Freitag, 25. April 2014

Văn Hóa Người Việt Qua Tên Họ


I. Lược Sử

Nghiên cứu tất cả hệ thống tên họ các dân tộc trên thế giới cho thấy người Việt có lẽ là một dân tộc đầu tiên, cùng với người Trung Hoa và Đại Hàn, có một hệ thống tên họ đơn giản và hợp lý nhất. Người Nhật mãi đến năm 1872 mới được quyền có họ, trước đó chỉ có các ngài đại-danh (samourais) là có đặc quyền đó. Theo lịch sử Trung quốc, việc đặt họ tên bắt đầu từ năm 2852 trước Công nguyên, khi vua Phục Hi ra lệnh bắt dân chúng phải có một "gia tính" hay"tộc tính" để phân biệt các hệ phái gia đình và định phép tắc hôn nhân. Đến thế kỷ thứ V trước Công nguyên ở Trung quốc đã có hai loại "gia tính" được dùng: "tính" là họ gốc, do cha truyền con nối hoặc do vua ban, và dành cho nam giới; "thị" là họ cành, tức tên đặt khi mới sanh dùng cho cả nam lẫn nữ. Giới quý tộc vừa có Tính vừa có Thị, dân giả thì chỉ có tính. Từ đó phát xuất thành ngữ "bá tính" hoặc "bách tính". Con trai đàn ông xưng "thị" để phân biệt sang hèn, phụ nữ xưng "tính" để phân biệt hôn nhân.

Donnerstag, 24. April 2014

Nam Bắc Phân Tranh Sau 1975

Không ai có thể xóa bỏ một đoạn đời mà mình kiêu hãnh, vì thế sự ngăn cách của hai thế hệ trưởng thành sau 1954, đã từng, dù không hoàn tòan tự nguyện, tham gia vào cuộc chiến nam bắc phân tranh 1954-1975 là một điều tự nhiên. 35 năm sau ngày đất nước thống nhất về mặt địa dư, không những sự phân cách trong lòng người vẫn còn mà đôi khi còn tiến tới sự phân tranh không kém mãnh liệt. Chính bởi thế ngay trong tập thể những người Việt bỏ nước ra đi trốn chế độ cộng sản cũng có sự phân tranh mãnh liệt giữa người Việt miền bắc và người Việt miền nam.
Trong thời gian tôi ở trại tị nạn Màn Dìn ở Hồng Kông (1989), trong trại có xuất bản bản tin hàng tuần. Một hôm ban lãnh đạo hội cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa trong trại  mà chủ tịch là cựu thiếu tá Hùng, khóa 20 Võ Bị, hiện ở Nam Cali, cho người mời tôi tới họp khẩn. Khi tới nơi anh em cho biết trong số báo sắp ra tuần này có một bài của mấy người miền bắc chửi anh em cựu quân nhân VNCH và hỏi ý kiến tôi xem sẽ phải đối phó ra sao. Suy nghĩ một hồi tôi nói để tôi gặp ông đại diện cao ủy tị nạn nói chuyện với ông ta xem sao. Trong văn phòng cao ủy của trại, ngoài ông cao ủy còn thì nhân viên là thuyền nhân, trong đó có cả thuyền nhân miền bắc. Những thuyền nhân làm trên mấy văn phòng của trại hay văn phòng cao ủy đa số là thông dịch viên (interpreter).  Thông dịch viên có thể nói là những “viên chức tị nạn cao cấp nhất” trong trại, là những người có ảnh hưởng rất lớn tới các chương trình của trại. Bởi thế mấy thông dịch viên người miền bắc mới đưa mấy bài chửi các cựu quân nhân VNCH vào tờ báo. Những thông dịch viên người miền nam không muốn (hay không dám) trực tiếp cá nhân đương đầu với mấy thông dịch viên miền bắc vì sợ đầu gấu miền bắc trả thù nên thông báo tin tức để hội cựu quân nhân có kế hoạch đối phó.

Montag, 21. April 2014

Khách Sạn CONTINENTAL Tại SÀIGÒN

 Continental Saigon, Philippe Franchini, Olivier Orban 1976


Từ thập niên 1880 đến cuối Thế Chiến II, cuộc chinh phục của thực dân đã xác định các trục du lịch hải ngoại và từ đó địa dư của các đại khách sạn (“Các Cung Điện Phương Đông: Palaces d’Orient” 1 tại các thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Phương.  Giống như Khách Sạn Raffles tại Singapore, Peninsula tại Penang, và Grand Hotel tại Calcutta, Khách Sạn Continental tại Sàigòn đã hợp lý hóa sự du lịch tại các thuộc địa và khắc họa “tính Âu Châu” bằng sự thoải mái, tiện lợi và biện biệt.  Ngày nay, sau nhiều năm lãng quên, khách sạn Continental truyền thoại trên đường Catinat một lần nữa hiển thị trên bản đồ du lịch của thành phố Sàigòn. 2  Như các bài phê bình của Norindr (1996) và Peleggi (1966) đã vạch ra, “các cơn buồn nhớ thuộc địa” hay “nỗi hoài niệm thuộc địa” đã uốn nắn nhiều khía cạnh của văn hóa tiêu thụ toàn cầu đương đại, bao gồm thức ăn, thời trang và chiếu bóng (cinema).  Vì thế không có gì ngạc nhiên rằng trong một thời đại hậu đổi mới [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], Continental Hotel, giống như các khách sạn thời thuộc địa khác, đã được “đền đài hóa”(Peleggi, 2005) cho sự tiêu dùng du lịch, đã được tái nâng cấp về mặt kiến trúc và bàu không khí “đặc sắc thời thực dân” đã được tái tạo nhằm lôi cuốn giới du khách tìm kiếm sự hoài niệm thời thuộc địa trong thế kỷ thứ hai mươi mốt. 3  Bài viết này đi lùi lại một bước trong thời gian và tái bố trí đại khách sạn này vào một kỷ nguyên khi mà định chế thuộc địa này đã không chỉ phát động kỹ nghệ du lịch tại Đông Dương mà còn tiêu biểu cho sự đan kết vào nhau một cách phức tạp giữa du lịch và khát vọng thực dân. 4