Samstag, 22. März 2014

Đọc lại Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng


“… Còn em, một học trò, mà tàn ác nhất là học trò trường cô dạy, hai bàn tay trắng không biết đếm tiền, chỉ biết đánh lộn, đánh vỡ hết những gì làm mình thất vọng khổ đau, với vòng tay học trò không bao giờ ôm giữ nổi đời cô”.
(Thư của học trò Nguyễn Duy Minh
gửi cho cô giáo Tôn Nữ Quỳnh Trâm 
trong Vòng tay học trò)


Gần 70 tuổi đầu mà còn ngồi đọc lại Vòng tay học trò (VTHT) của Nguyễn Thị Hoàng kể ra thì cũng hơi lạ. Tôi biết nhiều người sẽ nhíu mày khi đọc cái tít của entry này, thậm chí có thể còn phê phán:‘Ông già không nên nết!’. Xin hiểu cho tôi, đọc lại VTHT vào lúc này không phải đơn thuần để giải trí, mục đích chính là vì muốn tìm lại hình ảnh của Mai Tiến Thành, bạn học của tôi từ năm Đệ Ngũ trên Ban Mê Thuột.

Gia đình tôi phải di chuyển từ Đà Lạt sang Ban Mê Thuột vì lý do thuyên chuyển công vụ của bố. Chúng tôi ở căn nhà số 31 Lý Thường Kiệt, gần ngã tư Lý Thường Kiệt - Ama Trang Long. Ngay góc đường có tiệm ăn Tàu tên Mỹ Cảnh và phía đối diện bên kia đường Lý Thường Kiệt là tiệm bán đồ phụ tùng xe hơi mang bảng hiệu  Lê Đức Viên. Thực ra thì ngay trên đường Lý Thường Kiệt có tới 3 tiệm bán phụ tùng xe hơi nằm kế nhau: Lê Đức Viên, Tô Hoa và Quảng Thành.

Đâu là chân dung đích thực của tác giả tiểu thuyết "Vòng tay học trò"?

                                                          Du Tử Lê                                                              
Vừa nhận được tấm hình mới nhất của nữ văn sĩ do một người bạn từ Saigon gửi qua khiến tôi nảy ra ý định viết về những người đàn bà nổi danh một thời. Viết về người khác không phải là một việc khó, nhưng viết mà lột trần một vài bí ẩn của họ thì có vẻ tàn nhẫn quá chăng? Vì thế khi viết về họ, tôi cố gắng viết phớt qua những sự kiện trung thực, một vài nếp sinh hoạt nổi bật, hoặc qua lời người trong cuộc kể lại, hoặc từ những bài viết khả tín. Tấm hình tôi vừa nhận được là tấm hình bà Nguyễn thị Hoàng chụp mấy năm gần đây.

                  Nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng
  
Lâu rồi không gặp, giờ nhìn lại thấy cung cách bà vẫn như ngày xưa, là thứ dáng dấp trưởng giả cấp tiến của Paris ít người bắt chước cho giống. Bà Nguyễn thị Hoàng tuy không đẹp, nhưng khi xuất hiện bao giờ cũng tạo cho mình một nét riêng với lối chụp hình huyền ảo, huyễn hoặc. Trong hình bà Hoàng đội chiếc nón rộng vành màu đen che khuất một góc mũi gãy trên khuôn mặt nhỏ nhắn với đôi mắt tô mí thật đậm nhưng cố tình khép hờ để che giấu nét già nua mỏi mệt cùng với nụ cười mõng tinh quái trong chiếc áo len mềm màu lá úa ôm sát thân hình gầy dẹp nhưng mềm mại. 

Freitag, 21. März 2014

Làng xã Việt Nam- ảnh hưởng của Nho giáo và H Ệ LUỴ



 Làng xã ở phương Đông
Làng họ:
Ở đây tôi không dùng chữ làng xã tự trị mà tôi  dùng chữ làng họ. Sự tập trung chuyên chế thành thể chế chính trị – xã hội như thế đã hình thành từ trước khi chế độ cộng sản nguyên thủy chưa tan rã để đến mức ra đời hai giai cấp đối lập trong công xã là chủ nô và nô lệ. Ở bên kia, ở phương Tây, chủ nô và nô lệ ra đời trên cơ sở sự tan rã công xã; ở đây, ở phương Đông, quá trình đó chưa diễn ra trọn vẹn mà chỉ có một tình hình được Dương Vinh Quốc gọi là “chế độ chủng tộc nô lệ”. 

Mittwoch, 19. März 2014

Tính háo danh vụ lợi nhỏ mọn của người Việt

Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, đông bậc nhất thế giới nhưng là nước nghèo nàn đội sổ bậc nhất thế giới, và cũng có đông người làm thơ nhất cỡ ít ra cả triệu nhà thơ nhưng không thấy tác phẩm lớn mà chỉ thấy các mẩu vụn vẫn được gọi là “thơ hắt hơi”, những thứ bé hơn cả chuồng gà chuồng vịt. Tại sao? Bởi vì người Việt chỉ háo danh hão huyền nhắm vào vụ lợi “tham bát bỏ mâm” gắp cho mình, nên đất nước mới nghèo nàn lạc hậu và thi ca chỉ là chiếu rách à ơi mua vui bên chén rượu nhạt hay chén trà trong chốc lát. Hôm nay tôi xin bàn vào việc này.

Số lượng hơn 24.000 tiến sĩ Việt, kết quả thế nào? Nếu mỗi tiến sĩ chỉ cần viết một bài tiểu luận, thì chúng ta sẽ có ngần ấy bài, và in được khoảng 240 cuốn sách dầy dặn với mỗi cuốn có 100 bài. Nhưng than ôi, làm gì có ai thấy hơn hai trăm cuốn sách đó, mà 24 cuốn cũng không?

Nhìn lại vấn đề kỳ thị Nam Bắc

André Maurois – nhà văn Pháp (1885-1967), khi viết về những kinh nghiệm chiến tranh như cuốn Les silences du Colonel Bramble - có lần đã viết: “ Đôi khi người ta cần đọc lại một quá khứ, bởi vì người ta hằng mong muốn cái quá khứ ấy nó tốt đẹp hơn nữa ” .



Trong ý hướng đó, người viết bài này mong muốn mỗi một sự việc, một câu chuyện được viết ra trong bài này - dù tích cực hay tiêu cực, dù hay hay dở - dù đó là có công hay tội với lịch sử . Nó cũng đáng để cho người đời sau đọc để mà suy nghĩ , để làm bài học cho chính mình hoặc cho con cháu mình .

Bài viết này cũng như tất cả các bài viết khác trong tập sách sắp tới của tác giả này đều nhắm một mục đích khơi dậy quá khứ để mở ra tương lai .

Vì thế , đây là những bài viết không hẳn để phê phán, để định công luận tội mà như một nhìn lại . Ở đâu cũng vậy và ở thời nào cũng vậy , sự trung thực và sự can đảm dám nói lên vẫn là tiêu chí cho một người cầm bút .