Biểu hiện (Expressionism) là phong trào nghệ thuật hiện đại bắt nguồn từ lĩnh vực thơ ca và hội họa ở Đức đầu thế kỷ 20, sau mở rộng ra nhiều lĩnh vực kiến trúc, hội họa, văn chương, nhạc kịch, múa, phim ảnh và âm nhạc. Đặc điểm của phong trào là thể hiện thế giới xung quanh bằng cái nhìn chủ quan, triệt để bóp méo (thế giới xung quanh) tạo hiệu ứng về mặt cảm xúc nhằm khơi gợi tâm trạng hoặc ý tưởng. Họa sỹ Biểu hiện mong muốn thể hiện ý nghĩa và những trải nghiệm tình cảm hơn là hiện thực vật chất.
Expressionism được phát triển như là một phong cách tiên phong chủ yếu ở Berlin trước Thế chiến I, 1914, phổ biến qua suốt thời Cộng hòa Weimar (là chính phủ của nước Đức từ 1918 sau Cách mạng tháng 11 sau khi Thế Chiến I kết thúc đến khi Adolf Hitler được phong làm thủ tướng vào 1933 và Đảng Quốc xã lên nắm quyền).
Thuật ngữ biểu hiện – Expressionism – đôi khi gợi nhắc đến nỗi sợ hãi, lo lắng (angst). Theo cách hiểu chung nhất thì hai họa sỹ thế kỷ 16 Matthias Grünewald và El Greco đôi khi cũng được cho là họa sỹ Biểu hiện dù trên thực tế thuật ngữ Biểu hiện chỉ dùng chỉ các tác phẩm Biểu hiện ở thế kỷ 20.
Đặc điểm của trường phái
Các họa sỹ Biểu hiện tập trung vào quan điểm cá nhân, phản ứng lại với chủ nghĩa thực chứng positivism (khuynh hướng nhận thức luận của triết học và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con người) và với những phong cách hội họa khác như chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalism) và Ấn tượng (Impressionism).
Trong khi từ Biểu hiện đã được dùng theo nghĩa hiện đại từ sớm những năm 1850 thì xuất xứ của nó đôi khi được quy về cho những tác phẩm có tên Expressionismes của họa sỹ vô danh Julien-Auguste Hervé trưng bày năm 1901 ở Pháp. Một ý kiến khác lại cho rằng từ này được đặt vào năm 1910 bởi sử gia nghệ thuật người Czech Antonin Matějček, trái nghĩa với từ Ấn tượng:
“Họa sỹ Biểu hiện mong ước trên hết được thể hiện chính mình, (từ chối) những nhận thức trực tiếp của mắt để xây dựng nên các cấu trúc hình ảnh phức tạp của tinh thần. Những ấn tượng và hình ảnh trong trí óc đi qua tâm hồn tựa như đi qua một bộ lọc, giúp anh ta rũ bỏ mọi điều vây bám, làm hiện lên cái tinh chất thuần túy nhất của con người anh ta, và rồi cái tinh chất ấy được tinh lọc và cô đặc thành những dạng thức tổng quát hơn để anh ta nhanh chóng chép lại dưới dạng những thể thức và biểu tượng đơn giản trên tranh.”
Những tiền nhân
Tiền nhân của phong trào Biểu hiện là họa sỹ Hà Lan Vincent van Gogh, họa sỹ Bỉ James Ensor, Sigmund Freud.
Năm 1905, nhóm bốn họa sỹ Đức dẫn đầu là Ernst Ludwig Kirchner thành lập phong trào Cây cầu – Die Brücke (the Bridge) – ở thành phố Dresden. Có thể cho rằng đây là tổ chức sáng lập nền hội họa Biểu hiện Đức.
Vài năm sau, vào 1911, một nhóm họa sỹ cùng tư tưởng thành lập Kỵ mã xanh – Der Blaue Reiter (The Blue Rider) ở Munich - tên gọi này đến từ tác phẩm Kỵ mã xanh của Wassily Kandinsky năm 1903 và chỉ được dùng chính thức từ 1913. Thành viên gồm Kandinsky, Franz Marc, Paul Klee và Auguste Macke. Là phong trào nghệ thuật Đức, nổi bật với hội họa, thơ ca và nhạc kịch từ 1910-30 nhưng tiền nhân của phong trào lại không phải là người Đức. Bị sa sút ở Đức vì Hitler những năm 1930, phong trào vẫn có những tác phẩm Biểu hiện tiếp nối ra đời.
Có nhiều nhóm thuộc phong trào Biểu hiện, trong đó có Cây cầu và Kỵ mã xanh như đã nói. Cây cầu tồn tại lâu hơn, Kỵ mã xanh chỉ tồn tại 1911 – 1914 cao trào là 1912. Các họa sỹ Biểu hiện nói chung chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn trong đó có Edvard Munch, Vincent van Gogh và nghệ thuật châu Phi. Họ cũng để ý đến phong trào Dã thú ở Pháp – nguồn cơn khiến họ có xu hướng dùng màu tùy ý ngẫu hứng và bố cục chướng mắt.
Người Biểu hiện cũng không nhận là Biểu hiện
Trường phái Biểu hiện nổi tiếng khó định nghĩa, một phần là do trùng với các phong trào “isms” khác của nghệ thuật Hiện đại như Tương lai Futurism, Cơn lốc Vorticism, Lập thể Cubism, Siêu thực Surrealism và Dada. Richard Murphy từng nói: “Việc tìm kiếm định nghĩa bao quát cho từ Biểu hiện khó đến độ hầu hết các họa sỹ Biểu hiện như Kafka, Gottfried Benn và Döblin đều (là những họa sỹ) một mực chống lại Biểu hiện anti-expressionist.”
Phong trào phát triển đầu thế kỷ 20 ở Đức này là nhằm phản ứng lại với tình trạng mất nhân tính của quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa và nói một cách rõ ràng là Biểu hiện từ chối hệ tư tưởng của Hiện thực. Họa sỹ Biểu hiện chỉ mô tả những sự vật hiện tượng nào kích thích, lay động họ và mô tả theo cảm xúc chủ quan. Điều gây tranh cãi ở đây là họa sỹ nào cũng đầy xúc cảm, không chỉ họa sỹ Biểu hiện, nhiều trường hợp tác phẩm sáng tác ở châu Âu từ thế kỷ 15 trở đi cũng nhấn mạnh cảm xúc mãnh liệt.
Các kiểu nghệ thuật ấy xuất hiện trong giai đoạn xã hội có nhiều biến chuyển như phong trào Cải cách Tin lành Protestant Reformation, Chiến tranh Nông dân Đức German Peasants’ War, Chiến tranh Tám năm Eight Years’ War và sự chiếm đóng Hà Lan của Tây Ban Nha. Khi đó tình trạng cướp bóc, hãm hiếp, tai ương, hỗn loạn, đàn áp… được phản ánh bằng các tác phẩm in khắc, các cảnh vẽ kịch tính kinh dị được mô tả trong đó thường không mấy ấn tượng về mặt mỹ thuật và cũng không gây nhiều cảm xúc nơi người xem.
Biểu hiện Expressionism được so sánh tương tự phong trào Baroque thế kỷ 17 bởi giới phê bình như sử gia nghệ thuật Michel Ragon và triết gia Đức Walter Benjamin. Theo nhà văn Ý Alberto Arbasino, sự khác nhau giữa hai phong trào là “Biểu hiện không lảng tránh các hiệu ứng bạo lực khó chịu, Baroque thì ngược lại. Biểu hiện tung ra nhiều cái “fuck you”, Baroque thì không. Baroque lịch sự hơn.””
Đối nghịch với phong trào Ấn tượng Pháp tập trung diễn tả hình thù trông thấy được của vật thể, các họa sỹ Biểu hiện tìm kiếm khắc họa nội tâm và những cảm nhận chủ quan. Việc tái hiện những ấn tượng đẹp đẽ thẩm mỹ cao về đề tài không quan trọng, điều quan trọng là lột tả những phản ứng nội tâm sâu sắc bằng những màu mạnh và bố cục năng động.
Kandinsky, họa sỹ chính của nhóm Kỵ mã xanh tin rằng chỉ với màu và hình dạng người xem có thể hình dung tâm trạng và cảm xúc trong tranh, một lập luận khiến ông tiến gần hơn đến trừu tượng.
Những người chịu ảnh hưởng
Những ý tưởng sáng tác của họa sỹ Biểu hiện Đức đã ảnh hưởng nhiều họa sỹ Mỹ và rất nhiều họa sỹ quan trọng của châu Âu…
Cuối thế kỷ 20, đầu 21 một số các họa sỹ Mỹ phát triển những phong cách riêng được cho là có Biểu hiện trong đó.
Biểu hiện Mỹ (American Expressionism) và Biểu hiện Tượng hình Mỹ (American Figurative Expressionism) mà cụ thể phong trào Biểu hiện Tượng hình Boston là phần không thể thiếu của nghệ thuật Hiện đại Mỹ giai đoạn Thế chiến II… Biểu hiện Tượng hình Boston dần suy yếu bởi sự phát triển của Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionism) ở New York.
Sau Thế chiến II, đên lượt Biểu hiện Tượng hình (Figurative Expressionism) gây ảnh hưởng đến nhiều họa sỹ và phong cách trên toàn cầu. Thomas B. Hess viết rằng “Tranh (Biểu hiện) Tượng hình mới mà một số người hằng mong mỏi như để phản ứng lại với Biểu hiện Trừu tượng thì đã tiềm tàng ngay trong Biểu hiện Trừu tượng từ lúc mới bắt đầu, và (Biểu hiện Tượng hình) là một trong những mạch phát triển trực hệ nhất của Biểu hiện Trừu tượng.”
Rồi Biểu hiện Tượng hình New York, Trừu tượng Trữ tình (Lyrical Abstraction), phái Vệt màu (Tachisme) những năm 1940 và 1950 ở châu Âu, phong trào Tượng hình Bay Area (Bay Area Figurative Movement)…
Một số họa sĩ thuộc Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionism) những năm 1950 cùng tham gia Biểu hiện Tượng hình Figurative Expressionism.
Ở Mỹ và Canada, Trừu tượng Trữ tình bắt đầu từ những năm cuối 1960 và đến những năm 1970. Và Tân Biểu hiện (Neo-Expressionism) là phong cách quốc tế hồi sinh vào cuối những năm 1970 gồm họa sỹ nhiều quốc tịch…
Trường phái biểu hiện: Ra đời trong bất mãn với cái đẹp lý tưởng
Về sự ra đời của trường phái Biểu hiện, có lẽ liên hệ gần nhất vẫn là ba bậc thầy: Cezanne, Gauguin và van Gogh. Những vấn đề mà ba vị này đặt ra một cách mạnh mẽ luôn tạo cảm hứng của những thế hệ họa sỹ đi sau. Ba vị này cũng là những người chả mấy khi bằng lòng với những gì thu nhận được từ các trường học nghệ thuật.
Với Cezanne, ông không bằng lòng với những thành công mà trường pháo Ấn tượng đã đạt được. Ông lo lắng khi thấy trường phái Ấn tượng đang theo đuổi một cách thái quá những khoảnh khắc phù du mà bỏ quên, hoặc đánh mất cái trật tự, cái cân đối và những hình thể chắc chắn lâu bền của thiên nhiên. Và giải pháp của Cezanne là khai sinh ra trường phái Lập thể (Cubism) ở Pháp.
Với Gauguin, một kẻ bất mãn, ông chán ghét cái thứ nghệ thuật mà ông đang hưởng ở châu Âu, ông cho nó là già cỗi và quá màu mè. Ông muốn đi tìm sự giản đơn và minh bạch nơi những con người nguyên sơ. Và giải pháp của Gauguin đã đưa tới các biến thể khác nhau của trường phái Ban sơ (Primitivism).
Van Gogh, một kẻ cũng không bằng lòng với những thỏa hiệp về thị giác, hình như hiểu rằng nghệ thuật sẽ trở nên thiếu nhiệt tình khi cố sức chạy đuổi theo chất lượng của ánh sáng và màu sắc. Chỉ thông qua nhiệt tình nghệ sỹ mới diễn đạt được cảm xúc mạnh mẽ của mình. Vangoh được đón nhận nồng nhiệt ở Đức, và ông mở ra con đường dẫn tới trường phái Biểu hiện (Expressionism). Trường phái này lấy cảm hứng chủ yếu từ van Gogh, nhưng nó cũng nhận lấy những cảm hứng từ hai bậc thầy kia: Cezanne và Gauguin.
Đến thời mình, các nghệ sỹ tiếp sau ba bậc thầy cô đơn và nổi loạn trên đã cảm thấy sự ngột ngạt của trường phái Ấn tượng, họ muốn qua mặt nó và thực sự đối diện với những khó khăn. Một số kẻ trong số họ đã tìm thấy một phần cảm hứng ở tranh khắc gỗ Nhật Bản. Đặc biệt là sau Thế chiến đã bùng nổ một trào lưu ngưỡng mộ với các điêu khắc của người da đen – những món đồ mà các nghệ sĩ có thể tìm thấy ở các cửa hiệu bán đồ “thuộc địa” với giá rẻ mạt. Họ nhìn thấy ở đó một cảm hứng mới cho nghệ thuật phương Tây đang bị cho là đi vào ngõ cụt. Rõ ràng về cấu trúc, kĩ thuật đơn giản và sức diễn tả mạnh mẽ của những bức tượng châu Phi hình như không hề mang những băn khoăn về sự thật, tính tự nhiên hay cái đẹp lý tưởng, những thứ mà nghệ thuật châu Âu trong lúc trăn trở tìm kiếm nên đã biến chúng trở nên khô cứng. Tất nhiên, ý nghĩa thực của những món điêu khắc châu Phi không hề giản đơn như người ta vẫn nghĩ. Thế nhưng, vào thời điểm đó, những gì mang lại từ những bức tượng này cũng đã là một giải pháp cho sự tìm kiếm các trào lưu mới, mà điển hình là trường phái Biểu hiện.
Trong một bức thư mà van Gogh diễn tả khi ông vẽ bức tranh chân dung người bạn, ông đã ví nó như một bức “biếm họa” và tiên đoán rằng người ta sẽ khó mà chấp nhận. Quả thực, tranh biếm họa bản thân nó đã có tính “biểu hiện”.
Những nhà vẽ tranh biếm họa đã chơi đùa và làm chúng méo mó đi cho gần với cảm tưởng của tác giả về nhân vật của anh ta. Thế nhưng, sự méo mó ấy tuy có thể rất dễ được chấp nhận ở những loại hình nghệ thuật hoạt kê, lại sẽ khó khăn hơn để được chấp nhận trong loại hình nghệ thuật nghiêm chỉnh: thứ nghệ thuật mà dùng để nói về tình yêu, sự sợ hãi, nỗi buồn rầu. Mặc dù, ngày hôm nay, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận một chân lý rằng cũng với phong cảnh đó, nó sẽ được nhìn khác đi tùy khi ta vui vẻ hay buồn rầu. Nhưng thời điểm đó, khi nghệ thuật (art) được viết bằng chữ A hoa thì điều đó quả là một chướng ngại như Vangogh đã tiên đoán.
Khi nhắc tới trường phái Biểu hiện, có lẽ người đầu tiên phải nhắc tới là Edvard Munch (1863-1944). Họa sỹ người Nauy này đã tiếp nối được rõ nét tinh thần của Vangoh. Bức tranh thường được mang ra làm ví dụ kinh điển về trường phái Biểu hiện của họa sỹ này là “Tiếng thét”, bức tranh thạch bản được họa sỹ thực hiện vào năm 1895.
“Tiếng thét” cho thấy thế nào là một sự kích động bất ngờ khi bị thay đổi toàn bộ giác quan. Mọi đường nét trên tranh đều cho cảm giác dồn trọng tâm duy nhất vào khuôn mặt đang thét, khiến người xem phải chia sẻ nỗi kinh hoàng, nỗi đau và sự kích động của tiếng thét ấy. Đôi mắt mở trừng, hai má hõm sâu như một người chết và được diễn đạt, bóp méo như trong một bức biếm họa. Bức tranh còn làm cho ta băn khoăn và ám ảnh bởi chẳng bao giờ biết được nguyên nhân của tiếng thét ấy. Vào thời điểm ấy, trong khi khá nhiều người cho rằng việc của các nghệ sỹ nghiêm túc khi thay đổi bề ngoài của sự vật là nên lí tưởng hóa chúng chứ không nên làm cho xấu xí, thì đối với Munch, một tiếng thét đau đớn có thể không gọi là đẹp đẽ nhưng sẽ thiếu trung thực nếu chỉ nhìn vào mặt tốt của cuộc sống.
Với sự mở đầu của Munch, các họa sỹ Biểu hiện đã có một phương tiện tốt để cảm nhận sâu sắc nỗi nghèo túng, sự khổ đau, bất công và những đam mê điên rồ của con người. Đối với họ, việc khăng khăng bám víu vào sự hài hòa và cái đẹp chỉ là sự thiếu ngay thật. Họ muốn đối diện một cách trần trụi kiếp của nhân sinh, đứng về phía những kẻ bị tước đoạt quyền lợi, bị đối xử bất công và xấu xí. Họ có thể cực đoan cho rằng những bậc thầy cổ điển như Raphael hay Gorreggio là đạo đức giả. Họ tránh những thứ gì xinh đẹp và “chọc” cho giới trung lưu phải chi ra khỏi vỏ kén tự mãn.
Khi chủ nghĩa Phát xít lên ngôi ở Đức thì đó cũng là mảnh đất màu mỡ cho trường phái Biểu hiện phát triển ở đây. Việc Đức Quốc xã nỗ lực xây dựng một hình tượng một nước Đức “hoàn hảo” chỉ càng làm các nghệ sỹ nổi xung và trở nên đối lập; càng đẩy họ vào sự phản kháng mạnh mẽ. Năm 1933, khi Đảng quốc xã lên cầm quyền, Hitler đã giận dữ và trút thù hằn lên các nghệ sỹ. Nghệ thuật hiện đại bị cấm và nhiều nghệ sỹ bị cầm tù hoặc bị cấm làm việc. Ernst Barlach, nhà điêu khắc theo trường phái Biểu hiện là một ví dụ.
Frédéric Bazille đến từ Montpellier, miền Nam nước Pháp. Gia đình muốn ông học y khoa nhưng từ 1864 ủng hộ quyết định theo nghiệp vẽ của ông. Sự nghiệp ngắn ngủi bởi ông hy sinh trong Chiến tranh Pháp-Phổ sáu năm sau đó. Do đó tác phẩm của ông đã không được bày tại các kỳ triển lãm Ấn tượng dù ý tưởng tổ chức các kỳ triển lãm độc lập – không dựa vào hội đồng tuyển chọn bảo thủ – là (ý tưởng) của ông.
Tác phẩm Buổi họp mặt gia đình giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp của Bazille vì được vẽ vào giai đoạn giữa sự nghiệp và có kích thước to nhất trong số các tác phẩm hiện còn của ông.
Vào những năm 1860, Bazille kết giao thân thiết với Monet và Renoir, đặc biệt cộng tác chặt chẽ với Monet. Tác phẩm Bãi biển Sainte-Adresse và Cảnh biển Sainte-Adresse (1865, Atlanta, High Museum of Art) của họ minh chứng cho sự hợp tác này.
Hai họa sỹ trẻ này hứng thú mô tả người đặt trong cảnh vật. Họ cùng nhau vẽ ngoài trời. Bazille vẽ bức Buổi họp mặt gia đình hoàn toàn ngoài trời, còn Monet chỉ phác thảo bố cục bức Các thiếu nữ trong vườn (Paris, Musee d’Orsay) ngoài trời. Những gì Bazille làm trong xưởng sau đó chỉ là sửa các chi tiết nhỏ và tự vẽ thêm ông vào (bên trái ngoài cùng).
Chủ đề tác phẩm là buổi họp mặt của cả gia đình dưới tán cây dẻ to trong sân hiên tại Meric hè 1867. Cha mẹ Bazille ngồi trên băng ghế bên trái. Câu, dì, anh chị em họ và người anh em ruột Marc cùng vợ anh thì tập họp lại quanh đấy có vẻ như mới đi đâu về. Các nhân vật nữ được vẽ mặc váy trắng chấm đen, giống với nhân vật trong bức Các thiếu nữ trong vườn của Monet, đây là trào lưu thời trang mùa hè năm 1867. Cũng cần nói thêm, vào thế kỷ 19, trang phục màu trắng được xem là biểu tượng của giai cấp tư sản.
Đối với các họa sỹ, hiệu ứng mà ánh sáng và sự chuyển màu tạo ra, và cái cách màu trắng tương tác với các màu xung quanh, mới thực sự là điều thú vị. Bức Lise và chiếc ô của Renoir là một ví dụ khác. Bazille đã đặt màu ngọc lam của chiếc váy của người chị em họ Therese – nhân vật phụ nữ trẻ ngồi ở bàn – làm trọng tâm bố cục. Đây mới là mục đích thực sự của tác phẩm: chủ đề không quan trọng mà quan trọng là chúng được vẽ thế nào.
Bức Buổi họp mặt gia đình của Bazille đã được bày tại Salon năm 1868, không như bức Các thiếu nữ trong vườn của Monet bị từ chối bởi hội đồng thẩm định bảo thủ thời ấy. Emile Zola đã bình luận tác phẩm này của Bazille, ông nhấn mạnh ba đặc điểm:
- sự tinh tế của tác giả trong việc xử lý ánh sáng tự nhiên tại sân hiên;
- kiểu vẽ chính xác chân dung mười một nhân vật mà tư thế và điệu bộ khắc họa được tính cách của họ;
- và sự chú ý tỉ mỉ dành cho trang phục – điều mà Zola gọi là sự cống hiến cho cuộc sống hiện đại.
- sự tinh tế của tác giả trong việc xử lý ánh sáng tự nhiên tại sân hiên;
- kiểu vẽ chính xác chân dung mười một nhân vật mà tư thế và điệu bộ khắc họa được tính cách của họ;
- và sự chú ý tỉ mỉ dành cho trang phục – điều mà Zola gọi là sự cống hiến cho cuộc sống hiện đại.
Tám trong số mười một nhân vật nhìn thẳng vào người xem nhưng không có sự tương tác nào giữa họ. Người xem tranh của thế kỷ 21 sẽ liên tưởng kiểu tạo dáng này là kiểu tạo dáng trong nhiếp ảnh, và thật vậy tác phẩm này thường được so sánh với hình chụp bởi hội họa và nhiếp ảnh cùng tồn tại vào nửa sau thế kỷ 19. Việc vẽ tranh giống nhiếp ảnh cho thấy Bazille đã nỗ lực kết hợp hội họa với yếu tố thời đại.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen