Samstag, 3. Mai 2014

Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cuộc Hành Quân Phá Sản

                                                                                              Trọng Ðạt

Một ngày trước khi tướng Phú tuyên bố Ban Mê Thuột thất thủ, hôm 12-3 -1975 Hạ Viện Mỹ biểu quyết cắt 300 triệu Mỹ kim quân viện bổ túc cho Việt Nam Cộng Hoà do Tổng Thống Ford đệ trình Quốc Hội,

Đại sữ Mỹ Martin cũng thông báo cho Tổng thống Thiệu biết quân viện năm tới từ tháng 6 sẽ không được chuẩn chi, như thế Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn đủ đạn dược để đánh trận trong vòng 3, hoặc 4 tháng.

Tại Pleiku liên đoàn 4 Biệt động quân chưa thể giải tỏa được quốc lộ 19, sư đoàn 22 tại gần Qui nhơn chiến đấu dữ dội với sư đoàn 3 Sao vàng của Việt Cộng, phi trường Cù Hanh bị pháo kích, 3 phi cơ A-37 bị phá hủy.
Sư đoàn 10 sau khi chiếm Ban Mê Thuột tiến về tuyến Phước An, tại đây quân ta chỉ còn 700 người và 4 khẩu 105 ly.

Hôm 11-3 Tổng thống Thiệu họp Hội đồng Tướng lãnh gồm các Tướng Trần thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang để trình bầy kế hoạch mà ông gọi là "Tái phối trí lực lượng", với tình hình vũ khí đạn dược như hiện nay ta không thể giữ cả 4 quân khu, mà chỉ đủ lực lượng giữ Quân khu 3, Quân khu 4 và một phần duyên hải Vùng 2, Quân khu 1 chỉ giữ Huế và Đà Nẵng, sẽ rút bỏ Cao nguyên về giữ đồng bằng, bỏ những vùng xương xẩu để về giữ những vùng mầu mỡ. Hội đồng Tướng lãnh đồng ý, không ai phản đối.

Donnerstag, 1. Mai 2014

Trận Ban Mê Thuột 3/1975 – Khúc quanh lịch sử

                                                     Trọng Ðạt
Cuộc chiến tranh lớn nào cũng có một mặt trận kết thúc cho toàn bộ:
Ngày 2-2-1943 Quân Ðức đầu hàng Nga tại Stalingrad, Hitler mất nguyên lộ quân số 6 trên 300 ngàn người gồm những lực lượng tinh nhuệ nhất, gió đã đổi chiều cho Hitler, Satlingrad là khởi đầu cho sự bại trận của Ðức Quốc Xã. Ngày 4-6-1942 ngoài khơi Midway, trận hải chiến kinh hoàng Mỹ- Nhật diễn ra, trong một ngày Nhật bị mất 4 hàng không mẫu hạm, hơn 300 máy bay, khoảng 3000 thủy thủ.. rồi dần dần thua luôn cuộc chiến Thái Bình Dương. Tại Bắc Việt ngày 7-5-1954 Pháp bại trận Ðiện Biên Phủ, thua luôn cuộc chiến tranh Ðông Dương. Ngày 10-3-1975 Bắc Việt tấn công ồ ạt chiếm Ban Mê Thuột, Sau khi bị Đồng Minh Hoa Kỳ phản bội bán đứng VNCH cho Việt Cộng và liên minh Cộng sản Trung Cộng Và Nga Sô ký ép buộc VNCH ký kết Hiệp định PARI.Tổng Thống Thiệu cho rút quân theo đường số 7B đưa tới cuộc thảm bại lớn nhất trong cuộc chiến tranh tại miền Nam nước Việt và sự sụp đổ Quân đoàn 2, từ đó đưa tới sụp đổ Quân đoàn 1 và rồi đưa tới Sài Gòn thất thủ ngày 30-4-1975, kết thúc trong bi thảm cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ. Ban Mê Thuột được coi như trận đánh quyết định vận mạng của Việt Nam Cộng Hòa.

BAN MÊ THUỘT, Những Ngày Ðầu Trong Tay Cộng Quân

                                                              Nguyễn Định

Đã hơn một phần tư thế kỷ, thời gian trôi đi với biết bao vật đổi sao dời, nhưng trong tâm hồn mỗi người dân thành phố "Buồn Muôn Thủa", kỷ niệm xưa vẫn còn đó, thành phố quen thân của 26 năm về trước vẫn còn in sâu trong kí ức của mỗi con người. Như đại lộ Thống Nhất, chạy dài từ trung tâm thành phố ở Ngã 6 cho tới Buôn A Lê A, qua Hội đồng Tỉnh, Câu Lạc Bô Biên Thùy, Bưu Điện, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Công viên, Ty Ngân Khố, Trường Trung học Hưng Đức, là cửa ngỏ phía Nam của thành phố. Đường Lê Lợi, nối từ đại lộ Thống Nhất, bọc theo Câu Lạc Bộ Biên Thùy, khu cư xá Sĩ quan, cho đến trường Trung Học Tổng Hợp. Đại lộ Hùng Vương, nối từ Quân Y viện, ngang qua doanh trại đại dội 206 Cảnh sát Dã Chiến cho đến khuôn viên nhà thờ Chính Tòa, ở ngã 6 - Con đường Phan Chu Trinh, từ Ngã 6, ngang qua Trừơng Nử Trung Học Vinh Sơn cho đến Tòa Giám Mục. Đại lộ Tự Do, nối ngả 6, trung tâm thị xã với bến xe Cây Số 3, cửa Bắc thị xã, ngang qua biết bao Ty, Sở, và B Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh, mà bên kia là Phi Trừơng L.19. Con đừơng Hàm Nghi dài hun hút, nối Phan Chu Trinh chạy dài cho đến ngỏ vào Xả Châu Sơn. Đường Phan Bội Châu, cũng từ Phan Chu Trinh, cắt Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Y Jút, Nguyễn Thái Học, Tôn Thất Thuyết chạy dài cho đến Chùa Khải Đoan, trường Trung Học Bồ Đề và doanh trại Thiết Đoàn 8 Thiết Giáp, cửa ngỏ của phía Tây Thị Xã.

Những bí Mật Về Trận Thất Thủ BAN MÊ THUỘT

                             Lữ Giang

Trong thời gian bị giam giữ trong các trại cải tạo của CS, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với hàng trăm người có trách nhiệm hay liên quan đến những biến cố đưa đến sự sụp đổ toàn bộ miền Nam VN, trong đó trận Ban Mê Thuột là trận quan trọng nhất. Vì được gặp nhiều người cùng một lúc nên chúng tôi đã có dịp kiểm chứng những điều mà mỗi người đã kể. Đối với những người mà chúng tôi không ở cùng chung trại, sau khi về Saigon hay qua Mỹ, chúng tôi đã tìm cách để tiếp xúc và hỏi thêm, như trường hợp của Đại tá Nguyễn Văn Đồng, Tư lệnh Thiết đoàn 2 của Quân khu 2. Ông chỉ huy đoàn quân tháo chạy trên liên tỉnh lộ 7 và đã bị bắt gần Củng Sơn (Phú Yên). Chúng tôi cũng đã có dịp tham khảo nhiều sách báo của các tác giả miền Nam VN, của người Mỹ cũng như của Quân đội VC viết liên quan đến biến cố 30/4/75. So sánh những tài liệu thu thập được, chúng tôi đã khám phá ra nhiều sự kiện lịch sử cần được viết lại cho chính xác hơn.
Khi mới đến Hoa Kỳ vào năm 1990, chúng tôi đã viết ngay một bài nói về những bí ẩn đằng sau sự thất thủ Ban Mê Thuột, bài này đã gây ngạc nhiên và xúc động cho nhiều ngườị Nay những người liên hệ đến trận Ban Mê Thuột đã đến Hoa Kỳ. Có nhưng người đã đồng ý viết ra những biến cố mà họ đã tham dự hay chứng kiến như Đại tá Trịnh Tiếu, Trưởng phòng 2 Quân đoaný 2, Trung tá Ngô Văn Xuân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 thuộc Sư đoàn 23... nhưng đa số đã thú nhận rằng họ phải bỏ bớt đi vì sợ đụng chạm. Có người chỉ kể lại chứ không chịu viết và cũng có người khi kể lại đã yêu cầu đừng nêu tên họ ra khi viết, cũng vì sợ đụng chạm. Sau khi tổng kết, chúng tôi xin ghi lại những bí ẩn liên quan đến sự thất thủ Ban Mê Thuột. Sự thật có nhiều điều khác xa với những gì Văn Tiến Dũng đã viết trong cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân” hay Phạm Huấn đã viết trong cuốn “Tướng Phú và Những Trận Đánh Từ Điện Biên Phủ 1954 Đến Ban Mê Thuột 1975”.

Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975

NVT-PVP
   Trọng Ðạt

Sau ngày ký Hiệp định Paris, miền Nam Việt Nam mạnh hơn miền Bắc. Tháng 11 năm 1972 TT Nixon vội cho chuyên chở tới VNCH gần 600 máy bay các loại gồm:  208 máy bay phản lực gồm chiến đấu và oanh tạc cơ loại nhẹ và khoảng 360 trực thăng các loại, 23 phi cơ thám thính, ba tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết  giáp M-48 (Nixon,No More Vietnams trang 170-171).
Trong khi ấy BV bị thiệt hại nặng và thảm bại trong trận muà hè đỏ lửa, tính tới tháng 9/1972 có vào khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh CS bị giết, khoảng 700 chiến xa bị phá hủy (Nguyễn đức Phương,Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 587), ngoài ra trận oanh tạc dữ dội Giáng sinh 1972 bằng B-52 đã gây thiệt hại rất nặng cho hạ tầng cơ sở BV như kho hàng, đường xe lửa, nhà máy điện, phi trường….

Mặt Trận BAN MÊ THUỘT

                                          Phạm Huấn



Thiếu Tướng Phạm Văn Phú

Ngày 9 tháng 3, 1975.

Đó là một ngày Chúa Nhật. Sau bốn ngày tại mặt trận Bình Định, mãi tối mịt hôm trước chúng tôi mới về tới Nha Trang. Và chúng tôi vừa chết hụt khi chiếc trực thăng hầu như mất thăng bằng trong những cơn lốc xoáy, lúc bay ngang qua Vũng Rô gần Tuy Hòa.

Khi chuông điện thoại reo lên, nhìn đồng hồ mới 8 giờ sáng, mắt tôi cay xè và thật khó chịu. Giọng nói quen thuộc của Tân, một Sĩ quan Tùy viên khác ở Nha Trang, và cũng là em vợ Tướng Phú vang lên từ đầu giây bên kia:
- Ông Tướng mời anh vào bay gấp!
Ngừng lại một giây, Tân nói tiếp:
- Nhưng ông ấy mới chuẩn bị ăn sáng. Chừng 15 phút nữa anh ra thẳng phi trường, tôi lái xe về cho. Ông Tướng bay C-47, tầu bay đậu ở khu VIP bên dân sự!

Và Tân cúp máy.

Trận Ban Mê Thuột

Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên

Lực Lượng Ðịch : Dưới quyền điều động của Bộ Tư Lệnh mặt trận Ban Mê Thuộc  A75 do Tướng Văn Tiến Dũng, Ðinh Ðức Thiện và Lê Ngọc Hiền chỉ huy gồm khoảng 25,000 người.:
-          SÐ F10. chủ lực tấn công BMT.
-          SÐ320 chỉ có danh vì đã bị thiệt hại nặng khi đụng độ với Nhảy Dù ở Thượng Ðức.
-          SÐ316 CSBV tử Nam Lào tiến sang
-          SÐ968
-          SÐ3CSBV  Sao Vàng làm nghi binh.
-          4 Trung Ðoàn Bộ Binh 95A, 95B, 25 và 271.
-          5 Trung Ðoàn pháo binh gồm 48 khẩu pháo dủ loại và phòng không.
-          1 Trung Ðoàn Chiến Xa, một Trung Ðoàn Ðặc Công.
-          2 Trung Ðoàn Công Binh, Một Trung Ðoàn Thông Tin.
-          Các đơn vị hậu cần, Quân xa...
Lực Lượng Bạn : Tổng cộng khoảng 4,000 người
-          Trung Đoàn 53 Bộ Binh ( chỉ còn 2 Tiểu Đoàn).
-          Liên Đoàn 21 BĐQ.
-          Các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân.
-          Lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia.
Từ sau ngày ký Hiệp Ðịnh Paris ngừng bắn 27/1/1973 tình hình Việt Nam tương đối yên tĩnh.

-

Tháng 6/1973 Quốc hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự tại Ðông Dương Việt Miên Lào. Ðầu tháng 7-1973 Nixon ký thành đạo luật áp dụng từ giữa tháng 8-1973 cấm hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn cõi Ðông Dương. Tháng 10-1973 Quốc Hội ra đạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh, Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến.
Cộng Sản Bắc Việt nhận thấy thời cơ đã đến, bèn thay đổi đường lối đấu tranh từ chính trị sang bạo lực. Trước hết tiến đánh các đồn bót lẻ tẻ, Sửa chửa và tu bổ hệ thống đường mòn HCM. Tại Quân khu 1, lấn chiếm một số căn cứ của Việt Nam Cộng Hòa, tháng 9, tháng 10 một số đơn vị thuộc tỉnh Thừa Thiên phải di tản. Năm 1973 Bắc Việt vẫn chưa phục hồi sau trận Mùa Hè 1972, chưa thể tổ chức được cuộc tấn công qui mô lớn.
Sau khi ký Hiệp định Paris, Bắc Việt cho khởi công xây tuyến đường xa lộ hành lang 613, song song với đường

Nhìn Lại Trận Ðánh BAN MÊ THUỘT 1975

                                               Đại Tá Nguyễn Trọng Luật

 Sau những bài liên quan đến trận đánh Ban Mê Thuột, có nhiều thư từ gởi đến nói lên những nhận xét, góp ý kiến hay những bài trình bày thêm những chi tiết góp phần làm sáng tỏ những bí ẩn của trận đánh này, trong đó có bài dưới đây của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac khi trận đánh Ban Mê Thuộc xảy ra.
Như Đại tá Luật nói ngay từ đầu, ông chỉ là một Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng của tỉnh Darlac, quyền hạn của ông rất giới hạn. Tư lệnh chiến trường lúc đó là Đại tá Vũ Văn Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh, ông chỉ là người thừa hành. Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ông không biết rõ những tin tức tình báo mà Quân đoàn 2 đã thu lượm được cũng như những quyết định của Quân đoàn 2 liên quan đến trận Ban Mê Thuột. Nhưng đối với diễn biến của trận đánh, từ khi mở màng cho tới khi kết thúc, ông nắm rất vững, vì ông là người trong cuộc. Đây là một tài liệu quý báu có thể giúp cho các nhà sử học và các nhà phân tích, phê bình hiểu rõ hơn về trận đánh có tính cách quyết định này.


BAN MÊ THUỘT Ngày Ðầu Cuộc Chiến

                      Nguyễn Định

Cho đến hôm nay tôi vẫn chưa sao quên được Ban Mê Thuột và bao kỷ niệm yêu dấu của tuổi ấu thơ trên thành phố nhỏ bé này, mà đặc biệt là Ban Mê Thuột với nỗi kinh hoàng của đêm ngày 9 tháng 3/1975, đêm đen hãi hùng của chiến tranh và lửa đạn.
"Ai chiếm được Ban Mê Thuột, kẻ đó làm chủ chiến trường." Tôi không còn nhớ ai đã nói câu này, nhưng Ban Mê Thuột quả thật có một vị trí chiến lược vô cùng trọng yếu đối với miền cao nguyên, vì lãnh thổ của tỉnh Darlac, mà Ban Mê Thuột là thị xã, nằm trên Quốc Lộ 14, chạy dài từ phía Nam là tỉnh Quảng Đức, nối tiếp với Vùng 3 Chiến Thuật. Phía Bắc là tỉnh Phú Bổn chạy dài đến Pleiku. Phía Tây là một dãy rừng già tiếp giáp với biên giới của các nước láng giềng (ngã 3 biên giới). Từ khu vực phía tây, một nhánh sông Serepok bắt nguồn từ Cam Bốt chạy xuyên Ban Mê Thuột cắt Quốc Lộ 14 ở phía Nam thị xã 14 km (cầu 14).




GIỞ NHỮNG TỜ LỊCH CŨ 1975

Kính thưa Quý vị , 
Tôi xin được phép đưa lên những trang nhật ký của những tháng ngày đau thương tang tóc của VNCH trong suốt chặng đường 52 ngày đêm chiến đấu đầy máu và nước mắt , những sự bi hùng hy sinh gian khổ và mất mát , để rồi ... cuối cùng chúng ta :
Tự do ơi tự do! tôi trả bằng nước mắt. Tự do hỡi tự do! anh trao bằng máu xương.Tự do ôi tự do! Em đổi bằng thân xác. Vì hai chữ tự do! Ta mang đời lưu vong  

 

Montag, 28. April 2014

Tôi gọi họ là Anh Hùng

                                                              Đặng Chí Hùng


Trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc (theo cách gọi của tác giả Huy Đức) đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” như tôi từng chứng minh trong 2 bài “Những sự thật cần phải biết - phần 1”thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng...


Cứ mỗi độ xuân về, những ngày tháng 3 cho đến cuối tháng 4, đã gần 40 năm qua chúng ta thường được nghe những luận điệu lặp lại củanhững người cộng sản chuyên nghề ngậm máu phun người và làm thí ít mà báo cáo láo thì nhiều về cái gọi là “Chiến thắng lẫy lừng” thì tôi lại phải xuống bút.
Có lẽ tôi không cần phải nói lại về bản thân tôi vì tôi chẳng có cái gốc “Ngụy” để mà đi “chống phá” cách mạng. Nhưng tôi thấy cần phải luận anh hùng với đôi dòng để bạn đọc thấy trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng...

Tại sao tôi nói như vậy? Vì trong cuộc chiến phi nghĩa mà cộng sản gây ra khiến nhân dân điêu linh (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 13”) thì kẻ thắng đã được đặt vào thế “được thắng”,còn người “thua” thì thực tế họ không thua mà họ đang thắng trong lòng chúng tôi, những người dù sinh sau đẻ muộn.

Tháng tư đen và danh dự người lính

                                                                                           Nguyễn Hữu Thời  

Chỉ trong vòng 2 tháng 3 và 4/1975, CS lợi dụng QLVNCH tháo lui, đã xua hàng chục sư đoàn quân chủ lực tiến chiếm miền Nam, Saigon sụp đổ, miền Nam thua trận…Từ đó, quân dân miền Nam phải trãi qua những năm dài trong ngục tù, tăm tối…đời sống dù ở đâu trên dãi đất miền Nam từ Bến Hải cho đến Cà Mau cũng đều là những ngày u ám có lúc khắc khoải đến nghẹt thở…

Gia đình tôi gồm cha, mẹ kế và 5 anh em trai mà trong đó đã có đến 4 người là lính, lính của QVNCH. Anh 3 tôi, khóa 1/72 Thủ Đức, lúc đó là sĩ quan biệt phái đang làm việc tại Ngân Hàng QGVN (anh biệt phái từ Phòng Tổng Quản Trị Bộ TTM), anh thứ 5 là lính Không Quân thuộc SĐ 4 KQ (ngành kỹ thuật ), anh thứ 6 là lính Hải Quân tùng sự tại căn cứ HQ Bình Thuỷ Cần Thơ và tôi- em trai út,khóa 3/73 Thủ Đức, lúc đó là một sĩ quan cấp nhỏ nhất trong quân đội:chuẩn uý, sĩ quan không trợ của tiểu đoàn 469ĐP thuộc TK Vĩnh Long. Vậy là cả 4 anh em chúng tôi đều là quân nhân.

Một Nhân Cách Lớn Của Saigon

                                                                                              Dung Dang

Vào năm 1978, khi việt cộng trả lại “quyền công dân” cho Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù “học tập cải tạo” đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu “Tổng Thống” Dương Văn Minh đang hồ hỡi hân hoan đi bầu quốc hội “đảng cử dân bầu” của cộng sản.

Cụ Trần Văn Hương cũng được cộng sản trả lại “quyền công dân” nhưng Cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương đã gửi bức thư sau đây đến các cấp lãnh đạo chính quyền cộng sản:


“…hiện nay vẫn còn có m...ấy trăm ngàn nhơn viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ Tướng, Tổng Bộ Trưởng, các Tướng Lãnh, Quân Nhân Công Chức các cấp các Chính Trị Gia, các vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Đảng Phái đang bị tập trung cải tạo, rĩ tai thì ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy được được về.

Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chính phủ mới thả họ về hết vì họ là những người chỉ biết thừa hành mạng lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả.
 
Tôi xin chính phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, còn lo làm ăn xây dựng đất nước.
Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi." 



Cụ Trần Văn Hương không hề nhận “quyền công dân” của cộng sản và cho đến khi từ trần vào năm 1981 thì Cụ vẫn còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa.

VNCH: Từ lúc Hoa Kỳ tham chiến đến khi Sài Gòn sụp đổ

                                                                                                            Vann Phan
Sự suy đồi trong tình hình chính trị và quân sự tại Miền Nam Việt Nam sau vụ lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã làm cho chính phủ và nhiều giới chức các cấp tại Ngũ Giác Ðài bên Mỹ phải lo ngại. Sau vụ ám sát Tổng Thống Kennedy, chỉ ba tuần sau cái chết của Tổng Thống Diệm, Tổng Thống Lyndon B. Johnson, lên kế nhiệm, đã quyết định phải có thêm nỗ lực chận đứng việc Cộng Sản chiếm được Miền Nam Việt Nam. Và chính quyền của vị tân Tổng Thống khởi sự nghiên cứu cách thế gởi quân chiến đấu Hoa Kỳ đến đó. 


Cái Chết Của Cha Tôi

                                                                                                           Giao Chỉ,  San Jose.
Cái Chết Của Cha Tôi
Vẫn chuyện tượng đài.
Cô Hoàng Mộng Thu của biệt đoàn Lam Sơn vừa lên radio thông báo về việc San Jose thực hiện bức tường tưởng niệm các vị anh hùng Việt Nam Cộng Hòa tuẫn tiết. Trong 7 vị anh hùng dự án lựa chọn có hình ảnh của trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long. Hình ảnh do 1 thân hữu gửi đến. Sinh quán chưa biết rõ, năm sinh chưa tìm ra. Bỗng một hôm có người gọi cho cô Thu. Thân nhân của ông Long là chúng tôi đây. Hình này không chắc là hình của cha tôi. Bà là ai vậy? Tôi là con gái của ông Long. Thưa bà ở đâu gọi vậy. Tôi ở San Jose đây này. Tôi ở đây đã 11 năm rồi.
Bức tường tưởng niệm sẽ dựng tại San Jose và hình ảnh lịch sử tại Sài Gòn, trung tá Nguyễn Văn Long tự sát tại tượng đài TQLC VN.
Cô Thu bèn điện thoại cho bác Lộc. Chết rồi bác ơi. May mà mình còn đang quyên tiền. Chưa làm hình trên đá. Hình đó không phải của ông Long. Con gái ông nói chuyện với cháu đây này. Nhưng chuyện không hay mà lại thành duyên kỳ ngộ. Tìm kiếm bao năm nay để xin tin tức, bây giờ gặp may. Tôi phải liên lạc gấp với gia đình trung tá Long ngay tại San Jose.

Sơ đồ hình ảnh chiến trường cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979

Sonntag, 27. April 2014

Hình ảnh Chiến tranh Việt-Trung 1979

 Nguồn: foto-history
Kichbu posted on 15.01.2013
Vào tháng Một năm 1979, người Việt Nam lật đổ chế độ Khme Đỏ thân Trung Quốc. Cũng vào tháng Một năm 1979, những người cộng sản Việt Nam với chủ nghĩa dân tộc không nhỏ đã xua đuổi cộng đồng người Hoa từ lâu sinh sống ở các thành phố và phía Bắc ra khỏi Việt Nam.


Đáp lại, những người cộng sản Trung Quốc, cũng với chủ nghĩa dân tộc không nhỏ, tối ngày 16 tháng Hai năm 1979 đã tấn công biên giới Việt Nam.