THIÊN THỨ HAI: TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
CHƯƠNG I: NHỮNG
CƠ QUAN CÔNG QUYỀN
MỤC I: CHÍNH PHỦ
Đoạn 1: CÁ NHÂN ĐIỀU
KHIỂN
Cơ
quan hành pháp do một cá nhân điều khiển. Hay nói một cách khác, cơ quan hành
pháp là một cá nhân. Cá nhân này có thể là một quốc vương, một nhà độc tài, một
Tổng thống, chủ tịch.
Vẫn
biết rằng cá nhân này luôn luôn có nhiều vị cố vấn hay cộng sự viên đắc lực phụ
tá, giúp nhiều trong công cuộc điều khiển quốc gia. Nhưng cần phải hiểu rằng các
cị cố vấn và cộng sự này chỉ có vai trò soạn thảo, thi hành chứ không quyền quyết
định.
Hình
thức hành pháp do một cá nhân điều khiển được thể hiện qua nhiều loại chế độ
chính trị trong lịch sử: Quân chủ, Độc tài, Tổng thống.
Chế độ Quân chủ: Chế độ chính trị trong ấy nhà vua nắm hết chủ
quyền thống trị một nước. Nói đến quân chủ, người ta liên tưởng ngay đến một
người. Nhà vua nắm quyền Hành pháp. Hơn nữa các nhà chỉ huy hành pháp có tính
cách kế thừa, nghĩa là chỉ được lựa chọn trong dòng giống nhà vua.
Chế độ Độc tài: Ở đây nhà độc tài nắm quyền hành pháp sau một
cuộc chính biến và thường thường bằng một cuộc chinh phục.
Chế độ Tổng thống: Danh từ “Tổng thống” rất được thông dụng vì
chế độ Tổng thống là chế độ mà đa số quốc gia áp dụng trên thế giới hiện nay. Đặc
điểm của chế độ Tổng thống – ngoài những yếu tố khác không kém quan trọng mà
chúng ta sẽ có dịp bàn đến nhiều – là hành pháp giao cho một cá nhân điều khiển.
Và cá nhân này được toàn dân bầu lên.
Đoạn 2: TẬP THỂ ĐIỀU
KHIỂN
Nói
đến tập thể điều khiển là nghĩ tới một cơ quan hành pháp gồm một số không quá
nhiều nhân viên.
Hội
đồng, ủy ban, tập đoàn, đó là những danh từ ám chỉ cơ quan hành pháp tùy theo số
lượng nhân viên của cơ quan này.
Trên
nguyên tắc, tập thể điều khiển có hai đặc điểm:
1.
Tính cách bình đẳng: giữa nhân viên không
có chủ tịch, không có phiếu quyết định, không có đẳng cấp.
2.
Tính cách tập thể: tất cả quyết định đều
được chấp thuận theo đa số: không nhân viên nào có quyền phủ quyết hay quyền
riêng tư nào.
(Ủy
ban Cứu quốc của Pháp hội thời Cách mạng – Ủy ban Lãnh đạo Việt Nam 25-8-64)
Nhưng
trong thực tế, giải pháp tập thể điều khiển chỉ là hình thức. Luôn luôn một
nhân viên của tập thể, trực tiếp hay gián tiếp, đóng một vai trò quan trọng và
trở thành một khối lãnh đạo thật sự.
Hơn
nữa giữa nhân viên của tập thể thường thường có sự phân nhiệm tùy khả năng của
mỗi người. Sự phân chia nhiệm vụ này đưa đến một tình trạng là mỗi người quyết
định trong lãnh vực của mình.
Tóm
lại, giải pháp tập thể điều khiển, với những đặc điểm và điều kiện khó khăn, vấp
phải nhiều trở lực và thường thường đi đến sự giải tán vì lủng củng nội bộ nếu
không phải là một hình thức che đậy cá nhân điều khiển.
(Tập
đoàn điều khiển ở Nga-Sô sau khi Stalin chết)
Đoạn 3: CÁ NHÂN VÀ TẬP
THỂ ĐIỀU KHIỂN
Đây
là một hình thức cơ cấu hành pháp thể hiện sự phối hợp cá nhân và tập thể: một
người và một ủy ban, một cá nhân và một tập đoàn.
Cơ
cấu hành pháp này chúng ta tìm thấy trong “Nội các chế”. Trong chế độ này, cơ
quan hành pháp gồm có:
·
Một Quốc trưởng hoàn toàn độc lập
·
Một tập đoàn, gọi là nội các gồm nhân viên do
Quốc trưởng chỉ định trong số dân biểu nắm đa số ở Quốc hội
Nội
các có hai đặc điểm:
1.
Toàn thể nhân viên nội các hoàn toàn biệt lập
đối với Quốc trưởng: mặc dù được chỉ định, họ vẫn có quyền quyết định.
2.
Nội các là một cơ quan có tính cách tập thể; mặc
dầu mỗi nhân viên có một lãnh vực riêng biệt nhưng những quyết định chính yếu
được chấp thuận chung và tất cả đều liên đới trách nhiệm.
Nhân
viên nội các, một cách tổng quát, đều bình đẳng nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm chính
trị cho biết rằng thường thường một trong những nhân viên ấy có một ưu thế: địa
vị này có thể là hậu quả của một sự thi hành chính trị hoặc đã được ấn định bởi
một văn kiện pháp lí. Nhân viên chiếm ưu thế trong nội các chế được gọi là Thủ
tướng.
MỤC II: QUỐC HỘI
Quốc
hội, Hội đồng Nghị sĩ v.v… ám chỉ cơ quan Lập pháp. Quốc hội: cơ quan công quyền
có tính cách tập thể gồm một số đông nhân viên. Nói đến Quốc hội là phải liên
tưởng đến một Hội đồng, chứ không thể một người hay một nhóm người.
Đoạn 1: VẤN ĐỀ LƯỠNG
VIỆN
Nhìn
vào các Hiến pháp của những quốc gia cận đại và lịch sử chính trị, người ta thấy
rằng cơ quan Lập pháp – Quốc hội có thể gồm một viện hay hai viện. Thoạt tiên
người ta có thể cho rằng độc viện hay lưỡng viện chỉ là giải pháp tổ chức. Nhưng
chính giải pháp tổ chức này đã trở thành một vấn đề được tranh luận rất nhiều
trong giới chính trị khi đề cập đến Quốc hội. Thường thường người ta đưa ra nhiều
lí do để bênh vực cho giải pháp này hay giải pháp nọ; thực ra cuộc tranh luận
hoàn toàn có một ý nghĩa chính trị.
A. Nguồn gốc của chế độ lưỡng viện
Đứng
trên phương diện hoàn toàn lịch sử để suy xét, chế độ lưỡng viện xuất phát từ
những sự kiện sau đây:
a.
Chế độ lưỡng viện có trước nhất ở Anh quốc khi Quốc hội ra đời. Cần nên nhắc lại
rằng vào khoảng cuối thế kỉ 13, cơ quan Lập pháp đã được chia ra hai giới: Viện
Quý tộc, và Viện Thứ dân. Hình thức này – và đồng thời là hình thức thứ nhất của
chế độ lưỡng viện – dựa trên nguyên tắc phân chia giai cấp xã hội: một bên đại
diện dòng quý tộc, một bên giữa thường dân có quyền bầu cử. Và vì sự kiện lịch
sử này, mà mãi đến ngày nay danh từ Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện vẫn được
thông dùng.
b.
Chế độ lưỡng viện còn có một nguồn gốc khác vì liên hệ đến chế độ liên bang.
Người ta có thể nói rằng chế độ lưỡng viện là hậu quả tất nhiên của cơ cấu đặc
biệt của một quốc gia liên bang.
Quốc
gia liên bang là một quốc gia, một khối duy nhất nhưng đồng thời lại bao gồm
nhiều quốc gia nhỏ; các tiểu bang này có một sự tự trị khá rộng rãi. Vì thế, cơ
quan Lập pháp liên bang phải thể hiện hai đặc điểm này.
Trong
một quốc gia liên bang người ta tìm thấy, bên cạnh một Hội đồng dân cử đại diện
toàn thể nhân dân, có một Hội đồng thứ hai gồm đại diện chính các tiểu bang: Mỹ,
Nga, Thụy Sĩ, v.v…
c.
Thượng Nghị viện Quý tộc, Thượng Nghị viện thể hiện chế độ Liên bang, ngoài
hình thức kể trên, còn rất nhiều giải pháp thực hiện chế độ lưỡng viện, các giải
pháp cũng khác nhau về cách tuyển lựa và thành phần của Thượng Nghị viện. Ví dụ:
-
Người ta có thể quan niệm một Thượng Nghị viện với thành phần – gồm thân hào,
nhân sĩ được chọn lựa trên tiêu chuẩn uy tín tinh thần, chức tước cùng địa vị
xã hội.
-
Người ta cũng có thể quan niệm một Thượng Nghị viện có tính cách dân chủ, nghĩa
là một Hội đồng do dân bầu ra – nhưng với một vài đặc điểm:
*
Nhân viên Thượng Nghị viện phải có nhiều tuổi.
*
Thượng Nghị viện được bầu một cách gián tiếp.
*
Nhiệm kì của Thượng Nghị viện khá dài.
-
Một quan niệm thứ ba về Thượng Nghị viện dựa trên ý tưởng rằng quốc gia không
phải chỉ có cá nhân mà luôn cả đoàn thể nữa: gia đình, nghề nghiệp, hiệp hội tập
đoàn địa phương v.v… Bởi thế, song song với Hạ Nghị viện đại diện cho toàn thể
cá nhân, Thượng Nghị viện tiêu biểu cho đoàn thể, sẽ được bầu bởi những hiệp hội
nghiệp đoàn, tập thể địa phương v.v…
B. Vấn đề lưỡng viện, một vấn đề chính trị
Lịch
sử chính trị cho chúng ta biết rằng vấn đề lưỡng viện là một vấn đề được thảo
luận sôi nổi mỗi khi nhà Lập hiến soạn thảo Hiến pháp. Lí do là chế độ lưỡng viện
có một ý nghĩa chính trị và liên quan mật thiết đến chính thể dân chủ.
Nếu
chúng ta tách rời vấn đề lưỡng viện trong một quốc gia liên bang vì đây chỉ là
một hậu quả tất nhiên trong cơ cấu công quyền của chế độ liên bang, và nếu
chúng ta không để ý đến Thượng Nghị viện quý tộc hay dựa trên ý tưởng “thân
hào, nhân sĩ” vì vấn đề đặt ra là trong một quốc gia thuần nhất mà nguyên tắc
dân chủ được tôn trọng, chế độ lưỡng viện bị phủ nhận hay được tán thành như thế
nào?
1.
Để ủng hộ giải pháp độc viện, người ta cho rằng chế độ lưỡng việnvừa vô ích vừa phản dân chủ. Thật vậy,
nếu có hai viện thì:
·
Hoặc hai viện sẽ được bầu như nhau: cũng đồng
một nhiệm kì, cử tri, cử tri như nhau, quyền hạn như nhau, thì viện này chỉ là
họa phẩm của viện kia, chế độ lưỡng viện trở thành vô ích.
·
Hoặc có một sự khác biệt giữa hai viện trên
nhiều phương diện thì lẽ tất nhiên một trong hai viện sẽ có tính cách ít dân chủ
hơn. Ví dụ đầu phiếu gián tiếp, nhiệm kì ngắn v.v… Như thế Thượng Nghị viện sẽ
là một trở ngại cho việc thực thi dân chủ.
2.
Những kẻ chủ trương chế độ lưỡng viện đưa ra một số luận cứ:
a.
Thứ nhất: cho rằng chế độ lưỡng viện chắc chắn sẽ đưa đến một kết quả là một
trong hai viện sẽ ít dân chủ hơn là một quả quyết hơi vội vàng. Có sự khác biệt
giữa hai viện không có nghĩa là đương nhiên hai viện sẽ bất đồng về tính cách
dân chủ.
Công
luận quốc gia rất phức tạp và tế nhị vì được thể hiện qua sự chuyển động có
tính cách đoản kì và trường kì. Vì thế song song với một Hội đồng bầu cử trực
tiếp từng khoảng thời gian ngắn để đại diện cho những chuyển động đoản kỳ thì cần
phải có một Hội đồng thứ hai ổn định hơn, già dặn hơn, chín chắn hơn để thể hiện
những chuyển động trường kỳ của công luận. Cũng cần phải thêm rằng mọi quyết định
quan trọng liên hệ đến quốc gia cần phải có sự đồng ý sâu xa, ngẫm nghĩ chín chắn
hơn là một sự đồng ý nhất thời của đa số.
Theo
chiều hướng ấy. Thượng Nghị viện không phải là một cái thắng mà trái lại là một
tay lái để điều hòa những chuyển động quá mức về bên này hay bên kia.
b.
Lí do thứ hai là một viện đơn độc sẽ có khuynh hướng quan niệm vai trò của mình
một cách độc đoán. Vì độc viện có thể đưa đến một chế độ mà Chính phủ hoàn toàn
là ủy viên thừa hành của cơ quan Lập pháp. Một viện đơn độc có khuynh hướng bóp
chẹt thiểu số và luôn cả Chính phủ. Trên nguyên tắc, chính thể dân chủ đại nghị
không đòi hỏi có hai viện, nhưng trên thực tế chính chế độ lưỡng viện bảo đảm sự
thực hành chính thể dân chủ đại nghị và nguyên tắc phân quyền. Sau cùng, chế độ
lưỡng viện chặn đứng một phần nào sự ban hành những đạo luật áp chế, lộng hành
vì lẽ dĩ nhiên những đạo luật này khó mà xuất hiện vì phải đợi thảo luận và biểu
quyết bởi hai viện.
c.
Lí do thứ ba là với chế độ lưỡng viện, công việc pháp chế sẽ chu đáo và kỹ càng
hơn. Sự kinh nghiệm và tính dè dặt của Thượng Nghị viện cùng sự hăng say và
tính cương quyết của Hạ Nghị viện, chắc chắn sẽ đưa đến một kết quả tốt đẹp: những
đạo luật hợp lí, hợp tính thể hiện quyền lợi chung của quốc gia, và chu đáo
luôn cả trên phương diện kĩ thuật.
3.
Trên đây là những luận cứ dựa trên nhiều nguyên tắc mà người ta thường được đưa
ra khi đề cập đến vấn đề lưỡng viện. Tuy nhiên, đó chỉ là phụ thuộc. Thật ra,
cuộc tranh luận liên quan đến hai quan niệm tương phản về chính thể dân chủ.
Những
kẻ chủ trương cần phải thực hiện ngay ý chí của đa số ở Hạ Nghị viện phủ nhận
vai trò của Thượng Nghị viện. Trái lại quan niệm rằng muốn có Chính phủ dân chủ
cần phải tổ chức cơ quan công quyền một cách thiết thực hầu bảo đảm tối đa tự
do chính trị, thì quan niệm này nghiêng về chế độ lưỡng viện vì chế độ này là một
trong những phương thức “giới hạn chính quyền”. Người ta có thể nói rằng nguyên
tắc phân quyền đi sâu vào giữa cơ quan Lập pháp.
Đoạn 2: TỔ CHỨC VÀ
ĐIỀU HÀNH QUỐC HỘI
Vấn
đề vừa có tính cách kĩ thuật vừa có ý nghĩa chính trị. Biện pháp khác nhau từ
quốc gia này đến quốc gia kia. Nhưng chúng ta có thể tìm thấy một số biện pháp
chung dựa trên hai ý tưởng chính:
·
Bảo đảm sự độc lập của Quốc hội
·
Thực hiện sự điều hành hữu hiệu của Quốc hội.
A.
BẢO ĐẢM SỰ ĐỘC LẬP CỦA QUỐC HỘI
Có
nghĩa là tổ chức thế nào để Quốc hội khỏi phải bị sự chi phối của Hành pháp, bảo
đảm độc lập tinh thần cũng như vật chất của dân biểu Khóa họp, tổ chức nội bộ,
đặc miễn bất kiêm nhiệm, phụ cấp).
a.
Vấn đề khóa họp
Nếu
Quốc hội chỉ có thể nhóm họp khi Hành pháp triệu tập và đình chỉ phiên họp khi
Hành pháp ra lệnh thì tự do và độc lập của Quốc hội bị hạn chế quá nhiều. Trả lại
độc lập và tự do của Quốc hội được bảo đảm hoặc bởi nguyên tắc Quốc hội thường
trực hoặc bởi khóa họp nhất định.
Nguyên
tắc Quốc hội thường trực có nghĩa là tự do nhóm họp bất cứ lúc nào, và lẽ tất nhiên
tự do đình chỉ khóa họp.
Nguyên
tắc khóa họp nhất định có nghĩa là chỉ có quyền họp một số khóa họp nhất định
và trong thời gian nhất định. Thường thường Hiến pháp ấn định số khóa họp và ấn
định ngày và thời hạn khóa họp (ví dụ: mỗi năm hai khóa họp và mỗi khóa không
quá 3 tháng).
Những
khóa họp nhất định là những khóa họp thường lệ, ngoại trừ những khóa họp bất
thường có thể triệu tập bởi Hành pháp hoặc tự ý Quốc hội nhóm họp – nếu tình thế
đòi hỏi.
b.
Vấn đề tổ chức nội bộ
Sự
độc lập của Quốc hội được thể hiện qua quyền tự tổ chức lấy những cơ cấu điều
hành như Văn phòng, Nội quy và tự định lấy những phiên họp hay nghị trình v.v…
Văn
phòng Quốc hội hay của bất cứ Nghị viện nào – gồm một số nhân viên và có nhiệm
vụ điều khiển các cuộc thảo luận, đại diện Quốc hội giữa những khóa họp và tổ
chức vật chất. Văn phòng là cơ quan đầu não của Quốc hội. Thường thường chính
Quốc hội bầu Văn phòng theo thể thức ấn định bởi nội quy.
Nội
quy của Quốc hội rất quan trọng về tính chất pháp lí cũng như về đối tượng của
nó. Cần phải phân biệt nội quy và những đạo luật mà Quốc hội biểu quyết.
Những
đạo luật chỉ có hiệu lực khi ban hành và ngoài lĩnh vực nội bộ của Quốc hội.
Trái lại vì mục tiêu của nội quy là ấn định quy tắc áp dụng cho sự điều hành nội
bộ của Nghị viện, cho nên nội quy có hiệu lực ngay sau khi được chấp thuận và
chỉ có hiệu lực trong nội bộ của một Nghị viện nhất định.
Nội
quy dù có một tác dụng pháp lí giới hạn, không kém quan trọng về mặt chính trị.
Trong thực tế chính nội quy đem lại một sắc thái linh động cho chế độ Nghị viện:
qua bản nội quy người ta có thể quả quyết một phần nào rằng tiếng nói của thiểu
số bị bóp chẹt hay được ưu đãi và Quốc hội đã sử dụng tất cả những phương tiện
về quyền hành thừa nhận bởi Hiến pháp.
c.
Vấn đề đặc miễn của dân biểu
Đặc
miễn ở đây tức là ngoại lệ, những quyền hạn đặc biệt trái với nguyên tắc bình đẳng
của tất cả công dân trong một chế độ dân chủ. Những đặc miễn này – mà các dân
biểu được hưởng để thi hành nhiệm vụ – gồm có hai loại: sự vô trách nhiệm và sự
bất khả xâm phạm.
1. Sự vô trách nhiệm nhằm bảo vệ nghị
viên khỏi bị truy tố, bắt giam hay xét xử về những lời nói cùng thái độ khi thi
hành nhiệm vụ của mình tại Quốc hội. Như vậy, sự vô trách nhiệm bảo đảm tự do
phát biểu cũng như tự do biểu quyết. Hậu quả là nghị viên hoàn toàn độc lập, khỏi
phải e dè, ngại ngùng và thẳng thắn trình bày ý kiến. Sự vô trách nhiệm, nhằm bảo
vệ sự độc lập của dân biểu có tính cách tuyệt đối. Thật vậy, sự vô trách nhiệm
chỉ được áp dụng cho các hành vi liên hệ đến nhiệm vụ dân biểu: ý kiến phát biểu
trên diễn đàn Quốc hội, các biểu quyết tại Quốc hội. Trái lại viết báo ở ngoài
phỉ báng cùng kẻ khác, hay ẩu đả tại Quốc hội, hành hung kí giả hay đồng sự
mình có thể bị truy tố. Hơn nữa, tất cả hành vi liên hệ đến nhiệm vụ dân biểu đều
được bảo đảm bởi nguyên tắc vô trách nhiệm và không thể trở lại các hành vi này
dù rằng vị dân biểu đã mãn nhiệm kì. Sự vô trách nhiệm thường thường được thể
hiện trên văn kiện Hiến pháp bằng một câu thế này: ”không thể truy tố, tầm
nã, bắt giam hay kết án một dân biểu vì những lời nói hoặc vì những sự biểu quyết
tại Quốc hội hoặc tại các ủy ban Quốc hội”.
2. Sự bất khả xâm phạm nhằm bảo vệ tự
do của dân biểu chống sự truy tố tầm nã của Chính phủ. Người ta sợ rằng, Chính
phủ vì một lí do chính trị, viện cớ những vi phạm ngoài chức vụ, tống giam hoặc
uy hiếp những dân biểu đối lập. Sự bất khả xâm phạm có tính cáchtương đối và tạm thời.
·
Tương đối: Sự bất khả xâm phạm
không phải áp dụng cho tất cả các cuộc truy tố mà chỉ áp dụng cho các cuộc truy
tố nào có thể đem đến một sự giam cầm dài hạn hoặc những tội phạm tiểu hình hay
đại hình. Vì thế sự bất khả xâm phạm không được áp dụng cho các tội vi cảnh,
hay các vi phạm có tính cách kỉ luật vì tính cách không mấy quan trọng của các
vi phạm này. Sự bất khả xâm phạm có tính cách tương đối dưới một khía cạnh khác
nữa: Là Quốc hội có quyền truất phế sự bất khả xâm phạm và có thể cho phép truy
tố một dân biểu. Hơn nữa sự bất khả xâm phạm đương nhiên không được áp dụng khi
có đương trường phạm pháp (nghĩa là bắt quả tang).
·
Tạm-thời: sự bất khả xâm phạm
– vì nhằm mục tiêu cản trở sự truy tố – chỉ bảo vệ dân biểu trong suốt nhiệm kì
mà thôi. Hơn nữa, có nhiều Hiến pháp lại khắt khe hơn – và ấn định nguyên tắc bất
khả xâm phạm chỉ có hiệu lực trong suốt thời gian của các khóa họp Quốc hội.
Hiệu lực của sự bất khả xâm phạm
Để
hiểu rõ hiệu lực của sự bất khả xâm phạm cần phải nhận định ngay rằng: sự vô
trách nhiệm là một nguyên tắc về nội
dung; sự bất khả xâm phạm là một nguyên tắc về thủ tục: hiệu lực là đình chỉ truy tố và giam cầm. Nói đến
đình chỉ là nghĩ đến cái gì bị ngưng lại không có thể tiếp tục hay bắt đầu. Vì
thế mà khi không còn lí do gì để đình chỉ nữa – nghĩa là khi Quốc hội cho phép
hoặc khi mãn nhiệm kì, dân biểu có thể bị truy tố như bất cứ công dân nào.
d. Vấn đề bất khả kiêm nhiệm
Trong
rất nhiều Hiến pháp, chúng ta thấy có điều khoản như thế này: ”Nhiệm vụ
dân biểu không thể kiêm nhiệm công vụ được trả lương hay một nhiệm vụ dân cử
khác hoặc một chức vụ tư quan trọng”. Sự bất khả kiêm nhiệm nhằm bảo vệ sự độc
lập tinh thần của dân biểu. Người ta nghĩ rằng có những chức vụ công hay tư có
thể đưa vị đại diện nhân dân đến một tình trạng lệ thuộc và như thế trực tiếp
hay gián tiếp phương hại đến sự tự do và độc lập của vị dân biểu ấy. Vấn đề là
phải tránh sự kiêm nhiệm chức vụ công hay tư với nhiệm vụ dân biểu.
Chế
độ – rộng rãi hay khắt khe – của những bất khả kiêm nhiệm tùy thuộc quan niệm
chính trị của mỗi xứ. Một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy như thế này:
1. Đối với một công vụ có trả lương
- Nguyên tắc là bất khả kiêm nhiệm. Công vụ có trả
lương ở đây có nghĩa là tất cả các công vụ nào do Ngân sách quốc gia đài thọ.
- Ngoại lệ
*
Bộ trưởng, Thứ trưởng trong
chế độ đại nghị thường thường là những vị dân biểu
*
Nhân viên giảng huấn tại các trường cấp bậc đại học và kĩ thuật cao đẳng
*
Công vụ đặc biệt có tính cách tạm thời.
- Hiệu lực của sự bất khả kiêm nhiệm: là một sự lựa chọn của
đương sự. Nếu một công chức đắc cử dân biểu phải nghỉ giả hạn. Nghỉ giả hạn
không có nghĩa là bị loại khỏi cơ quan Nhà nước mà trái lại được đặt trong một
tình trạng đặc biệt nhưng đương sự – lẽ dĩ nhiên không hưởng lương bổng – vẫn
giữ quyền thăng thưởng và hưu bổng. Nếu một dân biểu chấp nhận một công vụ – được
xem là bất khả kiêm nhiệm thì đương nhiên dân biểu ấy được xem là từ chức nhiệm
vụ dân biểu của mình.
2. Đối với các nghề nghiệp tư
Lệ
thuộc một chủ nhân ông nào – cũng như lệ thuộc Chính phủ – cũng phương hại đến
sự độc lập tinh thần của đại diện nhân dân. Hơn nữa, đối với các nghề nghiệp
tư, bất khả kiêm nhiệm là nhằm tránh những sự lạm dụng nhiệm vụ dân biểu.
Tuy
nhiên, mặt khác, nếu chúng ta áp dụng nguyên tắc bất khả kiêm nhiệm một cách
quá cứng rắn, quá tuyệt đối thì e rằng giá trị các dân biểu lại kém đi vì Quốc
hội sẽ gồm một số Bác sĩ không bệnh nhân, một số luật sư không thân chủ, một số
thương gia không khách hàng, tóm lại một số người đã thất bại khi hành nghề tư
của họ.
Vấn
đề tế nhị ở đó và vì thế mà sự bất khả kiêm nhiệm cần phải được quan niệm một
cách uyển chuyển đối với các nghề nghiệp tư. Một cách tổng quát và theo quan niệm
khá rộng rãi, chúng ta có thể nói rằng ở đây, sự bất khả kiêm nhiệm là ngoại lệ
mà sự kiêm nhiệm là nguyên tắc. Ngoại lệ được ấn định khi tối cần, ví dụ:
·
Kiêm nhiệm nhiệm vụ dân biểu với chức vụ trong
những công ty chuyên về nghiệp vụ tiền tệ hay tín dụng
·
Cấm hẳn dân biểu không được tham dự các cuộc đấu
thầu của Chính phủ, không được kí hợp đồng.
e. Vấn đề phụ cấp
Trên
nguyên tắc – vì đó là quan niệm cổ điển – người ta cho rằng làm việc công – nhất
là đại diện nhân dân – không thể hưởng ân huệ gì. Nhưng ngày nay, vấn đề phụ cấp
là một vấn đề cần thiết. Vì nhiệm vụ dân biểu càng ngày càng phức tạp và tốn rất
nhiều thì giờ, không thể bảo rằng các dân biểu tự kiếm cách sống. Trong những
điều kiện sinh hoạt chính trị và xã hội ngày nay, một đại diện nhân dân không
phụ cấp chắc chắn sẽ bị chi phối bởi những đoàn thể áp lực vì các đoàn thể này
sẽ mua chuộc họ và lợi dụng họ.
Nguyên
tắc phụ cấp dân biểu không thể chối cãi được. Tuy nói rằng phụ cấp – vì danh từ
phụ cấp nghe đẹp tai hơn là lương bổng có vẻ một công chức hay tư chức – nhưng
phụ cấp dân biểu là một số lương thực sự, vì không những phụ cấp dùng để trả những
phí tổn về chức vụ (văn phòng, thư kí, chuyển vận) mà còn phương tiện sinh sống
hầu vị dân biểu rảnh trí và dành tất cả thì giờ của mình vào việc thi hành chức
vụ cao quýcủa mình là nói lên tiếng nói của nhân dân.
Dân
biểu còn hưởng quyền lợi như thư tín, điện thoại, lộ trình v.v…
B.
THỰC HIỆN SỰ ĐIỀU HÀNH HỮU HIỆU CỦA QUỐC HỘI
Hai
biện pháp thường được áp dụng để thực hiện sự điều hành hữu hiệu của Quốc hội :
·
Chuẩn bị những cuộc thảo luận một cách khoa học
·
Tổ chức những cuộc thảo luận một cách chu đáo.
a. Chuẩn bị những cuộc thảo luận
Để
thực hiện mục tiêu này, người ta đi đến việc thành lập các ủy ban. Đặc điểm của
ủy ban là mỗi ủy ban có một thẩm quyền đặc biệt liên hệ đến một vấn đề hay một
loại vấn đề. Nguyên tắc là bất cứ một vấn đề gì – trước khi đem ra thảo luận tại
Quốc hội – phải được một ủy ban có thẩm quyền nghiên cứu trước và thuyết trình.
Tóm lại, các ủy ban có nhiệm vụ chuẩn bị các cuộc thảo luận bằng cách nghiên cứu
trước các vấn đề hoặc dự án luật rồi làm tờ trình về các vấn đề hoặc dự án luật
đó.
Các
ủy ban – mà chúng ta vừa đề cập – có tính cách chuyên môn và thường xuyên (Ủy
ban Ngân sách và Tài chính, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Ngoại giao, Nội vụ,…). Ngoài
những ủy ban thường xuyên này, Quốc hội có thể – nhân một vấn đề nào đó, ví dụ
như Tổng trưởng hay Tỉnh trưởng hối lộ,… lập những Ủy ban Đặc biệt để phụ trách
một vấn đề nhất định (ủy ban điều tra). Đặc điểm là ủy ban có tính cách tạm thời
nghĩa là sau khi nghiên cứu hoặc điều tra, ủy ban sẽ được giải tán ngay.
b. Tổ chức những cuộc thảo luận một cách chu đáo
Các
cuộc thảo luận tại Quốc hội – lẽ dĩ nhiên – được đặt trên nguyên tắc tự do phát
biểu ý kiến của nghị viên. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho biết rằng các cuộc thảo
luận cần phải được tổ chức thế nào để tránh hỗn loạn và sự lạm dụng của các diễn
giả. Vấn đề là phải ấn định ai nói trước, ai nói sau nghĩa là mỗi người phải đợi
đến lượt mình và thời gian phát biểu ý kiến.
Kinh
nghiệm đã chứng tỏ một sự lạm dụng khét tiếng tại Anh Quốc: trong thế kỉ thứ 19
tại Hạ Nghị viện Ái Nhĩ Lan, những nghị sĩ phe đối lập đã dùng những bài diễn
văn rất dài để cản trở không cho Quốc hội biểu quyết những đạo luật mà họ không
bằng lòng [i].
(Họ thay phiên nhau nói giờ này đến giờ nọ, luôn cả buổi ăn, nói sáng đêm; các
dân biểu chán quá bỏ ra về rốt cuộc không đủ số không thể biểu quyết được.)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen