Samstag, 18. Februar 2017

Nước Mắt Trước Cơn Mưa

Nước Mắt Trước Cơn Mưa
Tears Before the RainNước Mắt Trước Cơn Mưa, là tựa một cuốn sách của Larry Engelmann, giáo sư khoa sử của đại học San Jose, California và được Nguyễn Bá Trạc, tác giả của Ngọn Cỏ Bồng dịch ra tiếng Việt.
Như trong một video clip phỏng vấn mình, tác giả Larry Engelmann cho biết mình không phải là nhà văn mà chỉ là người kể chuyện, storyteller, đến với sách vở chữ nghĩa chỉ là một sự tình cờ. Ông sinh năm 1941, lớn lên tại một thành phố nhỏ ở tiểu bang Minnesota. Ngay từ nhỏ ông đã say mê nghe người lớn, trong số đó là những người trở về từ Thế Chiến Thứ 2, kể chuyện. Ông say mê nghe người ta kể chuyện rồi từ nghe ông lại trở thành người kể chuyện. Nên không có gì lạ khi ông mê môn sử và chọn sử là ngành mình theo học khi lên bậc đại học, và học xong, ra trường lại đem chính cái tài kể chuyện của mình ra dạy môn sử tại đại học San Jose, California. Lương dạy học không đủ chi phí cho gia đình, ông mới viết và gửi bài cho một số báo để kiếm thêm tiền. Tài kể chuyện của ông khi đưa lên trang giấy lại gây lôi cuốn và xúc động cho người đọc, và ông thành nhà văn, không, ông thành nhà kể chuyện, storyteller, storyteller for money, người kể chuyện để kiếm tiền, như ông xác nhận mình là ai và vì sao viết.
Nước Mắt Trước Cơn Mưa xuất hiện cũng là sự tình cờ như vậy. Khởi đầu ông gửi cho một nhà xuất bản 38 trang đầu tiên ông mới viết nháp để thăm dò. Chỉ đọc xong 38 trang bản thảo, đúng 11 giờ khuya, nhà xuất bản gọi điện thoại cho ông, trước tiên cho ông biết, theo lẽ thường, những cú điện thoại của bác sĩ gọi 11 giờ đêm là tin xấu, còn của nhà xuất bản là những tin tốt lành. Nhà xuất bản đề nghị ký hợp đồng xuất bản cuốn sách, và vì cuốn sách chỉ mới có 38 trang, nên đưa ra thời hạn trong vòng 12 tháng, ông phải hoàn tất và giao bản thảo cho nhà xuất bản và nhà xuất bản ứng trước cho ông 175 ngàn đô.
Cú điện thoại 11 giờ khuya của nhà xuất bản với 38 trang đầu là như vậy, nên bạn sẽ không ngạc nhiên khi đọc Tears Before the Rain qua bản dịch của Nguyễn Bá Trạc mà Tương Tri được phép của dịch giả Nguyễn Bá Trạc sẽ đánh máy lại và đưa lên.  Xúc động, xúc động và xúc động như hai câu thơ đầy định mệnh:
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa
Tuongtri.com
8111_engelmann_larry
_________________________________________
L Ờ I   M Ở   Đ Ầ U
Cuối tháng giêng 1975, một đàn ong đông đảo bất thường chợt bay xuống Sài Gòn. Đàn ong đậu trên hai tòa cao ốc làm mọi người trong nhà sợ hãi chạy ra. Sau đó vài người bạo dạn quay lại tính xông khói đuổi ong đi.
Lúc ấy, có người bàn: Biết đâu đàn ong chẳng đến báo trước một điềm gì? Nhiều thầy tiên tri từng bảo: Số mệnh dân Việt Nam chẳng bao lâu cũng không khác đàn ong lũ kiến. Quả báo, mình đối với chúng thế nào, lượt mình cũng thế.
“Điềm trời”, lời bàn được mọi người mau chóng tin theo. Không ai đốt khói xua ong nữa. Dân chũng lũ lượt kéo đến, kinh ngạc nhìn. Không ai bước vào tòa cao ốc. Nhưng rồi chỉ một ngày sau đàn ong rời đi. Chúng bay túa về hướng đông nam, phía Vũng Tàu và biển Nam Hải. Df chẳng ai xác quyết được lời tiên đoán, nhưng hơn bao giờ hết. người ta đâm lo âu thắc mắc cho tương lai.


Vài ngày sau khi đàn ong rời Sài Gòn, lại một đàn lũ bất thường  nữa xuất hiện, gần Phan Rang. Hướng Tây Bắc Sài Gòn. Lần này một đạo quân sâu rầy cực kỳ đông đảo chẳng rõ đâu ra, lúc nhúc di chuyển về hướng tây nam, che kín các mặt đường, cánh đồng. Lúc đầu, xe hơi, xe đạp chỉ giản dị cán lên chạy, bộ hành dẵm lên đi. Có sao, dẫu hơi phiền một chút. Nhưng một lần nữa, các nhà bói toán huyền bí thận trọng bảo:”lại điềm trời, chẳng chóng thì chầy,mình có khác gì bầy sâu,đám bọ”. Họ cảnh cáo:” Đừng hại chúng, mình đối với chúng thế nào, lượt mình cũng bị như thế”. Rồi lại như đàn ong, đám rầy cũng biến mất.
Vào khoảng thời gian ong và rầy xuất hiện, Miền Nam Việt Nam bước vào năm thứ hai của cái mà tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mệnh danh là CUỘC CHIẾN ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ BA. Trong cuộc chiến này. Quân đội Miền Nam Việt Nam tiếp tục chiến đấu chống quân phiến loạn Việt Cộng và đồng minh Bắc Việt của họ. Nhưng vắng mặt trong cuộc chiến này là Hoa Kỳ. Hơn thập niên trước, Tổng Thống John F.Kennedy tuyên bố:” Phải tạo niềm tin quân sự và phải bảo vệ tự do “. Ông kết luận:”Việt Nam chính là nơi để thực hiện cả hai mục tiêu” Song vào năm 1973, dân Mỹ và các thủ lĩnh lại quyết định:” Nơi ấy không phải là Việt Nam.”Họ đòi hỏi “ Không một người Mỹ nào nên chết ở Việt Nam nữa”.
Như vậy, đầu năm 1973, sau hơn bốn năm thương thảo ở Ba Lê, cuối cùng đến lúc Mỹ ký với Bắc Việt cái gọi là “ Hiệp Định Ngưng Chiến Và Tái Lập Hòa Bình Ở Việt Nam”. Miền Nam Việt Nam gượng gạo ký vào hiệp định sau hàng chuỗi áp lực dọa dẫm cắt đứt viện trợ của Hoa Kỳ. Bản Hiệp Định giúp Mỹ rút chân ra, triệt thoái quân chiến đấu khỏi Miền Nam Việt Nam và trao đổi tù binh chiến tranh. Bản  Hiệp Định cũng tạo nên các ủy ban liên hợp điều hành việc thả tù, việc rút quân Mỹ cùng các quân đồng minh khác.Một ủy ban liên hợp quân sự khác được thiết lập để điều tra số phận người Mỹ mất tích trong cuộc chiến. Hiệp định còn dự liệu cả việc tổ chức một hội nghị nhằm thống nhất Nam Bắc Việt Nam một cách hòa bình.
Chỉ một phần của Hiệp Định ấy đã được chặt chẽ thi hành, đó là phần triệt thoái quân lực Mỹ. Ngày 29/3/1973 đơn vị chiến đấu cuối cùng của Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam. Bộ tư lệnh MACV- chỉ huy Quân viện cũ đặt tại phi trường Tân Sơn Nhất-trở thành trụ sở DAO – Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự Mỹ-. Văn phòng này chỉ có nhiệm vụ điều hợp việc cung cấp, sử dụng tiếp vận cho Quân Đội Miền Nam Việt Nam. Nhân viên DAO bị cấm ngặt không được giữ một vai trò cố vấn quân sự gì ở Nam Việt Nam.
Một trong những điều khoản  đáng tranh luận nhất của Hiệp Định Ba Lê là đã cho phép Bắc Việt duy trì khoảng từ  80.000 đến 160.000 quân chính quy ở Nam Việt Nam. Chỉ với điều khoản ấy, nhiều người miền Nam hiểu ngay: Đây không phải là một hòa ước  mà là bản án tử hình…
Hiệp ước dù không cho phép Bắc Việt tăng thêm quân số ở miền Nam, nhưng họ được duy trì nguyên trạng, họ có thể được tiếp vận và thay quân. Nhằm xoa dịu nỗi hoài nghi và sợ hãi của Nam Việt Nam – là phía được yêu cầu buộc phải chung sống hòa bình với sự hiện diện của Bắc quân -, cả hai ông: Tổng Thống Richard Nixon và Ngoại Trưởng Henri Kissinger, là những người đích thân thương thảo hiệp định, đều đoan quyết: Mỹ sẽ không khi nào đứng ngoài, mặc cho Bắc Việt cưỡng bức Hiệp Định, bành trướng sự hiện hữu của họ tại miền Nam. Đúng thế, họ đều hứa với Tổng Thống Thiệu là Hoa Kỳ sẽ đáp ứng bằng một lực lượng quân sự mạnh mẽ, nếu có sự vi phạm hiệp định của Bắc quân. Khả năng quân sự của Hoa Kỳ, họ trấn an ông Thiệu-SẼ TRIỆT ĐỂ BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ VÀ NỀN ĐỘC LẬP CỦA ĐỒNG MINH-. Ngay sau lễ nhậm chức vào mùa hè 1974, Tổng Thống Gerald  Ford  cũng xác nhận lần nữa lời cam kết  với  Nam Việt Nam và sự gắn bó với  Hiệp Định Ba Lê như vậy.
Nhưng sau cùng, lời thề hứa của hai Tổng Thống Mỹ chỉ là rỗng tuếch.. Thời gian đẫ đem đến những vấn đề mới và lãnh đạo mới cho Hiệp Chủng Quốc. Vụ tai tiếng Watergate trước hết đem đến sự bất tín nhiệm, tiếp theo đến việc Tổng Thống Nixon từ chức taọ ra thế yếu cho Hành pháp Mỹ. Đây là điềm bất tường cho Nam Việt Nam vì Hành pháp Mỹ ủng hộ Nam Việt Nam, còn Lập pháp Mỹ đối kháng sự ủng hộ ấy… Rồi cuộc chiến Trung Đông, việc OPEC ( Tổ chức các quốc gia xuất cảng dầu) xiết chặt nguồn dầu làm giá dầu tăng vọt. Những việc ấy làm người Mỹ gia tăng mối quan tâm là ngoài khu vực Đông Nam Á, Mỹ cũng còn phải gắn bó với các Quốc gia đồng minh khác nữa…
Và ở Việt Nam, chiến cuộc vẫn tiếp diễn. Hiệp định Ba Lê không tạo ra hòa bình. Nó chỉ biến đổi cục diện và số quân tham chiến…CUỘC CHIẾN VIỆT NAM RÒNG RÃ ẤY, ĐẾN SAU MÙA XUÂN 1973 ẤY CHỈ CÒN THUẦN TÚY LÀ NGƯỜI VIỆT NAM GIẾT NGƯỜI VIỆT NAM, VỚI MỘT BÊN LÀ MỸ, BÊN KIA LÀ CÁC NƯỚC THUỘC KHỐI CỘNG SẢN CUNG CẤP CÁC PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ĐÁNH NHAU VÀ CHẾT.
Nhưng rồi vì: giá cả gia tăng, Quốc hội cắt giảm ngân sách một cách trầm trọng, vấn đề tham nhũng ở Việt Nam, ảnh hưởng bởi các phong trào “ vận  động hòa bình” ở Mỹ, cường độ mâu thuẫn ở Việt Nam gia tăng mạnh mẽ … tất cả đưa đến việc thiếu hụt nghiêm trọng các phương tiện tiếp vận quân sự cần thiết sống chết của Nam Việt Nam …những thiếu hụt này gây hoang mang sợ hãi cho cả quân đội lẫn thường dân. Dù Đại Sứ Graham Martin và các nhân viên quân sự cố trấn an, người ta vẫn tin Mỹ sắp bỏ Miền Nam vào tay quân Miền Bắc – những kẻ chẳng có mấy lòng thương xót- Mỹ chịu đựng đã lâu, giờ đây. Họ kết luận MỸ XÓA SỔ NAM VIỆT NAM!

_______________________________
PHẦN THỨ NHẤT: NGƯỜI MỸ
_______________________________
Chương 1: Chuyến Bay Cuối Cùng Từ Đà Nẵng
Chương 2: Cô Nhi
Chương 3: Phái Đoàn Quốc Hội
Chương 4: Toà Đại Sứ Hoa Kỳ
Chương 5: Trung Ương Tình Báo
Chương 6: Văn Phòng Tuỳ Viên Quân Sự Hoa Kỳ
Chương 7: Uỷ Ban Liên Hợp Quân Sự Hoa Kỳ
Chương 8: Bộ Chỉ Huy Hải Vận
Chương 9: Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ
Chương 10: Tù Binh Chiến Tranh
Chương 11: Hoa Thịnh Đốn
Chương 12: Giới Truyền Thông Hoa Kỳ
Chương 13: Dân Sự Hoa Kỳ
Chương 14: Về Phía Nixon
_____________________________
PHẦN THỨ HAI: NGƯỜI VIỆT
_____________________________
Chương 15: Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà
Chương 16: Dân Sự Việt Nam
Chương 17: Trẻ Em
Chương 18: Những Người Chiến Thắng
_______________________________
PHẦN THỨ BA: SAU CUỘC CHIẾN
_______________________________
Chương 19: Bụi Đời
Chương 20: Người Việt
__________________________________
Phụ Lục: 
______________________
Ghi chú:
  1. Trần Thị Mỹ Ngọc, “Họ như đàn kiến vây quanh chúng ta”, Trần Thị Mỹ Ngọc dịch.
  2. Trần Thị Mỹ Ngọc, “Hãy để tôi chết trong ánh mặt trời”, Trần Thị Mỹ Ngọc dịch.
  3. Lê Thị Ngọc Hà, “Theo tôi người Việt rất là hư. Chúng tôi không biết quí trọng những gì đã có cho đến khi mất tất cả”, Nguyệt Thu Hồ dịch. (Bài viết của Larry Engelmann không có trong nguyên tác)

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen