1- Nổi bật nhất là thành phần “30/4” – những kẻ xu thời lăng
xăng tham gia “cách mạng”, hưởng ứng “phong trào xây dựng đời sống mới, văn hóa
mới”. Lực lượng này tích cực hoạt động đoàn đội, nhiệt tình hù dọa và xấc xược
một cách… hân hoan. Thành phần này, sau 1975 vài năm, một số được thăng quan tiến
chức, biết cách luồn lách và trục lợi tinh vi; số khác bị thải ra, như một loài
sâu bọ mà trước đó từng hy vọng được “nhân cách hóa” vĩnh viễn.
2- Nhóm thứ
hai là dân chế độ cũ. Đang nhà lầu xe hơi, bỗng nhiên mất tất. Họ bị đẩy, tàn bạo,
xuống cái hố đen hun hút. Làm đủ nghề để mưu sinh. Thầy giáo chạy xe ôm và luật
sư bơm mực bút nguyên tử. Gia đình tan nát. Ông đại tá VNCH bị đẩy lên rừng
thiêng nước độc; bà đại tá bán hột vịt lộn bươn bả nuôi con và lây lất nuôi chồng.
Vấn đề “lý lịch” là một hậu quả kéo theo đầy bi kịch.
3- Thành phần
gia đình cán bộ tập kết trở về. Biệt thự ông đại tá VNCH được cấp cho ông đại
tá cộng sản. Nơi để xe hơi biến thành chuồng lợn. Khu vườn kiểng biến thành mảnh
đất trồng rau. Tấm áo thị tứ phồn hoa Sài Gòn được thay bằng bộ bà ba tỉnh lẻ,
nghèo nàn.
4- Thành phần
chế độ cũ có người thân di tản nước ngoài trước 30-4 và thành phần có
thân nhân đi vượt biên thành công. Họ là nhóm khá giả nhất, trừ “cán bộ”, của một Sài Gòn nuốt nghẹn bo bo giữa lời bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Hàng Mỹ nuôi sống họ, và cứu cả một nền kinh tế bao cấp chứng kiến cảnh xếp hàng mua từng củ khoai hư hay ký cá thối.
thân nhân đi vượt biên thành công. Họ là nhóm khá giả nhất, trừ “cán bộ”, của một Sài Gòn nuốt nghẹn bo bo giữa lời bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Hàng Mỹ nuôi sống họ, và cứu cả một nền kinh tế bao cấp chứng kiến cảnh xếp hàng mua từng củ khoai hư hay ký cá thối.
1995-2015
1- Miền Nam bị
chật lại. Một cơn lốc di dân từ bên kia vĩ tuyến 17 tràn vào. Họ nhanh chóng bị
“đồng hóa” với cách sống miền Nam. Tuy nhiên, có thể nhận biết họ ngay, cho dù
họ ăn mặc sang hèn thế nào. Những chỉ dấu về nhân chủng học, chỉ dấu về văn
hóa, về giao tiếp… dễ dàng giúp phân biệt họ với dân miền Nam hoặc thậm chí với
người Bắc di cư 1954. Họ làm đủ nghề, từ mua ve chai đến mở hàng phở. Lẫn trong
nhóm di cư mới là dân có “số má”. Luôn chửi Mỹ nhưng họ mua nhà bên Mỹ, cho con
“tỵ nạn giáo dục” hoặc thậm chí có thẻ xanh bên Mỹ. Họ giàu. Ngông nghênh.
Nhưng “cạn”. Và “rỗng”.
2- Những người
“Bắc mới” tử tế. Họ hòa nhập nhanh với miền Nam. Họ như biến thành người miền
Nam thực sự. Họ yêu miền Nam, yêu phong hóa miền Nam… Họ sẵn sàng bày tỏ sự
khinh bỉ với những người “Bắc mới” thuộc tầng lớp được “định tính” ngắn gọn bằng
từ… “bố láo”.
3- Thành phần
“hai hàng”. Khó có thể biết họ thuộc loại nào. Họ có thể chiếm cảm tình được số
đông không ít nhưng cùng lúc bị hồ nghi từ thiểu số khá nhiều. Có thể gọi họ là
thành phần cơ hội. Luôn tìm kiếm cơ hội và biết cách tìm được chỗ đứng an toàn.
Bên cạnh nhóm này là những kẻ cuồng tín, vẫn khăng khăng với niềm tin sắt thép
rằng “chủ nghĩa tư bản tiếp tục giẫy chết”.
4- Có thể còn
nhiều nhóm đối tượng nữa nhưng tạm dừng với nhóm cuối cùng này. Đó là những người
có thái độ rõ rệt và chính kiến nhất quán. Họ là người miền Nam hoặc sống lâu
năm ở miền Nam, chịu ảnh hưởng của nền giáo dục trước 1975. Sau 40 năm, họ vẫn
là họ. Bất chấp!
Hôm nay là ngày 30/4 rồi. Sáng nay, nhâm nhi cà phê và đọc được
bài viết dưới đây (đăng trên bbc) tôi thấy đáng để chúng ta suy ngẫm trong ngày
lịch sử này. Cái câu trong bài này làm ám ảnh tôi là:
“Đàng sau cái
hào nhoáng bên ngoài của những thay đổi vừa nói là một sự thật còn đáng sợ hơn:
Chủ nghĩa Tư bản Đỏ, một sự liên kết tuyệt hảo giữa nền độc tài chuyên chế của
CNCS và sự bóc lột ghê sợ của CNTB sơ khai tạo nên một môi trường tuyệt vời cho
tầng lớp cầm quyền.”
Ai cũng thấy
điều này. Tôi cũng thấy. Những người giàu nhất ngày nay là con cháu của ai thì
chúng ta đã thấy. Người dân bỏ ra 20 năm hi sinh xương máu để 40 năm sau đem lại
giàu có cho một nhúm nhỏ hoàng tử công chúa Đỏ.
Câu đó làm
tôi nhớ đến bài nói chuyện hôm qua của một ông giáo sư tên là MF Good (dân
Queensland), rất nổi tiếng trong lĩnh vực vaccine. Ông được Viện mời đến khai mạc
một hội nghị, và sẵn dịp nói về công việc nghiên cứu vaccine của ông. Vào bài
giảng, ông hỏi diễn đàn là: các bạn nghĩ rằng Úc là nước thuộc thế giới
“developed countries” hay là “developing countries”. Trước một câu hỏi lắt léo
như thế, cử toạ ngần ngại trả lời, nhưng ông nói “Thôi, để tôi trả lời”. Và,
ông trả lời bằng cách trưng bày một bức hình rất “ngon lành” trong một khách sạn
sang trọng ở Sydney; sau đó, ông trình bày hàng loạt bức hình mà người thổ dân ở
Queensland sống khổ cực ra sao, nhìn cái nhà bếp mà phát ghê, trẻ con thì ngơ
ngác cứ như là bên … Việt Nam. Thật ra, những bức hình đó – nếu không biết chụp
ở đâu – người ta sẽ thấy sao mà giống Việt Nam thế! Ông kết luận rằng đừng có
nghĩ những cái hào nhoáng ở Sydney, Melbourne, Brisbane, v.v. mà nghĩ rằng mình
là thuộc thế giới “developed countries”. Sau đó, ông mới vào nội dung chính của
bài giảng (tức là vaccine).
Thành ra, khi
đọc câu trên của tác giả Đoàn Xuân Tuấn, tôi liên tưởng ngay đến lời khuyên của
ông MF Good ngày hôm qua. Đừng có nhìn cái hào nhoáng bề ngoài của Việt Nam mà
nghĩ rằng nước mình đã thoát nghèo. Những cửa hàng LV, Herme, Rolex, Gucci,
Chanel, v.v. ở trung tâm Quận 1 không thể nào che dấu được những cái ổ chuột chỉ
cách đó vài trăm mét. Chỉ cần đi ra ngoài các quận thì sẽ thấy cuộc sống thật của
người dân còn khốn khổ ra sao. Ngay tại khu Quận 7, chỉ cần đi ra vài km là thấy
ngay một thế giới khác, thế giới của những người nghèo sống trong những căn
chòi lụp xụp, với thu nập 2USD/ngày. Tôi không biết những quan chức, những người
lái xe BMW, Mercedes, Audi, v.v. có chạnh lòng khi đi ngang qua những khu đó.
Mà, chẳng phải
chỉ ở Sài Gòn mới có 2 thế giới như thế. Ở Nha Trang
cũng thế. Tôi từng lang thang ở Nha Trang cả 2 tuần, và nghiệm ra một điều là
có 2 Nha Trang trong Nha Trang: một bên mặt tiền là những khách sạn 4-5 sao
sang trọng, hàng quán đắt tiền dành cho người Nga và Tây; và phía bên trong là
nơi luộm thuộm, thiếu trật tự, hơi dơ dấy và chủ yếu là nơi sinh hoạt của người
địa phương. Nhìn bề ngoài thì phồn vinh đấy, nhưng nhìn sâu hơn thì sẽ cho ra một
bức tranh hoàn toàn khác. Nơi đây chính là phản chiếu của một Việt Nam thu nhỏ.Thật
ra, bất cứ chỗ nào tôi đi qua, từ Nam chí Bắc, đều có 2 thế giới: một thế giới
của hào nhoáng, và một thế giới của nghèo khổ. Cái hào nhoáng nó không đủ bóng
để che lấp cái nghèo khổ.
Trước 1975 thì người ta còn có lí do để đổ thừa cho bọn
Mĩ Nguỵ chúng nó tạo nên cái hào nhoáng bề ngoài. Trong thực tế, cái khái niệm
(tôi nâng tầm) “hào nhoáng bề ngoài” là chiêu tuyên truyền được giới tuyên truyền
ngoài Bắc ưa chuộng. Nó không sai, đúng là có hào nhoáng bên ngoài. Nhưng nó
sai ở chỗ là thời đó, người dân sống tương đối ấm no hơn bây giờ. Nhưng cái hào
nhoáng đó sau một thời gian nằm im thì nay đã sống lại và còn ghê gớm hơn xưa. Người
giàu là các thái tử đỏ. Người nghèo đói thì muôn đời vẫn là dân đen. Đói đến nỗi
phải đi làm thuê, thậm chí bán thân, ở nước ngoài và bỏ mạng. Làm thuê và bán
thân ở những nước mà trước đây họ thấp kém hơn ta. Phải nói đó là một nỗi quốc
nhục.
Câu hỏi đụng chạm là: Ai phải chịu trách nhiệm cho nỗi
quốc nhục đó. Nói chuyện với các quan chức thì họ đổ thừa cho chiến tranh, cho
việc Mĩ và thế giới cô lập, cho lí do “khách quan”, vân vân. Nhưng tất cả những
lí do đó không thuyết phục. Mĩ Nguỵ không còn nữa. Chiến tranh đã chấm dứt 40
năm rồi. Đất nước đã thống nhất rồi. Tài nguyên đã và đang được khai thác tối
đa, gần cạn kiệt rồi. Nước ngoài họ cho vay liên tục. Không thể đổ thừa cho Mĩ
Nguỵ, chẳng thể đổ thừa cho chiến tranh, càng không thể nói vì chúng ta không
có tài nguyên. Nhìn sang các nước khác như Hàn Quốc, Đài Loan, hay xa hơn chút
là Nhật, người ta chỉ cần 20-30 năm để hoán chuyển đất nước từ nghèo thành
giàu. Còn VN thì đã 40 năm, mà xu hướng nghèo vẫn chưa có dấu hiệu cải tiến.
Cụ Nguyễn Du có một câu cũng hay “Đã mang lấy nghiệp
vào thân / Đừng trách lẫn trời gần, trời xa”. Tôi muốn hiểu theo “nghĩa hiện đại”
là đã mang cái gông/nghiệp chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản vào thân, thì đừng
trách ai làm cho mình nghèo. Chính mình làm cho mình nghèo. Nhà văn người Nga
Fyodor Dostoievsky (thuộc hàng “favorite” của tôi) có một câu rất hay và tôi
hay lấy ra làm châm ngôn là “We are all responsible for everyone else” (chúng
ta chịu trách nhiệm cho mọi người khác). Tôi nghĩ câu đó rất đúng cho những người
đang cầm quyền.
—
PS. Kể thêm chuyện vui ngày hôm qua về ông Good và câu
chuyện với con ông. Ông kể rằng một hôm, đứa con trai 22 tuổi của ông mới xong
cử nhân thương mại hỏi: Ba nghiên cứu vaccine bao lâu rồi. Ông trả lời là trên
20 năm rồi. Ba tìm ra vaccine nào chưa? Chưa. Vậy thì hoặc là ba kém quá, hoặc
là ba nên tìm việc gì khác để làm đi, chứ trong doanh nghiệp không có ai đầu tư
suốt 20 năm cho ba như vậy đâu. Ông nói lúc đầu mới nghe, ông cũng nóng lắm,
nhưng nghĩ lại thì không nên đối thoại với bọn làm kinh tế này được. Nhưng ông
nói từ đó ông làm việc nhiều hơn, và mãi đến 2 năm trước mới làm được một
vaccine sốt rét, nhưng vẫn còn trong giai đoạn đầu. Câu chuyện của ông làm tôi
tự hỏi không hiểu sao ở VN người ta nói là làm ra vaccine hoài. Chắc là các nhà
khoa học vaccine ở VN tài giỏi hơn các nhà khoa học Úc?
====
====
Chờ nhìn quê hương Việt Nam sáng chói
Đoàn Xuân Tuấn
Gửi tới BBC từ Portsmouth, Anh Quốc
Không nhớ rõ năm nào của đầu thập niên 80 thế kỷ trước,
với cây guitar, tôi hát bài này trước lớp trong môt giờ họp với thầy chủ nhiệm.
Thầy không biết tôi sẽ hát bài gì, đến khi tôi bắt đầu
hát bài “Chờ nhìn quê hương sáng chói” của Trịnh Công Sơn thì đột nhiên thầy tỏ
ra e ngại thấy rõ. Hát vừa xong cũng là lúc thầy nhẹ nhàng bảo: “lần sau em
không được hát những bài nhạc phản động như thế nữa”.
Thật sự không giận thầy vì biết rằng nhạc miền Nam, dù
là nhạc “phản chiến” của Trịnh Công Sơn mà khi chính quyền chưa cho phép thì
cũng là nhạc phản động. Dù vậy chẳng hiểu sao mình vẫn mang cái cảm giác ấm ức
sau chừng ấy năm mỗi khi nhớ lại.
Cái mong chờ của Trịnh Công Sơn, theo nhiều người, dường
như đã đến và đã qua đi được 40 năm.
Cũng trong những ngày đó, chính Trịnh Công Sơn là người
hân hoan lên đài phát thanh Sài Gòn hát bài “Nối Vòng Tay Lớn” để chào mừng cái
ngày ông hằng chờ mong. Và bây giờ, như một điệp khúc tồi tệ, 30/4 lại về.
Chỉ một tờ lịch mà có đủ khả năng khơi dậy bao loại cảm
giác cho bao nhiêu triệu con người Việt Nam của cả hai phía thắng thua. Giữa
bao cảm xúc, giữa bao câu chuyện của những người trong thế hệ trực tiếp ảnh hưởng
bởi ngày này là những câu hỏi chen lẫn những tiếng kêu gọi Hòa hợp Hòa giải dân
tộc. Nên chăng và đến bao giờ?
Tôi nhớ lại cái cảm giác xúc động và mừng vui khi được
xem TV chiếu trực tiếp cảnh dân chúng đạp đổ bức tường Berlin tháng 11 năm
1989.
Là người vừa thoát khỏi chế độ cộng sản Việt Nam chưa
đầy một năm trước đó và đã từng được theo dõi cuộc tàn sát đẫm máu sinh viên
Trung quốc bởi chính quân đội “nhân dân” Trung quốc trong sự kiện Thiên An Môn
tháng Tư 1989, lẽ đương nhiên tôi cảm thấy phấn khích trước một điều dường như
không tưởng vào thời điểm đó: ngày cáo chung của Chủ nghĩa CS đã bắt đầu.
Không ai có thể nghĩ rằng Liên xô và khối XHCN lại có
thể sụp đổ, sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn với rất ít máu rơi như thế. Và
lẽ đương nhiên, tôi liên tưởng và hy vọng cho một Việt Nam. Tôi chờ, lại chờ…!
Nước Đức và Việt Nam
25 năm sau, tôi được đặt chân tới Berlin. Tới phần còn
lại của bức tường lịch sử, tới Checkpoint Charlie, đi ngang nơi lá cờ cuối cùng
của Kremlin vẫn còn được treo và được thăm nhiều nơi khác trong thành phố nổi
tiếng này. Và niềm xúc động của ngày xưa lại về dù lần này mùi vị có hơi khác
trước. Tôi may mắn có dịp đi đến nhiều nơi trong nước Đức và tôi thực sự ngưỡng
mộ và ganh tỵ với dân tộc này.
25 năm thống nhất Đông Tây, nước Đức đã trở thành một
quốc gia với nền kinh tế đứng thứ tư thế giới, một thiên nhiên tuyệt đẹp, một
môi trường trong lành. Tôi chưa hề nghe ở nước Đức có sự phân biệt giữa Đông và
Tây, giữa những người “Bên Thắng Cuộc” và “Bên Thua Cuộc”.
Bà Angela Merkel, xuất thân là một người Đông Đức và từng
là thành viên của Đoàn Thanh Niên CS, thành viên của Đảng CS, bây giờ là vị Thủ
tướng xuất sắc của nước Đức thống nhất.
Và tôi tự hỏi, nếu như đổi lại lịch sử, một nước Đức
thống nhất nhưng “Bên Thắng Cuộc” là nước Đức Cộng sản thì sẽ thế nào. Sẽ có
bao nhiêu ngàn người đi cải tạo? Bao nhiêu ngàn gia đình ly tán, bao nhiêu người
trẻ sẽ phải lớn lên trong sự dối trá, thờ ơ, trong sự e sợ trấn áp, hù dọa của
chính quyền, bao nhiêu cái đầu non nớt sẽ bị tẩy rửa… như Việt Nam của tôi sau
ngày “Thống nhất”?
Không diễu binh, không tuần hành, không cờ quạt, không
đổ tiền vào những “hội thảo cấp nhà nước” để “đào sâu thêm ý nghĩa lịch sử của
ngày thống nhất”, vị Thủ Tướng Đức chỉ có một bài diễn văn ngắn gọn mà cảm động:
“…It was a day that showed us the yearning for freedom cannot be forever
suppressed – Đó là một ngày cho chúng ta thấy niềm khát vọng cho tự do không thể
bị đè bẹp mãi mãi”.
Chính phủ Việt Nam, với bao nhiêu công văn, nghị định…
về “chủ trương Hòa Hợp Hòa Giải” đã thực sự đi đến đâu sau 40 năm?
Sẽ chẳng đến đâu khi lời nói không đi đôi với việc làm,
khi cứ tiếp tục mang cái vênh vang của kẻ chiến thắng gí vào mặt những người mà
cuộc đời đã bị tù đày, ly tán, bị hoàn toàn đảo ngược sau cuộc chiến?
Và nếu như có những tiếng nói phản đối thì lại khoác
cho họ cái áo choàng của lòng thù hận, của “thế lực thù địch điên cuồng chống
phá Việt Nam”, của “bọn chống cộng”…
Những người lính của 40 năm trước nay đã mất đi nhiều,
trong số đó có ba tôi, dượng tôi. Phần lớn những ngưòi còn sống thì họ cũng đã
già đi nhiều và cùng với tuổi già thì hầu như ai cũng sẽ khoan dung hơn.
Nếu nói rằng họ mang niềm thù hận cho cái biến cố năm
1975 thì có lẽ rất ít trong số họ còn mang cái nỗi niềm đó trong đời lưu vong ở
xứ người. Cứ cho rằng họ chống đối vì thù hận thua cuộc là một nhận định cũ
rích cho ta thấy Chính quyền Việt Nam mới là kẻ sống trong quá khứ.
Vì sao? Vì họ quên hoặc cố tình lờ đi rằng cái vấn đề
chính là sự khác biệt trong ý thức hệ. Họ không nhìn ra được những sự thay đổi
của cả hai phía sau thời gian 40 năm.
Năm 1975, dưới chiêu bài “giải phóng thống nhất đất nước”,
họ đã thắng và mục đích thật sự là đem CNCS bao trùm toàn cõi Việt Nam để xây dựng
một “thiên đường XHCN”. 40 năm qua, họ xây dựng cái thiên đường này như thế
nào?
Họ đem cả một dân tộc đi thí nghiệm ra làm sao? Nhìn
vào Việt Nam bây giờ, ta không thể phủ nhận rằng nhiều thứ đã thay đổi: nhà cửa,
đường sá, cầu cống, sức ăn sức nhậu… Không thay đổi sao được khi nguồn tài
nguyên của một đất nước từng tự hào là“rừng vàng biển bạc” đang bên bờ cạn kiệt
chỉ sau bấy nhiêu năm?
Không khá lên sao được khi nguồn viện trợ của “những kẻ
chống phá đất nước” hàng năm lên đến 12 tỷ đô-la trong lúc chính quyền VNCH chỉ
cần có 350 triệu đô trong những năm tháng cuối để giữ vững cuộc chiến mà bị Mỹ
từ chối?
Đàng sau cái hào nhoáng bên ngoài của những thay đổi vừa
nói là một sự thật còn đáng sợ hơn: Chủ nghĩa Tư bản Đỏ, một sự liên kết tuyệt
hảo giữa nền độc tài chuyên chế của CNCS và sự bóc lột ghê sợ của CNTB sơ khai
tạo nên một môi trường tuyệt vời cho tầng lớp cầm quyền.
Về mặt Tư bản, họ tha hồ làm giàu, bóc lột tài nguyên
và con người một cách bất chính mà không phải e sợ luật pháp vì họ ở bên trên
luật pháp, bao che bởi luât pháp.
Về mặt Đỏ: Chính thể chuyên chế thì bịt miệng, gieo rắc
sợ hãi, cầm tù ngược đãi mọi tiếng nói phản đối. Việt Nam sau 40 năm đang hướng
đến mô hình của nước Nga Putin.
Xã hội lý tưởng
Những người Việt ở Hải ngoại thì sao? Bao nhiêu năm
trước họ dùng xương máu đấu tranh cho một nền công hòa non trẻ.
Thất trận, họ bỏ xứ ra đi bằng nhiều cách và phần lớn
đến sống ở những nước Tư bản dân chủ. Nếu như xưa kia họ đấu tranh cho một lý
tưởng còn khá mơ hồ thì bây giờ họ được sống ngay trong chính cái xã hội lý tưởng
đó.
Một xã hội dù đương nhiên là không hoàn hảo nhưng vẫn
đủ để họ ước mơ và muốn đấu tranh cho những người còn ở lại trên quê hương cũng
được sống trong một xã hội tôn trọng quyền con người như vậy.
Trong những người tôi quen biết, không một ai mong về
Việt Nam làm ông nọ bà kia.
Con cái, tương lai họ ở đây. Họ lên tiếng không phải thuần túy do thù hận mà vì họ là những người còn biết thao thức, lo lắng cho quê hương và lẽ ra Việt Nam phải cảm ơn họ vì chí ít họ còn biết quan tâm đến quê hương đất nước.
Con cái, tương lai họ ở đây. Họ lên tiếng không phải thuần túy do thù hận mà vì họ là những người còn biết thao thức, lo lắng cho quê hương và lẽ ra Việt Nam phải cảm ơn họ vì chí ít họ còn biết quan tâm đến quê hương đất nước.
Hãy nên lo lắng về cái ngày không xa trong tương lai,
khi mà thế hệ thứ hai, thứ ba của người Việt hải ngoại không biết gì về quê
hương. Khi đó, có lẽ tiếng nói chống đối từ bên này sẽ tắt vì Việt Nam là một đất
nước xa lạ với chúng.
Khi đó, cái
“indifference”, cái sự thờ ơ sẽ thế chỗ và cùng với nó là sự cạn kiệt của món
tiền 12 tỷ/năm cộng với khối chất xám khổng lồ.
Vì thế, bao
giờ còn chưa có Dân chủ ở Việt Nam, chừng nào những tiếng nói phản biện ở Việt
Nam còn bị đặt vào cảnh lưu vong ngay trên chính quê hương mình thì chừng đó
chuyện Hòa Hợp Hòa Giải còn là điều viễn vông.
Viết đến đây
chợt nghĩ lại: xưa thầy la mình hát bài hát “phản động” là đúng. Bức tường
Berlin không tự đổ sụp nếu dân Đức cũng cứ ngồi chờ. Thay đổi không tự nó đến
và cái giá của Tự do không hề là miễn phí.
Nếu cả một
dân tộc đều chỉ biết ngồi chờ, từ tôi, anh, người mẹ, anh lính, ngưòi tù… đều
ngồi chờ thì cái ngày được nhìn quê hương sáng chói sẽ còn bao nhiêu lần của 40
năm?
Không thể cứ
mãi ngồi chờ, Việt Nam!
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen