Donnerstag, 20. August 2015

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN QUẬN 8

1/.KHÁT VỌNG THANH NIÊN

Tướng Nguyễn Cao Kỳ với tôi không lạ gì nhau, báo Tin Sáng đã “ chiếu cố ” ông không ít. Nhưng giữa chúng tôi cũng có chút “ nghĩa cũ ”. Năm 1965 tướng Thiệu làm chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, tướng Kỳ làm chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, tức Thủ tướng. Lúc đó tuổi Kỳ đâu khoảng trên dưới bốn mươi. Trong một lần cao hứng, để lấy lòng thanh niên, ông tuyên bố ai trên tuổi thanh niên đều coi như… hết xài. Đây là một thời kỳ hết sức xáo trộn ở miền Nam, hết chỉnh lý đến đảo chánh, và quân đội làm vua. Tuyên bố của tướng Kỳ được báo chí làm rùm beng. Lợi dụng cao hứng và “ cao trào ” nầy, một số anh em thanh niên, với anh Võ Long Triều làm trung gian, đã xin tướng Kỳ giao cho một quận ở ven đô để làm thí điểm phát triển kinh tế. “ Chương Trình Phát Triển Quận 8 ” ra đời từ đó. Chức “ Quản Lý Chương Trình ”, do anh em đặt ra, được giao cho bác sĩ Hồ Văn Minh sau nầy là Đệ nhất phó chủ tịch Hạ Nghị Viện. Tôi làm quận trưởng hành chánh. Phó quận trưởng và các công chức cũ vẫn được giữ nguyên, nhưng chúng tôi “ áp đặt ” thêm một chức phụ tá quận trưởng, chỉ duy nhất có ở quận 8, và chức nầy được giao cho anh Mai Như Mạnh, xuất thân Phó đốc sự trường Quốc Gia Hành Chánh.


 Cùng lãnh đạo Chương Trình Phát Triển còn có anh Đoàn Thanh Liêm, luật sư, và các anh Uông Đại Bằng, Võ Văn Bé, Hồ Công Hưng, Nguyễn Phúc Khánh, Dương Văn Long, Nguyễn Ngọc Thạch, Đặng Kỳ Trân, Nguyễn Đức Tuyên… tất cả đều là nhà giáo. Về sau có thêm hai anh gốc Quốc Gia Hành Chánh nữa là Nguyễn Ngọc Phan, Phạm Duy Tuệ. Về sau nữa thì có thêm sự tăng cường của các anh thuộc các đoàn thể tổ chức tình nguyện, xã hội như các anh Đào Quốc Chính, Đặng Di Hùng, Trần Văn Ngươn… Các anh nầy nay đã trên dưới chín 3 mươi. Ngoài đông đảo lực lượng quần chúng các quận tích cực hưởng ứng, còn có một số anh em địa phương gần như “ thoát ly ” tham gia hợp tác với các chương trình phát triển, như anh Trần Kim Hoa, một nhà giáo ở Xóm Củi, hay anh Trương Tấn Lộc, một doanh nhân nhỏ ở Hưng Phú. Lại có anh Nguyễn Văn Mừng, kỹ sư canh nông từ Mỹ về giúp sức. Sau nầy, khi chúng tôi mở rộng hoạt động phát triền qua các Quận 6 và 7, và khi anh Mai Như Mạnh sang làm Quận trưởng Quận 6, thì nhóm có thêm anh Lê Minh Đức về thay anh Mạnh ở Quận 8. 

Về sau nữa, anh Phạm Duy Tuệ ra ứng cử ở đơn vị Vị Xuyên - Cần Giờ và đắc cử dân biểu Quốc Hội nhiệm kỳ 1971-1975, và hoạt động tích cực trong khối đa số thân chính quyền. Nhưng lực lượng nòng cốt ban đầu đáng kể nhất của các Chương trình Phát triển chính là các nam nữ học trò cũ của chúng tôi, tất cả bây giờ đã trở thành các ông bà nội ngoại, một số đang định cư ở nước ngoài, một số vẫn đang ở đây …
Chương Trình Phát Triển Quận 8 đặt ở mỗi phường một đoàn thanh niên tình nguyện thường trú mà nòng cốt là những học trò cũ của chúng tôi, đã từng hoạt động tích cực trong các phong trào xã hội từ trước 1965. Đặc biệt là Phong Trào Học Đường Phục Vụ Xã Hội, do một nhóm anh em nhà giáo thành lập, chuyên đi xây cất trường lớp ở những vùng dân cư nghèo hẻo lánh, có khi tận các tỉnh, với số tiền lạc quyên được từ các nhà công kỹ nghệ hảo tâm.


Thầy Cựu Hiệu trưởng  UÔNG ĐẠI BẰNG

Dạy môn; TRIẾT - ANH VĂN  (66 - 67)
Hiện ở : 76 Hoàng Hoa Thám, Bình Thạnh, Saigon. 
ĐT: 5103442.
Email: daiphuc2001@yahoo.com

                                   
Thầy năm 1974
Gia đình Thầy


2/.KẾ HOẠCH XÂY ĐỜI MỚI

ls-doan-thanh-liem

Đoàn Thanh Liêm

“ Mô hình ” Chương Trình Phát Triển Quận 8 nhân lên khá nhanh, với Chương Trình Phát Triển Quận 6 do anh Đoàn Thanh Liêm làm quản lý, anh Mai Như Mạnh làm quận trưởng, Chương Trình Phát Triển Quận 7 với các anh Đặng Kỳ Trân, Đặng Di Hùng, v.v… Tất cả nằm trong một kế hoạch chung mà chúng tôi gọi là “ Kế Hoạch Xây Đời Mới ”, với một Tổng quản lý đặc trách 4 phối hợp các chương trình. Tổng quản lý đầu tiên là anh Hồ Văn Minh, tiếp đến là anh Đoàn Thanh Liêm, rồi đến tôi là Tổng quản lý thứ ba thì buộc phải bàn giao toàn bộ kế hoạch Xây Đời Mới cho Đô trưởng Đỗ Kiến Nhiễu, theo lệnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 18-4-1971, sau 5 năm, 8 tháng, 8 ngày hoạt động, từ ngày thành lập, ngày 15-8-1965. Lễ bàn giao nầy cũng “ khá vui ”, vì tôi đã “ kéo ” được Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đến “ chứng đám ” để chọc tức tướng Thiệu… Cây “ cầu Phát Triển ” bắc ngang rạch Ụ Cây, kênh Tàu Hũ, nối liền phường Hưng Phú cũ với chợ Xóm Củi, tồn tại một thời gian dài sau 1975, cùng nhiều cây cầu tương tự khác, là một vết tích tự lực phát triển cộng đồng của người dân nghèo địa phương. Chợ Xóm Củi là một ngôi chợ lâu đời nổi tiếng ở Quận 8, nối liền với Quận 5 bên Chợ Lớn, qua cầu Chà Và, cũng lâu đời nổi tiếng. Nhưng để đi Xóm Củi bà con nghèo ở Phường Hưng Phú Quận 8 phải qua đò. Hưng Phú cũng từng nổi tiếng, với Lò heo Đô Thành, với khu Chuồng bò bên cạnh, và một nghĩa trang vô chủ rộng cỡ một phường được bà con chạy giặc từ khắp nơi chiếm dụng để định cư. Nhìn bà con trẻ già lớn nhỏ chen chúc xuống đò với xe đạp, thùng bọng, gióng gánh, vật dụng đủ thứ đổ đi tìm kế sinh nhai bên Chợ Lớn hay đi học… mới thấy hết cái cảnh phải luỵ đò của bà con lao động vùng ven thành phố. Nhìn bà con hưởng ứng lời kêu gọi của Chương trình Phát triển, trăm người như một, hăng hái hợp lực hè nhau dùng sức người cùng “ nhún ” cho những chiếc cọc xi măng lún sâu vào lòng kênh để bắc cầu, thì mới thấy hết khả năng vượt mức và lòng tự hào của người dân khi biết hợp quần. Trường “ Trung học cộng đồng quận 8 ”, nay là trường phổ thông trung học Lương Văn Can, là một vết tích khác. Khu dân cư Nam Hải ở Phường Chánh Hưng, vốn là một họ đạo di cư từ Bắc được Tòa Đô chánh cho đến tái định cư với sự giúp đỡ của Chương trình Phát triển Quận 8, cùng với trường Trung học Quận 8 đã chiếm lĩnh và cải tạo hầu như toàn bộ khu đổ rác chánh thức của Đô Thành. Khu chỉnh trang khóm 5A bên cạnh và liên khóm 14-15 Hưng Phú, nằm 5 phía bên kia bờ kênh Nguyễn Duy, cũng là hai khu dân cư điển hình được Chương trình Phát triển vận động chỉnh trang tái thiết tại chỗ với phương thức phát triển cộng đồng.

Chợ Xóm Củi, Quận 8, Sài Gòn 1965. Nguồn: OntheNet


3/. XÁNG VỀ

Để cải tạo chỉnh trang hai khu nghĩa địa to lớn nầy, với đầy hầm hố lùm bụi, với mồ mả nửa còn nửa bị bật tung, chen chúc với đủ kiểu nhà lều, nhà bạt, cả người được vận động và người đi vận động đều chỉ có chung duy nhất hai bàn tay trắng với một tấm lòng. Vùng ven Đô thành một thời hoàn toàn không có nước máy, còn điện thì khi không khi có, lại lu câm, các lớp học đêm chúng tôi mở ra, dạy chữ và dạy nghề, phải dùng đèn dầu, đèn cầy là thường. Tôi còn nhớ nhiều đêm, bên cạnh mấy ngọn đèn dầu, cùng nhau ngồi bẹp xuống nền đất nghĩa trang còn ẩm ướt, bà con chúng tôi cùng vắt óc tìm ra phương kế. Để làm sao không phải nhận thêm một lần nào nữa cái lệnh giải tỏa định mệnh và định kỳ của Tòa Đô chánh qua tay “ ông quận trưởng ”. Khi người tống đạt lệnh giải tỏa cũng đồng thời là người cùng đồng bào nỗ lực tìm cách biến cải số mệnh thì giải pháp nào mà không được bà con hăng hái tham gia thảo luận. Đầu tiên là đề nghị “ xin ” rác của Đô thành, dù biết phải chịu cảnh hôi thúi một thời gian dài. Nhưng muốn đổ rác thì phải hốt cốt người quá cố, phải đưa hài cốt vô chủ đi cải táng ở nơi khác, và nhất là phải chờ cho rác có thời gian dẻ chặt xuống. Khu định cư Nam Hải và trường Trung học cộng đồng Quận 8 xây cất được là nhờ nằm trên nền khu rác cũ. Không dùng rác làm nền được thì thử đào hồ lấy đất. Hằng trăm hầm hố chen lẫn với mồ mả vô chủ đã góp phần làm nên cái gợi ý nầy. Nhưng một cái hồ khổng lồ đào ngay trên hằng trăm căn chòi vất vưởng nửa trên mộ nửa dưới 6 ao là điều gần như không tưởng. Bởi làm sao có thể tự đào hố dưới chân mình, khi mình không có cánh để bay, không có đất để đứng ? Cái may của chúng tôi lúc bấy giờ là có được những người bạn tốt ở nhiều nơi, cả trong chánh quyền. Một người bạn như vậy đang làm việc ở Bộ Công Chánh đã tìm cách xoay sở cho chúng tôi mượn tạm một chiếc xáng. Tôi nói xoay sở là vì phương tiện xáng là của nhà nước, với kế hoạch hoạt động dự kiến trước từ lâu. Đúng lúc nó đang trên đường di chuyển đến một điểm công tác mới, anh bạn của chúng tôi ra lệnh cho nó tạt qua chỗ chúng tôi vài ngày. Một công tác thuộc loại nặng và lớn lại có tính đột xuất như vậy phải hội đủ nhiều yếu tố, như người ta thường nói, là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thiên thời thì coi như chúng tôi có, bởi không gì có thể khiến chiếc xáng chuẩn bị dời địa điểm đúng lúc chúng tôi cần, ngoài ông Trời. Địa lợi thì coi như chúng tôi cũng có, bởi hằng ngàn bà con quá cố không ai hương khói đang nằm đó cũng động lòng sẵn sàng nhuờng chỗ cho người sống để quy về ở chung trong một khu mộ lớn gần đó mà chúng tôi đã dự kiến với lệ giỗ hằng năm. Một cái địa lợi nữa là cả hai khu nghĩa trang, tuy ở hai Phường khác nhau, nhưng đều nằm gần như đối xứng với nhau ở hai bờ kênh Nguyễn Duy, mỗi khu chỉ cách bờ kênh một con đường và một khu dân cư không lớn lắm. Cư dân ở đây cũng là những bà con cùng cảnh chạy giặc, nhờ đến sớm hơn nên đã sớm chiếm lĩnh các bờ kênh, sau khi đã sống nhiều năm trên những chiếc ghe mục nát. Cái còn lại là nhân hòa, mà nhân hòa là chính, là cái quyết định cho hai yếu tố kể trên, thì chúng tôi có thừa. Nhưng khi xáng về và khi bắt tay vào việc thì những cái khó thật sự mới bắt đầu. Mỗi khu nghĩa địa là một công trường lớn, trong trường hợp bình thường ít nhất cũng đòi hỏi vài tháng xáng thổi. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ mượn tạm được nó có vài ngày. Anh em công nhân xáng dù với thiện chí muốn giúp dân đến mấy cũng không thể, với sĩ số cơ hữu có hạn, làm việc suốt ngày đêm. Mà dù có làm việc ngày đêm cũng không thể đốt bỏ các công đoạn kỹ thuật thu 7 ngắn vài tháng trong vài ngày. Cho một công trường trong tình trạng bình thường phải mất vài tháng, nhân dân chúng tôi chỉ có vài ngày ! Làm sao ?

4/. ĐÁNH GIẶC NGHÈO

Tôi không biết, hay không nhớ, cảnh dân công đánh Tây, đánh Mỹ thời xưa như thế nào, nhưng dân công tỵ nạn chiến tranh đánh giặc nghèo bằng phương tiện xáng thổi ở hai khu nghĩa trang Quận 8 năm 1965 là có một không hai ở Đô thành… Dưới sự hướng dẫn tận tình của anh em công nhân xáng với số lượng có hạn nhưng lòng nhiệt thành là vô hạn, với lực lượng nòng cốt là các học sinh “ cán bộ ” Chương Trình Phát Triển, hằng trăm dân lành già trẻ gái trai, lớp ráp ống, lớp gác đường – vì đường ống phải băng qua đường lộ để đi vào khu xáng thổi – lớp be bờ canh nước, canh đất, lớp cắm cờ giữ mả, kể cả canh máy cho người thợ chánh nghỉ xả hơi, những anh chị em dân nghèo ở hai khu nghĩa trang Quận 8 trong vài ngày đêm đã trở thành như những người công nhân xáng lành nghề. Với đủ thứ dụng cụ gàu, xẻng, cờ xí... Dưới ánh sáng của đủ thứ đèn dầu và rất nhiều đuốc, làm bừng sáng lên cả một vùng… Không quên cả đội hậu cần chuyên chận bắt những “ chiến lợi phẩm ” dùng phục vụ các bữa ăn cho anh em làm đêm thường là đói meo và mệt lả. Chiến lợi phẩm là những con cua, con ốc, con chạch, con lươn, hay bất cứ con gì thoát ra từ đường ống xáng thổi…

5/.CÁI NHÀ LÀ NHÀ CỦA TA

Sau thành công vang dội có tính quyết định bước đầu là san lấp hai khu “ hang chuột ”, việc còn lại là tổ chức, quy hoạch xây dựng tại chỗ khu dân cư cộng đồng mới. Được chỉnh trang xây dựng tại chỗ, đối với người dân, là một yếu tố quan trọng có tính quyết định, có lẽ còn hơn cả được giúp san lấp mặt bằng, để bà con tuyệt đối ủng hộ kế hoạch. Mọi người như một, người nào việc 8 nấy, ai biết gì làm nấy, chưa biết thì chỉ nhau, học nhau để làm. Nào dựng trại tạm trú, nào xây dựng khu mộ tập thể đền ơn đáp nghĩa người chết, nào quy hoạch tổng thể, nào phân lô chia nền, nào thành lập các đội thi công chuyên môn, kể cả lao động phổ thông như xách nước, chuyền gạch, trộn hồ… những người bà con cùng khổ chúng tôi sau một thời gian tập việc, kể các em nhỏ, đã dần trở thành những người thợ lành nghề, từ đó phát huy làm kế sinh nhai sau nầy… Nhưng chúng tôi không thể không cám ơn đặc biệt các vị bô lão địa phương đã ủng hộ Chương Trình Phát Triển hết mình. Đặc biệt những bà con cố cựu tại chỗ cũng là những tấm gương điển hình làm đầu tàu cho cả cộng đồng đồng tiến. Đáng kể nhất ở khu 14-15 Hưng Phú có anh Ba Lăng. Có thân hình vạm vỡ như hộ pháp luôn luôn “ ở trần ”, anh không là người tỵ nạn, mà là một dân nghèo cố cựu ở vùng ven thành phố, trôi dạt nhiều nơi trước khi về định cư tại đây. Anh có lò heo tại nhà. Nhà anh không cùng loại “ nhà đá ” như chung quanh, mà là một ngôi nhà gạch khá khang trang ở ngay đầu xóm, nhưng anh lại là người đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi của Chương trình Phát triển (CTPT) cùng vợ con vác búa tự đập nhà mình, tự nguyện theo kế hoạch tái chỉnh trang. Sau anh, những “ căn nhà ” khác không cần phải đập, chủ nhà chỉ cần đá bỏ là xong… Ở những khu khác cũng không thiếu những bà con đầy lòng hào hiệp, hảo tâm như vậy. Đặc biệt ở Khóm 5A Chánh Hưng có mấy anh em mà sau nầy tôi được biết là những cán bộ “ Việt cộng nằm vùng ”. Không biết tinh thần cộng đồng ở Chương trình Phát triển Quận 8, hay tinh thần tập thể cách mạng, cái nào đã ảnh hưởng lên cái nào trong các anh, nhưng cái hay ở các anh là sau năm 1975, khi thỉnh thoảng gặp lại, các anh vẫn là các anh, vẫn giữ được tấm lòng tương thân tương ái, xót xa vì đồng bào như ngày nào, và cho tới tận bây giờ, sau khi cũng đã “ đổi đời ” như đa số người khác. Cái khó nhất của người dân nghèo tỵ nạn là tìm ra nguồn vật liệu nặng để xây dựng, ít nhất là những thứ tối cần thiết để không phải trở lại cảnh “ chòi đá ” 9 như cũ, khi mà các nền nhà, các con đường, các khu phố, kể cả các công viên cây xanh… đã được quy hoạch và cấp phép chánh thức tại chính nơi những người chết đã nhường chỗ cho mình. Có tiền thì có gì mà không được, nhưng bà con làm gì có tiền, ngoài tiền công lao động thiếu trước hụt sau, khi đi làm thuê làm mướn ở khắp nơi trong thành phố ? Với sự vận động của CTPT, các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội, tôn giáo trong và ngoài nước, đặc biệt là Công Giáo và Tin Lành, đã hỗ trợ tích cực cho các công tác phát triển cộng đồng ở Quận 8. Cơ quan viện trợ Mỹ cũng tiếp tay đắc lực. Nhứt là về ba loại vật liệu xây dựng cơ bản là tấm lợp, xi măng và sắt. Có tổ chức Công giáo, tổ chức nghiệp đoàn ở Đức cũng gởi tặng hằng trăm khung sườn nhà lắp ráp… Nhưng đồng thời cũng xuất hiện trong đám trẻ các xóm mấy câu hát không biết từ đâu ra. Các cháu nghêu ngao hát rầm trời về “ cái nhà là nhà của ta, Usaid Usom làm ra ”. Usaid, Usom chính là cơ quan viện trợ Mỹ, là người Mỹ. Điều nầy nhắc tôi nhớ một đặc điểm của miền Nam : thời nào cũng có những câu vè, câu hát, với tác giả thường là vô danh, phản ảnh thời cuộc, phàn ánh dân tình, kể cả để truyền đạo mới. Thời trẻ của tôi phổ biến nhất là những câu vè, câu hát đánh Tây hay về mấy thứ đạo. Dân miền Nam lúc đó ai mà không ăn gạo Mỹ, và có cái gì không là của viện trợ Mỹ, đứng đầu là súng đạn để giết nhau ? Còn ở miền Bắc thì ăn gạo Trung Quốc, ít ra là trong bộ đội. Số ít súng đạn tự tạo cũng không thay được các thứ do Trung Quốc, Liên Xô thân tặng. Đồng bào tỵ nạn chiến tranh tại Quận 8 tiếp nhận vật liệu xây dựng định cư từ nhiều nguồn cũng là sự thường. Nhưng người dân nghèo Quận 8, khi phải ngửa tay nhận trợ giúp, trong hoàn cảnh cùng cực, cũng quyết không để mất hết lòng tự trọng. Bằng công sức lao động cật lực, bằng tiền của bỏ ra cho các vật liệu xây dựng phụ, bà con quyết không để cho các của trợ giúp vượt quá mức công sức đóng góp của chính mình. Nếu tôi nhớ không lầm thì của bà con, vừa của vừa công, ít nhất cũng phải năm mươi phần trăm, nếu không nói là bảy tám mươi phần trăm của giá thành chung 10 ngôi nhà. Và hãnh diện khi nghe bọn trẻ sau nầy tái lập lại sự thật với những câu hát “ cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha lập ra, cháu con phải gìn giữ lấy… ”

6/.THUA BÀ

Công cuộc chỉnh trang các khu nhà ổ chuột các loại, từ các khu mả lạng, đến các khu hỏa hoạn, hay các nơi bị tàn phá sau chiến cuộc Tết Mậu Thân năm 1968, như khu Cầu Tre Quận 11, Khu Bình Tiên Quận 6… đã cho chúng tôi rất nhiều bài học về nhiều mặt, và nhiều kỷ niệm. Một trong những kỷ niệm khó quên đối với tôi là về một ngôi chùa ở khu nghĩa địa liên khóm 14-15 Hưng Phú, bây giờ thuộc Phường 10 Quận 8. Ngôi chùa, nằm lọt tõm trong khu nghĩa trang hỗn tạp, không ai nhớ có từ thời nào, được bà con tại chỗ gọi là chùa Bà. Cải tạo lại toàn bộ khu nghĩa trang thì không thể không làm phiền đến Bà, và vì vậy phải xin phép Bà cho dời chùa Bà đến một nơi thích hợp gần đó. Nhưng, dù với sự ủng hộ tận tình của các thân hào và các nhà sư có uy tín, mọi vận động của chúng tôi đều thất bại. Tôi còn nhớ, trong một cuộc họp cuối cùng có thể nói là quyết định, với đầy đủ Ban Quản trị Chùa cùng đông đảo bà con và các vị thân hào khu xóm, mọi lý lẽ của Ban vận động nêu lên để thuyết phục dời Chùa, kể cả lời hứa chánh thức hỗ trợ xây cất lại chùa đàng hoàng hơn tại một địa điểm gần đó, ngay trong khu định cư chớ không đâu xa, đều bất thành. Cái lý của bà con để giữ chùa lại chỗ cũ là : Bà linh lắm. Địa phương nầy đã từng bị nhiều đám cháy dữ dội, nhưng nhờ có Bà nên chùa và các nhà xung quanh không hề hấn gì. Nhiều người thay nhau lập lại chỉ một điệp khúc : “ Bà không chịu ” ! Lòng tin của người dân quả thật là “ dễ nể ” ! Tôi vụt hỏi : “ Làm sao biết được Bà chịu hay không chịu ” ? Có tiếng ai đó cất lên và nhiều người tán đồng : “ Xin keo, xin keo ” ! Tôi đồng 11 ý ngay. Và hứa : dù kết quả “ xin keo ” thế nào, Chương Trình Phát Triển cũng sẽ hỗ trợ xây cất lại chùa, khang trang hơn. Tôi giao cho Ban Quản trị chùa chọn ngày tốt để tổ chức buổi lễ “ xin keo ” thật long trọng, với đầy đủ các lễ vật truyền thống. Gần đến ngày “ xin keo ”, tôi tự nhủ : “ Nếu chỉ xin có một lần thì “ năm ăn năm thua ”. Hay là mình xin nhiều lần ? Khu chỉnh trang có dành ra mấy miếng đất trống để dùng làm công viên, tạm đánh số thứ tự trên bản đồ. Nếu lần thứ nhất, xin dời chùa đến công viên thứ nhất “ không được Bà chấp thuận ”, thì xin Bà về công viên số 2, rồi số 3, v.v… Xác suất được Bà chấp thuận đương nhiên sẽ cao hơn là chỉ xin có một lần ”… Rồi tôi lại nghĩ : “ Cái mẹo của tôi lâm thời có thể không bị bà con kịp bắt bẻ, bởi trước đây đâu có ai nói rõ phải xin keo mấy lần, để dời đến bao nhiêu chỗ. Nhưng trong thâm tâm bà con sẽ thấy mình bị gạt, và về lâu dài sẽ càng không “ tâm phục khẩu phục ”. Vì vậy tôi thầm quyết định : chỉ xin Bà một lần thôi, tuyệt đối không để bị cám dỗ lấy “ cứu cánh biện minh cho phương tiện ”. Bởi cái chủ yếu là lòng người. Và việc chủ yếu là vì dân, chớ không vì ai hay vì cái gì hết.

7/.XIN KEO

Giờ của sự thật đã đến. Dụng cụ để “ xin keo ” không là hai đồng tiền điếu mà là một gốc tre già được chẻ đôi, nhẵn thín vì dùng nhiều. Khi được buông xuống, nếu một nửa sấp, một nửa ngửa thì được.. Nếu hai miếng đều sấp hoặc đều ngửa là bất thành, là bị từ chối. Sau khi thắp nhang, tôi cầm hai nửa gốc tre đưa lên trán. Nhưng trước khi buông xuống, theo thói quen khi đi cúng đình, tôi lớn tiếng “ khấn ” để mọi người cùng nghe, đại ý : “ Thưa Bà, chúng tôi hội tựu về đây thành kính xin Bà cho phép dời chùa về nơi công viên đã dự kíên để xây cất trùng tu lại khang trang hơn và tíêp tục thờ phụng Bà một cách tốt đẹp nhất ”… 12 Mọi người nín thở theo dõi khi tôi buông “ keo ”. Một sấp, một ngửa ! Như vậy là Bà đã chấp thuận rồi. Nhưng không, còn phải chờ cho đến khi “ keo ” nằm im thật sự thì mới tính. Một nửa gốc tre đã nằm yên, ngửa mặt lên nóc chùa, còn nửa kia thì đang từ từ dịch về phía bệ thờ bằng xi măng, để sau cùng nằm lật ngửa như miếng kia, sau khi va đụng vào chân bệ thờ. Những người muốn giữ chùa lại chỗ cũ đồng loạt vỗ tay, cánh còn lại chỉ biết cười trừ. Tôi không do dự tuyên bố : ngay ngày hôm sau sẽ cho đem vật liệu tới để đóng góp trùng tu chùa tại chỗ, với thêm một bức tường vây quanh, tách biệt chùa với nhà dân ở chung quanh. Trên đường về, một vị nhân sĩ địa phương từng hợp tác mật thiết với CTPTQ8 ngay từ những ngày đầu, sau nầy là Phường trưởng phường Hưng Phú, là Nghị viên Hội Đồng Đô Thành, và bây giờ đang định cư ở Mỹ, anh Trương Tấn Lộc, đi bên cạnh tôi cười nói : “ Kết quả thế nào thì ông cũng là người “ ăn ” trọn. Lòng dân 100 % đều theo ông ”. Tôi cười, đáp : “ Anh nói gì kỳ vậy ! Mọi người đều thua Bà mà ! Hay nói cách khác, ai nấy đều theo Bà ”.

8/.CÁI BUỒN NHẤT CỦA VIỆC DẠY VÀ VIỆC HỌC

Trường “ Trung Học Cộng Đồng Quận 6 ”, thoát thai từ một Hội chợ triển lãm hàng nội hóa, cũng được xây dựng trên một bãi rác khổng lồ nằm cạnh Bến xe Chợ Lớn. Tiếc thay, trường nầy sau 1975 không bao lâu đã bị sáp nhập vô trường tiểu học Phạm Đình Hổ, để nhường chỗ cho một trung tâm thương mại. Không hiểu sao tinh thần cách mạng của chế độ mới lại sớm hội nhập với tinh thần buôn bán của mấy ông bà nghị viên của chế độ cũ như vậy. Anh Uông Đại Bằng ở quận 8, anh Nguyễn Đức Tuyên và anh Võ Văn Bé ở quận 6, là hiệu trưởng đầu tiên của hai trường Trung Học Cộng Đồng đầu tiên của Sàigòn. “ Mô hình ” trường Trung Học Cộng Đồng của các Chương Trình Phát Triển, do dân địa phương chịu trách nhiệm tài chánh, kể cả xây dựng, và Nhà Nước chịu trách 13 nhiệm quản lý giáo dục, kể cả bổ nhiệm giáo chức, đã được Bộ Quốc Gia Giáo Dục ban hành thành quy chế chánh thức khi anh Nguyễn Văn Trường làm Ủy viên (Bộ trưởng) Giáo Dục, anh Lý Chánh Trung làm Đổng lý văn phòng, anh Võ Long Triều làm Ủy viên Thanh Niên và tôi làm phụ tá. Tất nhiên là với đề nghị và vận động của Chương trình Phát triển. Số phận hai ngôi trường trung học cộng đồng ở Quận 8 và Quận 6 cũng có cái giống mà cũng có cái khác nhau. Giống nhau là vì cả hai đều mọc lên từ bãi rác, tuy bãi rác ở Quận 6 là bãi rác chợ, còn bãi rác ở Chánh Hưng Quận 8 là bãi rác của toàn Thành phố. Hai trường Trung Học đều hoạt động nổi tiếng hiệu quả nên Hiệu trưởng Uông Đại Bằng và Hiệu trưởng Võ Văn Bé đều được cử làm thành viên của Hội Đồng Văn hóa Giáo dục Quốc gia, một định chế do Hiến pháp quy định, nhằm hỗ trợ tham vấn chánh phủ về các chính sách văn hóa giáo dục quốc gia. Nhưng Trường THCĐ Quận 6 lại có nhiều bước ngoặt hơn trường Quận 8. Để biến bãi rác thành trường học, anh em ở Chương trình Phát triển quận 6, mà đặc biệt là anh Mai Như Mạnh, quận trưởng, đã có sáng kiến dựng lên một khu Hội chợ triển lãm hàng nội hóa, với sự đóng góp của các nhà doanh nghiệp địa phương. Ai cũng biết các quận thuộc vùng Chợ Lớn là nơi tập trung các xí nghiệp sản xuất tiểu thủ công của Đô thành, và của cả Miền Nam. Ai sản xuất được quạt máy, bàn ủi, đồ nhôm, tấm lợp, v.v. đều được mời gọi có một gian hàng trong Hội chợ hàng nội hóa, mà phải tự làm lấy gian hàng của mình, theo thiết kế của Chương Trình Phát Triển, và phải để lại cái vỏ, tức gian hàng triển lãm, khi hội chợ bế mạc. Để làm trường học. Các gian hàng và toàn bộ khu triển lãm đã được anh em thiết kế bố trí để trở thành một ngôi trường tương đối hoàn chỉnh khi hội chợ kết thúc. Tất nhiên là cũng với sự giám sát của “ kiến trúc sư, kỹ sư dân bầu ”, giáo sư toán Nguyễn Phúc Khánh. Đây cũng là một cách vận dụng phương thức Phát Triển Cộng Đồng vào lãnh vực kinh doanh, cũng như vào các lãnh vực khác mà thôi. Nhưng đó lại là bước ngoặt thứ… hai. Vì bước 14 ngoặt thứ nhất là phải giành cho được đống rác. Để biến ý muốn trở thành hiện thực, anh em đã phải giành giựt “ đống rác ” với một số nghị viên Hội đồng Đô thành, vì họ muốn dành chỗ cho một trung tâm thương mại. Trong khi ở Hội đồng Đô thành lúc bấy giờ chúng tôi chỉ có hai anh em nghị viên vừa mới đắc cử là anh Lê Xuân Tảng và anh Dương Văn Long. “ Bước ngoặt ” thứ ba là sau 1975 không bao lâu, trường Trung Học Cộng Đồng Q6 không còn nữa. Nó lại phải nhường chỗ cho một khu thương mại mới. Trong khi trường Trung Học Cộng Đồng Q.8, tuy đổi tên thành trường Lương Văn Can, nhưng vẫn còn có “ Ngày Truyền Thống ”, do tập thể các cô thầy và học sinh cũ mới lưu dấu, với ngày khai giảng niên học tháng 10/2001 là lần thứ 35. Tuy nhiên, xét cho cùng, thì số phận trường Trung Học Cộng Đồng Q.6 cũng không “ hẩm hiu ” lắm. Bởi tuổi đời của nó chỉ có mấy năm, không là bao để đáng được gọi là thọ, so với vài trường nổi tiếng ở Sài Gòn tính đến ngày 30- 4-1975 là tồn tại ngót trăm năm, mà ngày truyền thống từ lâu đã không còn. Hay nếu còn thì cũng lẻ tẻ ở đâu đó, có khi ở nước ngoài, do mấy học trò cũ vì nhớ trường cũ quá mà quây quần lại với nhau. Sau họ thì chắc dứt… Như trường Gia Long, như trường Petrus Ký, như trường Taberd nơi tôi đã từng theo học, những trường nổi tiếng lâu đời ở miền Nam đã từng đóng góp không ít học sinh nam nữ ưu tú cho hai cuộc kháng chiến. Trong việc dạy và việc học, cái buồn nhất phải chăng là đánh mất truyền thống ?!

9/. ÔNG CỐ VẤN QUẬN TRƯỞNG VÀ MẤY THẰNG NHỎ

Khi Chương trình Phát triển Quận 8 bắt đầu, và tôi về nhậm chức Quận trưởng hành chánh thì Quận 8 là một quận nghèo nhất Đô thành. 15 Quận 8 cùng với các quận khác ở Đô thành thời đó vẫn còn duy trì chế độ quận trưởng hành chánh, thường là một vị thuộc ngạch Tri phủ hay Đốc phủ sứ, cùng với một quận trưởng cảnh sát, thường là một sĩ quan hiến binh, đặt dưới sự điều động của quận trưởng hành chánh. Các ông Phủ hay Đốc Phủ ngồi ghế quận trưởng ở Đô thành Sàigòn cho tới năm 1965 là vết tích còn lại của thời Nam Kỳ thuộc Pháp. Thời Pháp các ông thường là “ chủ quận ” ở các tỉnh, còn “ chủ tỉnh ” là người Pháp. Đến năm 1965, trừ ở Sàigòn, tất cả các quận trên toàn quốc đều đồng hóa với các khu quân sự, và các ông quận trưởng đều là nhà binh, với cấp bậc thiếu tá hoặc trung tá. Các Phó Đốc sự tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh được bổ nhiệm làm Phó Quận trưởng, còn các Đốc sự thì làm Phó tỉnh trưởng. Lúc bấy giờ tôi cũng là nhà binh, nhưng chỉ là thiếu úy gốc nhả giáo bị động viên, do anh em yêu cầu tướng Kỳ bổ nhiệm giữ chức Quận trưởng hành chánh Quận 8 cho bằng được, đề cùng thực hiện Chương trình Phát triển. Đây là một yêu cầu có tính quyết định cho thành bại của Chương Trình. Bởi thời nào cũng vậy chánh quyền luôn có vai trò then chốt trong mọi công cuộc xây dựng, cải tạo. Yêu cầu của chúng tôi tuy đã được tướng Nguyễn Cao Kỳ, chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tức Thủ tướng chấp thuận, nhưng còn phải thông qua sự chấp hành của Đô trưởng, lúc bấy giờ là Đại tá Y sĩ Văn Văn Của, thuộc binh chủng nhảy dù. Vì yêu cầu của anh em chúng tôi chưa có tiền lệ, và quyết định của tướng Kỳ cũng khá mới mẻ táo bạo, nên ông Đô trưởng đâm lo và thi hành một cách nửa vời. Với tôi ở chức vụ Quận trưởng và anh Mai như Mạnh ở chức vụ Phụ tá – còn chức vụ Phó Quận trưởng hành chánh thì vẫn giữ như cũ – ông Đô trưởng còn bổ nhiệm thêm ông nguyên quận trưởng mà tôi vừa thay thế, Đốc phủ Cao Minh Chung, làm cố vấn quận trưởng, một chức vụ cũng hoàn toàn có tính “ cách mạng ” không kém, xưa nay chưa từng có ở bất cứ đâu trên đất nước VNCH. Để rồi mỗi ngày, khi tôi lặn lội đến đâu thì y như rằng ngày hôm sau ông “ cố vấn ” cũng mò tới đó để hỏi thăm đồng bào xem “ hôm qua mấy đứa 16 nhỏ đã làm được gì ”. “ Mấy đứa nhỏ ” là mấy anh em chúng tôi, hầu hết chưa đầy 30 tuổi, cùng với các em học trò của chúng tôi, phần lớn chưa đầy 20 tuổi. Riêng ngôi nhà công vụ dành cho quận trưởng, trong khuôn viên Tòa Hành Chánh Quận 8, thì cũng phải nhường một nửa cho ông cố vấn quận trưởng … Tình trạng khó xử và khó chịu nầy kéo dài cũng khá lâu. Cho tới khi cả ông Đô trưởng, cả ông cố vấn quận trưởng đều “ thấy nhột ” mà tự động thoái lui. Khi thấy những bước tiến dài trong một thời gian ngắn của công cuộc phát triển cộng đồng về mọi mặt. Khi thấy lòng dân, trước hết là mấy cụ già, ngày càng ngã về “ mấy đứa nhỏ ”. Khi thấy những đoàn khách, những bạn bè trong nước, ngoài nước, nườm nượp đến thăm, ủng hộ hay rút kinh nghiệm. Khi thấy cả Đại sứ Hoa Kỳ ông Cabot Lodge, cả Phó Tổng thống Hoa Kỳ, ông Hubert Humphrey… cũng được tướng Nguyễn Cao Kỳ hướng dẫn đến thăm. Riêng ông Đô trưởng Sàigòn thì sau nhiều lần tự mình “ thử thách ”. Với tác phong một Đại tá nhảy dù, ông Đô trưởng đã nhiều lần “ đột kích ” xuống Quận 8 vào ban đêm, và lần nào ông cũng được “ toại nguyện ” : không hẹn nhưng đêm nào ông cũng gặp quận trưởng quận 8 ở đâu đó giữa các khóm nghèo, không phải để nghênh tiếp Đô trưởng, mà là để cùng người dân nghèo họp bàn giải quyết một vấn đề nào đó tại chỗ…

10/.KHÓ CÓ NƠI NÀO NGHÈO HƠN

Quận 8 thời 1965 có những đặc điểm mà không nơi nào có. Những đặc điểm đã được tôi nêu bật trong bài phát biểu nhậm chức trước đông đảo bà con địa phương. Không giống bất cứ quận nào khác, càng không giống các quận trung tâm, Quận 8 không có trường trung học, mà trường tiểu học thì cũng thật lèo tèo. Và đương nhiên là không có trường Đại học. Nhưng lại có Trại Tế bần, ở Phường Rạch Ông, nơi tập trung các trẻ lang thang bụi đời của toàn thành phố. Bắt rồi, bắt lại, bắt nữa. Như bắt cóc bỏ dĩa. Quận 8 cũng không có nhà băng, kho bạc, nhưng lại có bãi rác chung của Đô thành ở Phường Chánh Hưng. 17 Những “ núi ” rác chồng chất nối tiếp nhau trên nhiều héc-ta, nơi tập trung sinh sống, không biết từ thời nào của một số dân cư làm nghề rác. Các bà con nầy, cùng gia đình, cất chòi sống ngay trên rác, phân loại khai thác rác. Những đôi guốc vông, thời đó còn thịnh hành, hết xài vất đi, là một nguồn lợi đặc thù của bà con làm rác, để phơi làm củi chụm. Ăn cơm hay thỉnh thoảng mời tôi lai rai vài chén “ đế ” đều phải ngồi trong mùng. Không phải “ nằm mùng để chống muỗi ”, mà chống ruồi : ruồi sà xuống uống rượu, ruồi nhảy vô “ nhẩm xà ”, ruồi chui vô lổ mũi, ruồi tọt vô cuống họng… nếu ngồi đối ẩm mà không giăng mùng. Và nước nhĩ rác nữa, những dòng suối đen ngòm, đặc quánh có chỗ ngập tới ống chân khiến tôi thường bỏ cơm sau khi cùng bà con địa phương ngược xuôi trên rác tìm cách chỉnh trang thích hợp để an cư và cải thiện đời sống đồng bào. Lò heo Đô Thành cũng nằm ở Quận 8. Có tên là Lò heo Chánh Hưng, nhưng nó nằm ở phường Hưng Phú, dưới một dạ của cầu chữ Y. Không phải lò giết mổ hiện đại như Vissan sau nầy, mà là một lò thủ công, bên bờ kênh Nguyễn Duy, với tấp nập ghe thuyền chở heo từ các tình đổ về. Với một thành phần lớp trẻ nghèo thất học hay bán thất học chuyên nghề mót dây trói heo người ta vất bỏ đem bán.

11/. NHỮNG BÀI HỌC VÔ GIÁ

Tôi học được ở bà con rất nhiều điều ở đây. Về người dân : tất cả đều có thể làm được, không gì không thể làm được, với lòng can đảm quyêt tâm, và sức hợp quần, nhất là sức hợp quần. Về chánh quyền : yêu cầu tiên quyết đối với chánh quyền là trong sáng, công khai minh bạch và công bằng. Điều đầu tiên đập vào mắt tôi ngày đầu tiên có mặt tại Quận 8 là “ đạo binh ” những người viết đơn mướn trước Tòa hành chánh quận. Và việc làm đầu tiên của tôi với tư cách quận trưởng là niêm yết rõ các thủ tục, các 18 mẫu mã đơn thư hành chánh với thời hạn ngắn nhất có thể… Không lừa dối gạt dân, cũng không mị dân, dù chỉ một lần, dù việc lớn việc nhỏ. Luôn đi sâu đi sát với dân, càng trực tiếp càng tốt. Tránh tối đa các loại trung gian. Ông bà ta thường nói “ trong họ ngoài làng ”, với cái nghĩa tốt nhất là cùng bà con với nhau, không ai đâu xa lạ, chớ không trong tinh thần gia tộc, bè phái bao che lẫn nhau. Ông bà ta cũng nói “ quan nhất thời, dân vạn đại ”, không nên làm việc gì để sau nầy không dám nhìn mặt ai…. Và tất nhiên là phải dân chủ. Nhưng dân chủ mà không có đảm bảo của tự do phát biểu thì không biết đó là thứ dân chủ gì. Không có tiếng nói tự do của người dân thì e trời cũng không biết nhà cầm quyền đang muốn gì, làm gì. Có thể nói báo chí thời những năm 1960 là khá tự do, muốn viết gì cũng được, trừ một số cấm kỵ thời nào cũng cấm như xúc phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm an ninh quốc phòng, gây chia rẽ sắc tộc, v.v. Nhất là cấm tuyên truyền cho Cộng sản. Báo chí cần có nhiều độc giả và cần bán được nhiều báo. Vì vậy không có báo nào, dù là báo thương mại, thân chính hay đối lập, là không có mục “ Tiếng Dân Kêu ” và đủ thứ “ Diễn đàn ”. Các ông bà nghị viên Hội đồng Đô thành cũng siêng nói, cũng thường xuyên đi lại với dân vì hầu như tất cả đều ứng cử đắc cử tại địa phương mình cư ngụ. Để được liên tục bầu lại, họ phải liên tục nói thay tiếng nói của cử tri, kết quả tới đâu thì “ hạ hồi phân giải ”. Chánh quyền nào cũng phải dè chừng hai cái “ loa ” nầy : những người dân cử và báo chí. Nhưng cả hai đối với tôi là không đáng ngại, bởi tôi cũng có dân, và có lẽ có dân nhiều hơn họ. Bởi họ chỉ nói mà không có phương tiện hay điểu kiện để làm. Còn tôi vừa nói lại vừa làm. Và làm nhiều hơn là nói… Ở đâu và ngày nào tôi cũng phải nói, nói và nói. Về sức mạnh của người dân và về tính hợp quần. Nhưng ở đâu và ngày nào tôi cũng phải làm, phải cùng các anh em tôi và bà con phường khóm triển khai các dự án cụ thể phát triển cộng đồng.

12/.BÁM ĐẤT BÁM DÂN

Tôi có cái may là có anh bạn “ đồng chí ” là anh Mai Như Mạnh, tốt nghiệp trường Quốc gia Hành chánh, được đặc cách cử làm Phụ tá Quận trưởng, song song với một ông Phó Quận trưởng cũ, anh Nguyễn Minh Tánh là một công chức rất tốt, được tôi giữ lại. Lại còn có một bác thơ ký Tòa hành chánh quận là một công chức chánh ngạch cao niên, thạo việc, tốt bụng và lương thiện. Cái chức Thơ ký hay Tổng thơ ký ở các đơn vị hành chánh từ cấp Quận trở lên, và ở các Bộ, Phủ ngày xưa là một điểm son về tổ chức hành chánh của chế độ cai trị của Pháp còn để lại. Các chức vị nầy luôn thuộc về các công chức thâm niên công vụ đã được đào tạo chánh quy chuyên môn để luôn biết đứng trên, đứng ngoài mọi khuynh hướng chánh trị phe nhóm, đảng phái. Đây là một vai trò tối thiết để bảo tồn một nguyên tắc cốt lõi của một nền Hành Chánh Quốc Gia đáng tin cậy : nguyên tắc “ Liên tục Nhà nước ”. Cho dù các hình thức và nhân sự cầm quyền có thay đổi, một cách bình thường hay sau một chính biến, thì những cam kết của mọi chánh quyền đối với người dân, và đối với quốc tế, đều phải được tôn trọng. Trừ phi sau một cuộc cách mạng triệt để, một cuộc cách mạng cào bằng tất cả. Nhưng cả với trường hợp nầy, người làm cách mạng sớm muộn cũng phải xét đến nguyên tắc “ Liên tục Nhà nước ”, vì chính quyền lợi của cách mạng. Những ông công chức thuần túy phi chánh trị kể trên là người giữ giềng mối cho sự liên tục nầy. Hằng ngày, tôi giao công việc hành chánh thường lệ cho ba anh kể trên và các phòng ban giải quyết phần lớn, kể cả phân công, phân cấp, phân quyền ký các văn bản cần thiết… Với một chiếc jeep, có khi chỉ với một chiếc Lambretta hai bánh, một anh cảnh sát bảo vệ kiêm tài xế và một chiếc máy bộ đàm, tôi gần như có mặt ngày đêm ở các khóm, các phường. Khi thì tại một “ điểm nóng ”. Khi thì theo lịch định kỳ hẹn trước với bà con địa phương, mà thường là ban đêm, bởi ban ngày là dành cho bà con kiếm cơm. Tôi thường nói với bà con một điều không biết đúng hay sai, nhưng vào lúc bấy giờ là khá mạo hiểm, với cả đôi bên đang đánh 20 nhau ác liệt. Đó là : “ Ở tại Quận 8 nầy bà con có thể có tới hai “ ông quận ”. Không biết bà con nghe theo ông nào hơn, nhưng tôi quyết không hơn thì thôi chớ không để thua ông đang nằm bên rạch ”. Các quận ven biên như quận 8 thường có nhiều kênh rạch. “ Ông đang nằm bên rạch ” là ông nào chắc bà con cũng ngầm hiểu. Và hơn thua ở đây tôi muốn nói là về lòng dân và về những việc làm sát thực với nguyện vọng của bà con nhân dân, để bà con có cuộc sống ngày càng ấm no, yên vui, hạnh phúc hơn. Và không bị bất cứ ai áp bức… Tôi nói vậy là vì khiêm tốn thôi, chớ thật ra “ ông nằm ở bên rạch ”, nếu có, thì làm gì có điều kiện để làm gì mà hơn tôi, ngoài việc “ nằm vùng ” cho thật tốt và hứa những ngày mai tươi sáng hơn ? Những điều tối thiểu trên đây có thể nói là cần và đủ để xây dựng một địa phương, một đất nước. Nếu không làm được mà còn làm bậy, làm dối, làm láo, làm hại của dân, cả ăn của dân và ăn hiếp dân… thì sớm muộn cũng mất dân, mất quyền và có thể dẫn đến mất nước.

13/.TÌNH NGHĨA ANH EM

Đa số anh em làm các Chương Trình Phát Triển mà tôi đã có dịp nhắc đến ở các đoạn trên, nay vẫn sinh sống ở Sàigòn, nhưng ai là nhà giáo thì hầu hết đã bỏ nghề. Riêng anh Uông Đại Bằng thì lại dài hơi nhứt. Làm Hiệu trưởng trường Trung Học Quận 8 suốt từ ngày trường thành lập năm 1965 cho đến khi “ được giải phóng ” năm 1975, nhưng cho tới nay, sau khi đã rời trường, không năm nào anh không được các Hiệu trưởng kế tiếp và các học sinh mới, cũ mời trở lại trường, ít nhất là vào ngày Truyền thống của trường, ngày 23 tháng chạp âm lịch. Có học trò cũ lại mời anh làm hiệu trưởng một trường dân lập quốc tế thuộc loại có cỡ ở Sàigòn. Một số ít anh em lần lượt ra định cư ở nước ngoài, sau khi, kẻ ít người nhiều, kẻ một lần, người hai lần, người không lần nào, làm “ nghĩa vụ cải tạo ”. Trong số đó người sau cùng là anh Đoàn Thanh Liêm, một 21 trong ba người đứng đầu Kế Hoạch Xây Đời Mới, và là Tổng Quản lý thứ hai của Kế Hoạch. Anh bị bắt và bị ra tòa cách đây mấy năm với tội danh là tác giả và là người “ phát tán ” một tài liệu gì đó về dân chủ. Một đêm, khá lâu sau khi anh bị bắt, tôi nhận được điện thoại của gia đình anh đột ngột từ giã để ra sân bay đi Mỹ. Tôi sửng sốt hỏi dồn thì được biết anh Liêm cũng cùng đi nhưng không phải từ nhà mà từ trại giam ra thẳng phi trường… Người có công bước đầu tiếp xúc với tướng Nguyễn Cao Kỳ và quy tụ nhóm anh em từ nhiều chân trời khác nhau nhưng cùng chí hướng hoài bão, để thành lập Chương Trình Phát Triển Quận 8 là anh Võ Long Triều. Về sau anh được tướng Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành Pháp Trung ương, mời ra làm Ủy viên (Bộ Trưởng) Thanh niên trong Nội các Chiến tranh. Năm 1971 anh ra tranh cử và đắc cử nhiệm kỳ II Hạ nghị Viện Đệ nhị VNCH tại đơn vị Bến Tre, quê nhà anh. Sau 1975, anh đi học tập cải tạo trước sau hai lần, tổng cộng trên dưới mười năm. Anh mới đi Pháp hồi 1993. Sau đó định cư ở Hoa Kỳ. Tôi và anh cũng có nhiều “ duyên số ” với nhau. Hồi còn đi học cùng trường Thầy Dòng ở Mỹ Tho ; hồi bắt đầu CTPTQ8 như đã nói ở trên ; hồi anh nhận chức Ủy Viên Thanh Niên cho tướng Kỳ rồi “ lội ” xuống quận 8 bắt tôi cho bằng được về Bộ làm phụ tá cho anh ; hồi làm báo Đại Dân Tộc, ở nhiệm kỳ II Hạ nghị Viện, khi anh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, tôi làm giám đốc chính trị ; và gần đây, hồi 1994 khi tôi sang Pháp, anh đã vui lòng lái xe đưa tôi đi thăm Đại tướng Dương Văn Minh… Về anh em chúng tôi trong các Chương Trình Phát Triển : cái tôi học được là tinh thần vô vị lợi tuyệt đối, và tinh thần sống nghèo khó, tiết kiệm tối đa của cải của đồng bào, của cải chung. Sau khi giao lại các Chương Trình Phát Triển trong Kế hoạch Xây Đời Mới cho chánh quyền Đô thành từ sau tháng 7 năm 1971, sau gần sáu năm hoạt động, chúng tôi chia tay nhau với hai bàn tay hoàn toàn sạch và tấm lòng phơi phới, không hề hưởng bất cứ một thứ lợi gì ngoài đồng lương công chức hoặc giáo chức. Cũng may là đồng lương “ ba cọc ba 22 đồng ” của công chức giáo chức thời đó không chỉ đủ nuôi sống bản thân, mà còn nuôi cả gia đình vợ con, cha mẹ, có khi cả anh chị em, và nếu biết “ khéo gói, khéo mở ”, “ khéo ăn, khéo co ”, thì còn có thể để dành đi chơi đây đó hay mua sắm thêm nầy nọ, kể cả mua vàng nếu muốn…

14/.TINH THẦN NGHÈO KHÓ


Tôi không biết cuộc sống “ tam cùng ” của những người Cộng sản trong chiến khu thế nào, nhưng nếp sống của anh em chúng tôi lúc bấy giờ là tập thể. Các đội công tác của chúng tôi đều bám trụ ở các phường, không ăn của đồng bào, không ở nhà đồng bào, mà ở những lán trại riêng, nhưng cùng làm việc với đồng bào, cùng chia sẻ cuộc sống nghèo khó của đồng bào, trong sự đùm bọc và giám sát của đồng bào. Những anh chị em làm công tác hành chánh quản trị, ai có nhà ở địa phương thì đi đi về về, đa số còn lại cũng tổ chức sống tập thể ở nhà công vụ của quận trưởng, được dùng làm trụ sở chính của Chương Trình, Kế hoạch, mỗi ngưởi một chiếc ghế bố, và tôi cũng vậy, lâu lâu có được một bữa mì tập thể hay một bữa cháo dơi bắt được trên trần nhà là quá vui, quá mừng. Thỉnh thoảng còn được chia phần trái dưa, cái bánh của “ thầy ” Minh, bác sĩ Quản lý Chương Trình mang về từ phòng mạch riêng ở Phường, là của đền ơn đáp nghĩa của bà con bệnh nhân nghèo… Có một kỷ niệm nhỏ đối với tôi là không nhỏ : Chúng tôi đã vận động được cho anh em mấy chiếc xe gắn máy “ nghĩa địa ” dùng làm chân đi công tác. Thời đó “ xe nghĩa địa ” không là xe Nhật mà là xe Đức. Một hôm, nhân lúc tôi được rỗi, một số em sáp lại kêu : Tụi em chắc phải treo xe chạy bộ đi công tác thôi, chớ không muốn xin phiếu đổ xăng với thầy Mạnh nữa, vì mỗi lần xin xăng là mỗi lần bị thầy hạch sách đủ điều. Anh Mai Như Mạnh là người đặc trách quản trị tài chánh kế toán của chúng tôi. Tôi đem chuyện kể lại với anh Mạnh, với phần nào ái ngại. Ngồi thừ 23 một lúc, anh Mạnh thở ra đáp : “ Bộ anh tưởng tôi vui lắm sao, khi đi xét nét với các em, khi biết các em luôn cực khổ ? Tôi cố tình làm vậy, và trường kỳ làm vậy, là để các em luôn nhớ phải tiết kiệm tối đa của chung, cũng là của đồng bào mình phục vụ ”… Mai Như Mạnh của chúng tôi đang định cư ở Canada, còn một số các em, là học trò cũ của chúng tôi, nay đang ở nhiều nước. Tôi viết mầy dòng nầy là cho các con, các cháu các em. Để các cháu thấy rằng, trong đánh giặc nghèo, cha ông các cháu là những người mẫu mực xứng đáng, không hà lạm của công, không phí phạm của dân. Giờ đây khi anh em chúng tôi mỗi người mỗi ngả, có người đang ở xa, có người đã nằm xuống, người đã làm đầy đủ các nghĩa vụ công dân, kể cả nghĩa vụ xương máu, kể cả “ nghĩa vụ học tập cải tạo ”, có người đang vui thú tuổi già trên tám mươi hay chín mươi tuổi, đa số đã hơn một lần làm ông làm bà, với đông đúc đàn con cháu hậu tấn, với hơn ba mươi ngàn học sinh từ hơn 30 năm qua tiếp nối tốt nghiệp từ trường THCĐ Lương Văn Can Quận 8, nay cũng đã lần lượt trở thành các bậc ông bà... tôi có thể nói : hạnh phúc của chúng tôi chính là hạnh phúc của bà con cư dân địa phương, nỗi khổ hay ray rứt của chúng tôi cũng chính là nỗi khổ ray rứt của đồng bào. Giữa đồng bào và chúng tôi những gì sau cùng còn đọng lại chính là tấm lòng. Đó là điều tốt đẹp nhất, là vĩnh cữu nhất. Chớ nếu như, nếu vì “ lợi quyền sau rốt cũng về tay mình chia nhau hưởng ”, thì rốt cuộc những gì tốt đẹp nhất cũng thành xấu xa nhất… Một trong những kỷ niệm nhớ đời của tôi là : Một hôm, sau nhiều ngày bận công tác ở Quốc Hội, ở nhựt báo Tin Sáng hay mải miết “ xuống đường ”, tôi tranh thủ trở về thăm lại bà con cũ. Một bà cụ nhà ở bờ rạch Ụ Cây, gần cầu Phát Triển, giáp với khu chỉnh trang liên khóm 14-15 Hưng Phú, nay là Phường 10, mặt hiền từ, vóc khoẻ mạnh, tóc bạc trắng mời tôi nán lại uống trà, để cho bà có vài giây lục tìm một vật gì đó trên bệ thờ Phật. Khi bà trở lại bàn, tôi ngạc nhiên thấy vật bà tìm được không gì khác hơn là một cuốn kinh Phật, với một tấm hình của tôi ngăn trong đó. Hình nầy là trên một tờ truyền đơn bà cất giữ từ 24 hồi tôi ra tranh cử dân biểu Quốc Hội. Bà nói : “ Tôi ngăn hình ông trong cuốn kinh, để nhớ đọc kinh cho ông mỗi ngày ”. Có lẽ mẹ tôi ngày xưa cũng từng đọc kinh cho tôi như bà mẹ nầy, chỉ có chút khác là mẹ tôi không biết chữ… Riêng tôi, sau năm 1971, khi phải xa các hoạt động phát triển để dính vào vòng tranh đấu quyết liệt cho hòa bình dân tộc, tôi vẫn còn, trong vài năm, là hiệu trưởng một trường tiểu học nhỏ nằm dưới một dạ cầu Chữ Y, bên Hưng Phú, gần lò heo Chánh Hưng, có tên là trường Phát Triển. Trường nầy có một quy chế khá đặc biệt : chế độ học là miễn phí, vì học sinh toàn là con nhà nghèo, lương giáo viên là do tôi đài thọ, chia bớt đồng lương dân biểu Quốc Hội của tôi, còn quản trị hành chánh thì tôi nhờ “ ông Năm ”, một lão ông hảo tâm ở xóm Ba Đình gần đó. Sau nầy tôi được biết “ ông Năm ” có một người con trai đi tập kết miền Bắc về.

15/. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG



Nhưng phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế, hay phát triển nói chung, theo chúng tôi, không đơn thuần là phát triển cây cầu, con đường, cái nhà ; không là làm đập, làm cống hay nạo vét kênh mương, như chúng tôi đã từng nạo vét rạch Ông Buông, – trầm mình trong dòng kênh đen ngòm, ngập tràn đủ loại phế phẩm ô uế, nguy hiểm, kể cả phế phẩm bằng kim loại do bà con chen chúc sống và làm đủ thứ nghề hai bên bờ tha hồ tuôn xuống, và bằng chính đôi tay của mình khơi thông dòng chảy cho bà con ở Quận 6 trong mùa mưa lũ –, thậm chí cũng không là xây dựng trường học, ký nhi viện hay bệnh xá… Cũng không là tăng trưởng lợi tức chung, lợi tức bình quân đầu người, trong khi cái hố phân cách giàu nghèo ngày càng bị đào sâu, khoét rộng, vì nạn bất công xã hội trầm trọng... Nhưng là phát triển đời sống cộng đồng, tính liên đới, đặt nền tảng trên sự công bằng xã hội, trên các giá trị căn bản vừa là các quyền của con người, 25 xây dựng một xã hội có tình có nghĩa, có trước có sau, mọi người hòa hợp với nhau, với truyền thống tổ tiên ông bà, với thiên nhiên môi trường vạn vật… Chính vì vậy mà công cuộc giáo dục công dân và công tác tổ chức các tầng lớp nhân dân mới là trọng tâm hàng đầu của các hoạt động phát triển của chúng tôi. Các cơ cấu xã hội đặt nền tảng trên sự tôn trọng con người, lấy con người làm trung tâm, để đi dần đến một xã hội dân sự đích thực đối với chúng tôi là vô cùng thiết yếu. Trong đó mọi người, mọi giới, mọi thành phần, mọi tín ngưỡng, tôn giáo hay nghề nghiệp đều có tiếng nói xây dựng dân chủ, kiểm tra dân chủ, chế tài dân chủ, và phát triển dân chủ … Đó cũng là nền tảng, là chỗ dựa, là lực lượng chủ lực bền vững nhất của chúng tôi. Tinh thần dân chủ, tinh thần cộng đồng… là kim chỉ nam, là nền tảng hoạt động của các Chương Trình Phát Triển. Và chính bà con đồng bào là sức mạnh, là bảo đảm, là mục đích tối hậu của chúng tôi. Trên đà phát triển, đứng trước những công trình mới, mỗi khi gặp phải nghi ngờ vướng mắc, hay thử thách, thì đồng bào cũng là chỗ dựa vững chắc của chúng tôi. Hơn một lần, như khi đứng trước một khu hoả hoạn phải chỉnh trang tại chỗ, trong khi bà con nạn nhân còn đang bàng hoàng, có người còn lo giữ con mương, khúc hẻm, lấn trước lấn sau, hay bán đổ bán tháo chút vật liệu được trợ cấp vì nhu cầu cấp thiết trước mắt…, ngoài việc chạy lo cứu tế cấp thời, chúng tôi thường nhờ bà con đã từng kinh qua các gian khó chung trong công cuộc xây dựng cộng đồng ở các khu khác đến gặp gỡ, chuyện vãn với bà con nạn nhân, hoặc đưa bà con nạn nhân đến tận mắt tận tai tìm hiểu ở những bà con đi trước rồi về làm theo…

16/. HẺM ƯỚT

Bà con khu xóm, đối với tôi, còn là nguồn động viên, gợi mở, cảm hứng. Đặc biệt là các cụ lão thành, tiếc rằng ngày càng thưa vắng. Vì vậy, mỗi khi về lại xóm cũ, tôi thường đến thăm các cụ trước. Trong đó có cụ Vương Kim ở khu 26 Chuồng Bò, và cụ Vương Ngọc Chánh, nguyên quán ở Nam Vang, là hai cụ từ đầu mùa và “ trên từng cây số ” đã hết mình ủng hộ các Chương Trình Phát Triển. Có một lần, khi vừa gặp mặt, cụ Vương Kim bỗng lên tiếng trách : “ Ông đi lâu rồi mà sao cái hẻm của ông vẫn còn ướt ” ? Không để tôi ngạc nhiên lo lắng quá lâu, do câu hỏi quá đột ngột của mình, cụ Kim cười xòa nói tiếp : “ Nói cho ông vui, mấy cái hẻm ước, khóm ước ông kêu bà con làm nay vẫn được bà con giữ nguyên ”. Tôi cũng cười xòa. Thì ra, “ ước ” hay “ ướt ”, đối với một số cụ già đặc sệt tính Nam Bộ, cũng là một. Và cái hẻm ước hay khóm ước cụ Vương Kim nhắc đến chính là những cam kết hết sức cụ thể bà con cùng hẻm cùng khóm, sau khi hợp lực làm xong một công trình, tự nguyện ký kết với nhau, như không lấn choán hẻm, không đổ rác bừa bãi, không phơi phóng hay bửa củi trên mặt hẻm, giữ hòa khí, hợp quần giúp đỡ lẫn nhau… để các công trình tập thể luôn được bền, để đời sống cộng đồng ngày càng chặt.

17/. PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ H. HUMPHREY VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN QUẬN 8


Các “ Hội đồng Phát triển Khóm ” đã được người dân bầu lên đều khắp. Để bà con khóm ấp cùng nhau bàn bạc quyết định về những việc cần làm và cách thức phải làm vì lợi ích chung. Các “ Ủy ban nhân dân ” cũng liên tiếp ra đời. Đây không phải là các ủy ban nhân dân có tính hành chánh chánh quyền như bây giờ, mà là những uỷ ban nhân dân thực thụ đã được bà con tín nhiệm chọn ra giữa bà con để chịu trách nhiệm triển khai các công tác xây dựng cụ thể và báo cáo với bà con. Các “ hẻm ước ”, “ khóm ước ” nay chắc không còn bao nhiêu vết tích, vì hẻm đã thành đường, khóm đã thành phường. Các ngôi đình, trạm xá, viện cô nhi, các hợp tác xã tín dụng, mua bán, chăn nuôi, đánh bắt cá, các hội tương tế, phụ lão, các nhà tang lễ cho người nghèo ở các khu ổ chuột… thành lập cách đây ba bốn chục năm nay chắc đã nhiều lần lột xác. Các khu nhà 27 cháy Chuồng bò, Lò heo, Bình Tiên, Cầu Tre, các khu “ mả lạng ” Chánh Hưng, Hưng Phú… do bà con cư dân tự lực hợp tác chỉnh trang tái thiết tại chỗ, nay chắc đã có nhiều chủ mới, hay ít ra cũng đã chuyển đổi vài thế hệ làm chủ… Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Hubert Humphrey, trong một chuyến viếng thăm Sàigòn, đã được tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, đưa đến thăm quận 8. Tôi thay mặt anh em đứng ra thuyết trình tình hình địa phương, các hoạt động, các dự án và đưa khách đi xem một số nơi trong đó có hai khu chỉnh trang 5A ở Chánh Hưng và 14-15 ở Hưng Phú. Hai khu nầy, khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm không còn là hai khu ổ chuột nữa mà đã trở thành những đại công trường xây dựng với hằng trăm cư dân địa phương đang hăng say lao động. Báo chí đưa tin Phó Tổng Thống Humphrey rời Sàigòn. Đặc biệt trên nhiều báo có kèm ảnh ông đứng ở cầu thang máy bay, với lời tuyên bố: “ Những gì tôi thấy ở Quận 8 Sài Gòn là khởi đầu cho một cuộc Cách mạng xã hội ở miền Nam Việt Nam ”. Nhưng bà con ở vùng ven, giáp với miệt Cần Đước, Cần Giuộc bên Long An, thì có người cho biết đã lượm được truyền đơn của “ ai đó ” lên án tử hình mấy người cầm đầu Chương trình Phát triển, đặc biệt nêu đích danh anh Hồ Văn Minh, quản lý chương trình, và tôi (Tin nầy tôi đã có dịp thích thú nghe lại khá lâu sau 1975. Trong một tiệc cưới lớn của con một cán bộ lớn ở Thành Phố, lúc cuối tiệc, khi chỉ còn lại vài bàn giữa những thực khách gọi là thân thiết với nhau, trong đó có tôi, và với tiệc chủ, một thực khách vui miệng nói với tôi, vừa đưa tay chỉ hai ông ngồi cùng bàn, trong đó có một ông là chủ tiệc : “ Hồi anh làm ở Quận 8, xém chút nữa thì hai “ ổng ” đã có lệnh… về anh rồi đó ” ! Đối với tôi, chuyện nầy giống như là một thứ xác nhận gián tiếp về cái tin tôi nghe được hồi năm 1965). Đây có lẽ là lần thứ nhất tôi bị lên án. Còn lần thứ hai, nghe đâu khi tôi vô Quốc Hội và ra làm báo với Ngô Công Đức. Và lần nầy tôi cũng không biết do đâu và từ đâu. Bởi không phải chỉ có một lần tòa soạn báo tôi bị đặt chất nổ, bị đốt hay tôi nhận được “ đạn thư ” hâm dọa. Và cũng bởi các 28 hoạt động của tôi, qua mấy thời kỳ, quả tình là khá nổi cộm và có nhiều đồng bào hưởng ứng. Trong một bối cảnh xã hội nào đó, ngay tại những nước từng có quá trình chánh trị dân chủ ổn định lâu đời, hoạt động nổi cộm thu hút được nhiều người cũng là mối đe dọa cho hoạt động của nguời khác và cho chính mình. Chính vì vậy mà có lần, khi ông Trần Văn Hương làm Thủ tướng, Bộ trưởng Nội Vụ của ông đã đề nghị tôi chấp nhận một cận vệ, lấy từ đơn vị Bảo vệ Yếu nhân của chế độ. Để thuyết phục tôi chấp nhận, ông nói : “ Điều chúng tôi lo là có ai đó “ ném đá giấu tay ”, muốn giết anh, nhưng lại đổ cho chúng tôi ra tay diệt đối lập ”. Từ chối mãi không được, tôi đành chấp nhận, với điều kiện đó phải là một đứa cháu của tôi, đang phục vụ trong ngành cảnh sát. Vì vậy Hồ Thanh Liêm, cháu tôi đã được cử làm bảo vệ cho tôi, sau khi đã được đặc cách rút về Đội bảo vệ yếu nhân để được “ tập huấn ”. Không biết cháu được “ tập huấn ” thế nào mà một hôm cháu bỗng than với tôi : “ Cháu rất khổ tâm vì được lệnh phải thường xuyên nạp báo cáo về chú. Chú đi đâu, gặp ai… cháu đều phải ghi lại hết ! ” Tôi cười xòa, chỉ cho cháu cách thi hành lệnh : mỗi ngày các thư ký thường ghi lịch công tác để sẵn trên bàn làm việc của tôi. Lịch công tác nầy, gồm các cuộc họp các loại, các cuộc gặp, cả các tiệc nhậu và các chuyến đi chơi… không phải lúc nào cũng được tôi “ thi hành ” một cách “ triệt để ”, nhưng tôi kêu cháu cứ tha hồ ghi lại và báo cáo cho bằng hết. Tất nhiên là cũng phải biết không ghi những gì … “ không đáng ghi ”. Sau 1975 Liêm vẫn tiếp tục làm việc với tôi ở Tin Sáng mới, với tư cách tài xế. Mấy năm sau thì cháu bị té xe gắn máy và mất, ngay trước tòa soạn báo.

18/.TT THIỆU VÀ KẾ HOẠCH XÂY ĐỜI MỚI.


Ở trên tôi có nói lễ bàn giao Kế Hoạch Xây Đời Mới cho Tòa Đô Chánh Sàigòn là “ khá vui ” vì có sự hiện diện của Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ và phu nhân “ để chứng đám và chọc tức tướng Thiệu ”. Tôi nói “ chọc tức ” tướng Thiệu là vì, như ai cũng biết, hai tướng Thiệu, Kỳ tuy là chánh-phó của nhau 29 nhưng lại “ trâu trắng trâu đen ” với nhau. Tôi ở phía đối lập với hai ông, nhưng thường nhờ tướng Kỳ giúp đỡ chống lại Thiệu. Ông Kỳ nổi danh là người hay “ nổi hứng ”. Và tôi cũng thường nổi hứng lợi dụng “ tật ” nầy của ông để lôi kéo ông trong nhiều vụ. Còn nhớ có lần anh Lương Lê Đồng, Chủ tịch Hội Nhà Giáo Yêu Nước tổ chức hội thảo về văn hóa dân tộc. Hầu hết các nhân vật sừng sỏ chống Mỹ, chống Thiệu đều có mặt. Theo đề nghị của anh Đồng, tôi mời, ông Kỳ dự. Phó Tổng Thống thì phải nhận phần trách nhiệm về văn hóa mà ! Dù phải “ trân mình ” ngồi nghe thiên hạ đua nhau chống chiến tranh, chống Mỹ. Anh Lương Lê Đồng, sau 30/4/75 là Giám Đốc đầu tiên Sở Giáo Dục Thành Phố. Chương trình Phát triển ở các Quận ven biên là do tướng Kỳ cho phép thành lập. Tôi mời ông đến chứng kiến lễ bàn giao các Chương trình cho chánh quyền theo lệnh của tướng Thiệu là muốn ông Thiệu thấy rằng “ chúng tôi ” chưa có chịu thua ông đâu, “ hết keo nầy sẽ bày keo khác ”. Tôi nói lễ bàn giao “ khá vui ” là vì tôi đã có dịp nói thẳng với đại diện chánh quyền, trước mặt đông đảo bà con nhân dân địa phương, về những việc chúng tôi đã làm, và nhất là về những việc chúng tôi sẽ làm, trong bài diễn văn chánh thức tôi đọc, với tư cách là Tổng Quản Lý KH/XĐM, ngày 18/4/1971 mà ông đại tá Đô trưởng đại diện tướng Thiệu phải “ trân mình ” ngồi nghe. Dưới đây là một phần bài diễn văn trích từ nhựt báo Tin Sáng số ra ngày 19 và 20 tháng 4 năm 1971 : Thưa quý vị, Cách đây gần 6 năm, giữa tháng 8 năm 1965, Kế hoạch Xây Đời Mới được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt của đất nước. Lúc đó xã hội một mặt chưa thoát cảnh xáo trộn, phân hóa sau chính biến 1/11/1963, mặt khác cuộc chiến cũng đang bước vào giai đoạn quyết liệt. Nhưng giữa tình trạng đó đã phát sinh ra một phong trào các thanh thiếu niên đứng lên lãnh nhận trách nhiệm của minh đối với đất nước. Nhiều nhóm trẻ đã tổ chức những cuộc xuống đường để chống đối, nhiều tổ chức thanh thiếu niên khác nỗ lực bắt tay góp phần xây 30 dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Có lẽ hơn bao giờ hết, giới trẻ VN đã thực sự mong muốn một cuộc cách mạng để đổi mới xứ sở. Chính trong bối cảnh lịch sử đó và trong phong trào chung đó mà Kế Hoạch Xây Đời Mới được hình thành như một chương trình xây dựng cụ thể,từ những địa phương nhỏ bé nghèo nàn của vùng ven biên Đô Thành. Chương Trình Phát Triển Quận 8 là thí điểm hoạt động đầu tiên của Kế Hoạch nầy. Cũng như các tổ chức thanh niên tình nguyện khác lúc bấy giờ, hoài bão của nhóm anh em Quận 8 rất to lớn là góp phần thực hiện những cải tiến sâu xa, táo bạo và toàn diện xã hội. Nhưng chúng tôi lại khởi sự bằng những việc làm âm thầm, nhỏ mọn tại những khu xóm nghèo nàn, những con hẻm lầy lội cùng với tầng lớp đồng bào khổ cực bị bỏ quên vốn là thành phần đa số của xã hội VN hiện tại. Trong ngót 6 năm hoạt động, ý hướng căn bản của Kế Hoạch Xây Đời Mới vẫn luôn luôn là phục vụ cho khối đa số quần chúng đó. Công cuộc phát triển mà anh em chúng tôi chủ trương phải đem lại sự thăng tiến chung cho cộng đồng, nhưng ưu tiên bao giờ cũng dành cho những thành phần kém may mắn hơn hết. Đó thiết nghĩ cũng là mục tiêu chính yếu của một cuộc cách mạng xã hội. Nhờ trung thành với ý hướng căn bản đó, chúng tôi không bao giờ để cho Kế Hoạch Xây Đời Mới trở thành một tổ chức cứu tế từ thiện, trước mắt quần chúng địa phương cũng như đối với mỗi người cán bộ. Vì thế trọng tâm của chúng tôi là gây ý thức quần chúng về sự hợp tác xây dựng, bằng cách áp dụng triệt để phương thức phát triển cộng đồng, một phương thức đặt căn bản trên sự đóng góp của mọi người để cộng đồng đồng tiến. Trong tinh thần đó, chúng tôi đã cộng tác với quần chúng địa phương thực hiện được một số công tác vật chất mà chúng tôi xin phép được nêu lên ở đây cùng quý vị, đặc biệt để trình bày với quý vị đã tận tình hỗ trợ cho Kế Hoạch Xây Đời Mới chúng tôi về phương diện vật chất cũng như tinh thần. 1/- VỀ CÔNG TÁC CẢI TIẾN DÂN SINH.- Các đoàn cán bộ KH/XĐM đã vận động đồng bào tu sửa (đắp đất đỏ, trải đá, lót đan, tráng xi măng) hơn 31 13.900 thước đường hẻm và 3.865 thước đường lộ, đặt 8.721 thước đường cống và mương thoát nước, bắc 18 cây cầu với chiều dài tổng cộng 525 thước, khai thông gần 4 cây số rạch Ông Buông và Bông Súng để giải quyết nạn ngập lụt thường niên tại Quận 6, xây 50 hồ nước công cộng để cung cấp nước sạch cho đồng bào vùng ven… 2/- TRONG CÔNG TÁC CHỈNH TRANG TÁI THIẾT GIA CƯ.- Với sự hướng dẫn kỹ thuật và yểm trợ một phần vật liệu của KH/XĐM các Ủy ban Nhân dân địa phương và các Hội đồng Phát triển đã tổ chức đồng bào xây cất 748 căn nhà 4 thước x 12 thước để chỉnh trang hai khu ổ chuột tại khóm 5A phường Chánh Hưng và Khóm 14-15 Phường Hưng Phú, Quận 8, và tái thiết 198 căn tại 6 khu hỏa hoạn trước Tết Mậu Thân. Sau Tết Mậu Thân, tại 18 khu hoả hoạn vì chiến cuộc rải rác trong các quận 6, 7, 8 và 11, con số nóc gia được chỉnh trang tái thiết là 1.600 căn. Tổng số trên 2.500 căn nhà chỉnh trang tái thiết nầy đều bằng bê tông, lợp fibro xi măng hay tôn và được xây cất theo phương thức phát triển cộng đồng. Ngoài ra còn phải kể đến hơn 4.000 căn nhà được sắp xếp thành lô ngay ngắn, do sự vận động của các cán bộ tại 6 khu hỏa hoạn khác mà KH/XĐM chúng tôi lúc đó không còn vật liệu để yểm trợ cho đồng bào. 3/- VỀ CÔNG TÁC VĂN HÓA GIÁO DỤC.- Kế hoạch Xây đời mới đã xây cất 30 phòng học cho các lớp sơ cấp và tiểu học thâu nhận được 3000 học sinh và thiết lập hai trường Trung học Cộng đồng Quận 8 và Quận 6 gồm 52 lớp với hơn 3000 học sinh trong niên khóa 1970-1971… Ngoài ra các Chương trình Phát triển đã tổ chức các lớp dạy thủy động cơ, máy nổ hai thì, radio, điện nhà… 17 khóa giáo dục căn bản phụ nữ cho chị em biết thêm nghề may cắt và nấu ăn… Những thành quả vật chất đó tuy đã góp phần cải thiện đời sống của đồng bào nghèo và gây lại niềm tin nơi quần chúng, nhưng đó không phải là mục tiêu quan trơng hơn hết. Chính qua những công tác đó, anh em cán bộ đã khơi động 32 được một phong trào quần chúng hợp tác tham gia cải tiến xã hội được chuẩn bị bằng những buổi mạn đàm và những buổi họp nhiều khi thâu đêm để đồng bào có cơ hội gặp nhau thảo luận về công việc có ích lợi chung. Những hoạt động đó còn là môi trường để mỗi người cán bộ chúng tôi tự đào luyện chính mình bằng phương thức tập thể chỉ huy cá nhân đảm trách, bằng sự hòa mình thật sự vào đời sống quần chúng, bằng sức kiên trì vượt qua những khó khăn thử thách, và nhất là để tìm kiếm được, nhờ kinh nghiệm hành động và suy tư, một đường hướng và phương thức phát triển hữu hiệu phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của xã hội VN. Chính thực tại phức tạp của môi trường làm việc, chính sự dấn thân trọn vẹn đã giúp chúng tôi tìm hiểu được những đòi hỏi căn bản của quần chúng và từ đó biết áp dụng đúng đắn những biện pháp, những kỹ thuật phát triển thích nghi với đòi hỏi. Đó là thành quả quý báu hơn hết mà KH/XĐM đã thâu đạt được và chúng tôi tin là bước đầu trong việc thực hiện một công cuộc phát triển lâu dài cho xứ sở…. Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại thành quả độc đáo đáng khích lệ cho anh em chúng tôi chính là sự tham gia tự nguyện và phấn khởi của đông đảo quần chúng… Trong hàng ngàn công tác phát triển cộng đồng ở khắp các quận 6, 7, 8 và 11, lúc nào sự đóng góp của đồng bào thụ hưởng cũng được mời gọi tới mức tối đa. Có thể nói trong gần 6 năm trời hoạt động, mức độ đóng góp trung bình của quần chúng trong các công tác xây dựng và phát triển thưòng vượt quá 60, 70 %… Nói đến đây, chúng tôi thấy có bổn phận xác nhận lại một lần nữa lòng biết ơn chân thành của chúng tôi đối với quý vị lãnh đạo trong chánh quyền cũng như quý vị điều khiển các cơ quan xã hội tư nhân, ngay từ phút khởi thủy của KH/XĐM, đã giúp đỡ và khuyến khích anh em chúng tôi về mọi phương diện… 33 Chính các đoàn thể và tổ chức tư nhân nầy, trong cũng như ngoài nước, không những đã giúp công giúp của mà còn đóng góp rất nhiều ý kiến đáng giá cho các dự án hoạt động khắp các quận ven đô… Tính đến ngày hôm nay (18/4/1971), KH/XĐM chúng tôi đã hoạt động được 5 năm 8 tháng 8 ngày. Trong chốc lát tiếp theo đây chúng tôi sẽ ký giấy bàn giao các cơ sở cho Tòa Đô Chánh… Bất cứ một chương trình thí điểm nào cũng phải có hồi kết thúc… Chúng tôi hoan hỉ với sự kết thúc nầy để rồi lại tiếp tục con đường phụng sự quê hương dân tộc bằng một hình thức khác, trong những điều kiện khác… Thế hệ tuổi trẻ chúng tôi – với những 20, 30 năm còn hoạt động trước mặt – cần phải đóng góp xương máu gian lao nhiều hơn nữa để xây dựng quê hương thân yêu nầy… Kể từ nay, hay thực ra kể từ nhiều năm qua, tuy sự bảo trợ hay cộng tác của cơ quan Nhà nước không còn nữa, chúng tôi vẫn ghi ơn giới lãnh đạo chánh quyền đã thường xuyên tạo dịp cho chúng tôi có một thế đứng riêng, thế đứng của một tập thể thiện chí tư nhân, trong lòng quần chúng. Chúng tôi không chút mảy may nuối tiếc một quá khứ đang đi qua hoặc bám víu vào các thành quả đã thực hiện được để tạo cho mình một chỗ ngồi, một địa vị trong guồng máy chánh quyền. Trái lại chúng tôi hằng tâm niệm rằng, trong quá trình biện chứng “ suy tư - hành động ”, mỗi giai đoạn kế tiếp phải là một tổng hợp, một đúc kết, với nhiều óc sáng tạo, những kinh nghiệm sống động đã thâu lượm được trong thời gian trước. Bởi thế chúng tôi vững tâm bước tới… Trưóc khi ngừng lời, chúng tôi xin nói vài lời hết sức vắn tắt với quý vị đại diện đồng bào địa phương các quận 6, 7, 8 và 11 có mặt hôm nay ở đây. Thưa đồng bào, 34 Trong buổi lễ bàn giao hôm nay, đại diện cho Hội Đồng Quản Trị Kế Hoạch Xây Đời Mới chúng tôi xin xác nhận rằng KH/XĐM tuy kể từ nay không còn hoạt động dưới hình thức cơ cấu như trước nữa, nhưng trong thực chất, tinh thần xây dựng một xã hội tốt đẹp, ý hưóng kiến tạo một nếp sống mới vẫn tồn tại mãi mãi. Bởi vì tinh thần đó, ý hướng đó đã ăn rễ sâu trong mỗi con người của quý vị cũng như của chúng tôi trong thời gian cùng nhau theo đuổi hàng ngàn công trình xây dựng, đặc biệt như những khu chỉnh trang đại quy mô khóm 14 và 15 Hưng Phú, khu nghĩa địa Chánh Hưng, khu Cầu Tre, khu Vạn Nguyên, khu Nam Long, các trường Trung Học Cộng Đồng Quận 8, Quận 6…Ngày nay khuôn khổ bên ngoài tuy bị gỡ bỏ đi nhưng tinh thần đã phát triển đó đã nhập thể sâu xa trong tâm khảm, trong tiềm thức và cả trong phản ứng tự nhiên nhất của mỗi người chúng ta. Với niềm xác tín đó, chúng tôi dám đoan quyết rằng lý tưởng Xây Đời Mới chính là nội dung của cuộc cách mạng toàn diện mà dân tộc ta đang theo đuổi để tự giải phóng mình ra khỏi tình trạng nghèo đói, dốt nát, bất công và chia rẽ hiện tại… Sài Gòn, ngày 18/ 4 / 1971 Tổng Quản Lý KH/XĐM Hồ Ngọc Nhuận Nghĩ số tôi cũng “ ngộ ” ! Cả đời dính với mấy cái “ mới ”. Làm “ phát triển ” thì có “ Kế hoạch Xây Đời Mới ”. Vô Quốc Hội thì có “ Nhóm Xã Hội Mới ”. Rồi đến nhật báo Tin Sáng là “ Cơ quan tranh đấu cho một Xã Hội Mới ”. Những cái “ mới ” mà tôi không nhớ những anh em đồng lao cộng khổ với tôi, ở từng thời kỳ, đã thống nhất lựa chọn thế nào. Nhưng cái mới nào rồi cũng suýt làm tôi mất mạng. Riêng Tin Sáng cũng đã bị đốt phá mấy lần, mỗi lần đều được báo chí Sàigòn đưa tin đầy đủ, và riêng tôi cũng đã vài lần nhận được “ đạn thư ” tại tòa soạn.



BS Văn Văn Của, Quân Y Nhẩy Dù

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen