Trong khoảng thời gian từ 1888 đến 1890, khi nước ta đang xảy ra các biến cố như vua Hàm Nghi bị Pháp bắt lưu đày sang Algeria thuộc Pháp, Đồng Khánh băng hà và Thành Thái lên thay, một người Pháp nhờ thuyết phục được các bộ lạc dân thiểu số sống rải rác ở vùng cao nguyên, tự xưng làm hoàng đế, lấy vương hiệu là Marie Đệ Nhất. Câu chuyện bấy giờ gây rúng động không những đối với chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam mà còn gây náo động đến cả dư luận bên Âu Châu.
Vua Hàm Nghi
Đồng Khánh
Con người kỳ lạ này tên thật là David Auguste-Jean-Baptiste-Marie-Charles. Ra đời vào ngày 31 Tháng Giêng năm 1842 tại Toulon, Var, thuộc vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur nước Pháp. Charles là con trai thứ trong gia đình có bốn người con của ông Léon-Jacques-Albert-David, một sĩ quan hải quân và bà Marie-Anne-Marguerite Baptiste Thunot, con gái một đại tá chỉ huy lực lượng phòng vệ quốc gia. Người anh đầu tên Romaric mất năm 1915, hai người em trai kế là Henri và Raymond đều mất lúc còn trẻ. Bốn anh em từ nhỏ đã theo cha lên Paris sinh sống và được giáo dục tại đây.
Năm 1859, Charles gia nhập quân đội, ngành kỵ binh, bốn năm sau làm đội trưởng một đội thiết giáp ở Versailles. Thấy đời sống quân ngũ ở đây không thích hợp với bản tính phiêu lưu của mình, Charles ghi danh vào đoàn kỵ binh Nam Kỳ mới được Đô Đốc Bonnard thành lập. Đại đội này gồm lính kỵ binh Pháp đang đóng trên các thuộc địa. Trong thời gian ở Nam Kỳ, Charles từng tham dự một vài cuộc hành quân rồi trở về Pháp vào năm 1868 và được giải ngũ. Năm sau tại Toulon, ông kết hôn với cô Marie Francisca Avron, con gái của một cựu đại tá. Chiến tranh Pháp Đức bùng nổ, Charles gia nhập một tiểu đoàn lính cơ động ở Var. Nhờ quá trình binh nghiệp trước đây, ông được thăng làm đại úy chỉ huy một trung đoàn cơ động, rồi về bộ tham mưu quân đoàn. Ông được huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh là huy chương cao nhất của Pháp, nhờ chỉ huy một trận đánh ở cầu Conlie vào Tháng Hai, 1871, mà phía ông chỉ có ba lính bị thương. Hết chiến tranh, mặc dù rất muốn lưu lại trong quân đội nhưng ông vẫn bị buộc phải giải ngũ. Không chức tước, không khả năng chuyên môn, Charles không còn chi ngoài cái mã cao ráo, đẹp trai. Cuộc chiến kết thúc cũng chấm dứt luôn cuộc sống phẩm giá và lương thiện. Charles David trở thành một con người khác.
Cuộc đời mới
Sau vài lần vật lộn mưu sinh, năm 1874, ông mở một ngân hàng nhỏ nhưng được một thời gian phải tuyên bố phá sản vì bị kiện tội lừa bịp. Cuối cùng, mặc dù được miễn tố nhưng ông vẫn tìm cách chuồn ra nước ngoài cho chắc ăn. Vào cùng năm, Charles đáp tàu thủy trực chỉ Java, một đảo lớn của Indonesia. Trên tàu, ông gây được niềm tin của một thanh niên người Pháp đang trên đường sang Java tìm gia đình. Ông tả oán rằng ông bị mất sạch hết tiền bạc đem theo. Mủi lòng, khi đến nơi vào Tháng Chín 1883, người thanh niên này dẫn ông đến gặp cha, một công chức hỏa xa ở Probolingo. Tại đây ông được cho lưu trú và mọi chi phí đều do những người đồng hương tốt bụng này đài thọ. Hai tháng sau, chính quyền Java trục xuất Charles David vì có nhiều đụng chạm với cư dân địa phương và bị họ khiếu nại. Ông được bố thí cho một vé tàu thủy hạng ba để trở về cố quốc. Thế là một lần nữa ông lại lang thang trên thành phố Paris.
Vào thời gian này, Âu Châu đang trong giai đoạn cách mạng kỹ nghệ, cần tìm kiếm cao su để khai thác. Đi đâu, gặp ai, Charles cũng khoe mình đã từng trông thấy những cánh rừng có cây cao su. Cuối cùng ông được Bộ Trưởng Bộ Công Cộng Pháp ủy thác cho việc nghiên cứu khoa học tại vương quốc Hồi Atchem trên đảo Sumatra, hòn đảo lớn nhất của Indonesia. Nam Tước Sellière cấp cho ông ngân khoản 2,000 đồng franc. Từ Toulon, ông lên đường cùng với em trai là Henry và ông Vésine-Larue trên một chiếc tàu vận tải. Nửa chừng, Larue tách riêng khỏi đoàn sau khi nghe một số người vạch trần bản chất không tốt của Charles. Lúc tàu dừng ở bến Sài Gòn vào ngày 23 Tháng Năm 1885, hai anh em cũng xuống bến luôn. Từ đây Charles David tự xưng mình là Nam Tước David de Mayréna.
Nam Tước de Mayréna
Vừa xài hết số tiền, Mayréna nghe tin Hội Đồng Thuộc Địa Đông Dương loan báo cấp thưởng nhiều ngàn franc cho kiều dân nào có ý định khai thác loại cây có mủ cao su. Mayréna khai đã từng thử dùng dao rạch lên thân cây và trông thấy thứ mủ này chảy ra tại vùng đất của người Mọi ở Bà Rịa. Thế là ông được giao cho việc hướng dẫn một toán khảo sát gồm 15 tay súng đi đến đó bằng tàu sà lúp, để kiểm tra lại. Dĩ nhiên sau chuyến đi, phái đoàn trở về tay không, vì thực sự có bao giờ Mayréna đã đến nơi này đâu mà tìm cho thấy những cây này. Mayréna mua một mảnh đất ở Thuận Biên, Bà Rịa, đặt tên là đồn điền Sainte-Marguerite. Mayréna gửi thư cho Hội Đồng Thuộc Địa khoe đã gieo trồng được 2,000 hột giống cây cao su và đang tiếp tục tìm kiếm thêm ở vùng đất Mọi, đồng thời phản bác những lời cho là đồn đại nói xấu về ông. Trong khi đó ở Pháp, Bộ Trưởng Bộ Công Cộng ký giấy giải tán đoàn thám hiểm ở Atchem, vì chính quyền Sumatra xác nhận ông Mayréna chưa hề đi đến đây. Tới lúc này người em trai là Henry đã tỏ ra quá chán ngán cái xứ Nam Kỳ nên một mình lên tàu trở về Pháp.
Tháng Năm 1887, tỉnh Bà Rịa gửi giấy thông báo cho lệnh lục soát nhà của Mayréna vì nghi ngờ ông buôn lậu vũ khí. Tại đây toán thanh tra gặp một phụ nữ bản xứ tên Lê Thị Bền, trước đây làm nghề bán hột vịt lộn ở Chợ Cũ, Sài Gòn, đang sống trong căn nhà. Mayréna đi vắng chỉ để lại giấy, dặn bà vợ Việt này phải tuân theo lời của các thanh tra. Kết quả khám xét họ chỉ tịch thu được 12 cây súng và một số đạn. Biên bản ghi, có thể đây là những vũ khí dùng cho cuộc khảo sát trước đây.
Tháng Giêng 1888, Mayréna lại gửi thư cho tân Toàn Quyền Constans lá đơn xin đi khảo sát tại vùng người Mọi sống độc lập ở phía Bắc tỉnh Bình Định, nằm giữa An Nam (tên gọi miền Trung Việt Nam dưới thời nước ta bị Pháp chiếm làm thuộc địa) và sông Mê Kông, khoe rằng đã từng sống hai năm ở trong rừng với người Malaysia. Đơn này nhờ được ông phó toàn quyền chuyển đi nên chấp thuận. Sự việc sở dĩ dễ dàng vì ai ở Nam Kỳ lúc bấy giờ cũng muốn tống khứ ông đi đâu đó cho khuất mắt. Ông được cấp mấy trăm đồng franc và 15 lính mã tà. Ngoài ra cùng đi còn có một kiều dân Pháp tên Alphonse Mercurol, hai phụ nữ Việt (có thể là vợ lẻ của hai ông Tây), cùng bốn nhà buôn người Hoa. Mercurol cũng từng đi lính và đã được giải ngũ, đương sự là một người hung bạo, không việc gì lại không dám làm. Lần này đi theo Mayréna vì chưa xoay xở được cách sinh nhai nào khác. Tháng Ba 1888, đoàn người đáp chiếc Hải Phòng đi ra hướng Bắc. Vận may cho Mayréna, trên tàu có sự hiện diện của ông Toàn Quyền Constans và ông bí thư Klobukowski. Tàu dừng ở vịnh Quy Nhơn vào ngày 16 Tháng Ba. Trước khi xuống tàu, Mayréna được ông Klobukowski trao cho bức thư gửi gấm và giới thiệu. Mayréna biết sẽ làm gì với nó sau này, mặc dù đây chỉ là lá thư tầm thường mà bất kỳ công chức nào cũng có thể tiến cử cho bất kỳ ai để họ đi mạo hiểm vào các rừng già của vùng Mọi vào năm 1888. Xứ Mọi ở dãy Trường Sơn vẫn còn là vùng đất bí ẩn (terra incognita), chỉ mới được các giáo sĩ Pháp khám phá vào năm 1849 và lập nên các vùng đất của người theo đạo Thiên Chúa. Ông E Navelle, quản trị vùng bản địa, đã từng đi xuyên qua vùng Mọi này vào năm 1884 và có viết lại một bài ký sự. Hai năm sau, Trung Úy Metz cũng đi lại theo sơ đồ của ông Navelle. Từ đó trở đi, ngoài các nhà truyền giáo, không người Âu nào khác thám hiểm vào vùng Mọi.
Năm 1859, Charles gia nhập quân đội, ngành kỵ binh, bốn năm sau làm đội trưởng một đội thiết giáp ở Versailles. Thấy đời sống quân ngũ ở đây không thích hợp với bản tính phiêu lưu của mình, Charles ghi danh vào đoàn kỵ binh Nam Kỳ mới được Đô Đốc Bonnard thành lập. Đại đội này gồm lính kỵ binh Pháp đang đóng trên các thuộc địa. Trong thời gian ở Nam Kỳ, Charles từng tham dự một vài cuộc hành quân rồi trở về Pháp vào năm 1868 và được giải ngũ. Năm sau tại Toulon, ông kết hôn với cô Marie Francisca Avron, con gái của một cựu đại tá. Chiến tranh Pháp Đức bùng nổ, Charles gia nhập một tiểu đoàn lính cơ động ở Var. Nhờ quá trình binh nghiệp trước đây, ông được thăng làm đại úy chỉ huy một trung đoàn cơ động, rồi về bộ tham mưu quân đoàn. Ông được huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh là huy chương cao nhất của Pháp, nhờ chỉ huy một trận đánh ở cầu Conlie vào Tháng Hai, 1871, mà phía ông chỉ có ba lính bị thương. Hết chiến tranh, mặc dù rất muốn lưu lại trong quân đội nhưng ông vẫn bị buộc phải giải ngũ. Không chức tước, không khả năng chuyên môn, Charles không còn chi ngoài cái mã cao ráo, đẹp trai. Cuộc chiến kết thúc cũng chấm dứt luôn cuộc sống phẩm giá và lương thiện. Charles David trở thành một con người khác.
Cuộc đời mới
Sau vài lần vật lộn mưu sinh, năm 1874, ông mở một ngân hàng nhỏ nhưng được một thời gian phải tuyên bố phá sản vì bị kiện tội lừa bịp. Cuối cùng, mặc dù được miễn tố nhưng ông vẫn tìm cách chuồn ra nước ngoài cho chắc ăn. Vào cùng năm, Charles đáp tàu thủy trực chỉ Java, một đảo lớn của Indonesia. Trên tàu, ông gây được niềm tin của một thanh niên người Pháp đang trên đường sang Java tìm gia đình. Ông tả oán rằng ông bị mất sạch hết tiền bạc đem theo. Mủi lòng, khi đến nơi vào Tháng Chín 1883, người thanh niên này dẫn ông đến gặp cha, một công chức hỏa xa ở Probolingo. Tại đây ông được cho lưu trú và mọi chi phí đều do những người đồng hương tốt bụng này đài thọ. Hai tháng sau, chính quyền Java trục xuất Charles David vì có nhiều đụng chạm với cư dân địa phương và bị họ khiếu nại. Ông được bố thí cho một vé tàu thủy hạng ba để trở về cố quốc. Thế là một lần nữa ông lại lang thang trên thành phố Paris.
Vào thời gian này, Âu Châu đang trong giai đoạn cách mạng kỹ nghệ, cần tìm kiếm cao su để khai thác. Đi đâu, gặp ai, Charles cũng khoe mình đã từng trông thấy những cánh rừng có cây cao su. Cuối cùng ông được Bộ Trưởng Bộ Công Cộng Pháp ủy thác cho việc nghiên cứu khoa học tại vương quốc Hồi Atchem trên đảo Sumatra, hòn đảo lớn nhất của Indonesia. Nam Tước Sellière cấp cho ông ngân khoản 2,000 đồng franc. Từ Toulon, ông lên đường cùng với em trai là Henry và ông Vésine-Larue trên một chiếc tàu vận tải. Nửa chừng, Larue tách riêng khỏi đoàn sau khi nghe một số người vạch trần bản chất không tốt của Charles. Lúc tàu dừng ở bến Sài Gòn vào ngày 23 Tháng Năm 1885, hai anh em cũng xuống bến luôn. Từ đây Charles David tự xưng mình là Nam Tước David de Mayréna.
Nam Tước de Mayréna
Vừa xài hết số tiền, Mayréna nghe tin Hội Đồng Thuộc Địa Đông Dương loan báo cấp thưởng nhiều ngàn franc cho kiều dân nào có ý định khai thác loại cây có mủ cao su. Mayréna khai đã từng thử dùng dao rạch lên thân cây và trông thấy thứ mủ này chảy ra tại vùng đất của người Mọi ở Bà Rịa. Thế là ông được giao cho việc hướng dẫn một toán khảo sát gồm 15 tay súng đi đến đó bằng tàu sà lúp, để kiểm tra lại. Dĩ nhiên sau chuyến đi, phái đoàn trở về tay không, vì thực sự có bao giờ Mayréna đã đến nơi này đâu mà tìm cho thấy những cây này. Mayréna mua một mảnh đất ở Thuận Biên, Bà Rịa, đặt tên là đồn điền Sainte-Marguerite. Mayréna gửi thư cho Hội Đồng Thuộc Địa khoe đã gieo trồng được 2,000 hột giống cây cao su và đang tiếp tục tìm kiếm thêm ở vùng đất Mọi, đồng thời phản bác những lời cho là đồn đại nói xấu về ông. Trong khi đó ở Pháp, Bộ Trưởng Bộ Công Cộng ký giấy giải tán đoàn thám hiểm ở Atchem, vì chính quyền Sumatra xác nhận ông Mayréna chưa hề đi đến đây. Tới lúc này người em trai là Henry đã tỏ ra quá chán ngán cái xứ Nam Kỳ nên một mình lên tàu trở về Pháp.
Tháng Năm 1887, tỉnh Bà Rịa gửi giấy thông báo cho lệnh lục soát nhà của Mayréna vì nghi ngờ ông buôn lậu vũ khí. Tại đây toán thanh tra gặp một phụ nữ bản xứ tên Lê Thị Bền, trước đây làm nghề bán hột vịt lộn ở Chợ Cũ, Sài Gòn, đang sống trong căn nhà. Mayréna đi vắng chỉ để lại giấy, dặn bà vợ Việt này phải tuân theo lời của các thanh tra. Kết quả khám xét họ chỉ tịch thu được 12 cây súng và một số đạn. Biên bản ghi, có thể đây là những vũ khí dùng cho cuộc khảo sát trước đây.
Tháng Giêng 1888, Mayréna lại gửi thư cho tân Toàn Quyền Constans lá đơn xin đi khảo sát tại vùng người Mọi sống độc lập ở phía Bắc tỉnh Bình Định, nằm giữa An Nam (tên gọi miền Trung Việt Nam dưới thời nước ta bị Pháp chiếm làm thuộc địa) và sông Mê Kông, khoe rằng đã từng sống hai năm ở trong rừng với người Malaysia. Đơn này nhờ được ông phó toàn quyền chuyển đi nên chấp thuận. Sự việc sở dĩ dễ dàng vì ai ở Nam Kỳ lúc bấy giờ cũng muốn tống khứ ông đi đâu đó cho khuất mắt. Ông được cấp mấy trăm đồng franc và 15 lính mã tà. Ngoài ra cùng đi còn có một kiều dân Pháp tên Alphonse Mercurol, hai phụ nữ Việt (có thể là vợ lẻ của hai ông Tây), cùng bốn nhà buôn người Hoa. Mercurol cũng từng đi lính và đã được giải ngũ, đương sự là một người hung bạo, không việc gì lại không dám làm. Lần này đi theo Mayréna vì chưa xoay xở được cách sinh nhai nào khác. Tháng Ba 1888, đoàn người đáp chiếc Hải Phòng đi ra hướng Bắc. Vận may cho Mayréna, trên tàu có sự hiện diện của ông Toàn Quyền Constans và ông bí thư Klobukowski. Tàu dừng ở vịnh Quy Nhơn vào ngày 16 Tháng Ba. Trước khi xuống tàu, Mayréna được ông Klobukowski trao cho bức thư gửi gấm và giới thiệu. Mayréna biết sẽ làm gì với nó sau này, mặc dù đây chỉ là lá thư tầm thường mà bất kỳ công chức nào cũng có thể tiến cử cho bất kỳ ai để họ đi mạo hiểm vào các rừng già của vùng Mọi vào năm 1888. Xứ Mọi ở dãy Trường Sơn vẫn còn là vùng đất bí ẩn (terra incognita), chỉ mới được các giáo sĩ Pháp khám phá vào năm 1849 và lập nên các vùng đất của người theo đạo Thiên Chúa. Ông E Navelle, quản trị vùng bản địa, đã từng đi xuyên qua vùng Mọi này vào năm 1884 và có viết lại một bài ký sự. Hai năm sau, Trung Úy Metz cũng đi lại theo sơ đồ của ông Navelle. Từ đó trở đi, ngoài các nhà truyền giáo, không người Âu nào khác thám hiểm vào vùng Mọi.
Mayréna được ông Crochet, nhân viên chuyển vận đường biển đón tiếp niềm nở, kể cả ông Charles Lemire, Công Sứ tỉnh Bình Định, người bị tài nói phét của Mayréna đánh lừa. Cũng có thể do ông Lemire thấy được thư giới thiệu của ông Klobukowski nên mới nhiệt tình giúp đỡ cho cuộc thám sát của Mayréna. Với bộ vó cao ráo (1m82), bộ râu bạch kim rất đẹp, hai vai rộng và tài bẻm mép, cùng với mớ thư giới thiệu, đến đâu Mayréna cũng gặp mọi sự dễ dàng. Ngoài Mercurol, Mayréna còn tuyển được ông Paoli và ban cho chức hỏa đầu vụ. Ông này bán hết sản nghiệp gồm một tiệm ăn ở Qui Nhơn để đi theo. Mayréna cũng chiếm được cảm tình của Đức Ông Van Camelbeke khi đến thăm giáo xứ của ngài ở Long Sông và được ngài viết cho một thư giới thiệu đến các cha thuộc Hội Truyền Giáo Người Man Di (Mission des Sauvages). Vũ khí Mayréna có gồm 18 súng trường, 3 cạc bin, 4 súng lục và 2,500 viên đạn. Ngoài ra ông còn xin thêm được một thùng thuốc súng cũ thấy ở nhà một nhân viên quan thuế tại Qui Nhơn.
Ngày 21 Tháng Tư, 1888, đoàn thám hiểm khởi sự lên đường. “Nam Tước de Mayréna” mang súng colt ngồi trên con ngựa Ả Rập to lớn, theo sau là đoàn ngựa của toán kỵ binh gốc Phi Châu, rồi đến Mercurol, Paoli, hai phụ nữ Việt, bốn người Hoa, một thông dịch viên tên Phạm Văn San thuộc Sở Mật Thám Pháp, 18 lính mã tà từ Sài Gòn và 80 người phu khiêng vác hành lý. Mayréna còn được chính phủ thuộc địa cấp bốn trăm đồng franc. Ông Lemire, công sứ Qui Nhơn gửi Mayréna một lá thư cho biết ông vừa viết cho quan tổng đốc thuộc triều đình Huế để giới thiệu về công tác thám hiểm của ông Mayréna, yêu cầu quan tổng đốc ra lệnh cho quan phủ An Nhơn và quan kinh lý cai quản các vùng lãnh thổ khai thác thuộc địa đang trú tại An Khê, giúp ông Mayréna được mọi sự dễ dàng. Số 80 cu li đều do ông Lemire đích thân trưng tập. Đoàn người gặp rắc rối đầu tiên khi đi đến An Khê vào ngày 26 Tháng Tư. Tại đây một thiếu tá người Pháp chỉ huy quân đội, giữ an ninh tỉnh Bình Định không cho phép ông hỏa đầu vụ Paoli đi tiếp vì không có giấy thông hành. Đồng thời đám cu li bỏ mặc đồ khuân vác đi trở về vì bị đối xử tàn bạo và không được trả công. Cuối cùng đoàn người cũng đến được những làng Mọi đầu tiên. Họ tạm tá túc tại làng Kon Jari Tul của tù trưởng Pim. Ông này được sự hợp tác của các nhà truyền giáo và các sĩ quan ở Bình Định đã đi điều đình lập liên minh giữa các bản làng người Bahnar, Rơn Gao, Bahnam và Hadrong. Mục đích để ngăn chặn sự chống đối của người Giarai, vốn đang là vấn đề ở vùng cao nguyên thời bấy giờ.
Ngày 21 Tháng Tư, 1888, đoàn thám hiểm khởi sự lên đường. “Nam Tước de Mayréna” mang súng colt ngồi trên con ngựa Ả Rập to lớn, theo sau là đoàn ngựa của toán kỵ binh gốc Phi Châu, rồi đến Mercurol, Paoli, hai phụ nữ Việt, bốn người Hoa, một thông dịch viên tên Phạm Văn San thuộc Sở Mật Thám Pháp, 18 lính mã tà từ Sài Gòn và 80 người phu khiêng vác hành lý. Mayréna còn được chính phủ thuộc địa cấp bốn trăm đồng franc. Ông Lemire, công sứ Qui Nhơn gửi Mayréna một lá thư cho biết ông vừa viết cho quan tổng đốc thuộc triều đình Huế để giới thiệu về công tác thám hiểm của ông Mayréna, yêu cầu quan tổng đốc ra lệnh cho quan phủ An Nhơn và quan kinh lý cai quản các vùng lãnh thổ khai thác thuộc địa đang trú tại An Khê, giúp ông Mayréna được mọi sự dễ dàng. Số 80 cu li đều do ông Lemire đích thân trưng tập. Đoàn người gặp rắc rối đầu tiên khi đi đến An Khê vào ngày 26 Tháng Tư. Tại đây một thiếu tá người Pháp chỉ huy quân đội, giữ an ninh tỉnh Bình Định không cho phép ông hỏa đầu vụ Paoli đi tiếp vì không có giấy thông hành. Đồng thời đám cu li bỏ mặc đồ khuân vác đi trở về vì bị đối xử tàn bạo và không được trả công. Cuối cùng đoàn người cũng đến được những làng Mọi đầu tiên. Họ tạm tá túc tại làng Kon Jari Tul của tù trưởng Pim. Ông này được sự hợp tác của các nhà truyền giáo và các sĩ quan ở Bình Định đã đi điều đình lập liên minh giữa các bản làng người Bahnar, Rơn Gao, Bahnam và Hadrong. Mục đích để ngăn chặn sự chống đối của người Giarai, vốn đang là vấn đề ở vùng cao nguyên thời bấy giờ.
Proposed design of Royal Order of Sedang:
design for the Royal Order of Sedang, modern version of the order founded by King Marie I on June 30, 1888.
Tem thư
Vương quốc xứ Mọi Sédang
Tại bản làng này, vì thiếu người khuân vác, “Nam Tước de Mayréna” viết cho cha Guerlach một lá thư xin được hỗ trợ, không quên kèm theo hai thư giới thiệu của Đức Ông Van Camelbeke. Vào lúc này Mayréna bắt đầu treo lên trước túp lều của mình lá cờ hiệu màu xanh có hình các con chuồn, đồng thời vào ngày 28 Tháng Tư, ký với các tù trưởng Hmot và Pim hai hiệp ước liên minh và thân hữu, trong đó ghi rõ người Mọi hoàn toàn tự do sống theo phong tục tập quán và tín ngưỡng của họ. Họ chỉ vâng phục người Pháp chứ không tuân theo người An Nam. Họ không phải nạp thuế gì cho chính phủ An Nam. Bù lại họ sẽ được người Pháp bảo vệ trong mọi trường hợp bị tấn công. Hiệp ước xác nhận có sự chứng kiến của ông Mercurol, thông dịch viên Phạm Văn San, ông Huỳnh Văn Tư, một người An Nam nói được tiếng Mọi tên Gambier. Trước sự kinh ngạc của Cha Guerlach và các nhà truyền giáo khác, Mayréna giải thích việc làm của mình chỉ là giữ danh dự cho nước Pháp. Ông nói ông sẽ tập hợp tất cả dân tộc thiểu số sống độc lập mãi đến tận bờ sông Mê Kông. Khi không có tuyên bố nào của các thế lực Âu Châu, ông sẽ trao quyền lại cho nước Pháp, bù lại ông sẽ đòi quyền thừa hưởng các mỏ vàng. Để Cha Guerlach yên lòng, Mayréna khoe thêm thư giới thiệu của các ông Klobukowski, Lemire, nào là kể về chuyến hải hành trên chiếc Hải Phòng cùng với Toàn Quyền Constans, khoe về số tiền trợ cấp ông nhận được, việc Hội Đồng Thuộc Địa Nam Kỳ đề cử ông đi tìm cây cao su…
Tại bản làng này, vì thiếu người khuân vác, “Nam Tước de Mayréna” viết cho cha Guerlach một lá thư xin được hỗ trợ, không quên kèm theo hai thư giới thiệu của Đức Ông Van Camelbeke. Vào lúc này Mayréna bắt đầu treo lên trước túp lều của mình lá cờ hiệu màu xanh có hình các con chuồn, đồng thời vào ngày 28 Tháng Tư, ký với các tù trưởng Hmot và Pim hai hiệp ước liên minh và thân hữu, trong đó ghi rõ người Mọi hoàn toàn tự do sống theo phong tục tập quán và tín ngưỡng của họ. Họ chỉ vâng phục người Pháp chứ không tuân theo người An Nam. Họ không phải nạp thuế gì cho chính phủ An Nam. Bù lại họ sẽ được người Pháp bảo vệ trong mọi trường hợp bị tấn công. Hiệp ước xác nhận có sự chứng kiến của ông Mercurol, thông dịch viên Phạm Văn San, ông Huỳnh Văn Tư, một người An Nam nói được tiếng Mọi tên Gambier. Trước sự kinh ngạc của Cha Guerlach và các nhà truyền giáo khác, Mayréna giải thích việc làm của mình chỉ là giữ danh dự cho nước Pháp. Ông nói ông sẽ tập hợp tất cả dân tộc thiểu số sống độc lập mãi đến tận bờ sông Mê Kông. Khi không có tuyên bố nào của các thế lực Âu Châu, ông sẽ trao quyền lại cho nước Pháp, bù lại ông sẽ đòi quyền thừa hưởng các mỏ vàng. Để Cha Guerlach yên lòng, Mayréna khoe thêm thư giới thiệu của các ông Klobukowski, Lemire, nào là kể về chuyến hải hành trên chiếc Hải Phòng cùng với Toàn Quyền Constans, khoe về số tiền trợ cấp ông nhận được, việc Hội Đồng Thuộc Địa Nam Kỳ đề cử ông đi tìm cây cao su…
Ngày 13 Tháng Năm, đoàn quân đến đất thuộc giáo xứ của Cha Guerlach ở Kon Djéri Kong và nghỉ lại đây 10 ngày. Sau đó đoàn quân tiếp tục đi, lần này có sự tháp tùng của Cha Guerlach và đến giáo xứ của Cha Vialleton ở Kontoum ngày 23 Tháng Năm. Ngày hôm sau đến Kong Trang, thuộc giáo phận của Cha Irigoyen. Cha này vì thấy người đồng hương, quá mừng đến nỗi thưởng cho đoàn một con bò, mà người Mọi ở đây hạ thịt nó và đánh phèn la nhảy múa. Ngày 25, Cha Guerlach cùng Mayréna và đoàn người đến Polé Tebâu, rồi hôm sau thì đến Kon Trang Mené. Tại đây các chức sắc trong hội đồng bản tộc đồng ý bầu Mayréna làm trưởng và ký bản thỏa ước có ký nhận của Cha Guerlach và ông Mercurol. Ngày 28, họ đến Pekô, chi nhánh của sông Bla và được người bản địa đưa qua sông bằng bè, rồi tiếp tục thẳng đến làng Kon Gung Sui. Dân thiểu số ở đây cũng đồng ý ký giấy bầu Mayréna làm “sếp” mới, đồng thời yêu cầu “sếp” bắn những phát súng cạc bin vì họ thích nghe tiếng nổ. Không những vậy, các vỏ đạn được họ dùng làm đồ trang sức. Ngày 3 Tháng Sáu, 1888, Mayréna lập bản “Hiến Pháp của Vương Quốc Sédang,” mà tù trưởng của các làng đều ký tên. Mayréna bắt đầu nghĩ đến việc thành lập một vương quốc. Cuộc khảo sát lần thứ hai được thực hiện vào ngày 15 Tháng Sáu ở vùng đất Hamong Ketou, một làng rộng lớn nằm ở triền sông Pekô, bên dưới làng Kon Gung Jé.
Lên ngôi hoàng đế
Vào ngày 20 Tháng Sáu, tất cả tù trưởng đồng chấp nhận bản hiến pháp và ông Mayréna được công nhận là vua của họ. Mayréna nghiểm nhiên xưng đế lấy vương hiệu là Marie Đệ Nhất của xứ Mọi Sédang. Tháng Sáu 1888, ông lập triều đình Mọi và ký một loạt sắc lịnh, ban chức phẩm cho hoàng gia và các quan, phong bà Lê Thị Bền làm hoàng hậu, Mercurol làm bá tước và được quyền khai thác mỏ vàng, chỉ định kiểu quân phục, cử hai chúa Mọi làm thủ hiến hai nơi, chia nước ra làm 5 tỉnh, mỗi tỉnh có tỉnh trưởng, cấm người ngoại quốc không được vào xứ nếu không có phép của hoàng đế, cấm săn bắn voi vì voi thuộc sở hữu của hoàng đế, ấn định kiểu y phục của vua. Sau cuộc thám sát trở về, Mayréna ngã bệnh nặng nhưng vẫn nhờ Cha Guerlach viết giúp lá thư gửi cho toàn quyền, rồi ông sẽ ký tên. Thư do ông Mercurol mang đi gửi, trong đó có kèm bản sao bản hiến pháp cùng với bản tuyên bố mà báo Le Courrier d’Haiphong cho đăng tải. Lúc này, Cha Guerlach cũng yêu cầu cho mấy người Trung Hoa, người thông dịch và mấy người lính mã tà trở về theo vì không còn cần đến họ, hơn nữa Cha không đủ sức nuôi ăn tất cả trong thời gian quá lâu.
Khi đã hồi phục, Mayréna lại mở cuộc thám sát thứ ba ở vùng đất của người Sédang. Lần này chỉ có Cha Irigoyen đi theo vì Cha Guerlach đang bị sốt. Tại làng Kong Gung, Mayréna sửa đổi hiến pháp bằng cách thêm một số điều khoản và được những người Mọi công nhận, với sự chứng kiến của Cha Irigoyen. Lúc trở về, Mayréna nhờ Cha Guerlach dịch bản hiến pháp ra tiếng Pháp và tiếng Sédang, đồng thời làm hai bản sao, một gửi cho ông toàn quyền và một gửi cho bộ trưởng thuộc địa. Mayréna mang hai bản sao này đi trở xuống Qui Nhơn. Vào lúc này, bà vợ đầm của Mayréna ở Pháp gửi thư qua xin tiền. Ông liền ký đạo dụ tuyên bố ly dị bà Marie Francesca Avron, tôn con trai là Albert lên làm hoàng tử và con gái là Marie Louise làm công chúa nhưng phải ở lại bên Pháp, không được đi sang Sédang. Đạo dụ khác nói nếu bà Bền sinh con trai thì đứa đó sẽ là thái tử. Tuy nhiên bà Bền qua đời vì sốt rét rừng vào Tháng 9, 1888. Cạn túi, ông nghĩ đến việc du hành ra ngoại quốc để vận động người bỏ vốn mở mang kinh tế.
Hoàng thượng đi ra ngoại quốc vận động ngoại giao
Mayréna gửi thư đến tổng thống và thủ tướng Pháp, toàn quyền Đông Dương, khâm sứ các nơi Trung, Bắc Kỳ, Lào, Cao Mên, báo tin ông đã lên ngôi vua xứ Sédang, một nước độc lập liên minh với Pháp. Ông đặt làm nhiều huy chương tại Sài Gòn rồi dùng chúng để ban tặng cho nhiều người, kể cả chức tước. Ở Hồng Kông, Thái, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, nhiều người cũng được ông tặng huy chương, và họ cũng mang trên áo để lấy le.
Vào ngày 20 Tháng Sáu, tất cả tù trưởng đồng chấp nhận bản hiến pháp và ông Mayréna được công nhận là vua của họ. Mayréna nghiểm nhiên xưng đế lấy vương hiệu là Marie Đệ Nhất của xứ Mọi Sédang. Tháng Sáu 1888, ông lập triều đình Mọi và ký một loạt sắc lịnh, ban chức phẩm cho hoàng gia và các quan, phong bà Lê Thị Bền làm hoàng hậu, Mercurol làm bá tước và được quyền khai thác mỏ vàng, chỉ định kiểu quân phục, cử hai chúa Mọi làm thủ hiến hai nơi, chia nước ra làm 5 tỉnh, mỗi tỉnh có tỉnh trưởng, cấm người ngoại quốc không được vào xứ nếu không có phép của hoàng đế, cấm săn bắn voi vì voi thuộc sở hữu của hoàng đế, ấn định kiểu y phục của vua. Sau cuộc thám sát trở về, Mayréna ngã bệnh nặng nhưng vẫn nhờ Cha Guerlach viết giúp lá thư gửi cho toàn quyền, rồi ông sẽ ký tên. Thư do ông Mercurol mang đi gửi, trong đó có kèm bản sao bản hiến pháp cùng với bản tuyên bố mà báo Le Courrier d’Haiphong cho đăng tải. Lúc này, Cha Guerlach cũng yêu cầu cho mấy người Trung Hoa, người thông dịch và mấy người lính mã tà trở về theo vì không còn cần đến họ, hơn nữa Cha không đủ sức nuôi ăn tất cả trong thời gian quá lâu.
Khi đã hồi phục, Mayréna lại mở cuộc thám sát thứ ba ở vùng đất của người Sédang. Lần này chỉ có Cha Irigoyen đi theo vì Cha Guerlach đang bị sốt. Tại làng Kong Gung, Mayréna sửa đổi hiến pháp bằng cách thêm một số điều khoản và được những người Mọi công nhận, với sự chứng kiến của Cha Irigoyen. Lúc trở về, Mayréna nhờ Cha Guerlach dịch bản hiến pháp ra tiếng Pháp và tiếng Sédang, đồng thời làm hai bản sao, một gửi cho ông toàn quyền và một gửi cho bộ trưởng thuộc địa. Mayréna mang hai bản sao này đi trở xuống Qui Nhơn. Vào lúc này, bà vợ đầm của Mayréna ở Pháp gửi thư qua xin tiền. Ông liền ký đạo dụ tuyên bố ly dị bà Marie Francesca Avron, tôn con trai là Albert lên làm hoàng tử và con gái là Marie Louise làm công chúa nhưng phải ở lại bên Pháp, không được đi sang Sédang. Đạo dụ khác nói nếu bà Bền sinh con trai thì đứa đó sẽ là thái tử. Tuy nhiên bà Bền qua đời vì sốt rét rừng vào Tháng 9, 1888. Cạn túi, ông nghĩ đến việc du hành ra ngoại quốc để vận động người bỏ vốn mở mang kinh tế.
Hoàng thượng đi ra ngoại quốc vận động ngoại giao
Mayréna gửi thư đến tổng thống và thủ tướng Pháp, toàn quyền Đông Dương, khâm sứ các nơi Trung, Bắc Kỳ, Lào, Cao Mên, báo tin ông đã lên ngôi vua xứ Sédang, một nước độc lập liên minh với Pháp. Ông đặt làm nhiều huy chương tại Sài Gòn rồi dùng chúng để ban tặng cho nhiều người, kể cả chức tước. Ở Hồng Kông, Thái, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, nhiều người cũng được ông tặng huy chương, và họ cũng mang trên áo để lấy le.
Mayréna có biệt tài là tất cả công việc, như tổ chức quốc gia, quân đội, luật lệ, vẽ bản đồ, đặt cơ quan hành chánh đều do tay ông cả. Ông cũng kiêm nhiệm luôn các chức bộ trưởng, cảnh sát, người thâu thuế heo, trâu, vì người Mọi không hiểu gì về những công việc này. Đến nỗi có nhà báo không ngại gọi ông là “Napoléon xứ Sédang.” Mặc dù không được chính phủ thuộc địa ở Đông Dương công nhận, đến đâu Mayréna cũng vẫn xưng mình là vua. Được cho tiền và huy chương, một số tờ báo ở Sài Gòn viết bài ngợi khen. Báo Le Courrier d’Haiphong ở Hải Phòng, báo L’Avenir du Tonkin ở Hà Nội cũng có bài nhắc đến “Quốc Vương Marie Đệ Nhất. Nhờ đó mà dư luận quốc tế chú ý tới. Một phần vì lúc đó Anh, Đức, Hòa Lan đang ganh tỵ Pháp có thuộc địa ở Đông Dương, họ quay sang chú ý đến vùng cao nguyên. Mayréna ghé đến Qui Nhơn gặp Công Sứ Lemire và nói, nếu nước Pháp công nhận quốc gia Sédang thì ông sẽ ký hiệp ước thân thiện với Pháp và cho đặt một tòa lãnh sự ở xứ Mọi. Bằng không ông sẽ ký kết với Anh hoặc Đức. Ông Lemire vội điện cho ông toàn quyền ở Hà Nội, ông này gửi điện qua Paris chờ chỉ thị. Các báo Pháp đem chuyện này ra bàn tán, tên Marie Đệ Nhất được đăng trang trọng trên trang nhất nhưng với lời lẽ châm biếm. Cũng chính những tờ này sau khi được ban tặng huy chương liền đổi giọng điệu ngay.
Mayréna với tư cách là vua Marie Đệ Nhất đáp tàu của Đan Mạch đi Hồng Kông, ông mặc y phục nhà vua ngực đeo đầy huy chương và cho treo cờ hiệu trên cột cờ tàu. Xuống bến, ông được thống đốc Anh tiếp kiến, các báo đều phỏng vấn và xin hình. Mayréna tổ chức buổi tiếp kiến nhiều nhân vật và nhà tư bản Anh cũng như Tàu tại Hong Kong Hotel để thuyết phục họ bỏ vốn khai khẩn xứ sở của ông. Nhiều người Tàu, Pháp, Nhật, Anh,… được trao tặng huy chương. Lãnh Sự Pháp H Verleye đánh điện cho toàn quyền Đông Dương nói rằng nếu không nhìn nhận Marie Đệ Nhất, thì người Anh sẽ bỏ vốn giúp vua xứ Sédang mở mang biên giới, khai thác mỏ vàng và các rừng cao su, mà ai cũng đồn là có rất nhiều ở vùng rừng núi cao nguyên. Hơn nữa Anh cũng manh tâm muốn hất cẳng Pháp. Ngày hôm sau lãnh sự Pháp cũng mở tiệc mời Mayréna tham dự, năn nỉ ông đừng để nước Anh mua chuộc. Mayréna nói nếu ông không được nhìn nhận là vua xứ Mọi Sédang thì ông sẽ tuyên chiến với Pháp và kéo 10,000 quân xuống đánh tỉnh Bình Định. Toàn Quyền Constans biết rõ thủ đoạn lừa bịp của Mayréna, liền đánh điện cho lãnh sự Pháp và thống đốc Anh ở Hồng Kông biết rõ lai lịch của Mayréna, thêm rằng xứ Mọi Sédang chỉ là đất cao nguyên của vua An Nam do Pháp bảo hộ chứ không hề có quốc gia này. Thống đốc Anh bắt đầu hoài nghi Marie Đệ Nhất. Mayréna xoay qua tiếp xúc với lãnh sự Đức nhưng ông này cũng được lệnh tổng lãnh sự ở Bắc Kinh không được tiếp Mayréna. Dần dần ở Hồng Kông không còn ai tin Mayréna nữa, nhất là từ khi tờ Le Courrier d’Haiphong đăng liên tiếp nhiều kỳ các bức thư của Cha Guerlach, tố cáo Mayréna về những hành vi bịp bợm.
Trong số những người bị Mayréna gạt có một người Hoa Chợ Lớn tên A Kong, ông này bỏ ra nhiều tiền ủng hộ Mayréna với hy vọng được quyền khai thác mỏ vàng. Ông này cho Mayréna mượn tiền, trả chi phí đi tàu đến Hồng Kông, thuê khách sạn, may triều phục, 10,000 bộ quân phục và nhiều thứ lặt vặt khác. Nhờ vậy A Kong được phong làm bộ trưởng tài chánh nhưng chưa hề được vua bồi hoàn cho đồng nào. Khi Mayréna hỏi mượn thêm tiền thì A Kong chán nản bỏ về và kiện Mayréna tại Qui Nhơn. Trong lúc túng thiếu, Mayréna gặp một lái buôn người Pháp tên Henri de la Rousselière, ông vận động người này giúp đỡ tiền bạc, bù lại người này được phong làm thủ tướng. Nhờ xoay xở, Mayréna có tiền mua vé tàu sang Pháp với dự tính thuyết phục Paris công nhận ngôi vua của ông và kiếm thêm tiền trong khi chờ đợi kết quả. Ở Paris, ông được một số người Pháp giúp đỡ tiền bạc và họ đều được ông phong tước và ban tặng huy chương. Mayréna cưới Marie Julie Rose Lyeuté và phong bà này làm hoàng hậu. Sau khi không được tổng thống, bộ trưởng ngoại giao Pháp tiếp kiến, ngay cả xin thuyết trình tại Hàn Lâm Viện Thuộc Địa về vấn đề Sédang cũng bị từ chối, vua Marie Đệ Nhất cùng hoàng hậu và đoàn tùy tùng đi qua nước Bỉ vào ngày 20 Tháng Bảy, 1889. Tại Brussels, Mayréna lập triều đình, ký sắc lệnh cho hoàng hậu được quyền hạn ngang hàng với các bà hoàng ở Âu Châu. Ông cũng cho phát hành tem thư, đặt trụ sở tổng giám đốc bưu chính và một văn phòng lãnh sự ở đây nhưng tất cả đều từ tiền vay mượn hoặc thiếu chịu. Cuối cùng hoàng hậu bị bỏ rơi. Trước khi ra đi, hoàng hậu được tặng một hộp nữ trang mà liền sau đó bà mới biết là toàn đồ giả.
Mayréna với tư cách là vua Marie Đệ Nhất đáp tàu của Đan Mạch đi Hồng Kông, ông mặc y phục nhà vua ngực đeo đầy huy chương và cho treo cờ hiệu trên cột cờ tàu. Xuống bến, ông được thống đốc Anh tiếp kiến, các báo đều phỏng vấn và xin hình. Mayréna tổ chức buổi tiếp kiến nhiều nhân vật và nhà tư bản Anh cũng như Tàu tại Hong Kong Hotel để thuyết phục họ bỏ vốn khai khẩn xứ sở của ông. Nhiều người Tàu, Pháp, Nhật, Anh,… được trao tặng huy chương. Lãnh Sự Pháp H Verleye đánh điện cho toàn quyền Đông Dương nói rằng nếu không nhìn nhận Marie Đệ Nhất, thì người Anh sẽ bỏ vốn giúp vua xứ Sédang mở mang biên giới, khai thác mỏ vàng và các rừng cao su, mà ai cũng đồn là có rất nhiều ở vùng rừng núi cao nguyên. Hơn nữa Anh cũng manh tâm muốn hất cẳng Pháp. Ngày hôm sau lãnh sự Pháp cũng mở tiệc mời Mayréna tham dự, năn nỉ ông đừng để nước Anh mua chuộc. Mayréna nói nếu ông không được nhìn nhận là vua xứ Mọi Sédang thì ông sẽ tuyên chiến với Pháp và kéo 10,000 quân xuống đánh tỉnh Bình Định. Toàn Quyền Constans biết rõ thủ đoạn lừa bịp của Mayréna, liền đánh điện cho lãnh sự Pháp và thống đốc Anh ở Hồng Kông biết rõ lai lịch của Mayréna, thêm rằng xứ Mọi Sédang chỉ là đất cao nguyên của vua An Nam do Pháp bảo hộ chứ không hề có quốc gia này. Thống đốc Anh bắt đầu hoài nghi Marie Đệ Nhất. Mayréna xoay qua tiếp xúc với lãnh sự Đức nhưng ông này cũng được lệnh tổng lãnh sự ở Bắc Kinh không được tiếp Mayréna. Dần dần ở Hồng Kông không còn ai tin Mayréna nữa, nhất là từ khi tờ Le Courrier d’Haiphong đăng liên tiếp nhiều kỳ các bức thư của Cha Guerlach, tố cáo Mayréna về những hành vi bịp bợm.
Trong số những người bị Mayréna gạt có một người Hoa Chợ Lớn tên A Kong, ông này bỏ ra nhiều tiền ủng hộ Mayréna với hy vọng được quyền khai thác mỏ vàng. Ông này cho Mayréna mượn tiền, trả chi phí đi tàu đến Hồng Kông, thuê khách sạn, may triều phục, 10,000 bộ quân phục và nhiều thứ lặt vặt khác. Nhờ vậy A Kong được phong làm bộ trưởng tài chánh nhưng chưa hề được vua bồi hoàn cho đồng nào. Khi Mayréna hỏi mượn thêm tiền thì A Kong chán nản bỏ về và kiện Mayréna tại Qui Nhơn. Trong lúc túng thiếu, Mayréna gặp một lái buôn người Pháp tên Henri de la Rousselière, ông vận động người này giúp đỡ tiền bạc, bù lại người này được phong làm thủ tướng. Nhờ xoay xở, Mayréna có tiền mua vé tàu sang Pháp với dự tính thuyết phục Paris công nhận ngôi vua của ông và kiếm thêm tiền trong khi chờ đợi kết quả. Ở Paris, ông được một số người Pháp giúp đỡ tiền bạc và họ đều được ông phong tước và ban tặng huy chương. Mayréna cưới Marie Julie Rose Lyeuté và phong bà này làm hoàng hậu. Sau khi không được tổng thống, bộ trưởng ngoại giao Pháp tiếp kiến, ngay cả xin thuyết trình tại Hàn Lâm Viện Thuộc Địa về vấn đề Sédang cũng bị từ chối, vua Marie Đệ Nhất cùng hoàng hậu và đoàn tùy tùng đi qua nước Bỉ vào ngày 20 Tháng Bảy, 1889. Tại Brussels, Mayréna lập triều đình, ký sắc lệnh cho hoàng hậu được quyền hạn ngang hàng với các bà hoàng ở Âu Châu. Ông cũng cho phát hành tem thư, đặt trụ sở tổng giám đốc bưu chính và một văn phòng lãnh sự ở đây nhưng tất cả đều từ tiền vay mượn hoặc thiếu chịu. Cuối cùng hoàng hậu bị bỏ rơi. Trước khi ra đi, hoàng hậu được tặng một hộp nữ trang mà liền sau đó bà mới biết là toàn đồ giả.
Giữa lúc nguy khốn, Mayréna được một triệu phú tên Somsy ở Brussels, vì ham danh vọng nên tình nguyện giúp ông về “nước” mở mang bờ cõi. Lập tức Somsy được Mayréna ký sắc lệnh phong làm quận công xứ Mọi Sédang. Quận công Somsy còn mộ thêm được năm sĩ quan toàn là người Bỉ đi theo. Cả năm, người thì được phong đại tướng, người thì thiếu tướng hoặc đại tá. Mọi người xuống tàu vào ngày 13 Tháng Giêng 1890. Tám ngày sau tàu cập bến ở Port Said, Ai Cập. Tại đây Mayréna mở một buổi tiệc vương giả, có sự tham dự của 23 nhân vật chức sắc địa phương, đồng thời cử người mở văn phòng lãnh sự. Ngày 2 Tháng Hai, tàu ghé bến Singapore, Mayréna đòi toàn quyền Anh cho nổ 21 phát súng đại bác chào đón ông theo nghi lễ một quốc vương nhưng bị từ chối. Lãnh sự Pháp tại đây báo tin cho toàn quyền Pháp ở Sài Gòn biết việc Mayréna đang trên đường trở về Đông Dương, dẫn theo đạo quân trong đó có ba trung tướng và hai đại tá, dự tính đổ bộ xuống Qui Nhơn. Ông toàn quyền liền cử một tàu chiến và nhiều tàu nhỏ đến Qui Nhơn sẵn sàng ngăn chận không cho tàu của Mayréna vào bến. Thấy vậy Mayréna thong thả sống cuộc đời đế vương ở Singapore rồi cưới một phụ nữ bản xứ tên Aisa và ký lệnh phong làm hoàng hậu. Mayréna gửi thư cho vua Xiêm xin mượn đường để về xứ Mọi, đồng thời đề nghị làm chư hầu của Xiêm để chống lại Pháp ở Đông Dương nhưng vua Xiêm không trả lời. Ở được ba tháng, tiền hết mà kết quả thì chưa thấy gì, hoàng hậu bỏ trốn đi, lần lượt đoàn tùy tùng ai nấy mỗi người đi mỗi ngã, chỉ còn một người tên Harold Scott chịu ở lại theo hầu và được phong làm bộ trưởng hải quân. Cả hai đáp tàu ra Pulau Tioman, một hòn đảo nhỏ xíu với vài trăm cây dừa và vài túp lều lá của ngư dân Mã Lai.
Ngày 11 Tháng Mười Một, 1890, vào lúc ba giờ chiều, trong lúc Mayréna vào rừng bắn chim không may bị một con rắn độc cắn. Ông cố trở về đến lều thì qua đời. Bộ trưởng hải quân của Mayréna gửi thư về Singapore báo tin. Tờ báo Daily Press phát hành ở Singapore, số ra ngày 28 Tháng Mười Một, có loan mấy dòng: “Một người Pháp tên Marie de Mayréna cư ngụ ở cù lao Tioman vừa bị rắn cắn chết trong Tháng Mười Một.”
Ngày 11 Tháng Mười Một, 1890, vào lúc ba giờ chiều, trong lúc Mayréna vào rừng bắn chim không may bị một con rắn độc cắn. Ông cố trở về đến lều thì qua đời. Bộ trưởng hải quân của Mayréna gửi thư về Singapore báo tin. Tờ báo Daily Press phát hành ở Singapore, số ra ngày 28 Tháng Mười Một, có loan mấy dòng: “Một người Pháp tên Marie de Mayréna cư ngụ ở cù lao Tioman vừa bị rắn cắn chết trong Tháng Mười Một.”
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen