Bà Ngô Đình Nhu qua đời ngày 24-4-2011, tại Rome. Thế là kể như cả một thế hệ những người lãnh đạo miền Nam thời tuổi trẻ của tôi đã không còn nữa. Tính đến nay cái chết của bà thấm thoắt đã được hơn ba năm!!
Hôm nay, một lần nữa, xin lên tiếng như một tưởng niệm và nói thay cho một người đã làm thinh. Tôi là người ngay từ lúc 9, 10 tuổi đã đem lòng ái mộ ông Ngô Đình Nhu, phu quân của bà lúc ông còn hoạt động ở Bắc vào những năm 1950-1952. Tôi đã giáp mặt ông một số lần trong bộ đồ bốn túi với nụ cười nhếch mép. Anh cả tôi lúc bấy giờ cũng theo học những lớp về Xã Hội do ông tổ chức và giảng dạy. Làm sao tôi không quý mến ông được.
Sau này, thời thế thay đổi tôi và ông đều chọn ở miền Nam làm quê hương. Giã từ đất Bắc. Giã từ cộng sản. Ông là biểu tượng cho miền Nam chống lại ý thức hệ cộng sản. Tôi theo gót chân ông và tiếp tục con đường ông đã đi..
Vào miền Nam, tôi ngây thơ tưởng thế là tạm yên. Đất nước miền Nam đang đứng lên, đang xây dựng với niềm tin và hy vọng. Tôi lo học hành, lo chơi. Không ngờ, cộng sản lại lén lút đeo đuổi phá hoại xóm làng miền Nam chúng tôi một lần nữa.
Họ lại muốn giải phóng chúng tôi.
Lần này thì ông đóng vai một lãnh tụ giấu mặt. Chưa bao giờ thấy ông dùng công xa, có xe còi hụ chạy ngoài đường phố. Dân chùng nhiều người chưa biết mặt ông. Phải chăng đó là cái dở của ông. Nhưng lại một lần nữa, tôi lại có một số dịp gặp ông tham dự các buổi lể của Viện Đại học Đà Lạt trong vai trò cố vấn, còn tôi- với tư cách sinh viên viện đại học-. Đã đôi lần, tôi tính bạo dạn lên gặp ông để hỏi chuyện. Nhưng lần nào cũng vậy, buổi lễ gần xong là ông đã biến đi đằng nào rất nhanh. Chắc tính ông kín đáo, không thích gặp gỡ, nói chuyện la cà xã giao. Ông đến và đi kín đáo.
Nhưng tôi còn nhớ như in là ông thường đi một mình, không có bà Nhu bên cạnh. Việc công, việc tư, ông phân biệt rõ ràng. Chắc hẳn bà Nhu lúc ấy đang ngồi ở ngôi biệt thự ở Đà Lạt chơi với các con của bà. Mà nay thì tôi mới hiểu tại sao ông làm như vậy..Ông không thích đàn bà dính dáng vào chuyện chính trị của ông. Và nỗi khỗ của ông và bà cũng từ chỗ này, gây ra những tranh cãi, buồn phiền. Ông đi biền biệt, không biết đi đâu, gặp những ai, làm gì!! Phần bà thì muốn dính dáng vào nhiều truyện, cả truyện tư đến truyện đời công, truyện chính trị, chính em!! Bà sốc nổi, ông bình tĩnh. Bà thông minh, ông thâm trầm. Bà thích xuất hiện trước đám đông, ông tránh mặt. Thực sự nếu bà hiểu được bà đang nắm được một ưu vật hiếm có trong tay thì hai người hạnh phúc biết bao.
Đến khi tôi bắt đầu cầm bút thì ông đã không còn nữa. Bao nhiêu biến cố đau thương xã hội, chính trị bầy ra mỗi ngày, miền Nam như con tàu trôi nổi, không định hướng. Chỉ càng về sau này, từ người trí thức đến người lãnh đạo đến người dân thường mới thấm thía được sự mất mát ấy!!
Muộn quá rồi. Thua vào tay cộng sản.
Những người đàn anh của tôi như giáo sư Tôn Thất Thiện nói: Cả trăm năm nữa, chúng ta cũng không có được người như ông Diệm. Rồi những người như anh Huỳnh Văn Lang, anh Lê Châu Lộc từng sát cánh với anh em nhà ông cũng nói một tuồng như vậy.
Tôi phải tin như thế thôi. Không có anh ông và không có ông, miền Nam như mất hướng. Người Mỹ đến VN để giúp chúng tôi chống lại cộng sản, nhưng trước tiên họ tìm cách giết những người bạn của họ..
Phần tôi, chót trân trọng ông, tôi không thể nghĩ khác được. Tôi càng thấy khâm phục ông hơn về sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử, về chính trị, nhất là khi đọc Chính Đề của ông. Lòng quý mến ấy của tôi càng tăng khi ông và cụ Diệm bị bọn tướng lãnh thảm sát. Tôi tôn quý ông lúc sống và tiếc thương ông lúc chết! Ai nói khác thì mặc kệ họ.
Cái thất bại của gia đình họ Ngô là cụ Diệm không phải là người làm chính trị. Cụ có thể đã đi tu ngay từ cái ngày cụ tạm thời trú ngụ ở một dòng tu bên Bỉ. Còn ông Nhu, có lúc tâm sự trong vụ Phật giáo, ông cho rằng đáng nhẽ ông phải là một giáo sư sử học, ngồi nghiên cứu thay vì làm chính trị.!! Phải chăng cả hai ông đã chọn lầm nghề!!
Bản thân ông là người ít bạn mà nhiều kẻ thù. Kẻ thù ngay trong số những người từng tin cẩn và hợp tác như trường hợp những Trần Kim Tuyến, Nguyễn Đình Thuần, Đỗ Mậu, Tôn Thất Đính. Và nhất là người Mỹ. Cái chết của anh em ông là do người Mỹ dàn dựng gây ra chứ không ai khác!! Và ngay khi sang Mỹ ‘giải độc”, bà Ngô Đình Nhu, dù không có đảm lược chính trị, nhưng lại có cái bản năng nhạy bén chính trị đã tuyên bố thẳng thừng:
‘Whoever has the Americans as allies does not need any ennemies’.
Và câu nói sau đây chẳng khác gì một lời tiên đoán số phận miền Nam sau khi chế độ Đệ nhất cộng hòa không còn nữa:
‘I can predict to you all that the story in Viet Nam is only at its beginning’.
Phần tôi lại có thêm cái may mắn là hoặc được đọc, được rèn đúc thêm hoặc là được gặp một số nhân chứng của thời Đệ Nhất Cộng Hòa như quý ông Tôn Thất Thiện, Cao Xuân Vỹ, trung tá Nguyễn văn Minh, thượng nghị sĩ Lê Châu Lộc, ông trung tướng Tôn Thất Đính, đại tá Nguyễn Hữu Duệ, ông Huỳnh Văn Lang, Minh Võ và nhiều người khác. Hoặc là được hiểu biết nhiều hơn về chế độ với Nhị Lang, Lansdale, cụ Quách Tòng Đức, cụ Đoàn Thêm, luật sư Lâm Lễ Trinhvv..
Không lẽ tất cả những người đã một thời góp bàn tay xây dựng nên một miền Nam một thời đều nghĩ sai, viết sai cả sao?
Về phía người Mỹ thì phải nói ngược lại. Phải nhìn nhận có những người như Haberstam và Browne, họ đã đi tìm vinh quang nghề nghiệp trên những xác chết của hai vị lãnh đạo Đệ nhất cộng hòa và xác chết của những người lính VNCH.
Cả hai đều nhận được giải thưởng Pulitzer vào năm 1964, sau khi hai anh em ông Diệm đã chết.
Tôi không nói oan cho những kẻ cầm bút giết người trên. Hãy để một người đồng nghiệp thuộc loại sáng giá nhất sau này-Stanley Karnow- nhận xét về đám ký giả này:
‘Cái thảm kịch của Việt Nam lúc bấy giờ lại trở thành giấc mơ của một số ký giả, nhưng lại là một cơn ác mộng đối với các viên chức chính phủ Mỹ vì họ lo sợ rằng những biến cố ở Việt Nam sẽ khiến dư luận Mỹ chống lại những nỗ lực chiến tranh ở Việt Nam. Kiểm duyệt thì không được mà không kiểm duyệt thì thật khó kiểm soát những phóng viên trẻ năng động như David Haberstam của tờ The New york Times. Neil Sheehan của United Press International và Malcom Browne của Associated Press.. Những phóng viên trẻ này đưa ra tràn ngập những tin tức thật cũng có mà giả cũng không thiếu được cung cấp bởi những kẻ thù của chế độ’.
Một ký giả uy tín và lão thành ở thời kỳ ấy là Joseph Alsop đã thẳng thừng kết án các đồng nghiệp trẻ của ông là đang tiến hành một chiến dịch tuyên truyền tồi tệ chống lại ông Diệm và ông so sánh đám ký giả này giống thời kỳ họ từng chống lại tướng Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc trước khi sụp đổ rơi vào tay Trung Cộng.
Về cuốn Finding the Dragon Lady của bà Monique Brinson Demery
Cuốn sách trên được xuất bản năm 2013, nghĩa là sau hai năm khi bà Ngô Đình Nhu qua đời. Đây là công trình làm việc tốn khá nhiều công sức và năm tháng. Tác giả, giống như nhiều người Mỹ khi làm công tác nghiên cứu đã chuẩn bị học tiếng Việt đến nơi đến chốn. Demery học với Ngô Như Bình ở đại học Harvard. Demery cũng đã được sự chỉ dẫn của Edward Miller- một giáo sư, một nhà sử học Mỹ có những cái nhìn sử học khách quan và chính xác hơn các nhà sử học thế hệ đàn anh của tôi. Tôi rất trân trọng những ý kiến mới mẻ của Ed.Miller.
Và ít lắm là trong vòng năm trời tác giả Demery đã liên lạc, trao đổi và theo đuổi bà Nhu!! Bà Nhu vốn tránh mọi tiếp xúc, phỏng cấn- trừ một hai trường hợp cho Stanley Karnow cho chương trình đài truyền hình. Phải nhìn nhận cái kiên trì và phương pháp làm nghiên cứu của người Mỹ qua tác giả trẻ- bà Demery-.
Vì thế, khi cuốn sách vừa mới ra thì tôi đã cất công tìm đọc ngay và cũng cảm thấy thất vọng sau khi đọc xong. Cái thất vọng của tôi có thể người đọc khác có thể không thấy. Nếu đi tìm hiểu một tác giả chỉ cốt thu nhặt sự kiện, các chứng từ, các nhân chứng, vật chứng, cùng lắm ta có được một nhân dạng. Điều chính yếu là phải vào được bên trong tác giả, chia sẻ với con người trong một hoàn cảnh. Về điều nay, chưa thật sự có một giao cảm, một tin tưởng nào giữa bà Nhu và Demery. Theo như tôi hiểu thì bà Nhu vẫn e ngại người ký giả trẻ tuổi này.
· Cái thất vọng thứ nhất khi đọc Demery là tác giả chịu nhiều ảnh hưởng của Haberstam và Malcom Browne trong cách trình bày các sự kiện lịch sử miền Nam một cách thiên lệch. Khi còn sinh viên, bà đã có dịp đọc những lời nhận xét hận oán cùng cực của Malcon Browne như sau:
‘Theo kinh nghiệm riêng của tôi thì bà Nhu là một kẻ thù nguy hiểm nhất cho bất cứ người đàn ông nào’. . Tại sao Malcon Browne lại có một nhận xét cay nghiệt như thế thì không biết được. Nhưng phần cá nhân Browne thì lại được phía tranh đấu Phật giáo tín cẩn vào loại số một. Ông là người được thông báo ngày giờ, địa điểm tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức và bức hình của M. Browne được gửi đi khắp thế giới vào từng mỗi gia đình Mỹ trong buổi sáng hôm sau!!
Và chính từ sự gợi hứng từ M. Browne mà Demery đi tìm lại bà Nhu. Một bà Nhu không phải một góa phụ sống lẻ loi đơn độc một mình ở Paris. Mà một bà Nhu thuở vang bóng một thời với một nhãn hiệu đi kèm: Dragon Lady- một phụ nữ tinh quái, gian ác, ngổ ngáo, xấc xược. Tệ hơn nữa, không phải đệ nhất phu nhân mà một con khốn chết tiệt!!
Nếu chỉ đi tìm một bà Nhu như thế thì chỉ cần dở mấy sách vỡ cũ ra là có đủ! Cần gì mất năm năm tra hỏi. Và nếu muốn tham khảo thêm tiếng Việt thì nên tìm đọc cuốn Đệ Nhất Phu nhân của tên đạo văn là Hoàng Trọng Miên..
Tôi tự hỏi văn hóa Mỹ, người Mỹ viết tham khảo có dùng những từ thóa mạ như thế với những mệnh phụ phu nhân như Bà Kennedy không?
· Cái thất vọng thứ hai là phần lớn các sự kiện đều đã được nhiều tác giả, nhiều người nói tới và không đem lại điều chi mới lạ. Người nào bảo mới là vì chưa đọc cho đủ tài liệu. Như trường hợp bà Nhu tổ chức với Giám mục Lê Hữu Từ đem một số dân di cư đi biểu tình ủng hộ ông Diệm lúc ban đầu, người ta đã nói tới rồi. Việc bà Nhu can thiệp vào vụ đảo chánh 1960, người ta cũng nhắc tới rồi..Tướng Khánh là người trong cuộc cũng đả kể lại đầy đủ với luật sư Lâm Lễ Trinh.
· Những chi tiết về đời sống của bà Nhu lúc còn trẻ, lúc lập gia đình, lúc ở Đàlạt, lúc ở trong Dinh Độc Lập đều vụn vặt, chắp nối và nhiều chi tiết không cần phải nói ra..Những chi tiết về gia đình ông bà Chương-bố mẹ ruột bà Nhu- một thứ cai thầu chính trị- một thứ gió chiều nào ngả theo chiều đó- trong nhà lúc đón tiếp những nhân vật lãnh đạo Nhật, lúc đón chính khách Pháp, lúc tiếp đón Bảo Đại- ra vào tấp nập, tai tiếng lắm, đủ thứ chuyện…cũng là chuyện không cần phải đợi đến tài liệu mật thám Pháp khui ra. Bảo Đại trong hồi ký của ông cũng gián tiếp nhắc đến những liên hệ của ông với bà Nam Trân!! Nhưng đó phải chăng cũng là những điều quan yếu đối với bà Nhu!!
· Cái điều duy nhất mà người đọc có thể thu lượm được khi đọc cuốn sách là một vài tâm sự của bà Nhu đối với ông Nhu..Bà tỏ ra buồn phiền, bực bội, chán nản, cô đơn vì có cảm tưởng ông Nhu không quan tâm gì đến bà. Chỉ lo chuyện chính trị..Và cũng từ chỗ đó bà muốn nhảy ra hoạt động chính trị, xã hội- một điều cả ông Nhu, ông Diệm và nhất là ông Cẩn rất khó chịu.. Tìm cho ra địa chỉ chỗ ở của bà Nhu tại một building trên đường Charles Floquet, số 24. Cuối cùng tác giã đã gửi thư, đã có thể liên lạc điện thoại với bà Nhu. Bước đầu đã đạt được.-
· Cuốn sách của bà Monique Brison Demery chủ yếu ghi lại những phỏng vấn bà Ngô Đình Nhu qua điện thoại. Phải công nhận sự kiên nhẫn trì chí của tác giả trong khoảng thời gian năm năm trời- và tìm đủ mọi cách để khai thác cá nhân và cuộc đời bà Ngô Đình Nhu. Ngay cả nếu cần, mang cả con nhỏ sang Paris để được sự chú ý của bà Nhu. Nhưng kết quả cho đến phút chót là một thất bại, vì bà Nhu đã nghi ngại và hai lần thất hẹn không cho gặp như đã hứa!!
· Cái được còn lại là một tập sách nhỏ nhan đề Những viên sỏi trắng. Đây không phải là thứ hồi ký cũng không phải nhật ký. Nó là một thứ suy niệm ( Méditations) đượm tính chất huyền bí ( Mystique) dựa vào thánh kinh. Nó không dễ dàng gì để hiểu nếu không nắm được cái chìa khóa mở nó. Nhưng nó lại là bản tóm lược toàn diện hành trình đời sống tâm linh của bà Nhu kể từ năm 1963-2011. Gần 50 năm trời!! Gần 50 năm trời sống ẩn dật, khép kín, sống đúng phẩm cách con người, sống đúng mẫu mực của một phụ nữ góa bụa hầu như không tỳ vết. 50 năm đó tự nó xóa tẩy mọi vết nhơ, vết bôi nhọ trên phẩm giá một người phụ nữ. Mà ngay những kẻ thâm độc nhất và có thừa khả năng dựng truyện cũng đành im tiếng!
· Rất tiếc, phần đời ấy lại chỉ được tác giả viết thoáng qua trong vài trang, chương 16: In Exile. Và cũng chả có thể nào trách được tác giả, vì khả năng của bà không đủ để có thể theo dõi những chặng đường tâm linh với nhiều lối nói trình bày mang tính ẩn dụ. Và cũng vì mục đích chính của tác giả là khai thác, đi tìm con người ác phụ trong bà Nhu!! Muốn thỏa trí tò mò, có lẽ bà Demery nên xoay hướng tìm hiểu những nhân vật nước Mỹ như dòng họ anh em nhà Kennedy, bà cựu tổng thống Kennedy cũng như bà Joan Kennedy..Như mới đây, tôi đi qua một tiệm sách thấy một tạp chí có nhan đề rất gợi tò mò: Anh em nhà Kennedy, ai giết Marilyn Monroe?
· Những điều mà bà Déméry mong đợi thu thập được như cuộc đời riêng của bà Nhu, những truyện thâm cung bí sử, những chuyện liên quan đến tình ái nếu có, những dính dáng của bà với sinh hoạt chính trị miền Nam, hay những hiểu biết của bà qua ông Ngô Đình Nhu về các nhân vật liên quan đến chế độ, những thành bại của chế độvv. Kết quả thu thập thật ít ỏi. Trong nhật ký riêng của bà Nhu viết năm 1959, bà bầy tỏ một cách tuyệt vọng về cuộc sống hôn nhân của bà. Về sự thờ ơ của ông Nhu, về thú đi săn, về sự cách biệt tuổi tác khiến ông không thể làm gì hơn những gì ông đã làm!! Nói chung, bà khát vọng những chiều chuộng, những lời nói vuốt ve tuổi trẻ của bà, những giây phút lãng mạn… Và rồi những ước vọng thầm kín của một người đàn bà ở tuổi 32.. Bà nói một cách mơ hồ, thóang qua hình ảnh một người tên H. Hắn là một thứ Don Juan và chỉ có thế, không cho biết bất cứ chi tiết cụ thể nào về mối liên lạc đó. Nó như một cơn gió thoảng qua rồi thôi. Biên giới của cái được, cái cho phép và cái cấm kỵ trong tình huống lúc bấy giờ cho đến ngày hôm nay có thể cũng không có điều chi cho phép một sự ngờ vực.. Gần 50 sống cuộc đời cô thế vẫn như tảng đá ngầm, không gì lay chuyển được. Sự lựa chọn trong cuộc đời đôi khi không dễ dàng gì!! Không, người ta không thể nào biết hơn được những điều mà người ta đã biết như thế.
· Tôi còn dám nói như một kết luận là chính bà Nhu cũng không hiểu ông Nhu cho đủ. Theo cụ Cao Xuân Vỹ – người thân cận với ông Nhu kể cho tôi nghe- Ông Nhu là người say mê chính trị nên mọi chuyện khác ông coi thường. Ông ăn mặc giản dị đến xuềnh xoàng. Ngay khi đã vào ở trong dinh, ông vẫn áo sơ mi bỏ ra ngoài, đi dép lệt xệt. Trong khi những chức sắc khác vào dinh thì quần áo chỉnh tề, lon chậu, mũ áo đầy đủ. Ông vượt lên trên cái thường tình của mọi người. Trong phòng làm việc, bày biện sơ sài, sách vở, tài liệu vất tung tóe trên sàn nhà, trên giường ngủ lộn xộn. Đó là thế giới của riêng ông. Ông không muốn bà dòm ngó vào, cũng không cần ai thu xếp dọn dẹp. Ông chỉ có thú say mê đọc sách và đi săn hổ. Khi không hiểu, khi không tôn trọng thế giới của người đàn ông- một người trí thức thượng thặng- một chính trị gia già dặn, sắc sảo- thì khó đủ nghĩa làm vợ một người đàn ông như thế!! Khi muốn kéo thấp người đàn ông xuống đến những chi tiết nhỏ, câu chuyện thường ngày là một cách gián tiếp xâm phạm đến những cuộc sống tinh thần của người ấy. Cho nên, thật khó cho cả hai người vì đôi khi không cùng nhìn về một hướng. Ý nghĩa câu nói của St. Exupéry về tình yêu lứa độ trong trường hợp này thật là cần thiết.
· Trong một dịp, nếu tôi nhớ không lầm do cụ Đoàn Thêm kể lại, ông phải đại diện chính phủ sang Pháp, lúc bấy giờ người ta mới cuống lên, phải đặt may gấp cho ông một bộ vét cho trang trọng xứng đáng đại diện chính phủ một nước. Lại còn vấn đề chức vụ? Ông chẳng có chức vụ gì cả, cũng chẳng nằm trong quy chế lương bổng. Rồi mọi người đồng ý đặt cho ông chức cố vấn…Từ đó, chữ cố vấn được chính thức dùng. Ông không có lương bổng, tiền là do quỹ đen của ông Diệm cho ông. Một chi tiết nhỏ là khi bà Nhu và con gái đi dự hội nghị và sang Mỹ, trong túi họ chỉ có 5000 Mỹ kim và khi bên nhà đảo chính ông Diệm, bà Nhu không có tiền trả cho khách sạn!! Họ được một số bạn bè Mỹ ứng cho mà vẫn thiếu hụt.
· Trong 9 năm cầm quyền thời ông Diệm, có người dân đô thành nào thấy ông Ngô Đình Nhu ngồi trên xe Limousine, có còi hụ, có xe cảnh sát dẫn đường không? Phần tôi chưa bao giờ nhìn thấy cả. Nhưng chỉ ít lâu sau 1963, Phó Thủ tướng Văn Hóa Đỗ Mậu, tướng Tôn Thất Đính đi đâu là kéo theo cả một đoàn tùy tùng, rầm rộ, còi hụ, dẹp đường, dẹp xá. Điều đó cho thấy phong cách của hai loại người!!
· Để chứng minh cho thấy- dù trong cảnh vực nào-, người phụ nữ vẫn chỉ là người phụ nữ trong gia đình. Trong một lần duy nhất, bà Nhu bắt gặp ông Nhu cùng 8 người đàn ông khác, đang ngồi quây quần và ở giữa có một người bị tra hỏi và bị đánh có máu me trên mặt. Tất cả những người có mặt hôm đó, ngay cả kẻ bị đánh làm như thể không có chuyện gì xảy ra khi bà Nhu vào. Khi ông Nhu về phong ngủ của hai vợ chồng, bà đã tò mò muốn biết chuyện gì xảy ra, người bị đánh là ai. Ông Nhu vốn bản tính kín đáo không trả lời. Bản thân bà Nhu bị chính ông Ngô Đình Nhu ngăn cản, cách ly bà ra khỏi những sinh hoạt chính trị. Sinh hoạt của bà mỗi ngay là giặt giũ quần áo, nấu ăn và tắm rửa cho con cái. Sau này, một vài hoạt động nổi của bà- như Hội Phụ nữ Liên Đới- chỉ là thứ chính trị trình diễn hơn là thực tiễn. Một người đàn bà như thế có thể nào biết được tất cả những sinh hoạt chính trị miền Nam?
Hơn nữa, hoạt động chính trị của ông Nhu không có tính cách bàn giấy để giải quyết các công văn giấy tờ mà phần lớn là những hoạt động về những chính sách, những quyết định, những họp mặt bí mật, những âm mưu tính toán..
· Bà Nhu hoàn toàn đứng ngoài lề các hoạt động chính trị của ông Nhu. Bà càng hăng hái xuất hiện, càng bất lợi cho chế độ và càng bất lợi cho bà như lời nhận xét của cụ Đoàn Thêm như sau đây:
· Dù không làm hay chưa làm việc gì có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền.
· Sự ra mặt của bà, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với hình ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ý nhị hiền hậu, của người mẹ, người vợ Việt Nam.
· Nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất của nỗi ác cảm với bà là do người đã đẹp mà lại muốn khỏe và hách nữa thì quá lắm, không chịu nổi. Đối với ông Nhu, người ta còn nhẫn nhịn, nhưng đối với bà thì ngay cả sự xuất đầu lộ diện cũng không được tán thành hay dung thứ.
· Nên dù trái hay phải, người đàn bà Việt Nam muốn vội sống theo theo đàn bà tiền phong(Avant garde) Âu Mỹ, tất chưa thể được yên thân trên một đất nước mà nhiều người còn ghê sợ những Võ Hậu, những Từ Hy.
· Tâm lý số đông như vậy nên nhiều con mắt dễ nhìn thấy những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói việc làm của bà đều là những cớ, những dịp cho cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt..
Bi kịch của chế độ bắt đầu từ chỗ đó!!!
Phần tác giả Demery, viết về bà Nhu mà như thiếu tư liệu để viết!! Viết cái gì? Viết con người bà hay viết về chế độ..Cuối cùng viết về con người bà thì ít mà viết chung về chế độ mà nhiều phần bà như thể đứng ngoài cuộc. Để bù lấp những khoảng trống ấy về các bí mật chính trị, tác giả bắt buộc phải trích dẫn những phần tài liệu từ nhiều nguồn mà phần lớn người đọc có thể đã biết rồi. Và sự sắp xếp cuốn sách không khỏi có những vá víu dựa vào những nhận xét của người khác. Câu hỏi chính còn lại đặt ra là tác giả có tỏ ra mức độ khách quan với một tấm lòng không khi đi tìm một bà Ngô Đình Nhu? Cứ như tôi hiểu, bà Demery đi tìm một bà Ngô Đình Nhu- như một Dragon Lady? Hiểu như thế, tôi cho là việc tìm kiếm coi như uổng công.
· Ngay nhan đề cuốn sách đã không ổn khi gọi bà Nhu là: Dragon Lady. Nhan đề này cũng từng được gán cho bà Tưởng Giới Thạch 20 năm về trước. Có một sự trùng hợp ý nghĩa gì chăng? Hình bìa lại chọn bức hình bà Nhu đang nhắm mắt tập bắn trong một buổi chủ tọa Thanh nữ cộng hòa với nền mầu đỏ chói chang.Trông quả thực không phản ánh đúng con người bà Ngô Đình Nhu. Mầu bìa như bị hoen ố chung quanh một cách cố ý và vụng về. Khá khen cho người nào đó đã vẽ mẫu bìa này.
· Và trong những lời trích dẫn ở trang trong tờ bìa. Người ta cố tình gán cho bà Nhu cái trách nhiệm không nhỏ là làm sụp đổ nền đệ nhất cộng hòa. Có nghĩa là bỏ quên đi tất cả vai trò và trách nhiệm của người Mỹ trong việc lật đổ này.
· Và trước khi vào chương một, tác giả không quên trích dẫn một câu thơ của William Watson do thượng nghĩ sĩ Stephen Young, tiểu bang Ohio trong đó có câu chót: The woman with the serpent’s tongue.( Người dàn bà với cái lưỡi của con rắn).
· Trong các trích dẫn các tác giả đầy rẫy những lời nhận xét bất xứng, gọi bà Nhu là con nọ, con kia.Những nhà báo như Halberstam, Browne, Stanley Karnov thì ít nhiều coi bà Nhu như một thứ kẻ thù. Tôi tự hỏi, không biết họ có dám viết như thế về những nhân vật như bà Kennedy hay không?
· Trong các trích dẫn các tác giả đầy rẫy những lời nhận xét bất xứng, gọi bà Nhu là con nọ, con kia.Những nhà báo như Halberstam, Browne, Stanley Karnov thì ít nhiều coi bà Nhu như một thứ kẻ thù. Tôi tự hỏi, không biết họ có dám viết như thế về những nhân vật như bà Kennedy hay không?
· Phần cuối đời của bà Nhu, chương 16 vỏn vẹn được vài trang, từ trang 213-225. Điều đó cho thấy một sự bất cân xứng khi tìm hiểu cuộc đời bà Nhu!!!Đối với kẻ viết bài này, bà Nhu đã chết và đem theo bà tất cả những gì bí nhiệm của cuộc đời đầy sóng gió và khổ lụy của bà..Tôi không biết còn ai khổ hơn bà Nhu cả lúc sống và lúc chết? Nghĩ tới bà, tôi nghĩ tới hoàn cảnh bà Nam Phương Hoàng Hậu. Đó là số phận dành cho những người dàn bà mà đáng nhẽ họ có thể có một cuộc sống mà bất cứ người phụ nữ nào cũng ao ước đạt được!!
Và việc đi tìm bà Nhu trong cuốn sách cuối cùng ta bắp gặp một Bà Nhu- một người đàn bà bình thường như hằng trăm người khác. Họa chăng bà có một số nổi niềm riêng. Bà cảm thấy buồn bực, bị quẫn trí vì người chồng lo chuyện thế sự, quanh năm vắng nhà bất tử..Và một cảnh đời như thế có chi xa lạ với những hoàn cảnh những người phụ nữ có chồng làm chính trị?
Nhưng cũng có thể vì thế mà bà bị rơi vào tình trạng trầm uất.
Ra ngoại quốc như một kẻ lưu vong- .Biết bao nhiêu nỗi cay đắng, cô đơn và tủi nhục! Một hoàn cảnh chẳng khác xa mấy với hoàn cảnh hoàng hậu Nam Phương lúc bỏ Đà Lạt sang Pháp vào năm 1950!!
Những người đi tìm hiểu bà lại thường thiếu một tấm lòng, một sự chia sẻ. Nói như bà Clinton trong cuốn sách mới xuất bản: Hard choices. Có nhiều chọn lựa thật khó và dù chọn lựa nào thì cũng phải có một cái đấu và một con tim. Họ đến với bà như một kẻ đi truy tầm quá khứ mà thiếu một sự trân trọng!!
Cuốn sách của tác giả Demery vì thế thiếu hẳn một sự chia xẻ về thân phận một người phụ nữ trong những hoàn cảnh cực đoan nhất, đầy đọa nhất như mất chồng, mất con, mất sự nghiệp, mất tương lai, mất mọi nguồn hy vọng, mất tin tưởng vào tình đời, tình con người..
Và trong những trường hợp như thế, từ chỗ tối tăm của vực sâu của tuyệt vọng dọi sáng lên một nguồn hy vọng một niềm tin tôn giáo. Và vì thế ta mới hiểu được tải sao bà viết về Những viên sỏi trắng. Những viên sỏi trắng đã vực bà dậy để bà đi hết con đường nhân thế.
Có lẽ, theo tôi, điều quan trọng nhất không hẳn là đào xới quá khứ đi tìm những mảnh vụn đời sống mà biết tôn trọng cuộc sống riêng, cô độc, khép kín của bà.
Cho nên, tôi có cảm tưởng tác giả Demery đã không hiểu gì về con người thực của bà Nhu, nhất là phần cuộc đời còn lại từ năm 1963 cho đến khi bà mất vào 24 tháng tư, 2011ở Rome.. Cũng giống như hoàng hậu Nam Phương, bà đem theo sang bên kia thế giới một nỗi niềm riêng mà không thể chia sẻ cùng ai được!!
Những năm tháng sau 1963, chính là phần đời sống giúp bà nhận diện ra chính mình, nhận ra hướng đi của cuộc đời còn lại của bà.
Không hiểu được phần đời này của bà, không nắm bắt được con người thực của bà.
Bà tìm một lối gỉai thoát trong cuộc sống thông qua những suy niệm tôn giáo.. Và bà đã viết ra những kinh nghiệm suy tư này dưới cái tên Những viên sỏi trắng.
Và đã hẳn, vì người ta đã không bắt gặp được một bà Nhu ăn nói bạo miệng, với những lời tuyên bố bốc lửa!! Họ thất vọng. Họ cũng sẽ thất vọng khi họ tìm đọc cuốn La République du Viet Nam et les Ngô Đình suivi des mémoires posthumes de madame Ngô Đình Nhu do con trai Ngô Đình Quỳnh và con gái bà in sau khi bà qua đời.
Tôi cũng đã nhiều lần nói truyện với ông Trương Phú Thứ về cuốn sách do bà Nhu trao cho ông TPT để chuyển ngữ ra tiếng Việt và để xuất bản. Cũng theo ông TPT thì cuốn sách không có giá trị gì về lịch sử, về nội bộ chính trị VN trong giai đoạn ấy. Và nếu ai chờ đợi những điều như thế trong tập sách này thì hoàn toàn vô vọng..
Bằng chứng sách đã được in ra bằng tiếng Pháp, nhưng ít ai nhắc tới và giới thiệu hoặc phẩm bình. Bản thân tôi cũng điện thoại và gửi điện thư cho ông Ngô Đình Quỳnh, nhưng không được ông trả lời. Chắc ông nghi ngại nhiều thứ!!
Câu hỏi chính còn lại đặt ra là tác giả có tỏ ra mức độ khách quan với một tấm lòng không khi đi tìm một bà Ngô Đình Nhu? Cứ như tôi hiểu, bà Demery đi tìm một bà Ngô Đình Nhu- như một Dragon Lady? Hiểu như thế, tôi cho là việc tìm kiếm coi như uổng công.
Về cuốn nhật ký 1959-1963 của bà Nhu
Trong một bài viết đăng trên dvonline.net, nhan đề Đi tìm bà Nhu, gặp ông Đại úy. Tác giả Trần Giao Thủy tiết lộ bà Nhu có viết một cuốn nhật ký từ năm 1959-1963. Cuốn sách này hiện nay do đại úy James Văn Thạch có được. Trần Giao Thủy do liên lạc được với viên đại úy người Mỹ lai Việt Nam. Đại úy James là con của trung tá John W. Peterkin đã nghỉ hưu, một cựu sĩ quan Mỹ đã từng phục vụ trong chiến tranh Cao Ly và Việt Nam. Ông lấy một phụ nữ VN có tên là bà Thạch Thị Ngọc, một nữ lực sĩ trong môn nhảy cao.
Đại úy James sinh năm 1976, lớn lên ở Bellerose, Queens, Newyork và tốt nhgiệp cử nhân khoa sử tại St. John
Cũng theo tác giả Trần Giao Thủy, đại úy James đã liên lạc được với bà Demery và hai người đã gặp nhau tại một quán cà phê Starbuck và đã cho bà Demery đọc qua cuốn sách. Cuốn sách khổ 12cm-18cm đã úa cũ, gáy phải dán keo..Những trang trong viết bằng mực xanh, mực nâu, có khi mực đỏ. Nét chữ nghiêng và tuồng chữ giống hệt tuồng chữ trong những lá thư của bà Ngô Đình Nhu. Lại nữa, ký giả David Horwitz, đài NBC trong một chương trình phát hình ngày 28 tháng ba- 1964, người ta thấy được tấm bảng ghi rõ ” Sự thật về ngày 11 tháng/ 11-1960, tài liệu tối mật trích nhật ký của bà Ngô Đình Nhu nhủ danh Trần Lệ Xuân’.
Như thế, bằng vào những lời trình bày của Trần Giao Thủy, ngưới ta có thể đi tới kết luận, đây là một tài liệu thật, một nhật ký riêng của bà Ngô Đình Nhu viết trong khoảng 1959-1963. Có thể chúng ta khỏi mất thời giờ bàn cãi thêm nữa.
Vấn đề nên bàn cãi là nguồn gốc lai lịch cuốn nhật ký, do đâu mà đại úy John có được. Hiện viên đại úy này vẫn không cho biết rõ nguồn gốc của nó.
Được hỏi vì sao có được cuốn nhật ký này. Viên đại úy nói một cách không rõ ràng là do có bà con làm việc trong chính thể VNCH nên có được.
Trong câu trả lời Demery thì vắn tắt hơn: Tôi lớn lên, rồi tôi có cuốn sách đó. Một câu trả lời mà như không trả lời gì cả!! Và người ta có quyền suy luận rằng chắc là do viên trung tá Mỹ có một cơ duyên nào đó có được cuốn nhật ký đã giữ trong nhiều năm và nay trao lại cho con trai..
Câu hỏi là giữ như thế để làm gì? Trong khi tác giả cuốn nhật ký đó là bà Ngô Đình Nhu sống lưu vong từ năm 1963.. Chỉ cần nhắc điện thoại- nhật ký của người ta thì trả cho người ta-đơn giản chỉ có thế và đem trao trả đến tận tay cuốn nhật ký.. Cử chỉ ấy đẹp biết mấy!!
Tôi cũng nhắc một trường hợp khác để chúng ta cùng suy nghĩ. Căn nhà trong Tân Sơn Nhất của ông bà Nguyễn Cao Kỳ do một viên đại tá chiếm ngụ.. Ông này thu thập một số hình ảnh riêng của bà Kỳ và thư từ của bà cất riêng một chỗ. Sau đó, ông đại tá phải sang đánh giặc bên Campuchia. Biết nguy hiểm, có thể chết, ông gói sấp hình ảnh tài liệu của bà Kỳ và dặn vợ con, khi nào có thể liên lạc được với gia đình ông Kỳ thì trao lại cho họ.
Khoảng 10 năm sau nối lại được liên lạc, Bà Kỳ hẹn về và đến nhận sấp hình ảnh tài liệu và thắp hương trước bài vị ông sĩ quan chung quanh có con cháu của ông ta..
Chính tôi được xem những tấm hình này..
Đấy là những tình tự con người vượt trên quá khứ, chiến tranh hận thù..
Cũng theo Trần Giao Thủy, chính bà Nhu cũng biết có cuộc triển lãm này và bà đã phản đối việc dùng tài liệu riêng tư của bà mà không có phép.
Người ta cũng không biết vào thời gian nào thì đại úy James có được cuốn nhật ký này tính từ 1965 trở đi. Chỉ biết rằng, theo lời ông tiết lộ, đã có một cơ sở báo chí muốn thương lượng để phát hành cuốn nhật ký này.
Nhưng chính gia đình bà Nhu, qua người con rể, ông Olindo Borsooi, chồng của bà Ngô Đình Lệ Quyên cũng ngỏ ý xin lại cuốn nhật ký đó và để lưu trữ như một khối di sản của dòng họ Ngô Đình.
Cả hai đề nghị trên đều bị ông Đại Úy từ chối vì không thích hợp với quan điểm và dự tính của người đang giữ cuốn nhật ký. Qua trao đổi với Trần Giao Thủy, ông này cho rằng viên đại úy là người rất say mê sử học, nhất là sử VN.. Cái say mê lấy của người làm của mình cho thấy tư cách người say mê này thế nào?
Qua tất cả những chặng đường gian nan, chòng chéo, vụ lợi, bất minh…vể cuốn nhật ký bị lưu lạc trong nhiều năm. Sự khám phá ra cuốn nhật ký vô tình biến nhà báo Trần Giao Thủy thành thứ người hùng, một thứ nhà báo chuyên ngiệp đã có công khám phá ra tài liệu bí mật, cất giữ từ hơn nửa thế kỷ nay.
Đấy là một kỳ công mấy ai đạt được!!
Tôi không biết rõ luật lệ ở Hoa Kỳ về quyền sở hữu tài sản trí tuệ xét sử như thế nào?
Nhưng cứ như theo cách sử sự bình thường theo công tâm mà nói, một cuốn nhật ký của một người phụ nữ đang còn sống nay không trao trả lại là một điều đáng trách!! Tư cách gì, ông đại úy cho rằng cuốn nhật ký của một người đàn bà có chồng làm chính trị, bị ám hại lại trở thành tài liệu mang tính lịch sử của Việt Nam, nó thuộc về toàn dân VN.
Những chữ lịch sử Việt Nam, thuộc toàn dân VN đều là những lời tuyên bố cao ngạo và trống rỗng. Và ông nói thêm: Nó là một tài liệu quan trọng cần phổ biến khắp nơi, cho tất cả những ai quan tâm đến giai đoạn đó trong lịch sử VN cận đại. Cuốn nhật ký không thể chỉ là hàng mẫu trưng bầy trong viện bảo tàng và nó cũng không thể bị cắt, chỉnh sửa để xuất bản.
Cần phổ biến khắp nơi mà ông lại giữ chịt không biết bao nhiêu năm rồi và đến bao giờ thì toàn dân VN sẽ được diễm phúc đọc một tài liệu được ông coi là vô giá?
Và mục đích chính của ông là giữ cuốn Nhật Ký ‘vô giá’, not for sale này, sau đó ông sẽ cho xuất bản và tiền bán sách, ông sẽ dùng để tu chỉnh nghĩa trang Bình An.
Xét về mặt pháp lý, về mặt ứng xử, về mặt đạo lý con người- mặc dầu ông cho rằng tập tài liệu thuộc toàn dân- Nhưng thực ra, từ đầu tới của, ông chỉ khăng khăng muốn giữ cho riêng mình và ông tự cho mình có quyền quyết định muốn in ấn và xử dụng số tiền lời tùy theo ý ông..
Bất kể đến quyền lợi tinh thần của gia đình bà Ngô Đình Nhu.. Con cái bà phải chăng có quyền bảo vệ thanh danh cho mẹ mình?
Nội dung cuốn sách là nhật ký cho nên có thể có nhiều nỗi niềm riêng tư của bà Nhu. Tôi cứ giả dụ rằng trong đó viết rất nhiều chuyện riêng tư đến đọc mà ngượng, hoặc đọc mà ứ nước mắt, hoặc đọc mà thỏa mãn thú tính đi nữa.. Nó vẫn chỉ riêng cho bà và chỉ riêng cho bà Nhu, mình bà biết, mình bà hay-. Nó là thành phần bản thân bà- nó là cõi riêng, nó là chính bà với những điều tối mật như chuyện chăn gối, chuyện hụt hẫng, chuyện trông chờ một cái gì xảy đến như cơn mưa mùa hạ, một sự lấp đầy chan hòa. Mà ngay cả người chồng của bà cũng không nên dòm ngó vào-. Có thể đó là những bất hòa, cãi cọ, giận hờn, nặng lời đến chửi bới nhau, chén vỡ bay tung tóe, cửa đóng đến sầm, vội vã bỏ đi săn biền biệt không về. Có những đêm mất ngũ, nước mắt chan hòa trên gối, nằm trăn trở một mình… Có thể là những ghen tuông, gọi tình địch là con đĩ, một thứ dơ dáy, một thứ súc vật-. Và cũng có thể là những suy nghĩ trái chiều như một thứ trả thù bằng cách khơi dậy, mơ đến những ham muốn nhất thời ngoài vòng. Và nay mai, nó sẽ đượ in ấn, phát hành hằng trăm ngàn ấn bản và được công khai hóa..cho bất cứ ai muốn đọc?
Phải chăng cái đó ta gọi là các sự kiện lịch sử, đến tình hình chính trị miền Nam?
Đây là một thái độ ngụy trí thức, giả đạo đức, giả nhân nghĩa mà thực sự chứa đựng một tâm địa nhỏ nhen.
Nghĩ đến thái độ và cách hành xử của ông đại úy James Văn Thạch làm tôi liên tưởng đến một vài trường hợp xin ghi ra sau đây.
Trường hợp cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Trường hợp cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Thượng sỹ Thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu cùng một người Mỹ tên Fred đang lo đốt những tài liệu bị loại bỏ thì Nguyễn Trung Hiếu yêu cầu đừng đốt một cuốn nhật ký.
Thế là cuốn nhật ký được Fred giữ lại. Mấy hôm sau, Hiếu tìm được phần hai của cuốn Nhật Ký. Cả hai cùng đọc và chia xẻ với người đã chết.
Và làm gì còn biên giới thù hận với người đã hy sinh, nằm xuống bên này, bên kia.
Năm 1972, Fred trở về Mỹ mang theo cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Fred trong nhiều năm trời tìm đủ mọi cách để có thể trao lại cuốn nhật ký cho gia đình Đặng Thùy Trâm.
Và cuối cùng thì Frederic Whitehurst cũng đạt được ý nguyện, trả cuốn nhật ký về tận tay gia đình mẹ của Đặng Thùy Trâm!!
Con người cao quý với tấm lòng rộng rãi bao la của Fred với một nghĩa cử cao đẹp tuyệt vời, anh đã giữ cuốn nhật ký 35 năm vốn được coi là kẻ thù địch và anh đã vượt khỏi cái ranh giới ấy để đến ngày 29-4-2005, anh chính thức viết thư cho em gái của Đăng Thùy Trâm là Đặng Kim Trâm xin gửi trả lại gia đình cuốn nhật ký ấy.
Câu chuyện của Rich
Câu chuyện thứ hai do nhà văn Uyên Thao viết lại về trường hợp một người lính Mỹ tên Rich đã bắn chết một cán binh cộng sản ngay trong tầm súng của anh ta. Và sau trận chiến, Rich đã rút được trong ví của người cán binh cộng sản một tấm hình nhỏ síu, ông ta chụp với một bé gái chừng 6 tuổi. Tấm hình ấy cứ ám ảnh Rich mãi về sau. Trong dịp ông đến viếng bức tường ghi tên 58 ngàn binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam, ông đã để lại tấm hình với lời ghi:
‘ Thưa ông,
Suốt 22 năm nay, tôi giữ hình ông ở trong ví. Hôm ấy tôi mới 18 tuổi, khi chúng ta trông thấy nhau trên con đường mòn gần Chu Lai, Việt Nam. Xin tha thứ cho tôi đã giết ông. Đã nhiều lần trong những năm qua. Tôi nhìn hình ông và người con gái tôi đoán là con ông. Mỗi lần tim tôi bừng cháy với nỗi đau tội lỗi.
Xin ông tha thứ cho tôi.
Suốt 22 năm nay, tôi giữ hình ông ở trong ví. Hôm ấy tôi mới 18 tuổi, khi chúng ta trông thấy nhau trên con đường mòn gần Chu Lai, Việt Nam. Xin tha thứ cho tôi đã giết ông. Đã nhiều lần trong những năm qua. Tôi nhìn hình ông và người con gái tôi đoán là con ông. Mỗi lần tim tôi bừng cháy với nỗi đau tội lỗi.
Xin ông tha thứ cho tôi.
Bức thư và tấm hình lại được một người Mỹ cựu chiến binh cũng có tấm lòng tên Duery Felton- một người quản lý phòng sưu tập tại đài kỷ niệm cất giữ. Thế là cả hai quyết đi gặp nhau và cùng gửi thư cho tòa đại sứ Hà Nội tại Hoa Thạnh Đốn.. Câu chuyện kết thúc một cảnh đẹp đến rơi nước mắt khi Rich tìm gặp lạii đứa con gái trong tấm hình.. Ông quyết định bay qua Việt Nam và đích thân đặt tấm hình vảo tay cô bé. |Nay đã trưởng thành và có gia đình.
Lúc này đã là mùa xuân năm 2000 và là năm thứ 33 kể từ khi Rich nhìn thấy tấm hình.
Cao đẹp biết là bao qua ba câu chuyện tôi vừa kể. Tự nó là lời biện minh để cho những ai còn tin tưởng rằng việc giữ tập hồi ký của bà Ngô Đình Nhu là điều chính đáng.
Có một sụ thật đơn giản được nhắc đi nhắc lại đến nhàm chán. Nhưng vẫn xin nhắc lại ở đây: Cái gì của Caesar, xin hãy trả lại cho Caesar.
Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 tại Sài Gòn Năm Xưa
Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ
Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương
Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ Nữ
Xe hoa trường Nữ Trung Học Gia Long
Ngày lễ Phụ Nữ tại công trường Lam Sơn - Sài Gòn 1960
Khán đài trong ngày lễ Phụ Nữ. Bà Ngô Đình Nhu mặc áo dài ngồi kế bên 1 phụ nữ mặc váy dài (sarong) là Phu Nhân của Cố Tổng Thống Aung San của Miến Điện, bà cũng được gọi là bà quả phụ Maha Thiri Thudamma Daw Khin Kyt.
Bà Ngô Đình Nhu đọc diễn văn khai mạc ngày lễ Phụ Nữ
1 đại diện phụ nữ đang nêu những thành tích của phụ nữ VNCH và những quyết tâm trong tương lai
Các phụ nữ đang đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh
Các đại diện phụ nữ đang đứng trước đài tưởng niệm Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh
Ca đoàn trường Nữ Trung Học Trưng Vương đang hợp ca bài "Trưng Nữ Vương"
Hai Bà Trưng oai phong lẫm liệt trên 2 con voi
Các Nữ Tướng và quân sĩ của 2 bà Trưng
Ngày xưa thì giặc đến nhà Đàn Bà cũng phải đánh, còn ngày nay ở VN thì...
Nữ Hướng Đạo Việt Nam.
Xe hoa Ký Nhi Viện
Xe hoa Phát Triển Cộng Đồng
Xe hoa Liên Đoàn Công Chức Quốc Gia
Trong dịp lễ Phụ Nữ, nhiều cuộc thi và giải thưởng được tổ chức cho phụ nữ tham dự.
Thi Em Bé Đẹp
Một bà mẹ vóc dáng mảnh mai đang trình diện em bé khỏe.
năm nay Bé gái này đã 54 tuổi rồi đó các bạn!
Bà quả phụ của Cố Tổng Thống Aung San của Miến Điện đang trao giải thưởng cho Em Bé Đẹp. Bà quả phụ này chính là thân mẫu của bà Aung San Suu Kyi, là nữ lãnh tụ rất nổi tiếng của Miến Điện hiện nay. Tấm hình bên dưới là bà quả phụ Aung San đang nhận 1 bó hoa hồng từ 1 thiếu nữ VN
A portrait of Khin Kyi and her family in 1948. Aung San Suu Kyi is seated on the floor.
Thi làm bánh
Bánh thời đó làm rất thật thà với nhiều công phu và phẩm chất trong lành, ăn chỉ thấy thơm ngon thôi...
chứ không thấy ngại như ăn các loại bánh bây giờ
Thi thêu, phải công nhận kỹ thuật thời đó kém bây giờ rất xa, hiện nay các tranh thêu đã đạt được phẩm chất và mỹ thuật rất cao.
Thi áo dài đẹp , yểu điệu, dịu dàng thục nữ..., phải bước đi trình diễn trên băng ghế cao như vậy... (sợ té')
Thi Văn Chương
Các phụ nữ đang dự thi viết văn
Người đoạt Giải Viết Văn: cô Phạm Thị Nguyệt trường Huỳnh Khương Ninh
Lễ trao giải thưởng các cuộc thi tổ chức nhân Ngày Phụ Nữ VN, tại Tòa Đô Chánh Sài Gòn 03/03/1960
Các nữ sinh Trung Học Đồng Khánh, Huế, trong ngày lễ Hai Bà Trưng
Trước năm 1952 tại Hà Nội, các sinh viên Hà Nội mặc áo dài nhiều màu sắc khác nhau để đến trường,trông thật lịch sự nhã nhặn. Sau khi chia đôi vỹ tuyến năm 1954, áo dài bỗng dưng hiếm hoi tại miền bắc, Nhưng trong Nam áo dài vẫn phổ biến khắp mọi nơi.
Sau 30-4-1975, thì miền Nam cũng như miền Bắc, áo dài bỗng dưng hiếm thấy trên đường phố ..!
Ngô Đình Lệ Thủy, Hồng Nhan Mệnh Yểu
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương (Đoạn Trường Tân Thanh)
gửi thầy Đỗ Hữu Nghiêm, cựu JECU
1. Niên khóa 1962-63, tôi học năm cuối của chương trình Cử Nhân Giáo khoa Văn Chương Pháp tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Còn nhớ cùng lớp tôi lúc ấy có nhạc sĩ Hùng Lân, người hiền lành, dễ mến, như một thầy tu, thỉnh thoảng nổi hứng bất tử ngồi lén ghi nốt nhạc ngay tại chỗ, trong lúc thầy giảng bài. Có bà sơ Phạm Thị Nhâm, mà tôi thường hỏi mượn cua mỗi lần trốn học đi chơi, sau trở thành hiệu trưởng trường Nữ Thánh Tâm Nha Trang, và đã nhận ra tôi ngay khi vừa thấy tôi lò dò đến trường xin dạy. Có Đặng Tiến, da vàng ủng như người bị sốt rét kinh niên, tóc bờm xờm không chải, nói tiếng Pháp đặc giọng Quảng Nam, trước 75 ở phòng tùy viên Tòa đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ, đào ngũ qua Pháp sống cho đến bây giờ, chuyên viết báo nịnh hót Cộng sản và phê bình gia văn chương có hạng. Có Đại úy Bộ Binh Ngô Văn Minh, sau lên chức Đại tá Tham mưu trưỏng Quân Đoàn III, Biên Hòa. Có Wang Seng, cô bạn Tàu, Bùi Thế Cần, Lương Thị Nga, Thái Thị Nhân, Lê Thị Bích, Thái Tuyết Lê, Lê Thị Ngọc Loan, và Irène Công Huyền Tôn Nữ Phụng Tiên -đồng hương Nha Trang và đồng môn trong lớp Latin của M. Le Menn- tất cả đang ở Pháp. Có Nguyễn Nương Minh Châu, sau thành vợ Bác sĩ Đinh Hà, cả hai là cựu JECU (viết tắt của J eunes Etudiants Catholiques Universitaires, Thanh Sinh Công Đại Học), đang sống rất thầm lặng tại một nơi nào trên đất Mỹ.
Đầu niên học, từ lầu ba, tôi và Bùi Thế Cần (học giỏi nhất lớp, con của dân biểu Bùi Tuân, Huế) hay xuống lầu một, vào giảng đường Dự Bị, để tìm người quen giữa đám nai vàng ngơ ngác, hay đúng hơn tuyển mộ tân binh cho JECU. Lúc ấy, Cần là trưởng JECU Liên Trường, Nguyễn Ánh Tuyết (con trai), thư ký, còn tôi, trưởng Nhóm Văn Khoa Pháp. Một hôm, tôi thấy đứng trước cửa giảng đường một sĩ quan mang ba hoa mai bạc, đầu đội béret đỏ, tay cầm một xấp cua. Ông dáng cao gầy, vẻ tươi cười. Gặp ông, tôi khẽ gật đầu chào, và ông lịch sự chào lại. Có người cho biết, đó là Đại tá Cao Văn Viên. Mấy năm sau, ông lên tướng, trở thành xếp quá lớn của tôi, và lấy bằng Cử Nhân Pháp. Có kẻ xấu mồm nói, ông nhờ người đi học và đi thi thay cho ông. Tôi không tin. Vì ở Văn khoa Pháp, thầy cô không phát cua, phải vào lớp ghi chép hoặc mượn ai, và kỷ luật thi cử lúc bấy giờ khá gắt gao, ít sinh viên, lại phải thi oral, thầy trò biết mặt nhau hết, rất khó gian lận.
Vào trong giảng đường, Cần và tôi ngồi lẫn lộn với đám tân sinh viên, nghe cha Cras giảng về Socrate và Hégel hay thầy Kiết dịch tiếng Pháp ra tiếng Việt mà phát mệt trở lại. Một hôm, chúng tôi thấy Yvonne Lan Hương, cô bạn trong JECU, học dưới một lớp, đang ngồi trò chuyện với một cô. Bèn sà đến. Yvonne giới thiệu, đây Thủy, Ngô Đình Lệ Thủy. Lần đầu gặp cô, chúng tôi không nói gì hơn ngoài vài câu xã giao thông lệ.
Về sau, khi Lệ Thủy gia nhập JECU Văn khoa Pháp, tôi tiếp xúc với cô thường hơn, nhưng thường chỉ để thông báo ngày và chương trình họp của Hội. Cô có dáng thanh thanh, vẻ thùy mị, thông minh, ít nói, ít cười, đôi mắt linh hoạt, khuôn mặt hơi vuông, cằm hơi nhọn, tóc dày, cài bandeau trắng hoặc đỏ. Chúng tôi nói tiếng Pháp với nhau, cho nên bây giờ tôi không biết cô nói tiếng Việt ra sao, giọng miền nào. Đó là một điều mà sau gần nửa thế kỷ, già đi, nghĩ lại, tôi thấy “dị hợm”, mắc cỡ, mặc dù do thói quen, giống như các em Việt Nam hiện tại ở Mỹ nói chuyện bằng Anh ngữ, chứ chẳng vì “snobisme”, thời thượng, lòe thiên hạ. Lệ Thủy thường mặc váy đỏ, áo sơ mi trắng đi học, đôi khi cả đồng phục Thanh Nữ Cộng Hòa. Nói chung, cô khá đẹp, nhưng không lồ lộ, sexy như Irène, không tươi lộng lẫy như Lương Thị Nga. Một sắc đẹp trang nhã, đài các. Tôi để ý, cô ở đâu là luôn luôn có hai anh chàng gorilles (hộ vệ), giả dạng sinh viên, ngồi phía dưới, cách cô một dãy bàn, nhìn chòng chọc vào mọi người.
JECU Văn Khoa Pháp lâu lâu ra một tờ Bản Tin (Bulletin), bằng tiếng Pháp, do Bùi Thế Cần, Ánh Tuyết, Minh Châu và tôi viết gần hết, vì không ai gửi bài. Trong đó, thỉnh thoảng có đăng một vài bài thơ tình lẩm cẩm của tôi, không đối tượng, chỉ là gửi gió cho mây ngàn bay, mà bây giờ tôi còn nhớ lõm bõm vài câu:
Je veux tremper mes lèvres
Dans l' eau pure de ton coeur
Et émerger frissonnant
D' une aube de lumière...
(Anh muốn nhúng môi anh
Vào nước tinh tuyền tim em
Và bừng lên run rẩy
Dưới ánh sáng bình minh…)
hay những câu dịch của John Keats, hoặc Tennyson, đại khái:
Ce n' est pas toi que je regrette
C' est le rêve par toi brisé
(Không phải em mà anh tiếc nuối
Mà giấc mơ vì em vỡ tan)
Lệ Thủy đọc xong, mày hơi nhíu, bảo tôi, nghiêm trang như một cô giáo la rầy học trò: "Je n' savais pas que tu es si romantique. Les poèmes d’amour, ça c’est vraiment beau, mais ils désespèrent aussi" (tôi không biết anh lãng mạn dữ thế. Những bài thơ tình hay thật, nhưng cũng làm người ta tuyệt vọng). Tôi khoát tay, ấp úng chối tội như ăn vụng bị bắt quả tang: "Un peu, oui, j’ n’ les ai faits que pour m'amuser. Rien de sérieux!" (Chút chút, đúng, tôi chỉ làm để chơi vui thôi mà. Không có gì quan trọng!).
Lệ Thủy không bao giờ đến CLB Phục Hưng để họp, ngoại trừ một lần, tôi nhớ, tham dự thánh lễ đầu tháng cho toàn JECU do cha Pineau cử hành, rồi về ngay sau lễ. Chúng tôi chỉ gặp nhau tại giảng đường Propédeutique, trong giờ nghỉ giải lao, năm sáu đứa ngồi cuối phòng, có khi tại bàn của Lệ Thủy, thảo luận, hay trao đổi vài thông tin cần thiết. Hai anh chàng gorilles, chắc đã được báo trước, đứng xa xa hút thuốc, để chúng tôi yên.
Một ngày thứ bảy, JECU Liên Hội tổ chức đi thăm trại cùi và nhà thương điên Chợ Quán. Mỗi người góp mười đồng, làm chi phí lặt vặt, và ăn trưa. Số tiền không nhỏ, hơn ba tô phở vào thời ấy, đối với ngân quỹ khiêm tốn của sinh viên còn lãnh lương cha mẹ. Lệ Thủy đưa cho tôi một trăm đồng, trước mặt Cần, nói là tiền của “maman cho Hội”, nhưng “tiếc là bận việc bên Thanh Nữ Cộng Hòa, không đi với tụi toa được.” Tôi nhận tiền, cám ơn, rồi nói nhỏ vào tai Cần: “Như thế cũng hay. Có Thủy tham gia, hai gorilles phải theo, phiền phức, mà trông ngứa mắt lắm!”
Hôm ấy, tất cả chúng tôi, khoảng bốn chục người, chia nhau lên hai xe buýt, tuyến đường Chợ Bến Thành-Trần Hưng Đạo. Hoặc tự túc, có xe hơi riêng, như hai chị em Anh Thư, Hạp Thư, hay “đại ca” Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ. Tổ y tế gồm các sinh viên Y khoa, trang bị ống nghe và túi cứu thương, do Đinh Hà hướng dẫn, làm công tác khám bệnh, phát thuốc. Tổ ăn uống do Rosa điều động. Tổ văn nghệ gồm một cây guitare và một số ca sĩ mầm non, do các cô bên Dược phụ trách, trong số có Yvette Trương Tấn Trung, đang ở Pháp. Bùi Thế Cần làm tổng tư lệnh, Nguyễn Ánh Tuyết phụ tá.
Đầu tiên chúng tôi thăm nhà thương điên. Toàn đàn ông. Vài ông, tóc dài rũ rượi, biểu diễn nhiều màn rất… điên, như xé áo xé quần, rú lên những tràng cười kinh dị, khiến các cô sợ quá, mặt mày tái mét. Nhưng đa số hiền lành đứng nhìn chúng tôi đi qua, vẻ thẫn thờ, ngây dại. Tôi cười, chào, hỏi thăm, họ vẫn vô cảm. Rồi cả toán chuyển sang thăm trại cùi. Thói quen nghề nghiệp, Đinh Hà phát sẵn mấy chai alcool, để tùy nghi. Bệnh nhân rất đông, sống theo khu, gồm cả con nít, trông rất tội nghiệp. Tôi không lạ với cảnh này, vì gần xóm tôi ở Nha Trang, khu Lạc Thiện, cũng có một trại cùi do các tu sĩ dòng Franciscains sáng lập và đảm nhiệm, nhưng lúc ấy tôi còn nhỏ, chỉ là một khán giả bàng quan, đi ngang tò mò đứng nhìn vào qua những vòng rào kẽm gai dày. Bây giờ, lần đầu tiên có dịp thấy tận mắt những thân hình gầy còm, lở lói, những bàn tay, bàn chân co quắp, hoặc mất ngón, những cặp mắt mờ đục, mù lòa. Và lòng dâng tràn một niềm cảm thương vô hạn. Tổ y tế bắt đầu khám, phát thuốc cho những bệnh nhân cùi bị cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, do trưởng trại giới thiệu, yêu cầu. Các cô tập họp những cháu bé lại, phát kẹo, tập chúng hát theo nhịp đàn guitare của Nguyễn Ánh Tuyết, vỗ tay, rồi cười lớn tiếng với nhau. Vài cháu chưa bị nhiễm bệnh, mặt mày trông rất sáng sủa, thông minh, phải theo sống chung với cha mẹ.
Tháng sáu 1963, mãn trường. Bùi Thế Cần, Nguyễn Nương Minh Châu đậu Cử Nhân liền một khi. Tôi rớt oral chứng chỉ Văn chương Quốc âm, bắt buộc cho sinh viên Văn khoa Pháp-Anh, vì trong buổi thi vấn đáp với giáo sư Vương Hồng Sển tôi không nhớ Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị ông nào theo Tây, ông nào chống Tây, và đem thơ ông này cắm vào cằm ông kia. Với giáo sư Bửu Cầm, kết quả còn tệ hơn, tôi không biết chiết tự bốn câu thơ chữ Nôm của thi sĩ Tuy Lý Vương, đứng chịu chết như Từ Hải, nhìn thầy cười cầu tài. Phải thi lại hai môn vấn đáp này. Còn những nàng tiên nga “trong đám xuân xanh ấy”, mà tôi đã kể tên ở trên, chưa có ai “theo chồng bỏ cuộc chơi”, như trong thơ Hàn Mặc Tử, nhưng đã lần lượt đi du học Pháp một cách lặng lẽ từ năm thứ hai, thứ ba.
Cần ra Huế, tôi về quê Nha Trang, dạy tại Collège français môn Việt văn cũng nhờ cái chứng chỉ Văn chương Quốc âm khó ác ôn ấy.
Không bao giờ tôi gặp lại Lệ Thủy, đã biến mất, từ ngày cô tặng JECU chúng tôi một trăm đồng. Tôi biết cô cũng đã đậu Propédeutique, qua bản niêm yết dán trước của trường, với tên chính thức, đầy đủ: Anne-Véronique Ngô Đình Lệ Thủy, sinh năm 1945. Chiến sự mỗi ngày leo thang. Khủng hoảng chính trị gia tăng. Sinh viên và Phật tử xuống đường hàng ngày. Cảnh sát dàn chào với dùi cui, lựu đạn cay. Những tờ báo chui chửi thậm tệ chế độ. Làm tôi rất quan tâm vì, qua Lệ Thủy, cảm tình của tôi với cụ Diệm rất sâu nặng, không như một vài bạn JECU khác. Tôi lờ mờ hiểu rằng thế nào bàn tay lông lá của người Mỹ cũng đã nhúng vào nội bộ Việt Nam. Nhưng tôi tin tưởng và cầu mong cụ Diệm sẽ vượt qua hết như lần đảo chánh hụt 1960. Thời gian sau đó, nhiều biến cố xảy ra, dồn dập. Lựu đạn nổ tại đài phát thanh Huế. Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu. Nữ sinh viên Quách Thị Trang biểu tình bị cảnh sát bắn chết tại chợ Bùng Binh Sài Gòn. Rồi đảo chánh. Ngày 2/11/1963, nghe tin hai anh em cụ Diệm bị giết, ba tôi chảy nước mắt và trong giờ kinh tối ba bắt cả nhà đọc thêm kinh cầu hồn cho hai cụ. Còn tôi tự nhiên thấy buồn vô hạn, suốt mấy bữa, mặc dù chưa hề lãnh được một tí ơn mưa móc nào từ chế độ. Lúc ấy Lệ Thủy đang ở ngoại quốc với mẹ trong chuyến công du giải độc. Liền sau đảo chánh, các phản tướng chia nhau tiền thưởng của CIA, nhảy đầm thả giàn, phá bỏ các ấp chiến lược. Báo chí, sách vở (của anh chàng Hoàng Trọng Miên nào đó chẳng hạn) mở chiến dịch bôi nhọ gia đình họ Ngô, và bà Nhu, Lệ Thủy cũng bị dính miểng. Nào là bà Nhu có một chiếc ghế khích dục, trong dinh Độc lập, nhưng sự thật đó chỉ là chiếc ghế làm răng thường thấy trong phòng nha sĩ. Nào là ông Nhu bất lực. Nào là bà Nhu tư tình với cụ Diệm, với ông tướng này, ông tướng nọ. Nào là Lệ Thủy có nhiều bồ, kể cả một anh người Nhật, Lệ Thủy thất tình, học Văn Khoa, chỉ ghi danh, không đến lớp mà cũng có bằng, v.v… Tôi đọc và thấy buồn nôn. Vô lý quá, vậy mà dân chúng ít học hoặc quá khích vẫn tin, thế mới kỳ lạ. Thì cũng giống như dân quê miền Bắc mười mấy năm sau, đã ném đá vào sĩ quan cải tạo chúng tôi một cách thật tình, nguyền rủa chúng tôi là “quân mọi rợ giết người, ăn thịt con nít, hiếp dâm phụ nữ.”
Công việc và đời quân ngũ làm tôi quên Ngô Đình Lệ Thủy. Kỷ niệm với JECU những ngày có cô cũng dần phai theo thời gian.
2. Cho đến đầu năm 1967. Bốn năm sau. Tôi được tăng phái cho Tiểu đoàn 4/44 Bộ Binh trong chiến dịch Bình Định Nông Thôn tại quận Thiện Giáo (Ma Lâm cũ), nổi tiếng nguy hiểm, thuộc tỉnh Phan Thiết. Ngày đi hành quân tìm địch, qua các thôn xóm, đêm đóng quân ven rừng, mắc võng giữa hai thân cây nằm nghe tiếng đại bác ầm ì xa xa, nhìn hỏa châu từng hồi loé sáng trên ngọn Tà Dôm, mà thương cho kiếp lính tráng nay đây mai đó, trực diện cái chết cận kề. Một buổi trưa, tôi đang nói chuyện với ông Đại úy Tiểu đoàn trưởng, một viên đạn rít ngang nón sắt, cách đầu tôi một đường tơ, xuyên ngay cổ binh nhất H., mang máy truyền tin PRC 25 đứng gần đó, làm anh gục chết tại chỗ. Tên du kích bắn sẻ vụt bỏ chạy, bị lính Tiểu đoàn rượt theo và lãnh trọn một tràng carbine, phơi thây. Một người lính, bà con của H., giận dữ chửi thề và muốn xẻo tai tên này để trả thù, tôi phải khuyên ngăn mãi, mới thôi. Cảnh tượng quá thảm cho bên này, bên kia. Tôi nghĩ thêm, những người lính chiến miền Nam, hơn ai hết, là những người thực sự yêu chuộng hòa bình, và vì yêu chuộng hoà bình họ phải hy sinh mạng sống đánh đuổi giặc xâm lược từ Miền Bắc. Nếu phải chống đối chiến tranh thì họ mới là những người có quyền lên tiếng trước tiên, chứ không phải những anh làm thơ, làm nhạc ấm ớ ở hậu phương, sợ chết, trốn quân dịch, núp bóng các ông sĩ quan văn phòng cao cấp mê văn nghệ, để mà gào thét ngưng chém giết, nối vòng tay lớn, tay nhỏ. Rồi tại sao lại phản chiến một chiều? Tại sao không ra Bắc kêu gọi Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp ngưng gây hấn và tấn công miền Nam? Tại sao chỉ to mồm lên án miền Nam là nơi đã cho họ cơm ăn, áo mặc, tự do sáng tác, tự do phản bội? Bao nhiêu câu hỏi cứ lẫn quẫn trong tôi, cho mãi đến hôm nay, khi những dòng nhạc dòng thơ góp phần làm mất nước ấy vẫn còn được yêu chuộng, mê man, và các tác giả được thổi bằng ống đu đủ lên tận mây xanh.
Trở lại với Ngô Đình Lệ Thủy. Một ngày cuối tuần và cuối tháng 4, 1967, tôi cùng với vài sĩ quan bạn được phép lên Phan Thiết, cách Thiện Giáo khoảng mười lăm cây số, để nghỉ xả hơi qua đêm, và nhậu bia. Tại quán bánh căng “còn ướt sền sệt”, chúng tôi gọi mỗi người hai tô, mỗi tô hai mươi lăm cái, đổ đầy nước mắm, ăn cho bõ những bữa cơm sấy, đồ hộp ngán đến tận óc. Tôi mua một tờ nhật báo, và giật mình đọc tin Lệ Thủy đã chết trong một tai nạn xe hơi tại Pháp, chính xác tại Longjumeau, vùng Essonne, ngoại ô Paris. Chết tại chỗ. Lúc ấy cô vừa hai mươi hai tuổi. Bài báo kể, ban đêm, cô lái xe nhỏ và bị một camion ngược chiều húc thẳng, đầu xe của cô nát bấy. Sau này, đọc trên tờ Time, số Friday April 21, 1967, thấy cũng đăng đúng tin ấy.
Mặc dầu tình cảm của tôi đối với cô, và ngược lại, chưa bao giờ thắm thiết, gắn bó, đong đầy, đủ để những giọt lệ trào dâng chan chứa, như trong mắt nàng kỹ nữ Tầm Dương làm đẫm vạt áo xanh của người Giang Châu Tư Mã thuở trước, tôi vẫn thấy bàng hoàng, xao xuyến. Tôi bỏ dở bữa nhậu đã bao lâu chờ đợi, ngồi thừ người, nghĩ đến những kỷ niệm thời sinh viên, JECU, những buổi họp, những bài thơ tình lẩm cẩm và lời phê bình nặng ký của cô, một trăm đồng “maman cho”. Đêm về, qua cửa sổ khách sạn, tôi nhìn trời xanh thẳm không gợn mây và nửa mảnh trăng mới mọc vàng úa trên ngọn núi Tà Dôm mà nhớ câu thơ của Mạc Đĩnh Chi khóc nàng công chúa Tàu: Y! Vân tán, tuyết tiêu / Hoa tàn, nguyệt khuyết (Ôi! Mây tản, tuyết tan / Hoa tàn, trăng khuyết).
3. Hai tháng sau, tôi được lệnh thuyên chuyển đi Qui Nhơn. Tôi đáp chuyến bay Air VN đến Sài Gòn trước, dự trù ở chơi vài hôm, rồi về Nha Trang nghỉ phép một tuần, trước khi ra Qui Nhơn đáo nhậm đơn vị mới. Hành trang là túi ba lô và cây carbine đeo vai, cây Colt bên hông, và bộ quân phục mặc trên người. Trong chuyến bay có một số sĩ quan trẻ từ các đơn vị tác chiến về, cũng trang bị tận răng như tôi, báo hại các cô tiếp viên phải gom hết súng lại, đem cất đi một nơi phía sau phi cơ. Tại phi trường Tân Sơn Nhất, đang đứng chờ taxi, tôi bất ngờ thấy Thái Tuyết Lê cũng từ chuyến Air France xuống. Tôi hỏi dồn:
- Tuyết Lê phải không? Toa về từ Pháp? Không ai đón sao?
- Không, moa không báo trước ngày giờ, muốn dành ngạc nhiên cho gia đình.
Tuyết Lê, người Huế, cựu JECU mặc dầu ngoài Công giáo, là em bà chủ tiệm kem Phi Điệp, chợ Bến Thành-Trần Hưng Đạo, du học Pháp từ năm thứ ba Văn Khoa. Tay bắt mặt mừng, tôi mời Tuyết Lê đi chung chuyến taxi về thành phố. Trong xe, Tuyết Lê nhìn tôi đăm đăm, tấm tắc khen, “toa trông đen, nhưng có vẻ nam nhi, hùng dũng, khác với hồi còn là thư sinh.” “Dĩ nhiên, tôi vênh mặt đáp, bắt chước nghệ sĩ Hùng Cường, lính mà em!” Cả hai cùng cười vui.
Câu chuyện xoay quanh bạn cũ bên đó, bên này, và tôi được biết Irène Phụng Tiên học ở Grenoble, quê hương của Stendhal, tác giả mà tôi yêu mến từ thời còn học tại Jean-Jacques Rousseau. Rồi cái chết của Ngô Đình Lệ Thủy. Đổi sang tiếng Pháp, để tài xế taxi không nghe hiểu, Tuyết Lê kể:
- Tại Paris, tụi moa có đi viếng xác Lệ Thủy và dự lễ cầu hồn và đưa nó ra nghĩa trang. Đầu Lệ Thủy bị kính trước cắt gần lìa cổ. Khi liệm, được khâu lại và quàng bằng chiếc khăn lụa màu thiên thanh, trông mặt nó đẹp quá, thanh thản như một thiên thần. Bà Nhu từ Rome bay sang, ôm xác con mà khóc ngất, khiến tụi moa cũng khóc theo. Chiếc xe bị nạn là chiếc Peugeot còn mới do Tổng giám mục Ngô Đình Thục mua cho Lệ Thủy. Tài xế xe poids lourd không việc gì cả, bị thẩm vấn qua loa, rồi cho về.
Tôi hỏi:
- Lệ Thủy học môn gì ở Paris?
- Trường Luật.
- Tụi toa có gặp Thủy lần nào trước đó?
- Thỉnh thoảng. Thủy vẫn gentille (dễ thương) như trước kia.
Tôi bỗng thở dài:
- Tội nghiệp nó quá! Đúng là hồng nhan bạc phận!
Xe ngừng trước tiệm kem Phi Điệp. Tuyết Lê giành trả tiền, mời tôi vào chơi, ăn kem.
Nhưng tôi thoái thác, “thôi, toa mới về, cần gặp gia đình, để dịp khác”, rồi vác túi ba lô và cây súng lững thững bước đi, gọi xích lô chở về nhà ông bác họ ở đường Nguyễn Trãi.
4. Nếu còn sống, năm nay Lệ Thủy cũng đã 66 tuổi. Quá khứ xa rồi, nhưng khi ngồi viết bài này, tôi vẫn thấy lòng bồi hồi, bởi kỷ niệm. Tôi vẫn nhớ lời cô “la rầy” tôi một lần về những bài thơ tình làm tuyệt vọng. Và hôm nay tôi sửa lại câu thơ ngày đó:
C’est bien toi que je regrette
Ce n’est pas le rêve par toi brisé
(Chính em mà anh tiếc nuối
Không phải giấc mơ vì em vỡ tan)
Nhưng trong một nghĩa nào, vì mang bệnh kinh niên lãng mạn, tôi nghĩ rằng mỹ nhân Ngô Đình Lệ Thủy mất sớm như vậy cũng hay. Để không bao giờ cho thế gian thấy tóc mình bạc màu.
Portland, 1/2011
Kim Thanh Nguyễn Kim Quý, SQCH
gửi thầy Đỗ Hữu Nghiêm, cựu JECU
1. Niên khóa 1962-63, tôi học năm cuối của chương trình Cử Nhân Giáo khoa Văn Chương Pháp tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Còn nhớ cùng lớp tôi lúc ấy có nhạc sĩ Hùng Lân, người hiền lành, dễ mến, như một thầy tu, thỉnh thoảng nổi hứng bất tử ngồi lén ghi nốt nhạc ngay tại chỗ, trong lúc thầy giảng bài. Có bà sơ Phạm Thị Nhâm, mà tôi thường hỏi mượn cua mỗi lần trốn học đi chơi, sau trở thành hiệu trưởng trường Nữ Thánh Tâm Nha Trang, và đã nhận ra tôi ngay khi vừa thấy tôi lò dò đến trường xin dạy. Có Đặng Tiến, da vàng ủng như người bị sốt rét kinh niên, tóc bờm xờm không chải, nói tiếng Pháp đặc giọng Quảng Nam, trước 75 ở phòng tùy viên Tòa đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ, đào ngũ qua Pháp sống cho đến bây giờ, chuyên viết báo nịnh hót Cộng sản và phê bình gia văn chương có hạng. Có Đại úy Bộ Binh Ngô Văn Minh, sau lên chức Đại tá Tham mưu trưỏng Quân Đoàn III, Biên Hòa. Có Wang Seng, cô bạn Tàu, Bùi Thế Cần, Lương Thị Nga, Thái Thị Nhân, Lê Thị Bích, Thái Tuyết Lê, Lê Thị Ngọc Loan, và Irène Công Huyền Tôn Nữ Phụng Tiên -đồng hương Nha Trang và đồng môn trong lớp Latin của M. Le Menn- tất cả đang ở Pháp. Có Nguyễn Nương Minh Châu, sau thành vợ Bác sĩ Đinh Hà, cả hai là cựu JECU (viết tắt của J eunes Etudiants Catholiques Universitaires, Thanh Sinh Công Đại Học), đang sống rất thầm lặng tại một nơi nào trên đất Mỹ.
Đầu niên học, từ lầu ba, tôi và Bùi Thế Cần (học giỏi nhất lớp, con của dân biểu Bùi Tuân, Huế) hay xuống lầu một, vào giảng đường Dự Bị, để tìm người quen giữa đám nai vàng ngơ ngác, hay đúng hơn tuyển mộ tân binh cho JECU. Lúc ấy, Cần là trưởng JECU Liên Trường, Nguyễn Ánh Tuyết (con trai), thư ký, còn tôi, trưởng Nhóm Văn Khoa Pháp. Một hôm, tôi thấy đứng trước cửa giảng đường một sĩ quan mang ba hoa mai bạc, đầu đội béret đỏ, tay cầm một xấp cua. Ông dáng cao gầy, vẻ tươi cười. Gặp ông, tôi khẽ gật đầu chào, và ông lịch sự chào lại. Có người cho biết, đó là Đại tá Cao Văn Viên. Mấy năm sau, ông lên tướng, trở thành xếp quá lớn của tôi, và lấy bằng Cử Nhân Pháp. Có kẻ xấu mồm nói, ông nhờ người đi học và đi thi thay cho ông. Tôi không tin. Vì ở Văn khoa Pháp, thầy cô không phát cua, phải vào lớp ghi chép hoặc mượn ai, và kỷ luật thi cử lúc bấy giờ khá gắt gao, ít sinh viên, lại phải thi oral, thầy trò biết mặt nhau hết, rất khó gian lận.
Vào trong giảng đường, Cần và tôi ngồi lẫn lộn với đám tân sinh viên, nghe cha Cras giảng về Socrate và Hégel hay thầy Kiết dịch tiếng Pháp ra tiếng Việt mà phát mệt trở lại. Một hôm, chúng tôi thấy Yvonne Lan Hương, cô bạn trong JECU, học dưới một lớp, đang ngồi trò chuyện với một cô. Bèn sà đến. Yvonne giới thiệu, đây Thủy, Ngô Đình Lệ Thủy. Lần đầu gặp cô, chúng tôi không nói gì hơn ngoài vài câu xã giao thông lệ.
Về sau, khi Lệ Thủy gia nhập JECU Văn khoa Pháp, tôi tiếp xúc với cô thường hơn, nhưng thường chỉ để thông báo ngày và chương trình họp của Hội. Cô có dáng thanh thanh, vẻ thùy mị, thông minh, ít nói, ít cười, đôi mắt linh hoạt, khuôn mặt hơi vuông, cằm hơi nhọn, tóc dày, cài bandeau trắng hoặc đỏ. Chúng tôi nói tiếng Pháp với nhau, cho nên bây giờ tôi không biết cô nói tiếng Việt ra sao, giọng miền nào. Đó là một điều mà sau gần nửa thế kỷ, già đi, nghĩ lại, tôi thấy “dị hợm”, mắc cỡ, mặc dù do thói quen, giống như các em Việt Nam hiện tại ở Mỹ nói chuyện bằng Anh ngữ, chứ chẳng vì “snobisme”, thời thượng, lòe thiên hạ. Lệ Thủy thường mặc váy đỏ, áo sơ mi trắng đi học, đôi khi cả đồng phục Thanh Nữ Cộng Hòa. Nói chung, cô khá đẹp, nhưng không lồ lộ, sexy như Irène, không tươi lộng lẫy như Lương Thị Nga. Một sắc đẹp trang nhã, đài các. Tôi để ý, cô ở đâu là luôn luôn có hai anh chàng gorilles (hộ vệ), giả dạng sinh viên, ngồi phía dưới, cách cô một dãy bàn, nhìn chòng chọc vào mọi người.
JECU Văn Khoa Pháp lâu lâu ra một tờ Bản Tin (Bulletin), bằng tiếng Pháp, do Bùi Thế Cần, Ánh Tuyết, Minh Châu và tôi viết gần hết, vì không ai gửi bài. Trong đó, thỉnh thoảng có đăng một vài bài thơ tình lẩm cẩm của tôi, không đối tượng, chỉ là gửi gió cho mây ngàn bay, mà bây giờ tôi còn nhớ lõm bõm vài câu:
Je veux tremper mes lèvres
Dans l' eau pure de ton coeur
Et émerger frissonnant
D' une aube de lumière...
(Anh muốn nhúng môi anh
Vào nước tinh tuyền tim em
Và bừng lên run rẩy
Dưới ánh sáng bình minh…)
hay những câu dịch của John Keats, hoặc Tennyson, đại khái:
Ce n' est pas toi que je regrette
C' est le rêve par toi brisé
(Không phải em mà anh tiếc nuối
Mà giấc mơ vì em vỡ tan)
Lệ Thủy đọc xong, mày hơi nhíu, bảo tôi, nghiêm trang như một cô giáo la rầy học trò: "Je n' savais pas que tu es si romantique. Les poèmes d’amour, ça c’est vraiment beau, mais ils désespèrent aussi" (tôi không biết anh lãng mạn dữ thế. Những bài thơ tình hay thật, nhưng cũng làm người ta tuyệt vọng). Tôi khoát tay, ấp úng chối tội như ăn vụng bị bắt quả tang: "Un peu, oui, j’ n’ les ai faits que pour m'amuser. Rien de sérieux!" (Chút chút, đúng, tôi chỉ làm để chơi vui thôi mà. Không có gì quan trọng!).
Lệ Thủy không bao giờ đến CLB Phục Hưng để họp, ngoại trừ một lần, tôi nhớ, tham dự thánh lễ đầu tháng cho toàn JECU do cha Pineau cử hành, rồi về ngay sau lễ. Chúng tôi chỉ gặp nhau tại giảng đường Propédeutique, trong giờ nghỉ giải lao, năm sáu đứa ngồi cuối phòng, có khi tại bàn của Lệ Thủy, thảo luận, hay trao đổi vài thông tin cần thiết. Hai anh chàng gorilles, chắc đã được báo trước, đứng xa xa hút thuốc, để chúng tôi yên.
Một ngày thứ bảy, JECU Liên Hội tổ chức đi thăm trại cùi và nhà thương điên Chợ Quán. Mỗi người góp mười đồng, làm chi phí lặt vặt, và ăn trưa. Số tiền không nhỏ, hơn ba tô phở vào thời ấy, đối với ngân quỹ khiêm tốn của sinh viên còn lãnh lương cha mẹ. Lệ Thủy đưa cho tôi một trăm đồng, trước mặt Cần, nói là tiền của “maman cho Hội”, nhưng “tiếc là bận việc bên Thanh Nữ Cộng Hòa, không đi với tụi toa được.” Tôi nhận tiền, cám ơn, rồi nói nhỏ vào tai Cần: “Như thế cũng hay. Có Thủy tham gia, hai gorilles phải theo, phiền phức, mà trông ngứa mắt lắm!”
Hôm ấy, tất cả chúng tôi, khoảng bốn chục người, chia nhau lên hai xe buýt, tuyến đường Chợ Bến Thành-Trần Hưng Đạo. Hoặc tự túc, có xe hơi riêng, như hai chị em Anh Thư, Hạp Thư, hay “đại ca” Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ. Tổ y tế gồm các sinh viên Y khoa, trang bị ống nghe và túi cứu thương, do Đinh Hà hướng dẫn, làm công tác khám bệnh, phát thuốc. Tổ ăn uống do Rosa điều động. Tổ văn nghệ gồm một cây guitare và một số ca sĩ mầm non, do các cô bên Dược phụ trách, trong số có Yvette Trương Tấn Trung, đang ở Pháp. Bùi Thế Cần làm tổng tư lệnh, Nguyễn Ánh Tuyết phụ tá.
Đầu tiên chúng tôi thăm nhà thương điên. Toàn đàn ông. Vài ông, tóc dài rũ rượi, biểu diễn nhiều màn rất… điên, như xé áo xé quần, rú lên những tràng cười kinh dị, khiến các cô sợ quá, mặt mày tái mét. Nhưng đa số hiền lành đứng nhìn chúng tôi đi qua, vẻ thẫn thờ, ngây dại. Tôi cười, chào, hỏi thăm, họ vẫn vô cảm. Rồi cả toán chuyển sang thăm trại cùi. Thói quen nghề nghiệp, Đinh Hà phát sẵn mấy chai alcool, để tùy nghi. Bệnh nhân rất đông, sống theo khu, gồm cả con nít, trông rất tội nghiệp. Tôi không lạ với cảnh này, vì gần xóm tôi ở Nha Trang, khu Lạc Thiện, cũng có một trại cùi do các tu sĩ dòng Franciscains sáng lập và đảm nhiệm, nhưng lúc ấy tôi còn nhỏ, chỉ là một khán giả bàng quan, đi ngang tò mò đứng nhìn vào qua những vòng rào kẽm gai dày. Bây giờ, lần đầu tiên có dịp thấy tận mắt những thân hình gầy còm, lở lói, những bàn tay, bàn chân co quắp, hoặc mất ngón, những cặp mắt mờ đục, mù lòa. Và lòng dâng tràn một niềm cảm thương vô hạn. Tổ y tế bắt đầu khám, phát thuốc cho những bệnh nhân cùi bị cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, do trưởng trại giới thiệu, yêu cầu. Các cô tập họp những cháu bé lại, phát kẹo, tập chúng hát theo nhịp đàn guitare của Nguyễn Ánh Tuyết, vỗ tay, rồi cười lớn tiếng với nhau. Vài cháu chưa bị nhiễm bệnh, mặt mày trông rất sáng sủa, thông minh, phải theo sống chung với cha mẹ.
Tháng sáu 1963, mãn trường. Bùi Thế Cần, Nguyễn Nương Minh Châu đậu Cử Nhân liền một khi. Tôi rớt oral chứng chỉ Văn chương Quốc âm, bắt buộc cho sinh viên Văn khoa Pháp-Anh, vì trong buổi thi vấn đáp với giáo sư Vương Hồng Sển tôi không nhớ Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị ông nào theo Tây, ông nào chống Tây, và đem thơ ông này cắm vào cằm ông kia. Với giáo sư Bửu Cầm, kết quả còn tệ hơn, tôi không biết chiết tự bốn câu thơ chữ Nôm của thi sĩ Tuy Lý Vương, đứng chịu chết như Từ Hải, nhìn thầy cười cầu tài. Phải thi lại hai môn vấn đáp này. Còn những nàng tiên nga “trong đám xuân xanh ấy”, mà tôi đã kể tên ở trên, chưa có ai “theo chồng bỏ cuộc chơi”, như trong thơ Hàn Mặc Tử, nhưng đã lần lượt đi du học Pháp một cách lặng lẽ từ năm thứ hai, thứ ba.
Cần ra Huế, tôi về quê Nha Trang, dạy tại Collège français môn Việt văn cũng nhờ cái chứng chỉ Văn chương Quốc âm khó ác ôn ấy.
Không bao giờ tôi gặp lại Lệ Thủy, đã biến mất, từ ngày cô tặng JECU chúng tôi một trăm đồng. Tôi biết cô cũng đã đậu Propédeutique, qua bản niêm yết dán trước của trường, với tên chính thức, đầy đủ: Anne-Véronique Ngô Đình Lệ Thủy, sinh năm 1945. Chiến sự mỗi ngày leo thang. Khủng hoảng chính trị gia tăng. Sinh viên và Phật tử xuống đường hàng ngày. Cảnh sát dàn chào với dùi cui, lựu đạn cay. Những tờ báo chui chửi thậm tệ chế độ. Làm tôi rất quan tâm vì, qua Lệ Thủy, cảm tình của tôi với cụ Diệm rất sâu nặng, không như một vài bạn JECU khác. Tôi lờ mờ hiểu rằng thế nào bàn tay lông lá của người Mỹ cũng đã nhúng vào nội bộ Việt Nam. Nhưng tôi tin tưởng và cầu mong cụ Diệm sẽ vượt qua hết như lần đảo chánh hụt 1960. Thời gian sau đó, nhiều biến cố xảy ra, dồn dập. Lựu đạn nổ tại đài phát thanh Huế. Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu. Nữ sinh viên Quách Thị Trang biểu tình bị cảnh sát bắn chết tại chợ Bùng Binh Sài Gòn. Rồi đảo chánh. Ngày 2/11/1963, nghe tin hai anh em cụ Diệm bị giết, ba tôi chảy nước mắt và trong giờ kinh tối ba bắt cả nhà đọc thêm kinh cầu hồn cho hai cụ. Còn tôi tự nhiên thấy buồn vô hạn, suốt mấy bữa, mặc dù chưa hề lãnh được một tí ơn mưa móc nào từ chế độ. Lúc ấy Lệ Thủy đang ở ngoại quốc với mẹ trong chuyến công du giải độc. Liền sau đảo chánh, các phản tướng chia nhau tiền thưởng của CIA, nhảy đầm thả giàn, phá bỏ các ấp chiến lược. Báo chí, sách vở (của anh chàng Hoàng Trọng Miên nào đó chẳng hạn) mở chiến dịch bôi nhọ gia đình họ Ngô, và bà Nhu, Lệ Thủy cũng bị dính miểng. Nào là bà Nhu có một chiếc ghế khích dục, trong dinh Độc lập, nhưng sự thật đó chỉ là chiếc ghế làm răng thường thấy trong phòng nha sĩ. Nào là ông Nhu bất lực. Nào là bà Nhu tư tình với cụ Diệm, với ông tướng này, ông tướng nọ. Nào là Lệ Thủy có nhiều bồ, kể cả một anh người Nhật, Lệ Thủy thất tình, học Văn Khoa, chỉ ghi danh, không đến lớp mà cũng có bằng, v.v… Tôi đọc và thấy buồn nôn. Vô lý quá, vậy mà dân chúng ít học hoặc quá khích vẫn tin, thế mới kỳ lạ. Thì cũng giống như dân quê miền Bắc mười mấy năm sau, đã ném đá vào sĩ quan cải tạo chúng tôi một cách thật tình, nguyền rủa chúng tôi là “quân mọi rợ giết người, ăn thịt con nít, hiếp dâm phụ nữ.”
Công việc và đời quân ngũ làm tôi quên Ngô Đình Lệ Thủy. Kỷ niệm với JECU những ngày có cô cũng dần phai theo thời gian.
2. Cho đến đầu năm 1967. Bốn năm sau. Tôi được tăng phái cho Tiểu đoàn 4/44 Bộ Binh trong chiến dịch Bình Định Nông Thôn tại quận Thiện Giáo (Ma Lâm cũ), nổi tiếng nguy hiểm, thuộc tỉnh Phan Thiết. Ngày đi hành quân tìm địch, qua các thôn xóm, đêm đóng quân ven rừng, mắc võng giữa hai thân cây nằm nghe tiếng đại bác ầm ì xa xa, nhìn hỏa châu từng hồi loé sáng trên ngọn Tà Dôm, mà thương cho kiếp lính tráng nay đây mai đó, trực diện cái chết cận kề. Một buổi trưa, tôi đang nói chuyện với ông Đại úy Tiểu đoàn trưởng, một viên đạn rít ngang nón sắt, cách đầu tôi một đường tơ, xuyên ngay cổ binh nhất H., mang máy truyền tin PRC 25 đứng gần đó, làm anh gục chết tại chỗ. Tên du kích bắn sẻ vụt bỏ chạy, bị lính Tiểu đoàn rượt theo và lãnh trọn một tràng carbine, phơi thây. Một người lính, bà con của H., giận dữ chửi thề và muốn xẻo tai tên này để trả thù, tôi phải khuyên ngăn mãi, mới thôi. Cảnh tượng quá thảm cho bên này, bên kia. Tôi nghĩ thêm, những người lính chiến miền Nam, hơn ai hết, là những người thực sự yêu chuộng hòa bình, và vì yêu chuộng hoà bình họ phải hy sinh mạng sống đánh đuổi giặc xâm lược từ Miền Bắc. Nếu phải chống đối chiến tranh thì họ mới là những người có quyền lên tiếng trước tiên, chứ không phải những anh làm thơ, làm nhạc ấm ớ ở hậu phương, sợ chết, trốn quân dịch, núp bóng các ông sĩ quan văn phòng cao cấp mê văn nghệ, để mà gào thét ngưng chém giết, nối vòng tay lớn, tay nhỏ. Rồi tại sao lại phản chiến một chiều? Tại sao không ra Bắc kêu gọi Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp ngưng gây hấn và tấn công miền Nam? Tại sao chỉ to mồm lên án miền Nam là nơi đã cho họ cơm ăn, áo mặc, tự do sáng tác, tự do phản bội? Bao nhiêu câu hỏi cứ lẫn quẫn trong tôi, cho mãi đến hôm nay, khi những dòng nhạc dòng thơ góp phần làm mất nước ấy vẫn còn được yêu chuộng, mê man, và các tác giả được thổi bằng ống đu đủ lên tận mây xanh.
Trở lại với Ngô Đình Lệ Thủy. Một ngày cuối tuần và cuối tháng 4, 1967, tôi cùng với vài sĩ quan bạn được phép lên Phan Thiết, cách Thiện Giáo khoảng mười lăm cây số, để nghỉ xả hơi qua đêm, và nhậu bia. Tại quán bánh căng “còn ướt sền sệt”, chúng tôi gọi mỗi người hai tô, mỗi tô hai mươi lăm cái, đổ đầy nước mắm, ăn cho bõ những bữa cơm sấy, đồ hộp ngán đến tận óc. Tôi mua một tờ nhật báo, và giật mình đọc tin Lệ Thủy đã chết trong một tai nạn xe hơi tại Pháp, chính xác tại Longjumeau, vùng Essonne, ngoại ô Paris. Chết tại chỗ. Lúc ấy cô vừa hai mươi hai tuổi. Bài báo kể, ban đêm, cô lái xe nhỏ và bị một camion ngược chiều húc thẳng, đầu xe của cô nát bấy. Sau này, đọc trên tờ Time, số Friday April 21, 1967, thấy cũng đăng đúng tin ấy.
Mặc dầu tình cảm của tôi đối với cô, và ngược lại, chưa bao giờ thắm thiết, gắn bó, đong đầy, đủ để những giọt lệ trào dâng chan chứa, như trong mắt nàng kỹ nữ Tầm Dương làm đẫm vạt áo xanh của người Giang Châu Tư Mã thuở trước, tôi vẫn thấy bàng hoàng, xao xuyến. Tôi bỏ dở bữa nhậu đã bao lâu chờ đợi, ngồi thừ người, nghĩ đến những kỷ niệm thời sinh viên, JECU, những buổi họp, những bài thơ tình lẩm cẩm và lời phê bình nặng ký của cô, một trăm đồng “maman cho”. Đêm về, qua cửa sổ khách sạn, tôi nhìn trời xanh thẳm không gợn mây và nửa mảnh trăng mới mọc vàng úa trên ngọn núi Tà Dôm mà nhớ câu thơ của Mạc Đĩnh Chi khóc nàng công chúa Tàu: Y! Vân tán, tuyết tiêu / Hoa tàn, nguyệt khuyết (Ôi! Mây tản, tuyết tan / Hoa tàn, trăng khuyết).
3. Hai tháng sau, tôi được lệnh thuyên chuyển đi Qui Nhơn. Tôi đáp chuyến bay Air VN đến Sài Gòn trước, dự trù ở chơi vài hôm, rồi về Nha Trang nghỉ phép một tuần, trước khi ra Qui Nhơn đáo nhậm đơn vị mới. Hành trang là túi ba lô và cây carbine đeo vai, cây Colt bên hông, và bộ quân phục mặc trên người. Trong chuyến bay có một số sĩ quan trẻ từ các đơn vị tác chiến về, cũng trang bị tận răng như tôi, báo hại các cô tiếp viên phải gom hết súng lại, đem cất đi một nơi phía sau phi cơ. Tại phi trường Tân Sơn Nhất, đang đứng chờ taxi, tôi bất ngờ thấy Thái Tuyết Lê cũng từ chuyến Air France xuống. Tôi hỏi dồn:
- Tuyết Lê phải không? Toa về từ Pháp? Không ai đón sao?
- Không, moa không báo trước ngày giờ, muốn dành ngạc nhiên cho gia đình.
Tuyết Lê, người Huế, cựu JECU mặc dầu ngoài Công giáo, là em bà chủ tiệm kem Phi Điệp, chợ Bến Thành-Trần Hưng Đạo, du học Pháp từ năm thứ ba Văn Khoa. Tay bắt mặt mừng, tôi mời Tuyết Lê đi chung chuyến taxi về thành phố. Trong xe, Tuyết Lê nhìn tôi đăm đăm, tấm tắc khen, “toa trông đen, nhưng có vẻ nam nhi, hùng dũng, khác với hồi còn là thư sinh.” “Dĩ nhiên, tôi vênh mặt đáp, bắt chước nghệ sĩ Hùng Cường, lính mà em!” Cả hai cùng cười vui.
Câu chuyện xoay quanh bạn cũ bên đó, bên này, và tôi được biết Irène Phụng Tiên học ở Grenoble, quê hương của Stendhal, tác giả mà tôi yêu mến từ thời còn học tại Jean-Jacques Rousseau. Rồi cái chết của Ngô Đình Lệ Thủy. Đổi sang tiếng Pháp, để tài xế taxi không nghe hiểu, Tuyết Lê kể:
- Tại Paris, tụi moa có đi viếng xác Lệ Thủy và dự lễ cầu hồn và đưa nó ra nghĩa trang. Đầu Lệ Thủy bị kính trước cắt gần lìa cổ. Khi liệm, được khâu lại và quàng bằng chiếc khăn lụa màu thiên thanh, trông mặt nó đẹp quá, thanh thản như một thiên thần. Bà Nhu từ Rome bay sang, ôm xác con mà khóc ngất, khiến tụi moa cũng khóc theo. Chiếc xe bị nạn là chiếc Peugeot còn mới do Tổng giám mục Ngô Đình Thục mua cho Lệ Thủy. Tài xế xe poids lourd không việc gì cả, bị thẩm vấn qua loa, rồi cho về.
Tôi hỏi:
- Lệ Thủy học môn gì ở Paris?
- Trường Luật.
- Tụi toa có gặp Thủy lần nào trước đó?
- Thỉnh thoảng. Thủy vẫn gentille (dễ thương) như trước kia.
Tôi bỗng thở dài:
- Tội nghiệp nó quá! Đúng là hồng nhan bạc phận!
Xe ngừng trước tiệm kem Phi Điệp. Tuyết Lê giành trả tiền, mời tôi vào chơi, ăn kem.
Nhưng tôi thoái thác, “thôi, toa mới về, cần gặp gia đình, để dịp khác”, rồi vác túi ba lô và cây súng lững thững bước đi, gọi xích lô chở về nhà ông bác họ ở đường Nguyễn Trãi.
4. Nếu còn sống, năm nay Lệ Thủy cũng đã 66 tuổi. Quá khứ xa rồi, nhưng khi ngồi viết bài này, tôi vẫn thấy lòng bồi hồi, bởi kỷ niệm. Tôi vẫn nhớ lời cô “la rầy” tôi một lần về những bài thơ tình làm tuyệt vọng. Và hôm nay tôi sửa lại câu thơ ngày đó:
C’est bien toi que je regrette
Ce n’est pas le rêve par toi brisé
(Chính em mà anh tiếc nuối
Không phải giấc mơ vì em vỡ tan)
Nhưng trong một nghĩa nào, vì mang bệnh kinh niên lãng mạn, tôi nghĩ rằng mỹ nhân Ngô Đình Lệ Thủy mất sớm như vậy cũng hay. Để không bao giờ cho thế gian thấy tóc mình bạc màu.
Portland, 1/2011
Kim Thanh Nguyễn Kim Quý, SQCH
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen