Ngày 30/4/1975, cuộc chiến Quốc - Cộng tàn khốc nhất lịch sử Việt Nam kéo dài 21 năm chấm dứt, khoảng 3 triệu người hy sinh. Và ngay sau đó, làn sóng tỵ nạn cộng sản càng lúc càng dâng cao. Đợt đầu ngay sau 30/4 có khoảng 140.000 người ra đi bằng tàu thuyền, nhưng nếu kể cả những đợt kế tiếp bằng thuyền, bè được gọi bằng một từ mới là thuyền nhân (boat people), đường bộ (land people) kéo dài tới năm 1994 tức trong 20 năm, và nếu kể cả những người đi đoàn tụ, HO… thì vào năm 2006 đã có lên tới khoảng hơn 3 triệu người Việt sống rải rác tại 90 quốc gia trên thế giới.
Có hàng triệu người bị dồn đến đường cùng phải trở thành thuyền nhân và hàng trăm ngàn người đã bỏ xác ngoài biển cả.
Trong khi đó, hàng mấy trăm ngàn sĩ quan và viên chức cao cấp, trung cấp miền Nam bị bắt đi tù không rõ ngày về, gọi là đi “cải tạo”. Thực tế họ đã bị tù từ 3 năm đến khoảng 20 năm.
Tính đến năm 2006, trong lịch sử 4885 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nếu không kể các cuộc chiến thì chưa hề có thảm trạng nào bi thương như vậy!
Sau 30/4/1975, người Việt ở trong và ngoài nước đã có hàng trăm tổ chức và nhiều người đã tính đến chuyện phục quốc. Tổ chức lớn nhất và được đại đa số người Việt ở hải ngoại yểm trợ lúc đó là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (Mặt Trận) và sau này là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân)
Nhân có kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng viết cuốn hồi ký kháng chiến quân Hành Trình Người Đi Cứu Nước nói về hoạt động kháng chiến của Mặt Trận - Việt Tân, mà trọng tâm là các hoạt động võ trang trong thời gian 10 năm, từ 1981 đến 1990 của khoảng 240 kháng chiến quân tại biên giới Thái - Lào.
Để tiện việc theo dõi các hoạt động của Mặt Trận và Việt Tân từ năm 1981 tới nay, chúng tôi xin được liệt kê một số sự kiện chính như sau.
- 10/1975, nhóm ông Lê Quốc Tuý… lập Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam và ngày 17/2/1976, ra công khai tại Paris. Mặt trận này đượcc sự trợ giúp của Thái Lan và Trung Quốc, quy tụ khoảng 200 kháng chiến quân, đã từng đưa thuyền qua Hải Nam nhận vũ khí của Trung Quốc. Từ tháng 9/1981 đến 9/1984, Mặt Trận tổ chức liên tiếp 5 toán xâm nhập ngả Cà Mâu, Minh Hải nhưng đều lộ (có thể bị nội tuyến) và bị bắt, toán cuối cùng có Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh… mang vũ khí đã đụng độ với quân Việt Cộng khiến 13 kháng chiến quân tử thương, hầu hết số còn lại bị bắt. Sau đó, ngày 18/12/1984, 21 người đã bị đưa ra xử ở Sài Gòn. Ngày 8/1/1985, các ông Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân (em ông Lê Quốc Tuý) và Hồ Thái Bạch đã bị tử hình.
Hai người sau cũng bị kết án tử hình, nhưng ông Mai Văn Hạnh có quốc tịch Pháp nên được chính phủ Pháp can thiệp cho về Pháp, ông Huỳnh Vĩnh Sanh sau được giảm xuống chung thân (từng ở tù chung với ông Phạm Hoàng Tùng, tác giả hồi ký kháng chiến “Hành Trình Người Đi Cứu Nước”).
- 11/1975, thành lập Tổ Chức Người Việt Tự Do ở Nhật, phát hành nguyệt san Người Việt Tự Do với ấn bản Nhật và Bắc Mỹ, mở rộng hoạt động qua Mỹ Châu, Âu Châu... Ông Phạm Thanh Linh (Nguyễn Đức) đi Thái Lan và Mã Lai làm phóng sự về đồng bào tỵ nạn, móc nối đầu cầu ở Thái Lan. Năm 1980, phát hành 10.000 cuốn Boat People bằng Việt - Anh - Pháp - Nhật và tổ chức triển lãm lưu động một vòng Bắc Mỹ (Mỹ và Gia Nã Đại) trong khoảng 2 tháng về “Boat People”.
- 1977, cựu Đại Tá Võ Đại Tôn đã đứng ra lập Lực Lượng Dân Quân Yểm Trợ Phục Quốc Việt Nam tại Úc Châu và năm 1978, lập Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc tại Hoa Kỳ và Âu Châu. Tháng 2/1981, ông tới Thái Lan để về Việt Nam qua ngả Nam Lào. 9/1981, họ đã đụng độ với địch, chiến hữu của ông là Vũ Đình Khoa bị tử thương tại dòng Thác Champy (Hạ Lào), ông Võ Đại Tôn và Nguyễn Văn Lộc đã bị bắt bởi Lào Cộng vào tháng 11/1981. Nhà nước cộng sản Việt Nam đã đưa ông ra trong cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội ngày 13/7/1982 trước khoảng 200 ký giả ở trong và ngoài nước, nhưng ông đã phản bác những cáo buộc rằng ông đã hành động với sự tiếp tay của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhờ sự vận động của người Việt và nhất là chính phủ Úc, ông đã được thả về lại Úc ngày 11/12/1991. (1)
- 1977, nhóm cựu Trung Tá Lục Phương Ninh thành lập Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Hải Ngoại tại Mỹ. 24/5/1980, tổ chức họp đại hội kỳ II tại Wa DC, đổi tên thành Lực Lượng Quân Dân Việt Nam Hải Ngoại, bầu cựu Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi làm Chủ Tịch Hội Đồng Ủy Viên Trung Ương, ông Lục Phương Ninh làm Đại Diện, cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và cựu Trung Tá Lê Hồng phụ trách đặc san Cờ Vàng…
- 15-21/6/1981, sau nhiều liên lạc thu xếp khó khăn, cuối cùng 3 người là Đỗ Thông Minh (sinh năm 1950, Tổ Chức Người Việt Tự Do) Trần Văn Sơn (sinh năm 1933, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam,thành lập ngày 23/12/1978 tại Mỹ) và cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh (sinh năm 1935, Lực Lượng Quân Dân Việt Nam) (theo thứ tự trong hình trên), đã đi Thái mở đường lập đầu cầu trong tình trạng không có chiếu khán mà được Giám Đốc phi trường Bangkok đón nhận vào bằng cách riêng. Mặt Trận bắt đầu chuẩn bị thành lập trong thời gian này (tuy rằng trên danh nghĩa ba người coi như Mặt Trận đã thành lập từ hơn 1 năm trước, vào ngày 30/4/1980).
- 1/8/1981, ông Hoàng Cơ Minh chiếu theo nội quy Lực Lượng Quân Dân là 2/3 Ủy Viên Trung Ương có quyền quyết định mọi việc, đã liên lạc thuyết phục được hơn 2/3 đồng ý giải tán Lực Lượng Quân Dân mà không triệu tập đại hội, không cho ông Lục Phương Ninh và một số Ủy Viên Trung Ương khác biết. Song song đó, Tổ Chức Người Việt Tự Do cũng giải tán, Mặt Trận coi như thành hình.
- 20/8, nhóm 7 người các ông Hoàng Cơ Minh (2), Lê Hồng, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải, Trương Tấn Lạc, Nguyễn Thành Tiểng (3)… tới Thái nhưng không vào được, vì không thông báo cho chính phủ Thái biết sớm để có quyết định, phải theo máy bay đi Singapore rồi hôm sau trở lại Nhật, chỉ có cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ có thông hành Mỹ vào được, nhưng ngày 24/9 ông về lại Mỹ và không tham gia nữa. Ngày 3/10, nhóm người trên mới trở lại Thái chuẩn bị lập khu chiến. Ngày 12/10, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam có ông Trần Văn Sơn và Đỗ Hùng qua. Ngày 4/11, ông Phạm Thanh Linh từ Nhật qua Thái lo việc phối hợp và tiếp vận.
- 9/11, ông Nguyễn Chí Trung (4) hướng dẫn mọi người đi thăm địa điểm dự định lập khu chiến. Nhưng cuối cùng vì bất đồng giữa ông Minh và ông Sơn nên ngay sau đó Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam không tham gia nữa. Ban đầu dự trù có cả cựu Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, nguyên Đại Diện Lực Lượng Quân Dân tham gia với tính cách là Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương Kháng Chiến, nhưng do những bất đồng với ông Minh và ông Liễu, nên ngày 21/11/1981, ông Thi dứt khoát không đi Thái và sau cũng không tham gia.
- 20/2/1982, các ông Ngô Chí Dũng và Bùi Bằng Đoàn từ Nhật qua Thái.
- 24/2/1982, các ông Phạm Văn Liễu, Hoàng Xuân Yên, Trương Bổn Tài từ Mỹ qua Thái để dự lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị. Ký giả truyền hình đài TV Mỹ là CBS là Nguyễn Ngọc Ấn cũng bay qua.
Cơ cấu gồm Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc do cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh làm Chủ Tịch kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Quốc Nội (sau chức này do ông Ngô Chí Dũng giữ), cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu làm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, Huỳnh Lương Thiện làm Tổng Vụ Phó, cựu Trung Tá Lê Hồng tức Tướng Đặng Quốc Hiền làm Tư Lịnh Lực Lương Võ Trang Kháng Chiến, cựu Đại Tá Dương Văn Tư sau đó tham gia, năm 1983 thành Tướng Tư Lịnh Phó... (6). Ông Nguyễn Chí Trung đã có những bất đồng lớn với ông Hoàng Cơ Minh ngay hơm trước ngày Lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị. Ngay hôm sau là ngày 9/3/1982, khi trở về Bangkok, ông Phạm Văn Liễu cũng đã bầy tỏ những sự bất mãn đối với sự thiếu thẳng thắn và thiếu nhất quán của ông Hoàng Cơ Minh. Ngày 19/3, sau nhiều cố gằng hàn gắn không thành, ông Nguyễn Chí Trung không hợp tác với ông Minh nữa và trở thành đối lập. Do đó, phụ nữ duy nhất trong hình là vợ ông Nguyễn Chí Trung, ngồi bên trái ông Hoàng Cơ Minh, người phụ trách may cờ, biểu ngữ, quần áo, thực phẩm và lo nhiều thứ hậu cần khác, được ông Minh tuyên dương chỉ xuất hiện duy nhất một lần đó rồi thôi.
- 31/3/1982, đài TV CBS toàn quốc Mỹ do Dan Rather phụ trách, chiếu 4 phút về “Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh”, song song đó, băng hình Kháng Chiến được phổ biến và bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong… loan tin khiến người Việt khắp nơi trên thế giới đều nao nức, đồng lòng yểm trợ!
- 6/10/1982, Bác Sĩ Hoàng Cơ Trường (em út ông Hoàng Cơ Minh, nguyên là Bác Sĩ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, Ủy Viên Trung Ương Tổng Vụ Hải Ngoại, sáng lập và tổ chức các Đoàn Văn Nghệ Kháng Chiến ở Nam - Bắc Cali, giai đoạn đầu quy tụ khoảng 200 đoàn viên…) bị ung thư gan và đã mất tại Fresno, trung bộ Cali, lúc mới 42 tuổi. Đoàn viên Mặt Trận ở hải ngoại mặc đồng phục áo nâu, quần vàng là theo mẫu đề nghị của Bác Sĩ Hoàng Cơ Trường. Khi đưa đám ông Hoàng Cơ Trường, Đỗ Thông Minh là một trong sáu ngườì khiêng quan tài.
- 1/4/1982, cơ sở nguyệt san Người Việt Tự Do tại San Jose, Cali, Mỹ biến thành cơ sở Mặt Trận, bắt đầu phát hành nguyệt san Kháng Chiến, mỗi kỳ hơn 10.000 tờ, do Đỗ Thông Minh làm Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút, đồng thời phụ trách cả tờ Đông Tiến số 1, phát hành ngày 1/11/1982, là nội san của Vụ Nghiên Huấn.
Nhưng ngay từ đầu năm 1983, Đỗ Thông Minh đã chán ngán về những tranh chấp nội bộ giữa ông Hoàng Cơ Minh và Phạm Văn Liễu… ngày càng gia tăng, hệ thống điều hành bị đảo lộn, nên đã trở về Nhật. Ký giả Lê Thiệp không phải là đoàn viên MT được Ngô Chí Dũng kêu từ miền Đông về thế làm báo độ 1 năm, sau trao lại ông Huỳnh Lương Thiện cũng từ Nhật qua làm cho tới khi khủng hoảng Mặt Trận xảy ra cuối năm 1984. Trước áp lực của dư luận muốn biết những thành quả cụ thể của công cuộc đấu tranh và để kích động lòng người, tờ báo đã cho đăng nhiều tin chiến đấu, giải phóng ngụy tạo từ khu chiến đưa ra. Khoảng cuối thập niên 80, Mặt Trận ngưng phát hành báo Kháng Chiến, đổi qua nguyệt san Canh Tân nhưng chỉ được vài năm…
- 3/4/1982, đồng bào đứng ra lập Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến, cụ Phạm Ngọc Lũy được cử làm Chủ Tịch. Cụ Phạm Ngọc Lũy nguyên là Thuyền Trưởng tàu Trường Xuân (bên phải) đã đưa 3.628 người đi tìm tự do tại Hồng Kông ngay 1 giờ 25 phút chiều ngày 30/4/1975. Phong Trào Trung Ương đã tổ chức lễ ra mắt trước hàng ngàn đồng hương tại Wa DC. Sau đó, gần 200 Ủy Ban Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến được thành lập tại khắp nơi trên thế giới, kể cả trong nhiều trại tị nạn. Ngày 28/11/1982, khoảng 2.000 đồng bào đã tham dự lễ ra mắt Ủy Ban Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến tại Paris…
Chưa bao giờ trong cộng đồng người Việt lại có công cuộc vận động lớn lao như thế. Các nhà lãnh đạo tôn giáo như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành… cũng tham gia ủng hộ. Nữ tài tử Kiều Chinh và các nghệ sĩ tích cực tham gia yểm trợ kháng chiến. Văn Nghệ Yểm Trợ Kháng Chiến tại Long Beach ngày 28/8/1982 đã quy tụ 3.000 người… Khắp nơi, nhiều cụ già đã cởi cả vòng vàng ra đóng góp mong cho ngày kháng chiến sớm thành công!
Lon Yểm Trợ Kháng Chiến thời đó được đặt khắp mọi nơi. Nhiều phương thức yểm trợ như mua gạo ăn của Ủy Ban Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến để gây quỹ thay vì mua bên ngoài, mua dụng cụ y khoa, thuốc men gởi về khu chiến... Tổng số tiền Mặt Trận quyên góp từ đoàn viên và đồng hương cũng như các thu nhập kinh tài… do ông Hoàng Cơ Định làm Tổng Thư Ký kiêm Vụ Trưởng Vụ Tài Chính quản lý, được giữ bí mật, ước độ 10 triệu Mỹ kim?
- 20/9/1982, ông Hoàng Cơ Minh đã tự ý và bí mật (7) lập Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân tại khu chiến, với cờ đảng nền xanh nước biển và hoa “Việt Tân” màu trắng 6 cánh, ông Hoàng Cơ Minh làm Chủ Tịch với 38 Ủy Viên Trung Ương. Ông Ngô Chí Dũng (Hoàng Nhật, nguyên Đại Diện Tổ Chức Người Việt Tự Do) đặc trách phát triển đảng trong khu chiến, đặc biệt là từ năm 1985.
- 3/10/1982, ông Hoàng Cơ Minh, Dương Văn Tư và Thạch Kim Dên (người Khmer Nam Bộ) từ Thái Lan đi dự Hội Nghị Truyền Thông ở Hàn Quốc nhưng không được cho vào, bị giữ lại một đêm rồi trục xuất về Thái (hai người sau đi bằng thông hành do Mặt Trận tự in và cấp). Vì chuyện này, mâu thuẫn giữa ông Minh và Liễu càng gia tăng. Tại đại hội này có ông Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Văn Liễu và cụ Phạm Ngọc Lũy tham dự.
- 10/1982, riêng Xứ Bộ X114 (Nam Cali) do ông Vũ Văn Chương làm Xứ Bộ Trưởng có độ 800 đoàn viên. Về Đoàn Văn Nghệ Kháng Chiến có nơi như Nam, Bắc Cali và Houston lên tới cả trăm người.
- 16/4/1983, ông Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân lần đầu tiên trở về Mỹ, được khoảng 2.000 đồng bào ra tận phi trường Los Angeles đón tiếp nồng nhiệt. Trong một buổi họp báo có sự tham dự của giới truyền thông Việt, Mỹ, ông tuyên bố: “Đã kết hợp được 36 tổ chức kháng chiến quốc nội, quy tụ 10.000 kháng chiến quân.” (làm nhiều người ngỡ ngàng). Trong khi đó, ông Bùi Đức Trọng từ Thụy Sĩ về đã nhân chuyến đi này ở lại luôn, không về khu chiến nữa. Dịp này, ông Hoàng Cơ Minh đã đưa cho ông Trần Minh Công xem hình 2 kháng chiến quân bị xử tử hình và nói đã tử hình 6 người vì tội phản bội (8). Mặt Trận và đồng bào tổ chức một loạt Đại Hội Đồng Tâm ngày 16/5 tại Garden Grove với khoảng 5.000 người tham dự và sau đó tại Anaheim Convention Center với trên 8.000 người tham dự (Little Saigon), Nam Cali, Mỹ.
- 28-30/4/1983, Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến đã tổ chức Đại Hội Chính Nghĩa tại Wa DC, Mỹ, với phái đoàn Mặt Trận từ khu chiến và khoảng 3.000 người tham dự. Bà Phạm Lệ Trinh đã thay mặt đại hội đọc Quyết Nghị Đồng Tâm. Dịp này, Phong Trào đã phát hành 50.000 đặc san Chính Nghĩa.
- 4/6, phái đoàn Mặt Trận đã dự Ngày Đồng Tâm Vì Tổ Quốc ở San Jose, với khoảng 5.000 người, ngày 11/6 ở Houston với khoảng 3.000 người… Đây là thời điểm Mặt Trận được người Việt ở hải ngoại ủng hộ cao nhất, số đoàn viên ước khoảng 5.000 - 6.000. Nhiều người bản xứ cũng tích cực tham gia yểm trợ kháng chiến. Hàng trăm tổ chức người Việt trên thế giới đã ra văn thư ủng hộ Mặt Trận. Mặt Trận trở thành tổ chức lớn mạnh nhất, nhưng sau này bị phân hóa và gây tai tiếng nhiều nhất!
- 26/12/1983, Lễ Bế Mạc Đông Tiến (9) được coi là khởi sự từ ngày 1/6/1981 với mục tiêu bắt tay với trong nước qua các toán mở đường, được tổ chức tại căn cứ 88 (10). Dịp này, Đại Tá Dương Văn Tư đã được thăng cấp Thiếu Tướng đảm trách Tư Lệnh Phó Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến, ông Nguyễn Huy (Nguyễn Trọng Hùng, cựu sĩ quan Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu,) được trao quyền chỉ huy Đoàn Võ Trang Kháng Chiến 601 và 216 kháng chiến quân được thăng cấp. Con số 216 mà MT đưa ra đây cũng chính là tổng số kháng chiến quân vào thời điểm đó. Ông Phùng Tấn Hiệp nguyên Đoàn Trưởng Đoàn Võ Trang Kháng Chiến Hồng Hà tử nạn trên đường Đông Tiến được tuyên dương “Anh Hùng”.
- 1984, MT tổ chức một loạt khóa học tập cho các cấp trưởng với sự tham dự của các lãnh đạo Tổng Vụ Hải Ngoại. Đầu năm, Khóa Cấp Trưởng 1 tại San Jose, CA, có khoảng 400 đoàn viên tham dự, 26-27/5/1984, Khóa Cấp Trưởng 2 tại Houston, TX, có 500 đoàn viên tham dự, 1-2/9/1984, Khóa Cấp Trưởng 3 tại Chicago, IL, có 400 đoàn viên tham dự.
- 17/3/1984, Đại Hội Kỷ Niệm 2 Năm Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị, quy tụ khoảng 11.000 người tại hội trường Irina, San Jose, Cali. Chưa từng có cuộc tập hợp đấu tranh ủng hộ tổ chức nào ở hải ngoại lớn lao như vậy.
- 4/1984, Tư Lịnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến Lê Hồng lần đầu tiên từ khu chiến về Mỹ công tác vận động quần chúng, đánh tan tin đồn ông bị ám hại. Ông đã tham dự “Ngày Toàn Dân Kháng Chiến 30/4/1984” tại Wa DC, Sacramento, San Jose... được hàng ngàn đồng bào tiếp đón nồng nhiệt. Ngày 12/5, ông Lê Hồng cũng đã dự và sinh hoạt với Đại Hội Kỳ 6 Xứ Bộ Nam California, quy tụ trên 500 đoàn viên.
- 12/1984, theo kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng, vào khoảng cuối tháng, đặc công Việt Cộng tấn công tiền đồn Hải Vân, 1 kháng chiến quân bị tử thương. Mặt Trận bỏ tiền đồn Hải Vân, bỏ căn cứ 83, dời đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến về căn cứ 27 tân lập. Trong khi Việt Cộng tấn công thì ông Hoàng Cơ Minh đang ra hải ngoại để giải quyết tranh chấp đã xảy ra từ 2, 3 năm qua với ông Phạm Văn Liễu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại.
- 29/12/1984, ông Hoàng Cơ Minh nhân danh Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc cùng ông Nguyễn Trọng Hùng từ khu chiến ra, hội họp khoảng 70 đoàn viên thuộc một số cơ sở vào buổi chiều tại San Jose, Bắc Cali, công bố văn thư cách chức ông Phạm Văn Liễu (sau đó cũng bỏ Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến, lập Quỹ Tiếp Vận Kháng Chiến, đầu thập niên 90 hầu như không còn quyên tiền đồng bào nữa).
Trong khi ông Trần Minh Công nhân danh Khu Bộ Trưởng Bắc Mỹ kiêm Phát Ngôn Nhân… mở cuộc họp quy tụ khoảng 200 đại diện các cơ sở Mặt Trận ở Bắc Mỹ với sự tham dự của ông Phạm Văn Liễu, cụ Phạm Ngọc Lũy tại Nam Cali, bác bỏ quyết định trên và bất tín nhiệm ông Hoàng Cơ Minh.
Nhiều đoàn viên thấy chuyện tranh chấp vô phương cứu chữa đã phải bật khóc. Tranh chấp về việc đăng bài trên tờ báo Kháng Chiến, khiến ông Huỳnh Lương Thiện khi đó là Chủ Nhiệm đã bất chấp lịnh của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh không cho in, rồi từ tòa soạn ở San Jose bỏ qua Wa DC lánh nạn. Sau đó, Đỗ Thông Minh, Huỳnh Lương Thiện (11)… và hàng ngàn đoàn viên dần dần từ bỏ Mặt Trận.
Có lẽ chưa bao giờ người Việt phải chứng kiến cảnh chia rẽ, tan nát đáng đau buồn đến như vậy!? Rất nhiều đoàn viên nam cũng như nữ không kềm được tiếng khóc uất nghẹn.
- 1985, Mặt Trận chuẩn bị các chuyến xâm nhập và chiến dịch Đông Tiến, đẩy mạnh Việt Tân hóa Mặt Trận trong khu chiến. Thời gian này, hầu như 90% kháng chiến quân đã trở thành đảng viên Việt Tân. Ông Ngô Chí Dũng đi khắp các căn cứ để tổ chức các Đại Hội Đảng Bộ Cấp Quyết Đoàn (khoảng 40 người). Mặt Trận - Việt Tân mở 2 chuyến xâm nhập cán bộ kháng quản, một lần 9 và một lần 7 người qua ngả Cam Bốt vào Việt Nam, nhưng đều bị nội tuyến và bị bắt ở PhnomPenh.
- 1985, tổng số kháng chiến quân lúc lên cao nhất khoảng hơn 240 người, trong số đó có khoảng 30 người từ hải ngoại về và khoảng 210 người từ trại ty nạn Sikhiu, Thái… Bên kia biên giới Lào có lực lượng Pha Thét Lào (Lào Cộng), 1 trung đoàn Việt Cộng thuộc lực lượng “tình nguyện thi hành nghĩa vụ quốc tế” của binh đoàn Hương Giang, gồm các sư đoàn chính quy 304, 306 và 325… thường xuyên đóng ở Lào.
- 1/5/1985, Tướng Tư Lịnh Lực Lượng Vũ Trang Kháng Chiến Lê Hồng (Đặng Quốc Hiền, góc phải) bị bệnh chết một cách thình lình và bí ẩn!? Ban lãnh đạo Mặt Trận không làm lễ an táng và đã chôn cất bí mật khiến ngay trong hàng ngũ kháng chiến quân cũng có nhiều nghi vấn. Sau này (năm 2006), theo phía Mặt Trận - Việt Tân cho hay thì họ đã thiêu xác ông Lê Hồng và trao hài cốt cho bà quả phụ Lê Hồng ở Pennsylvania, Hoa Kỳ. Trước và sau đó, trong khu chiến đã có những vụ xử tử hình các kháng chiến quân phản kháng hoặc bỏ trốn. Riêng ông Phạm Hoàng Tùng, tác giả hồi ký kháng chiến Hành Trình Người Đi Cứu Nước ghi nhận được 10 người bị Mặt Trận - Việt Tân xử tử hình.
- 5/1985, Mặt Trận mở chiến dịch Đông Tiến I băng ngang cán chảo Lào, với khoảng 40 kháng chiến quân do Tư Lịnh Phó Dương Văn Tư chỉ huy, sau nhiều tuần lễ vừa di hành vừa bị Việt Cộng và Pha Thét Lào chặn đánh, khoảng hơn 30 kháng chiến quân hy sinh. Có tin là ông Dương Văn Tư bị lính Pha Thét Lào bắn chết khi đã về tới biên giới giáp với Kon Tum, Gia Lai và Huỳnh Trọng Hà… tử thương, số còn lại hầu hết bị bắt.
- 6/1985, ông Nguyễn Kim Hườn bắt đầu công tác phát triển đảng Việt Tân ở hải ngoại.
- 1985, 1986… để lấy lại uy tín, Mặt Trận đã mở một số Đại Hội Văn Nghệ Tiếp Vận Kháng Chiến tại Houston, TX với khoảng 3.000 người tham dự, Đại Hội Đông Tiến ở Melbourne, Úc với khoảng 1.000 người ngày 27-29/12/1986… để quy tụ đồng hương yểm trợ kháng chiến, nhưng chú trọng về mặt tinh thần hơn là tài chính. Việc thu góp tài chính giai đoạn này không còn được bao nhiêu.
- 17-19/1/1986, Đại Hội Trưởng Cơ Sở tại Los Angeles, CA, có 200 đoàn viên và nhà văn Võ Hoàng vốn từ San Jose về khu chiến, là Tổng Thư Ký Hội Văn Nghệ Sĩ Kháng Chiến, từ khu chiến về tham dự.
- 9/1986, mở chiến dịch Đông Tiến II lần 1, với khoảng 130 kháng chiến quân do Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh chỉ huy và kháng chiến Lào dẫn đường định qua ngả Pắc Xế, nhưng chạm súng với quân Lào Cộng nên bị lộ, không qua được sông Mekong nên phải quay trở về. Trước khi đoàn quân lên đường, đã dời đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến về phía đất Thái (U Bon) hơn cho được an toàn.
- 7/7/1987, mở chiến dịch Đông Tiến II lần 2, với khoảng 120 kháng chiến quân do Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh chỉ huy và kháng chiến Lào dẫn một đoạn đường vòng lên phía bắc. Đoàn quân này bị một trung đoàn Việt Cộng chặn đánh liên tục trong 50 ngày, 60 kháng chiến quân hy sinh, 67 kháng chiến quân bị bắt. Các ông Nguyễn Huy, Võ Hoàng, Trương Ngọc Ny, Nguyễn Văn Đẩu… bị tử thương, Trần Thiện Khải bị thương và tự sát. Ngày 28/8/1987 (có tin khác là ngày 26, 27/8), ông Hoàng Cơ Minh, bị thương và tự sát, hầu hết bộ chỉ huy cũng hy sinh hoặc bị bắt, chiến dịch hoàn toàn tan vỡ.
Hãng thông tấn UPI và nhiều cơ quan kiểm thính đều loan tin đài phát thanh Lào nói ông Hoàng Cơ Minh tử thương. Khoảng 1 tháng sau, đài Hà Nội… cũng loan tin này, nhưng phía Tổng Vụ Hải Ngoại Mặt Trận lại lên tiếng phủ nhận, ra thông báo cho hay Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh vẫn an toàn và đang lãnh đạo Mặt Trận.
Mấy năm sau, vào những dịp Tết, Mặt Trận vẫn chuyển lời hỏi thăm của ông Hoàng Cơ Minh đến với đồng bào khiến dư luận hải ngoại bất bình và báo chí nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã lên tiếng chế nhạo về việc này.
- 1-3/12/1987, nhà nước cộng sản Việt Nam đưa 18 kháng chiến quân bị bắt ra xử tại Sài Gòn với những bản án tù 3 năm đến chung thân. Dịp này họ đã cho trưng hình ông Hoàng Cơ Minh thời còn là sĩ quan VNCH và lúc tử thương. Đài truyền hình NBC số 4 của Mỹ do David Garcia phụ trách đã tường thuật buổi xử án kèm phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa… dài 3 phút 20 giây.
- Năm 1987, ông Trần Minh Công và Trần Hữu Thế đã từ Mỹ qua Thái Lan tìm hiểu về các kháng chiến quân của Mặt Trận còn lại, nhưng không vào được khu chiến cũ và không gặp ai. Qua sự giới thiệu của ông Thái Quang Trung, hai ông đã đi thăm một khu chiến Lào của Tướng Vang Pao.
-
- Năm 1987 - 88, cựu Chuẩn Tướng Công Binh Nguyễn Văn Chức và ông Cao Thế Dung, qua sự giới thiệu của ông Thái Quang Trung đã từ Mỹ qua Thái thăm khu chiến của Liên Đảng (do một nhóm Quốc Dân Đảng… thành lập) với khoảng 100 người đặt căn cứ ở Aranyaphathet thuộc đất Thái, giáp với Cam Bốt và một căn cứ ở phía bắc Ubon cùng một khu chiến Lào của Tướng Vang Pao. Sau cựu Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức kêu gọi sự tiếp tay của cựu Đại Tá Bộ Binh Trương Như Phùng. Ông Phùng đã từ Mỹ nhiều lần qua Thái Lan hỗ trợ tài chính… cho lực lượng kháng chiến quân thuộc Liên Đảng và đổi tên thành Lực Lượng Tiền Phương Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng sau vì Thái Lan thay đổi thái độ và thiếu tài chính nên lực lượng này đã giải tán năm 1990 - 91. Lực lượng này chưa xâm nhập Việt Nam nên không tổn thất gì cả.
thuyền nhân Việt Nam ở PULAU BIDONG 1978 -chú thích ảnh: Admin |
tượng người cha dắt con (boat people-thuyền nhân) được dựng lên ở trại tị nạn PULAU BIDONG-Mã Lai -chú thích ảnh: Admin |
Có hàng triệu người bị dồn đến đường cùng phải trở thành thuyền nhân và hàng trăm ngàn người đã bỏ xác ngoài biển cả.
cựu viên chức chính quyền miền Nam "trình diện" kẻ chiến thắng sau khi Saigon thất thủ -chú thích ảnh: Admin |
|
Trong khi đó, hàng mấy trăm ngàn sĩ quan và viên chức cao cấp, trung cấp miền Nam bị bắt đi tù không rõ ngày về, gọi là đi “cải tạo”. Thực tế họ đã bị tù từ 3 năm đến khoảng 20 năm.
Tính đến năm 2006, trong lịch sử 4885 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nếu không kể các cuộc chiến thì chưa hề có thảm trạng nào bi thương như vậy!
Sau 30/4/1975, người Việt ở trong và ngoài nước đã có hàng trăm tổ chức và nhiều người đã tính đến chuyện phục quốc. Tổ chức lớn nhất và được đại đa số người Việt ở hải ngoại yểm trợ lúc đó là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (Mặt Trận) và sau này là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân)
Nhân có kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng viết cuốn hồi ký kháng chiến quân Hành Trình Người Đi Cứu Nước nói về hoạt động kháng chiến của Mặt Trận - Việt Tân, mà trọng tâm là các hoạt động võ trang trong thời gian 10 năm, từ 1981 đến 1990 của khoảng 240 kháng chiến quân tại biên giới Thái - Lào.
Để tiện việc theo dõi các hoạt động của Mặt Trận và Việt Tân từ năm 1981 tới nay, chúng tôi xin được liệt kê một số sự kiện chính như sau.
|
|
Quang cảnh tòa án VC 18/12/1984 ở Saigon |
- 11/1975, thành lập Tổ Chức Người Việt Tự Do ở Nhật, phát hành nguyệt san Người Việt Tự Do với ấn bản Nhật và Bắc Mỹ, mở rộng hoạt động qua Mỹ Châu, Âu Châu... Ông Phạm Thanh Linh (Nguyễn Đức) đi Thái Lan và Mã Lai làm phóng sự về đồng bào tỵ nạn, móc nối đầu cầu ở Thái Lan. Năm 1980, phát hành 10.000 cuốn Boat People bằng Việt - Anh - Pháp - Nhật và tổ chức triển lãm lưu động một vòng Bắc Mỹ (Mỹ và Gia Nã Đại) trong khoảng 2 tháng về “Boat People”.
Đại Tá Võ Đại Tôn |
Ông Võ Đại Tôn trong cuộc họp báo ở Hà Nội 13/7/1982 trên TV NHK, Nhật |
Từ trái qua: Đỗ Thông Minh, Trần Văn Sơn, Hoàng Cơ Minh trên đất Thái Lan 1981-ảnh: Đỗ Thông Minh, chú thích ảnh: Admin |
- 15-21/6/1981, sau nhiều liên lạc thu xếp khó khăn, cuối cùng 3 người là Đỗ Thông Minh (sinh năm 1950, Tổ Chức Người Việt Tự Do) Trần Văn Sơn (sinh năm 1933, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam,thành lập ngày 23/12/1978 tại Mỹ) và cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh (sinh năm 1935, Lực Lượng Quân Dân Việt Nam) (theo thứ tự trong hình trên), đã đi Thái mở đường lập đầu cầu trong tình trạng không có chiếu khán mà được Giám Đốc phi trường Bangkok đón nhận vào bằng cách riêng. Mặt Trận bắt đầu chuẩn bị thành lập trong thời gian này (tuy rằng trên danh nghĩa ba người coi như Mặt Trận đã thành lập từ hơn 1 năm trước, vào ngày 30/4/1980).
Ông Hoàng Cơ Minh (dấu mũi tên) với báo chí Nhật, 6/1982 - làm lại và chú thích ảnh: Admin |
- 20/8, nhóm 7 người các ông Hoàng Cơ Minh (2), Lê Hồng, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải, Trương Tấn Lạc, Nguyễn Thành Tiểng (3)… tới Thái nhưng không vào được, vì không thông báo cho chính phủ Thái biết sớm để có quyết định, phải theo máy bay đi Singapore rồi hôm sau trở lại Nhật, chỉ có cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ có thông hành Mỹ vào được, nhưng ngày 24/9 ông về lại Mỹ và không tham gia nữa. Ngày 3/10, nhóm người trên mới trở lại Thái chuẩn bị lập khu chiến. Ngày 12/10, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam có ông Trần Văn Sơn và Đỗ Hùng qua. Ngày 4/11, ông Phạm Thanh Linh từ Nhật qua Thái lo việc phối hợp và tiếp vận.
- 9/11, ông Nguyễn Chí Trung (4) hướng dẫn mọi người đi thăm địa điểm dự định lập khu chiến. Nhưng cuối cùng vì bất đồng giữa ông Minh và ông Sơn nên ngay sau đó Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam không tham gia nữa. Ban đầu dự trù có cả cựu Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, nguyên Đại Diện Lực Lượng Quân Dân tham gia với tính cách là Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương Kháng Chiến, nhưng do những bất đồng với ông Minh và ông Liễu, nên ngày 21/11/1981, ông Thi dứt khoát không đi Thái và sau cũng không tham gia.
- 20/2/1982, các ông Ngô Chí Dũng và Bùi Bằng Đoàn từ Nhật qua Thái.
- 24/2/1982, các ông Phạm Văn Liễu, Hoàng Xuân Yên, Trương Bổn Tài từ Mỹ qua Thái để dự lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị. Ký giả truyền hình đài TV Mỹ là CBS là Nguyễn Ngọc Ấn cũng bay qua.
Cơ cấu gồm Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc do cựu Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh làm Chủ Tịch kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Quốc Nội (sau chức này do ông Ngô Chí Dũng giữ), cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu làm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, Huỳnh Lương Thiện làm Tổng Vụ Phó, cựu Trung Tá Lê Hồng tức Tướng Đặng Quốc Hiền làm Tư Lịnh Lực Lương Võ Trang Kháng Chiến, cựu Đại Tá Dương Văn Tư sau đó tham gia, năm 1983 thành Tướng Tư Lịnh Phó... (6). Ông Nguyễn Chí Trung đã có những bất đồng lớn với ông Hoàng Cơ Minh ngay hơm trước ngày Lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị. Ngay hôm sau là ngày 9/3/1982, khi trở về Bangkok, ông Phạm Văn Liễu cũng đã bầy tỏ những sự bất mãn đối với sự thiếu thẳng thắn và thiếu nhất quán của ông Hoàng Cơ Minh. Ngày 19/3, sau nhiều cố gằng hàn gắn không thành, ông Nguyễn Chí Trung không hợp tác với ông Minh nữa và trở thành đối lập. Do đó, phụ nữ duy nhất trong hình là vợ ông Nguyễn Chí Trung, ngồi bên trái ông Hoàng Cơ Minh, người phụ trách may cờ, biểu ngữ, quần áo, thực phẩm và lo nhiều thứ hậu cần khác, được ông Minh tuyên dương chỉ xuất hiện duy nhất một lần đó rồi thôi.
- 31/3/1982, đài TV CBS toàn quốc Mỹ do Dan Rather phụ trách, chiếu 4 phút về “Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh”, song song đó, băng hình Kháng Chiến được phổ biến và bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong… loan tin khiến người Việt khắp nơi trên thế giới đều nao nức, đồng lòng yểm trợ!
- 6/10/1982, Bác Sĩ Hoàng Cơ Trường (em út ông Hoàng Cơ Minh, nguyên là Bác Sĩ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, Ủy Viên Trung Ương Tổng Vụ Hải Ngoại, sáng lập và tổ chức các Đoàn Văn Nghệ Kháng Chiến ở Nam - Bắc Cali, giai đoạn đầu quy tụ khoảng 200 đoàn viên…) bị ung thư gan và đã mất tại Fresno, trung bộ Cali, lúc mới 42 tuổi. Đoàn viên Mặt Trận ở hải ngoại mặc đồng phục áo nâu, quần vàng là theo mẫu đề nghị của Bác Sĩ Hoàng Cơ Trường. Khi đưa đám ông Hoàng Cơ Trường, Đỗ Thông Minh là một trong sáu ngườì khiêng quan tài.
- 1/4/1982, cơ sở nguyệt san Người Việt Tự Do tại San Jose, Cali, Mỹ biến thành cơ sở Mặt Trận, bắt đầu phát hành nguyệt san Kháng Chiến, mỗi kỳ hơn 10.000 tờ, do Đỗ Thông Minh làm Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút, đồng thời phụ trách cả tờ Đông Tiến số 1, phát hành ngày 1/11/1982, là nội san của Vụ Nghiên Huấn.
Nhưng ngay từ đầu năm 1983, Đỗ Thông Minh đã chán ngán về những tranh chấp nội bộ giữa ông Hoàng Cơ Minh và Phạm Văn Liễu… ngày càng gia tăng, hệ thống điều hành bị đảo lộn, nên đã trở về Nhật. Ký giả Lê Thiệp không phải là đoàn viên MT được Ngô Chí Dũng kêu từ miền Đông về thế làm báo độ 1 năm, sau trao lại ông Huỳnh Lương Thiện cũng từ Nhật qua làm cho tới khi khủng hoảng Mặt Trận xảy ra cuối năm 1984. Trước áp lực của dư luận muốn biết những thành quả cụ thể của công cuộc đấu tranh và để kích động lòng người, tờ báo đã cho đăng nhiều tin chiến đấu, giải phóng ngụy tạo từ khu chiến đưa ra. Khoảng cuối thập niên 80, Mặt Trận ngưng phát hành báo Kháng Chiến, đổi qua nguyệt san Canh Tân nhưng chỉ được vài năm…
- 3/4/1982, đồng bào đứng ra lập Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến, cụ Phạm Ngọc Lũy được cử làm Chủ Tịch. Cụ Phạm Ngọc Lũy nguyên là Thuyền Trưởng tàu Trường Xuân (bên phải) đã đưa 3.628 người đi tìm tự do tại Hồng Kông ngay 1 giờ 25 phút chiều ngày 30/4/1975. Phong Trào Trung Ương đã tổ chức lễ ra mắt trước hàng ngàn đồng hương tại Wa DC. Sau đó, gần 200 Ủy Ban Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến được thành lập tại khắp nơi trên thế giới, kể cả trong nhiều trại tị nạn. Ngày 28/11/1982, khoảng 2.000 đồng bào đã tham dự lễ ra mắt Ủy Ban Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến tại Paris…
Chưa bao giờ trong cộng đồng người Việt lại có công cuộc vận động lớn lao như thế. Các nhà lãnh đạo tôn giáo như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành… cũng tham gia ủng hộ. Nữ tài tử Kiều Chinh và các nghệ sĩ tích cực tham gia yểm trợ kháng chiến. Văn Nghệ Yểm Trợ Kháng Chiến tại Long Beach ngày 28/8/1982 đã quy tụ 3.000 người… Khắp nơi, nhiều cụ già đã cởi cả vòng vàng ra đóng góp mong cho ngày kháng chiến sớm thành công!
Lon Kháng Chiến - chú thích ảnh: Admin |
- 20/9/1982, ông Hoàng Cơ Minh đã tự ý và bí mật (7) lập Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân tại khu chiến, với cờ đảng nền xanh nước biển và hoa “Việt Tân” màu trắng 6 cánh, ông Hoàng Cơ Minh làm Chủ Tịch với 38 Ủy Viên Trung Ương. Ông Ngô Chí Dũng (Hoàng Nhật, nguyên Đại Diện Tổ Chức Người Việt Tự Do) đặc trách phát triển đảng trong khu chiến, đặc biệt là từ năm 1985.
- 3/10/1982, ông Hoàng Cơ Minh, Dương Văn Tư và Thạch Kim Dên (người Khmer Nam Bộ) từ Thái Lan đi dự Hội Nghị Truyền Thông ở Hàn Quốc nhưng không được cho vào, bị giữ lại một đêm rồi trục xuất về Thái (hai người sau đi bằng thông hành do Mặt Trận tự in và cấp). Vì chuyện này, mâu thuẫn giữa ông Minh và Liễu càng gia tăng. Tại đại hội này có ông Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Văn Liễu và cụ Phạm Ngọc Lũy tham dự.
- 10/1982, riêng Xứ Bộ X114 (Nam Cali) do ông Vũ Văn Chương làm Xứ Bộ Trưởng có độ 800 đoàn viên. Về Đoàn Văn Nghệ Kháng Chiến có nơi như Nam, Bắc Cali và Houston lên tới cả trăm người.
17/10/1982, ở Nam Cali, cùng lúc 86 tân đoàn viên tuyên thệ gia nhập MT - chú thích ảnh: Đỗ Thông Minh |
- 16/4/1983, ông Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân lần đầu tiên trở về Mỹ, được khoảng 2.000 đồng bào ra tận phi trường Los Angeles đón tiếp nồng nhiệt. Trong một buổi họp báo có sự tham dự của giới truyền thông Việt, Mỹ, ông tuyên bố: “Đã kết hợp được 36 tổ chức kháng chiến quốc nội, quy tụ 10.000 kháng chiến quân.” (làm nhiều người ngỡ ngàng). Trong khi đó, ông Bùi Đức Trọng từ Thụy Sĩ về đã nhân chuyến đi này ở lại luôn, không về khu chiến nữa. Dịp này, ông Hoàng Cơ Minh đã đưa cho ông Trần Minh Công xem hình 2 kháng chiến quân bị xử tử hình và nói đã tử hình 6 người vì tội phản bội (8). Mặt Trận và đồng bào tổ chức một loạt Đại Hội Đồng Tâm ngày 16/5 tại Garden Grove với khoảng 5.000 người tham dự và sau đó tại Anaheim Convention Center với trên 8.000 người tham dự (Little Saigon), Nam Cali, Mỹ.
- 28-30/4/1983, Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến đã tổ chức Đại Hội Chính Nghĩa tại Wa DC, Mỹ, với phái đoàn Mặt Trận từ khu chiến và khoảng 3.000 người tham dự. Bà Phạm Lệ Trinh đã thay mặt đại hội đọc Quyết Nghị Đồng Tâm. Dịp này, Phong Trào đã phát hành 50.000 đặc san Chính Nghĩa.
- 4/6, phái đoàn Mặt Trận đã dự Ngày Đồng Tâm Vì Tổ Quốc ở San Jose, với khoảng 5.000 người, ngày 11/6 ở Houston với khoảng 3.000 người… Đây là thời điểm Mặt Trận được người Việt ở hải ngoại ủng hộ cao nhất, số đoàn viên ước khoảng 5.000 - 6.000. Nhiều người bản xứ cũng tích cực tham gia yểm trợ kháng chiến. Hàng trăm tổ chức người Việt trên thế giới đã ra văn thư ủng hộ Mặt Trận. Mặt Trận trở thành tổ chức lớn mạnh nhất, nhưng sau này bị phân hóa và gây tai tiếng nhiều nhất!
- 26/12/1983, Lễ Bế Mạc Đông Tiến (9) được coi là khởi sự từ ngày 1/6/1981 với mục tiêu bắt tay với trong nước qua các toán mở đường, được tổ chức tại căn cứ 88 (10). Dịp này, Đại Tá Dương Văn Tư đã được thăng cấp Thiếu Tướng đảm trách Tư Lệnh Phó Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến, ông Nguyễn Huy (Nguyễn Trọng Hùng, cựu sĩ quan Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu,) được trao quyền chỉ huy Đoàn Võ Trang Kháng Chiến 601 và 216 kháng chiến quân được thăng cấp. Con số 216 mà MT đưa ra đây cũng chính là tổng số kháng chiến quân vào thời điểm đó. Ông Phùng Tấn Hiệp nguyên Đoàn Trưởng Đoàn Võ Trang Kháng Chiến Hồng Hà tử nạn trên đường Đông Tiến được tuyên dương “Anh Hùng”.
- 1984, MT tổ chức một loạt khóa học tập cho các cấp trưởng với sự tham dự của các lãnh đạo Tổng Vụ Hải Ngoại. Đầu năm, Khóa Cấp Trưởng 1 tại San Jose, CA, có khoảng 400 đoàn viên tham dự, 26-27/5/1984, Khóa Cấp Trưởng 2 tại Houston, TX, có 500 đoàn viên tham dự, 1-2/9/1984, Khóa Cấp Trưởng 3 tại Chicago, IL, có 400 đoàn viên tham dự.
Đại Hội Kỷ Niệm 2 Năm Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị, quy tụ khoảng 11.000 người tại San Jose, Cali -Admin: diễn ra vào ngày 17/3/1984 - chú thích ảnh: Đỗ Thông Minh |
- 17/3/1984, Đại Hội Kỷ Niệm 2 Năm Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị, quy tụ khoảng 11.000 người tại hội trường Irina, San Jose, Cali. Chưa từng có cuộc tập hợp đấu tranh ủng hộ tổ chức nào ở hải ngoại lớn lao như vậy.
- 4/1984, Tư Lịnh Lực Lượng Võ Trang Kháng Chiến Lê Hồng lần đầu tiên từ khu chiến về Mỹ công tác vận động quần chúng, đánh tan tin đồn ông bị ám hại. Ông đã tham dự “Ngày Toàn Dân Kháng Chiến 30/4/1984” tại Wa DC, Sacramento, San Jose... được hàng ngàn đồng bào tiếp đón nồng nhiệt. Ngày 12/5, ông Lê Hồng cũng đã dự và sinh hoạt với Đại Hội Kỳ 6 Xứ Bộ Nam California, quy tụ trên 500 đoàn viên.
- 12/1984, theo kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng, vào khoảng cuối tháng, đặc công Việt Cộng tấn công tiền đồn Hải Vân, 1 kháng chiến quân bị tử thương. Mặt Trận bỏ tiền đồn Hải Vân, bỏ căn cứ 83, dời đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến về căn cứ 27 tân lập. Trong khi Việt Cộng tấn công thì ông Hoàng Cơ Minh đang ra hải ngoại để giải quyết tranh chấp đã xảy ra từ 2, 3 năm qua với ông Phạm Văn Liễu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại.
- 29/12/1984, ông Hoàng Cơ Minh nhân danh Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc cùng ông Nguyễn Trọng Hùng từ khu chiến ra, hội họp khoảng 70 đoàn viên thuộc một số cơ sở vào buổi chiều tại San Jose, Bắc Cali, công bố văn thư cách chức ông Phạm Văn Liễu (sau đó cũng bỏ Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến, lập Quỹ Tiếp Vận Kháng Chiến, đầu thập niên 90 hầu như không còn quyên tiền đồng bào nữa).
Trong khi ông Trần Minh Công nhân danh Khu Bộ Trưởng Bắc Mỹ kiêm Phát Ngôn Nhân… mở cuộc họp quy tụ khoảng 200 đại diện các cơ sở Mặt Trận ở Bắc Mỹ với sự tham dự của ông Phạm Văn Liễu, cụ Phạm Ngọc Lũy tại Nam Cali, bác bỏ quyết định trên và bất tín nhiệm ông Hoàng Cơ Minh.
Nhiều đoàn viên thấy chuyện tranh chấp vô phương cứu chữa đã phải bật khóc. Tranh chấp về việc đăng bài trên tờ báo Kháng Chiến, khiến ông Huỳnh Lương Thiện khi đó là Chủ Nhiệm đã bất chấp lịnh của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh không cho in, rồi từ tòa soạn ở San Jose bỏ qua Wa DC lánh nạn. Sau đó, Đỗ Thông Minh, Huỳnh Lương Thiện (11)… và hàng ngàn đoàn viên dần dần từ bỏ Mặt Trận.
Có lẽ chưa bao giờ người Việt phải chứng kiến cảnh chia rẽ, tan nát đáng đau buồn đến như vậy!? Rất nhiều đoàn viên nam cũng như nữ không kềm được tiếng khóc uất nghẹn.
- 1985, Mặt Trận chuẩn bị các chuyến xâm nhập và chiến dịch Đông Tiến, đẩy mạnh Việt Tân hóa Mặt Trận trong khu chiến. Thời gian này, hầu như 90% kháng chiến quân đã trở thành đảng viên Việt Tân. Ông Ngô Chí Dũng đi khắp các căn cứ để tổ chức các Đại Hội Đảng Bộ Cấp Quyết Đoàn (khoảng 40 người). Mặt Trận - Việt Tân mở 2 chuyến xâm nhập cán bộ kháng quản, một lần 9 và một lần 7 người qua ngả Cam Bốt vào Việt Nam, nhưng đều bị nội tuyến và bị bắt ở PhnomPenh.
- 1985, tổng số kháng chiến quân lúc lên cao nhất khoảng hơn 240 người, trong số đó có khoảng 30 người từ hải ngoại về và khoảng 210 người từ trại ty nạn Sikhiu, Thái… Bên kia biên giới Lào có lực lượng Pha Thét Lào (Lào Cộng), 1 trung đoàn Việt Cộng thuộc lực lượng “tình nguyện thi hành nghĩa vụ quốc tế” của binh đoàn Hương Giang, gồm các sư đoàn chính quy 304, 306 và 325… thường xuyên đóng ở Lào.
Tướng Tư Lịnh Lực Lượng Vũ Trang Kháng Chiến Lê Hồng (Đặng Quốc Hiền, góc phải) - chú thích ảnh: Đỗ Thông Minh |
- 5/1985, Mặt Trận mở chiến dịch Đông Tiến I băng ngang cán chảo Lào, với khoảng 40 kháng chiến quân do Tư Lịnh Phó Dương Văn Tư chỉ huy, sau nhiều tuần lễ vừa di hành vừa bị Việt Cộng và Pha Thét Lào chặn đánh, khoảng hơn 30 kháng chiến quân hy sinh. Có tin là ông Dương Văn Tư bị lính Pha Thét Lào bắn chết khi đã về tới biên giới giáp với Kon Tum, Gia Lai và Huỳnh Trọng Hà… tử thương, số còn lại hầu hết bị bắt.
- 6/1985, ông Nguyễn Kim Hườn bắt đầu công tác phát triển đảng Việt Tân ở hải ngoại.
- 1985, 1986… để lấy lại uy tín, Mặt Trận đã mở một số Đại Hội Văn Nghệ Tiếp Vận Kháng Chiến tại Houston, TX với khoảng 3.000 người tham dự, Đại Hội Đông Tiến ở Melbourne, Úc với khoảng 1.000 người ngày 27-29/12/1986… để quy tụ đồng hương yểm trợ kháng chiến, nhưng chú trọng về mặt tinh thần hơn là tài chính. Việc thu góp tài chính giai đoạn này không còn được bao nhiêu.
- 17-19/1/1986, Đại Hội Trưởng Cơ Sở tại Los Angeles, CA, có 200 đoàn viên và nhà văn Võ Hoàng vốn từ San Jose về khu chiến, là Tổng Thư Ký Hội Văn Nghệ Sĩ Kháng Chiến, từ khu chiến về tham dự.
Admin: ảnh bởi Đỗ thông Minh không chú thích, nhưng đây là hình ảnh thường thấy trên các ảnh tương tự của các Kháng chiến quân (KCQ) mặt trận Hoàng cơ Minh trên đất Thái (gọi là "khu chiến") |
Nhà Văn Võ Hoàng tại "chiến khu" U Bon - Phóng ảnh báo Kháng Chiến số 27 - ảnh tư liệu Phạm văn Thành |
Hãng thông tấn UPI và nhiều cơ quan kiểm thính đều loan tin đài phát thanh Lào nói ông Hoàng Cơ Minh tử thương. Khoảng 1 tháng sau, đài Hà Nội… cũng loan tin này, nhưng phía Tổng Vụ Hải Ngoại Mặt Trận lại lên tiếng phủ nhận, ra thông báo cho hay Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh vẫn an toàn và đang lãnh đạo Mặt Trận.
Mấy năm sau, vào những dịp Tết, Mặt Trận vẫn chuyển lời hỏi thăm của ông Hoàng Cơ Minh đến với đồng bào khiến dư luận hải ngoại bất bình và báo chí nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã lên tiếng chế nhạo về việc này.
- 1-3/12/1987, nhà nước cộng sản Việt Nam đưa 18 kháng chiến quân bị bắt ra xử tại Sài Gòn với những bản án tù 3 năm đến chung thân. Dịp này họ đã cho trưng hình ông Hoàng Cơ Minh thời còn là sĩ quan VNCH và lúc tử thương. Đài truyền hình NBC số 4 của Mỹ do David Garcia phụ trách đã tường thuật buổi xử án kèm phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa… dài 3 phút 20 giây.
- Năm 1987, ông Trần Minh Công và Trần Hữu Thế đã từ Mỹ qua Thái Lan tìm hiểu về các kháng chiến quân của Mặt Trận còn lại, nhưng không vào được khu chiến cũ và không gặp ai. Qua sự giới thiệu của ông Thái Quang Trung, hai ông đã đi thăm một khu chiến Lào của Tướng Vang Pao.
-
cựu Chuẩn Tướng Công Binh Nguyễn Văn Chức (ảnh chụp 2014) |
ảnh KCQ Đào Bá Kế rất hiếm tìm thấy trên Net. Ảnh trái (già hơn, tức là gần thời điểm hiện nay -2014- hơn) là từ 1 bài viết trên Blog của Phạm Hoàng Tùng (cựu KCQ "mặt trận"). Ảnh phải là từ 1 tờ báo mạng của VC, đăng ảnh và đi bài viết về Đào Bá Kế tháng 12/2007 -sưu lục, làm lại và chú thích ảnh by Admin |
- 1989, Mặt Trận - Việt Tân mở chiến dịch Đông Tiến III với 2 quyết đoàn khoảng 60 kháng chiến quân do một sĩ quan Dù là Đào Bá Kế chỉ huy với mục tiêu là lập khu an toàn tại Việt Nam và tìm kiếm những toán đi trước. Đoàn quân bị chận đánh tan, ông Đào Bá Kế bị bắt, đưa ra xử ở Hà Nội và bị kết án chung thân (năm 2006 vẫn còn bị giam). Từ đó, Mặt Trận không còn hoạt động võ trang nào. Tổng kết, hơn 100 trong tổng số độ hơn 240 kháng chiến quân đã hy sinh, mất tích, số còn lại bị bắt giam từ 3 năm tới chung thân.
- 1991, các ông Hoàng Cơ Định (Dean Nakamura), Trần Xuân Ninh (Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hải Ngoại) và Nguyễn Xuân Nghĩa (tức Nguyễn Đồng Sơn, mới tham gia sau đại hội Chính Nghĩa 1983, Vụ Trưởng Vụ Tuyên Vận) thuộc Mặt Trận kiện các ông Cao Thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng (Chủ Nhiệm bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong) và Vũ Ngự Chiêu (Nguyên Vũ, nhà xuất bản Đa Nguyên - Văn Hóa) về tội vu khống, mạ lỵ… (qua bộ 2 cuốn Mặt Trận Những Sự Thật Chưa Hề Được Kể và 3 bài báo của ông Cao Thế Dung viết năm 1990 - 91 cho là Mặt Trận đã âm mưu sát hại vợ chồng ký giả Lê Triết ngày 22/9/1990 tại Wa DC…) và đòi bồi thường 550.000 Mỹ kim. Nhưng bên nguyên đã bị tòa ở San Jose xử thua kiện (với tỷ số bồi thẩm đoàn 11/12) qua phiên tòa kéo dài 5-22/12/1994, nên phải trả tốn phí khoảng 150.000 Mỹ kim.
- 10/4/1991, 5 nhân vật lãnh đạo Mặt Trận là Nguyễn Kim Hườn, Hoàng Cơ Định và vợ là Phan Thị Hà, Nguyễn Tấn Bính, Phan Duy Cần bất thần bị sở thuế Mỹ truy tố về nhiều tội, như 26 tội không khai thuế, khai gian thuế, trốn thuế trong việc quản lý tài chính Mặt Trận và trả lương... Mỗi người phải đóng 100.000 Mỹ kim để được tại ngoại. Mặt Trận lập Quỹ Pháp Lý vận động quyên góp đồng hương được khoảng 120.000 Mỹ Kim để lo vụ án. Nhưng có lẽ qua sự thu xếp bên trong, sở thuế Mỹ đã để cho quá thời hạn và bãi nại?
- 28/7/2001, đại diện Mặt Trận họp báo ở San Jose có ông Nguyễn Kim Hườn (13)…, công nhận Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đã hy sinh (sau 14 năm tự sát tại Hà Lào) và xin lỗi đồng bào về sự nói dối trong thời gian dài. Nhưng vẫn không cho biết ai là người kế vị, chỉ nói rằng người ấy đang ở quốc nội. Sau đó, Mặt Trận rầm rộ tổ chức lễ truy điệu khắp nơi với hình ảnh ông Hoàng Cơ Minh, Lê Hồng, Trương Ngọc Ny, Phùng Tấn Hiệp… gồm độ 10 kháng chiến quân được nhiều người biết tới, nhưng những năm kế tiếp không làm lễ rầm rộ nữa. Ngày 5/11/2004, ông Nguyễn Kim Hườn khi trả lời các ký giả của Saigon Times ở Sydney, Úc, cho hay: “Ngày 28/7/2001 là lúc công khai hóa sự hy sinh của chiến hữu Hoàng Cơ Minh. Thì lúc đó ông Ngô Văn Tự là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Quốc Nội, là chủ tịch MặtTrận và ông này cũng chưa bao giờ là Chủ Tịch đảng VT.”. Ngô Văn Tự chính là ông Ngô Chí Dũng. Vì một nguồn tin riêng được biết sau khi ông Hoàng Cơ Minh mất, ông Ngô Chí Dũng lên thay. Thực tế khi đó cũng chỉ còn ông Ngô Chí Dũng và Trương Tấn Lạc là nhân vật cao cấp tại khu chiến, nhưng sau 1991 thì không rõ tông tích ông Ngô Chí Dũng và Trương Tấn Lạc thì về lại Mỹ.
- 8/1991, đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến ngưng hoạt động. Ông Ngô Chí Dũng và nhóm phụ trách đài trên đất Thái thất tung (14). Mặt Trận lập đài Chân Trời Mới ở hải ngoại. Mặt Trận chuyển hướng đấu tranh từ vũ trang qua chính trị theo trào lưu chung. Lập nhiều tổ chức ngoại vi, hỗ trợ Liên Minh Việt Nam Tự Do, Hội Chuyên Gia, Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu và một số lớp Việt Ngữ, Tuổi Trẻ Lên Đường, chú trọng tham dự sinh hoạt cộng đồng, vận động chính giới Mỹ… nhưng cũng bị nhiều chống đối ở khắp nơi.
- 12/9/1991, Mặt Trận công bố "Tuyên Ngôn Chính Trị" (9 năm sau khi đảng Việt Tân thành lập), từ ngày 12/12/2001, phổ biến rộng rãi tuyên ngôn này trên Liên Mạng (Internet), chủ trương "lật đổ Cộng Sản quang phục quê hương" (15).
- 9/2001, Ban Chấp Hành Việt Tân ở hải ngoại với nhiệm kỳ 5 năm nhưng chưa công khai, ông Nguyễn Kim (Hườn) được cử làm Chủ Tịch và Lý Thái Hùng (tức Bùi Bằng Đoàn, hình trên) làm Tổng Bí Thư (16) với 5 Ủy Viên Trung Ương và 4 Đại Diện tại Bắc Mỹ, Âu Châu, Úc Châu và Nhật Bản (17).
- 19/9/2004, công khai hóa đảng Việt Tân tại Berlin, Đức (sau 22 năm thành lập) (18). Đảng Việt Tân tổ chức ra mắt tại hàng chục nơi trên thế giới. Lập chương trình Phát Thanh Việt Tân. Số đảng viên ước khoảng 800-1.000 người? Hiện là tổ chức đấu tranh lớn nhất của người Việt. Mặt Trận QGTNGPVN chính thức chấm dứt vai trò sau 23 năm hoạt động.
- Đầu năm 2005, Việt Tân bỏ trang nhà Mặt Trận với các bài viết và hình ảnh kháng chiến quân vũ trang…, thay bằng trang nhà Việt Tân thiên về chính trị hơn, như muốn trút bỏ quá khứ và thay đổi đường lối. Công trình Kháng Chiến của người Việt ở hải ngoại và trông ngóng của người Việt ở trong nước với biết bao sinh mạng, công sức, tiền của và nhất là lòng tin… dưới sự lèo lái của Mặt Trận và đảng Việt Tân đã hoàn toàn bị thất bại. Khoảng 100 người hy sinh và 100 người bị bắt, có người đến nay vẫn còn đang bị giam… không thấy Mặt Trận nay là đảng Việt Tân giải thích và nói về trách nhiệm đối với đồng bào và những người này.
- 21/1/2006, Bác Sĩ Trần Xuân Ninh, nguyên Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hải Ngoại, nguyên Ủy Viên Trung Ương đảng Việt Tân, họp báo tại Nam Cali cho rằng Chủ Tịch Nguyễn Kim Hườn và Trung Ương Đảng đi “chệch hướng”. Ông cho rằng, thay vì đường lối chính thống là “Lật đổ chế độ cộng sản để canh tân đất nước.” (tiến hành theo thứ tự) thì lại “Lật đổ chế độ cộng sản và canh tân đất nước.” (tiến hành song song). Trong khi đó, có khoảng 50 đảng viên khắp nơi thuộc nhóm này ký văn thư bất tín nhiệm Chủ Tịch Nguyễn Kim Hườn và Trung Ương Đảng. Những người này sau đó bị khai trừ âm thầm, thực tế thì họ cũng đã rút ra khỏi đảng mà họ cho là chệnh hướng.
- 11/2/2006, Chủ Tịch Nguyễn Kim Hườn và các Bác Sĩ Nguyễn Trọng Việt, Đặng Vũ Chấn họp báo tại Bắc Cali, ra văn thư khai trừ ông Trần Xuân Ninh kể từ 6/2. Ủy Viên Trung Ương Hoàng Cơ Định (em ông Hoàng Cơ Long và Hoàng Cơ Minh), Tổng Bí Thư Bùi Bằng Đoàn, Phát Ngôn Nhân Đặng Thị Thanh Chi… vẫn thuộc nhóm ủng hộ Chủ Tịch Nguyễn Kim Hườn. Nhóm này cho là họ khai thác thời cơ chứ không thay đổi đường lối và cho nhóm ông Trần Xuân Ninh và Hoàng Cơ Long… nay là đảng khác (19).
- 28/5/2006, các ông Trần Xuân Ninh, Hoàng Cơ Long (anh ông hoàng Cơ Minh) nhóm họp Đại Hội Đồng Tâm với khoảng 50 đảng viên đồng quan điểm tại Milpitas, Bắc Cali, rồi họp báo tuyên bố hoạt động bằng đường lối “chính thống” cũng với danh nghĩa đảng “Việt Tân Cách Mạng” (20) và phát hành Đặc Tập 500 trang nói về “Việt Tân chệch hướng”. Dư luận vẫn khó phân biệt sự khác nhau giữa hai nhóm Việt Tân.
- 9/2006, đại hội Trung Ương khoá VI của đảng Việt Tân đã họp ở bắc Cali, Mỹ, bầu ông Đỗ Hoàng Điềm (21) làm Chủ Tịch nhiệm kỳ 2006-2011, Tổng Bí Thứ Lý Thái Hùng được tái nhiệm, còn cựu Chủ Tịch Nguyễn Kim Hườn trở thành Ủy Viên Trung Ương, xếp hàng thứ 3...
- 30/9/2006, cựu kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng (22) (cũng là cựu đoàn viên Mặt Trận, cựu đảng viên Việt Tân, thời gian hoạt động 14/2/1984-1997) công bố bộ hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước, là tài liệu đầu tiên viết chi tiết về khu chiến. Đỗ Thông Minh từ Nhật đi giới thiệu sách tại 12 nơi ở Mỹ và Gia Nã Đại, sau đó qua Úc và Âu Châu… Thời điểm công bố hồi ký đã bị nhiều lãnh đạo Việt Tân chỉ trích quyết liệt nhưng chỉ với luận điệu mơ hờ thiếu dẫn chứng. Trong khi đó bộ hồi ký được công luận đồng hương hải ngoại nồng nhiệt hưởng ứng vì đã bạch hóa được rất nhiều điều vốn đã làm dư luận thắc mắc từ 25 năm qua.
- 1/12/2006, đài Chân Trời Mới sau 14 năm hoạt động phát thanh về Việt Nam, được ông Lý Thái Hùng lần đầu tiên lên tiếng xác nhận thuộc đảng Việt Tân. Ngày 30/1/2007, Lý Thái Hùng ra văn thư xin lỗi “Về nội dung bài đọc trong tiết mục Câu Chuyện Lịch Sử phát thanh ngày 22/1/2007 trên đài Chân Trời Mới”… là bài vuốt ve Cộng Sản và sau đó phát lại trên hệ thống đài Tiếng Nước Tôi cũng thuộc đảng này ở hải ngoại.
- 16 và 18/1/2007, báo Công An là cơ quan truyền thông của nhà nước CSVN lần đầu tiên lên tiếng về bộ hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước qua bài viết đăng 2 kỳ của Gia Huy - Lê Bình.
Nhân đây cũng cần làm sáng tỏ một số tin đồn:
1- Mặt Trận được thành lập là do sự thúc đẩy của quốc gia nào đó?
- Qua sự thăm dò, những người sáng lập Mặt Trận biết chính phủ Thái Lan sẵn sàng cho mượn đất nhưng không giúp về vũ khí và tài chính, mà ngược lại một số tướng lãnh Thái còn đòi tiền mãi lộ… Dù vậy những người sáng lập vẫn cương quyết xúc tiến việc thành lập và phải triệt để quyên tiền đồng hương để chi dụng. Tháng 6/1982, khi ông Hoàng Cơ Minh gặp một nhóm Nghị Viên quốc hội Nhật, họ đã tặng khoảng 400.000 Yen tiền mặt (thời đó tương đương khoảng 2.000 Kỹ Kim). Sau khi Mặt Trận được thành lập, Mặt Trận đã mở rộng ngoại giao, nhưng thường chỉ ở cấp Nghị Viên quốc hội chứ không phải chính phủ (ngay chính phủ Nam Triều Tiên thời đó chống cộng kịch liệt cũng không cho phái đoàn Mặt Trận vào nước ngày 3/10/1982) hay với một số tổ chức, nên hầu như không nhận được trợ giúp tài chính đáng kể nào.
2- Mặt Trận thành lập với mục đích đi tìm tù binh Mỹ?
- Thử hỏi chính phủ Mỹ còn bó tay thì nhóm người Việt làm được gì, và trong bối cảnh thời đó, chắc là không ai đem sinh mạng mình để làm một việc như vậy. Chỉ sau khi Mât Trận thành lập thì mới có một số ý kiến là nên kết hợp với việc tìm tù binh Mỹ để có được sự yểm trợ của nước này. Nhưng thực tế thì không hề có việc xúc tiến tìm tù binh ấy vì kháng chiến quân đóng ở đất Thái Lan, và không có tin tức gì về tù binh Mỹ cả.
3- Mặt Trận đem trứng trọi đá, có 240 quân mà đi đối đầu với Việt Cộng?
- Mục tiệu của Mặt Trận là xâm nhập vào Việt Nam để lập khu an toàn, tạo bàn đạp hỗ trợ các hoạt động chính trị và lấy thế mà vận động quần chúng, chứ Mặt Trận không chủ trương đem lực lượng vũ trang trực diện đối đầu với quân Việt Cộng. Nhưng do yếu kém, bị lộ hay nội tuyến nên các đoàn cán bộ và lực lượng vũ trang xâm nhập bị bắt hoặc chặn đánh tan.
Chú Thích:
(1) Ngày 13/7/2006, nhân kỷ niệm 24 năm cuộc họp báo độc đáo tại Hà Nội của ông Võ Đại Tôn, diễn đàn Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam trên Paltalk, Liên Mạng (Internet) đã tổ chức hội thảo, quy tụ gần 100 người. Ngày 16/7, một buổi hội thảo tại Sydney cũng đã được tổ chức, quy tụ khoảng 300 người. Dịp này, mọi người có dịp xem lại khúc phim 4 phút do hai ông Kawakami và Mori thuộc đài NHK Nhật Bản thu tại chỗ.
(2) Sau này, để cho dễ hoạt động, ông Hoàng Cơ Minh có biệt danh là “William Nakamura”, Phạm Văn Liễu tên “Sekuguchi” và em ông Minh là Hoàng Cơ Định (Ủy Viên Tài Chính với bút hiệu Phan Vụ Quang) tên “Dean Nakamura”, Nguyễn Kim Hườn tên “Steven Nakashima”… chứ không phải lấy quốc tịch Nhật.
(3) Ông Nguyễn Chí Trung (Anh Tám) là Việt kiều ở Thái, nguyên là nhân viên Tòa Đại Sứ VNCH trước năm 1975, đặc trách giúp Sơn Ngọc Thành ớ phía Tây Cam Bốt chống lại Shihanouk. Sau ở lại Thái, làm việc với cơ quan tình báo Thái. Ông là người đọc diễn văn khai mạc Lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị Mặt Trận. Cũng đã từng giúp cựu Đại Tá Võ Đại Tôn tiếp xúc với Kháng Chiến Lào... Kinh doanh nhà hàng, công ty du lịch Lam Sơn.
(4) Nguyễn Thành Tiểng, cựu Trung Úy Pháo Binh, nhân khi gặp ông Phạm Văn Liễu vào khu chiến dự Lễ Công Bố Cương Lĩnh đã nài nỉ xin về lại Hawaii. Sau này anh Tiểng được cho về vào đầu tháng 8/1982.
(5) Ngay trong dịp Lễ Công Bố Cương Lĩnh này, ông Hoàng Cơ Minh đã cự nự ông Phạm Văn Liễu về cung cách làm việc, hai bên to tiếng với nhau khiến những người khác phải ngại ngùng tránh xa. Dịp này có Trương Tấn Lạc, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải, Ngô Chí Dũng và vợ ông Nguyễn Chí Trung… được tuyên dương công trạng.
(6) Trước đó, ông Ngô Đức Diễm thuộc Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, giữ vai trò Tổng Thư Ký Tổng Vụ Hải Ngoại nhưng chỉ dự một buổi họp rồi thôi.
(7) Việc thành lập đảng Việt Tân được giữ bí mật ngay cả đối với Tổng Vụ Hải Ngoại. Ở hải ngoại một số ít cán bộ cao cấp trong Tổng Vụ Hải Ngoại chỉ mới nghe phong phanh về Việt Tân vào khoảng năm 1985, hay biết đích xác khi báo chí nhà nước cộng sản công bố tin tức liên quan đến việc xử các kháng chiến quân tại Sài Gòn ngày 1 - 4/12/1987.
(8) Trong không khí căng thẳng lúc đó, phải chăng ông Hoàng Cơ Minh có ngụ ý đe dọa ông Trần Minh Công? (Đó là cảm nghĩ của ông Công). Một loạt các vụ ám sát chết ký giả Đạm Phong báo Việt Nam Tự Do ở Houston năm 1982, các cựu Trung Tá Không Quân Phạm Đăng Cường, cựu sĩ quan Hải Quân Lê Yến cuối thập niên 80, ám sát hụt ông Cao Thế Dung ở Wa DC năm 1987 và ám sát chết một nhân viên cũng như vợ chồng ký giả Lê Triết bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong năm 1990… cũng làm dư luận đặt nghi vấn không ít về hoạt động của K9 do ông Hoàng Cơ Định bí mật lập ra?
(9) Giai đoạn 1/6/1981 - 26/12/1983 cũng gọi là Đông Tiến, thực ra mới chỉ là giai đoạn đặt cơ sở các căn cứ trong khu chiến, tuyển kháng chiến quân, huấn luyện, công bố Cương Lĩnh Chính Trị của Mặt Trận, lập đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến và mở đường để tìm cách bắt tay với trong nước. Từ năm 1985 mới thực sự có những Chiến Dịch Đông Tiến I, II, III với mục tiêu xâm nhập bằng lực lượng võ trang.
(10) Căn cứ 88 chỉ là một mật danh dùng ngụy trang hay căn cứ tạm dùng trong Lễ Bế Mạc Đông Tiến mà thôi, thực tế không có căn cứ tên này.
(11) Trước tình hình của đấu tranh của cộng đồng người Việt như vậy, từ năm 1985, Đỗ Thông Minh quay ra hoạt động trong lãnh vực văn hóa, chuyên tâm vào biên khảo và đi khắp nơi nói chuyện (cho tới năm 2006, khoảng hơn 60 lần và khoảng 100 lần khác trên các diễn đàn Paltalk thuộc Liên Mạng (Internet)) với hoài bão cùng mọi người thay đổi tư duy. Ông Huỳnh Lương Thiện tuy lúc đầu được chỉ định là Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hải Ngoại, nhưng tính ông không màng chức vụ nên nhận làm bất cứ việc gì được giao phó trong phạm vi khả năng chứ không bao giờ sử dụng đến chức vụ này. Sau khi rời Mặt Trận, ông tiếp tục hoạt động đấu tranh cùng với cộng đồng, làm tuần báo Mõ, tham gia Hưng Ca, làm Đoàn Trưởng năm 2006…
(12) Ngày 2/12/1984, ông Vũ Văn Chương (cựu Trung Tá An Ninh Quân Đội), Xứ Bộ Trưởng X114 Nam Cali đã bay tới Bangkok, Thái Lan. Hôm sau gặp ông Hoàng Cơ Minh để tìm cách hòa giải tranh chấp giữa ông Minh và ông Phạm Văn Liễu, nhưng điều kiện triệu tập buổi họp của ông Minh là hầu như chỉ quy tụ những người thân với ông… nên không thành. Trước khi ông Chương trở ra, vì vấn đề an ninh, ông Minh đã dặn là nói gặp nhau ở Tokyo, vì vậy sau này mới hay có dư luận không đúng cho rằng lâu nay ông Minh vẫn ở nơi an toàn là Tokyo chứ không phải khu chiến. Khi đó, ông Chương được ông Hoàng Cơ Minh dẫn thăm và thắp hương trước 2 ngôi mộ ngay tại căn cứ 84 và nói người trong mộ là một người ông Chương rất biết nhưng hiện chưa thể nói được. Khi đó, ông Chương không gặp ông Lê Hồng nên có dư luận nghi là mộ Lê Hồng, nhưng thực ra qua năm đầu 1985 ông Lê Hồng vẫn còn sống, khi ông Hoàng Cơ Minh từ Mỹ về hai ông đã có lúc tranh luận gay gắt với nhau. Ông Vũ Văn Chương là một chuyên viên giảo nghiệm, nên khi coi hình tử thi được nhà nước cộng sản công bố và nói là ông Hoàng Cơ Minh vào năm 1987, ông đã xác nhận ngay là đúng.
(13) Trong tháng 10/2006, ông Nguyễn Kim tức Nguyễn Kim Hườn được hãng thông tấn đảng Việt Tân là VNN phỏng vấn về bộ sách Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Phạm Hoàng Tùng và giới thiệu là “Thành viên sáng lập Mặt Trận, cựu kháng chiến quân”. Trong thư ông Hoàng Cơ Minh gửi ông Phạm Văn Liễu ngày 12/4/1982 mới lần đầu tiên xác nhận là ông Hườn vừa đến Thái (Xem Trả Ta Sông Núi của Phạm Văn Liễu, hồi ký 3, trang 533). Là kháng chiến quân thì đều phải học khoá “Kháng Chiến Quân Căn Bản” khoảng 1 tháng, ngay cựu Đại Tá Dương Văn Tư cũng phải học. Do đó, ông Nguyễn Kim Hườn tới sau và chỉ đi vào, đi ra thì không thể ở hai vai trò như VNN giới thiệu. Xem:http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=2525
(14) Trong thời gian 1982 - 1985, mỗi năm ông Ngô Chí Dũng đều trở về Nhật ít nhất một lần để gia hạn chiếu khán và dịp này thường ghé Mỹ, sau đó thì ông có cho một số thân hữu hay là ông sẽ không trở ra nữa. Tuy nhiên sự thất tung của ông sau năm 1991 cho tới nay là điều bí ẩn, được gia đình, thân hữu và dư luận quan tâm rất nhiều, nhưng vẫn chưa có câu trả lời.
(15) Tiến Trình Đấu Tranh Chấm Dứt Chế Độ VC Trong Hai Thập Niên 80 Và 90 (lên mạng Internet của Mặt Trận ngày 12/12/2001).
Phần Hai: Chủ Trương và Đường Lối Của MT QGTNGPVN. Nguyên văn:
(16) Ông Lý Thái Hùng tên thật là Bùi Bằng Đoàn (không phải Bùi Minh Đoàn như một số tin loan tải), nguyên Xứ Bộ Trưởng Xứ Bộ Nhật Bản, nguyên Vụ Trưởng Vụ Kiều Vận Tổng Vụ Hải Ngoại, đã ghi là “Thành viên sáng lập Tổ Chức Người Việt Tự Do”. Tổ chức này thành lập vào tháng 11/1975 tại Tokyo, chỉ có 4 người là Ngô Chí Dũng, Đỗ Thông Minh, Phạm Thanh Linh và Huỳnh Lương Thiện, khi đó ông Bùi Bằng Đoàn (du học năm 1972 lúc 18 tuổi) đang ở đảo Shikoku cách xa khoảng 1.000 km, sau đó mới được liên lạc và tham gia. Ban lãnh đạo 1, 2 năm sau mới gồm 7 người, thêm Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Mỹ Tuấn và Vũ Đăng Khuê... Trong cuốn “Đông Âu Tại Việt Nam” của ông ra vào cuối năm 2006, nơi bìa 2, chỉ ghi là “Tham gia vào Tổ Chức Người Việt Tự Do” và không ghi là gia nhập Việt Tân năm nào, trong khi trang nhà Việt Tân tháng 6/2007 vẫn ghi là “Thành viên sáng lập Tổ Chức Người Việt Tự Do” và tham gia Việt Tân từ năm 1982.
(17) Thời điểm tháng 6/2006, hầu hết các nhân vật trong Ban Chấp Hành chỉ ở hải ngoại nhưng nhiều người ghi là đã tham gia Việt Tân được thành hình tại khu chiến từ năm 1982, điều này không thể có, vì sớm nhất là sau năm 1985 Việt Tân mới lo việc viết chủ thuyết và mới bắt đầu được bí mật đưa từ khu chiến ra hải ngoại. Cho tới thời điểm đó, hầu như Ban Chấp Hành Tổng Vụ Hải Ngoại đều không biết gì đến Việt Tân. Thực tế, việc Việt Tân hóa Mặt Trận bắt đầu mở rộng cũng phải trong thập niên 90 và nhất là khoảng năm 2000 trở đi. Các đoàn viên Mặt Trận đã tự đồng hóa làm đảng viên, dù năm mà họ ghi là gia nhập, họ chưa biết tới cái tên Việt Tân? Khi trả lời cuộc phỏng vấn của Saigon Times ở Úc ngày 5/11/2004, ông Nguyễn Kim Hườn đã nói rằng: “Theo quyết định của đảng VT lúc đó thì tất cả những người gia nhập MT, ai gia nhập MT năm nào thì được coi là gia nhập đảng VT năm đó.”. Làm như vậy không thể coi là hành vi đúng đắn được.
(18) Sự kiện ông Hoàng Cơ Minh hy sinh năm 1987 mà năm 2001 tức 14 năm sau mới “khai tử” và đảng Việt Tân ra đời năm 1982 mà năm 2004 tức 22 năm sau mới “khai sinh” là cung cách làm việc thiếu thẳng thắn, dư luận không thể hiểu được. Việc giải thích quanh co của Mặt Trận và đảng Việt Tân càng làm dư luận thêm bất tín nhiệm.
(19) Phải chăng chủ trương của Việt Tân là canh tân trước, canh tân để lấy lòng dân làm bàn đạp lật đổ chế độ CSVN...? Xin coi lại tài liệu trong mục (Hỏi Đáp) trên trang nhà Việt Tân: http://www.viettan.org/rubrique.php3?id_rubrique=10
Nhiều tài liệu của Việt Tân đều nói tới đa nguyên và đối trọng: http://www.viettan.org/article.php3?id_article=30
(20) Trong khi Việt Tân đã là viết tắt của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng rồi. Nhóm này chỉ trích việc tên đảng trước đây khi dịch ra tiếng Anh là “Vietnam Reform Party” đã không có chữ “Cách Mạng”: “Revolution”. Sau đó hai ông đã đi Úc nói chuyện tình hình Việt Nam và thanh minh về đường lối tai Sydney ngày 18/6/2006...
(21) Ông Đỗ Hoàng Điềm là con trai của ông Đỗ Thúc Vịnh (đã mất) và bà Hoàng Xuân An (chị ruột ông Hoàng Cơ Minh), gọi ông Minh là cậu. Trong phần lý lịch giới thiệu ở trang nhà đảng Việt Tân cũng ghi là ông gia nhập đảng từ năm 1982 (17).
(22) Phạm Hoàng Tùng sinh ngày 22/7/1957, tại Sài Gòn. Ông vượt biên qua Phnom Penh, Cam Bốt năm 1982, rồi đi bằng thuyền qua Thái năm 1983, được đưa vào trại Sikhiu. Năm 1984 vào khu chiến, là kháng chiến quân, đồng thời cũng có khoảng 1 năm rưỡi làm biên tập viên đài phát thanh Việt Nam Kháng Chiến. Ông bị Việt Cộng bắt trong chiến dịch Đông Tiến II lần 2 tháng 8/1987, vượt thoát trại tù lao động A20, Phú Yên năm 1993, về Sài Gòn rồi ngay sau đó lại trốn trở qua Phnom Penh, Cam Bốt.
- - - - -
Tham khảo:
- Bán Nguyệt Báo Ngày Nay, 1983.
- Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Phạm Hoàng Tùng, nxb Tân Văn 2006.
- Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, 1/5/1983.
- Hồi Ký Một Đời Người của Phạm Ngọc Lũy, nxb Tân Văn 1994.
- Liên Mạng (Internet).
- Mặt Trận Kiện Báo Chí của Trần Củng Sơn.
- Một Ngày Có 26 Giờ của Vũ Ngự Chiêu, nxb Văn Hóa 1995.
- Nguyễn Chí Trung Với Những Phong Trào Phục Quốc Việt Nam.
- Nguyệt San Kháng Chiến, Vụ Tuyên Vận - TVHN, 1982, 83, 84…
- Nột San Đông Tiến 1, Vụ Nghiên Huấn - TVHN, 1982.
- Saigon Times, Úc, 2004.
- Trả Ta Sông Núi của Phạm Văn Liễu, nxb Văn Hóa 2004.
- Trang nhà Mặt Trận - Việt Tân http://www.viettan.org/.
- Tuần báo Dân Tộc, 1985.
- Tuyển Tập Lột Mặt Nạ MTQGTNGPVN, LS Hoàng Duy Hùng, 1999.
Niên Biểu được lập bằng hiểu biết hạn hẹp của người ghi chép, nếu có gì sơ xuất xin quý độc giả vui lòng thứ lỗi và chỉ giáo cho.
Tokyo, 2007
Đỗ Thông Minh
Hoàng Cơ Định (phải) tháng 6/2010 -chú thích ảnh by Admin: |
Hoàng Cơ Định (trái) chụp chung với Nguyễn Khắc Bình, Thiếu Tướng Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia Việt-Nam Cộng-Hòa trong buổi tưởng niệm Hoàng Cơ Minh ngày 1 tháng 9 năm 2013 tại hội trường khách sạn Ramada Inn, 455 S. 2nd. St. San Jose -chú thích ảnh by Admin |
Nguyễn Kim Hườn -chú thích ảnh by Admin: |
- 28/7/2001, đại diện Mặt Trận họp báo ở San Jose có ông Nguyễn Kim Hườn (13)…, công nhận Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đã hy sinh (sau 14 năm tự sát tại Hà Lào) và xin lỗi đồng bào về sự nói dối trong thời gian dài. Nhưng vẫn không cho biết ai là người kế vị, chỉ nói rằng người ấy đang ở quốc nội. Sau đó, Mặt Trận rầm rộ tổ chức lễ truy điệu khắp nơi với hình ảnh ông Hoàng Cơ Minh, Lê Hồng, Trương Ngọc Ny, Phùng Tấn Hiệp… gồm độ 10 kháng chiến quân được nhiều người biết tới, nhưng những năm kế tiếp không làm lễ rầm rộ nữa. Ngày 5/11/2004, ông Nguyễn Kim Hườn khi trả lời các ký giả của Saigon Times ở Sydney, Úc, cho hay: “Ngày 28/7/2001 là lúc công khai hóa sự hy sinh của chiến hữu Hoàng Cơ Minh. Thì lúc đó ông Ngô Văn Tự là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Quốc Nội, là chủ tịch MặtTrận và ông này cũng chưa bao giờ là Chủ Tịch đảng VT.”. Ngô Văn Tự chính là ông Ngô Chí Dũng. Vì một nguồn tin riêng được biết sau khi ông Hoàng Cơ Minh mất, ông Ngô Chí Dũng lên thay. Thực tế khi đó cũng chỉ còn ông Ngô Chí Dũng và Trương Tấn Lạc là nhân vật cao cấp tại khu chiến, nhưng sau 1991 thì không rõ tông tích ông Ngô Chí Dũng và Trương Tấn Lạc thì về lại Mỹ.
- 8/1991, đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến ngưng hoạt động. Ông Ngô Chí Dũng và nhóm phụ trách đài trên đất Thái thất tung (14). Mặt Trận lập đài Chân Trời Mới ở hải ngoại. Mặt Trận chuyển hướng đấu tranh từ vũ trang qua chính trị theo trào lưu chung. Lập nhiều tổ chức ngoại vi, hỗ trợ Liên Minh Việt Nam Tự Do, Hội Chuyên Gia, Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu và một số lớp Việt Ngữ, Tuổi Trẻ Lên Đường, chú trọng tham dự sinh hoạt cộng đồng, vận động chính giới Mỹ… nhưng cũng bị nhiều chống đối ở khắp nơi.
- 12/9/1991, Mặt Trận công bố "Tuyên Ngôn Chính Trị" (9 năm sau khi đảng Việt Tân thành lập), từ ngày 12/12/2001, phổ biến rộng rãi tuyên ngôn này trên Liên Mạng (Internet), chủ trương "lật đổ Cộng Sản quang phục quê hương" (15).
photo by Admin |
- 19/9/2004, công khai hóa đảng Việt Tân tại Berlin, Đức (sau 22 năm thành lập) (18). Đảng Việt Tân tổ chức ra mắt tại hàng chục nơi trên thế giới. Lập chương trình Phát Thanh Việt Tân. Số đảng viên ước khoảng 800-1.000 người? Hiện là tổ chức đấu tranh lớn nhất của người Việt. Mặt Trận QGTNGPVN chính thức chấm dứt vai trò sau 23 năm hoạt động.
- Đầu năm 2005, Việt Tân bỏ trang nhà Mặt Trận với các bài viết và hình ảnh kháng chiến quân vũ trang…, thay bằng trang nhà Việt Tân thiên về chính trị hơn, như muốn trút bỏ quá khứ và thay đổi đường lối. Công trình Kháng Chiến của người Việt ở hải ngoại và trông ngóng của người Việt ở trong nước với biết bao sinh mạng, công sức, tiền của và nhất là lòng tin… dưới sự lèo lái của Mặt Trận và đảng Việt Tân đã hoàn toàn bị thất bại. Khoảng 100 người hy sinh và 100 người bị bắt, có người đến nay vẫn còn đang bị giam… không thấy Mặt Trận nay là đảng Việt Tân giải thích và nói về trách nhiệm đối với đồng bào và những người này.
- 21/1/2006, Bác Sĩ Trần Xuân Ninh, nguyên Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hải Ngoại, nguyên Ủy Viên Trung Ương đảng Việt Tân, họp báo tại Nam Cali cho rằng Chủ Tịch Nguyễn Kim Hườn và Trung Ương Đảng đi “chệch hướng”. Ông cho rằng, thay vì đường lối chính thống là “Lật đổ chế độ cộng sản để canh tân đất nước.” (tiến hành theo thứ tự) thì lại “Lật đổ chế độ cộng sản và canh tân đất nước.” (tiến hành song song). Trong khi đó, có khoảng 50 đảng viên khắp nơi thuộc nhóm này ký văn thư bất tín nhiệm Chủ Tịch Nguyễn Kim Hườn và Trung Ương Đảng. Những người này sau đó bị khai trừ âm thầm, thực tế thì họ cũng đã rút ra khỏi đảng mà họ cho là chệnh hướng.
- 11/2/2006, Chủ Tịch Nguyễn Kim Hườn và các Bác Sĩ Nguyễn Trọng Việt, Đặng Vũ Chấn họp báo tại Bắc Cali, ra văn thư khai trừ ông Trần Xuân Ninh kể từ 6/2. Ủy Viên Trung Ương Hoàng Cơ Định (em ông Hoàng Cơ Long và Hoàng Cơ Minh), Tổng Bí Thư Bùi Bằng Đoàn, Phát Ngôn Nhân Đặng Thị Thanh Chi… vẫn thuộc nhóm ủng hộ Chủ Tịch Nguyễn Kim Hườn. Nhóm này cho là họ khai thác thời cơ chứ không thay đổi đường lối và cho nhóm ông Trần Xuân Ninh và Hoàng Cơ Long… nay là đảng khác (19).
- 28/5/2006, các ông Trần Xuân Ninh, Hoàng Cơ Long (anh ông hoàng Cơ Minh) nhóm họp Đại Hội Đồng Tâm với khoảng 50 đảng viên đồng quan điểm tại Milpitas, Bắc Cali, rồi họp báo tuyên bố hoạt động bằng đường lối “chính thống” cũng với danh nghĩa đảng “Việt Tân Cách Mạng” (20) và phát hành Đặc Tập 500 trang nói về “Việt Tân chệch hướng”. Dư luận vẫn khó phân biệt sự khác nhau giữa hai nhóm Việt Tân.
- 9/2006, đại hội Trung Ương khoá VI của đảng Việt Tân đã họp ở bắc Cali, Mỹ, bầu ông Đỗ Hoàng Điềm (21) làm Chủ Tịch nhiệm kỳ 2006-2011, Tổng Bí Thứ Lý Thái Hùng được tái nhiệm, còn cựu Chủ Tịch Nguyễn Kim Hườn trở thành Ủy Viên Trung Ương, xếp hàng thứ 3...
- 30/9/2006, cựu kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng (22) (cũng là cựu đoàn viên Mặt Trận, cựu đảng viên Việt Tân, thời gian hoạt động 14/2/1984-1997) công bố bộ hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước, là tài liệu đầu tiên viết chi tiết về khu chiến. Đỗ Thông Minh từ Nhật đi giới thiệu sách tại 12 nơi ở Mỹ và Gia Nã Đại, sau đó qua Úc và Âu Châu… Thời điểm công bố hồi ký đã bị nhiều lãnh đạo Việt Tân chỉ trích quyết liệt nhưng chỉ với luận điệu mơ hờ thiếu dẫn chứng. Trong khi đó bộ hồi ký được công luận đồng hương hải ngoại nồng nhiệt hưởng ứng vì đã bạch hóa được rất nhiều điều vốn đã làm dư luận thắc mắc từ 25 năm qua.
- 1/12/2006, đài Chân Trời Mới sau 14 năm hoạt động phát thanh về Việt Nam, được ông Lý Thái Hùng lần đầu tiên lên tiếng xác nhận thuộc đảng Việt Tân. Ngày 30/1/2007, Lý Thái Hùng ra văn thư xin lỗi “Về nội dung bài đọc trong tiết mục Câu Chuyện Lịch Sử phát thanh ngày 22/1/2007 trên đài Chân Trời Mới”… là bài vuốt ve Cộng Sản và sau đó phát lại trên hệ thống đài Tiếng Nước Tôi cũng thuộc đảng này ở hải ngoại.
- 16 và 18/1/2007, báo Công An là cơ quan truyền thông của nhà nước CSVN lần đầu tiên lên tiếng về bộ hồi ký Hành Trình Người Đi Cứu Nước qua bài viết đăng 2 kỳ của Gia Huy - Lê Bình.
- - - - -
Nhân đây cũng cần làm sáng tỏ một số tin đồn:
1- Mặt Trận được thành lập là do sự thúc đẩy của quốc gia nào đó?
- Qua sự thăm dò, những người sáng lập Mặt Trận biết chính phủ Thái Lan sẵn sàng cho mượn đất nhưng không giúp về vũ khí và tài chính, mà ngược lại một số tướng lãnh Thái còn đòi tiền mãi lộ… Dù vậy những người sáng lập vẫn cương quyết xúc tiến việc thành lập và phải triệt để quyên tiền đồng hương để chi dụng. Tháng 6/1982, khi ông Hoàng Cơ Minh gặp một nhóm Nghị Viên quốc hội Nhật, họ đã tặng khoảng 400.000 Yen tiền mặt (thời đó tương đương khoảng 2.000 Kỹ Kim). Sau khi Mặt Trận được thành lập, Mặt Trận đã mở rộng ngoại giao, nhưng thường chỉ ở cấp Nghị Viên quốc hội chứ không phải chính phủ (ngay chính phủ Nam Triều Tiên thời đó chống cộng kịch liệt cũng không cho phái đoàn Mặt Trận vào nước ngày 3/10/1982) hay với một số tổ chức, nên hầu như không nhận được trợ giúp tài chính đáng kể nào.
2- Mặt Trận thành lập với mục đích đi tìm tù binh Mỹ?
- Thử hỏi chính phủ Mỹ còn bó tay thì nhóm người Việt làm được gì, và trong bối cảnh thời đó, chắc là không ai đem sinh mạng mình để làm một việc như vậy. Chỉ sau khi Mât Trận thành lập thì mới có một số ý kiến là nên kết hợp với việc tìm tù binh Mỹ để có được sự yểm trợ của nước này. Nhưng thực tế thì không hề có việc xúc tiến tìm tù binh ấy vì kháng chiến quân đóng ở đất Thái Lan, và không có tin tức gì về tù binh Mỹ cả.
3- Mặt Trận đem trứng trọi đá, có 240 quân mà đi đối đầu với Việt Cộng?
- Mục tiệu của Mặt Trận là xâm nhập vào Việt Nam để lập khu an toàn, tạo bàn đạp hỗ trợ các hoạt động chính trị và lấy thế mà vận động quần chúng, chứ Mặt Trận không chủ trương đem lực lượng vũ trang trực diện đối đầu với quân Việt Cộng. Nhưng do yếu kém, bị lộ hay nội tuyến nên các đoàn cán bộ và lực lượng vũ trang xâm nhập bị bắt hoặc chặn đánh tan.
- - - - -
Chú Thích:
(1) Ngày 13/7/2006, nhân kỷ niệm 24 năm cuộc họp báo độc đáo tại Hà Nội của ông Võ Đại Tôn, diễn đàn Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam trên Paltalk, Liên Mạng (Internet) đã tổ chức hội thảo, quy tụ gần 100 người. Ngày 16/7, một buổi hội thảo tại Sydney cũng đã được tổ chức, quy tụ khoảng 300 người. Dịp này, mọi người có dịp xem lại khúc phim 4 phút do hai ông Kawakami và Mori thuộc đài NHK Nhật Bản thu tại chỗ.
(2) Sau này, để cho dễ hoạt động, ông Hoàng Cơ Minh có biệt danh là “William Nakamura”, Phạm Văn Liễu tên “Sekuguchi” và em ông Minh là Hoàng Cơ Định (Ủy Viên Tài Chính với bút hiệu Phan Vụ Quang) tên “Dean Nakamura”, Nguyễn Kim Hườn tên “Steven Nakashima”… chứ không phải lấy quốc tịch Nhật.
(3) Ông Nguyễn Chí Trung (Anh Tám) là Việt kiều ở Thái, nguyên là nhân viên Tòa Đại Sứ VNCH trước năm 1975, đặc trách giúp Sơn Ngọc Thành ớ phía Tây Cam Bốt chống lại Shihanouk. Sau ở lại Thái, làm việc với cơ quan tình báo Thái. Ông là người đọc diễn văn khai mạc Lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị Mặt Trận. Cũng đã từng giúp cựu Đại Tá Võ Đại Tôn tiếp xúc với Kháng Chiến Lào... Kinh doanh nhà hàng, công ty du lịch Lam Sơn.
(4) Nguyễn Thành Tiểng, cựu Trung Úy Pháo Binh, nhân khi gặp ông Phạm Văn Liễu vào khu chiến dự Lễ Công Bố Cương Lĩnh đã nài nỉ xin về lại Hawaii. Sau này anh Tiểng được cho về vào đầu tháng 8/1982.
(5) Ngay trong dịp Lễ Công Bố Cương Lĩnh này, ông Hoàng Cơ Minh đã cự nự ông Phạm Văn Liễu về cung cách làm việc, hai bên to tiếng với nhau khiến những người khác phải ngại ngùng tránh xa. Dịp này có Trương Tấn Lạc, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải, Ngô Chí Dũng và vợ ông Nguyễn Chí Trung… được tuyên dương công trạng.
(6) Trước đó, ông Ngô Đức Diễm thuộc Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, giữ vai trò Tổng Thư Ký Tổng Vụ Hải Ngoại nhưng chỉ dự một buổi họp rồi thôi.
(7) Việc thành lập đảng Việt Tân được giữ bí mật ngay cả đối với Tổng Vụ Hải Ngoại. Ở hải ngoại một số ít cán bộ cao cấp trong Tổng Vụ Hải Ngoại chỉ mới nghe phong phanh về Việt Tân vào khoảng năm 1985, hay biết đích xác khi báo chí nhà nước cộng sản công bố tin tức liên quan đến việc xử các kháng chiến quân tại Sài Gòn ngày 1 - 4/12/1987.
(8) Trong không khí căng thẳng lúc đó, phải chăng ông Hoàng Cơ Minh có ngụ ý đe dọa ông Trần Minh Công? (Đó là cảm nghĩ của ông Công). Một loạt các vụ ám sát chết ký giả Đạm Phong báo Việt Nam Tự Do ở Houston năm 1982, các cựu Trung Tá Không Quân Phạm Đăng Cường, cựu sĩ quan Hải Quân Lê Yến cuối thập niên 80, ám sát hụt ông Cao Thế Dung ở Wa DC năm 1987 và ám sát chết một nhân viên cũng như vợ chồng ký giả Lê Triết bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong năm 1990… cũng làm dư luận đặt nghi vấn không ít về hoạt động của K9 do ông Hoàng Cơ Định bí mật lập ra?
(9) Giai đoạn 1/6/1981 - 26/12/1983 cũng gọi là Đông Tiến, thực ra mới chỉ là giai đoạn đặt cơ sở các căn cứ trong khu chiến, tuyển kháng chiến quân, huấn luyện, công bố Cương Lĩnh Chính Trị của Mặt Trận, lập đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến và mở đường để tìm cách bắt tay với trong nước. Từ năm 1985 mới thực sự có những Chiến Dịch Đông Tiến I, II, III với mục tiêu xâm nhập bằng lực lượng võ trang.
(10) Căn cứ 88 chỉ là một mật danh dùng ngụy trang hay căn cứ tạm dùng trong Lễ Bế Mạc Đông Tiến mà thôi, thực tế không có căn cứ tên này.
(11) Trước tình hình của đấu tranh của cộng đồng người Việt như vậy, từ năm 1985, Đỗ Thông Minh quay ra hoạt động trong lãnh vực văn hóa, chuyên tâm vào biên khảo và đi khắp nơi nói chuyện (cho tới năm 2006, khoảng hơn 60 lần và khoảng 100 lần khác trên các diễn đàn Paltalk thuộc Liên Mạng (Internet)) với hoài bão cùng mọi người thay đổi tư duy. Ông Huỳnh Lương Thiện tuy lúc đầu được chỉ định là Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hải Ngoại, nhưng tính ông không màng chức vụ nên nhận làm bất cứ việc gì được giao phó trong phạm vi khả năng chứ không bao giờ sử dụng đến chức vụ này. Sau khi rời Mặt Trận, ông tiếp tục hoạt động đấu tranh cùng với cộng đồng, làm tuần báo Mõ, tham gia Hưng Ca, làm Đoàn Trưởng năm 2006…
(12) Ngày 2/12/1984, ông Vũ Văn Chương (cựu Trung Tá An Ninh Quân Đội), Xứ Bộ Trưởng X114 Nam Cali đã bay tới Bangkok, Thái Lan. Hôm sau gặp ông Hoàng Cơ Minh để tìm cách hòa giải tranh chấp giữa ông Minh và ông Phạm Văn Liễu, nhưng điều kiện triệu tập buổi họp của ông Minh là hầu như chỉ quy tụ những người thân với ông… nên không thành. Trước khi ông Chương trở ra, vì vấn đề an ninh, ông Minh đã dặn là nói gặp nhau ở Tokyo, vì vậy sau này mới hay có dư luận không đúng cho rằng lâu nay ông Minh vẫn ở nơi an toàn là Tokyo chứ không phải khu chiến. Khi đó, ông Chương được ông Hoàng Cơ Minh dẫn thăm và thắp hương trước 2 ngôi mộ ngay tại căn cứ 84 và nói người trong mộ là một người ông Chương rất biết nhưng hiện chưa thể nói được. Khi đó, ông Chương không gặp ông Lê Hồng nên có dư luận nghi là mộ Lê Hồng, nhưng thực ra qua năm đầu 1985 ông Lê Hồng vẫn còn sống, khi ông Hoàng Cơ Minh từ Mỹ về hai ông đã có lúc tranh luận gay gắt với nhau. Ông Vũ Văn Chương là một chuyên viên giảo nghiệm, nên khi coi hình tử thi được nhà nước cộng sản công bố và nói là ông Hoàng Cơ Minh vào năm 1987, ông đã xác nhận ngay là đúng.
(13) Trong tháng 10/2006, ông Nguyễn Kim tức Nguyễn Kim Hườn được hãng thông tấn đảng Việt Tân là VNN phỏng vấn về bộ sách Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Phạm Hoàng Tùng và giới thiệu là “Thành viên sáng lập Mặt Trận, cựu kháng chiến quân”. Trong thư ông Hoàng Cơ Minh gửi ông Phạm Văn Liễu ngày 12/4/1982 mới lần đầu tiên xác nhận là ông Hườn vừa đến Thái (Xem Trả Ta Sông Núi của Phạm Văn Liễu, hồi ký 3, trang 533). Là kháng chiến quân thì đều phải học khoá “Kháng Chiến Quân Căn Bản” khoảng 1 tháng, ngay cựu Đại Tá Dương Văn Tư cũng phải học. Do đó, ông Nguyễn Kim Hườn tới sau và chỉ đi vào, đi ra thì không thể ở hai vai trò như VNN giới thiệu. Xem:http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=2525
(14) Trong thời gian 1982 - 1985, mỗi năm ông Ngô Chí Dũng đều trở về Nhật ít nhất một lần để gia hạn chiếu khán và dịp này thường ghé Mỹ, sau đó thì ông có cho một số thân hữu hay là ông sẽ không trở ra nữa. Tuy nhiên sự thất tung của ông sau năm 1991 cho tới nay là điều bí ẩn, được gia đình, thân hữu và dư luận quan tâm rất nhiều, nhưng vẫn chưa có câu trả lời.
(15) Tiến Trình Đấu Tranh Chấm Dứt Chế Độ VC Trong Hai Thập Niên 80 Và 90 (lên mạng Internet của Mặt Trận ngày 12/12/2001).
Phần Hai: Chủ Trương và Đường Lối Của MT QGTNGPVN. Nguyên văn:
"Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã chủ trương tiến hành một cuộc đấu tranh giải phóng bằng chính sức mạnh của dân tộc Việt Nam, qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là giai đoạn cứu nước, tức giải phóng VN ra khỏi gông cùm cộng sản. Giai đoạn 2 là giai đoạn xây dựng, tức canh tân Việt Nam trở thành một đất nước tự do dân chủ và giàu mạnh."
Phần Ba: Những Quan Niệm Chiến Lược của MT QGTNGPVN. Nguyên văn:
"Trong bản Tuyên Ngôn Chính Trị công bố vào ngày 12/9/1991, Mặt Trận đã khẳng định Hồ Chí Minh và tập đoàn bạo quyền Việt Cộng là những kẻ đã mang tai họa đến cho dân tộc VN, tạo ra cảnh tương tàn thảm khốc cho dân tộc còn hơn cả những đổ vỡ chết chóc do thực dân mang tới trong mấy thế kỷ qua. Vì thế, Mặt Trận coi Hồ Chí Minh và tập đoàn lãnh đạo Việt Cộng là những kẻ phản bội và mang trọng tội với dân tộc.
Hiện nay, thiểu số lãnh đạo này, trên thực tế, biến đảng thành một công cụ để cầu cạnh ăn xin bên ngoài và đàn áp ăn cướp bên trong. Những đảng viên cao cấp đó là giai cấp duy nhất độc quyền phung phí tài nguyên đất nước, bòn rút cho chính cá nhân và gia đình họ, trong khi nhân dân cả nước còm cõi vì suy dinh dưỡng, trong một xứ sở càng ngày càng tuột dần xuống hàng nghèo đói nhất nhì thế giới.
Mặt Trận đã khẳng định rằng muốn đưa đất nước VN ra khỏi tình trạng tuyệt vọng hiện nay, phải lật đổ thiểu số lãnh đạo này, và chấm dứt chế độ chuyên chính vô sản lạc hậu, phi nhân trên đất nước VN."
Hiện nay, thiểu số lãnh đạo này, trên thực tế, biến đảng thành một công cụ để cầu cạnh ăn xin bên ngoài và đàn áp ăn cướp bên trong. Những đảng viên cao cấp đó là giai cấp duy nhất độc quyền phung phí tài nguyên đất nước, bòn rút cho chính cá nhân và gia đình họ, trong khi nhân dân cả nước còm cõi vì suy dinh dưỡng, trong một xứ sở càng ngày càng tuột dần xuống hàng nghèo đói nhất nhì thế giới.
Mặt Trận đã khẳng định rằng muốn đưa đất nước VN ra khỏi tình trạng tuyệt vọng hiện nay, phải lật đổ thiểu số lãnh đạo này, và chấm dứt chế độ chuyên chính vô sản lạc hậu, phi nhân trên đất nước VN."
(16) Ông Lý Thái Hùng tên thật là Bùi Bằng Đoàn (không phải Bùi Minh Đoàn như một số tin loan tải), nguyên Xứ Bộ Trưởng Xứ Bộ Nhật Bản, nguyên Vụ Trưởng Vụ Kiều Vận Tổng Vụ Hải Ngoại, đã ghi là “Thành viên sáng lập Tổ Chức Người Việt Tự Do”. Tổ chức này thành lập vào tháng 11/1975 tại Tokyo, chỉ có 4 người là Ngô Chí Dũng, Đỗ Thông Minh, Phạm Thanh Linh và Huỳnh Lương Thiện, khi đó ông Bùi Bằng Đoàn (du học năm 1972 lúc 18 tuổi) đang ở đảo Shikoku cách xa khoảng 1.000 km, sau đó mới được liên lạc và tham gia. Ban lãnh đạo 1, 2 năm sau mới gồm 7 người, thêm Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Mỹ Tuấn và Vũ Đăng Khuê... Trong cuốn “Đông Âu Tại Việt Nam” của ông ra vào cuối năm 2006, nơi bìa 2, chỉ ghi là “Tham gia vào Tổ Chức Người Việt Tự Do” và không ghi là gia nhập Việt Tân năm nào, trong khi trang nhà Việt Tân tháng 6/2007 vẫn ghi là “Thành viên sáng lập Tổ Chức Người Việt Tự Do” và tham gia Việt Tân từ năm 1982.
(17) Thời điểm tháng 6/2006, hầu hết các nhân vật trong Ban Chấp Hành chỉ ở hải ngoại nhưng nhiều người ghi là đã tham gia Việt Tân được thành hình tại khu chiến từ năm 1982, điều này không thể có, vì sớm nhất là sau năm 1985 Việt Tân mới lo việc viết chủ thuyết và mới bắt đầu được bí mật đưa từ khu chiến ra hải ngoại. Cho tới thời điểm đó, hầu như Ban Chấp Hành Tổng Vụ Hải Ngoại đều không biết gì đến Việt Tân. Thực tế, việc Việt Tân hóa Mặt Trận bắt đầu mở rộng cũng phải trong thập niên 90 và nhất là khoảng năm 2000 trở đi. Các đoàn viên Mặt Trận đã tự đồng hóa làm đảng viên, dù năm mà họ ghi là gia nhập, họ chưa biết tới cái tên Việt Tân? Khi trả lời cuộc phỏng vấn của Saigon Times ở Úc ngày 5/11/2004, ông Nguyễn Kim Hườn đã nói rằng: “Theo quyết định của đảng VT lúc đó thì tất cả những người gia nhập MT, ai gia nhập MT năm nào thì được coi là gia nhập đảng VT năm đó.”. Làm như vậy không thể coi là hành vi đúng đắn được.
(18) Sự kiện ông Hoàng Cơ Minh hy sinh năm 1987 mà năm 2001 tức 14 năm sau mới “khai tử” và đảng Việt Tân ra đời năm 1982 mà năm 2004 tức 22 năm sau mới “khai sinh” là cung cách làm việc thiếu thẳng thắn, dư luận không thể hiểu được. Việc giải thích quanh co của Mặt Trận và đảng Việt Tân càng làm dư luận thêm bất tín nhiệm.
(19) Phải chăng chủ trương của Việt Tân là canh tân trước, canh tân để lấy lòng dân làm bàn đạp lật đổ chế độ CSVN...? Xin coi lại tài liệu trong mục (Hỏi Đáp) trên trang nhà Việt Tân: http://www.viettan.org/rubrique.php3?id_rubrique=10
Nhiều tài liệu của Việt Tân đều nói tới đa nguyên và đối trọng: http://www.viettan.org/article.php3?id_article=30
(20) Trong khi Việt Tân đã là viết tắt của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng rồi. Nhóm này chỉ trích việc tên đảng trước đây khi dịch ra tiếng Anh là “Vietnam Reform Party” đã không có chữ “Cách Mạng”: “Revolution”. Sau đó hai ông đã đi Úc nói chuyện tình hình Việt Nam và thanh minh về đường lối tai Sydney ngày 18/6/2006...
(21) Ông Đỗ Hoàng Điềm là con trai của ông Đỗ Thúc Vịnh (đã mất) và bà Hoàng Xuân An (chị ruột ông Hoàng Cơ Minh), gọi ông Minh là cậu. Trong phần lý lịch giới thiệu ở trang nhà đảng Việt Tân cũng ghi là ông gia nhập đảng từ năm 1982 (17).
(22) Phạm Hoàng Tùng sinh ngày 22/7/1957, tại Sài Gòn. Ông vượt biên qua Phnom Penh, Cam Bốt năm 1982, rồi đi bằng thuyền qua Thái năm 1983, được đưa vào trại Sikhiu. Năm 1984 vào khu chiến, là kháng chiến quân, đồng thời cũng có khoảng 1 năm rưỡi làm biên tập viên đài phát thanh Việt Nam Kháng Chiến. Ông bị Việt Cộng bắt trong chiến dịch Đông Tiến II lần 2 tháng 8/1987, vượt thoát trại tù lao động A20, Phú Yên năm 1993, về Sài Gòn rồi ngay sau đó lại trốn trở qua Phnom Penh, Cam Bốt.
- - - - -
Tham khảo:
- Bán Nguyệt Báo Ngày Nay, 1983.
- Hành Trình Người Đi Cứu Nước của Phạm Hoàng Tùng, nxb Tân Văn 2006.
- Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, 1/5/1983.
- Hồi Ký Một Đời Người của Phạm Ngọc Lũy, nxb Tân Văn 1994.
- Liên Mạng (Internet).
- Mặt Trận Kiện Báo Chí của Trần Củng Sơn.
- Một Ngày Có 26 Giờ của Vũ Ngự Chiêu, nxb Văn Hóa 1995.
- Nguyễn Chí Trung Với Những Phong Trào Phục Quốc Việt Nam.
- Nguyệt San Kháng Chiến, Vụ Tuyên Vận - TVHN, 1982, 83, 84…
- Nột San Đông Tiến 1, Vụ Nghiên Huấn - TVHN, 1982.
- Saigon Times, Úc, 2004.
- Trả Ta Sông Núi của Phạm Văn Liễu, nxb Văn Hóa 2004.
- Trang nhà Mặt Trận - Việt Tân http://www.viettan.org/.
- Tuần báo Dân Tộc, 1985.
- Tuyển Tập Lột Mặt Nạ MTQGTNGPVN, LS Hoàng Duy Hùng, 1999.
Niên Biểu được lập bằng hiểu biết hạn hẹp của người ghi chép, nếu có gì sơ xuất xin quý độc giả vui lòng thứ lỗi và chỉ giáo cho.
Tokyo, 2007
Đỗ Thông Minh
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen