Sonntag, 13. Juli 2014

Các Sư Đoàn Bộ Binh QLVNCH




Huy Hiệu Sư Đoàn 1 Bộ Binh


SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH QL-VNCH là Sư đoàn lớn nhất và danh tiếng nhất trong 11 Sư đoàn Bộ Binh 
của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 
Đã bao phen làm địch quân csbv hồn phi phách tán ngay tại vùng địa đầu giới tuyến. 

Sư Đoàn 1 Bộ Binh đồn trú tại Quân Khu I VNCH, giáp ranh Vĩ tuyến thứ 17.


Đại tá Nguyễn Văn Điềm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1- Sư đoàn 1 Bộ Binh. Năm 1971 
Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh năm 1973-1975 , Vị quốc vong thân ngày 28 thang 3 năm 1975



SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH VÀ CUỘC HÀNH QUÂN LAM SƠN 719




Sư Đoàn 1 Bộ Binh với hai mươi năm đóng góp xương máu bảo vệ đất nước, ngoại trừ một thời gian ngắn chiến đấu trên các chiến trường miền Tây, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, thời gian còn lại các chiến sĩ mang trên vai áo Số 1 đã trấn giữ và hành quân liên tục trên một vùng chiến trường thật quá khắc nghiệt cực Bắc Quân Khu I. 

Một vùng khô cằn sỏi đá của hai tỉnh địa đầu Quảng Trị và Thừa Thiên. Hình ảnh người chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong những năm thăng trầm của lịch sử đã gắn liền với vận mệnh nổi trôi của đất nước. 



Các anh luôn hiện diện trong đời sống quá đỗi cơ cực của người dân đất nghèo Cam Lộ, Gio Linh, cho đến Hương Điền, Quảng Điền, Phú Thứ, Phú Lộc. Quê hương em nghèo lắm ai ơi. Mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn. Những địa danh thật xa lạ mà người dân ở mãi tận vùng đất phì nhiêu Đồng Nai hay Cửu Long chưa từng nghe biết, bỗng đã trở thành quen thuộc từ trên trang đầu tin chiến sự những nhật báo hàng ngày. 

Cồn Thiên, Khe Sanh, Quốc Lộ 9, Ba Lòng, Tà Bạt, Làng Vei, Ashau, A Lưới. Những chiến thắng của Sư Đoàn 1 Bộ Binh không chỉ vang vọng trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, mà còn vượt biên giới tỏa khắp thế giới. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ thời thập niên 1970 đã tuyên bố : “Sư Đoàn 1 Bộ Binh là một sư đoàn thiện chiến nhất trên thế giới”. 



Tướng Vanuxem của Pháp ca ngợi tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã vượt ngoài sức tưởng tượng của thế giới. Những lời khen ấy không phải phản ảnh từ lời lẽ ngoại giao chiếu lệ, vì bản chất tự thân người Mỹ và người Pháp rất cao ngạo, ngoài dân tộc và quân lực của họ, thì họ không thể thấy một quân lực nào vượt trội hơn. Nhưng khi họ đã thành tâm nghiêng mình ca tụng một quân lực của một quốc gia nhỏ bé, thì những lời ấy là những lời thật lòng từ tận đáy thâm tâm.



Chiến dịch Lam Sơn 719 khởi diễn ngày 8.2.1971. Sư Đoàn Nhảy Dù và Sư Đoàn 1 Bộ Binh được vinh dự chọn làm nỗ lực chính đánh qua vùng Hạ Lào, nơi con đường huyết mạch mang tên Đường Mòn Hồ Chí Minh vận chuyển người và tiếp liệu địch xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Đại quân Việt Nam Cộng Hòa tập trung tại Đèo Lao Bảo gần biên giới Lào-Việt. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I được thiết lập tại căn cứ Khe Sanh cũ, với danh xưng Hàm Nghi. Theo kế hoạch, quân Dù sẽ tấn công đến tận Tchépone và phá hủy Căn Cứ 604 nằm trên trục Đường Mòn Hồ Chí Minh. Sư Đoàn 1 Bộ Binh đảm nhiệm giai đoạn kế tiếp đánh tràn xuống hướng Nam phá hủy Căn Cứ Tiếp Vận 611 của địch. Sau giai đoạn này, tất cả các cánh quân của quân ta sẽ trở về Việt Nam bằng cả đường không vận và trên Quốc Lộ 9.





Sau khi các cánh quân Biệt Động Quân, trên hướng Bắc, Nhảy Dù trên trục đường 9 và những cao điểm 31, 30 phía Bắc Quốc Lộ này bị thiệt hại nặng, Bộ Tư Lệnh Lam Sơn 719 của Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm quyết định tung một tiểu đoàn của Trung Đoàn 2 Bộ Binh nhảy xuống Tchépone, Trung Đoàn 2 và 3 Bộ Binh trấn giữ những cao điểm dọc theo trục Quốc Lộ và gần Tchépone yểm trợ cho Trung Đoàn 1. 

Ngày 6.3.1971, Thiếu Tá Trần Ngọc Huế, người hùng Mậu Thân 1968 cùng chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/2 của ông ồ ạt nhảy xuống khu vực ngoại ô thành phố Tchépone đái một cái rồi trở ra. Quân cộng đã rút hết về phía Nam sông Xepone chờ cơ hội khép chặt vòng vây và phản công tiêu diệt quân Nam. Nhiệm vụ vào Tchépon mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký thác đã xong, hang ổ hậu cần của giặc đã bị phá hủy, Thiếu Tá Huế nhận lệnh cấp tốc dẫn quân trở ra. Một lực lượng cộng quân hùng hậu với Sư Đoàn 2, 304, 308 và 324B tập trung lực lượng, quân số lên đến 40.000 người quyết tâm truy đuổi và tàn sát Sư Đoàn 1 Bộ Binh. 



Các Trung Đoàn 1 của Đại Tá Nguyễn Văn Điềm,Trung Đoàn 2 của Đại Tá Ngô Văn Chung và Trung Đoàn 3 Bộ Binh đều chạm nặng với giặc.

Giặc nhung nhúc khắp nơi như những đàn kiến háu đói. Được cho uống thuốc kích thích và bị dí súng từ phía sau, cán binh cộng cản không còn con đường nào khác ngoài mỗi việc ôm súng hò hét lao vào lửa. Trung Đoàn 1 Bộ Binh bị vây khốn tại Căn Cứ Lolo, tình hình càng lúc càng nguy ngập. Đại Tá Nguyễn Văn Điềm, Trung Đoàn Trưởng mở cuộc họp khẩn cấp và yêu cầu một tiểu đoàn đánh hậu cho toàn Trung Đoàn rút. Người anh hùng Lê Huấn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 xin nhận nhiệm vụ nặng nề này. Ôi cao cả biết ngần nào, người Lê Lai của thời đại lửa binh. Tiểu Đoàn của Trung Tá Lê Huấn nhận hy sinh để cho đồng đội được sống

.




Cuộc ác chiến Hạ Lào vỡ bùng lên với tất cả những khía cạnh thảm khốc và tàn nhẫn nhất của cuộc chiến tranh giữ nước khổ ải của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tiểu Đoàn 4/1 giữa trùng vây của giặc, đã không xin tải thương, mà chỉ xin tiếp tế đạn dược. Ngay cả lời thỉnh cầu này cũng không thể được thỏa mãn. Phi cơ tiếp tế không thể xuống thấp, dù là để xô những thùng đạn xuống, vì màn lươiù phòng không dầy đặc của giặc.
Người lính VNCH không ngại chuyện tử sinh, nhưng các anh cần súng và đạn. Súng gãy, đạn hết, Trung Tá Lê Huấn và hầu hết các sĩ quan chỉ huy của Tiểu Đoàn 4 lần lượt ngã gục. 



[



Trận đánh dưới cơn bão pháo lửa đạn, đến sắt thép cũng phải chảy mềm, huống gì thịt da con người. Xác thân của những người anh hùng đó đã oan khuất nằm vùi trơ vơ giữa vùng rừng núi xứ người. 
Chiến sĩ Tiểu Đoàn 4 dắt díu nhau đột phá mãi về hướng Đông, là hướng đất mẹ. Vài trăm chiến sĩ của Tiểu Đoàn 4/1 khi được các phi công Hoa Kỳ dũng cảm liều mạng đáp xuống bốc được chỉ còn vỏn vẹn 32 tay súng. 



Những khuôn mặt hốc hác đen nhẻm vì đói, khát, vì lao lực xông pha, vì nhiều đêm mất ngủ, quần áo rách nát vì gai góc núi rừng, đáng lẽ phải được vinh danh ngợi ca. 
Thì bọn báo chí phương Tây bất lương, ti tiện diễn tả các anh như là những người hèn nhát chạy trốn cái chết tìm cái sống bằng cách bám càng trực thăng. Trời ơi, để cứu sống hàng ngàn sinh mạng đồng đội rút được về quê hương an toàn, người lính quá đỗi tội nghiệp thảm thương của chúng ta đã bị bọn vô lương phỉ nhổ và lăng nhục.

Chúng tôi viết những giòng này để tố cáo sự ác độc có toan tính của truyền thông thiên tả Tây phương, đặc biệt truyền thông phản chiến và những nhà làm chín sách Hoa Kỳ, với mục đích chuẩn bị dư luận thuận lợi cho quân Mỹ bỏ chạy ra khỏi Việt Nam và đổ vấy trách nhiệm cho người lính Việt Nam Cộng Hòa. Trong buổi lễ bàn giaoTiểu Đoàn cho vị Tiểu Đoàn Trưởmg mới là Trung Tá Nguyễn Văn Diệp, toàn Tiểu Đoàn 4 chỉ còn lại 50 chiến sĩ, kể cả quân số hậu cứ đứng nghiêm chào người chỉ huy.








Huy Hiệu Sư Đoàn 2 Bộ Binh


SƯ ĐOÀN 2 BỘ BINH QL-VNCH đồn trú tại Quân Khu I VNCH, tỉnh Quảng Ngãi.




Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh


Sư Đoàn 2 Bộ Binh QLVNCH Tại Mặt Trận Quế Sơn






Từ những ngày cuối tháng 3 năm 1972, Sư Đoàn 2 Bộ Binh ngày đêm lặng lẽ chiến đấu ở chiến trường Quế Sơn, trong khi các mặt trận lớn tại Quảng Trị, Kontum, An Lộc bùng nổ ác liệt và mang một tầm vóc quan trọng, cũng như thu hút sự quan tâm của cả thế giới. 
Mặt trận Quế Sơn tuy không có được tiếng xích sắt T 54 nghiến ầm ì trên đá sỏi, hay tiếng rền của đại pháo 130 ly, nhưng cũng đã mang một bộ mặt căng thẳng, gay cấn và đỏ lửa không kém.





Vào đầu tháng 4.1972, hoạt động tiếp sức của Sư Đoàn 711 Bắc Việt cho Mặt Trận 44 cộng sản tại Quảng Nam đã hâm nóng tình hình Quế Sơn và làm cho nó sôi động trở lại. 
Các lực lượng cộng quân thuộc Mặt Trận 44 từ trong Tết đã không đẩy mạnh được cao điểm nào, ngược lại gần như tan tác vì cuộc hành quân Quyết Thắng 22B, 22D do Sư Đoàn 2 Bộ Binh tung ra vào những tháng trước khi nổ ra cuộc chiến khốc liệt mùa hè 1972. 
Sư Đoàn tân lập 711 của Bắc Việt cố gắng gom góp các thành phần Trung Đoàn 31, 38 và 270 để tạo thành lực lượng nòng cốt. Sư Đoàn 711 BV được tăng cường thêm đến 9 tiểu đoàn yểm trợ pháo binh, phòng không, vệ binh, công binh, v.v... 
Là sư đoàn mới hình thành, Sư Đoàn 711 vẫn còn rất thiếu hụt quân số sau những cuộc giao tranh ác liệt với Sư Đoàn 2 Bộ Binh. 





Những trang quân sử của Sư Đoàn 711 không kéo dài qua khỏi năm 1973, khi Sư Đoàn 3 Bộ Binh của Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh nhận trách nhiệm bảo vệ tỉnh Quảng Nam, có nghĩa là trực tiếp đối đầu với Sư Đoàn 711. Sư Đoàn 3 Bộ Binh trở lại chiến trường rất sớm từ những ngày giữa tháng 6.1972 sau cơn triệt thoái đầu tháng 5.1972. Trong vòng hơn một tháng, một khoảng thời gian thật quá ngắn ngủi, Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã gượng đứng dậy, rồi được trao trách nhiệm an ninh lãnh thổ Quảng Nam, làm vòng đai chống pháo kích và hỏa tiễn của địch cho phi trường Đà Nẵng. Một năm sau, sau ngày Hiệp Định Ba Lê được ký kết, Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã tạo nên một chiến công làm những sư đoàn đàn anh phải ngả nón nể phục, đó là đánh thiệt hại nặng Sư Đoàn 711 Bắc Việt, từ đó sư đoàn này dần dần tan rã và biến mất trên bản đồ trận liệt hành quân của Quân Đoàn I Việt Nam Cộng Hòa. Trong lịch sử chiến tranh xâm lược của quân cộng Bắc Việt, lần đầu tiên cấp lãnh đạo và tướng lãnh Hà Nội cam chịu giải tán một sư đoàn. Những thành phần tàn dư của Sư Đoàn 711 được đưa sáp nhập vào Sư Đoàn 2 Thép và Sư đoàn 3 Sao Vàng Bắc Việt đang hoạt động ở Liên Khu 5 của cộng quân, vùng đất bao gồm những tỉnh miền duyên hải như Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.





Theo tin tức tình báo, Sư Đoàn 711 BV cố gắng xâm nhập theo các sơn đạo, từ rặng Trường Sơn đổ xuống vùng thung lũng Quế Sơn, với ý đồ cắt đứt hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Mưu sự là một chuyện, nhưng thành sự hay không lại là một chuyện khác. Nỗ lực chuyển vận lén lút vũ khí, đạn dược, thực phẩm từ một kho hậu cần chôn giấu trong vùng thâm sơn Hiệp Đức về tiếp tế cho mặt trận Quế Sơn gặp nhiều nguy hiểm khó khăn, khi chạm phải quyết tâm của chiến sĩ Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Muốn kéo quân xuống được quận lỵ Quế Sơn, Sư Đoàn 711 đã chấp nhận giao tranh nhiều trận đẫm máu với chiến sĩ mang trên vai áo Mũi Tên Thép và Số 2. Quân ta đã đánh quân Sư Đoàn 711 rệu rã thành từng mảnh, buộc chúng phải kêu gọi cấp trên điều quân bổ sung nhiều đợt.

Có tất cả bốn đợt bổ sung. Lần thứ nhất, 1,070 cán binh. Lần thứ hai 930 người. Lần thứ ba, 1,200. Lần thứ tư, 600 binh lính. Tuy vậy quân số Sư Đoàn 711 Bắc Việt cũng chỉ nhích lên đến khoảng 4,500 cán binh tham chiến. Đè nặng thêm vào nỗi khó khăn, tinh thần chiến đấu của bộ đội sư đoàn hết sức xuống dốc, bải hoải vì sự đe dọa của khủng khiếp của cái đói, bệnh tật và những thảm bom B52 ì ầm dội ngày đêm. Nhưng trên hết, là các Trung Đoàn 4, 5, 6 của Sư Đoàn 2 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa hành quân càn quét không ngừng nghỉ, nhất quyết không cho quân địch nằm liếm vết thương. Đặc biệt, Thiết Đoàn 4 Kỵ Binh của SĐ2BB luôn được các cố vấn Hoa Kỳ viết tường trình khen ngợi là một đơn vị bách thắng, bởi bánh xích của những chiến sĩ Mũ Đen lăn đến đâu, chiến công theo đến đấy (chi tiết từ tác phẩm Mounted Combat In Vietnam –Kỵ Binh Chiến Đấu Ở việt Nam- của Tướng Donn A. Starry, do Bộ Lục Quân Hoa Kỳ xuất bản năm 1989). Vết thương của SĐ711 cứ bị Sư Đoàn 2 Bộ Binh xé tét ra mãi, cuối cùng Sư Đoàn 3 Bộ Binh cho một phát súng ân huệ, chấm dứt hơi tàn của một sư đoàn sanh non.



Ngày 28.6.1972 đại quân Quân Đoàn I Việt Nam Cộng Hòa gồm Sư Đoàn Nhảy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh, Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vượt sông Mỹ Chánh khai diễn chiến dịch Lam Sơn 72 đánh lên hướng Bắc tái chiếm Quảng Trị và Cổ Thành Đinh Công Tráng. Đại quân Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày đầu gặt hái nhiều thắng lợi, thẳng tiến vũ bão về thành phố Quảng Trị, Đại Đội Trinh Sát Dù và những toán tiền quân Dù đã đặt chân lên vùng ngoại ô thành phố. Cuộc hành quân Lam Sơn 72 thật sự làm rúng động cơ cấu phòng thủ của các lực lượng địch, Sư Đoàn 312 Bắc Việt đang hoạt động bên đất Hạ Lào nhận lệnh khẩn cấp kéo về Việt Nam tiếp viện các Sư Đoàn 304, 308, 324, 325 Bắc Việt đang dàn quân đối phó trối chết với đại quân Việt Nam Cộng Hòa, Sư Đoàn 324 B BV bị Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú ghìm chặt tại mặt trận Tây Nam Huế. Ba sư đoàn bộ binh của chúng ta phải chiến đấu chống năm sư đoàn địch: 304, 308, 312, 324B, 325 cùng nhiều trung đoàn bộ binh độc lập, dù quân số ít nhưng được lợi thế hỏa lực không quân, hải quân và pháo binh Việt - Mỹ, nên trận thế chiến trường dần nghiêng về phía quân Nam.

Từ thế thượng phong chủ động, Mặt Trận B2, tức Mặt Trận Trị Thiên của cộng sản Bắc Việt rơi xuống thế hạ phong thụ động, cấp chỉ huy địch lúng túng không phán đoán được ý định hành quân của Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Chúng ta nhận thấy là, khi tướng tá địch dàn quân chấp nhận trận địa chiến với quân ta, thì chúng không còn giữ được yếu tố bí mật, chợt đánh chợt ẩn chợt hiện theo lối vận động chiến, là sở trường của chúng. Các đơn vị địch đều chường mặt ra trực diện với quân ta, từ đó cấp chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dễ dàng áp dụng binh pháp thần tốc, chỉa mũi nhọn cường kích lên những mục tiêu được chọn lựa. Trong tư thế chiếm đất rải quân giữ chắc, quân cộng bỗng thấy chúng đang ở trong tình trạng phòng thủ cố định, đại quân Quân Đoàn I dễ dàng tập trung sức mạnh, hỏa lực đánh vào dứt điểm từng vị trí một của chúng. Điều mà quân cộng vẫn thường thực hiện khi chúng tấn công các căn cứ cố định, đồn bót của chúng ta. Trong nhiều trường hợp, quân ta cũng “chơi” chiến thuật đặc công quấy phá và diệt chốt kiềng cả ngày lẫn đêm, công đồn chận viện, làm giặc ăn ngủ không yên. 





Muốn hóa giải hay làm giảm thiểu sức mạnh tấn công đang lúc lên cao hừng hực đại quân Cộng Hòa, Mặt Trận B2 chỉ có thể tung ra chiến dịch tấn công tại mặt trận Nam Hải Vân. Mặt Trận 44 tại Nam Hải Vân nhận lệnh bằng mọi cách phải tấn kích, nếu chiếm được càng tốt nhiều vị trí quân ta ở Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi, với ý đồ tạo chiến trường lớn thu hút quân tổng trừ bị Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân đang thắng thế ở mặt trận Bắc Hải Vân chia quân về cứu viện, từ đó tốc độ tiến quân của quân ta bị khựng lại. Hoặc nếu đại quân Bắc Hải Vân không kéo về, thì Mặt Trận 44 sẽ cầm chân các lực lượng Nam Hải Vân không thể gửi quân tăng viện ra phía Bắc. 
Nếu đạt được một trong hai mục tiêu này, coi như Mặt Trận 44 hoàn thành nhiệm vụ. 









Huy Hiệu Sư Đoàn 3 Bộ Binh



SƯ ĐOÀN 3 BỘ BINH QL-VNCH đồn trú tại Quân Khu I VNCH, thị xã Đà Nẵng.



Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 3 Bộ binh
Ngày 3 tháng 5- nĂM 1972 rời khỏi chức vụ Tư Lệnh Sư Đòan 3


Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh Tân Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh



SƯ ĐOÀN 3 BỘ BINH TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG


Chiếm được dải núi đèo Răm, con đường xuống thung lũng và quận cũ Hiệp Ðức đã mở rộng đối với bộ binh. Nhưng muốn đi sâu xuống Hiệp Ðức hay khai thác chiến quả xa hơn nữa, lục soát các khu hậu cần 


Mồng 1 tháng 5 - 1972 là ngày kinh hoàng với quân và dân phía bắc đèo Hải vân. 
Sư đoàn 3 bộ binh bỏ Quảng Trị, các đơn vị tăng cường mặt trận đó cũng vội vã "di tản chiến thuật" về phía nam, bỏ lại hay phá hủy hầu hết quân dụng nặng. Dân chúng Quảng Trị hốt hoảng ùa theo đoàn quân tháo lui. Ðể gây thêm hỗn loạn, Cộng quân pháo kích, tấn công, tàn sát đoàn người vô tội di tản, mắc nghẽn nheo nhóc dọc quốc lộ 1. 
Ðoạn đường từ Mai lĩnh chạy về Mỹ Chánh đã được mệnh danh là "đại lộ kinh hoàng", cái tên sẽ còn mãi trong sử sách cuộc chiến quốc-cộng VN. Ðoàn quân và dân chạy giặc đã khiến thành phố Huế không còn trật tự. 
Sự rối loạn và tranh cướp các phẩm vật khan hiếm đã khiến chợ Ðông Ba bị đốt phá. 
Kinh thành xưa cũ này cũng đang được suy đoán sẽ là mục tiêu kế tiếp của cuộc tổng tấn công CS. Hình ảnh tang tóc Mậu Thân 1968 đã xua dân Huế bỏ chạy trong một không khí hốt hoảng tột cùng.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bắt tay Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai.



Trước tình hình toàn quốc nặng nề với các cuộc tấn công dồn dập của CS tại An Lộc, Kontum và các tin chẳng lành từ Quảng Trị gởi về, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã lấy một quyết định không dễ dàng nhưng cần thiết: thay thế Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 Chiến thuật (QÐI & VICT). 
Sáng ngày 3-5-72, có lệnh triệu tập trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh QÐIV&V4CT về Sài-gòn họp gấp. Ông được lệnh ra nắm Quân đoàn I và ngay sau trưa ngày đó, đã rời Cần Thơ và đồng bằng Cửu Long êm ả, đáo nhậm vùng hỏa tuyến cùng tư lệnh phó Quân khu, Chuẩn tướng Nguyễn Duy Hinh với vài ba sĩ quan tham mưu chọn lựa khác. 
Ngay chiều đó, sau buổi lễ bàn giao quyền chỉ huy Quân đoàn dản dị đến tối đa, trung tướng Trưởng và bộ tham mưu bắt tay làm việc không ngừng nghỉ. Chuẩn tướng Hinh được chỉ định làm Tham mưu trưởng Hành Quân. Bộ Tham mưu Hành quân QÐI tại Mang Cá được uốn nắn lại. 
Những cơ cấu cần thiết cho sự điều hành và phối hợp tác chiến, sưu tầm và phối hợp tình báo, xử dụng hỏa lực được đặc biệt chú trọng.
Phải chặn địch trước tuyến Mỹ Chánh và cuộc phản công lớn được toan tính ngay từ những giờ phút đầu. 
Tân tư lệnh Quân đoàn đã đem lại sự an lòng cho cả quân và dân giới tuyến nhưng các đơn vị chiến đấu đã sứt mẻ cần được chấn chỉnh và cần thời giờ chuẩn bị để phản công. 
Thời giờ quí báu ấy, phe ta như đã giành được vì sức tấn công của Cộng quân đã chựng lại trước tuyến Mỹ Chánh của Thủy quân Lục chiến (TQLC) oai hùng và bên kia vòng đai phòng thủ Huế của Sư đoàn 1 BB kiên cường. Ðồng thời với các đợt tấn công trên toàn quốc, đối phương đang ngạo mạn đưa ra nhiều đòi hỏi hỗn xược trước hòa hội Paris. 
Quân lực VNCH và Ðồng minh phải đập tan các âm mưu "đánh và đàm" đó. 
Sư đoàn Nhảy dù đang dần dần được tăng cường đầy đủ ra mặt trận bắc Huế. 
Trong khi chờ đợi cuộc phản công sắp đến, mưu lược áp dụng là tiêu hao tối đa sinh lực địch bằng mọi phương tiện phi pháo vốn là ưu thế của chính ta và của Ðồng minh. Những trận bom và pháo tập trung mệnh danh là "lôi phong" đã tỏ ra rất hữu hiệu theo các báo cáo tới tấp của các đơn vị địch tại tiền tuyến và các cung từ của tù hay hàng binh cùng các tài liệu thâu lượm được về sau.
Ngoài nỗ lực thiết kế và sửa soạn cho kế hoạch tái chiếm Quảng Trị, Quân đoàn I còn đẩy mạnh một cố gắng khác không kém phần quan trọng: đó là công tác chỉnh trang các đơn vị thiệt hại vì chiến trận vừa qua. 
Với sự trợ lực tận tình của bộ Tổng Tham mưu và các bộ Chỉ huy Binh chủng, các đơn vị thiết giáp, pháo binh, công binh, biệt động quân ... đã được bổ xung tổn thất và tân trang mau lẹ. 
Công tác hệ trọng khác là tổ chức và huấn luyện Ðịa phương quân tỉnh Quảng Trị và nhất là việc tái tổ chức Sư đoàn 3 Bộ Binh là đơn vị coi như sa sút, mất mát nặng nề nhất nhưng sẽ phải đứng dậy càng mau lẹ càng tốt.









Huy Hiệu Sư Đoàn 5 Bộ Binh



SƯ ĐOÀN BỘ BINH QL-VNCH đồn trú Quân Khu III VNCH, tỉnh Bình Long..



Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh



Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào khoảng giữa năm 1973, khi ông vẫn còn mang cấp bậc Đại Tá. 
Ông nổi tiếng về tinh thần dũng cảm và chống cộng cương quyết, cũng như tính tình nóng như lửa cuả ông.

Năm 1974,Tướng Lê Nguyên Vỹ được thăng chuẩn tướng sau khi học một khóa học chỉ huy và tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ và giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 

Vào mùa Hè năm 1972, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã có mặt ở Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn tại An Lộc cùng Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn. Họ đâu biết rằng họ sẽ là chứng nhân cho một biến cố lịch sử.

Rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt xua bốn sư đoàn (5, 7, 9 và Bình Long) và hai trung đoàn xe tăng 202, 203 nhiều đơn vị yểm trợ tấn công thị xã An Lộc. Cộng quân đã dùng những trận mưa pháo để chà nát và san bằng thị xã nhỏ bé nàỵ Hàng ngàn đồng bào vô tội đã bỏ mình dưới hỏa lực của Cộng quân.





Nhiều lần, csbv dùng chiến xa T-54 tấn công thẳng vào nơi Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 5 đang đóng. 
Lần đầu tiên người lính VNCH gặp phải chiến xa địch, lại không tin tưởng vào khả năng của vũ khí của mình, nên đã hoảng hốt tìm nơi ẩn tránh. Không thể trách họ, vì hoả tiễn M72 không đủ sức xuyên phá nếu bắn vào đằng "mũi" của xe T-54. Khi ấy tướng Hưng đã cầm sẵn một trái lựu đạn nơi tay, với ý định nếu Việt Cộng tràn vào, ông tung ra, tất cả cùng chết. Chiếc chiến xa đi đầu đã tiến gần, quay ngang quay dọc để tìm kiếm trung tâm chỉ huỵ Đại Tá Vỹ thừa cơ đứng lên, bắn một quả đạn M72 vào hông xe làm chiếc xe tăng bốc cháỵ. Binh sĩ lên tinh thần theo phương pháp diệt xe của Đại Tá Vỹ, bò theo nhũng vách tường, bờ giậu để bắn xe đich. Kết quả là đoàn xe bị tiêu diệt.

Sau 68 ngày tử thủ, Cộng quân bị đánh lui và An Lộc được giải toả. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ được thăng cấp Chuẩn Tướng và về chỉ huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại căn cứ Lai Khê (Bình Dương) khi Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đi nhận nhiệm vụ mới ở Quân Khu IV.



Tại Lai Khê, ông làm việc không kể giờ giấc, ngày đêm, trong việc xây dựng và tu bổ hệ thống phòng thủ, cũng như huấn luyện binh sĩ. Ông cũng rất nhiệt tình trong việc bài trừ tệ nạn và tham nhũng trong hàng ngũ quân độị Vì thế, ông đã mang lại miềm tin tưởng cho mọi người .

Chúng ta mãi mãi nhớ đến chiến công của Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, mà trong trận An Lộc, là Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh. 
Trước khi Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (Tư Lệnh) đưa bộ Tham Mưu vào An Lộc, thì Tướng Vỹ chỉ huy Bộ Tư Lệnh Hành Quân nhẹ ở đó.

Đó là một chiến công có tính cách quyết định vì khi Cộng quân tung xe thiết giáp T-54 vào trận, quân sĩ VNCH rất bối rối - đây là lần đầu tiên trực chiến với chiến xa địch có hoả lực còn hơn loại thiết giáp M-41 của VNCH. 
Dù bộ binh VNCH đã được trang bị loại hoả tiễn cầm tay M-72 từ năm trước, nhưng chỉ được dùng để phá hầm chứ chưa bắn xe thiết giáp bao giờ. 

Sau vài loạt M-72 bắn không hiệu quả vì bắn hoặc quá xa, hoặc quá gần, hoặc không trúng chỗ nhược, anh em binh sĩ đã tỏ ra vô cùng lo âu. 
Đại Tá Lê Nguyên Vỹ là người đã can đảm nhảy ra khỏi chiến hào, tự tay bắn M-72 làm cháy chiếc chiến xa địch.



Chúng ta hãy đọc một đoạn trong bài Viết Về Cố Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ của tác giả Triệu Vũ đăng trên Tạp chí KBC:

“Một chiếc T54 đang nghiến xích sắt trên mặt đường sát bên hông BTL/Hành Quân. Mọi người, từ binh sĩ tới Tư Lệnh chiến trường, đều nín thở như chờ đợi một thảm họa và hầu như phó mặc cho số phận. Bỗng Ðại Tá Vỹ lao khỏi hầm, với nón sắt, áo giáp và đặc biệt khẩu súng chống chiến xa M72 trên tay, theo sau là Trung úy sĩ quan tùy viên. 
Tới bờ tường phòng thủ, vừa lúc chiến xa địch vượt qua khỏi cổng chính khoảng 20 mét. Ông quỳ người, giữ tư thế tác xạ, đưa M72 lên vai. Người sĩ quan tùy viên kế bên, khom người quan sát. Mọi người trong hầm chỉ huy hồi hộp phóng tầm nhìn qua lỗ châu mai. Một tiếng nổ. Và một luồng lửa đỏ tống về phía sau. 
Chiến xa địch bị trúng hỏa tiễn, bốc khói nhưng vẫn cố di động trước khi trở thành một khối sắt xám xịt vô dụng bên vệ đường.

Quân sĩ từ trong hầm chỉ huy đổ ra ngoài reo hò mừng rỡ. Bây giờ người ta mới thực sự tin M72 đã bắn hạ chiến xa địch mà suốt mấy năm qua, từ khi được trang bị, chưa có cơ hội tác xạ. Ai ngờ ngày hôm đó, trong cơn nguy khốn, vị Ðại Tá Tư Lệnh Phó chiến trường lại làm nhiệm vụ một khinh binh, đích thân sử dụng M72 triệt hạ T54 của Bắc Việt. 
Câu chuyện Ðại Tá Vỹ bắn hạ chiến xa địch lan truyền, tinh thần quân sĩ trú phòng tại Bình Long - An Lộc lên cao. 
Ðó đây có những báo cáo về Bộ Tư Lệnh, cho biết đã bắn hạ thêm nhiều chiếc khác.”



Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà năm 1975, đã tuẫn tiết tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (căn cứ Lai Khê, Tỉnh Bình Dương). Ông đã giữ tròn khí phách của Vị làm Tướng, “Thành còn thì Tướng còn, Thành mất thì Tướng mất”, hay nói khác đi ”Đất nước còn thì còn là Tuớng Soái, đất nước mất vào tay giặc Cộng thì Tướng phải chết theo vận mệnh của Đất Nước”, cho tròn cả NGHĨA ĐẠO LÀM NGƯỜI và mang NGHIỆP TƯỚNG.



Sáng ngày 30 tháng 4, sau khi DVM ra lệnh cho quân đội buông súng đầu hàng. Tướng Vỹ triệu tập sĩ quan và binh sĩ dưới quyền lần cuốị Ông tuyên bố: Vì tôi là tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh nàỵ Tôi nghĩ thân làm tướng, phần nào đã hưởng vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em, nên tôi phải chọn lấy con đường đi cho riêng tôị" Đoạn ông bình tĩnh bước ra sân, nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh, và rút súng ra tự sát. Lúc đó là 11 giờ sáng 30 tháng 4 năm 1975.



Trường Kỳ, Nam Lộc và nhóm nghệ sĩ tại Sư đoàn 5 Bộ Binh.



Đây là những hình ảnh của Tướng Nguyễn văn Hiếu tại Căn Cứ Lai Khê đang dự nghi thức chuyễn giao căn cứ Lai Khê từ Sư Đoàn 1 Bộ Binh HK 
qua tay Sư Đoàn 5 Bộ Binh VNCH ngày 25 tháng 2 năm 1970.



Tướng Nguyễn văn Hiếu




















Huy Hiệu Sư Đoàn 7 Bộ Binh



SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH QL-VNCH đồn trú tại Quân Khu 4 VNCH





Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, QLVNCH 1970-1974




Chuẩn Tướng Trần văn Hai Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, QLVNCH 1974-1975



Vào cuối tháng 4 năm 1975, trong khi các Quân Đoàn I, II, III đã tan rã thì các chiến sĩ Quân Đoàn IV vẫn ghìm chặt tay súng, quyết tâm bảo vệ mảnh đất cuối cùng của miền Nam tự-do. Trung-Đoàn 12 là thành phần trừ bị của Sư Đoàn 7 Bộ Binh, lúc này do Chuẩn Tướng Trần-Văn-Hai làm Tư-Lệnh, đang hoạt động tại khu Bến-Tranh và Long-Định kế cận quốc lộ 4.




Đại Tá Đặng Phương Thành, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 12

Sư đoàn 7 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,



Đại Tá Thành được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn gọi về họp khẩn cấp. Theo tin tức nhận được từ bộ Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn IV cho hay, lực lượng địch là hai trung đoàn thuộc Công Trường 7 quân chính quy Bắc Việt, có chiến xa và đại pháo yểm trợ, từ biên giới Việt-Miên, đang băng Đồng Tháp Mười tiến về hướng Thủ-Thừa - Tân-An. Ý đồ của chúng là chiếm Thủ-Thừa làm bàn đạp, sau đó đánh chiếm Tân-An, cắt đứt Quốc-Lộ 4, cô lập thủ đô Sài-Gòn. Sư-đoàn được lệnh phải tung quân ra chặn. Trung-Đoàn 10 khi đó đang giải tỏa áp lực địch tại Kiến-Hòa. Trung-Đoàn 11 đang hoạt động tại Cần-Thơ, bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân-Đoàn IV. Chỉ còn Trung-Đoàn 12 của Đại Tá Thành, tương đối rảnh tay hơn nên được chỉ định đi chặn địch.

Khi Thành trở về bộ chỉ huy Trung-Đoàn thì các đơn vị trưởng trực thuộc và tăng phái đã có mặt sẵn sàng nhận lệnh.
Ngoài thành phần cơ hữu, trung-đoàn được tăng phái 2 chi đoàn thiết vận xa M-113 và tăng cường yểm trợ pháo binh 155 ly của Sư Đoàn. Có phi cơ bao vùng khi trung đoàn xuất phát. Liên lạc hàng ngang với Tiểu Khu Long-An để tránh ngộ nhận. Lệnh hành quân cấp tốc được ban ra:

- Lực lượng 1 gồm một tiểu đoàn, 1 chi-đoàn thiết-vận-xa M-113, có đại-đội trinh-sát 12 tùng thiết, nhanh chóng vượt qua cầu Tân-An, lấy vị trí này làm điểm xuất phát, tiến về hướng Thủ-Thừa. Liên lạc hàng ngang với quận Thủ-Thừa để tránh ngộ nhận.

- Lực lượng 2 là 1 tiểu đoàn, xuất phát từ Tân-Hương tiến về Rạch-Chanh. Lục soát hai bên bờ và tiếp tục tiến về hướng Thủ-Thừa. Liên lạc hàng ngang với các đơn vị bạn để biết thêm tình hình và tránh ngộ nhận.

- Lực lượng trừ bị gồm một tiểu đoàn, 1 chi đoàn thiết vận xa M-113, bố trí tại lăng Nguyễn-Huỳnh-Đức (khoảng giữa Tân-Hương và Tân-An sát quốc lộ 4) sẵn sàng tiếp ứng quân bạn khi được lệnh.

- Bộ chỉ huy Trung-Đoàn và Tiểu Đoàn 73 Pháo-Binh 105 ly đóng tại Tân-Hương. Bộ chỉ huy nhẹ sẽ di chuyển đến lăng Nguyễn-Huỳnh-Đức theo nhu cầu chiến trường.

Lực lượng 1 xuất phát từ 6 giờ chiều. Đến 7 giờ 30 chạm địch lẻ tẻ. Quận Thủ-Thừa đang bị địch pháo kích dữ dội bằng đủ loại pháo, cối. Tại Tân-An cũng bị pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly. Khoảng 8 giờ 30, cánh 1 chạm địch rất mạnh. Địch có cả xe lội nước PT-76 kèm theo bộ binh tùng thiết. Đại đội Trinh Sát và chi đoàn Thiết-Kỵ lập thành tích khởi đầu, bắn cháy ngay một thiết xa địch làm tinh thần binh sĩ lên cao. Kế tiếp là xe thứ 2 rồi xe thứ 3 của địch đã bị bên ta bắn cháy. Địch quân đã phải lùi lại không phải xông xáo như lúc đầu mới nổ súng. Được phi cơ soi sáng và chỉ điểm các vị trí pháo của địch để không quân và pháo binh ta tiêu diệt, làm sút giảm cường độ pháo kích của chúng. Đến 11 giờ đêm thì địch im tiếng súng, dường như chúng đã rút để củng cố lực lượng.

Cánh thứ 2 xuất phát lúc 5 giờ chiều. Đến 8 giờ tối thấy bóng dáng và nghe nhiều tiếng động khả nghi.
Đơn vị tiếp tục tiến rất cẩn thận. Đến 9 giờ tối, địch khai hỏa trước rất dữ dội để cướp tinh thần bằng đủ loại vũ khí và pháo nặng, làm đơn vị phải đừng lại nghênh chiến.




Hai cánh quân đều chạm địch rất nặng. Phi cơ được gọi đến soi sáng trận địa và hỏa long, phi-cơ C-47 có trang bị đại bác 105 ly đến yểm trợ liên tục. Pháo binh của ta từ các vị trí kế cận cũng được lệnh của Sư-Đoàn cho bắn tập trung TOT (time on target) vào những điểm nghi địch tập trung rất mãnh liệt. Đến 12 giờ đêm thì địch hoàn toàn im lặng. Cánh quân 1 và 2 được Thành chỉ thị kiểm tra, tổ chức địa thế phòng ngự chờ sáng sẽ tấn công tiếp.

Vừa tới 5 giờ sáng, địch nổ súng hỗ trợ cho bọn đặc công xâm nhập. Nhưng chúng đã làm mồi cho hàng rào mìn claymore và hỏa lực của chiến sĩ ta. Hai cánh quân vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Khi trời vừa sáng rõ, từng đoàn phi tuần phản lực cơ A-37 thay nhau dội bom lên đầu địch. Hỏa lực phòng không của địch rất mạnh, làm các phi cơ dội bom phải bay cao nên khó chính xác thả bom đúng mục tiêu. Sau khi nắm vững tình hình địch, Thành quyết định tung lực lượng trừ bị tham chiến


.




Tiểu đoàn trừ bị tùng thiết chi đoàn thiết kỵ M-113 bọc phía Nam Tân-Hưng, vòng ra sau đánh bọc hậu địch. Nhờ những rặng cây trâm bầu che khuất tầm quan sát của địch, quân ta được phi cơ hướng dẫn và chỉ điểm đã bất ngờ đánh vào sau lưng chúng. Cộng quân đã không ngờ rơi vào tình huống lưỡng đầu thọ địch, nên hốt hoảng chạy ra đồng trống làm mồi cho phi cơ và pháo binh ta. Các phi công A-37 rất gan dạ, đã bay sát ngọn cây tránh hỏa lực phòng không của địch để thả bom xăng đặc thiêu sống địch quân. Trận chiến kéo dài đến 3 giờ chiều mới được coi như chấm dứt. Địch để lại trận địa 3 xe thiết giáp bị cháy. Trên ba trăm xác Cộng Quân rải rác trên trận địa. Năm tên bị bắt sống cùng cùng với một xe lội nước PT-76. Ta tịch thu một đại pháo 130 ly nòng dài, loại vũ khí mà địch từng tự hào đã trấn áp đè bẹp tinh thần quân ta. Ngoài ra ta còn tịch thu vô số kể các loại khác như đại bác không giật 75 ly, súng cối 82 ly, đại liên phòng không 12 ly 8 cùng rất nhiều vũ khí nhỏ khác.

Sau đó là tin chiến thắng giòn giã, làm nức lòng dân Long-An. Hai vị Tư-Lệnh Quân Đoàn IV và Sư Đoàn 7 lập tức bay tới thị sát trận địa. Tiếp đó là Tổng-Thống VNCH Trần-Văn-Hương, có tổng tham mưu trưởng QLVNCH tháp tùng, đến thị sát chiến trường ngay lúc còn vương mùi thuốc súng và xác địch ngổn ngang. Tổng Thống đã đích thân trao gắn Đệ Tứ Đẳng Bảo-Quốc Huân-Chương cho Thành ngay tại mặt trận.

Trung Đoàn 12 đã góp phần oanh liệt trong những trang sử cuối cùng của Quân-lực VNCH. Trong trận này, tinh thần quân nhân các cấp cùng một lòng, từ tiểu đoàn trưởng xuống đến tiểu đội trưởng, đã mưu trí và gan dạ, điều động binh sĩ thi hành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời hai chi đoàn thiết kỵ M-113 đã phối hợp với bộ binh rất nhịp nhàng, xông xáo tấn công như vũ bão làm địch phải kinh hồn táng đởm.
Cũng phải nói đến các phi công phản lực A-37 đã gan dạ đến liều lĩnh, bay sát đầu giặc để tiêu diệt địch khiến phải phơi thây lền ên trên chiến địa.
Trong sự gan dạ này, hai phi cơ A-37 đã bị địch bắn rơi. Một chiếc cháy và phi công nhảy dù ra. Một chiếc khác bị rơi xuống sông Vàm-Cỏ-Tây mất tích luôn.




Điều quan trọng làm binh sĩ tin tưởng và phục tùng cấp chỉ huy là do gương sáng của các cấp lãnh đạo nhưThiếu Tướng Nguyễn-Khoa-NamChuẩn Tướng Trần-Văn-Hai, những vị đã và đang chỉ huy Sư-Đoàn 7 Bộ-Binh lúc đó. Cả hai đều là những vị tướng thanh liêm, cương quyết nhưng nhân từ, độ lượng. Tôi còn nhớ, trong buổi họp các đơn vị trưởng từ tiểu đoàn trưởng trở lên, Tướng Nam thường nhắc: “Chúng ta nên nặng về giáo dục hơn trừng phạt, nhất là đối với các sĩ quan trẻ mới ra trường, chưa kinh nghiệm, dễ bị quyến rũ và vi phạm kỷ luật. Ta hãy xét kỹ và phân tách từng trường hợp. Đừng vì nhất thời, cái gì cũng ký giấy phạt thì họ không có cơ hội chuộc lỗi để tiến thân. Như vậy chúng ta sẽ thiếu cán bộ chỉ huy sau này. Chính họ là vốn quý của đơn vị và quân đội chúng ta.” Lời vàng ngọc này tôi không bao giờ quên. Và chính Thành, cũng đã thấm nhuần tư tưởng của Tướng Nam, nên anh đã thu phục được nhân tâm của các quân nhân các cấp trong trung đoàn, để tất cả một lòng theo anh và sẵn sàng hy sinh cho đất nước.







Huy Hiệu Sư Đoàn 9 Bộ Binh



SƯ ĐOÀN 9 BỘ BINH QL-VNCH đồn trú tại Quân Khu 4, phía bắc đồng bằng Cửu Long





Chuẩn Tướng Trần Bá Di, Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh VNCH




Chiến trường vùng đồng bằng sông Cửu Long vào những ngày gần cuối cuộc chiến phải nói là thật yên tĩnh nếu không nói là CQ đã bị đại bại khắp nơi trên lãnh thổ Quân khu 4, và cũng có thể nói là chúng không còn lực lượng nữa vì phải bổ sung tăng phải cho các mặt trận khác đang hồi quyết liệt. Mà thật vậy, vùng cửa sông Chín Rồng thì các chiến sĩ Sư đoàn 7 Bộ Binh đang làm chủ tình hình. 
Vùng miệt Cà Mau, U Minh Chương Thiện thì các chiến sĩ Sư Đoàn 21 Sét Miền Tây cũng không cho bọn Cộng ăn yên ngủ ngon bằng những cuộc hành quân liên tiếp. Riêng mặt trận vùng Tây Bắc Quân khu 4, sát biên giới Việt Miên như Kiến Phong, Kiến Tường thì các chiến sĩ Sư Đoàn 9 Bộ Binh đang trên đà chiến thă'ng.

Vào cuối năm 1973 và đầu 1974, Trung đoàn 14 Bộ Binh do Đại Tá Lê Trung Thành làm trung đoàn trưởng đã thu đoạt một chiến thắng lẫy lừng tại vùng Đồng Tháp Mười, đánh tan tác một trung đoàn địch, tịch thu một số lượng lớn vũ khí cá nhân và cộng đồng đủ loại, đồng thời cũng phá hủy và tịch thu một số lượng lớn lương thực lúa gạo của chúng.

Sau chiến thắng này, Tổng Thống VNCH cùng Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã dùng trực thăng xuống tận trận địa thuộc quận lỵ Mỹ An nằm sâu trong vùng Tháp Mười để thị sát chiến trường, xem xét chiến lợi phẩm và ủy lạo tinh thần anh em chiến sĩ.





Trước tháng 4 năm 75 không xa, một đơn vị Khác của Sư Đoàn 9 Bộ Binh cũng đã đột nhập một mật khu khác của Cong quân tại vùng Mộc Hoa', Kiến Tường và đã khám phá và tịch thu một hầm chôn dấu vũ khí khổng lồ của chúng với hàng ngàn súng đạn đủ loại còn mới tinh nằm trong bọc giấy dầu chưa khui. Những vũ khí đạn dược này đều mang nhãn hiệu Tàu cộng và Nga cộng và khối Cộng sản Đông Âu.




Trước tình hình biến chuyển quá bất ngờ tại Quân Khu 1 và Quân Khu 2 cùng một số nơi tại QK3, các chiến sĩ Sư đoàn 9 Bộ Binh vẫn can trường giữ vững tay súng, bảo đảm an ninh tuyệt đối cho đồng bào miền Tây. 
Quốc lộ 4, con đường huyết mạch vẫn nhộn nhịp xe cộ như thuở tha'i bình. Khu vực hoạt đông của Sư đoàn 9 Bộ Binh lúc này trải rộng từ Kiên Giang (Rạch Giá), Châu Đốc, Kiến Phong (Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười), Kiến Tường (Mộc Hoá) đến Định Tường (Mỹ Tho).
Ngoài hậu cứ chính tại phi trường Vĩnh Long (Trại Nguyễn Viết Thanh), 
Sư Đoàn còn một Bộ Chỉ Huy Nhẹ tại Mộc Hoá và một Bộ Tư lệnh hành quân tại Mỹ Tho.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 mặc dù lệnh đầu hàng của Dương văn Minh được loan ra trên đài phát thanh Sài Gòn, Quân Khu 4 vẫn yên lặng vì Quân Đoàn chưa tỏ thái độ . 
Trên không phận Vĩnh Long, đây đó vài chiếc trực thăng và máy bay loại nhẹ VNCH không biết từ đâu tới đảo lượn vài vòng rồi lại nhắm hướng khác bay đi như vào nơi vô định. 
Trong khi đó, các chiến sĩ Sư Đoàn 9 Bộ Binh, một mặt thiêu hủy những tài liệu mật quan trọng, mặt khác vẫn giữ chặt tay súng trên hầu hết các mặt trận xung yếu, đặc biệt là chận đứng mưu toan của cộng quân nhằm cắt quốc lộ 4 tại Tân An . 


Trước đó, vào đêm ngày 29 tháng 4 năm 1975 cộng quân pháo kích vào phi trường Vĩnh Long, hậu cứ của Sư Đoàn 9 Bộ Binh , nhưng đã bị các khẩu đi pháo 105 và 155 ly của Sư Đoàn 9 khóa họng tức thì. Chiều tối và suốt đêm 30.4, tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương ở Mỹ Tho, 




Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc, Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh (1975)


Chuẩn tướng Huỳnh Văn Lạc cùng toàn bộ Ban Tham Mưu vẫn túc trực tại Trung Tâm Hành quân để theo dõi tình hình và chỉ huy con cái sẵn sàng phản công địch khi cần, dù đã có bóng vài tên cộng quân lảng vảng trong thành phố và mặc dù chúng đã bắt liên lạc được với tần số truyền tin của ta và khoác lác thuyết phục chúng ta đầu hàng. 

Đến rạng sáng ngày 1 tháng 5 thì liên lạc với Quân Đoàn bị gián đoạn hẳn (lúc này là lúc các tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng đã anh dũng đền nợ nước bằng cách tự xử mình để tròn tiết tháo của vị tướng da ngựa bọc thây).

Tiếp đó thì liên lạc vô tuyến và điện thoại giữa Bộ Chỉ Huy Nhẹ Tiền Phương và Hậu cứ cùng các đơn vị hành quân và cơ hữu trực thuộc cũng gián đoạn. Đây là giây phút đau lòng nhất cho các chiến sĩ Quân Đoàn IV/QK4 nói chung và Sư Đoàn 9 Bộ Binh nói riêng vì bỗng dưng không đánh mà tan. 
Có thể nói, suốt mười ba năm kể từ ngày thành lập vào năm 1962 đến ngày này, vinh nhục đều có, nhưng chưa lần nào một đơn vị như Sư Đoàn 9 Bộ Binh lại lâm vào tình thế khó khăn như lần này. 

Tại Bộ Tư lệnh Tiền Phương, Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc đã an ủi chia tay các chiến hữu và ông đã ở lại đơn vị đến giây phút cuối cùng. 
Tại hậu cứ Vĩnh Long, mãi đến 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 . mới có một toán du kích chừng 6,7 tên ăn mặc luộm thuộm, với vài ba cây súng đi chuyển bằng xe lambretta 3 bánh ngơ ngác vào giữ cổng trại Nguyễn Viết Thanh.







Huy Hiệu Sư Đoàn 18 Bộ Binh



SƯ ĐOÀN 18 BỘ BINH QL-VNCH đồn trú tại Quân Khu III VNCH, 

Sư Đoàn 10 Bộ Binh sau đổi thành Sư Đoàn 18 Bộ Binh vào ngày 1 tháng 1 năm 1967 qua đề nghị của Tư lệnh lúc đó là Chuẩn tướng Đổ Kế Giai. 
Sư Đoàn mang phù hiệu Nỏ Thần, đang lướt trên hai nền màu xanh da trời đậm và lợt, tượng trung cho bước chân của lính trong cõi mông mênh cùng tận, mà Nguyễn Cộng Trứ khi đề cập tới chí nam nhi, đã viết : [b]' tang bồng hồ thỉ nam nhi trái, làm cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng '.
[/b]
 

Từ năm 1965-1969 qua các Tư Lệnh như....





Đại Tá Nguyễn Văn Mạnh..từ ngày 16 tháng 5 năm 1965 
đến ngày 10-tháng 8 năm 1965, cấp bậc sau cùng (1975) là Chuẩn tướng


Chuẩn Tướng Lữ Lan.. từ ngày 10-tháng 8 năm 1965, đến ngày 15-tháng 9 năm 1966
khi rời sư đoàn là Thiếu tướng, cấp bậc sau cùng là Trung tướng.
Đại Tá Đổ Kế Giai.. từ ngày 15-tháng 9 năm 1966, đến ngày 20 tháng 8 năm 1969.



Trong giai đoạn này, Sư Đoàn 18 Bộ Binh bao vùng Khu 31 Chiến Thuật, gồm các tỉnh Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy và Đặc Khu Vũng Tàu, thuộc Vùng III Chiến Thuật. 




Thiếu tướng Lâm Quang Thơ


Từ ngày 20 tháng 8 năm 1969 đến ngày 4 tháng 4 năm 1972, Tư Lệnh là Thiếu tướng Lâm Quang Thơ , vì bị Quân Đoàn III, chia chặt thành từng mãnh, tăng phái khắp nơi, dưới quyền của các Sư Đoàn 5 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh, nên binh sĩ có mặc cảm là đơn vị trừng giới, 
khiến cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh, bị xếp hạng chót trong bảng xép hạng đơn vị thuộc QLVNCH..




Đại Tá Lê Minh Đảo.. từ ngày 4 tháng 4 năm 1972 
đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 cấp bậc cuối cùng là Thiếu Tướng
và cũng là Tư Lệnh cuối cùng của Sư Đoàn 18 Bộ Binh.


Dũng tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh sư đoàn 18 cùng các binh sĩ của ông chiến đấu đến giờ phút cuối cùng nên bị quân csbv bắt giữ. 
So với một số tướng lãnh VNCH đã tháo chạy từ những ngày trước đó, Tướng Lê Minh Đảo đã được dân chúng ngưỡng mộ và ca ngợi tinh thần dấn thân vì nước của ông.



Tướng Lê Minh Đảo


Sau ngày miền Nam sụp đổ, Tướng Lê Minh Đảo cũng như đa số sĩ quan cao cấp của VNCH đã bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ tại các trại tù khổ sai, cưỡng bức lao động. Kết cuộc, nhờ vào sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ, sau mười mấy năm tù đầy, 
Tướng Lê Minh Đảo đã được sang Mỹ để đoàn tụ cùng gia đình vào năm 1994. 

Người Hùng Xuân Lộc năm nào nay đã trở thành người hùng cô đơn với nhiều tâm sự mà ít người thấu hiểu.


Những Anh Lính Trẻ Sư Đoàn 18 Bộ Binh VNCH




Lính Sư đoàn 18 Bộ Binh VNCH tịch thu cờ của địch quân










Huy Hiệu Sư Đoàn 21 Bộ Binh



SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH QL-VNCH đồn trú tại Quân Khu III VNCH, Thủ Đô Sài Gòn.





Đại Tá Cao Hảo Hớn Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh trú đóng tại Bạc Liêu, năm 1963.





Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng Tư lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Năm 1973 đén cuối tháng 10 năm 1974






Chuẩn tướng Mạch Văn Trường Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh năm 1974-1975



Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Cần Thơ, Chuẩn tướng Mạch Văn Trường dùng trực thăng chỉ huy hướng dẫn Không quân oanh kích để yểm trợ cho Trung đoàn 32 Bộ Binh và Thiết đoàn 9 Kỵ Binh đẩy lui cộng quân ra khỏi tuyến phòng thủ và dồn chúng đến bờ sông Cầu Nhiếm. 



Đang giao tranh gây nhiều tổn thất cho địch thì Sư Đoàn 21 Bộ Binh phải dừng lại vì có lệnh ngưng chiến của tân Tổng thống Dương Văn Minh.







Huy Hiệu Sư Đoàn 22 Bộ Binh



SƯ ĐOÀN 22 BỘ BINH QL-VNCH đồn trú tại Quân Khu II VNCH, thị xã Kontum.


Nguyễn Văn Hiếu Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh - năm 1964


Chuẩn Tướng Nguyễn Thanh Sằng - năm 1966

ChuẩnTướng Lê Đức Đạt Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh - năm 1972



Sư Đoàn 22 Bộ Binh Trở Lại Những Ngọn Đồi Vô Danh






11 giờ sáng ngày 31 tháng 03 năm 1975, tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân Mặt Trận Bình Định, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh nhận được lệnh «điều động» Sư Đoàn về phòng thủ Quy Nhơn.
11 giờ 01 phút, trên hệ thống truyền tin chỉ huy giữa Sư đoàn với Trung đoàn; và sau đó, Trung đoàn- Tiểu đoàn, các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều nghẹn ngào khi nghe tin này. 

Cả 3 Trung đoàn 41, 42, 47 lúc đó đều đang giao tranh với địch. Trung đoàn 41 và 42 Bộ Binh tại các mặt trận Quốc lộ 19, cách Quy Nhơn hơn 30 cây số, và Trung đoàn 47 ở phía Bắc Bình Định.

Có những quân nhân nhà nghề đã chiến đấu trong đại đơn vị này suốt 2 thập niên, ngay từ khi Sư đoàn mới thành lập. 
Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến đổi, vinh quang, bi hùng trong suốt 20 năm dòng dã. 


«Những người lính già của chiến trường», tưởng không bao giờ gục ngã.
Nhưng, với cái lệnh rút khỏi vùng hành quân hôm nay, họ biết ngay, đây là giai đoạn chót cuối đời binh nghiệp!!

Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã từng bị đánh tan tành, và tưởng rằng bị xóa tên, trong Mùa Hè 72.
Họ đã rút lui, đã tan hàng, chạy bộ suốt cả chục cây số đường rừng, núi để về tới «điểm tập trung».
Nhưng họ không sờn lòng, nản chí. Họ vẫn giữ vững tinh thần, tin tưởng rằng sẽ có ngày Sư Đoàn hồi sinh, trở lại phong độ.
Một cuộc «rút lui» khác nữa mà họ cũng không bao giờ quên. 
Đó là cuộc chuyển quân thần tốc của một Trung đoàn – Trung đoàn 42 Bộ Binh – từ Tây Nguyên trở về Bình Định tái chiếm đèo Nhông – đây cũng là một chiến thắng kỳ diệu nhất của Trung đoàn 42 trong năm 1974. 

Trung đoàn 42 Bộ Binh đang hành quân tại vùng Pleime, Tây Nam Pleiku, trong một buổi chiều, được lệnh về giải tỏa áp lực của địch tại mặt trận Bình Định. Cuộc chuyển quân tưởng rằng phải được thực hiện trong vòng 2 hay 3 ngày. Nhưng, ngay đêm ấy, toàn bộ Trung đoàn đã về tới Bắc Phù Cát. Và từ đó, dùng bàn đạp, đánh thẳng vào hậu phương địch, khiến Bắc quân trở tay không kịp. Những trận đánh đẫm máu dòng dã suốt 3 ngày sau. Trung đoàn 42 đã tiêu diệt gần 1 Trung đoàn CSBV của Sư đoàn 3 Sao Vàng, dựng nên «Chiến Thắng Đèo Nhông».
Trước khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ, lần nữa, Trung đoàn 42 Bộ Binh lại biến 2 ngọn đồi vô danh từ Tây Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình Định thành những «di tích» của chiến sử, nói lên tinh thần chiến đấu chống Cộng phi thường của người quân nhân QLVNCH.
Hai ngọn đồi vô danh, đó là những ngọn đồi chiến lược, được mang số 82 và 174, nằm trên huyết lộ vận chuyển của Cộng quân, trên trục Quảng Ngãi – Bình Định – cũng tại hai cao điểm chiến lược này, bọn nhà báo bất lương ngoại quốc, sau gần 20 năm xuyên tạc về chiến tranh Việt Nam, đã ngả nón kính phục về tinh thần dũng cảm của QLVNCH.
Một phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ cũng được gởi tới đó quan sát chiến trường, và khi trở về nước, đã lên tiếng binh vực, ủng hộ Việt Nam. Nhưng, mọi chuyện đã quá muộn!
22 giờ đêm, Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 2 và chiến trường Cao Nguyên, bay trên đầu những cánh quân Sư đoàn 22 Bộ Binh. Với phương tiện và Hải pháo yểm trợ của Hải Quân vùng 2. 
Ông hy vọng sẽ cứu được 50% lực lượng của Sư đoàn. Tuy nhiên, điều mong ước của Ông không bao giờ đến!
Giờ phút này, trước đó, và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các Trung đoàn 41, 42, 47, trên chặng đường rút quân và cũng là một trận tuyến dài hơn 30 cây số; từng đơn vị bị phục kích, bị đánh tan tác, bị «chặt đứt» ra từng khúc nhỏ.
Đây là một cuộc trả thù tàn ác, man rợ nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam. Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản thương. «Hậu phương» rã ngũ, bỏ súng.
Trước mặt, sau lưng, đều là địch.
«Đối thủ» tuy vẫn là Sư đoàn 3 Sao Vàng, và những Tiểu đoàn đặc công CSBV. Nhưng Bắc quân ở thế thượng phong, có pháo, chiến xa yểm trợ, và một «hậu phương lớn nổi dậy». Những người cộng sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay tàn sát «kẻ thù» trong đơn vị, mà trước đây đã gây cho chúng những tổn thất lớn lao, những thất bại đau đớn.
Trên 30 cây số đường máu, các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt vọng, nhưng dũng cảm, anh hùng.
Họ đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi, gục xuống, có những hành động thật hào hùng, thật phi thường.


Một cấp chỉ huy Trung đoàn 47 đã quỳ xuống, ôm lấy người lính bị thương, rồi bật khóc. 
Người lính chỉ còn thoi thóp, nhưng ngón tay vẫn để trên cò súng. 
Hình ảnh này làm Ông đau đớn. 
Ông đứng dậy bỏ đi.
Nhưng rồi trở lại. Và thật bình tĩnh. 
Ông rút súng…kết liễu đời đứa em thân yêu, sau đó, bắn vào đầu mình.


Có một «Người Anh Lớn» khác, đợi cho các chiến hữu của mình lên tầu hết, rồi lững thững bỏ đi. Trời bừng sáng, nhưng Anh không đi về hướng mặt trời. Anh trở lại con đường cũ. Trở lại phía có «Những Ngọn Đồi Vô Danh». Nơi đó, anh sẽ gặp «Dũng sĩ» Mai Hồng Bướm – người Binh Nhất Trung Đội Trưởng anh hùng Sư Đoàn 22 Bộ Binh – «người Trung Đội Trưởng thứ…sáu» của Trung Đội, đã chỉ huy đơn vị đánh bật kẻ thù khỏi đỉnh Du Tự, Hoài Ân trước khi gục ngã. Và, gặp lại rất nhiều những anh hùng vô danh khác của Sư Đoàn, những người đã lấy máu mình tô thắm cho mầu cờ đơn vị, trong những năm sau cùng!!!


…Có một hy sinh của người anh hùng – một đại anh hùng – sáng ngày 1 tháng 4 năm 1975, cũng bị rơi vào quên lãng. 
Và cũng là một thiệt thòi lớn lao cho đất nước!
Đó là trường hợp Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 Bộ Binh.
Tôi có thể quả quyết rằng, trong 20 năm sau cùng của chiến tranh Việt Nam, không một tướng lãnh nào khi chỉ huy cấp trung đoàn và lữ đoàn, đã tạo dựng những chiến công to lớn như người anh hùng Nguyễn Hữu Thông. 
Những tướng csbv chỉ huy Sư đoàn 320 Điện Biên Phủ, Sư đoàn 3 Sao Vàng trong những năm 73, 74, 75, cho đến bây giờ và mãi mãi sẽ phải cúi mặt khi nhớ đến thảm bại nhục nhả. Những thảm bại bởi Trung đoàn 42 Bộ Binh, do Đại tá Nguyễn Hữu Thông chỉ huy, tại Pleime, đèo Nhông, và «Những Ngọn Đồi Vô Danh» (Cao điểm chiến lược 82 và 174) tại Tây Tây Nam Hoài Nhơn, Bình Định.
«Nhân vật và hình ảnh» Nguyễn Hữu Thông, sau khi đưa «những chiến hữu anh em còn lại» về vùng an toàn; đã một mình lững thững…trở lại con đường cũ, về phía «Những Ngọn đồi vô danh»…thật phi thường, thật hào hùng.
Ngày 1 tháng 4 năm 1975, nếu người anh hùng Nguyễn Hữu Thông là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Thông, chắc chắn cái chết của Ông sẽ tạo thành một trận cuồng phong. «Trận cuồng phong» từ vùng đất linh thiêng của Quang Trung Đại Đế, sẽ làm quân thù khiếp sợ. Và gây được sự tin tưởng, phấn khởi cho toàn Quân, toàn Dân trong những ngày cuối cùng!
Hai năm trước đây, tôi có dịp hầu chuyện với một vị tiền bối cùng thời với Hồ chí Minh. Tôi có thưa với Cụ về tài ba, anh hùng, của những Sĩ quan các khóa 16, 17, 18…Đà Lạt. Họ được huấn luyện 4 năm cả về Quân Sự lẫn Văn Hóa, như tại các trường Võ Bị của Mỹ, Anh, Pháp.


Trong trận chiến sau cùng, các Sĩ quan này giữ những chức vụ Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng đa số đều tự tử chết; hoặc ở lại chiến đấu với chiến hữu của mình cho đến phút cuối cùng. Như các Trung tá Nguyễn Xuân Phúc, Thủy Quân Lục Chiến, ngoài vùng I; Nguyễn Hữu Thông, Lê Cầu, tại mặt trận Bình Định; Bùi Quyền, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù…

Sư Đoàn 22 Bộ Binh của QLVNCH là một trong những sư đoàn có một lịch sử bi hùng nhất trong tất cả các sư đoàn của miền Nam. Được gọi là sư đoàn “Bình Sơn Trấn Hải” vì có địa bàn hoạt động là Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn (nay gọi là Ayunpa, thuộc tỉnh Pleiku), Kontum và Pleiku, Sư Đoàn 22 Bộ Binh có 4 trung đoàn, 3 thiết đoàn, một pháo đoàn, và một tiểu đoàn quân y. Quân số tổng cọng của Sư Đoàn 22 ước lượng trên dưới 20 ngàn người (4). Vào Mùa Hè Đỏ Lửa (từ 30 Tháng 1 năm 1972 đến 31 tháng 1 năm 1973; còn được gọi là Chiến Dịch Xuân-Hè 1972 ở Miền Bắc và Easter Offensive 1972 tại Hoa Kỳ), khoảng 18,000 binh sĩ và sĩ quan, kể cả tư lệnh sư đoàn, đại tá Lê Đức Đạt, và hầu hết các trung đoàn trưởng, đã anh dũng hy sinh khi chiến đấu ngăn chặn trên 120,000 bộ đội chính quy miền Bắc trong đó có Sư Đoàn 3 Sao Vàng đã ồ ạt tràn qua sông Bến Hải và xâm nhập miền Nam dọc theo rặng Trường Sơn (5, 6, 7). Được cấp thời tái bổ sung quân số và đặt dưới quyền lãnh đạo của một sư đoàn trưởng mới, đại tá Phan Đình Niệm, Sư Đoàn 22 Bộ Binh trong vòng 18 tháng từ tháng 2 năm 1973 tới tháng 7 năm 1974, sẽ chứng minh được lòng can đảm và khả năng tác chiến của mình bằng cách chiếm lại được các vùng đất đã mất, đánh tan và ép tàn quân của Sư Đoàn 3 Sao Vàng phải rút về núp ở mật khu An Lão.
Vào những tháng cuối cùng của chiến tranh (từ tháng Giêng năm 1975 đến cuối tháng 4 năm 1975), Sư Đoàn 22 Bộ Binh sẽ hy sinh thêm trên dưới 15 ngàn binh sĩ và sĩ quan khi chấp hành lệnh trên rút quân từ Cao Nguyên về đồng bằng sông Cửu Long (8, 9). Trong cuộc rút quân hoành tráng và vô cùng bi đát này, Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã phải vừa chiến đấu ngăn chặn quân địch đang tiến công từ bốn phía, vừa bảo vệ trên hàng vạn thường dân và gia đình binh sĩ đã bỏ tất cả ở phía sau để di tản theo các đoàn quân về những vùng đất miền Nam vẫn còn được tự do.
Với những tổn thất vô cùng lớn lao như thế - 33 ngàn binh sĩ và sĩ quan trong vòng ba năm – vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại bộ chỉ huy tạm thời của sư đoàn 22 Bộ Binh tại căn cứ Bến Lức, Long An, thiếu úy trẻ Ngô Hào đương nhiên có thể là một trong những sĩ quan cao cấp nhất còn sót lại dưới ngọn cờ “Bình Sơn Trấn Hải”. Là một người đã kinh qua và sống sót được những trận đánh có thể nói là tàn khốc nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại, một người vừa được điều về Phòng 1, Nhân Sự, của sư đoàn nhằm góp phần vào việc tái bổ sung khẩn cấp quân số thêm một lần nửa cho sư đoàn, vào ngày định mệnh đó, Thiếu Úy Ngô Hào cùng các chiến hữu đã nghĩ gì, và có âu lo thấp thỏm đợi hay mong chờ một lệnh trên hãy chiến đấu cho đến người lính cuối cùng và viên đạn cuối cùng để bảo vệ miền Nam tự do hay không?




Huy Hiệu Sư Đoàn 23 Bộ Binh


SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH QL-VNCH đồn trú tại Quân Khu II VNCH, thị xã Buôn-mê-thuột



Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân – Tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh 1970.


Phi trường Phụng Dực Ban Mê Thuột hôm ấy có một sinh hoạt khác hơn ngày thường với giàn quân nhạc của Sư đoàn 23 Bộ Binh đứng xếp hàng nhiêm chỉnh. Phòng khách phi trường được quét dọn sạch sẽ, có mặt gần như đầy đủ thành phần sĩ quan cao cấp của đơn vị và tiểu khu Darlac, đơn vị hành chính cùng có chung một địa bàn hoạt động với Sư đoàn, lực lượng diện địa quan yếu của Khu 23 Chiến thuật. Chiếc máy bay C-47 hàng không quân sự đáp xuống, lố nhố những hành khách quân nhân và gia đình ào ra từ cửa máy bay. Giàn quân nhạc chuẩn bị nhạc cụ, sửa soạn trình tấu khúc Thượng Cấp Võ; đám sĩ quan vội vã xếp đội hình, tất cả chờ đợi viên tân tư lệnh xuất hiện. Họ chờ một tướng lãnh mặt trận có uy danh với những chiến công nơi trận địa mà ông đã thu đạt từ binh chủng Nhảy Dù qua những chức vụ sĩ quan chỉ huy những đơn vị tác chiến. Nhưng vị tướng với vóc dáng, y phục, cách thế như chờ đợi ấy đã không xuất hiện. Người ta chỉ thấy một người lính với nón sắt hai lớp, lưới ngụy trang, quân phục tác chiến xanh của bộ binh, vai mang ba lô, tay xách sac marin đi lẫn vào cùng đám quân nhân hành khách.
- Hay là ông chưa tới? Có thể ông đi máy bay Air Việt Nam để được sạch sẽ, lịch sự hơn chăng?!

Đám sĩ quan nghi lễ bàn tán.
Bỗng một người nhác thấy người lính đi hàng cuối mang bảng tên màu trắng kẻ chữ “Ân” đen trên nắp túi áo và ngôi sao huy hiệu cấp tướng màu đen may tiệp vào cổ áo tác chiến. Không một chiếc huy chương ở phần ngực áo. Người nầy vội vã, hốt hoảng:
- Vào hàng! Vào hàng! Phắc!

Hành khách quân nhân cuối cùng kia vội đi nhanh đến chỗ viên sĩ quan trưởng toán chào kính, và nói nhanh, dẫu tiếng nhỏ nhưng dứt khoát:
- Trung tá cho anh em nghỉ, tôi không thể nhận! Và khi đứng hẳn trước đoàn người, tướng Trương Quang Ân khiêm tốn giải thích:
- Cám ơn anh em đã đón tôi với đủ lễ nghi quân cách, nhưng tôi không được phép nhận vì chưa bàn giao đơn vị. Vậy chỉ cho tôi một xe Jeep cũng như những sĩ quan vừa đáo nhậm đơn vị mới và chờ cho tôi bàn giao với vị chỉ huy trưởng xong, các anh em hẳn dành cho tôi quân lễ đối với một tân tư lệnh!

Ông lên một chiếc Jeep trần trụi, sửa lại thế ngồi, bi đông nước, khẩu súng Colt, chiếc nón sắt hai lớp đội thẳng, sát xuống mí mắt đúng quân phong, quân kỷ ấn định.

Đoàn xe ra khỏi phi trường, hướng khu dân cư nơi đặt những cơ sở quân sự của khu chiến thuật và tòa tỉnh trưởng. Sau chiếc Jeep cũ kỷ chở vị tân tư lệnh, một chiếc khác bóng loáng mới tinh khôi cắm cờ hiệu cấp tướng không người ngồi, chạy theo giữa bụi mù.

Ngay sau khi nhậm chức, Tướng quân được dịp chứng nghiệm khả năng chỉ huy vào dịp Tết Mậu Thân, 1968 khi quân cộng sản tổng tấn công miền Nam mà thị xã Ban Mê Thuột với bộ tư lệnh Sư đoàn 23 là mục tiêu đầu tiên bị Trung đoàn 33 Cộng sản Bắc Việt tập trung dứt điểm. Liền sau giờ giao thừa, lúc 1 giờ 35 đêm 29 rạng 30 tháng 1, 1968, 4 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 33 tăng cường 2 Tiểu đoàn 401 và 301 Cơ động tỉnh và 4 đại đội địa phương cùng du kích đồng loạt tấn công những mục tiêu của thị xã.

Sở Hành chánh tài chánh, tòa hành chánh, dinh tỉnh trưởng, bộ chỉ huy tiểu khu, Đại đội 514 Vận tải, trại gia binh Đại đội Trinh sát, cư xá sĩ quan và bản doanh bộ tư lệnh sư đoàn là những vị trí phải được chiếm cứ trước hết. Bởi phía chỉ huy quân sự đối phương hiểu rõ rằng, nếu đập vỡ được cơ quan chỉ huy, khống chế được thành phần nhân sự hoặc thân nhân, gia đình của lực lượng trừ bị tiếp ứng (Đại đội Trinh sát, thành phần sĩ quan chỉ huy, tham mưu sư đoàn) thì cuộc tấn công ắt chiếm giữ phần ưu thắng.

Nhưng tất cả mũi tấn công đồng bị chận đứng trước cổng các doanh trại và âm mưu lùa dân vào thị xã biểu tình thực hiện bước tổng nổi dậy tiếp theo hoàn toàn bị thất bại. Bởi từ bộ tư lệnh Sư đoàn 23, Tướng quân đã điều động ngay trong đêm cuộc phản công với Thiết đoàn 8 Kỵ binh, các Tiểu đoàn 2, và 3 thuộc Trung đoàn 45 Bộ Binh và Đại đội 45 Trinh sát đang hành quân bên ngoài thị xã. Lực lượng tấn công cộng sản hóa thành bị bao vây, chia cắt bởi đoàn quân tiếp ứng. Sáng ngày 30 (mồng một Tết âm lịch) lực lượng thiết kỵ và bộ binh của sư đoàn đã hoàn toàn giữ vững những vị trí, cơ quan quân sự, hành chánh trọng yếu của tỉnh và thị xã.

Về mặt chiến thuật, chúng ta có thể nói rằng âm mưu tiến chiếm Ban Mê Thuột bị dập tắt từ giờ phút đầu tiên, chỉ trừ những cơ sở như ty ngân khố, Sở Hành chánh tài chánh số 3 còn bị những tiểu tổ du kích chiếm đóng mà vì cốt tránh thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản chung nên phía tiểu khu, bộ tư lệnh sư đoàn chưa cho lệnh phản kích lấy lại.

Tính đến ngày mồng 6 Tết, mặt trận Ban Mê Thuột hoàn toàn được giải tỏa, Trung đoàn 33 và các đơn vị địa phương, du kích bị đánh bật ra khỏi vành đai thị xã để lại 924 xác trên hiện trường và 143 bị bắt sống.

Nhưng mỉa mai thay, có một “lạnh nhạt cố ý” rất đáng chê trách: suốt chiến dịch ca ngợi thắng lợi kiên trì giữ vững miền Nam sau biến cố lớn lao nầy, công trận thủ thắng ở mặt trận Ban Mê Thuột “hình như” được cố ý loại bỏ. Điều nầy càng thấy được cụ thể qua tập quân sử tổng kết “Cuộc Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa của Việt Cộng Tết Mậu Thân 1968″, danh tính vị Tướng quân tư lệnh Sư đoàn 23, Chuẩn tướng Trương Quang Ân hoàn toàn không được nhắc tới một lần, cho dù có hình ảnh của người cùng viên tư lệnh Quân khu đi xem xét chiến lợi phẩm sau khi mặt trận im tiếng súng và quân địch đã toàn phần bị đánh bại.

Khi những người cầm quyền quốc gia, lãnh đạo quân đội xem nhẹ kẻ sĩ, bạc đãi chiến sĩ, danh tướng thì chỉ dấu suy thoái của quốc gia, quân đội đó ắt đã phát hiện. Nếu những người lính mang tên Trương Quang Ân, Nguyễn Viết Thanh, Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam, Trần văn Hai, Lê văn Hưng nắm quyền thống lĩnh quân đội, trọng trách vận mệnh quốc gia từ thập niên 60, đầu những năm 70, thì đâu có ngày đau thương oan nghiệt 
30 tháng 4 n8m 1975. Chúng ta phải kêu lên tiếng uất hận vỡ trời cùng anh linh Chiến Sĩ – Tướng Quân.Ngày đau thương oan nghiệt đó thắm thoát đã đi qua 39 năm rồi. 
Lửa chiến trường cũng đã nguội lạnh từ lâu. 
Những chiến sĩ trẻ tuổi nhất của chiến trường lúc ấy, bây giờ cũng đã bước vào tuổi lục tuần. 
Những cấp chỉ huy của mặt trận lúc ấy, sau bao thăng trầm dâu biển, giờ đây số còn sống sót cũng chẳng là baọ.
Đã có nhiều cuốn sách, hồi ký của nhiều tác giả viết về trận đánh mang tính quyết định này. 
Có người đã nhìn diễn tiến của trận chiến đó từ những góc độ khá cao, thậm chí có khi đã tường thuật 1 cách dửng dưng như 1 khán giả ngồi xem trên khán đài. Nhưng dầu sao, cũng còn nhiều khía cạnh đặc biệt của các trận chiến đó mà những người ngoại cuộc không thể thấy rõ hết được ...








6 Kommentare:

  1. Bác Tran Duong ui! Bài này sao tôi thấy quen thuộc quá, từ hình ảnh bài trí cho tới màu mực từng trang thật là quen mắt...tới size chữ..???
    À...nhớ ra rồi những bài này do chính tay tôi post lên mà không quen sao được....hihihi....

    AntwortenLöschen
  2. Con tìm cha: là Khum Bath ở Thái Lan ( tên VN là thái Văn Minh, sinh tại Nhơn Phú, Phù Cát, Bình Định )- thị trấn Arong Bat - chợ tỉnh Chantha Buri. Thất lạc từ năm 1975 đến nay. Xin liên lạc với con số điện thoại +01284120497 đang ở VN

    AntwortenLöschen
  3. Có ai biết gì về trung tá trần bề, ban tâm lý chiến sư đoàn 23 bộ binh vui lòng ip.

    AntwortenLöschen
  4. Có ai biết về S Đ7,TĐ11,TĐ3 BB?
    Đại Uý Nguyễn Khuôl Thanh SĐ1,TĐ4BB xin làm ơn giúp với.

    AntwortenLöschen
  5. Cám ơn những tài liệu quý giá này!

    AntwortenLöschen