Freitag, 15. Mai 2015

TÊN GỌI CỦA SÔNG HỒNG &Tên gọi của Hà Nội

1.Sông Hồng và những tên gọi có trong lịch sử.

1.1. Sông Hồng là con sông giữ vị trí văn hoá vô cùng quan trọng không chỉ của riêng thủ dô Hà Nội - Thăng Long ngàn năm văn hiến mà còn của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Ngoài dòng chảy chính đi qua Hà Nội, sông Hồng còn có nhiều chi lưu làm nên một châu thổ trù phú: đồng bằng châu thổ sông Hồng. Cho đến hiện nay, cả trong ghi chép của lịch sử và cả trong sử dụng của dân gian người ta đã nói đến những tên gọikhác nhau của con sông này. 

Bản đồ “các tiểu lưu vực của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam”

Do tính chất quan trọng của con sông trong đời sống cộng đồng dân cư trong vùng, mỗi một tên gọi của nó đều ít nhiều phản ánh dấu vết văn hoá của những chủ nhân đã từng sử dụng những tên gọi đó. Phân tích sự khác nhau của các tên gọi sông Hồng theo nguồn gốc ngôn ngữ và cách cấu tạo, trong một chừng mực nhất định, sẽ giúp chúng ta phần nào làm rõ tính đa dạng văn hoá trong tiến trình phát triển lịch sử của người Việt ở cái nôi hình thành nền văn hoá của dân tộc.

Mittwoch, 13. Mai 2015

Di chúc Hồ Chí Minh : những nghi vấn đặt ra từ văn bản

                                                                                              nguyenthituhuyThu
                                                                                              04/23/2015 - 12:09 
Trước hết, xin quý độc giả lưu ý rằng tôi không đánh giá về Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử. Đánh giá về các nhân vật lịch, về đóng góp và sai lầm của họ, là công việc của các sử gia chân chính.

Ở đây, tôi chỉ làm một việc duy nhất : khảo sát các văn bản di chúc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó chỉ ra một số điều mà văn bản cho phép nhìn thấy. Đúng hơn là các văn bản của Hồ Chí Minh cho phép đặt ra một số nghi vấn mà tôi không có câu trả lời. Tôi cũng không có tham vọng trả lời, tôi chỉ làm công việc đặt ra các câu hỏi.

Trong bài này, để tiến hành khảo sát các bản di chúc, tôi sử dụng các bản gốc đánh máy năm 1965 và bản gốc viết tay các năm 1968-1969, của Hồ Chí Minh, được công bố trong cuốn « Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh », NXB Trẻ, 1999.

Lịch sử thế giới trong sách giáo khoa Việt nam

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-05-12

Nước Nga rầm rộ kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Đức cách đây 70 năm, thời kỳ mà nước Nga còn là một phần của Liên Xô. Bằng phương tiện truyền thông điện tử, người đọc Việt nam ngày càng có nhiều thông tin về những hành vi của nhà nước Liên Xô trước khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. Nhưng những điều như vậy không được giảng dạy cho học sinh Việt nam, họ vẫn không biết những gì thực sự xảy ra. Sau đây là ghi nhận của Kính Hòa về vấn đề này qua ý kiến của một số chuyên gia cũng như giáo viên Sử học trong nước.

Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn : "Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài"


"Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài"

Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn

Phạm Hồng Sơn thực hiện pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn?