Samstag, 13. Juni 2015

Nhà Thương "Điên" Biên Hòa

Cơ sở y tế đầu tiên có quy mô lớn trên đất Biên Hòa do người Pháp xây dựng, khởi công vào ngày 17 – 3 – 1915.
Lúc mới thành lập, cơ sở này có tên gọi là Asile d’ alienes de Bien Hoa (Trại người điên Biên Hòa, bà con thường gọi là Nhà thương điên Biên Hòa). Nghe nói, giai đoạn đầu, nơi đây giống như một trú xá của người điên vì chỉ thu gom quản lý người điên tránh việc họ gây rối xã hội. Sau đó cơ sở được đổi tên Hôpital psychiatrique de Cochichine (Dưỡng trí viện Namkỳ) và được chuyển qua hình thức tổ chức của một bệnh viện với mục đích điều trị.

TRẦN BẠCH ĐẰNG: Người Cộng Sản đa tài, nhưng bất đắc chí cho đến khi nhắm mắt lìa đời ! - Lê tùng Minh -


Trần Bạch Đằng trút hơi thở cuối cùng vào ngày 16 tháng 4 năm 2007, thì đài BBC nhạy cảm đã phỏng vấn liên tiêp 3 vị: Nhà báo Phan Quang nguyên Tổng Thư Ký Hội Nhà Báo Việt Nam sau 1975).  Nhà văn Đặng Tiến (cư ngụ tại Pháp quốc). Ông Bùi Tín , nguyên đại tá Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân Chủ Nhật, tị nạn chính trị tại Paris (Pháp) từ năm 1990.
      Đầu tháng 5-2007, trên mạng lưới  internet “Tin Paris” có xuất hiện bài “Chiến tranh Việt Nam – Ván bài đã lật ngửa” của ông/bà Lê Quế Lâm (?), mà nôi dung chính là viết về Trần Bạch Đằng, nhưng trong đó – không biết tác giả nghiên cứu từ nguồn tài liệu nào, hay nghe ai nói, chẳng lẻ Trần Bạch Đằng đã kể cho tác giả nghe ?   
     Tuy không biết tường tận mọi điều về ông Trần Bạch Đằng, nhưng chúng tôi hiểu khá rõ trên những nét căn bản về ông. Cho nên, chúng tôi công bố bài viết này, và có những chi tiết ( sự thật) không đúng như các vị ở trên nói! Chúng toi không có ý nói ai sai, ai đúng, mà chỉ mong, với bài nghiên cứu này, có thể cống hiến cho bạn đọc ở hãi ngoại - đặc biệt đối với những ai muốn biết về ông Trần Bạch Đằng -- NGƯỜI CỘNG SẢN ĐA TÀI, NHƯNG BẤT ĐẮC CHÍ CHO ĐẾN KHI NHẮM MẮT, LÌA ĐỜI!
  
     Trần Bạch Đằng tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại Giồng Riềng - Rạch Giá (Kiên Giang ngày nay). Cha ông là một nhà báo nổi tiếng ở Ban Kỳ, trong những năm 1930 – ông Trương Gia Kỳ Sanh (xin đừng nhầm lẫn vói “Trương Gia Kỳ Sanh”, dân biểu dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa – Miên Nam Việt Nam – 1965-1975).

Mittwoch, 10. Juni 2015

Cuộc chơi WTO: Cách đặt vấn đề của J. E. Stiglitz

Cuộc chơi WTO:
Cách đặt vấn đề của J. E. Stiglitz

Trần Hải Hạc
Đại học Paris XIII

Sau một quá trình đàm phán kéo dài 11 năm, Việt Nam đã trở nên thành viên Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organisation [WTO]) từ đầu năm nay. Vấn đề bây giờ của Việt Nam, theo dư luận phổ biến hiện nay ở trong nước, là thực thi các cam kết đã thoả thuận, tôn trọng các luật chơi mà ta đã công nhận: thoả thuận này được xem là cân đối, các luật chơi của WTO là bình đẳng. Theo cách đặt vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng vấn đề còn lại là “đưa đất nước bay lên từ đường băng WTO”.

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

I. Bối cảnh ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền thân của tổ chức thương mại quốc tế (WTO)

            Sau chiến tranh Thế giới II, nhằm khôi phục sự phát triển kinh tế và thương mại, hơn 50 nước trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực kiến tạo một tổ chức mới điều chỉnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời với sự ra đời của các định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và gắn bó chặt chẽ với các định chế này. Ban đầu, các nước dự kiến thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn thuộc Liên hiệp quốc. Tháng 2/1946, Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc triệu tập một "Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm" với mục tiêu dự thảo Hiến chương cho Tổ chức Thương mại Quốc tế. Dự thảo Hiến chương thành lập ITO không những chỉ điều chỉnh các quy tắc thương mại thế giới mà còn mở rộng ra cả các quy định về công ăn việc làm, các hành vi hạn chế thương mại, đầu tư quốc tế và dịch vụ. 

Montag, 8. Juni 2015

Những cuộc hành trình của Phở

                                                                         Mặc Lâm, biên tập viên RFA
                                                                                     2015-06-06

Phần I
Văn hóa ẩm thực Việt Nam có một món ăn đã theo chân người Việt trên những chặng đường di cư và sau đó di tản tứ xứ đó là Phở. Trong chương trình Văn hóa nghệ thuật Mặc Lâm giới thiệu loạt bài Những cuộc hành trình của Phở để quý vị theo dõi những gì mà món ăn này trải qua. Bài đầu tiên là Phở trong những ngày đầu tại miền Bắc sau đây.

Một tiệm phở ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây

Khi nói tới những ngày đầu tiên hình thành món phở nhiều người vẫn cho rằng, phở có nguồn gốc từ Quảng Đông theo chân những gánh “ngưu nhục phấn” của người tàu bán rong trên phố phường Hà Nội. Cũng có giả thiết là phở xuất xứ từ Nam Định, nơi có nhiều nhà máy và công nhân làm việc theo ca kíp vào khoảng những năm 30, 40 của thế kỷ trước.

Sonntag, 7. Juni 2015

Chánh sách khai hóa và khai thác của thực dân Pháp tại Nam Kỳ

Lâm Văn Bé
Khai hóa và khai thác là hai bản sắc của chế độ thuộc địa Pháp tại Việt Nam, đặc biệt tại Nam Kỳ là xứ trực trị. Tuy khai hóa và khai thác là hai ý niệm mà tác động có khác nhau, nhưng mục tiêu của thực dân Pháp chỉ là một, khai hóa văn minh để khai thác kinh tế.
Vào giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công kỹ nghệ ở Pháp đã bắt đầu phát triển cần tìm thuộc địa để khai thác nguyên liệu và xuất cảng hàng hóa. Năm 1820, Pháp chỉ có 65 máy hơi nước, năm 1870, Pháp có 27 000. Năm 1830, số vốn trong các cơ sở kỹ nghệ thương mại là 30 tỷ quan, hai mươi năm sau tăng lên 45 tỷ. Trước tình thế mới, hoàng đế nước Pháp không còn nắm quyền bá chủ như khi xưa mà từ đây phải bị chi phối bởi hai thế lực mới là giới tài phiệt và giới quân phiệt muốn bành trướng lãnh thỗ để làm giàu và làm lãnh chúa.
Năm 1852, Louis-Napoléon Bonaparte lên cầm quyền mở đẩu cho Đệ nhị Đế chế với đế hiệu Napoléon III là nhờ sự ủng hộ của Thiên chúa giáo với khẩu hiệu : « Nước Pháp là con gái đầu lòng của Giáo Hội» và hoàng hậu Eugénie de Montijo, gốc người Tây ban Nha, là một tín đồ Thiên chúa giáo thuần thành, chủ trương bành trướng thế lực của giáo hội trên thế giới, kể cả châu Mỹ (Philippe Héduy, p.130).

DẤU ẤN KIẾN TRÚC THỜI THUỘC ĐỊA Ở VIỆT NAM


Nguồn:http://vietnamarchitecture-nguyentienquang.blogspot.de/2014/08/dau-kien-truc-thoi-thuoc-ia-o-viet-nam.html




Tổ quốc ăn năn-Nguyễn Gia Kiểng

  • ·                    

    Nguyễn Gia Kiểng 001




    Tổ quốc ăn năn
    Tôi sang Pháp du học năm 1961, lúc 19 tuổi. Là đứa con của đồng quê Việt Nam, tôi được nuôi dưỡng lúc ban đầu bằng hình ảnh cánh đồng, lũy tre, bờ ruộng, con cò, bằng những câu ca dao: bầu ơi thương lấy bí cùng... ta về ta tắm ao ta, v.v... Lớn lên một chút nữa, bằng những bài học quốc văn giáo khoa thư, truyện Phạm Công Cúc Hoa, truyện Lưu Bình - Dương Lễ, truyện Tấm Cám, truyện Phù Đồng Thiên Vương, truyện Thạch Sanh - Lý Thông.

    Nguyễn Gia Kiểng 002

    Sơn hà gấm vóc
      Tôi còn nhớ một bài thơ học thuộc lòng lúc ở lớp Nhất tiểu học, không biết của tác giả nào :
    Trên dải đất chạy ven bờ biển cả
    Dưới trời Đông Nam á rạng màu xanh
    Một giống người nhỏ bé nhưng tinh anh
    Đã xây đắp một sơn hà gấm vóc...


    Nguyễn Gia Kiểng 003

    Nước non nghìn dặm

      Người Việt nam nào hình như cũng biết câu ca dao Nước non nghìn dặm ra đi. Cụm từ nước non nghìn dặm cũng đã là đầu đề của nhiều tác phẩm, và được dùng trong vô số bài hát, bài thơ. Nó đã làm cho nhiều người nghĩ đất nước ta rộng rãi, bao la. Sự thực thì chúng ta rất thiếu đất. Với 78 triệu người (năm 2000) trên một diện tích


    Nguyễn Gia Kiểng 004

    Mưu sự tại nhân...

    Độc giả đọc tới đây có thể rút ra một kết luận tương đối bi quan. Chúng ta đất hẹp, người đông, thiên nhiên bị tàn phá, lại đang rất nghèo nàn lạc hậu. Lợi thế của chúng ta là biển và vị trí thì lại hầu như hoàn toàn chưa được khai thác và dân ta còn phải học


    Nguyễn Gia Kiểng 005

    Một dân tộc sáng dạ ?

      Người Việt nam ta không những chỉ ham học mà còn học giỏi. Những trường hợp tôi đã kể cũng đã một phần nào chứng minh điều đó. Nhưng chưa đủ. Ngoài những nhân vật nổi tiếng như Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, ta còn vô số những trường hợp thành công rực rỡ khác.


    Nguyễn Gia Kiểng 006

    Người Việt, người Nhật

    Rất nhiều người Việt nam gán cho người Nhật một câu so sánh giữa người Nhật và người Việt mà chính tôi dù quen biết khá nhiều người Nhật chưa bao giờ nghe họ nói: Một người Việt hơn một người Nhật, nhưng ba người Việt nam hợp lại thua ba người Nhật. Câu nói đó có vẻ như một nhận xét khiêm nhường, nhìn nhận sự thua kém về khả


    Nguyễn Gia Kiểng 007

    Ils ne s aiment pas

    Giáo sư Nguyễn Huy Bảo sinh năm 1908. Ông du học tại Pháp, tốt nghiệp cử nhân triết học, roofi về nước dạy học tại Huế từ trước thế chiến II. Một số đông các trí thức miền Trung là học trò của ông. Ông làm khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Sài Gòn cho tới năm 1964, rồi rời Việt nam làm chuyên viên cho Liên Hiệp Quốc và thực hiện nhiều


    Nguyễn Gia Kiểng 008

    Phá vỡ định luật 8

      Tôi có một người bạn rất say mê Kinh Dịch và thuộc lòng tất cả các quẻ bát quái. Anh ta giải thích cho tôi rằng con số 8 là một con số kỳ diệu. Nó là một kết hợp chắc và mạnh nhất. Là một nhà khoa học, anh ta càng phục quẻ bát quái vì nó có một kiểm chứng khoa học. Các nguyên tử mà vòng ngoài có 8 điện tử (électrons) là những


    Nguyễn Gia Kiểng 009

    Thằng nào đây ?

      Đầu năm 1974, tôi đang làm chuyên viên tại Ngân Hàng Việt nam Thương Tín. Một đồng nghiệp ở phòng bên xông vào phòng tôi, với nét mặt lầm lì, ném một tài liệu xuống ngay trước mặt tôi và nói một cách sừng sộ:
    ─ Đọc đi ?


    Nguyễn Gia Kiểng 010

    Mấy ngàn năm lịch sử

      Báo chí trong nước hồi năm 1992 thuật lại một cuộc thảo luận được coi là sôi nổi và hào hứng nhất từ xưa đến nay. Đó là cuộc tranh cãi về lời nói đầu của hiến pháp 1992, đúng ra là tranh cãi về câu đầu của lời nói đầu. Các đại biểu quốc hội không đồng ý nên viết Trải qua bốn ngàn năm lịch sử hay Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, hay Trải


    Nguyễn Gia Kiểng 011

    Ảo ảnh Lý Trần

      Đối với đại đa số người Việt, thời đại Lý Trần là thời đại vinh quang nhất của nước ta. Tôi đã được nghe nhiều người nói và đọc nhiều bài viết bày tỏ mong ước đưa đất nước trở lại thời đại thịnh trị đó. Nguyễn Hữu Thanh, người sáng lập ra Đảng Duy Dân và tư tưởng Duy Dân, lấy tên là Lý Đông A. Đông A có nghĩa là Trần, Lý Đông A


    Nguyễn Gia Kiểng 012

    Đem tâm tình viết lịch sử ?

    Lúc sắp rời Việt nam đi du học tôi có được nghe nói khá nhiều về một cuốn sách mới xuất bản với một cái tên khá ngộ nghĩnh Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử. Hình như là của Nguyễn Kiên Trung nếu tôi không nhớ sai.
    Cuốn sách đó tôi không đọc một phần vì không có cơ hội, một phần cũng vì cái tên


    Nguyễn Gia Kiểng 013

    Cõng rắn cắn gà nhà

    Nếu nỗi oan khiên kéo dài của Lê Chiêu Thống có thể giải thích được thì sự lên án Nguyễn ánh là cõng rắn cắn gà nhà lại càng khó hiểu.
    Nguyễn ánh bị nhiều người lên án là đã rước quân Pháp vào Việt nam, để rồi Việt nam bị Pháp đô hộ. Điều này hoàn toàn sai. Nguyễn ánh chết năm 1820, trong khi


    Nguyễn Gia Kiểng 014

    Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau

    Tấm áo nâu,
    Dắt dìu nhau vào chốn rừng sâu,
    Dắt dìu nhau vào tới Cà Mau.
    Phạm Duy (Tình Ca)

    Đại đa số người Việt nam nhìn nhận ông cha mình đã tiêu diệt Chiêm Thành và lấn chiếm Cam-bốt. Sự nhìn nhận này đi đôi với một mặc cảm phạm tội. Tôi đã nghe nhiều


    Nguyễn Gia Kiểng 015

    Tám mươi năm Pháp thuộc

      Người Pháp khởi sự bắn phá Đà Nẵng năm 1858 rồi bỏ đi. Vài năm sau họ trở lại với một ý chí chinh phục thực sự. Năm 1862 họ đánh chiếm ba tỉnh miền Tây, sau đó chiếm hoàn toàn miền Nam rồi tiến ra Bắc. Nếu tính từ cột mốc 1862 này đến khi Việt nam tuyên bố độc lập năm 1945 thì cuộc đô hộ của người Pháp đã kéo dài 83 năm. Tuy


    Nguyễn Gia Kiểng 016

    Một chuyển tiếp tự nhiên

    Một cuộc hành trình dù vội vã đến đâu qua lịch sử Việt nam cũng không thể bỏ qua đảng cộng sản. Tác động của nó vào lịch sử Việt nam đã vô cùng to lớn.
    Đó là phong trào Việt nam lần đầu tiên tôn vinh đế quốc Nga (dưới mỹ từ Liên Bang Xô viết). Sự thần phục này nghịch lý về nhiều mặt. Nga là nước không những ở


    Nguyễn Gia Kiểng 017

    Kinh nghiệm Cao Ly

    Chúng ta đều biết nước Cao Ly là nước nào. Tuy nhiên ngay việc gọi tên nó cũng làm nhiều người phân vân: Triều Tiên hay Hàn Quốc? Quốc hiệu của nước này đã thay đổi nhiều lần trong lịch sử và ngay bây giờ cũng không đồng nhất. Từ sau thế chiến II trên bán đảo Cao Ly có hai nước được thành lập và xung đột với nhau, Cộng Hòa Dân


    Nguyễn Gia Kiểng 018

    Khổng Giáo và Khổng Tử

    Đọc xong những dòng trước độc giả đã có thể đoán là tôi sắp đặt vấn đề Nho Giáo. Văn hóa truyền thống của ta là văn hóa Nho Giáo. Nói rằng văn hóa của ta cần được xét lại có nghĩa là chúng ta phải nhận định lại Nho Giáo.
    Nhiều độc giả có Tây học, nhất là những độc giả trẻ, có thể sẽ phản ứng: tại sao lại cần


    Nguyễn Gia Kiểng 019

    Đạo lý thánh hiền

    Những người bênh vực Khổng Giáo thường gắn liền Khổng Giáo với đạo đức. Bài bác Khổng Giáo bị coi là bài bác đạo đức, nghĩa là vô đạo. Trong một cuộc bút chiến với Phạm Quỳnh, ông Phan Kế Bính, một trí thức xuất chúng và cũng có Tây học, đã có công đóng góp nhiều cho văn hóa Việt nam và có tên đường ở Sài Gòn và Hà Nội, đã


    Nguyễn Gia Kiểng 020

    Giết hại công thần

      Có một sự kiện gần như một định luật trong lịch sử Việt nam là những người dựng nên đế nghiệp thường hay giết hại công thần sau khi đã thành công. Tại sao? Câu trả lời gần như tự động là những người đó gian xảo, bội bạc. Xét cho cùng thì câu trả lời này không đúng.

Nguyễn Gia Kiểng 021

Tổ quốc của kẻ sĩ

  Có một điều đáng để ta ngạc nhiên và suy nghĩ là tại sao một nước lớn như Trung Quốc lại thường bị đánh bại rất dễ dàng? Các nước thời Xuân Thu Chiến Quốc phải xây tường ngăn chặn các sắc tộc phương Bắc thay vì chinh phục họ. Tần Thủy Hoàng binh hùng tướng mạnh như thế, gồm thâu cả lục quốc mà sau khi thống nhất Trung Quốc

Nguyễn Gia Kiểng 022

Mười triệu năm đánh đu

Tôi không phải là một nhà khảo cổ hay một nhà nhân chủng học. Kiến thức của tôi về nguồn gốc con người chỉ rất sơ sài. Một vài hiểu biết của tôi về vấn đề này có được do một sự tình cờ. Tôi có hai con nhỏ và hàng năm vào mùa hè chọn đi nghỉ tại thị xã Menton trên bờ biển Địa Trung Hải miền Nam nước Pháp, giáp ranh với nước ý. Thị xã

Nguyễn Gia Kiểng 023

Và ánh sáng bừng lên

 (Hành hương về cội nguồn của phát triển và phồn vinh)
Vượt lên lên mọi đam mê chính trị, thảm kịch của chúng ta ngày nay là một sự tụt hậu đầy hổ nhục cho mọi người Việt nam dù thuộc quá khứ nào hay theo khuynh hướng nào. Mọi cuộc đấu tranh chính trị đều là vô nghĩa nếu không nhắm mục đích sau cùng

Nguyễn Gia Kiểng 024

Hoa Kỳ :

Ðất nước của những con người tự do và dũng cảm.
Châu Mỹ đã được khám phá ra từ năm 1492 và hầu như ngay sau đó các chính quyền Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ra công khai phá và khai thác. Sự khai thác này đã rất thành công, nếu ta không nghĩ đến chính sách diệt chủng của những đoàn

Nguyễn Gia Kiểng 025

Cùng một hiện tượng

Điều ngạc nhiên và lý thể là dưới nhưng bề ngoài có vẻ rất khác nhau cùng một hiện tượng đã được lặp lại.
Hiện tượng diễn ra như sau: một cộng đồng quốc gia vào một lúc nào đó, do một tình cờ địa lý hay lịch sử, rơi vào một hoàn cảnh đặc biệt, quyền lực khống chế không

Nguyễn Gia Kiểng 026

Mã Lai: dân chủ ngay từ khi thành lập

  Mã Lai cũng không khác Singapore bao nhiêu về quan hệ với phương Tây. Đó cũng là một quốc gia hoàn toàn do người phương Tây thành lập ra, lãnh thổ chỉ mới tạm ổn định từ năm 1963: Lịch sử của quốc gia này, với một diện tích 330.000 km2 (đúng bằng Việt nam) nhưng chỉ có khoảng 20 triệu dân, chỉ thực sự bắt đầu từ thế kỷ 16.

Nguyễn Gia Kiểng 027

Philippin: sự bịp bợm của Marcos

  Cho đến năm 152 1, khi Magellan, một nhà mạo hiểm người Tây Ban Nha đặt chân đến, Phi-líp-pin là một quan đảo không tên không tuổi với hơn 7.000 đảo và hàng trăm bộ lạc nhỏ. Quốc gia tân lập này đã hoàn toàn do người Tây Ban Nha tạo dựng ra, tên của nó cũng được đặt theo tên vị vua Tây Ban Nha đương thời. Như thế Phi-líp-pin

Nguyễn Gia Kiểng 028

Châu Mỹ La Tinh: một thế kỷ rưỡi trong bóng đêm

  Vòng du lịch vội vã một số nước châu á trên đây đã chứng minh, nếu cần phải lặp lại một lần nữa, là dân chủ, tự do và nhân quyền không hề đưa đến hỗn loạn mà trái lại còn đem tới hòa bình và ổn vững, không hề cản trở mà còn tạo ra và thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vấn đề chủ yếu của chúng ta là nhận diện liên hệ mật thiết giữa dân chủ và

Nguyễn Gia Kiểng 029

Kinh bang tế thế

  Ngày nay, khi bàn về tình hình đất nước, người ta sẽ rất may mắn nếu được coi là một chuyên viên kinh tế. Tâm lý quần chúng, kể cả đa số trí thức, dành cho các nhà kinh tế một sự nể trọng đặc biệt, như thể là chỉ có họ mới thực sự có thẩm quyền để nói về tương lai đất nước. Thái độ này xuất phát từ ý thức càng ngày càng mạnh rằng vấn

Nguyễn Gia Kiểng 030

Quốc gia, dân tộc

  Trên những khái niệm rất cơ bản về chính trị hầu như chúng ta không có cùng một ngôn ngữ. Thảo luận chính trị là điều khá mới đối với người Việt, nếu thêm vào đó chúng ta lại không đồng ý trên những khái niệm như quốc gia, dân tộc, nhà nước, v.v... thì cuộc thảo luận lại càng khó khăn. Điều này thực ra không đáng ngạc nhiên lắm vì ít nhất hai ly do.

Nguyễn Gia Kiểng 031

Nhà nước - quốc gia

  Sự lẫn lộn giữa nhà nước và quốc gia, do cách chuyển ngữ état, hay state, thành quốc gia đã khiến nhiều tác giả bối rối trước cụm từ état-nation (hay nation-state). Bối rối là vì état đã dịch là quốc gia nếu nation cũng là quốc gia thì không lẽ cụm từ nation- state là quốc gia - quốc gia hay sao? Đề tháo gỡ bối rối này, các vị dịch nation là dân

Nguyễn Gia Kiểng 032

Quốc gia, nhà nước và dân chủ

  Như định nghĩa trên đây thì quốc gia là trên hết. Nhà nước tuy là đại diện toàn quyền nhưng cũng chỉ là công cụ của quốc gia với sứ mệnh phục vụ quốc gia. Như vậy dứt khoát nhà nước phải ở trong và ở dưới quốc gia. Nhưng đây chỉ là lý luận trọng tinh thần dân chủ. Trên thực té tùy ở bản chất của nhà nước mà nó cao hơn hay thấp hơn quốc gia.

Nguyễn Gia Kiểng 033

Đi xa hơn dân chủ

  Vì chỉ là một phương tiện để xây dựng tự do và hạnh phúc, dân chủ cần được thích nghi với tiến hóa của xã hội. Cuộc thảo luận để cải thiện dân chủ và đi xa hơn mức độ dân chủ tối thiểu (tự do ngôn luận và báo chí, tự do thành lập và gia nhập các tổ chức, tự do bầu cử và ứng cử) luôn luôn phải tiếp tục.

Nguyễn Gia Kiểng 034


Phản xạ tổng thống
  Trong một cuộc nói chuyện cách đây không lâu, một nhân vật từ trong nước ra có lúc đã nỗi sùng cự lại tôi: Thế anh muốn gì? Anh đòi làm tổng thống hay sao?. ý vị này là trách tôi đòi thay đổi quá nhiều. Dầu sao ở miệng của một người cộng sản hai tiếng tổng thống cũng là lạ vì chức vụ tổng thống không hề có trong các chế độ cộng sản. Tôi

Nguyễn Gia Kiểng 035

Tổ quốc ăn năn

  Cuốn sách này đã tự giới hạn ở mức độ thảo luận ý kiến. Tuy vậy trong khi trình bày và phân tích các vấn đề, tác giả cũng đã gợi ý một số giải pháp.
Chúng ta có rất nhiều điều phải làm, nên làm, có thể làm và nếu làm được sẽ mở ra cho đất nước những vận hội rất lớn. Mặt khác chúng ta cũng có những điều nên thôi làm