Nếu lấy Huế làm trung điểm của
cán cân, ta thấy có một sự thay đổi trong giọngnói của tiếng Việt chúng ta
từ Bắc vô Nam. Sự biến chuyển này ở các vùng liền nhau là tiệm
tiến một cách có thể khó nhận ra. Tuy vậy, giọng nói của chúng ta có thể
được phân chia thành ba miền rõ rệt: giọng Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam mà
chúng ta thường gọi là giọng bắc, giọng trung, và giọng nam. Miền Bắc nói chung
từ cực bắc đến tiếp giáp Miền Trung có một giọng nói thanh tao. Một tài liệu cổ
của một quan lại Trung quốc báo cáo về cho triều đình Trung quốc đã mô tả rằng
tiếng Việt nghe ríu rít như chim. Ông quan này đã ký âm một số từ Việt
bằng chữ Trung hoa mà khi ta đọc lại theo âm Hán Việt thì không còn biết được âm
thật của tiếng ta vào thời đó như thế nào nữa. Ví dụ, trong văn kiện này
có từ Hán Việt đọc là đà bị để chỉ người vợ. Giọng nói nghe ríu
rít như chim này nhất định là giọng Miền Bắc nước ta vì vào thời đó, Miền Trung
và Miền Nam chưa thuộc về nước Việt.
Thế nhưng, ngay trong phạm vi Miền Bắc, giọng nói cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Khởi đầu từ cực bắc với Sơn tây, Lạng sơn, Cao bằng vv., giọng miền bắc có một chút “ngọng ngịu” và phát âm [L] và [N] đều thành [N], vì dụ lẫn lộn thành nẫn nộn. Giọng Hải phòng và Hà nội vẫn có một chút khác biệt, vì nghe như giọng Hải phòng nặng hơn, tuy có người cho rằng giọng Hà nội nghe có phần điệu hơn. Vòng qua Bùi chu, Phát diệm, Nam định, giọng Bắc đã nghe có âm hưởng nặng thêm chút nữa.
Ưu điểm của giọng bắc là
phân biệt rõ ràng các phụ âm cuối [C] và [T], [N] và [NG] và đầu [D] và [GI].
Người Việt chúng ta phải biết ơn những người đã chế ra chữ quốc
ngữ. Thật khó mà diễn tả điều chúng ta muốn nói nếu tiếng ta được ký âm bằng
chữ Nôm hay lối chữ tượng hình nào khác. Người Bắc không bao giờ lẫn lộn giữa cắc (bạc
cắc) và cắt (cắt thịt), khăn (cái khăn) và khăng (khăng
khăng), giây (giây phút) và dây (dây dưa). Có ý kiến cho rằng
“thời chưa có quốc ngữ, phân biệt âm cuối [T] và [C] không được nhấn mạnh, tại
phần lớn nước Việt.” Phân biệt hay không phân biệt theo tôi là tại tiếng chứ
không tại chữ, như Trần Văn Mầu viết “học tiếng, chứ không học chữ.”
Tôi nghĩ là giọng Miền Bắc đã từ lâu phân biệt rõ rệt các âm như vừa trình bày,
còn các miền khác cho đến nay đã có chữ quốc ngữ vẫn không được “nhấn mạnh.” Do
đó, nếu nói các miền còn lại giọng nói không phân biệt các âm cuối [C] và [T]
theo ký âm chữ quốc ngữ hiện thời thì phát biểu này không sai. Có hay không có
cách ký âm gọi là quốc ngữ thì giọng nói của ba miền đất nước chúng ta vẫn như
vậy. Một điều chắc chắn nữa, các từ với phụ âm cuối là [C] hay [T] theo quốc ngữ
hiện thời, dù cách đọc khác biệt của các miền đất nước vẫn được ký âm chỉ bằng
một cách viết chữ Nôm mà thôi, không phải một cho giọng bắc và một
cho giọng nam. Nghĩa là, một âm được ký bằng chữ Nôm vẫn được đọc các cách khác
nhau nếu có giữa các miền khác nhau. Nguyễn Du chỉ ký âm một cách duy nhất câu
thơ được ký âm lại bằng chữ quốc ngữ là Trời xanh quen thói má hồng đánh
ghenđề được giọng bắc đọc là Chời (Giời) xanh quen thói mà hồng đánh ghentrong
khi giọng Huế đọc là Trời xanh queng thoái má hồng đánh gheng.
Về âm sắc, giọng Bắc phân biệt
các dấu hỏi, ngã. Điều lạ là, Alexandre de Rhodes và các giáo sĩ thừa
sai hồi đó đến trước hết ở Đàng Trong tại sao lại biết được sự phân
biệt hỏi, ngã của giọng Miền Bắc. Cũng nên ghi nhận là biểu tượng dấu
ngã bây giờ lúc ban đầu không phải chỉ để biểu hiện cách phát âm từ thấp vút
lên cao của dấu ngã mà còn để thay thế âm cuối [NG]. Trong cuốn Phép giảng
tám ngày tôi còn nhớ đã viết, “Tôi càu cũ Đức Chúa Blời….” (Tôi cầu cùng Đức
Chúa Trời). Phải chăng điều này cho thấy đã có sự cộng tác của những người nói giọng
bắc trong việc hình thành chữ quốc ngữ bây giờ.
Nhược điểm của giọng bắc là
không phân biệt [CH] và [TR] nói thành [CH], [S] và [X] nói thành [X], ví dụ Châu (châu
phê) và trâu (con trâu) nói giống nhau thànhchâu; sanh (sanh
sản) và xanh (màu xanh) đều nói thành xanh.
Giọng Miền Trung:
Bước vào Thanh Nghệ Tĩnh, giọng
bắc gần như đột nhiên chỉ còn âm hưởng. Người vủng này nói nghe mai mái vẫn còn
âm điệu của giọng bắc, nhưng giọng nói nặng hơn nhiều và đã xuất hiện một âm điệu
khắc hẵn âm điệu Miền Bắc, và nhiều từ Miền Bắc không có. Cách riêng hai tỉnh
Nghệ an và Hà tĩnh, giọng nặng cho đến nổi nhiều người không quen nghe, không
thể hiểu được, kể cả người thuộc vùng Bình Trị Thiên với giọng mà người khác
cho là nặng. Đến Quảng bình, âm hưởng giọng bắc hoàn toàn biến mất.
Giọng nói nhẹ lên nhiều so với giọng Nghệ Tĩnh, nhưng vẫn còn nặng nếu chỉ so
sánh giữa ba tỉnh Bình Trị Thiên. Giọng Bình Trị Thiên nhẹ hẵn đi khi đến Thừa
thiên, cao bỗng và dịu dàng theo một cách riêng.
Đặc điểm của giọng Thanh Nghệ
Tĩnh Bình Trị là vẫn còn phân biệt phụ âm cuối [C] và [T], [N] và [NG], nhưng
thêm vào đó còn phân biệt được [CH] và [TR], [S] và [X] mà giọng bắc lẫn lộn.
Ngược lại, người vùng này hoàn toàn không phân biệt phụ âm đầu [D], [GI] và
[NH]; họ chỉ nói toàn phụ âm [GI] mà thôi. Họ nói dà, già, và nhà đều
thành một âm già. Vùng Thừa thiên phân biệt được [CH] và [TR], [S] và
[X], nhưng phụ âm cuối [C] và [T] đều nói thành [C], [N] và [NG] đều thành
[NG], ví dụ cắc và cắt đều nói cắc, man (di)
và mang (vác) đều thành mang. Phụ âm đầu [D], [GI] và [NH] đều
nói là [GI]. Người Thừa Thiên còn phát âm [OI] thành [OAI], ví dụ nói (năng)
thành noái (năng).
Bước qua Đèo Hải vân, giọng
tiếng Việt chúng ta đột nhiên khác hẵn bắt đầu từ Quảng nam. Nếu giọng từ Thanh
hóa đến Thừa thiên có vẻ bình bình thì giọng từ Quảng nam trở vào cho đến Miền
Nam lại bắt đầu lên xuống như giọng bắc. Bắt đầu từ Quảng nam, giọng
nói giữ lại việc phân biệt và không phân biệt các phụ âm như giọng Thừa thiên,
ngoại trừ [OI] thành [OAI]. [D] và [GI] đều như là [GI], ví như dây và giây đều
phát âm là giây, nhưng vùng này đã phân biệt phụ âm đầu [GI] và [NH]
như già và nhà.
Vùng Nam Ngãi Bình Phú lại
có các cách phát âm khác nhau. Nam Ngãi không nói là kéo (dây) mà nói rị,
không nói hộc (bàn, tủ) mà nói thọa, không nói (ghế)đẩu mà
nói là (ghế) giuông. Nam Ngãi phát âm [AM] nghe như [OAM], ví dụ, làmnghe
như loàm; [Ă] nghe như [E], ví dụ năng nghe như neng,
cắc hay cắt đều nghe như kéc; [AO] nghe như [ÔU], ví dụ gạo nghe
như gộu vv.
Bình Phú không nói người
ta (nói rằng) mà nói nẩu (nói rềng). Âm [ĂN] hay [EN] nghe
như [ÊNG] với một chút giọng mũi, ví dụ ăn nghe như êng;
đèn hay đằngđều nghe như đềng với chút âm giọng mũi.
Một đặc điểm chung của khu vực
Nam Ngãi Bình Phú này là sự xuất hiện của việc ghép một đại từ + ấy thành
chính đại từ đó với dấu hỏi bất luận nguyên thủy với dấu gì, ví dụ anh ấy thành ảnh,
cậu ấy thành cẩu, mợ ấy thành mở vv, ngoại trừ hai từ bác
ấy, chú ấy có lẽ vì không thuận miệng. Đặc điểm khác là cách phát âm phụ
âm đầu [V] thành [GI], ví dụ vuông thành giuông, đi vô thành
đi giô, mà từ Miền Bắc vào đến Thừa thiên không có.
Giọng Miền Trung không
còn phân biệt dấu hỏi dấu ngã nữa. Cả hai dấu này đều được phát âm nửa vời,
không hỏi không ngã, có lúc trầm xuống gần với dấu nặng.
Giọng Miền Nam:
Miền Nam kéo dài chất giọng
của giọng từ Quảng nam đổ vào nhưng không giữ lại cách cách phát âm địa phương.
Giọng nam mềm mại hơn giọng của phần đất phía nam Miền Trung này. Người Miền
Nam không phân biệt phụ âm cuối [C] và [T] nói thành [C], [N] và [NG] nói thành
[NG]. Phụ âm đầu [D] và [GI] đều nói là [GI]. Giọng Miền Nam lại giống giọng Miền
Bắc trong việc không phân biệt [CH] và [TR] nói thành [CH], [S] và [X] nói
thành [X]. Đặc điểm là miền này nói các phụ âm cuối dài như [ICH], [INH] thay
cho phụ âm ngằn [IT] và [IN], ví dụ, con vịch thay vì con vịt, dây nịch thay
vì dây nịt, niềm tinh thay vì niềm tin. Âm đầu [R] thường
phát âm là [GI], ví dụ, đi ra nói là đi gia; có vùng thành [G],
ví dụ cá rô thành cá gô. Nhiều vùng không nói được âm đầu [H] mà
biến thành gần như [GU], ví dụ Huếthành Guế.
Có một số từ Miền Nam dùng với
nghĩa khác của hai miền kia. Ví dụ, mần ở Miền Trung có nghĩa là làm,
nhưng chỉ có nghĩa là làm việc ở Miền Nam. Ví dụ, khi chúng ta nghe
nói, “Sao còn chưa đi mần?” thì có nghĩa là “Sao vẫn còn chưa đi làm công việc
của mình. “Ổng mần ăn lớn lắm” có mhĩa là “Ông ấy làm ăn lớn lắm.” Giọng
nam cũng kết hợp đại từ + ấy thành chính đại từ ấy với dấu hỏi cùng một
qui luật như vùng Nam Ngãi Bình Phú. Giọng Miền Nam không phân biệt hỏi ngã cũng
như giọng Miền Trung.
Đặt vấn đề:
Tôi xin đặt mấy vấn đề sau
phần trình bày nhàm chán bên trên:
Thứ nhất, vẫn có tin tưởng rằng
người Miền Trung và Miền Nam nói chung đều là con cháu của tổ tiên di cư từ Miền
Bắc vào, khởi đầu từ biến cố Nguyễn Hoàng (Mậu Ngọ—1558 đời vua Lê Anh Tông)và
các đợt di cư vì các biến cố khác sau đó. Theo Việt Nam Sử Lược của
Trần Trọng Kim, đất nước ta thời nhà Trần chỉ mới đến hết Nghệ an, tiếp giáp với
Chiêm thành về hướng nam (sđd. bản đồ tr. 127). Chúa Nguyễn Hoàng khi vào Ái tử
chỉ cai quản phần đất Thuận hóa, cho đến năm Canh Ngọ 1570 mới được Chúa Trịnh
giao thêm đất Quảng nam tiếp giáp Chiêm Thành. Năm Tân Hợi 1611, Nguyễn Hoàng
đánh chiếm Chiêm Thành lập Phú yên. Các Chúa Nguyễn kế tiếp đánh chiếm hết đất
Chiêm Thành vào năm Đinh Sửu 1697. Quan niệm người Bình Trị Thiên là con cháu
mà tổ tiên đã di cư theo Nguyễn Hoàng được nhiều người mặc nhiên công nhận, như
Trần Văn Mầu trong bài Giọng Huế—Giọng Quảng trị viết, “tổ tiên chúng
tôi cùng Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lên bờ cũng tại vùng Ái tử Quảng trị hiện
nay!”
Đi theo Nguyễn Hoàng chắc chắn
là người Miền Bắc và nói giọng bắc. Nếu cả một vùng bao la, mọi người đều đã từ
Miền Bắc di cư vào thì điều gì đã làm cho họ biến đổi giọng nói cách khác thường
như vậy khi vượt qua Hoành sơn nhất đái tức là Đèo Ngang thuộc Quảng
bình? Vùng đất thuộc Chúa Nguyễn lúc bấy giờ chưa có người Việt ở hay
chỉ có một số ít?
Tôi cho rằng không; vùng này
đã có người Việt ở từ trước mà còn là đông hơn số người từ Miền Bắc di cư vào.
Quan sát hiện tượng người Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, chúng ta có thế nhận
xét: (1) Nơi nào số đông người Miền Bắc qui tụ vào một nơi như Hố nai, Gia kiệm,
họ vẫn nói giọng bắc rõ rệt đến mấy đời sau vẫn còn; (2) Nếu chỉ một
số rất ít, ví dụ một gia đình, vây quanh bởi số đông người nói giọng nam thì có
thay đổi trong giọng nói, ngay từ đời thứ nhất đã lai giọng. Một hai
đời sau, con cháu họ hoàn toàn không nói giọng bắc nữa. Một làng chài lưới ở đảo
Tri thủy, Phan rang, phía bắc quê hương cố Thổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vốn từ
Quảng bình “chạy giặc Văn thân” vào, vẫn nói giọng Quảng bình của họ mà không
lai giọng Phan rang vì toàn làng đều nói một giọng. Thế nhưng, lớp trẻ khi tôi
được may mắn tiếp xúc vào những năm 1960 đã bắt đầu lai giọng Phan
rang vì họ đã bắt đầu tiếp xúc ra ngoài (đi học, đi làm vv).
Từ nhận xét thô thiển đó, ta
có thể suy ra vùng từ Thanh hóa đổ vào cho hết phần đất thuộc Chúa Nguyễn, nước
ta đã có người Việt ở đó, mà là đa số. Đa số này có giọng nói riêng
biệt và từ vựng riêng biệt ngoài số tiếng Việt chung (Trong số từ vựng
riêng biệt đó, có các từ mà tôi tạm gọi là tiếng Quảng trị chứ không
phải vay mượn từ ai khác nếu không nói là đã cho người khác vay mượn). Và do đó
không phải tất cả con cháu Bình Trị Thiên đều có tổ tiên đã theo Chúa Nguyễn
Hoàng di cư vào. Vậy, những người Việt nguyên thủy ở vùng này, họ là ai? Và họ
liên hệ thế nào với người nói giọng bắc để cùng có chung một tiếng Việt nhưng với
giọng nói khác?
Thứ hai, điều gì đã làm cho
người Việt nguyên thủy từ Thanh hóa đổ vào nói tiếng Việt với giọng
khác với giọng bắc, và khác nhau rõ rệt giữa các khu vực thuộc vùng này với
nhau? Như nhận xét thô thiển về giọng bắc ở mục bên trên cho thấy: Miền Bắc với
giọng bắc dù có khác biệt đôi chút vẫn giữ âm hưởng giọng bắc. Miền
Trung trái lại, sự khác biệt giữa các khu vực quá rõ rệt đến nổi có thể chia
thành các nhóm khác nhau gần như bước nhảy vọt không có chuyển tiếp.
Thứ ba, giọng Miền Nam có phải
là pha trộn giữa giọng bắc và giọng trung từ Quảng nam đổ vào không? Người Miền
Nam hiện nay cho tất cả những ai không nói giọng nam đều là người “Guế” (người
Huế). Cách phát âm của giọng nam cơ bản giống giọng Quảng nam đổ vào. Điều gì
đã hình thành giọng nói đó?
Kết:
Các câu hỏi mà tôi nêu ra
trên được ông cha chúng ta đi trước trả lời cách đơn giản là giọng nói
khác đi là do thổ nhưỡng. Nói cách khác, cha ông chúng ta trả lời người Miền
Bắc khi đến Thanh hóa sở dĩ nói giọng Thanh hóa là vì họ uống nước tại
đất Thanh hóa; người nơi khác đến Quảng nam nói giọng Quảng nam vì đã uống
nước đất Quảng nam! Đến bây giờ thì câu trả lời như vậy không thể nàotrả lời được
nữa. Người Việt di cư đến California đâu có nói giọng California mà vẫn nói giọng
của gia đình và nhất là giọng của đa số người Việt sinh sống tại vùng họ
đang cư ngụ.
Tôi cho rằng biến chuyển giọng
nói của tiếng Việt chúng ta còn có thể được dùng cách sâu xa để giải thích nguồn
gốc của dân tộc Việt Nam. Chúng ta từ đâu mà đến hay vốn đã có ở đó. Như
ngay từ đầu tôi đã thú nhận sự dốt nát của tôi về khoa học này, tôi xin
thú nhận lại sự dốt nát của tôi ở đây. Bài này chẳng qua cũng chỉ là lời
quê góp nhặt dông dài. Có điều tôi không biết liệu có mua vuiđược cho ai
giây phút nào hay không, chứ không dám nói như thi hào Tiên Điềncũng được một
vài trống canh vì phận tôi không dám tham lam như thế.
Relax chút với bài thơ vui về
sự khác nhau giữa cách nói của người Miền Bắc và người Miền Nam nhé:
Bắc than Gầy thì Nam bảo Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
hay Ðau
Bắc Cuốc nhanh, Nam Ði bộ
mau mau
Bắc bảo Muộn thì Nam cho là
Trễ
Nam Mần sơ sơ Bắc Nàm nấy nệ
Bắc Lệ trào Nam Chảy nước mắt
ra
Bắc nói Úi Chà, Nam kêu Ui Da
Bắc Bước vào kia, Nam Ði vô
trỏng
Nam kêu Vạc Tre, Bắc là
Cái Chõng
Nam Trả Treo, Bắc Lý Luận
ngược xuôi
Nam biểu Vui Ghê, Bắc
nói Buồn Cười
Bắc chỉ Thế Thôi, Nam là Vậy
Ðó
Nam làm Giỏ Tre, Bắc
đan cái Rọ
Nam Muỗng cà phê, Bắc gọi
cái Thìa
Nam Muỗng canh, Bắc gọi cái
Cùi dìa
Nam Ði tuốt, thì Bắc Lìa xa
mãi
Nam Nói Dai, Bắc cho là Lải
Nhải
Nam kêu Xe Hơi, Bắc gọi
Ô Tô
Nam xài Dù, thì Bắc lại
dùng Ô
Nam Ði trốn, Bắc cho là Lánh
mặt
Nam là Hơi Mắc, Bắc là
Khá Ðắt
Nam Mần Ăn, thì Bắc cũng
Kinh Doanh
Nam Chối Lòng Vòng, Bắc bảo
Dối Quanh
Nam biểu Từ Từ, Bắc
khuyên Gượm lại
Nam Ngu Ghê, còn Bắc là Quá
Dại
Nam Sợ Ghê, Bắc thì Hãi Quá
đi
Nam Nói Gì ? Bắc hỏi Dạ
bảo chi
Nam kêu Trúng Lắm, Bắc
bàn Chí Phải
Bắc gọi Thích ghê, Nam kêu
là Khoái
Bắp Nam kêu hái, Bắc bảo Vặt
Ngô
Bắc thích cứ Vồ, Nam ưng là
Chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt
Tường Vi
Nam nói: mày đi ! Bắc
rên: cút xéo
Bắc bảo: cứ véo ! Nam: ngắt
nó đị
Bắc gửi phong bì, bao thơ
Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo:
buồn nôn !
Bắc nói tiền đồn, Nam kêu
chòi gác
Bắc nói khoác lác, Nam bảo xạo
ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc
chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói
chửi hay
Bắc nấu thịt cầy, Nam chê thịt
chó
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc
lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam
lú
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh
xơi !
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi
lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia
vui
Bắc kéo xe lôi, xích lô Nam
đạp
Bắc bảo cao to Nam cho là lớn
Ðùa mà không thật, Bắc bảo
là điêu
Giỡn hớt đã nhiều, Nam kêu
là xạo
Nam thời mập bạo, Bắc bảo
béo ghê
Bắc bảo sướng phê, Nam rên
đã quá !
Bắc hay đi phá Bắc đả bằng
gươm
Nam chọc bị lườm, kiếm
Nam, Nam thọt
Bắc ngồi bia bọt, Nam nhậu
lade
Bắc bùi bùi lạc rang, Nam
thơm thơm đậu phụng
Nam tròm trèm ăn vụng,
Bắc len lén ăn vèn
Nam toe toét "hổng
chịu đèn", Bắc vặn mình "em chả"
Bắc giấm chua "cái ả",
Nam bặm trợn "con kia"
Nam chửi "tên cà
chua", Bắc rủa "đồ phải gió"
Nam nhậu nhẹt thịt chó,
Bắc đánh chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng
thừng lá thúi địt !
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen