi vô tình nghe ai đó nói: “ Dìa Ty Quà uống càee.. phơ.. đé..é é..” ( = Về Tuy Hòa uống cà phê đá ) là không quen cũng nhoẻn miệng cười, biết ngay người ấy “Made in Tuy Hòa” rồi.
Ai cũng có một quê hương để trở về cho dù nơi ấy không hào nhoáng, không rực rỡ thậm chí người người ra đi đến những miền xa cố mong tìm cho mình một cuộc đời mới nhưng mình tin trong họ vẫn luôn có những khoảng lặng thân yêu dành cho mảnh đất đã từng sinh và lớn lên. Riêng với mình, hôm nay Tuy Hòa không chỉ là nơi về mà còn có cả những tình cảm rất thiêng liêng của gia đình, bạn bè, anh em… và cả những người dưng “xứ nẫu”.
Mỗi sáng, mình vẫn quen nghe tiếng càu nhàu của ba réo gọi “Con gái gì ngủ nướng thế sau này mà có chồng chắc nó rượt chạy không kịp…”, dù mình cũng ráng hé mắt nhìn đồng hồ mới gần 6h. Mẹ lúc nào cũng quen đi chợ sáng 4h rưỡi. Mẹ nói lúc đó người ta mới bày bán, hàng nào cũng tươi xanh. Có lần mình cũng ráng dậy sớm theo mẹ ra chợ, tờ mờ sáng chợ vẫn còn thắp đèn, tiếng mấy cô hàng thịt nghe chan chát đi kèm tiếng dao đều tay mời gọi không ngớt. Nếu ở Sài Gòn giờ ấy mình vẫn còn vùi chăn ngủ quên trời đất.
Nhà mình ít người, ba mẹ sinh mỗi 2 chị em, khi xưa còn nhỏ cũng hay chảnh chọe nhau. Giờ lớn đi xa mới thấy thương nhiều cái thời mặc chung đồ, chơi chung một con ốc ba cho mà giành giật nhau ỏm tỏi. Giờ em gái mình đã lấy chồng, có con bồng bế. Mình lên chức dì hai nghe vừa lạ vừa vui. Nhà mình thêm một đứa cháu mười mấy ngày tuổi, miệng chép chép liên tục nhìn thương không chịu được. Mỗi lần lên xe trở vào thành phố mình lại thấy thương những điều bình dị ấy, xa lâu lại nhớ nhiều… dù cũng có khi tình yêu thương không trọn vẹn.
Dẫu có những bôn ba ngược xuôi, nhưng mình tin quê mình sẽ còn đổi khác, đẹp hơn với những tình cảm và giá trị tốt đẹp của mỗi người. Nơi đó có gia đình chở che mình khi va vấp trên đường đời, có những con đường nhỏ chở yêu thương dọc khắp mỗi chân trời sẽ đi qua. Sau này, sẽ có nhiều người tứ phương ghé Tuy Hòa và biết đâu có một nửa của mình cũng sẽ đến đó. Mình sẵn sàng nắm tay người ấy và tự hào nói rằng: "Đến Tuy Hòa quê em rồi đó… ".
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen