Sau khi nhà tiên tri Mohammad của Hồi
giáo qua đời, không bao lâu sau đó và trong quá trình phát triển, mâu thuẫn
giữa những người theo dòng Sunni và dòng Shiite ở nước này hay nước khác thường
xuyên xảy ra và dẫn đến những vụ xung đ
ột, trong đó có những vụ đánh bom tàn
sát lẫn nhau ngày một tăng lên và phức tạp; gây ra những lo âu, sợ hãi cho
tín đồ Hồi giáo nói riêng và người dân nói chung ở nhiều quốc gia.
Vậy đâu là nguyên nhân? Có ý kiến
cho rằng người Sunni và Shiite có thể bất đồng vài vấn đề về giáo lý và một
vài chi tiết nào đó về lịch sử ra đời và sự phát triển của Hồi giáo, nhưng những
sự khác biệt này là nhỏ bởi vì họ nhất trí cơ bản về kinh Qu’ran và tôn kính
nhà tiên tri Mohammad, người sáng lập ra đạo Hồi.
Sự phân ly của Hồi giáo bắt đầu vào
năm 632 sau Công nguyên, nghĩa là ngay sau khi sáng lập ra Hồi giáo và nhà
tiên tri Mohammad trước khi qua đời đã không chỉ định người kế tục. Một vài
môn đồ của ông tin rằng vai trò Caliph (Khalip) hay Phó Vương của Đức Chúa Trời
cần được truyền theo con đường huyết thống của Mohammad, bắt đầu bằng người họ
hàng và con rể của ông – Ali ibn Abi Talib, nhưng đại đa số tín đồ lại ủng hộ
người bạn của nhà tiên tri là Abu Bakr mà theo họ là người có đủ tư cách để
trở thành Caliph và cho rằng người kế vị cần được bầu chọn công bằng. Ali cuối
cùng trở thành Caliph thứ tư trước khi ông bị giết hại vào năm 661 SCN bởi một
người theo dị giáo gần Kufa thuộc Iraq.
Việc kế vị một lần nữa lại được đem ra tranh luận và lần này đã dẫn đến một sự
chia rẽ chính thức. Đại đa số tín đồ ủng hộ lời đề nghị của Mu’awiyah, người
thống trị Sirya và con trai của ông Yazid. Những người ủng hộ Ali, những người
cuối cùng được gọi chung là Shi’at Ali đã vận động để giành sự ủng hộ cho người
con trai của ông ta là Hussein.
Khi cả hai bên đụng độ ở mặt trận gần thành
phố Karbala vào ngày 10/10/680 SCN, Hussein đã bị
chém đầu. Thay vì bóp chết phong trào của người Shiite từ trong trứng nước,
cái chết của ông đã làm cho phong trào này mang ý nghĩa “tử vì đạo”. Trong
con mắt của người Shiite, Hussein là một nhân vật nhân đức và chính nghĩa,
người đã đứng lên đấu tranh chống lại một kẻ áp bức hùng mạnh. Lễ tưởng niệm
hàng năm ngày Hussein bị xử trảm được biết đến với cái tên Ashura là lễ
thương tâm và thu hút sự chú ý nhất trong những nghi lễ của người Shiite.
Lễ Ashura của Schiiten
Những người trung thành với
Mu’awiyah và những người kế tục ông với tư cách Caliph cuối cùng được biết đến
là những người Sunni, có nghĩa là những môn đồ đi theo con đường (Sunnah) của
nhà tiên tri. Vì Caliph thường là người đứng đầu về phương diện chính trị của
đế chế Hồi giáo đồng thời là lãnh tụ tôn giáo của đế chế này, sự bảo trợ của
đế chế đã giúp cho Hồi giáo dòng Sunni trở thành dòng thống trị. Hiện nay, có
khoảng 90% người Hồi giáo trên thế giới theo dòng Sunni. Những người theo
dòng Shiite luôn cảm thấy bị người Sunni chèn ép, họ tiếp tục sùng kính các
Imam hay những con cháu của nhà tiên tri cho đến vị Imam thứ 12 là Mohammad
Al-Mahdi – người đã biến mất vào thế kỷ thứ IX tại nơi đặt đền thờ Samara ở
Iraq. Những người Shiite theo trào lưu chính đều cho rằng Al-Mahdi đã biến mất
một cách thần bí và sẽ xuất hiện vào một ngày nào đó để mở ra một triều đại của
công lý.
Những người Shiite đã nhanh chóng
hình thành đa số ở những khu vực mà ở đó, sau này đã trở thành những nhà nước
hiện đại như Iraq, Iran, Bahrain,…Cũng
có những dân tộc thiểu số quan trọng người Shiite ở những nước Hồi giáo khác,
trong đó có Ả-rập Xê-út, Li băng và Pakistan.
Người Shiite đông hơn người Sunni ở những khu vực sản xuất dầu lửa chủ yếu ở
Trung Đông, không chỉ ở Iran, Iraq mà còn ở cả đông Ả-rập Xê-út. Nhưng trừIran,
người Sunni có lịch sử bám chặt quyền lực về chính trị, ngay cả ở nơi những
người Shiite có lợi thế về dân số. (Ví dụ tại Syria,
người Shiite nắm quyền nhưng dân số hầu hết là người Sunni). Giới cầm quyền
thuộc người Sunni duy trì sự độc quyền về quyền lực của họ bằng cách không
cho người Shiite tham gia quân đội và bộ máy hành chính. Trong lịch sử Hồi
giáo, hầu như giới cầm quyền người Sunni đã đối xử với người Shiite như đối với
tầng lớp dưới, giới hạn họ ở các công việc lao động chân tay và không chịu
chia sẻ các nguồn tài nguyên quốc gia một cách công bằng.
Những người thống trị đã dùng những
luận điểm tôn giáo để biện minh cho sự áp bức. Họ nói rằng người Shiite không
phải là những người Hồi giáo chân chính mà là những người theo dị giáo. Cách
nhìn nhận này đã trở thành định kiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt
chính trị. Người Sunni đã so sánh việc sùng kính dòng dõi huyết thống của nhà
tiên tri và sự ưa thích của người Shiite đối với những chân dung của một vài
vị Imam với tội sùng bái thần tượng. Những nghi lễ của người Shiite, nhất là
việc tự đánh mình bằng roi trong lễ Ashura đã bị chế giễu như một nghi lễ ngoại
giáo. Có người nhận xét rằng “Đối với người Shiite, sự thống trị của người
Sunni giống như việc sống dưới chế độ Apacthai”.
Sunniten
Nhưng những Caliph người Sunni ở Bát
đa lại trở nên khoan dung và đôi lúc còn đóng góp cho sự phát triển của thành
phố Najaf và Karbala như những trung tâm học vấn quan trọng nhất của người
Shiite. Các giáo chủ người Shiite có thể điều hành những trường dòng và thu
tiền thuế của tín đồ chừng nào mà họ vẫn kiềm chế trước sự thách thức ngang
nhiên của nhóm cầm quyền. Lăng mộ của những lãnh tụ Hồi giáo người Shiite ở
Najaf, Karbala, Samarra và Khadamiya được phép trở thành những nơi có sức thu
hút mạnh các cuộc hành hương.
Quan hệ giữa các dòng trở nên tồi tệ
vào thế kỷ XVI. Lúc đó, trung tâm quyền lực của người Sunni đã chuyển tới
Istanbun của Thổ Nhĩ Kỳ. Khi những người thuộc đế chế Ôt-tô-man thuộc dòng
Sunni ở Thổ Nhĩ Kỳ gây ra nhiều cuộc chiến tranh với những người Safavid thuộc
dòng Shiite ở Ba Tư, những người Ả-rập bị mắc kẹt giữa hai bên nên đôi lúc buộc
phải đứng về một phe nào đó. Những người Ốt-tô-man cuối cùng đã giành quyền
kiểm soát các vùng lãnh thổ Ả-rập và thắt chặt quyền thống trị của người
Sunni. Người Anh nắm quyền tiếp theo ở khu vực Trung Đông đã không làm gì để
thay đổi thế cân bằng này. Trong thỏa thuận sau Đại chiến thế giới thứ nhất,
họ đã chuyển giao các nhà nước mới được thành lập là Iraq và Bahrain mà cả hai nước này đa số dân là người
Shiite, cho các quốc vương là người Sunni.
Căng thẳng giữa hai cộng đồng người
Hồi giáo Sunni và Shiite là một trong những nguyên nhân lớn nhất làm cho
Trung Đông không bình yên trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, nguyên nhân
xung đột giữa hai dòng không phải chỉ là tôn giáo mà một nguyên nhân không
kém phần quan trọng là mâu thuẫn về quyền lực và kinh tế. Sự căng thẳng hiện
nay bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran vào năm 1979 và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003.Iran là quốc gia duy nhất mà người Shiite
nắm quyền lực, cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran đã làm thay đổi bản đồ chính trị
Trung Đông. Iran muốn tạo một làn song cách mạng Hồi giáo của người Shiite
sang các quốc gia trong khu vực làm cho các quốc gia ở khu vực này nghi ngờ
lòng trung thành của cộng đồng Shiite với trật tự chính trị vốn có và lo sợ họ
sẽ ủng hộ Iran. Sự lo sợ tiếp tục gia tăng khi chính quyền do người Shiite
chiếm đa số được thành lập tại Iraq sau cuộc chiến năm 2003. Sự kiện này làm
rung động sự nắm quyền từ lâu đời của các nhà lãnh đạo người Sunni tại Trung
Đông.
Bahrain là một ví dụ điển hình của tình hình
trên trong những cuộc biểu tình tại Trung Đông thời gian qua. Sự phân biệt giữa
người Sunni và Shiite là một thực tế đáng quan tâm tại nước này. Dù người
Shiite chiếm 2/3 dân số nhưng chính quyền lại nằm trong tay người Sunni.
Khi các cuộc biểu tình nổ ra, chính phủ nghi ngờ lòng trung thành của cộng đồng
Shiite. Trong khi đó, một bộ phận khác lại cảm thấy bị xúc phạm trước
tình hình người Sunni và người Shiite chống đối nhau. Nhiều người Shiite phản
ứng về sự bị phân biệt đối xử, không được tuyển vào quân đội hoặc không có khả
năng nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính phủ. Nhiều chính phủ ở Trung
Đông cũng đã từng tận dụng những xung đột vì mục đích chính trị và ủng hộ sự
duy trì của chế độ hiện tại. Cựu Tổng thống Ai cập Hosni Mubarak và Vua Jordan đều đã từng đề cập đến sự lo sợ về
“cơn sốt Shiite” từ Iraqvà Iran sẽ lan rộng. Mâu thuẫn giữa hai cộng
động người Sunni và Shiite không dễ giải quyết bởi nhiều nguyên nhân liên
quan đến tôn giáo, chính trị, kinh tế,…và sự can thiệp từ bên ngoài./.
|
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen