Trong cuốn “Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối” của Tri Vũ – Phan
Ngọc Khuê, có kể câu chuyện đi xin việc làm của triết gia Trần Đức Thảo ở trang
324 và 325.
Để bạn đọc dễ theo dõi, tôi xin tóm tắt nội dung:
Để bạn đọc dễ theo dõi, tôi xin tóm tắt nội dung:
Sau
vụ đàn áp khốc liệt nhóm Nhân văn – Giai phẩm, Thảo bị tống cổ ra khỏi khoa Triết
của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Gia đình Thảo rơi vào cảnh túng quẫn, sống bấp
bênh, bữa no bữa đói. Thảo cầm lòng chẳng đặng, đành hạ mình năn nỉ Đặng Thai
Mai cho một suất dạy tiếng Pháp, không liên quan gì đến triết học hay chính trị
cả. Đặng Thai Mai thẳng thừng: “Cụ Hồ không muốn anh dạy học nữa”.
Khó
khăn chồng chất khó khăn, tai họa tiếp theo tai họa, không việc làm, không biên
chế, bên bờ của sự khánh kiệt, vợ Thảo ôm đứa con nuôi bỏ nhà đi, Thảo xoay sở
trong tuyệt vọng. Thôi thì xin một chân thơ ký văn phòng ở Viện Bảo tàng Lịch sử,
nơi không quyền hành chính trị, kiếm đồng lương sống qua ngày. Hơn nữa, Viện
này thuộc Bộ Văn hóa nơi mà Thảo quen biết nhiều.
Thảo ngỏ lời với Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Ông đồng ý ngay. Thảo liền đến gõ cửa nhà thơ Huy Cận, một người thân, hiểu hoàn cảnh Thảo, đang giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Huy Cận nhận lời nhưng lại trình lên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, rồi Phạm Văn Đồng lại lên thỉnh thị ý kiến Bác.
Thảo ngỏ lời với Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Ông đồng ý ngay. Thảo liền đến gõ cửa nhà thơ Huy Cận, một người thân, hiểu hoàn cảnh Thảo, đang giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Huy Cận nhận lời nhưng lại trình lên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, rồi Phạm Văn Đồng lại lên thỉnh thị ý kiến Bác.
Bất
hạnh cho Thảo, Bác không trả lời đồng ý hay không đồng ý mà lại nhập nhằng phán
rằng: “Chỗ của Trần Đức Thảo là tại một cơ quan nghiên cứu triết học thì hợp
hơn”. Ý Bác là một lời nguyền. Mọi cánh cửa của các cơ quan ở Hà Nội đều cài
then chốt khóa, không nơi nào dám nhận, Thảo bị ném ra rìa, bị loại khỏi xã hội,
bị cô lập, bị lưu đày ngay trên chính quê hương mình.
Thực
ra, Huy Cận chỉ việc lệnh cho Viện Bảo tàng Lịch sử làm thủ tục nhận Thảo. Bởi
nhận một chân thư ký thì Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, hay Viện trưởng cũng đủ
thẩm quyền quyết định. Giả như có ý kiến gì sau này thì có cớ Bộ trưởng đã đồng
ý trước rồi, đâu phải mình Huy Cận chịu mà ông tìm cách thoái thác lên trên. Thế
là chuyện đơn giản hóa ra nhiêu khê. Lẽ nào, Huy Cận lại không biết cách cứu Thảo
đang giữa cơn hoạn nạn.
Thảo
chưa phục hồi bởi cú đập Nhân văn, chưa hoàn hồn bởi trận đấu tố ở Đại học, nay
lại bị giáng thêm một đòn nữa, cũng đau đến nhớ đời.
Thật
đắng cay, cái chân thư ký cạo giấy thấp hèn, thấm tháp gì so với ánh hào quang
của Bác. Một anh giáo quèn dậy tiếng Pháp, làm sao có thể trở thành một đối thủ
thách đố ngai vàng của Bác. Bác cao thượng vị tha và nhân từ đến mức không dám
làm đau một chiếc lá trên cành, nỡ lòng nào mà Bác triệt hạ mọi kế sinh nhai của
một người trong cảnh khốn cùng như Thảo.
Bác
đã biến một triết gia lừng danh giữa kinh thành Paris ra một kẻ thân tàn ma dại
giữa Thủ đô Hà Nội.
Cũng
khoảng thời gian này, Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 ra đời. Đó là một văn bản
chính thức của người đứng đầu chính phủ, liên quan đến an ninh quốc gia và sự vẹn
toàn lãnh thổ, là chiến lược sách lược về ngoại giao và quốc phòng mang tầm quốc
gia và quốc tế. Công hàm này sẽ phải đối mặt với những phán xét nghiệt ngã của
lịch sử. Nó là công hay tội đối với đất nước, là thước đo về lòng trung thành
hay sự phản bội Tổ quốc.
Dư
luận cho rằng, chỉ có Phạm Văn Đồng phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Bác vô
can.
Thảo
xin chân thư ký mà mọi người còn phải xin ý kiến Bác. Huống hồ thông qua một
văn bản quan trọng! Không thể nào có chuyện Bác không hay. Ngược lại, Bác đã
toan tính, hoạch định kỹ lưỡng từng đường đi nước bước.
Nếu
chính danh, tại sao Công hàm này lại được giấu kín. Miền Bắc trước đây, không một
ai biết về nó. Không học sinh nào biết rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc
về Việt Nam. Trong khi con cá rô của Bác nuôi cũng được mô tả kỹ lưỡng đến từng
người dân.
Sách
Địa lý Lớp 9 phổ thông toàn tập của Nhà Xuất bản Giáo dục Hà Nội 1974, chương Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa, viết: “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các
đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Hoành Bồ, Châu Sơn làm thành một bức trường
thành bảo vệ lục địa Trung Quốc”.
Ai
là người soạn thảo chương này? Dựa vào tài liệu nào hay ý kiến của ai để viết
như vậy? Soạn thảo từ thời gian nào? Tại sao lại mắc phải lỗi chết người này?
Vai trò của Nhà Xuất bản Giáo dục ra sao? Việc thay đổi nội dung của sách giáo
khoa có liên quan gì đến sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt
Nam Cộng Hòa cũng vào năm 1974?
Viết
sách để giảng dạy cho hàng triệu thanh niên miền Bắc (lớp 9 thời đó tương đương
với lớp 11 hiện nay) tự phủ nhận quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc, mà công
nhận chủ quyền biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc. Đây đâu phải chuyện
của Thảo đi xin việc.
Không
ai tin những người làm ra cuốn sách giáo khoa này là vô tình mắc phải những lỗi
kỹ thuật hay lỗi kiến thức. Từ ngày Bác mất đến khi cuốn sách ra đời mới chỉ 5
năm. Một khoảng thời gian rất ngắn. Ảnh hưởng của Bác còn rất sâu đậm trên mọi
góc độ của guồng máy giáo dục hay tuyên truyền.
Từ
trước tới nay, người ta cũng tin việc thủ tiêu cô Nông Thị Xuân và hủy hoại cuộc
đời đứa con Nguyễn Tất Trung là do thuộc hạ lộng quyền, lộng hành. Người ta
cũng tin việc khám nhà bắt giữ hai cha con ông Vũ Đình Huỳnh thư ký riêng của
Bác là do phe nhóm Lê Duẩn – Lê Đức Thọ.
Việc
cỏn con của Thảo mà Bác còn ra tay, thì những việc kinh thiên động địa trên, ai
dám làm sai ý Bác. Tất cả chỉ biết vâng lời Bác dậy.
Thảo
nêu ra một nhận định: Bác rất khéo léo tạo cho mọi người Việt Nam một thói quen
tư duy rằng: Tất cả những gì hay, tốt, đẹp, có giá trị đều là của Bác, công lao
của Bác, do Bác tạo dựng ra: Bộ đội của Cụ Hồ, cháu ngoan của Bác Hồ, ao cá của
Bác Hồ, vườn cây của Bác Hồ, đạo đức của Bác Hồ, tư tưởng của Bác Hồ, đôi dép
đơn sơ Bác Hồ, giản dị như Bác Hồ, thanh bạch như Bác Hồ, thành phố mang tên
Bác Hồ.
Thế
còn bao nhiêu những nỗi niềm cay đắng, đớn đau của dân tộc đã phải nếm trải từ
ngày có Bác, thì tuyệt nhiên không thấy bóng dáng Bác đâu.
Thảo
cũng đưa một quan sát thú vị. Mỗi khi đi công du nước ngoài, tiếp khách quan trọng
ở Phủ Chủ tịch, hay đi thăm viếng các cơ sở trong nước, Bác thường đạo diễn,
giàn dựng cho đoàn tùy tùng, và căn dặn: “Các chú phải ăn mặc, nói năng, ứng xử
thật đúng quy cách còn Bác làm gì kệ Bác.”
Câu
chuyện xin việc làm chỉ là một trong muôn vàn những câu chuyện bi hài mà Thảo kể
ra. Nó không dừng lại ở nghĩa đen, mà nó gợi ý. Nó giống như định lý đảo trong
toán học. Lật ngược mọi giả thuyết xem kết quả còn đúng nữa hay không. Nó mở ra
một góc nhìn mới, một cách nhận thức khác về Bác: Bác làm gì kệ Bác.
CHUYỆN VUI VỀ TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO
Phùng Quán
Anh Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học, bạn tôi từ mấy chục năm nay.
Anh vừa là học trò vừa là hàng xóm của triết gia Trần Đức Thảo, trước ngõ Hàng Chuối và sau này ở khu tập thể Kim Liên. Anh kể:
Mình đang ngồi dịch sách bỗng ngửi thấy mùi cháy khét. Nhìn sang buồng thầy Thảo, thấy khói tuôn ra ngách cửa. Mình hổt hoảng xô cửa vào. Cả gian buồng mờ mịt khói. Lạ lùng nhất là thấy thầy đang đứng bên cửa sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy, miệng lẩm bẩm độc thoại, như đang trình bày một vấn đề gì đó với cả đám đông vô hình trước mặt. Mình gọi giật: “Anh Thảo! Anh Thảo! Buồng anh cái gì cháy thế?”. Thầy giật mình có vẻ ngơ ngác như vừa bị đánh thức khỏi cơn mê ngủ: “Cháy à? Cái gì cháy, ở đâu nhỉ? ờ … ờ… khói ở đâu mà nhiều thế?”. “Thì khói ngay trong buồng anh chứ đâu!” Mình xông vào giữa đám khói, tìm quanh gian buồng. Một lúc mới phát hiện ra cái bếp dầu để khuất sau tủ sách, trên bếp một cái xoong nhôm bị nung đỏ rực. Té ra thầy nấu cơm, cơm cạn, quên cả đậy vung, quên cả tắt bếp. Xoong cơm nấu một bữa ăn cả ngày, cháy thành than và đang bốc khói mùi khét lẹt. Phải vất vả lắm mình mới tắt được cái bếp dầu nóng rẫy, và bưng được cái xoong than cơm ra khỏi buồng. Mình không bưng thì thầy không thể dùng tay không mà bê cái xoong… “Anh đang làm gì mà mải mê thế?” – mình hỏi. Thầy gỡ cặp kính ra khỏi mắt, lau lau vào vạt áo, nói: “Mình đang chú giải một chương hết sức lý thú và quan trọng trong toàn bộ trước tác của Hêghen…”. Rồi thầy ngồi luôn vào bàn viết… như không còn nhớ gì đến vụ hoả hoạn chết người suýt nữa xảy ra.
*
* *
Thầy ở tầng gác ba. Các gian buồng ở khu tập thể được thiết kế rất giống nhau. Một buổi trưa thầy đi chợ về, tay xách cái làn đựng mớ rau muống, mấy bìa đậu phụ, chai nước mắm… Mới trèo lên đến tầng hai, thấy gian buồng cạnh cầu thang cửa khép hờ, thầy đẩy cửa bước vào: cửa buồng của thầy cũng thường khép hờ như vậy.
Người đãng trí thi thoảng cũng có thể vào nhầm buồng. Nhưng vừa bước vào họ đã nhận ra ngay. Nhưng thầy Thảo thì không. Mặc dầu vật dụng trong buồng này sang trọng gấp mười vật dụng trong buồng của thầy. Riêng cái giường của thầy, hẹp mà trải chiếc chiếu mốc meo. Còn buồng này giường rộng gấp đôi, trải vải hoa sặc sỡ. Thầy thản nhiên để cái làn xuống nhà, nằm lăn ra giường, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà, và thượng cả hai chân lấm bụi lên vải hoa. Chị chủ nhà quét tước ngoài hành lang, bước vào, trố mắt nhìn: “Anh Thảo vào chơi lúc nào mà em không để ý?”. Thầy hơi ngẩng đầu lên, nhìn chị chủ nhà, mặt nhăn lại, nói: “Xin lỗi chị tôi vừa đi về hơi mệt. Có gì cần trao đổi, mời chị đến chiều…”. “Nhưng đây là buồng nhà em kia mà!”. Thầy hớt hải ngồi dậy, nhìn quanh buồng, vẻ ngơ ngác: “Ừ nhỉ, chết thật! Đúng là tôi nhầm… Thành thật xin lỗi chị…”.
Một hôm, thầy gọi mình sang - Hạo kể - Tôi đọc em nghe cái này, rồi em góp ý kiến xem, tôi viết thế đã được chưa… Mình chuẩn bị tinh thần để nghe một thiên khảo luận triết học.
Nhưng té ra là một bức thư gửi Uỷ ban nhân dân khu phố và ban lãnh đạo khối phố. Thư được viết với văn phong chuẩn mực, chính xác của một thiên bút ký triết học. Nội dung tóm tắt của bức thư như sau: Sau khi bố tôi mất, trong khu phố có dư luận Trần Đức Thảo đối xử với bố không tốt, bố ốm không thuốc men, chăm sóc chu đáo, nên bệnh tình ngày càng trầm trọng… Tôi xin thanh minh là dư luận đó không đúng. Tôi đã nuôi dưỡng bố tôi rất tận tình, lúc đó bố tôi ốm, tôi lo chạy chữa thuốc men đầy đủ, mặc dầu hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp. Nếu cần thiết, Uỷ ban cho người đến điều tra các hộ hàng xóm để xác minh ý kiến trình bày của tôi v.v…
Mình ngồi ngẩn ra, nhìn thầy và tự hỏi: “Không biết thầy đã điên chưa đây?”. Mình hỏi: “Những việc này cần thiết gì mà thầy phải mất công đến như vậy?” Thầy nhìn mình, mắt chớp chớp sau cặp kính trắng, có vẻ lấy làm lạ sao cậu học trò mình lại đặt ra một câu hỏi ngu ngốc thế? Thầy cẩn thận gấp bức thư đút vào phong bì, nói: “Việc này theo tôi rất cần thiết. Để chính quyền người ta khỏi hiểu nhầm đạo đức của người trí thức”.
*
* *
Sau ngày ông cụ mất ít lâu, thầy muốn dẹp bỏ những vật dụng thường dùng của bố, vì gian buồng quá chật chội. Nhưng một mình thầy không đủ sức chuyển những vật dụng khá nặng từ tầng gác ba xuống sân.
Một buổi trưa, thầy đi đâu về, thấy mấy chị buôn chè chai đồng nát ngồi túm tụm trên bãi cỏ, soạn xếp những vật dụng mua được. Thầy quan sát có rất nhiều thứ mà mình đang muốn bỏ đi. Thầy nói với các chị: “Tôi có một số đồ đạc bỏ đi giống những thứ này, nhưng không mang xuống được. Tôi muốn nhờ các chị khiêng giúp, có được không?”. Các chị vui vẻ nhận lời ngay. Giường, tủ buýp-phê, ghế đẩu, ghế tựa, chậu thau, chăn màn, áo quần, giày dép… được đưa xuống, chất thành một đống lớn. Các chị lại còn giúp thầy quét tước gian buồng khá tươm tất. Thầy rất cảm động trước lòng tốt và nhiệt tình của các chị. Thầy nói: “Tôi muốn phiền các chị mang những đồ đạc đó ra khỏi sân. Vứt ngổn ngang ở đó bà con trong khu tập thể họ phê bình làm mất trật tự, vệ sinh công cộng. Tiền công bao nhiêu, các chị cho tôi biết”. Các chị nói: “Chị em chúng tôi thấy hoàn cảnh bác neo đơn, dọn dẹp giúp bác, chẳng phải công xá gì đâu ạ”. Một giáo sư đại học ở tầng trên, nhìn xuống đống đồ đạc dưới sân, tiếc ngẩn người: “Giường tủ, chăn màn còn tốt thế kia, sao ông ấy không nhờ mình khiêng giúp!” Còn thầy thì phấn khởi ra mặt vì khỏi tốn đồng tiền công nào mà giải quyết được một việc sức mình không sao giải quyết nổi.
Thầy gọi Cao Xuân Hạo sang xem gian buồng vừa được dọn sạch đồ đạc gật gù đắc ý: “Bà con lao động thật tốt, thật từ tâm, thật đáng kính trọng!”.
*
* *
Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở lại, tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào quán uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với mấy anh xích lô, chắc là những khách quen…
“Con cháu nhà tôi nó vừa sắm được cái ti vi màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây rợ xong, bật lên thấy đang chiếu cảnh tang lễ một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới thiệu cái ông Thảo này là nhà triết học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu, bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc là toàn chức to, được tặng Huân chương Độc lập hạng Hai. Ông ta sang tận bên Tây mà chết, cả Tây cả ta đều làm lễ truy điệu. Toàn cán bộ cấp cao, có danh giá đến dự. Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp “Pơ-giô con vịt” mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người… Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: “Ông đi đâu về mà nom vất vả thế.. ế.. ế. Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái “pooc ba ga”, mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi nả rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Đấy, cũng là Thảo cả đấy, mà Thảo này thì sống cơ cực trần ai – bà cụ chép miệng thương cảm: Một vài năm nay không thấy ông đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng nên…”
Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện: “Cái ông Thảo mà bà kể đó chính là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti-vi…”. Bà già bĩu môi: “Ông đừng cho tôi già cả mà nói lỡm tôi!”.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen