Trên những con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, với địa
hình nhiều đồi núi, đất nước hình chữ S xinh đẹp tạo ra những con đèo, mà du
khách mỗi lần đi qua không thể nào quên được.
Hai Dang Travel xin giới thiệu 12
ngọn đèo nổi tiếng ở Việt Nam, trong đó có những ngọn đèo không ít lần được nhắc
tới trong thơ ca của những nhà thơ nổi tiếng.
1. Đèo Mã Pí Lèng, Hà Giang
Đây là cung đường chạy dài 20km uốn quanh đỉnh núi Mã
Pí Lèng cao 2.000m, nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn. Đoạn đèo này nổi tiếng
với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn
núi khác.
Con đường chạy qua đèo Mã Pì Lèng có tên gọi là đường
Hạnh Phúc, được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền
Bắc Việt Nam xây dựng từ năm 1959 – 1965. Tại đoạn đường đèo, các nhân công đã
phải treo mình trên dây giữa các vách đá để thi công trong suốt 11 tháng.
Từ năm 2009, vùng núi Mã Pí Lèng đã được công nhận là
di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực
di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan. Đỉnh đèo là một trong những điểm quan
sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam.
2. Đèo Ô Quy Hồ, Lào Cai - Lai Châu
Với chiều dài gần 50km, đèo Ô Quy Hồ là con đèo giữ kỷ
lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc. Đây cũng là một trong số những cung đường
đèo hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam.
Con đèo này nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy
Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao
2.000m chính là ranh giới giữa hai tỉnh.
Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu da diết của một
loài chim, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi
trai gái. Bên cạnh đó, đèo Ô Quy Hồ cũng được gọi là đèo Hoàng Liên, do vượt
qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.
Đỉnh đèo Ô Quy Hồ nằm giữa mây núi ngút ngàn còn được
gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo có thể phủ kín băng
tuyết.
Trước kia, đoạn đèo này còn gắn với câu chuyện về những
con hổ thần rình bắt người qua lại nên rất ít người dám vượt qua. Ngày nay, tuyến
đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một cung đường xe cộ đi lại khá
đông đúc.
3. Đèo Pha Đin, Điện Biên
Đèo Pha Đin có độ dài 32km với điểm cao nhất là
1.648m. Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và
Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Đèo Pha Đin vừa nổi tiếng hiểm trở, vừa là nơi có
khung cảnh đẹp mê hồn. Trên lưng chừng đèo thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo
là những bản làng lác đác. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như
không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng
vĩ như hòa quyện làm một.
4. Đèo Khau Phạ, Yên Bái
Đây là con đèo dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ
dài trên 30km. Và cũng là một trong những cung đường đèo quanh co, dốc đứng thuộc
hàng bậc nhất Việt Nam.
Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và
huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán
Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có... ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m
so với mực nước biển.
Khung cảnh nhìn từ đèo Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa
chín (tháng 9 - tháng 10). Khi lúa trên chân ruộng bậc thang Tú Lệ chín vàng là
thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để chiêm ngưỡng cảnh sắc
thiên nhiên tuyệt đẹp này.
Ngoài những thửa ruộng bậc thang trải dài miên man, nằm
bên cung đường đèo quanh co của Khau Phạ còn cả những cánh rừng già mang đậm
nét nguyên sơ, lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm.
5. Đèo Mã Phục, Cao Bằng
Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong các con đèo
trên trục đường QL3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km.
Thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, là ranh giới huyện
Hòa An và huyện Trà Lĩnh.
Đường đèo Mã Phục không rộng và không nguy hiểm lắm,
phía Nam con đèo đường vòng vèo lên dốc tới 4 tầng, nhưng khi lên tới đỉnh đèo
thì phía Bắc chỉ có 2 cái dốc với một khúc cua, đổ dốc phía Bắc là vào địa phận
huyện Trùng Khánh.
6. Đèo Tam Điệp, Ninh Bình
Ba ngọn đèo nối tiếp nhau nằm trên quốc lộ 1A, thuộc
dãy núi Tam Điệp, trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đèo và núi
Tam Điệp còn có tên khác là Ba Dội. Ba dãy núi đá vôi chạy suốt từ tỉnh Hoà
Bình đổ về, ăn ra tận biển Đông theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đến đây hạ thấp xuống.
Chỗ núi đá hạ thấp xuống gọi là đèo. Ba đèo liên tiếp nhau gọi là Tam Điệp 三疊.
Từ phía Bắc vào, đèo thứ nhất cao 68m, đèo thứ 2 ở giữa
cao 110m, đèo thứ 3 cao 80m (so với mặt biển). Phía Bắc đèo Tam Điệp lại có một
cửa ải hiểm yếu án ngữ. Núi đá đứng sừng sững hai bên, giữa là một lối đi - một
thế núi hùng vĩ và cũng tuyệt mỹ. Vì thế đèo Tam Điệp là một phòng tuyến, phòng
ngự lợi hại, mang vị trí chiến lược trong quân sự như bức tường thành thiên
nhiên án ngữ con đường ra Bắc vào Nam của đất nước.
Trên đỉnh đèo cao nhất còn tấm bia đá khắc bài thơ “
qua núi Tam Điệp “ (quá Tam Điệp Sơn) của thiệu trị khi tuần du qua đây năm
1842. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng từng có bài thơ về ngọn đèo này như sau:
Một đèo, một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
7. Đèo Ngang, Hà Tĩnh - Quãng Bình
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa...
Đèo Ngang hay Hoành Sơn Quan thuộc địa phận xã Kỳ
Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75km về hướng nam. Đèo
Ngang nằm trên quốc lộ 1A, nối hai tỉnh Hà Tĩnh và Quãng Bình. Phong cảnh đèo
Ngang hùng vĩ, dưới chân đèo là những bãi tắm sạch, đẹp. Trên đèo có nhiều di
tích lịch sử nổi tiếng và nhiều am, miếu cổ. Nơi đây được quy hoạch thành khu
di lịch Đèo Ngang – Hòn La với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng.
Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự kiện bi
hùng của hàng ngàn năm lịch sử, đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền
Trung và giữ vai trò quan trong trong việc hình thành các miền khí hậu của Việt
Nam.
Đèo Ngang là đoạn đường trên sườn
núi Hoành Sơn cao 256m thuộc dãy Trường
Sơn, từ Đồng Hới, tiến về Quảng Bình theo Quốc lộ 1A..
Dãy Trường Sơn chạy dài từ Tây sang Đông, ra tới biển, trở thành biên
giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc
địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ở đây, nhìn về phía Tây, là
dãy núi kỳ vĩ trông như bức trường thành lẫn khuất giữa ngàn mây. Theo sử
liệu thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê
Đại Hành (980 - 1005). Kể từ khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất
đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc.
Đèo Ngang là nơi đáng ghi nhớ trên đường mở nước
của nhân dân ta. Năm 1301, vua Trần Nhân Tông được vua Chiêm
Thành Chế Mân(Pa Jaya Simhavarman III mời sang ngoạn cảnh. Dịp này,
nhà vua đã ngỏ ý gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm. Cưới được vợ
đẹp,năm 1306, vua Chiêm cắt phần đất phía Nam làm sính lễ làm lễ dẫn
cưới.. Đó là hai châu Ô và Lý.. Nhà Trần đổi châu Ô làm Thuận Châu, ...
Hai châu Ô và Lý tức là khu vực Quảng Trị và Huế ngày
nay
Cách đây 400 năm, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã chỉ choNguyễn Hoàng rời đất Bắc đến đây lập cơ đồ qua câu
thơ: “Hoàng Sơn nhất đáy, vạn đại dung thân”. Ở đây
thời xa xưa vua Lâm ấpđã xây luỹ Lâm ấp để chống giữ quân Tấn, rồi đến
thế kỷ XVII, quân Trịnh xây dựng một hệ thống đôn luỹ, gọi là luỹ
Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh. Khi dẫn quân ra Bắc đánh giặc Thanh, vua Quang Trung quyết định không đi qua những
nẻo đường cũ mà mở đường mới. Hoàng đế Quang Trung muốn đất nước Việt Nam là một
dải, không có sự ngăn chia. Năm 1825, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn
Quan ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở
trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan.. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không
nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển. Rồi
17 năm sau, vua Thiệu Trị cho dựng văn bia cách Hoành Sơn quan 20 mét,.
Tại đỉnh đèo có hàng ngàn bậc đá xuống tận chân đèo. người
xưa đã xây, Người ta ước chừng 2.000 bậc đá. Đây là con đường độc đạo
để đi dãy núi Hoành Sơn. Cũng trên đỉnh đèo, bốn phương lộng gió, và
chiều xuống, sương mây nặng dần trên đỉnh núi Cũng chính tại nơi này, nhà
thơ Cao Bá Quát đã từng cảm cảnh:
“Sớm lên Hoành Sơn ngắm
Chiều xuống Thạch Bàn tắm...” (*)
(Bài
ca đèo Ngang trông ra bể - Trúc Khê dịch)
Dưới chân đèo sắc màu xanh thẳm. “cỏ cây chen đá lá
chen hoa” những đàn bò nhẩn nha gặm cỏ nơi những đồi thông xa xa xanh biếc
, khiến cho khách lữ hành nhớ tới Bà huyện Thanh Quan với bài thơ “Qua
đèo Ngang”của Bà
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ
cây chen đá lá chen hoa…
Ngược về phía Bắc Đèo Ngang khoảng 3km là Đèo
Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở
đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều
hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng
cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng
và biển.
Đèo Ngang ngày nay.
Với vẻ đẹp thiên nhiên cùng với những sự kiện bi hùng
của hàng ngàn năm lịch sử, Đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung.
Trên đỉnh Đèo có đền thờ công chúa Liễu Hạnh.
Hằng năm, khách thập phương thường đến viếng, thắp hương cầu nguyện. Tương truyền
công chúa Liễu Hạnh con vua Lê Thánh Tông theo vua cha đi chinh phạt phía Nam,
khi đến vùng biển Đèo Ngang thì biển nổi phong ba dữ dội như
muốn nhấn chìm tất cả. Thấy Long vương nổi giận, công chúa liều mình nhảy xuống
biển, hiến mình cho Long vương. Tức thì , biển lặng, thuyền quân yên ổn và
cuộc thân chinh của vua Lê Thánh Tông thắng lợi. Nhà vua đã mai táng công chúa
dưới chân Đèo, Người dân ở đây kính trọng trước hành động quả cảm của
công chúa nên lập đền thờ tôn vinh công chúa. Đứng trên đỉnh Đèo
Ngang du khách thấy sự đổi thay của vùng đất này, màu xanh của lúa, màu đỏ
tươi của mái nhà và xe máy của những công trình mới mở…Dưới chân đèo về phía Bắc
vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược
lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, một hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy
nước.
Đèo Ngang với hai bãi tắm Hòn La và Đèo Con ( phía Hà
Tĩnh) trở thành hệ thống du lịch thiên nhiên tuyệt vời.Từ Đèo Ngang, chỉ cần
15 phút phóng xe máy thì tới bãi biển Hòn La, đây là bãi tắm lý tưởng về độ mặn, độ
thoải và kín gió. Sau khi thỏa mãn với làn biển mát trong xanh, du khách
có thể phơi mình trên bãi cát vàng óng ánh hay vào rừng phi lao nhậu món hải
sâm chỉ độc vùng này mới có. Nếu muốn đi xa hơn, du khách lên thuyền thăm đảo
Gió - nơi cư trú của hàng vạn con chim hải âu, hay vào đảo Yến để ngắm những tổ
yến xinh xắn treo lơ lửng trên vách đá.
8. Đèo Hải Vân, Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế
Trải dài theo sườn núi Hải Vân là đèo Hải Vân, dài
khoảng 20km, nối liền hai tỉnh thành Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng. Đèo Hải Vân
được ví như dải lụa mềm mại vắt ngang dãy núi hùng vĩ bạt ngàn lau sậy. Núi Hải
Vân là ngọn núi cao che chắn cho các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào những luồng gió lạnh
từ miền Bắc thổi vào nên khí hậu miền Nam ấm áp hơn. Từ đỉnh đèo Hải Vân cao gần
500m, du khách có thể nhìn thấy làng chài Lăng Cô ở phía bắc và toàn cảnh thành
phố Đà Nẵng về hướng nam.
Từ ngàn xưa cho đến bây giờ, đèo Hải Vân luôn là cảm
hứng vô tận của thi nhân mặc khách, họa sĩ, nhiếp ảnh gia trong nước cũng như
người nước ngoài. Nơi đây quả đúng là "Đệ nhất hùng quan”.
9. Đèo Cù Mông, Bình Định - Phú Yên
Đèo Cù Mông là một đèo ngắn nhưng hiểm trở nhất nhì
Việt Nam. Đèo nằm trên quốc lộ 1A, là ranh giới giữa hai tỉnh Bình Định – Phú
Yên, dài 7km, đỉnh cao 245m, đường nhiều dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là
núi cao.
Theo một vài tư liệu, đèo Cù Mông chính là ranh giới
của hai nước Đại Việt và Chiêm Thành ở gần cuối thế kỷ thứ 15. Huyền thoại về
tên đèo Cù Mông còn được lưu giữ tới ngày nay là do thế núi nằm trải dài từ cao
nguyên An Khê, Gia Lai đổ ra biển, giống như con rồng nằm phủ phục mà đầu là
Xuân Lộc ra tới Gành Ráng, đuôi níu giữ dãy Ngok Linh.
Du lịch tham quan, trải nghiệm ở đèo Cù Mông cũng là
một điều thú vị đối với nhiều du khách.
10. Đèo Cả, Phú Yên - Khánh Hòa
Đèo Cả là một trong những đèo lớn và hiểm trở tại miền
Trung Việt Nam. Đèo cao 333 m, dài 12 km, cắt ngang qua dãy núi Đại Lãnh ở chỗ
giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh),
trên Quốc lộ 1A.
Tên "Đèo Cả" có khi Pháp đang xây Quốc lộ 1A.
Trước đó đường Thiên Lý nằm phía tây của đường Đèo Cả. Hiện đang có kế hoạch
xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả để việc đi lại trên quốc lộ 1A không còn phải vượt
qua đường đèo hiểm trở này.
11. Đèo Hòn Giao, Khánh Hòa - Lâm Đồng
Đoạn đường đèo Hòn Giao dài 33km, đèo Hòn Giao , nhiều
du khách nước ngoài rất thích thú với đoạn đèo dốc hiểm trở này. Nếu thử sức
chinh phục đèo bằng thú biking (đạp xe) sẽ rất ấn tượng.
Đường lên đèo bắt đầu từ địa phận Khánh Hoà rất dốc, ở
độ cao 1500m và độ cao 1000m đứng từ trên đỉnh nhìn xuống rất thú vị .
Cảm giác leo và thả đèo Hòn Giao thực sự là một cảm
giác mạnh, khó quên và thích thú.
Đây là một tour rất hấp dẫn với du khách kể cả việt
nam và nước ngoài và vẫn còn khá mới mẻ.
12. Đèo Ngoạn Mục, Ninh Thuận
Cái tên Ngoạn Mục nghe cũng hình dung ra được ngọn
đèo này có nhiều điều ly kỳ, ngoạn mục. Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông
Pha là một trong những ngọn đèo có cảnh quan đẹp nhất đèo núi ở Việt Nam, đèo nằm
trên địa phận tỉnh Ninh Thuận.
Đèo Ngoạn Mục được khai phá từ cuối thế kỷ 19, lúc ấy
có tên là Bellevue. Chiều dài đèo 18,5km, độ dốc trung bình là 9 độ, đỉnh đèo
cao 980m. Toàn đèo có 4 khúc cua khuỷu tay rất gấp, đường đèo ngoằn ngoèo, uốn
lượn mềm mại qua những đồi núi lớn nhỏ khác nhau, phong cảnh rất thơ mộng.
Đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống, du khách sẽ tận hưởng
cảnh quang hùng vĩ nhưng rất quyến rũ, lãng mạn.
Tôi cảm ơn vì những chia sẻ trên
AntwortenLöschenmáy khuếch tán tinh dầu hà nội
máy xông phòng ngủ
máy xông mùi thơm
máy khuếch tán tinh dầu silent night
máy xông tinh dầu đuổi muỗi