Hơn 90% số tiền buôn vải được vợ chồng bà Hồ dùng để ủng hộ cách mạng. Có khi trong nhà không sẵn tiền mà đúng lúc cách mạng cần, bà sẵn sàng bán phá giá vải để gom đủ tiền đưa cho cán bộ.
97 tuổi , bà Hồ vẫn còn minh mẫn
Ở tuổi 97, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn giữ
nét đẹp của người phụ nữ Hà Nội gốc: Gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng
nói ấm áp và thái độ điềm đạm. Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà
sống cùng hai con trai, hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi
trang trọng nhất. Bà cho hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng
người chồng quá cố Trịnh Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng.
Bà Hồ cho biết, thân sinh ra bà là cụ
Hoàng Đạo Phương và Nguyễn Thị Lợi cũng như thân sinh của chồng bà, cụ Trịnh
Phúc Lợi, đều là những nhà Nho yêu nước, từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Tất
cả đều đỗ đạt mà không ai làm quan. Cụ Phương khi gần 80 tuổi đã gọi các con lại
nói rằng: "Ta đã già mà chưa làm trọn việc nước, sau này con nào có điều
kiện giúp nước thì hãy làm thay ta".
"Lời căn dặn của cha tôi luôn khắc
ghi trong lòng. Và khi có điều kiện là tôi giúp nước ngay mà không hề suy
nghĩ", bà Hồ tâm sự.
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được xây theo
kiểu nhà ống cổ, gồm 4 tầng. Tầng một là cửa hàng vải Phúc Lợi nổi tiếng khắp
vùng. Khách đến mua đông đúc, xung quanh lại tấp nập người qua lại nên được chọn
làm nơi ở cho Bác Hồ cùng những nhà lãnh đạo cách mạng từ chiến khu trở về.
Bà Hồ nhớ, vào một buổi tối cuối tháng
8 năm 1945, ông Nguyễn Lương Bằng đến nhà bảo vợ chồng bà thu xếp một phòng đón
cán bộ cách mạng đến ở. Ông bà dọn một phòng tầng 3 tươm tất để đón khách. Tuy
nhiên, người khách mới đến lại dọn xuống tầng 2 để ở cùng mọi người cho tiện.
"Ấn tượng đầu tiên của tôi về người
khách mới là sự giản dị. Ông cụ hơi gầy, vầng trán cao, râu dài, tóc bạc. Cụ mặc
áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su hiệu con hổ trắng, tay cầm can.
Để đảm bảo bí mật, chúng tôi nói với gia nhân rằng họ là người nhà ở dưới quê
lên chơi và tất cả đều không được lên tầng 2 làm phiền", bà Hồ nhớ lại.
33 ngày Bác ở nhà bà (từ 24/8 đến
27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng
bà thay nhau bê lên. Vào 9h hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho
Bác. Một hôm bà đang định quay gót thì Bác hỏi "Cô tên gì?". Sau khi
bà trả lời, Bác lại nói "Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng
con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả".
Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói:
"Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước". Bác cười:
"Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!".
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập, nay đã trở thành một di tích lịch sử, là điểm đến của nhiều khách tham quan.
|
"Ông cụ chăm chỉ lắm. Ngày nào
cũng làm việc tới đêm khuya và thức dậy rất sớm để tập thể dục. Cụ cứ ngồi bên
bàn làm việc, gõ lách cách. Có khi lại họp bàn với các đồng chí ở bên phòng lớn
suốt đêm", bà Hồ kể.
Thấy sự kính cẩn mà cán bộ dành cho
"ông cụ", bà thắc mắc với ông Lê Đức Thọ, Trần Đăng Ninh nhưng họ chỉ
cười không nói gì. Một lần ông bà đón hai vị khách nước ngoài đến thăm
"ông cụ". Rồi cụ đưa cho hai vị khách xem một bản thảo, một trong hai
người nói rằng đoạn đầu quen quen. Cụ cười nói: "Đó là câu từ ở trong bản
tuyên ngôn độc lập của nước bạn".
"Mãi sau này tôi mới biết bản thảo
đấy chính là bản tuyên ngôn độc lập mà Người viết hàng đêm bên chiếc máy chữ",
bà Hồ cho hay.
Bà Hồ bảo giờ phút mà bà không bao giờ
quên được là buổi sáng 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình. Sáng hôm ấy, bà chuẩn
bị tươm tất đến dự mít tinh, ông Bô đi cùng với Ủy ban hành chính Nhà nước. Khi
đang xếp hàng ở Phan Đình Phùng, sau lời giới thiệu cụ Hồ Chí Minh lên đọc
Tuyên ngôn độc lập, nghe giọng nói quen thuộc của "ông cụ", bà khóc
òa sung sướng. Người khách bấy lâu ở trong nhà bà, được bà tận tâm chăm sóc
chính là Bác Hồ kính yêu, là cụ Nguyễn Ái Quốc mà bà được đọc trên báo.
Sau ngày Quốc khánh, ban ngày Chủ tịch
Hồ Chí Minh làm việc ở phủ, tối vẫn về nhà bà Hồ để ở. Bác vẫn gần gũi, chân
thành như "ông cụ ở quê lên chơi" ngày nào. Thời gian này, Bác nhờ
ông bà Bô chuẩn bị một bữa tiệc chiêu đãi tướng quân Tưởng. Đồng thời, để cho
chúng rút 20 vạn quân khỏi nước ta, Bác đã nhờ ông bà chuẩn bị tiền lót tay.
"Để có 200 vạn cho Tiêu Vân, 300 vạn
cho Lư Hán và 500 vạn cho Ứng Khâm, tôi đã phải bán phá giá những xấp vải có
trong nhà, vì dân kinh doanh đâu để nhiều tiền trong nhà", bà Hồ cười nói.
Từ trái sang gồm nhà tư sản Hoà Tường, ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ, mẹ ông Trịnh Văn Bô, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp trước thềm Nhà hát Lớn tại Tuần lễ vàng 1945
|
Gần như toàn bộ số tiền mà ông bà thu
được từ việc kinh doanh vải đều dùng cho hoạt động cách mạng. Từ tháng 3/1945 đến
hết tháng 5/1946, mọi chi tiêu, ăn mặc, tiếp khách của nhà nước đều do bà Hồ
đài thọ. Những cán bộ ở tỉnh về không có quần áo tốt mặc, bà đã không ngần ngại
lấy vải trong nhà, bảo thợ của gia đình may tặng. Chính vì những đóng góp ấy,
sau này người Pháp đã ví bà là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh.
Nạn đói năm 1945, người tha hương khắp
nơi đổ về Hà Nội. Ông bà Hồ đã xuất kho cứu đói khắp nơi. Khi Bác Hồ phát động
“Tuần lễ vàng”, gia đình bà ủng hộ 117 lạng. Tổng cộng từ khi được giác ngộ,
gia đình ông bà đã ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng. Ngoài ra, bà thường xuyên
đến các bạn hàng vận động ủng hộ tiền, vàng giúp đất nước.
Trong đêm kết thúc “Tuần lễ vàng”, bà Hồ
không chút băn khoăn bỏ tiền mua đấu giá bức ảnh Bác Hồ với giá 10 vạn đồng.
Sau này bà đã tặng lại UBND thành phố Hà Nội. Tổng số tiền trong đêm đấu giá là
1,58 triệu đồng Đông Dương. Đây là số tiền rất lớn trong điều kiện ngân khố nước
ta chỉ 1,2 triệu tiền Đông Dương (toàn giấy 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào), nhưng
số thì rách, số thì cũ nát không tiêu được. Ngân khố quốc gia gần như trống rỗng.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai ông
bà đã bỏ nhà lên chiến khu, từ bỏ cuộc sống sang giàu, ăn no mặc đẹp. Bà cho rằng,
chỉ có nước nhà độc lập thì mình mới hết nhục. Vì thế những ngày ở rừng rú, ăn
cơm vắt với măng rừng, bà vẫn cảm thấy hạnh phúc.
Con cái bà sau này không ai nối nghiệp
làm kinh doanh, nhưng ai cũng trưởng thành, là những viên chức nhà nước. Nghĩ đến
những năm tháng hoạt động cách mạng, bà cười hiền hậu và nói: "Nếu được lựa
chọn lại, tôi vẫn dốc toàn bộ tiền bạc cho cách mạng. Tôi không hối hận vì những
việc mình làm vì đó là trách nhiệm của một người dân trong thời kỳ đất nước khó
khăn".
Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa
cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”
Cái gì chớ “nửa cái bánh mì” thì tui ăn đều đều, còn “nửa sự thực”
thì tới bữa rồi mới được thưởng thức qua một bài viết (Người đàn bà tặng hơn
5.000 lượng vàng cho cách mạng) của nhà báo Hoàng Thuỳ, trên trang Tin Nhanh Việt
Nam:
“Hơn 90% số tiền buôn vải được vợ chồng bà Hồ dùng để ủng hộ
cách mạng. Có khi trong nhà không sẵn tiền mà đúng lúc cách mạng cần, bà sẵn
sàng bán phá giá vải để gom đủ tiền đưa cho cán bộ.
Ở tuổi 97, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn giữ nét đẹp của người phụ nữ
Hà Nội gốc: Gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng nói ấm áp và thái độ điềm
đạm. Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà sống cùng hai con trai,
hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi trang trọng nhất. Bà cho
hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng người chồng quá cố Trịnh
Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng.
Giữ giọng chậm rãi, bà Hồ kể, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của bà
trước kia là tiệm vải Phúc Lợi, thuộc loại lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ.
Có điều kiện dư dả, hai ông bà thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ
người nghèo. Thấy vậy, cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách
mạng. Việt Minh khó khăn, không có tiền ra báo, bà đã ủng hộ 8 vạn rưỡi tiền
Đông Dương. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang cũng được chọn làm trụ sở hoạt động của
cách mạng.
Bà Hồ cho biết, thân sinh ra bà là cụ Hoàng Đạo Phương và Nguyễn
Thị Lợi cũng như thân sinh của chồng bà, cụ Trịnh Phúc Lợi, đều là những nhà
Nho yêu nước, từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Tất cả đều đỗ đạt mà không ai
làm quan. Cụ Phương khi gần 80 tuổi đã gọi các con lại nói rằng: “Ta đã già mà
chưa làm trọn việc nước, sau này con nào có điều kiện giúp nước thì hãy làm
thay ta”.
“Lời căn dặn của cha tôi luôn khắc ghi trong lòng. Và khi có điều
kiện là tôi giúp nước ngay mà không hề suy nghĩ”, bà Hồ tâm sự.
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được xây theo kiểu nhà ống cổ, gồm 4 tầng.
Tầng một là cửa hàng vải Phúc Lợi nổi tiếng khắp vùng. Khách đến mua đông đúc,
xung quanh lại tấp nập người qua lại nên được chọn làm nơi ở cho Bác Hồ cùng những
nhà lãnh đạo cách mạng từ chiến khu trở về.
Bà Hồ nhớ, vào một buổi tối cuối tháng 8 năm 1945, ông Nguyễn
Lương Bằng đến nhà bảo vợ chồng bà thu xếp một phòng đón cán bộ cách mạng đến ở.
Ông bà dọn một phòng tầng 3 tươm tất để đón khách. Tuy nhiên, người khách mới đến
lại dọn xuống tầng 2 để ở cùng mọi người cho tiện.
“Ấn tượng đầu tiên của tôi về người khách mới là sự giản dị. Ông
cụ hơi gầy, vầng trán cao, râu dài, tóc bạc. Cụ mặc áo nâu, quần soóc nâu, đội
mũ dạ, đi dép cao su hiệu con hổ trắng, tay cầm can. Để đảm bảo bí mật, chúng
tôi nói với gia nhân rằng họ là người nhà ở dưới quê lên chơi và tất cả đều
không được lên tầng 2 làm phiền”, bà Hồ nhớ lại.
33 ngày Bác ở nhà bà (từ 24/8 đến 27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo
nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9h
hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho Bác. Một hôm bà đang định quay
gót thì Bác hỏi “Cô tên gì?”. Sau khi bà trả lời, Bác lại nói “Cô còn trẻ mà đã
có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả”.
Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói: “Cháu vẫn có một điều khổ, đó là
nỗi nhục mất nước”. Bác cười: “Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!”
Sau khi “cách mạng” thành công, ông Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch
nước thì bà Hoàng Thị Minh Hồ lại lâm vào cảnh … mất nhà. Đó là nửa phần sự thực
còn lại của câu chuyện mà nhà báo Hoàng Thuỳ đã không kể kết, hay nói một cách
không mấy lịch sự là ông ấy “nhất định dấu biến đi cứ y như là mèo dấu cứt” vậy.
Phần nửa sự thực này mới được công luận biết đến qua một tác phẩm
mới (Bên Thắng Cuộc) của một nhà báo khác, Huy Đức:
“Năm 1954 từ nơi tản cư trở về, gia đình ông Trịnh Văn Bô không
còn một căn nhà nào để ở, cho dù trước đó, ông sở hữu biệt thự nổi tiếng 48 Hàng
Ngang và nhiều dinh thự khác như 34 Hoàng Diệu, 24 Nguyễn Gia Thiều, 56-58
Tràng Tiền… Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng
giữa thế kỷ 20. Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo
Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất
nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong 10 năm,
kinh doanh thành công, đưa tài sản của hãng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so
với ngày thừa kế hãng này từ cha mình. Tơ lụa do Phúc Lợi sản xuất được bán
sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển,
Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm.
Từ năm 1944, gia đình ông nằm trong sự chú ý của những người cộng
sản. Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ý tham
gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đã mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ
Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung
cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám,
gia đình ông đã ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây
vàng. Khi những người cộng sản cướp chính quyền, ông bà Trịnh Văn Bô được đưa
vào Ban vận động Quỹ Độc lập(298).
Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh,
Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đã ở
hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của
ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó, ông xuống tầng hai, ngủ trên chiếc giường bạt còn
các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ. Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn
hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Hồ Chí Minh cũng không xuống nhà để
tránh gây chú ý. Mọi việc ăn uống đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng
ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.
Trong suốt từ 24-8 cho đến ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm
khi ra khỏi nhà 48 Hàng Ngang. Mỗi buổi sáng, cứ sau khi ông tập thể dục xong,
bà Trịnh Văn Bô lại đích thân mang thức ăn sáng lên. Bà nhớ, có lần Hồ Chí Minh
đã giữ bà lại và hỏi: “Cô bao nhiêu tuổi mà có được gia tài lớn thế này?”
Năm ấy bà 31 tuổi, dù có 4 đứa con nhưng vẫn còn xinh đẹp. Hồ
Chí Minh ở lại đây cho đến ngày 27-9-1945. Mỗi khi ra khỏi nhà, Hồ Chí Minh thường
xuống tầng dưới vấn an bà mẹ ông Trịnh Văn Bô và gọi bà là mẹ nuôi. Ở 48 Hàng
Ngang, Hồ Chí Minh đã ngồi viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập và tiếp các sĩ quan OSS
(tiền thân của CIA) như Archimedes Patti và Allison Thomas.
Quần áo mà các lãnh đạo Việt Minh bận trong ngày lễ Độc lập, đều
do gia đình ông bà cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thì mặc đồ của
ông Trịnh Văn Bô còn áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì may bằng vải Phúc Lợi.
Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô theo Chính phủ
Kháng chiến lên Việt Bắc còn vợ ông thì mang 5 người con, trong đó có một đứa
con nhỏ, cùng với mẹ chồng lên “vùng tự do” Phú Thọ. Những năm ở đó, từ một bậc
trâm anh, thế phiệt, bà đã phải cuốc đất trồng khoai và buôn bán để nuôi con.
Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục
xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đình. Lúc này, toàn
bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán
bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến,
nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”.
Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ
nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở
kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng
dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập
để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho
làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô,
các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt
Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó.
Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh
Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai
chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể:
“Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những
công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị vì lượng sinh viên người Hà Nội
không còn nhiều.
Trong trường chủ yếu là sinh viên con em cán bộ thuộc thành phần
cơ bản từ Nghệ An, Thanh Hoá… những người xếp sinh viên Hải Phòng, Hà Nội vào
thứ hạng chót. Chị tôi vào Đại học Bách Khoa, năm 1959, phải đi lao động rèn
luyện một năm trên công trường Cổ Ngư, con đường về sau Cụ Hồ đổi thành đường
Thanh Niên, và sau đó là lao động trên công trường Hồ Bảy Mẫu”.
Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà
thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng
Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời,
gia đình ông vẫn không đòi lại được.
Bánh mì có thể biến mất sau khi vào dạ dày; nhưng sự thật thì vẫn trường
tồn …nhất là trong các đám mây Internet.
Và đây là sự trả ơn:
Tháng 10/1987, đồng chí cố vấn Trường Chinh có mời ông Trịnh Văn Bô (ông Trịnh Văn Bô mất năm 1990) và bà Hoàng Thị Minh Hồ lên gặp. Nhà 34 Hoàng Diệu, ông bà Trịnh Văn Bô cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn từ những ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 với thời hạn 2 năm ( 1954-1956), đến ngày Tổng tuyển cử đất nước thì trả.
Năm 1986, đồng chí Hoàng Văn Thái mất, Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh cao cấp tại Liễu Giai rất rộng rãi, khang trang. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái được chuyển về Liễu Giai.
Đại tướng và Đại tướng Hoàng Văn Thái.
Ngày 1/6/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô. Ngày 10/7/1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho bà Bô.
Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà. Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.Ngày 24/10/1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô. Thế mà gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?
Mãi 9 năm, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước cách mạng.
Và như nhiều người biết, để vào được chính ngôi nhà của mình sau những dằng dặc chầu chực xin xỏ, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Một người con trai đương đêm đã cõng mẹ vượt rào bí mật đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu.
...Một số tòa báo ngay tinh mơ hôm sau, ngày 10/10/2003 lập tức nhận được tin đến 34 Hoàng Diệu có vụ nhảy dù chiếm nhà bất hợp pháp!
Đến nơi thấy cụ bà Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm cười hiền hậu giọng sang sảng: “Nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước...”.
Các ký giả có mặt bữa đó đều phát hoảng. Hóa ra, người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm họ đã quá quen mặt! Chúng tôi tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi giải tán... Bởi có việc chi mà phải hỏi han với lại cật vấn.
Những tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực đã kể ở trên ghi rất rõ cái việc hợp pháp của cụ ở nhà 34 Hoàng Diệu này.
Nhà cụ thì cụ cứ việc ở.
https://www.youtube.com/watch?v=hWSjIc1VpLo
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen