Lịch sử
Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm
214 trước công nguyên, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi "Quảng Tây" bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành "Quảng Tây". Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây.
Vào cuối đời
nhà Thanh, ở
huyện Quế Bình, miền đông Quảng Tây, đã nổ ra cuộc
khởi nghĩa Kim Điền vào
ngày 11 tháng 1 năm
1851 , khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại
Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra
trận đánh Trấn Nam Quan nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm
1885, trong
chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng
Phùng Tử Tài đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng.
Sau ngày thành lập
Trung Hoa dân quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc:
Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ. Do
Lục Vinh Đình và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh
Hồ Nam và
Quảng Đông ở liền kề. Đầu
thập niên 1920 Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng
Tập đoàn Quảng Tây mới, do
Lý Tông Nhân và
Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi cuộc
khởi nghĩa Bách Sắc, một cuộc khởi nghĩa cộng sản do
Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm
1929. Các căn cứ cộng sản đã được thiết lập mặc dù cuối cùng đều bị lực lượng
Quốc dân Đảng tiêu diệt.
Vào năm
1944 gần kết thúc
Thế Chiến II,
Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau
Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là
Chiến dịch Dự Tương Quế trong một nỗ lực thâu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với
Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản.
Nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn. Chính quyền tỉnh thay đổi vào tháng 12 năm
1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân. Vào năm
1958, Quảng Tây được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc
Tráng/
Choang theo đề nghị của Thủ tướng
Chu Ân Lai. Quyết định này được đưa ra do người Tráng là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa, và tập trung nhiều ở Quảng Tây; tuy nhiên người Tráng vẫn chỉ chiếm thiểu số trong dân số Quảng Tây.
Suốt chiều dài lịch sử, Quảng Tây là vùng đất nội lục (không có biển). Năm
1952 một phần nhỏ của bờ biển
Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển. Năm
1955 chuyển giao lại, và năm
1965 tiếp nhận lại.
Mặc dù có sự phát triển công nghiệp nặng diễn ra trong tỉnh trong suốt những năm 1960 và 1970, vẫn còn rất nhiều các danh lam thắng cảnh du lịch hấp dẫn mọi người trên khắp thế giới. Thậm chí mức tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc trong những năm 1990 dường như để Quảng Tây tụt lại phía sau. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng mạnh về công nghiệp hóa và tập trung hóa cây trồng. GDP đầu người đã tăng nhanh chóng do các ngành công nghiệp ở Quảng Đông phải tìm kiếm các địa điểm sản xuất tại các khu vực có giá nhân công rẻ hơn.
Các đơn vị hành chính của Quảng Tây
Quảng Tây được chia ra 14 thành phố thuộc tỉnh (địa cấp thị), dưới nữa là 56 huyện, 34 quận, 12 huyện tự trị và 7 thị xã (huyện cấp thị). Các thành phố (địa cấp thị) là:
Địa lý
Nằm ở phía nam Trung Quốc, Quảng Tây giáp giới với
Vân Nam phía tây,
Quý Châu phía bắc,
Hồ Nam phía đông bắc, và
Guangdong phía đông nam. Nó cũng có biên giới với
Việt Nam phía tây nam và
Vịnh Bắc Bộ phía nam.
Quảng Tây là vùng núi. Dãy
Nam Lĩnh nằm ở ranh giới phía đông bắc, với
Việt Thành Lĩnh và
Hải Dương Sơn là những nhánh ngắn của Nam Lĩnh. Gần vào giữa tỉnh hơn có các núi
Đại Dao Sơn và
Đại Minh Sơn. Về phía bắc có các núi
Đô Dương Sơn và
Phượng Hoàng Sơn, còn ở vùng ranh giới đông nam có núi
Vân Khai Đại Sơn. Đỉnh núi cao nhất Quảng Tây là
Miêu Nhi Sơn, thuộc dãy Việt Thành Lĩnh, cao 2141 m.
Nhiều con sông cắt qua các dãy núi tạo thành các thung lũng. Hầu hết các sông này đều thuộc lưu vực
sông Tây Giang:
Quảng Tây có bờ biển ngắn nằm bên
Vịnh Bắc Bộ. Các hải cảng chính là
Bắc Hải,
Khâm Châu và
Phòng Thành Cảng.
Quảng Tây có khí hậu cận nhiệt đới. Mùa hè thường dài và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17 - 23 °
C, trong khi lượng mưa hàng năm từ 1250 - 1750
mm.
Thành phố chính:
Nam Ninh,
Bắc Hải,
Quế Lâm,
Liễu Châu.
Thị xã tiêu biểu:
Long Môn,
Tam Giang,
Dương Sóc.
Kinh tế
Các loại ngũ cốc và lương thực quan trọng của Quảng Tây gồm:
gạo,
ngô,
khoai và
lúa mỳ. Hoa màu có:
mía đường,
lạc,
thuốc lá và
đay. Quảng Tây có trữ lượng
thiếc,
măng gan,
indium nhiều hơn bất cứ tỉnh nào của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Quảng Tây đã tụt hậu so với tỉnh
Lưỡng Quảng là
Quảng Đông về kinh tế. GDP danh nghĩa năm 2004 của Quảng Tây là 332 tỷ NDT (41,19 tỷ USD), xếp thứ 17 các tỉnh Trung Quốc. GDP đầu người là 680 USD.
Dân cư
Khu tự trị là nơi tập trung nhiều
Người Tráng, hơn 14 triệu, một trong những dân tộc thiểu số chính ở Trung Quốc. Hơn 90% người Tráng ở Trung Quốc sống ở Quảng Tây, đặc biệt là ở khu vực trung tâm và phía Tây. Cũng có một số lượng khá người dân tộc thiểu số
Người Đồng và
Người Miêu. Dân tộc thiểu số khác gồm:
Người Dao,
Người Hồi,
Người Di,
Lô Lô,
Người Thủy, và
Người Kinh (người Việt).
Văn hóa
Quảng Tây nổi tiếng vì sự đa dạng ngôn ngữ. Ví dụ ở thủ phủ
Nam Ninh, có tới bốn
phương ngữ được nói:
Quan thoại Phương Nam,
Quảng Đông thoại,
Bình Thoại, và
tiếng Tráng.
Các trường cao đẳng, đại học
Du lịch
Điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Quảng Tây là
Quế Lâm, một thành phố nổi tiếng khắp Trung Quốc và trên thế giới vì vẻ ngoạn mục của nó bên bờ
Li Giang với các đỉnh núi
karst vây quanh. Đây từng là thủ phủ của Quảng Tây, và
Tĩnh Giang vương thành, nơi ở trước đây của các ông hoàng cũng mở cửa cho dân chúng. Từ Quế Lâm xuôi về phía nam là thị trấn
Dương Sóc, một điểm đến nổi tiếng của du khách nước ngoài đặc biệt là khách
du lịch ba-lô.
Những người dân tộc
thiểu số ở Quảng Tây như
người Tráng và
người Đồng đều rất quan tâm đến du lịch. Phía bắc của tỉnh, tiếp giáp với
Quý Châu, là quê hương của ruộng bậc thang
Long Môn được coi là một trong những ruộng dốc nhất trên thế giới. Không xa đó là
Huyện tự trị Đồng tộc Tam Giang.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen