Freitag, 22. Mai 2015

VNPRESS-một người Minh Tân tài ba-Trần Chánh Chiếu

gilbert-chieu...Ông còn là tấm gương về khí tiết về tinh thần yêu nước bất khuất. Việc làm báo ở các tờ Nông Cổ Mín đàm, Lục tỉnh tân văn là để giúp cho ông thực hiện hoài bão của mình. Ngay trong lời nhận làm chủ bút cho Lục Tỉnh Tân Văn vào tháng 9/1907, người ta đã nhận thấy ông chủ bút Trần Nhựt Thăng thiết tha với công cuộc giúp ích cho dân Annam trên con đường tranh thương với nước ngoài...


Sao có thể lãng quên

về một người Minh Tân tài ba!


Nhà trí thức yêu nước
Trần Chánh Chiếu
Những năm đầu thế kỷ 20, tại miền Nam có một phong trào đấu tranh sôi nổi gọi là phong trào Minh Tân. Vị chủ soái của phong trào này tên là Trần Chánh Chiếu. Có thể nói, vị này là một tên tuổi lớn đối với lịch sử trong giai đoạn xã hội có nhiều biến thiên khi Pháp xâm chiếm nước ta.
Lịch sử ghi công Gilbert Trần Chánh Chiếu "Vị đốc phủ có quốc tịch Pháp nhưng không bán nước bán dân" trên cả hai địa hạt: chính trị và văn hóa. Thưở đầu, khi còn ở Kiên Giang, ông đã nổi tiếng là một người giàu có với hàng ngàn mẫu đất, nhiều tá điền và bất động sản... lại có Pháp tịch, tất cả đảm bảo cho một tương lai sáng lạn phía trước. Nhưng Trần Chánh Chiếu không dừng bước ở đó, ông dấn thân gầy dựng phong trào Minh Tân làm cơ sở kinh tài cho phong trào Đông Du và đem lại cho đất nước nhiều hướng đổi mới tích cực trên mặt trận văn hóa.
Nhờ vào những nỗ lực, óc nhìn xa trông rộng, vị soái phủ Minh Tân đã giúp cho Nam Bộ từ chỗ tự ti trong cạnh tranh thương mãi với Trung Quốc, Pháp, trở nên vươn vai đứng dậy. Hàng loạt các công ty, cơ sở, hãng xưởng khai sinh và đi vào hoạt động. Có thể kể đến những cơ sở kinh tài của công cuộc Minh tân như sau: Nam Trung khách sạn, Minh Tân khách sạn, Nam kỳ minh tân công nghệ, Minh tân mễ túc tổng cuộc ; cùng hàng loạt những tiệm buôn lớn nhỏ khác: Tân hóa thương hội, Y dược công ty, Hội tương trợ của giáo viên, Minh tân thương cuộc, Hãng cho vay Sài Gòn - Chợ Lớn, Nam kỳ thương cuộc, Ước lập hỏa thuyền, Chiêu Nam Lầu, Chợ Lớn Nam Chấn Thành thương xã…
Trong đó, hoạt động nổi trội nhất, táo bạo nhất của ông trong lĩnh vực này là việc thành lập công ty Nam Kỳ Minh Tân công nghệ ở Mỹ Tho. Hình thức hoạt động của công ty theo dạng cổ phần, kêu gọi mọi người hùn hạp làm ăn. Với sự ra đời của Nam Kỳ Minh Tân công nghệ, người tiêu dùng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh, phá thế độc quyền của các hãng nước ngoài. Để cạnh tranh, giới Hoa kiều phải hạ giá thành sản phẩm xuống, hãng lại tiếp tục hạ giá bán tiếp khiến cho các ông chủ nước ngoài không khỏi lao đao. Đây là minh chứng đầu tiên cho thấy người Annam vẫn có thể cạnh tranh thương mãi với các hãng nước ngoài nếu biết tính toán, làm ăn quy củ, có uy tín.
Còn Nam Trung khách sạn, Minh Tân khách sạn vừa là cơ sở kinh tài vừa là nơi hội họp, liên lạc, tuyên truyền tài liệu, nhất là sách báo của Phan Bội Châu gửi từ nước ngoài về ...
ks-minh-tan
Khách sạn Minh Tân xưa,
nay là văn phòng Sở Du lịch Tiền Giang
Tại các nơi như trụ sở báo Lục Tỉnh Tân Văn, Minh Tân khách sạn, Chiêu Nam lầu, các vị Minh Tân còn tư vấn miễn phí về pháp lý kinh doanh, kế toán, thuế… giúp những ai có ý định kinh doanh mà chưa hiểu luật lệ. Không chỉ vậy, Gilbert Chiếu lại lập ra Hãng cho vay Sài Gòn – Chợ Lớn, một tổ chức kinh doanh tài chính như ngân hàng tín dụng ngày nay khi cơ sở kinh doanh ngày càng mạnh và phát triển.
Hình ảnh một vùng đất Nam Bộ sôi nổi, tràn trề sinh khí, mạnh mẽ vươn lên như vậy thật là một điều kì diệu. Vì thế mà trong hồi ký Một tháng ở Nam kỳ(1926), học giả Phạm Quỳnh phải trầm trồ thán phục cách tổ chức kinh tế tập thể của các doanh nhân Mỹ Tho.
Nói tóm lại, cái hình thức của thành phố Sài Gòn sánh với thành phố Hà Nội còn hơn nhiều. Từ cách đặt đường phố cho đến cách dựng cửa nhà, từ cách thắp đèn điện cho đến cách đặt máy nước ở các nhà, cho đến cách tuần phòng vệ sinh trong phố xá, nhất nhất đều có tiến bộ hơn Hà Thành ta cả. ở Sài Gòn thật là có cái cảm giác một nơi đô hội mới, nghĩa là một nơi đô hội theo lối Tây (...). Báo giới trong Nam Kỳ thạnh lắm, phát đạt hơn ngoài Bắc nhiều”.- Một tháng ở Nam Kỳ, Hà Nội, tháng 4 năm 1918, Phần 2, Phạm Quỳnh


Cũng với Trần Chánh Chiếu, những thói xấu của người Việt Nam trong làm ăn, trong đối nhân xử thế cũng được nêu ra. Ông tìm ra những nguyên nhân làm giàu của người Tàu người Tây phổ biến cho mọi người biết, chỉ rõ ra những nhược điểm khiến người Annam không làm ăn lớn được:
Người Tàu, người Tây không phải tốt hết, có người vầy có kẻ khác, có tốt có xấu. Song người nước khác hay biết phận sự của mình, lo lắng cho nên việc đặng chung nhau cộng hưởng. Nói giác thể như một ngưởi chệc kia lãnh của người ta ra đi buôn, lãnh rồi thì lo làm ra cho té lời cho nhiều, có gian lận thì lấy trong cái tiền lời ấy, chớ không hề khi nào đụng tới tiền vốn bao giờ. Họ tính như một 1$00 mà làm lợi ra được 0$30, dầu có gian, chủ có hay cũng dám nhắm con mắt ra cho mà gian” - Chủ bút.1 LTTV số 04 ngày 05 Décembre 1907. Cô chưởng nan ninh (tt). Trang 51.
Ông thấy được “người Annam xấu xí” ở những điểm nào. Đó là thái độ dụ dự, bất quyết:
Nhưng người mình có tánh lạ quá. Hễ ai bày ra điều chi khi mới nghe thì mau mau gửi giấy bỏ thí, hoặc xin hội cho hùn, chừng đến ngày góp tiền, hoặc thâu bạc, thì dụ dự bất quyết làm ra hại việc đi.” - Chủ bút2. LTTV số 02 ngày 21 Novembre 1907. Cô chưởng nan ninh. – trang 3-19.
Ông kêu gọi  nhân dân xóa bỏ cờ bạc, thuốc phiện; giảm các nghi thức cưới xin, ma chay... gây ra một làn sóng đổi mới mạnh mẽ trong xã hội thời bấy giờ.
Ông còn là tấm gương về khí tiết về tinh thần yêu nước bất khuất. Việc làm báo ở các tờ Nông Cổ Mín đàm, Lục tỉnh tân văn là để giúp cho ông thực hiện hoài bão của mình. Ngay trong lời nhận làm chủ bút cho Lục Tỉnh Tân Văn vào tháng 9/2007, người ta đã nhận thấy ông chủ bút Trần Nhựt Thăng thiết tha với công cuộc giúp ích cho dân Annam trên con đường tranh thương với nước ngoài:
Vì vậy tôi mới ra lãnh làm Chủ bút đặng mà khuyến khích người Annam ta lo việc thương mãi kĩ nghệ, làm cho bạn đồng bào mau mau tấn bộ mà so sánh việc văn minh cùng chư quốc” – LTTV số ngày 29 Octobre 1907. Chủ bút kính cáo. Trần Nhựt Thăng. Chủ bút: Trần Nhựt Thăng. Biệt hiệu: Đông sơ. Trang 1
Đó cũng chính là tinh thần của cuộc Minh Tân: Tổ chức và cổ động cho người Việt tranh thương với người Pháp, Hoa, Ấn bằng cách đứng ra buôn bán, hùn vốn mở mang kỹ nghệ để tránh nước ngoài khống chế kinh tế nước ta; chống lại các tệ nạn, hủ tục nhằm khai dân trí; đả kích sự cai trị của Pháp. Đặt mình vào vị thế thời đó mới biết cái quyết tâm của ông lớn mạnh như thế nào, bởi lẽ ông không hoạt động ngầm mà lên tiếng công khai. Có những khi  viết báo nói bóng gió xa xôi nhưng tất thảy đều nhằm vào một mục đích: lấy cái hồn dân tộc là chính và hấp thu cái mới của người Tây phương để "quật ngã" lại người Tây phương.


Lịch sử còn nhớ đến Gilbert Chiếu trong vai trò của người cầm bút. Ông chính là một trong những nhà văn tiên phong cho phong trào văn học chữ quốc ngữ ở Nam Bộ.
Khi phong trào dịch thuật tiểu thuyết nước ngoài phát triển mạnh mẽ tại Nam Bộ thì người dịch một thể loại tiểu thuyết Pháp sang đúng thể loại tiểu thuyết đầu tiên phải kể đến Trần Chánh Chiếu. Ông dịch bộ tiểu thuyết Pháp Tiền căn báo hậu từ cuốn tiểu thuyết của Alexandre Dumas, Le Comte de Monte-Cristo (1846), đăng trên báo Lục tỉnh tân văn năm 1907 với bút hiệu Kỳ Lân Các, nhà in Imprimerie de l'Union, Saigon, ấn hành lại vào năm 1914. Cũng trong năm này, Trần Chánh Chiếu phỏng dịch bộ tiểu thuyết Ba người lính ngự lâm pháo thủ (Les trios mousquetaires của A. Dumas) đăng trên Lục tỉnh tân văn.
tieuthuyet
Trang bìa quyển tiểu thuyết
Tiền căn báo hậu.
Người đầu tiên khởi xướng phong trào viết tiểu thuyết theo lối mới cũng là Trần Chánh Chiếu. Trên tờ Nông Cổ Mín Đàm, ông cho mở cuộc thi viết “Quốc âm thí cuộc” giúp định hình cho văn chương một trào lưu sáng tác mới khi văn chương cổ điển không còn hợp thời nữa. Cuộc thi mở ra vào tháng 10 năm 1906, mang tên là Quốc âm thí cuộc với giải thích như sau:
Trong lục tỉnh càng ngày nhơn dân bỏ lâu chữ nho, đâu đâu đều dùng chữ quốc ngữ mà thôi. Phải nhờ có chữ nho thì tiếng nói An nam mới thông, cho nên phần đông hãy còn nhiều tiếng xái, trật. Vậy muôn cho lê thứ gội nhuần ơn giáo hóa của chư nho còn lại trong lục châu, thì nhà Nông cổ mín đàm không tiếc công, chẳng tiếc của, một xin chư nho gia công dư mà trợ lực thì có lẻ Hóa dân thành tục mau được (…) Nay bổn quán xin ra đề: TIỀN CĂN BÁO HẬU - Về việc tình. (Người Lang sa gọi Roman nghĩa là lấy trí riêng mình mà đặt ra một truyện tùy theo nhơn vật, phong tục trong xứ, dường như truyện có thiệt vậy)”.- NCMĐ Số 262 ngày 23Octobre 1906. Quốc âm thí cuộc, Gilbert Chiếu.,
Riêng bản thân, Trần Chánh Chiếu cũng bắt tay viết các tác phẩm: Hoàng Tố Anh hàm oan, Lâm Kim Liên... Cùng với các truyện, Truyện Thầy Lazarô Phiền (1887), Phan Yên ngoại sử - Tiết phụ gian truân (1910) thì Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) so với với tiểu thuyết Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách ở miền Bắc là một chặng đường rất dài, rất xa, hơn cả một thập kỷ. Đây cũng là một phong trào rất có ý nghĩa, đã cho ra đời một nền văn chương Nam Bộ quý giá với những tiểu thuyết gia truyền thống miền Nam, một thứ văn “ròng miền Nam”, vùng đất khai sinh ra những quyển tiều thuyết quốc ngữ đầu tiên.
Với những gì chúng ta thấy được từ những đổi mới về kinh tế, văn hóa, văn học đến ước mơ cháy bỏng thoát khỏi ngoại xâm của Trần Chánh Chiếu đều là tâm huyết của một nhân sĩ có ý tưởng táo bạo, dám nghĩ, dám làm. Có thể nói, những bước đi khởi đầu của ông đã gieo vào lòng người những niềm tin tưởng, những hứng khởi cũng như vun bồi các ý tưởng còn chưa được khai triển ở mỗi người con đất Việt. Đáng quý lắm thay!


Đáng tiếc là khi Trần Chánh Chiếu bị nhà cầm quyền Pháp bắt, thì phong trào Minh Tân đang khi sôi nổi bỗng chốc như “rắn không đầu”, rồi chẳng còn để lại tiếng tăm gì về sau. Báo chí thời đó đưa tin “Chủ bút Lục tỉnh tân văn đã bị giam cầm vì tội đại ác”:
“Nhà nước cũng có cho bổn quán biết rằng, nhà nước chẳng chút nào tin dạ trung nghĩa Gilbert Chiếu cho nên đã có lịnh kiềm thúc thám sát quá đổi nhặt nghiêm.
Thì chủ nhơn bổn quán cũng có tỏ tình cho Gilbert Chiếu hay biết, mà vẫn cứ nằng nằng quyết một là việc cáo gian, lại quả đoán là kẻ đại kị đổ việc lập hội hùn hiệp chổ này nơi nọ kiếm chước trả oán đó mà thôi.
Vả chăng Gilbert Chiếu, là người thuộc bộ dân Đại pháp cho nên Chủ nhơn chẳng lẻ nào tin đặng rằng có dạ bội phản quê hương, là Lục tỉnh Nam kỳ, cùng nhà nước Đại pháp là nghĩa đồng quân phụ…” LTTV số 50 ngày 29 Octobre 1908. Hí mặc. Chủ nhơn.3
Cho đến bây giờ việc tập hợp tài liệu về ông quả thật gặp rất nhiều khó khăn. Những sáng tác của nhà văn, nhà báo Trần Chánh Chiếu gần như bị chôn vùi theo thời gian. Có tìm được chăng là nhờ vào tâm huyết và duyên may mà thôi. Lại thêm tìm kiếm thân nhân của vị chủ soái Minh Tân này dường như là "nhiệm vụ bất khả thi". Đây là việc cần làm để tôn vinh một tên tuổi đáng trọng cho lịch sử Việt Nam và lịch sử văn học Nam Bộ nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.
Chí sĩ  Trần Chánh Chiếu 
và phong trào Minh Tân ở Nam KỳBùi Thụy Đào Nguyên
I. Thân thế và sự nghiệp:

Trần Chánh Chiếu (1868-1919), còn gọi là Gilbert Trần Chánh Chiếu (gọi tắt là Gilbert Chiếu), hiệu: Quang Huy, biệt hiệu: Đông Sơ, các bút danh của ông là: Kỳ Lân Các, Nhựt Thăng, Thiên Trung, Mộng Trần.Ông sinh trưởng trong một gia giàu có ở làng Vân Tập (sau đổi tên là Vĩnh Thanh Vân), tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Cha ông là Trần Thọ Cửu, một hương chức trong làng.
Từ nhỏ, Trần Chánh Chiếu đã được lên Sài Gòn học ở Trường trung học D'Adran. Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ về làm giáo học rồi làm thông ngôn cho Tham biện (chủ tỉnh) Rạch Giá.
Với vị thế của mình, ông tiến hành khẩn hoang ở vùng Tràm Chẹt thuộc huyện Giồng Riềng, tự thiết kế và xây cất phố xá ở chợ Rạch Giá và trở thành triệu phú lúc bấy giờ.
Khoảng thời gian này, ông được bổ hàm Đốc phủ và được nhập quốc tịch Pháp (kể từ đây ông có tên mới là Gilbert Trần Chánh Chiếu, gọi tắt là Gilbert Chiếu). Sau đó, ông xin thôi việc về làm xã trưởng xã Vĩnh Thanh Vân.
Năm 1900, Gilbert Chiếu bán đi một phần gia sản, lên Sài Gòn làm báo và tham gia phong trào duy tân yêu nước.
Ở đây, ông kết thân với các nhân sĩ yêu nước, như Bùi Chí Nhuận, Nguyễn An Khương, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diêu, Đặng Thúc Liêng, Lương Khắc Ninh, Trương Duy Toản...
Năm 1906, ông thay Lương Khắc Ninh làm chủ bút tờ Nông Cổ mín đàm (Trong chén trà bàn chuyện nông thương).
Nghe tiếng ông là người nhiệt tình yêu nước, Phan Bội Châu lúc bấy giờ đang ở Hương Cảng (Hồng Kông), liền mời sang gặp ông và sang Nhật Bản gặp Kỳ Ngoại hầu Cường Để [1].
Trở về nước, hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu, Trần Chánh Chiếu đã vận động nhiều thanh niên sang Nhật Bản học tập theo phong trào Đông Du. Đồng thời, với vai trò chủ bút tờ tuần báo Lục tỉnh tân văn (lập năm 1907), Trần Chánh Chiếu công khai hô hào duy tân cứu nước, rồi cùng với bạn đồng chí hướng lập Nam Kỳ minh tân công nghệ và nhiều cơ sở kinh tài khác...
Những việc làm của ông được giới điền chủ và giới công chức hưởng ứng nhiệt liệt. Vì vậy, ông bị nhà cầm quyền cử người theo dõi, bị Trần Bá Thọ (làm chức phủ, em ruột Trần Bá Lộc) dòm ngó. Tháng 10 năm 1908 tại Sài Gòn, Trần Chánh Chiếu bị thực dân Pháp bắt giam vì tội có quan hệ với phong trào Đông Du và viết báo chống lại họ. Theo nhà văn Sơn Nam thì có đến 91 người bị bắt trong vụ này.
Tuy nhiên, tờ Lục tỉnh tân văn số 50 ra ngày 29 tháng 10 năm 1908 chỉ loan tin đại khái như thế này:
Chủ bút Lục tỉnh tân văn đã bị giam cầm vì tội đại ác. Vậy chủ nhơn kính tỏ cùng tôn bằng quí khách đặng rõ rằng bổn quán thiệt vô cùng không hay không biết những việc Chủ bút (Gilbert Chiếu) phản bạn, giao thông với người ngoại quốc. Nhà nước cũng cho bổn quán biết nhà nước chẳng chút nào tin dạ trung nghĩa của Gilbert Chiếu, cho nên đã có ra lịnh kiềm thúc thám sát (ông) quá đỗi nhặt nghiêm...
Sau, nhờ chí sĩ Phan Văn Trường ở Paris (Pháp) vận động và Chính phủ Nhật can thiệp, tháng 4 năm 1909, ông được thả. Sau đó, ông về Rạch Giá và Mỹ Tho bán hết ruộng đất, phố xá để trả nợ, rồi ở luôn Sài Gòn lập tiệm buôn lấy tiền lời bí mật giúp Phan Bội Châu và Cường Để hoạt động.
Năm 1917, ông lại bị tòa án quân sự Sài Gòn bắt giam một lần nữa vì cho ông là người ám trợ Phan Xích Long khởi nghĩa chống Pháp hồi tháng 2 năm 1916. Bị giam một thời gian ông mới được trả tự do. Ông mất năm 1919 tại Sài Gòn, an táng ở đất thánh họ đạo Tân Định (nay thuộc quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Sau khi Ông Gilbert Chiếu bị bắt, công cuộc Minh Tân mà ông là người đứng đầu tan rã dần.
Tác phẩm của Trần Chánh Chiếu có:
-Minh tân tiểu thuyết (Lời nói vặt về chủ thuyết Minh tân): Tập hợp các bài xã luận của ông viết cho tờ Lục tỉnh tân văn, nhằm kêu gọi đồng bào tham gia cuộc Minh Tân. In năm: ?
-Hương Cảng nhân vật (Nhân vật Hương Cảng): Gồm các bài ký khi tác giả sang Hương Cảng và Nhật Bản, in năm 1911.
-Quảng Đông tỉnh thành phong cảnh (Phong cảnh tỉnh thành Quảng Đông): Kể cuộc du lịch của ông sang Quảng Đông (Trung Quốc), in năm: ?
-Tiền căn hậu báo: Phỏng dịch tiểu thuyết Comte de Monte-Cristo của Alexanđrơ Đuyma, in năm 1914.
-Văn ngôn tập giải (Recueil du langage fleuri): Là sách từ điển giải nghĩa các danh từ mới trong nhiều lĩnh vực sử, địa, khoa học, chính trị, tôn giáo. In năm 1915.
-Lâm Kim Liên: Truyện, do F.H.Schneider xuất bản, 1910.
-Hoàng Tố Oanh hàm oan: Truyện, nhà in Phát Toán xuất bản, 1910.
-Gia Phổ: Sách dạy viết gia phả, in năm 1917.
II. Phong trào Minh Tân:
Phong trào Minh Tân (còn gọi là phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ) do Hội Minh Tân (kể từ đây trở đi có khi gọi tắt là Hội) đề xướng và lãnh đạo, là một cuộc vận động duy tân nước Việt Nam theo gương người Trung Quốc và người Nhật Bản hồi đầu thế kỷ 20.
Phong trào khởi phát từ năm 1901 đến năm tháng 10 năm 1908 thì suy yếu dần vì người đứng đầu Hội là Trần Chánh Chiếu (1869-1919) bị bắt giam, các tổ chức kinh tế của Hội bị triệt phá vì nhà cầm quyền thực dân Pháp biết rằng phong trào này có mối quan hệ với phong trào Đông Du của chí sĩ Phan Bội Châu.
Theo GS. Trần Văn Giàu, thì:
Phong trào Minh Tân thật ra cũng là một phong trào chính trị tương đương với phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở Bắc-Trung, và hai bên có mối quan hệ với nhau (tr. 264).
Mặc dù cũng là vậy, nhưng theo nhà văn Sơn Nam, thì "mãi cho đến nay dường như nó không được đặt đúng mức quan trọng" (tr. 173). Trong khi chờ đợi một công trình nghiên cứu khoa học và đầy đủ, ở đây xin được lược kể lại như sau:3.1. Phát khởi:
Ngay từ năm 1901, tức trước khi có Duy Tân hội (1904) và phong trào Duy Tân (1906), báo Nông Cổ mín đàm (số đầu tiên) ở mục Thương cổ luận (Bàn luận về nghề buôn bán) đã có lời khẳng định rằng: Sự đại thương là đệ nhứt cách giúp cho dân phú quốc cường.
Kể từ đó theo nhà văn Sơn Nam, thì Lương Khắc Ninh (người Vĩnh Long, chủ bút tờ báo trên) đã lần lượt cho đăng nhiều bài chỉ dẫn cách trồng cây, cách chiết nhánh cây, cách thành lập thương cuộc; và cho đăng nhiều bản tin cho biết giá lúa gạo trên thị trường...Đặc biệt trong số báo ra ngày 22 tháng 9 năm 1904, ông Ninh còn đề xướng việc lập ra một hãng buôn (người Việt và người Pháp cùng hùn vốn) để thu mua lúa gạo tại Nam Kỳ, đồng thời bán lại những hàng hóa cần thiết. Ông lại còn đề ra kế hoạch cạnh tranh với người Hoa kiều đang có uy thế ở Chợ Lớn, bằng cách lập tạo vài trung tâm thương mại mới ở chợ cũ Mỹ Tho, hoặc ở vàm rạch Trà Ôn,...(Sơn Nam, sách đã dẫn, tr. 179)
Ghi nhận công lao tờ Nông Cổ mín đàm, GS. Trần Văn Giàu viết:
Nông Cổ mín đàm (Trong chén trà bàn chuyện nông thương) là một tờ báo chữ Quốc ngữ đáng để ý nhất lúc này. Báo sống từ 1901 đến 1924. Một thời, báo đăng nhiều bài tiến bộ, có ít nhiều ý thức về vai trò văn hóa và tư tưởng của một cơ quan ngôn luận. Chính nó đã đăng những bài đầu tiên ở Nam Kỳ, cũng là ở cả nước, về "duy tân", "minh tân"... Ý thức tư sản bản xứ đã nổi bật lên trong loạt bài "Thương cổ thiệt luận" từ số 168 đến số 183... (sách đã dẫn, 263)
3.2 Hoạt động công khai:
Tuy nhiên, cuộc vận động Minh Tân thật sự trở thành phong trào kể từ khi Trần Chánh Chiếu thay Lương Khắc Ninh làm chủ bút tờ Nông Cổ mín đàm.
Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, chép:
Năm 1907, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút báo Lục tỉnh tân văn, công khai hô hào quốc dân duy tân cứu nước (tr. 855).
Vậy có thể nói, Hội Minh Tân chính thức ra đời và công khai lãnh đạo phong trào do nó đề ra kể từ năm 1907, sau nhiều năm hoạt động bán công khai.
3.3. Tên gọi và mục đích:
Căn cứ theo quyển Minh tân tiểu thuyết (Lời vặt nói về chủ thuyết Minh tân) do Trần Chánh Chiếu biên soạn, thì tên Hội Minh Tân lấy theo chữ trong sách Đại học đó là "minh minh đức" (làm cho sáng đức sáng) và "tác tân dân" (đổi mới cho dân) [2].
Từ ý nghĩa này, Hội Minh Tân đã đề ra mục đích cụ thể cho phong trào là:
Phát triển công thương nghiệp, mở mang trường học, sửa đổi phong tục là những vấn đề tương quan nhau để đạt mục đích sau cùng là đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, thành lập chế độ quân chủ lập hiến, tôn Kỳ Ngoại hầu Cường Để làm vua (Sơn Nam, sách đã dẫn, tr. 178-179)
Về tổ chức của Hội, hiện chưa có thông tin, tuy nhiên khi đề cập đến phong trào Minh Tân, sách Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2, tr. 156) đã cho biết sơ lược như sau:
Nhìn chung, phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ có những yêu cầu và hình thức tổ chức ở mức độ cao hơn so với Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Chủ trương của Phan Bội Châu với danh nghĩa Cường Để có vai trò quan trọng trong việc tập hợp lực lượng này.
3.4 Phát động phong trào Minh Tân:
Chương trình hành động công khai của Hội Minh Tân bao gồm hai phần chính, đó là:
Lập những cơ sở kinh tài để vừa lấy tiền lời cho Hội, vừa là nơi tập hợp và dung chứa các đồng chí, phân phát các tài liệu cách mạng...Lược kê một số cơ sở lớn như sau:
-Nam Trung khách sạn ở số 4 đường Amiral Krantz, Sài Gòn: Khai trương ngày 15 tháng 11 năm 1907, tổng lý đầu tiên là Trần Chánh Chiếu.
-Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho: Do nhà văn Nguyễn Chánh Sắt giao lại cho Trần Chánh Chiếu. Ngày khai trương không rõ, chỉ biết ngày 6 tháng 8 năm 1908 thì ông Huỳnh Đình Điển chính thức làm quản lý thay cho ông Chiểu.
-Nam Kỳ Minh Tân Công Nghệ: Đây là một công ty cổ phần gần giống các công ty của Pháp lúc bấy giờ, trụ sở chính đặt ở Mỹ Tho, do Trần Chánh Chiếu làm Tổng lý. Ngày thành lập không rõ, chỉ biết kỳ thu tiền hùn vốn lần thứ nhất vào tháng 2 năm 1908. Sau đó, công ty lập được hãng Sà bông Con Vịt (Savon Canard ở gần cầu sắt Mỹ Tho, ngang rạp hát Tư Lài...
-Chiêu Nam lầu tại đường Kinh lấp (Boulevard Charner) gần chợ Sài Gòn, do Nguyễn An Khương thành lập.
Ngoài ra, còn rất nhiều hiệu buôn nhỏ khác do các thành viên khác trong Hội thành lập, như Tân Hóa thương hội ở Chợ Gạo (Tiền Giang), Hội tương trợ giáo viên ở Gò Công (Tiền Giang), Minh Tân thương cuộc ở Tầm Vu (Tân An, Long An), hiệu buôn Nam Hòa ở Bến Tre, Công ty Nam Chấn Thành ở Chợ Lớn, hiệu buôn Nam Hòa Lợi ở chợ Mỏ Cày (Bến Tre), hiệu buôn Nam Đồng Hưng ở chợ Rạch Giá, v.v...
Viết bài cổ súy phong trào Minh Tân trên tờ Lục tỉnh tân văn, đây được xem như là cơ quan ngôn luận chính thức của Hội.
Lục tỉnh tân văn là tờ tuần báo viết bằng chữ quốc ngữ do F.H. Schneider, một chủ nhà in người Pháp sáng lập, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút. Số báo đầu tiên không đề ngày, số 2 đề ngày 21 tháng 11 năm 1907. Để khích lệ việc mua bán và phát triển công nghệ, trên tờ báo này đã đưa ra vài sáng kiến như ra đề thi, ai viết bài nói rõ về cách dùng các loại cây (như cây tre, cây dừa, cây chuối...), thì được thưởng nhiều kỳ báo. Và từ số 23, báo cho biết sẽ sẳn sàng giới thiệu các hiệu buôn... [3].
Ghi nhận công lao của Trần Chánh Chiếu và tờ Lục tỉnh tân văn, GS. Trần Văn Giàu viết:
Trong thời gian này, tờ Lục tỉnh tân văn lại là tờ báo đáng chú ý nhất, nhất là khi Trần Chánh Chiếu làm chủ bút. Ông Chiếu là người cầm đầu phong trào Minh Tân. Chính ông nói rằng lập báo ra để nhằm "biển cải Nam nhân", khuyến khích "người An Nam lo việc thương mãi, học nghề nghiệp mà tranh đua quyền lợi với Chệt (Hoa kiều) với Chà (người Java). Ông Chiếu chẳng những kêu gọi mở cuộc Minh Tân, mà bản thân ông cũng lập hãng, kêu hùn, đồng thời ông cũng kêu gọi mọi người góp sức xây dựng nền quốc văn. Lục tỉnh tân văn, thời Trần Chánh Chiếu có hoạt động thật sự trên mặt văn chương và chính trị...(tr. 264)
3.5 Tan rã:
Sau khi Ông Chiếu bị bắt như đã kể ở phần đầu, công cuộc Minh Tân tan rã dần. Một phong trào "tẩy chay Chi-noa" (tức China, ở đây chỉ người tư sản Hoa kiều) được phát động lần nhì vào khoảng năm 1917, nhưng chỉ gây được tiếng vang mà thôi. Sau đó, một số thành viên tiếp tục hoạt động bí mật, một số khác ở ẩn hoặc cầu an.
III. Trích một số nhận xét:

GS. Trần Văn Giàu:Trần Chánh Chiếu là người cầm đầu phong trào Minh Tân. Đây là một phong trào chính trị tương đương với phong trào Đông Kinh nghĩa thục, và có mối quan hệ với phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
Chính ông nói rằng lập báo (Lục tỉnh tân văn) ra là để nhằm "biển cải Nam nhân", khuyến khích "người An Nam lo việc thương mãi, học nghề nghiệp mà tranh đua quyền lợi với Chệt (Hoa kiều) với Chà (người Java). Ông Chiếu chẳng những kêu gọi mở cuộc Minh Tân, mà bản thân ông cũng lập hãng, kêu hùn, đồng thời ông cũng kêu gọi mọi người góp sức xây dựng nền quốc văn. Lục tỉnh tân văn, thời Trần Chánh Chiếu có hoạt động thật sự trên mặt văn chương và chính trị... (tr. 264).
Nhà văn Sơn Nam:
Chủ trương của Trần Chánh Chiếu thật rõ rệt là đánh đổ thực dân Pháp, thành lập chế độ quân chủ lập hiến, tôn Cường Để làm vua. Con trai thứ tư của ông là Jules Trần Chánh Tiết được đưa qua học ở Hương Cảng. Đó cũng là lý do để ông xuất ngoại thăm con, nhưng bên trong là liên lạc với các chiến sĩ cách mạng. Ông đã qua Nhật, được Nhật hoàng ban áo cho vợ chồng ông...Ngoài đức tính can đảm, ông còn là người thông minh, biết tận dụng thời thế. Ông khéo tổ chức Minh tân khách sạn tại Mỹ Tho để tập hợp người đồng chí hướng và chọn Sài Gòn làm nơi tranh đấu công khai. Việc nhập Pháp tịch chỉ là vì dân vì nước để tìm tư thế, để che mắt nhà cầm quyền...(tr. 179).
Bàn về Phong trào Minh Tân, nhà văn đã đưa ra những nhận định bước đầu như sau:
Phong trào Minh Tân lôi cuốn giới điền chủ, một số quan lại [4] và con nhà khá giả ở Mỹ Tho, Tân An, Cần Thơ,...đến mức khiến thực dân phải khó nghĩ, lo ngại...Tuy nhiên, phong trào chưa lôi cuốn được giới nông dân, mặc dù người lãnh đạo hiểu rằng nông dân là tầng lớp cơ cực nhứt. Giới điền chủ Nam Kỳ chưa lột xác để trở thành tư bản được...
Về báo chí, cuộc Minh Tân để lại thành tích đáng kể là bộ báo "Lục tỉnh tân văn" từ số 1 đến số 50. Đây là tờ báo đối lập, công khai tranh đấu chống thực dân Pháp với chủ đích rõ rệt gần như đầu tiên trong làng báo Việt Nam.
Về âm nhạc và kịch nghệ, thành tích lại càng sáng tỏ hơn: ông Hoàng Tuấn Trai, cộng sự viên của báo "Lục tỉnh tân văn" trở thành người soạn bài ca khá nổi danh, góp phần không nhỏ vào phong trào đờn ca tài tử, mở đầu cho lối ca ra bộ; các ông Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Viên Kiều góp công trong việc dựng lên tuồng cải lương có thể nói là đầu tiên của miền Nam. Ông Trương Duy Toản soạn tuồng cho gánh hát thầy Nam Tú ở Mỹ Tho, ông Nguyễn Trọng Quyền cũng là soạn giả lừng danh một thời.
Ông Lê Văn Trung được "Lục tỉnh tân văn" số 27 giới thiệu là người của Minh Tân, về sau này là vị Quyền Giáo Tông của đạo Cao Đài, một tôn giáo mới tổng hợp Đông Tây thu hút nhiều đồng bào theo Minh Tân lúc trước, khiến thực dân lo ngại...(Miền Nam đầu thế kỷ 20-Thiên Địa hội và Cuộc Minh Tân. tr. 219 và Lịch sử khẩn hoang miền Nam - Cuộc tranh đấu của trí thức Cần Thơ, tr. 276- 277).
-GS. Trịnh Vân Thanh:
Trần Chánh Chiếu vốn là một người yêu nước, có tinh thần hy sinh cao quý. Đã có lần ông qua tận Hương Cảng gặp nhà cách mạng Phan Bội Châu hội đàm về việc đại sự quốc gia. Chính ông đã đem bản hiệu triệu của cụ Phan về Việt Nam phổ biến trong dân chúng. Ông đã cùng với bạn đồng đồng chí hướng lập Minh Tân công nghệ xã, Minh Tân khách sạn...để dùng làm trụ sở liên lạc với các nhà ái quốc, tránh sự dòm ngó của mật thám Pháp. Để kiến tạo xứ sở và canh tân guồng máy cai trị, ông thường viết bài công kích chính sách cai trị lỗi thời của Pháp. Ông lại hô hào cổ võ việc khuếch trương kinh tế và dùng hàng nội hóa để chấn hưng nền kinh tế quốc gia. Ông cũng chủ trương một nền văn hóa tân tiến hợp với cao trào văn minh phương Tây...( tr. 1360)
-Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam:
Ngoài là một nhà chính trị, yêu nước, kinh tài, Trần Chánh Chiếu còn là một nhà văn, nhà báo sáng giá của miền Nam Việt Nam vào buổi đầu. Ông đã biết vận dụng ngòi bút của mình vào con đường duy tân cứu nước. Khi ông mất, một nhà nho yêu nước ở Hà Nội là Phan Hữu đã điếu ông bằng một bài thơ trong đó có câu: Quốc tịch mang danh dân Phú Lãng (Pháp) / Thâm tâm vẫn máu họ Hùng Vương (tr. 854-855).
-GS. Nguyễn Huệ Chi:
Truyện của Gibert Chiếu vẫn theo kết cấu chương hồi như nhiều tiểu thuyết miền Nam trong những năm đầu của thế kỷ 20. Nhưng tác giả đã chú ý đến cách xây dựng tình tiết để cốt truyện bớt dềnh dàng, kể lể, nhân vật và hành động xuất hiện hợp lý, tính cách nhân vật được miêu tả rõ ràng. Câu văn ông mộc mạc, không sa vào biền ngẫu như các nhà văn cùng thời với ông...(tr. 1778).
Bùi Thụy Đào Nguyên, soạn.
Chú thích:
[1] Ông Chiếu được giác ngộ là nhờ sự cảm hóa của người bạn chí thân là Bùi Chí Nhuận (tài liệu Pháp chép sai là Nhâm). Ông Nhuận là người ở Nhật Tảo (Tân An, Long An) và là cậu ruột của nhân sĩ Trương Gia Kỳ Sanh (ghi chú của Sơn Nam, sách đã dẫn, tr. 177).
Theo Nguyễn Huệ Chi, nhờ Bùi Chí Nhuận giới thiệu mà Gilbert Chiếu gặp được Phan Bội Châu (Từ điển văn học, bộ mới, tr. 1777). Tuy nhiên, nhóm Đinh Xuân Lâm thì cho rằng ông Chiếu gặp được cụ Phan là nhờ con. Vì lúc bấy giờ Trần Chánh Tiết (còn có tên là Jules Tiết, con ông Chiếu) đang trọ học ở Hương Cảng, mà cụ Phan thì thường đến đấy để tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Biết cha Tiết là một người yêu nước, cụ Phan mới nhờ con mời cha sang Hương Cảng gặp ông và sang Nhật gặp Cường Để (Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 2, tr. 155). Jules Tiết, theo GS. Trịnh Vân Thanh, cũng là một người hăng hái tham gia cách mạng, bôn ba nhiều năm nơi hải ngoại, hợp tác chặt chẽ với cụ Phan và Cường Để (Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển, Quyển 2, tr. 1362).[2] Nguyên câu là: "Đại học chi đạo, tại minh minh đức. tác tân dân tại chí ư thiện". Có nghĩa: Mục đích của sự học rộng cốt là để làm sáng cái Đức sáng của mình, khiến cho người ta tự đổi mới, khiến cho người ta dừng ở chỗ chí thiện.
[3] Tháng 10 năm 1908, Trần Chánh Chiếu bị bắt, thì tờ báo bị rút giấy phép. Sau đó, báo được phép phát hành lại nhưng không còn giữ được màu sắc như lúc đầu. Tháng 10 năm 1921, Lục tỉnh tân văn hợp nhất với Nam trung nhật báo (nhưng vẫn giữ tên Lục tỉnh tân văn) do Nguyễn Văn Của làm giám đốc, Lê Hoàng Mưu làm chủ bút, chuyển thành báo ngày, đến tháng 12 năm 1944 thì đình bản. Xu hướng chính trị của Lục tỉnh tân văn ở giai đoạn hậu kỳ chủ yếu phục vụ chính sách của chủ nghĩa thực dân Pháp.
[4] Sau khi ông Chiếu bị bắt giam, thì một số quan lại bị bãi chức vì tội liên can, như: Nguyễn Háo Văn (thư ký hạng nhất, cha nhà văn Nguyễn Háo Vĩnh), Tri phủ Nguyễn Công Luận ở Sa Đéc, Tri phủ Huỳnh Công Bền ở Cai Lậy, Tri huyện Phạm Văn Bảy ở chợ Mỹ Tho... (theo Sơn Nam - Lịch sử khẩn hoang miền Nam - Cuộc tranh đấu của trí thức Cần Thơ, tr. 276- 277).
Sách tham khảo:
-Trần Văn Giàu, Lược sử Thành phố Hồ Chí Minh trong Địa chí Thành phố Hồ Chí Minh (Tập I). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.
-Sơn Nam, Miền Nam đầu thế kỷ 20-Thiên Địa hội và Cuộc Minh Tân. Nhà xuất bản Trẻ, 2004.
-Nguyễn Huệ Chi, mục từ ''Trần Chánh Chiếu'' trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
-Đinh Xuân Lâm-Nguyễn Văn Khánh-Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
-Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Quyển 2). Nhà xuất bản Hồn thiêng, Sài Gòn, 1967.
-Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, mục từ Trần Chánh Chiếu. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Nhà hát Lớn nằm ở trung tâm quảng trường Francis Garnier, đoạn giao giữa đường Catinat và đại lộ Bonnard (đường Lê Lợi ngày nay)
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Nhà hát Lớn được bắt đầu xây vào năm 1896 qua kiến trúc đoạt giải của ông Ferret
(có 3 kiến trúc sư dự thi: Ferret, Genêt và Berger)
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Nhà hát Lớn được khánh thành bởi thị trưởng thành phố Sài Gòn khi đó, ông Paul Blanchy, với sự hiện diện của hoàng tử Đan Mạch Waldemar ngày 1.1.1900 (thật ra đến năm 1901 công trình này mới hoàn thành với chi phí lên đến 2.500.275 francs).
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
 Nhà hát Lớn được xây dung theo lối kiến trúc "flamboyant" của thời Đệ tam Cộng hòa Pháp. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Paris.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Tuy có dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho giới thượng lưu, nhưng Nhà hát Lớn càng ngày càng mất khách, vì các tay ăn chơi bị các hộp đêm, các quán ăn có nhạc và khiêu vũ giúp vui thu hút hầu hết...
 Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Năm 1943 phần điêu khắc trang trí ở mặt tiền Nhà hát Lớn bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
 Năm 1955, công trình được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
 Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Thành phố Sài Gòn, chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền nhà hát như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa... được phục chế.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Bên hông Nhà hát Lớn là khách sạn Continental (số nhà 132 - 134 Cantinat) được ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng và đồ gia dụng, khởi công xây dựng năm 1878 và hoàn thành sau 2 năm.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Bức ảnh chụp khách sạn Continental thời kì đầu, lúc này chỉ mới là một khối nhà ba tầng quay ra đường Catinat. Trên tường tầng 3 ta có thể đọc được biển hiệu "Grand Hotel Continental". Cây trên đoạn đường còn thấp cho thấy rõ hai tháp chuông của Nhà thờ Đức Bà phía xa. Ở phía đối diện, ở góc đường Bonnard (Lê Lợi) và Catinat (Đồng Khởi) là Café de la Musique với hàng cây con mới trồng.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Dòng lưu bút của người sử dụng cho biết bức ảnh này được chụp trước năm 1906. Khách sạn đã có thêm khối nhà bốn tầng quay ra phía Quảng trường Nhà hát Lớn. Hàng cây phía trước Café de la Musique đã cao hơn một chút.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Tầng dưới của khách sạn Continental, theo Niên giám Đông Dương từ năm 1907 đến 1910 là nhà sách của ông F.H Schneider. Ông là người sáng lập tờ “Lục Tỉnh Tân Văn” năm 1907 mà chủ bút là ông Trần Chánh Chiếu. Ông Schneider cũng đứng tên là chủ khách sạn và cơ sở Minh Tân ở số 4-6 đường Krantz (Hàm Nghi ngày nay). Năm 1911, ông dọn khỏi khách sạn Continental đến số 22 đường Kerlan (nay là đường Lê Văn Hưu), năm 1912 đến 15 đường Chasseloup-Laubat (đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) và cuối cùng năm 1914, 1915 ở số 2 đường Kerlan và số 7 Boulevard Norodom (trụ sở báo “Lục Tỉnh Tân Văn”, ra thứ 5 mỗi tuần, nay là đường Lê Duẩn).
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Biển hiệu khách sạn được đổi thành "Continental Palace Hotel". Chi tiết này liên quan đến việc chuyển nhượng khách sạn cho công tước Ferdinand de Monpensier vào năm 1911. Tầng trệt khách sạn không còn nhà sách của ông F.H Schneider nữa.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Năm 1911, công tước Ferdinand de Monpensier (cháu nội vua Louis-Philippe I của Pháp) đã mua lại khách sạn Continental sau khi ông trú ngụ tại đây trong chuyến đi từ Sài Gòn đến Angkor (Campuchia). Chiếc xe mà công tước Monpensier sử dung trong chuyến đi này cũng là một trong những chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Xe hơi của công tước khởi hành từ khách sạn Continental năm 1908 lên đường đi Angkor, một chuyến đi đầy cam go và gian nan vi đường xá lúc đó chưa được làm cho xe hơi chạy.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Cũng trong năm 1911, trên đường du ngoạn ngang qua Phan Thiết, công tước Monpensier đã mua và xây một biệt thự trên ngọn đồi nhìn ra biển và thành phố Phan Thiết với số tiền lên đến 82.000 đồng bạc Đông Dương thời đó.  Tên gọi "Lầu Ông Hoàng" xuất phát từ cách gọi dân dã của người dân về sự sang trọng của vị công tước người Pháp cư ngụ ở đây. Lầu Ông Hoàng có máy diesel sản xuất điện riêng nên ban đêm rất sáng vì thời đó chưa có điện nhiều ở vùng xa. Tháng 7 năm 1917, công tước Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Sau này, vua Bảo Đại mới mua lại nó.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Bức ảnh cổng chào đón thống chế Joffre sang thăm Sài Gòn tháng 12 năm 1921. Biểu ngữ trên lầu cao khách sạn Continental là lời thống chế Joffre gởi chiến sĩ trong trận đánh mở màn thế chiến thứ nhất: "Une troupe qui ne pourra plus avancer devra, coûte que coûte, garder le terrain conquis, et se faire tuer sur place, plutôt que de reculer" (Đoàn quân khi không còn có thể tiến lên nữa, thì bất cứ giá nào phải giữ trận địa chiếm được, thà chết ngay ở chổ đó chứ không lùi!).
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Năm 1930, công tước Monpensier bán lại khách sạn cho ông Mathieu Francini, một người Pháp gốc Corse (một hòn đảo của Pháp ở Địa Trung Hải). Sau khi đến Sài Gòn, ông lập gia đình với một phụ nữ Việt Nam, con một điền chủ giàu ở Nam Kỳ. Vì ông là người Corse và có nhiều bạn bè đồng hương ở Sài Gòn nên lời đồn đại rằng ông có liên hệ với các thế lực ngầm ở Marseille, Corse và Sài Gòn. Tuy nhiên điều này không được kiểm chứng. Ông Francini quản lý khách sạn Continental đến năm 1964 rồi trao lại cho người con Phillip Francini tiếp tục cho đến 1975.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Trong các thập niên 1930 -1950, nhà hàng và quán café ở khách sạn Continental là nơi gặp gỡ
của cộng đồng người gốc Corse ở Sài Gòn
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Khách sạn Continental đã tiếp đón nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore (Giải Nobel văn chương 1913), văn hào Pháp André Malraux, văn hào Anh Graham Greene, người đã viết tiểu thuyết "Một người Mỹ trầm lặng" tại căn phòng số 214 của khách sạn. Trong thời Chiến tranh Việt Nam, khách sạn cũng là nơi tụ họp của các ký giả, nhà báo, chánh khách, và thương gia ngoại quốc hoạt động tại Sài Gòn.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Trong những thập niên 1960 -1970, chính quyền Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn Continental còn có tên là "Đại Lục Lữ Quán".
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Khách sạn Continental Saigon ngày nay

Ở phía đối diện với khách sạn Continental vào những năm đầu thế kỷ 20 là quán Café de la Musique nằm ở số nhà 169 - 171 Catinat (góc Catinat và đại lộ Bonnard - Lê Lợi ngày nay) của ông bà Pancrazi. Họ cũng là chủ khách sạn Grand Hôtel des Nations trên cùng block phố, địa chỉ 104 - 106 Charner (Nguyễn Huệ), là nơi mà cô Yvette Trà (cô Ba Trà), người đẹp Nam kỳ Lục tỉnh đã đến trú ngụ một thời gian. Kế bên (góc phải hình) này có lẽ là một tiệm may vì thấy mấy chữ COMPL(E) trên biển hiệu ("Comple" cũng tượng tự như "Suit" trong tiếng Anh, từ chỉ các bộ Âu phục thời đó).
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
 Café de la Musique (trái) nhìn từ hướng quảng trường Nhà hát Lớn - đại lộ Bonnard (Lê Lợi ngày nay)
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Trong bức ảnh này, ta thấy xuất hiện những cột Morris dành cho dán quảng cáo bên cạnh những chiếc ghế công viên đặt trên quảng trường Nhà hát Lớn
ảnh là  Michael Caine (phải) và Brendan Fraser trong một phân đoạn.
Trong một bức ảnh đen này, ta thấy cả ba cửa hàng: nhà sách Librairie-Imprimeur F.H Schneider (bên phải, thuộc khách sạn Continental), Café de la Musique (bên trái), và La Civette (giữa). La Civette do ông Ch. Montagne làm giám đốc, bán các mặt hàng cho người hút thuốc. Theo Antoine Brébion, người lập ra tiệm La Civette là ông A.William Fabre, một thương gia người Bordeaux đến Sài Gòn năm 1884. Ở Sài Gòn, lúc đầu ông lập ra kho bán thuốc lá, sau mở khách sạn Hôtel de l’ Europe ở Quai de Commerce (bến Bạch Đằng). Fabre cũng là người thành lập tờ báo L’Independant, đối lập với chính quyền thuộc địa. Fabre mất ở Sài Gòn năm 1896.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Quãng những năm 40, tiệm cà phê nhạc được sang lại để mở tiệm thuốc Tây Pharmacie Principale Solirène.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Năm 1950, Girval ra đời ở vị trí này. Chủ là Alain Poitier, một thợ bánh Pháp đã sống nhiều năm ở Sài Gòn. Nhà báo và tình báo Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn từng chọn Givral làm chỗ ngồi thường xuyên, cũng như vô số nhà báo trong và ngoài nước những năm chiến tranh Việt Nam: họ chọn địa điểm này để nhâm nhi, quan sát và thu thập tin tức báo chí mỗi ngày, muốn gặp nhau thường khi khỏi phải hẹn trước…
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Danh thiếp của nhà hàng - café Givral
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Lối vào từ đường Lê Lợi, quãng 1990
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Năm 2001, Givral đóng cửa một thời gian ngắn để quay phim "Một người Mỹ trầm lặng", đạo diễn Philip Noyce dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Graham Greene. Ông Greene đã viết cuốn truyện tại phòng 214 khách sạn Continental. Khi chon Givral, đoàn làm phim đã không ngại tốn kém, bắt buộc phải dựng lại đúng màu sơn, đúng hình dáng của nó ở thập niên 60-70. Ngay cả khách sạn Continental phía đối diện, một địa điểm khác xuất hiện trong bộ phim, cũng phải trở lại kiến trúc thời ấy. Trong ảnh là Michael Caine (phải) và Brendan Fraser trong một cảnh quay.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Bên trong Girval năm 2009
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Ngày 10.4.2010, tòa nhà Eend bị dỡ bỏ để xây Vincom A (nay là Union Square)
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Ngày 10.10.2012, Givral hồi sinh ngay tại vị trí cũ thuộc Vincom A
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Mùa hè 2013, đóng cửa trả mặt bằng. Nay là boutique của Bottega Veneta.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Sau Givral có thêm tiệm Brodard nằm ở góc Catinat – Carabelli (nay là Đồng Khởi - Nguyễn Thiệp). Brodard là quán dành cho giới trẻ sành điệu Sài Gòn. Góc này sau trở thành cà phê Gloria Jean's (thương hiệu của Úc), rồi cửa hàng trưng bày của Sony...
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Cũng nằm trên đường Catinat và thuộc tứ giác Eden như Givral, nhưng ở góc dưới này, Catinat - d’Espagne (nay là Lê Thánh Tôn), tiệm cà phê La Pagode không dành cho khách Tây, không hợp với giới trẻ sành điệu, và dân nhà giàu không tới đó. Nó dành cho những cư dân có tâm hồn sáng tạo và cách tân bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ: họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn và nhà thơ.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Xéo bên kia ngã tư, từ cửa La Pagode nhìn qua là công viên Chi Lăng có cây cao xanh ngắt
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Công viên Chi Lăng trên đường Catinat (nay là vườn tiểu cảnh phía trước tòa nhà Vincom B)
 Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Từ công viên Chi Lăng nhìn xéo qua cà phê La Pagode thuộc thương xá Eden. Tòa nhà bên trái nay là Parkson Lê Thánh Tôn.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
 Đường Catinat nhìn từ tháp chuông Nhà thờ Đức Bà. Ngôi nhà bên trái bức ảnh có hàng hiên nhô về tường rào phía đường Taberd (Nguyễn Du ngày nay).
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Ngôi nhà bên trái ở ảnh trước, địa chỉ 164 Catinat, là Sở thu thuế. Nhiều tư liệu cho thấy địa chỉ này được ghi là Recette locale (Thu thuế địa phương) trong các năm 1905-1906, và Receveur spécial (Thu ngân đặc biệt) từ năm 1907-1911, từ năm 1912 trở đi là “Trésor public” (Ngân khố, Kho bạc).
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Số 225 Catinat ngay góc ngã tư với Taberd (Nguyễn Du ngày nay) là nơi ở của quản lý kho bạc (tresorier payeur). Như vậy hai tòa nhà ở cuối đường Catinat đều có thể gọi là Tresor Public vì một nơi là nhận tiền và bên kia quản lý ngân khố.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Năm 1917, khi kho bạc mới được xây ở đại lộ Charner (Nguyễn Huệ), chính quyền thực dân Pháp bố trí cho Sở Mật thám Nam Kỳ và Sở Cảnh sát Trung tâm sử dụng công trình này. Do nằm trên đường Catinat nên người dân thường gọi hai cơ quan này là “Bót Catinat”.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Bót Catinat có căn hầm sâu dưới mặt đất, các xà lim lớn, nhỏ nơi mật thám Pháp giam giữ nhiều tù nhân chính trị. Bót Catinat khét tiếng ác ôn, người bị tình nghi, khi bị bắt đều được đưa vào đó để tra tấn, khai thác làm biên bản rồi giải qua Khám Lớn. Do nằm kế bên Nhà thờ Ðức Bà nên người dân Sài Gòn gọi châm biếm: "Kế bên thiên đàng có địa ngục".
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Sau năm 1954, bót Catinat khét tiếng thời thực dân được chính quyền Sài Gòn sử dụng làm trụ sở Bộ Nội vụ. Ảnh chụp năm 1967, lúc này quảng trường trước Nhà thờ Đức Bà mang tên Quảng trường Kennedy. Ta có thể thấy dòng chữ Bộ Nội Vụ ở cổng tòa nhà bên trái. Tòa nhà bên phải không thay đổi so với trước, nó được dùng làm trụ sở Bộ Xã Hội.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Vị trí bót Catinat ngày nay là tòa nhà Saigon Metrepolitant
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Ngay sau khi đánh thành Gia Định và chiếm được vùng đất Sài Gòn, Pháp đã thiết lập hệ thống thông tin liên lạc. Ngày 11.11.1860, “Sở dây thép” Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ông Phạm Văn Trung là người Việt Nam đầu tiên làm giám đốc Bưu điện An Nam tại Sài Gòn. Ngày 13.1.1863, Sở dây thép Sài Gòn được chính thức khánh thành và phát hành “con cò” (người Sài Gòn xưa hay gọi con tem là con cò) đẩu tiên. Năm 1864, dân chúng Sài Gòn bắt đầu gởi thơ qua nhà “dây thép” (hệ thống bưu điện).
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Năm 1886, Bưu điện Sài Gòn được xây cất lại với qui mô hiện đại theo đề án của kiến trúc sư người Pháp là Villedieu.. Đến năm 1891, trụ sở mới của Bưu điện Sài Gòn được chính thức khánh thành. Trước đó, đường dây thép Sài Gòn - Qui Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội dài 2000 km đã được chính thức hoàn thành (vào ngày 22.3.1888). Năm 1889 mở thêm đường liên lạc điện báo Sài Gòn - Bangkok để phục vụ cho giới kinh doanh thương mại. Từ ngày 1.7.1894 Sài Gòn bắt đầu sử dụng hệ thống điện thoại.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Toà nhà Bưu điện Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố, có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu và châu Á hòa quyện vào nhau.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Bưu điện Sài Gòn ngày nay
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Tháng 8.1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic đã được chọn. Sau đó, đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng nhà thờ và cũng chính kiến trúc sư này là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp), để trần, không tô trát, không bám bụi rêu mà đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Ngày 7.10.1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật cấp cao thời ấy. Nhà thờ được xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11.4.1880, nghi thức cung hiến và khánh thành do cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers.
Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư. Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Nhà Nước vì nó do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long). Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình Giám mục Adran với phẩm phục Giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2) Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng "hai hình" để phân biệt với tượng "một hình", là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (nay là cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn).

Năm 1945, tượng này bị chính phủ độc lập Trần Trọng Kim phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào đặt lên trên.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Từ trong nhà thờ Đức Bà nhìn ra quảng trường (ảnh chụp tháng 10.1045)
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Tượng dược tạc tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500km. Khi tượng hoàn tất đã được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8.1.1959 và từ hải cảng Gênes tàu chở tượng qua Việt Nam và tới Sài Gòn ngày 15.2.1959, sau đó công ty Société d'Entreprises đã dựng tượng Đức Mẹ lên bệ đá trước cửa nhà thờ Sài Gòn, bệ đá này vẫn còn để trống kể từ năm 1945. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17.2.1959. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Năm 1960, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Nhà thờ trở thành nhà thờ chính tòa của vị tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.
Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa (Phần 2)
Nhà thờ Đức Bà ngày nay

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen