nhà báo, nhà thơ
VƯƠNG TÂN
thực hiện: Lê Thị Huệ
Vương Tân là nhà báo, nhà thơ đặc biệt có gốc gác, giềng
mối quen biết và thân cận với một số thành phần cầm bút, thành phần quân đội,
thành phần chính trị quan trọng của chế độ Sài Gòn Miền Nam Quốc Gia 1954 –
1975
gio-o.com hân hạnh
giới thiệu bạn đọc cuộc phỏng vấn thú vị với nhà thơ nhà báo Vương Tân (lth)
Lê Thị Huệ: Xin ông cho biết các đường nét chính
trong đời sống của ông.
Vương Tân: Tôi sinh ra tại thị xã Sơn Tây quê
cha tôi, ông già tôi là một công tử con quan nhưng không thích làm quan. Lúc nhỏ
học chữ nho, tuy nhiên đến tuổi tới trường thì lại vừa học trường Tây vừa học
chữ nho. Tôi tên khai sinh là Lê Nguyên Ngư, cha tôi tên Lê Nguyên Long,
cha tôi là em của Lê Nguyên Thăng (ông nội tướng Việt Nam Cọng Hòa Lê
Nguyên Khang), và cũng là em Lê Nguyên Úc (ông nội tướng Lê Nguyên Vỹ người tuẫn
tiết ngày 30 tháng 4, 1975 ngay sân cờ Sư Đoàn 5). Mẹ tôi tên Nguyễn
Thị Nhung, một tiểu thư con quan ở làng Yên Mẫn ngay thị xã Bắc Ninh. Mẹ tôi là
cô của tổng giám đốc nha Thông Tin Báo Chí Nguyễn Ngọc Linh.
Cha tôi theo Tây học sang Pháp học đậu kỹ
sư cầu đường nên về nước làm việc cho nhà chức trách Đông Dương lúc ở VN
lúc ở Lào đôi khi ở Miên do đó tuổi trẻ tôi được đi khắp Đông Dương.Nhà tôi có
đồn điền trồng trà ở Thái Nguyên,nên cứ hè là tôi về sống ở đồn điền của
gia đình. Tới tuổi đến trường tôi học trường Tây nhưng khai tâm lại học chữ
Hán,cha tôi đón một ông thầy đồ về dạy anh em tôi chữ Hán từ năm tôi năm tuổi tới
năm tôi 10 tuổi. Tuổi trẻ của tôi từ bé tới 16 tuổi là những ngày sống
trong nhung lụa. Tháng 12 năm 1946 tôi theo gia đình tản cư vào Thanh Hóa
khi cuộc chiến tranh Việt Pháp nổ ra khắp nước, lúc này tôi sửa soạn thi tú
tài, nhà tôi ở gần chỗ nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh tản cư,ông thường hay sang nói
chuyện với cha tôi và hết lời ca ngợi tướng Nguyễn Sơn, cha tôi nói
với nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh rằng ông không nên tin bọn cộng sản nhất là những
người cộng sản từng sống và làm việc ở bên Tầu,nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh nói rằng
tướng Sơn là một người Mác xít trong sáng và có học đàng hoàng,cha tôi đáp lời
nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh rằng cộng sản họ có nhiều mặt nạ lắm coi chừng ông bị
lầm đấy.
Khi tướng Nguyễn Sơn bị rời khu bốn nhà
văn Nguyễn Đức Quỳnh quyết định về Hà nội rồi vào Saigon cha tôi cũng quyết định
về Hà nội. Chuyến trở về Hà nội của cha tôi, được cha tôi tổ chức khá kỹ lưỡng,nên
không gặp một trở ngại nào.
Trở về Hà nội tôi đi học trở lại và bắt đầu
viết lách khi nhà thơ Hà Bỉnh Trung làm chủ bút tuần báo Quê Hương của nhà báo
Bùi Đức Thịnh. Ông nhờ tôi dịch một số truyện ngắn của một số nhà văn người
Mỹ đăng trên tuần báo Quê Hương. Nhờ những ngày ở Thanh Hóa tôi chuyên
chú đọc và luyện tiếng Anh nên những truyện ngắn tôi dich rất được bạn đọc hoan
nghênh. Tôi bắt đầu nghề viết băng dịch thuật sau đó viết phóng sự rồi
truyện ngắn truyện dài cuối cùng mới làm thơ. Tinh thần chủ đao khi tôi bắt
đầu làm văn chương là viết phải trên tinh thần sáng tạo độc đáo lấy sự thật làm
chất liệu lấy cái thiện làm mục đích lấy cái đẹp làm chân lý.
Khi nhà thơ Hà Bỉnh Trung vào Đà lạt nhập
ngũ làm chủ bút tờ báo của trường võ bị quốc gia Đà lạt thì ông nhường tôi chức
chủ bút tuần báo Quê Hương.
Thời kỳ này tôi sống khá ung dung vừa làm
báo vừa học đai học luật Đông Dương.
Khi hội nghị Geneve về VN diễn ra tiến
tới chia cắt nước VN làm hai miền cha tôi quyết định vào Saigon bỏ hết nhà cửa ở
Hà nội, tôi theo Đoàn sinh viên Hà nội vào Saigon ở lều bạt tại nền khám lớn
trên đường Gia Long và quyết định theo nghề làm văn làm báo.
Tờ báo đầu tiên tôi làm là nhật báo Tự Do. Tại báo này tôi vừa
làm phóng viên vừa sửa bản sắp chữ chót trước khi đem đúc đưa lên máy in,
tuy nhiên tôi chỉ làm ở báo này có ba tháng thì sang làm tuần báo Đời Mới của nhà báo Trần Văn Ân vì không thích
cái tiếng nói của dân Băc kỳ di cư này.
Phải nói rằng làm phóng viên kiêm biên tập
viên của tuần báo Đời Mới của nhà báo Trần Văn Ân thật thú vị,
được gần gũi nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh,một người từng đi lính Lê Dương từng đậu
kỹ sư điện từng dạy học, kiến thức rất uyên bác lại là bạn thân với trùm mật
thám Cousseau, từng sát cánh với những Trương Tửu, Đặng Thái Mai lập nhóm
Hàn Thuyên. Ông Quỳnh viết tiểu thuyết rất hay ngoài những Thằng Kình, Thằng Cu So tác phẩm để đời của ông là cuốnLàm
Lại Cuộc Đời có lối viết
không giống ai. Bên cạnh chủ bút Nguyễn Đức Quỳnh là Tổng Thư Ký tòa soạn.
Tế Xuyên, người từng nổ phát súng đầu
tiên cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng khi bắn chết
tên Bazin ở Lò Đúc Hà nội. Ông Tế Xuyên tên khai sinh là Hoàng Văn Tiếp
con trai bà cả Mộc nhân vật nổi tiếng là người phụ nữ đầu tiên ở Băc Kỳ phát động
chương trình làm việc xã hội với Hội Tế Sinh. Tế Xuyên dân Tây có tên là
Leon Sanh học trường Tây khi làm cách mạng mới 17 tuổi nổ súng xong ông
trốn vào Saigon nên không bị án chém, như những người VNQDĐ tham gia khởi nghĩa
Yên Bái. Ông Tế Xuyên rất thích Vương Tân ông thường cưỡi xe Moto hiệu
Peugeot đèo Vương Tân đi tiếp xúc với những người viết văn làm báo đi kháng chiến
về Saigon như Trần Bạch Đằng, Thiếu Sơn , Dương Tử Giang. Gặp những người
này Vương Tân thường nói với họ rằng văn chương miền Bắc bị nhuộm Đỏ theo Tầu rồi
đang tanh mùi máu của đấu tố, chúng ta phải đưa văn chương trở lại con đường của
văn chương vì con người vì thời đai, những nhân vật này nói Vương Tân theo chủ
nghĩa hiện sinh, thật ra lúc đó Vương Tân chỉ mới đọc vài cuốn sách của Sartre
và Camus nhưng không thú lắm.
Sau này gặp lại Nguyên Sa Trần Bích Lan bạn
cũ hồi trường Tây, về lại Saigon năm 1955, Nguyên Sa thuyết về triết học
hiện sinh tràng giang đai hải, rồi rủ cùng Duy Thanh tới nhà riêng ông Huỳnh
Văn Lang tại lầu 1 Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam ăn tết trung thu bàn chuyện xuất
bản tạp chí Bách Khoa.
Nguyên Sa lại nói liên miên về thuyết hiện sinh chuyện này Nguyên Sa có ghi
trong hồi ký văn nghệ xuất bản ở Mỹ.
Làm tờ báo Đời Mới Vương Tân có hai cái thú là rong chơi
trên cái moto của nhà báo Tế Xuyên và đọc báo ngoại văn từ báo Tây báo Mỹ
tới báo Hồng Kông . Phải nhận rằng nhà báo Trần Văn Ân là người không tiếc tiền
mua báo ngoại văn,trong thư viện của ông không thiếu một thứ báo tiếng Anh tiếng
Pháp tiếng Hoa nào.
Tại tòa soan báo Đời Mới trên đường Trần Hưng Đạo quận 5, Vương
Tân gặp lại người bạn quen khi ở khu tư là Hồ Mậu Đề lúc này Đề mang tên mới là
Hồ Hán Sơn. Hồ Hán Sơn làm thơ hay có tư tưởng quân sự muốn làm nhà chiến
lược. Hồ Hán Sơn được Đức Hộ Pháp Đao Cao Đài Phạm Công Tắc phong quân
hàm đai tá quân đội Cao Đài và trao cho nhiệm vụ phụ trách chính trị quân đội
Cao Đài. Hồ Hán Sơn nói Sơn mới được chính phủ của thủ tướng Ngô Đình Diệm
cấp cho giấy phép xuất bản tuần báo Việt Chính muốn mời Vương Tân làm thư ký
tòa soạn. Chính nhờ chuyện nhận làm báo cho Hồ Hán Sơn mà khi nhà
báo Trần Văn Ân tham gia Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lưc Quốc Gia , báoĐời Mới bị đóng cửa Vương Tân không bị kẹt về
làm thư ký tòa soạn hai tờ báo Việt
Chính và Thời Đại. Thời kỳ này Vương Tân
viết tập khảo luận đắc ý Vượt
Mác đươc ông Ngô đình Nhu tâm
đắc mời gặp trao đổi ý kiến.
Cuối năm 1958 nhà văn Hồ Trường An em trai
nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ tới trường Thăng Long số 207 đường Bùi Viện quận 2
xin gặp Vương Tân.Tiếp nhà văn Hồ Trường An tại phòng giáo sư của trường.
Vương Tân được HồTrường An thông báo rằng ông đã cùng bà chị Thụy Vũ cùng
nhà thơ Phương Đài và một nhóm thân hữu độ 20 người mới thành lập Vương Tân Fan
Club. Muốn kiếm địa điểm để ra mắt, tôn vinh Vương Tân, nhưng chưa kiếm
ra địa điểm.Vương Tân trả lời dễ thôi để Vương Tân giới thiệu với nhà nghiên cứu
Phạm Xuân Thái chủ Câu Lạc bộ Văn Nghệ ở đường Tư Do sẽ có đia điểm ra mắt Fan
club thoải mái.
Thật bất ngờ ngày Vương Tân tới dự buổi ra
mắt của Fan club thì thấy cái biểu ngữ Vương Tân Cung Trầm Tưởng Fan club.
Vương Tân đươc mời phát biểu ý kiến khai mạc
Vương Tân cảm ơn sự ngưỡng mộ của bạn đọc và thêm rằngVương Tân không phải tài
tử điện ảnh nên xin đươc muễn tôn vinh tiếp lời Vương Tân CungTrầm Tưởng cũng từ
chối sự tôn vinh. Thế mà báo Văn
Mới của nhóm Trình Bầy đã
dành 2 số liên tiếp nói về chuyện này và đả kích Vương Tân và Cung Trầm Tưởng
chẳng ra làm sao cả.
Suốt từ năm 1954 tới 1968, Vương Tân vừa
làm báo viết văn làm thơ và đi dạy học tư sống thoải mái thú nhất là tham gia
ba tạp chí Sáng Tạo,
Thế Kỷ Hai mươi, và Văn Nghệ .
Năm 1968 Vương Tân phải nhập ngũ, vì tướng
Nguyễn Cao Kỳ bị ông Hà Thúc Ký lôi ba đời ra chửi trên tivi, nghi rằng Vương
Tân mớm cho ông Hà Thúc Kỳ chửi. Bắt Vương Tân đi lính dù Vương Tân là cựu
quân nhân sĩ quan quân đội Cao Đài do Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc tấn phong.
Vương Tân bị bắt lên Quang Trung nhập
ngũ đã nhanh chân thi vào lính thông ngôn được phong quân hàm trung sĩ thông
ngôn cho Mỹ. Cháu Vương Tân là tướng Lê Nguyên Khang bồ ruột của tướng
Nguyễn Cao Kỳ giải thích với tướng Kỳ rằng ông chú tôi là nhà văn không có liên
quan gì tới chuyện ông Hà Thúc Ký lên tivi chửi ông. Ông đừng hiều lầm rồi
trung tá Hoàng Ngọc Liên đại tá Nguyễn Đình Tuyến cùng trình trung tướng Nguyễn
Văn Vỹ bộ trưởng bộ Quốc Phòng làm bưu điệp chuyển Vương Tân từ trường
Sinh Ngữ Quân Đội về Bộ Quốc Phòng phụ trách chương trình truyền hình Bộ Quốc
Phòng. Lúc này Vương Tân mới được thoải mái viết văn viết báo.
Phải nói rằng từ 1968 tới 1975 Vương Tân
làm được nhiều thơ viết được 10 bộ tiểu thuyết đăng báo, hoàn thành tập đầu
trong 5 tập biên khảo 100
Khuôn Mặt Văn Nghệ Sĩ. Rồi ngày 30 tháng 4 1975 ập tới. Vương
Tân trễ tầu nên kẹt lai không lên tầu Việt Nam Thương Tín cùng Chu Tử đào
thoát. Thế là tù đầy liên tiếp tù đầy hết kẹt Vụ Án Văn Nghệ Sĩ Phản Động,lại bị
bắt vì gửi bài ra nước ngoài. Rồi vụ cùng Vũ Uyên Giang xuất bản hai tập Một Trăm Khuôn Mặt Văn Nghệ Sĩ ở Mỹ. Rồi vụ tham gia ban giám
khảo giải thưởng Văn Thơ Lạc Việt. Ra tù Vương Tân cùng nhà nghiên cứu
nhà thơThanh Vân Nguyễn Duy Nhường nhận lời hiệu đính bộ Từ điển Từ Nguyên tiếng
Việt của giáo sư Vũ Văn Mẫu vừa hoàn thành công trình thì dính vụ cùng Đoàn Viết
Hoạt xuất bản tạp chí Viễn Tượng trong năm năm liền ở Mỹ và ở Việt Nam.
Về vụ án gọi là Vụ Án Văn Nghệ Sĩ Phản Động
xẩy ra tháng tư năm 1976 mà Việt Cộng gọi là Vụ Án Hồ Con Rùa. Việt cộng bắt
nhà văn nhà báo bỏ tù thật ra xẩy ra từ tháng 5 năm 1975 nhà báo đầu tiên bị Việt
Cộng bắt nhốt là nhà báo Nguyễn Tú nhà báo thứ hai là nhà báo Lý Đai
Nguyên. Nhưng đó chỉ là bắt lẻ tẻ chứ bắt hàng loạt phải là sau Vụ
Nổ Hồ Con Rùa ở trước Viện Đai Học Saigon. Vụ này theo sách của ông cố đai tá
công an Việt Cộng Huỳnh Bá Thành thì nhóm vua Nùng Đặng Hải Sơn anh em cột chèo
với nhà thơ Trần Dạ Từ cùng em là Đặng Hòang Hà và một nhóm người Nùng cho nổ
con rùa trên hồ để phá lá bùa yểm giữ bằng an cho dinh Độc Lập. Vụ án này có
khoảng 100 nhà văn nhà báo bị bắt nhưng vào tù thì Vương Tân mới biết trước đó
đã có kịch tác gia Đinh Xuân Cầu và phê bình gia Dương Giang Lê Khải Trạch bị bắt
. Kịch tác gia Đinh Xuân Cầu bị bắt vì làm thủ tướng chính phủ VN Tự Do
(trong đó có nhà văn Duyên Anh làm bộ trưởng thông tin) . Vụ án này người
bị giam ở Chí Hòa 11 năm là nhà văn Lý Thắng. Người chết ở trại Xuyên Mộc
là nhà văn Nguyễn Mạnh Côn còn đi tù 10 năm ở trại Gia Trung rồi sang Mỹ là nhà
văn Nguyễn Sĩ Tế. Vương Tân trong Vụ Án Hồ Con Rùa này đươc ông tiến sĩ
Trần Trọng Đăng Đàn viết cả một cuốn sách hơn một trăm trang hạch tội.
Về vụ sách 100 Khuôn Mặt Văn Nghệ Sĩ có dư luận nói Vương Tân bị lợi dụng
đưa người này lên dìm người khác xuống. Vương Tân xin nói rõ Vương Tân nhận
trách nhiệm viết nặng tay với một số tác giả. Nhưng với một số tác giả khác,
Vương Tân đã để người cùng chủ biên Vũ Uyên Giang trích đăng nhửng bài của
thiên hạ viết. Đó là lỗi của Vương Tân lần tái bản sắp tới Vương Tân sẽ
loại bỏ những bài này.
Lê Thị Huệ: Cuộc gặp gỡ với ông Ngô Đình Nhu sau
khi ông viết quyển "Vượt Mác", ông có thể kể lại cuộc gặp gỡ này xảy
ra ở đâu, cảm tưởng của ông khi tiếp xúc với ông Ngô Đình Nhu như thế nào ?
Vương Tân: Ông Ngô Đình Nhu nhờ Tạ Chí Diệp
(Nguyễn Phan Châu) mời Vương Tân vào Dinh Độc Lập gặp ông, và ông Ngô Đình Nhu
nói với Tạ Chí Diệp rằng nếu Vương Tân nhận lời thì ông Ngô Đình Nhu sẽ
cho xe tới đón Vương Tân và Tạ Chí Diệp vào cổng trước Dinh Độc Lập và tiếp
Vương Tân tại nơi ông làm việc.
Vương Tân nhận gặp ông Ngô Đình Nhu nhưng
đi xe gắn máy chung với Tạ Chí Diệp và vào cổng dinh Độc Lập đường Nguyễn
Du.
Vương Tân và Tạ Chí Diệp vào cổng Nguyễn
Du vừa ngừng xe thì thấy bác sĩ Trần Kim Tuyến ra đón và mời lên xe của ông đến
tòa nhà mầu trắng bên cánh mặt khuôn viên Dinh Đôc Lập và cho biết ông Ngô Đình
Nhu đang chờ tiếp Vương Tân và Tạ Chí Diệp ở đó.
Ông Ngô Đình Nhu tướng người nho
nhã, ăn nói nhỏ nhẹ . Ông cho biết đã đọc kỹ toàn văn công trình Vượt Mác của Vương Tân đăng trên số báo Việt Chính đăc biệt và rất thích. Ngô
Đình Nhu hỏi Vương Tân đã đọc Thái Dịch Lý Đông A chưa. Vương Tân trả lời đã đọc
nhiều sách của Thái Dịch Lý Đông A nhưng mê thơ của tác giả này hơn luận thuyết
của ông ta. Ông Ngô Đình Nhu nói Lý Đông A là nhà tư tưởng lớn, nhưng
sách Lý Đông A viết hơi trừu tượng và giản lược ông Ngô Đình Nhu đã cho thành lập
một nhóm chuyên khảo về Thái Dịch Lý Đông A. Trong nhóm này có luật
sư trẻ Nhuệ Hồng Nguyễn Hữu Thống. Ông Nhu nói ông sắp cho triệu tập Đai
hội Văn Hóa và muốn Vương Tân tham gia.Vương Tân trả lời sẵn sàng tham gia ban
triệu tập Đai hội văn hóa . Ông nói bác sĩ Trần Kim Tuyến có một cái quĩ yểm trợ
anh em làm việc Vương Tân cần cứ liên lạc với bác sĩ Trần Kim Tuyến .
Vương Tân trả lời thẳng ông Nhu , Vương Tân không cần ai yểm trợ cả Vương Tân
không thiếu thốn gì. Ông Ngô Đình Nhu cười.
Lê Thị Huệ: Được biết Vương Tân đã có hơn nửa thế kỷ
hoạt động sáng tác và làm báo, tác phẩm và giai đoạn nào làm ông ưng ý nhất
từ 1954 đến nay.
Vương Tân: Vương Tân tâm đắc nhất là là
tập khảo luận Vượt Mác viết năm 1955. Trong đó trình bầy
những nghiên cứu của Vương Tân cho thấy Các Mác đã ảo tưởng khi đưa ra học thuyết
cộng sản. Nhất là vấn đề đấu tranh giai cấp và thuyết thặng dư giá trị đấu
ntranh giai cấp chỉ tạo ra một xã hội đầy máu và nươc mắt phát sinh ra gai cấp
mới là giai cấp cán bộ đăc quyền đăc lợi còn thuyết thặng dư giá trị thì ảo tưởng
và hoàn toàn sai vì Việt Nam ta có câu phương ngôn “Một người lo bằng kho
người làm”. Và công nghệ là cốt lõi của sản xuất. Cái sức sản
xuất của công nhân chẳng là cái đinh gì cả so với công nghệ và tài tổ chức của
giới chủ. Đã thế thời đai đã có chủ trương thăng tiến cần lao đồng tiến
xã hội thì đấu tranh giai cấp,đấu tố lập công xã chỉ bần cùng hóa nhân dân và
không đi đến đâu.
Về thơ Vương Tân có một trường ca rất thú
vị mà phần đầu cho công bố trên số báo Xuân tạp chí Văn Nghệ năm 1962 do Đoàn
Tường Lý Hoàng Phong làm chủ nhiệm, Dương Nghiễm Mậu làm thư ký tòa soạn.
Tác phẩm này có được giáo sư Nguyễn Thiên Thụ nhắc tới trong cuốn sách History of Vietnamese Literature xuất bản ở Canada
Tập trường ca này dài hai mươi nghìn câu
và gồm nhiều thể loại thơ nó là tập đại thành của sự nghiệp thi ca của
Vương Tân.
Ngoài ra Vương Tân cũng viết trương giang
tiểu thuyết Sống Chết, đã công bố một phần ở trong nước
và hải ngoại được nữ sĩ Phương Hằng Việt kiều Mỹ chuyển ngữ qua tiếng Anh một
nhà xuất bản ở Mỹ đã thương lượng in bản dich này sau khi nó được công bố một
phần trên báo.
Cũng thời gian này Vương Tân viết bộ chân
dung văn học nghệ thuật dày 2500 trang mang tựa đề 100 Khuôn Mặt Văn Nghệ Sĩ
gồm 5 tập đã xuất bản hai tập gây nhiều tiếng vang trong và ngoài nước.
Phải nói rằng giai đoạn từ 1954 tới 1975
là giai đọan Vương Tân viết sung sức nhất. Nhưng so với giai đoạn từ 1975
tới nay thì giai đoan sau này Vương Tân viết hứng khởi hơn sâu sắc hơn,
và dấn thân hơn
Lê Thị Huệ: Một số nhân vật được ông nhắc đến
trong câu trả lời trước, gây tò mò vì những huyền thoại ở chung quanh họ.
Ví dụ Nguyễn Đức Quỳnh. Nguyễn Đức Quỳnh đươc nhiều người truyền
tụng là một nhà lý luận về chính trị, triết học, văn học.
Nhưng ông ta không để lại vết tích, trước tác cụ thể bao nhiêu. Ông có
thể cho biết cảm tưởng của ông về nhân vật Nguyễn Đức Quỳnh.
Vương Tân: Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh
là một huyền thoại. Ông tự nhận là hậu duệ của Nguyễn Thiện
Thuật, người anh hùng Bãi Sậy quê ông. Nguyễn Đức Quỳnh sinh năm
1909 tại Trà Bồng , Hưng Yên-Bắc Việt. Con nhà khá giả học
trường Tây bạn học với Cousseau, sau này làm chánh mật thám Đông
Dương, một người Pháp, có nhiều ảnh hưởng chánh trị tại Đông
Dương. Chính nhờ là bạn Cousseau mà Trương Tửu chủ nhà xuất bản
Hàn Thuyên phải mời Nguyễn Đức Quỳnh làm giám đốc chánh trị nhà
xuất bản Hàn Thuyên cùng chủ bút tạp chí Văn Mới của nhà xuất bản
Hàn Thuyên để Nguyễn Đưc Quỳnh lo kiểm duyệt sách và báo của nhà
xuất bản Hàn Thuyên không gặp trở ngại.
Nguyễn Đức Quỳnh học trường Tây rồi
đi lính Lê Dương, một sắc lính quốc tế của quân đội Pháp. Được
sang Pháp học, Nguyễn Đức Quỳnh học đậu kỹ sư điện ở Pháp nhưng về
nước lại đi viết báo và dạy học tư. Chứ không làm quan. Tờ báo
đầu tiên Nguyễn Đức Quỳnh cộng tác là báo Khoa Học của nhà khoa học Nguyễn Công Tiễu
cháu ba đời Nguyễn Công Trứ và là anh vợ nhà văn nhà giáo Trương
Tửu.
Nguyễn Đức Quỳnh khởi sự viết nghiên
cứu về dân tộc ít người ở Tây Nguyên sau mới viết tiểu thuyết.
Những tiểu thuyêt Thằng
Kinh ,Thằng Cu So (viết về
Cousseau), Thằng Phượng của Nguyễn Đức Quỳnh được nhà
văn Vũ Ngọc Phan khen ngợi hết lời trong bộ Nhà văn Hiện Đại Việt Nam.
Nhưng tác phẩm độc đáo nhất của ông, Nguyễn Đức Quỳnh lại ký bút danh
Hà Việt Phương có tựa đề Làm
Lại Cuộc Đời đăng toàn
bộ trên báo Đời Mới.
Và tác phẩm Ai Có Qua
Cầu ký bút danh Hoài
Đồng Vọng nhà xuất bản Quan Điểm in và phát hành lại được người
đọc chú ý hơn
Nguyễn Đức Quỳnh là nhân vật thích
làm quân sư cho thiên hạ. Hết làm quân sư cho Cousseau lại làm quân
sư cho tướng Nguyễn Sơn được tướng Nguyễn Sơn cho về Hà nội móc nối
với Cousseau. Vụ này nhà xuất bản Công an ở Hà nội có cho in cả một
cuốn tiểu thuyết với tựa đề Câu
Lạc Bộ Chính Khách do
nhà văn đai tá công an Việt Cộng Lê Tri Kỷ viết bôi bác
Nguyễn Đức Quỳnh và nói rõ vụ án Đinh Xuân Cầu, Nguyễn Văn Hướng bị
bắt ở khu tư về vụ chiến khu Phục Việt. Rồi Nguyễn Đức Quỳnh
làm cố vấn chánh trị cho trung tướng Nguyễn văn Hinh nổi loạn chống
thủ tướng Ngô Đình Diệm. Và Nguyễn Đức Quỳnh làm cố vấn chính trị
cho bộ trưởng Công Dân Vụ Ngô Trọng Hiếu. Cố vấn chánh trị cho
bộ trưởng phủ thủ tướng Nghiêm Xuân Hồng. Nói về chuyện tại sao
mình hay làm quân sư quạt mo Nguyễn Đức Quỳnh thường tâm sự với Vương
Tân rằng biết thì phải nói. Thiên hạ xin ý kiến thì phải cho.
Trả lời thắc mắc của Vương Tân rằng tại sao ông làm cố vấn cho tới
hai vị tướng đều là lưỡng quôc tướng quân là Nguyễn Sơn và Nguyễn Văn
Hinh. Ông nói cả hai đều là tướng tài nên Pháp và Trung Quốc
đều phong tướng. Trả lời câu hỏi tại sao ông làm cố vấn cho bộ
trưởng Ngô Trọng Hiếu nhân vật thứ ba trong chế độ Ngô Đình Diệm mà
lại bị mật vụ Dương Văn Hiếu bắt, ông Nguyễn Đức Quỳnh nói ông bị bắt
là do lệnh của ông Ngô Đình Nhu.
Theo nhà quân sư Nguyễn Đức Quỳnh thì
người chịu nghe lới ông nhất là bộ trưởng phủ thủ tướng Nghiêm Xuân
Hồng của thủ tướng Nguyễn Khánh nhưng cơ sự không đi đến đâu là vỉ
tướng Khánh tuy phục luật sư Nghiêm xuân Hồng nhưng lại ưng nghe lời
người anh em cột chèo Phạm Quang Tước một ông cò cảnh sát nắm ngành
mật vụ hơn là nghe lời bộ trưởng Nghiêm Xuân Hồng.
Câu hỏi mà nhà văn Nguyễn Đưc Quỳnh
thường trả lời Vương Tân loanh quanh là ông có làm tham mưu cho bạn
Cousseau của ông không. Ông nói Cousseau là ngươi Pháp giỏi và
biết điều, nhưng ông ta ít nghe lời Nguyễn Đưc Quỳnh. Nếu
ông nghe lời Nguyễn Đức Quỳnh thì không xẩy ra vũ nổ tầu Amyot D
‘inville và Đinh Xuân Cầu, Nguyễn Văn Hướng không bị đi tù Lý Bá
Sơ.
Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh để
lại nhiều sách và một bộ hồi ký chưa in. Quan trọng là
ông có truyền nhân là nhà báo Lý Đai Nguyên. Ông Nguyễn Đức Quỳnh
có hai dòng con. Dòng lớn có Nguyển Đức Kim là nhà doanh
nghiệp lớn ở Hà nội giầu cỡ tỷ tỷ phú, và ba con trai dòng nhỏ là
nhà văn Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi, nhà báo Nguyễn Đức Quỳnh
Kỳ (nhân vật lớn trong võ phái Vo vinam, nhà báo Nguyễn Đức Kình
Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh qua đời
ngày 6 tháng 6 năm 1974 vì ung thư bảo tử dù đươc người học trò cưng
Trần Ngọc Ninh hết sức chạy chữa. Nhưng bị di căn vẫn không qua
khỏi tay tử thần. Hiện nhà báo Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ còn giữ
đươc một số di cảo của nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, nhất là tập nhật
ký của ông.
Cái di sản đáng nhờ của Nguyễn Đưc
Quỳnh để lại cho anh em là việc ông lập Đàm Trường Văn Nghệ Viễn
Kiến tại nhà ông cạnh chùa Từ Quang của Hòa Thượng Thich Tâm Châu một
diễn đàn mở để anh em văn nghệ sĩ trẻ già tha hồ phát biểu ý kiến
đưa ra những tác phẩm mới cùng nhau trao đổi. Theo một số nhà
văn thì sở dĩ năm 1963 ông Ngô Đình Nhu phải ra lệnh cho mật vụ bắt
Nguyễn Đức Quỳnh và truyền nhân của ông là nhà báo Lý Đai Nguyên vì
cho rằng Đàm Trường Văn Nghệ Viễn Kiến là cái ngòi nổ sẽ làm sập
chế độ độc tài. Nếu Vương Tân không nhanh chân trong vụ này cũng
bị mật vụ tóm.
Lê Thị Huệ: Còn nhân vật Hồ Hán
Sơn. Ông đã gặp Hồ Hán Sơn trong những trường hợp nào. Ông biết gì
về vai trò của Hồ Hán Sơn trong việc truất phế Bảo Đại và suy tôn Ngô
Đình Diệm cùng với các ông Nguyễn Bảo Toàn, Nhị Lang.
Vương Tân: Tôi gặp Hồ Hán Sơn
tại khu 4 lúc đó ông thường cặp kè với Hồ Tùng Mậu và tướng Nguyễn
Sơn. Thiên hạ nói ông từng học quân sự ở trường Hoàng Phố và
từng đi Vạn Lý Trường Chinh với Nguyễn Sơn. Hồ Hán Sơn thời kỳ
này mang tên Hồ Mậu Đề. Ở trong bộ tham mưu của tướng
Nguyễn Sơn và làm nghề chính là dạy chiến lược ở trường võ bị
Trần Quốc Tuấn phân hiệu khu 4. Tại khu 4 lúc đó những người
cộng sản từ Tầu về có hai phe: Phe Hoàng Văn Hoan và phe Hồ
Tùng Mậu. Hồ Hán Sơn theo phe Hồ Tùng Mậu người cùng quê Hà Tĩnh
với ông. Mặc dầu Hồ Tùng Mậu trong nghi án lich sử bán Phan Bội
Châu cho mật thám Pháp. Thiên hạ nói rằng Hồ Tùng Mậu
có dính với Hồ Chí Minh nhưng ở khu Tư Hồ Tùng Mậu thường công kích Hồ
chí Minh là kẻ nhiều mặt. Hết làm việc cho KGB lại làm việc
cho OSS (tiền thân của CIA), và đố kỵ người tài. Tại sao
lại phong Nguyễn Bình một nhân vật VNQDĐ làm trung tướng trong khi chỉ
phong Nguyễn Sơn làm thiếu tướng. Và phong một con nuôi mật thám
Pháp Marty là Võ Nguyên Giáp làm đại tướng khi ông Giáp chưa hề học
một trường quân sự nào. Có lẽ vì những phát ngôn nặng lời với
Hồ chí Minh mà ông Hồ Tùng Mậu đã bị Hồ Chí Minh cho người chỉ điểm
tầu bay Pháp oanh tạc giết chế Hồ Tùng Mậu.
Sau khi Hồ Tùng Mậu bị phi cơ Pháp
oanh tạc chết ở nông giang Thanh Hóa thì Hồ Mậu Đề biến khỏi khu Tư
về Hà Nội.
Hồ Mậu Đề “dinh tê” về Hà nội đổi
tên là Hồ Hán Sơn liên lạc với bác sĩ Đặng Văn Sung một lãnh tụ Đai
Việt. Đặng Văn Sung người Nghệ Tĩnh. Bác sĩ Đặng Văn
Sung giới thiệu Hồ Hán Sơn với đồng chí là thủ hiến Bắc Việt
Nguyễn Hữu Trí. Nguyễn Hữu Trí nói với chức danh của ông
thì ông chỉ có thể ký quyết định đồng hóa Hồ Hán Sơn là đai úy
đồng hóa Bảo Chính Đoàn một loại quân đia phương của lãnh thổ Băc
Việt. Lãnh lương đai úy Bảo chính đoàn phụ trách quân
huấn, Hồ Hán Sơn cho xuất bản tác phẩm Nghệ Thuật Chỉ Đạo Chiến Tranh ca ngợi chiến lược chiến tranh
toàn diện , chiến tranh tổng lực. Kịp đến khi ông Bửu Lộc được
quốc trưởng Bảo Đại trao cho quyết định triệu tập Đai Hội Quốc Dân
đã nhờ sử gia Trần Trọng Kim làm đầu tầu triệu tập Đại Hội Quốc
Dân, Hồ Hán Sơn được bác sĩ ĐăngVăn Sung cử tham gia đoàn đai
biểu Bắc Việt dự Đai Hội Quốc Dân. Tại đai hội này Hồ Hán Sơn
gặp lại nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh lúc đó đang làm tham mưu cho Cousseau
cố vấn chánh trị của Cao ủy Pháp, và chủ bút báo Đời Mới.
Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh mời Hồ Hán Sơn tham gia bộ biên tập tuần
báo Đời Mới dịp này Hồ Hán Sơn vớ đươc bộ Tự điển Bách Khoa đồ
sộ bản mới nhất của Pháp ở thư viện của báo Đời Mới và ông đã
đọc ngấu nghiến ngày đêm rồi nghĩ ra mục hỏi đáp để phổ biến những
tư tưởng bách khoa đã đọc được với bút danh Hồng Nam.
Tại Đại Hội Quôc Dân Hồ Hán Sơn với
cái giọng Nghệ Tĩnh đã cùng Nguyễn Đức Quỳnh khuấy đảo không
khí chính trị với tinh thần phải có độc lập dân tộc tức khắc khiến
cho sử gia Trần Trọng Kim người cầm chịch Đại Hội Quốc Dân phải đi
tới nghị quyết Việt Nam phải được độc lập không ở trong
Khối Liên Hiệp Pháp như hiện tại. Chính cái nghị quyết này đã khiến
quốc trưởng Bảo Đai đưa hoàng thân Bửu Lộc lên làm thủ tướng chính
phủ thay thủ tướng Nguyễn Văn Tâm một nhân vật thân Pháp và cái
chết khó hiểu của sử gia Trần Trọng Kim sau đó ở Đà lạt.
Chính nhờ Đại Hội Quốc Dân mà Hồ
Hán Sơn nổi đình đám lọt vào mắt xanh của Đức Hộ Pháp Đại Đao Tam
Kỳ Phổ Độ Phạm Công Tắc được ngài mời tham gia quân đội của giáo
phái này và ban thánh lệnh phong quân hàm đai tá phụ trách chánh trị
quân đôiCao Đài.
Nhờ ngốn hết bộ Tự Điển Bách Khoa cộng với những điều học
được từ Trung Quốc Hồ Hán Sơn bước vào chính trường với bản lĩnh
văn hóa Đông Tây khá vững nên khi sang Nam Dương Quần Đảo dư hội nghị Á
Phi lần thứ nhất Hồ Hán Sơn chỉ là một nhà báo theo chân phái đoàn
miền Nam VN,nhưng lại được thành viên có ảnh hương nhất trong phái
đoàn là thiếu tướng Cao Đài Liên Minh Trình Minh Thế người vừa được
thủ tướng Ngô Đình Diệm qua cố vấn là tướngtình báo CIA của
Mỹ. Ông Lansdal chiêu mộ đem quân kháng chiến về với chánh
phủ,mời làm cố vấn.
Chính tại cái hội nghị Á Phi lần
thứ nhất ở Nam Dương Quần Đảo, tướng Trình Minh Thế đã đưa ra
tiếng nói của lưc lượng quôc gia kháng chiến theo ý của Hồ Hán Sơn
được dư luận quốc tế chú ý, Hồ Hán Sơn thành cánh tay mặt của
tướng Trình Minh Thế.
Khi tướng Thế và Hồ Hán Sơn về nước
thì đúng dịp tranh chấp giửa quốc trưởng Bảo Đai vả thủ tướng Ngô
Đình Diệm vào cao trào,tướng Lansdal cho tướng Thế biết,người Mỹ
muốn lật quốc trưởng Bảo Đai đưa thủ tướng Ngô ĐìnhDiệm lên nhưng cần
người kềm ông Diệm nên muốn tướng Thế làm công việc này.Tướng Thế
đem chuyện này hỏi ý kiến Hồ Hán Sơn,Hồ Hán Sơn nói muốn lật Bảo
Đai cần có sự tham gia của Nguyễn Bảo Toàn,nhân vật từng cùng Huỳnh
giáo chủ lập Dân xã đảng ông này đang là cố vấn chánh trị của
tướng Hòa Hảo Nguyễn Giác Ngộ và ông lên kế hoach lập một Hội Đồng
Nhân Dân Cách Mạng truất phế Bảo Đai
Tướng Trình Minh Thế đem kế hoạch lập
Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng truất phế Bảo Đại của Hồ Hán Sơn trao cho
tướng Lansdal duyệt ông này đã đồng ý khi trung tướng Nguyễn Văn Vỹ
cùng đai tá Nguyễn Tuyên đem Ngư Lâm quân từ Đà lạt về ép thủ tướng
Ngô Đình Diệm qua Pháp trình diện quốc trưởng Bảo Đại thì nhà văn Nhị
Lang theo lệnh của tướng Trình Minh Thế rút sùng ra tuyên bố nhân danh
Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng bắt tướng Nguyễn Văn Vỹ, và chỉ thả khi
tướng Vỹ chịu ra lệnh cho đại tá Nguyễn Tuyên cùng Ngư Lâm Quân rút ra
khỏi khu vực dinh Độc Lập 3 cây số để quân Cao Đài Liên Minh và quân Cao
Đài của tướng Nguyễn Thanh Phương vào thay thế.
Sợ bị giết tướng Nguyễn Văn Vỹ đã
làm theo yêu cầu của nhà văn Nhị Lang con rể nhà văn Nhất Linh , và
cuộc truất phế quốc trưởng Bảo Đai đã diễn ra khá suôn sẻ.
Sau khi làm công việc truất phế Bảo
Đai, Hồ Hán Sơn thành phó chủ tịch thứ nhất Hội Đồng Nhân Dân
Cách Mạng và được tướng Trình Minh Thế rất tin tưởng. Trình Minh
Thế hứa với Hồ Hán Sơn ông lên làm thủ tướng thì sẽ đưa Hồ Hán Sơn
làm phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng . Lúc này Hồ Hán Sơn
thương lái chiếc xe Citroen 15 mã lực rủ Vương Tân đi ăn cơm Tây và nói
muốn Vương Tân tham chính cùng Hồ Hán Sơn. Tôi trả lời Vương Tân
thích làm văn nghệ hơn làm chính trị. Cụ tham Sinh bố Đinh Sinh
Pài từng làm văn hóa vụ trưởng cho bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh
Thành ngồi cùng xe với Vương Tân tủm tỉm cười.
Thình lình tướng Trình Minh Thế
chết. Đại úy Tạ Thành Long vệ sĩ của tướng Thế nói ông Trình
Minh Thế bị bắn ở dinh Đôc Lập nhưng bị đưa lên xe jeep chở qua cầu Tân
Thuận nói bị quân Bình Xuyên bắn. Vợ con tướng Trình Minh
Thế cũng hô hoán lên như vậy. Nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm làm
quốc tang vinh thăng trung tướng và đặt tên đường và nhất định là
tướng Trình Minh Thế bị quân Bình Xuyên từ dưới kinh Tầu Hũ bắn lên
giết chết tướng Trình Minh Thế.
Cái chết đột ngột của tướng Trình
Minh Thế làm cho Hồ Hán Sơn chới với giữa lúc đó Hồ Hán Sơn gặp em
nhà cách mạng TrươngTừ Anh và “kết” cô này quyết định sẽ làm đám
cưới với cô gái họ Trương quê Phú Yên.
Cũng trong thời gian này một người
từng quen Hồ Hán Sơn trong thời kỳ Hồ Hán Sơn tên Hồ Mậu Đề đó là
luật sư Trần Chánh Thành, cánh tay mặt của ông Ngô Đình Nhu lúc đó
đang là chủ tich Phong Trào Cach Mạng Quôc Gia kiêm bộ trưởng bộ Thông
Tin gặp lại Hồ Hán Sơn mời đi ăn cơm Tây, bàn chuyện lãnh đao báo
chí. Hồ Hán Sơn đã nhận lời đi ăn cơm Tây với bộ trưởng Thành
Chính vì bữa cơm Tây này mà tướng
Cao Đài Nguyễn Thành Phương nghe lới báo cáo của ông anh là đai tá
Nguyễn Thành Danh phụ trách tình báo của quân đội Cao Đài là Hồ Hán
Sơn đã phản Cao Đài đi theo Trần Chánh Thành phục vụ nhà Ngô nên sai đại
úy Nguyễn Sỹ Hưng bắt cóc Hồ Hán Sơn mang về trại Bến Kéo ở Tây
Ninh giam giữ rồi trong khi tướng Văn Thành Cao dẫn quân Nùng lên tấn
công tòa Thánh Tây Ninh khiến Đưc Hộ Pháp Phạm Công Tăc phải lưu vong
sang Nam Vang. Chân tay của tướng Nguyễn Thành Phương đã thủ tiêu
Hồ Hán Sơn đem sác vứt xuống một cái giếng ở trại Bến Kéo.
Về cái chết của Hồ Hán Sơn nhạc sĩ
Phạm Duy đã viết khá chi tiết trong hồi ký xuất bản ở
Mỹ.
Lê Thị Huệ: Trong đoạn trước ông có nhắc đến
tướng Nguyễn Sơn. Ông đã nghe nói về tướng Nguyễn Sơn như thế
nào. Về sự liên hệ giữa tướng Nguyễn Sơn và các phong trào cách mạng
chính trị của Trung Hoa. Ông có biết gì về cái chết của tướng Nguyễn
Sơn
Vương Tân: Ớ Khu 4 Vương
Tân đã gặp tướng Nguyễn Sơn một nhân vật giống như nhân vật Từ Hải
của thi hào Nguyễn Du. Cao lớn râu quai nón cưỡi ngựa đeo súng
lục sệ bên hông, ăn nói bặm trợn nhưng đâu ra đó. Theo nhà
văn Nguyễn Đức Quỳnh thì tướng Nguyễn Sơn tên khai sinh là Vũ Nguyên
Bác. Ông là con cụ Vũ Trương Xương một nhà đai tư sản ở Hà
nội,. Tướng Nguyễn Sơn sinh ngày 1 tháng 10 năm 1908 ở làng Kiêu Kỵ
Gia Lâm Hà nội, 5 tuổi học trường Tây do mấy ông cố đao mở gọi là
trường nhà Dòng, 14 tuổi đậu vô trường Sư Phạm Hà nội.
Học Sư Phạm nhưng Nguyễn Sơn chuyên cầm đầu sinh viên đi đánh nhau với
Tây, nên khi ông 17 tuổi gia đình bắt phải lấy vợ. Vợ ông tên
Nguyễn Thị Giệm, hơn ông 4 tuổi sinh cho ông một cô con gái đặt tên là
Vũ Thanh Các khi con gái ông ra đời sáu tháng tuổi, ông được Nguyễn
Ái Quốc từ bên Tầu cho người về móc nối đưa sang Quảng Châu và được
Nguyễn Ái Quốc lúc đó bí danh Lý Thuy đặt tên là Lý Anh Tự trong khi
Phạm Văn Đồng được Hồ Chí Minh đặt tên là Lý Tống. Nguyễn Sơn được
Nguyễn Ái Quốc đưa vào học trương quân sự Hoàng Phố cùng khóa với Lê
Hồng Phong, ra trường ông gia nhập Quốc Dân Đảng Trung Quốc.
Tháng 4 năm năm 1927 Tưởng Giới Thạch
làm binh biến ở Quảng Châu, Nguyễn Sơn bỏ Quôc Dân Đảng Trung
Quốc gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Ngày 2 tháng 8 năm 1927 Nguyễn Sơn tham
gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu ra nhập Phương Diện Quân số 2 của
Diệp Kiếm Anh. Cuộc khời nghĩa thất bại Nguyễn Sơn đào thoát
qua Thái Lan. Năm 1928 Nguyễn Sơn trở về lại Trung Quốc tham gia
Hồng quânTrung Hoa dưới bí danh Hồng Thủy.
Theo nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh thì
Đảng Cộng Sản Trung Quốc lúc đó năm bè bẩy mối rất phức tạp. Trong
khi Nguyễn Sơn lại là ngươi mê tư tưởng Trosky và Ti To nên gặp khá
nhiều rắc rối. Tới ba lần bị khai trừ Đảng. Tuy nhiên Nguyễn Sơn
là ngươi kiên trì và rất đươc Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai tin tưởng nên
đã cho tham gia cuộc Vạn lý Trường Chinh năm 1934 và đi suốt cuộc
trường chinh này.
Tháng 12 năm 1935 Nguyễn Sơn đươc tham
gia khóa đầu tiên của Đai Học Hồng Quân Trung Hoa do đích thân Mao Trạch
Đông Chu Ân Lai giảng dây. Tháng 7 năm 1937 Nguyễn Sơn cùng Chu Đức
và Bát lộ quân vượt Hoàng Hà đến Sơn Tây lập căn cứ chống
Nhật ở Ngũ Đài Sơn và năm 1938 Nguyễn Sơn lập gia đình với nữ chiến
sĩ Trần Kiêm Qủa có hai con trai.Theo nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh ở Trung
Quốc có lúc Nguyễn Sơn được vô trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và
nhiều phen bị án oan suýt mất mạng. Tháng 11 năm 1945 Nguyễn Sơn về nước
được Hồ Chí Minh cử làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam.
Chính dịp đi Nam tiến này ông đã gặp thi sĩ Hữu Loan và là nguồn
cảm hứng khiến thi sĩ Hữu Loan sáng tác bài thơ Đèo Cả lừng danh.
Năm 1946 toàn quốc kháng chiến,
Uỷ Ban Kháng Chiến Miền Nam giải thể, Nguyễn Sơn đươc cử làm Tư Lệnh
kiêm Chính Ủy Liên Khu 4,dịp này Nguyễn Sơn mở lớp đào tạo văn nghệ
sĩ kháng chiến và kết quả của lớp này là sự ra đời của văn
thi sĩ Phùng Quán văn thi sĩ Minh Đưc Hoài Trinh. Theo nhà thơ Hữu
Loan thì Nguyễn Sơn là người nói về truyện Kiều tuyệt vời tới nỗi
nhà văn nhà nghiên cứu Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa phải bái
phục. Theo nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh thì vì mê Trosky và Tito nên
Nguyễn Sơn đã muốn làm một cuộc quốc gia kháng chiến nên cho Hoàng Đạo
về thành liên lạc với thiếu tá tình báo Pháp Du Pra và anh em Đại
Việt để họ lập chiến khu Phục Việt ở Thanh Hóa.
Vụ này khiến Hồ chí Minh sai Nguyễn
Tạo tức Nguyễn Phủ Doãn về Thanh Hóa phá án và trả Nguyễn Sơn về
Đảng Cộng Sản Trung Quôc gây ra vụ án gọi là vụ nổ chiến hạm Amyot
D’Inville. Sang lại Tàu, Nguyễn Sơn trở lại theo phe Hồng Quân
Trung Hoa và khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra Nguyễn Sơn được Bành Đức
Hoài cử làm trợ lý khi ông đươc phong làm Tư Lệnh Quân Tình Nguyện
Trung Quốc chi viện chiến trường Triều Tiên năm 1953. Sau cuộc
chiến tranh Triều Tiên ngày 27 tháng 9 năm 1955, trong đợt phong quân hàm
đầu tiên của quân đội nhân dân Trung Hoa Nguyễn Sơn được phong thiếu
tướng . Đầu năm 1956 Nguyễn Sơn phát hiện bi ung thư
phổi ông đã xin về Việt Nam trị bệnh và sau đó qua đời tại Hà nội
ngày 21 tháng 10 năm 1956. Cái chết của Nguyễn Sơn đã khiến nhà thơ
Hữu Loan làm một bài thơ dài với những câu bất hủ.
Nguyễn Sơn như con tàu biển khổng lồ
mang giông tố đại dương đi đến đâu
không
cho
sóng
ngủ
Nguyễn Sơn như núi lửa mọc ở đâu
là gây những đám cháy
vòng quanh …
mang giông tố đại dương đi đến đâu
không
cho
sóng
ngủ
Nguyễn Sơn như núi lửa mọc ở đâu
là gây những đám cháy
vòng quanh …
(thơ Hữu Loan)
Nguyễn Sơn danh tướng huyền thoại là như
thế. Một thiên tài quân sự. Một đầu óc văn nghệ
phóng khoáng. Ông có ảnh hưởng lớn trong Đảng Cộng Sản Trung
Quốc và là một người Mác xít sớm thấy sai lầm của chủ nghĩa muốn
sửa sai muốn đổi mới như Trosky như Ti To, nhưng cuối cùng lưc bất
tòng tâm nhắm mắt xuôi tay.
Lê Thị Huệ: Một trong những cây đa cây đề của
làng báo chí, ngành thông tin, đấu tranh chánh trị trong lịch sử Việt Nam hiện
đai là nhà báo Trần Văn Ân. Xin ông cho biết cảm tưởng của ông về nhân vật
lão thành này.
Vương Tân: Trong Một
Trăm Khuôn Mặt Văn Nghệ Sĩ tập 2 bản
điện tử phổ biến trên báo điện tử Văn Thơ Lạc Việt Vương Tân đã dành một chương
viết về nhà báo Trần Văn Ân, người sống tròn trăm năm và số phận long đong cùng
lich sử nước Việt Nam cũng trọn trăm năm.
Từ trái qua :
Trần Thiện Vàng, Lưu Đức Trung, Trần Văn Ân, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Tuyên ở Hồng Kông năm 1948
Trần Thiện Vàng, Lưu Đức Trung, Trần Văn Ân, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Tuyên ở Hồng Kông năm 1948
Trần Văn Ân
(nguồn ảnh: http://nguyen.hoai.van.pagesperso-orange.fr/
Trần Văn Ân là người
khá kỳ lạ con nhà nghèo nhưng nhờ có ông chú có tiền hào phóng đã đưa cậu bé ăn
mày cửa Phật đang học võ và chữ Hán ở chùa từ xứ Long Xuyên sình lầy lên
Saigon. Từ đó Trần Văn Ân học trường Tây rồi còn cho sang Tây du học. Từng
dự hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Nhưng không theo Cộng Sản. Học
hành thành đạt ở Pháp nhưng về nước lại đi làm báo và làm toàn những tờ
báo danh tiếng. Chính Trần Văn Ân và Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm đã đứng
ra phát triển Phong Trào Đông Dương Đai Hội, một phong trào chánh trị lớn làm
rung chuyển xứ Đông Dương. Khi chiến tranh Thế Giới Thứ Hai bùng nổ
ra, Trần Văn Ân bị nhà cầm quyền Pháp bắt đi trai tập trung tại Tà
Lài miền Đông Nam Bộ. Bà Trần Văn Ân một thương gia người Hoa ở xóm Củi
Chợ Lớn đã than phiền chuyện chồng bị người Pháp bắt đi trại tập trung với ông
chủ hãng Đai Nam Kosi, một ngươi Nhật. Không ngờ ông thương gia người
Nhật nàylại là một lãnh tụ Đảng Hắc Long của Nhật Bản. Ông đã hỏi bà Trần Văn
Ân rằng bà có muốn ông giải thoát ông chồng bà ra khỏi trại tập trung và đưa ra
nước ngoài không. Bà Trần Văn Ân nói bà cần phải đi thăm nuôi ông Ân hỏi
ý kiến ông rối mới quyết định được . Ông chủ công ty Đai Nam Kosi
nói với bà Ân rằng bà cứ đi hỏi ý kiến chồng đi rồi báo ông biết, ông sẽ thu xếp
việc giải thoát ông Ân đưa ông ra nước ngoài. Kỳ thăm nuôi đó bà vợ đã
đem chuyện ông chủ Đai Nam Kosi có ý muốn giải thoát ông hỏi ý ông chồng.
Trần Văn Ân trả lời
vợ, nói ông là người thân cận với Kỳ ngoại hầu Cường Để. Được
Kỳ ngoại hầu Cường Để ủy thác làm Tổng Thư Ký Phục Quốc Đồng Minh Hội. Hiện
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đang lưu vong ở Nhật Bản. Trần Văn Ân muốn nhân dịp
này gặp lại Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Bà vợ đem ý kiến của chồng trính bầy với
ông chủ hãng Đai Nam Kosi. Ông nói tốt rồi ông thu xếp ngay kế hoạch giải
thoát ông Trần Văn Ân đưa ông Ân lên phi cơ của Nhật đem sang Singapore liền.
Sau khi được Đảng Hăc Long Nhật Bản đưa sang Singapore, Trần Văn Ân gặp sử
gia Trần Trọng Kim và cựu thượng thư Ngô Đình Diệm cũng được người Nhật đưa
sang đây. Ông Trần Văn Ân đã nói với các bạn, ông cảm ơn người Nhật đã
đưa ông ra khỏi trại tập trung nhưng ông không tin tưởng ở thuyết Đại Đông Á và
quân phiệt Nhật sẽ thắng trận. Tình thế đang thay đổi phe đồng minh chống
phát xít sẽ thắng. Việt Nam phải được độc lập tư do. Vấn đề là dân
tộc Việt Nam phải đứng về phe đồng minh chống phát xít Nhật. Vấn đề của
các chính khách Việt Nam là phải vận động những người Nhật yêu nước Nhật yêu
vua Nhật chống phát xít, chống quân phiệt. Những nhận định của ông Ân đã
khiến thượng thư Ngô Đình Diệm không còn mặn mà với quân phiệt Nhật.
Nhưng cũng đã khiến Đảng Hắc Long bưc bội, tách ông Trần Văn Ân ra đưa
sang Nam Dương Quần Đảo và kiếm cách làm khó dễ. Nhưng may có một người
Nhật là nhà văn tên Kotmasu, có thế lực trong Đảng Hăc Long ủng hộ tư tưởng của
ông Trần Văn Ân nên khi Nhật đảo chính Pháp người Nhật trao trả nền độc lập cho
hoàng đế Bảo Đại.
Vua Bảo Đại theo gợi
ý của người Nhật triệu sử gia Trần Trọng Kim lập chính phủ Việt Nam Độc Lập
đầu tiên. Thủ tướng Trần Trọng Kim vừa nhận sắc dụ của vua Bảo Đai xong
đã yêu cầu người Nhật đưa nhà báo Trần Văn Ân tham gia chính phủ.
Về nước Trần Văn
Ân gặp ngay thủ tướng Trần Trọng Kim nói với thủ tướng Trần Trọng Kim bổ nhiệm
bạn ông là nhà báo Nguyễn Văn Sâm làm khâm sai ở Nam Kỳ. Còn cá
nhân ông phải về ngay Saigon tính chuyện chống người Pháp trở lại đô hộ Nam Kỳ,
và đi với phe đồng minh. Bởi vì bạn ông là luật sư Dương Văn Giáo đã tổ
chức lực lượng võ trang ở Thái Lan và Đức Huỳnh Giáo chủ đã võ trang tín đồ Hòa
Hảo ở miền Tây sẵn sàng cùng lực lương vũ trang của đầu sư Cao Đài Trần Quang
Vinh.
Thủ tướng Trần Trọng
Kim đã chấp nhận yêu cầu của ông Trần Văn Ân. Và Trần Văn Ân trở lại
Saigon tổ chức lực lương nhưng ông Nguyễn Văn Sâm đã bị cộng sản ám sát, luật
sư Dương Văn Giaó. Rồi Đức Huỳnh Phú Sổ giáo chủ Hòa Hảo cũng bị Cộng Sản
thủ tiêu. May nhờ anh em Bình Xuyên bảo vệ ông Trần Văn Ân thoát chết.
Nhưng bị tướng Pháp De La Tour cấm lai vãng trong đất Nam kỳ.
Tới năm
1949, người Pháp bế tắc trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, phải mời cựu
hoàng Bảo Đại lưu vong tại Hồng Kông về nước làm quốc trưởng. Mời trung
tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng chính phủ Việt Nam Thống Nhất.
Mời trung tướng Nguyễn Văn Xuân bàn chuyện lập chính phủ với Trần Văn Ân.
Ông Trần Văn Ân nói chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Thống Nhất do Pháp
công nhận mà cựu hoàng Bảo Đai làm quốc trưởng trước hết phải có quốc kỳ quốc
ca. Đích thân Trần Văn Ân vẽ lá cờ vàng ba sọc đỏ dùng làm quốc kỳ
và chọn bài hát Tiếng Gọi
Thanh Niêncủa Lưu Hữu Phước làm quốc ca.
Theo ông Trần Văn
Ân chính phủ Nguyễn Văn Xuân là chính phủ quốc gia đầu tiên của nước Việt
Nam Thống Nhất Ba Kỳ. Tuy Trần Văn Ân chỉ làm bộ trưởng thông tin một
thời gian chưa đầy một năm, nhưng đã làm đươc nhiều việc. Theo ông Trần Văn Ân
thì chính phủ này tồn tại không lâu vì người Pháp miệng nói trao trả độc lập và
chủ quyền cho Việt Nam, nhưng thực lòng họ còn nhiều âm mưu. Do đó
tướng Nguyễn Văn Xuân đã chán nản xin từ chức, quốc trưởng Bảo Đại mời nhà báo
Nguyễn Phan Long làm thủ tướng. Ông Nguyễn Phan Long rất mến ông Trần Văn
Ân, mời ông Ân tham gia nhưng ông Trần Văn Ân từ chối, và nói xin cho ông trở về
với nghề viết báo.
Chính trong thời
gian này đại sứ Mỹ tại Saigon ngỏ ý muốn giúp đỡ ông Trần Văn Ân ra một tuần
báo ảnh kiểu như báo Paris Match. Ông Trần Văn Ân thấy ý kiến của vị đai
sứ Mỹ này ngồ ngộ đã xin phép xuất bản tuần báo Đọc Thấy một tuần báo ảnh duy nhất tại
Việt Nam. Tờ báo in đẹp bán giá phải chăng và được Phòng Thông Tin
Hoa Kỳ mua một số bù lỗ nên bán khá chạy. Báo Đọc Thấy lời nhiều nên nhà báo Trần Văn Ân nhận
đươc thư độc giả hoan nghênh và yêu cầu tăng trang tăng bài viết nhiều
hơn hình ảnh. Trước yêu cầu của bạn đọc nhà báo Trần Văn Ân quyết định đổi tên
tuần báo Đọc Thấy thành tuần báo Đời Mới. Ông mời thêm nhà
văn An Khê Nguyễn Bính Thinh nhà văn Bình Nguyên Lộc tham gia bộ biên tập với
nhà báo Tế Xuyên và kịch tác gia Hoàng Trọng Miên.
Trên Đời Mới, mỗi tuần ký giả Trần
Văn Ân viết ít nhất 4 bài: bài văn Ngược
Dòng ký bút hiệu Dương Bá
Đương. Thời Luận với tên Trần Văn Ân, Ký Sự với bút danh Văn Lang, và Sống Đời Đáng Sống ký bút danh Bất Hủ.
Thật bất ngờ Đời Mới bán chạy hơn Đọc Thấy. Thấy vậy, Trần
Văn Ân bèn cảm ơn và từ chối sự hỗ trợ tiếp của tòa đai sứ Mỹ, ung dung làm báo Đời Mới. Rồi kịch tác gia
Hoàng Trọng Miên ló mòi thân cộng. Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh từ khu 4 vào
Saigon được nhà văn Lê Văn Siêu gới thiệu với nhà báo Trần Văn Ân.
Sau khi trao đổi mấy câu, Trần Văn Ân mời nhà văn Nguyễn Đưc Quỳnh làm chủ
bút báo Đời Mới . Nguyễn Đức Quỳnh nói ông sẵn
sàng phụ trách tòa soạn báo Đời
Mới nhưng miễn đưa tên lên
báo với chức danh chủ bút. Thế là báo Đời
Mới cải tổ với nhà văn Nguyễn
Đức Quỳnh trông coi tòa soạn nhà báo Tế Xuyên làm Tổng thư ký tòa soạn,tăng cường
thêm biên tập viên Hồ Hán Sơn.
bìa báo Đời Mới
nnguồn ảnh: Phay Van @123hoang.wordpress.com
Sau khi thôi không
tham gia chính phủ nhà báo Trần Văn Ân vì nể lời sử gia Trần Trọng Kim trợ giúp
sử gia Trần Trọng Kim triệu tập Quốc Dân Đai Hội. Trần Văn Ân thề không
làm chánh trị Đảng phái vì vậy khi Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đứng ra lập Mặt Trận
Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia, mời Trần Văn Ân tham gia, dù tòa soạn báo Đời Mới ở kế bên trụ sở Mặt Trận, ông Trần
Văn Ân vẫn không tham gia. Tuy nhiên khi Mặt Trận và chính phủ Ngô Đình
Diệm đối đầu căng thẳng Đức Hộ Pháp Phạm Công Tăc thân chinh sang tòa soạn báo Đời Mới tham khảo ý kiến, ông Trần Văn
Ân đã nói với Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ông từng là bạn lưu vong với ông Ngô
Đình Diêm. Ông nghĩ ông có thể nói chuyện với Ngô Đình Diệm được.
Thế là Trần Văn Ân nhận lời làm Tổng thư ký Mặt Trận và bị kéo vô cơn lốc của
thời cuộc lãnh án tử hình đi tù Côn Đảo.
Tuy là người học
Phật học kinh Dich Trần Văn Ân biết cái nghiệp của ông nặng ông phải trả ông
không oán than gì cả. Trong vụ này ông cảm ơn hai ngươi là luật sư Nghiêm
Xuân Hồng người đã làm hồ sơ trình tướng Nguyễn Khánh xét lại vụ án oan Mặt Trận
Thống Nhất Toàn Lưc Quốc Gia và nữ nghệ sĩ Phùng Há má nuôi tướng Nguyễn Khánh
thúc tướng Nguyễn Khánh phải giải quyết nhanh án oan này.
Ra khỏi tù Trần
Văn Ân được tướng Nguyễn Khánh mời làm bộ trưởng bộ Chiêu Hồi ông nhận lời ngay
vì đây là dịp hòa giải dân tộc tốt nhất, mà ông phải tranh thủ. Theo Trần
Văn Ân thì chính nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh là người có sáng kiến chiêu hồi với
người cộng sản và đưa bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu trình Tổng Thống Ngô Đình Diệm,đươc
tổng thống Ngô Đình Diệm chấp thuận.
Tiếc rằng ông Trần
Văn Ân làm Bộ Trưởng Chiêu Hồi chưa được bao lâu thì tướng Khánh bị phe tướng
trẻ lật đổ. Trần Văn Ân lui trở về lập nhóm Đời Mới qui tụ nhiều tướng lãnh trong đó có
nhiều tướng không quân. Tuy nhiên khi tướng Nguyễn Cao Kỳ lập nội các chiến
tranh ông Trần Văn Ân lại mặn mà với tướng Nguyễn Văn Thiệu hơn, nhận làm
cố vấn chánh trị cho tướng Nguyễn Văn Thiệu.
Tuy nhiên khi nhà
văn Sơn Khanh Nguyễn Văn Lộc một đệ tử ruột của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc người
thân cận với tướng Nguyễn Cao Kỳ đứng ra lập một chính phủ, Nguyễn
Cao Kỳ mời nhà báo Trần Văn Ân phụ trách bộ Thông Tin. Trần Văn Ân đã nhận
lời và muốn Vương Tân tham gia với tư cách Thứ Trưởng. Trong khi Lý
Đại Nguyên Vũ Ngọc Đỉnh, Châu Sơn Thái Vị Thủy, Chu Tấn là những ngươi thân của
Vương Tân đã tham gia bộ tham mưu của bộ trưởng Trần Văn Ân, Vương Tân đã nói với
bộ trưởng Trần Văn Ân, Vương Tân sẵn sàng ở trong bộ tham mưu của ông nhưng
Vương Tân từ chối làm Thứ Trưởng. Vì biết chăc chính phủ Nguyễn Văn
Lộc không tồn tại lâu. Vì thể nào tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và người Mỹ
cũng đưa nhà giáo Trần Văn Hương đồng minh của tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm
thủ tướng. Tốt nhất đừng xin Vương Tân biệt phái sang bộ thông tin.
Lời tiên đoán của
VươngTân trúng phóc! Trận tết Mậu Thân xẩy ra tình báo Mỹ đã dùng
phi cơ trực thăng diệt gọn bộ tham mưu của tướng Nguyễn Cao Kỳ ở Chợ Lớn.
Và gài cho đặc công Việt Cộng bắn què tướng Nguyễn Ngọc Loan. Chính
phủ Nguyễn Văn Lộc đổ. Em vợ nhà báo Trần Văn Ân là nhà thơ Lý Vọng Xuyên
một bác sĩ y khoa thư ký riêng của ông Trần Văn Ân bị vu tội trốn quân dịch
bắt đi lính lên cơn đau tim qua đời.
Sau vụ này nhà báo
Trần Văn Ân quyết định chỉ ngồi trong hậu trường chánh trị làm cố vấn chánh trị
cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Khi hội nghị Paris
về Việt Nam diễn ra tổng thống Nguyễn văn Thiệu muốn nhà báo Trần Văn Ân thay mặt
ông sang Paris cùng nhà báo Bùi Diễm điều hành phái đoàn VNCH tham gia hội nghị
Paris do phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đứng đầu.
Theo ông Trần Văn
Ân, suốt thời kỳ ông và ông Bùi Diễm điều hành phái đoàn Việt Nam Cộng
Hòa luôn phải đối phó với ông Kissinger, một người Mỹ gốc Do Thái chỉ biết quyền
lợi Mỹ quyền lợi Do Thái, ngó lơ quyền lợi và số phận Việt Nam Cộng Hòa.
Chính trong dịp
này nhà báo Trần Văn Ân mới thấy rõ Việt Nam Cọng Hòa chỉ có một con đường duy
nhất là phải độc lập dân tộc và mở rộng dân chủ liên lập với thế giới tự do mới
tồn tại được. Còn chủ nghĩa Cộng Sản sau thới kỳ Kruschev tới thời kỳ Mao
Trạch Đông chỉ là chủ nghĩa khủng bố. Nó sẽ bị loài người từ bỏ. Chủ
nghĩa Cộng Sản bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên con ngươi toàn diện
đươc tôn vinh.
Trong những lá thư
trao đổi với Vương Tân cuối đời, nhà báo Trần Văn Ân cho biết đời ông có nhiều
nỗi sung sướng nhưng nỗi sung sướng nhất là thấy chủ nghĩa Cộng Sản thoái trào
và Liên xô sụp đổ. Và chủ nghĩa Cộng Sản đang biến thành chủ nghĩa Tư Bản
Đỏ. Dân tộc Việt Nam sẽ được tự do, sẽ có xã hội dân sự, sẽ có nhà nước
dân làm chủ.
Lê Thị Huệ: Như ông cho biết Tế Xuyên là
một ngươi khơi mào cho cuộc nổi dậy của Việt Nam Quôc Dân Đảng hồi thập niên
1930. Sau này ông Tế Xuyên hoạt động chính yếu trong ngành báo chí,xin
ông cho biết cảm tưởng về nhân vật lịch sử rất ít được biết đến này.
Vương Tân: Tôi chỉ được biết nhà báo Tế Xuyên
Hoàng Văn Tiếp khi ông làm Tổng thư ký tuần báo Đời Mới. Tuy nhiên trước
đó tôi đã được lãnh tụ Việt Nam Quôc Dân Đảng Nguyễn Văn Lực, người từng kết nạp
tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam vào Việt Nam Quốc Dân Đảng, và cũng là người
từng sát cánh với thủ tướng Ngô Đình Diệm khi ông Diệm mới về nước, cũng là cha
phi công Nguyễn Văn Cử, nhân vật dùng oanh tạc cơ AD6 ném bom sập Dinh Đôc Lập
năm 1962; nói về nhân vật Leon Sanh con trai bà cả Mộc, người bắn
chết người Pháp tên Bazin ở phố Lò Đúc đêm ba mươi tết năm 1930, chính là
nhà báo Tế Xuyên Hoàng Văn Tiếp.
Theo ông Nguyễn
Văn Lực thì nhà báo Tế Xuyên cuối đời con sinh hoạt Việt Nam Quốc Dân Đảng
trong hệ phái Nguyễn Văn Lưc. Tế Xuyên là người mê nhà văn Trung Quốc Lâm Ngữ
Đường. Tế Xuyên có dịcch một số sách của Lâm Ngữ Đường.
Vương Tân còn nhớ
khi làm báo Đời Mới, buổi trưa Vương Tân thường về
nhà của ông Tế Xuyên ở đưòng Trần Bình Trọng ăn cơm trưa. Lúc này Tế
Xuyên góa vợ gà trống nuôi con. Vương Tân ăn cơm trưa xong thường kèm học mấy
người con trai Tế Xuyên. Mấy ngươi này sau là sĩ quan Hải Quân Việt Nam Cọng
Hòa.
Điều làm Vương Tân
sau này ít gặp Tế Xuyên là một buổi Tế Xuyên đưa Vương Tân vào khách sạn thổ lộ
tâm tình. Cái đau thứ nhất của Tế Xuyên là có con là sĩ quan Hải Quân vì
nghe lời lãnh tụ Nguyễn Văn Lực sau 30 tháng 4 năm 1975 ở lại Việt Nam, chiến đấu
chống Cộng Sản. Cái đau thứ hai là nghe lời ông chú Hoàng Đao Thúy cứ yên
tâm Cộng Sản sẽ hòa giải dân tộc, người quốc gia sẽ đươc tôn trọng. Nào
ngờ Hoàng Đao Thùy cũng bị cộng sản lừa chết không nhắm mắt được.
Theo chỗ Vương Tân
đươc biết thì hiện các con nhà báo Tế Xuyên đã tới Mỹ định cư theo diện HO.
Lê Thị Huệ: Ông nói ông là một trong những
người xây dựng Nhật Báo Tự Do vào giai đoạn khởi đầu của nền đệ nhất
Cộng Hòa cùng các nhà văn nổi tiếng như Mặc Đỗ, Mặc Thu,Vũ Khắc
Khoan, ông có thể cho biết thêm về thời kỳ hoạt động của tờ báo nổi tiếng
này.
Vương Tân: Về chuyện làm nhật báo Tự Do, tôi đã có viết trong hồi kỳ công bố
trên mạng internet.
Như Vương Tân còn
nhớ thì sau hiệp định Geneve chia đôi nước Việt Nam, Vương Tân theo Đoàn Sinh
Viên Hà Nội mà trưởng đoàn là luật sư Trần Thanh Hiệp vào Saigon. Sống
trong lều bạt trên nền khám lớn Saigon ở đường Gia Long. Thời kỳ này
Vương Tân, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế , Lữ Hồ, Doãn Quốc Sĩ say sưa làm tờ
báo Lửa Việt của Đoàn Sinh Viên Hà Nội.
Bỗng nhiên một buổi
chiều một học giả người Mỹ tên Buttinger, mà Vương Tân quen từ ngoài Hà nội, tới
nói với Vương Tân rằng một tổ chức của người Mỹ, mà ông là đai diện, đã yểm trợ
một số anh em văn nghệ sĩ Bắc Kỳ Di Cư ra một tờ nhật báo. Buttinger muốn
Vương Tân tham gia bộ biên tập tờ báo này. Nếu Vương Tân chịu tham gia
thì Như Phong Lê Văn Tiến một người khá thân với Vương Tân sẽ tới gặp
Vương Tân. Nghe Buttinger nói tới Như Phong Lê Văn Tiến em kết nghĩa nhà
văn Hoàng Đạo, một ngươi bạn có hỗn danh Tiến Nhật, người từng được nhà văn Nhật
Kotmasu đào tạo viết văn và làm tình báo, Vương Tân hơi hứng thú.
Nên trả lời ông Buttinger làm báo thì Vương Tân sẵn sàng. Tuy nhiên vấn đề
là làm báo để làm gì và phục vụ ai thì Vương Tân cần phải trao đổi với Như
Phong Lê Văn Tiến rồi mới quyết định được.
Buttinger nói với
Vương Tân có thể sáng hôm sau Như Phong Lê Văn Tiến sẽ tới gặp Vương
Tân.Qủa nhiên sáng hôm sau Như Phong đi một cái xe mobilette vàng tới lều bạt gặp
Vương Tân rủ đi ăn phở. – “Mình đi ăn phở Thổ Nhĩ Kỳ nhé, Như Phong Lê
Văn Tiến nói. Cái quán phở này nấu theo kiểu Saigon nước phở có củ cải trắng
củ cải đỏ. Nó tọa lạc tại đường Thổ Nhĩ Kỳ nên thiên hạ gọi là phở Thổ Nhĩ Kỳ.
Mình ăn phở Hà nội quen rồi hôm nay đổi món”
Trong tiệm phở Như
Phong Lê Văn Tiến cho biết tổ chức thiện nguyện của Mỹ do ông Buttinger đại diện
tại Việt Nam đã tiếp xúc với Vũ Khắc Khoan nhận yểm trợ cho anh em văn nghệ sĩ
di cư ra một tờ nhật báo lấy tên là Tự Do. Tờ báo sẽ do nhà văn Tam Lang đứng
vai chủ nhiệm, nhà văn Măc Thu đứng vai quản lý, Như Phong Lê Văn Tiến
làm Tổng Thư Ký tòa soan, Măc Đỗ viết xã luận, Đinh Hùng viết truyện dài làm
thơ trào phúng ký bút danh Thần Đăng vẽ biếm họa ký bút danh Đào Hoa, nhà báo
Tam Lang viết tạp ghi, nhà văn nhà báo Tchya Đái Đức Tuấn Mai Nguyệt viết phiếm
luận, nhà báo nhà văn Nguyễn Hoạt phụ trách hệ thống thông tin tại miền Bắc
(sau này Như Phong với bút danh Cô Thần làm công việc này).
Như Phong Lê Văn
Tiến muốn Vương Tân làm phụ tá tổng ký tòa soạn kiêm phóng viên chánh trị cho tờ Tự Do. Đến ở luôn tại tòa
soạn. Theo Như Phong thì với tư cách Đổng Lý Văn Phòng bộ Thông Tin mà lúc đó bộ
trưởng là bác sĩ Bùi Kiến Tín , Măc Đỗ đã ký giấy phép cho nhật báo Tư Do ra đời.
Như Phong Lê Văn Tiến không dấu diếm gì hết nói với Vương Tân đang làm thư ký
riêng cho bộ trưởng Bùi Kiến Tín trong lúc Mặc Thu làm công cán ủy viên nhưng lại
tiết lộ bác sĩ bộ trưởng Bùi KiếnTín sắp nghỉ làm bộ trưởng để thủ tướng Ngô
Đình Diệm cải tổ chính phủ.
Như Phong Lê Văn
Tiến nói thêm tòa soan có nhà báo Thương Sĩ, nhà văn Vũ Bằng, nhà báo Lê Văn Vũ
Băc Tiến, nhà báo Hoàng Lan, họa sĩ Phạm Tăng. Nếu Vương Tân nhận lời sẽ
có lương tháng hai mười ngàn (hai mươi ngàn lúc đó mua đươc bốn lượng
vàng ba số 9).
Nói xong Như Phong
Lê Văn Tiến đưa cho Vương Tân một cái phong bì và nói ông nên sắm một cái
mobilette để đi lại cho tiện hơn xe đạp. Trước hành động của Như Phong Lê Văn
Tiến Vương Tân không cách nào từ chối đành nhận phong bì. Rồi Như
Phong chở Vương Tân đến hang Lucia mua một cái xe mobilette vàng hết mười bẩy
ngàn đồng (trong phong bì có sáu chục ngàn tiền Đông Dương ngân hàng). Và
dọn tới nhà in Long Giang số 124-126 Lê Lai bắt đầu làm báo Tư Do.
Nhiệm vụ của Vương
Tân tại báo Tự Do tương đối nhàn. Ngoài làm phóng
viên chánh trị phải đọc lại bản sắp chữ cuối cùng xem có gì sai sót trước
khi đem đúc in. Việc này là của tổng thư ký tòa soạn phải làm, nhưng Như
Phong Lê Văn Tiến nhờ Vương Tân làm. Dịp này Vương Tân thường thấy nhà
văn Vũ Khăc Khoan xoay trần ra viết truyện Thần
Tháp Rùa và soạn bài cho số tết
xuân Tự Do
Vũ Khắc Khoan có tật
viết là phải uống rượu. Trước mặt Vũ Khắc Khoan luôn có chai Martelle
Cordon Bleu. Vũ Khắc Khoan viết trên một cuốn vở học trò 200 trang. Ông
viết bằng một cây bút parker. Vũ Khắc Khoan từng tham gia nhóm Hàn Thuyên
và từng được Thái Dich Lý ĐôngA tin tưởng giao làm trưởng ban kiểm tra Đảng.
Tuy Vũ Khăc Khoan là người đứng ra nhận tiền của ngươi Mỹ làm báo Tự Do
nhưng ông chỉ lãnh lương tháng 30.000 đồng, và đi chiếc xe gắn máy Velo Solex.
Còn thua Mobilette vàng của Vương Tân.
Người trong tòa
soan duy nhất đi ô tô là nhà văn nhà báo Măc Thu Lưu Đức Sinh. Nhà văn Mặc
Thu đi cái ô tô Citroen 15 ngựa do Mai Đen làm tài xế. Nhân vật Mai Đen
thời tướng Nguyễn Cao Kỳ từng đóng vai đại tá Thanh Tùng phụ trách tình
báo. Dịp này Vương Tân thương thấy ông Bùi Kiến Thành con trai bác sĩ Bùi
Kiến Tín thay mặt ông Buttinger đến đưa tiền cho Mặc Thu Lưu Đức Sinh
Nhà báo Tam Lang
là chủ nhiệm báo Tự Do nhưng không có xe riêng nhà ông ở con
hẻm đường Võ Tánh bên hông tòa soạn. Tam Lang thường đi bộ qua tòa
soạn. Thi sĩ Đinh Hùng thì lúc nào cũng măc đồ lớn sách cái cặp to đùng
đi tắc xi tới tòa soạn, ngồi viết, ngồi vẽ. Thợ xếp chữ luôn phải chờ bài
của thi sĩ Đinh Hùng để sắp chữ. Được cái Đinh Hùng viết rất nhanh, nên thợ in
ít phàn nàn.
Như Phong Lê Văn
Tiến mang tiếng làm Thư Lý Tòa Soạn nhưng hết bay ra Hải Phòng lại lo công việc
làm tình báo với bác sĩ Trần Kim Tuyến nên công việc tòa soạn gần như
giao cho Vương Tân cáng đáng hết. Như Phong Lê Văn Tiến có lần nói với Vương
Tân là bạn thân của Như Phong là bác sĩ quân y Trần Kim Tuyến vừa được thủ tướng
Ngô Đình Diệm cử làm giám đốc sở Nghiên cứu chánh trị thay ông tòa Vũ Tiến Tuân
(sở nghiên cứu chánh trị là cơ quan mật vụ của chính phủ do tướng tình báo Mỹ
Lansdal gợi ý thành lập). Như Phong nói bác sĩ Trần KimTuyến đang là nhân
vật quan trọng thứ ba của chế độ chỉ sau hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu.
Vương Tân nói với Như Phong Lê Văn Tiến, ông là người viết được nên vừa viết
văn vừa làm báo, chứ làm tình báo lôi thôi lắm đấy.
Làm báo Tự Do đươc ba tháng Vương Tân thấy chán cái
tờ báo tiếng nói Băc Kỳ Di Cư này quá, nên nói với Như Phong Vương Tân
xin nghỉ. Như Phong bảo tiếc quá nhưng ông sang làm việc với ông Trần Văn
Ân thì tốt thôi. Từ đó Vương Tân sang làm báo Đời
Mới với Trần Văn Ân.
Tuy bỏ Tự Do nhưngVương Tân vẫn liên lạc với Như
Phong và rất thích khi thấy Như Phong với bút hiệu Lý Thắng viết trường giang
tiễu thuyết Khói Sóng.
Như Phong là người
thân với bác sĩ Trần Kim Tuyến và giúp Trần Kim Tuyến gầy dựng sở Nghiên Cứu
Chánh Trị từ đâu tới cuối. Nhưng năm 1960 báo Tự Do ra số xuân Canh Tý Như Phong xin được
họa sĩ Nguyễn Gia Trí bức tranh Chuột với Dưa Hấu về làm bìa báo đã khiến báo bị
tịch thu cả tòa soạn. Sở dĩ xẩy ra cớ sự vì bức tranh họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ
chuột với dưa hấu. Lật ngược bức tranh thì quả dưa hấu bửa đôi là bản đồ
Việt Nam. Mặt mấy con chuột giống y chang mặt anh em ông Ngô Đình
Diệm. Bị cảnh sát bắt Như Phong Lê Văn Tiến tuy thoát nạn nhưng cũng giã từ báo Tự Do. Và bắt đầu một
phiêu liêu chánh trị mới với đám tướng trẻ. Như Phong Lê Văn Tiến là người cùng
với luật sư Đinh Trịnh Chính làm dự án đưa các tướng trẻ lên cầm quyền.và
tham gia chính phủ Nguyễn Cao Kỳ với tư cách ủy viên hành pháp.
Nhưng ngày 30
tháng Tư năm 1975 Như Phong Lê Văn Tiến lại kẹt ở Saigon. Khi gặp
Vương Tân tại phòng giam Công An Cộng Sản ở đường Trần Hưng Đạo, Như
Phong Lê Văn Tiến nói tối 29 tháng tư luật sư Chính còn cho xe lại đón Như
Phong xuống tầu của ông đậu tại bến Bach Đằng nhưng Như Phong đã không đi vì
quyết ở lại để thực chúng những điều ông nghiên cứu về Cộng Sản và bây giờ ông
thỏa mãn.
Vào tù cộng sản
Như Phong được đích thân Mai Chí Thọ giám đốc công an Saigon thẩm vấn.
Như Phong nói với Mai Chí Thọ các ông đang kẹt với Bắc Kinh vì chiếm miền
Nam, rồi các ông còn kẹt hơn nữa. Các ông bắt văn nghệ sĩ là lầm. Bắt
nhà thơ Vũ Hoàng Chương làm gì. Ông Vũ Hoàng Chương ung thư sắp chết thả
ra đi để khỏi mang tiếng muôn đời. Các ông bắt nhà báo Trần Việt Sơn cũng
vậy. Ông ấy ung thư sống có mất tháng nữa, để chết trong tù mang tiếng.
Mai Chí Thọ nghe lời Như Phong Lê Văn Tiến nhưng bỏ tù Như Phong Lê Văn Tiến 13
năm.
Suốt thời gian này
Như Phong Lê Văn Tiến ở nhà giam Chí Hòa có lúc ở chung với bác sĩ Nguyễn Đan
Quế và giáo sư Đoàn Viết Hoạt. Vì vậy mà đầu thập niên 1990 thế kỷ 20,
bác sĩ Nguyễn Đan Quế lập Cao Trào Nhân Bản Việt Nam, giáo sư Đoàn Viết
Hoạt xuất bản báo Diễn Đàn Tự Do, công an cộng sản đã bắt Như Phong Lê Văn Tiến.
Trong vụ này,
Vương Tân và nhà thơ Tô Thùy Yên bị làm cáo trạng ghép vào vụ Diễn Đàn Tự Do
đưa ra tòa. Nhưng Như Phong Lê Văn Tiến, Vương Tân, Tô Thúy Yên đã tranh
luận với cán bộ Viện Kiểm Sát khiến cán bộ Viện này phải quyết định đình chỉ điều
tra và thả cả ba.
Như Phong Lê Văn
Tiến đi Mỹ hoàn thành trường giang tiểu thuyết Khói Sóng và viết bài cho Đài Á Châu Tự Do
rồi chết ở Virginia năm 2001 vì bệnh tim.
Lê Thị Huệ: Xin cho biết chi tiết
việc học tập của ông thời thiếu nhi, thời thành niên kế tiếp, khi đó VN vẫn còn
dưới chế độ Pháp thuộc trường học ở đâu, học phí đóng góp ra sao hay miễn phí
thầy cô từ đâu bổ nhiệm hay đươc tuyển dụng tại chỗ. Chương trình học bằng
quốc ngữ hay tiếng Pháp. Lịch sử được dạy như thế nào khi Việt Nam còn nằm
dưới sự thống trị của người Pháp. Các bạn đồng song đặc biệt các bạn học
sau này có tiếng tăm trong xã hội.
Vương Tân: Vương Tân được gia đình chăm
sóc vấn đề học hành khá chu đáo, năm tuổi, khai tâm học chữ Hán với một thầy đồ
là dân đại khoa vì tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục bị người Pháp làm khó dễ
. Cha Vương Tân rước về cung phụng như thượng khách. Một mặt giúp cha
Vương Tân nghiên cứu kinh dịch,và phong thủy, mặt khác dạy dỗ anh em Vương Tân
chữ Hán và chữ quốc ngữ. Thầy đồ dạy Vương Tân Tam Tự Kinh với cái roi
mây rất dài. Nhìn không khí lớp học có vẻ căng thẳng lắm, nhưng thực ra
thầy rất dễ dãi và không la mắng học trò bao giờ cả. Thầy dạy học trò đọc sách
viết chữ, rồi giảng đạo lý giọng lúc nào cũng ôn tồn nhẹ nhàng. Cùng với
học chữ Hán, Vương Tân được cha mẹ thuê người kèm dạy tiếng Pháp để năm tuổi
Vương Tân vô học chương trình tiểu học trường Tây ở Hà nội. Năm tuổi
Vương Tân được cho vô học trường tiểu học của người Pháp tại Hà nội. Trường
dành cho dân Tây học chương trình do cơ quan học chính của chính phủ Pháp ở
Paris soạn thảo. Giáo viên cũng do cơ quan này tuyển dụng và đào tạo cử tới
Hà nội dạy theo chương trình như ở bên Pháp vậy. Sách vở của học trò
hoàn toàn in ấn từ Pháp gửi sang gồm hai loại sách của giáo viên và sách
của học trò. Vào học trường này hoàn toàn miễn phí nhưng muốn vào học phải
là con em những công chức cao cấp trong chính quyền thuộc địa, có giấy giới
thiệu của xếp các cơ quan này. Vương Tân nhớ rõ ràng trong số các thầy dạy
Vương Tân ở bậc trung học có cụ phó bảng Bùi Kỷ dạy chữ Hán như vậy là tiến sĩ
Hán Học Bùi Kỷ được tuyển ở Việt Nam. Nhưng thầy Bùi Kỷ dạy chữ Hán
bằng tiếng Pháp. Trong trường Tây môn lich sử hoàn toàn học lich sử nước Pháp,
với câu mở đầu tổ tiên tôi là dân Gaulois. Tuy nhiên Vương Tân khai tâm học
chữ Hán ở nhà được thầy đồ dạy Vương Tân là dân Việt Nam con Rồng cháu Tiên có
tổ là các vua Hùng và đọc cuốn lich sử VN của tác giả Trần Trọng Kim.
Bạn học trường Tây
của Vương Tân có Nguyên Sa Trần Bich Lan và nhà thơ Hoàng Anh Tuấn. Tuy
nhiên hai người này sớm chia tay Vương Tân sang Pháp học vì sợ bị bắt đi lính
mãi sau năm 1954 Vương Tân mới găp lại hai người này.
Điều trớ trêu với
Vương Tân là học trung học và đai học đều học bằng tiếng Pháp dù biết sau ngày
9 tháng 3 năm 1945 bộ trưởng quốc gia giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam Độc Lập
do sử gia Trần Trọng Kim làm thủ tướng là học giả Hoàng Xuân Hãn có đưa ra một
chương trình quốc gia giáo dục rất hay. Nhưng Vương Tân không được
học chương trình này, vì cha Vương Tân vốn thích chương trình Tây một
chương trình giáo dục hơi nặng về từ chương nhưng cha Vương Tân cho là tốt hơn
chương trình Việt đối người đã học tiếng Tây từ bé.
Vương Tân nhớ lúc
mới hồi cư chưa xin vào học lại được trường Tây,Vương Tân có đi học luyện thi
tú tài chung lớp với Nguyễn Văn Cử người lái phi cơ AD6 oanh tạc dinh Độc Lập
ngày 27 tháng 2 năm 1962, và nhà văn Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn , nhà thơ
Mac Ly Châu Phạm Đức Lợi người từng làm trưởng phòng 2 bộ Tổng tham Mưu Quân Lực
VNCH tuẫn tiết tại Saigon sau ngày 30 tháng tư. Nhưng sau Vương Tân bỏ lớp
này đi thi tú tài Tây.
Chính cái nền giáo
dục của người Pháp dạy Vương Tân yêu Tự Do Bình Đẳng và Bác Ái đã làm cho cuộc
đời Vương Tân nhiều lận đận như bài thơ Nghiêm Xuân Hồng làm ở Mỹ tặng Vương
Tân thủa nào đăng trên báo Văn của Mai Thảo xuất bản ở Mỹ.
Có điều cần phải
nói rõ là người Pháp chỉ cho dân Đông Dương trong đó có dân Việt Nam hưởng một
nền giáo dục Đai học tới bậc Cao Đẳng mà thôi. Ai muốn học
đai học phải sang Pháp học. Vì chỉ ở Pháp mới có bậc đai học và trên đai
học, còn ở Đông Dương trong ba xứ Đông Dương không có trường Đai Học chỉ
có trường Cao Đẳng mà thôi. Người ta bảo đó là chính sách giáo dục chỉ
đào tạo tay sai không đào tạo trí thức. Tuy nhiên ngươi Pháp lại cho sinh
viên VN, nhất là xứ thuộc đia Nam Kỳ thoải mái sang Pháp du học.
Nên đã có nhiều du học sinh VN đậu tiến sĩ. Đó là chưa kể hệ thống giáo dục
của các trường do Giáo Hội Thiên chúa giáo La Mã lập ra cũng góp phần không nhỏ
trong việc đào tạo ra những nhà văn nhà báo nhà giáo lẫy lừng như Petrus Ký -
Trương Vĩnh Ký, Paulus Của - Huỳnh Tinh Của, nhà văn Nguyễn Trọng Quản tác giả
tiểu thuyết viết bằng tiếng Việt đầu tiên Thầy Lazaro Phiền (in năm
1887).
Mãi tới đầu thập
niên 1950 thế kỷ Hai Mươi, chính phủ quốc gia của quốc trưởng Bảo Đai mới tiếp
thu Viện Đai Học Đông Dương mở trường đai học Văn Khoa và tổ chức các lớp trên
đai học tại các trường Đai Học trong khi học chế đai học của chính phủ Hồ chí
Minh lúc đó mới chỉ có lớp dự bi đai học.
Lê Thị Huệ: Vai trò của Như Phong Lê Văn Tiến trong việc
thành lập nội các của Nguyễn Cao Kỳ.
Vương Tân: Như Phong chơi thân với Lê Văn Thái tự
Thái Trắng. Chính Như Phong là người đưa Thái Trắng vào làm trợ lý cho bác sĩ
Trần Kim Tuyến giám đốc cơ quan mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diệm. Thái
Trắng có nghề làm tình báo nhờ làm đệ tử Đặng Trần Học một nhân vật Đại Việt từng
được người Mỹ huấn luyện làm tình báo. Đăng Trần Học là bố đẻ Đặng Tuyết Mai tiếp
viên hàng không Việt Nam đường bay quốc tế, người mà Nguyễn Cao Kỳ
mê đã bỏ bà vợ đầm Marốc có 5 con trai để cưới làm vợ. Khi Đặng Trần Học
hấp hối đã ủy thác chú Thái lo cho vợ con nên Mai về sống với vợ chồng
Thái. Khi tướng Nguyễn Khánh o bế tướng Kỳ để kéo phe tướng trẻ về phe,
tướng Kỳ chỉ xin ân sủng là tướng Khánh cho tướng Kỳ bảo lãnh ngưòi tù chế độ
cũ Lê Văn Thái tự Thái Trắng về ở với vợ chồng tướng Nguyễn Cao Kỳ và sau đó Lê
Văn Thái tức Thái Trắng trở thành cố vấn chánh trị tối cao của tướng Kỳ.
Như Phong Lê Văn Tiến.
Nguồn ảnh: Hoàng Hải Thủy Blog
Nguồn ảnh: Hoàng Hải Thủy Blog
Như Phong thân với đai tá Phạm Văn Liễu cố
vấn chánh trị của tướng Nguyễn Chánh Thi vì cùng là dân Đại Việt Quôc Dân Đảng.
Nhưng khi thấy tướng Thi nhát không dám đứng ra lập chính phủ, thì Như Phong bỏ
tướng Thi nghe lời Lê Văn Thái làm cố vấn cho Lê Văn Thái cùng Đinh Trịnh Chính
lập dư án quân đội cầm quyền, khi chính phủ dân sự của thủ tướng Phan Huy Quát
và quốc trưởng Phan Khắc Sữu tranh chấp nhau bế tắc không giải quyết
đươc. Chính Như Phong Lê Văn Tiến đã làm đề án quân đội cầm quyền lập
ra hai ủy ban lãnh đao quốc gia và ủy ban hành pháp trung ương. Như Phong
biết chắc người Mỹ ủng hộ tướng Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống. Như
Phong cũng biết rõ phe Đai Việt ở miền Nam do anh ông Thiệu là giáo sư Nguyễn
Văn Kiểu ủng hộ ông Thiệu. Nhưng Lê Văn Thái đã lôi kéo đươc nhà báo Bùi
Diễm, Bộ Trưởng phủ thủ tướng của thủ tướng Phan Huy Quát chịu làm ủy viên hành
pháp phụ trách văn phòng chủ tịch ủy ban hành pháp[tương đương bộ trưởng phủ
thũ tướng]. Ban đầu Như Phong muốn nắm bộ Xây Dựng Nông Thôn đã sửa soạn
tiếp quản bộ này. Thì đột ngột tướng Nguyễn Đức Thắng lại muốn nắm bộ Xây
Dựng Nông Thôn. Như Phong đành nhường về ngồi tại Uỷ ban hành pháp, nắm
chức ủy viên hành pháp phụ trách tổng quát. Chính Như Phong là người lên
kế hoạch dẹp cuộc nổi loạn của Thượng Tọa Thích Trí Quang, trao cho Mai Đen tự
Thanh Tùng và Nguyễn Ngọc Loan thực hiện. Theo Như Phong thì Thái Trắng là một
trong những nhân vật chủ chốt trong việc lập nội các Nguyễn Cao Kỳ. Nhưng
ông ta khôn khéo luôn dấu mặt. Nhân vật Thái Trắng này đến phút chót của
chế độ Việt Nam Cọng Hòa còn quậy bị tổng thống Trần Văn Hương hạ
ngục mãi ngày 28 tháng Tư 1975 mới ra khỏi câu lưu xá của cảnh sát,
đến một bãi đáp trực thăng của Mỹ bay ra hạm đội. Theo Như Phong tướng Nguyễn
Văn Thiệu tuy làm Chủ Tịch Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, tức nắm hết quyền lực.
Nhưng quyền này chỉ là quyền rơm vạ đá. Tướng Nguyễn Cao Kỳ nắm Chủ
Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương nắm tiền có tiền là có tất cả. Thế là
tranh chấp. Nhưng anh có tiền bao giờ cũng thắng thế nhờ nắm những nhóm lợi
ích.Vì thế cuộc tranh chấp Thiệu Kỳ mới gay gắt. Và năm 1966 Nguyễn
Văn Thiệu bắt buộc phải thay đổi chế độ, bầu cử quốc hội lập hiến, làm hiến
pháp dân chủ. Tuy nhiên tướng Nguyễn Cao Kỳ có tiền vẫn nắm đa số trong quốc hội
lập hiến, làm một bản hiến pháp theo ý tướng Kỳ. Mọi sự diễn ra
đúng ý tướng Kỳ. Ngoài chuyện quân đội và Mỹ ép Nguyễn Cao Kỳ phải
làm phó trong một liên danh ứng cử tổng thống do Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu.
Mọi sinh hoạt chính trị lúc đó do Như Phong và Thái Trắng sắp thu xếp vẫn ổn thỏa.
Tướng Kỳ vẫn nắm một chánh phủ không có Nguyễn Cao Kỳ do Nguyễn Văn Lộc làm thủ
tướng . Tuy nhiên sau trận tết Mậu Thân thì phe tướng Kỳ hoàn thất thế.
Người Mỹ đã ủng hộ tướng Nguyễn Văn Thiệu bằng cách cho phi cơ trực thăng bắn hạ
một nửa bộ tham mưu của tướng Kỳ ở Chợ Lớn. Rồi để ngõ thời cơ cho đặc
công cộng sản bắn què tướng Nguyễn Ngọc Loan cánh tay mặt của tướng Kỳ ngay gần
trụ sở an ninh quân đội. Theo Như Phong thì tướng Kỳ là ngươi không có bản lĩnh
chính trị, vì học hành chẳng bao nhiêu ngoài bốn năm trung học và mười
tám tháng trường sĩ quan trừ bị khóa 1 mở ở Nam Định thêm một khóa đào tạo phi
công lái vận tải cơ của ngươi Pháp mở Marakech[Maroc]. Đáng lẽ sau khi
ông gặp linh mục Trần Hữu Thanh linh mục Hoàng Quỳnh ông phải làm binh biến trước
ngày tưóng Dương Văn Minh lên nhậm chức tổng thống. Nhưng người Mỹ
đã không ủng hộ ông nên đã khựng lại. Sau khi không quân đã di tản ông mới
bay xuống Mỹ Tho kêu gọi tướng Trần Văn Hai tử thủ. Tướng Hai nói ông sẵn
sàng tử thủ nhưng không còn quân ông bay xuống Cần Thơ găp tướng Nguyễn Khoa
Nam. Tướng Nam nhận lời nhưng không hứa hẹn gì. Tướng Kỳ thấy tình
hình như vậy bỏ chạy ra hạm đội đâu có biết sáng 1 tháng năm tướng Nam tuẫn tiết
ở sân cờ quân đoàn 4 . Tướng Kỳ cũng đâu có biết sáng 30 tháng tư năm
1975 tướng người Pháp Vanuxem quan thầy của tướng Dương Văn Minh gặp thủ tướng
Vũ Văn Mẫu và tổng thống Dương VănMinh yêu cầu tướng Minh đọc nhật lệnh tử thủ
thì lập tức ba quân đoàn Hồng Quân Trung Hoa sẽ tiến đánh Hà Nội những mũi tấn
công của Cộng quân vào Saigon sẽ chùn lại. Chính phủ Dương Văn Minh
sẽ tồn tại VNCH không bị xóa sổ. Tướng Minh bàn với thủ tướng Mẫu rồi
hai người từ chối đề nghị của Vanuxem vì không muốn dính líu với giải pháp có
người Tầu.Theo Như Phong VNCH sụp đổ máu vì tướng Kỳ không có bản lĩnh
chính trị lưỡng lữ không dám ra sớm. Tướng Dương Văn Minh và giáo sư Vũ
Văn Mẫu thiếu tin tình báo nên không dám nghe lời tướng Vanuxem
Lê Thị Huệ: Ông có thể nói thêm về sự tiếp xúc của ông
với nhân vật Buttinger (1). Ông biết gì về hoạt động của Buttinger ở Việt Nam
Vương Tân: Vương Tân quen ông Buttinger ở ngoài Hà nội
năm 1953 lúc Vương Tân làm chủ bút nhật báo Quê Hương. Trong một buổi tiếp
tân của lãnh sự Mỹ ở Hà nội ông Buttinger chủ động tới làm quen với Vương Tân
ông nói tiếng Pháp khá thạo ông cho biết ông là một nhà văn Mỹ gốc Áo.
Ông đang dự định viết một cuốn sách về VN. Ông muốn Vương Tân giúp ông kiếm một
số tài liệu. Ông sẵn sàng trả thù lao cho Vương Tân. Vương Tân nói
với ông Buttinger rằng Vương Tân có một người quen là ông Nghiêm Kế Tổ hiện lúc
đó đang ở Hà nội . Ông Tổ là một lãnh tụ Việt Nam Quôc Dân Đảng đã từng kinh
qua cuộc đấu tranh Quốc Cộng ở VN và đang viết một cuốn sách lich sử VN cận và
hiện đại. Ông Buttinger yêu cầu Vương Tân giới thiệu ông với ông Nghiêm Kế
Tổ. Ông nói với Vương Tân là ông muốn hỏi chuyện ông Tổ bằng Anh Ngữ.
Nhờ Vương Tân làm thông dich viên và trả thù lao đàng hoàng. Trong cuộc tiếp
xúc giữa ông Buttinger và ông Nghiêm Kế Tổ. Ông Tổ cho biết ông mới hoàn
thành một cuốn sách nghiên cứu lịch sử với tựa đề Việt Nam Máu Lửa. Ông đã
bán bản quyền cho nhà xuất bản Mai Lĩnh in cuốn sách này. Đây là một cuốn
sách ông Tổ viết bằng cả cuộc đời làm cách mạng Việt Nam Quôc Dân Đảng của
ông. Ông Buttinger muốn đươc hỏi ông Tổ về cuốn Việt Nam Máu Lửa. Ông Tổ nói
ông sẵn sàng trả lới một cuộc phỏng vấn của ông Buttinger về cuốn Việt Nam Máu
Lửa. Ông Tổ tiết lộ ông sắp tham gia chính phủ của quốc trưởng Bảo Đai.
Khi cuốn Việt
Nam Máu Lửa được phát hành
ông Buttinger có đem một bản lại nói nhờ Vương Tân tóm tắt nôi dung dùm.
Một cuốn sách dầy hơn năm trăm trang, với đầy đặc những tài liệu lich sử và
kinh nghiệm tranh đấu tồn tại của tác giả khiến Vương Tân phải vất vả hơn
một tuần lễ mới hoàn thành bản tóm tắt bằng tiếng Anh và được ông
Buttinger trả công rất hậu 500usd.
Ông Buttinger và ngoại trưởng Việt Nam Cọng Hòa
Trần Văn Lắm, 1958
Nguồn ảnh: Douglas Pike Photograph Collection - Vietnam Center and Archive
Hiệp định Geneve chia đôi đất nước xẩy
ra, trước khi Vương Tân vào Saigon ông Buttinger ghé thăm cho biết ông hiện là
giám đốc International Recue Committee. Vương Tân vào Saigon cần gì cứ
liên lạc điện thoại với ông. Vương Tân chưa cần liên lạc với ông
Buttinger thì ông đã tới kiếm Vương Tân đi làm báo Tư Do.
Trước khi gặp Vương Tân ông Buttinger một
người Mỹ gốc Áo đã có tác phẩm là cuốn In
the Twilight of Socialism xuất
bản ở Mỹ năm 1953. Ông đã tặng Vương Tân một bản in ở Mỹ cuốn sách
này năm 1954.
Sau khi ông Vương Tân gặp ông Nghiêm kế Tổ
ông đã viết cuốn The Smaller
Dragon-A Political History of
Viet Nam xuất bản ở Mỹ năm 1958 . Ông có tặng Vương Tân một với lời đề tặng
khá trân trọng. Rồi ông về Mỹ vì thất vọng chế độ Ngô Đình Diệm.
Về Mỹ
năm 1967 ông Buttinger xuất bản cuốn Việt Nam A
Dragon Embattled năm
1967 rồi năm 1968 ông cho in Viet
Nam A Political History. Cuốn sách cuối cùng ông Buttinger gửi cho
Vương Tân là cuốn A Dragon
Defiant: A Short History of Viet Nam và khuyên Vương Tân nên sang Mỹ
sống nếu Vương Tân chịu sang Mỹ sống ông sẽ bảo lãnh.
Sau
1975 Vương Tân không còn liên lạc gì đươc với ông Buttinger. Tuy nhiên
theo luật sư Nghiêm Xuân Hồng một người bạn của Vương Tân cũng quen biết ông
Buttinger cho Vương Tân biết thì ông Buttinger có cuốn sách cuối đời xuất
bản năm 1977 đó là cuốn Viet
Nam :The Unforgettable Tragedy một
cuốn sách quan trọng. Trong đó ông công bố nguyên văn lá thư của ông Ngô
Đình Diệm trả lời đề nghị của ông là ông Diệm nên công tác với những nhân vật đối
lập. Ông Diệm đã đưa ra ba trường hợp đó là trường hợp bác sĩ Nguyễn Tôn
Hoàn bác sĩ Phan Quang Đán,và nhà báo Nguyễn Bảo Toàn; và nói những người này
quá cao ngạo. Riêng ông Toàn còn là người chống bầu cử quốc hội. Sau
đó ông bị bệnh Alzheimer gần như mất trí nhớ qua đời vào năm 1992 thọ 86 tuổi.
Ông Buttinger là một nhà nghiên cứu lich sử vào loại tầm cỡ ở Mỹ từng nhiều lần
được tờ báo danh giá nhất nước Mỹ là Nữu Ước Thời Báo The New York Times đánh
giá là nhà nghiên cứu lich sử viết về VN có tầm vóc lớn, hiểu biết nhiều,
nhận định vấn đề chính xác.
Lê Thị
Huệ: Ông có gặp và làm việc với nhân vật Komatsu (2) Nhật Bản, đảng
viên Đảng Hắc Long Nhật Bản,ông còn biết gì thêm về các dính líu của nhân vật
Nhật Bản này với chính giới VN trong giai đoạn trước và sau đệ nhị thế chiến.
Vương
Tân: Năm 1945, Như Phong Lê Văn Tiến giới thiệu Vương Tân với ông
Komatsu, một nhân vật mà Tiến Nhật nói với Vương Tân là một ông thầy tuyệt với
mà NguyễnTrần Huyên còn phải kính phục[Nguyễn Trần Huyên sau này là nhà báo Cao
Giao Huỳnh Văn Phẩm lừng danh,từng làm phòng viên thường trực của báo News week
ở Saigon từ năm 1968 tới 1975].
Komatsu Kiyoshi ,
nguồn ảnh: commons.wikimedia.org
Ông
Komatsu lúc đó chừng hơn 40 tuổi ,ông nói tiếng Pháp rất đúng giọng người
Paris. Hỏi ra mới biết ông từng du học ớ Pháp là bạn học với nhà báo Trần
văn Ân và nhà thơ Nguyễn Giang [anh em cùng cha khác mẹ với nhà thơ Nguyện Nhược
Pháp, con nhà văn Nguyễn Văn Vịnh ]. Komatsu quen thân với văn hào
Andre Malraux và được văn hào này đưa vào tiểu thuyết Les Conditions Humaines với vai nhân vật Kyo. Lời đầu
tiên ông nói với Vương Tân là người Việt Nam muốn viết văn hay phải đọc thuộc
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thi hào Nguyễn Du là một nhà phù thủy ngôn ngữ.
Theo Như Phong thì Komatsu là người Nhật đầu tiên dich và xuất bản truyện
Kiều qua tiếng Nhật và xuất bản ở Nhật năm 1942 . Komatsu dù giỏi
tiếng Việt nhưng dịch truyện Kiều qua tiếng Nhật căn cứ vào bản dịch tiếng Pháp
của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Tuy nhiên ông cũng giỏi chữ Nôm đọc được
Truyện Kiều qua bản Nôm nên bản Kiều tiếng Nhật của Komatsu rất đươc giới
nghiên cứu Nhật chú ý.
Theo
Như Phong thì chính ông Komatsu là người đã cứu nhà báo Trần Văn Ân khi phe
quân phiệt đinh thủ tiêu nhà báo Trần Văn Ân ở Nam Dương quần đảo.
Theo chỗ
hiểu biết của Vương Tân thì nhà thơ Nguyễn Giang đã dịch một cuốn tiểu thuyết của
ông Komatsu viết bằng tiếng Pháp ra tiếng Việt đem in trên tuần báo Trung
Băc Tân Vân liên tục 7 tháng với tựa đề Cuộc
Tái Ngộ.
Như
Phong nói khi bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ lập trường Lục Quân Yên Bái cho Quôc Dân Đảng
ông Komatsu đã giới thiệu cho bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ chừng 20 sĩ quan Nhật nhận
làm giảng viên quân sự cho trường này. Ông Komatsu đã quen Nguyễn
Ái Quôc khi ông học ở Paris nên sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nguyễn Ái Quốc
với tên mới Hồ Chí Minh đã liên lạc với ông nhờ giúp đỡ. Komatsu đã
khuyên Hồ Chí Minh nên hợp tác với các Đảng phái Quốc Gia , và Hồ Chí Minh
đã nghe lời khuyên của ông Komatsu. Sau đó ông Komatsu về Nhật.
Là nhân vật Hăc Long chống phe Quân phiệt
nên về Nhật ông trở lại nghề viết văn. Nhà báo Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm,
người từng cùng Nguyễn Hữu Đang lập Văn Hóa Cứu Quốc sau thất vọngViệt Minh đi
phò ông Ngô Đình Nhu, nói với Vương Tân về Nhật ông Komatsu viết hai cuốn tiểu
thuyết vào cuối đời đó là cuốn Vetonam[Việt
Nam]viết về đời hoạt động của Kỳ ngoại hầu Cường Để và nhà cách mạng Phan Bội
Châu, cuốn thứ hai Vetonamu No
Chi[Máu Việt Nam], một cuốn tự truyện. Vẫn theo Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm
thì ông Komatsu sinh năm 1900và rất thân với ông Ngô Đình Diệm. Khi ông
Diệm làm tổng thống có mời ông qua VN, nhưng ông không sang với lý do sức khỏe
không tốt. Ông Komatsu từ trần năm 1962 nên không phải chứng kiến
cái chết thê thảm của anh em ông Ngô Đình Diệm
(1). Buttinger tên thật là Joseph
Buttinger 1906-1992. Theo tài liệu trên internet, thì Joseph Buttinger được kể
là một chính trị gia gốc Áo:
(tài liệu phụ chú của LTH)
(2). Komatsu tên thật là Komatsu Kiyoshi
1901-1962.
Theo vài tài liệu anh ngữ trên internet
nói về ông như là một nhà văn, một chính trị gia tài tử . Komatsu Kiyoshi được
xem là một người Nhật theo Tây Mỹ
Lê Thị Huệ: Nhật
báo Tự Do theo lời ông kể thì đó là tờ báo của
giới trí thức Bắc Kỳ di cư. Nghe nói đó là tờ báo số một vào thời điểm 1957. Tại
sao ông lại bỏ đi. Tờ Tự Do có phải là tiền thân của tờ Sáng Tạo. Theo
ông vai trò các ký giả trong giai đoạn thành lập Việt Nam Cộng Hòa đã có những
khai phá hoặc những thành tích nào đáng ghi nhận.
Một quầy báo ở Sài Gòn thập niên 1960
nguồn ảnh: không rõ
Vương Tân: Như Vương Tân đã từng trả lời lý do duy nhất
Vương Tân rời nhật báo Tự Do là Vương Tân không chấp nhận cái tinh thần văn
chương báo chí Bắc Kỳ di cư. Vương Tân nói với Như Phong Lê VănTiến,Vương Tân
tham gia bộ biên tập báo Tự Do vì cái tinh thần đi là đi chiến đấu.
Nhưng mình là dân di cư ăn nhờ ở đậu miền Nam để chờ ngày thống nhất đất nước
đem miền Bắc trở lại với tổ quốc tự do. Mình phải có tinh thần khiêm nhường.
Không thể hãnh tiến ta đây là người tiên phong chống Cộng, ta đây là chiến
sĩ đang chiến đấu cho Tự Do. Anh em chủ trương tờ Tự Do đã đi quá đà phải
chấn chỉnh lại.
Như Phong Lê Văn Tiến đồng ý với Vương Tân
nhưng nói “mấy ông già bảo thủ quá, chẳng ai chịu nghe cả”. Vương Tân hỏi
mấy ông già là ai, Như Phong Lê Văn Tiến nói Tam Lang và Măc Đỗ.
Vương Tân bảo với Như Phong Lê Văn Tiến ông già Tam Lang thì còn hiểu đươc tại
sao Mặc Đỗ lại theo Tam Lang. Như Phong nói đằng sau vụ này có ông
luật sư Trần Chánh Thành.
Theo Như Phong Lê Văn Tiến thì đằng sau
ông Ngô Đình Nhu hiện có hai nhân vật có nhiều ảnh hưởng là Trần Kim Tuyến và
Trần Chánh Thành. Hiện tờ Tự Do đang nằm trong vòng ảnh hưởng của bác sĩ
Trần Kim Tuyến. Như Phong Lê Văn Tiến không dấu Vương Tân gì cả cho biết
ông Trần Kim Tuyến chỉ là y sĩ quân y chứ không phải bác sĩ quân y. Và hiện
ông Tuyến đang có mộng lớn làm người áo xám của chế độ. Ông Trần Chánh
Thành thì đang làm chủ tịch Phong Trào Cách Mạng Quốc gia và sẽ làm bộ trưởng một
ngày gần đây. Hai nhân vật này tranh chấp nhau tờ báo Tự Do sẽ bị ảnh hưởng.
Vương Tân nói với Như Phong Lê Văn Tiến tình hình tờ Tự Do như vậy thì
Vương Tân sang làm tuần báo Đời Mới của nhà báo Trần Văn Ân. Như Phong
nói Vương Tân đi nơi khác thì Như Phong Lê Văn Tiến còn cản chứ sang làm
Đời Mới Như Phong hoan nghênh.
Vương Tân sang làm báo Đời Mới được ít
tháng thì nội bộ báo Tự Do lục đục. Nhà báo Tam Lang chủ nhiệm báo
Tự Do đưa Nguyễn Trọng Nho em giáo sư Nguyễn Văn Phú vào làm trị sư để kiểm
soát quản lý Mặc Thu Lưu Đức Sinh và vạch ra nhiều cái lem nhem về tiền bạc của
Mặc Thu Lưu Đức Sinh. Khi Vương Tân sang làm nhật báo Thời Đại và tuần
báo Việt Chính thì đột nhiên ông Trần Chánh Thành lên làm bộ trưởng bộ Thông
Tin. Nhà báo Tam Lang nhân danh chủ nhiệm báo Tự Do gửi đơn xin bộ thông
tin cho nhật báo Tự Do đình bản. Nhà văn Măc Thu Lưu Đưc Sinh lúc đó đang
là chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ
Tự Do ức quá cho công bố
một bài viết trên báo này do nhà văn Nguyễn Hoạt chấp bút nói bộ trưởng Trần
Chánh Thành không ra thể thống gì và thêm rằng ông chỉ là cây đa. Văn Nghệ
Tư Do vị thần nể cây đa, chứ thứ cây đa chẳng là cái thá gì.
Luật sư Trần Chánh Thành bèn dùng quyền bộ
trưởng thông tin đóng của báo Văn Nghệ Tư Do và dùng tòa án truy tố người viết
bài Nguyễn Hoạt và chủ nhiệm là Mặc Thu Lưu Đức Sinh ra tòa. Qua biện
lý cuộc tòa án Saigon ông Trần Chánh Thành dùng ảnh hưởng tống giam Nguyễn Hoạt
và Mặc Thu Lưu Đức Sinh vào khám Chí Hòa. Thế là nhà văn Nguyễn Hoạt và
nhà văn Mặc Thu bị đưa vào tạm giam ở khám Chí Hòa làm cho Như Phong Lê
Văn Tiến phải một phen vất vả chạy ngươc chạy xuôi mấy ngày hai nhà văn này mới
đươc tại ngoại.
Sau vụ này bác sĩ Trần Kim Tuyến quyết định
nắm tờ Tự Do. Ông xuất tướng của ông là nhà giáo Phạm Việt Tuyền làm chủ
nhiệm báo Tự Do. Nhờ ông Buttinger tiếp tục yểm trợ báo Tự Do với Như Phong Lê
Văn Tiến làm chủ bút, Phạm Xuân Ninh làm quản lý.
Vương Tân quen biết Phạm Việt Tuyền từ
ngoài Hà nội, biết Phạm Việt Tuyền là học trò cưng của cụ Nguyễn Đăng Thục và
là nhân vật chủ chốt trong Phong Trào Văn Hóa Bình Dân của linh mục Thanh
Lãng. Năm 1955 Phạm Việt Tuyền chủ trương tuần báo Tân Kỷ Nguyên với ban
chủ biên gồm Phạm Việt Tuyền, Trần Việt Châu [em ruột Trần Kim Tuyến], Lê Xuân
Khoa, Lê Thành Trị, có mời Vương Tân gia bộ biên tập. Vương Tân có tham
gia cùng với họa sĩ Lữ Hồ. Thời kỳ này Phạm Việt Tuyền chủ trương Học
thuyết Dân Tộc Việt Nam là một dân tộc trai hùng gái đảm. Nền văn hóa
truyền thống Việt Nam là một nền văn hóa dân chủ xã thôn “Phép vua thua lệ
làng”. Phạm Việt Tuyền chủ trương nối tiếp nền văn hóa này theo tinh
thần trở về nguồn phát huy tinh thần truyền thống dân tộc. Để cổ động cho
việc này Phạm Việt Tuyền cho xuất bản tập thơ Phá
Lao Lung với bút danh Thanh
Tuyền.
Ngay khi Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm nhật
báo Tự Do ông đã mời Vương Tân tham gia bộ biên tập. Theo lời Phạm Việt Tuyền
thì Tự Do sẽ là một tập đoàn báo chí và xuất bản có sự tham dự của Tchya Đái Đức
Tuấn, Hi Di Bùi Xuân Uyên, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, họa sĩ Nguyễn Gia Trí và nhà
báo Trần Việt Sơn. Vương Tân trả lời Phạm Việt Tuyền rằng rất tiếc Vương
Tân đã nhận lời nhà văn Đinh Xuân Cầu con rể nhà biên kịch Vũ Đình
Long chủ nhà xuất bản Tân Dân và tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy nhận tham
gia bộ biên tập nhật báo Chuông Mai của nhà báo Huỳnh Hoài Lạc do tỷ phú Nguyễn
Đình Quát bỏ tiền ra xuất bản.
Phải nói một cách công bằng tờ Tự Do do Phạm
Việt Tuyền và Như Phong Lê Văn Tiến làm lại có chất lượng hơn thời ký đầu, nhất
là mục Nói Hay Đừng do bộ ba Hiếu Chân, Mai Nguyệt, Tiểu
Nhã xa luân chiến. Tên mục làm bà Ngô Đình Nhu nổi giận vì có kẻ
“nói lái” bẩm bà nó chửi xéo bà rồi Tchya móc Phó Chủ Tịch Quốc Hội Cao Văn Tường
là Cao Tặc[nói lái rất tục và hỗn] rồi vụ tranh bìa báo xuân Canh tý [1960] * của
họa sĩ Nguyễn Gia Trí khiến cả tòa soạn bị bắt nhốt trừ Như Phong Lê Văn Tiến
và Phạm Việt Tuyền. Kết quả Phạm Việt Tuyền bị mất chức chủ nhiệm về
tay Kiều Văn Lân.
Bìa báo Tự Do, Xuân Canh Tý 1960
nguồn ảnh: Thư viện Ðại Học Cornell, Hoa Kỳ), www.nguoi-viet.com
Tự Do khác Sáng Tạo, ở chỗ Tự Do nhận tiền
trực tiếp từ tổ chức phi chính phủ của người Mỹ mà lúc đó do ông Buttinger đứng
đầu. Còn Sáng Tạo không hề nhận một đồng bạc nào của người Mỹ. Mai
Thảo chỉ ký một hợp đồng bán báo Sáng Tạo cho phòng Thông Tin Mỹ ở Saigon do
ông Tucker phụ trách văn hóa và in ấn đại diện phía Mỹ ký. Tiền Mai Thảo
ra báo là tiền lãi xuất bản cuốn truyện ngắn Đêm
Giã Từ Hà nội. Theo chỗ hiểu biết của Vương Tân thì Mai Thảo tự xuất bản
cuốn truyện ngắn Đêm Giã Từ Hà
Nội, đã lời cả triệu bạc. Một triệu bạc hồi đó lắm vì vàng có 5000 đồng
một lượng.
Một điều đáng chú ý là thời kỳ đệ nhất Cộng
Hòa có báo chí đối lập. Nhà báo Nghiêm Xuân Thiện xuất bản tờ báo
Thời Luận với những bài của nhà báo Phan Quang Đán, Trần Văn Tuyên đã làm rung
chuyển chế độ. Nhà báo lão thành Nguyễn Đắc Lộc tự Lộc Già , một nhà báo
từng hoạt động cách mạng với các bậc tiền bối như Phan Bội Châu Phan Chu Trinh
xuất bản tờ Tân Dân với những bài bình luận của Lý Đại Nguyên cũng làm cho cơ
quan mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến tức tối cho người tới đập phá tòa báo.
Vương Tân có tham gia báo Tân Dân của nhà báo Nguyễn Đắc Lộc thấy nhà báo
lão thành này suốt ngày lọ mọ một mình làm báo[dù con con rể ông là nhà báo
Xuân Kỳ trưởng ban Việt ngữ đài BBC lúc bấy giờ nói với ông bố cứ để đài
BBC làm việc với chính phủ Diệm là đủ rồi. Ông Nguyễn Đắc Lộc vẫn hì hục
viết với tinh thần nói thật nói thẳng và ngày 30 tháng tư tới ông đã là nhà báo
đầu tiên của chế độ VNCH tuẫn tiết.
Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa có nhiều khiếm
khuyết về dân chủ nhưng được cái họ dám cho báo chí đối lập xuất bản. Chế
độ đệ nhất Cộng Hòa có một bản Hiến Pháp khá tốt. Quốc Hội có đối lập
nhưng chỉ là hình thức nhưng lại thông qua một điều quái gỡ trong Hiến Pháp là
Hiến Pháp này Hành Pháp có thể chưa thi hành một số điều trong nhiệm kỳ 1.
Đệ Nhị Cộng Hòa thì Quốc Hội hai viện làm
luật báo chí gọi là Luật 007 bắt chủ báo phải ký quỹ tới 20 triệu mới đươc ra
báo. Một điều luật chỉ dành cho người có tiền mới có quyền ngôn luận. Nhà báo
đã phản đối bằng cuộc biểu tình Ký Giả Đi Ăn Mày năm 1972.
Lê Thị Huệ: Ông có thể cho biết là ông có tiếp
xúc hay hiểu biết thế nào về nhận vật thường đươc xem đứng đằng sau hậu trường
chánh trị của hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cọng Hòa là ông Lê Văn Thái tự
Thái Trắng.
Vương Tân: Tôi quen ông Lê Văn Thái tức Thái
Trắng từ ngoài Hà nội. Đáng lẽ ông Thái tự Thái trắng kẹt trong vụ chiến
khu Phục Việt của các ông Đinh Xuân Cầu, Nguyễn Văn Hướng tự 10 Hướng ở Thanh
Hóa. Nhưng vào giờ chót thiếu tá phòng nhì Pháp Dupra lại loại tên ông
Thái ra vì cho rằng ông Thái Trắng có liên quan với người Mỹ. Lúc đó ông
Thái Trắng làm việc thường xuyên với bác sĩ Đăng Văn Sung, một nhân vật Đại
Việt nổi tiếng thân Mỹ.
Sau hiệp định Geneve Thái Trắng được
nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền giới thiệu với Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
Đức Hộ Pháp trao cho ông Thái Trắng phụ trách Việt Nam Phục Quốc Hội phía Bắc.
Dịp này Vương Tân tham gia quân đội Cao Đài làm việc với Hồ Hán
Sơn. Hồ Hán Sơn phụ trách chánh trị quân đội Cao Đài nên cũng nắm
Việt Nam Phục Quốc Hội đâu có ngờ ông Thái Trắng lúc đó làm việc với bác sĩ Trần
Kim Tuyến nhận lệnh phá Việt Nam Phục Quốc Hội, và hạ uy thế Đức Hộ Pháp Phạm Cộng
Tắc. Thành công trong chiến dịch hạ Cao Đài và Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực
Quốc Gia của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, ông Lê Văn Thái tự Thái trắng được
bổ nhiệm phó giám đốc Sở Nghiên Cứu Chánh Trị Xã Hội tung hoành một thời.
Tuy nhiên tới thời tướng lãnh cầm quyền, ông Thái Trắng là bố vợ tướng Kỳ kiêm
quân sư chánh trị mới thật tung hoành. Và trận cuối cùng ông tưởng làm
lên cơm cháo là Thái Trắng cùng bác sĩ Trần Kim Tuyến và hai nhà báo Vip KK
Nguyễn Văn Chức và Sức Mấy Đinh Từ Thức định làm binh biến lật tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu nhưng chưa kịp ra tay thì bị tướng Nguyễn Khắc Bình hốt. Tới ngày
28 tháng tư năm 1975 mới ra khỏi nhà giam công an kịp lên trực thăng Mỹ
đào thoát sang Mỹ.
· năm 1960 báo Tự
Do ra số xuân Canh Tý Như
Phong xin được họa sĩ Nguyễn Gia Trí bức tranh Chuột với Dưa Hấu về làm bìa báo
đã khiến báo bị tịch thu cả tòa soạn. Sở dĩ xẩy ra cớ sự vì bức tranh họa sĩ
Nguyễn Gia Trí vẽ chuột với dưa hấu. Lật ngược bức tranh thì quả dưa hấu
bửa đôi là bản đồ Việt Nam. Mặt mấy con chuột giống y chang mặt anh
em ông Ngô Đình Diệm (Vương Tân)
Lê Thị Huệ: Hai nhân vật báo chí Việt Nam có nhiều
tiếp xúc và làm việc với các hãng thông tấn và báo chí quốc tế trong xuốt thời
gian chiến tranh Việt Nam là Phạm Xuân Ẩn và Cao Giao,ông có hiểu biết gì về
hai nhân vật này
Vương Tân: Vương Tân quen Phạm Xuân Ẩn qua Cao Giao
Huỳnh Văn Phẩm[tên khai sinh Nguyễn Trần Huyên]. Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm tức
Nguyễn Trần Huyên là cháu cụ chánh án Nguyễn Trần Mô,nhà cụ Mô ở phố Yết Kiêu
Hà nội cạnh nhà Vương Tân.Nguyễn Trần Huyên từ quê ra Hà nội học ở nhà cụ Mô,cụ
Mô có ông con trai là Nguyễn Trần Thiết theo Võ Nguyên Giáp,Nguyễn Trần Huyên
theoNguyễn Hữu Đang lập Văn Hóa Cứu Quốc,nhưng tiểu thư Kim con gái lớn cụ Mô
thì lại có cảm tình với Lê Quang Luật,Huyên hay nói chuyện với Lê Quang Luật được
Luật giới thiệu chủ nghĩa Duy Dân và đưa làm quen với nhà văn ngươi Nhật
Komatsu.Vì thế mà Huyên được Komatsu huấn luyện viết văn và làm tình báo
rồi đọc sách Lý Đông A và được kết nạp vào Đảng Duy Dân trong chi bộ đảng
trưởng có Lê Quang Luật, Nghiêm Xuân Hồng, Phạm Văn Tâm [Thái Lăng Nghiêm],Trần
Quốc Phiên[nhà thơ Trần Việt Hoài trưởng nam nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải]
Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm vào nghề văn nghề
báo rất sớm, được nhà văn nhà báo Vũ Bằng trân trọng.Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm là
người được ông Ngô Đình Nhu mời vào bộ tham mưu trong việc lập thuyết ấp chiến
lược.Ông Ngô Đình Nhu mở trường dạy về học thuyết Ấp chiến lược trao cho Cao
Giao Huỳnh Văn Phẩm và Phạm Văn Tâm[Thái Lăng Nghiêm][soan bài giảng dạy cán bộ
chỉ đao làm Ấp chiến lược.Chính vì chuyện này mà Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm đã bị
Đoàn CôngTác Đặc Biệt Miền Trung của Dương Văn Hiếu bắt cóc đem về giam tại trại
giam Chín Hầm ở Huế 9 tháng , chỉ có 9 tháng trong phòng giam làm ngầm dưới đất,Cao
Giao Huỳnh Văn Phẩm đã bị cùm đến liệt một chân vào mờ luôn hai mắt.Nhưng
nhờ những kinh nghiệm mà nhà văn Komatsu đã dạy Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm đã làm
cho Dương Văn Hiếu không khai thác được gì cho tới khi bác sĩ Tuyến mang được
ông về Saigon,trao cho ông chức Giám đốc Chánh trị báo Ngôn Luận thay Hà Đức
Minh,cùng Từ Chung Vũ Nhất Huy[một người làm Usis từng được ngươi Mỹ đưa đi đào
tạo tiến sĩ kinh tế về điều hành tờ Ngôn Luận cơ quan ngôn luận bán chính thức
của Đảng Cần Lao Nhân Vị, rồi làm Tổng thư ký tòa soạn báo Chánh Luận thì bị Việt
Cộng bắn chết trước cửa nhà ở gần chơ Nguyễn Tri Phương]
Sau binh biến ngày 11 tháng 11 năm
1960,ông Ngô Đình Nhu và bác sĩ Trần Kim Tuyến quyết định phải nắm chắc mặt trận
báo chi nên quyết định cho đàn em xuất bản năm tờ báo đó là các báo Đồng
Nai,Saigon mai,Thời Báo,Dân Việt và Báo Mới,trao Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm điều
hành tờ Báo Mới.Khi Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm nhận điều hành Báo Mới liền tới kiếm Vương Tân nhờ giúp một
tay. Vương Tân nhận lời mời Vương Hữu Đức làm thư ký tòa soạn, Trần Việt
Hoài tức Thiết Bản Đao Nhân trưởng nam thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải viết tạp
ghi và nhà văn Vũ Bằng làm tin quốc tế. Vương Tân phụ trách
phần thơ . Chính nhờ phụ trách phần này mà Vương Tân khám phá ra thi tài Du Tử
Lê và Minh Đức Hoài Trinh. Phải công bằng mà nói Cao Giao làm báo cho bác
sĩ Trần Kim Tuyến và ông Ngô Đình Nhu, nhưng Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm giỏi lách
nên đã đưa người đọc tiếp xúc được với nhiều sự thật của thời cuộc.
Tới năm 1963 vụ đấu tranh bình đẳng tôn
giáo do Phật giáo đồ khởi xướng xẩy ra, mật vụ của Dương Văn Hiếu bắt cóc nhà
thơ Trần Việt Hoài và”vồ” hụt Vương Tân. Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm liền đem
Vương Tân dấu ở khách sạn Caravel. Lúc này Vương Tân mới thấy Cao Giao Huỳnh
Văn Phẩm ngoài viết báo tiếng Việt còn viết báo tiếng Anh. Chính dịp này
Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm giới thiệu Vương Tân với nhà báo Phạm Xuân Ẩn một nhà
báo theo Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm lúc đó đang làm việc với thông tấn xã Reuter của
người Anh, và Phạm xuân Ẩn là nhà báo được đào tạo chính qui ở Mỹ chỉ sau lớp
Nguyễn Ngọc Linh. Tưởng ai chứ Phạm Xuân Ẩn thì quá quen thuộc với Vương
Tân. Ông người Biên Hòa là em Phạm Xuân Giai, thư ký riêng của tướng Trần
Tử Oai người nổi danh thời tướng Nguyễn Văn Hinh nổi loạn chống thủ tướng Ngô
Đình Diệm. Ông Phạm Xuân Ẩn lúc đó làm cho hãng thông tấn Reuter,nhưng cũng cộng
tác với bác sĩ Trần Kim Tuyến, ông Phạm Xuân Ẩn nói với Vương Tân rằng bọn
Dương Văn Hiếu định bắt cóc Vương Tân vì Vương Tân thân với thương tọa Thích
Tâm Châu và nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh. Tuy nhiên bọn Dương Văn Hiếu không
bền đâu, đừng lo. Nhà báo Trần Quân [Sức Voi], một sĩ quan tình báo Bắc
Việt chuyển hướng được Dương Văn Hiếu xử dụng viết cho báo của Dương Văn Hiếu
nói với Vương Tân rằng Dương Văn Hiếu vừa trình hồ sơ nhà báo Phạm Xuân Ẩn lên
ông Ngô Đình Cẩn xin bắt ông Phạm Xuân Ẩn dù ông làm việc với bác sĩ Trần Kim
Tuyến tuy nhiên ông là nhân vật quan trọng trong tổ tình báo chiến lược của ông
Mười Hương mà Dương Văn Hiếu đã phá được. Nhưng sở dĩ Phạm Xuân Ẩn
lúc đó không sa lưới vì lúc đó Phạm Xuân Ẩn đang học ở Mỹ. Trong khi
Vương Tân lánh mặt tránh sự bắt cóc của Dương Văn Hiếu thì đột nhiên ông Ngô
Đình Nhu quyết định cử bác sĩ Trần Kim Tuyến đi Cairo làm Tổng lãnh sự VNCH ở
Ai Cập và cử trung tá Phạm Thu Đường làm giám đốc Sở Nghiên Cứu Chánh Trị
và Xã Hội. Bác sĩ Trần Kim Tuyến thay vì đi Cairo đã ở lại Saigon rồi
rút vào bí mật cùng ông Huỳnh Văn Lang và đai tá Phạm Ngọc Thảo âm mưu đảo
chánh anh em ông Ngô Đình Diệm. Kết quả là ngày 1 tháng 11 năm 1963 tướng
Dương Văn Minh đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm anh em ông Diệm bị thảm
sát,bác sĩ Trần Kim Tuyến,ông Huỳnh Văn Lang bị tù đầy còn đại tá Phạm Ngọc Thảo
lại phây phây.
Vương Tân còn nhớ lần đầu Vương Tân gặp
đai tá Phạm Ngọc Thảo là ngày rằm tháng tám năm 1956. Các ông Huỳnh Văn Lang
Hoàng Minh Tuynh mở tiệc chiêu đãi những người mà các ông mời tham gia ban biên
tập tạp chí Bách Khoa ở căn hộ của ông Huỳnh Văn Lang trên tầng
một Ngân Hàng Quốc Gia ở bến Chương Dương nhưng lại đi thang máy tới bằng thang
máy ở cửa đường Pasteur.Vương Tân đi xe hơi cùng Nguyên Sa và Duy Thanh xe do
Trịnh Viết Thành em rể Nguyên Sa lái. Xe thuộc loại sang, xe Buick sản xuất
ở Mỹ của Trịnh Viết Thành. Đón bọn Vương Tân, Nguyên Sa , Duy Thanh, Trịnh
Viết Thành tại cửa có hai ông Huỳnh Văn Lang và Hoàng MinhTuynh cùng một phụ nữ
được nhà báo Nguyễn Ngu Í giới thiệu là em gái giáo sư Phạm Thiều vợ Phạm
Ngọc Thảo, một nhân vật sẽ phụ trách tòa soạn Bách
khoa tiếp xúc với các biên tập
viên. Khi mọi ngươi vào bàn ăn được chừng 15 phút thì có một người cao
dong dỏng măc đồ trắng ôm một chiếc cặp da to đùng tới, ông Huỳnh Văn Lang đứng
dạy bắt tay và giới thiệu với mọi ngươi nhân vật này là Phạm Ngọc Thảo,
em trai ông Phạm Ngọc Thuần,mới cãi nhau với Phạm Văn Đồng thủ tướng Bắc Việt về
đường lối ngả theo Tầu của Hà Nội đã bị bắn lủng bụng. Nhưng được tổ
chưc của ta đưa thoát vào Nam. Phạm Ngọc Thảo sẽ phụ trách phần quân sự
trong tạp chí Bách Khoa. Sau buổi gặp gỡ này Vương Tân đươc biết Phạm Ngọc
Thảo được đưa đi học một khóa quân sự đặc biệt ở Đà lạt và sau đó phong quân
hàm đai úy rồi thiếu tá phụ trách tỉnh đoàn Bảo An Vĩnh Long, rồi vinh thăng
thiếu tá phụ trách tỉnh đoàn Bảo An Bình Dương cuối cùng đi Mỹ học rồi về nước
vinh thăng trung tá làm tỉnh trưởng Bến Tre. Phạm Ngọc Thảo rất đươc Ngô
Đình Nhu tin dùng . Thế rồi Phạm Ngọc Thảo theo tướng Nguyễn Khánh làm chỉnh lý
theo tướng Trần Thiện Khiêm làm đảo chánh. Và cuối cùng bị trung tá Nguyễn Mộng
Hùng thảm sát. Có cái lạ là Việt Cọng phong ông Phạm NgọcThảo là anh hùng
là liệt sĩ nhưng bà Phạm NgọcThảo lại quyết định không đưa con về nước mà
định cư luôn ở Mỹ.
Sau đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963,
Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm quyết định xa rời chính trường bắt tay vào nghề
báo chuyên nghiệp dù bạn thân Lê Văn Thái năn nỉ thế nào cũng không rời tờ News
Week. Kết quả sau 30 tháng tư năm 1975 Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm bị Việt Cọng
nhốt vào khám Chí Hòa 10 năm về tội làm gián điệp. Rồi cho xuất cảnh đi
đoàn tụ với con ở Thụy Điển. Sang đất nước Bắc Âu này Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm bị
đau thận phải giải phẫu, bác sĩ gây mê sao đó không biết giải phẫu xong vẫn
hôn mê rồi rời cõi thế luôn.
Phạm Xuân Ẩn là một nhà báo tài hoa người
Việt Nam duy nhất đươc tạp chi Times [Mỹ] đưa tên là người đại diện tạp chí
Times tại Việt Nam trong thời chiến tranh Việt Nan. Phạm Xuân Ẩn
sau ngày 30 tháng tư 1975 không dấu chuyện mình làm gián điệp cho Việt Cộng.
Nhưng mỗi lần gặp Vương Tân, Phạm Xuân Ẩn đều nói ông là người thích chơi
chim, chơi chó, thích uống rượu ngon, nên khó hợp với chủ nghĩa cộng sản.
Phạm Xuân Ẩn nói với Vương Tân là bác sĩ Trần KimTuyến đã thử thách ông
khi nhờ Phạm Xuân Ẩn lo cho một chỗ trên trực thăng Mỹ để đào thoát sáng 30
tháng tư, dù bác sĩ Trần Kim Tuyến còn ngả đào thoát của phó đề đốc Chung Tấn
Cang và một chỗ trên tầu Việt Nam Thương Tín. Phạm Xuân Ẩn đã lo cho bác
sĩ Trần Kim Tuyến ngay một chỗ tại bãi đáp trưc thăng đường Gia Long,trụ
sở Pháp Văn Đồng Minh Hội. Sau 30 tháng tư 1975 Phạm Xuân Ẩn nhiều lần
tìm đường vượt biên và từng nhờ một nhà báo Mỹ đồng nghiệp giúp đỡ ông đào
thoát. Có lúc Việt Cộng đã giam lỏng Phạm Xuân Ẩn hai năm tại một trại
lính ở Hà nội. Sách viết về Phạm Xuân Ẩn của một đồng nghiệp người Mỹ được
dịch lại tiếng Việt in ở Việt Nam bị kiểm duyệt bó những đoạn nói về tâm sự
chán chường của Phạm Xuân Ẩn và những bất mãn của Phạm Xuân Ẩn với Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
Vương Tân trước ảnh Phạm Xuân Ẩn được Đảng Cọng Sản lộng kiếng khoe
trong khách sạn Continental Sài Gòn tháng 10. 2015
Lê Thị Huệ: trong phần trả lời trước ông nói Đêm Gĩa Từ Hà Nội của nhà văn Mai Thảo lời cả triệu bạc
vào thập niên 1950 ở Sài Gòn. Thật là một điều ngạc nhiên. Tại sao có thể
bán được nhiều đến thế. Ông biết như thế nào về chuyện này?
Vương Tân: Trong bối cảnh giữa thập niên 1950 của thế
kỷ hai mươi, ở Việt Nam thị trường phát hành sách sau khi đất nước bị chia đôi
rất hạn chế. Các nhà phát hành Yiễm Yiễm Thư Trang của thi sĩ Đông Hồ và
nhà Nam Cường của ông Nam Cường mất thi trường miền Bắc co cụm lại chỉ còn thị
trường từ Huế vô tới Cà Mâu sách xuất bản phát hành bán ra không đươc bao
nhiêu. Tuy nhiên lúc này lại có hai thị trường Bộ Thông Tin,và Phòng Thông Tin
Mỹ bao tiêu rất khá, chứng cớ là cuốn Bên
Kia Bến Hải của tác giả Đinh
Xuân Cầu hai cơ quan này đã mua tới 200.000 bản. Sở dĩ cuốn sách này bán
được cho bộ Thông Tin và và Phòng Thông Tin Mỹ nhiều như vậy vì nó là cuốn sách
duy nhất viết về cuộc “đấu tố” tại miền Bắc vừa nghiêm chỉnh vừa chính sác vì
tác giả vừa đào thoát từ trại tù số 5 của Việt Cộng về [trại tù số 5 còn có tên
gọi là trại tù Lý Bá Sơ].
Đêm Gĩa Từ Hà Nội của Mai Thảo được nhà phê bình Dương Giang
- Lê Khải Trạch, Đổng Lý Văn Phòng bộ thông tin nhận định là tác phẩm văn
học chống Cộng có tầm cỡ nên đã đặt mua 70.000 bản để phổ biến.
Trong khi đó Từ Ngọc Bích phụ tá trưởng phòng Thông Tin Mỹ bạn thân Nguyễn Đăng
Viên anh ruột của Mai Thảo Nguyễn Đăng Quý đã đặt mua 30.000 cuốn để cơ quan
này phổ biến.
Với “một trăm ngàn” bản Đêm Gĩa Từ Hà Nội bán cho bộ Thông Tin và Phòng
Thông Tin Mỹ, Mai Thảo từ một công tử đang phải sống nhờ cha mẹ bỗng trở
thành triệu phú, có nhà riêng, không còn phải ở trong tòa biệt thự sang
trọng của cha mẹ ở quận Nhất Sài Gòn nữa.
Mai Thảo làm nghề xuất bản sách từ
khi thành công về tài chính trong việc xuất bản Đêm Giã Từ Hà Nội.
Lê Thị Huệ: Cuộc phỏng vấn với nhà báo nhà thơ Vương
Tân đang hào hứng, thì bị cắt ngang tại đây vì sự ra đi đột ngột của ông vào tảng
sáng 15.12.2015 nơi nhà riêng ở Mỹ Tho.
Tường thuật của con trai Lê Nguyên Anh Nhã về cái chết của ba, nhà
báo nhà thơ Vương Tân – Hồ Nam:
“Ngày thứ hai (14 tháng 12) ba em có một buổi chiều vui hơn thường
lệ với mẹ và em, còn chạy xe gắn máy để bắt 2 em cún cưng chạy ra khỏi hàng rào
đi rượt mèo nhà hàng xóm. Buồi tối thì ngồi đánh máy computer một lát rồi qua
xem ti vi, rồi nằm đưa võng xem sách. Khi em dạy học xong thì ba em nói thèm ăn
quá trứng chiên, em chiên cho quá trứng ốp la. Ba ăn với rau xà lách, ăn
ngon lành được một chén rồi một lát sau dọn dẹp vô phòng nghỉ. Đến 11 giờ 30 tối
thì kêu mệt, em đo huyết áp thì thấy cũng không có vấn đề, chỉ là nhịp tim hơi
nhanh. Ba em kêu mẹ cạo gió rồi kêu hai mẹ em đi ngủ. Em nằm thiếp
đi đến 3 giờ sáng thì ba em khó thở. Hai mẹ con em vội vàng cùng hàng xóm
đưa đến bệnh viện nhưng đến nơi thì trút hơi thở cuối cùng trong cơn nhồi máu
cơ tim. Đột ngột quá chị ơi, vì em cứ nghĩ ba sẽ ít nhất ở với em 90 tuổi.
Ba em vốn có bệnh tiểu đường cũng 10 năm nay, uống thuốc đều đặn,
tuy nhiên cũng không tránh khỏi biến chứng qua tim, làm thiểu năng mạch vành. Mặc
dù vậy, sáng nào ba em cũng thích bổ củi để tự tay nấu nước pha trà. Ở tuổi
80, ba em vẫn chạy xe gắn máy chở mẹ đi chợ. Mọi thứ diễn qua quá nhanh. Giờ
này mà em vẫn còn phảng phất như nhìn thấy dáng ba lui cui châm nước pha ấm
trà, nhìn bình thủy trống mà em chạnh lòng nhớ ba nói lúc chiều "Nước nóng
mới đun đấy ... "
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí mất ngày 20 tháng 6 năm 1993. Để nhớ đến ông nhân ngày giỗ thứ 19 (năm nay, 2012), chúng tôi xin trở lại một câu chuyện của quá khứ khá xa, để xác định ai là người đã vẽ bìa báo Tự Do xuân Canh Tý 1960, mà hiện nay người thì bảo là do Nguyễn Gia Trí vẽ, người thì nói tác giả bức tranh đó là họa sĩ Phạm Tăng. Thế nhưng trước hết, xin mời bạn đọc xem lại bức tranh, mà bây giờ ít người được có dịp thấy:
Ai đã sống ở miền nam Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn, vào năm 1960 thì có thể ít nhiều biết câu chuyện này. Tranh bìa số xuân của báo Tự Do năm Canh Tý 1960 vẽ 5 con chuột đang ăn quả dưa hấu: một bìa báo bình thường, chủ đề bức họa là chỉ về con giáp của năm mới, một thói quen của làng báo lúc bấy giờ. Báo phát hành từ giữa tháng chạp âm lịch năm trước, mọi người mua, đọc, biếu bạn bè… như vẫn làm trong sinh hoạt đón xuân. Nhưng đến mồng 5 Tết thì đột nhiên tòa báo Tự Do bị cảnh sát xông vào đập phá, tịch thu hết các số báo xuân còn lại, cả số đã phát hành mà chưa bán cũng có lệnh thu hồi. Tại sao có chuyện như vậy? Vì có người diễn dịch ý nghĩa bức tranh đó là ám chỉ năm anh em của nhà họ Ngô đang đục khoét đất nước Việt Nam, và nếu lật ngược bức tranh lại thì theo đường viền vàng của vỏ trái dưa có thể thấy mường tượng hình thù nước Việt Nam, hoặc có thể một nửa nước phía nam, tùy người suy đoán. Người ta nói năm con chuột đó là tượng trưng cho năm anh em nhà Ngô Đình đang trực tiếp cầm nắm vận mệnh miền Nam: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu cùng vợ Trần Lệ Xuân, và Ngô Đình Cẩn. Có người thì cho chỉ năm anh em họ Ngô thôi, không có bà Nhu, và người thứ năm là ông Ngô Đình Luyện, nhưng thời gian đó ông Luyện làm việc tại nhiệm sở ngoại quốc.
Nhưng tất cả chỉ là suy luận, ức đoán. Chẳng có bằng chứng nào có thể đoan chắc bức tranh vẽ toàn chuột đó là ám chỉ các anh em trong một gia đình. Trừ một việc: chính các anh em đang cầm quyền đó đã phản ứng một cách giận dữ. Tức là họ tự nhận năm con chuột đó đúng là tượng trưng cho chính họ. Chính hành vi cho thuộc hạ đập phá tòa soạn báo Tự Do, tịch thu báo, và truy tìm tác giả bức tranh đã xác nhận cái ám chỉ mà dân chúng nghi ngờ đó là đúng.
Nhưng ở đây chúng ta không bàn luận về chuyện chính trị cách đây đã hơn nửa thế kỷ, như giải thích tại sao giữa thời thịnh trị của chế độ đệ nhất Cộng hòa lại xuất hiện một đả kích táo tợn và dữ dội đến thế. Chúng ta chỉ đang tìm kiếm tác giả của bức tranh. Có hai người được nhắc đến: họa sĩ Phạm Tăng và họa sĩ Nguyễn Gia Trí.
Hai họa sĩ Phạm Tăng và Nguyễn Gia Trí là bạn thân với nhau. Khi tờ báo Tự Do ra đời tại Sài Gòn sau năm 1954, Phạm Tăng có chân trong ban biên tập, chuyên vẽ hí họa cho báo. Tờ Tự Do do ông Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm, không phải là một tờ báo đối lập với chính quyền, nhưng bài vở trí thức, khách quan, lại có những người cộng tác không ưa chính quyền Ngô Đình Diệm như Như Phong Lê Văn Tiến, Hiếu Chân (tức Nguyễn Hoạt), thường hay có những bài phê phán hoặc châm biếm ám chỉ chính quyền. Riêng họa sĩ Phạm Tăng, qua lần điện đàm với người viết bài này vào tháng 01 năm 2012, cho biết đã bị bắt vào năm 1958 cùng với Hiếu Chân và Mặc Thu nhưng không bị ra tòa như hai vị này, mà được thả sau ba tuần bị nhốt ở bót Catinat. Sau đó họa sĩ Phạm Tăng xin đi du học tại Ý, và lên đường sang Ý vào năm 1959. Họa sĩ Phạm Tăng còn cho biết những hí họa trên báo Tự Do hầu hết là do ông vẽ, nhưng thỉnh thoảng họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng có đóng góp vài bức nhưng không bao giờ ký tên. Sau khi đi Ý, vì xa xôi và bận việc học, ông không còn cộng tác với báo Tự Do nữa, nhưng vẫn liên lạc thư từ rất thường xuyên với người bạn Nguyễn Gia Trí. Báo Thế Kỷ 21 xuân Ất Dậu 2005 xuất bản tại Quận Cam California có đăng bản chụp bức thư của Nguyễn Gia Trí viết từ Sài Gòn gửi sang Ý cho Phạm Tăng đề ngày 24 tháng 1 năm 1960, và cho biết thêm hai người bạn tiếp tục trao đổi thư từ với nhau cho đến tháng 8 năm 1974.
Khi vụ bức tranh chuột trên báo Tự Do xuân Canh Tý 1960 bùng nổ, nhiều người nghĩ Phạm Tăng là tác giả bức tranh, mặc dù thời điểm này Phạm Tăng đang ở Ý. Sự gán ghép này chúng tôi nghĩ là tiện lợi cho tình thế lúc bấy giờ, rất có thể do chính tòa soạn báo Tự Do khai với chính quyền đồng thời tung ra dư luận, rằng Phạm Tăng đã vẽ, để tránh cho sự bắt bớ tác giả thật, là họa sĩ Nguyễn Gia Trí, đang sống tại Sài Gòn. Mà quả vậy, thời gian ấy họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẫn sống bình thường tại nhà, không trốn tránh hay bị bắt bớ gì cả.
Thế thì có gì chứng minh bức tranh chuột ấy là do Nguyễn Gia Trí vẽ?
Thứ nhất là những dòng sau đây của nhà văn Nguyễn Tường Thiết, trích từ bài Sự Thật Về Cái Chết Nhất Linh đăng trên nhật báo Người Việt (Quận Cam, California) và Người Việt Online vào đầu năm 2012:
“Vào năm 1960 trên bìa báo Tự Do xuân Canh Tý xuất hiện bức tranh năm con chuột đang đục khoét một quả dưa đỏ và nếu lật ngược cái bìa thì quả dưa đỏ là hình bản đồ nước Việt Nam, hàm ý các anh em của gia đình họ Ngô đang phá hoại đất nước. Tờ báo bị chính quyền tịch thu sau khi báo đã phát hành được một số khá lớn. Không một ai biết tác giả bức tranh là ai. Người ta đoán mò họa sĩ Phạm Tăng là tác giả. Nhưng cha tôi cho chúng tôi biết tác giả là một người rất thân cận với ông: họa sĩ Nguyễn Gia Trí”.
Nguyễn Gia Trí gắn bó với Nhất Linh từ thời khởi sự làm báo Phong Hóa đầu thập niên 1930, rồi cùng hoạt động chống Pháp và bị Pháp bắt cùng Hoàng Đạo, Khái Hưng vào năm 1942. Ông là người cứng cỏi, bị tra tấn rất nhiều. Đầu thập niên 1950 ông bị Pháp chỉ định cư trú tại Thủ Dầu Một, cũng thời gian này Nhất Linh từ Trung Hoa về Hà Nội rồi vào Nam, hai người đồng chí cùng trong Việt Quốc chống Pháp một thời, nay lại gặp nhau. Nhất Linh lập nhà xuất bản Phượng Giang và Nguyễn Gia Trí phụ trách vẽ bìa các sách Nhất Linh xuất bản. Đến thời đệ nhất Cộng hòa, cả hai ông đều bất mãn với chế độ gia đình trị của ông Ngô Đình Diệm, và sự kiện Nhất Linh biết rõ Nguyễn Gia Trí vẽ bức tranh chống đối này là việc dễ hiểu.
Ngày nay nhìn lại vụ bức tranh này, phải nhận đây là một sự kiện rất quan trọng, như một quả bom tấn nổ bùng khơi ngòi cho một loạt hoạt động chống đối chế độ trong những năm tiếp theo, với sự bất mãn của dân chúng ngày một tăng. Phải là người gan góc, đầy bản lãnh và tài năng mới thực hiện được một hình thức chống đối chế độ ngoạn mục như vậy: một bức tranh rất nghệ thuật nhưng hiền lành như một tranh dân gian đón mừng năm mới, in trên bìa số Xuân của một tờ nhật báo uy tín nhất nước, chỉ trong một thời gian ngắn là đến tay bạn đọc khắp nước, lại ẩn chứa một nội dung tố cáo tính cách không lành mạnh của một chế độ chính trị (mang cả gia đình nhà mình ra mà nắm vận mệnh đất nước). Giữa khung cảnh của một chế độ độc tài, đó là cách làm của một bàn tay từng trải với hoạt động cách mạng, cộng với tâm hồn của một nghệ sĩ lớn, không mấy ai đủ đởm lược và tầm vóc để thực hiện, như Nguyễn Gia Trí đã làm. Sự kiện Nhất Linh, người mà Nguyễn Gia Trí gắn bó mật thiết thời ấy, cho con cái trong gia đình ông biết ai là tác giả bức tranh ngay trong thời điểm nó xuất hiện là một xác định chắc chắn, hoàn toàn khả tín.
Thứ hai, chính họa sĩ Phạm Tăng đã khẳng định với nhà nghiên cứu Thụy Khuê vào đầu năm 2012 rằng, chính Nguyễn Gia Trí là tác giả bức tranh ấy. Vào đúng ngày tết Nhâm Thìn (tháng 01-2012) người viết bài này sau một thời gian tìm kiếm, đã có được phóng ảnh bìa số báo xuân Tự Do Canh Tý 1960 lưu trữ tại thư viện đại học Cornell; và vì muốn biết rõ một cách dứt khoát ai là người vẽ bức tranh chuột này, chúng tôi đã nhờ nhà nghiên cứu Thụy Khuê bên Pháp liên lạc với họa sĩ Phạm Tăng để hỏi, và đã nhận được câu trả lời rõ rệt như trên.
Ngoài ra chúng tôi cũng đã liên lạc và chuyện trò nhiều lần với:
Bác sĩ Nguyễn Gia Tiến (hiện ở Thụy Sĩ) cháu gọi họa sĩ Nguyễn Gia Trí bằng chú ruột, thời 1960 là sinh viên Y khoa, vẫn lui tới nhà ông chú hằng ngày,
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tất Đạt (ở Nam California), con của họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường, thời 1960 ở ngay trong nhà họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Thì cả hai đều xác nhận với chúng tôi rằng, thời ấy trong vòng gia đình, ai cũng biết chính họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ bức tranh ấy.
Nguyễn Gia Trí là họa sĩ lớn của Việt Nam. Ông cũng là một chiến sĩ cách mạng gan lì và kiên cường. Những phẩm chất ấy hun đúc nơi ông một nhân cách lớn. Trong sự nghiệp hội họa của ông, các nhà nghiên cứu ít khi nhắc tới bức tranh chuột này, nếu có thì chỉ như dấu vết một hành động chính trị hơn là nghệ thuật. Nhưng chính bức tranh ấy đã có một vai trò đặc biệt trong lịch sử chính trị cũng như báo chí Việt Nam, mà vì hoàn cảnh xuất hiện đã tạo nên một sự lẫn lộn về tác giả. Tất cả sự sưu tầm, hỏi chuyện và gom góp tài liệu của chúng tôi chỉ nhằm một mục đích làm sáng tỏ ai là tác giả đích thực của bức tranh ấy. Và đến đây, câu trả lời đã có thể khẳng định: đó là họa sĩ Nguyễn Gia Trí.
Ai là tác giả bức tranh trên bìa báo Tự Do xuân Canh Tý 1960?
Bìa báo xuân Canh Tý 1960
Nguồn sưu tầm: Thư viện Đại học Cornell, Hoa Kỳ
Ai đã sống ở miền nam Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn, vào năm 1960 thì có thể ít nhiều biết câu chuyện này. Tranh bìa số xuân của báo Tự Do năm Canh Tý 1960 vẽ 5 con chuột đang ăn quả dưa hấu: một bìa báo bình thường, chủ đề bức họa là chỉ về con giáp của năm mới, một thói quen của làng báo lúc bấy giờ. Báo phát hành từ giữa tháng chạp âm lịch năm trước, mọi người mua, đọc, biếu bạn bè… như vẫn làm trong sinh hoạt đón xuân. Nhưng đến mồng 5 Tết thì đột nhiên tòa báo Tự Do bị cảnh sát xông vào đập phá, tịch thu hết các số báo xuân còn lại, cả số đã phát hành mà chưa bán cũng có lệnh thu hồi. Tại sao có chuyện như vậy? Vì có người diễn dịch ý nghĩa bức tranh đó là ám chỉ năm anh em của nhà họ Ngô đang đục khoét đất nước Việt Nam, và nếu lật ngược bức tranh lại thì theo đường viền vàng của vỏ trái dưa có thể thấy mường tượng hình thù nước Việt Nam, hoặc có thể một nửa nước phía nam, tùy người suy đoán. Người ta nói năm con chuột đó là tượng trưng cho năm anh em nhà Ngô Đình đang trực tiếp cầm nắm vận mệnh miền Nam: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu cùng vợ Trần Lệ Xuân, và Ngô Đình Cẩn. Có người thì cho chỉ năm anh em họ Ngô thôi, không có bà Nhu, và người thứ năm là ông Ngô Đình Luyện, nhưng thời gian đó ông Luyện làm việc tại nhiệm sở ngoại quốc.
Nhưng tất cả chỉ là suy luận, ức đoán. Chẳng có bằng chứng nào có thể đoan chắc bức tranh vẽ toàn chuột đó là ám chỉ các anh em trong một gia đình. Trừ một việc: chính các anh em đang cầm quyền đó đã phản ứng một cách giận dữ. Tức là họ tự nhận năm con chuột đó đúng là tượng trưng cho chính họ. Chính hành vi cho thuộc hạ đập phá tòa soạn báo Tự Do, tịch thu báo, và truy tìm tác giả bức tranh đã xác nhận cái ám chỉ mà dân chúng nghi ngờ đó là đúng.
Nhưng ở đây chúng ta không bàn luận về chuyện chính trị cách đây đã hơn nửa thế kỷ, như giải thích tại sao giữa thời thịnh trị của chế độ đệ nhất Cộng hòa lại xuất hiện một đả kích táo tợn và dữ dội đến thế. Chúng ta chỉ đang tìm kiếm tác giả của bức tranh. Có hai người được nhắc đến: họa sĩ Phạm Tăng và họa sĩ Nguyễn Gia Trí.
Hai họa sĩ Phạm Tăng và Nguyễn Gia Trí là bạn thân với nhau. Khi tờ báo Tự Do ra đời tại Sài Gòn sau năm 1954, Phạm Tăng có chân trong ban biên tập, chuyên vẽ hí họa cho báo. Tờ Tự Do do ông Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm, không phải là một tờ báo đối lập với chính quyền, nhưng bài vở trí thức, khách quan, lại có những người cộng tác không ưa chính quyền Ngô Đình Diệm như Như Phong Lê Văn Tiến, Hiếu Chân (tức Nguyễn Hoạt), thường hay có những bài phê phán hoặc châm biếm ám chỉ chính quyền. Riêng họa sĩ Phạm Tăng, qua lần điện đàm với người viết bài này vào tháng 01 năm 2012, cho biết đã bị bắt vào năm 1958 cùng với Hiếu Chân và Mặc Thu nhưng không bị ra tòa như hai vị này, mà được thả sau ba tuần bị nhốt ở bót Catinat. Sau đó họa sĩ Phạm Tăng xin đi du học tại Ý, và lên đường sang Ý vào năm 1959. Họa sĩ Phạm Tăng còn cho biết những hí họa trên báo Tự Do hầu hết là do ông vẽ, nhưng thỉnh thoảng họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng có đóng góp vài bức nhưng không bao giờ ký tên. Sau khi đi Ý, vì xa xôi và bận việc học, ông không còn cộng tác với báo Tự Do nữa, nhưng vẫn liên lạc thư từ rất thường xuyên với người bạn Nguyễn Gia Trí. Báo Thế Kỷ 21 xuân Ất Dậu 2005 xuất bản tại Quận Cam California có đăng bản chụp bức thư của Nguyễn Gia Trí viết từ Sài Gòn gửi sang Ý cho Phạm Tăng đề ngày 24 tháng 1 năm 1960, và cho biết thêm hai người bạn tiếp tục trao đổi thư từ với nhau cho đến tháng 8 năm 1974.
Khi vụ bức tranh chuột trên báo Tự Do xuân Canh Tý 1960 bùng nổ, nhiều người nghĩ Phạm Tăng là tác giả bức tranh, mặc dù thời điểm này Phạm Tăng đang ở Ý. Sự gán ghép này chúng tôi nghĩ là tiện lợi cho tình thế lúc bấy giờ, rất có thể do chính tòa soạn báo Tự Do khai với chính quyền đồng thời tung ra dư luận, rằng Phạm Tăng đã vẽ, để tránh cho sự bắt bớ tác giả thật, là họa sĩ Nguyễn Gia Trí, đang sống tại Sài Gòn. Mà quả vậy, thời gian ấy họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẫn sống bình thường tại nhà, không trốn tránh hay bị bắt bớ gì cả.
Thế thì có gì chứng minh bức tranh chuột ấy là do Nguyễn Gia Trí vẽ?
Thứ nhất là những dòng sau đây của nhà văn Nguyễn Tường Thiết, trích từ bài Sự Thật Về Cái Chết Nhất Linh đăng trên nhật báo Người Việt (Quận Cam, California) và Người Việt Online vào đầu năm 2012:
“Vào năm 1960 trên bìa báo Tự Do xuân Canh Tý xuất hiện bức tranh năm con chuột đang đục khoét một quả dưa đỏ và nếu lật ngược cái bìa thì quả dưa đỏ là hình bản đồ nước Việt Nam, hàm ý các anh em của gia đình họ Ngô đang phá hoại đất nước. Tờ báo bị chính quyền tịch thu sau khi báo đã phát hành được một số khá lớn. Không một ai biết tác giả bức tranh là ai. Người ta đoán mò họa sĩ Phạm Tăng là tác giả. Nhưng cha tôi cho chúng tôi biết tác giả là một người rất thân cận với ông: họa sĩ Nguyễn Gia Trí”.
Nguyễn Gia Trí gắn bó với Nhất Linh từ thời khởi sự làm báo Phong Hóa đầu thập niên 1930, rồi cùng hoạt động chống Pháp và bị Pháp bắt cùng Hoàng Đạo, Khái Hưng vào năm 1942. Ông là người cứng cỏi, bị tra tấn rất nhiều. Đầu thập niên 1950 ông bị Pháp chỉ định cư trú tại Thủ Dầu Một, cũng thời gian này Nhất Linh từ Trung Hoa về Hà Nội rồi vào Nam, hai người đồng chí cùng trong Việt Quốc chống Pháp một thời, nay lại gặp nhau. Nhất Linh lập nhà xuất bản Phượng Giang và Nguyễn Gia Trí phụ trách vẽ bìa các sách Nhất Linh xuất bản. Đến thời đệ nhất Cộng hòa, cả hai ông đều bất mãn với chế độ gia đình trị của ông Ngô Đình Diệm, và sự kiện Nhất Linh biết rõ Nguyễn Gia Trí vẽ bức tranh chống đối này là việc dễ hiểu.
Ngày nay nhìn lại vụ bức tranh này, phải nhận đây là một sự kiện rất quan trọng, như một quả bom tấn nổ bùng khơi ngòi cho một loạt hoạt động chống đối chế độ trong những năm tiếp theo, với sự bất mãn của dân chúng ngày một tăng. Phải là người gan góc, đầy bản lãnh và tài năng mới thực hiện được một hình thức chống đối chế độ ngoạn mục như vậy: một bức tranh rất nghệ thuật nhưng hiền lành như một tranh dân gian đón mừng năm mới, in trên bìa số Xuân của một tờ nhật báo uy tín nhất nước, chỉ trong một thời gian ngắn là đến tay bạn đọc khắp nước, lại ẩn chứa một nội dung tố cáo tính cách không lành mạnh của một chế độ chính trị (mang cả gia đình nhà mình ra mà nắm vận mệnh đất nước). Giữa khung cảnh của một chế độ độc tài, đó là cách làm của một bàn tay từng trải với hoạt động cách mạng, cộng với tâm hồn của một nghệ sĩ lớn, không mấy ai đủ đởm lược và tầm vóc để thực hiện, như Nguyễn Gia Trí đã làm. Sự kiện Nhất Linh, người mà Nguyễn Gia Trí gắn bó mật thiết thời ấy, cho con cái trong gia đình ông biết ai là tác giả bức tranh ngay trong thời điểm nó xuất hiện là một xác định chắc chắn, hoàn toàn khả tín.
Thứ hai, chính họa sĩ Phạm Tăng đã khẳng định với nhà nghiên cứu Thụy Khuê vào đầu năm 2012 rằng, chính Nguyễn Gia Trí là tác giả bức tranh ấy. Vào đúng ngày tết Nhâm Thìn (tháng 01-2012) người viết bài này sau một thời gian tìm kiếm, đã có được phóng ảnh bìa số báo xuân Tự Do Canh Tý 1960 lưu trữ tại thư viện đại học Cornell; và vì muốn biết rõ một cách dứt khoát ai là người vẽ bức tranh chuột này, chúng tôi đã nhờ nhà nghiên cứu Thụy Khuê bên Pháp liên lạc với họa sĩ Phạm Tăng để hỏi, và đã nhận được câu trả lời rõ rệt như trên.
Ngoài ra chúng tôi cũng đã liên lạc và chuyện trò nhiều lần với:
Bác sĩ Nguyễn Gia Tiến (hiện ở Thụy Sĩ) cháu gọi họa sĩ Nguyễn Gia Trí bằng chú ruột, thời 1960 là sinh viên Y khoa, vẫn lui tới nhà ông chú hằng ngày,
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tất Đạt (ở Nam California), con của họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường, thời 1960 ở ngay trong nhà họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Thì cả hai đều xác nhận với chúng tôi rằng, thời ấy trong vòng gia đình, ai cũng biết chính họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ bức tranh ấy.
Nguyễn Gia Trí là họa sĩ lớn của Việt Nam. Ông cũng là một chiến sĩ cách mạng gan lì và kiên cường. Những phẩm chất ấy hun đúc nơi ông một nhân cách lớn. Trong sự nghiệp hội họa của ông, các nhà nghiên cứu ít khi nhắc tới bức tranh chuột này, nếu có thì chỉ như dấu vết một hành động chính trị hơn là nghệ thuật. Nhưng chính bức tranh ấy đã có một vai trò đặc biệt trong lịch sử chính trị cũng như báo chí Việt Nam, mà vì hoàn cảnh xuất hiện đã tạo nên một sự lẫn lộn về tác giả. Tất cả sự sưu tầm, hỏi chuyện và gom góp tài liệu của chúng tôi chỉ nhằm một mục đích làm sáng tỏ ai là tác giả đích thực của bức tranh ấy. Và đến đây, câu trả lời đã có thể khẳng định: đó là họa sĩ Nguyễn Gia Trí.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen