Freitag, 25. Juli 2014

BÌNH TUY

Nét sơ lược về Tỉnh Bình Tuy.
Bình Tuy là một tỉnh cũ thuộc Đông nam bộ Việt Nam, được lập dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.






Hành chính


Bình Tuy là một trong 22 tỉnh của Nam phần được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống Ngô Đình Diệm  ký ngày 22 tháng 10 năm 1956. Đất đai Bình Tuy lấy từ một phần tỉnh Đồng nai thượng, và vùng  Tánh Linh, Hàm Tân của tỉnh Bình Thuận. Quan đầu tỉnh tiên khởi là thiếu tá Lê Văn Bường. Tòa Tỉnh đóng ở Thị trấn Lagi gần chùa Quảng Đức. Khoảng năm 1960 tòa hành chánh Tỉnh lại di dời lên dốc Tỉnh .

LỘC NINH, NỖI ĐAU CÒN DÀI


locninh
“Ngàn lẫm liệt tan trong chiều rã ngũ
Muôn anh hùng phút chốc hóa lang thang “
 (1)
Nguỵ tui là một người lính muộn màng của một thời khói lửa điêu linh . Trước sự xâm lược của bọn Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng), Nguỵ tui rất vô tình có thể nói là vô tâm . Sống tại Saigon, nơi an ninh gần như 100%, lâu lâu vọng về những tiếng đại bác như ru người vào cõi mộng mơ . Đi học, đi chơi không hề thắc mắc về chiến tranh, về những nỗi mất mát không bao giờ bù đắp đựợc.

Dienstag, 22. Juli 2014

BÌNH LONG- AN LỘC


THỊ Xà AN-LỘC 1960-1972
Địa danh An-Lộc là thị xã của tỉnh Bình-Long thuộc Quân đoàn III, đã đi vào lịch sử của cuộc chiến Việt-Nam. Mùa hè đỏ lửa 1972 với những cuộc tấn công qui mô, Cộng sản miền Bắc đã dốc toàn lực cố chiếm thị xã này để làm hậu thuẫn trong bàn hội nghị ngừng bắn, diễn ra tại Paris nước Pháp.....Nhưng cuối cùng đia danh An-lộc vẫn đứng vững.
Cùng giai đoạn này, ngày 29 tháng 7 năm 1972, khóa 4/71 SQ/TBTĐ mãn khóa... đã hân hạnh được lấy tên địa danh anh dũng này đặt tên cho khóa 4/71 là: AN-LỘC-471
... Nhiều Tân sĩ quan 471 sau khi ra trường cũng đã nhận nơi đây làm đơn vị phục vụ (Lê văn Thuận 323, Cao duy Đức 331, Bùi anh Tuấn 341,....)
 Bùi anh Tuấn 341 tại tiểu khu Bình Long


Việt Nam Qua Những Ðịa Danh Mang Tên CÁI


Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có tên gọi khác nhau. Tên gọi nầy được các triều đại, chế độ đặt cho. Bên cạnh việc làm đó chúng ta còn thấy những địa danh cũng do nhà cầm quyền đương thời hay các thời trước đặt tên. Riêng tại Việt Nam cũng không ra ngoài thông lệ đó. Thông thường tên những địa danh được đặt, mang nhiều ý nghĩa hàm chứa đựng những lời nhắn nhủ, khuyên răn như: Hoài Ân – Hoài Nhơn. Ðôi lúc cũng có tên danh nhân lịch sử, hầu nhắc nhở chúng ta không quên những công lao đóng góp của họ thí dụ: Cù Lao Ông Chưởng (Chưởng Binh Lễ).
Miền Bắc và miền Trung đều do nhà cầm quyền đặt cho các địa danh. Trái lại ở miền Nam lại khác, địa danh được đặt bởi những người dân địa phương đến ở trước, sau đó hình thành guồng máy chính quyền. Nên việc đặt tên cho địa danh, rất là đơn sơ, mộc mạc, không hoa mỹ như ở miền Trung hay miền Bắc, như: Cái Mơn, Cái Tắc. Trước khi nói về địa danh mang tên Cái, chúng ta hãy tìm hiểu lịch sử miền Nam và cuộc Nam tiến của nhân dân Việt Nam qua sự chỉ đạo của các Vua Chúa.

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH MIỀN NAM

Vương Quốc Phù Nam: