Trung tướng Vương Thừa Vũ là chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội năm 1946 khi toàn quốc kháng chiến nổ ra. Ông cũng là Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ đầu tiên của Đại đoàn 308, tham gia nhiều trận đánh lớn.
Tòa án trong Cải cách ruộng đất là tầng lớp bần cố nông – những người nghèo, ít học.
Một người làm thuê đang đấu tố chủ cũ, sau đấu tố là hành quyết công khai
(Cải cách ruộng đất 1953-1957).
Hình ảnh một trong hàng trăm hàng ngàn vụ đấu tố của cộng sản
Cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953–1956)
Chiến dịch Cải cách ruộng đất.
Nhiều tháng sau khi chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam.
Việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%.
Bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội. Mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập.
Bà đã bị tử hình trong vụ Cải Cách Ruộng Đất vì tội địa chủ, sau khi bà bị ông Hồ Chí Minh viết bài tố “Địa Chủ Ác Ghê” qua bút danh C.B. và đã đăng trên báo Nhân Dân vào ngày 21 tháng 7 năm 1953.
Bà đã bị tử hình trong vụ Cải Cách Ruộng Đất vì tội địa chủ, sau khi bà bị ông Hồ Chí Minh viết bài tố “Địa Chủ Ác Ghê” qua bút danh C.B. và đã đăng trên báo Nhân Dân vào ngày 21 tháng 7 năm 1953.
Địa chủ ác ghê – một bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 –
Người bị “tấn công” là bà Cát-hanh-long Nguyễn Thị Năm, một người có công với cách mạng .
Người bị “tấn công” là bà Cát-hanh-long Nguyễn Thị Năm, một người có công với cách mạng .
Bài viết “Địa Chủ Ác Ghê” của ông Hồ Chí Minh về tội địa chủ bốc lột của bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội. Mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nội dung của bài viết: : Địa chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
– Giết chết 14 nông dân.
– Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
– Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
– Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
– Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
– Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
– Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
– Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
– Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
– Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
– Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(Địa chủ ác ghê – một bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 )
Tòa án “nhân dân”
“Hình ảnh về cải cách ruộng đất do nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants (1912-1990) chụp năm 1955 tại Việt Nam” – avec Phạm Ngọc Khánh et Vien Hoang.
(21-7-1953)
Nguồn: http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/22.shtml
Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952
Thư thứ hai:
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của
Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ
nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm
quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để
có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất
khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh,
với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và
cũng có ngừơi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất
trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn
thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn
trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144
khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là
72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn
cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề
trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp
nhất
Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã ký
C.B.
Ghi chú:
Trong bức thư thứ hai của ông Hồ gửi Stalin, tên của
hai người Trung Quốc là Lưu Thiếu kỳ và Vương Giá tường.
Лю Шао-ци là phiên âm ra tiếng Nga của Liu Shaoqi (劉少奇).
Ван цзя-сян là phiên âm ra tiếng Nga của Wang
Jiaxiang (王稼祥).
Lưu Thiếu kỳ đã từng là Chủ tịch nước và là nạn nhân
của Mao trong thời kỳ CM Văn hóa, thì nhiều người đã biết.
Vương Giá tường là thành viên nhóm 28 Bôn-sê-vích, do
Quốc tế Cộng sản cử về để đấu tranh với đường lối tả khuynh của Lý Lập tam. Tuy
so với Vương Minh, hay Lạc Phủ Trương Văn thiên, Bác Cổ Tần Bang hiến thì Vương
không có gì nổi trội nhưng cũng thuộc loại “cây đa cây đề” của Đảng CSTQ. Là Đại
sứ đầu tiên của nước CHND Trung Hoa tại Liên Xô, sau đó làm Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao. Ủy viên Trung ương Đảng khóa 8 và khóa 10.
Экспонаты историко-документальной выставки
"Советско-вьетнамское экономическое и
научно-техническоесотрудничество. 1950 - 1990 гг."
Письмо Хо Ши Мина И.В.Сталину. 1952 г.
Một điều đáng lưu ý nữa: Hai bức thư này đều do cùng một
thư ký người Nga viết (chắc chắn thông qua phiên dịch), ông Hồ chỉ ký tên. Trong
bức thứ nhất ông ký bằng chữ Hán, trong bức thứ hai – bằng chữ Việt.
Đây là chuyến đi bí mật của ông Hồ sang Nga vào thời
đó nên cả hai bức thư không được công bố. Cả hai bức thư được lưu trữ tại Phòng
lưu trữ Tổng thống Liên bang Nga.
Người bên phải là Đức Phú, con trai bà Nguyễn Thị Năm.
Hình trích từ http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=27802#.ULbIrGdaf6E
Hình trích từ http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=27802#.ULbIrGdaf6E
Trái sang phải:
Trưởng ban chỉ đạo: Trường Chinh (Tổng Bí thư đảng)
Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng (Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng)
Danh sách Ủy ban Cải cách ruông đất trên báo “Cứu quốc”,
năm 1954
(Nguồn: sachxua.net)
Trường chinh cũng đấu bố cụ thám Oánh đến chết.nay
cháu nội có con mẹ khùng khùng (kiến trúc sư gì đó) xây biệt thự khùng ở Đà Lạt.
nhơn quả.
Bản đồ cái cách ruộng đất ở miền Bắc (1953–1956)
Anomyous Vyni Bà
mình kể là người thì bỏ chạy vào trong rừng sâu rồi chết đói, người thì đâm đầu
xuống giếng tự tử. Ko chừa một ai, kể cả những người có công cưu mang cán bộ
cách mạng. Ôi cái thời “Con tố cha, vợ tố chồng”. Không sống trong thời đấy mà
cũng cảm nhận được sự cay đắng. Không có gì đau hơn người trong một nhà lại sát
phạt lẫn nhau. Mà hình như cái này ko dc ghi( hay là ghi rõ) trong SGK lịch sử
nhỉ?
Địa chủ phải quỳ xuống đất, bị trói 2 tay ra sau lưng nghe kể tội.
Sau khi nghe kể tội sẽ bị xử bắn công
khai.
Tòa án trong Cải cách ruộng đất là tầng lớp
bần cố nông – những người nghèo, ít học.
Một người địa chủ đang bị đấu tố trong Cải
cách ruộng đất 1953-1957.
Nguồn: Franz Faber. Rot Leuchtet der Song
Cai. 1955. Berlin, Kongress Verlag
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen