Freitag, 13. Juni 2014

Pleiku - 6 tháng cuối cùng - Nguyễn Thế Khiết

Bài này nói về Pleiku trong mấy tháng cuối cùng trước khi có cuộc di tản dọc theo Liên Tỉnh lộ 7B, bắt đầu từ tỉnh này. Bài này có tính cách tóm lược và vì thế chúng tôi loại bỏ một số sự kiện cho ngắn gọn. Chúng ta có thể đọc để biết qua về tình hình tại tỉnh biên cương này trước khi miền Trung dần dần rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt.



Tháng Chín 1974, Bộ Chỉ huy Tiểu Khu Pleiku dọn sang doanh trại mới xây xong là Trại Biên Trấn có cổng chính nằm trên Đường Hoàng Diệu và cổng sau nằm trên Đường Trần Hưng Đạo, đối diện với cổng chính của trại cũ. Tôi chỉ còn nhớ rằng sau đó tại trại cũ, câu lạc bộ sĩ quan được dùng làm Ty Nhân Dân Tự Vệ mà Trưởng Ty là Đại Uý Bảo Nghê. Trung tâm Điều hành Hỗn hợp vẫn nằm trong trại cũ nhưng Chỉ Huy Trưởng là Thiếu tá Trần Thanh Tâm mới lên trung tá.


Lúc bấy giờ, Tiểu khu Pleiku chỉ còn có ba quận, tức chi khu, là Lệ Thanh, Lệ Trung và Phú Nhơn nhưng có đến 77 xã, tức là 77 phân chi khu cần tới 144 sĩ quan làm phân chi khu trưởng và phân chi khu phó. Hệ thống phân chi khu tại đây vừa mới hoàn chỉnh và cũng vì vậy mà tôi phải ra công tác ngoài này trong một thời gian bất định. Vì hầu hết các sĩ quan tại Pleiku, theo tôi biết, cho rằng việc thành lập các phân chi khu là một mưu đồ chính trị hơn là một chiến lược quân sự nên không có cảm tình với tôi vì tôi có nhiệm vụ tìm hiểu về hiệu năng của hệ thống này.

Các tỉnh cũ Việt Nam

Quảng Nam-Đà Nẵng 

Quảng Nam – Đà Nẵng là một tỉnh cũ ở Trung Trung Bộ Việt Nam, tỉnh lị là thành phố Đà Nẵng. Tỉnh được thành lập vào tháng 2 năm 1976 do hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. Tỉnh có diện tích 11.985,2 kilômét vuông và số dân 1.914.864 (vào năm 1993). Đơn vị hành chính gồm Tp Đà Nẵng, 2 thị xã Tam Kỳ và Hội An, 14 huyện: Hoà Vang, Hoàng Sa, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Tam Kỳ, Tiên Phước, Thăng Bình, Quế Sơn, Trà Mi, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. 

Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996 nó được chia thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương.
Quảng Tín 
Quảng Tín là một tỉnh cũ ở ven biển Trung Trung Bộ Việt Nam. Ngày 31 tháng 7 năm 1962, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra sắc lệnh 162-NV chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam ngày nay. Từ năm 1976, tỉnh được hợp nhất với Quảng Nam và Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Hình Ảnh Quân-Sử Việt-Nam/ Quân-Đoàn II Quân-Khu II


SuDoan23logo.jpgNhững địa danh, vị trí quan trọng trong trận chiến sau cùng năm 1975 tại Quân-đoàn II và chiến trường cao-nguyên (hình bên trái); Đường rút quân trên tỉnh lộ 7: Pleiku - Phú-Bổn - Phú-Yên (hình bên phải). Nguồn: Cuộc Triệt-Thoái Cao Nguyên - Phạm-Huấn - xb 1987
Quân đoàn II và Vùng II chiến thuật thành lập ngày 01/10/1957, tầm hoạt động bao gồm 12 tỉnh vùng cao nguyên miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn, Bình Định, Phú Yên, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận. Trong vùng II chiến thuật có Biệt khu 24 đóng tại thị xã Kontum do trung đoàn 24 đảm nhiệm, bao gồm toàn bộ khu vực biên giới giáp Lào (thành lập 07/1966 và giải tán tháng 04/1970). Bộ Tư Lịnh Quân đoàn II đóng tại Pleiku bao gồm khu chiến thuật 22 (BTL ở Quy Nhơn) có các tiểu khu Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn ; Khu chiến thuật 23 (BTL đóng tại Ban Mê Thuột) gồm các tiểu khu Đắc Lắc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận. Quân Đoàn II có các phi trường Nha Trang, Phan Rang, Phù Cát (Qui Nhơn), Cù Hanh (Pleiku), Phụng Dực (Ban Mê Thuột), ngoài ra còn phụ trách an ninh các Quốc lộ 1, 14, 19, 21, Liên tỉnh lộ 7B (Pleiku-Tuy hòa), tan hàng ngày 4 tháng 4/1975, hai tỉnh còn lại cuối cùng là Ninh Thuận (thành phố Phan Rang) và Bình Thuận (thành phố Phan Thiết) được sáp nhập vào Quân Khu 3.

Sonntag, 8. Juni 2014

Tháng tư không ánh mặt trời

Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng độI cũ và những mũ nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây, chữ Tự Do mà chân giá trị của nó, chỉ sau khi tàn cuộc chiến, mớI thực sự được thấu hiểu. 
Phần 1
Đông xuân một chín bảy lăm, tháng Giêng ngày 6, những sư đoàn chính qui Bắc Việt với T54 và đại pháo 130 ly yểm trợ tràn ngập tỉnh lỵ Phước Bình, Phước Long sau hơn hai tuần lễ ác chiến với quân trú phòng gồm phần lớn là quân địa phương diện điạ và một trung đoàn của SĐ5BB!! Hai biệt đội Biệt Cách Nhảy Dù được tung vào trận điạ mong cứu vản tình hình, nhưng đã quá muộn màng. Bắc quân với hỏa lực và quân số áp đảo gấp chục lần đã nghiền nát mọi sức kháng cự còn sót lại ! Lính 81, thiệt hại gần phân nửa, chạy dạt vào rừng, nương bóng tối rừng già tìm đường triệt thoái. Tháng Giêng năm 1975, tháng mở đầu cho định mạng cay nghiệt của miền Nam Việt Nam trong cuộc hành trình vào thềm đầu điạ ngục!
Trận chiến Phước Long thực chất chỉ là một trận đánh thăm dò của Cộng Sản Bắc Việt. Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương Hà Nội muốn thử laị lần chót phản ứng của ngườI Mỹ và độ dẽo cũa quân lực miền Nam trước khi hình thành kế hoạch tỗng tấn công. Họ đã có ngay câu trả lời. Sự im lặng dửng dưng của người Mỹ, và sự khoanh tay thúc thủ của miền Nam nhìn Phước Long bị tràn ngập! Hà Nội đã tìm ra chân lý : Hoa Kỳ thực sự bỏ rơi miền Nam và quân lực VNCH đã bị kéo căng tới mức không còn khả năng xoay sở! Kế hoạch tỗng tấn công chiếm dóng miền Nam được chính thức hình thành và Tây Nguyên được chọn làm khởi điểm cho cuộc tấn công, vì đây là nơi mà sự phòng thủ của quân lực miền Nam tương đối mõng và yếu kém nhất vì điạ thế núi rừng mênh mông, điệp trùng hiểm trở!