Freitag, 25. Juli 2014

BÌNH TUY

Nét sơ lược về Tỉnh Bình Tuy.
Bình Tuy là một tỉnh cũ thuộc Đông nam bộ Việt Nam, được lập dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.






Hành chính


Bình Tuy là một trong 22 tỉnh của Nam phần được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống Ngô Đình Diệm  ký ngày 22 tháng 10 năm 1956. Đất đai Bình Tuy lấy từ một phần tỉnh Đồng nai thượng, và vùng  Tánh Linh, Hàm Tân của tỉnh Bình Thuận. Quan đầu tỉnh tiên khởi là thiếu tá Lê Văn Bường. Tòa Tỉnh đóng ở Thị trấn Lagi gần chùa Quảng Đức. Khoảng năm 1960 tòa hành chánh Tỉnh lại di dời lên dốc Tỉnh .

Năm 1956 Tỉnh Bình Tuy có 3 quận:
 Quận Hàm Tân có 4 xã,  Phước Hội là Quận lị.
  Quận Tánh Linh có tổng La Ngà (4 xã) và 4 xã độc lập; quận lị : Lạc Tánh.
 Quận Bình Lâm có 5 tổng (gồm nhiều thôn, không có xã): Ma Blao, R'Da (Va Pro), Rda, Tala, Quyeon ,Bsa Da Houai là Quận lị. Những năm về sau Bình Lâm được thay tên là Quận Hoài Đức. Lấy Xã Vỏ Xu làm Quận Lị.
Từ 1976, Bình Tuy  sáp nhập với Ninh Thuận và BìnhThuận thành tỉnh Thuận Hải. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Thuận Hải lại được tách thành hai tỉnh là Bình Thuận và Ninh Thuận. Bình Tuy từ đó thuộc khu vực huyện Hàm Tân, huyện Tánh Linh, huyện Huyện Đức Linh và thị xã LaGi của tỉnh Bình Thuận ngày nay. Như vậy, địa bàn tỉnh Bình Tuy cũ trở thành khu vực thuộc Nam trung bộ.
Địa lý
Bình Tuy phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng , phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía nam giáp Biển Đông, phía tây giáp với hai tỉnh Long Khánh và Phước Tuy. Diện tích 3.560 kilômét vuông. Tỉnh lỵ là Hàm Tân gần bờ biển phía nam, cách thành phố Sài Gòn 183 kilômét về hướng đông. Đông bắc tỉnh nhiều rừng núi, các ngọn núi đáng kể là núi M'Hai 1.642 mét, núi B'Nom Dan Lu 1.339 mét, núi Pacam 1.205 mét, núi Nam Hu 1.186 mét, núi B'Nom Pang Ko 734 mét; ở giữa tỉnh gần Tánh Linh có núi Ông cao 1.302 mét, núi Đen cao 507 mét; phía Tây và phía Nam có những ngọn núi thấp như núi La A 332 mét, núi Dinh (Djinh) 295 mét, núi Hok 157 mét, núi Giang Cò 352 mét, núi Bà 871 mét, núi Ky 736 mét, núi Đất 166 mét, núi Nhọn 570 mét, núi Tà Cú 666 mét.
Sông La Ngà là sông chính của tỉnh, chảy từ Lâm Đồng xuống Bình Tuy theo hướng bắc-nam, đi ngang qua quận Tánh Linh, rồi vào địa phận quận Hoài Đức và chảy dọc theo ranh giới với tỉnh Long Khánh, sau đó chảy qua phía bắc Long Khánh để nhập vào sông Đồng nai. Các chi lưu quan trọng của sông La Ngà là sông Da Rgna, Da R'Gnao và sông Các. Ngoài ra, Bình Tuy còn các sông khác ở phía đông và nam là sông Kabat, sông Phan, sông Dinh, sông Giêng, sông Gia Ót, sông Cỏ Chi, sông Cô Kiều. Và một số suối lớn như suối Vàng, suối Kiết, suối Tre. Ở Hiệp Hòa có suối nước nóng trên 70°C. Từ năm 1976 suối nước nóng được sát nhập vào phần đất Vũng Tàu.
Tổng diện tích tỉnh Bình Tuy là 3.696 km².
Khí hậu
Khí hậu Bình Tuy giống Bình Thuận, không chênh lệch nhiệt quá lớn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Quốc lộ và liên tỉnh lộ 3 là những đường giao thông quan trọng nối liền Bình Tuy với các tỉnh khác. Sân bay có ở tỉnh lỵ Hàm Tân.
Dân cư
Dân tộc sinh sống đông nhất ở đây là người Kinh, kế đó đến người Ra Glai và người Chàm. Các tôn giáo chính tại đây là đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Tin Lành, thờ cúng ông bà . . .
Dân số tỉnh Bình Tuy tính đến năm 1971 là 74.315 nhân khẩu.
Kinh tế
Ruộng lúa phần lớn có tại vùng đồng bằng phía tây-nam, các hoa màu phụ là ngô, khoai lang, sắn, đậu phụng, vừng, mía.... Vùng Hoài Đức và Tánh Linh trồng nhiều mía. Mía Trà Tân nổi tiếng. Tỉnh có nhiều rừng với các loại gỗ quý như: gõ, hoàng đàn, trắc, cẫm lai, lá buông và nhiều rừng dầu có cây rất to. Lá buông là được dùng để lợp nhà, dệt đệm, dệt buồm, chắn phên, đan cặp, đan nón, đan vỏ chai rượu. Cọng lá buông dùng đan mành sáo chắn gió. Cành lá buông đập tơ lấy sợi đan thảm. Rừng Bình Tuy cũng có nhiều thú như voi, cọp, beo, heo rừng, nai.. .
Do có nhiều sông và gần bờ biển nên ở đây có nhiều người theo nghề đánh cá và làm nước mắm, ruộng muối.

(Bài sơ lược về Bình Tuy trên đây còn nhiều chổ thiếu sót hoặc không đúng … như đoạn nói về Quận Hoài Đức. Thân hữu Bình Tuy mong các bạn cao minh bổ túc thêm, để làm cho lịch sử thành hình tỉnh Bình tuy được trong sáng đầy đủ.)
LaGi - Hành trình của một địa danh

Đô thị Lagi, Hàm Tân
Sự kiện thành lập thị xã Lagi được tách từ huyện Hàm Tân theo Nghị định số 114  ký ngày 5/9/2005 đã đánh dấu một chặng đường dài gần 90 năm khi làng Hàm Tân trở thành đơn vị hành chánh cấp huyện năm 1916.


Bên bờ con sông Dinh có dịch trạm Thuận Phước ở làng Phước Lộc nằm trong hệ thống dịch trạm dưới triều Nguyễn trung hưng. Địa giới Lagi thời ấy bao trùm phần đất thị trấn Lagi và một số vùng lân cận của Tân Thiện, Tân An, Tân Lý bây giờ… Khi thành lập huyện tại đây có 2 làng Phước Lộc và Hàm Tân, trụ sở huyện đặt trên làng Hàm Tân nên trở thành tên huyện và cũng từ đó không còn trực thuộc tổng Đức Thắng phủ Hàm Thuận nữa. Năm 1877, doanh điền sứ Nguyễn Thông đã thân chinh về vùng đất hoang dã phía nam của tỉnh Bình Thuận rồi trình bức “nghĩ thĩnh thượng du khẩn sự nghi sớ” (Sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du) có nhắc đến: “… thuyền đi lúc rạng đông từ cửa tấn LaDi nếu thuận gió xuôi buồm thì đến cửa biển Phan Thiết phủ Hàm Thuận vào giờ ngọ hoặc giờ mùi. Xin chọn đất ở xóm Hàm Tân dựng tạm một kho đồn điền khai khẩn, tính toán số gạo muối tiền thóc cần thiết rồi đem thuyền chở nộp cho tỉnh, thì chở đến kho tạm ở Hàm Tân rồi dùng thuyền đến đó chở đi cũng tiện”. Có thể coi địa danh Lagi và Hàm Tân đã song hành suốt chiều dài lịch sử hình thành một vùng đất giàu sự tích cho đến hôm nay.


Trước năm 1975 chưa bao giờ có đơn vị hành chánh thị xã Lagi nhưng Lagi chiếm một vị trí quan trọng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bình Tuy và nằm dưới tên gọi Thị Trấn LaGi trong địa giới xã châu thành Phước Hội.


Thị xã Lagi trên cơ sở địa bàn xã châu thành Phước Hội bao gồm các phần đất liền kề Tân Thiện, Tân An và giáp đến Tân Thắng. Tiếp theo là làn sóng dồn dân từ các tỉnh miền Trung-Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị  vào các khu khẩn hoang lập ấp được thành lập với tên mới Nghĩa Tân, Bình Ngãi (Tân Nghĩa), Phúc Âm (Tân Minh), Đông Hà (Tân Hà), Động Đền (Tân Thiện, Sơn Mỹ)…


Nghị định 114 của Thủ tướng Chính phủ thành lập thị xã Lagi với diện tích tự nhiên 18.282,64 ha và 112.558 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chánh trực thuộc là các phường Phước Hội, Phước Lộc, Tân Thiện, Tân An, Bình Tân và các xã Tân Phước, Tân Tiến, Tân Hải, Tân Bình.


Địa danh Lagi ngày nay có chiều dài lịch sử của một vùng đất giàu tiềm năng và  cùng với quá trình phát triển trong thời kỳ đổi mới xứng tầm với một thị xã mới là điều tất yếu. Những tên xã, tên làng ngày xưa qua các thời kỳ được đặt tên cho các xã, phường mới như một bước tiếp nối có ý nghĩa sâu sắc đối với các thế hệ sống trên vùng đất rất đỗi tự hào và cũng không ít thăng trầm ở đây. Nhưng trong việc chọn tên cho phường, xã có những điều còn chưa ổn, phải chăng do qua chú ý đến tên cũ mà quên đi yếu tố địa dư và tính lịch sử. Như ở Lagi với phường Bình Tân và tên xã Bình Tân trước năm 1975 (địa bàn xã Tân Bình sau này) sao lại còn có xã Tân Bình? Hoặc xã Tân Tiến mới tách từ xã Tân Hải thực ra là tên cũ trong thời kháng chiến chống Pháp của địa bàn Tân Lý, Tân Long. Tại sao không phải là Tân Quý, Tân Nguyên là địa danh ban đầu ở vùng đất anh hùng của Tam Tân? Ngoài các yêu cầu về địa danh phải có quan hệ tới nhiều lĩnh vực lịch sử, địa lý, dân tộc, ngôn ngữ… và còn có nguồn gốc, ý nghĩa riêng đối với một địa phương như một biểu tượng về truyền thống và ý chí.
Nguồn Lagi VN
-----------------------------

La Gi địa danh bí ẩn

Không náo nhiệt như Phan Thiết, ít được biết đến như Mũi Né – Hòn Rơm, nhưng La Gi ẩn chứa một tiềm năng lớn về phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận.

Thị xã La Gi
Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến La Gi khoảng 170 km, một đoạn đường khá phù hợp cho các tour du lịch ngắn ngày. Đến La Gi du khách nào cũng thắc mắc nguồn gốc của địa danh này. Có người giải thích chữ La ở đây cũng giống như chữ La của La Vang (tỉnh Quảng Trị) hoặc La Ngà (tỉnh Đồng Nai). Còn chữ Gi thì... không giải thích được vì ngay trong từ điển tiếng Việt chỉ có chữ ghi (ghi chép, ghi hình, ghi âm). Có lẽ trong tương lai không xa, chữ La Gi sẽ được “giải mã”, còn hiện nay vùng đất này đang dần được khám phá bởi sự tò mò về cái tên của nó cũng như những nét đẹp do thiên nhiên và con người tạo ra.
Không náo nhiệt như Phan Thiết, ít được biết đến như Mũi Né – Hòn Rơm, nhưng La Gi ẩn chứa một tiềm năng lớn về phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận.
Thị xã La Gi
Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến La Gi khoảng 170 km, một đoạn đường khá phù hợp cho các tour du lịch ngắn ngày. Đến La Gi du khách nào cũng thắc mắc nguồn gốc của địa danh này. Có người giải thích chữ La ở đây cũng giống như chữ La của La Vang (tỉnh Quảng Trị) hoặc La Ngà (tỉnh Đồng Nai). Còn chữ Gi thì... không giải thích được vì ngay trong từ điển tiếng Việt chỉ có chữ ghi (ghi chép, ghi hình, ghi âm). Có lẽ trong tương lai không xa, chữ La Gi sẽ được “giải mã”, còn hiện nay vùng đất này đang dần được khám phá bởi sự tò mò về cái tên của nó cũng như những nét đẹp do thiên nhiên và con người tạo ra.
Trong lĩnh vực du lịch, nói về sự mến khách và tính thật thà, chân chất của người dân bản địa, chắc chắn Bình Thuận nằm ở vị trí hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Đến đây rồi bạn sẽ thấy nhận định ấy là đúng trong việc vui chơi, ăn uống, mua sắm, giao tiếp... không thấy hồi hộp sợ bị “chặt chém” như nhiều thành phố du lịch khác. Nét chân quê và lòng hiếu khách của người dân  La Gi được người viết bài này “mục sở thị” rất nhiều nơi.
Ngãnh Tam Tân - Điểm du lịch lý tưởng của La Gi
Cụ thể tại nhà vườn của ông Lễ (thôn Phước Thọ, xã Tân Phước, thị xã La Gi) và ở một làng chài gần hải đăng Kê Gà. Vườn nhà của ông Lễ rộng 1, 8 ha có nuôi heo, vịt, trồng khoai lang, dừa... để phục vụ du khách. Một ngày cuối tháng 8 vừa qua, nhà vườn ông Lễ đón một đoàn khách khoảng 70 người của một công ty kiểm toán ở tỉnh Bình Dương đi tour theo chương trình Team bullding (Xây dựng tinh thần đồng đội) do một công ty du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Để phục vụ cho đoàn khách này, ông Lễ phải “huy động” bà con chòm xóm gần như cả thôn Phước Thọ đến phụ giúp. Hàng xóm láng giềng ai nấy cũng đều nhận lời “làm du lịch cho vui” thậm chí có cả một ban nhạc ở thị xã cũng hăng hái lặn lội vào nhà vườn ông Lễ phục vụ cho bữa tiệc tối của du khách.
Kê Gà cách La Gi 18 km, một hòn đảo thuộc xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam. Cũng giống như chữ La Gi, không ai hiểu tại sao đã Kê (nghĩa là gà) mà lại có thêm chữ Gà. Có người giải thích rằng Kê Gà là cách gọi trại  ra từ chữ Khe Gà, vì mũi đất này trước đây có rất nhiều gà rừng sống trong các khe nước. “Điểm nhấn” của Kê Gà chính là ngọn hải đăng cao 65 mét so với mặt biển. Hải đăng Kê Gà được một người Pháp tên Chnavat thiết kế, chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1899, sắp tới sẽ được công nhận đưa vào sách kỷ lục là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Đứng ở bãi biển La Gi, tôi chợt nhớ đến bãi biển du lịch Pattaya của Thái Lan. Nếu có một chính sách phát triển du lịch hợp lý, sẽ có ngày La Gi cũng ồn ào, náo nhiệt như Pattaya.
Ngọn hải đăng Kê Ga
Còn bây giờ, trước khi sự “chuyên nghiệp hoá” về du lịch định hình tại vùng biển này, bạn hãy thử một lần ghé thăm La Gi để thưởng thức hết những nét mộc mạc, hoang sơ của một miền quê hương cát trắng.

Tánh Linh ngày nay
Họa đồ  huyện Tánh Linh
Quê hương - đất mẹ là một miền đất vừa xa xưa, vừa gần gũi, vừa rất đỗi thân quen trong trí nhớ người xưa, vừa mới mẻ, lạ lùng trong cảm xúc của những người ở lại.Miền đất ấy bỗng trở thành nơi ẩn dấu bao nhiêu thương cảm - nhớ thương cho những người con khi xa quê hương hay luôn là niềm tự hào với những người đang sinh sống và gắn bó trên mảnh đất quê hương mình.
Miền đất ấy là huyện Tánh Linh - một miền đất nhớ thương và là nơi hội tụ, lan toả của những giai điệu da diết nhớ thương của những người con đang canh cánh bên lòng, luôn ghi dấu trong lòng về nơi chôn nhao cắt rốn. Nơi đây có lúc ngồi trên lưng trâu lúc trưa hè, lúc mưa giông hay đêm buốt giá lạnh cùng trú trong đống rơm khô ấm áp ... Ôi sao những cảm giác và hình ảnh ấy cứ gợi lên mãi trong tâm trí những người con khi đi xa quê hương đang sống trên xứ người và cũng là những hoạt động thường nhật của những con người hiện đang sinh sống trên mảnh đất quê hương Tánh Linh. Nên người dân Tánh Linh thường có câu rằng:

"Tánh Linh ăn gạo Đồng Kho
Ăn cá Biển Lạc, chung lo diệt thù".

Vâng với vị trí nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận trong lưu vực sông La Ngà tiếp giáp tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, huyện Tánh Linh là vùng chuyển tiếp về địa hình và khí hậu của vùng cao nguyên, vùng nhiệt đới Đông Nam Bộ và vùng duyên hải Trung Bộ. Theo quốc lộ 1A hay quốc lộ 20, có thể đến với huyện Tánh Linh bằng các trục đường DT 710, 712 hay đương Bảo Lộc đi nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi về Tà Pao - Tánh Linh rất thuận lợi.
Huyện Tánh Linh nơi có con sông La Ngà chảy qua dài hơn 50 km, nơi có các công trình thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi đang được xây dựng, có hồ Biển Lạc rộng hàng trăm hec-ta, có Thác Bà trên suối Mây cao hơn chục mét và các ghềnh thác khác cao 5 - 7m nằm dọc trên chiều dài 1,5 km được tạo thành bởi các khe nước từ núi Ông cao hơn 1000m đổ xuống reo vui quanh năm, cộng với cảnh quan thiên nhiên của vùng rừng nguyên sinh nhiệt đới với nhiều loại cây cổ thụ cao ngút ngàn và nhiều loại động vật quý hiếm đang được bảo tồn rộng hàng chục ngàn hec-ta, tạo cho nơi đây hùng vĩ nên thơ và huyền bí rất có điều kiện để xây dựng thành các cụm du lịch giải trí, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Đứng trước sự cảm nhận và tự hào về các tiềm năng sẳn có của huyện Tánh Linh. Nên Huyện Tánh Linh xin trân trọng giới thiệu và mời các bạn khám phá những nét đẹp lôi cuốn, huyền bí của những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh tiếp theo trong website trang thông tin của Huyện Tánh Linh. Đặc biệt trong website này chúng tôi thành lập 1 diễn đàn Tánh Linh – Bình Thuận với mong muốn đem lại những đóng góp và quan điểm nhằm xây dựng một Bình Thuận vững chắc và một Tánh Linh ngày càng phồn vinh để quê hương Tánh Linh mãi mãi là ngôi nhà ấm áp, là nơi chở che, nâng giấc, vỗ về…. quê huơng ấy là Huyện Tánh Linh. Tánh Linh miền thương nhớ!

Vị trí địa lý

Ban đồ Tánh Linh
Tánh Linh là một huyện miền núi, nằm về phía tây nam của huyện Tỉnh Bình Thuận được tách ra từ huyện Đức Linh vào năm 1983. Toạ độ địa lý từ 10o 50’ 24’’ đế 11o 20 ‘ 56’’ vĩ độ Bắc từ 107o 30’ 50’’ đến 107o 30’ 24’’ kinh độ Đông .
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Nam giáp: Huyện Hàm Tân
- Phía Tây giáp : Huyện Đức Linh
- Phía Đông giáp: Huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.
Tánh Linh có vị trí thuận lợi để phát triển Kinh tế – xã hội, là địa bàn quan trọng về an ninh quốc phòng của địa phương cũng như của cả tỉnh Bình Thuận. Là một huyện miền núi giáp với các tỉnh Tây Nguyên, các vùng đồng bằng ven biển, vùng tam giác kinh tế phía Nam, thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội.
Đất đai
Từ những tài liệu tham khảo cho thấy đất huyện Tánh Linh được chia thành 7 nhóm và 13 đơn vị đất cụ thể như sau:
-Đất phù sa(FL): chủ yếu là phù sa của sông La Ngà phân bổ hầu hết ở các xã trong huyện . Diện tích 9.936 ha , chiếm 8,26% diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới tương đối phức tạp đất có tầng dày, phần lớn đều trên 100 cm có 3 đơn vị đất sau:
+ Đất phù sa trung tính ít chua; có diện tích 3.969,49 ha chiếm 3,38% tổng diện tích tự nhiên , thành phần cơ giới từ thiệt trung bình đến thịt nặng đất ít chua có độ phì tương đối khá.
+ Đất phù sa Sagley: diện tích 4.662,09 ha chiếm 3,97% diện tích tự nhiên ở địa hình thấp , bị ngập nước , thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến thịt nặng có màu xám xanh , vàng xám hoặc xám đen đạm trung bình.
+ Đất phù sa có tầng đến rĩ : Diện tích 1.305,02 ha chiếm 1,11% diện tích tự nhiên . Đất có tầng dày, độ dóc thấp là một loại đất có tiềm năng sản xuất lớn.
-Đất Gley (GL) : diện tích 7.324,78 ha chiếm 6,24% tổng diện tích tự nhiên, có 1 đơn vị đất là đất Gley chua, đất có địa hình trũng thường bị ngập nước quanh năm , đất có màu xám xanh , xám hơi nâu hoặc xám đen có tầng dày trên 100 cm . Thành phần cơ giới tương đối phức tạp ( thay đổi từ thịt trung bình đến sét ) hàm lượng giàu loại đất này thích hợp cho cây lúa nước nếu có thuỷ lợi tốt.
-Đất xám (AC): diện tích 21.019,34 ha chiếm 17,9% diện tích đất tự nhiên , có thành phần cơ giới nhẹ , tầng dày đất thường trên 100 cm lượng mùn tương đối thấp , có 2 đơn vị đất sau :
+ Đất xám điển hình có diện tích 8.321,06 ha chiếm 7,09% diện tích tư nhiên .
+ Đất xám pha cát có diện tích 12.698,28 ha chiếm 10,81% tổng diện tích tự nhiên.
-Đất đỏ(ER): diện tích 62.596,06 ha chiếm 53,31% diện tích đất tự nhiên có thành phần cơ giới trung bình , cấu tượng viên, cục nhỏ, đất từ chua đến ít chua đại bộ phận có tầng dày trên 100 cm . có độ phì tương đối khá có 3 đơn vị đất nâu vàng, đất nâu đỏ và đất đỏ vàng.
-Đất đen (LV) : Diện tích 9.282,13 ha chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên , thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng pha sét . Có độ phì tương đối cao , đất có tầng dày thích hợp cho cây có giá trị kinh tế cao như cây cao su, điều, cà phê và hoa màu khác gồm có 2 đơn vị đất là đất nâu thẩm trên đá bazan và đất đen tầng mỏng.
-Đất màu vàng đỏ trên núi(AL) : có diện tích 4.811,23 ha chiếm 4,1% diện tích đất tự nhiên . Phân bổ ở vùng núi phía bắc của huyện , thành phần cơ giới tương đối phức tạp thay đổi từ thịt pha cát đến thịt nặng pha sét . Đất có tầng dày tương đối từ 70- 100 cm hàm lượng mùn cao đất ít chua.
-Đất xói mòn từ sỏi đá(LP): diện tích 2.149,89 ha chiếm tỷ lệ 1,83% diện tích tư nhiên của huyện , đất có tính chất cơ bản là không có tầng dày . Do quá trình sử dụng đất không hợp lý như chặt phá rừng bừa bải , canh tác theo phương thức du canh du cư, kinh doanh bốc lột đất , thực hiện không đúng quy trình, quy phạm khai hoang đất đồi núi… đất bị rửa trôi trên mặt còn lại đá mẹ.
Tổng diện tích tự nhiên 117.442 ha, bao gồm:
- Đất nông nghiệp: 28.553,4 ha, chiếm 24,32 % diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 14.597,79 ha.
+ Đất vườn tạp: 1.832,09 ha.
+ Đất trồng cây lâu năm:12.044,59 ha.
+ Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản: 78,93 ha..
- Đất lâm nghiệp có rừng: 64.894,7 ha, chiếm 55,27 % diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 63.386,7 ha.
+ Rừng trồng: 1.508 ha.
- Đất chuyên dùng: 2.367,69 ha, chiếm 2,02 % diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất xây dựng: 241,45 ha
+ Đất giao thông: 848,9 ha.
+ Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng: 825,95 ha.
+ Đất quốc phòng an ninh: 16,45 ha.
+ Đất làm nguyên vật liện xây dựng: 157,84 ha.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 83,8 ha.
+ Đất chuyên dùng khác: 189,25 ha.
- Đất ở: 551,12 ha, chiếm 0,47 % diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất ở đô thị: 73,44 ha.
+ Đất ở nông thôn: 477,68 ha.
- Đất chưa sử dụng và sông suối, đồi núi: 21.055,09 ha, chiếm 17,93 % diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất bằng chưa sử dụng: 11.717, 59 ha.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 7.504,4 ha.
+ Đất có mặt nước chưa sử dụng: 719,7 ha.
+ Sông suối: 943,5 ha.
+ Núi đá không có rừng cây: 148,9 ha.
+ Đất chưa sử dụng khác: 21 ha.
11


- Thảm thực vật rừng tự nhiên: Rừng tự nhiên bao gồm các kiểu rừng sau:
+ Kiểu rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa : phân bổ chủ yếu ở các vùng núi phía bắc của huyện .
+ Kiểu rừng nữa rụng lá nhiệt đới; Phân bổ ở vùng núi phía bắc và phía đông của huyện . Hình thái và cấu trúc kiểu rừng này bao gồm 1 tỷ lệ 25- 75% cá thể là những loài cây rụng lá.
+ Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới: phân bổ ở vùng núi phía nam và phía đông của huyện gồm các cây họ đậu, rừng tre nứa…
-Thảm thực vật rừng trồng: chủ yếu ở phía nam của huyện gồm các loại như bạch đàn, keo lá tràm…
-Thảm cây trồng nông nghiệp: bao gồm cây lúa tập trung chủ yếu ở thung lủng sông La Ngà, cây ăn quả phân bổ ở 3 khu vực bậc thềm sông và xen lẩn trong các khu dân cư . Cây công nghiệp như cây điều, cao su, tiêu tập trung ở rải rác các xã trong huyện và ven Biển Lạc.

Khí Hậu

Tính chất khí hậu của huyện diễn biến theo 2 mùa rỏ rệt, lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa cây cối phát triển tốt và là mùa sản xuất chính , ngược lại mùa khô cây cối phát triển kém vì vậy ngòai những diện tích đất được tưới còn hầu hết phải sản xuất trong mùa mưa.
Nhiệt độ không khí cao đều quanh năm và tương đối ổn định.
- Nhiệt độ trung bình năm : 22- 26oc
- Nhiệt độ tương đối cao trung bình năm 26 – 30oc
- Nhiệt độ tối thấp bình quân năm : 18 – 22 oc
- Biên độ nhiệt trong năm : 8 – 10oc
- Tổng nhiệt độ năm : 4.800 – 9.200oc
Độ ẩm không khí trung bình năm từ 70 – 85 % , từ tháng 6 đến tháng 12, độ ẩm từ 84,3 – 86,9%, các tháng 1,2 và 3 độ ẩm trung bình từ 75,6 – 76,9% , hàng năm độ ẩm trung bình cao nhất vào khoảng 91,8% . Độ ẩm trung bình thấp nhất là 61,3%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối xuống tới 15% rơi vào mùa khô.
Thuỷ văn nguồn nước:
-Sông La Ngà: Đây là con sông chính lớn nhất của huyện và cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, trong vùng là phụ lưu cấp 1 của hệ thống sông Đồng nai bắt nguồn từ núi Cao nguyên Di Linh, sông chảy qua địa phận huyện Tánh Linh có chiều dài 45 km , diện tích lưu vực khoảng 417,4 km2 vào mùa mưa thường gây ra lũ lụt ngập úng.
-Ngoài sông La Ngà còn có sông Phan, sông Cát, Sông Dinh, biển lạc và 45 con suối. Các suối nhỏ chỉ có nước trong mùa mưa.
Nhìn chung huyện có nguồn nước mặt tương đối dồi dào , đãm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác . Tuy nhiên do lượng mưa tập trung theo mùa nên hiện tượng hạn hán cục bộ , hoặc lũ quét xảy ra ở một số nơi trong huyện .

Địa hình - Địa chất

Địa hình: Tánh Linh có 4 dạng địa hình chính.
-Địa hình mức trung bình: Có độ cao từ 1.000 – 1.600 m bố trí ở phía bắc huyện giáp với tỉnh Lâm Đồng. Bao gồm các núi BNOM PANG HYA cao 1478 m , núi Ông có nơi cao 1.302m .
-Địa hình núi thấp : Có độ cao dao động từ 200 – 800 m tập trung phía nam huyện . Bao gồm các núi DANGDAO cao 851 m, núi DANGDUI cao trên 706 m , CATONG cao 452 m .
-Địa hình đồi lượn sóng: Có độ cao 20 – 150 m bao gồm đồi đất xám , đất đỏ vàng, chạy theo hướng Bắc nam, hoặc xen kẻ những vùng núi thấp.
- Dạng địa hình đồng bằng: gồm 2 loại
+ Bậc thềm sông: Có độ cao từ 5 – 10 m có nơi chỉ cao 2- 5m dọc theo sông La Ngà.
+ Địa hình trũng: Ven sông La Ngà và các nhánh suối nhỏ ven hồ Biển Lạc , là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh Bình Thuận.
Điạ chất địa mạo:
-Địa tầng Tánh Linh gồm các đá trầm tích có độ tuổi Tura đệ tứ , có điệp La Ngà lộ ra dạng cát kết, bột kết và sét kết màu sẫm. Có nơi Pirit cùng với đá phiến sét, Silíc màu xám phân bổ ở phía nam huyện . Trên địa tầng diệp La Ngà có phủ lớp Bazan Xuân Lộc , tuổi Pleito xen giữa (QII). Đá Bazan có cấu tạo lổ hỏng xốp, xỉ và dăm núi lửa có nơi đá Bazan đặc xít.
-Địa tầng trẻ nhất là trầm tích , bởi rởi tuổi Peleito xen muộn (QII) và Haloxen (QIV), trầm tích sông La Ngà có cuội và cuội sỏi cát màu vàng bị Letrrit gọi là phù Sa cổ , trầm tích haloxen sông, hồ, đầm lầy có sét màu xám, xám đen và xám xanh , có khi màu xám sẩm đen, nhiều xác thực vật có dạng than bùn dọc sông La ngà và ven hồ Biển Lạc, phức hệ Ankroat định Quán và Đèo Cả.

Tài nguyên khoán sản
a/- Tài nguyên đất:
Đất huyện Tánh Linh được chia thành 7 nhóm và 13 đơn vị đất cụ thể như sau:
-Đất phù sa (FL): chủ yếu là phù sa của sông La Ngà phân bổ hầu hết ở các xã trong huyện . Diện tích 9.936 ha, chiếm 8,26% diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới tương đối phức tạp đất có tầng dày, phần lớn đều trên 100 cm có 3 đơn vị đất sau:
+ Đất phù sa trung tính ít chua; có diện tích 3.969,49 ha chiếm 3,38% tổng diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới từ thiệt trung bình đến thịt nặng đất ít chua có độ phì tương đối khá.
+ Đất phù sa Sagley: diện tích 4.662,09 ha chiếm 3,97% diện tích tư nhiên ở địa hình thấp, bị ngập nước, thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến thịt nặng có màu xám xanh, vàng xám hoặc xám đen đạm trung bình.
+ Đất phù sa có tầng đến rĩ: Diện tích 1.305,02 ha chiếm 1,11% diện tích tự nhiên. Đất có tầng dày, độ dóc thấp là một loại đất có tiềm năng sản xuất lớn.
-Đất Gley (GL): diện tích 7.324,78 ha chiếm 6,24% tổng diện tích tự nhiên, có 1 đơn vị đất là đất Gley chua, đất có địa hình trũng thường bị ngập nước quanh năm, đất có màu xám xanh, xám hơi nâu hoặc xám đen có tầng dày trên 100 cm. Thành phần cơ giới tương đối phức tạp (thay đổi từ thịt trung bình đến sét) hàm lượng giàu loại đất này thích hợp cho cây lúa nước nếu có thuỷ lợi tốt.
-Đất xám (AC): diện tích 21.019,34 ha chiếm 17,9% diện tích đất tự nhiên, có thành phần cơ giới nhẹ, tầng dày đất thường trên 100 cm lượng mùn tương đối thấp, có 2 đơn vị đất sau:
+ Đất xám điển hình có diện tích 8.321,06 ha chiếm 7,09% diện tích tư nhiên.
+ Đất xám pha cát có diện tích 12.698,28 ha chiếm 10,81% tổng diện tích tự nhiên.
-Đất đỏ (ER): diện tích 62.596,06 ha chiếm 53,31% diện tích đất tự nhiên có thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng viên, cục nhỏ, đất từ chua đến ít chua đại bộ phận có tầng dày trên 100 cm. Có độ phì tương đối khá có 3 đơn vị đất nâu vàng, đất nâu đỏ và đất đỏ vàng.
-Đất đen (LV): Diện tích 9.282,13 ha chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng pha sét. Có độ phì tương đối cao, đất có tầng dày thích hợp cho cây có giá trị kinh tế cao như cây cao su, điều, cà phê và hoa màu khác gồm có 2 đơn vị đất là đất nâu thẩm trên đá bazan và đất đen tầng mỏng.
-Đất màu vàng đỏ trên núi(AL): có diện tích 4.811,23 ha chiếm 4,1% diện tích đất tự nhiên. Phân bổ ở vùng núi phía bắc của huyện, thành phần cơ giới tương đối phức tạp thay đổi từ thịt pha cát đến thịt nặng pha sét. Đất có tầng dày tương đối từ 70- 100 cm hàm lượng mùn cao đất ít chua.
-Đất xói mòn từ sỏi đá(LP): diện tích 2.149,89 ha chiếm tỷ lệ 1,83% diện tích tư nhiên của huyện, đất có tính chất cơ bản là không có tầng dày. Do quá trình sử dụng đất không hợp lý như chặt phá rừng bừa bải, canh tác theo phương thức du canh du cư, kinh doanh bốc lột đất , thực hiện không đúng quy trình, quy phạm khai hoang đất đồi núi… đất bị rửa trôi trên mặt còn lại đá mẹ.
b/- Tài nguyên khoáng sản:
Huyện Tánh linh có những loại khoáng sản sau:
-Nước khoáng Đức Bình: nằm ở tọa độ 28 – 29; 9 – 0 có trữ lượng lớn nguồn nước lộ thiên có diện tích 6 ha lưu lượng 0,36l/s thành phần nước rất tốt tổng độ khoág vừa phải , giàu hàm lượng acidsilic và bicacbonat-natri.
- Sét gạch ngói Gia An: Nằm ở tọa độ 32-36; 83-84 lớp sét thuộc tích tụ sông La Ngà. Sét có màu xám xanh, chiều dày từ 2-3 m. Thành phần khoáng vật gồm caolin 80%, monnoryolit 20%, bị phủ bởi 1 lớp đất trồng dày 0,3- 0,4 m.
- Sét gạch ngói Bắc Ruộng và than bùn ở Biển Lạc: nằm ở toạ độ 39-40; 90-93 sét trầm tích đệ tứ nằm ở độ sâu 2,8m sét có màu xám xanh, trắng xanh xuống dưới chuyển màu vàng loang lổ.
Theo tài liệu địa chất dự đoán có than bùn ở Biển Lạc – Gia An nhưng chưa tập trung đầu tư khai thác thăm dò sản lượng để đưa vào khai thác.
- Cát xây dựng phân bố theo lòng sông La Ngà, phần tập trung và có điều kiện thuận lợi để khai thác là khu vực xã La Ngâu và khu vực gần cầu Tà Pao xã Đồng Kho, cát có màu xám phớt vàng kích thước từ mịn đến trung bình thành phần hạt chủ yếu là thạch anh.
-Đá Granit và cuội sỏi Laterit: nằm rải rác ở các xã nhưng tập trung chủ yếu chung quanh khu vực núi Ông có màu trắng chấm đen, đá lộ nguyên khối chủ yếu làm đá xây dựng ngoài ra còn có cuội, sỏi Leterit phân bố rải rác ở nhiều nơi có kích thước từ 1-2cm , màu đỏ, chiều dày 1-1,5 m dùng để rải đường cấp phối.

Dân cư

Tánh Linh là một huyện miền núi, nằm ở phía tây nam của tỉnh Bình Thuận, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngoài dân tộc Kinh đang sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng chiếm trên 90% dân số còn có 18 dân tộc thiểu số đang sinh sống như đồng báo rắclay, K'Ho, Giara, Chăm, Nùng, Châu Ro... chủ yếu phân bố ở các xã vùng cao như La Ngâu, Măng tố, Đức Thuận, Đức Bình, Đức Phú ....
Trong những năm qua, dân số tăng nhanh nhưng lại phân bố không đồng đều, mật độ dân số toàn huyện đến nay là 83 người/km2 các địa phương có mật độ dân số cao như Lạc tánh 148 người/km2, Đồng Kho 166, Huy Khiêm 156, Đức tân 341, Đức Phú 158... các xã có mật độ dân số thấp nhất như La Ngâu, Suối Kiết, Gia Huynh từ 13-45 người/km2. Tình hình phân bố này cũng làm ảnh hưởng hạn chế đến quá trình phát triển sản xuất từng vùng chưa đồng bộ ...
Nhìn chung, dân số trên địa bàn huyện những năm gần đây có biến động tăng khá đáng kể, chủ yếu là phát triển về dân số tự nhiên, về tăng cơ học (dân di cư tự do) ít biến động.
Năm 1996 dân số trên địa bàn huyện 83.549 người tỷ lệ tăng tự nhiên 2,6% tỷ lệ tăng cơ học 5%, lao động chiếm từ 45- 47% dân số năm 1999 theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999 dân số trên địa bàn huyện 92.224 người, tỷ lệ tăng tự nhiên 2,31%. Năm 2000 tổng dân số là 93.279 người , tỷ lệ tăng tự nhiên là 2,26% .Trong đó lao động chiếm 47,4% dân số, trong đó lao động nông lâm nghiệp chiến 70%, các lĩnh vực phi sản xuất nông nghiệp chiếm 30%. Ngoài số dân tộc kinh sống ở đồng bằng trồng lúa nước , rau màu và cây lâu năm còn có 18 dân tộc ít người phân bổ ở các xã vùng cao sống thành làng bản trên các khu đất bằng hoặc đồi núi thoai thoải quanh chân núi gần nguồn nước như dân tộc K’Ho, dân tộc rai, Edê, BaNa, Mạ, Châu ro ngoài ra còn có dân tộc Thái, Mường, Nùng, Hoa, Giao di cư từ các tỉnh phía bắc vào lập nghiệp sinh sống. Còn có Thôn dân tộc Chăm trồng lúa nước , dệt thổ cẩm, đồ gốm thủ công mỹ nghệ và buôn bán nhỏ . Đông nhất vẫn là dân tộc kinh, đây là nguồn lao động chính tạo ra sản phẩm nông lâm nghiệp và TTCN của huyện .
Hoài Đức là một Quận lỵ thuộc tỉnh Bình Tuy. Sau năm1975 được đổi thành huyện Đức Linh, tỉnh  Bình Thuận

Đức Linh ngày nay
   Vị trí địa lý
Đức Linh là một huyện miền núi nằm ở phiá Tây – tây Bắc của tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm tỉnh lỵ 140 km về phiá Đông Nam, có toạ độ địa lý nằm trong khoảng :  1005’00’’ đến 10052’55’’ độ vĩ bắc, 107053’35’’ đến 107039’37’’ độ kinh đông.
Vị trí của Đức Linh nằm ở vùng chuyển tiếp giữa các vùng Đông nam Bộ và Nam Trung bộ, thuận lợi cho giao lưu kinh tế - văn hoá với các vùng xung quanh thông qua đường quốc lộ 1A qua tỉnh ĐồnG nam đi Tp.HCM và quốc lộ 20 đi Đà Lạt – lâm Đồng
§  Phía Bắc giáp huyện Đạ Hoai – Lâm Đồng
§  Phiá Nam giáp huyện Xuân Lộc - Đồng Nai
§  Phía Đông giáp huyện tánh Linh – Bình Thuận
§  Phía Tây giáp huyện Tân Phú và huyện Định quán – Đồng Nai.
Diện tích tự nhiên
Sau khi phân chia ranh giới hành chính theo Chỉ thị 364/TTg diện tích tự nhiên các huyện là 53.491,2 ha và được phân bố trên 11 xã, thị trấn gồm :
     * 3 xã Bắc sông La ngà đó là Xã Đa Kai diện tích 8355 ha, xã Sùng Nhơn diện tích 5115,2 ha, xã MePu diện tích 5981,6 ha.
     * 8 xã , thị trấn nằm ở phiá Nam sông La Ngà là xã Trà Tân diện tích 7167,9 ha, xã Tân hàn diện tích 6323 ha, xã Đức hạnh 7251 ha, xã Đức Chính 2175 ha, xã Nam Chính 2832 ha, xã Vũ Hoà 22725 ha, TT.Võ Xu 2256 ha và TT.Đức tài 3250,5 ha trong đó Võ Xu là thị trấn Trung tâm huyện.
   Địa hình
Là huyện miền núi nằm ở vùng chuyển tiếp nên địa hình ở Đức linh khá phức tạp. Nhìn toàn cảnh địa hình của huyện thấy có dạng hình lòng chảo, phiá bắc và phiá Nam cao hơn, vùng ở giữa ven sông  LaNgà hơi trũng thấp.
Điạ hình của Đức Linh được phân chia thành  các vùng như sau :
-Vùng núi cao : Nằm ở phiá Bắc huyện giáp với tỉnh Lâm Đồng có diện tích khoảng 11500 ha, chiếm 21% diện tích tự nhiên. Vùng nàychủ yếu là những dãy núi có độ cao trung bình từ 400m đến 900m so mặt nước biển, cao nhất có đỉnh 992m nằm giáp ranh giới giữa tỉnh Lâm Đồng và 2 xã Sùng Nhơn, MéPu, độ dốc lớn, hơn 80, ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
-Vùng đồng bằng ven sông La Ngà: Nằm 2 bên phía Bắc và phía Nam sông La Ngà chủ yếu do phù sa sông La Ngà bồi đắp trước đây có diện tích khoảng 11181,2ha, chiếm 34,8% diện tích tự nhiên. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 30, độ cao 100m so với mực nước biển, đây là vùng trọng điểm lúa của huyện, xen kẽ có một vài đỉnh cao như núi Bảo Đại cao 201m
-Vùng đồi lượn sóng chuyển tiếp giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng phía Bắc diện tích khoảng 4500ha, có độ cao từ 100 đến 400m độ dốc địa hình 30 – 80. Vùng đồi gò lượn sóng phía Nam nằm tiếp giáp vùng đồng bằng phía Nam đến giáp ranh giới tỉnh Đồng Nai và huyện Tánh Linh, diện tích 26310 ha, có độ cao 100 – 150m so với mực nước biển, độ dốc từ 30 – 80, xen kẽ có các đỉnh núi cao như núi Dinh 298m, đồi 206m, đồi 3 ngọn cao trên 200m, đây là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm của huyện (phổ biến là cây cao su, cây điều, cây tiêu và cây ăn quả các loại).

 Khí hậu
Đức Linh là vùng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, có hai muà tương đối rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, không có mùa đông rõ rệt như các vùng phía Bắc.
Nhiệt độ bình quân cả năm là 28,420C (tháng 4) thấp nhất 24,650C (tháng 12 tháng 1).
Lượng mưa bình quân dao động khoảng từ 1800mm đến 2800mm tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 90% lượng mưa trong năm, những tháng còn lại mưa rất ít (tháng 11 đến tháng 2 hầu như không có mưa).
Số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 7,2 giờ, tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2643,91 giờ, tháng có nắng nhiều nhất là tháng 3 (293,56 giờ), ít nhất là tháng 8 (140,43 giờ)
Gió: Hàng năm có 2 mùa gió chính, gió muà Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ gió lớn nhất từ 18 – 27 m/s mang theo nhiều hơi nước gây mưa rào.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 81,83%, thấp nhất là tháng 2 (71%), cao nhất là tháng 8 – tháng 9 (91%)
Lượng nước bốc hơi trung bình cả năm là 1255 mm, cao nhất là tháng 3 (130 mm), thấp nhất tháng 8 (88 mm).
Thủy văn- sông ngòi ao hồ:
Đức Linh nằm trong vùng có mưa lớn, tập trung theo mùa, cùng với bề mặt địa hình khá phức tạp, độ dốc lớn nên đã hình thành nhiều khe suối để lại từ trước đến nay.
Sông La Ngà là con sông chính, lớn nhất chảy qua địa bàn của huyện dài khoảng 70km và được bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng đổ ra sông Đồng Nai, lưu lượng nước trung bình về mùa mưa khá lớn 65,2m3 – 190m3/s, lưu lượng về mùa khô rất thấp 7,37 m3/s, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất của huyện.
Bên cạnh sông La Ngà trên địa bàn còn có những con suối tự nhiên, có nước quanh năm như suối Lăng quăng, suối Gia Huynh, suối ráp răng, suối lạnh, suối MéPu Klon du, suối Daplon.v.v.. phân bố rãi rác, suối thường ngắn, dốc, thoát nước nhanh.
Ngoài ra trong huyện còn có hồ Trà Tân diện tích khoảng 226 ha, hồ Biển Lạc và nhiều ao bàu lớn nhỏ tập trung chủ yếu trong vùng đồng bằng góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nước tại chỗ cho trồng trọt.
Nước ngầm tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể, song qua thực tế thấy rằng nguồn nước ngầm ở Đức Linh khá phong phú, chất lượng một số nơi khá tốt, là nguồn chính cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất trong các khu dân cư.
Nhìn chung nguồn nước của huyện khá dồi dào, có thể đảm bảo chủ động cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt nếu được đầu tư đầy đủ để xây dựng các công trình thủy lợi kết hợp lớn, vừa và nhỏ. Mặt khác dễ gây úng lụt vào mùa mưa, gây sạt lở đất nếu không tổ chức tốt việc tái sinh và trồng rừng chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

 Thãm thực vật
Thảm thực vật trên địa bàn của huyện khá phong phú với 2 loại hình chính đó là:
-Thực vật tự nhiên vùng núi: Trên vùng núi phía Bắc được che phủ bởi rừng tự nhiên, hiện tại rừng giàu, rừng trung bình rất ít, còn lại phần lớn là rừng nghèo kiệt và lùm cây bụi đang được thay thế dần bằng các cây trồng lâm nghiệp và nông nghiệp dài ngày.
Thực vật vùng trung du và đồng bằng: Chủ yếu là các loại cây trồng như lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cao su, điều, tiêu, cà phê, cây ăn quả các loại kể cả sầu riêng, xoài, mít, nhãn, sabôchê, cam, quýt....
Về mùa mưa các loại cây trồng phát triển khá tươi tốt đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, tiêu
Thổ nhưỡng đất đai
Qua khảo sát thực tế, kết hợp tài liệu điều tra đất của huyện Đức Linh theo chương trình 52 E của tỉnh, căn cứ vào hệ thống phân loại đất Việt Nam theo phương pháp FAO – UNESCO, thì đất của huyện Đức Linh được phân thành 6 nhóm với các đặc điểm như sau:
Nhóm đất cát – Arenosols (AR): Diện tích khoảng 580,3 ha được hình thành do quá trình bồi tụ của biển trước đây và các sản phẩm tích tụ của các dòng suối. Đất này nằm rải rác ở các xã phía Nam của huyện như: Nam Chính, Võ Xu, Vũ Hòa, Trà Tân, Tân Hà có thành phần cơ giới nhẹ.
Nhóm đất phù sa – Fluvisols (FL): Diện tích khoảng 12063,2 ha, phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông La Ngà, tập trung ở các xã MéPu, Sùng Nhơn, ĐaKai, Võ Xu, Nam Chính, Đức Tài, Đức Hạnh. Đất được hình thành do sự bồi đắp của sông La Ngà gồm có 4 đơn vị cấp II.
+ Đất phù sa được bồi thường xuyên – Eutric Flavisols nằm ngoài đê bao cạnh sông La Ngà.
+ Đất phù sa không được bồi, chua – Dystric Fluvisols
+ Đất phù sa Gley – Gleyk Fluvisols
+ Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng – cambric Fluvisols
Thành phần cơ giới của nhóm đất phù sa từ thịt trung bình, tầng dày đất lớn hơn 10 cm, đất hơi chua, đạm kali trung bình, lân tổng số nghèo, hiện trạng đang trồng lúa, hoa màu phát triển tốt.
Nhóm đất Gley – gleysols (GL): Diện tích 366,1ha phân bố ở các vùng thấp, trũng như Võ Xu, Tân Hà, Trà Tân, Đức Hạnh, Vũ Hòa, thường bị ngập nước nên đất bị yếm khí, có màu xám xanh đến xám đen, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, tầng dày lớn hơn 100cm, giàu mùn đạm lân, kali thấp. Đất này thích hợp với trồng lúa, nuôi trồng thủy sản khi có biện pháp chống úng thích hợp.
Nhóm đất đen – Luvisols (LV): Diện tích khoảng 2284,2 ha phân bố ở các xã ĐaKai, Sùng Nhơn, Đức Tài... có 2 đơn vị cấp II:
+ Đất nâu thẩm trên Bazan – Chomic Luvisols diện tích khoảng 510,2 ha.
+ Đất đen tầng mỏng – Lithic Luvisols: Diện tích khoảng 1774,1 ha. Đất đen được hình thành trên đá Bazan, địa hình dốc thoải (30- 80), thành phần cơ giới từ thịt pha cát mịn đến thịt pha sét, tầng đất khoảng 30 – 100 cm, ít chua, giàu đạm, lân, nghèo kali, có thể sử ụng trồng ca phê, tiêu, cây ăn quả và cây màu.
Nhóm đất đỏ - Ferasols (FR): Diện tích khoảng 12234,8 ha, phân bố chủ yếu ở Đức Tài, Đức Hạnh, Trà Tân, Sùng Nhơn, ĐaKai, có 3 đơn vị cấp II.
+ Đất nâu đỏ - Rhodic Ferasols: Diện tích khoảng 5442 ha.
+ Đất nâu đỏ kết von nhiều, Ephihipersrri – Roodieferasols diện tích 1007,6 ha.
Hai đơn vị này được hình thành trên đá Bazan là loại đá Macma bazơ, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, có màu nâu đỏ, tầng mặt có chứa mùn, nhìn chung đất có tầng dày trên 50cm, một số có lẫn đá và nhiều nơi đã xuất hiện kết von hoặc hình thành đá ong khá dày. Loại đất này tốt có kết cấu tơi xốp, độ phì cao thích hợp với cây công nghiệp dài ngày và có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu.
+ Đất nâu vàng – Xanthic Ferasols: Diện tích 5785,2 ha, được hình thành chủ yếu trên sản phẩm phong hóa của mẫu chất phù sa cổ, phân bố rãi rác ở xã Sùng Nhơn, Mepu, Trà Tân, Tân Hà có màu nâu vàng, vàng nâu hoặc đỏ vàng do có chứa sắt, nhôm cao, tầng dày trên 100 cm, độ dốc dưới 30, thành phần cơ giới là cát pha thịt hoặc thịt nặng, khả năng giữ nước và giữ màu kém, ít chua, mùn phân giải yếu, dinh dưỡng nghèo, đầu tư tốt sẽ thích hợp trồng cây ăn quả, hoa màu.
-Nhóm đất xám – AcisSols (AC): Diện tích 14639,2 ha, phân bố chủ yếu ở Võ Xu, Nam Chính, Đức Chính, Vũ Hoà, Trà Tân, Tân Hà. Đất được hình thành trên mẫu chất giàu thạch anh như đá granit, quắc zic, đá cát hoặc mẫu chất phù sa cổ có 3 đơn vị cấp II.
+ Đất xám điển hình – Hap licAcrisols, diện tích 12572,5ha.
+ Đất xám vàng tầng đá sâu – EnpilithichchromicACrisols, diện tích 1628ha
+ Đất xám vàng tầng đá nông – Enpilithi Ehromic Acrisols, diện tích 438,6ha.
Nhóm đất này có thành phần cơ giới nhẹ, phần lớn có tầng dày trên 100 cm, đất chua, lượng mùn thấp, hàm lượng các chất đạm, lân, kali không cao, phân bố trên địa hình bằng phẳng dưới 30, có vị trí rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp của huyện.
*Nhìn chung về mặt thổ nhưỡng đất đai Đức Linh khá phong phú về chủng loại, chất lượng trung bình, thích hợp với nhiều loại cây trồng, ngoài lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày còn trồng được các loại cây như: cao su, cà phê, điều, tiêu, cây ăn quả nhiều chủng loại.

 Khoáng sản
Theo tài liệu điều tra của phòng quản lý tài nguyên- Sở Công nghiệp Bình Thuận và của đoàn địa chất 705 trước đây cho thấy trên địa bàn huyện Đức Linh xuất hiện các loại khoáng sản như sau:
-Nước khoáng: Nằm ở xã ĐaKai, có nhiệt độ 500C, thành phần khoáng rất tốt, trữ lượng dự báo ở cấp C­1 khoảng 60,5 m3/ngày có thể khai thác công nghiệp và tổ chức du lịch nghỉ dưỡng tắm nước khoáng nóng. Hiện công ty Bia Sài Gòn đã đầu tư xây dựng nhà máy nước khoáng từ 10 năm nay, công suất đạt khoảng 10.000.000 lít/năm. Vùng mỏ nước khoáng ĐaKai đã được khoanh vùng có diện tích khoảng 80 ha.
-Sét Ca lin: Có trữ lượng rất lớn, phân bố chủ yếu ở các vùng thung lũng sông La Ngà thuộc đồng bằng trung tâm như ở Vũ Hòa, MéPu, Võ Xu, Sùng Nhơn, Đa Kai, Nam Chính, Đức Tài, Trà Tân. Thành phần sét từ trung bình đến cao cho phép sản xuất các loại gạch thông thường đến đồ sành, sứ (nguồn sét ở MéPu), sản xuất gạch chịu lửa phụ gia xi măng (nguồn sét phía Tây ĐaKai). Hiện nguồn sét đã được đưa vào sản xuất gạch ngói.
-Than bùn: Trữ lượng cấp C1 khoảng 220.000m3, thuộc loại chứa ít lưu huỳnh, hàm lượng axithumic trung bình, độ tro cao, hiện đã có khảo nghiệm làm phân hữu cơ vi sinh, tập trung ở vùng bào Núi –ĐaKai.
-Đá Carbonat (Travetin): Trữ lượng khoảng 45000m3 nằm tại vùng núi Đa Ngun xã ĐaKai, có thể sử dụng làm xi măng mác thấp để trải đường nông thôn. Hiện vùng mỏ này nằm trong vùng mỏ nước khoáng.
-Đá Bazan Pozolan: trữ lượng nhỏ có ở ĐaKai và Đức Hạnh, cho phép khai thác tận thu làm phụ gia xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng không nung.
-Đá Bazan: Trữ lượng nhỏ, phân bố rãi rác ở các xã ĐaKai, Đức Chính, Đức Tài, Đức Hạnh, Trà Tân, có thể khai thác dưới hình thức tận thu để phục vụ nhu cầu xây dựng của địa phương.
-Điatomic: Trữ lượng dự báo khoảng 1300m2, nằm ở  độ sâu trên 7,5m và phân bố ở ĐaKai, ít có khả năng khai thác về mặt kinh tế.
-Cát xây dựng: Trữ lượng khá lớn nhưng phân bố ở các nơi như sông La Ngà, các sông suối rãi rác trong huyện. Do vậy việc khai thác phải được tổ chức hợp lý, có kế hoạch lâu dài để bảo vệ dòng sông và môi trường xung quanh.
* Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện Đức Linh không nhiều về chủng loại và trữ lượng, ít có khoáng sản quí hiếm nhưng lại có thế mạnh trong việc phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng của địa phương.


 Dân Cư
Đức Linh là địa bàn cư trú của 20 dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt Nam sinh sống trong đó dân tộc kinh là đông nhất có khoảng 128187 người chiếm 97,84%, các dân tộc còn lại là Chơ Ro: 1860 người, K’Ho 393 người, Hoa 105 người, Tày 157 người, người ÊĐê, Hmông, Nùng, Chăm, Thái, Khơ Me, Dao, Ba Na, Ngáy, Sán chay, Sán Dìu, Raglay, Giáng, Ma, v. v.. 158 người
+ Về dân số và lao động: Trong thời gian qua dân số Đức Linh tăng khá nhanh kể cả tự nhiên và cơ học do thực hiện chính sách kinh tế mới và tình trạng di dân tự do từ nơi khác đến. Năm 1975 dân số của huyện khoảng 40.000 người, năm 1995: 112754 người, năm 1997: 118776 người, năm 2000: 125154 người, trong vòng 27 năm (từ năm 1975 đến cuối 2002) dân số tăng lên 3,3 lần cuối năm 2002, hiện dân số của huyện là 131017 người. Tỷ lệ tăng dân số chung của huyện có xu hướng giảm dần, năm 1995 là 3,05% (trong đó tăng tự nhiên 2,32%), năm 1997 là 2,46% (tăng tự nhiên 2,25%), năm 2000 là 2,69% (tăng tự nhiên 1,73%) và năm 2002 còn 1,74% (trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên 1,56%).
Mật độ dân số cũng tăng dần theo sự tăng dân số qua các năm. Năm 1975 mật độ dân số trung bình trên toàn huyện là 70 người/km2, năm 1995 là 210 người/km2, và năm 2002 là 224 người/km2. Đức Linh là huyện có dân số cao trung bình so với cả nứơc (243 người/km2) và khá cao so với trung bình toàn tỉnh (137 người/km2).
Sự phân bố dân cư và mật độ dân số cũng không đều ở các xã, thị trấn trong huyện. Năm 2002 xã Tân Hà có 5295 người với mật độ 85 người/km2; xã Trà Tân 16433 người, mật độ 226 người/km2; xã Đức Hạnh 57202 người, mật độ 243 người/km2; xã Đức Chính 5175 người, mật độ 238 người/km2; xã Nam Chính 9332 người, mật độ 330 người/km2; xã Mepu 12964 người, mật độ 217 người/km2; xã Sùng Nhơn 7818 người, mật độ 153 người/km2; xã ĐaKai 11078 người, mật độ 133 người/km2; trong khi đó xã Vũ Hòa 8751 người, mật độ 385 người/km2 và thị trấn Võ Xu 17260 người, mật độ 624 người/km2. Nhìn chung vùng núi phía Bắc mật độ thấp hơn so với vùng trung du và đồng bằng phía Nam sông La ngà.
Trong cơ cấu dân số tỷ lệ Nam là 49,76% và Nữ là 50,24%(dân số toàn huyện). Về độ tuổi gồm các mức 0 – 14 tuổi chiếm 40,31% dân số, 15 – 19 tuổi 10,24%, 20 – 54 tuổi 57,08% và trên 54 tuổi chỉ có 20% trong đó trên 80 tuổi là 0,7%. Nhìn chung tỷ lệ người có tuổi ít so với các vùng trên cả nước.
Nguồn lao động của Đức Linh tương đối dồi dào, số người trong độ tuổi lao động từ 15 – 54 tuổi chiếm tới 77,32% dân số của huyện, trong đó lao động trẻ tuổi 20 – 39 tuổi là 36,44%.
Trong đó cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp chiếm hơn 80% lao động đang làm việc, lao động CN-TTCN, dịch vụ nhìn chung còn thấp khoảng 11,2%.
+ Về tôn giáo: Trên địa bàn Đức Linh có các tôn giáo như Đạo Phật: 19443 người, đạo Thiên Chúa giáo 27160 người. Hai đạo này chiếm đa số trong dân cư 35,6%. Ngoài ra còn có các tôn giáo như đạo Tin Lành 825 người, đạo Cao Đài 511 người, đạo Hoà Hảo 39 người, các đạo khác 39 người và không có đạo 83039 người .
+ Sản phẩm nội huyện và mức sống trong dân cư: Cùng với tổng sản phẩm nội huyện ngày càng tăng thì thu nhập bình quân đầu người trong toàn huyện ngày càng tăng và chủ yếu vẫn là thu nhập từ nông nghiệp chiếm đa số trong dân cư, ngành CN-TTCN, XD, TMDL nhìn chung còn thấp và đang tăng dần theo từng năm, theo số liệu thống kê từ năm 1992 đến năm 2002 cho thấy năm 1992 tổng sản phẩm nội huyện (theo giá 1994) là 94674 triệu đồng trong đó ngành NLN 77,28%, CN, XD 5,84%, TMDL 16,88%; GDP bình quân đầu người 124 USD.
Năm 1995 là 130073 triệu đồng trong đó nhóm NLN 65,64%, nhóm CN-XD 9,54%, nhóm TMDL 24,82%; GDP bình quân đầu người 145 USD.
Năm 2000 là 218723 triệu đồng trong đó nhóm NLN 52,72%, CN-XD 21,36%, TMDL 25,92%; GDP bình quân đầu người 212 USD.
Năm 2002 là 392054 triệu đồng trong đó nhóm NLN 51,2%, CN-XD 22,31%, TMDL 26,47%; GDP bình quân đầu người 261 USD.
Nhìn chung đời sống sinh hoạt trong dân cư ngày càng được cải thiện theo đà tăng trưởng kinh tế trên toàn huyện, số nhà tạm ngày càng giảm, nhà xây từ cấp 4 trở lên ngày càng tăng, số hộ có điện sinh hoạt, xe máy, điện thoại các loại tăng khá nhanh trong vài năm gần đây.
Hàm Tân và LaGi - Hành trình của một địa danh
Sự kiện thành lập thị xã Lagi được tách từ huyện Hàm Tân theo Nghị định số 114 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 5/9/2005 đã đánh dấu một chặng đường dài gần 90 năm khi làng Hàm Tân trở thành đơn vị hành chánh cấp huyện năm 1916.
Bên bờ con sông Dinh có dịch trạm Thuận Phước ở làng Phước Lộc nằm trong hệ thống dịch trạm dưới triều Nguyễn trung hưng. Địa giới Lagi thời ấy bao trùm phần đất thị trấn Lagi và một số vùng lân cận của Tân Thiện, Tân An, Tân Lý bây giờ… Khi thành lập huyện tại đây có 2 làng Phước Lộc và Hàm Tân, trụ sở huyện đặt trên làng Hàm Tân nên trở thành tên huyện và cũng từ đó không còn trực thuộc tổng Đức Thắng phủ Hàm Thuận nữa. Năm 1877, doanh điền sứ Nguyễn Thông đã thân chinh về vùng đất hoang dã phía nam của tỉnh Bình Thuận rồi trình bức “nghĩ thĩnh thượng du khẩn sự nghi sớ” (Sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du) có nhắc đến: “… thuyền đi lúc rạng đông từ cửa tấn LaDi nếu thuận gió xuôi buồm thì đến cửa biển Phan Thiết phủ Hàm Thuận vào giờ ngọ hoặc giờ mùi. Xin chọn đất ở xóm Hàm Tân dựng tạm một kho đồn điền khai khẩn, tính toán số gạo muối tiền thóc cần thiết rồi đem thuyền chở nộp cho tỉnh, thì chở đến kho tạm ở Hàm Tân rồi dùng thuyền đến đó chở đi cũng tiện”. Có thể coi địa danh Lagi và Hàm Tân đã song hành suốt chiều dài lịch sử hình thành một vùng đất giàu sự tích cho đến hôm nay.


 Hàm Tân có 6 xã là Tân Phước, Bình Tân, Bà Giêng, Tân Hiệp, Hiệp Hòa, Văn Mỹ. Sau ngày ký kết hiệp định Genève tháng 7/1954 và đến khi có sắc lệnh 143 ngày 26/10/1956 của TT. Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Bình Tuy, lấy Hàm Tân-Lagi làm trung tâm. guồng máy chính quyền gồm có 3 quận Hàm Tân, Hoài Đức và Tánh Linh. Quận Hàm Tân với hiện trạng như ngày nay gồm các xã Phước Hội, Bình Tân, Bà Giêng, Hiệp Hòa, Tân Hiệp, Văn Mỹ có dân số 68.422 người. Trươc năm 1975 chưa bao giờ có đơn vị hành chánh thị xã Lagi nhưng Lagi chiếm một vị trí quan trọng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bình Tuy và nằm dưới tên gọi xã châu thành Phước Hội.


Đến tháng 6/1982, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập huyện Hàm Thuận Nam, tách 3 xã Tân Lập, Tân Thuận, Tân Thành của huyện Hàm Tân và Hàm Tân còn lại 10 xã và thị trấn Lagi. Đầu năm 2004, chia tách thêm 3 xã Tân Phúc, Tân Đức, Sông Phan và thị trấn Tân Minh. Nghị định 114 của Thủ tướng Chính phủ thành lập thị xã Lagi với diện tích tự nhiên 18.282,64 ha và 112.558 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chánh trực thuộc là các phường Phước Hội, Phước Lộc, Tân Thiện, Tân An, Bình Tân và các xã Tân Phước, Tân Tiến, Tân Hải, Tân Bình. 
Như vậy huyện Hàm Tân còn lại có 72.952 ha và 70.515 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chánh là các xã Tân Thắng, Sơn Mỹ, Tân Hà, Tân Nghĩa, Sông Phan, Tân Đức, Tân Phúc và thị trấn Tân Minh.

PHAN THIẾT THỦA BAN ĐẦU
Phan Thiết vào thuở ban sơ còn là một xóm dân cư thưa thớt, nghèo nàn với các đồi động hoang vắng, đất bãi sình lầy, làm nghề chài lưới, thả câu quanh bờ, ven biển. Những ngày biển động vỡ nương trồng tỉa, hái củi, đốt than. Nhà cửa là những mái lá quây từng chòm nhỏ dăm ba nóc dọc sông, dọc biển, ven đường cái quan.
Dần dần với tiềm năng kinh tế biển, Phan Thiết thu hút đông đảo người khắp nơi lui tới qui tụ dân cư, làm ăn phát đạt và trở thành chốn thị tứ sầm uất.

Theo những tư liệu còn lưu giữ: khi được công nhận là thành phố vào năm 1933, trong tổng số trên 100.000 dân của Bình Thuận, Phan Thiết có khoảng 25.000 người. Bên cạnh đại đa số người Việt, có khoảng 700 người Hoa, 60 người Âu và một ít người Ấn Độ. Vào thời ấy, để phục vụ chương trình khai thác thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp cho xây cất một số cơ sở hạ tầng. Năm 1896, mở đường cái quan mới (năm 1912 trở thành quốc lộ 1) nối Phan Thiết với Biên Hòa. Năm 1899, bắt đầu xây cất tòa sứ và các công sở ở tả ngạn sông Cà Ty, và dựng đèn biển ở mũi Khe Gà. Năm 1900 mở con lộ Phan Thiết – Phú Hài, láng nhựa một số đường chính nội ô ở thị xã. Năm 1901, khởi công xây dựng đường sắt Sài Gòn – Nha Trang qua Bình Thuận, khai thác từ năm 1912, có đường nhánh nối ga Mương Mán với ga Phan Thiết dài 12km (đoạn này được đưa vào khai thác vào ngày 15/1/1901). Năm 1904 đắp xong liên tỉnh lộ số 8 nối Phan Thiết với Di Linh, nối cao nguyên với biển Đông. Thời gian này, Phan Thiết mới bắt đầu có tiếng còi ô tô. Năm 1910, nhân dân dùng đèn “Hoa Kỳ” thắp sáng bằng dầu lửa. Các ngả đường chính trong thị xã treo đèn lồng; trên đường phố xuất hiện chiếc xe tay đầu tiên do người kéo. Đến năm 1924, Phan Thiết mới có nhà máy đèn chạy bằng củi công suất 100kw cung cấp điện cho tòa sứ, bưu điện, đồn lính, nhà ga, biệt thự người Pháp và một ít đèn đường thay thế đèn lồng. Năm 1928 xây đúc kiên cố cầu Quan bằng bê tông cốt sắt thay cho cầu gỗ.

100 năm trước, về mặt dân số cũng như mặt khuếch trương thương nghiệp, công nghiệp, Phan Thiết đã là một đô thị lớn của vùng duyên hải Trung kỳ; Phố Hài, Mũi Né cũng là những cửa biển buôn bán sầm uất. Hàng trăm chiếc ghe bầu từ Trung kỳ đến, Nam kỳ ra chở nước mắm, cá khô, chai cục, dầu rái, trầm hương, đệm buồm vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng, đi Xanh-ga-po. Có cả tàu thuyền Trung Quốc từ Quảng Đông, Hải Nam đến ăn hàng. Theo báo cáo của viên công sứ Noe và Sở Thương chánh Bình Thuận, chỉ riêng tháng 9/1899, trọng tải hàng hóa xuất khẩu lên đến 3.436 tấn. Ở Phan Thiết, năm 1902 ra đời công xi rượu của người Hoa tên Nhiêu Tấn Hiếu chuyên sản xuất kinh doanh rượu; năm 1906 các nhà hoạt động Duy Tân thành lập Liên Thành thương quán, sau đó mở phân cuộc ở Hội An, lập đại lý ở Trung kỳ, Nam kỳ, Nam Vang. Từ năm 1906 trở đi, Phan Thiết có thêm nhiều tiệm buôn, sạp tạp hóa, phố chợ buôn bán tấp nập. Khoảng thời gian này, nhà cầm quyền Pháp đặt thêm một viên phó công sứ là lập Sở thuế đoan ở cửa biển để trông coi việc thu thuế.

Từ lâu Phan Thiết được nhiều nơi biết đến về nghề sản xuất nước mắm thơm ngon nổi tiếng lâu đời, kéo theo nhiều ngành nghề như làm muối; đóng, xảm ghe thuyền, thùng lều; đan mê ghe, thúng chai, rổ cá hấp; làm cột buồm, chà; xe chỉ, đan lưới, dệt đệm, lò tỉn, lò vôi, trại tre, trại cây, trại cưa xẻ gỗ…

Đầu những năm 50, thuyền gắn động cơ, bao bì, lưới cước bằng chất dẻo ra đời, những nghề nói trên mai một dần. Những địa danh xóm Chỉ, làng lò tĩn Phú Lâm, làng dệt đệm Phố Hài… đã lui vào dĩ vãng nhưng vẫn để lại ấn tượng đẹp về ngành nghề truyền thống Phan Thiết xưa.

Thị xã Phan Thiết hình thành, những dãy nhà gạch, nhà lầu mọc lên thay dần các xóm nhà mái thấp, chen chúc ở các ngõ hẻm. Mọi việc mà nhà cầm quyền Pháp không thể không quan tâm trong chương trình chỉnh trang thị xã là đặt tên đường. Việc này mãi đến năm 1934 mới sắp xếp xong tên 42 con đường và giữ nguyên cho đến tháng 8/1945. Xen với tên những  tên các nhà trí thức Pháp nổi tiếng như Pasteur, Rousseau, Carnot…, những con đường hướng dẫn nơi cần biết như đường liên Tỉnh đường (Rue de la Citadelle) đường ra bãi Thương Chánh (Rue de la plage), đường đến nhà thương (Rue de l’ Hôpital), đường ra ga xe lửa (Avenue de la Ga ra)… Điều thú vị là Phan Thiết có một số tên đường bằng tiếng Pháp đặc trưng cho sinh hoạt nghề nghiệp như đường Ghe thuyền (Rue des Barques), đường Dân chài (Rue lesPêcheurs), đường Lưới (Rue desFlets), đường Tĩn (Rue des Jarres), bến Nước mắm (Quai de la Saumure), bến Thợ mộc (Quai des Charpentiers) và một số đường khác ghi theo tiếng Việt đặc trưng cho một phố biển giàu hải sản: Rue de cá Đỏ dạ, Rue de cá Nục, Rue de cá Mòi, Rue de cá Cơm. Một con đường khác chạy dọc bờ biển từ Đức Thắng đến Lạc Đạo được gọi là bến Ngoạn mục (Quai de Belle – vue), xưa kia nơi đây là một bãi cát trắng phau, không có nhà cửa, phóng tầm mắt nhìn cảnh trời mây nước trong xanh rất đẹp.

Về văn hóa, y tế, Phan Thiết được công nhận thị xã năm 1898, 6 năm sau, năm 1904, Pháp mới cho mở một trường sơ học 3 lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng và 20 năm sau nữa, đến năm 1924, có thêm 3 lớp nhì đệ nhất, nhì đệ nhị, lớp nhất hình thành Trường Tiểu học Pháp – Việt (nay là Trường Tiểu học Đức Thắng A). Phố Hài, Mũi Né, hai thị tứ biển sầm uất cận kề Phan Thiết mãi đến năm 30, 40 mới có trường sơ học, trường công hương. Dưới thời Pháp thuộc, việc mở mang dân trí không được quan tâm, việc chăm sóc sức khỏe càng kém hơn. Năm 1895, Phan Thiết mới có một “nhà thương” tạm thời chỉ làm nhiệm vụ phát thuốc, chưa có nhà chữa trị bệnh. Năm 1900 xây thêm 2 nhà điều trị, có bác sĩ trông coi. Cần nhắc qua vài nét như trên để thấy rằng ngày nay mạng lưới trường học và y tế Phan Thiết phát triển vượt bậc cả về qui mô số lượng, chất lượng và hiệu quả.

Hội tụ cư dân từ nhiều nguồn, phong tục tập quán phố biển Phan Thiết khá phong phú. Tục thờ cá Ông, tức thần Nam Hải ở các vạn chài từ Mũi Né đến Tú Luông (thuộc Đức Long ngày nay) đến nay vẫn còn. Những ngôi đình, dinh vạn cổ kính Đức Thắng, Đức Nghĩa, Thủy Tú xây dựng từ thế kỷ 18, 19 đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia. Trong những ngôi chùa cổ có niên đại sớm, chùa Phật Quang hiện còn lưu trữ bộ kinh Pháp hoa khắc gỗ chữ Hán gồm 118 bản, 60 vạn lời, một di sản quí hiếm của Phật giáo Bình Thuận và cả nước. Xưa kia, Phan Thiết là một vùng rừng rú đầm lầy, nhiều cọp, nên trong làng thường dành một nơi thờ “Ông Hổ”. Thuở mới khai cơ lập nghiệp, người Phan Thiết đã có ý thức sâu sắc về nếp sống cộng đồng. Những người chuyên đánh bắt tôm ốc lập hội Lương Bằng; chủ ghe bầu lập hội Các Lái, khu phố; xóm lao động lập hội Thanh Minh; nghiêng người tị địa từ Nam bộ ra lập Đồng Châu xã; bà con miền Trung lập Đồng Châu hội Quảng Nam, Nam Nghĩa, Quảng Điền. Hò bã trạo, hô bài chòi, hát bộ, ca cải lương, đua ghe là những nét văn hóa đặc trưng của Phan Thiết.

Trên phố biển này, người Hoa cùng người Việt chung sống với nhau lâu đời. Tiêu biểu cho kiến trúc văn hóa dân gian của người Hoa là chùa Ông (Quan Đế miếu) hàng năm có lễ hội Nghinh ông PôSah Inư thờ thần Si Va xây dựng cuối thế kỷ VIII tọa lạc trên đỉnh đồi làng Phố Hài là ngôi tháp duy nhất còn lại trên địa bàn Phan Thiết. Ngôi tháp được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia và có chế độ trùng tu bảo tồn nền văn hóa Chăm sống mãi với thời gian. Về các tôn giáo khác, Phan Thiết có các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Lạc Đạo, Thanh Hải, Phú Thủy, Hưng Long, sau này có thêm tín đồ Tin Lành, đạo Ba Hai…

Ngược dòng lịch sử, tên gọi Phan Thiết xuất hiện năm 1693, cách đây hơn 300 năm. Lúc bấy giờ Phan Thiết là một trong ba đạo của Thuận Thành trấn. Năm 1832, niên hiệu Minh Mạng thứ 13, tỉnh Bình Thuận hình thành gồm 2 phủ Ninh Thuận và Bình Thuận, Phan Thiết nằm trong tổng Đức Thắng, huyện Tuy Lý do phủ Hàm Thuận kiêm lý. Ngày 20/10/1898, niên hiệu Thành Thái thứ 10, Phan Thiết tách khỏi phủ Hàm Thuận để thành thị xã (Centre urbain) và ngày 28/11/1933 được công nhận là thành phố cấp 3 (commune). Ngày 11/9/1934, theo quyết định của nhà cầm quyền lúc bấy giờ, Phan Thiết bao gồm 6 phường: Đức Nghĩa (bao gồm vạn Nam Nghĩa, thôn Thiềng Đức), Đức Thắng, Lạc Đạo, Đức Long (gồm thôn Nhuận Đức và một phần Tú Luông), Phú Trinh (gồm một phần làng Phú Tài và Trinh Tường), Bình Hưng (gồm hộ Đảng Bình, vạn Quảng Bình và một phần làng Hưng Long) đặt dưới sự điều hành của một bang tá trực thuộc viên công sứ kiêm đốc lý người Pháp. Từ đó, địa phận Phan Thiết giữ nguyên đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Và bây giờ Phan Thiết, tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận, là một thành phố chạy dọc ven biển từ Hòn Rơm (phường Mũi Né) đến xóm Trạm (xã Tiến Thành), dài khoảng 50km, Đông Bắc giáp huyện Bắc Bình, Tây Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc, Nam giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 206km2, dân số trung bình năm 1999 là 187.623 người, mật độ bình quân 911 người/km2. Tính từ cây số 1704 quốc lộ 1A chạy qua trung tâm thành phố về hướng Nam, Phan Thiết cách thành phố Hồ Chí Minh 198km
                              theo BinhThuan (BTT)
-------------------------------
-Phan Thiết những đổi thay
-Lịch sử Phan Thiết

--------------------------------
Thành phố Phan Thiết hôm nay
Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, là một thành phố trẻ rất năng động với tốc độ phát triển cao, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 200 km và nằm ở phía Nam của Vịnh Cam Ranh, là khu vực cuối cùng của miền Trung, nay thuộc miền Đông Nam Bộ. Tỉnh Bình Thuận là một trong những phần đất của Vương quốc Chăm cổ. Vào năm 1692, Nguyễn Phúc Chu đã chiếm được mảnh đất này và đặt tên là Phủ Bình Thuận.
Mảnh đất Bình Thuận rất quan trọng trong chiều dài lịch sử Việt Nam, đây là nơi mà vào năm 1306 Vua Trần Nhân Tông đã đồng ý gả con gái là Huyền Trân công chúa cho Vua Jaya Shinavarman II của Vương quốc Chăm. Trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp, Bình Thuận là nơi mà 2 nhà thơ yêu nước là Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp đã khởi đầu các cuộc đấu tranh của họ.

Sông Cà Ty chảy qua Phan Thiết một cách yên bình, tạo cho Phan Thiết một nét đẹp nên thơ đầy quyến rũ. Hầu hết tất cả các công trình đều được xây dựng 2 bên bờ sông Cà Ty. Người dân Phan Thiết rất lịch lãm và mến khách vô cùng, đây là tính cách của những người dân xứ biển của Phan Thiết. Họ sinh sống bằng cách đánh bắt hải sản ở biển và chế biến hải sản.

Hầu hết các du khách đến Phan Thiết đều bị lôi cuốn bởi mùi thơm của đặc sản rất riêng của Phan Thiết đó là mùi hương của nước mắm trong quá trình chế biến. Nước mắm chế biến từ Phan Thiết xuất hiện trên khắp miền đất nước. Ngày nay, hàng năm Phan Thiết sản xuất từ 16-17 triệu lít nước mắm. Muối được dùng để làm nước mắm cũng là một trong những sản phẩm của Bình Thuận.

Chợ Phan Thiết

Từ năm 1697 chợ Phan Thiết là chợ của những cư dân và nông dân Ngũ Quảng vào lập nghiệp. Chợ nằm bên sông Cà Ty nên việc trao đổi buôn bán diễn ra khá thuận lợi. Khách du lịch khi đến Bình Thuận khó ai có thể bỏ qua một lần đi chợ để tìm hiểu cái hay, cái lạ của cuộc sống người dân vùng biển. Hải sản ở đây nhiều vô kể. Riêng mực cũng đã có đến mấy loại: mực tươi, mực đông lạnh, mực khô, mực một nắng ... nếu để mua về làm quà thì hải sản khô là loại phù hợp và tiện lợi nhất. Đi dạo quanh chợ một vòng, bạn sẽ có dịp để thưởng thức những món ăn kèm với chả cá như: bánh ướt, bánh canh, bún riêu, cơm...Sẽ là điều rất tiếc nếu bạn đến Phan Thiết mà không rảo bước mua sắm tại chợ Phan Thiết. Chợ Phan Thiết không những có nhiều hải sản tươi sống mà còn giá rẻ với rất nhiều loại tôm cá, cua, ốc, ghẹ...

Khu vui chơi giải trí

Những ngày cuối tuần, sau khi thu xếp xong mọi việc trong gia đình, bạn có thể đi dạo một vòng quanh thành phố để thấy được Phan Thiết đang thay đổi bộ mặt từng ngày với nhiều cơ quan, xí nghiệp, công ty trong và ngoài nước, nhà cao tầng, khách sạn, khu du lịch, các công viên xanh và sạch mà lòng chợt dâng lên niềm tự hào của dân miền duyên hải. Sau đó, bạn hãy theo đường Nguyễn Tất Thành hướng thẳng ra Đồi Dương Phan Thiết, tìm một quán cafe nào đó, vừa nhâm nhi tách cafe thơm lừng, nóng hổi, vừa thưởng thức mùi hương biển mằn mặn, thắm đượm tình quê nơi đây.

Đối với du khách đến tham quan, sau một ngày tham quan các danh lam thắng cảnh tại Bình Thuận, tối về, mời các bạn hãy đến bãi biển Đồi Dương trước hết để ngắm từng đợt sóng vỗ về bờ cát và nghe luồng gió biển lùa nhẹ vào lòng. Xa xa, Lầu Ông Hoàng, với Tháp Chăm Poshanu thấp thoáng vừa hoang dã, vừa huyền bí. Ngoài khơi vào mùa biển êm, mới chợt nhìn, các bạn cứ ngỡ có một thành phố thứ hai nào đó xa tít tận chân trời với những ánh đèn neon lấp lánh. Thật ra, nếu như có một ánh mắt siêu nhiên có thể nhìn xuyên qua bóng đêm, bạn có thể thấy được đó là ánh sáng vàng của những ngọn đèn bão phát ra từ những chiếc thuyền của dân câu mực về đêm cách bờ khoảng vài cây số. Nếu như có dịp được theo các ngư dân này để chứng kiến cảnh câu mực của họ thì quả thật là tuyệt vời.

Cách đây chỉ khoảng 6 năm, Đồi Dương Phan Thiết còn hoang sơ với những rặng dương mọc um tùm, chỉ một vài quán nhậu lèo tèo, chẳng gây được sự chú ý mấy đối với du khách. Thời gian qua, khi Phan Thiết trở thành thành phố cấp III, tiềm năng du lịch ngày càng phát triển, nhiều khách sạn, khu du lịch mọc lên bên bờ biển Phan Thiết như Novotel, Khách sạn Đồi Dương, Khách sạn Bình Minh, Khách sạn Nhật Linh... làm thay đổi dần bộ mặt của Đồi Dương. Từ đó, nhiều quán cafe mọc lên với phong cách riêng biệt, đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình chu đáo như: quán Si Si, quán Phúc, quán Sao biển, quán Oshin, quán Biển Nhớ... giúp du khách và dân địa phương có một nơi để thư giãn sau một ngày làm việc.

Câu cá không chỉ là một nghề kiếm sống nhàn nhã mà còn là sở thích của nhiều người. Mồi câu thường là tôm khô, tôm tươi, cua lột và trùn biển, rất dễ mua ở đường Trưng Trắc Trưng Nhị, thành phố Phan Thiết. Chỉ cần có trong tay một chiếc cần câu và một ít mồi là bạn đã có thể trở thành một ngư dân thực thụ. Ngoài ra, bạn có thể kiếm một tay lưới nhỏ trong buổi chiều biển lặng, quăng mẻ lưới trải dài vuông góc với bãi biển. Chừng một tiếng đồng hồ, sau khi kéo lưới sẽ thu hoạch được ít nhiều đặc sản cho bữa ăn gia đình, hoặc họp mặt bạn bè của mình.

Một điều đặc biệt làm cho du khách an tâm nhất là vấn đề trật tự trị an tại Phan Thiết. Khi không hứng thú đi vòng vòng ngoài phố, bạn có thể ghé lại bất kỳ một công viên nào đó tại trung tâm thành phố Phan Thiết để thưởng thức mùi hương hoa cỏ và ngắm nhìn dòng người qua lại mà không cần phải quan tâm đến chiếc xe đang đặt trên vỉa hè, vì nơi đây hoàn toàn không bao giờ xảy ra nạn lấy cắp xe máy. Một số công viên vừa mới xây dựng xong như công viên Trần Hưng Đạo, Công viên xanh trước UBND tỉnh...

Ngày nay, Phan Thiết đang từng bước vươn lên để xứng đáng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh nhà,. Phan Thiết đã từng bước xác định cơ cấu kinh tế, thu hút nhiều nguồn vốn, kỹ thuật, lao động, thúc đẩy sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá hướng tới mục tiêu trở thành thành phố cấp II trong tương lai.

Đo Phú Quý
Thật ra danh từ này mới phổ biến sâu rộng từ mấy năm nay, chứ về trước, người dân Bình Thuận thường gọi đó là Hòn, người Pháp ghi trong bản đồ là Poulo-Cécir de mar. Đảo này cách thành phố Phan Thiết chừng 22 hải lý (mỗi hải lý 5 km 555) nằm về phía đông. Diện tích vào khoảng 12500 km2 .
Người ta chưa đo đạc để xác định con số chính thức 2 chiều của đảo theo hình cánh chim, chỉ biết rằng chiều dài gần gấp đôi chiều rộng. Trừ những người đi vì công vụ, ít có ai ra viếng hải đảo. Dân số ở đây ước độ khoảng 8.000 người. Gần 1.300 nóc nhà mà phần nhiều là nhà ngói, vách tường làm bằng những phiến đá non hoặc xi măng đúc. Dân chúng ở đây dù nghèo nàn, họ cũng dành dụm tiền để cất một căn nhà gạch nho nhỏ, ở cho quang đãng và tránh những cơn gió lộng từ biển thổi vào đỡ phải tróc nóc, hư phên như nhà tranh vách lá.

Trong thời tiền chiến, đảo được chia làm nhiều làng, người điều khiển toàn đảo gọi là ông Tổng.

Hiện nay đảo chia làm 3 xã có tất cả 10 làng thuộc quận Tuy Phong. Người “Trưởng đảo” không gọi là bang tá như 5, 10 năm trước mà là trưởng ban công tác hành chánh.

Theo lời những cụ già cho tôi biết thì nguồn gốc dân ở đây thuộc tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên. Với giọng nói cứng cứng, nặng hơn Phú Yên, lai lai tiếng dân tộc Chàm, các cụ luân phiên kể:

Lâu lắm rồi, không còn nhớ rõ vào năm nào, có một đoàn ghe ở cù lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi ra khơi đánh cá. Họ ham thích vì đánh được nhiều cá chuồn, một loại các thường bay bay trên mặt nước như chim, nhưng lại ở cách bờ hàng trăm cây số ngàn.

Một hôm ra khơi đánh cá, gặp bão thình lình thuyền phải linh đinh ngoài biển cả, rồi những cơn gió mạnh bạt thuyền vào một hòn đảo trông có vẻ hoang vu. Nhóm ngư phủ mang đồ đạt lên bờ tạm nghỉ.

Ngày hôm sau, trời quang đãng, họ mừng quá vứt lại một số khoai bắp bị ướt, rồi lên thuyền tìm phương về quê quán.

Mấy tháng sau, nhân mùa biển êm, họ lần mò tìm lại chốn cũ. Đến nơi họ ngạc nhiên vì thấy một khóm khoai tốt tươi, trái to, củ lớn. Họ biết rằng nơi đây có thể sống được dễ dàng vì đất tốt, trồng trọt được mà cá lại nhiều. Thế là họ trở về đưa bà con, gia đình ra đảo ở. Rồi những ngư phủ nghèo thuộc Phú Yên, Bình Định cũng theo ra.

Nhưng … họ không ở yên được, vì đi sâu vào đảo, họ gặp một số người Chàm, có lẽ ra đây ẩn náo vì những cuộc Nam tiến của Chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Tần – Nguyễn Phúc Chu) nên khi thấy nhóm người Việt lần ra đảo, họ mặc tình hiếp đáp, do đó dù muốn yên thân để làm ăn, nhóm ngư phủ vẫn bị người Chàm gây hấn, giết chóc rất tàn nhẫn. Không chịu đựng được nữa họ đoàn kết lại chống trả.

Thế rồi máu càng ngày càng tràn lan trên hải đảo, hận thù càng chất chứa, cho đến một đêm sau hồi xô xát, nhóm dân Chàm bị bao vây và chết thêu trong ngọn lửa rực trời. Một số ít còn sống lẫn lúc đến vùng núi, không gây chiến nữa, và lâu dần bị đồng hoá.

Từ đó đến nay tà áo dài của các cô gái Chàm vắng bặt trên hải đảo. Còn chăng … vài ngôi mộ cổ, vài bóng ma Hời ẩn hiện giữa đêm khuya, trên vùng đất, bị hoả thêu ngày nào.

Sáng hôm sau, chúng tôi vào xóm làng để tìm hiểu sự sinh hoạt thường ngày của dân chúng. Ở đây có hai nghề chính là đánh cá và làm rẫy.

Trời êm, họ chèo thuyền ra khơi độ 5, 3 hôm mới về. Cá câu được, nếu không gặp ngày về thì họ xẻ phơi ngay ngoài biển. Mùa biển êm, cá to và nhiều lắm, họ phải phơi khô để đem vào đất liền để bán. Tháng nào mưa, gió, họ kéo nhau lên rẩy, trồng khoai, bắp, đậu. Lúa rất hiếm nên phải mua thêm gạo ở Phan Thiết và chỉ có những gia đình khá giả mới ăn cơm, ngoài ra học ăn bắp giả, khoai ghé.

Khổ một nỗi là heo, bò ngoài này thì nhiều, nhưng ít khi làm bán thường ở ngoài chợ. Muốn ăn phải chung tiền mua về làm thịt rồi chia đều phần với nhau. Ở đây, không những thiếu than củi mà thiếu cả cỏ tươi cho bò ăn, nên dù bò nuôi khá nhiều, mà phần nhiều đều ốm yếu, vì phải ăn lá dứa gai và lá dại ven đường.

Chúng tôi ghé bước vào một ngôi nhà cũ kỹ, thấy chúng tôi bà cụ vui vẻ chào hỏi, bà xách chiếc chiếu ra trải trên bộ ván và bày lên trên một bình nước với mấy cái ly. Được biết trước là đồng bào ở đây rất hiếu khách, nhưng cũng rất bực mình với những ai hững hờ như kiêu ngạo, nên chúng tôi hỏi thăm thân mật. Nhìn vào góc nhà thấy một cô bé ngồi làm võng, tôi lần đến làm quen.

- Em giỏi quá! Biết đan võng lâu, mau rồi?
- Dạ, ngoài này ai cũng biết đan võng, tập ngay từ lúc 7, 8 tuổi ..
- Em bày cho chị tếch với nhé!

Cô bé nhìn tôi nghi ngờ, nhưng rồi cũng sang tay; ngồi mĩm cười khi tôi ghép lộn mối ..
- Thôi! Xe đến rồi kia, xin mời ra về, đừng ở lại phá, chốc mất công người ta tháo!

Nghe các bạn gọi trước sân tôi vội cáo từ để rồi còn đi đến những nơi khác..

***

Ngoài này, những đêm trăng sáng các cô thiếu nữ thường tụ tập kéo sợi, dệt vải rồi hát hò thật vui. Thật đúng cảnh:

Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.

Và đúng cảnh ngày xưa là … đọc sách thánh hiền, vì phần đông họ học Hán tự ngay từ nhỏ. Họ không quan tâm đến Việt ngữ lắm, người nào học tới bậc tiểu học là khá lắm rồi (hiện giờ có 1 vài thiếu niên được cha mẹ cho vào Phan Thiết ở, để theo bang Trung học)

Hình ảnh cổ kính nơi đây vẫn còn. Những người lớn, khi đến nhóm họp, cúng lễ họ đều mặc quốc phục, đàn ông đội khăn đóng chỉnh tề. Ngày thường họ mặc đồ bà ba, trên đầu ưa quấn một khăn lông; thường mang gùi chứ ít xách, gánh. Các cô thiếu nữ thị thành đến đây, không tìm ra tiệm uốn tóc đã đành, chứ các ông cũng .. không tìm ra tiện hớt tóc nào cả. Muốn cắt sửa mái tóc cho đẹp thì xin mời về lại lục địa, bằng không thì ngồi yên đấy, để thanh niên đảo hớt tóc giùm cho. Ngay cả cất nhà, họ cũng tụ tập đến cất giúp công. Ít khi tốn tiền mướn thợ.

Đồng bào nơi đây gặp dân lục địa ra, dù không quen họ cũng chào hỏi. Họ rất tiết kiệm tiền bạc đối với họ, nhưng lại rộng rãi đối với khách. Cũng nhờ tánh tiết kiệm nên chẳng mấy nhà gặp phải cảnh túng bần. Chúng tôi gặp một vài nhà mở cửa, mà chẳng có người coi ngó, sau khi hỏi một cô bạn ở đảo cùng đi, tôi mới biết ở đây, không phải:

Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.

theo lối cụ Nguyễn Công Trứ mà là bình yên thật; không nghe tiếng súng trận, không có trộm cướp viếng nhà, không có thiếu niên lưu manh xấc láo …Tánh tình họ thật thà chất phát, nhưng thanh niên rất gan dạ, nóng tính và hiếu chiến nên thường có những vụ đánh lộn bằng dao, mác, gậy ….

Tục lệ cưới gả ở đây cũng hay hay. Sau khi hai người cảm mến nhau thì cha mẹ người con trai cũng nhờ cậy mai mối đến xin cưới. Đến ngày tốt, bên làm tiệc đãi bà con bạn bè. Người đến dự tiệc để chung vui, mừng cô dâu chú rễ đẹp đôi chứ không có lệ mang xách theo bánh, rượu như nhiều miền thôn quê, hoặc đem tiền bạc, quà tặng như vài nơi khác. Sau khi cưới cô dâu vẫn ở nhà cha mẹ ruột để đỡ đần công việc, trong khi ấy lui tới nhà chồng làm quen, rồi mới về làm dâu, độ vài ba tháng sau ngày cưới.

“Anh bước xuống ghe
Quạt che tay ngoắc
Đọt thắt lèo ba
Anh ra đi quan dặm quan hà
Anh vào lục địa .. nơi quê nhà em đợi trông!”

Tuy buồn, nhưng vì sinh kế phải ra đi, trước khi thuyền nhổ neo, chàng còn căn dặn:

“Anh bước xuống ghe
Quạt che tay ngoắc
Đọt thắt buồm lơi
Anh ra đi để lại đôi lời
Tâm em ghi nhớ, những … lời anh khuyên”
TỔNG QUAN TỈNH BÌNH THUẬN
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thủ phủ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km.
Diện tích
       Tổng diện tích: 7.828 km²
       Chiều dài bờ biển: 192 km
       Diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km²
Diện tích qua các thời kỳ:
       1991 (số liệu Tổng cục Thống kê): 7.892 km²
       1994-1998: 7.992 km²
       1999 (Tổng điều tra dân số): 7.828 km²
       2001 7.892 km²
       2004: 7.828,4 km²
       2005: 7.830,47 km²
Dân cư
       Dân số: 1.135.900 người (2004)
       Mật độ: 145 người/km²
       Số nam: 565.700 người; số nữ: 570.200 người
       Thành thị: 394.200 người; nông thôn: 741.700 người
Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Giarai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng.
Dân số qua các thời kỳ:
       1991 (số liệu Tổng cục Thống kê): 812.547 người
       1992: 830.000 người
       1993: 858.700 người
       1994: 882.200 người
       1995: 951.700 người
       1996 (số liệu Tổng cục Thống kê): 924.500 người
       1997: 924.500 người
       1998: 963.700 người
       1999 (Tổng điều tra dân số 1-4): 1.047.040 người; 1999 (Tổng cục Thống kê): 1050.900 người (trung bình năm)
       2000 (Tổng cục Thống kê): 1065.900 người
       2001: 1.079.700 người
       2002: 1.096.700 người
       2003: 1.120.000 người
       2004 (Tổng cục Thống kê): 1.135.900 người (trung bình năm)
       2005: 1.157.332 người (trung bình năm)
Hành chính
Hiện nay Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính bao gồm:
       -Thành phố Phan Thiết
        -Thị xã La Gi
        -Huyện Tuy Phong
        -Huyện Bắc Bình
        -Huyện Hàm Thuận Bắc
        -Huyện Hàm Thuận Nam
        -Huyện Tánh Linh
        -Huyện Hàm Tân
        -Huyện Đức Linh
        -Huyện đảo Phú Quý
Bình Thuận thuộc vùng nào?
Hiện nay, đa số sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, website tỉnh Bình Thuận đều xếp Bình Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ. Riêng Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê) lại xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ. Điều này là thiếu thuyết phục cả về mặt địa lý lẫn lịch sử. Xét về mặt địa lý ranh giới giữa Nam Bộ và Trung Bộ đi theo vệt hướng bắc-nam là hợp lý, nếu ghép Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ thì sẽ có một vùng ăn sâu về phía đông, rất vô lý. Xét về mặt lịch sử (xem phần dưới) thì Bình Thuận chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian khoảng 1 năm (1883-1884), sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay.
Địa hình
Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa My (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Mũi Rơm và Mũi Nhỏ.
Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:
       Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10
       Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
       Nhiệt độ trung bình: 27°C
       Lượng mưa trung bình: 1.024 mm
       Độ ẩm tương đối: 79%
       Tổng số giờ nắng: 2.459
Giao thông
Thành phố Phan Thiết cách Tp. Hồ Chí Minh 198 km, cách Hà Nội 1.518 km.
Đường bộ
Là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, hiện nay, Bình Thuận có ba tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng hoàn toàn.
      -Quốc lộ 1A xuyên Việt (chiều dài đi qua tỉnh là 178 km); * Quốc   lộ  55 đi Bà Rịa-Vũng Tàu
       -Quốc lộ 28 từ thành phố Phan Thiết đi Huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng.
Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng và kéo dài thêm đảm bảo cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.
Đường sắt
Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và 11 ga, quan trọng nhất là ga Mương Mán. Trong thời gian tới, tỉnh sẻ xây mới ga Phan Thiết nhằm phục vụ du lịch.
       -Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.
        -Đường hàng không: Để phục vụ nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để khôi phục lại sân bay Phan Thiết.
Điện năng
Có 3 nguồn điện chính:
       -Từ nhà máy thủy điện Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV
       -Từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận Đa Mi qua lưới truyền tải 110 KV
       -Trạm phát điện diesel 3800 KWh
Trong đó, cung cấp điện cho khu vực thành phố Phan Thiết có trạm biến áp dung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA, và sẽ được nâng cấp mở rộng lên 80-100 MVA. Hệ thống lưới điện tại Thành phố Phan Thiết cũng đang được nâng cấp cải tạo, đáp ứng đủ các nhu cầu khu dân cư và khu công nghiệp Phan Thiết.
Cung cấp nước
Nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m³/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mô nhỏ 500-2000 m³/ngày đêm.
Lịch sử
Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai.
  • Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), và chỉ để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành.
  • Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại và năm 1694 đặt là Thuận Thành trấn.
  • Năm 1697: Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ.
  • Năm 1827: Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa.
  • Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7) sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ.
  • Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6) lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ.
  • Năm 1888, vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa.
  • Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận.
  • Năm 1905: Phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận.
  • Trước năm 1975: Bình Thuận có 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.
  • Năm 1976: Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải.
  • Đến tháng 4 năm 1992, Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận. Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991.
Bình Thuận bây giờ vẫn bao hàm cả Bình Tuy (huyện Hàm Tân bây giờ).
Bề dày văn hoá
Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích tháp Chàm cổ Pôshanư, đền thờ Poklong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo. Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
Kinh tế
Theo sự sắp đặt về kinh tế, hiện nay, Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Phần đất liền của Bình Thuận nằm trong giới hạn 10°35'-11°38' Bắc và 107°24'-108°53' Đông.
Thủy sản
Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km).
Bình Thuận có vũng lãnh hải rộng 52 nghìn km² nên Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu. Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm.
Nông - Lâm nghiệp
Tỉnh Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Đang đầu tư để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với:
              15.000 ha thanh long
              30.000 ha điều
              15.000 ha bông vải
              20.000 ha cao su
              2.000 ha tiêu
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm... Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo...
Khoáng sản
Tỉnh Bình Thuận có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn:
  • Nước khoáng thiên niên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt (trong đó có cả mỏ nước khoáng nóng 700 độ C) có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm. Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh đó là Vĩnh Hảo và Đa Kai.
  • Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh.
  • Đá granít: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi.
  • Sét bentonit: dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn. Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000 ha, sản lượng 150.000 tấn/năm...
  • Zircon 4 triệu tấn dẫn đầu cả nước về trữ lượng này.
  • Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư tử đen và Rubi đang khai thác. Hai mỏ: Sư tử trắng và Sư tử vàng chuẩn bị khai thác. Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đang quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp dầu khí tại Bình Thuận để hình thành trung tâm dự trữ dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và xuất khẩu.
Du lịch
Ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh golf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có một sân golf 18 lỗ, đang triển khai xây dựng sân golf thứ hai mang tầm vóc quốc tế, 5 khách sạn lớn, nhiều làng du lịch cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn.




Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen