Samstag, 20. Februar 2016

Trận đánh An Lộc, mùa hè năm 1972

Cứ thế mà ngày tháng đi qua, mỗi ngày ba tôi đi làm, tôi đi học, buổi trưa, cơm tháng được người ta mang tới nhà, treo bằng cái gà mên nhôm trên cao với cái móc sắt bên cửa sổ cho chó đừng nhẩy lên tới. Mỗi sáng gần trưa, tôi về trước ba tôi, lấy gà mên xuống, mở cửa nhà và hai cái cửa sổ to ra, mở hết cửa bên trong nhà cho mát, rồi chơi ngoài vườn chút, thì ba tôi cũng về, hâm cơm lên rồi hai cha con ăn với nhau. Sau đó ngủ trưa, ba tôi đi làm lại trước, tôi đi học sau. Chiều tôi về trước, gọi mấy thằng bạn cùng khu dẫy nhà Công Chức, mang banh ra sân vận động, phía trước Tòa Tỉnh Trưởng đá banh, ngó chéo qua lại là trường tiểu học của tôi. Cứ như vậy, rồi tắm mưa, đá banh dính đầy bùn sình đất đỏ. Kéo nhau về, bên hông khu nhà liên kế 4 căn của tôi là bãi đất trống, phía trước nhà cũng trống, chỉ mới có đường đất. Phía trước đường quay về hướng Bắc đã có ba khối nhà liên kế đối diện với bịnh viện. Phiá sau khu tôi chỉ có hai dẫy nhà, mặt tiền quay về hướng Nam, nhìn về rừng cao su Xa Cam.
Bên miếng đất trống sát đường với Tòa Tỉnh Trưởng là cái bơm nước bằng tay, đặt chính giữa mảng sân xi măng nhỏ. Chúng tôi đùa giỡn lăn lộn ra miếng xi măng, bơm nước cho nhau tắm cho sạch đất bùn đỏ, mang theo cả xà bông, tắm kỳ cọ cho đã, chỉ việc thay nhau gạt cần, bơm nước lên xối. Khỏi về nhà tắm lại, đỡ phải xài nước trong bể nước ở nhà, Mà mỗi tuần có xe bồn nước của đồn điền cao su bên trong Quản Lợi chạy ra, đi vào con đường phục vụ phía sau nhà, đút đầu vòi nước to đen vào cái lỗ trên tường, xả nước xuống cho đầy bể nước của mỗi nhà, qua cái lỗ hổng trên tường phía sau nhà bếp. Nhà nào cũng vậy, có cái bể nước, có caí lỗ vuông trên cao cho xe bồn thò vòi nước to vào xả xuống. Cái xe bồn nước của đồn điền cao su Pháp, có tài xế, và một người phụ, đi phía sau, cầm vòi nước, xả vào bồn, sau đó ló đầu nhìn vào cái lỗ coi đầy hồ chưa, rồi khóa nước, đi tới nhà kế tiếp. Với năm khối nhà, hai mươi căn nhà, xe bồn nước phải đi tới mấy chuyến, cung cấp nước xài cho cư xá công chức, hoàn toàn miễn phí, như một thỏa thuận của đồn điền cao su và phía chính quyền Tỉnh Bình Long. Còn họ lấy nước ở đâu thì tôi không biết vì còn nhỏ quá.
Ngày 5, 6, 7 tháng tư, 1972 trên chiến trường tỉnh Bình Long, những chuyện quan trọng đang xẩy ra
Trên Bắc tỉnh Bình Long là Quận Lộc Ninh, ngày 5 tháng tư 1972, VC đã bắt đầu pháo kích vào phi trường, chi khu, quận lỵ khu dân sự, từ đồi phía Tây tràn qua chiếm khu dân sự gần bên Chi Khu Lộc Ninh, quân VC đang tiến đánh dò dẫm vào căn cứ Lộc Ninh, khu chỉ huy của trung đoàn 9/SĐ5 VNCH và vòng đai phi trường. Họ đánh dò dẫm, vì có lẽ chờ đợi coi quân VNCH trú đóng sẽ bỏ chạy như Quảng Trị hay cố thủ ứng chiến. Trong ngày này, không quân Việt Mỹ tích cực yiểm trợ chiến trường Lộc Ninh với pháo đài bay AC-130 Spectre bắn pháo trực xạ xuống đất chận những lần tiến công của VC rào phòng thủ của căn cứ Lộc Ninh. Loại bom chùm CBU cũng được không quân VNCH dùng tới. Trực thăng chiến đấu tham chiến dữ dội.
Ngày 6 tháng tư, chiến trường bùng nổ lớn. Thiết Đoàn 1 Kỵ binh được sáp nhập với Trung Đoàn 9 từ trước được gọi về từ vùng biên giới, tập trung tại Lộc Tấn để tiến công về Nam, trở về phòng thủ chi khu Lộc Ninh và tiếp cứu BCH Trung Đoàn 9 chỉ cách đó 5km. Tiều Đoàn 74 Biệt động Quân Biên Phòng cũng tùng thiết cùng chiến xa trở về LN. Tiểu đoàn 2/9/SĐ5 đi vòng bên cánh trái xa QL13 về phía Đông. Vì thiếu kinh nghiệm và quyết tâm, khi thấy đông VC đang chuẩn bị chận phục kích phía trước, Chi Đoàn thiết giáp đi đầu không theo chiến thuật dự trù trước là tràn đánh thẳng vào quân VC tại đồi 150 rồi xông vào Lộc Ninh, vì VC chưa kịp đóng chốt vững chắc tại đây, mà Chi Đoàn tăng đi đầu lại sợ hãi lùi quay trở về đồi 177 tấn công vào nơi này, nơi mà một chi đoàn đã từng bị phục kích bởi VC một ngày trước đó, VC đã có đủ hầm hố sẵn sàng tại đây từ trận đánh trước đó.

Tấm hình này có một ghi chú sai: Trung Đoàn 8/SĐ5, đổ vào trong An Lộc vào hai ngày 11 và 12 tháng 4 Thì mới đúng, chứ không phải hoàn tất ngày 8 tháng 4.
Trong tài liệu cũ viết về Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, không thấy nhắc đến, tại sao khi Thiết Giáp giao tranh với quân VC chận đánh lại không thấy có không quân Việt Mỹ trợ chiến từ trên cao, hay có pháo binh bắn yiểm trợ, tức là chiến thuật lui binh về Lộc Ninh của TĐ1 Kỵ Binh không được soạn thảo bàn tính liên kết với Không Quân và Pháo Binh. Tại sao ưu điểm yiểm trợ của Không Quân Việt Mỹ lại không được nhắc đến, trên 30 chiến xa (chính là tăng M-41 và thiết vận xa M-113) đủ loại, với hai tiểu đoàn di hành bộ cùng lúc, tại sao không có liên lạc với không quân để cùng giải tỏa chiến trường, bắn phá tăng của VC phía trước khi tấn công. Như vậy là kế hoạch hành quân lui binh không có chuẩn bị phối hợp từ trước với Không Quân hay Pháo Binh từ quận Lộc Ninh. Hoặc giờ giấc không thích hợp với Không Quân, hay Pháo Binh từ LN đã không còn có khả năng vì bị VC gây thiệt hại. Và đơn vị Thiết Kỵ này không có cố vấn Mỹ hay sĩ quan hành quân biết liên lạc về không trợ để yêu cầu không quân Việt-Mỹ tiếp tay.
Từ trưa ngày 6 tháng tư, TĐ1KB bị đánh tan, Thiết Đoàn Trưởng Trung Tá Nguyễn duy Dương bị bắt sống vào ngày sau đó, TĐ74 BĐQ đi kèm cũng tan rã cùng lúc.
Tới lúc bị mất liên lạc truyền tin với TĐ1KB, BCH sư đoàn 5 mới cho máy bay thám thính L19 lên vùng quan sát, và yêu cầu đơn vị dưới đất gần đó đi tìm thiết đoàn này. Như vậy không quân Việt Mỹ không được điều động yiểm trợ cho trận lui quân về phòng thủ Lộc Ninh cho dù đường lui quân chưa tới 7 km, và cũng đã mất tới hai ngày cho các lực lựợng còn ở phía Bắc Lộc Ninh rút tập trung về ngã ba Lộc Tấn để đồng tiến công rút về phòng thủ quận đường Lộc Ninh. Nếu có trực thăng trợ chiến từ đầu, dùng Không Quân với trực thăng chiến đấu đánh tăng như Cobra đánh thám thính phía trước, phụ đánh tan nút chận, hay đánh tăng của VC phục kích thì TĐ1KB sau khi xung phong trật vị trí (đồi 170) dự định cũng không đến nỗi phải tan rã nhanh.

Bản đồ toàn tỉnh Bình Long với 3 quận Lỵ, Bắc và Tây giáp Cam Bốt, Tây Nam giáp Tây Ninh, đông giáp Phước Long, và phía nam là tỉnh Bình Dương. Sông Sàigòn nằm bên phía Tây.
Quân đoàn 3 VNCH, sau khi thấy tình hình mặt trận chiến trường LN đang trở nên thê thảm, nhận ra lực lượng tấn công của quân VC tại LN phải có quân số trên cấp Sư Đoàn và còn thêm các bộ phận pháo, tăng, phòng không trợ chiến khác. Như vậy là mặt trận chính tổng tấn công Miền Nam bây giờ thực sự là đang xẩy ra trên địa bàn tỉnh Bình Long rồi chứ không phải Bắc Việt dương Đông kích Tây như mặt trận đã được dự đoán là tiến công của VC sẽ bùng nổ lớn bên tỉnh Tây Ninh. Quân VC rải rộng và dài ra từ bắc Lai Khê lên cho tới chiến trường Lộc Ninh phải có trên 3 sư đoàn và cộng thêm các đơn vị pháo cùng tăng và phòng không trợ chiến, như vậy là toàn lực lượng quân chính quy VC dùng cho lần tấn công này tại vùng quân đoàn 3 của VNCH, là nguyên một binh đoàn, quân đoàn hay đại quân VC đều đổ dồn vào tấn công tập trung trên lãnh thổ của tỉnh Bình Long nhỏ bé, chưa kể các đơn vị du kích, đặc công VC tại các địa phương cũng tăng cường mức quấy phá trong các vùng kế cận là Bình Dương và Tây Ninh ngay cà Củ Chi để làm rối loạn vùng hậu phương vẫn còn yên tĩnh của quân đoàn 3, hầu làm bận quân trừ bị của quân đoàn 3 VNCH.
Ngày 5, 6 tháng tư, Lữ Đoàn 1 Nhẫy Dù gồm ba TĐ 5,6 và 8. từ Saigon được đưa cấp tốc lên Lai Khê là hậu cứ của SĐ5 bây giờ nhận thêm bộ chỉ huy tiền phương của Quân Đoàn 3. Đoạn đường từ Bắc Lai Khê cho tới quận lỵ Chơn Thành của tỉnh Bình Long cũng nằm trong tình trạng đã không được khai thông vì quân VC đã đóng chốt đường theo kế hoạch đặt từ trước.
Quân Đoàn 3, chỉ huy bởi trung tướng Nguyễn văn Minh, tức tốc kéo quân trừ bị là Liên Đoàn Ba Biệt Động Quân, gồm các TĐ 31, 36 và 52, đang hành quân ngoài biên gìới VN bên Cam Bốt trở về phi trường Trảng Lớn Tây Ninh để được trực thăng Chinook đưa ngay vào thị xã An Lộc. Ngày 6 tháng tư, TĐ 31 được cấp tốc đưa vào trước để đóng bên trên phía Bắc thị xã An Lộc cho tới vùng cầu Cần Lê trên QL13, nơi giáp ranh quận Lộc Ninh vì áp lực nặng nề của VC đang tiến xuống theo hướng Nam đến đây. Căn cứ hỏa lực Hùng Tâm do chiến đoàn đặc nhiệm 52 (một Trung Đoàn trừ, thiếu 1 Tiểu Đoàn, Task Force 52) của SĐ18 tăng cường cho SĐ5 từ trước đó, ngày 5 tháng tư một Tiểu Đoàn của CĐ52 cũng được điều động đi tiếp cứu quận Lộc Ninh, căn cứ này đóng bên Liên Tỉnh Lộ 17 cách QL13 chừng hơn 1km bên hướng Tây, để ngăn chận con đường LT(Liên tỉnh Lộ)17 từ biên giới Cam Bốt vào từ hướng Tây. Khi quân tìếp viện ra khỏi căn cứ 500m thì bị VC chận đứng, không tiến được phải quay trở lại căn cứ.
Chiến trường Lộc Ninh bây giờ chỉ thoi thóp nằm chờ đợi tới giờ dứt điểm của quân VC, Chiến đoàn 9 hay trung đoàn 9/SĐ5 với bộ phận chỉ huy nằm trong khu giữa căn cứ Lộc Ninh ở phía Nam cuối phi trường cho tới chi khu LN, Chi Khu Lộc Ninh nằm ở đầu phi trường phía Bắc, khu phố dân sự, chợ của quận Lộc Ninh đã bị VC chiếm từ ngày 5 tháng tư. Phía Tây Nam căn cứ Lộc Ninh, đầu phi trường là Xã Lộc Thiện cũng nằm trong tay VC từ ngày 5 tháng tư. Cuộc tấn công dứt điểm của VC sắp sửa soạn bắt đầu.
Tình hình ngày 6 tháng tư là pháo binh VC với pháo 130 ly, chỉ cần nằm yên bên kia Cam Bốt, với tầm xa 27km, dư sức bắn chính xác thẳng vào An Lộc, vào Lộc Ninh và căn cứ Hùng Tâm hay những điểm cần thiết dọc QL 13, tất cả chỉ cách biên gìới theo đường thẳng không trên 15km từ hướng Tây, dễ dàng nằm trong vòng tác xạ của pháo130. VC không cần phải kéo loại pháo nặng này trên dàn di chuyển có 4 bánh xe xâm nhập qua biên giới VNCH mà chỉ cần nằm yên bên căn cứ địa an toàn với kho đạn đầy ắp bên kia biên giới, nơi rất an toàn vì B52 không còn được phép của Quốc Hội Mỹ cho trải bom bên kia xứ Cam Bốt nữa. Ngoài ra quân VC đã rất thuộc địa thế của khu quân sự VNCH tại Lộc Ninh vì họ đã tiến đánh nơi này vài lần từ năm 1967.
Qua ngày 7 tháng tư, quân VC với tăng yiểm trợ tiến vào dứt điểm căn cứ Lộc Ninh, tràn qua phi trường, bộ chỉ huy Trung Đoàn 9 tan rã, trung tá cố vấn trưởng Mỹ Schott đã bị thương từ trước rồi tử thương trong hầm cứu thương khi quân VC tiến vào. Trong vòng chỉ hai giờ, toàn bộ căn cứ này bị tràn ngập nhanh chóng. Đại tá Nguyễn công Vĩnh, trung đoàn trưởng thoát ra về hướng Nam, sau đó vài ngày bị VC bắt sống, một hai cố vấn Mỹ trong đó có đại úy Smith và một trung sĩ cũng bị lọt vào tay quân tấn công. VC tiến chiếm chi khu Lộc Ninh kế tiếp đó về hướng Bắc, Chi Khu cầm cự kéo dài thêm được đến chiều thì chi khu Lộc Ninh mới thất thủ vì công sự phòng thủ ở đây vững vàng hơn. Thiếu tá quận trưởng Nguyễn văn Thịnh thoát được về tới An Lộc 4 ngày sau. Cố vấn chi khu, thiếu tá cố vấn Mỹ Davidson và thông dịch viên VN cũng thoát về được An Lộc vào cùng thời điểm đó. Còn đại úy cố vấn Wanant và một trung sĩ cố vấn Mỹ khác bị VC bắt.


Chuẩn Tướng Mỹ (John McGiffert) trong ban cố vấn quân đoàn 3, chào mửng Thiếu Tá cố vấn Thomas Davidson thoát ra được khỏi Lộc Ninh và bên cạnh là thông dịch viên VNCH hãy còn mặc quần xà lỏn, còn áo có lẽ là đồ bịnh viện dã chiến Mỹ.
Quân VC có thể tiến lên kết thúc trận LN nhanh hơn, nhưng họ không biết quân VNCH và Mỹ sẽ đáp ứng trả đũa với chiến trường LN ra sao khi VC lần đầu tiên tấn đánh vùng lãnh thổ cấp quận lỵ rất gần Saigon, có thể Mỹ sẽ không vận đổ ngay quân tiếp viện ồ ạt vào vòng đai quận LN, có thể dùng các pass B52 bỏ bom táp pi luôn ngay sát thị trấn Lộc Ninh. Nên quân VC chỉ cho những đơn vị nhỏ tiến sát gần LN, chiếm cứ từ từ các điểm cao, vị trí chiến lược, rồi nấp đại quân trong rừng cao su ngay kế cận chờ phản ứng của đối phương, nằm im để tránh B52 đến bỏ bom, hay chỉ biểu dương cho VNCH thấy số quân tấn công không có qúa nhiều để tránh quân tiếp viện của VNCH đổ quân đông đảo vào ngay Lộc Ninh. Để cho bên VNCH vẫn nghĩ đây chỉ là cuộc tấn công du kích địa phương đánh lạc hướng nhằm dương Đông kích Tây, là trận đánh giăng bẫy của VC, chưa cần khẩn thiết phải phản công mạnh mẽ, để cho VNCH vẫn duy trì nhiều lực lượng bên Tây Ninh. Mục tiêu chính của Miền Bắc Cộng Sản là cố đánh chiếm cho được một trụ sở tỉnh lỵ để ra mắt thủ đô cho MTGP Miền Nam. Cho nên, mục tiêu chính thực sự là thị xã An Lộc, VC chưa cần dứt điểm Lộc Ninh ngay ngày đầu tiên. Và có thể sư đoàn VC dành để đến bao vây tấn công thị Xã An Lộc chưa đến kịp, chưa chuẩn bị kịp. Nếu đại quân VC bộ chiến cường tập pháo chiến xa vào ngay An Lộc và Lộc Ninh, đánh hai trận cùng thời điểm một lúc thì kết qủa sẽ ra sao.
Hay mục tiêu của VC với hy vọng nhỏ chỉ là chiếm ăn chắc một quận lỵ Lộc Ninh là đủ rồi, chỉ sau khi thấy Lộc Ninh bị tan rã qúa dễ dàng nên họ mới thừa cơ quyết định tấn chiếm luôn An Lộc. Nghi vấn này có thể đúng hơn, vì ngay ngày tấn công đầu tiến 5 tháng tư, VC chỉ cần chiếm phi trường Quản Lợi, địa điểm quan trọng hơn thị xã An Lộc, đây là căn cứ hỏa lực, phòng thủ kiên cố, có phi trường lớn, đường bay dài hơn An Lộc, vận tải cơ 130 xuống đây dễ dàng, không có dân cư nhiều chung quanh. Đây là căn cứ không quân, pháo 175 ly của quân đội Mỹ (sư đoàn không kỵ số 1 của Mỹ) trước đây, họ đánh bao vùng cho toàn chiến trường Bình Long, Phước Long. Còn thị xã An Lộc chỉ là cứ điểm về hành chánh mà thôi. Quân đội Mỹ không hề đóng quân nhiều tại An Lộc khi còn bộ chiến tại vùng này. Nên VC phải dứt Quản Lợi cho sự an toàn của vùng LN nếu chiếm được, vì từ Quản Lợi, VNCH và Mỹ có thể quay trở lại, dùng phi trường và căn cứ vững chắc này làm bàn đạp tiến chiếm lại Lộc Ninh. Duy trì sự có mặt của VC tại phi trường Quản Lợi sẽ làm chậm quân VNCH, không xử dụng ngay được căn cứ QL mà phải được tái chiếm lại, sẽ gây khó khăn nếu quân VNCH muốn dùng phi trường QL để tiếp vận cho An Lộc và tái chiếm Lộc Ninh.
Nói tóm lại, tại sao quân VC không đánh thẳng vào ngay An Lộc trước thay vì đánh Lộc Ninh, vì quân trú phòng ở An Lộc còn ít hơn, căn cứ lại trải rộng, công sự phòng thủ không dính liền vào nhau như Lộc Ninh. từ vùng Lưỡi Câu Fish Hook bên đồn điền Mimot là căn cứ địa Hậu Hần của Cục R tới An Lộc chỉ 15 cây số sau khi băng qua biên giới, pháo 130 ly đặt bên Cam Bốt dư sức bắn qua dễ dàng. Hay VC sợ tấn công vào AL là vị trí lãnh thổ cấp tỉnh lỵ, mức độ to hơn, sẽ làm cho Việt-Mỹ phản ứng mạnh hơn. Nhưng về phía Bắc, quân VC chẳng đã tiến chiếm thẳng được tỉnh lỵ Quảng Trị hay sao? hay vì sư đoàn 3 VNCH bỏ chạy nhanh qúa, bỏ ngỏ thị xã Quảng Trị coi như quà cho không biếu không cho quân Bắc Việt, hay QT không gần SG bằng An Lộc. Nếu quân VC tấn công thẳng vào An Lộc từ ngày đầu tiên 4 tháng tư, thì đã xong. Quân VNCH còn đầy trên Lộc Ninh coi như bị kẹt, cô lập mất đường về, và chủ lực sư đoàn 5 chỉ có trên hai trung đoàn ở vùng này, chưa phải là đơn vị thiện chiến nhất của VNCH hay của quân đoàn 3. An Lộc lại không có được một chi đoàn Thiết Kỵ nào nằm ở đây chưa nói tới Lữ Đoàn tăng. Tư Lịnh SĐ 5, có thể quyết tâm tử thủ chết không hàng, nhưng chưa chắc đã giỏi về kế hoạch chiến lược và có đủ quân số để có thể tử thủ An Lộc. Nhưng lúc này tư lịnh SĐ5, Chuẩn Tướng (CT) Hưng vẫn còn đóng BCH sư đòan ở Lai Khê, chưa kịp lên tử thủ, thì An Lộc có thể đã tháo chạy, bị mất về tay VC rồi.
Nếu VC tấn công ngay vào An Lộc thay vì Lộc Ninh, thả mở cửa cho tàn quân chạy về hướng Nam, chỉ cần ba tiếng là họ sẽ bỏ chạy về tới tận Bình Dương, không cần chận đường thoát. Chỉ chận đường đi ngược lên của quân tiếp viện, cứ để cho quân VNCH trú phòng tại AL bỏ chạy về Nam lẫn lộn vào với dân chúng từ bỏ VC chạy loạn thành những đám đông hỗn độn vô tổ chức sẽ kẹt đường 13 thì coi như An Lôc sẽ thất thủ rất nhanh chóng. Nói chung, khi liều chết cố chận đường rút quân của An Lộc là lỗi lầm lớn của VC. Hay vì VC qúa tự tin là 3/4 dân chúng VNCH đã qúa yêu thương ao ước chờ đợi được VC giải phóng từ lâu, sẵn sàng mở cửa ra trải thảm đỏ chờ đợi VC đến (VC chưa thuộc bài học máu Tết Mậu Thân 68, đã cho biết … ai yêu thương VC hơn ?), còn quân An Lộc trú phòng sẽ giơ tay đầu hàng tại chỗ và cầm vũ khí gia nhập quân giải phóng ngay. Nhiều khi vì mơ tưởng qúa, vì tự kỷ ám thị tự tuyên truyền nhiều quá, chính lãnh đạo VC tự coi đó là sự thật luôn. Nhưng Chân Lý vẫn là: VC đi đến đâu, chưa đến, là dân Miền Nam sẽ bỏ chạy, lỡ đến rồi, dân cũng liều chết chạy sau, như sau 75 bao triệu người đã ra biển Đông … cho dù chết chắc … dân Nam cứ ra đi trong trong suốt bao nhiêu năm sau. Cột đèn đường nếu có chân cũng đã ra đi, đó là ca dao tục ngữ của nhân gian sau này, sẽ ngàn đời còn ghi và được nhắc lại!
Trong lúc này Miền Bắc CS hay VC, Việt Cộng là chữ nói tắt, ám chỉ người Việt theo chủ nghĩa CS, chiến đấu cho CS quốc tế, vẫn không biết là quân đội Mỹ bộ chiến có trở lại tham dự chiến trường VN nữa hay không sau khi “Việt Nam Hóa” xong, vì VC đang tấn công gần như toàn diện một vùng lãnh thổ lớn bằng đại quân với thêm tăng và đại pháo, chỉ thiếu không quân. Nên VC vẫn đánh dò dẫm vì sợ, vẫn chờ coi đại quân Mỹ có quay trở lại chiến trường VN hay không. Ngay chính VNCH vẫn hy vọng bộ quân Mỹ trở lại chiến trường như đã được bí mật hứa đằng sau. Chuyện chính trị khó biết được.
Căn cứ Hùng Tâm ở giữa Lộc Ninh và An Lộc, chiến đoàn 52 tại đây không đưa quân lên tiếp cứu LN được cũng đang bị pháo dữ dội vào ngày 7 tháng tư, nằm trong nguy cơ sẽ bị tấn công. Được lệnh rút quân về An Lộc với các trang bị nặng như Pháo và quân xa, nhưng chiến đoàn 52 (chỉ huy CĐ này là Trung Tá Nguyễn bá Thịnh cùng vài cố vấn Mỹ) này với trên hai tiều đoàn cũng không tiến ra được QL13 xuôi Nam, mà lại quay trở về căn cứ. Quyết định của Tướng Hưng, chỉ huy SĐ5, tư lệnh mặt trận An Lộc là cho CĐ52 bỏ hết cơ giới nặng, phá hủy đại bác làm cho bất khả dụng rồi di hành bộ chiến rút lui về AL. Ngày 7 tháng tư, chiến đoàn 52 lại quyết liệt lui binh vào những ổ phục kích chờ sẵn của quân VC. Trận chiến trở nên ác liệt, chiến trường chỉ cách An Lộc duới 10km. Trực thăng tấn công và chiến đấu cơ của Mỹ tham dự dữ dội để bốc các cố vấn Mỹ, cuối cùng họ cũng làm được nhưng bị thiệt hại thêm, có những phi hành đoàn trực thăng Mỹ tử thương vì phòng không VC. Lần này vì có Không Quân yiểm trợ, nên CĐ52 rút về đến An Lộc với một nửa thiệt hại về quân số, CĐ52 được giao lại phòng thủ một phần của AL ở trung tâm thị xã và ở hướng Nam.
Coi Như toàn bộ Quận Lỵ Lộc Ninh đã lọt vào tay quân VC, chỉ có một số nhỏ binh sĩ VNCH thoát về được tới An Lộc về phía Nam. Trận chiến Lộc Ninh, quân VNCH thất thủ, tuy nhiên thất thủ trong trận chiến chứ không đầu hàng hay bỏ chạy nhanh chóng như trên trận chiến Quảng Tri, nơi đó quân VNCH phải đầu hàng tới mức trung đoàn, cố vấn Mỹ tháo chạy trước. Không quân VNCH và Mỹ được điều động hoạt động yiểm trợ mạnh cho Lộc Ninh, gần như toàn bộ các cấp chỉ huy cấp trung đoàn VNCH đểu tử thương hay bị bắt sống kể cả các cố vấn Mỹ cũng chung số phận, tử thương và bị bắt sống chứ không trốn chạy trước khi bị tràn ngập. Sự chống cự quyết liệt này đã gây thiệt hại nặng cho các đơn vị tấn công VC tại Lộc Ninh. Cho nên, VC phải ngưng nghỉ, chỉnh đốn tiếp thu chiến lợi phẩm, cần tăng viện, cần giải quyết tù binh, tái bổ xung cho chiến trường trong nhiều ngày, trước khi có thể xuôi ngay về Nam để tấn công thị xã An Lộc, phải mất một tuần sau, trận tấn công bộ chiến mới bắt đầu tại đây (An Lộc) được. Khoảng thời gian trì trệ vàng qúy báu đó, đã giúp cho Thị Xã AL được tăng viện kịp thời và đủ thời gian để bố trí kế hoạch phòng thủ.
Hoặc như nói ở trên, quân VC lúc đầu đã không có mục tiêu chiếm An Lộc, chỉ khi LN bị thất thủ quá nhanh hay dễ dàng bị tràn ngập hơn dự tính, nên cùng thời gian đó, có thể VC không có đủ quân để bao vây ngay An Lộc hay tấn công, chỉ có đường huyết mạch QL13 bị chận từ trên Lai Khê, chuyện chặn quốc lộ đã vẫn xẩy ra thường xuyên từ nhiều năm trước coi như hành động quấy phá của du kích địa phương, là chuyện không có gì lạ trong chiến tranh từ khi bắt đầu. Bây giờ được thay bằng quân chính quy VC cấp Sư Đoàn dùng để chặn đại quân tiếp viện của VNCH cho trận chiến Lộc Ninh, chỉ lạ là lần này quân VC quyết định đóng chốt luôn chứ không rút đi khi bị nhổ chốt như trước đây.
Nói về tăng viện, thì đến chiều ngày 7 tháng tư, hai tiểu đoàn 36, 52 và bộ chỉ huy của Liên Đoàn 3 BĐQ theo chân TĐ31 đã vào AL ngày trước được tiếp tục hoàn tất bốc bằng trực thăng Chinook từ Tây Ninh đến phi trường An Lộc, lúc này phi trường còn xử dụng được, nhưng vì nằm trong tầm pháo cối của VC gần đó, khi BĐQ đổ quân, VC pháo vào có làm bị thương sĩ quan và binh sĩ của LĐ, kể cả Liên Đoàn Trưởng. Bộ chỉ huy LĐ BĐQ được chỉ định đóng tại trại biệt kích Mỹ cũ, CDIG, trại B15, theo lời mô tả của Đại Úy Nguyển quốc Khuê sĩ quan hành quân liên đoàn viết trong hồi ký. Chuẩn Tướng Hưng đã phân định vị trí cho các tiều đoàn BĐQ đóng từ hướng bắc như TĐ31 đến AL ngày 6 tháng tư trải quân từ đồi Đồng Long đến cầu Cần Lê, TĐ 36 trải quân từ Đông Bắc phi trường qua Đông vào rừng cao su Quản Lợi. TĐ 52 trải quân phiá Đông An Lộc tiếp cận rừng cao su Quản Lợi cho tới một đại đội được rải xa nhất tận đồi 169, trên khoảng 4km về hướng Đông Nam của AL. Về hướng Bắc của AL, TĐ 31 BĐQ chờ đón và thanh lọc các đơn vị VNCH thoát về được từ Lộc Ninh.
Đó là tình hình quân trú phòng tại TX An Lộc vào lúc này, cơ bản có các tiểu đoàn cơ hữu Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu Khu Bình Long, Trung Đoàn 7/SĐ5 đã đóng ở đây từ trước, rồi tới Liên đoàn 3 BĐQ hoàn tất tăng viện tới ngày 7 tháng tư. Khoảng ngày 5,6,7 tháng tư, nguyên Trung Đoàn 8/SĐ5 từ vùng Dầu Tiếng cũng được Trực Thăng vận lên An Lộc chia ra nằm thủ vùng Bắc và Tây Bắc An Lộc. Chiến trường xẩy ra sát An Lộc nhất vào lúc này là tại phi trường Quản Lợi khoảng 5km đông bắc AL đã bị quân VC tấn chiếm vào ngày 5 tháng tư, một Tiểu Đoàn của TĐ7 phải bỏ Quản Lợi chạy vào AL. Cũng có tài liệu của cố vấn Mỹ Willbanks nói là tới ngày 7 tháng tư VC mới tấn công tại phi trường QL.
Cuối ngày 7 tháng tư, toàn diện quận lỵ Lộc Ninh đã thất thủ, tàn quân VNCH trên vùng này đang tìm đường thoát về An Lộc bằng từng toán nhỏ, toàn bộ lực lượng chiến xa thiết giáp của quân VNCH đều bị đánh tan từ phía trên chi khu Lộc Ninh, Pháo binh bị mất toàn diện hay được phá hủy, hy vọng là như vậy vì phá hủy súng không khó lắm, chỉ phá bộ phận nhắm hay cho lựu đạn lân tinh nóng vào nòng súng sẽ làm chẩy các đường xoắn hướng dẩn đầu đạn. Lực lượng của VNCH trên quận LN có trên 3000 quân, chưa biết bao nhiêu sẽ thoát khỏi nút chặn của quân VC về hướng Nam. Vùng tiếp cận LN ranh quận An Lộc, ngay tại đó vẫn đang còn Chiến Đoàn 52 (một trung đoàn trừ), có trên hai tiểu đoàn đang bộ chiến, cố băng đường băng rừng rút về An Lộc.
Về phía Nam, Lai Khê, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, do Đại Tá (ĐT) Lê quang Lưỡng chỉ huy, với ba tiểu đoàn, cùng thiết đoàn 5 Kỵ Binh thiết giáp với chiến xa, bắt đầu ra khỏi căn cứ Lai Khê tiến lên hướng Bắc QL13, bắt đầu đánh giải tỏa các chốt VC chận đường. Đầu tiên là giải tỏa đoạn đường Lai Khê – Chơn Thành để tiến lên thông QL13 đến An Lộc để giải vây cho quân trú phòng, đoạn đường từ LK tới AL là trên 60km. Dài như vậy, nên VNCH cần phải có thêm quân giải tỏa, LĐ1 Dù chỉ đi tuyến đầu xung kích, chứ sau đó còn phải có nhiều lực lượng để trấn giữ đường đã thông suốt, nếu không VC chỉ lui ra cho Nhẩy Dù đi qua, rồi lại trở ra đóng chốt trở lại. Bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH đang chuẩn bị mang quân từ Miền Tây lên, vì chiến trường dưới vùng này lắng dịu không chịu tấn công đổng loạt của quân VC trong kế hoạch tấn công Miền Nam đầu năm 72, như các chiến trường chính đang đồng loạt xẩy ra từ Quảng Trị xuống Kontum và Bình Long.
Cuối ngày 7 tháng tư, Quận Lỵ Lộc Ninh đã thất thủ, bộ chỉ huy Trung Đoàn 9/SĐ5 tan rã sau khi bị tràn ngập. Chiến Đoàn 52 với trên hai tiểu đoàn khoảng 1000 quân đang bộ chiến rút về An Lộc trên đoạn đường 10km, đang sống chết chiến đấu với quân VC phục kích chận phía trước và đuổi theo phía sau, trận đánh này ác liệt kéo sang ngày thứ hai với khoảng 600 quân CĐ52 về được AL. Ngày 7 tháng tư Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu họp báo cho biết sẽ giữ vững An Lộc bằng mọi giá, không lui binh, phải tử thủ thị xã An Lộc.
Chiến trường Lộc Ninh là đòn qúa nặng đánh vào Quân Đoàn 3 VNCH, chỉ cách Saigon 130km. Khi không tới một năm trước đây, đại quân VNCH còn tung hoành trên đất Cam Bốt có mặt trên Snoul. Cho dù VC bị tấn công nặng nề trước đó bên kia biên giới an toàn, mà chỉ một năm sau VC thừa sức quay trở lại tấn công qua biên giới VNCH với đầy tiếp liệu mới, tăng T54, PT76, pháo 130ly, nhiều trung đoàn cao xạ phòng không, hỏa tiễn đối không cầm tay SA7. VC đã thành công mang các chiến cụ mới này qua ngàn cây số rừng Trường Sơn từ Bắc Việt vào và cất giữ an toàn cùng tiếp liệu xăng dầu đầy đủ, đạn đại pháo bắn thừa thãi. VC bây giờ đã tràn qua biên giới tấn chiếm được một quận của VNCH, từ đó xe tăng VC chỉ cần một ngày chạy thẳng là có thể đến tới Saigon. Đó là một ngạc nhiên lớn mà bộ Tổng Tham Mưu quân VNCH bây giờ mới nhận ra, ở chiến trường vùng 2 Kontum, chỉ huy (tướng heo: Toàn) QĐ 2 còn không tin là VC đã có tăng T54 và pháo 130ly trên chiến trường Vùng 2 , ông tướng này đòi các đơn vị đang bị bao vây tấn công mang bằng chứng về.
Đó là một cảnh giác rất mạnh như gáo nước lạnh tạt vào BTTM VNCH. Không biết tình báo, quân báo của VNCH làm ăn ra sao, thám thính như thế nào, việc thám thính thả toán biệt kích có đúng chỗ hay không mà không tìm ra từ trước các vị trí chứa vũ khí mới này của VC ở bên kia biên giới, đó là thất bại lớn cho bên quân VNCH. Cuộc tấn công qua biên giới Cam Bốt trước đây chỉ thành công nhỏ đốt được ít tiếp liệu cũ và xưa của VC, nhưng quân VC đủ thời gian lui ra xa hơn và tính toán lại cách bố trí kho tang và phòng thủ theo chiến lược mới rất thành công. Rất tiếc là Quân Đoàn 3 đã bị mất đi Đại Tướng Đỗ cao Trí bị ám sát vì ông ta qúa thành công tiêu diệt VC bên kia biên giới, và Trung Tướng Nguyễn văn Minh không thể thay thế nổi ĐT Trí trong chiến lược hành quân bên Cam Bốt và phòng thủ Quân Đoàn 3 ở mặt trận Tây Ninh và Bình Long. Chỉ hai năm sau, đại quân VC đã dư sức quay trở lại tấn chiếm Lộc Ninh qúa dễ dàng với nguyên một quân đoàn chuẩn bị tấn chiếm nguyên tỉnh Bình Long mà thị xã An Lộc là điểm dứt hy vọng kéo về tới Saigon.
May mắn hơn chiến trường Quảng Trị, các toán cố vấn Mỹ ở quân đoàn 3 có tinh thần hy sinh cao hơn, sẵn sàng chết ở lại với các đơn vị quân VNCH để điều động yiểm trợ về không tập và nâng cao tinh thần Đồng Minh. Nhờ vậy không quân Việt-Mỹ đã yiểm trợ chính xác với các phi tuần B52, hay nhanh chóng khốc liệt hơn với các phi cơ chiến đấu nhỏ như AC-130 Spectre, AC-119 Stinger hay “Dragonfire” Hỏa Long. Cố vấn trưởng Mỹ của quân đoàn 3 là thiếu tướng Hollingsworth cho các toán cố vấn Mỹ biết họ sẽ chung số phận với các đơn vị VN khi bị tràn ngập, do đó các đơn vị không quân Mỹ đã yiểm trợ tối đa hết mình cho quân bạn dưới đất cho dù bị tổn thất cao.

Khi VC chiếm được Lộc Ninh thì quân VNCH còn bố trí quân trú phòng lên trên vài km phía Bắc thị xã An Lộc, lên tới cầu Cần Lê. VC tràn xuống Nam theo QL13, chận đường rút của Chiến Đoàn 52, đánh phục kích chận đầu và tập kích phía sau đon vị này, cho nên các đơn vị đầu của BĐQ thuộc LĐ3 tăng viện trước đó cũng rút về AL theo vì không đủ quân số để chống trả. Ngày 11 và 12 tháng tư thì Trung Đoàn 8 của SĐ 5 BB đổ quân lên An Lộc có đưa quân tới tăng viện cho Đồi Đồng Long một vị trí quan sát quan trọng nằm chừng gần 3km bắc AL, nơi đây có sẵn hai đơn vị nhỏ của Địa Phương Quân Tỉnh BL và LĐ3 BĐQ chừng hơn hai Trung Đội.
Ngày 12 tháng tư, để chuẩn bị tiến vào An Lộc từ hướng Nam xuống từ Lộc Ninh, Sư Đoàn 5 VC tung quân ép quân tiền sát của VNCH lùi vào chu vi Thị Xã AL. VC sửa soạn chiếm đồi Đồng Long, tập trung quân bên ngoài dàn trận để dứt điểm AL. Trước đó VC cũng tấn chiếm xong Phi Trường Quản Lợi để cô lập An Lộc. Trong ngày 12 tháng Tư, pháo VC tang mạnh hơn bắn rải rác vào mọi nơi trong Thị Xã nhằm gia tang thiệt hại và khủng bố tinh thần quân phòng thủ, đồng thời cũng là điều chỉnh các tọa độ của các mục tiêu cần tấn công.
Không biết những gián điệp VC nằm vùng trong Thị Xã đã điều nghiên chuẩn bị kế hoạch và liên lạc tình hình quân phòng thủ trong An Lộc về Bộ Chỉ Huy chiến trường VC như thế nào mà cuộc tổng tiến quân vẫn chưa bắt đầu cho dù chiến trường Lộc Ninh đã lắng dịu im lặng cả tuần lễ rồi. Bên trong, quân trú phòng đang chuẩn bị ráo riết những chi tiết chót như mang các xe Be chở cây ra làm chướng ngại vật ở các cổng vào và các yếu điểm giao thông trong Thị Xã, ngoài ra sát Thị Xã không có những chướng ngại vật thiên nhiên nào to lớn như sông, núi để cản đường tấn công của VC. Rừng Cao Su lại lan sát tới bìa Thị Xã, ngăn các bởi các hàng rào và hào Ấp chiến lược từ thời xa xưa. Quân Đoàn 3 VNCH đã kịp thời đưa được hai Trung Đoàn, một BB, một BĐQ vào trong An Lộc, hai Tiểu Đoàn chót của TrĐ 8/SĐ 5 vừa tới ngày 12 tháng tư, coi như toàn bộ SĐ 5 đã ở trong Thị Xã. Chỉ Huy Phòng thủ An Lộc bây giờ là Tướng Hưng, hầm phòng thủ nằm trong Tiểu Khu BL, vây quanh bởi 4 con đường. Tỉnh Trưởng Bình Long là Đại Tá Trần văn Nhật một quân nhân Thủy quân Lục Chiến cũng chỉ vừa trở về lại đây khi đang đi học ở Vũng Tầu sau khi VC dứt điểm Lộc Ninh, ông ta có trên hai Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, một số Nghĩa Quân và các lực lượng Cảnh Sát và Nhân Dân Tự Vệ cơ hữu của Tỉnh. BCH Tiểu Khu được dời sang khu trại Lực Lượng Đặc Biệt B15, nhường hầm Tiểu Khu cũ cho BVH SĐ5 và TrĐ7/SĐ5. BCH TrĐ8/SĐ5 chiếm dẫy nhà 2,3 tầng trên mặt Bắc ĐL Trần Hưng Đạo hay còn gọi là ĐL Hoàng Hôn. BCH LĐ 3 BĐQ nằm khu trại B15 về cuối hướng Nam.
Tình hình quân Phòng thủ được dàn quân như sau vào cuối ngày 12 tháng Tư. Lấy tâm Thị Xã là bồn nước góc Chợ Cũ và QL13, quan trọng nhất từ mặt Bắc là BĐQ, kéo qua Tây Bắc là TrĐ8/SĐ5, phía Tây, Tây Nam là TrĐ7/SĐ5, Phía Nam là các TiĐ cơ hữu ĐPQ của Tỉnh, phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam là LĐ3 BĐQ. Còn Chiến Đoàn 52 rút từ căn cứ Hùng Tâm về giữ khu trung tâm Tỉnh và phía Nam. Tất cả chuẩn bị chờ cuộc tấn công của VC.
Không biết bên VC, tình báo của họ có nắm được các chi tiết này đầy đủ hay không và nhất là họ có biết BCH của Tướng Hưng nằm ở đâu không? Vì muốn chiếm được chiến trường họ phải triệt hạ được BCH quân phòng thủ. Tuy nhiên, nhìn vào cách bố trí của quân trú phòng với các BCH riêng rẽ của các đơn vị tham chiến cỡ Trung Đoàn, quân phòng thủ vẫn có thể thay đổi BCH phòng thủ đi nơi khác nhanh chóng, nếu BCH chính bị tràn ngập, các đơn vị phòng thủ vẫn có thể duy trì chiến đấu độc lập với BCH riêng tùy theo sự thay đổi theo tình hình của chến trường. Muốn chiến thắng được An Lộc, đại quân VC phải bao vây và tiêu diệt hết từng đơn vị phòng thủ riêng rẽ của VNCH tại Thị Xã. Với ưu điểm về Không Quân và Vô Tuyến Quân Đoàn 3 vẫn có thể tiếp tục điều hành quân phòng thủ từ xa nếu vẫn còn có quân phòng thủ tiếp tục kháng cự cho dù BCH chiến trường bị tràn ngập. Chắc điều này cũng đã được Quân Đoàn 3 dự trù sẵn. Ngoài ra các vị trí phòng thủ cũng xa nhau trên km nên rất khó khăn cho VC có thể đồng loạt tiêu diệt toàn vị trí phòng thủ cùng một lúc, tránh chuyện quân phòng thủ có thể lui quân từ vị trí này sang chỗ khác để hợp quân lại. Việc này cũng dễ dàng và hay xẩy ra trong các cuộc tấn công lớn. Để coi trận đánh sẽ diễn ra sao, quân phòng thủ đã biết chắc đường rút phía Nam đã bị chận rồi vì chính họ đã phải được Trực Thăng Vận vào, và quân tiếp viện cùng tiếp liệu vẫn chưa lên được từ hướng Nam bằng đường bộ. Ngày 12 tháng tư sắp đi qua bằng nhiều trận pháo kích vào của VC.
Từ nửa đêm về sáng ngày 13 tháng tư 1972, VC bắt đầu pháo kích dồn dập vào mọi nơi trong Thị Xã An Lộc, vì quân trú phòng trấn thủ tại mọi nơi quanh vòng đai thị xã, bộ chỉ huy các đon vị này có vị trí ở nhiều nơi rải rác trong thành phố. Toàn An Lộc chịu trận mưa pháo dồn dập để quân VC từ bên ngoài bắt đầu chuyển quân tấn công đến gần chu vi phòng thủ.
Khi gần sáng, pháo VC bắt đầu giảm dần, quân VNCH phòng thủ biết rằng trận cận chiến bắt đầu. Từ hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc, các lực lượng cấp trung đoàn trở lên, ít ra là hai TrĐ, chia ra nhiều tiểu đoàn, đơn vị nhỏ tràn đánh từ mặt Bắc, hướng chính từ Lộc Ninh xuống, Đánh lùi các đon vị tiền sát ngoài vòng đai của quân phòng thủ. Hai hướng chính, tấn chiếm Đồi Đồng Long, cao 128m, từ đây nhìn xuống thị xã An Lộc từ Bắc xuống cho tới cuối Nam Thị Xã tận cổng Xa Cam. Trấn đồi này là trung đội ĐPQ từ xưa đã có đồn và hầm hố tại đây, nay tăng cường thêm đại đội trinh sát củaTrung Đoàn 8 và BĐQ, ĐPQ phòng thủ đã tăng lên mức đại đội. Tại đây, VC trong ngày đã đánh bật quân phòng thủ, họ rút vào trong thị xã sau hàng đai với hào sâu của vòng đai  Ấp chiến Lược cũ.
Phi trường An Lộc, phía bắc cũng bị tiến chiếm cùng các cao điểm cao gần đó. Quân phòng thủ gồm gần một tiểu đoàn ĐPQ tăng viện với cơ hữu trú đóng tại đó từ trước, cùng BĐQ tăng cường cũng phải bỏ phi trường rút vào trong vòng đai thị xã trong ngày. Trước những áp lực nặng nề của số đông quân VC đang tràn xuống từ mạn Bắc. Bộ chỉ huy chiến trường của VC dự tính là những mũi tiến công đã đến vòng đai sát thị xã vào buổi sáng, đang đâm thủng tiến sâu vào thành phố không biết lúc nào, nên điều động các đơn vị tăng, thiết giáp sửa soạn xông vào tiếp thu thị xã theo đường quốc lộ 13, (QL 13 đi vào Thị Xã là đường Ngô Quyền, thẳng trục Bắc – Nam, dàn hàng một đi trên đường nhựa, ủi văng chướng ngại vật như xe be cản đường. Tuy nhiên vì lần đầu đụng trận với xe tăng T54 và PT76, quân trú phòng chỉ lui dần mà chưa biết phải tiêu diệt nhiều xe tăng tràn vào như thế nào vì chưa hề thấy VC lần đầu tiên dùng chiến thuật đánh tăng kiểu nào khi tấn công. Quân trú phòng vẫn chưa có chiến thuật đối phó.
Cho tới khi xe tăng VC tiến tới cổng Lộc Ninh bắt đầu xâm nhập vào bên trong Thị Xã thì đoàn chiến xa vẫn chưa gặp phản ứng nào. Các xe tăng này, pháo tháp vẫn mở ra, tiền sát viên, chỉ huy tăng cùng xạ thủ đại liên, vẫn còn lộ diện ra bên ngoài, chưa hề đậy nắp pháo tháp để vào vị trí tác chiến, nòng đại bắc vẫn chỉa cao lên trời với góc độ cao như đi diễn hành, chứ không phải hạ thấp nòng xuống thấp quay tìm vị trí tác xạ. Cộng thêm là không thấy có tiền sát bộ chiến VC theo sau để tiến chiếm các mục tiêu đồng thời hướng dẫn tăng đánh phá những chốt chặn cần thiết mà bộ binh không tự tiến chiếm được. Đây là một điều rất lạ lùng trong bộ chiến !. Nhưng quân trú phòng vẫn lùi dần vì khi tấn công vào cổng thị xã, các xe tăng này vẫn còn ở khoảng trống rộng rãi với tầm quan sát, có thể thấy quân trú phòng từ xa, nếu họ tiến lại gần để bắn hạ tăng, sẽ bị lộ vị trí.
Từ xưa tới nay, khi đánh tấn công vào các thành phố của Miền Nam, từ tết Mậu Thân, quân VC thường chọn vùng tấn công, hướng tấn công vào những khu có cư dân, thường là các xóm bình dân đông dân, nhà cửa không kiên cố. Với chủ tâm tự tin tưởng cuồng nhiệt là dân miền Nam sẽ tự nổi lên đón chờ quân Cách Mạng đến giải phóng, đại khái là đồng khởi lên đón chào VC và cùng tiếp tay nổi dậy thanh toán chính quyền VNCH. Ngoài ra VC có thể trà trộn lẫn vào dân, có thực phẩm càn thiết. Nếu không thì cũng sẽ cản trở gây khó khăn cho quân trú phòng nghinh chiến cầm cự vì có một lớp dân cư kẹt ở giữa làm trái độn che đạn cho quân VC. Phi Pháo của VNCH và Hoa Kỳ cũng sẽ gặp khó khăn vì quân tấn công VC đã lẫn lộn ở khu đầy dân cư.
Lần này cũng không khác như Mậu Thân, VC chọn mũi tấn công từ Bắc xuống, ép từ Đông Bắc qua Tây Bắc, toàn là vùng đông dân cư nhất của thị xã An Lộc, ít có các trại quân sự đông quân trú phòng tại đây. Nhưng lần này thì khác, vì An Lộc chịu pháo rải rác từ nhiều ngày trước cho nên dân cư vùng nhà cửa nhẹ, vách ván, mái tôn, nhà một tầng không chịu được đạn pháo kích vào nên đã từ từ di tản đến các khu có nhà cửa kiên cố vững vàng hơn. Nên khi quân VC tấn công vào khu dân cư, với dự tính hy vọng  chắc chắn là có dân chúng nổi dậy đón chờ, VC chỉ cần tiếp thu lẹ làng An Lộc vì sẽ có dân che chở!
Ngoài ra, nếu quan sát kỹ hay điều nghiên từ trrước, rất dễ dàng chia Thị Xã An Lộc ra hai khu vực, lấy ĐL Hoàng Hôn và chợ Cũ ra là trung điểm, khu Nam Thị Xã nằm tương đối cao là khu tập trung quân sự và hành chánh, không có dân, khu Bắc, thấp bằng, khu chợ buôn bán chỉ có phi trường nằm ở chỗ phẳng là quan trọng.
Trái ngược lại, dân chúng đã di tản qua khu vực khác trước đó để tránh lằn đạn giao tranh. Quân trú phòng chỉ đóng chốt từng trung đội hay đại đội vì phải dàn quân trải rộng. Các mũi dùi cấp trung đoàn, tiểu đoàn tập trung xông tới là đẩy lui quân trú phòng lùi vào trong vòng đai thị xã. Phi trường đã vô khiển dụng vì đạn pháo làm hư hại phi đạo từ mấy ngày trước, cũng không cần phải tử thủ, đồi Đồng Long cũng khó tử thủ vì không tiếp tế được. Trước đà lui quân tự nhiên của VNCH như vậy, quân tấn công nghĩ là chỉ cần cho tăng tràn vào tiếp thu thị xã, như vậy là xong. Có thể như vậy, vì Bộ chỉ Huy VC hình như không có cặp mắt kiểm soát nhìn toàn diện chiến trường thị xã An Lộc từ Bắc xuống Nam, hiện thời họ chỉ xuyên thủng qua vòng rào phi trường, tràn xuống khu dân cư phía Bắc chợ An Lộc, chưa thấy kháng cự mạnh, vì chưa tới BCH cấp Trung Đoàn của quân phòng thủ. Chiến xa, tăng VC thì ngụy trang nấp kín sát QL 13, chưa lộ diện, bây giờ thấy chắc ăn, nên quyết định xuất phát tràn vào thị xã, đúng ra là đi diễn binh vào thị xã để tiếp thu.
Nhưng bộ chỉ huy Trung Ương VC quên mất là họ đã đóng chận đường rút về hướng Nam của quân trú phòng rồi. Quân trú phòng, họ đâu dại gì bỏ Thị Xã, bỏ công sự chiến đấu vững chắc để lui quân chạy ra nằm giữa đường 13 trống trải về phía Nam, kéo theo số đông dân tị nạn đông đảo làm hỗn độn kẹt chân tất cả. Nếu đường QL 13 cứ bỏ ngỏ, khi quân VC tiến vào nhanh những ngày đầu một cách ồ ạt, thì có lẽ quân trú phòng đã bỏ An Lộc chạy. Nhưng không may cho quân VC, các cấp chỉ huy của SĐ5 không phải như SĐ3 ở vùng bắc Quảng Trị, họ không bỏ chạy, nhất quyết tử thủ cho dù tử trận hay bị bắt sống. Tướng Lê văn Hưng đã nhận lệnh của TT Ng văn Thiệu tử thủ An Lộc bằng mọi giá, chính Tướng Hưng đã mang BCH SĐ5 ở Lai Khê lên An Lộc để tử thủ, chứ không như Sư Đoàn Trưởng SĐ3 bỏ chạy từ BCH  trước khi VC đánh tới ở Quảng Trị.
Từ sáng sớm, các phi tuần không trợ của Việt & Mỹ tiếp tục bắn phá đánh bom trợ chiến cho quân trú phòng, nhưng chưa thấy có pháo đài bay như AC-130 Spectre hay AC-119 Dragon Fire lên trợ chiến bắn đại bác và đại liên thẳng từ trên không xuống mục tiêu bên dưới. Ngoài ra so với chu vi rộng lớn của thị xã bao bọc 4 mặt, trận tấn công mở màn chỉ xẩy ra tại phía bắc, Không hề có trận địa chiến cùng tăng và bộ binh dàn hàng ngang tiến chiếm, mà bộ binh VC đánh riêng, bây giờ thì xe tăng VC ra khỏi vị trí ngụy trang để xếp hàng tiến từ quốc lộ vào, có đến khoảng 15 xe tăng tiến vào đợt này.
Tăng VC theo QL 13 vào từ bắc, không hiểu tại sao, quân VNCH không hề có mìn chống tăng đặt trên đường, không hề có lô cốt chận tại đây là cổng Lộc Ninh để bắn M72 ra. Có cấp chỉ huy VNCH cho rằng nếu đặt mìn chống tăng, thì tăng thoát từ LN về sẽ trúng mìn, như vậy là thơ ngây, tăng thoát lui về phải được đón tập trung bên ngoài, không cho vào Thị Xã để thanh lọc VC gỉa dạng, sau đó sẽ được dẫn vào bằng lối an toàn khác, nói đúng ra quân trú phòng không có mìn chống chiến xa, cho dù đã biết VC xử dụng chiến xa ở LN nhưng quân đoàn 3 chưa cung cấp mìn chống tăng cho AL.Tăng VC vẫn mở nắp, không hề gặp kháng cự, tăng VC không hề có bộ binh VC theo sau, mà tự tiến vào cô độc tự nhiên. Lúc này trên chiến địa thì các đơn vị phòng thủ quần nhau riêng biệt với quân tấn công VC từng vị trí lẫn lộn, không hề dính dáng gì tới nơi tăng VC đang xếp hàng đi vào. Vì tốc độ tăng đi nhanh hơn, tự di hành riêng rẽ nên bỏ xa chiến địa cùng quân VC tháp tùng để tự đi vào sâu tuyến phòng thủ của quân trú phòng một cách lẻ loi.
Qua hàng rào Thị Xã từ hướng Bắc là đến khu thương mại bìa chợ Mới An Lộc. Nơi này, nhà phố khang trang bằng gạch, một tầng, hai tầng bê tông đúc vững chắc, không phải là đồn bót hay trại binh với lô cốt có thể suy đoán ra nơi nào là mục tiêu cần bắn phá, chỉ có quân trú phòng núp đằng sau, bên trong các nhà lầu đúc kiên cố, quan sát tăng VC di chuyển bên ngoài. Quân trú phòng có lẽ chờ tăng VC lọt bẫy thật sâu, và ngạc nhiên nhất là chưa hề thấy tăng VC khai pháo, kể cả đại liên cũng chưa hề khạc đạn, có lẽ vì chưa thấy quân phòng thủ bắn chận tại đâu, hoặc quân trú phòng chưa bắn nên chưa bị lộ vị trí cho tăng VC phản pháo lại.
Đi vào từ cổng Lộc Ninh, qua trên 100 mét trên đường Ngô Quyền, Một số tăng rẽ trái qua Nguyễn trung Trực, một số đi thẳng, tới góc ĐL Trần hưng Đạo, Đại Lộ này có ba lằn đường rộng lớn, quay ra phải thấy đường cụt, thì tăng VC rẽ trái xuống dốc ĐL đi về hướng Đông vì thấy khu đồi chợ cũ rộng rãi hơn. Còn đi thẳng tiếp Ngô Quyền thì lên dốc không thoải mái. Chứng tỏ là chỉ huy nhóm tăng VC tới trên cấp tiểu đoàn tăng, không hề có kế hoạch hành quân hay tác chiến, chỉ huy tăng VC không có bản đồ ghi rõ vị trí đóng quân của quân trú phòng VNCH, không biết nơi nào có các bộ chỉ  huy quan trọng như SĐ5, Tiểu Khu, hay ngay cả khu BCH Trung Đoàn 8/SĐ5, chỉ cách ngay đường di chuyển của tăng có 6, 7m, ngay góc Ngô Quyền / ĐL Hoàng Hôn (THD), khu nhà lầu 3 từng ngay kế bên, nơi này cũng chưa khai hỏa vào tăng, cứ để yên cho tăng đi sâu hơn. Nếu Tăng VC biết đây là BCH TrĐ8/SĐ5 thì họ bắn phá nơi này tan nát dễ dàng vì đã có tới 4,5 tăng ở chỗ này, bắt sống hay tiêu diệt được một Trung Đoàn Trưởng tại đây.
Khi tăng VC mới vào đường Ngô Quyền theo hàng một rồi quẹo trái ngay đường Nguyễn trung Trực hay tiến xa hơn, rồi quẹo trái xuống ĐL Hoàng Hôn là đoàn tăng VC không biết mình đang đi tìm tấn công mục tiêu nàom, vi khu vực Bắc Thị Xã, khu Chợ Mới không có BCH của lực lượng trú phòng nào. Chỉ có BCH Tr Đ8 ở trong dẩy nhà bên ĐL Hoàng Hôn gần góc đường Ngô Quyền, tăng VC vừa đi tới, đi qa mà không hề biết, nếu tập trung bắn vào đây thì có thể tiêu diệt một Trung Đoàn Trưởng của SĐ5, nhưng các tăng VC chỉ đi qua mà chưa hề khai hỏa. Chứng tỏ tăng VC không có tiền sát viên địa phương có hiểu biết về trong An Lộc.
Thấy bồn nước chỗ vòng quay bùng binh chợ Cũ, coi như là trung tâm điểm, cũng là điểm rộng giữa thị xã, nên các tăng VC rẽ đường lên đây để ăn mừng chiến thắng sẽ có dân chúng hoan hô choàng vòng hoa chiến thắng, coi như xong chiến trường, có lẽ bộ binh, đặc công VC đang tiếp thu thị xã An Lộc tại đó, nên các tăng VC tìm đường đến vị trí này, còn khi không thấy quân trú phòng thì không ngạc nhiên vì nghĩ đã bỏ chạy hết rồi. Tăng VC không cần biết đến các vị trí chỉ huy của quân VNCH trong thị xã nằm ở đâu, có lẽ không có bản đồ hành quân. Đây là chuyện buồn cười, không lẽ trên mỗi xe tăng VC đều không có bản đồ tấn công mà gián điệp VC đã vẽ sẵn, làm sa bàn cho các toán viên tăng học tập kỹ càng từ trước, hay mỗi xe tăng phải có giao liên, hướng dẫn viên am hiểu Thị Xã An Lộc trên đó để mà biết đường đi nước bước khi tấn công hoặc rút lui.
Đúng ra, VC không biết rõ về quân phòng thủ trong thị xã, đơn vị nào đóng ở đâu, VC không có chiến lược đánh vào bên trong An Lộc như thế nào. Nếu họ biết thì pháo binh VC đã bắn trái khói mầu đánh dấu mục tiêu cho xe tăng tấn công, nếu tăng có đi lạc thì cứ tìm nơi có trái khói để mà tấn công, hay tụ họp nhau lại để tự bảo vệ và tấn công có hiệu qủa hơn.
Nhưng mà một trời địa ngục bỗng dưng bộc phát ra bùng nổ cháy lòa với những cụm khói bốc cao khi những loạt súng chống chiến xa M72, không biết từ đâu bắn tới tấp, chung quanh các nhà kiên cố bê tông đúc hai ba từng, không thấy cả xạ thủ nằm ở đâu, các xe tăng VC với nòng đại bác vẫn dương cao ở vị trí đi diễn hành. Trưởng xa, xạ thủ đại liên vẫn còn đang ngớ ngẩn ngắm thành phố An Lộc nguy nga đẹp đẽ khác hẳn với miền Bắc hay rừng rú ngút ngàn. Loạt đạn M72  đầu đã đưa hồn lìa khỏi xác các toán viên tăng VC. Bây giờ lúng túng, chạy loạn xạ, có chiếc ủi tường đâm vào nhà dân để trốn, có chiếc vẫn tự chạy sau khi bị bắn cháy. Có người nói với tôi, nếu buông chân ga ra thì xe tăng Nga Xô tự động chạy ở tốc độ chậm, nhấn chân ga vào thi mới làm xe đứng lại … đại khái nếu đúng như vậy thì cũng là một design hay, vì nếu các đoàn viên tăng đã tử thương, tăng vẫn lao tới cán nát địch quân ? hy vọng điều trên là đúng.
Bây giờ trên đỉnh đồi cao Đồng Long, các chỉ huy chiến trường VC đang quan sát thấy các xe tăng oai hùng của mình, lần đầu tiên ra trận địa chiến, sau bao công khó cùng cực mang vượt trường sơn cả ngàn km, công dấu diếm trong rừng tránh bom đạn, nay lần lượt bị cháy nổ, chạy lung tung trong thị xã An Lộc, cho quân trú phòng VNCH đang thực tập săn đuỗi tác xạ súng M72, luyện tay nghề diệt tăng, trong khi pháo VC đã ngừng tác xạ từ lâu, đây là dịp may cho quân trú phòng túa ra khỏi hầm, lên đường phố thay đổi không khí và có cả chụp hình bắn xe tăng VC, thật lạ lùng trên chiến trường hy hữu này.
Ngay công viên Tao Phùng trước mặt đoàn tăng VC là bãi pháo của TĐ52 pháo binh, các khầu pháo 105, 155, ít ra cũng ba khầu, ba ụ đất tròn ngay đó mà các trưởng xa cũng không thấy đẻ khai hỏa vào. Khi chiếc tăng đầu đi lên dốc gần tới đầu chợ Cũ thì quân TrĐ8 bắt đầu khai hỏa M72, một loại súng hỏa tiễn cá nhân đeo vai, được trang bị tới từng cá nhân. Bắn ngay đầu tăng, thép dầy không ăn thua, thì họ cũng biết bắn thay đổi ngang hông xích xe, hay bắn từ sau máy tới … trong lúc đó, trên đường Nguyễn trung Trực tiến ngang về hướng đông, tới góc Đinh tiên Hoàng thì chiếc tăng đầu bị toán Nhân Dân Tự Vệ, tức là dân, không phải là quân nhân chuyên nghiệp, dùng M72, hoả tiễn cầm tay bắn hạ.
Từ giây phút  thấy các xe tăng VC bốc cháy dễ dàng, toán viên tăng thoát ra bị cháy, hay bị bắn hạ tại chỗ, hay đầu hàng, tăng VC chưa hề bắn trở lại, nòng súng đại bác vẫn còn dương cao lên trời đi diễn hành, chiến đấu trong thành phố mà sung dương cao như bắn chim, An Lộc chỉ có nhà cao hai tầng là nhiều, đại bác không cần phải nhắm cao lên trời như vậy. Tăng không có bộ binh tùng thiết theo sau để yiểm trợ giao chiến với quân trú phòng tiến chiếm mục tiêu, mà chỉ là một bầy tăng lạc lõng đi lung tung không hề biết nguy hiểm tử thần đang chờ chung quanh gì hết. Khi thấy cột khói chiếc tăng đầu tiên bị hạ, máy truyền tin của quân trú phòng thông tin nhanh chóng là M72 đã bắn cháy tăng rất dễ dàng, thì tất cả súng đủ loại của quân trú phòng từ mọi tòa nhà, hầm trú ẩn xông ra đua nhau bắn hạ tăng, vì từ bên ngoài họ di chuyển dễ dàng ẩn úp mọi hướng rất thông thạo trận địa nhà, còn bên trong tăng của VC bây giờ đóng nắp pháo tháp xuống, nhìn qua khe sắt, chẳng khác nào nhìn qua khe cửa, tầm quan sát giới hạn, không thấy được ai đang tiến đến gần xe, tăng sẽ bị bắn tới từ góc độ nào, chưa kể trong một thành phố đẹp của miền Nam đầy phồn hoa giả tạo khác lạ đủ làm đoàn tăng VC trở nên bỡ ngỡ lạ lùng. Nhất là không có bản đồ thành phố trong tay để mà biết đường đi đâu hay đánh mục tiêu nào. Kể cả điểm tập trung cho đaòn xe tăng cnũg không được chỉ huy VC nghĩ tới. Sauk hi vào An Lộc, các xe tăng phải tập trung, phòng thủ ở đâu để nhận tiếp liệu xăng dầu và đạn được. Thành ra chuyện Bộ Chỉ Huy chiến trường tấn công An Lộc của VC cho tăng tiến vào An Lộc chỉ là chuyện “mang con bỏ chợ” cứ đi vào rồi muốn làm gì thì làm, kết qủa là bị bắn cháy chết cả lũ, không biết có chiếc nào chạy thoát ngược trở ra được không.
Trên đại lộ Hoàng Hôn, địa ngục đang diễn ra cho các thành viên tăng VC, tại góc Đinh tiên Hoàng, quay về chợ Cũ, chiếc T54 số 333 chỉ huy với bộ phận ngắm viễn kính to lớn, bị bắn bên hông phải, bốc cháy, toán viên leo ra ngoài bị hạ ngay tại chỗ (sẽ có bài riêng nói về chiếc T54 nổi tiếng, có nhiều hình chụp nhất này), Đầu hãy còn bịt nón đen, thiết bị liên lạc. Kế bên về hướng Đông Bắc giữa đường ĐTH và Ng Huệ sát bên dẫy phố lầu hai tầng đang xây trên ĐL Hoàng Hôn một chiếc T54 khác nằm yên bất động, mũi súng còn dương cao lên trời chưa biết bắn ai, có lẽ bắn chim trời.
Phía sau, chiếc T54 số 333, ngay góc Ngô Quyền, từ bãi pháo TĐ52, pháo 105 ly bắn trực xạ vào chiếc T54 đang quay đầu quẹo xuống ĐL Hoàng Hôn, chiếc này đi đường trong sát bãi pháo, Đạn tầm nhiệt cao, high heat explosive, được cho vào nòng hạ thấp bắn trực xạ, xạ thủ nhắm vào điểm cao trên nòng và tăng VC thành đường thẳng mà bắn như súng trường, bắn trúng, nhưng chưa hạ được chiếc này, đaị bác T54 bắn trả lại vào khu pháo, làm tử thương trưởng khẩu pháo này, nhưng pháo 105 tiếp tục bắn liên tục cho tới khi xe bốc cháy và toán viên quay xe chạy ngược lại, cuối cùng bỏ xe thoát  và bị bắn hạ hết chung quanh. Sau đó, chưa nguôi giận, các pháo thủ SĐ5, mang các bao thuốc bồi của đạn 155 ly, quăng vào bên trong pháo tháp với số lượng đáng kể, sau đó cho kích nổ, nên chiếc T54 này nổ tung, sức công phá kinh khủng cũa thuốc đạn bồi cùng với số đạn đại bác sẵn có bên trong hất tung pháo tháp rớt lật ngược qua bên cạnh. Nên tài liệu nào nói súng bắn văng pháo tháp nặng cả chục tấn ra được là sai, đạn nhiệt độ cao chỉ làm lùng lỗ nổi tăng thôi, rồi phát hỏa nổ làm cháy tăng.
Bây giờ đến phiên các chiến đấu cơ lâm chiến, bắn hạ tăng vì đã thấy tăng xuất hiện, các thám thính cơ gọi các phi tuần khu trục tới, từ F4 cho tới trực thăng Cobra, lao xuống bắn hạ tăng, đây là một dịp cho các phi công Mỹ thực tập lấy kinh nghiệm, rất  an toàn khi không có phòng không VC bắn lên. Một đoàn tăng tiếp tục đi vào đường Ngô Quyền, bây giờ tăng VC biết là gặp kháng cự mạnh, không phải đi diễn hành nữa, lại không lui ra được vì đường chật và tăng phía sau cản đường, họ hạ nòng đại bác xuống tầm bắn thẳng, hạ nắp pháo tháp, tuy nhiên đại liên vẫn chưa thấy bắn nhiều có lẽ vì không tìm ra muc tiêu, trong khi bch Trđ8 ngay bên hông, chưa tới 10m.
Đoàn tăng 5 chiếc, chịếc đầu tới gần ngay góc Ngô Quyền / ĐL Hoàng Hôn, mũi hướng về hướng Nam, bị Cobra lao xuống bắn hỏa tiễn từ hướng Nam lên trúng ngay vào phía bên góc đầu bên phải của tăng, sau đó toán viên bị bắn hạ, bị bồi theo M72 bởi quân trú phòng trên lầu hai ngay bên khối nhà cạnh đó là BCH trung đoàn 8 về hướng Đông. Trực thăng Cobra lại lao xuống, bắn vào chiếc tăng cuối gần góc Ngô Quyền / Hùng Vương, một đoàn, 4,5 tăng nằm yên, kẹt cứng vì chiếc đầu và chiếc cuối đang cháy, từ từ bị quân bộ chiến trú phòng bắn M72 ra hạ hết và thanh toán các VC thoát ra bằng M16. Đây là một khúc đưòng Ngô Quyền nổi tiếng, xác tăng VC nằm đó cho tới 1975. Chứng minh cho sự lừa dối của cấp chỉ huy VC tối cao của chiến dịch đối với quân VC, mang con bỏ chợ, mang tăng của họ vất bỏ vào chỗ chết, lừa dối là đi vào tiếp thu An Lộc, An Lộc đã được giải phóng, vào để nhận vòng hoa chiến thắng, nên nguyên tiểu đoàn tăng VC đi vào cao nòng súng diễn hành trong cõi chết. Chừng 75 kỵ binh VC chết tại chỗ trong thị xã, may mắn cho vài người bị bắt sống.
Đúng ra, BCH VC không biết làm sao để chiếm được thành phố. Tiến quân vào bắt sống hay tiêu diệt BCH quân phòng thủ. Ở đây quân An Lộc có BCH cao cấp nhất là SĐ 5 của tướng Hưng, kế tiếp là BCH Tiểu Khu BL của ĐT Nhật, Tỉnh Trưởng BL. Rồi tới các BCH hàng ngang của các Trung Đoàn 8, LĐ3 BĐQ. nằm mọi nơi trong AL Trong vài tiếng, 8 chiếc T54 bị tiêu diệt từ đường Ngô Quyền qua ĐL Hoàng Hôn. Điều buồn cười là 8 chiếc này đi ngang qua dẫy nhà hai ba tầng nơi có BCH Tr Đ8 trong đó. 8 tăng với 8 đại bác 100 ly, 18 khẩu đại liên dư sức bao vây khai hỏa bắn nát BCH mặt trận phía Bắc AL của quân phòng thủ này. Điểm buồn cười là không có ai chỉ điểm, có tiền sát VC nào biết có BCH một Trung Đoàn quân phòng thủ tại đây. nếu không có tiền sát viên dẫn đường đánh dấu mục tiêu thì nếu BCH chiến trường của VC biết BCH của TrĐ8/SĐ5 nằm ở đâu thì cho pháo binh VC bắn trái khói mầu vào đánh dấu mục tiêu để tăng VC biết chỗ mà đồng tấn công. Tuy nhiên với cách tổ chức chỉ huy phòng thủ hàng dọc và hàng ngang của quân VNCH trú phòng thì cho dầu BCH TrĐ8 bị tiêu diệt thì số thương vong cũng hạn chế thôi, TrĐ8 vẫn còn các đơn vị khác với BCH khác kịp thời thay thế. BCH này đóng trong hai ba căn phố dân sự, BCH TrĐ8 vừa đổ trực thăng lên ngày 12 tháng Tư từ Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương, nên bên ngoài chỉ có sơ sài ít bao cát, nên toán viên VC không nhận ra được đây là bộ chỉ huy cấp Trung Đoàn. mật báo viên của VC cũng không biết.
Đây là một điều bi hài kịch, khó hiểu cũa chiến tranh, không lẽ ngu dốt tới như vậy, 14. 15 chiếc tăng, đi gần 1000 km từ Bắc vào tới đây qua bao khó khăn , chuyển dầu cùng súng đạn, ngụy trang, cất dấu tài tình. Phải khâm phục tài di hành và bảo mật của VC, không bị khám phá, bị đánh bom, mà nay lại mang đi diễn hành, hàng một cho quân VNCH tập tác xạ và phi công Mỹ tập đánh bom  bắn hỏa tiễn học kinh nghiệm chiến đấu. Có điều lạ, không thấy KQVNCH ra quân bắn tăng trong lần đầu này … không hiểu tại sao?. Ngoài ra có tăng VC đầu hàng vì hết xăng ? tù binh cho biết chỉ chạy vào tiếp thu. Đúng ra xe phải được đổ đầy dầu trước khi lâm trận cũng phải cả 300 lít, tại sao hết dầu, cũng phải cầm cự được cả ba bốn tiếng dễ dàng. Chỉ có một chiếc trên đường Ngô Quyền thấy có một bình xăng phụ phía sau, nhưng cũng hết xăng, vì không thấy bình xăng bị cháy nổ biến mất. Có lẽ đoàn tăng VC đi vào An Lộc để đổ dầu vì nghĩ là An Lộc đã bị tiến chiếm, trong đó phải đầy kho dầu xăng?
Khi biết đoàn tăng đầu vào thị xã bị tiêu diệt, các xe tăng VC ở phần cuối đoàn lui thoát ngược chạy ra, nhưng cũng bị các phi cơ chiến đấu đuồi theo và bắn hạ bên ngoài thị xã, hoặc ở các nơi tăng tập trung bị phi công nhận ra. Nên không biết chính xác số xe tăng VC bị hạ bên ngoài Thị Xã vào ngày đó chính xác là bao nhiêu, ngay bên trong thị xã, số chính xác cũng có thể sai trật ít nhiều vì qua bao nhiêu năm. Dựa theo các không ảnh, thì không ảnh không chụp rõ và đầy đủ được mọi nơi trong thành phố, và không biết thuộc vào các đợt tấn công của những ngày tháng nào.
Như vậy đây là một bi kịch của các đoàn tăng VC, bị chỉ huy bên trên lừa bịp vào chỗ chết, với số lượng tăng cùng vũ khí nặng như vậy họ phải đánh được một trận nẩy lửa trước khi bị thiệt hại hết. Theo lời các tù binh tăng VC cho biết, cấp chỉ huy cho biết chỉ đi vào An Lộc, để tiếp thu Thị Xã, thế là xong, chứ không phải vào chiến đấu, cho nên họ mở pháo tháp, ngồi trên xe lộ diện và buồn cười nữa là có xe hết xăng dầu.
Thành ra không biết binh pháp nào cho xe tăng vào trận chiến trong thành phố đơn độc không quân bộ chiến tháp tùng, không biết mục tiêu ở đâu, không có sơ đồ bản đồ các BCH hay căn cứ của địch quân, không có các xe thiết giáp nhẹ khác loại với vũ khí cận chiến bắn nhanh với tầm quan sát rộng 360 độ để trợ chiến bắn trái khói mầu đánh dấu mục tiêu, các chiến xe nhẹ này để bắn dẹp quân trú phòng theo đuổi, để tăng T54 nặng nề không bị bắn hạ ở tầm gần, vì khi đóng pháo tháp xuống chui vào xe hết thì có địch quân bên ngoài ngồi ngay trên pháo tháp cũng không làm gì được vì đại liên trong xe chỉ bắn thẳng, còn đại bác chỉ bắn xa, nói chung khi đối phương tiến sát lại được xe tăng là coi như tăng chết chắc, vì không quan sát được, không mở pháo tháp ra được, không có bộ chiến tùng thiết bảo vệ, hay có xe tăng khác cùng song hành ngang trợ chiến yiểm trợ cho nhau. Thành ra trận chiến xe tăng đầu tiên của VC ở miền Đông Nam Phần là một trò hề diễu dở tự sát của dân chơi Tăng tài tử không chuyên nghiệp.
Ngoài ra khi vào Thị Xã rồi, tăng VC cũng không biết mục tiêu chính ở đâu để bắn phá, hay có đặc công sẵn trong thành phố tháp tùng hướng dẫn, nói chung phải có một bộ phận bên ngoài hướng dẫn bắn trái khói đánh dấu bằng cơ giới khác như thiết vận xa, xe cơ giới nhỏ, hay ngay cả tiền sát viên di hành bên ngoài hướng dẫn bằng vô tuyến hay thủ hiệu thì Tăng VC  mới di hành đánh trúng mục tiêu được.
Sẽ có thêm loạt bài về chi tiết từng chiếc tăng T54, PT76 nổi tiếng bị bắn gục tại các điểm chính trong thành phố mà đã có không biết bao hình ảnh được ghi nhận, cùng các bài viết, hồi ký kể nhiều tình tiết chung quanh các xác xe tăng này. Ngoài ra môt số tăng cũng bị hạ tại các điểm ngoài trục giao thông chính của thị xã, hoặc ở các vị trí mà nhà cửa chung quanh đã bị phá hủy hết, không có những điểm mốc để nhận ra nơi đó nằm ở đâu trong thị xã. Các hình ảnh tăng này sẽ đưa lên các bài phụ lục sau để lưu giữ lại cho lịch sử.
Đó là trận đánh bộ chiến mở màn vào ngay An Lộc, còn trên diện địa tỉnh Bình Long về phía phiá Nam, trên Chơn Thành, khi tiến tới gần Tầu Ô, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã ngưng lại,  vì đánh lên An Lộc không kịp nữa, VC đã cho tăng vào AL, Dù rút về Chơn Thành để bổ xung, tìm đường khác vào tiếp viện An Lộc nhanh hơn, vì tốc độ đánh phá các chốt kiềng liên hoàn chận QL 13 của VC chậm qúa, không đủ thời gian cấp tốc cứu quân trú phòng tại thị xã An Lộc. Nếu tiếp tục đánh chỉ làm mỏi mệt quân cùng chịu thêm tổn thất vô ích mà chưa hề giúp đỡ quân trú phòng thị xã An Lộc được chút nào. Nhẫy Dù rút về Chơn Thành nghỉ  ngơi, tăng viện và bổ sung. Sư Đoàn 21 BB của VNCH từ miền Tây đã đến nơi, tiến lên thay thế tiếp tục khai thông QL 13, cùng tăng cường thêm một Trung Đoàn 43 của Sư Đoàn 9, do Trung Tá Hồ ngọc Cẩn chỉ huy.
Yiểm trợ thiết giáp cho mặt Nam Chơn Thành là Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh do Đại Tá Trương hữu Đức chỉ huy. Ngày 13, trên chiến trường thị xã An Lộc, nguyên đoàn tăng VC tiến vào, từ từ bị tiêu diệt thảm thương đến 14. 15 chiếc bỏ xác trong ngoài thị xã, thiệt hại cả trên tiểu đoàn tăng. Tuy nhiên dưới mặt Nam Chơn Thành quân VC lại có chiến tích may mắn bất ngờ. Đại Tá Trương hữu Đức, Thiết  Đoàn trưởng thiết giáp bị tử thương, không trên chiến địa, không trên thiết giáp mà bị phòng không VC bắn tử thương trên không phận Nam Bình Long khi đang bay quan sát trên trực thăng. Phòng không VC gỡ thể diện cho Thiết Giáp VC khi bắn tử thương chỉ huy Thiết Giáp VNCH trên chiến trường Nam BL. Tuy nhiên đây chỉ là chi tiết của một bên, vì quân lực VNCH không hề dấu tên các đơn vị tham chiến cùng tên các chỉ  huy trưởng, hoặc ngay khi các chỉ huy này tử trận, còn bên VC, thì dấu kín, không lon lá, không tên chỉ huy, không sắc phục hay quân phục cùng phù hiệu đơn vị, nên quân VC có thiệt hại đến cỡ nào thì cũng không ai biết. Cấp chỉ huy tử thương như thế nào về bên VC thì rát khó kiểm chứng được.
Thị xã An Lộc đã bị tấn công, phần Bắc thị xã đã bị xuyên thủng, bộ binh VC, đặc công VC vẫn chiếm giữ vòng đai phía Bắc, chỉ bỏ lại đoàn tăng đi sau vào thị xã. Cuối ngày, chiến trường tan tác, Nhà cửa của khu dân cư trên đường VC tiến quân bị tán phá nặng nề. Dân chạy loạn vào khu nhà thờ Bình Long, khu nhà ga Hớn Quản ngay chùa Tịnh Độ để trú ẩn và các nơi chưa bị VC tấn công. Quân trú phòng cố thù mặt Bắc và Đông Bắc là TrĐ8 và BĐQ, tuy rút vào thủ trong vòng đai, mất ít khu dân cư phía Bắc, Đông Bắc, tuy nhiên chỉ chịu thiệt hại trung bình, và không còn lo sợ tăng VC nữa vì đã thực tập được những bài học tiêu diệt tăng rất thành công.
Bộ chỉ huy quân đoàn 3 VNCH, và cố vấn Mỹ của quân đoàn đã thấy khả năng lâm chiến của VC, tuy nhiên vì chiến thuật sai, VC không biết rõ thực sự quân số và khả năng cùng vị trí chiến lược của quân phòng thủ, nên lực lượng tấn công lúc đầu ngày 13 như vậy là qúa nhỏ, đáng lẽ phải dùng chiến thuật biển người, tập trung tấn công cùng lúc trên nhiều hướng thay vì chỉ có một hướng Bắc. Đúng ra họ phải tấn công vào mặt Nam AL vì căn cứ quân sự và hành Chánh đều nằm ở đây.  Như vậy yếu tố ngạc nhiên không còn nữa, trái lại, VC lại báo động cho quân tú phòng biết khà năng, biết chiến thuật tiến đánh của mình để đối phó, và cuối cùng ngày 13 tháng 4/72, trận đánh mở màn, coi như chỉ là trận thực tập thao dợt cho quân trú phòng, VC bị mất đi yếu tố bất ngờ, tốc chiến. trái lại cho quân trú phòng đủ thời giờ học tập kinh nghiệm đưa ra các chiến lược phòng thủ thích hợp hơn.
Bây gìờ VNCH và Hoa Kỳ cho tăng viện lập tức không quân yiểm trợ 24/24 cho An Lộc, các pháo đải Bay AC-130 và AC-119 coi như căn cứ hỏa lực trên không với hai đại bác 105 ly, 40 ly và đại liêm mini guns, thay phiên nhau, lúc nào cũng có một chiếc túc trực, bay từ Thái Lan qua, hay từ Tân sơn Nhất hay Biên Hòa tới. Các phi vụ pháo đài bay B52 cũng trải bom vào các nơi tình nghi tập trung quân VC cùng tiếp liệu. Cuối ngày 13 tới đêm, VC chỉ lại tăng cường pháo kích vào An Lộc với mục đích phá hủy hết pháo binh còn lại của quân phòng thủ, tiêu hao hầm hố, gây thiệt hại lần mòn cho quân trú phòng. Đây là thành công lớn của VC, coi như về trận địa pháo, thì VC làm chủ chiến trường, muốn pháo giờ nào, bao nhiêu cũng được. Về Pháo Binh thì phải khâm phục sự thành công của VC. Đa số 90% thiệt hại của quân VNCH và dân chúng trong thị xã, toàn thương vong đều do pháo của VC gây ra.
Biết là ngày 13 tháng Tư, quân VC chỉ đánh thăm dò, đây là dịp may cho quân phòng thủ để áp dụng chiến thuật phòng thủ cho thích hợp. Nguy hiểm là nếu tăng VC tiến vào lần sau đông hơn với quân tùng thiết, bộ binh trợ chiến biển người vì VC đã học bài học chết người này rồi. bên quân phòng thủ, các toán bắn tăng bằng M72 được tổ chức, chuyên bắn tăng, mang theo nhiều M72, được các toán viên khác hỗ trợ và bảo vệ bằng súng cá nhân. Quân trú phòng cũng huy động xử dụng luôn súng chống chiến xa RPG tịch thu từ bên VC là B40 và B41. Kỹ thuật bắn tăng là không bắn vào đầu xe, vì sắt thép dầy chống đạn đầu chiến xa dốc chéo để đạn trượt ra, không bắn vào pháo tháp vì sắt dầy, mà bắn ngang hông xe, bắn vào dưới pháo tháp chỗ quay súng bắn vào dây xích. bắn phía sau thùng xăng và máy, nói chúng phải đợi tăng đi qua rồi mới bắn, ngoài ra bắn phía trước dễ bị lộ mục tiêu sẽ bị tăng bắn lại.
Ngoài ra pháo binh nhẹ ít ỏi còn lại của quân phòng thủ sẽ dàn kế hoạch bắn đạn nổ chụp để diệt quân tùng thiết VC, nhất là xử dụng súng cối 81 ly sẽ rất thích hợp vì di chuyển dễ, kịp thời dàn ra nơi tăng VC tiến vào cùng với quân bộ chiến đi kèm. Các phi tuần chiến đấu, trực thăng chiến đấu sẵn sàng được gọi tới khi phát hiện tăng VC.
Ngày 13 tháng tư, thấy chiến trường ngay trong Thị Xã An Lộc đã bùng nổ, nếu quân VC dồn đại quân tất cả đánh ập một lần vào thì quân phòng thủ sẽ thiếu quân, đang trong thế một chống ba. Quân Đoàn 3 quyết định tăng quân vào An Lộc bằng cách khác tức tốc, không đợi mở đường 13 nữa, không kịp nữa. Sư Đoàn Nhẩy Dù quyết định trực thăng vận, nhẩy LĐ1 vào ngay gần An Lộc, ngày 13, khi An Lộc đã bị tấn công, LĐ1 tập trung ở Chơn Thành, bổ xung tiếp liệu, chuẩn bị đổ vào AL với pháo binh Dù để yiểm trợ chiến trường chống lại pháo của VC đang đánh phá thị xã từng giờ.
Cuối ngày 13, VC ôm đầu máu trở ra, cố pháo kích tiếp tục vào Thị Xã không sợ trúng vào tăng VC và quân bộ chiến nữa vì đã tiêu tan hết, hay trở thành tù binh, pháo VC lại ào ào trút vô AL để bộ chỉ huy VC có thời gian suy tính, thay đổi chiến thuật thích hợp, quân tiến công đã gặp tổn thất lớn, đi tiêu mất một số luợng chiến xa đáng kể mà chưa hề giải phóng được An Lộc, chẳng thấy dân chúng địa phương nào đồng khởi lên hoan hô quàng vòng hoa chiến thắng cho chiến xa VC như đã tiên liệu, mà cho tới Nhân Dân Tự Vệ, dân không chuyên nghiệp cũng bắn tung được chiến xa VC bằng M72. Bộ chì huy chiến trường VC khó ngủ đêm nay, bận tâm làm tính cộng thiệt hại nặng quân số cùng chiến cụ, lo chờ đợi bị B52 trải thảm bom … chờ qua ngày 14.
Tới ngày 13 tháng tư, tổn thương của quân VNCH trên chiến trường tỉnh Bình Long cũng không nhỏ, lực lượng trên Lộc Ninh coi như mất hết, Đại Tá Nguyễn công Vĩnh chỉ huy cao nhất bị bắt sống, Trung Tá Nguyễn duy Dương chỉ huy Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh bị bắt sống, toàn bộ chiến xa tan tành trên 30 chiếc. Đại Tá Trương hữu Đức chỉ huy Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh cũng vừa tử thương trên trực thăng chỉ huy.
Phía quân tấn công VC, sau khi dứt điểm Lộc Ninh, chắc cũng bị tổn thất nặng, cho nên phải mất  6 hay 7 ngày sau mói tấn công được An Lộc, đã bị nhiều trận bom B52 đáng kể, ngày 13 tháng tư, lại vừa tấn đánh một trận chẳng ăn thua gì, mất một số tăng lớn vô ích, lại tập trận cho quân trú phòng VNCH trong thị xã những bài học cần thiết, có chiến thuật thích ứng cho những ngày tháng tới để kháng cự hiệu qủa những cuộc tấn công kế tiếp. Quân VC đã làm mất yếu tố bất ngờ khi tấn công vào ngày đầu tiên với số lượng quân không đáng kể, phí phạm quân lính,chiến xa và chiến cụ, để cho quân đoàn 3 của VNCH kịp thời thay đổi chiến thuật để đối phó.

Sau hơn một tuần chờ đợi, trận tấn công vào thị xã An Lộc đã bắt đầu vào ngày 13 tháng tư. Trong ngày này dưới phía Nam Tỉnh Bình Long, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã rút trờ lại Chơn Thành rồi Lai Khê để tìm cách khác tăng viện vào ngay An Lộc vì cuộc tấn công bộ chiến, thiết giáp của VC đã bắt đầu. Tiến lên tăng viện bằng cách giài tỏa trục đường bộ QL 13 không còn kịp thời nữa. Sau trận đầu tiên ngày 13 không thành công, cuộc tấn công tới của VC tiếp tục sẽ kinh hoàng hơn. An Lộc cần có quân tinh nhuệ thiện chiến nhất trên chiến trường với số lượng có thể làm thay đổi sự mất còn của An Lộc bây giờ chỉ còn là Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù với ba tiểu đoàn 5, 6 và 8 cùng một pháo đội của TĐ3 và công binh chiến đấu.
Quyết định giữa tư lệnh Sư Đoàn Dù, Tướng Dư quốc Đống, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, Tướng Nguyễn văn Minh và Đại Tá Lê quang Lưỡng chỉ huy LĐ1 là dùng trực thăng vận, cho Nhẩy Dù nhẩy ngay vào bên cạnh AL về hướng Đông Nam, khoảng trống duy nhất tương đối còn trống cho trực thăng, không có rừng cao su sát bên để VC có thể quan sát tập kích cuộc đổ quân. ĐT Lưỡng bay vài vòng quan sát, để tìm bãi đáp. Ông chọn phía Đông vùng ba ngọn đồi có đồi Gió ở giữa, cao độ 150m rồi kế đó đồi 169, nằm liên tiếp kéo từ Nam Quản Lợi, xuống phía Đông Nam của thị xã với cách khoảng trung bình 4km là có thể di hành từ đây thẳng vào trong Thị Xã An Lộc.
Bãi đổ quân sẽ là khoảng trống đường LT245 (Liên Tỉnh Lộ) kéo dài từ (QL13) Xa Trạch ở phía Nam đến Quản Lợi theo hướng Bắc. Đồi Gió nằm phía Tây LTL, Ấp Srok Ton Cui (Srok là tên gọi Ấp của người Miên) nằm bên kia tỉnh lộ về hướng Đông.
Ngày 13 tháng tư, cùng lúc An Lộc chịu sự tấn công của VC thẳng vào với bộ binh và tăng, Lữ Đoàn Dù đã chọn được địa điểm, ĐT Lưỡng bay quan sát nhiều vòng, chọn nơi nhầy trực thăng thẳng vào bên cạnh thị xã An Lộc vào ngày hôm trước để tăng viện quân vào phòng thủ, đồng thời sẽ thiết lập căn cứ hỏa lực tại đây với sơn pháo 105 ly để yiểm trợ cho thị xã An Lộc. Cuộc trực thăng vận nguyên lữ đoàn Dù sẽ bắt đầu vào ngày hôm sau.
Ngày 14 tháng tư, trên thị xã An Lộc, sau lần tấn công thất bại hôm trước quân VC bao vây chung quanh lại pháo kích đều đặn như cũ vào thị xã để làm tiêu hao quân trú phòng và khủng bố dân An Lộc. Lần tấn công đầu với đoàn chiến xa đi diễn hành vào tiếp thu An Lộc vì tin tưởng AL đã được giải phóng theo trí tưởng tượng, không ngờ chỉ tiếp thu toàn là đạn hỏa tiễn M72 chống chiến xa, pháo trực xạ, bỏ xác lại đường phố AL trên mười chiến xa …. VC chỉ còn bắn pháo bừa bãi vào trả thù và chờ đợi cách tiến công khác. Tuy nhiên, ở mặt Bắc , Đông Bắc của Thị Xã, quân VC đã tấn chiếm và bám chốt được nhiều khu vực thành phố. Kéo từ Đông Bắc xuống. Có lẽ đường Hùng Vương là lằn ngang ranh giới giữa hai bên. Quân phòng thủ, BĐQ giữ chắc cao điểm khối nhà ba từng bê tông vững chắc là trường Tiểu Học Quốc Quan, ngay phía bắc Chợ Cũ. Về phía Tây, Tây Bắc thì phòng tuyến trung đoàn 8/SĐ5 vẫn vững chắc, nay có thêm nhiều xác xe tăng T54 của VC dùng che đạn phía Tây đường Ngô Quyền, ở mặt Bắc, quân VC chiếm khoảng giữa phía trên bến xe đò, phía trụ sở của xã Tăng Lập Phú, đồn Cảnh Sát Dã Chiến, kéo dài, bọc qua hướng Tây.
Hai bên vẫn trao đổi giao hữu qua lại súng cối, B40-41, súng cá nhân, lựu đạn những khi có dịp. Dân chúng thì rút về các khu hiếm có ít súng đạn hơn còn lại, phía Nhà Thờ Bình Long cuối ĐL Hoàng Hôn về hướng Tây, khu xóm Nhà Ga, Chùa Tịnh Độ phía thấp hướng Đông bên suối Quản Lợi. Bây giờ trong vòng đai Thị Xã đã bị quân VC tấn chiếm và bám chốt ngay hướng Bắc, làm đầu cầu chờ quân tiếp viện vào tấn công chiếm hết AL.
Kể ra, lần đầu tiên sau Quảng Trị, quân VC đã dùng trận địa chiến với tăng, pháo binh VC có khả năng đã bắn dư thừa đạn tấn công trực diện thẳng vào một thị xã đầy dân của miền Nam, tuy không chiến thắng được trong ngày, nhưng họ cũng đã chiếm gần một phần ba thị xã về hướng Bắc, đây là khu dân cư và VC vẩn tiếp tục lấn tiến chiếm lan ra chung quanh sau đó, cho dù không quân Việt Mỹ oanh kính dữ dội cùng với các phi tuần B52 trải bom. Bây giờ quân VC đến tận nhà, gõ cửa, đánh trực diện với số đông áp đảo cho dù đường tiếp viện của họ thì thật xa từ ngàn cây số hơn về miền Bắc, VC không có không quân, và chưa kể chỉ hơn năm trước, quân VNCH đã tấn công qua Cam Bốt truy lùng mật khu và kho tàng của VC. Thực sự BCH VC chỉ lui binh xa hơn để bảo toàn lực lượng cùng tiếp liệu, tiếp tục mang các vũ khí cộng đồng nặng hơn tân tiến hơn như tăng, đại pháo 130 ly từ miền Bắc vào, tăng đi xuyên rừng cùng xăng dầu, đạn pháo, và bây giờ đã có khả năng đánh thẳng, đánh tàn bạo dư thừa súng đạn. Chiến thắng chưa thấy, nhưng cho thấy quân VC bây giờ không còn du kích chiến nữa mà có phần đông hơn mạnh hơn, không biết quân đại quân VC sẽ nuốt trọn An Lộc vào lúc nào.
Ngược lại sau trận đánh với chiến xa VC lần đầu tiên thì quân trú phòng không còn sợ hãi nữa, vũ khí cá nhân chống tăng M72 thiệt kỳ diệu, bắn thủng cháy tăng T54 dễ dàng, chuyện săn đuổi diệt tăng trở nên thích thú, hít thở không khí khét mùi súng sau những giờ dài chịu pháo rất mệt mỏi ngột ngạt dưới hầm. Trung Đoàn 8/SĐ5 tổ chức nhiều toán diệt tăng 3 người mang theo nhiều M72 dành bắn tăng và M16 cá nhân để tiêu diệt những toán viên VC thoát cháy ra khỏi tăng. Các phi công Mỹ cũng tha hồ thực tập học bắn tăng VC bằng đủ loại chiến đấu cơ ngày đêm, lúc nào cũng có thường trực pháo đài bay AC130 Spectres liên tục nã đại bác 105 ly trực xạ xuống tăng, rất có hiệu qủa và phi công Mỹ có cơ hội tìm cảm giác mạnh, mới, hồi hộp thích thú hơn là dùng ma túy hay cần sa như thường lệ, lại có cơ hội khoe thành tích và nổ trong thư gửi về nhà. Sau này, nhiều năm sau có người còn vẽ tranh bắn tăng VC in ra bán nữa khi đã về Mỹ xa chiến trường VN.
Đây là cuộc chiến không quân bình, vì quân VNCH có nhiều dân, nhiều thành thị nhiều đất, phải chia quân phòng thủ trải mỏng ra, và cần nhiều quân hơn nữa để trả đũa hay tấn công VC trở lại. Trong khi VC không dân, không đất, không thành phố, khi cần chọn tấn công ở đâu, họ chỉ cần tập trung quân đông mấy lần hơn là đủ để tấn công, không phải trải quân phòng thủ giữ đất rộng rãi ở đâu. Hai thế chiến lược rất khác biệt nhau.
Tiếp liệu cho quân VNCH trú phòng, bây giờ chỉ còn có cách là thả dù tiếp liệu từ trên cao. Trực thăng vận tải Chinook không còn hữu hiệu nữa vì pháo và phòng không VC dầy đặc cùng hỏa tiễn cá nhân tầm nhiệt SA7 Stella của Nga Xô, lần đầu được dùng trên chiến trường VN. Các phi vụ thả dù tiếp tế cho AL dùng vận tải cơ C123 của Không Quân VN, và các C130 của Không Quân Hoa Kỳ thả trên cao độ an toàn. Chỉ ước lượng là 30% đồ tiếp liệu lọt được đến tay quân trú phòng, 70% phần còn lại theo gió bay qua phía bên quân VC. Coi chừng cách tiếp liệu thả dù này có lợi cho quân VC nhiều hơn, nhất là về phần thực phẩm, có một số quân VC đã ghiền ăn các loại thực phẩm này, một số tù binh VC biết loại đồ ăn nào khoái khẩu để xin ăn sau này, còn đạn được thì đa số không xử dụng được vì súng ống khác loại và kích thước đạn cũng khác. Tuy nhiên VC cũng tái dùng được đạn M79, cho súng phóng lựu đã tịch thu được của quân VNCH trên chiến trường. Còn đạn nặng như đại bác cho pháo binh thì coi như không cần vì các khẩu pháo của quân trú phòng coi như đã hư hao hết.
Ngày 14 tháng Tư, quân Nhẩy Dù theo kế hoạch bắt đầu đổ quân vào khẩn cứu AL bằng trực thăng. Theo kế hoạch này, vào buổi trưa, hai gìờ chiều, Tiểu Đoàn 6 Dù, do Trung Tá Nguyễn văn Đỉnh chỉ huy, tuần tự được trực thăng vận xuống khoảng trống bên LT245, gần Srok Ton Cui bên phải đường Tỉnh Lộ, đồi Gió bên trái, suối Rô ở giữa. Các đại đội tiến quân lên chiếm giữ ngay cao điểm đồi Gió, và trú quân bên dưới đồi giữ bãi đáp để cho toàn bộ LĐ1 Nhẩy Dù gồm hai Tiểu Đoàn còn lại sẽ xuống đây vào ngày hôm sau. ND Giữ đồi Gió để làm vị trí cho một pháo đội Dù sẽ được thả pháo 105 ly xuống làm căn cứ hỏa lực. Sau cuộc đụng độ ngắn, quân VC giữ điểm không có bao nhiêu nên bị đánh tan nhanh chóng. Cuối ngày 14, toàn bộ TĐ6 ND đã xuống được địa điểm an toàn, họ chia ra bố phòng chung quanh với điểm cao là đồi Gió, từ đây quan sát được toàn thị xã đang chịu pháo dữ dội của VC, đỉnh đồi này chỉ cách Thị Xã An Lộc về hướng Tây bên kia đồi chừng 4km. Theo kế điều quân thì nguyên LĐ1 ND sẽ xuống tiếp, di hành vào tiếp cứu An Lộc , khu vực Đồi Gió sẽ là căn cứ hỏa lực mới với 6 khẩu pháo 105mm và bộ chỉ huy nhẹ của LĐ1 ND nằm tại đây hổ trợ cho Nhẩy Dù tiến vào và cùng trấn thủ bên trong An Lộc.
Trong ngày đổ quân các phi tuần chiến đấu cơ Việt Mỹ, yiểm trợ oanh kích các điểm có quân VC do các đơn vị tiền sát bên dưới chỉ điểm và các thám thính cơ FAC (forward air control), các trực thăng liên tục đổ quân, mỗi chiếc trung bình mang 10 quân tác chiến, các trực thăng vận tải Chinook đổ theo tiếp liệu và các vũ khí nặng, trong khi đó các trực thăng chiến đấu, đánh vòng quanh yiểm trợ đại liên cùng hỏa tiễn từ trên không xuống cho cuộc đổ quân. Không Đoàn 43/Sư đoàn 3 Không Quân từ Biên Hòa, tăng cường lên Lai Khê, đang bận rộn bay không ngừng cho chiến trường. Các phi vụ oanh tạc của không quân Hoa Kỳ từ căn cứ bên Thái Lan, từ Hàng không mẫu Hạm ngoài khơi và từ các căn cứ Biên Hòa, Tân sơn Nhất bay đến liên tiếp oank kích theo nhu cầu nặng của chiến trường An Lộc.
Bây giờ thì bộ chỉ huy VC đã khám phá ra cuộc đổ quân mới của TD6 ND, pháo binh VC VC từ hướng xã Tân Lợi ngay phía Nam Quản Lợi bắt đầu pháo tới các vị trí của TĐ6 ND. Tuy nhiên BCH VC vẫn chỉ biết đây là một đơn vị nhỏ cấp tiểu đoàn đã được thả vào, chứ chưa biết đang có nguyên một LĐ1 ND sẽ tiếp tục được đổ vào sau đó.
Bộ máy tuyên truyền của Hà Nội loan báo trên đài phát thanh là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam sẽ thanh toán chiếm thị xã An Lộc để ra mắt chính phủ của MTGPMN vào ngày 20 tháng Tư, chọn AL làm thủ đô. Bây giờ, ngày 14 tháng tư, Quân Nhẩy Dù đã tiến sát hơn vào thị xã với một TĐ đầu tiên làm đầu cầu, binh tiếp viện tinh nhuệ cần thiết sẽ nay mai vào gần ngay An Lộc bằng trực thăng, chứ không cần mất thời gian giải tỏa lâu lắc bằng di hành bộ theo đường 13 theo như VC đã dự đoán và cho SĐ7/VC bố trí đóng chốt kiềng chận ND ở 3km phía Bắc Chơn Thành từ Tầu Ô trải dài trở lên AL.
Ngày 14, bên trên thị xã AL chỉ có những cuộc chạm súng nhỏ, dành đất phía Bắc Thị Xã giữa hai bên, thỉnh thoảng thấy có chiến xa VC xuất hiện, có loại chiến xa VC gắn súng phòng không. Nhưng ngày 14, chưa thấy VC có nối tiếp được cuộc tấn công ác liệt nào như ngày 13 trước đó. Cuộc tấn công của VC theo như dự đoán trước của bên trú phòng là sẽ từ phía Bắc hướng Lộc Ninh đổ xuống vì đây là đường tiếp tế chính của quân VC từ Cam Bốt qua, từ cuối đường mòn HCM dẫn tới các kho tàng bên kia biên giới. Còn hướng Tây và hướng Đông của thị xã thì vì thiếu các trục giao thông lớn sẵn có, nên chưa thấy VC đặt mũi tấn công nặng từ các hướng này vào. VC chỉ dồn lực lượng tấn công vào từ hướng Bắc, chứng tỏ VC cũng không có đủ quân biển người để bao vây toàn bộ để tấn công hiệp đồng nhất vào 4 mặt của thị xã AL.
Phía Đông Nam, VC để bỏ ngỏ cho nên bây giờ TĐ6 Nhẩy Dù đã đổ quân xuống làm đầu cầu cho Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù sẽ tiến vào AL theo hướng này.
Ngày 15 tháng tư, dưới phía Nam Bình Long, từ Lai Khê các đoàn trực thăng bay lên đổ liên tiếp hai TĐ 5 và 8 Nhẩy Dù vào bãi đáp đã do TĐ6 xuống trước lập an ninh ngày 14. Bộ chỉ huy nặng của LĐ1 ND do ĐT Lưỡng chỉ huy đi lên cùng TĐ5. Bộ chỉ huy nhẹ của Liên Đoàn do Trung Tá LĐ Phó Lê văn Ngọc chỉ huy đã xuống trước cùng TĐ6 Dù nằm bên đồi Gió và đồi 169. Cuối ngày 15 tháng tư, toàn bộ LĐ1 ND đã xuống trận địa phía Đông Nam An Lộc cách trung tâm thị xã 4km, gồm có ba TĐ, một pháo đội của TĐ3 pháo Dù, công binh chiến đấu Dù và đại đội 3 Trinh Sát Dù. TĐ6 trấn giữ đồi Gió và Srok Ton Cui để làm căn cứ hỏa lực. TĐ 8 Dù, chỉ huy bởi Trung Tá Văn bá Ninh đi về hướng tay Trái, thẳng vào AL qua suối Quản Lợi về hướng Ấp Phú Hòa. TĐ 5 Dù, do Trung Tá Nguyễn chí Hiếu chỉ huy cùng với BCH lữ đoàn của ĐT Lưỡng đi về tay Phải, tiến vào Ấp Sóc Gòn qua rừng cao su, gần tới Xã Tân Lợi, từ đây họ sẽ tiến vào bắt tay quân trú phòng An Lộc theo hướng Đông.
Trong thị xã An Lộc ngày 15 tháng tư, lợi dụng lúc nhịp độ pháo kích của VC giảm xuống, dân chúng trong thị xã bàn tính sẽ tự động rút ra di tản bộ về hướng Nam, theo quốc lộ 13 ra khỏi Thị Xã để Tránh chịu thương vong vì các trận tấn công khốc liệt đã tràn đến và sẽ tiếp tục khốc liệt hơn. Ngoài ra tình trạng do có qúa nhiều dân bị thương tích và chuyện thiếu lương thực sẽ khó được giải quyết, nên dân trong thị AL bàn tính tìm cách thoát ra ngoài Thị Xã sau đợt tấn công đầu tiên của VC. Họ tổ chức dân di tản thành các nhóm tôn giáo chính của Chùa và Nhà Thờ.
Ngày 15 tháng tư, vào buổi sáng, hai nhóm dân, một đi ra theo ĐL Nguyễn Huệ (QL13) từ phía Nhà Thờ Công Giáo, một theo hướng đường Nguyễn Du đi bọc ra QL13 phía sau từ khu xóm Nhà Ga và Chùa Tịnh Độ đi lên. Đi đầu là các nhà lãnh đạo tôn giáo với cờ trắng, cờ tôn giáo và loa phóng thanh yêu cầu lòng nhân đạo của hai bên, vừa đi vừa lên tiếng thông báo cho cuộc đi thoát nạn chiến tranh của họ. Đoàn người người bắt đầu đi xuống tới phía trước Sân Vận Động Thị Xã, trước Tòa Hành Chánh thì tiền sát viên pháo binh VC đã quan sát thấy. Pháo VC tấp nập bắn thẳng vào đoàn người di tản vô tội này. Vì khu vực này trống trải không có gì để ẩn núp đạn pháo, nên số tử vong của thương dân tại đây lên khá cao, mảnh vụn thân thể và thi thể nằm vương vãi hai bên đường. Dân chúng bỏ chạy, quay trở về lại nơi trú nấp cũ. Cuối cùng sau đó cũng có những đoàn hay toán nhỏ người dân lên đường quyết rời bỏ thị xã An Lộc đi về hướng Nam. Không biết quyết định của họ có sáng suốt và đúng hay không, tuy nhiên cũng có vài ngàn người đã an toàn thoát xuống được tới quận lỵ Chơn Thành sau này, trong đó có vài ngàn người bị bỏ mạng dọc đường cùng thêm một số người khỏe mạnh đã bị VC bắt đi làm dân công tải đạn, một số dân tị nạn bị lùa ngược lên Lộc Ninh để làm dân cho lãnh thổ của MTGPMN.
Trong đợt tấn công bằng tăng đầu tiên vào An Lộc, trưa ngày 13 tháng tư, và hai ngày sau đó, theo tài liệu không có nói rõ ngày nào, một chiếc xe tăng T54 VC, đi suốt được từ phía Bắc dọc QL13 hay ĐL Nguyễn Huệ, nó đi ngang qua Tiểu Khu Bình Long là khu vực có tòa Hành Chánh Tỉnh, sát phía sau có hầm chỉ huy của quân trú phòng An Lộc hay của Chỉ Huy Trưởng SĐ5 là Chuẩn tướng nhiệm chức Lê văn Hưng, nó bắn vào đây mấy phát đại bác từ khoảng xa trên 75m. TK Bình Long, có một cổng vào ngay góc Ng Huệ và Phan bội Châu xéo góc Tiểu Học Thượng, bên kia đường nơi cổng này là cuối trường Tiểu Học An Lộc có nhà rời cho giáo viên, khoảng cách từ đây tới hầm Tướng Hưng còn đến hơn 100m dài, và tầm quan sát không thông suốt, tia nhìn thẳng bị cản bởi nhiều khối nhà lớn nhỏ nằm theo đủ hướng và hàng cây cao dọc đường bên ngoài.
Tuy nhiên sau này có vài nhân chứng nói tướng Hưng, quần đùi xà lỏn, xách lựu đạn chạy ra là chuyện “vô duyên, và cải lương” chuyện đó để cho binh nhì khinh binh làm giỏi hơn, chứ không phải là chuyện của Chỉ Huy Trưởng chiến trường An Lộc, người cần làm những chuyện đòi chuyên môn bậc chỉ huy cao hơn cho đúng vị trí. Ngoài ra từ hầm chỉ huy nhìn ra sẽ không thấy thẳng được chiếc T54 này khi nó xuất hiện chạy xa ngoài đường 13 vì tia quan sát thẳng bị nhiều khối nhà chận phía trước, không có khoảng cách thẳng để cho xe tăng VC nhìn thấy được hầm chỉ huy Tướng Hưng sau hàng rào dầy đầy chằng chịt lô cốt phòng thủ lớn nhỏ, nói chung là quan sát viên VC không thể thấy và phân biệt được đâu là hầm chỉ huy của tướng Hưng từ đường quốc lộ 13 ở bên ngoài hàng rào phòng thủ của căn cứ tiểu khu BL, chưa kể ô kiếng của tài xế lái xe tăng rất nhỏ bị hạn chế tầm quan sát, còn chỉ huy tăng thì phải đóng pháo tháp lại chui xuống. Nói chung là tăng VC sẽ không thấy Tướng Hưng và ngược lại T Hưng cũng không thấy được tăng tù hầm của mình, trừ khi chạy ra coi cho thỏa tính hiếu kỳ.
Chiếc tăng này khi ngừng trước cổng vào Tiểu Khu bị xe commando V100 với đại liên từ bên trong TK bắn ra rát ngay vào pháo tháp T54, nên đại liên nằm bên ngoài nóc chiếc T54 này không chuyển hướng bắn lại được vì xạ thủ phải chui vào trong tăng đóng nắp pháo tháp lại. Sau đó chiếc T54 này đi tiếp về phía Nam, tới cổng chính vào Tòa Hành Chánh, đi qua tới Sân Vận Động, đều nằm bên phải chiều di chuyển của xe tăng, tới khu vực trại biệt kích B15 là trại Đỗ cao Trí? (tôi vẫn thắc mắc trại ĐCT ở đâu?, sau khi ông chết được đặt tên cho trại Biêt Kích Mỹ, chỉ có trại B15 duy nhất, có tài liệu nói tới Thành ĐCT là Tiểu Khu xưa nay, TK không gọi là thành, vì chỉ có hàng rào xung quanh như các cơ sở hành chánh thường, có tài liệu còn nói thành này do Nhật làm thời xưa. Khi sống trên đó tôi chẳng thấy nơi này có thành gì khi có dịp vào bên trong khu này) sau này nằm bên trái, một bên đường 13 phía Đông từ SG lên là BCH TK Bình Long mới (vì BCH cũ đã dời từ bên TK trước giờ có Tòa Hành Chánh qua trại B15, Tiểu Khu BL nhường nơi này cho tướng Hưng và Trung Đoàn 7/SĐ5 làm bộ chỉ huy sư đoàn và trung đoàn), một bên phía Tây đường 13 từ SG lên là chi khu của quận An Lộc, nắm cùng một bên với Sân Vận Động.
Tới đây là bắt đầu ra khỏi phía Nam Thị Xã, chiếc tăng T54 này bị tò mò theo dõi kỹ, vì là chiếc đi ngang gần BCH AL, pháo 105 ly của Tiểu Khu và Chi Khu đuổi nhắm bắn trực xạ vào chiếc tăng này. Đến cuối lô cốt đầu Tỉnh phía Nam, chiếc T54 đánh vòng quay đầu lại ở bãi đất trống, tính đi ngược lại trở vào Thị Xã tìm đồng đội vì đang bị lạc đường lẻ loi, thì pháo 105 ly của quân phòng thủ tại đây hạ nòng xuống bắn thẳng loại đạn HE (high heat explosion), bắn thẳng loại đạn cháy có nhiệt độ cao để hạ chiếc tăng này. Sau khi tăng bị trúng đạn dừng lại bất động, thì phía bên TK Bình Long, các pháo thủ cứ hăng say tiếp tục nã đạn pháo trực xạ thực tập cho bõ ghét tới tấp cho đến khi chiếc T54 chỉ còn khối sắt bị bể toang bung đến mất gần một nửa xác tăng.
Sau này, khi vào An Lộc từ hướng Nam lên, hành khách sau khi phải chạy nhanh tránh pháo VC, chạy từ bãi đáp trực thăng B15 lên, ai cũng nghỉ chân tại đây một chút lấy hơi, ngừng chút để quan sát đường đi lối bước vào thị xã AL, trước khi nhắm hướng đê biết đi vào đâu trong Thị Xã, họ ngắm nhìn chiếc tăng bị banh gần một nửa này rồi chụp hình kỷ niệm, hay núp bóng nắng mặt trời bên cạnh xác tăng và đồng thời dùng nó tránh đạn pháo VC từ đồi 169 và đồi Gió bắn lên tới từ hướng Đông mỗi khi có trực thăng đáp xuống bãi B15. Chiếc tăng nổi tiếng này có rất nhiều hình ảnh được chụp, sẽ có một bài riêng về các chiếc tăng nổi tiếng của VC từ Bắc vô Nam nằm lại An Lộc trong những ngày đầu tiên.
Còn những ai thích cải lương vẽ vời huyền thoại … nào là “tướng” Hưng (Chuẩn Tướng nhiệm chức trong những ngày đầu trận An Lộc, gần cuối trận, cuối tháng 5 mới lên thêm một lon là Chuẩn Tướng thực thụ) cầm lựu đạn chạy ra khi tăng đi ngang gần hầm, nào là ĐT Lê nguyên Vỹ tư lệnh phó Sư Đoàn 5 tự cầm M72 bắn hạ tăng gần hầm BCH là “láo toét” tuyên truyền không chính thức, sách chính thức do BTM QĐ VNCH xuất bản viết lại trận An Lộc sau 72, sao lại bỏ lỡ cơ hội không hề có ghi lại huyền sử này bằng hình ảnh vị trí xác tăng. Và khi quan sát kỹ nhiều không ảnh của An Lộc, tôi không thấy có xác chiếc tăng nào nằm gần hầm Tướng Hưng tới 250m trở lại, là ¼ cây số. Phải mất nhiều thời gian sau 75 các xác tăng của hai bên mới được VC di chuyển đi mất, công việc kéo xác tăng nặng nhọc này cần có nhiều cơ giới nặng mới làm được, nên các không ảnh chụp trong thời gian đang có trận chiến hoặc thời gian ngay sau khi kết thúc, thì các xác tăng đều còn nằm yên vị trí cho tới nhiều năm sau, sau đó VC mới có dịp dọn dẹp. các xác tăng đều được ghi do ai bắn hạ và được chụp hình tuyên truyền mà không thấy có xác tăng do ĐT Vỹ bắn để cổ động cho QĐ VNCH hay hình xác VC bị xích trong tăng cũng không có.
Sáng sớm ngày 16 tháng tư, từ nửa đêm TĐ 8 ND tiến thẳng vào An Lộc sau khi băng qua suối Quản Lợi vào Ấp Phú Hòa, bắt tay với quân trú phòng của Thị Xã vào hướng Đông Nam. TĐ 5 ND tiến vào ấp Sóc Gòn vào buổi sáng, gặp quân VC tại đây kháng cự mãnh liệt. Trận tấn công của Nhẩy Dù tiến vào diễn ra suốt ngày hôm đó. VC cho quân tăng viện và chiến xa tiến đánh phản công lại, nhưng đến chiều thì TĐ 5 ND nắm quyền kiểm soát chìến trường. Đêm hôm đó cánh quân Dù này nằm lại đây, tới sáng ngày 17 tháng tư thì TĐ 5 ND, BCH LĐ1 Dù của ĐT Lưỡng, tiến vào An Lộc qua vòng đai của Liên Đoàn 3 BĐQ đang nằm trấn thủ mặt Đông của AL. Hết ngày 17 tháng Tư thì Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã thành công tiến vào An Lộc đặt dưới sự chỉ huy của Tư Lệnh An Lộc là Tướng Hưng. Ông cho Dù đóng bộ chỉ huy bên hầm của Tiểu Khu BL mới. Sau đó ĐT Lưỡng dàn quân Dù chủ yếu xuống phòng thủ phía Nam AL, tiến xa tận rừng Cao Su Xa Cam, cho một TĐ Dù tiến ra phía Tây di chuyển ngoài vòng đai AL đánh dọc lên phía Bắc, sau đó giao khu vực lại cho TrĐ8/SĐ5.
Quân đoàn 3, sau khi đã được xử dụng lực lượng trừ bị thiện chiến nhất là LĐ1 ND, thấy vẫn chưa đủ cho nhu cầu chiến trường, quyết định tung thêm Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù, là đơn vị biệt kích thám báo trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QĐ VNCH, đơn vị duy nhất chuyên hoạt động sâu trong lòng khu vực quân VC với các toán nhỏ, phần đông hiện đang nằm bên kia lãnh thổ Tây Ninh, và vẫn còn các toán Biệt Kích đang được trải trong vùng mật khu của VC ở bên kia biên giới Cam Bốt. Sáng ngày 16 tháng tư, sau khi LĐ81 BKD đi gom quân lại tại phi trường Trảng Lớn Tây Ninh, họ liền được Chinook bốc ngay xuống Lai Khê vào buổi trưa, liền sau đó thì đơn vị đầu tiên của BCD được trực thăng vận tới ngay vùng bãi đáp gần nơi Nhẩy Dù đã đổ quân hai ngày trước vì bãi đáp này đã an toàn nhận LĐ1 Dù xuống trước đó. Các nhóm BCD đầu tiên xuống trực thăng sau 2 giờ chiều, họ gom quân, băng qua Suối Rô, tiến lên chiếm vùng đồi 169, là cao điểm nằm phía Nam, đối diện đồi Gió của TĐ 6 ND đang chiếm giữ. Trên đường di chuyển, một phi vụ đánh bom yiểm trợ của Không Quân Hoa Kỳ qúa gần sát tiền quân của BCD làm bị thương một sĩ quan. .
Toàn bộ chuyện đổ quân của Dù và BCDù do Không Đoàn 43 trực thăng của Sư Đoàn 3 KQVN đảm trách, có lúc xử dụng đến 45 trực thăng.
Toàn lực lượng LĐ 81 BCD đã xuống chiến trường an toàn, lần đầu tiên BCD cùng vào trận địa chiến với cấp Lữ Đoàn cùng di hành tác chiến trên một chiến trường. Tuy vậy vẫn còn những toán thám kích nhỏ chưa được triệt thoái về kịp để cùng vào AL. Quân số Liên Đoàn 81 lúc này trên trận địa chiến trường An Lộc là 550 quân nhân từ sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ. Số toán thám kích còn lại nằm bên ngoài chưa về kịp từ các vùng mật khu VC, sẽ thuộc về bộ chỉ huy hậu cứ của Liên Đoàn 81, có thể sẽ được tăng cường lên An Lộc sau này. Trung Tá Phan văn Huấn là chỉ huy trưởng LĐ BCD. LĐ tụ họp lại sau các đợt đổ quân rải ra, họ hẹn gặp sau khi di hành lên đồi 169. Tại đây gặp một đại đội BĐQ thuộc tiểu đoàn 52/LĐ3 BĐQ, đại đội này nằm ém quân giữ cao điểm này từ tuần trước khi Liên Đoàn BĐQ từ Tây Ninh được đổ nhanh vào phi trường An Lộc. Vì đã đụng độ với quân VC tấn công vào nhiều ngày trước, ĐĐ BĐQ này đã bị thiệt hại nặng, tổn thương quân số, thương binh chưa được tải thương và thiếu thốn thực phẩm từ nhiều ngày qua.
Nhóm BĐQ tại đỉnh đồi 169 được BCD vừa tới săn sóc thương binh, tiếp lương thực và gọi trực thăng tải thương (BCD rất được ưu tiên khi gọi trực thăng) đến di chuyển các thương binh của BCD và BĐQ về hặu cứ. Phần còn lại của đại đội BĐQ này chừng 50 người được phép của LĐ3 BĐQ trong AL cho tháp tùng theo BCD trở vào An Lộc nhập lại vào tiểu đoàn chính của họ đang tử thủ bên trong.

Chiều ngày 16 tháng 4, sau khi đổ quân xuống, lấy đồi 169 làm nơi tập hợp, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù xuống mặt Tây của đồi trên đường tiến vào An Lộc, mang theo một nhóm Biệt động Quân trở về đơn vị. Tiến vào ấp Sóc Ton Cui, nghỉ đêm tại đây, không đụng quân VC, đến sáng ngày 17, Liên Đoàn thẳng đường di hành vào sườn Đông Nam của An Lộc. Đến chiều cùng ngày thì BCD tiến vào khu nhà lồng Chợ Mới ngay cạnh BCH Trung Đoàn 8/SĐ5. Họ thiết lập bộ chỉ huy mới của Liên Đoàn 81, về phía bắc của ĐL Hoàng Hôn, nằm trong khu dẫy nhà bê tông hai từng cách BCH TrĐ8 một góc đường, bên hông phía Tây nhà lồng chợ.
Anh Trung Sĩ Nhất Đỗ đức Thịnh thuộc LĐ81 có viết bài hồi ký về những ngày dài chiến đấu tại An Lộc qua góc nhìn của một hạ sĩ quan nằm ngay trước các lằn đạn đủ loại và không quên những ghi lại những chi tiết cảm động của những giờ giấc bình thường mà sự sống xen lẫn cái chết bất kể lúc nào. Tôi sẽ đưa nguyên bài của anh Thịnh lên với những tình tiết ngày tháng rất chính xác, tuy nhiên có những phương hướng vị trí ghi lại có lúc mâu thuẫn với nhau một chút, tuy nhiên qua mấy chục năm sau, để viết lại được như anh Thịnh qủa là một người có trí nhớ hiếm có.
Sau khi tiến vào tới An Lộc, LĐ 81 chuẩn bị ngay cuộc tấn công vào đêm khua kéo qua hừng sáng thay vì nghỉ ngơi qua hai ngày đổ quân mệt mỏi, họ tạo yếu tố bất ngờ khi tình báo của VC chưa hề biết được BCD đã có mặt đầy đủ quân số ngay tuyến đầu phía Bắc thành phố An Lộc. Các chiến sĩ Biệt cách Dù chỉ có vài tiếng nghỉ ngơi tắm rửa ăn uống, chợp mắt chút là đến giờ G tập họp lúc 9 giờ tối ngày 17 tháng tư, tiến quân ngay, họ lên đường len lỏi ra phần tuyến Bắc đầu thành phố đã bị VC tấn chiếm và đang giữ trong vài ngày qua. Nguyên đêm họ len lỏi tiến quân ngay sát phòng tuyến của quân VC, chờ chút sáng bình minh lên là bắt đầu mở màn tấn công, gây bất ngờ cho đặc công và quân VC đang say ngủ quên ngay tuyến đầu, VC không ngờ lại có một lực lượng mới, với quân số hùng mạnh, cùng vũ khí đầy đủ bất thình lình tấn công trực diện vào tuyến thủ của VC ngay vào lúc bình minh đang ló dạng.
BCD bất ngờ tấn công vào VC ngay phía Bắc, Tây Bắc thành phố An Lộc phía trên Chợ Mới dồn về phía hàng rào phòng thủ bìa Bắc của Thị Xã. Điểm chốt là đồn Cảnh Sát Dã Chiến với các công sự phòng thủ kiên cố, đã bị lọt vào tay VC trong đợt tấn công đầu tiên ngày 12, 13 thángtư. Hai có vấn Mỷ tháp tùng theo LĐ81 là Đại Úy Higgins và Thượng sĩ Yearta đã có mặt trong tuyến đầu, họ điều động, hướng dẫn những chiến đấu cơ Mỹ, các pháo đài bay Spectre hay Dragon Fire, Hỏa Long bắn phá các vị trí lô cốt và hầm kiên cố của VC bằng đại bác 105 ly từ trên không trực xạ xuống. Đến giữa ngày 18 tháng tư thì quân VC đã bị đẩy lui ra khỏi gần 2/3 các vị trí đã chiếm được ở phía Bắc An Lộc, mũi phản công của BCD đẩy lùi VC theo hướng Tây Bắc ra được một khoảng cách an toàn hơn cho quân phòng thủ An Lộc về hướng này của thành phố. Vì thiếu quân phụ chiến đi theo bảo vệ hai cánh sườn phải và trái, do TrĐ8 của sư đoàn 5, và Biệt động Quân của LĐ 3 ở hai vị trí này đã không phối hợp đồng tiến theo trợ chiến, nên LĐ81 không tiến thêm được xa hơn nữa trong ngày 18 tháng tư vì sợ bị để trống trải hai bên sườn mũi tiến công của mình.
Trong ngày 17, 18 tháng tư, ở vùng đồi Gió, phía Đông Nam An Lộc, nơi mà trong vài ngày qua, liên tiếp Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đổ quân rồi LĐ81 đổ quân an toàn cùng tiến vào đến AL Quân Đoàn 3 đã thành công tiếp sức được thêm vài ngàn quân mới sung sức, làm tăng khả năng phòng thủ AL lên gấp đôi. Bây giờ thì VC mới tổ chức điều động kịp một cánh quân cỡ trung đoàn (TĐ11) đến đây để bịt đầu cầu không vận tiếp quân của VNCH. Tuy nhiên, bây giờ VNCH chỉ còn Tiểu Đoàn 6 (trừ) Nhẩy Dù và bộ chỉ huy nhẹ của LĐ1 Dù lẻ loi nằm lại với một pháo đội Dù 6 khẩu 105ly.
VC mang đến một lực lượng lớn trên một Trung Đoàn, từ nút chận khu Tầu Ô-Tân Khai cùng tăng và pháo cùng phòng không đến để chận quân tiếp viện có phần qúa trễ, nhưng nay chỉ còn mỗi TĐ (thiếu một đại đội) 6 Dù  giữ vị trí, nên VC lợi dụng tình trạng có đông quân số hơn mấy lần có sẵn, bắt đầu dứt điểm Tiểu đoàn Nhẩy Dù và pháo đội duy nhất có tầm súng đại bác yiểm trợ được cho quân trú phòng trong AL. Rạng nửa đêm ngày 19, VC dứt điểm đồi Gió, quân Nhẩy Dù rút xuống khỏi đồi lui qua phía Đông, một phần khác của Tiểu Đoàn 6, cùng với bộ chỉ huy nhẹ mở đường rút được vào trong An Lộc nhập lại với LĐ1 Nhẩy Dù. Trận đánh rất ác liệt với chiến xa và pháo VC đã làm Tiểu Đoàn 6 Dù bị thiệt hại nặng nhất từ khi được thành lập.

Sau trận AL, VNCH chiếm lại Đồi Gió, cho BĐQ đóng tại đây, chụp với các khẩu 105ly mà Pháo Dù để lại đây vào tháng Tư, 72.
Trận đánh trải rộng trên đồi Gió, và khu vực dưới chân đồi bên liên tỉnh lộ và Srok Ton Cui dai dẳng trên một ngày. Lực lượng Nhẩy Dù không còn trừ bị tại hậu cứ để tăng viện nhẩy trực thăng lên tiếp cứu ngay, ngoài ra quân đoàn 3 cũng không còn có đơn vị thiện chiến nào khác của bộ binh có cùng khả năng tác chiến di động nhanh như Nhẩy Dù để tiếp cứu, nên chỉ còn huy động Không Quân với các phi vụ ném bom đánh yiểm trợ, nhưng về đêm nên cũng không được hiệu qủa mấy. Cuối cùng, Hơn một đại đội ND rút vào AL, còn lại chỉ đến trên trăm người rút qua hướng Đông cố thoát đến vùng sông Bé là đường biên của tỉnh Bình Long và Phước Long để được trực thăng tiếp cứu bốc về Chơn Thành được khoảng 80 quân nhân còn lại. Còn pháo đội sáu khẩu 105 ly cùng đạn đều được phá hủy. Sau ngày 21 tháng tư, năm 72, Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù lại được tái tân lập với các sĩ quan chỉ huy còn sống sót, được bổ sung tăng cường quân số, họ tái huấn luyện tân binh cùng các sĩ quan chỉ huy mới chuyển về từ các binh chủng khác tình nguyện qua binh chủng Dù, và họ lại nhẩy lại vào chiến trường AL hơn một tháng về sau, đánh bộ chiến lên Bắc bắt tay với LĐ 1 Nhẩy Dù trong An Lộc bằng chính con đường 13.
Các diễn tiến trận đánh có được viết lại qua một phóng viên gốc ND sau này, nhưng tình tiết thêm thắt chi tiết như câu chuyện tiểu thuyết, nên chỉ tóm lược lại ở đây. Giản dị là quân VC đã bị LĐ1 Nhẩy Dù và Liên Đoàn 81 BCD bất ngờ đổ quân vào ngay sát chân AL và tiến vào tăng viện được cho quân trú phòng, lực lượng tiếp viện này có tới khoảng trên 2 ngàn quân tinh nhuệ nhất của VNCH, như một liều thuốc hồi sinh cho quân trú phòng tại An Lộc. Đây là một lỗi lầm chiến lược qúa lớn, đã quyết định chiến trường một tháng sau đó. Nếu VC đủ khôn ngoan, đủ chiến lược, đủ quân số để chận được quân tăng viện cần thiết này của VNCH, thì chiến trường An Lộc đã có kết thúc khác theo ý muốn của VC.
Tiểu Đoàn 6 Dù chịu thiệt hại lớn lao trên một nửa quân số, LĐ1 Dù mất pháo đội Dù cùng Công Binh Chiến Đấu, tuy nhiên sự hy sinh này chính là cái gía phải trả cho sự thành công của chiến trường An Lộc vì LĐ1 ND và LĐ81 BCD đã vào tăng viện và giữ vững chiến trường sau này cho đến khi đại quân VC phải tan vỡ, lui quân ra và An Lộc vẫn còn nằm trong tay của VNCH. Thực ra nếu qúa cần để chiếm đuợc An Lộc dễ dàng, các chỉ huy quân sự cao cấp của VC chịu trách nhiệm chiến trường An Lộc, chỉ cần để mở rộng lối thoát phía Nam quốc lộ 13 cho quân trú phòng VNCH rút lui trong những hoảng loạn đầu tiên cuộc chiến ngay sau trận Lộc Ninh, khi An Lộc chưa được tăng viện chỉ có đơn độc SĐ 5 bộ binh với 2 Trung Đoàn 7,8 và một trung đoàn trừ của SĐ 18 bộ binh (chiến đoàn 52) bị thiệt hại nặng trước đó từ trận Lộc Ninh, thì trong hỗn loạn gây ra vì sự thay đổi quá nhanh của chiến trường, lực lượng trú phòng có thể đã sợ hãi rút ngược về phía Nam, bỏ ngỏ An Lộc.
Nói giản dị là nếu VC không cố chận quân trú phòng AL về hướng Nam đường 13, cứ bỏ ngỏ thì có lẽ cũng giống như Quảng Trị quân SĐ5 đã tháo chạy ra khỏi AL. Nhưng không may cho VC, tư lệnh sư đoàn 5 là tướng Hưng, người bỏ căn cứ sư đoàn đang an toàn tại Lai Khê lại mang bộ tư lệnh tiền phương vào AL khi cuộc chiến sắp khởi sự chứ không phải là tướng tháo chạy của sư đoàn 3 ngoài Quảng Trị. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu kế hoạch chiến dịch Nguyễn Huệ của VC có phần cứ mở trống cửa phía Nam cho VNCH lui quân thì có thể đã không có trận AL. Nhưng VC nghĩ khác, họ đã thành công nhanh trong việc chận và tiêu hủy nguyên Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh và hai Tiểu Đoàn tùng thiết trên bắc Lộc Ninh không cho LĐ kỵ binh này lui binh về. Họ cũng lo sợ hơn nếu khi bỏ trống cửa Nam AL thì QĐ3 VNCH sẽ đưa nhanh thêm được quân tiếp viện ngược lên dễ dàng giữ AL hơn.
VC không dám bỏ ngỏ đường QL 13 vì lo sợ tình huống ở Bình Long khác với Quảng Trị vì BL qúa gần Saigon, Quân Đoàn 3 VNCH sẽ không cho An Lộc rút quân chạy đi vì sẽ gây nguy hiểm cho Saigon, Thủ Đô của VNCH, họ sẽ dùng đường 13 tăng quân lên Bắc ngay để phòng thủ An Lộc, như vậy VC sẽ khó chiếm được một Thị Xã để làm Thủ Đô cho MTGPMN, nhất là Thủ Đô này nếu lập được có thế Chính Trị cao là cũng chỉ cách SG không xa.
Quân VC chỉ cần thả lỏng QL13 xuôi Nam, đánh phá cầm chừng, tiêu diệt chiến cụ nặng, nếu rút lui có lẽ quân VNCH ở An Lộc cũng bỏ lại chiến cụ nặng hay tự phá hủy, thì quân VC chỉ cần an nhàn vào tiếp thu An Lộc. Quân VC trải rộng dười phía Nam từ Lai Khê lên An Lộc dọc đường 13 chỉ cần khép kín lại, khóa chặt chiều lên AL không cho VNCH mang đủ quân số và chiến cụ nặng lên tái chiếm lại AL như họ đang làm tại Quảng Trị thì ít ra, chiến trường An Lộc đã thay đổi chủ, VC đã tạm thời có được mảnh đất làm thủ đô ra mắt MTGPMN, cho dù ngắn ngủi hay lâu dài. Chỉ tiếc là VC quá tự tin và không dự tính được lòng kiên trì và dũng mãnh của quân trú phòng và sự quyết tâm hy sinh của cấp chỉ huy VNCH tại chiến trường An Lộc, không rút lui bỏ chạy. Trên đây là giả thiết của tôi, có thể nếu VC thả lỏng đường rút, quân trú phòng và Tướng Hưng, tư lệnh chiến trường An Lộc sẽ vẫn quyết tử thủ không chịu rút, bằng chứng là chỉ ngay sau khi trận Lộc Ninh thất thủ, chính Tướng Hưng đã nhanh chóng mang bộ chỉ huy tiền phương SĐ5 lên tử thủ An Lộc. Trong khi toán cố vấn của Trung Đoàn 8/SĐ5 do một trung tá cố vấn Mỹ đã chết nhát từ chối tăng viện theo Trung Đoàn 8 từ Dầu Tiếng vào AL, trong khi đại tá Miller cố vấn SĐ5 thì lại có mặt tử thủ cùng Tướng Hưng sau khi được thấy khu hầm sau Tòa hành Chánh trong tiểu khu Bình Long rất kiên cố đủ an toàn để chịu pháo VC.
Thành ra, VC quyết chết bịt kín đường 13, làm cho quân VNCH không rút ra, không tiếp viện lên được, nhưng lại để hở mặt Đông Nam khu đồi Gió cho quân thiện chiến VNCH nhẩy ngay lên vào thẳng An Lộc không qua một đụng độ đáng kể nào. Rồi sau đó VC phải chậm trễ vài ngày sau mới bịt được lỗ hổng này. Cho nên sự hy sinh ngày 19 tháng tư của hơn nửa Tiểu Đoàn 6 ND tại đồi Gió, chính là sự hy sinh rất đáng giá cho toàn chiến trường An Lộc được đứng vững và làm mất mặt cho đại quân VC đã không nuốt trôi được An Lộc nhỏ bé. Việc chiếm cứ và đổ quân tiếp viện thành công tại khu vực Đồi Gió là một thành qủa, một chiến lược thành công mang quyết định vận mạng của tất cả quân trú phòng trận địa An Lộc sau này. Sự chiến đấu oanh liệt và thành qủa giữ được an toàn Đồi Gió trong vài ngày cần thiết, sau đó dù bị thiệt hại nặng, sự can cường và hy sinh nặng của Tiểu Đoàn 6 cùng Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã là yếu tố chính quyết định sự thất bại của đại quân VC không nuốt trôi được An Lộc suốt gần hai tháng sau đó.
Tuy nhiên nói về các cấp chỉ huy quân đoàn, sư đoàn VNCH thì đây là một thất bại về tình báo, sự chuẩn bị về chiến lược và điều quân phòng thủ vùng Tỉnh Bình Long, từ hơn năm trước QĐ3 thời Đại Tướng Đỗ cao Trí còn tung hoành diệt VC sâu tại sào huyệt bên Cam Bốt, sắp bắt sống được bộ chỉ huy của MTGPMN mà chỉ hơn năm sau, VC không hề bị thiệt hại lớn, mà còn mang được chiến xa đủ loại, phòng không tân tiến, pháo hạng nặng 130 ly, đầy đủ tiếp viện xăng dầu, đại pháo bắn không hề thiếu đạn từ đủ mọi hướng vào An Lộc mà quân VNCH và đồng minh Hoa Kỳ không thể ngăn chận làm ngưng được sự pháo kích cường tập này, không tìm diệt được các vị trí pháo VC, các kho đạn tiếp liệu của VC từ trên không, và ngay cả các toán biệt kích thăm dò của BCD 81 cũng được thả ở đâu đó ngoài chiến trường An Lộc, nhiều nhất bên Cam Bốt hay Tây Ninh cũng không hề khám phá ra được sự di quân cùng tiếp liệu khổng lồ hay chiến xa của VC từ đường mòn HCM trước khi đến vây quanh Lộc Ninh rồi An Lộc, chưa kể về mặt Nam, VC yên lặng trải được đại quân dài sâu tới gần Lai Khê, chỉ cách SG trên vài chục cây số. Đây là sự thất bại to lớn của tình báo quân VNCH hay của chiến lược, chiến thuật, hay điều hành của các cấp tư lệnh chỉ huy của Vùng 3 chiến thuật. Để cho một lực lượng VC tới trên 45 ngàn quân (theo ước lượng của VNCH) có đầy đủ tiếp tế súng đạn lương thực để tấn công suốt trên hai tháng trời, VC không có không quân yiểm trợ hay được thả dù tiếp tế, VC hầu như chỉ tải đạn và lương thực tới gần bằng đôi chân. Mà cho tới khi bị tấn công trận Lộc Ninh, VNCH mới biết và vội vàng trám quân tiếp chiến, đó là một sự thành công bất ngờ của VC hay sự mù tịt tình báo và thám sát của quân VNCH.
Ngoài ra khi Mỹ bị cấm tái xâm phạm lãnh thổ Cam Bốt sau này bởi quốc hội Mỹ là một thiệt hại lớn cho quân phòng thủ VNCH tại An Lộc, VC thoải mái tích lũy kho tàng thiết bị pháo, xăng dầu, chiến xa ngay phía Tây An Lộc bên khu vực Lưỡi Câu của Cam Bốt, khoảng cách chỉ có 15km đường thẳng tới AL, trong khi tầm bắn của đại pháo 130 ly của VC lên tới 30 km, nên pháo VC cứ an toàn ở bên kia biên giới Cam Bốt cùng kho đạn đầy ắp thoải mái bắn vào AL. Chiến đấu cơ Mỹ không được phép đi vào lãnh thổ Cam Bốt nữa theo lệnh của Quốc Hội Mỹ nên không tiêu diệt được các điểm tập trung quân VC, nơi tập trung kho tàng súng đạn xăng dầu chiến xa cùng thực phẩm của quân VC. Sự xuất hiện của pháo 130 ly và chiến xa, bắn không hề thiếu đạn là một thành công qúa lớn của VC không những chỉ cho trận AL năm 1972 mà còn dẫn tới thắng lợi tháng 4 năm 1975 sau này.
Ngoài ra trong suốt trận chiến, không hề thấy VNCH hay Đồng Minh có những cố gắng truy lùng đường tiếp liệu của bên VC khi đã qua bên này biên giới của VNCH, chung quanh các đường dẫn vào chiến trường An Lộc để ngăn chận lương thực và súng đạn của VC.
Nếu VC có khả năng chận đường tiếp liệu (QL13), bắn rớt máy bay tiếp tế của VNCH, thì ngược lại, không thấy bên VNCH có khả năng hay cố gắng nào để biết vị trí tiếp liệu của một lực lượng đại quân VC ba lần lớn hơn quân trú phòng để ngăn chận đánh phá tiếp liệu của VC, đó cũng là những chiến lược cần thiết phải có để duy trì sinh mạng của quân trú phòng An Lộc. Một lực lượng lớn của VC như vậy cần tới bao nhiêu lương thực đạn được với đạn pháo xăng dầu cho chiến xa, đó không phải là một chuyện nhỏ, hay có thể dấu diếm kỹ được cách di chuyển trên 200 ngàn trái đạn pháo đến chiến trường. Nói chung thiếu xót của VNCH là tự trú phòng ở vài chỗ cố định, nếu VC không đến tiến đánh thì coi như là may mắn, may ra thì chỉ hoạt động thám sát được hai ba cây số bán kính chung quanh nơi đồn trú, còn không dám hay không biết bung xa hơn để thám sát, tìm tới vị trí pháo của VC trước khi chúng khai hỏa. hay quân đoàn, sư đoàn có chiến thuật liên hoàn di động các đơn vị VNCH để VC khó điều nghiên trước để tập trung bao vây tấn công. Gia tăng truy lùng tình báo hay quấy phá trước khi VC đặt được kho tàng đạn được cho pháo hạng nặng hay xăng dầu cho chiến xa ở bên này biên giới trong lãnh thổ VNCH.
Có biết bao bài viết tường thuật nói lên sự dũng cảm chịu pháo của quân trú phòng, cố gắng đếm tới trên 200 ngàn trái đạn đủ loại rót vào An Lộc mà không thấy ai nói tới tại sao các tướng lãnh quân đoàn 3 VNCH lại để cho VC có thể mang tới được số đạn khổng lồ như vậy với khoảng xa trung bình cách An Lộc 10, 15 km để bắn vung vãi vào, tại sao không ngăn chận được trước, tại sao sau khi thấy khả năng và số lượng của pháo VC mà suốt hai tháng không thấy VNCH có khả năng tìm ra chiến lược nào tiêu diệt hay ngăn chận được lượng pháo đó cùng sự tiếp tế đạn của VC, đó là chưa kề VC không có tiếp tế đạn bằng máy bay Chinook hay thả dù như VNCH, và VC cũng phải kéo pháo và tăng bằng xe vận tải trong rừng cây và trên đất bùn, không hề có quốc lộ đường nhựa tốt và ngay thẳng như VNCH. Không hề thấy có chiến thuật hay khả năng tìm và diệt kho tàng đạn pháo của VC trên không hay bằng các toán biệt kích để chỉ định vị trí cho không quân oanh tạc. Chỉ ngủ yên, nằm yên trong căn cứ suốt những tháng trước, hay cả năm trước để cho VC tự do chuẩn bị tàng trữ đạn được và thực phẩm chung quanh An Lộc để bao vây sau này. Trong chiến trường An Lộc, VC làm chủ trận pháo, bắn không hề thiếu đạn, đó là theo tường thuật của VNCH không lẽ để khoe lên tài chịu pháo giỏi đồng thời cũng nói lên sự bất tài của tư lệnh vùng VNCH để cho VC có khả năng làm như vậy, không hề thấy VNCH có khả năng phản pháo lại, hay chấp luôn không dùng pháo để yiểm trợ AL, VNCH không có pháo hay tăng trên thị xã An Lộc. Trong khi trước đó khi chưa có “Việt Nam Hoá Chiến Tranh”, SĐ 1 Ky Binh Hoa Kỳ đã duy trì nhiều Pháo tầm xa 175 ly đặt trên chiến xa trong vùng Quản Lợi để bắn xa qua tới Cam Bốt yiểm trợ cho quân của ĐT Đỗ cao Trí đang hành quân vượt biên truy lùng đầu não MTGPMN.
Ngoài ra khi các cấp chỉ huy các đơn vị VCH tháo chạy đều báo cáo đã phá hủy pháo 105, 155mm cùng đạn được thì chưa chắc đã đúng vì VC dung các loại pháo này dư đạn bắn vào An Lộc, phần đúng là VC đã dùng súng đạn tịch thu được của VNCH có thể từ ngay chiến trường Bình Long hay từ các chiến trường trước đó như Hạ Lào, bắn thẳng vào quân phòng thủ An Lộc.
Đa số những bài viết thường nói về các quân tinh nhuệ nhất như BCD, Nhẩy Dù tại trận địa Bình Long mà ít nói tới một binh chủng quan trọng nhất, chịu hy sinh tổn thất cũng không ít, mà toàn là các sĩ quan cao cấp và hạ sĩ quan trải qua nhiều công sức huấn luyện đào tạo với kinh nghiệm chiến trường già dặn, đó là binh chủng Không Quân. Không Quân VNCH và Hoa Kỳ là lực lượng giữ vững sự sống còn của mặt trận An Lộc từ ngày đầu và sự hy sinh của họ không phải là ít, và xẩy ra rất nhanh chóng chỉ trong khoảng khắc qua lằn đạn của đủ loại súng nặng nhẹ của phòng không VC kèm theo lần đầu tiên hỏa tiễn cá nhân tầm nhiệt của Nga là SA7 Strella được VC xử dụng rất hiệu qủa.
Trong tháng 4, không kể các thiệt hại của trực thăng đổ quân, chiến đấu và tải thương, các Chinook trực thăng vận tải là phương tiện chính yếu dùng tiếp quân, tiếp liệu và tải thương với số lượng lớn trong những ngày đầu, đã chịu nhiều thiệt hại nặng với sự tử nạn của nhiều phi hành đoàn trong đó có các sĩ quan cao cấp ở bậc chỉ huy Không Đoàn cũng đích thân bay các phi vụ này. Khi VC đã đưa được các trọng pháo phòng không hạng nặng, cùng hỏa tiễn phòng không tới chiến trường bọc chung quanh An Lộc cho tới mặt Nam gần Chơn Thành thì Chinook không còn được dùng để đáp thẳng vào An Lộc nữa vì chậm chạp, mà sự tiếp tế nhẹ hay chuyển quân nhanh được trực thăng nhỏ hơn nhưng nhanh nhẹn xoay sở giỏi hơn UH-1 thay thế, thả dù tiếp tế do Không Đoàn vận tải cơ C123 thay thế. Tuy nhiên súng phòng không và hỏa tiễn của VC cũng không khó khăn mấy khi bắn hạ các vận tải cơ bay chậm và thả ở cao độ thấp của C123 này. Ngày 15, ngày 19, hai C123 của Không Đoàn ?… đã bị bắn hạ trên không phận An Lộc, một phi hành đoàn do Đại Úy Phạm văn Công chỉ huy, phi hành đoàn khác do Thiếu Tá Nguyễn thế Thân chỉ huy đã tử thương trong phi vụ thả dù tiếp tế. An Lộc đứng vững được là do sự hy sinh đồng hành của các chiến sĩ Việt Mỹ trên không, cùng các đơn vị bộ chiến tử thủ bên dưới trận địa.
Qua ngày cuối  tháng tư thì thả dù tiếp tế cho An Lộc được C130 của USF Hoa Kỳ đảm trách hoàn toàn vì loại vận tải cơ này bay nhanh và bay cao hơn, thả dù tại độ cao an toàn hơn, tuy nhiên tỷ lệ thất thoát tiếp liệu qua bên đối phương vẫn còn cao. Nên sau đó các toán nghiên cứu thả dù từ Okinawa được chuyển qua tăng viện, tìm ra phương pháp mới để thả dù HALO, sẽ nói tới sau này, HALO được ứng dụng, thả dù các kiện hàng từ trên cao, rớt xuống nhanh mục tiêu, tới cao độ thấp dù mới bọc ra, nên sự chính xác cao hơn và an toàn hơn cho phi hành đoàn tránh được phòng không dầy đặc cùng hỏa tiễn của VC gây nguy hiểm khi các vận tải cơ bay thả dù ở cao độ thấp.
Các kiện hàng nặng vài tấn này cũng có khi đè xập hầm và nhà của quân phòng thủ và giết cả những người bên dưới. Mỗi khi có thả dù tiếp tế là pháo VC cũng rót tới dồn dập để gây thiệt hại cho quân đi thu tiếp liệu thực phẩm. Trận chiến này có những điều kiện riêng biệt của nó mà quân hai bên đều rất cố gắng hoạt động sao cho thích hợp với hoàn cảnh của chiến trường, sung từ bên dưới bắn lên các kiện hàng đang lơ lửng bay đúng hay bay lạc vào bên đối phương.
Cùng ngày 19 tháng Tư khi VC tấn công khu Đồi Gió, thì An Lộc cũng bị tấn công vào, quân bộ chiến bị pháo phòng thủ chụp lên trên đường tấn công tách rời tăng và tùng thiết ra. VC vẫn theo đường cũ lao vào An Lộc, lần này thì quân trú phòng mặt Bắc có thêm LĐ81 BCD cùng TrĐ8/SĐ5 chống trả mãnh liệt và bắn cháy thêm nhiều tăng T54 và PT76 lẫn lộn trong khu vực Bắc Thị Xã là nhiều nhất, Tuy nhiên VC vẫn không đi xa hơn ranh giới đã chiếm được vào ngày 13 tháng Tư lần đầu. Qua ngày 20 tháng tư và sau đó, có thêm vài cuộc tiến công lẻ tẻ vào phía Bắc AL, vào phía Nam từ Xa Cam lên, các tiến công này không có áp lực hay quân số đông mà chỉ là thăm dò, quân VC lại để lại vài xác tăng, xác tăng phòng không như thường lệ, có vài chiếc vì chạy dở qúa trong đêm tối không thấy đường bị lọt vào các hố bom sâu có sẵn, rồi phải bỏ xác tăng ở đó vì không leo lên được. Cũng có thể khi bị vây và săn đuổi sát qúa tăng VC phải chui xuống hố bom đó tự làm bất khiển dụng tăng nghĩa là không cho quân phòng thủ có thể tịch thu tăng và xử dụng được vì tăng bị kẹt trong hố bom không lên được và hố sâu sẽ che đạn bắn thẳng cho toán viên tăng VC có thể chui ra ngoài thoát chạy.
Ngoài ra VC tiếp tục pháo đều đặn vào An Lộc sau những đợt tấn công thất bại để làm tiêu hao, thiệt hại sinh mạng quân dân AL hay làm mệt mỏi cho quân trú phòng, điều này rất hiệu qủa vì đa số thiệt hại của quân tử thủ là do pháo của VC gây ra. Tuy nhiên gần đến một nửa quân phòng thủ bây giờ là quân vừa được tăng viện, họ là quân thiện chiến nhất của VNCH, nên những ngày yên lặng chỉ có pháo kích này lại là dịp cho họ dàn trải quân bố phòng lại tăng cường hầm hố vũng chắc hơn, chuẩn bị kháng cự các đợt tiến công mới của VC trong những ngày tới.
Bây giờ thì, Nhẩy Dù đã nắm phần lớn tuyến phòng thủ về hướng Nam, qua khỏi ranh tỉnh lỵ vào trong rừng cao su mép Xa Cam cùng với các lực lượng Địa phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu Khu Bình Long, nằm dọc theo mặt Đông kéo dài lên phía Bắc là do Liên Đoàn 3 BĐQ trách nhiệm từ ngày mới tới, mặt Bắc, Tây Bắc AL do LĐ81 và Trung Đoàn 8/SĐ5 án giữ, mặt Tây còn lại là Trung Đoàn 7/SĐ5 phòng thủ. Bộ chỉ huy của Tướng Hưng nằm trong khu Tòa Hành Chánh, Tiểu Khu (cũ) của Bình Long với một đại đội trinh sát SĐ5. Còn Tiểu Khu BL của ĐTá Nhựt tỉnh trưởng thì di chuyển trước trận chiến nhường chỗ cho BCH SĐ5 vì nơi cũ này kiên cố tiện nghi hơn, TK BL qua trại Biệt Kích B15, hay là trại Đỗ cao Trí, BCH LĐ1 Nhẩy Dù của ĐTá Lưỡng cũng nằm ở đây, kế bên, về phía Đông Nam cũng trong chu vi trại B15 là BCH của Liên Đoàn 3 BĐQ. Đối diện đường 13 qua bên Tây hướng từ SG lên là khu vực chỉ huy của Quận Lỵ Châu Thành An Lộc.
Qua các đợt tiến công vào An Lộc của VC cho thấy quan tấn công không hề nắm vững vị trí cùng các bộ chỉ huy hay cách phòng thủ của quân trú phòng, và cũng may mắn là các gián điệp nằm vùng của VC gài trong quân phòng thủ cũng không hoạt động hiệu qủa được vì có thể họ không có cách nào để liên lạc truyền tin ra bên ngoài cho BCH chiến trường VC biết. Chỉ có các sĩ quan cao cấp mơí biết được vị trí các BCH trong Thị Xã An Lộc. Có thể VC chỉ biết được BCH tiền phương dự tính của SĐ nằm trên đường Nguyễn Du ở phía Đông gần đường rầy xe lửa vì nơi đây có hoạt động của Công Binh thiết lập hầm trước trận đánh, tuy nhiên nơi này bị Tướng Hưng bỏ không dùng vì chu vi quá nhỏ, nằm qúa lẻ loi dễ bị quan sát, và từ bên ngoài có thể tung lựu đạn tới hầm chỉ huy, khoảng cách an toàn không có, qúa chật để có quân xa bên trong chu vi.
Bên dưới mặt trận An Lộc, ở Bắc và Nam Quận Lỵ Chơn Thành, thì sau khi LĐ1 ND rút đi để nhẩy vào khu đồi Gió vào AL, thì VC lại tiến ra làm lại các nút chận trên quốc lộ 13, phía Bắc và Nam Chơn Thành. Sư Đoàn 21 bộ binh từ miền Tây lên chiến trường này, lại phải nhổ các ụ đóng chốt của quân VC để khai thông QL13. Phải mất nhiều ngày cho SĐ 21 quen chiến trường vùng khô, dằng co với VC, nhổ xong chốt trụ VC ngày hôm nay, thì ngày mai lại có chốt mới tràn ra, chứng tỏ VC có đông quân số và tiếp liệu, sẵn sàng thay thế thiệt hại, hay chỉ tạm thời rút đi khi bị tấn công mạnh rồi lại bò ra chận sau đó, mục đích là gây rối tiêu hao và cầm chân quân tiếp viện để VC có thể tấn công dứt điểm thị xã An Lộc chỉ còn cách đó vài chục cây số.
Ngày 24 tháng 4, Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù sau khi rút khỏi chiến trường Tây Nguyên Kontum, được đưa lên Lai Khê, bắt tay ngay vào mặt trận bắc Chơn Thành tiến lên khu vực Tầu Ô. LĐ3 gồm ba tiểu đoàn 1,2 và 3 do Trung Tá Trương vĩnh Phước chỉ huy. Ngày 25 tháng tư, Tiểu Đoàn 2 ND bắt đầu vào khu vực gần Tân Khai và Tầu Ô, thiết lập ngay căn cứ hỏa lực Anh Dũng với một pháo đội để yiểm trợ cho hoạt động trong vùng, nhưng chỉ đến ba ngày sau thì VC đã mang đại bác 57 ly không giật đến bắn hư hại được bộ phận nhắm ba khẩu 105 ly của pháo đội Nhẫy Dù. Quân ND bung ra khỏi điểm đóng quân lục soát thăm dò chiến trường, nhưng VC tránh đụng độ lớn chỉ dùng pháo một cách dư thừa đạn vào vị trí của ND. Chứng tỏ đại quân VC đã chuẩn bị rất kỹ càng cho chiến trường An Lộc với quân số và tiếp viện đạn được trọng pháo cùng lương thực đầy đủ, cho dù chưa thấy xe vận tải quân sự của VC ngay sát chiến trường trải dài từ mặt bắc Lộc Ninh xuống tới tận gần căn cứ Lai Khê, căn cứ hậu phương của SĐ 5 bộ binh VNCH.
Tiểu Đoàn 1 và 3 ND cũng vào ngay sau đó, cùng với TĐ2 ND hoạt động chung quanh khu vực Tầu Ô, Tân Khai, đánh phá các chốt kiềng chận đóng quốc lộ 13  của VC dùng để chận đường tiến công của QĐ3 theo QL13 lên mặt Bắc để tiếp viện giải tỏa cho An Lộc. Các trận chiến to nhỏ, giằng dai cho tới đầu tháng 5 thì có các trận đụng độ lớn hơn tới cấp tiểu đoàn VC. Trong thời gian này VC tránh đụng độ lớn chỉ bám sát  phía sau ND để quấy phá tiêu hao, chứng tỏ VC không có đủ quân số lớn, hay đang đợi di quân tiếp viện từ nơi khác chung quanh An Lộc về đây.
Quân đoàn 3 VNCH cũng duy trì rồi tăng mức độ chạm địch ở mặt Nam QL13 dưới An Lộc 20km để cầm chân SĐ7/VC không cho tăng viện lên đánh AL hay quân VC ở mặt Nam AL phải di chuyển xuống Nam lìa xa AL để cứu quân đóng kiềng QL13 sắp bị đánh tan. nếu VC không tăng quân giữ chốt thì QL13 có thể được khai thông sớm, AL sẽ được tiếp cứu, đằng nào cũng có lợi nên SĐ21/VNCH và Trung Đoàn 15/SĐ9/VNCH cũng được Quân Đoàn 3 của Trung Tướng Nguyễn văn Minh được tung nhanh luôn vào mặt trận Tân Khai để đánh nhanh hay đánh cầm quân VC để giảm áp lực của VC cho chiến trường trên An Lộc.


Giữa tháng tư, chiến trường An Lộc được thay đổi chiến thuật giữa hai bên, quân tấn công VC sau hai đợt chính vào tuần thứ nhì của tháng tư đã phạm những lỗi lầm cơ bản,  hay vì không hiểu biết căn bản của trận địa, khinh thường, không nắm vững tình hình quân trú phòng bên trong, sau khi đã thắng nhanh ở Lộc Ninh, họ ngây ngô xử dụng chiến xa trong trận địa chiến lần đầu trong thành phố ở miền Nam, qua những lỗi lầm căn bản đó, VC đã bị đánh bật ra, không còn có chuyện chiến thắng thần tốc như Lộc Ninh. Quân phòng thủ cũng tự học được bài học về cách đánh chiến xa VC khá dễ dàng, không sợ hãi nữa, nên đã tiêu diệt được phần lớn khả năng chiến xa nặng của VC, An Lộc cũng đã học cách hứng chịu pháo qúa nặng nề từ phía VC bắn tới từ gần hay xa. VC với khả năng dư thừa súng đạn trọng pháo tiếp tục dễ dàng làm tổn hại quân tử thủ An Lộc, quân trú phòng lại gặp thêm khó khăn về tiếp liệu và tải thương, vì khả năng phòng không của VC càng ngày càng lên cao, có tăng cường thêm với sự xuất hiện của hỏa tiễn tầm nhiệt SA7, nên các phi vụ thả dù phải thả ở cao độ an toàn cao hơn, sự chính xác không còn nữa, một phần lớn dù tiếp tế bay qua bên quân tấn công VC.
Phía VNCH vội vàng thay đổi cách tăng viện quân từ phía Nam lên cho quân trú phòng, không thể giải tỏa bằng đường bộ theo QL 13 kịp thời cho thị xã An Lộc, bộ chỉ huy quân đoàn 3, tung ngay LĐ1 Nhẩy Dù và LĐ BCND 81 vào ngay sát An Lộc bằng trực thăng vận, và quân tiếp viện khi đã lọt vào thị xã thì phản công ngay, đánh bung ra không cần nghỉ ngơi mở rộng vòng đai phòng thủ lại về hướng Bắc và mặt Nam của thị xã trong sự bất ngờ của VC.

Căn cứ Hỏa Lực của SĐ21BB dưới Tân Khai Nam của An Lộc trên đường giải tỏa
Mặt trận phía Bắc Chơn Thành, quân đoàn 3 vẫn duy trì đánh giải tỏa QL 13 với các lực lượng bộ binh mới từ miền Tây lên cùng chiến xa, đánh từ từ mở thông đường 13. Quân VC sau khi vội vã điều quân để khóa lại khu vực đổ quân của Nhẩy Dù và BCND 81 vào An Lộc về hướng Đông Nam, cũng đang thay đổi chiến thuật, tăng viện tiếp tế, chuẩn bị lần dứt điểm An Lộc mới, sau khi điều chỉnh lại các thất bại của hai lần tấn công chính vào trung tuần tháng tư. Ngoài ra VC vẫn tiếp tục duy trì pháo binh nã đạn đều đặn vào thị xả tiếp tục gây thiệt hại từ từ chậm chạp, gây mệt mỏi cho quân trú phòng đồng thời tiếp tục duy trì và tăng thêm hiệu qủa phòng không để ngăn chận những phi vụ tiếp tế và tải thương của không quân Việt-Mỹ.
Trong thời gian gần cuối tháng Tư, Không Lực Hoa Kỳ cũng tạo ra nhiều thiệt hại cho quân VC đang bao vân An Lộc bằng những phi vụ B52, trải bom chính xác vào các điểm tập trung quân VC chờ tấn công như ở mặt Tây AL dọc từ Phú Lố về Phú Bình, và cả ở hướng Đông An Lộc, làm cho các đợt tấn công tháng Tư vào AL thiếu các đợt tấn công man5nh và hiệp nhất vào mặt Tây và Đông của An Lộc. Có điều, ở vùng phi trường Quản Lợi đang nằm trong tay VC, khi dân chúng đã tản cư đi hết và có sự nghi ngờ là đầu não Trung Ương Cục Miền Nam của VC đang hưởng tiện nghi của khu vực này chờ An Lộc được giải phóng để vào ra mắt chính phủ của NTGPMN, mà bên Hoa Kỳ không đồng ý cho trải thảm B52 vùng này, thế nào cũng diệt được các đơn vị lớn của VC. Có lẽ Hoa Kỳ vẫn muốn duy trì sự có mặt của MTGPMN để cho hòa đàm Paris của 4 bên có kết qủa để Mỹ phủi tay với VNCH rút toàn bộ quân ra khỏi VN mà không mất mặt với thế giới. Thành ra Ho Kỳ cũng không muốn VNCH thất thủ mất An Lộc đồng thời cũng không muốn MTGPMN bị tiêu diệt. Thật đau đớn, để coi hai bên người Việt giết nhau hết sức như thế nào.
Thay vì trải bom B52 suốt hai tháng, HK có thể chỉ tập trung thả cùng số lượng bom đó trong một tuần thì trận đánh An Lộc đã kết thúc lâu rồi. Hay là vào cuối năm 1972 khi Hoa Kỳ đã đánh bom tới tận Hà Nội mà không đánh sâu hơn, rộng rãi hơn và lâu hơn thì có lẽ Hà Nội đã đầu hàng. Thực ra là chỉ vì con tin Hoa Kỳ là mấy trăm tù binh Mỹ mà Hoa Kỳ vận muốn mang về nhà an toàn, phía Hoa Kỳ vẫn sợ không lấy được tù binh Mỹ về nên trên chiến trường An Lộc họ có những hành động khó hiểu khi từ chối sự yêu cầu sự yêu cầu đánh bom B52 trong nhiều khu quanh An Lộc của bên VNCH.
Qua đầu tháng 5, phía VC đã thiệt hại khá nặng qua các đợt tấn công từ giữa tháng tư mà không thanh toán được An Lộc của sư đoàn 5 hay công trường 5 VC, nên đã phải lui ra chỉnh đốn thiệt hại, tái tiếp liệu. Phía VNCH thì đã đổ được hai đơn vị thiến chiến nhất là Nhẩy Dù và Biệt cách Dù 81 vào thẳng ngay An Lộc thành công, tiến chiếm lại được một phần thị xã về mặt Bắc, tăng cường vòng phòng thủ ở mặt Nam, mở được phi trường trực thăng B-15. Các đơn vị từ miền Tây lên như Sư Đoàn 21 BB, Trung Đoàn 15 của sư đoàn 9 BB, Lữ Đoàn 3 Dù rút về từ cao nguyên tăng viện luôn cho QĐ3 trút vào trận An Lộc, tiếp tục đánh luân chiến với sư đoàn 7 VC đóng chốt khoảng giữa An Lộc và Chơn Thành từ Tầu Ô tới Tân Khai. Mặc dù không tiến nhanh lên khai thông được QL 13 vào An Lộc, nhưng ba đơn vị này đã cầm giữ chân được SĐ 7 VC tại đây đang phải chia quân ra giữ đường 13, phải chia quân tấn công đóng lại lỗ hở mặt Đông Nam AL tại đồi Gió để phá bãi nhẩy trực thăng vận của quân VNCH tăng viện trực tiếp và đã thiết lập được trọng pháo yiểm trợ tại đây. Bộ chỉ huy VC của mặt trận An Lộc phải tung thêm quân, một sư đoàn dự bị vào tiếp tăng viện cho chiến trường từ bên kia biên gìới Cam Bốt, một phần quân VC tiếp viện này vào thẳng mặt Tây An Lộc, một phần đi xuống tăng viện cho SĐ 7 VC gìữ chốt đường 13 chận quân VNCH đang đánh giải cứu lên bằng đường bộ.
SĐ 21 BB chiến đấu rất gian khổ trên đường 13 dưới Nam An Lộc và trên Bắc Chơn Thành, vừa khai thông đường, vừa cầm chân SĐ7/VC để bớt áp lực cho AL.
Bộ chỉ huy VC quyết định phải tấn công dứt điểm nhanh An Lộc tiếp tục đánh mạnh hơn các lần trước và bằng các hướng tấn công mới, sau khi cố gắng tìm hiểu điều nghiên coi vị trí phòng thủ nào yếu, cách điều quân trú phòng của VNCH đang được bố trí như thế nào, các đơn vị chủ yếu nào, đang đóng giữ các mặt nào của Thị Xã. Ngoài ra VC vẫn tin tưởng là hàng ngàn đại pháo đang bắn vào đều đặn phủ đầy An Lộc một mầu tang tóc đã làm tử thương rất nhiều quân trú phòng. Điều này VC không thể kiểm chứng được vì tình báo không còn mấy gián điệp nằm vùng, nếu có cũng không liên lạc ra ngoài được và nếu có thì cũng đã chết vì đạn pháo VC, hay vì phải chui kỹ dưới hầm tránh đạn thì làm sao biết quân trú phòng ở nhiểu vị trí hầm hố các chỗ khác có bị chết hết hay chưa.
Có một điều lạ là khu vực Xóm Ga khu chùa Tịnh Độ, phần đất thấp dọc đường rầy ga Xe Lửa và suối Quản Lợi rất ít bị trúng đạn pháo của VC bắn tới. Chính cấp chỉ huy Quận An Lộc cũng khám phá ra điều này, nên cũng chia các nhóm Địa Phương Quân cùng Nghĩa Quân vào khu này nơi có nhiều dân tị nạn An Lộc trú ẩn ở đây vì dân An Lộc, họ cũng nhận ra đạn VC tránh khu này. Có thể nơi này cũng là nơi trốn, nơi trú ẩn của VC nằm vùng trong Thị Xã, nên các sự có mặt của các đơn vị Quận An Lộc ở đây vừa giữ an ninh giúp tiếp tế chia lương thực cho dân An Lộc cũng đồng thời ngăn chặn được các hoạt động tình báo VC bên trong AL chuyển được tin về BCH chiến trường VC.
Ngoài ra trong hồi ký của ĐU Khuê, Biệt Động Quân thì Tiểu Đoàn Trưởng TĐ52 BĐQ trèo vào một chiến xa phòng không VC đã bị hạ trong Thị Xã, thu được máy truyền tin và mật mã truyền tin của SĐ 5 trong đó, điều này rất nguy hiểm vì VC đã vào tần số nghe lén và có thể giải mã được lệnh của SĐ 5. Sau đó chuyện này được trình cho Đại Tá Lê nguyên Vỹ, lúc này chức vụ chính là Phụ Tá hành Quân của Quân Đoàn 3 VNCH, chính ra trước đó ông là Sư Đoàn phó SĐ 5. Trong trận An Lộc ai cũng viết là ĐTá Vỹ, SĐ Phó, thực ra SĐ 5 không có Phó Tư Lệnh cho đến cuối năm 72. Sau đó Mật Lệnh truyền tin được SĐ 5 cho thay đổi ngay và LĐ3 BĐQ cũng thay đổi cho chính nội bộ mình, và chuyện nội bộ có gián điệp được SĐ5 cho điều tra. Trong các đợt tấn công tiếp, VC cũng chưa thu được cácchi tiết cần thiết tối quan trọng như vị trí BCH SĐ5 và các BCH đơn vị kế tiếp đang nằm ở đâu?
Vào đêm 10 qua rạng sáng 11 tháng 5, VC lại bắt đầu pháo dồn dập hàng trăm, lên hàng ngàn, trên 8 ngàn qủa đạn, không dứt đến từ mọi mặt để chuẩn bị tấn công quan trọng nhất bằng bộ chiến cùng chiến xa vào mọi mặt của Thị Xã. Hướng Bắc vẫn là hướng chính, trấn giữ bởi Biệt cách nhẩy Dù 81 và trung đoàn 8 / SĐ5, kéo qua hướng Đông trải dài xuống Nam là Liên Đoàn 3 Biệt động Quân, mặt Nam, bây gìờ do Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù cùng với hai tiểu đoàn ĐPQ của tiểu khu Bình Long cùng với một phần quân của SĐ18, tiểu đoàn 1/48 còn sót lại của chiến đoàn 52 sau trận Cần Lê, phía Tây kéo dài từ Nam lên gần Bắc là do trung đoàn 7/SĐ5 trấn giữ, mặt này vẫn yên trước giờ nhờ B52 đánh trúng nguyên một Trung Đoàn VC ở mặt Tây, sau đó VC chỉ đánh toán nhỏ vào đây thăm dò.
Lần này ngoài các hướng tấn công cũ, dễ dàng từ mặt Bắc Lộc Ninh xuống, tăng VC đi theo Quốc Lộ hay Đông Bắc từ Quản Lợi sang, VC đã điều quân, nghiên cứu vị trí của các đơn vị phòng thủ bên trong An Lộc, tìm hiểu tình trạng thiện chiến hay mệt mỏi của từng đơn vị quân trú phòng, đa dạng từ Địa phương Quân, Nghĩa Quân cho tới BĐQ, Nhẩy Dù hay BCD. Lần này VC vẫn không chuẩn bị các đợt tiến công được đồng nhất cùng lúc và nhịp nhàng từ mọi mặt, có lẽ vì thiếu quân hay thiếu tình báo. Trong tháng tư trước, các lần tiến công của VC chỉ nhắm từ hướng Bắc và Đông tới vì không đủ quân hay thấy không cần thiết cần tấn công vào mặt Nam và Tây. Lần này VC nhắm mạnh vào hướng Tây, bên mặt đường đi Phú Lố từ thị xã ra, phía này có rừng cao su ở cao phía sau, dễ dàng tập trung quân núp ở đó và ém giấu chiến xa, chỉ cần băng qua suối là tới vòng đai thị xã, do trung đoàn 7/SĐ5 trấn giữ.
Trung đoàn 7/SĐ5 của Trung Tá Lý Quán Quân là đơn vị phòng thủ Bình Long đã có mặt từ lâu khi chiến trận chưa bắt đầu, sau khi một TĐ của TrĐ bị VC đẩy lui từ Quản Lợi họ đã mệt mỏi và thiệt hại, . Lần này VC nhắm chỉa mũi dùi vào đây với suy nghĩ có lẽ nếu thay đổi đánh thật mạnh từ mặt tiến quân khác để coi có cơ hội không, có thể cắt đôi An Lộc ra nối với cánh quân từ Đông Bắc xuống. Mà không ngờ ở mặt Tây này, BCH trung đoàn 7 lại nằm chung với BCH tiền phương SĐ5 từ trước trận chiến, có hầm chỉ huy toàn mặt trận có CT tư lệnh Hưng trong đó. Nếu đã biết rõ như vậy thì VC chỉ tập trung thật nhiều quân tiến thẳng vào đây từ lâu. Một mũi tiến công khác từ phi trường An Lộc, mặt Đông Bắc xuống phải vượt qua tiểu đoàn 36, Liên Đoàn 3 BĐQ và hai đại đội của Liên Đoàn 81 Biệt cách Dù. Một mũi tiến công trực diện hướng Tây vào thị xã theo đường vòng đai phía sau đề lao và Ty Công Chánh, sẽ tiến thẳng qua bệnh viện. Hai mũi tấn công này hy vọng cắt đôi thị xã gặp nhau ở trường Trung Học Bình Long ngay bên cạnh bộ chỉ huy tiền phương của SĐ 5, tức là khu vực Tòa hành Chánh của Tiểu Khu Bình Long cũ đã nhường chỗ lại, còn BCH cũa ĐTá Nhựt đã dời qua trại biệt kích B-15, nằm chung với BCH của LĐ1 Nhẩy Dù.
Thực ra nếu BCH VC có tình báo, nội gián, gián điệp tốt từ trong Thị Xã hay SĐ5 thì họ có thể triệt hạ AL trong trận tiến công đầu tiên ngày 13 tháng Tư. Nếu VC biết vị trí hầm phòng thủ của Tướng Hưng thì không khó lắm, chỉ cần cho Pháo bắn trái khói vào khu này để đánh dấu cho tăng VC xông vào, một hai chiếc thì khó, chứ 30 chiếc như ngày đầu tấn công thì đã giết được Tướng Hưng, không cần bản đồ chi cho rắc rối, vì đường đi vào khá dễ: đi hết đường Ngô Quyền về hướng Nam sau khi vào An Lộc từ cổng Lộc Ninh ở hướng Bắc, hết đường Ngô Quyền, quẹo trái thẳng góc 90 độ, tiến qua khu Cư Xá công chức trên 200m là tới bờ rào Tiểu Khu, qua bờ rào là hầm Tướng Hưng ngay đó, sau lưng Toà Hành Chánh cao nhất khu vực này, rất dễ thấy từ xa. Nhất là nếu có pháo VC bắn đạn khói mầu vào đây đánh dấu. Nếu 30 chiến xa VC tập trung chạy hàng một vào đúng mục tiêu cùng lúc trong vòng nửa tiếng thì cũng khó cho quân trú phòng kịp thời bắn hạ hết. Chỉ cần các Trưởng Xa nhớ nằm lòng đường đi truyền bằng miệng. Còn nếu có giao liên đi theo từng xe thì chỉ có gần 2km là từ cổng Lộc Ninh đi xuống phía Nam đường Ngô Quyền theo tốc độ xe chừng 10km giờ là chỉ 5 phút tới cuối đường, hết đường là quay trái thẳng góc tác xạ thẳng vào khu hầm tướng Hưng được rồi. BCH SĐ có kêu cứu quân tiếp viện thì cũng mất cả tiếng họ mới điều quân từ các chỗ khác tới tiếp cứu được. Ngoài ra khu cư xá ở đây là các dẫy nhà nhỏ ngang dọc thẳng hàng hay song song với Tiểu Khu nên tăng VC dễ núp đằng sau các dẫy nhà trốn phi cơ oanh tạc và vẫn có thể tác xạ dễ dàng vào BCH SĐ5, hay tập trung, bắn tung hàng rào hay lô cốt, rồi tăng có thể vượt qua. Cũng có thể trước đó BCH SĐ đã mở cửa trước kịp thời kéo qua trại B-15 nhập chung vào BCH của Tiểu Khu Đại Tá Nhựt, Sau này B-15 có thêm BCH LĐ Dù, Đại Đội Trinh Sát Dù ở đó. Đến lúc đó thì chưa biết ai săn đuổi ai?
Nói chơi vậy thôi chứ với hệ thống chỉ huy kiểu vệ tinh, thì cho dù BCH SĐ thất thủ thì vẫn còn các BCH Trung Đoàn, hay Liên Đoàn bên dưới vẫn còn tiếp tục chiến đấu và điều động hợp nhất cùng máy truyền tin về thẳng Bộ chỉ Huy Quân Đoàn, họ vẫn có thể điều quân từ xa, hay cho phi cơ lên vùng để quan sát và điều quân trú phòng cũng dễ dàng từ trên phi cơ chỉ huy xuống.
Thực ra, cho tới lúc này thì tình báo của VC vẫn chưa biết chính xác các bộ chỉ huy của từng đơn vị VNCH từ cấp trung đoàn trở lên được đặt nằm tại những vị trí nào trong AL, trong tháng Tư chiến xa VC đã chạy ngang qua các BCH này mà không hề biết để tập trung tấn công vào. Nhất là BCH cấp cao nhất của CT Hưng tư lệnh SĐ 5 và chiến trường trong An Lộc, VC lại không ngờ là BCH nằm ngay sau Tòa hành Chánh tỉnh, ngôi nhà to lớn nhất, hai từng cao, cộng mái ngói dốc, thành ba từng nằm sừng sững trong chu vi khu hành chánh Tỉnh sau bờ rào phòng thủ. Phía sau tòa nhà này có sân Tennis, hai sân hay 3 sân không nhớ rõ lắm, về sau đầu sân gần THC có xây thêm một cái villa có hầm nên dưới, thông với hầm bên THC, khoảng trống giữa sau lưng THC và cái Villa được đắp lô cốt nổi lên, che hầm sâu bên dưới, đó là hầm của BCH SĐ5, trong đó có một nhánh riêng, cuối đường hầm là phòng riêng của Chuẩn Tướng Hưng.
Lần này VC tấn công thẳng vào hướng Tây với lực lượng mạnh nhất trên trung đoàn cộng chiến xa từ dốc Phú Lố, bên Ty Công Chánh lên, chỉ cần qua đến Bịnh Viện, là quân bộ chiến VC đã đến hàng rào của BCH tiền phương SĐ 5, trong đó có hầm của chỉ huy chiến trường là CT Hưng.
Sau các trận pháo dồn dập có đến trên 8 ngàn trái đạn suốt đêm, vào 5 giờ sáng sau khi ngưng pháo, quân trú phòng ra khỏi hầm chờ bị tấn công như các lần trước, quân VC tấn công đồng loạt vào mặt Tây Bắc, phòng thủ bởi Trung Đoàn 8 / SĐ5 và Biệt cách Dù, mặt Đông Bắc, phòng thủ bởi BCD và BĐQ, mặt hướng Tây, hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 7/SĐ5 bị đẩy lui dần vào trong thị xã. Tiểu đoàn 3/7 bị đẩy lui từ ngoài vòng đai dốc Phú Lố vì trung đoàn VC tấn công rất mạnh cùng xe tăng, quân trú phòng tại đây lùi dần vào trong, bị mất Trung Tâm Cải Huấn kiên cố hay gọi là đề lao, có lẽ VC từng bị giam ở đây trước kia nên họ rành khu này, lùi qua Ty Công Chánh. Tin bất lành này được đưa khẩn cấp vào trong BCH trung đoàn 7 nằm cùng với BCH SĐ5, tư lệnh SĐ5, CT Hưng kiểm soát hỏi Đại Đội Trưởng Trinh Sát về tình trạng quân số phòng thủ BCH sư đoàn, mới biết đại đội này chỉ còn có nửa quân số đã từ lâu, điều này cho thấy chỉ huy Hưng nằm trong hầm chỉ huy qúa lâu không hề ra ngoài hầm tiếp xúc hỏi han khuyến khích trực tiếp tinh thần binh lính phòng thủ cấp dưới nên không biết sự tổn thất bên ngoài rào phòng thủ của họ đã thảm hại lên đến mức nào.
Ông vội vàng ra lệnh cho các đơn vị khác cấp tốc gửi quân ngay đến tiếp cứu cho BCH chính của mặt trận An Lộc, vì lo sợ VC sẽ tiến quân vào được tới nơi này. Lực lượng tiếp viện chính là Nhẩy Dù, ĐTá Lưỡng tư lệnh Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù cho tăng viện với hai đại đội 54, 51 của Tiểu Đoàn 5 ND, Trung Đoàn 8/SĐ5 gửi tới được một đại đội tuy nhiên chỉ có 20 người nhập vào với ND giữ Bệnh Viện, còn không thấy nói tới BĐQ của Liên Đoàn 3 ở mặt trận phía Đông tăng viện được đơn vị nào, và hồi ký trong BCH LĐ3 BĐQ không nhắc tới chi tiết quan trọng này. Các chi tiết bên trên theo hồi ký của Trung Uý Việt, quyền ĐĐTrưởng 51 của TĐ5 Nhẩy Dù, từ mặt Nam Xa Cam vào nhận lệnh của ĐTá Lưỡng, rồi chuyển quân qua phòng thủ ở mặt Tây của bịnh viện Bình Long, một Đại Đội Dù nằm bên khu Cư Xá Công Chức gần BCH SĐ hơn, để đối đầu với Trung Đoàn VC lúc này đã chiếm được Đề Lao, là nhà tù kiên cố của Thị Xã, VC dùng nơi này làm BCH của Trung Đoàn đang tấn công. Tăng VC thì chưa bò nổi lên khỏi dốc Phú Lố. sau này nhìn bản đồ vị trí xác tăng VC ở An Lộc của bộ Tổng Tham Mưu QĐVNCH thì thấy chiếc tăng VC tiến xa nhất vào mặt này, nằm bỏ xác tại góc Ty Công Chánh và Bịnh Viện, còn xa cách hầm ĐTá Hưng có trên 250 mét đường thẳng bên ngoài rào phòng thủ khá xa, không gây nguy hiểm gì.
Lý do VC thành công ở mặt Tây này là vì B52 đã trải bom mặt này trước đó, nên không trải lại nữa, VC cho quân vào đây lại vì dự đoán là B52 sẽ không trở lại đánh vào các pass đã trải bom rồi. nên tăng VC tập trung đi vào hướng này được, nhưng có những chiếc tăng thay vì đi vào BCH SĐ5 lại quay hướng Bắc đi về khu nhà Thờ, đi chút nữa là đi ra hướng đi Lộc Ninh là điều không cần thiết, có lẽ đoạn đường này đang đổ dốc, đi xuống dốc vẫn thích hơn chăng?
Các vị trí phòng thủ của Trung Đoàn 7/SĐ5 ở mặt Tây này không thấy có ai nói tới họ chiến đấu ra sao với chi tiết, đơn vị và tên tuổi các cấp chỉ huy, hay không thấy có ai ở Trung Đoàn 7 viết hồi ký, nên không có nhiều chi tiết để nhắc tới ở đây. Theo hồi ký của Trung Uý Nhẩy Dù Nguyễn tiến Việt, quyền đại đội Trưởng 51, 51 đóng bên Bịnh Viện (lúc này, vì bị tàn phá nhiều qúa và số người chết qúa đông không chôn cất nằm đầy trong BV, gây ra tình trạng rữa thối không vệ sinh, nên BV được dời qua vị trí mới, khu trại B15, nơi đặt BCH Tiểu Khu Bình Long, (tái thiết lập lại BV dã chiến mới tại nơi này), còn thương binh của các đơn vị xa, thì tự lo liệu lấy tại chỗ do bác sĩ và y tá của đơn vị, vì di chuyển chỉ gây thêm thiệt hại cho quân khiển dụng mà thôi. Đại đội 54 Nhẩy Dù nằm bên kia đường Phan bội Châu, trong khu Cư Xá Công Chức, có nhà tôi trong đó, qua khu cư xá này là tới đường Cách Mạng 1 tháng 11, sát ngay chu vi vòng ngoài hàng rào khu Tòa Hành Chánh tỉnh có hầm của tư lệnh Hưng bên trong, hầm này sát sau lưng khối tòa hành chánh cao. Mỗi đại đội ND bây chỉ còn có trên 60quân số. Họ giữ chặt mặt này, chận đứng Trung Đoàn VC tấn công, đánh dành giựt nhau khu Ty Công Chánh trước mặt BV. Cuộc chiến rất khốc liệt theo hồi ký của Trung Uý Việt. Các phi tuần hỏa lực của  AC-130 Spectre và AC-119 Stinger thay phiên nhau nã đại bác xuống các vị trí VC bên dưới, tiêu diệt các chiến xa VC, và có khi bắn lầm vào vị trí ND may không gây tổn thất, vì hai bên bám quá sát nhau.
Mặt Đông Bắc thị xã, VC chỉa mũi dùi tấn công mạnh, nhiều toán đặc công nhỏ xuyên qua khu chợ Cũ, nhưng không nối được với mũi tấn công từ hướng Tây của VC, đang bị chận đứng tại Ty Công Chánh bởi Nhẩy Dù đã tăng viện kịp thời. Như vậy là Bộ Chỉ Huy của Tư Lệnh SĐ 5, CT Hưng được yên ổn trong trận tấn công nặng nề vào sâu nhất lần này, VC đã không phối hợp nhịp nhàng được hành động đồng nhất tấn công từ mọi phía Đông Bắc để nối với mũi tấn công vào Tây thị xã, hay mặt Nam và phía Đông vào ngay cùng lúc  những giờ đầu tiên nên quân trú phòng có dịp di quân đi tăng viện tới đối phó với các nơi đang nguy hiểm vì VC tiến sâu quá như mũi tấn công hướng Tây, sẽ vào sát BCH SĐ5 của tướng Hưng nếu không chận kịp. Những lần trước thì tăng VC đi nhanh hơn Bộ Binh, nhưng lần này thì tăng không xông lên trước nối quân từ Tây qua Đông Bắc hay ngược lại được
Mặt Đông VC cũng chỉ  tấn công cầm chừng vào LĐ 3 BĐQ, không thấy ác liệt như mặt Tây thị xã. Ở phía Đông, vì LĐ3 BĐQ chiến đấu ác liệt không lùi tuyến phòng thủ, nên không thấy nói đến VC xuyên qua được mặt này. Các phi tuần không trợ với các chiến đấu cơ đủ loại, từ trực thăng chiến đấu Cobra, Phantom F4, A37 và Skyraider A-1E của không quân Việt Mỹ hoạt động ngày đêm cùng các phi cơ hỏa lực AC-130, AC-119 bắn đại bác 105 mm và 40mm thẳng từ trên xuống chận đánh tăng và các đợt xung kích của VC. Cũng y như các lần tấn công trước, tăng và quân bộ chiến VC không hiệp đồng tấn công được nên lại đi lẻ loi tấn công riêng làm mồi cho quân trú phòng lại có dịp bắn tăng khốc liệt chính xác hơn vì đã có nhiều kinh nghiệm thực tập rồi. Các chiến xa VC vẫn chạy lẻ loi, không biết rõ mục tiêu nằm ở đâu hay mục tiêu nào là chính, thế nào là plan A, khi nào không thành thì chuyển qua Plan B. VC không biết rõ BCH chính của quân trú phòng nằm ở đâu nên không cùng hiệp đồng di chuyển sát yiểm trợ lẫn nhau tập trung để tiến đánh đúng vị trí đầu não quân trú phòng mà lạc mục tiêu đi lung tung, lọt cả vào các hố bom có sẵn, hay khi hết xăng phải tự lái xuống các hố bom sâu không lên được để tự bất khiển dụng tăng của mình, và dĩ nhiên các toán viên tăng VC cũng phải bỏ mình ngay chung quanh đó, không thoát xa được họng súng của quân trú phòng đang chờ để giải phóng ngay kế bên.
Mặt Nam thị xã, Tây Nam, Đông Nam cũng bị tấn công tuy không nặng bằng các mặt Đông Bắc hay trực Tây, vài chiếc tăng tiến sát vào vòng đai tới đường Hoàng hoa Thám gần trại Tâm Lý Chiến ở phía Nam thị xã cũng bị bắn hạ do Địa phương Quân, nhiều chiến xa theo hướng Đông Nam tiến lên từ hướng đồi Gió cũng bị Tiểu Đoàn 8 ND triệt hạ với nhiều tăng bỏ xác lại, chiến trường mặt này lắng dịu lại vì VC tấn công khác giờ nên Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù mới có thể gửi quân tăng viên về hướng Tây thị xã để phòng thủ vòng ngoài cho BCH SĐ5 của tư lệnh Hưng.
Trả giá trong ngày 11 tháng 5, không quân Việt Mỹ cũng phải bỏ lại chiến trường từ trực thăng Cobra, Skyraider, máy bay hướng dẫn Bronco tới 4, 5 chiếc, có phi hành đoàn thoát hiểm, có phi hành đoàn hy sinh. Một phi công VNCH, Skyraider bị bắn hạ bởi hỏa tiễn SA7, còn gắng bỏ bom xong cho hết mới nhẩy dù thoát về hướng Nam may mắn rơi vào vùng của trung đoàn 7. VC lại bỏ lại chiến trường thêm vài chục chiến xa, do quân trú phòng như Nhẩy Dù bây giờ có thêm súng chống chiến xa XM202 mới được tiếp tế vào theo những chuyến chuyển quân nhanh của trực thăng, súng này giống như M72 nhưng nặng hơn, to hơn có 4 trái đạn, 4 nòng, bắn liên tiếp 4 trái. Ngoài ra chính các súng chống chiến xa tịch thu được của VC như B40, 41 cũng đuợc quân trú phòng VNCH tái xử dụng để diệt tăng VC. Ngoài ra các đơn vị VNCH đã có kinh nghiệm hiểu biết cách VC tấn công trong các lần phản công trước nên chuẩn bị sẵn chiến trường dùng súng cối 81 ly, các pháo 105 ly còn sót lại, chấm tọa độ sẵn, bắn chụp lên đầu các đợt tiến công của tăng và quân tùng thiết VC cứ đi vào bằng đường cũ, đạn pháo chụp làm tách rời mũi tiến công tùng thiết của VC ra, bộ chiến VC nằm lại tìm trú ẩn, xe tăng tiến lên riêng rẽ, vì không lẽ chạy lui lại cán VC phía sau, và tăng phải đóng pháo tháp lại chống đạn nổ chụp nên đành làm mồi cho hỏa tiến M72 chống chiến xa bắn gần bên hông, từ phía sau hay bị các chiến đấu cơ từ trên cao săn đuổi xuống bằng đại bác và hỏa tiễn.
Các trận tấn công tiếp tục của VC qua ngày 12, 13 tháng 5, trở nên lẻ loi không đồng nhất, không có áp lực mạnh cùng lúc, VC không tiến xa hơn được nữa, mũi dùi nguy hiểm nhất về hướng Tây bị chặn lại giờ chót do hai đại đội Nhẩy Dù của TĐ5 và trung đoàn 7, Mặt Đông Bắc xuống sâu tới Chợ Cũ, nhưng cũng bị khép kín lại do LĐ81 BCD và BĐQ đẩy lui với nhiều chiến xa VC bị bỏ xác tại đây. Còn mặt Tây thì VC không tràn qua được tới đường Ngô Quyền bên BV Bình Long, VC chỉ cố thủ bên đề lao là nhà tù của Bình Long với tường cao, nhà giam có công sự khá kiên cố, cho tới khi phải rút lui sau đó vì bị tổn thất nặng và thiếu tiếp liệu.
Một chi tiết nhỏ, ngày 14 tháng 5, một phi công Mỹ (First Lieutenant “Pep” McPhilips) lái Cessna 02, bay thám sát bắn trái khói điều chỉnh cho các chiến đấu cơ khác đánh bom, bị trúng hỏa tiễn SA7 của VC từ hướng Bắc, bay xuống Nam rớt trong rừng cao su Xa Cam được tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù cứu thoát trước khi VC tới, đưa vào trong hầm chỉ huy của Lữ Đoàn Dù và Tiểu Khu Bình Long, cùng từ thủ mấy ngày tại đây, phi công này được gắn huy hiệu Nhẩy Dù VN trước khi được bốc ra khỏi An Lộc.
Trận tấn công vào tuần thứ hai tháng 5 này có qui mô nặng nề và nguy hiểm nhất của VC, vì đã rút kinh nghiệm từ các đợt thất bại trước vào tháng tư, công trường 9 VC rút ra để cho công trường hay SĐ 5 VC vừa được bổ quân thay thế ở các mũi tấn công chính. Tuy nhiên, ngay cuối ngày 11 tháng 5, các phi vụ B52 được điều động tới đánh bom trải thảm ngay gần sát vào tuyến đầu với khoảng cách qúa sát bên quân trú phòng làm họ cũng phải vào tư thế trú ẩn áp mình sát đất để không bị chấn thương vì sức ép của bom nổ quá gần. Có các phi vụ B52 đánh bất thình lình ngay lúc VC vừa chuyển quân đến điểm tập trung còn đang đào hầm vì các phi vụ B52 yiểm trợ cho quân đoàn 2 ở trên Cao Nguyên bị hủy bỏ, (khi hủy bỏ oanh tạc các B52 phải trút hết bom ở đâu đó, thường là trên biển trước khi trở về đáp xuống căn cứ) nên phi vụ B52 này được hoán chuyển ngay tới chiến trường An Lộc không tới một tiếng sau đó, quân VC không kịp chuẩn bị đào hầm trú ẩn vì thường là mất gần 10 tiếng, sau khi được yêu cầu B52 mới khởi sự từ đảo Guam bay tới trên khu chiến trường AL. B52 đánh bất thình lình bằng 3 pass (mỗi pass hình chữ nhật dài 3km ngang 1km)đã gây thiệt hại trầm trọng cho VC trên đợt tiến công này, (quân trú phòng cũng kinh hoàng vì bom rơi qúa sát bị tức hơi ứa máu ỡ lỗ tai)từ mặt Tây qua Bắc, qua Đông của thị xã An lộc. Phải nói nhờ vào hỏa lực không quân hùng hậu của Hoa Kỳ từ pháo đài B52 tới các oanh tạc chiến đấu cơ cùng thả dù tiếp liệu tải thương, không quân Việt-Mỹ đã giữ vững An Lộc suốt cuộc chiến.
Theo dõi các tài liệu viết về lần tấn công tháng 5 này, tôi có hơi thất vọng khi đọc được bài viết của Trung Tướng Ngô quang Trưởng viết lại bằng Anh Ngữ sau này tại Mỹ nói về trận An Lộc, bài này được ông Kiều công Cự dịch ra tiếng Việt, trong đó có đoạn nói là LĐ81 Biệt cách Dù, tiến lên mặt Đông Bắc đã tàn sát một trung đoàn VC. Ở dưới đây là một phần của bài đó:
Cuộc Chiến 1972
Nguyên bản Anh ngữ của Cố Trung Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG Kiều Công Cự chuyển ngữ* (TS/BÐQ trích đăng từng phần)
.
.
“” ..
Chiều hướng của trận chiến đã nghiêng hẳn về phía ta khi những pháo đài bay B52 bắt đầu xuất trận lúc 0900 G, đúng vào lúc Cộng quân xua toàn bộ lực lượng bộ binh và thiết giáp của chúng vào cuộc tấn công. 30 phi xuất B52 đổ lửa xuống vùng chiến trận trong 24 giờ liên tiếp và khả năng tàn phá thật khủng khiếp. Đến trưa cuộc tấn công của Cộng quân đã hoàn toàn bị bẻ gãy. Tất cả kinh hoàng bỏ chạy, nhiều đơn vị bị những đợt B52 đánh ngay đội hình, nhiều chiếc tăng địch mà nhân viên phải bỏ xe. Đến xế trưa không còn một chiếc tăng nào di chuyển. Những chiếc còn lại bị phá hủy hay bỏ lại, có chiếc máy vẫn còn nổ. Trong khu vực phía đông bắc, toàn bộ một Tr/đoàn địch bị Liên đoàn Biệt kích 81 xông lên tàn sát. “”
Tôi chưa đọc nguyên bản chính tiếng Anh của Trung Tướng Trưởng, cách dịch sang tiếng Việt cũng không chính xác hay thậm chí còn dùng tiếng của VC, có lẽ người dịch đã bị ở với VC lâu qúa, quên chữ của VNCH. Tuy nhiên tôi không nghĩ người dịch dám bịa một câu: Trong khu vực phía đông bắc, toàn bộ một Tr/đoàn địch bị Liên đoàn Biệt kích 81 xông lên tàn sát..”  Ngoài ra, Biệt Cách Nhẩy Dù là tên gọi chính thức chứ không phải biệt kích.
Theo hồi ký của anh Đỗ đức Thịnh, Trung Sĩ nhất, Biệt cách Dù trong hai tháng ở An Lộc, có kể về trận tấn công ngày 11 tháng 5, không hề nói tới chuện LĐ81 đã xông lên tàn sát một trung đoàn VC ở mặt Đông Bắc là khu phi trường An Lộc, mà tới đầu tháng 6 BCD mới tiến công vào phi trường. Hồi ký của anh Thịnh diễn tả chân thật từ người bị thương, hy sinh tới bắn súng cối, tới ăn rau muống, tới con chó bị trúng đạn pháo kích mà quên mất chuyện toàn Liên Đoàn 81 xung phong tàn sát nguyên một trung đoàn VC ngày đó, qủa thật anh Thịnh này là lính BCD giả rồi. Trung đoàn VC vô phước đó tên gì, thuộc sư đoàn nào của VC (trung đoàn E6, công trường 5 VC tấn công mặt này). Liên Đoàn 81 vô AL ngày 17 tháng tư, quân số chỉ có 550 người từ khinh binh tới sĩ quan chỉ huy, trong hai tháng ở AL, họ tự an táng 68 chiến sĩ, số bị thương chắc cũng khoảng đó, vậy tới ngày 11 tháng năm, họ cũng đã bị gần một trăm chiến sĩ thương vong, cùng số ít nằm lại bộ chỉ huy dể bắn súng cối nặng yiểm trợ và ban quân y, trạm xá, thì lấy đâu ra 400 người xung phong lên tàn sát một trung đoàn VC (có ba tiểu đoàn, cỡ chừng 1200-1500 người) ở mặt Đông Bắc thị xã, trong khi LĐ81 đóng quân chính ở mặt Bắc, kéo thêm một phần qua Tây Bắc, còn mặt Đông Bắc, chính yếu là do Liên Đoàn 3, tiểu đoàn 36 và 31 BĐQ có trách nhiệm trấn giữ, tại mặt này bị VC đẩy lui xuống sâu tới gần chợ Cũ. Thành ra, tôi vẫn không nghĩ là ông Kiều công Cự không tự mình dịch phịa được câu nói trên nếu bản Anh Ngữ không có, tuy nhiên nếu có gốc tích từ Trung Tướng Trưởng viết ra, thì bài viết này thiếu giá trị qúa mức. Chưa kể LĐ81 có hai cố vấn Mỹ, đại úy Huggins và thượng sĩ Yerta đều an lành sau trận chiến làm chứng, làm gì tới mức độ LĐ81 BCD có khả năng huyền thoại tiến lên tàn sát một trung đoàn VC ??? pháo của VC, có khả năng rót nhiều 8,000 tới 10,000 qủa một ngày, ít nhất cũng lai rai 2,000 qủa một ngày, bỏ đi đâu mà VC không yiểm trợ được pháo cho quân nhà VC rút lui.
Ngoài ra 30 phi vụ B52 trong 24 tiếng cũng là quá mức, mỗi phi vụ B52 gồm ba chiếc, mỗi lần đánh bom, một chiếc làm một pass, one pass, one box, trải thảm từng ô, trung bình hiệu qủa là một  bề 1km, dài 3km là 3km2, 30 phi vụ là 90km2, 30 phi vụ là 90 chiếc B52, làm gì ở Guam có tới 90 chiếc B52 bay đi một lúc, mỗi chiếc B52 đi được có một chuyến trong ngày vì mất 10 tiếng đi,10 tiếng về, như vậy là ngày đó dội chết hết quân VC trong vòng bán kính 4, 5, 6 km2 chung quanh AL rồi, bao vùng từ Bắc đồi Đồng Long qua Quản Lợi, xuống Đồi Gió qua Xa Cam vòng lại Phú Lố cũng chưa xài hết 90 km2 diện tích trải bom, nhìn không ảnh của trận chiến sau đó làm gì có hố bom nhiều tới như vậy trên mặt đất ?.
Cũng như các lần trước, VC nhất định tin tưởng là quân trú phòng đã bị chết gần vì bị pháo kích, VC chỉ cần tấn công đi tà tà vào để tiếp thu thị xã, nên chiến xa và quân bộ chiến VC vẫn không thèm điều hợp tấn công nhịp nhàng hổ trợ cho nhau. Hay tập trung toàn bộ tăng vào một mũi tấn công thật mạnh và khủng khiếp, trái lại, tăng VC tấn công vào các vị trí lẻ tẻ lung tung khắp nơi, không đủ số đông, lại đi rải rác không có bộ chiến, không có mục tiêu nhất định nên hầu như tăng nào đi vào An Lộc đều nằm lại tại chỗ chỉ đi vào chứ không đi ra, chỉ có những chiếc tăng chưa dám vào thì may ra còn sống sót, tuy nhiên nếu tăng VC bị lộ diện ra từ xa, thì cũng không thoát khỏi tầm oanh kích của phi cơ Việt Mỹ. Chưa kể nhiều đơn vị của VC còn bị chính pháo binh VC bắn chụp lên đầu khi đi vào tấn công vị trí của quân trú phòng do thiếu liên lạc truyền tin, vì mất mật mã ám hiệu, pháo binh VC cứ tưởng chính quân VNCH trong An Lộc đang giả dạng VC yêu cầu pháo VC ngưng vì đã bắn lầm, nên họ tiếp tục pháo mạnh hơn vào chính quân tiến công VC.






Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen