Freitag, 13. Juni 2014

Hình Ảnh Quân-Sử Việt-Nam/ Quân-Đoàn II Quân-Khu II


SuDoan23logo.jpgNhững địa danh, vị trí quan trọng trong trận chiến sau cùng năm 1975 tại Quân-đoàn II và chiến trường cao-nguyên (hình bên trái); Đường rút quân trên tỉnh lộ 7: Pleiku - Phú-Bổn - Phú-Yên (hình bên phải). Nguồn: Cuộc Triệt-Thoái Cao Nguyên - Phạm-Huấn - xb 1987
Quân đoàn II và Vùng II chiến thuật thành lập ngày 01/10/1957, tầm hoạt động bao gồm 12 tỉnh vùng cao nguyên miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn, Bình Định, Phú Yên, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận. Trong vùng II chiến thuật có Biệt khu 24 đóng tại thị xã Kontum do trung đoàn 24 đảm nhiệm, bao gồm toàn bộ khu vực biên giới giáp Lào (thành lập 07/1966 và giải tán tháng 04/1970). Bộ Tư Lịnh Quân đoàn II đóng tại Pleiku bao gồm khu chiến thuật 22 (BTL ở Quy Nhơn) có các tiểu khu Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn ; Khu chiến thuật 23 (BTL đóng tại Ban Mê Thuột) gồm các tiểu khu Đắc Lắc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận. Quân Đoàn II có các phi trường Nha Trang, Phan Rang, Phù Cát (Qui Nhơn), Cù Hanh (Pleiku), Phụng Dực (Ban Mê Thuột), ngoài ra còn phụ trách an ninh các Quốc lộ 1, 14, 19, 21, Liên tỉnh lộ 7B (Pleiku-Tuy hòa), tan hàng ngày 4 tháng 4/1975, hai tỉnh còn lại cuối cùng là Ninh Thuận (thành phố Phan Rang) và Bình Thuận (thành phố Phan Thiết) được sáp nhập vào Quân Khu 3.
Quân Đoàn II có hai Sư đoàn 22 Bộ Binh và Sư đoàn 23 Bộ Binh trách nhiệm an ninh lãnh thổ. Theo sự phối trí của bộ Tư lệnh Quân Đoàn II, Sư đoàn 22 BB chịu trách nhiệm 5 tỉnh phía Bắc của Quân Khu là Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku, Kontum; Sư đoàn 23 BB trách nhiệm 7 tỉnh: Darlac, Tuyên Đức (tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt), Quảng Đức, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong suốt 10 năm dài, từ 1965 đến 1975, áp lực của Việt cộng luôn đè nặng tại khu vực phía Tây các tỉnh Quảng Đức, Darlac, Pleiku, Kontum và một số khu vực thuộc hai tỉnh duyên hải Bình Định và Phú Yên Cao nguyên.
Các đơn vị trực thuộc khác gồm:
Liên đoàn 21 Biệt Động Quân; Liên đoàn 22 Biệt Động Quân; Liên đoàn 23 Biệt Động Quân; Liên đoàn 24 Biệt Động Quân; Liên đoàn 25 Biệt Động Quân; Lữ đoàn 2 Kỵ Binh; Sư đoàn 2 Không Quân; Sư đoàn 6 Không Quân; Tiểu đoàn 69 Pháo Binh.
Các vị Tư lệnh Quân đoàn II kiêm Vùng II chiến thuật từ 1957 đến 1975:
- Thiếu tướng Trần Ngọc Tám: 01/10/1957 đến 13/08/1958
- Thiếu tướng Tôn Thất Đính: 13/08/1958 đến 20/12/1962
- Trung tướng Nguyễn Khánh: 20/12/1962 đến 12/12/1963
- Trung tướng Đỗ Cao Trí: 12/12/1963 đến 15/09/1964
- Trung tướng Nguyễn Khánh: 11/12/1963 đến 30/01/1964
- Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có: 15/09/1964 đến 25/06/1965
- Trung tướng Vĩnh Lộc: 25/06/1965 đến 28/01/1968
- Trung tướng Lữ Lan: 28/01/1968 đến 28/08/1970
- Trung tướng Ngô Dzu: 28/08/1970 đến 30/10/1974
- Thiếu tướng Phạm Văn Phú: 05/11/1974 đến 02/04/1975






bản đồ dân số việt nam và ranh giới các tỉnh ở quân đoàn 2 quân khu 2



bản đồ quân đoàn 2 quân khu 2, các quốc lộ chính 1, 14, 19, 21






cuộc triệt thoái cao nguyên của quân đoàn 2 quân khu 2








Image








Tiêu diệt Sư đoàn 23 trong chiến thắng Buôn Ma Thuột

 Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 



Tại Tuy Hòa , Vạn Ninh (Tỉnh Phú Yên, Tỉnh Khánh Hòa)
Ngày 23-3-1975 phần đuôi đoàn xe di tản bị mắc kẹt trên Tỉnh Lộ 7 gần quận Phú Túc, cách Thành Phố Tuy Hòa khoảng 40 km về phía tây, vì pháo cọng sản bắn vào đoàn xe ở phía trước
Bà mẹ mất con tại Tuy Hòa. Ngày 25 – 3 – 1975
Ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Vạn Ninh, Ninh Hòa.
Những người dân chỉ có vài món đồ trên lưng , tức tưởi dẫn gia đình trốn chạy cộng sản
Tại Nha Trang
Ngày 31 – 3- 1975 tại phi trường Nha Trang
Trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi phi trường Nha Trang ngày 31 – 3- 1975
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đỡ bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé
Phi trường Nha Trang Ngày 1 – 4- 1975
Ngày 2 – 4- 1975. Trong cảnh di tản ra khỏi Nha Trang. Một người dân đang đu trên cánh cửa máy bay
3 giờ sáng Ngày 30 – 3 – 1975. Chiếc HQ 802 cập bến cảng Cam Ranh
… đến 8 giờ tối Ngày 30 tháng 3 năm 1975, nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình, rời cảng Cam Ranh để về Vũng Tàu
Hai ngày sau, là ngày 3-4-1975. Tàu HQ 802 đang trên biển Đông
Ngày 2 tháng 4 ngăm 1975 Nha Trang thất thủ
Tại Phan Rang , Phan Rí
Tại Phan Rang . Ngày 16 tháng 4 năm 1975.
Tại Cửa Phan Rí . Ngày 18 tháng 4 năm 1975.
Tại Xuân Lộc
Ngày 12 tháng 4 năm 1975, đồng bào bỏ chạy khi việt cọng tới Xuân Lộc và người thanh niên xấu số này đã gục ngã trong vòng lửa đạn trên quốc lộ 1
Ngày 13 – 4 – 1975.
Tại Xuân Lộc
Ngày 14 – 4 – 1975, em trai này di tản một mình bằng chiếc xe lăn trên đoạn đường dài từ Xuân Lộc, đang di chuyển trên quốc lộ 1
Ngày 14-4-1975 , dân chúng Xuân Lộc chạy hỗn loạn tranh dành leo lên chiếc trực thăng.
Ngày 15 – 4 – 1975
Ngày 23 tháng 3 năm 1975 tại Xuân Lộc
Ngày 31 – 3 – 1975
Ngày 23 tháng 3 năm 1975 Xuân Lộc thất thủ
Tại Lâm Đồng , Long Khánh
Ngày 15 tháng 4 năm 1975, tại tuyến phòng ngã ba Dầu Giây
Ngày 19 – 3 – 1975, trên quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Tiếng
Ngày 20 – 4 – 1975, Quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Giây
Ngày 20 – 4 – 1975 tại Dầu Tiếng
Ngày 21 – 4 – 1975, dân chúng Long Khánh chạy tránh cọng sản
Ngày 21 – 4 – 1975, người chồng của phụ nữ này bị trúng đạn pháo kích của cộng sản
Ngày 21 – 4 – 1975, cộng sản vô tới Long Khánh
Ngày 21 tháng 4 năm 1975 Long Khánh thất thủ
Khắp nơi – Dân chạy tránh giặc cọng sản
Một chiếc tàu vận tải Vishipco chở số người tị nạn nặng trĩu từ miền trung khi cộng sản tràn vô
Một chiếc thuyền tị nạn ở miền trung
Người chạy giặc chỉ có đôi giày, vài cái túi, và một cái radio
Một gia đình dắt dìu nhau chạy giặc từ miền trung tránh đợt tấn cộng của cộng sản
Gia đình và trẻ em chạy giặc từ miền trung vào nam trong ngày cuối tháng 4 năm 1975
Hai em bé lạc loài trong dòng người di tản
Với chút hành trang còn lại người cha cõng đứa con chạy trốn cộng sản ở Trảng Bom ngày 23 – 4 -1975
Khắp nơi – Dân chạy tránh giặc cọng sản
Vũng Tàu Ngày 9 tháng 4 năm 1975
Dân chúng chen chúc tìm lối thoát tại các bến tàu
Ngày 21 – 4 – 1975, người dân Sài Gòn lũ lượt kéo nhau chạy ra Vũng Tàu tị nạn
Vòng đai thành phố Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã bị vây chặt bởi nhiều sư đoàn của cọng sản
Tại Sài Gòn
Ngày 24 – 4 – 1975. cọng sản đã ném bom vào Sài Gòn
Lúc 3 giờ 30 Ngày 27 tháng 4 năm 1975, cộng sản pháo kích vào hành phố Sài Gòn
Ngày 28 – 4 – 1975, cộng sản tiếp tục pháo kích vào Sài Gòn
Ngày 28 – 4 – 1975, Xác T-54 trên đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, một chiếc trực thăng đáp trên sân thượng nhà 4 tầng của người dân trên đường Truơng Minh Ký
Tại Bến Sông Bạch Đằng
Người dân Sài Gòn tìm đường thoát trên bến phà Thủ Thiêm trên bến sông Bạch Đằng
Ngày 28 – 4 – 1975, người dân leo qua hàng rào bến cảng để trốn thoát khỏi Sài gòn
Những cửa ngõ duy nhất có thể thoát ra khỏi Sài Gòn như Tòa Đại Sứ Mỹ, khu DAO ở gần Air Vietnam và bến Bạch Đằng, thì lúc nào cũng đông nghẹt người chen chúc chờ đợi một cơ hội cuối cùng. Đa số là thành phần trong chính quyền cao cấp hoặc những người có liên hệ với Mỹ trước đây
Và những người Sài Gòn đang liều mạng trèo lên các xà lan tại bến cảng Sài Gòn họ cố gắng trốn thoát khỏi cộng sản
Ngày 29 – 4 – 1975
Một bé trai đầu đội mũ lính, trên lưng cõng một đứa bé lạc loài trong đoàn người di tản
Sài Gòn vào những ngày cuối tháng Tư năm 1975 như một cái chảo đặt trên lửa đang nóng dần lên và dân chúng như đàn kiến loi ngoi trong đó không lối thoát

Th/T Lê quý Dậu, Tr/T Ngô minh Hồng, 1971 tại Krek, Campuchia. (từ trái)

 Trung tá Lê Quý Dậu 
Từ trái qua phải: Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn (Chết), Trung Tá Ngô Minh Hồng (chết), Đại Tá Trần Công Liễu (Chỉ Huy Trưởng BĐQ hiện cư ngụ tại Pháp), Đại Tá Nguyễn Văn Phúc (Chết). Tất cả chức vụ là cuối cùng, hình chụp tại mặt trận An Lộc.  






Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen