Samstag, 4. April 2015

Việt Tân- Bị Gạt


                                                         Trương Văn Út (Út Bạch Lan)

Chú Thích của Admin: Bị Gạt là bài viết tự thuật dài của cựu Đại Úy (Đại Đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù) QLVNCH Trương Văn Út (bút danh Út Bạch Lan) với các tiểu mục “Bị Gạt lần thứ nhất”, “Bị Gạt lần thứ nhì”, “Bị Gạt lần thứ ba”, “Bị Gạt lần thứ tư” và bài chúng tôi trích đăng dưới đây: “Bị Gạt lần thứ năm”.
Đầu và cuối bài tuyệt không thấy đề ngày tháng năm viết, được phổ biến trên một vài trang báo web quốc gia ở hải ngoại khoảng 2013.
Nội dung thuật lại các lần “bị gạt” của chính người viết (sau ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản Bắc Việt 30/4/1975) vắn tắt như sau:
-lần thứ nhất: sau khi chiếm miền Nam 30/4/1975, cộng sản Hanoi đã gạt quân cán chính quốc gia với thông báo tưởng như vô hại: “chuẩn bị tư trang để đi học tập 10 ngày” để rồi thực ra ngay sau khi tập trung “học tập” họ lập tức trở thành những người tù không Án dưới chế độ cộng sản Việt Nam nhiều năm, 3 năm, 5 năm 6 năm hoặc có nhiều người bị giam cầm đầy ải lên tới hằng mười mấy năm trong các Trại Tù tàn ác nhất từ trước tới nay trên đất nước Việt Nam.
-lần thứ nhì và thứ ba: sau 30/4/1975 ở miền Nam, Việt cộng mau chóng giăng bẫy gài người rủ rê cựu quân nhân, viên chức VNCH tham gia các tổ chức kháng cộng, phục quốc “cuội” để tiễu trừ những cựu quân nhân hoặc viên chức miền Nam chống cộng, bắt tù hoặc kết án tử hình họ. Dù đã được rủ rê thu nạp vào “Sư Đoàn Tiền Giang”, “Trung Đoàn Cơ Động Tỉnh Long Khánh” (vùng mật khu Mây Tào (1) mà VC trú đóng trước 1975, do một người có mật danh là Z20) nhưng ông Trương Văn Út may mắn vượt thoát: cả 2 lần này người viết không nêu rõ thời điểm, không biết xảy ra vào năm tháng nào?!
-lần thứ tư: người quen cũ ở Saigon gạt Trương Văn Út vượt biên bằng đường biển, ông bị mất tiền mà không đi được (không nêu rõ thời điểm)

NIÊN BIỂU MẶT TRẬN QUỐC GIA THỐNG NHẤT GIẢI PHÓNG VIỆT NAM - VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG

by Đỗ Thông Minh
Ngày 30/4/1975, cuộc chiến Quốc - Cộng tàn khốc nhất lịch sử Việt Nam kéo dài 21 năm chấm dứt, khoảng 3 triệu người hy sinh. Và ngay sau đó, làn sóng tỵ nạn cộng sản càng lúc càng dâng cao. Đợt đầu ngay sau 30/4 có khoảng 140.000 người ra đi bằng tàu thuyền, nhưng nếu kể cả những đợt kế tiếp bằng thuyền, bè được gọi bằng một từ mới là thuyền nhân (boat people), đường bộ (land people) kéo dài tới năm 1994 tức trong 20 năm, và nếu kể cả những người đi đoàn tụ, HO… thì vào năm 2006 đã có lên tới khoảng hơn 3 triệu người Việt sống rải rác tại 90 quốc gia trên thế giới.


Việt Tân- Những nẻo đường phù sa

Những chữ viết tắt trong bài:
- VNCH: Việt Nam Cộng Hòa
- QLVNCH: Quân Lực VNCH
- BĐQ: binh chủng Biệt Động Quân QLVNCH
- MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
- VC: Việt cộng/cộng sản Việt Nam

+ Để xem các ảnh rõ hơn, xin bạn đọc mở ảnh trong Tab mới (right click and open in new tab) rồi zoom lớn (nhấn tổ hợp phím Ctrl +)

Thêm chú thích
Chưa từng biết thế nào là thủy chung

Làm sao buộc thế nhân là phản bội
Khi cuộc đời dầm bon chen lợi lộc

Là cầm bằng đời vô nghĩa mà thôi

Tháng 2, mùa Xuân quê nhà nhạt nhòa trong trí óc đứa mới mang cuộc sống lưu vong. Con đường từ cơ sở bí mật vòng vèo để ra gare Antony đã đầy những màu vàng của môt loài hoa rất giống màu hoa mai. Những chùm hoa mọc từ cận gốc lên đầu ngọn vàng lườm hai bên lối đi, như kéo gần quê nhà lại, lại như đẩy xa thêm quê quán đi.


Việt Tân: DÒNG TÂM TƯ NƯỚC MẮT- PHẠM VĂN THÀNH

Paris ngày 26 tháng 5, 1999
Tôi, Phạm văn Thành, 40 tuổi, quê quán Biên Hòa, gia đình gốc Công giáo di cư năm 1954.
Làm quen với sinh hoạt chiến đấu chống Cộng sản từ khi mới thoát khỏi tuổi thiếu niên, 1977, cùng với các bậc cha chú trong Phong trào Kháng chiến Liên Tôn, địa bàn hoạt động là Miền Đông (Long Khánh, Biên Hoà, Thủ Đức...)

Năm 1982 vượt biển, tham gia lực lượng kháng chiến của tướng Hoàng Cơ Minh từ Phi Luật Tân, dưới quyền chỉ đạo của chiến hữu Kim Sơn, Thành bộ trưởng Bộ Đặc biệt Palawan, với nhiệm vụ chìm.

Đến Pháp năm 1983, hoạt động toàn thời gian cho Tổ chức Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) từ năm 1984 đến 1988, không nhận bất cứ một khoản lương nào của Mặt trận (MT) ngoại trừ khoản tiền 400 đô-la vào đầu năm 1985 do Chiến hữu Cao Văn giao tận tay để chia xẻ chi phí đi đường cho công tác Hòa Lan, Đan Mạch, một công tác kéo dài suốt 5 tháng với nhiệm vụ thành lập lại cơ sở MT tại Hòa Lan, lúc đó đã tan nát 90% sau cơn bão tố niềm tin xảy ra cuối năm 1984 giữa hai vị lãnh đạo cao cấp nhất thời bấy giờ, ông Hoàng Cơ Minh và ông Phạm Văn Liễu.

Việt Tân: Paris - Những bước chân tập tễnh trên xứ lạ

Tôi lên đường đi Pháp vào môt ngày cuối tháng 10. Chuyến bay từ phi trường Peurto Princesa bay vào gần trưa để đáp Manila sau hơn giờ bay.
Ở trại và ở phi trường, cảnh những người đi Pháp thường không có sự ồn ào đưa tiễn. Anh em bạn bè có tiễn cũng là tiễn với những ngậm ngùi. Trại tỵ nạn Palawan đại đa số không ai chọn Pháp để gởi cuộc đời định cư vì lúc bấy giờ chính phủ Pháp nghiêng hẳn về cánh tả với đảng xã hội lên cầm quyền. Ðoàn người vừa vượt trùng dương vì muốn xa lánh chế độ cộng sản đều dựng tóc gáy khi liên tưởng đến cảnh phải khăn gói đến sống ở một quốc gia được hiểu là anh em với chủ nghĩa cộng sản! Thông tin của những người đi trước dội về cũng làm hoang mang những thanh niên thiếu nữ độc thân mà tàu Pháp đã vớt trên biển, vì các anh chị không có chọn lựa khác ngoài Pháp, nếu không có thân nhân ruột thịt nơi các quốc gia Mỹ Úc hay Canada.

Freitag, 3. April 2015

Việt Tân, chiếc bóng dài 30 năm





Bài viết này được viết lại sau khi có những Facebook status trao đổi trong một nhóm kín về hoạt động công tác Nhân Quyền, liên quan đến tổ chức chính trị Việt Tân. Xét thấy cần cho sự tìm hiểu của nhiều anh chị em đang hoạt động cho nhân quyền trong và ngoài nước, tôi hiệu chỉnh lại từ các bình luận của tôi và chuyển lên trang fB công khai. Vừa là một sự chia sẻ thông tin, vừa là để tránh những ngộ nhận rằng tôi lôi kéo một số anh chị em vào group riêng để … đánh phá VT! VT là một tổ chức chính trị có tham vọng giải phóng /chuyển đổi đất nước. Trong vị trí ấy, đương nhiên phải chịu những sự nghị luận của công chúng. Gọi sự nghị luận ấy là hành vi đánh phá, ít nhiều, đã là việc tự hạ thấp đi nhân cách chính mình

Những chữ viết tắt trong bài:
- VNCH: Việt Nam Cộng Hòa
- MT/VT = Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam/đảng Việt Tân
- VC: cộng sản Việt Nam
- fB: Facebook

+ Để xem các ảnh rõ hơn, xin bạn đọc mở ảnh trong Tab mới (right click and open in new tab) rồi zoom lớn (nhấn tổ hợp phím Ctrl +)

================================

Đá bạc trắng dẫu có vùi trong mực
Lòng phau phau vô biến cõi cơ cầu
Đường trần tục tỉnh say thân phù phiếm
Miệng can qua mưa nắng đãi bôi thôi


Tổng quan


Việt Tân! Anh là ai?
Việt Tân là một tổ chức chính trị lớn tại hải ngoại, nhiều nhân sự và nhiều tài lực do truyền thừa vốn liếng của tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) giai đoạn 1982/1986.
Thành lập tại căn cứ UBON, một tỉnh biên giới giữa Thái Lan và Cam Bốt năm 1982.
Danh xưng đảng Việt Tân từ 12/1982 chỉ lưu hành trong các căn cứ phục quốc ở biên giới Thái, mãi 1984 mới ra hải ngoại (Pháp) qua một nhân lực tình nguyện xâm nhập nội địa để khai mở con đường kết nối hải ngoại - quốc nội.
Nhân lực đặc biệt ấy là một thuyền nhân đến Pháp từ trại tỵ nạn Palawan ở Phi Luật Tân mang bí danh Cao Văn, ông phải lộn trở lại Pháp vì bản thân là thương phế binh sĩ quan VNCH, chiếc chân gỗ của ông đã không được đón nhận tại rừng núi Ubon. Ông đã có mặt tại vùng núi rừng chiến khu ấy cùng với đoàn người đặc biệt được dẫn đầu bởi cụ Phạm Ngọc Lũy, chủ tịch Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến (Kháng Chiến: tổ chức vũ trang tấn công và lật đổ chế độ cộng sản miền Bắc vừa chiếm được miền Nam quốc gia 7 năm trước, tháng 4/1975). Trở lại Pháp, ông chịu trách nhiệm một Ủy Ban đặc biệt bí mật của tổ chức, Ủy Ban Ðông Tiến Âu Châu.
Danh xưng đảng Việt Tân đến 1992 mới tràn lan hải ngoại sau khi đồng hóa toàn bộ tất cả các đoàn viên Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam thành đảng viên Việt Tân không qua nghi thức tuyên thệ lại.
Năm 1984 tháng 10 xảy ra những xung đột trầm trọng ở thượng tầng lãnh đạo. Nguyên do xung đột đến từ nguyên nhân tài chánh là chủ yếu.


Đông đảo đồng bào hải ngoại giai đoạn 1982/1984 đóng góp rất dồi dào cho Qũy Yểm Trợ Kháng Chiến.

Việt Tân - Palawan và Việt Tân - Những phút ban đầu

1982
Ánh nắng chiều rọi trên giải đất phía xa xa, màu xanh thẫm dần tỏ dưới chân trời bát ngát.
Mũi tàu trực chỉ đầt liền theo sau một chiếc tàu con lai dắt màu trắng sọc đỏ của cảnh sát. Chung quanh đã thấp thoáng những con tàu thuyền với hai ngáng càng khung hai bên thân, một dạng thuyền bè đặc thù của người Phi Luật Tân.
Cảm giác thật hỗn độn sau hơn tháng trời lênh đênh trên biển. Kia là đất liền. Một quê hương mới. Một vùng đất mới. Một dân tộc mới! Tất cả hoàn toàn là mới mẻ đối với những con người vừa trải qua một cuộc sống mái giữa trùng dương bát ngát, vừa nhận ra sự bao la hùng tráng vĩ đại của biển cả, đối nghịch với sự nhỏ bé đến tận cùng của manh thuyền ván tí hon khờ khạo.
Con tàu Pháp mang tên Le Goelo dừng lại. Tất cả 288 người đều đã ngay ngắn lối hàng để chuyển sang tàu nhỏ vào đất liền.