Samstag, 22. Oktober 2016

NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VUA CHÚA VIỆT NAM


1. Ở ngôi lâu nhất:
Vua Lý Nhân Tông ở ngôi 56 năm (1072- 1127). Lý Nhân Tông còn là ông vua có nhiều niên hiệu nhất: 8 niên hiệu, trong đó có niên hiệu Hội Tường Đại Khánh được dùng lâu nhất là 10 năm. Vua là con trưởng của Lý Thánh Tông và mẹ là thái hậu Ỷ Lan. Nhân Tông trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, là một vua giỏi của triều Lý, hưởng thọ 61 tuổi.
2. Ở ngôi ít nhất:
Vua Lê Trung Tông (nhà tiền Lê) và vua Nguyễn Dục Đức (Nguyễn Phúc Ưng Chân), mỗi vị ở ngôi 3 ngày, không kịp đặt niên hiệu.
Khi Lê Hoàn mất, các con chém giết lẫn nhau. Sau 8 tháng đánh nhau quyết liệt, Trung Tông lên ngôi, được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết.
Dục Đức lên ngôi theo di chiếu của Tự Đức. Hai phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nại rằng Dục Đức muốn cải di chiếu nên đã sai Trần Tiễn Thành đọc bớt đi (đoạn nói mắt vua có tật, tính thì hiếu ****....), có tang vẫn dùng áo màu.... dâng sớ lên Hoàng thái hậu đặt vua khác. Vua bị phế khi vừa lên ngôi được 3 ngày ( 20, 21, 22.7.1883), bị giam và bỏ đói, rồi chết.

Freitag, 21. Oktober 2016

Lưỡng đầu chế thời Lê Trịnh và những hệ quả lịch sử của nó


Mọi cơ chế quyền lực ở bất cứ thời đại và dân tộc nào một khi đạt tới trạng thái định hình của một quá trình vận động đều hoặc tự lý thuyết hoá bản thân nó, hoặc đều xác định sự tòng thuộc của nó đối với một (hay một vài) lý thuyết ý thức hệ đã và đang lưu hành trong vùng văn hoá mà cộng đồng cư dân đó hiện diện.
Cho đến thời điểm hiện nay, người nghiên cứu nghiêm túc nếu muốn đề cập tới những đặc điểm loại hình của các thực thể quyền lực đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam vẫn phải tự bằng lòng với điểm vươn tới xa nhất là vương triều do Triệu Đà lập nên. Và cần nói ngay rằng, đó là một thiết chế quyền lực mang nhiều đặc điểm tương đồng loại hình với những thiết chế quyền lực hiện hữu ở ngoại vi (périphérique), những thiết chế chịu ảnh hưởng mà cũng là phản hưởng đối trọng trong mối quan hệ với cả lý thuyết lẫn thực tế quyền lực trên đất Hoa Hạ Trung Quốc.
Khảo sát lịch sử Việt Nam trong khung khổ từ thời điểm phục hồi chủ quyền và độc lập (938) cho tới tận khi thực dân Pháp áp đặt được sự “bảo hộ” lên Đông Dương (1884), hầu như mọi nhà nghiên cứu đều có thể dễ dàng thừa nhận rằng những đặc điểm mang tính loại hình của các triều đại ở Việt Nam càng về sau càng đậm tính chất Nho giáo hoá , nói khác đi, những đặc điểm loại hình nhà nước kiểu Nho giáo là những đặc điểm chủ đạo và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình hơn chín thế kỷ tồn tại của các thiết chế quyền lực thực tế trên xứ sở này.