Samstag, 6. Februar 2021

Chiến tranh chống chủ nghĩa đế quốc ( 1858-1954 ) & Cuộc nội chiến Việt nam (1955-1975 )


Lời giới thiệu:

Chiến tranh Việt nam đã chấm dứt 43 năm nay sau khi CSVN chiếm miền Nam Việt nam nhưng vẫn còn là một đề tài cần phải tham khảo. Đối với thế hệ sinh sau năm 1975 lớn lên trong chế độ cộng sản chịu nền giáo dục một chiều bưng bít sự thật thì hầu như không hiểu chính xác về cuộc chiến Việt nam để có thề có nhận định đúng những gì đã xãy ra trong quá khứ và hiện tại.

Nhiền người không hiểu tại sao đất nước chúng ta bị xâm lấn qua nhiều chủ nghĩa đế quốc chịu nhiều tang thương trong chiến tranh trong khi đó Nhật bản, trước đó nền văn minh còn thấp hơn Việt nam, sau đó phát triển mạnh mẽ và trở thành cưởng quốc trên thế giới tranh giành quyn li vi các nưc Âu Mỹ.

Thế hệ trẻ không hiểu tại sao đất nước đã được thống nhất mà tạo sao người dân việt nam phải lưu vong tị nạn nơi xứ người và sự thù hận vẫn còn ngập đầy giữa người Việt cho dù cùng chủng tộc. Thế hệ trẻ không hiểu tại sao những lực lượng  chính trị trong và ngoài nưc vẫn phát động những phong trào chống đối chính quyền cộng sản.

Cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của Việt nam thật là phức tạp vì đi đôi với những thanh toán nội bộ giữa những đảng cùng chống Pháp nhưng theo đừng lối khác nhau. Đảng dân chủ như Việt nam Quốc dân đảng, Việt nam Thanh niên cách mệnh đồng chí hội, Đại việt quốc dân đảng. Đảng cộng sản Việt nam....v..v..Cộng sản Việt nam (CSVN) đã khôn khéo loại tr tt cả nhng đảng phái khác đ nm ly chính quyn sau khi  đui Pháp ra khỏi đt nưc.

Sự kiện nầy soi sáng hơn sự thật về cách mạng tháng 8 giành độc lập đất nước trong tay Phát xít Nhật.

Pháp trở lại xâm lấn Việt nam lần thứ 2 sau đệ nhị thế chiến và Trận chiến chống Pháp tại Điện Biên Phủ của dân tc Vit làm cho toàn thế giới đều thán phục. Nhưng tại sao dân tc Vit nam không đưc thng nht và còn tiếp tục thêm 20 năm trong cuc chiến ni da xáo thịt ?

Cuộc nội chiến Nam Bắc Việt nam và sự tham chiến của Mỹ mt nưc xa xôi bên b Đại tây dương đã hy sinh 58 000 lính và tốn hao 120 tỉ Dollars. Cuộc nội chiến Nam Bắc đã làm cho hơn 2 triệu người Vit nam thiệt mạng với  mục đích gì ?

Sau khi Việt nam thống nhất tất cả mọi người đều hân hoan góp tay xây dưng lại đất nước. Tiếc thay dân Việt nam phải chịu đựng muôn vàng đau xót trong thù hận đắng cay, ngoèo đói chết chóc dưới ách cai trị của chủ nghĩa cộng sản: Hàng triệu người bị tù tôi, hàng triệu người rời bỏ trốn chạy cộng sản, hàng triệu người bị đuổi ra vùng kinh tế mới ! Thiết nghĩ chúng ta phải biết tại sao và tìm cách ngăn nga thãm trạng ny.

Sự sai lầm của chủ nghĩa cộng sản đưa đến sư sụp đổ toàn cầu của khối cộng sản do Nga dẫn đầu. Việt nam phát triển đất nước theo mô hình chủ nghĩa cộng sản đưa đất nước trong lầm than ngoèo đói ! Nhờ áp dụng đường lối kinh tế theo chủ nghĩa Tư bản trong thời gian ngắn gần đây nước Việt nam mới hồi sinh trở lại đôi chút !

Nhưng Cộng sản Việt nam vẫn còn bám víu chế độ đc tài đảng, thống trị đt nưc đ bảo v quyn lc và quyn li của chúng! như vậy tuơng lai của Việt nam sẽ ra sao ?

Trước khi tìm hiểu một cách xác thực về cuộc chiến của việt nam và tìm giải đáp cho nhng thc mc trên chúng ta hảy nhìn trở lại tình hình thế giới từ năm 1700  Giai đoạn phát triển vượt bực trên toàn cầu và từ đó đưa đến chủ nghĩa đế quốc và những cuộc chiến tranh đẫm máu.

I/ Việt nam trong giai đoạn phát triển kỷ nghệ thế giới 

                                (Thế kỷ 17 và 18)                             

            A/ Sự phát triển của các nước Tây phuơng

                       1/Cách mạng nông nghiệp :

Cuộc cách mạng đầu tiên về nông nghiêp đầu tiên xuất phát từ Anh. Vào đầu thế kỷ thứ 17  người nông dân Anh đã biết kết hợp vớt nhưng phát minh dụng cụ cơ khí nông nghiệp. Kết quả là sản xuất luơng thực gia tăng dẫn theo sự biến đổi môi trường sinh sống. Cho đến thế kỷ 18 thì nông dân thành công theo phương pháp luân canh theo kiểu Hòa lan (Holland) canh tác được nhiều lần trong năm song song những phát minh khoa học, người ta tìm ra những loại giống tốt cho năng xuất cao trong sản xuất. Những dụng cụ nông nghiệp mới như máy đánh luống gieo hạt Jethro Tull giúp số luợng tăng cao trong canh tác.

Sự phát triển về nông nghiệp làm cho giá thành hạ thấp cho nên lợi tức nông dân giãm xúc. Nông dân bắt buộc phải rời bỏ trang trại chuyển về các thi trấn và trở thành nhửng công nhân trong những nhà máy để tìm nguồn sống. Một giai cấp mới phát sinh dẫn đến một xã hội nhiều biến động.

                         2/ Phát minh khoa học kỷ thuật :

Tất cả các ngành khoa học đều phát triển. Nhà bác học Anh Isaac Newton đã chứng minh sự hiện hửu của trọng lực xác định 3 quy tắc về chuyển động, ở Thụy sỉ Hermann Euler khám phá và viết ra tài liệu về hệ thống cơ khí, nhà vật lý học Pháp Antoine Lavoisier đưa ra lý thuyết mới về sự đốt cháy. Năm 1781 tại Anh động cơ chạy bằng hơi nước đã được phát minh bởi nhà bác học Woat tiếp theo đó nhiều nhà bác học khác Lichade Tellweixike và Stephenson đã kiện toàn. Từ đó chúng ta có phương tiện di chuyện nhanh chóng và số luợng chuyên chở người và hàng hóa tăng cao, gọi là xe lửa vì máy hơi nước được đốt bằng than củi.

                        3/ Cải tiến phương pháp sản xuất :

Sản xuất trong các hãng xưởng gia tăng gấp bội khi người ta áp dụng sản xuất theo phương pháp Taylor trong những thập niên 1880-1890. Frédéric Winslow Taylor đã tìm ra những phương thức để có thể dung hòa những khác biệt giữa các khả năng của nhân công, do dó sắp xếp họ trong vào vị trí phù hợp, rồi kếp hợp rộng rải qua những nhân công khác, bằng cách tạo ra những tiêu chuẩn với mục đích tăng năng xuất lao động và giãm bớt những cố gắng của nhân công. Lý thuyết của Taylor đã đạt đến đỉnh cao của nó trong nhũng năm 1910 đến 1920.

                       4/ Tư tưởng mới về mô hình tổ chức chính trị :

Nhiều triết gia có những tư tưởng mới về chính quyều về tự do cá nhân về niềm tin tôn giáo như triết gia người Anh John Locke. Ông cho rằng: Mọi người sinh ra đều bình đẳng và độc lập và quyền hành của nhà nước bắt nguồn bằng sự tự nguyện của người được cai trị. Tại Pháp những triết gia Voltaire, Rousseau đánh đổ nền quân chủ chuyên chế và nhửng đặc ân truyền thống dành cho giai cấp quý tộc và tôn giáo. Đây là nền tảng những chế độ dân chủ của các nước trên thế giới.

Triết gia người Đức Karl Marx có một triết lý mới mẽ : Tư bản là một sản phẫm tập thể, nó chỉ có được nhờ sự hoạt động chung của tất cả mọi người trong xã hội. Như vậy tư bản không thuộc quyền sở hữu của cá nhân mà của tập thể. Nhà tư bản chỉ biết chạy theo lợi nhuận còn công nhân phải phải hy sinh lao động cực nhọc cho cơ sở sản xuất. Do đó giai cấp công nhân phải vùng lên dùng bạo lực cách mạng để dành lấy phương tiên sãn xuất. Đó là cách mạng vô sản. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ thay mặt nhân dân điều hành sản xuất nắm quyền sở hữu. Trong xã hội con người làm việc theo năng lực và hưỡng theo nhu cầu.

Đi xa hơn nữa Marx cho biết cách mạng vô sản không thể chiến thắng đơn độc một nước vì giai cấp tư bản có khắp mọi nơi sẽ bao vây và giết chết cách mạng vì vậy cuộc cách mạng phải được xây dựng trên tầm vóc quốc tế. Để giác ngộ công nhân hiểu được vai trò lịch sử của mình và lảnh đạo cuộc đấu tranh Marx chủ trương phải thành lập Đảng cộng sản quốc tế và ông còn có khẩu hiệu rất nổi tiếng " Vô sản toàn thế giới liên hiệp lạỉ "

Những người cộng sản khi thực hành chủ nghĩa cng sđã không thực sự hiểu đúng lý luận của Marx. Những điều kiện kinh tế xã hội và trình độ công nghệ ở thế kỷ chủ thuyết cộng sản Marx được áp dụng, mức độ sản xuất các nước chưa đủ tiến lên một xã hội lý tưởng thõa mãn tất cả nhu cầu mọi người để có thể tiến lên xả hội chủ nghĩa: " làm theo khả năng hưỡng theo nhu cầu ". Đó là lầm lẩn lớn nhất khi Cộng sản Việt nam đã chủ trương sau kỳ Đaị hội Đại biểu lần thư IV  năm 1976 sau khi chiếm miền Nam: " Việt nam trong thời kỳ quá độ tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa Cộng sản! "

Lý thuyết cộng sản trông có vẽ lý tưởng nhưng khi áp dụng thì nó đã cho thấy một sai lầm to lớn : Tạo dựng một xã hội phong kiến tân thời mà giai cấp thay thế giai cấp địa chủ là tập đoàn đảng viên cộng sản. Điều nầy đã được minh chứng khi khối công sản Nga sụp đổ năm 1989 sau khi đã tàn sát hàng trăm triệu nhân mạng trên khắp thế giới trong đó có dân Việt nam!

                          5/ Khai triển về vũ  khi chiến tranh :

Thuốc súng đã được phát minh từ lâu ở Trung quốc vào năm 900 nhưng được kiện toàn vào thế kỷ 17 và là phương tiện hữu hiệu trong giai đoạn các nước phát triển thực hiện chính sách bành trướng. Những cuộc chiến tranh trước khi phát minh ra thốc súng là những cuộc chiến giáp cận và vũ khí là đao kiếm, với súng cá nhân và đại bác có tầm sát hại từ xa, chiến thắng nghiêng hẳn về những quốc gia phát triển.  

Với ưu thế về vũ khí chiến tranh, Chủ nghĩa thực dân là hậu quả tất yếu của nhu cầu  nhân công và nguyên liệu mà các nước đang phát triền đang cần.

Trong khi đó thì tại các nước Á châu diễn biến ra sao ?         

       B/ Tinh trạng chính trị kinh tế của các nuớc Á châu.

                        1/ Nhật bản :

Dưới sự cầm quyền của Minh trị Thiên hoàng, ông đã khôn ngoan chấp nhận thông thương buôn bán với Tây âu và Bắc Mỹ. Năm 1853 đại diện chính phủ Mỹ thiếu tướng Mathew Perry ký khế ước buôn bán với Nhật, năm 1855 Nhật ký các hiệp ước với Nga và Anh. Những thay đổi về kinh tế chính tri xã hội được thực hiện triệt để giúp Nhật hiện đại hóa mau chóng và trở thành một cường quốc.

                        2/ Thái lan :  

Vị vua Rama V của Thái lan lên ngôi 1873 khôn ngoan học hỏi cách chính sách dân chủ, ông thành lập một chính quyền có Nội các hay Hội đồng các bộ trưởng, bải bỏ chế độ nô lệ, sắp xếp lại hệ thống thuế khóa, chú tâm đến giáo dục, xây dựng một hệ thống đường xe lửa. Nhờ những cải cách, Thái lan có một nền chính trị dân chủ và kinh tế  phát triển.

                    3/ Trung hoa :

Trong khoãng thời gian từ 1850 đến 1900 các nuớc Âu châu phát triển mạnh mẽ thì ở Trung hoa triều đình Mãn thanh suy thoái cùng cực, nhiều cuộc nổi dậy của Thái bình Thiên quốc gây hoang tàn và làm hàng triệu người chết. Triều đình mãn thanh phải nhờ sự giúp đở ở Châu Âu và bù lại phải chấp nhận nhiều yêu sách

                    4/ Việt nam :

Trong khi đó ở Việt nam, cuộc tranh chấp quyền lực giữa quân Tây sơn và Nguyễn Ánh  trong 25 năm kết thúc. Nguyễn Ánh đã đánh bại quân Tây sơn nhờ sự giúp đở của Thái lan và Pháp lên ngôi hoàng đế năm 1802  thống nhất Việt nam. Ông là người mở đường cho các ảnh hưỡng của nguơì Pháp ổ Việt nam: Cho Công giáo tự do truyền đạo, mời Pháp giúp đở xây dưng thành trì, huấn luyện quân đội.

Đến đời vua thứ 4 của triều Nguyễn, Tự đức, lên ngôi năm 1847. Vua là con thứ của vua Thiệu trị được chọn nối ngôi vì vậy Hồng Đào là con trưởng nổi lên làm loạn có sự tiếp tay của người theo đạo công giáo. Vua Tự đức đã giết chết hết gia đình người anh và cũng từ đó cấm đạo Công giáo. Vua Tự đức khước từ tất cả những đề nghị về giao thương với ngoại quốc: Năm 1850 nhà vua không tiếp thư xin thông thương của Hoa kỳ, 1855 đến 1957  từ chối đề nghị Anh, Pháp, Tây ban nha. Nước Việt nam hoàn toàn sống bên ngoài một thế giới đang mở rộng và phát triển.

Những khám phá khoa học làm thay đổi tất cả tổ chức xã hội cũ. Nhà máy xí nghiệp càng nhiều,  giai cấp nhân công lớn mạnh.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, các nước Tây phương tìm kiếm nhân công và nguyên liệu sản xuất ở những nước chưa phát triển. Chính sách thực dân ra đời.

II/  Chủ nghĩa thực dân.  

           A/ Đường lối thống trị của các nước phát triển Âu Mỹ.

Các nước Anh Pháp Mỹ, Tây ban nha với sức mạnh quân sự đã xâm chiếm những nước chưa phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. 

                1/ Anh xâm chiếm Trung hoa : (chiến tranh nha phiến).

Trong thế kỷ 17, 18 nhu cầu đối hàng hóa trung quốc như lụa, đồ sứ, trà ..vv..tại thị trường Âu châu không được đáp ứng bởi chính sách bế quan tỏa cảng của Trung hoa. Công ty Đông Ấn Anh vẫn tiếp tục bán á phiện mua từ Ấn độ bán cho những  lái buôn người Trung hoa. 1839  Chính quyền Trung hoa tịch thu 1210 tấn á phiện  tri giá 2.666.000 bảng Anh. Chính quyền Anh viện cớ bị  tịch thu không được bồi thường và dùng sức mạnh hải quân và pháo binh tấn công Trung hoa. Anh chiến thắng dễ dàng, nhanh chóng và Trung hoa phải chấp nhận đầu hàng và ký kết Hiệp ước Nam Kinh vào ngày 29 tháng 8 năm 1842

                 2/ Nhật xâm chiếm Trung hoa : (Chiến tranh Thanh Nhật).

Nhật canh tân sứ sở và trở thành một cường quốc thực hiện đường lối quân phiệt bắt đầu giành ăn với Anh Mỹ Pháp tại Trung hoa. Chiến tranh Trung-Nhật diễn ra trong 2 năm 1894- 1895 còn goi là (chiến tranh Thanh Nhật) vì chiến tranh xãy ra dưới triều nhà Thanh. Trung hoa phải nhường Đài loan cho Nhật. Năm 1915 Nhật đưa thêm yêu sách nhằm tăng cường quyền lợi chính trị và thương mại ở Trung quốc. Không được thõa mãn Nhật chiếm lấy khu vực chịu ảnh hưỡng của Đức ở Sơn Đông và tiếp theo đó chiếm Thượng hải, Quảng châu.

                 3/Anh xâm chiếm Ấn độ :

Anh quốc là một đế quốc hùng mạnh có thuộc địa hầu hết mọi nơi trên thế giới. Vào thế kỷ 18  Anh và Pháp đã tranh dành nhau trên lảnh thổ Ấn độ qua cuộc chiến tranh Carnatic. Trận  Plassey diễn ra vào năm 1757, trong đó quân Anh dưới quyền Robert Clive đánh bại Nawab của Bengal và đồng minh Pháp của ông ta, dẫn đến việc Công ty Đông Ấn Anh kiểm Bengal và là thế lực quân sự và chính trị lớn tại Ấn Độ. Pháp chỉ còn giữ lại được quyền kiểm soát các lảnh thổ nhỏ không đáng kể.

Trong các thập niên sau, Công ty Đông Ấn Anh từng bước tiến hành mở rộng các vùng lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của họ, tiến hành cai trị trực tiếp hoặc thông qua các lãnh chúa địa phương dưới sự răn đe vũ lực từ Quân đội Ấn Độ thuộc Anh.

                  4/ Tây ban nha xâm chiếm nhiều quốc gia Châu Mỹ :

Đế quốc Thực dân Tây Ban Nha là một trong những đế quốc lớn nhất thế giới và là một trong những đế quốc toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Đạt tới thời kỳ cực thịnh về quân sự, quyền lực chính trị và kinh tế dưới vương triều Habsburgs Tây Ban Nha. Đế quốc Tây Ban Nha trở thành siêu cường trong thời gian đó và là đế quốc đầu tiên được gọi là "đế quốc có mặt trời không bao giờ lặn".

Những người Tây Ban Nha đi khai phá thuộc địa đã lật đổ những nền văn minh Aztec, Inca, Maya và tuyên bố chủ quyền với một dải đất bao la ở Bắc và Nam Mỹ. Trong một khoảng thời gian, đế chế Tây Ban Nha thống trị các đại dương nhờ hạm đội tàu giàu kinh nghiệm, một sức mạnh bậc nhất toàn cầu, và họ thống trị những chiến trường ở châu Âu với một lực lượng bộ binh dày dạn và thiện chiến có tên là tercios.

Tây ban nha là đế quốc có nhiều thuộc địa trên thế giới duy trì và mở rộng đế chế bên ngoài của nó cho đến thế kỷ 19. Những thuộc địa như Colombia (1810) Venezuela, Paraguay (1811), Cuba, Philippines, Guam…    

                   5/ Pháp xâm chiếm các quốc gia châu Á :

Vào thời cực thịnh  năm 1812 đế quốc Pháp cai trị trên 44 triệu dân, có các đội quân trú đóng ở các nước Ý, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan.

Đế chế cũng mang đậm nét bành trướng bá quyền và gia đình trị. Các anh em, họ hàng của hoàng đế Napoléon đệ Nhất được phong làm vua ở một số nước châu Âu.

Đầu từ năm 1830 khi Pháp xâm chiếm Algérie, cuộc xâm lăng kéo dài 17 năm. 

Chiến tranh Pháp Trung hoa diễn ra từ tng 9-1884 tới tháng 6-1885. Cuộc chiến nổ ra vì Pháp muốn kiễm soát đồng bằng Bắc bộ Việt nam và con đường nối từ Hà nội đến tỉnh Vân nam của Trung quốc    

Chính quyền Napoléon III cũng cho quân xâm chiếm Nam Kỳ (Việt Nam) vào những năm 1867-1874, và năm 1863 đặt chế độ bảo hộ trên đất Campuchia

      B/ Pháp xâm chiếm Việt nam.

              1/ Diễn biến những giai đoạn chiến tranh

                       xâm lược Việt nam của Pháp :

Như chúng ta đã biết vua Tự đức bắt đầu cấm đạo sau khi có sự tranh chấp ngôi vua với Hồng Bảo người anh cả không được vua cha Thành thái truyền ngôi. Hồng Bảo được sự trợ giúp của người theo đạo công giáo vì vậy sau khi Vua Tự Dức dẹp được loạn, bắt đầu cấm đạo công giáo một cách gắt gao.

Tự Đức là người rất thấm nhuần Lảo giáo và Nho giáo, ông có nhận xét về Công giáo như sau: " Họ bảo Thiên chúa tức là Thượng đế, là chúa tể của trờì, sáng tạo ra trời đất và vạn vật. Họ lại bảoThiên chúa không phải là trời, không phải là đất, không phải là đạo, không phải là khí, không phảỉ là tính, không phải là quỷ, không phải là thần ( Đó là đầu mối của vạn vật) như  vây chính mình không bắt đầu từ đâu cả! Trong khi đó Lảo tử nói vô danh là bắt đầu từ trời vật, Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, mới thấy thuyết của Gia tô là thô sơ chỉ mượn Thiên chúa để làm văn hoa cho sự lầm lổi vì đã thờ phụng sẳn bậy mà không kể gì tới gốc tích của mình nữa."

Tự Đức còn ghi: " Đạo Chúa hiển nhiên là trái với tự nhiên bởi không tôn trọng các tổ tiên đã khuất. Các thầy giảng gốc Âu châu là những kẻ đáng tội nhất, sẽ bĩ ném ra biển với đá cột chung quanh cổ, và một phần thưởng 30 nén bạc cho những ai bắt được họ "

Năm 1851, 4 giáo sỉ truyền đạo người Pháp đã bị chém đầu và thi thể bị thả trôi sông. Năm 1856  chiến thuyền Pháp Catinat đến Đà Nẳng đem thư trách triều đình Việt nam, không được trả lời, Hoàng đế Pháp Npoleon III (1808-1873) ra lệnh đánh Việt nam. Năm 1858 trung tướng Pháp Charles Rigault de Genouilly đem tàu Pháp và Tây ban nha gồm 14 chiếc vào Đà nẩng đánh chiếm thành An hải và Tôn hải. Bị sa lầy ở giòng Sông hương quá cạn Genouilly chuyển tàu về phía  nam vào cửa Cần giờ đánh và Gia định. Chỉ 2 ngày thì thành vở, quan đô đốc Võ duy Ninh tự vận. Sau đó quân Pháp trở ra Đà nẳng đánh đồn Phục Ninh. Quân Nguyễn tri Phương thua rút về đồn Nai hiên và Liên trì.

Thiếu tướng Page thay thế Genouilly bị bệnh, đề nghị triều đình Viêt nam giảng hòa và chỉ xin được tự do giảng đạo và buôn bán. Triều đình Huế từ chối. Năm 1862  quân Pháp chiếm Biên hòa và Vĩnh long. Triều đình Huế phái Phan thanh Giãn và Lâm duy Hiệp thương thuyết năm 1862. Trong bản Hòa ước Việt nam phải:

        -Cho phép các giáo sỉ Pháp và Tây ban nha được tự do giảng đạo.

      -Việt nam phải nhượng cho Pháp các tỉnh Biên hòa, Gia định và Định tường.

Năm 1867 thiếu tướng De la Grandière kéo quân đánh Vĩnh long, An giang và Hà tiên. 3 tỉnh mất vào tay Pháp Phan thanh Giản uống thuốc độc tự vẫn. Trong vòng 9 năm toàn miền Nam bị mất vào tay Pháp.

Sáu  năm sau, 1873 Trung úy Francis Garnier đem quân tấn công Hà nội, tướng Nguyễn tri Phượng bị thương nặng, bị bắt và ông nhịn ăn tới chết. Trong 20 ngày Pháp chiếm Hà nội, Nam định, Ninh binh, Hải dương.

Lưu vĩnh Phúc là đầu đảng quân Cờ đen về hàng triều đình Huế, vua Tự đúc phong cho chức Đề đốc để phụ đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh chiếm lại Hà nội, Francis Garnièr bị phục kích chết ở Cầu giấy.

Pháp và Việt nam ký hòa ước năm 1874 trong đó triều đình Huế công nhận cả miền Nam thuộc về Pháp.

Tám năm sau năm 1882  thống đốc Le Myre de Vilers ra lệnh đại tá Henri Rivière đem quân ra đánh Hà nội, thành bị mất. Tổng đốc Hoàng Diệu treo cổ tự tử. Triều đình Huế cho người cầu cứu Trung quốc. Nhà Thanh gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc ninh Sơn tây. Năm 1883 Henri Rivière bị quân cờ đen giết tại Cầu giấy.

Năm 1883 quân Pháp tấn công vào cử Thuận an và lại thêm một hiệp ước nữaViệt nam phải chấp nhận sự bảo hộ dài hạn của Pháp tại Băc và Trung kỳ.

Trong 25 năm Pháp thực hiện cuộc xăm lăng chiếm nước ta chúng đã phải đuơng đầu với những cuộc kháng chiến không ngừng nghĩ của dân Việt nam.

                 2/ Những cuộc kháng chiến chống Pháp                                                             a/  Phong trào Văn thân :

Phong trào Văn Thân phát xuất từ năm 1864 bằng một cuộc bãi khóa thi của các sỉ tử trong kỳ thi Hương phản đối triều đình nhượng 3 tỉnh miền Đông cho Pháp (1962). Phong trào đưa ra mục tiêu " Bình Tây, sát Tả " (Dẹp người Pháp giết người Công giáo)

Văn Thân là tên ghép của chử Văn chỉ những người có học thức, những sỉ tử, các nhân sỉ thấm nhuần Nho học đang thi hay đã thi đậu tới Tú tài mà dân chúng thường gọi Ông Tú hay Thầy Đồ; Thân nghĩa là dãi thắc lưng của các viên chức nhỏ thời xưa.

Phong trào có phần sai lầm trên đường lối chính trị là cho rằng sát Tả là việc làm đầu tiên và không phân biệt giáo dân bình thường và những giáo sỉ làm tay sai cho Pháp. Họ nhận nhiệm vụ là gìn giử văn minh Nho giáo mà quên rằng đánh Pháp giành độc lập mới là chính yếu. Bình Tây thì mọi người dân đều đồng ý còn Sát tả thì vị tất tất cả mọi người dân nhất trí vì vậy phong trào đã tự cô lập và tan rả dần.

                                b/ Phong trào CầnVương :

Sau khi vua Tự Đức mất Tôn thất Thuyết là Thượng thư bộ binh nắm giữ binh đội trong tay và là người quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính quyết tâm cũng cố lực lượng để nhiến đấu với thực dân Pháp. Ông cho cũng cố quân đội và lập thêm 2 đạo quân đặc biệt: Phấn nghĩa quân và Đoàn kiệt quân. Đây là đội quân tinh nhuệ, cơ động để bảo vệ vua và Hội đồng phụ chính.

De Courcy, biết ý định của Tôn thất thuyết đem 4 đại đội và 2 tàu chiến từ Hải phòng vào thảng Huế nhằm đàn áp. Tháng 7/ 1885 Tôn thất Thuyết  đem 2 cánh quân, cánh thứ nhất do Tôn thất Lệ chỉ huy đánh váo sứ quán Pháp, cánh thứ 2 do Tôn thất Thuyết chì huy đánh vào đồn Mang cá. Đồn Mang cá và sứ quán Pháp bốc cháy dử đội quân Pháp rối loạn vài sỉ quan bị chết. Quân Pháp phản công và giết nhiều người dân vô tội, hầu như nhà nào cũng có người bị giết cho nên nhân dân ở Huế lấy ngày 23 tháng năm Âm lịch làm ngày giổ chung.

                               c/ Phong trào Duy tân và Phong trào Dông du :

Phong trài Duy tân do Phan chu Trinh (1872-1926) phát  động năm 1906 và  kết thúc năm 1908 sau khi bị thực dăn Pháp đàn áp. Phong trào chủ trương khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ kinh tế, gíáo dục, văn hóa như: Lập những hãng buôn lớn để tự lực, mở truờng dạy quốc ngữ có thêm những môn  học về khoa học, ngoại ngữ và chủ trương hướng về dân chủ, nhưng ông không theo chủ trương dùng bạo lực vũ trang và mưu cầu ngoại viện. Theo ông muốn cứu nước nhà phải theo con đường dân chủ và cải cách xã hội, bằng việc nâng cao dân trí và dân quyền rồi mới có thể mưu tính được việc khác.

Phan bội Châu (1867-1940) tên thật là Phan văn San người đã khởi xướng phong trào Đông du, chủ trương dựa theo mô hình Nhật Bản, đưa thanh niên ưu tú ra nước ngoài học hỏi, hoạt động bí mật, theo đường lối Quân chủ, chủ trương đánh Pháp dành độc lập.

Cho dù hai khuyng hướng đối lập nhau mà lại đan vào nhau tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển vì vậy phần lớn những nhà trí thức ủng hộ cả hai phong trào.

                                d/ Việt nam quốc dân đảng :

Nguyễn Thái Học (1902-1930) là nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam.

Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, và nhận học bổng của Chính phủ Bảo hộ Pháp. ông bỏ học vào năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương.

Nguyễn Thái Học cùng  một số người yêu nước thành lập một đảng cách mạng bí mật, dùng vũ lực lật đổ thực dân Pháp. Đảng này mang tên Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), Dưới sự lãnh đạo của ông, VNQDĐ bắt đầu phát triển rất nhanh chóng để kết nạp tầng lớp trí thức, giáo viên, nông dân, công chức, binh sĩ trong guồng máy cai trị với mục đích dùng bạo động lật đổ chính quyền thực dân Pháp, thành lập một chế độ cộng hòa dân chủ độc lập trên toàn cõi Việt Nam. Đến đầu năm 1929, VNQDĐ đã thành lập được 120 chi bộ tại Bắc kỳ với 1500 đảng viên. 

Cương lỉnh chính trị phỏng theo Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên bên Trung quốc bao gồm: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do và Dân sinh hạnh phút. Nghĩa là một chế độ dân chủ không trực thuộc một đảng phái chính tri độc tôn. VNQDĐ là một đảng phái nhầm mục đích đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập cho đất nước và là một đảng có cưởng lỉnh chính tri dân chủ, nghĩa là sẽ thành  lập một quốc  gia do dân và vì dân.

VNQDĐ liên lạc và sáp nhập nhiều tổ chức khác như Việt nam quốc ở Bắc Giang do Nguyển khắc Nhu đứng đầu và nhiều nhóm nhân sỉ trí thức yêu nước,  Bắc ninh có Nguyễn thế Nghiệp, Thanh Hóa có Hoàng văn Dào,Thái bình có Hoàng đình Điển, Sài gòn có Trần huy Liệu…v v

Những hoạt động mà đảng đã thực hiện là ám sát Bazin tại chợ Hôm Hà nội tháng 2 năm 1929, tên thực dân Pháp chuyên tuyển mộ dân nghèo Bắc và Trung kỳ vào làm nhửng đồn điền cao su ở miền Nam Việt nam, Lào và Miên như những nô lệ.

Ngày 10/2/1930 VNQDĐ đã tổ chức một cuộc tổng khởi nghĩa tại Yên bái, Lâm thao, Hưng hóa, Hà nội, Dáp cầu, Phả lại, Kiến an, Phụ dực, Vĩnh bảo, Thái bình. Vì thiếu vũ khí và phương tiện liên lạc yếu kém nên lực luợng khởi nghĩa không cố thủ được lâu dài những nơi họ đã dánh chiếm. Ngày20/2/1930 Nguyển thái Học bị bắt ở Cổ Vịt tỉnh Hải dương; ông và 12 đồng chí đã bị Pháp chém đầu tại Yên bái váo ngày 17/6/1930.

                              e/ Đảng cộng sản Việt nam :

Hồ Chí Minh ( 1890-1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại  huyện Nam Đàn. tỉnh Nghệ An. Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế và học ở trường tiểu Học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất.

Ngày 5/6/1911, Hồ chí Minh ( HCM) đổi tên là Nguyễn tất Thành rồi sau đó lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville. Khi mới sang Pháp, ông có làm đơn xin được vào học tại Trường hành chính thuộc địa, nhưng không được chấp thuận.

Năm 1917, " Hội những người Việt Nam yêu nước" ra đời. HCM đã tham gia hoạt động của hội này. Tất cả những bài viết trong hội đều ký tên Nguyễn ái Quốc. Tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện từ hoạt động của HCM tại Hội những người Việt Nam yêu nước.

Tháng 2/1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp đổi tên là Nguyễn ái Quốc. Ông tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp, ông trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp. 

Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu tiên vào năm 1922 tham gia Đại hội lần thứ tư của Quốc tế Cộng sản, ở đó ông gặp Lenin và trở thành thành viên của Ban Đông Nam Á của Quốc tế Cộng sản. Tháng 6/1923, ông đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông được đào tạo chính quy về Chủ nghĩa Marx, tuyên truyền và khởi nghĩa vũ trang. Tại đây Nguyễn Ái Quốc đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân, ông được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế, ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

Sau khi học tại Liên Xô, cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu theo phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn Có bằng cớ là trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một hộ lý Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ngày 18/10/1926) và sống với nhau cho đến khi ông rời Quảng Châu, vào khoảng tháng 4/1927, từ đó không bao giờ còn gặp lại. 

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long thuộc Hồng Kông, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, nhằm giải quyết những mâu thuẫn hiện có giữa những người cộng sản Đông Dương, ông đã thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam").

Đảng cộng sản Việt nam thành lập năm 1930, là một phân bộ của Quốc tế cộng sản đảng do Lénine phát động tại Nga. Cương lĩnh của đảng được xác định năm 1991:

        " Đảng cộng sản Việt nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Marx-Engels-Lenin và tư tưởng Hồ chí Minh làm nện tảng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản."

Cũng như những tổ chức khác chống thực dân Pháp, chủ trương đảng công sản là giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng mục đích tối hậu của đảng công sản Việt nam nằm trong vòng quỷ đạo những hoạch định trong Đệ tam quốc tế công sản tại Nga. HCM phải tuân theo chiến lược toàn cầu  theo đường lối của Moscou, đặt quyền lợi của Đảng Cộng sản Liên sô lên trên mọi vấn đề và đặt Liên sô vào vai trò lảnh đạo cuộc cách mạng thế giới.

Trong khi dân tộc Việt nam nổi lên chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp chưa đạt được kết quả cụ thể thì trên thế giới phát sinh ra chủ nghĩa Quân phiệt gây ra hai cuộc thế chiến đẫm máu làm hàng trăm  triệu người chết trên thế giới. Nước việt nam nằm trong cơn lốc đầy máu lửa nầy.

III/ Chủ nghĩa Quân phiệt, Chủ nghĩa Phát-xít 

                  (Đệ nhất và đệ nhị thế chiến)

Chủ nghĩa quân phiệt có một chủ trương lấy sức mạnh quân sự làm phương tiện giử vững chính quyền, bảo vệ lảnh thổ và nhất là mở rộng đất nước. Chủ nghĩa quân phiệt gắn liền chủ nghĩa  đế quốc.

Chủ nghĩa quân phiệt ca tụng sức mạnh, sùng bái anh hùng và có tư tưởng là một chủng tộc vượt trội hơn những dân tộc khác và tự cho mình có nhiệm vụ giải phóng và hướng dẫn những dân tộc khác hoặc hủy diệt họ để tránh hậu quả không tốt về sau.

Vào những thập niên 1930-1940 của thế kỷ XX, Đức được gọi là điển hình của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến vì Đức chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Giới quân phiệt tuyên truyền tư tưởng hiếu chiến, điên cuồng chạy đua vũ trang, tăng nhanh ngân sách quân sự, thành lập các liên minh chính trị. 

Tại Nhật vào thế kỷ 16 dưới thời Minh trị, những nhà lảnh đạo đả chủ trương phát triển tăng cường quân đội, phát triển vũ khí với mục đích tranh giành lảnh thổ hải ngoại với những cường quốc Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Tây ban nha,Ý… đang chiếm cứ những nước nhỏ và chia xé Trung hoa. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật thành hình cũng nhầm bảo vệ lảnh thổ vì Nhật có nhiều tranh chấp biên giới với Nga, Trung hoa. Cuộc chiến tranh Nga Nhật 1904-1905 vói chiến thắng của  Nhật đã chứng tỏ lập luận về chủ nghĩa của họ là cần thiết.

Chủ nghỉa quân phiệt Nhật liên kết với Đức trong  chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939-1945 đã khởi động nhiều cuộc xâm lăng qua các nước Á châu nói chung và Viêt nam nói riêng. 

Chủ nghĩa quân phiệt phát động 2 cuộc chiến tranh thế giới  1914-1918 và 1939-1945.  Pháp vẩn còn đô hộ Việt nam, tận lực khai thác tài nguyên và nhân lực của nước ta cho 2 cuộc chiến đẫm máu nầy.

Chúng ta thử tìm hiểu sơ lược nguyên nhân của 2 cuộc chiến tranh và ảnh  hưỡng của nó đến nền độc lập của Việt nam

           A/ Hai cuộc chiến tranh thế giới  (Sơ lược)

                        1/ Chiến tranh thế giới lần thư nhất.

                                    a / Nguyên nhân :

Đây là một cuộc chiến phân chia quyền lực của các đế quốc Âu châu. Ở Âu Châu vào thế kỷ 19 có 4 đế quốc lớn: Đế quốc Nga, Đức, Áo-Hung và Ottomam muốn tranh giành quyền lực mở rộng lảnh thổ, chiếm đoạt thuộc địa của các nước Anh, Pháp. Từ dó có 2 khối liên minh quân sự: Một bên là liên minh Anh-Pháp-Nga được gọi là khối Hiệp ước (Entente), bên kia là Liên minh Trung tâm (Central Powers) gồm có Đức,Áo-Hung và Ý.

Nguyên nhân xãy ra đệ nhất thế chiến cũng được giải thách là hậu quã tất nhiên của chủ nghĩa Quân quân phiệt Đúc và chủ nghĩa Phát xít  Ý.

Sự kiện bắt đầu Thái tử Áo Hung bị ám sát. Áo Hung tuyên chiến với Serbia tiếp theo Đức tấn công Bỉ và Luxembourg và Pháp.

Lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, hùy diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu Âu. Vai trò cá nhân của chỉ huy quân sự  trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia là yếu tố quyết định.

Sau chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản trở thành cường quốc và có tham vọng xâm chiếm cả Trung Quốc, gây ảnh hưng ở Đông Nam Á. Sau khi ký kết Hiệp ước Anh Nhật năm 1902, Nhật Bản chỉa súng vào Đức và Áo-Hung.

Ý, một cường quốc đang lên nhưng chưa định hình, muốn có một vai trò và tiếng nói lớn hơn ở châu Âu và đặc biệt tại Balkans. Trở lực chính của nước này đầu tiên là Anh sau đó định hướng lại chỉa mũi nhọn đấu tranh vào Áo-Hung.

Giống như Ý và Nhật, Hoa Kỳ cũng là một cường quốc đang nổi. Hoa Kỳ muốn có ảnh hưng lớn hơn trên thế giới, và yêu cầu các nước tôn trọng quyền lợi của Hoa Kỳ trên toàn cầu, trong đó có cả châu Âu, châu Á và châu Phi. Đức và Anh không ủng hộ lắm về việc này. Đến cuối năm 1917, nhận thấy nếu Đức thắng lợi thì các quyền lợi của Hoa Kỳ ở châu Âu sẽ bị đe dọa, nước này quyết định tham chiến cùng Anh và Pháp.

                                              b/ Hậu quả :

Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn 10 triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ dollars. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia Đại tây dương cho Hoa Kỳ.

Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu. Tại Đức, nền quân chủ bị lật đổ, Cộng hòa Weimar  ở  Đức ra đời. Tuy nhiên nền cộng hòa này cũng sớm đối mặt liên tục với những khó khăn chồng chất về kinh tế và xã hội, và tồn tại được 15 năm trước khi Adolf  Hitler lên nắm quyền. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vào cuộc Cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Điều đó khiến cho các nước phương Tây vô cùng và đề phòng sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản.

Trong suốt 4 năm của đệ nhất thế chiến 1914-1918  nước Việt nam dưới sự khống trị của Pháp đã bị  tận dụng về nhân lực và vật lực : Pháp bắt dân Việt làm lính trong binh đoàn ngoại quốc gọi là  lình Lê  dương (Légion étrangére) phục vụ cho chiến trường và thu vét nguyên vật liệu chế tạo vũ khí phục vụ cho chiến tranh.                     

                         2/ Chiến tranh thế giới lần thư hai.

Đệ nhất thế chiến chấm nhất nhưng không giải quyết được những tham vọng của các nước thua trận nhất là Đức vì vậy 21 năm sau sau khi đã phục hồi kinh tế, xã hội và chuẩn bị đầy đủ vũ khí đã tiếp tục một cuộc chiến tranh thứ hai ở quy mô rộng lớn hơn, tàn sát hơn trong suốt 6 năm 1939-1945.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 là một cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại! Cuộc hiến nầy chỉ là sự tiếp nối của chiến tranh thế giới lần thứ nhất mà sự sấp xếp quyền lực của các cường quốc chưa được giải quyết.

Đây là một cuộc chiến toàn diện đã làm cho 70 triệu người chết, 60 % người chết là thường dân bởi bom đạn, bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng vì dân chết dù không tham dự trực vào chiến tranh.                                                            a/ Nguyên nhân:

Lý do dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai khác nhau trong mỗi nơi giao chiến. Tại châu Âu, lý do nằm xung quanh hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất : Đức muốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hòa ước Versailles sau khi thất trận thế chiến thứ nhất, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến mạnh.

Vào thập niên 1920 và 1930, chế độ phát xít giành được quyền lực tại Ý và Đức trong khi các đảng phát-xít khác cũng có nhiều thế lực trong chính trường Trung Âu. Riêng tại Đức, đảng Đức quốc xã và thủ lĩnh Adolf  Hitler đang có hoài bão tạo ra một chính quyền kiểu mẫu.

Thủ lĩnh Đức quốc xã, Adolf  Hitler, đã trình bày tham vọng của mình ngay từ năm 1924, trong cuốn tự truyện Mein Kampf, cụ thể như sau :

-Nước Đức sẽ trở thành "bá chủ của thế giới". Trước hết, phải tính sổ với nước Pháp, "kẻ thù truyền kiếp của dân Đức". Sau khi đã tiêu diệt được Pháp, Đức phải bành trướng về hướng Đông, chủ yếu là chiếm đất của nước Nga để giành lấy "không gian sinh tồn" (tức là mở rộng lãnh thổ và tài nguyên), nếu chiếm được nước Nga, nước Đức sẽ không còn bị bó hẹp trong lãnh thổ bé nhỏ hiện tại mà sẽ trở thành một đại quốc có lãnh thổ rộng bao la.

-Hitler xem mọi đời sống như là sự tranh đấu trường kỳ và thế giới như là khu rừng, trong đó chủng tộc nào mạnh hơn sẽ sống sót và thống trị. Đây là điều cốt lõi của tư tưởng Quốc xã về tính ưu việt của chủng tộc Aryan (người Đức). Và nếu chủng tộc Aryan muốn vượt lên trên thì phải chà đạp những chủng tộc khác, đặc biệt là những chủng tộc mà Hiler xem là cỏ rác, đó là Do Thái và Slav (người Nga).

Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc số một của Nhật Bản và sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ chiếm Trung Quốc và các thuộc địa lân cận (của Anh, Pháp) để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà đảo quốc nhỏ bé này không thể tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốn Nhật Bản vào chiến tranh. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít.

Vào ngày 22 tháng 5, Ý và Đức ký Hiệp ước Thép, chính thức hoá liên minh quân sự giữa hai nước. Về sau, hiệp ước được mở rộng thêm Đế quốc Nhật Bản, làm thành bộ ba Đức-Ý-Nhật, 3 cường quốc lớn nhất của phe Trục trong thế chiến thứ 2.

Nói chung đệ nhị thế chiến là chiến tranh tranh giành quyền lực giữ những cường quốc thúc đẩy bởi chủ nghĩa Quân phiệt và chủ nghỉa phát xít.                                       

                                           b/ Hậu quả:

                                       1-Tổn thất nhân mạng.
                                                  a-Tại châu Âu :

Thống kê năm 1965 của Liên Hợp Quốc cho biết chỉ riêng số người thiệt mạng do chiến tranh ở châu Âu đã lên đến 49.257.000 người. Những nước chịu thiệt hại lớn nhất gồm:

    -Liên Xô : 20.000.000 người (theo tài liệu nghiên cứu của Krivosheev năm 2005, con số này có thể lên tới 26.600.000 người, bao gồm 8,7 triệu quân nhân và hơn 18 triệu thường dân).

      Đức : 9.700.000 người (theo tài liệu nghiên cứu năm 2000 của tiến sĩ Rüdiger Overmans, con số này bao gồm 5.300.000 quân nhân, 3.170.000 thường dân và 1.400.000 người Đức ở các quốc gia khác).

     Ba Lan : 6.028.000 người (theo tài liệu của Viện IPN - Ba Lan năm 2000, con số này là 5.600.000 đến 5.800.000 người, trong đó có khoảng 3.000.000 người Do Thái).

     Nam Tư :  1.600.000 người.

     Pháp :          520.000 người.

      - Ý :              500.000 người 

      Tiệp Khắc : 364.000 người

      Hoa Kỳ     325.000 người

      Anh :          320.000 người.      

                                                 b -Tại châu Á-Thái Bình Dương :

     -Hoa Kỳ : khoảng             300.000 người

     -Nhật Bản : khoảng        2.200.000 người

     -Trung Quốc : khoảng  20.000.000 người

     -Triều Tiên : khoảng       1.000.000 người

     -Indonesia : khoảng        4.000.000  người

     -Ấn Độ :      2.587.000 người, chưa kể 5 triệu người chết do Nạn đói Bengal năm 1943

     -Việt Nam : gần 2.000.000 người (chủ yếu do Nạn đói năm Ất Dậu, năm 1944-1945)

Sự trổi dậy của bá quyền Mỹ và việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô cũng tạo nguồn ủng hộ cho phong trào giải phóng thực dân, vì họ muốn hất cẳng tất cả các đế quốc châu Âu để thiết lập các lợi ích của họ trên thế giới, và điều này cũng không khó khăn mấy khi Tây Âu phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ để tái thiết.

Phong trào giải phóng dân tộc xảy đến là sự tất yếu. Những điều kiện vào cuối cuộc Thế chiến thật sự là cơ hội lớn cho các nước thuộc địa.

Một vài cuộc xung đột đã trở thành chiến trường cho các cường quốc trong Chiến tranh Lạnh, thậm chí có nhiều cuộc xung đột đã xảy ra trước khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu. Hai nước Anh và Pháp đã phải từ bỏ phần lớn các thuộc địa sau chiến tranh. Ấn Độ giành được độc lập từ Anh và Philippines giành độc lập từ Mỹ. Tại Đông Dương và nhiều thuộc địa tại Châu Phi, các lực lượng kháng chiến phải chiến đấu mới giành được độc lập.

Một quốc gia quan trọng đã xuất hiện là Israel. Sau cuộc thảm sát Holocaust, dân Do Thái trên thế giới rất khao khác có được một quốc gia riêng. Nhiều người Do Thái đã có kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh là việc quan trọng mà quốc gia này luôn phải đương đầu để được độc lập và tồn tại. 

                            2-Sư hình thành 2 khối : Cộng sản và Tư bản 

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: Một phía chịu ảnh hưởng của phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước phụ thuộc Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch khống chế chính trị thông qua các viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước chủ nghĩa cộng sản phụ thuộc Liên XôTây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Nato, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã biến nước nầy nằm trong quỷ đạo của Mỹ, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.                 

      B/ Ảnh hưỡng 2 cuộc chiiến tranh thế giới đối với Việt nam

             1/Nhật lật đổ Pháp tại Việt nam    

                   a/ Bối cành 

Hiệp ước Tokyo 1941 giữa Nhật và Pháp  quy định Nhật được hưởng những ưu đãi đặc biệt tại Đông Dương. Theo đó Nhật được sử dụng mọi phương tiện giao thông, kiểm soát hệ thống đường sắt, tàu biển tại các cảng ở Đông Dương.

Vào tháng 9 năm 1940, ngay giữa Chiến tranh thế giới thứ haiChính phủ Vichy của Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ. Ngay lập tức quân đội Nhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến lược quân sự của Nhật nhằm thống trị toàn bộ vùng Đông Nam Á.

Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng của Đức tại châu ÂuNhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp tại Đông Dương

                      b/ Diễn tiến : Nhật đảo chánh Pháp tại Đông dương

Lúc 16 giờ ngày 9/3/1945, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. Tới 18 giờ cùng ngày, Đại diện Nhật trao tối hậu thư đòi chính quyền Pháp phải trao toàn bộ quyền kiểm soát Đông Dương cho Nhật và Pháp phải trả lời trước 21 giờ cùng ngày. Tới 21 giờ 20, Pháp chưa trả lời, Nhật tiến hành tấn công Pháp. Phía Pháp không có bất kỳ sự kháng cự nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp. Đến chiều ngày 10/3, quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ...                                          

Ngày 9/3/1945, quân Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp, trở thành chủ thể quyền lực chính trị tối cao.

           2/Việt nam dưới chế độ Phát xít Nhật:

                     a/ Đường lối chính trị :

Ở Việt Nam, do nhu cầu chính trị muốn ổn định những  nước mới chiếm, trong đó có Việt nam, Phát-xít Nhật khôn khéo trao quyền lực cho chính phủ Trần Trọng Kim.

Xóa bỏ sự cai trị của Chính phủ Vichy Pháp tại Đông Dương. Trên cơ sở Đông Dương thuộc Pháp, chế độ bảo hộ của Pháp bị xóa bỏ, hình thành 3 quốc gia độc lập trên danh nghĩa:

            1-Thành lập Đế quốc Việt Nam.

            2-Tái lập Vương quốc Cam-Pu-Chia.

            3-Tái lập Vương quốc Lào.

Các lực lượng chính trị của người Việt tại Việt Nam bước vào thời kỳ công khai đấu tranh với nhau, trong đó Việt nam cách mạng đồng minh hội (Việt Minh) một lực lượng do đảng Cộng sản Việt nam (CSVN) thành lập nhằm mục đích tạo danh nghĩa là đại diện của tất cả các đảng phái Việt nam. Việt minh là lực lượng được hậu thuẫn của Nga, có tổ chức nhất và được nhiều sự ủng hộ của đa số nhân dân  nhờ vào những những tổ chức  cướp thực phẫm trao cho dân                                  

                             b/ Đường lối kinh tế :

Sau khi Nhật lật đổ Pháp, Việt nam trở thành thuộc địa của Nhật. Việt nam tiếp tục chấp nhận những hậu quả mà Pháp đã áp đặt trên nhân dân Việt nam về thuế khóa, chỉ tiêu cung cấp nhân lực, những quy định vế diện tích trồng đay, thầu dầu cần thiết cho chiến tranh. Dù thời gian đô hộ Việt nam không bao lâu (5 tháng) từ tháng 3 đến tháng 8-1945 nhưng cũng để lại cho Việt nam một thãm họa khôn lường.

Nạn đói năm Ất Dậu là một thảm họa nhân xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10/1944 đến tháng 5/ 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói. Nạn đói đã xãy ra 5 tháng trước khi Nhật lật đổ Pháp và chấm dứt 2 tháng sau khi Nhật làm chủ Việt nam. Như vậy có thể nói chính Pháp đã gây ra nạn đói năm Ầ Dậu                     

                 3/ Chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật       

Nhật chiếm xong Đông dương trong khi diễn biến những trân đánh của khối Trục nhất là giữa Đức và Nga  không có kết quả thuận lợi cho nên Nhật nằm trong tình trạng chờ đợi. Tất cả các đảng phái Việt nam nhân dịp nẩy phát động mạnh chiến tranh giành độc lập đất nước trong đó đảng CSVN có tổ chức và thực hiện những kế hoạch khôn ngoan nhất. CSVN không chỉ nghĩ đến chống Nhật mà con có kế hoạch xa hơn là đàn áp các đảng phái yêu nước khác để giành hết quyền lực trong tay. Cách mạng tháng tám cho thấy rỏ CSVN là tay sai của đế quốc Nga trong chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới.

                                   *Cách mạng tháng 8*

Việt minh cùng với dân chúng chống đối việc trưng mua lúa gạo, cùng dân đánh phá các kho lúa của Nhật. Trong nguy cơ đói cận kề cái chết, người dân không còn e sợ sự đàn áp của chính quyền nên hưởng ứng rất đông đảo. Chính tinh thần yêu nước chống thực dân đế quốc và hoạt động cứu đói của Việt Minh đã chiếm được cảm tình của một bộ phận nhân dân vùng Việt Minh, đã dẫn đến sự kiện Cách mạng tháng Tám diễn ra thuận lợi.

Để cứu đói, Việt Minh chặn bắt những chuyến xe hay những chuyến ghe chở gạo được Nhật vận chuyển từ miền Nam ra Bắc, đem tiếp tế cho những người bị đói tại các vùng chiến khu Việt Minh, đồng thời để tích trữ lương thực.

              *1/ Diễn tiến cuộc cách mạng

Từ tháng 10/1944 đến tháng 5/1945nạn đói khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân phá các kho thóc Nhật để lấy gạo phát cho dân đói. Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân Đại hội, tức quốc hội lâm thời. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó là Cách mạng tháng Tám.

Tại châu Âu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7/ 5/1945. Ngày 6 tháng 8Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki. Ngày 15/8Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Do đó quân Nhật tại Việt Nam dao động và tan rã. Theo tối hậu thư Postdam của phe đồng minh gửi Nhật ngày 26/7, quân đội Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, và do quân đội Anh từ nam vĩ tuyến 16.

Tin đồn lực lượng quân Nhật sắp sửa đầu hàng đã lan tỏa khắp nơi tại miền Bắc, lợi dụng cơ hội, dân chúng đã tụ tập biểu tình, bãi công nhiều nơi, như ở Thái Bình vào ngày 11/ 8. Từ ngày 12/8/1945, các đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh lần lượt tiến công các đồn Nhật ở các tỉnh Cao BằngBắc KạnThái NguyênTuyên QuangYên Bái... và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền tại các tỉnh lỵ.

Việt Minh tiến hành khởi nghĩa chống lại lực lượng quân đội của Đế quốc Nhật Bản, buộc Đế quốc Việt Nam (chính phủ được Đế quốc Nhật Bản bảo hộ) bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương và buộc Bảo Đại (vua cuối cùng của nhà Nguyễn) phải thoái vị trong tháng 8/1945.

Việc chuyển giao quyền lực được chính phủ Đế quốc Việt Nam thực hiện cơ bản trong hoà bình, ít có đụng độ xảy ra trừ một số địa phương tỉnh lỵ như Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà GiangLào CaiLai ChâuVĩnh Yên nằm trong tay các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng...; Chỉ trong 10 ngày, chính quyền Việt Minh đã được thiết lập trên toàn bộ các tỉnh lỵ trên khắp Việt Nam.

Kết quả của cuộc cách mạng là ngày 2/9/1945Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Vệt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), đồng thời cũng chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại suốt 2.000 năm trong lịch sử Việt Nam.

                   *2/ Kết quả sau cách  mạng

                               *a/ Bảo Đại thoái vị

Sau khi Việt Minh giành chính quyền tại Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở Huế nộp đơn xin từ chức.

Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh và đang chờ quân đồng minh tới giải giáp.

Vua Bảo Đại và Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật về việc đem quân Nhật chống lại Việt Minh. Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy ngày 25/ 8/1945.

                                 *b/Tuyên ngôn độc lập
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: 

      ‘ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.’

Tiếp theo đó, đất nước non trẻ tổ chức tổng tuyển cử, xây dựng nhà nước dân chủ độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. HCM được 98% số phiếu ủng hộ

         *3/ Đăc điểm của cuộc cách  mạng: 

                   Khoãng trống quyền lực

Nhiều sử gia phương Tây cho rằng Việt Minh thành công trong Cách mạng tháng Tám do có sự tồn tại khoảng trống quyền lực khi Đế quốc Nhật Bản đã chuẩn bị đầu hàng quân Đồng Minh và Thực dân Pháp đã bị Đế quốc Nhật Bản lật đổ từ cuộc đảo chính vào tháng 3/1945, chính phủ Đế quốc Việt Nam thực chất là một chính phủ bù nhìn, không có thực quyền, phải phụ thuộc hoàn toàn vào Đế quốc Nhật Bản nên ở Việt Nam lúc này rơi vào tình trạng vô chính phủ. 

Ngày 1/9/1945, tại Móng Cái, Việt nam Cách mệnh đồng chí hội (Việt Cách) thành lập Chính phủ Quốc gia lâm thời Việt Nam do Nguyễn Hải Thần đứng đầu. Sau đó Việt Cách thông báo với Chính phủ Cách mạng lâm thời VNDCCH (Việt minh) rằng Trung Hoa Dân quốc và phe Đồng Minh đã công nhận hiệu kỳ của Việt Cách là lá cờ của tất cả các đảng cách mạng Việt Nam.

Lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) bao gồm những đơn vị vượt biên giới Trung  Quốc tiến vào Việt Nam cùng quân đội Trung Hoa Dân quốc, các chi bộ đảng tại Công ty Đường sắt Đông Dương, Sở Bưu điện và Viện Đại học Đông Dương, các đảng viên Việt Quốc mới ra tù và các thành viên Đại Việt đang muốn liên kết với Việt Quốc.

Việt Quốc xuất bản Báo Việt Nam ra số đầu tiên ngày 15/11/1945, trên trang nhất của số đầu tiên tuyên bố Việt Quốc kế thừa sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông hy sinh năm 1930 đồng thời cáo buộc HCM quay lưng với Mặt trận thống nhất (1942-1945) bằng cách đơn phương giành chính quyền vào tháng 8/1945. Bài báo cho rằng Việt Quốc hoàn toàn có thể lật đổ chính phủ Cách mạng lâm thời VNDCCH  nhưng vì lợi ích quốc gia nên họ không làm.

Việt Quốc cũng tuyên bố Việt Minh đang "theo đuổi một chính sách sai lầm, thiếu hiệu quả, vì theo chủ nghĩa cực đoan nên đánh mất bạn bè quốc tế, khủng bố các đảng phái cách mạng khác, không xử lý nổi các vấn đề kinh tế và hoàn toàn thụ động trước việc Pháp đổ bộ vào miền Nam". Trong 6 tuần sau, Báo Việt Nam không thừa nhận quốc kỳ và quốc ca của VNDCCH.

Như vậy chúng ta có thể nói CSVN đã khôn ngoan biết lợi dụng thời cơ cướp công cách mạng và một thời gian ngắn sau đã dùng bạo lực sát hại nhiều nhà cách mạng yêu nước không cùng đường lối với chủ nghĩa cộng sản.

III / Chủ nghĩa thực dân Pháp xâm chiếm Việt nam lần thứ 2

Sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, trên những lãnh thổ thuộc Pháp đã bùng nổ nhiều phong trào đòi độc lập. Thiệt hại lớn nhất cho Pháp là cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Liên bang Đông Dương. Thất bại của Pháp đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân Châu Âu từ đó ảnh hưỡng dây chuyền hàng loạt các thuộc địa trên toàn thế giới.                        

         A/  Pháp trở lại chiếm Việt nam lần thứ 2              
Sau đệ nhị thế chiến Pháp được sự giúp đở của Đồng minh thu hồi lại độc lập sau 4 năm dưới sự cai trị của Đức. Dù đã trãi qua những năm tháng dưới sự đô hộ của ngoại bang nhưng Pháp vẩn muốn duy trì ách thống trị tại các quốc gia Đông dương trong đó có Việt nam! Hậu quả là nước Pháp gánh chiu ni ô nhục sau trận chiến Điện Biên Phủ.

Chính phủ Pháp lưu vong do Charles de Gaulle đứng đầu, không  muốn trao trả độc lập hoàn toàn cho các thuộc địa của Pháp. Tháng 10/1943, chính phủ Charles de Gaulle đệ trình Đại bản doanh Đồng Minh những yêu cầu của mình về việc trang bị cho quân đội viễn chinh Đông Dương của Pháp để sẵn sàng hành động vào mùa thu 1944 hầu chiếm lại những thuộc địa ở Đông dương.

Tuy nhiên Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt lại muốn Liên bang Đông Dương không bị trao trả lại cho Pháp mà sẽ được cai quản bởi một chế độ quản trị quốc tế. Sau khi Roosevelt qua đời (12/4/1945), Phó Tổng thống Truman lên thay. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Tổng thống Truman nói rằng không có thay đổi cơ bản nào trong chính sách của Mỹ đối với thuộc địa. 

Đến năm 1947, theo điện tín số 1737 ngày 13/5/1947 của ngoại trưởng Mỹ George Marshall gửi đại sứ quán Mỹ tại Paris thì lập trường của Mỹ là phải cùng hợp tác với Pháp vì lo sợ người cộng sản sẽ giành lấy chính quyền, Cần phải duy trì sự liên kết chặt chẽ giữa các dân tộc mới được tự trị với các cường quốc bảo hộ.

Năm 1947, Hoa Kỳ ký bản thoả thuận với nước Pháp về việc cấp cho Pháp 160 triệu USD để mua xe cộ và trang thiết bị cho quân Pháp ở Đông Dương.

         B/ Chiến tranh chống Pháp

                   1/ Sự chia rẻ các đảng phái Việt nam

                         a/  Thành lập Chính phủ Liên hiệp         

Ngày 20/8/1945, Việt Cách cùng quân đội Trung Hoa Dân quốc tiến vào Việt Nam. Ngày 30/9/1945, Nguyễn Hải Thần dẫn đầu một phái đoàn tới gặp Tiêu Văn để thảo luận về việc loại bỏ Chính phủ Cách mạng lâm thời VNDCCH và đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ngày 23/12/1945, Tướng Tiêu Văn tổ chức một cuộc họp hòa giải các bên để thành lập chính phủ liên hiệp. Tại cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đề nghị HCM hợp tác với Việt Quốc, Việt Cách thành lập một chính phủ bao gồm thành viên của Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh và các đảng phái nhỏ khác. Nguyễn Hải Thần sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước, HCM làm Phó Chủ tịch. Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh, mỗi đảng nắm giữ 1/4 số ghế Bộ trưởng trong Chính phủ; 1/4 còn lại do các đảng phái nhỏ nắm. Như vậy Việt Minh và chính phủ VNDCCH sẽ nhận được sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc chống lại hành động  của Pháp tái chiếm Việt Nam. Điều làm Quốc dân Đảng Trung Hoa lo sợ nhất là HCM từng là nhân viên của Quốc tế Cộng sản và Việt Minh có khuynh hướng cộng sản.

                         b/ Cộng sản đàn áp các đảng phái đối lập:

Từ tháng 7/1945, những lãnh đạo các đảng phái và các trí thức thuộc các khuynh hướng khác nhau vẫn gặp gỡ trao đổi thông tin và thảo luận về việc thành lập các liên minh chống thực dân Pháp.

Ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái, với lý do các đảng này "Tư thông với ngoại quốc", làm "Phương hại đến nền độc lập Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xãĐại Việt Quốc dân đảng...) Ngày 6 tháng 9, Chính phủ Cách mạng lâm thời VNDCCH bắt giam Võ Văn Cầm, thủ lĩnh Đảng Việt Nam Thanh niên ái quốc với tội danh dẫn quân Nhật tìm đánh Việt Minh.

Sau khi Hiệp định sơ bộ được ký với Pháp vào tháng 3/1946, quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15/6/1946. Võ Nguyên Giáp hành động ngay với mục tiêu loại bỏ dần các đảng phái khác như: Việt Nam Cách mệnh Đồng chí Hội (Việt cách) được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt quốc), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, nhóm Công giáo mang tên "chiến sĩ Công giáo".

Ngày 15/6/1946, người lính cuối cùng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc rời khỏi Việt Nam. Các thành viên Việt quốc và Việt Cách mất chỗ dựa hậu thuẫn chính là quân đội Tưởng Giới Thạch và do bất đồng về việc ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt ngày 6/ 3 đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp. Lãnh tụ Việt Cách là Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ Việt Quốc Vũ Hồng Khanh trong chính phủ và cánh thân Tưởng do Vũ Hồng Khanh lãnh đạo lưu vong sang Trung Quốc. Các đảng viên Đại Việt phần lớn vẫn ở lại Việt Nam chờ thời cơ.

Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các binh lính, sĩ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Gai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ) trong chiến dịch này.

                                      1- Đàn áp Đại Việt

Ngày 5/9/1945, Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký Sắc lệnh số 8 giải thể Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1945, của CSVN đã thủ tiêu hoặc bắt giữ hàng trăm đảng viên và những người có liên quan đến Đại Việt Quốc dân ĐảngĐại Việt Duy dân Cách mệnh Đảng tại các tỉnh Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Bình, Phú Thọ, Hưng Yên...  Trong suốt năm 1946, công an tiếp tục truy lùng thành viên các đảng Đại Việt. Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ngày 19/12/1946 thì Trương Tử Anh đột ngột mất tích, có người nghi là ông bị Việt Minh thủ tiêu.

                                     2- Đàn áp  Cao đài, Hòa hảo
                               Nhóm cộng sản thiền s  Trotskyist)

Ngay sau khi cấm Đại Việt Quốc dân Đảng hoạt động, CSVN tố cáo những người Trotskyist (nhóm La Lutte và nhóm Liên minh Cộng sản Quốc tế) đã có hành vi phá hoại. Sau năm 1945, hai nhóm bất đồng quan điểm về việc thực hiện cách mạng xã hội và cách đối phó với việc Đồng Minh đổ bộ vào Nam Kỳ. Những người Trotskyist muốn thực hiện ngay lập tức một cuộc cách mạng xã hội và vũ trang quần chúng chống lại lực lượng Đồng Minh, gồm cả Anh và Pháp. còn Đảng cộng sản Đông Dương muốn thi hành chính sách  giải phóng dân tộc trước rồi làm cách mạng xã hội, đồng thời thỏa hiệp với Đồng Minh để giành độc lập từng bước.

Ngày 7 và 8 tháng 9/ 1945, một số thành viên Trotskyist cùng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tham gia một cuộc tấn công đẫm máu nhưng bất thành nhằm vào các thành viên Việt Minh ở Cần Thơ. Họ tổ chức một cuộc biểu tình của khoảng 20.000 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với các khẩu hiệu "Võ trang quần chúng chống thực dân Pháp. Tẩy uế các phần tử thúi nát trong ủy ban Hành chánh Nam bộ". Việt Minh huy động Thanh niên Tiền phong chống lại, xung đột với đoàn biểu tình khiến nhiều người chết và bị thương.

Ngay sau đó, Dương Bạch Mai bắt giam những người Trotskyist tại Sài Gòn. Binh lính Anh tìm thấy họ đêm 22/9/1945 và giao nộp cho người Pháp. Sau khi được thả, những người Trotskyist tổ chức tấn công quân Anh, Pháp theo lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do Trần Văn Giàu đứng đầu. Trong một đợt tổng rút quân của lực lượng kháng chiến Nam Bộ giữa tháng 10/1945, Đảng cộng sản Đông Dương đã truy lùng, bắt giữ hoặc xử bắn khoảng 20 lãnh đạo quan trọng của phe Trotskyist. Nguyễn Long Thành Nam (tín đồ Hòa Hảo), cựu quan chức Việt Nam Cộng hòa cho rằng tại Sài Gòn, lực lượng công an do Việt Minh kiểm soát đã bắt và xử bắn 68 cán bộ chủ chốt của phe Trotskyist trong đó có Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Sổ, Hồ Vĩnh Ký,                                                              3- Đàn áp Việt Cách

Bộ Tuyên truyền của Chính phủ Cách mạng lâm thời VNDCCH gửi đến ban biên tập các tờ báo một bức thư hư cấu chỉ trích Nguyễn Hải Thần không cử người tham gia đoàn quân Nam tiến chi viện cho miền Nam đồng thời buộc tội ông thỏa thuận với quân Pháp. Báo chí thường xuyên cáo buộc Việt Cách và Việt Quốc tống tiền dân chúng. Công an VNDCCH thường xuyên bắt giữ các thành viên Việt Cách vì tội tống tiền, đặc biệt là đối với Hoa kiều. Các thành viên Việt Minh và Việt Cách xé áp phích của nhau, đe dọa tính mạng và phá các cuộc họp của đối thủ. 

Cuối tháng 10/1946, báo Đồng Minh của Bồ Xuân Luật đưa tin về cuộc họp của một số chi bộ còn lại của Việt Cách. Một số thành viên Việt Cách bị bắt giam hoặc phải lưu vong Bồ Xuân Luật (nguyên là đảng viên của Việt Cách) được giữ chức Quốc vụ khanh trong chính phủ mới.

                               4-Đàn áp Việt nam Quốc dân đảng

Ngày 12/7/1946, một tiểu đội công an do Lê Hữu Qua chỉ huy bao vây khám xét trụ sở của đảng Đại Việt tại số 132 Duvigneau, do nghi ngờ Đại Việt cấu kết với Pháp âm mưu tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ VNDCCH .

Lực lượng công an xung phong đã thực hiện khám xét các trụ sở Việt quốc (7 căn nhà) tại Hà Nội, bắt tại chỗ nhiều thành viên của Việt quốc... Hơn 100 người bị bắt và một số người biến mất không dấu vết. Trong số các thành viên của Quốc dân Đảng bị bắt có một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Phan Kích Nam. Theo điều tra của Nha công an, Việt quốc  đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng. Dự định các thành viên của Việt quốc sẽ phục sẵn dọc đường quân Pháp diễu qua nhân ngày quốc khánh Pháp, bắn súng, ném lựu đạn để tạo ra những chuyện rắc rối giữa Pháp và Chính phủ, gây sự phá hoại hòa bình rồi tung truyền đơn hô hào lật đổ chính quyền và sau đó đứng ra bắt tay với Pháp.

Sau khi rút lui về Yên Bái, Vũ Hồng Khanh quyết định sơ tán sang Vân Nam. Tháng 10/1947, khi quân Pháp nhảy dù xuống Phú Thọ, Pháp cáo buộc công an VNDCCH  xử bắn hơn 100 tù nhân Việt Quốc.

Những đàn áp các đảng phái đối lập cho thấy đảng cộng sản đã chuẩn bị trước sự tranh giành quyền lực trước khi nghĩ đến giành độc lập cho đất nước. Chính vì điềm nầy tiếp theo sau khi Pháp thua trận rút ra khỏi Việt nam một cuộc chiến Ý thức hệ  giữa Nam Bắc, Tự do và Cộng sản tiếp tục kéo dài 20 năm sau với hơn 2 triệu người chết.

CSVN đã khôn ngoan liên kết với các đảng phái quốc gia, trên hình thức,  trong Chính phủ liên hiệp nhờ vậy trong cuộc chiến Điện Biên Phủ đã được hậu thuẫn của toàn dân. Hàng trăm ngàn người dân đã tham gia vào bội đội và hàng trăm ngàn người ở hậu phương cùng chung sức tải luơng thực vũ khí ra chiến trường. Trận chiến Điện biên là một cuộc chiến giành độc lập đất nước của toàn dân Việt nam chứ không phải là của riêng đảng CSVN.

                                                   *Trận Điên biên phủ*  

Trận chiến cuối  cùng giành lại độc lâp cho Việt nam xãy ra ở Phủ Điện biên  một địa điểm đã  được chính tướng Navarre của Pháp sắp đặt. Navarre áp dụng  chiến thuật mà Pháp đã thắng Đức trong đệ nhất thế chiến: Phòng thủ kiên cố và giao thông hào.

                *1/ Bối cảnh trận đánh: Kế hoạch Navarre 

Tháng 7/ 1953, chỉ huy mới của Pháp, tướng Henri Navarre, đến Đông Dương. Được sự hứa hẹn về việc Mỹ tăng viện trợ quân sự, Navarre chuẩn bị cho một cuộc tổng phản công mà báo chí Pháp và Mỹ gọi là "Kế hoạch Navarre".

Ngày 18 tháng 7 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Hirondelle (Con én) vào Lạng Sơn và cuộc hành binh "Camargue" vào Quảng Trị nhằm phá hủy được một số dụng cụ và máy móc của VNDCCH. ở Lạng Sơn.

Tháng 11/1953, Navarre mở cuộc hành quân Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ, Khu vực mà ông cho rằng có vị trí chiến lược chặn giữa tuyến đường chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QDNDVN) sang Lào. Navarre xem căn cứ này vừa là một vị trí khóa chặn, vừa là một cái bẫy để nhử đối phương vào một trận đánh lớn theo kiểu kinh điển và có tính chất quyết định mà tại đó QDNDVN sẽ bị tiêu diệt bởi pháo binh và hỏa lực không quân vượt trội của Pháp. Navarre đã chọn Điện Biên Phủ, vùng đất nằm trong một thung lũng lớn, cách Hà Nội 200 dặm đường chim bay, với sự chi viện của khoảng 400 máy bay. Quân Pháp sau những thất bại trong những trận đánh trước đây đã nhường các điểm cao xung quanh cho QĐNDVN, Navarre cho rằng khi đó QĐNDVN sẽ không đủ khả năng đưa pháo lên Điện Biên Phủ nên sẽ không có nguy hiểm gì từ các cao điểm. Điện Biên Phủ được Navarre xem như là một "cái nhọt tụ độc", hút hết phần lớn chủ lực của QDNDVN và đảm bảo an toàn cho đồng bằng miền Bắc.

Khi đó, Võ Nguyên Giáp đang nghĩ tới một cuộc tấn công, hy vọng sẽ mở được một con đường xuyên Lào thọc qua Campuchia. Sau đó đưa lực lượng QDNDVN tại miền Bắc vào chi viện bổ sung cho lực lượng sẵn có ở  miền Nam.

Navarre tăng cường cho Điện Biên Phủ khiến nó trở thành một "pháo đài bất khả xâm phạm" trong con mắt phương Tây. Nhưng việc xây dựng một tập đoàn cứ điểm ở vùng núi Tây Bắc hiểm trở đã hút đi của Pháp những đơn vị thiện chiến nhất. Điều đó tạo nên khoảng trống không thể bù vào ở đồng bằng miền Bắc.              

Võ Nguyên Giáp đưa vào Điện Biên Phủ 4 sư đoàn với một số lượng lớn pháo xấp xỉ quân Pháp ở Điện Biên Phủ, dù cơ số đạn hạn chế (chủ yếu là thu được của Pháp; phần Trung Quốc viện trợ rất hạn chế do nước này đang tham chiến tại Triều Tiên). Những đơn vị phòng không đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được huấn luyện ở Liên Xô về nước tham chiến. Một lực lượng khổng lồ dân công làm công tác vận tải.

     *2/ Sự tham gia của các nước khác vào trận chiến  

                                    Điên biên phủ                                          

Từ năm 1950, VNDCCH bắt đầu nhận được viện trợ quân sự từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác còn Pháp bắt nhận đầu được viện trợ quân sự từ Mỹ. Kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương vì thế chuyển sang giai đoạn mới.

Năm 1949 ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản đã giành được quyền lực trên toàn đại lục. Ngay sau tuyên bố trên, ngày 18/1/1950, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Trung quốc đã viện trợ cho Việt nam trong trận đánh cuối cùng chống thực dân Pháp tại Điện biên phủ.

                       *a/ Trung Quốc

Trong thời kỳ này, Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao ngã về phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, trực tiếp đối đầu với Mỹ, coi Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất. Vì vậy, Trung Quốc đã tích cực ủng hộ và đưa quân tình nguyện tham chiến ở Triều Tiên chống lại lực lượng Mỹ đang tiến công chiếm Bắc Triều tiên và giúp đỡ VNDCCH  chống Pháp. Trung Quốc là nước viện trợ cho VNDCCH  nhiều nhất lúc đó.

Để giải quyết đảm bảo hậu cần của bộ đội Việt Nam, ngày 6/8/1950, Tổng cục Hậu cần Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thành lập văn phòng ở Nam Ninh. Ngoài ra, còn có hai Tiểu đoàn công binh và trường sĩ quan lục quân sang học tập, được huấn luyện tại Trung Quốc.

Từ tháng 7/1952  đến tháng 1/1953, Trung đoàn 45, Trung đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên của QĐNDVN được huấn luyện ở Mông Tự (Vân Nam, Trung Quốc); Trung đoàn pháo cao xạ 367, sau 6 tháng huấn luyện ở Tân Dương (Quảng Tây, Trung Quốc), cuối năm 1953 được điều tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Số viện trợ Trung Quốc chiếm khoảng 20% tổng số vật chất quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trên chiến trường miền Bắc  trong thời gian này.Trung Quốc đã viện trợ Việt Nam hơn 140.000 tấn lương thực và thực phẫm phụ.

                        *b/Liên Xô

Trong giai đoạn đầu, Liên Xô đã hình thành quan hệ chính trị toàn diện với VNDCCH, ủng hộ chủ trương và đường lối khôi phục và xây dựng miền Bắc Việt Nam. Ngày 3/2/1950, Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao VNDCCH, ngày 4/11/1954, Liên Xô cử Lavraschev làm đại sứ đầu tiên của Liên Xô đến Hà Nội.

Trong Kháng chiến chống Pháp, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã viện trợ cho Việt nam, ô tô vận tải, pháo cao xạ, hỏa tiễn sáu nòng, tiểu liên K50. Theo VNDCCH  tính chung, từ tháng 6/1950 đến tháng 6/1954, Việt Nam nhận được từ Liên Xô tổng cộng 21.517 tấn hàng các loại, trị giá 34 triệu USD theo thời giá bấy giờ.                               *c/ Hoa Kỳ

                                      * 1-Chính sách chống cộng của Mỹ

Theo chính phủ Mỹ, một mặt Mỹ ủng hộ khái niệm quyền dân tộc tự quyết, mặt khác nước này cũng có quan hệ chặt chẽ với các đồng minh châu Âu của mình, những nước đã có những tuyên bố đế quốc đối với những thuộc địa cũ của họ. Chiến tranh Lạnh chỉ làm phức tạp thêm vị trí của Mỹ, việc Mỹ ủng hộ quá trình phi thực dân hóa gặp xung đột với mối quan tâm của Mỹ đối với sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại châu Âu. Một số đồng minh trong khối Nato khẳng định rằng thuộc địa cung cấp cho họ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nếu không có nó thì liên minh phương Tây sẽ tan rã. Hoa Kỳ cần có quan hệ đồng minh với Pháp để thiết lập sự cân bằng với sức mạnh của Xô Viết ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II.

Các sự kiện như cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia (1945-1950), cuộc chiến tranh của Việt Nam chống Pháp (1945-1954), và chủ nghĩa xã hội dân tộc công khai của Ai Cập (1952) và Iran (1951) đã khiến Hoa Kỳ lo lắng rằng các nước mới giành độc lập sẽ ủng hộ Liên Xô, ngay cả khi chính phủ mới không trực tiếp liên hệ với Liên Xô. Do vậy, Hoa Kỳ đã viện trợ tài chánh  hỗ trợ kỹ thuật và can thiệp đôi khi bằng quân sự để hỗ trợ các chính phủ thân phương Tây tại các quốc gia mới giành độc lập.

Chính phủ Mỹ đưa ra Thuyết domino, theo đó Mỹ tin rằng nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ bị đe dọa. Bởi vậy, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh, một tổ chức/chính quyền họ cho là có liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc.

                                     *2- Mỹ hỗ trợ Pháp

Trong 3 năm đầu của cuộc chiến tranh, Mỹ đã giữ một thái độ "trung lập" nhưng ủng hộ Pháp rất rõ ràng. Mỹ chẳng muốn tự đặt bản thân vào một vị thế khó xử là công khai ủng hộ chủ nghĩa thực dân, nhưng cũng không muốn làm mất lòng Pháp, một đồng minh quan trọng ở châu Âu. Do vậy, chính quyền Truman đã bí mật trao cho Pháp nhiều khoản viện trợ về tài chính và quân sự.

Đến cuối chiến tranh, gần 80% chiến phí chủ yếu của Pháp do Mỹ cung cấp, lên đến 1,5 tỷ USD. Tính đến tháng 1/1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến tranh, Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp ở Đông Dương 360 máy bay, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 390 tàu chiến và tàu quân sự, 16.000 xe quân sự các loại, 175.000 súng trường và súng máy. Nhờ số lượng vũ khí viện trợ này mà người Pháp mới có thể duy trì được cuộc chiến.

              *3/ Diễn tiến trận đánh                 

Quân Pháp đặt tên cho những ngọn đồi bắng tên những cô gái  Pháp như Béatrice, Gabrielle

Anne –Marie, Dominique, Huguette, Claudine, Eliane …nhằm mục đích dễ phối trí phòng thủ.

Phát hiện lực lượng lớn của QĐNDVN đang tiến về lòng chảo Điện Biên, de Castries liên tục tung lực lượng giải tỏa các ngọn đồi. Theo Benard Fall thì từ ngày 6/12/1953 đến 13/3/1954, de Castries đã huy động một nửa lực lượng của tập đoàn cứ điểm vào những cuộc hành quân giải tỏa.

Chiến dịch diễn ra trong 55 ngày đêm nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục, vì QĐNDVN có khó khăn trong hậu cần nên không thể tiến công liên tục mà chia thành các đợt tiến công. Sau mỗi đợt lại tổ chức lại quân số, bổ sung hậu cần.

                              *a/ Đợt 1 (13/3/54 đến 17/3/54)
QĐNDVN tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm.

Để bảo đảm nguyên tắc "trận đầu phải thắng", tham mưu đã bố trí một lực lượng mạnh hơn quân Pháp gấp 3 lần, có kế hoạch phòng pháo, phòng không, chống phản kích.

                                 *1- Trận Béatrice (Him Lam)

Ngày 13 tháng 3 năm 1954, trận đánh bắt đầu. 40 khẩu pháo cỡ từ 75 đến 120 mm, đồng loạt nhả đạn. Một viên đạn pháo rơi trúng sở chỉ huy Béatrice, giết chết thiếu tá chỉ huy trưởng Paul Pégot cùng với ba sĩ quan khác và cả chiếc điện đài Béatrice mất liên lạc với Mường Thanh ngay từ giờ đầu trận đánh. Một kho xăng bốc cháy. Cứ điểm pháo binh ở Mường Thanh tê liệt. 12 khẩu trọng pháo và súng cối bị đánh hỏng. Đường dây điện thoại từ khu trung tâm tới các cứ điểm đều bị cắt đứt. Nhiều hầm, hào, công sự sụp đổ.

Sau đợt bắn pháo dữ dội, QĐNDVN tiến công một trong các cứ điểm kiên cố nhất là  Him Lam.  Đến 23 giờ 30 đêm, Sư đoàn 312  tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam, xóa sổ hoàn toàn Tiểu đoàn III/13e DBLE (Demi brigadedelégion étrangère), thu toàn bộ vũ khí, trang bị.

                                       *2-Trận Gabrielle (đồi Độc Lập)

Ngày 14/3, tướng Cogny đáp ứng yêu cầu của Castries là tăng cường ngay cho Điện Biên Phủ một tiểu đoàn dù để duy trì số lượng của tập đoàn cứ điểm như trước khi nổ ra trận đánh: 12 tiểu đoàn bộ binh. Những chiếc C-47 Dakota liều lĩnh vượt qua lưới lửa cao xạ, bay thấp thu ngắn thời gian tiếp đất của những chiếc dù, ném xuống Tiểu đoàn 5è nhảy dù BPVN (Bataillon de parachutiste vietnamien) do Đại úy André Botella chỉ huy.

Trong khi đó, phía QĐNDVN cũng triển khai tiến công đồi Độc Lập được giao cho Trung đoàn 165 (Sư đoàn 312) và Trung đoàn 88 (Sư đoàn 308)

Ngày 15, chỉ huy trưởng trận đánh hạ lệnh tiến công, cả lựu pháo và sơn pháo lúc này lại lên tiếng. Không lâu sau đó, một trái đại bác rơi trúng hầm chỉ huy cứ điểm Gabrielle. Thiếu tá Edouard Kah, chỉ huy cứ điểm bị thương nặng. Đến 6 giờ 30 phút sáng ngày 15, QĐNDVN cắm cờ chiến thắng trên đỉnh đồi Độc Lập. Tiểu đoàn V/7è RTA bị xóa sổ,Thiếu tá  Mecquenem và những sĩ quan, binh lính sống sót đều bị bắt làm tù binh.

Quân Pháp mở cuộc phản công dưới sự chỉ huy của Trung tá Pierre Langlais, chỉ huy trưởng phân khu Trung tâm thay cho Trung tá Jules Gaucher tử trận, huy động tiểu đoàn 8e  và tiểu đoàn 5è  dù tổng cộng 1.000 lính cùng 5 xe tăng, nhưng đang tiến quân thì bị nã pháo trúng đội hình nên bị đẩy lùi.

                                       *3-Trận Anne-Marie (Bản Kéo)
Sáng ngày 17, đồn Bản Kéo xôn xao vì có tin Việt Minh sắp tiến công. Đại úy Clarchambre kinh hoàng điện cho Mường Thanh: "Chúng tôi buộc phải bỏ vị trí rút về khu trung tâm đây!" Và Clarchambre mở cổng đồn, ra lệnh cho binh lính theo mình về sân bay. Nhưng binh lính không còn nghe theo lời chỉ huy, ào ào chạy về phía khu rừng. Trung đoàn 36 không cần nổ súng đã chiếm được Bản Kéo, và thừa thắng tiến vào chiếm các ngọn đồi ở phía bắc sân bay.
                            *b/ Đợt 2 (30/3/54 đến 30/4/54)

Đây là đợt tiến công vào phân khu trung tâm chủ yếu nhằm chiếm dẫy đồi phía đông khống chế cánh đồng Mường Thanh với hơn một vạn quân, nằm trên dãy đồi phía đông và ken nhặt với nhau trên cánh đồng hai bên bờ sông Nậm Rốm. Hơn ba mươi cứ điểm ở đây được chia thành 4 trung tâm đề kháng.  Có những cao điểm lợi hại kiểm soát toàn bộ trận địa khu trung tâm. Trong số các cao điểm này, Eliane 2 giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó khống chế một phạm vi khá rộng gồm cả khu vực sở chỉ huy của de Castries và hai chiếc cầu trên sông Nậm Rốm.

Sư đoàn 351 trực tiếp yểm hộ bộ binh tiến công các cứ điểm: Eliane 1,2, Dominique 1,2,  chế áp pháo binh Pháp, sát thương và tiêu diệt một lực lượng cơ động Pháp ở trung tâm phía đông Mường Thanh.

                                           *1-Các cao điểm Eliane,  Dominique

Ngày 30/3/1954, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.

Tại cao điểm Eliane 1, QĐNDVN lần đầu mở rào bằng đạn phóng bộc lôi. Sau 5 phút tiểu đoàn 215 của Trung đoàn 98 đã dọn xong cửa mở qua bảy lần rào dây thép gai, sau đó xung phong. Được sự hỗ trợ của pháo binh, trong 10 phút, đại đội 38 đã chiếm được chiếc lô cốt nằm trên mỏm đất cao nhất nhô lên trên đỉnh đồi, được gọi là mỏm Cột Cờ, và cắm cờ  lên nóc sở chỉ huy. Quân Pháp dồn về những lô cốt ở khu vực phía tây, gọi pháo bắn vào trận địa. Các chiến sĩ QĐNDVN xung kích dùng lưỡi lê, lựu đạn lao lên đánh giáp lá cà. Trận đánh diễn ra đúng 45 phút. Toàn bộ một đại đội 140 lính thuộc tiểu đoàn I/4è RTM (Régiment de tirailleurs marocains) bị tiêu diệt hoặc bắt sống.

Đồi  Eliane 4 kế tiếp Eliane 1 bởi một dải đất hình yên ngựa. 23 giờ, một trung đội của đại đội 35 đột nhập được một đoạn hào của  Eliane 4, chiếm liên tiếp 11 lô cốt và ụ súng. Tuy nhiên lực lượng phía sau qua nhiều lần xung phong đều bị hỏa lực rất mạnh của Pháp cản lại. Tiểu đoàn 215 quyết định lui về  Eliane 1 tiếp tục chuẩn bị tạo điều kiện tiến công Eliane 4 ban ngày.

Tại cao điểm  Dominique 2Trung đoàn 209 sử dụng hai tiểu đoàn 166 và 154, thời gian mở cửa đột phá cũng diễn ra nhanh. Chỉ sau 5 phút, ở hướng chính, tiểu đoàn 166 đã phá xong ba lượt hàng rào và xung phong vào căn cứ, thọc sâu chia cắt đội hình Pháp ra từng mảng để tiêu diệt. Tuy nhiên, ở hướng phụ, giao thông hào đã bị Pháp lấp mất 50 mét, tiểu đoàn 154 tiến vào gặp lầy, mở cửa chậm bị hỏa lực trong đồn khống chế, phải mất gần một giờ mới lọt vào trong đồn. Viên đại úy Garandeau, chỉ huy tiểu đoàn III/3è RTA (Régiment de tirailleurs algériens), bị pháo vùi chết trong hầm của sở chỉ huy. Sau hai giờ chiến đấu, QĐNDVN chiếm toàn bộ đồi Dominique 2.

 Tại cao điểm  Dominique 1. Hai mũi tiến công của tiểu đoàn 16 và tiểu đoàn 428 (trung đoàn 141) mở cửa qua hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn và chiếm toàn bộ cứ điểm vào lúc 19 giờ 45 phút. Tại đồi  Eliane 2, Mất hơn nửa giờ, hai mũi tiến công của các tiểu đoàn 251 và 249 mới vượt qua 100 mét rào và bãi mìn lọt vào đồn. Tất cả các lô cốt và hầm trú ẩn đều có nắp đậy, chịu được đạn súng cối và pháo. Lực lượng QĐNDVN bị tổn thất nhiều khi vượt qua cửa mở.

Ngày 31/3, Tiểu đoàn 8e BPC lợi dụng màn khói đại bác  bò lên Dominique 2. Lúc này lực lượng cảnh giới của QĐNDVN đã tử thương khi pháo Pháp bắn phá. Sau 25 phút, Pháp chiếm lại gần hết đồi Dominique 2, dồn đại đội phòng ngự vào một góc. Bộ đội Việt Nam dùng lựu đạn, lưỡi lê đánh lui những đợt phản kích của Pháp, quyết tử giữ mảnh đồi còn lại.. Hai đại đội chi viện đã đảo lộn thế trận. Đại úy Pichelin, chỉ huy đại đội dù xung kích, tử trận. Thấy tình thế bất lợi, Tiểu đoàn trưởng Tourret yêu cầu thiếu tá Bigeard tiếp viện thêm lực lượng. 1 giờ 30 chiều cùng ngày, Bigeard trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn dù 6e BPC (Bataillon de parachutistes coloniaux) và 5è BPVN tiến lên Eliane 1. Lần này Pháp chiếm được điểm cao Cột Cờ, Trong lúc pháo nổ dồn dập, trung đoàn đưa một bộ phận tăng viện theo đường hào mới đào phía đồi Dominique, cùng với những người phòng ngự đánh bật quân Pháp khỏi Cột Cờ, khôi phục lại trận địa. 16 giờ, Bigeard buộc phải ra lệnh rút lui, để lại trận địa gần 100 lính Pháp tử trận.

                                      *2-Giai đoạn đào hào, bao vây và siết chặt

                                      (Trận Hồng Cúm và Trận sân bay Mường Thanh)

Để chống lại các cứ điểm phòng ngự kiên cố của quân Pháp, phía QĐNDVN đã áp dụng chiến thuật "vây lấn"  hiệu quả bằng việc đào các giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt, tiếp cận dần vào các vị trí của Pháp.

Những tuyến chiến hào dài khoảng hơn 100 km và việc đào công sự được thực hiện liên tục thường xuyên. Dựa trên những yêu cầu về chiến thuật, QĐNDVN đã xây dựng hai loại đường hào: đường hào trục dùng cho việc cơ động pháo, vận chuyển thương binh, điều động bộ đội với số lượng lớn và đường hào tiếp cận địch của bộ binh.

Loại đường hào thứ nhất chạy một vòng rộng bao quanh toàn bộ trận địa địch ở phân khu trung tâm. Loại đường hào thứ hai chạy từ những vị trí trú quân của đơn vị trong rừng đổ ra cánh đồng cắt ngang đường hào trục, tiến vào vị trí sẽ tiêu diệt.

Các loại đường hào này đều có chiều sâu 1,7 mét và không quá rộng để bảo đảm an toàn trước bom đạn địch, giữ bí mật cho bộ đội khi di chuyển. Đáy của đường hào bộ binh rộng 0,5 mét, đáy hào trục rộng 1,2 mét. Dọc đường hào, bộ binh có hố phòng pháo, hầm trú ẩn, chiến hào và ụ súng để đối phó với những cuộc tiến công của Pháp.

Các chiến hào này giúp hạn chế thương vong vì pháo binh và không quân và vào sát được vị trí của quân đối phương, làm bàn đạp tấn công rất thuận lợi. Quân Pháp ngay từ ngày đầu tiên của trận đánh đã nhận thức rất rõ sự nguy hiểm của cách đánh này nhưng không có phương sách nào để khắc chế. QĐNDVN vây lấn đào hào cắt ngang cả sân bay, đào hào đến tận chân lô cốt cố thủ, khu vực kiểm soát của quân Pháp bị thu hẹp đến mức không thể hẹp hơn.

*Các tổ thiện xạ tìm những vị trí bất ngờ để bắn tỉa. Việc đi lấy nước dưới sông Nậm Rốm trở thành vô cùng khó khăn. Con số lính Pháp bị diệt trong thời gian này bằng bắn tỉa rất đáng kể. Chỉ trong vòng 10 ngày, các chiến sĩ bắn tỉa của sư đoàn 312 diệt 110 lính Pháp, ngang với số quân bị loại khỏi vòng chiến đấu trong một trận công kiên.

Vòng vây thu hẹp, tiếp tế và tiếp viện trở nên cực kỳ khó khăn. Những phi công Mỹ làm công việc này đã được đánh giá là dũng cảm, nhưng cũng không đáp ứng được yêu cầu đề ra khi phải bay thấp thả dù trong một không phận nhỏ hẹp có pháo phòng không chờ sẵn. Nếu bay thấp thì máy bay trở thành mồi ngon cho pháo phòng không Việt Nam, nhưng nếu bay cao thì việc thả dù sẽ thiếu chính xác.

Để động viên tinh thần cho lính Pháp ở Điện Biên Phủ, tháng 4 năm 1954, chính phủ Pháp đã thăng quân hàm trước thời hạn cho de Castries, từ Đại tá lên Chuẩn tướng

                                      *c/ Đợt 3  (Từ 1/5/54 đến 7/5/54)

                                                          ( Trận Hồng Cúm)

QĐNDVN đánh dứt điểm dẫy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại Mở đầu kế hoạch đợt 3 là tiếp tục hoàn thành tất cả những nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2: tiêu diệt hoàn toàn hai cao điểm Eliane 2 và Dminique 2

Để chống lại hệ thống hầm ngầm cố thủ không thể xung phong đánh chiếm được trên đồi  Eliane 2 có vị trí quyết định, công binh Việt Nam đào đường hầm từ trận địa tại  Eliane 2 tới dưới hầm ngầm, đưa bộc phá với số lượng lớn vào đặt rồi cho nổ.

Ngày 1/5, Đại đội 811 của QĐNDVN đưa bộ đội xông lên phía Cột Cờ. Chỉ sau năm phút, QĐNDVN đã chiếm được Cột Cờ. Lực lượng dù xung kích của Pháp mới lên tiếp viện bắn xối xả vào khu vực Cột Cờ. Tuy nhiên, Đại đội 1480 từ phía dưới tiến lên đã kịp thời có mặt, cùng với 811 hình thành hai mũi tiến công chia cắt quân Pháp để tiêu diệt.

Ở phía đông sông Nậm Rốm, hai tiểu đoàn 166 và 154 của trung đoàn 209 tiến công các cứ điểm Dominique 3. Một đại đội của tiểu đoàn 6è BPCvà những đơn vị lính Algérie, lính Thái tại đây, do tiểu đoàn trưởng Chenel chỉ huy, chống cự khá quyết liệt. 2 giờ sáng ngày 2 tháng 5, trung đoàn 209 tiêu diệt hoàn toàn hai cứ điểm này, chấm dứt sự tồn tại của trung tâm đề kháng Dominique.

Trên cánh đồng phía tây, trận đánh tiêu diệt cứ điểm  Huguette 5 của trung đoàn 88 diễn ra rất nhanh chóng. Với những đường hào đã đào xuyên qua hàng rào cứ điểm, bộ đội bất thần tổ chức xung phong. Toàn bộ đại đội Âu Phi vừa tới thay quân để tăng cường phòng thủ cứ điểm này, bị diệt gọn trong vòng không đầy 80 phút.

Trên cánh đồng phía tây   Đêm ngày 4/ 5,  sư đoàn 308 tiếp tục đánh  Huguette 4 ở phía trong. Trung đoàn 36 tiêu diệt 1 đại đội gồm lính lê dương và lính Maroc, đưa trận địa tới gần trung tâm đề kháng Lili tấm bình phong cuối cùng che chở cho sở chỉ huy De Castries ở hướng này. Buổi sáng, Pháp phản kích định chiếm lại nhưng thất bại.

Cũng trong ngày 5/ 5, trung đoàn 174 báo cáo đường hầm ở  Eliane 2 đã hoàn thành. Trước giờ G năm phút, các chiến sĩ ở chiến hào xuất phát xung phong được lệnh quay lưng về Eliene2, Đúng 20 giờ 30, một tiếng nổ trầm, trên đồi Eliane 2 có một đám khói lớn phụt lên. Khối bộc phá nổ cách hầm ngầm vài chục mét thổi bay chiếc lô cốt bên trên, diệt phần lớn đại đội dù 2 của Trung úy Edme đóng ở đây.  Khối bộc phá một tấn đã tiêu diệt một phần tuyến ngang, tạo nên một cửa mở quan trọng giúp cho hai đại đội của tiểu đoàn 249 xung phong thuận lợi. Trên đỉnh đồi, lính dù dựa vào chiến hào và công sự đã được củng cố trong thời gian qua ra sức chống đỡ chờ quân viện

4 giờ sáng ngày 7/5/1954, Đại úy Jean Pouget chỉ còn lại 34 lính dù. Quân dù đã sử dụng đến những viên đạn, quả lựu đạn cuối cùng. Pouget bị thương nặng và bị bắt. Sáng ngày 7/5/ 1954, lá cờ chiến thắng tung bay trên cao điểm Eliane 2 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm.

QĐNDVN tổng tiến công trên khắp các mặt trận. Quân Pháp đã sức tàn lực kiệt, rệu rã kéo cờ quyết định đầu hàng 5 giờ 30 chiều, sư đoàn 312 báo cáo lên: "Toàn bộ quân địch tại khu trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được tướng De Castries"

Cứ điểm khu Nam Hồng Cúm mưu toan chạy sang Lào nhưng bị các đơn vị QĐNDVN đuổi theo, tất cả đã bị bắt không đi thoát. Gần 12.000 quân Pháp còn lại tại Điện Biên Phủ đều bị bắt làm tù binh.

                  * 4/ Hậu quả sau trận chiến Diện biên phủ

Cuộc vây hãm Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3 đến ngày 7/ 5 khi quân Pháp đầu hàng Sau 56 ngày đêm, cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, toàn bộ 18.000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của QĐNDVN trong toàn bộ Kháng chiến chống Pháp.

Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: Lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương. Ngày 8/5, hội nghị Geneve   bắt đầu họp bàn về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương.

                                *a /Tổn thất nhân mạng và vật chất

Dù quân Pháp đã phải gia tăng quân số lên đến 16.000 người, họ đã không thể nào lật ngược thế cờ. Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại về phía Pháp là 2.293 người chết, 6.650 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh. Toàn bộ 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội Quân đội Quốc gia Việt Nam bị tiêu diệt. Tổng số sĩ quan và hạ sĩ quan bị diệt và bị bắt là 1.706, gồm 1 chuẩn tướng, 16 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá.

Thiệt hại về phía QDNDVN theo hồ sơ quân y của Việt Nam là 4.020 người chết, 9.691 người bị thương, và 792 mất tích. 

                                       *b/ Hiệp định Genève

Hội nghị Genève khai mạc ngày 26/4/1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình Đông Dương. Do sức ép của Trung Quốc và Liên Xô, đoàn VNDCCH đồng ý với một bản hiệp định mang lại cho họ ít hơn những gì họ đã giành được trên chiến trường. Tuy ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam được tuyên bố độc lập, và điều quan trọng là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được công nhận, nhưng Việt Nam bị tạm thời chia đôi thành hai khu vực quân sự để hai bên quân đội, Việt Minh và Pháp, tập kết. Quân Pháp sẽ rút dần khỏi Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử đi đến thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện trong vòng 2 năm.

Quân đội của Liên Hiệp Pháp và Quốc gia Việt Nam tập kết về miền Nam. Quân đội Pháp cũng rút khỏi Lào và Campuchia. Trên 1 triệu người dân từ miền Bắc đã di cư vào Nam

Ngày 10/10/1954, quân Pháp chính thức rút khỏi Hà Nội, QDNDVN vào tiếp quản thủ đô.

Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm phản đối sự chia đôi đất nước.                                       

Năm 1956, sau khi Pháp hoàn tất rút quân khỏi Việt Nam, Quốc gia Việt Nam (do Bảo Đại đứng đầu) đứng ra tiếp quản.

Sau 2 năm, hiệp định Geneve đã không đem lại được hòa bình cho Đông Dương. Việt Nam bị chia cắt thêm 20 năm nữa, chiến tranh tiếp tục nổ ra trên toàn Đông Dương. Lần này người Mỹ thay thế cho người Pháp. Cuộc chiến mới kéo dài hơn, có quy mô và sức tàn phá lớn hơn nhiều với tổn thất cũng nặng nề hơn.

                                 *c/ Ảnh hưởng trên phạm vi thế giới

Trên phạm vi thế giới, sự thắng lợi của người Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương cũng thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cổ điển và hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới. Nhân dân các nước thuộc địa khác thấy rằng quân đội các cường quốc châu Âu thực tế không phải là "bất khả chiến bại", nếu người Việt Nam đã có thể đánh bại được thì dân tộc họ cũng có thể. Chẳng bao lâu sau đó, lực lượng Mặt trận Giải phóng Dân tộc tại Algérie (thuộc địa có diện tích lớn nhất của Pháp) được thành lập, phát động đấu tranh vũ trang để giành độc lập cho đất nước mình. Pháp tiếp tục đưa quân đến nhằm dập tắt phong trào độc lập của người Algérie, nhưng quân Pháp sa lầy tại đây. Một năm sau đó, các phong trào tương tự nổ ra ở Cameroon, Tunisie, Maroc. Sự nổi dậy đồng loạt tại các thuộc địa khiến việc duy trì Liên hiệp Pháp trở nên rất khó khăn bởi Pháp không thể có đủ tài chính và lực lượng quân sự để dập tắt các phong trào đòi độc lập tại nhiều nơi cùng lúc.

Cũng trong xu thế chống chủ nghĩa thực dân trên quy mô toàn cầu, chỉ trong năm 1960, 17 nước thuộc địa châu Phi đã tuyên bố độc lập, và đây được coi là Năm châu Phi. Ngoại trừ một số vùng như Réunion, Nouvelle-Calédonie,...  đến nay vẫn là các vùng hải ngoại của Pháp.

Sau khi 2 cuộc chiến tranh thế giới chấm dứt, sự tranh dành quyền lực của phe thắng trận là Mỹ và Nga đã tạo cho thế giới nằm trong cơn sốt mới ngấm ngầm nhưng không kém phần tàn phá trong những tranh chấp cục bộ từ Triều tiên qua Việt nam. Một hình thức chiến tranh mới: Chiến tranh lạnh.

IV/  Chiến tranh lạnh giủa 2 khối Cộng sản và Tư bản                                       A/ Chiến tranh Lạnh 

Việc sử dụng lần đầu tiên thuật ngữ "Chiến tranh Lạnh"  miêu tả những căng thẳng chính trị thời hậu Thế chiến II giữa Liên bang Xô viết và các Đồng minh Tây Âu của họ được gán cho Bernard Baruch, một nhà tài chính và là cố vấn tổng thống Hoa Kỳ. Tại Nam Carolina, ngày 16/4/1947, ông đã có bài phát biểu (theo nhà báo Herbert Bayard Swope) nói rằng, "Hãy để chúng ta không bị lừa gạt: chúng ta hiện ở giữa một cuộc chiến tranh lạnh." Nhà báo Walter Lippmann đã làm cho thuật ngữ được biết đến rộng rãi, với cuốn sách Cold War (1947).

Trước đó, trong cuộc chiến, George Orwell đã sử dụng thuật ngữ "Chiến tranh Lạnh" trong tiểu luận "You and the Atomic Bomb" (Bạn và quả bom nguyên tử) được xuất bản ngày 19/10/1945, trên tờ Tribune của Anh. Suy ngẫm về một thế giới sống dưới bóng của một mối đe dọa chiến tranh hạt nhân, ông đã cảnh báo về một "nền hoà bình không có hoà bình", mà ông gọi là một cuộc "chiến tranh lạnh" thường trực, 

                          1/ Bất đồng trong thế chiến giũa 2 khối                                                                  Cộng sản và Tư bản

Khoãng thời gian  1946-1989  là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939-1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian.

Liên Xô lập ra Khối Đông Âu với các quốc gia Đông Âu mà họ giải phóng, sáp nhập một số trở thành Các nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết và duy trì các quốc gia khác như nước đồng minh của mình, một số nước trong số đó sau này được củng cố vào Khối hiệp ước Warsaw (1955-1991). Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu thành lập chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản như là chính sách phòng vệ của họ, và lập ra các liên minh qua tổ chức Nato, 1949.

                          2/ Hậu thế chiến và những mâu thuẫn ban đầu

                                             a-Hội nghị Yalta

                    (Phân chia quyền lực của các nước thắng trận)

Hội nghị Yalta, diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, là cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, thủ tướng Anh Winston Churchill và Chủ tịch Liên Xô Iosif Vissarionovich Stalin ở Yalta (thuộc bán đảo Krym, Liên Xô). Nội dung của cuộc họp để bàn về tương lai hậu chiến của Đức và Ba Lan, cũng như việc tham chiến của Liên Xô ở mặt trận Thái Bình Dương.

Bộ ba Anh-Mỹ-Liên Xô đồng ý chia nước Đức dưới sự kiểm soát của Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô. Sau này ba phần của Anh, Mỹ, Pháp được nhập lại thành Tây Đức và phần của Liên Xô được gọi là Đông Đức Lúc này, dù sao chiến tranh vẫn diễn ra ở mặt trận Thái Bình Dương (chủ yếu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật). Roosevelt muốn Staline tuyên chiến với Nhật, đánh đổ phát xít Nhật. Stalin dồng ý.

                                             b-Hội nghị Potsdam  

                  (Hội nghị cũng cố sự áp đặt của phe thắng trận)

Truman gặp Staline lần đầu là ở Hội nghị Potsdam (ngoại ô của Berlin) vào tháng 7/1945. Đại diện của Anh lúc này là Clement Attlee, vừa đắc cử Thủ tướng ở Anh.

Hội nghị nhấn mạnh các vấn đề được đưa ra ở Hội nghị Yalta, trong đó có các vấn đề về tương lai của Đức và Ba Lan. Staline tiếp tục yêu cầu bồi thường thiệt hại chiến tranh. Truman nhắc lại lời hứa của Staline về bầu cử tự do tại Ba Lan.

Ở hội nghị, Truman cũng tuyên bố bom nguyên tử đã được thử nghiệm ở New Mexico, Bom nguyên tử có ý nghĩa lớn đối với Chiến tranh Lạnh, trong đó là sự chạy đua công nghệ nguyên tử giữa Mỹ và Liên Xô. Bom nguyên tử cũng được dùng đầu tiên trong chiến tranh ở Nhật theo yêu cầu của Truman.

         B/ Chủ trương 2 bên          

                   1/ Quan điểm của Liên Xô

Sau khi mất gần 22 triệu người trong cuộc chiến, Liên Xô muốn thành lập các quốc gia vệ tinh xung quanh họ vì vấn đề an ninh.

Ngoài ra, một trong những mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa cộng sản là truyền bá tư tưởng cộng sản ra khắp thế giới, loại bỏ chủ nghĩa tư bản, và nhiệm vụ của đảng cộng sản là thúc đẩy sự lan truyền đó.

Staline bác bỏ những sự hợp tác với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Vì nếu làm ngược lại, vô hình trung ông đang đóng góp vào sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản. Staline ủng hộ sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu và châu Á sau này.

                    2/ Chính sách của Mỹ và Anh  (Bức màn Sắt)

Trong một bài diễn văn vào tháng 2/1946. Staline khẳng định sự thành công của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sẽ bị đánh đổ. Mặc dù sẽ phải trải qua nhiều năm trước khi có đủ lực lượng vũ trang để đối đầu với Mỹ, Liên Xô vẫn cố ráo riết thúc đẩy sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản bằng cách thiết lập nền tảng ở các nước Tây Âu.

Một tháng sau, để đáp trả, Winston Churchill  đưa ra ý kiến phản bác lại Staline, và sự thành lập "Bức màn Sắt" là một biểu tượng cho sự chia cắt giữa hai hệ tư tưởng đối nghịch nhau ở châu Âu lúc này. Churchill cũng kêu gọi Mỹ tiếp tục ngăn chặn Staline lôi các nước vào bên kia của bức màn, nơi chủ nghĩa cộng sản đang ngự trị.

Trong Chính sách Truman, vai trò lãnh đạo thế giới được giao cho Mỹ... chính sách này vô hình trung đẩy Mỹ vào các hành động trong cuộc chiến này.

Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki là một sự kiện rất quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trong Chiến tranh Lạnh. Quan trọng ở chỗ nó mở ra một thời kỳ nguyên tử với sự xuất hiện của vũ khí tàn phá lớn. Nó cũng mở ra cuộc chạy đua về công nghệ nguyên tử gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô.

            C/ Hậu quả
                             1/Sự hình thành các khối liên hiệp

                                          a/ Nato

1946, Louis St. Laurent, bộ trưởng bộ ngoại giao Canada đưa ra ý tưởng thành lập một khối dân chủ, chuộng hòa bình để giúp châu Âu chống lại những sự chi phối của Liên Xô. Các nhà lãnh đạo Mỹ tỏ ra quan tâm đến ý tưởng trên, mặc dù có người không đồng tình, cho rằng việc thành lập một ủy ban như vậy có thể dẫn đến chiến tranh. Một trong những nguyên nhân mà hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra trên một mức độ liên quan tới nhiều quốc gia trên thế giới là sự thành lập các "khối" đối lập nhau. Tấn công vào một nước trong khối đồng nghĩa với tấn công toàn khối.

Tháng 4/1949, Canada, Mỹ tham gia với Bỉ, Anh, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Luxembourg, Ý, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization hay Nato).

Sự tham gia liên minh Nato có ý nghĩa lớn trong lịch sử Mỹ, chấm dứt chính sách cô lập của Mỹ đối với các vấn đề châu Âu.

                                        b/ Khối Warszawa

Tương tự, Liên Xô trả lời bằng cách thành lập khối Hiệp ước Warszawa gồm Liên Xô và các nước đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa ở châu Âu (Albania, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Romania).

Sự ra đời của Nato và khối Hiệp ước Warszawa đã đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực, 2 phe. "Chiến tranh lạnh" đã bao trùm toàn thế giới.

                             2/ Chạy đua vũ trang
Vào giai đoạn này, cuộc chay đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô trở nên gay gắt và quyến liệt                                                   
                                        a / Vũ khí hạt nhân

Đáng đề cập ở đây là sự thành công trong việc điều chế bom nhiệt hạch, hay còn gọi là bom H (với sức công phá có thể đạt gấp 1000 lần bom nguyên tử) của Liên Xô, chưa đầy 1 năm sau khi Mỹ cho nổ thử quả bom H đầu tiên. Trong khoảng 1954-1958, 19 quả bom H được Mỹ thử nghiệm.

Đây là sự đe dọa tàn phá toàn cầu bởi vũ khí hạt nhân.

                                                b/ Tên lửa liên lục địa

Nói chung, Mỹ thua Liên Xô ở công nghệ tên lửa. Liên Xô hoàn thành tên lửa liên lục địa (thường chứa đầu đạn hạt nhân) đe dọa an ninh quốc phòng Mỹ. Lúc này nếu Mỹ muốn thâm nhập lãnh thổ của Liên Xô, các máy bay phải vượt qua hàng phòng thủ của Xô Viết với các tên lửa đất đối không. Vào tháng 5 năm 1960, Liên Xô hạ một chiếc máy bay U-2 (máy bay thám thính) của Mỹ trên bầu trời Xô Viết.

                                                c/ Công nghệ vũ trụ

Năm 1957, Xô Viết cho phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik. Mỹ e sợ tiếp theo họ có thể cải tiến Sputnik thành những công cụ giúp tấn công nước Mỹ từ trên không.

Ở Mỹ, song song với việc đầu tư vào công nghệ không gian như phát triển vệ tinh v.v. Mỹ cũng có những kế hoạch bí mật phát triển các khinh khí cầu gián điệp, đĩa bay (Kế hoạch Mogul...)

Vào tháng 12/1968, Hoa Kỳ dẫn đầu trong Cuộc đua vũ trụ khi James Lovell, Frank Borman và Bill Anders bay vòng quanh Mặt Trăng. Họ trở thành những người đầu tiên ăn mừng Giáng sinh trong không gian và vài ngày sau đó hạ cánh an toàn. Người Mỹ Neil Armstrong trở thành người đầu tiên bước trên bề mặt của Mặt Trăng vào 21/ 7/ 1969.

Năm 1949, Liên Xô thành công trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân, xóa bỏ thế độc quyền về công nghệ hạt nhân của Hoa Kỳ. Để lấy lại ưu thế, Truman phê chuẩn việc nghiên cứu bom hạt nhân tại Hoa Kỳ.

                         3/ Mỹ Nga tranh giành quyền lực thế giới

Trong cuộc nội chiến tại Trung hoa trong giai đoạn đầu với chính sách ngăn chận sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản  Mỹ đã  hỗ trợ đáng kể cho Quốc dân đảng, với hơn 5 vạn Thủy quân lục chiến được gửi tới để canh giữ các vị trí chiến lược, 10 vạn binh lính Hoa Kỳ được đưa tới Sơn Đông. Hoa Kỳ giúp huấn luyện và trang bị cho hơn nửa triệu quân Quốc dân đảng, và vận chuyển quân Quốc dân đảng tới các vùng giải phóng và bao vây các khu căn cứ của Hồng quân. 

Sau khi chống lại Phát xít Nhật, uy tín của nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Mao Trạch Đông lên cao. Mỹ giúp đỡ Tưởng Giới Thạch chống lại Mao Trạch Đông. Nhưng về sau Mỹ chấm dứt viện trợ vì cho rằng sự nắm quyền của Mao Trạch Đông là không thể tránh khỏi.

                                   a/ Nội chiến tại Trung quốc (Sơ lược)

Nội chiến Trung Quốc, kéo dài từ tháng 4/ 1927 đến tháng 5/ 1950, là một cuộc chiến tranh giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc thực ra là những thành viên cũ cánh tả và cộng sản của Quốc dân Đảng tách ra, do những bất đồng sâu sắc về quan niệm phát triển kinh tế - xã hội. Cuộc chiến này bắt đầu năm 1927, sau cuộc Bắc phạt, khi phái cánh hữu của Quốc dân Đảng do Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch dẫn đầu đã thanh trừ những người Cộng sản. Quốc dân Đảng được phương Tây ủng hộ và Đảng Cộng sản do Liên Xô ủng hộ.

Ngày 7/4, Tưởng và một số lãnh đạo Quốc dân Đảng họp, và đưa ra quan điểm các hoạt động của Đảng Cộng sản làm rối loạn xã hội và kinh tế, và cần phải ngưng lại để cuộc cách mạng quốc gia có thể tiếp tục tiến triển. Kết quả của cuộc họp này là ngày 12/ 4, Tưởng Giới Thạch quay ra xử lý những người Cộng sản tại Thượng Hải. Quốc dân Đảng tiến hành thanh trừng khỏi hàng ngũ của mình các thành viên cánh tả, và hàng trăm đảng viên Cộng sản bị bắt giữ hay bị hành quyết. Sự kiện này được gọi tên là "chính biến Thượng Hải, biến cố ngày 12 /4", hay là "cuộc thảm sát Thượng Hải". 

Trước tình hình đó, những người Cộng sản Trung Quốc rút lui về vùng nông thôn hoạt động bí mật, chuẩn bị cho nổi dậy, bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa Nam Xương ngày 1/ 8/ 1927 và một số thành phố khác tại Hoa nam. Họ hợp sức với dư đảng của các lực lượng khởi nghĩa nông dân, thiết lập quyền kiểm soát tại nhiều nơi ở miền nam Trung Quốc. Tại Quảng Châu, họ giành được chính quyền trong vòng 3 ngày, và thiết lập Xô-viết Quảng Châu.

Tháng 10/1934, Hồng quân công nông do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo phải tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh, phá vòng vây của quân đội Quốc dân đảng, rút khỏi căn cứ địa, tiến lên phía bắc. Trong tổng số khoảng 90.000-100.000 người tham gia cuộc Trường chinh bắt đầu từ vùng căn cứ Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, chỉ có chừng 7.000-8.000 đến được Thiểm Tây

Con bài chủ chốt của đảng Cộng sản là chính sách cải cách ruộng đất. Đảng Cộng sản tiếp tục hứa hẹn ở vùng nông thôn với những nông dân cùng khổ và không có ruộng đất rằng nếu họ chiến đấu cho Đảng Cộng sản, họ sẽ giành được ruộng đất từ tay giới địa chủ. Chính sách này khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc có được sự ủng hộ của nông dân và nguồn nhân lực hùng hậu để sử dụng trong chiến đấu cũng như vận tải tiếp tế.

Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947,  Do biết điểm yếu về số lượng cũng như  trang bị của mình, họ tránh mũi nhọn quân Quốc dân đảng, tiến hành tiêu thổ để bảo toàn lực lượng, đồng thời tích cực đánh tiêu hao quân Quốc dân đảng. Chiến thuật này tỏ ra hữu hiệu: sau một năm, cán cân lực lượng trở nên thuận lợi hơn cho Hồng quân Trung Quốc.

Tháng 1/1949, Hồng quân Trung Quốc chiếm được Bắc Kinh, kinh đô biểu tượng của Đế chế Trung Hoa và tổ chức duyệt binh.

Ngày 1/10/1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoathủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh. Tưởng và khoảng 2 triệu người thuộc phe Quốc dân đảng chạy khỏi Đại lục tới đảo Đài Loan

Sau 23 năm chiến tranh, chiến tranh đã chấm dứt không chính thức, Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã kiểm soát Trung Hoa đại lục thành lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; còn phe Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo tuy thất bại nhưng vẫn nắm giữ các lãnh thổ Đài Loanquần đảo Bành Hồ, và nhiều đảo bên ngoài Phúc Kiến.

                          b/ Nội chiến Nam Và Bắc Triều tiên (Sơ lược)

                                       1-Triều tiên trong đệ nhị thế chiến

Sau khi đánh bại quân Thanh trong Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), lực lượng Nhật Bản lưu lại và chiếm đóng những phần đất quan trọng chiến lược của Triều Tiên. Mười năm sau đó, người Nhật đánh bại hải quân Đế quốc Nga trong Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc. Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, mở rộng tầm kiểm soát của họ lên các cấp chính quyền địa phương bằng vũ lực, và cuối cùng sát nhập Triều Tiên vào Nhật Bản trong tháng 8/1910.

Sau khi Đức đầu hàng. ngày 6/ 81945Liên Xô tuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản và vào ngày 8 tháng 8 bắt đầu tấn công phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Như đã thỏa thuận với Mỹ, Liên Xô dừng quân lại ở vĩ tuyến 38 độ bắc. Quân đội Hoa Kỳ ở phần phía nam của bán đảo đầu tháng 9/1945. Nhiều người Triều Tiên đã tổ chức chính trị trước khi quân đội Hoa Kỳ đến.

                                  2-Phân chia Triều Tiên sau
                                    Chiến tranh thế giới thứ hai

Ngày 10/81945, khi mà sự đầu hàng của Nhật Bản trông thấy rõ, Hai vị đại tá là Dean Rusk và Bonesteel của Nga và Mỹ đã vẽ đường phân giới tại vĩ tuyến 38 độ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, sử dụng một bản đồ của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ để tham khảo.  Liên Xô đồng ý lấy vĩ tuyến 38 làm đường phân giới tạm thời giữa hai vùng chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên, một phần là vì họ muốn có vị thế tốt hơn để thương thuyết với Đồng Minh về Đông Âu. Thỏa thuận đạt được giao cho Liên Xô giải giới quân Nhật ở phần phía bắc của Triều Tiên và Hoa Kỳ ở phần phía nam.

                                    3- Chiến tranh Nam Bắc Triều tiên

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25/6/1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Từ một cuộc chiến quy mô nhỏ giữa hai lực lượng đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, quy mô cuộc chiến đã trở nên lớn khi Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp.

Cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25/ 61950 bằng cách vượt qua vĩ tuyến 38 và được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước.

Được trang bị tốt với 135.438 binh sĩ và 242 xe tăng bao gồm 150 xe tăng T-34 của Liên Xô chế tạo, quân đội Bắc Triều Tiên bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích Yak và 70 máy bay ném bom tấn công.

Quân đội Nam Triều Tiên có 64.697 binh sĩ được quân đội Mỹ huấn luyện và trang bị. Tuy nhiên, quân Hàn Quốc không có xe tăng và rất thiếu xe bọc thép và pháo binh. Quân đội Nam Triều Tiên cũng không có máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ pháo chống tăng nào. Cuộc tấn công được quân đội Bắc Triều Tiên hoạch định tốt với khoảng 135.000 quân, họ đạt được những thành công chớp nhoáng và bất ngờ. Bắc Triều Tiên tấn công một số nơi quan trọng gồm có KaesŏngChuncheonUijeongbu và Ongjin.

Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Nam Triều Tiên, bị thua sút về quân số và vũ khí, ý chí chiến đấu thấp và thiếu lòng trung thành với chính thể miền Nam, đã tháo lui toàn bộ hoặc đào ngũ hàng loạt sang quân đội Bắc Triều Tiên.

Khi cuộc tấn công trên bộ tiếp tục, không quân Bắc Triều Tiên tiến hành oanh tạc Phi trường Kimpo gần Seoul. Các lực lượng Bắc Triều Tiên chiếm được Seoul trưa ngày 28/6, chỉ 3 ngày sau khi phát động tấn công.

Tuy nhiên, niềm hy vọng của Bắc Triều Tiên về việc chính phủ của Lý Thừa Vãn đầu hàng, sự giải tán quân đội Nam Triều Tiên và đất nước thống nhất đã tan thành mây khói, khi Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến để chống đỡ cho Nam Triều Tiên.

       *-Can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Triều tiên

Với chính sách ngăn chận sự lan tràn chủ chủ nghĩa cộng sản và đứng trước thế yếu của Nam hàn Mỹ gởi quân tham gia vào cuộc chiến. dưới quyền chỉ huy của Thống tướng Douglas MacArthur.

Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao của Mỹ, không quân yểm trợ, và viện quân, các lực lượng của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong. Hành động bám giữ liều lĩnh này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là Vành đai Pusan.

Khắp nơi trên Triều Tiên, các máy bay ném bom Hoa Kỳ thi nhau đánh bom các kho tiếp liệu chính và phá hủy các nhà máy lọc dầu và hải cảng nhận hàng nhập cảng cũng như tiếp liệu quân sự để làm cạn kiệt lực lượng Bắc Triều Tiên. Không lực hải quân cũng tấn công các điểm chuyển vận.

Cuộc đổ bộ là một chiến thắng quyết định khi Quân đoàn 10 tiến công tràn ngập quân phòng thủ vốn ít hơn và đe dọa bao vây quân đội chính quy của Bắc Triều Tiên. Mac Arthur nhanh chóng tái chiếm Seoul. Quân đội Bắc Triều Tiên bị cắt đứt tuyến tiếp vận, nên phải nhanh chóng rút lui về phía bắc.

Quân đoàn 10 của Mỹ đổ bộ từ biển vào bờ tại Wonsan và Iwon. Hai nơi này đã bị quân đội Nam Triều Tiên tiến công trên bộ chiếm được. Các lực lượng còn lại của Hoa Kỳ sát cánh với quân Nam Triều Tiên tiến quân theo phía bờ tây của Triều Tiên và chiếm được Bình Nhưỡng ngày 19 tháng 10. Đến cuối tháng 10, quân đội Bắc Triều Tiên tan rã nhanh chóng, và quân Liên Hiệp Quốc bắt được 135.000 tù binh.

        *Trung Quốc tham chiến

Quân Trung Quốc đối mặt với quân đội Hoa Kỳ ngày 25/10/1950 với 270.000 quân dưới quyền tư lệnh của tướng Bành Đức Hoài 

Ngày 25/10 đến ngày 5/ 11 (1950) là chiến dịch đầu tiên của Trung Quốc. Quân Trung Quốc dùng 2 sư đoàn của quân đoàn 42 tổ chức phòng ngự ở khu vực Hoàng Thảo LĩnhPhó Chiến Lĩnh thuộc mặt trận miền đông, lại dùng 3 quân đoànvà một sư đoàn của quân đoàn 42 (sau tăng thêm 2 quân đoàn) phản công  ở mặt trận miền Tây. Chiến dịch này đã đánh lui quân Mỹ đến phía nam sông Thanh Xuyên.

Vào ngày 29/111952, tổng thống mới đắc cử là Dwight D. Eisenhower đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử là đến Triều Tiên để tìm ra giải pháp để kết thúc cuộc xung đột. Một vùng phi quân sự được canh phòng dày đặc (DMZ) trên Vĩ tuyến 38 tiếp tục chia cắt bán đảo ngày nay. Thái độ chống cộng và chống Bắc Triều Tiên tuy không còn mạnh như trước nhưng vẫn còn hiện hữu tại Hàn Quốc ngày nay, và đa số người Hàn Quốc phản đối chính quyền Miền Bắc.

 Eisenhower thành lập chiến dịch kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Viện trợ Pháp trong việc quản lý thuộc địa của họ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam, sau này viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa còn Liên XôTrung Quốc và các nước XHCN thì viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Bắc và Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng tại miền Nam

Sau ba năm, chiến cuộc tạm ngưng khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27/7/1953,. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) vẫn tiếp tục đầu tư rất lớn cho quân đội và coi việc thống nhất đất nước Triều Tiên là mục tiêu cao nhất của họ. Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì 28.000 quân tại Hàn Quốc để ngăn chặn việc Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc một lần nữa. Hiện nay, lập trường của hai bên là đối nghịch nhau khi họ đều cho rằng chính phủ mình mới là hợp pháp và chính danh trong việc tấn công đối phương nhằm thống nhất đất nước Triều Tiên.

Sự tham gia của Mỹ vào chiến tranh Triều tiên thành công một cách mỹ mãn: Giũ vững miền Nam triều tiên xem chửng như đã mất mà còn hơn thế nữa còn phản công chiếm Bình Nhưỡng thủ đô của Bắc hàn làm cho cấp lảnh đạo Mỹ tin tưởng có thể chiến thắng trong những tranh chấp với chủ nghĩa cộng sản.

Mỹ tiếp tục giúp miền Nam  đối đầu với cộng sản miền Bắc do Nga và Trung quốc hổ trợ trong cuộc chiến tranh tại việt nam. Chiến tranh tại Việt nam là sự đối đầu giữa 2 chủ thuyết đốii nghịch Cộng sản và Tư bản cho nên chiến tranh được gọi là Chiến tranh ý thứ hệ.

V / Chiến tranh ý thức hệ Việt nam            

         A/ Nguyên nhân

                  1/Chính sách  tàn ác của chế độ cộng sản Việt nam

                            a/ Tiêu diệt giai cấp địa chủ

                           ( Chính sách cải cách  ruộng đất)      

Sau khi nắm được chính quyền năm 1945  đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ VNDCCH thực hiện vào những năm 1953-1956:  Chủ trương xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước), "phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ phản cách mạng, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập. Đây là một trong những phương cách chính yếu mà những người theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng phải thực hiện để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc". Dựa theo mô hình "thổ địa cải cách" của Trung Quốc (1946-1949), cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc.

Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, gây tác hại đến sự đoàn kết dân tộc của người Việt, ảnh hưởng tới niềm tin của một số tầng lớp nhân dân với Đảng Lao động Việt Nam. Suốt 1 năm sau đó, chính phủ CSVN đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này.

Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan. Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã.

                              b/ Chủ nghĩa vô thần tiêu diệt tôn giáo

"Cộng sản chính là vô thần". Cái mệnh đề này không phải là người khác phán quyết hay chụp mũ cộng sản, mà là cộng sản tự xếp họ vào loại "vô thần". Thậm chí họ xây dựng cả hệ thống lý luận để chứng minh học thuyết vô thần là đúng. Tại các quốc gia cộng sản thì trẻ em từ bé đến lớn phải học những cái hệ thống lý luận đó.. Sau khi cộng sản phát hiện rằng không thể bắt toàn dân thành những người vô thần thì chuyển sang thao túng tôn giáo với mục đích chính trị. CSVN thành lập và ủng hộ và giúp đở những chùa chiền và những thầy tuân theo những đường lối của chế độ mà người dân thường gọi là chùa quốc danh nhưng thật sự ra cộng sản vẫn là vô thần.

Chủ nghĩa cộng sản có chủ trương vô thần (Karl Marx: tôn giáo là á phiện của người dân), và thường xuyên bài những cái gọi là "mê tín dị đoan’

Với tư tưởng duy vật vô thần những người cộng sản đã trở thành một giai cấp đối kháng với đa số tầng lớp nhân dân nhất là những người công giáo. Vì vậy khi Hiệp địng Genève chia đôi đất nước hàng triệu người đã vào miền Nam chọn một chế độ tự do dân chủ 

               2/ Hậu quả của Hiệp định Genève chia đôi dất nước

Sau khi thắng trận Điện biên phủ thì nền độc lập của Việt nam là chuyện tất nhiên. Pháp phải rút khỏi Việt nam vô điều kiện và dân tộc chúng ta đã xây dựng lại đất nước giàu mạnh.  Nhưng tại sao dân tộc Việt nam tiếp tục thêm 20 năm trong cuộc nội chiến đẫm máu?

Câu trả lời là qua thời gian cai trị ngắn ngủi ở miền Bắc với chủ trương thay thế giai cấp đia chủ  bằng giai  cấp đảng viên cộng sản. Đảng cộng sản đã  phát động  phong trào đấu tố long trời lở đất giết trên 80 000 chủ điền, phú nông, trung nông.  Và với một chủ thuyết vô thần không  nhân bản, không đáp ứng bản chất thực của dân tộc Việt                                       

                              a/ 1 triệu người di cư vào Nam

Cuộc di cư  năm 1954 là một cuộc di cư của gần một triệu người Việt từ miền Bắc Việt Nam  đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1955. Gần 310.000 người được đưa đến miền Nam bởi Hải quân Hoa Kỳ, và 500.000 dân được đưa đến Quốc gia Việt Nam bởi quân đội Pháp. Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng quân Pháp, Hiệp định Genève được ký kết nhằm khôi phục lại hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định nêu rằng sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 Bắc được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời, chia Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự: quân đội CSVN tập trung tại miền Bắc, còn quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung tại miền Nam, các lực lượng chính trị được ở nguyên tại chỗ. Tập kết dân sự được diễn ra theo nguyên tắc tự nguyện  Sự phân chia ban đầu chỉ là tạm thời và dự định sẽ có một cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956 nhằm thống nhất hai miền dưới một chính phủ. Khoảng 600.000 đến một triệu người miền Bắc di cư vào Nam, trong khi đó 14.000-45.000 cư dân và 100.000 binh sĩ chính quy của Việt Minh tập kết ra miền Bắc.

Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền CSVN Nhiều người Bắc di cư lo sợ rằng khả năng thực hành tín ngưỡng của họ có thể bị hạn chế dưới chính quyền Việt Minh. Ngoài ra, nỗi sợ này còn được củng cố bởi những trải nghiệm trước đó của nhiều cộng đồng Thiên chúa giáo miền Bắc khi nhiều lần trong lịch sử, Nhà Nguyễn đã công khai chống lại các hoạt động của Thiên chúa giáo. Bên cạnh đó, giữa Việt Minh và Giáo hội Thiên chúa giáo có mâu thuẫn thi Giáo hội ủng hộ người Pháp.

                              b/ Những đãng phái dân chủ di cư vào Nam

Sau Cách mạng tháng tám, cộng sản gom trọn quyền lực trong tay và loại trừ tất cả các đảng phái yêu nước khác vì vậy sau khi đất nước bị chia đôi hầu hết các đảng phái dân chủ di cư vào Nam.

Thời thuộc Pháp có một số đảng như: Việt Nam Quốc dân Đảng, Đảng Đại Việt Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam, Đảng cộng sản việt nam

Hiện nay tại Việt Nam chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản hoạt động.

Các chính đảng còn lại như: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, Đảng Nhân dân Hành động Việt Nam, Đảng Dân tộc Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Đảng Vì Dân Việt Nam, Đảng Dân Chủ Việt Nam thế kỷ 21, Đảng Thịnh Vượng Việt Nam, Đảng Đại Dân tộc Việt Nam, Đảng Xanh Việt Nam, Đảng Người Việt Yêu Người Việt... hầu hết hoạt động tại hải ngoại vì chính quyền Việt Nam cấm hoạt động trong nước

                             c/ Cao đài, Hoà hào chống Việt minh

Bất cứ một dân tộc nào, muốn thoát cảnh nô lệ cũng sẵn sàng hy sinh để chiến đấu chống lại kẻ thù. Nhưng sự hy sinh đó càng cần thiết hơn nữa khi phải chiến đấu để phục hồi nền độc lập và thống nhứt lãnh thổ. Nhưng đó không phải là trường hợp của Việt Nam khi chủ nghĩa Cộng Sản xuất hiện và nắm toàn bộ quyền hành trong tay từ Bắc chí Nam. Cho tới ngày nay, sau 40 năm thống nhứt được đất nước, người dân Việt Nam, chưa bao giờ khổ cực và bị áp bức còn hơn lúc sống dưới thời kỳ của thực dân Pháp thống trị. Đó là ý kiến của ông Trần Văn Giàu, một lãnh tụ Cộng Sản khét tiếng, người đã tổ chức việc cướp chính quyền ở miền Nam cho Cộng Sản vào mùa thu năm 1945.
Thật vậy, nếu so sánh đời sống của công nhân và nông dân lúc bấy giờ với đời sống của họ hiện nay, thì ai ai cũng có thể nhận thấy rõ sự cách biệt quá xa. Còn thời kỳ nông dân miền Nam, một năm chỉ làm một mùa lúa, còn 9 tháng thong thả rong chơi. Còn đâu thời kỳ công nhân đồn điền cao su, không cần phải ăn trộm, ăn cắp để có đủ sống? Sự xuất hiện của đảng CSVN  vào những năm 1930 và từ mấy thập niên tiếp theo đã biến một đất nước trù phú thành một trong những đất nước nghèo mạt nhứt trên thế giới. Đó là một tội ác không thể tha thứ được, vì hơn ai hết, đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về sự sa đọa tinh thần và vật chất hiện nay của 90 triệu đồng bào, khi đất nước bước vào thiên niên kỷ mới.

                                           1-Tàn Sát Cao Đài

Vào tháng 8 năm 1945, khi có tin cho biết rằng Nhật vì hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki phải đầu hàng thì CSVN  bắt đầu công khai đàn áp và diệt trừ đối lập. Theo thứ tự thời gian thì trước tiên chúng ta có thể đề cập tới vụ chúng sát hại đồng bào theo đạo Cao Đài ở Quảng Ngãi, một trong những tỉnh nghèo nhứt của đất nước.

Trong Bạch Thư gửi cho Tổng Thư Ký LHQ, tổ chức Cao Đài giáo Việt Nam ở hải ngoại nói: Trong suốt 3 tuần lễ, kể từ ngày 19 tháng 8 năm 1945, chỉ riêng tỉnh Quảng Ngãi đã có 2.791 chức sắc, chức việc và đạo hữu Cao Đài bị những người Cộng Sản Việt Nam sát hạ bằng đủ cách. Như chém đầu, chôn sống, thả biển, tại Quảng Ngãi và giáo sư Nguyễn hồng Phong cùng 5 nhân sĩ khác bị giết tại làng Bầu ở Quảng Nam.

Năm 1975, CSVN đã giết hơn 500 cán bộ Quân Dân Cán Chánh và một số tu sĩ Phật giáo ở Quảng Ngãi, mà nhiều nhứt là tại các thị xã Hành Thịnh, Hành Thiện, Hành Phước, tại các nơi này hơn 300 người bị chôn vùi trong một hầm sâu của đồi núi La Hai, thôn Hòa Vinh, xã HànhPhước.

Không phải chỉ có các tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi bị sát hại tập thể như thế mà vẫn theo các nhân chứng còn sống, những chức sắc của Giáo hội Cao Đài hải ngoại thì tổng kết có tới 30,000 tín đồ Cao Đài ở các tỉnh Gò Công, Long An, Trà Vinh, Sa Đéc, Mỹ Tho, Biên Hòa, Đồng Tháp Mười... bị sát hại bằng cách chôn sống, bị bắn giết tập thể, vùi thây vào các ngôi mộ tập thể như tại Trảng Bàng, Tây Ninh, hàng 100 xác người vô tội, kể cả đàn bà và trẻ con

                                                2-Vụ bắt và giết Huỳnh phú Sổ 
                                                 (Lảnh tụ Phật giáo Hòa Hảo)

Cùng một lúc với việc săn lùng để bắt Tạ Thu Thâu có việc tìm bắt lãnh tụ Phật Giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ sau khi Cộng sản cướp được chính quyền ở Sài Gòn. Tìm bắt không được Huỳnh phú Sổ.

Theo một tín đồ thân cận của Đức Thầy, ông Lâm ngọc Thạch, thì sau khi vượt ra khỏi cuộc vây bắt của cộng sản ở đường Miche, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã lên Biên Hòa rồi từ đó ra Long Thành.

Tình hình ở Sài Gòn dần dần ổn định trở lại. Ảnh hưởng của Cộng Sản không còn nữa. Quân đội Pháp làm chủ tình hình, nên Huỳn Phú Sổ có thể trở về và công khai tiếp xúc với các đoàn thể quốc gia, nhứt là với các nhân vật như Vũ Tam Anh, như Nguyễn văn Sâm. Trần văn Ân, Lê trung Nghĩa, vv... thành lập Mặt trận Quốc gia Liên hiệp chấp nhận tham chánh với chức vụ Ủy viên đặc biệt trong Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ.

Trước đó cùng với cuộc vận động chính trị, Huỳnh phú Sổ cũng cho thành lập một chính đảng lấy tên là Việt nam Dân chủ Xã hội Đảng, mà quần chúng là khối tín đồ Pht giáo Hòa Hảo, gọi tắt là Dân Xã Đảng. Trong khi đó thì các sự xung đột giữa Cộng sản và tín đồ Hòa Hảo càng lúc càng cao. Vì vậy cộng sản  âm mưu hạ  sát Huỳnh Ph ú  Sổ.

Như vậy chính chủ nghĩa cộng sản đã tạo ra sự đối lập vế tư tưởng chính trị về phương cách cai trị giữa dân chủ tự do và độc tài đảng trị. Người dân trong cùng một nước thù ghét giết nhau  bằng mọi hình thức. Đó là chiến tranh ý thức hệ.

                                           3-Vụ hạ sát Tạ Thu Thâu                                                                           (Cộng sản phái Troskyst)
Một bài báo của tờ “Nghiên cứu Chính trị” của CSVN, trong đó có nói rằng trong cuộc chiến đấu để nắm được quyền lãnh đạo ở Việt Nam, Cộng Sản đã gặp phải nhiều khó khăn về phía phe Đệ Tứ Quốc Tế, tức là phe do Tạ thu Thâu lãnh đạo, nên khi có cơ hội (cướp được chính quyền) thì việc đầu tiên của họ là phải tiêu diệt Đệ Tứ quốc tế. Chính vì thế mà không phải chỉ có Tạ thu Thâu, vị thủ lãnh của Đệ Tứ Quốc Tế ở Việt Nam bị hãm hại mà gần như toàn thể các cấp lãnh đạo và đảng viên cao cấp Đệ Tứ đều bị thủ tiêu ở miền Nam trong khi Tạ thu Thâu bị sát hại tại Quảng Ngãi và mùa thu 1945.

Chính vì thế mà Vũ thư Hiên còn cho rằng Dương bạch Mai, một lãnh tụ cộng sản miền nam đồng thời với Trần văn Giàu, đã chết cách rất bí mật, có thể là do bàn tay của HCM, vì Dương bạch Mai từng tỏ ra chống Mao trạch Đông và thân với các phần tử Troskyst. Theo Vũ thư Hiên thì Dương bạch Mai đột tử ngay trước khi Đại Hội Trung Ương Đảng họp đề ra nghị quyết đầu năm 1964. Nghị quyết này chủ trương theo đường lối Mao, ngấm ngầm chống Krushchev.

                                          

                              4-Thanh trừng những tư tưởng đối lập      

                                                  * Nhân dân giai phẫm*

Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm là một sự kiện được cho là có xu hướng chính trị, đòi thi hành tự do trong sáng tạo nghệ thuật của một số văn nghệ sĩ và trí thức sống ở miền Bắc, dưới chính quyền VNDCCH, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức kết thúc vào tháng 6/ 1958.

Nhà nước VNDCCH xem đây là phong trào chống chính quyền của một nhóm trí thức do bị tình báo nước ngoài được cài ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo Chính trị và Nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam.

Tháng 2/1955, khoảng 30 văn nghệ sĩ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam viết “Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hoá”, bao gồm ba đề nghị:

     1) trao sự lãnh đạo văn nghệ cho văn nghệ sĩ.

     2) thành lập một hội văn nghệ bên trong cơ cấu văn nghệ quân đội.

     3) bãi bỏ cơ chế quân đội kiểm soát văn nghệ sĩ phục vụ trong quân đội.

Cùng thời điểm đó, nhà thơ Trần Dần dẫn đầu khoảng 20 văn nghệ sĩ đến gặp tướng Nguyễn Chí Thanh, người đứng đầu Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, để đề nghị ba yêu cầu tập trung vào tự do sáng tạo cho giới văn nghệ sĩ. Đề nghị chính trị này bị tướng Nguyễn Chí Thanh từ chối. Ông lên án các trí thức quân đội rằng hành động của họ “chứng tỏ ý thức hệ tư bản đã bắt đầu tấn công các đồng chí”.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp từ đầu tháng Chín và kéo dài đến cuối tháng Mười. Ngày 30/10/1956, Đài phát thanh Hà Nội tường thuật về Hội nghị 10, nói rằng dân chủ hoá và cải thiện đời sống nhân dân nay là hai trọng tâm đầu tiên của Đảng. Những thay đổi lớn này tại Việt Nam và tình hình quốc tế cho phép các trí thức Việt Nam thực hiện Phong trào Nhân văn-Giai phẩm. Cơ quan ngôn luận của phong trào này là "Nhân Văn", một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm chủ nhiệm và Trần Duy làm thư ký toà soạn, cùng với tạp chí "Giai Phẩm", hình thành nên nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm.

Trong tạp chí Giai phẩm Mùa xuân được ấn hành tháng 1/1956, do nhà thơ Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương, về sau bị tịch thu, có bài Nhất định thẳng của Trần Dần, miêu tả hoàn cảnh đời sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia cắt, tác giả bài thơ bị quy là chống phá, "bôi đen" chế độ, với những câu thơ: 

                       Tôi bước đi

                       không thấy phố

                       không thấy nhà

                       Chỉ thấy mưa sa

                       trên màu cờ đỏ

                                 Trần Dần

Tháng 8 năm 1956, Phan Khôi có bài "Phê bình lãnh đạo văn nghệ", đăng trong" Giai phẩm Mùa thu".

Trong số ra mắt ngày 20/9/1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:

1- Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa   lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình.               

Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự  do dân chủ.

            2- Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân trên đất nước, do đó chưa tranh  đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.

Nhân văn số 3 ra ngày 15/ 10 đăng bài của Trần Đức Thảo về mở rộng dân chủ, phát triển phê bình trong nhân dân. Trần Duy cũng góp tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ trong Nhân văn số 4 ra ngày 5/11/ 1956. Trong số cuối cùng, số 5 báo Nhân văn, Nguyễn Hữu Đang nhận xét về những điều bảo đảm tự do dân chủ trong Hiến pháp Việt Nam 1946 và so sánh với tình hình thực tế lúc bấy giờ.

Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản.

Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm phải tham gia học chỉnh huấn vì có tư tưởng bị xem là trái với đường lối của Đảng Lao động Việt Nam. Một số phải ngừng sáng tác một thời gian dài: Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị tuyên án tù, bị giam giữ và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp Nguyễn Hữu Đang. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm".

Hồ Chí Minh dùng bút danh Trần Lực, đăng một bài trên báo Nhân dân ngày 16/9/1957 với tựa đề “Đập tan tư tưởng hữu khuynh”, lên án đó là tư tưởng độc hại và dễ lan tràn như cỏ dại, sau đó Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị dập tắt. Trước đó, một xã luận của báo Nhân dân ở Việt Nam có viết rằng: “Chúng ta không thể cho phép bất kỳ ai lợi dụng tự do dân chủ và tự do ngôn luận để tách rời nhân dân khỏi Đảng.”

Bộ Chính trị ra quyết nghị đưa gần 500 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn và phải "tự kiểm điểm". Hơn 300 người còn phải ký tên cam kết chấp hành đường lối chính trị của đảng.

Một quốc gia dưới chế độ độc đảng thì không bao giờ tự do tư tưởng. Nhà nước cộng sản không những kiễm soát bao tử mả luôn cả tư duy của người dân. Trong các nuớc cộng sản nhà nước luôn luôn kiểm soát, áp chế những  người dân có tư  tưởng đối lập. Phong trào Nhân văn -Giai phạm phải chịu cùng số phận như phong trào" trăm hoa đua nở "ở Trung cộng vài năm trước đó.

Như vậy chúng ta đã thấy chính chủ nghĩa cộng sản trong một thời gian ngắn chiếm chính quyền thực hiện chủ nghĩa ngoại lai sai lầm  đã là nguồn  gốc gây chia rẻ dân tộc Việt nam và tạo ra cuộc nội chiến hai miền Nam Bắc từ năm 1955 đến 1975.

           B/ Hai khối tự do và cộng sản tham gia

                     vào nội chiến tại Việt nam                                          

  Sau đệ nhị thế chiến nước Nga có chủ trương thống trị toàn câu bằng chủ thuyến cộng sản và Mỹ có đường lối ngăn chận sư xâm nhập nầy. Chiến tranh giữa Mỹ và Nga đã chọn Việt nam làm thí điểm cho cuộc tranh chấp nầy.

                   1/ Mỹ tham chiến vào Việt nam

  các sự kiện chính thức, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam được coi là bắt đầu vào năm 1964, khi các nhóm quân viễn chinh Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng. Tuy nhiên thực tế những hạt mầm của sự can thiệp này đã được gieo từ rất lâu trước đó, ngay từ năm 1948 khi Chiến tranh Đông Dương đang diễn ra, và kéo dài tới tận năm 1975, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với sự thất bại của Hoa Kỳ và sự sụp đổ của chính phủ bản xứ thân Mỹ là Việt Nam Cộng hòa.

Để tồn tại như một siêu cường hàng đầu thế giới không phải chỉ có sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị, mà còn cần phải có một chiến lược toàn cầu phù hợp, một chính sách gây ảnh hưởng khôn khéo.

Liên Xô và Hoa Kỳ đều có chiến lược cho mình. Điểm khác nằm ở chỗ chiến lược của Hoa Kỳ ở tầm toàn cầu còn chiến lược của Liên Xô ở tầm châu Âu. Hoa Kỳ tin vào thuyết Sứ mệnh Hiển nhiên để lãnh đạo toàn cầu trong khi Liên Xô cũng muốn lãnh đạo toàn cầu nhưng Staline nhận ra xuất phảt điểm thấp hơn Hoa Kỳ nên phải chấp nhận rằng Liên Xô cần có 1 chiến lược tầm châu Âu trước khi có 1 chiến lược tầm toàn cầu để cạnh tranh với Hoa Kỳ. Do chiến lược của Hoa Kỳ ở mức toàn cầu nên sự can thiệp vào Việt Nam là nằm trong toan tính của Hoa Kỳ còn do chiến lược của Liên Xô là tránh đối đầu với Hoa Kỳ ở tầm quốc tế trong giai đoạn đó nên Liên Xô đã không quan tâm tới tình hình Việt Nam.

Sau khi trúng cử vào Nhà Trắng lần thứ hai, Tổng thống Mỹ Truman đề ra học thuyết mang tên mình. Học thuyết Truman coi Liên Xô là đối tượng chủ yếu và lập luận rằng "một số phong trào cách mạng giải phóng dân tộc cũng là tay sai của cộng sản do Moscow điều khiển, sử dụng chiêu bài dân tộc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản". Do vậy, chiến lược của Mỹ là phải bao vây và ngăn chặn Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải chống những phong trào giải phóng dân tộc do những người cộng sản lãnh đạo và ủng hộ những phong trào dân tộc không theo chủ nghĩa cộng sản

                                a/ Mỹ thành lập chính quyền Ngô Đình Diệm

Sau khi quyết định tham gia vào Việt nam Mỹ bắt đầu thành lập một chính quyền theo khối tự do. Mỹ đã chọn lựa Ngô đình Diệm, một nhân vật chống cộng và theo đạo công giáo nổi tiếng trước đây lưu vong sống ở  Mỹ.

Ngô Đình Diệm (1901-1963) là nhà chính trị Việt Nam. Ông từng làm quan nhà Nguyễn thời vua Bảo Đại, sau đó làm Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam, rồi trở thành Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa (Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam) sau khi thành công trong việc phế truất Bảo Đại.

Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Là một lãnh đạo theo Công giáo La Mã, ông bị những người theo Phật giáo phản đối vì chính sách thiên vị Công giáo. Tháng 11/ 1963, sau một loạt các vụ biểu tình bất bạo động để phản đối của Phật giáo gây ra những bất ổn nghiêm trọng, Ngô Đình Diệm cùng em trai của mình là Ngô Đình Nhu bị giết trong một cuộc đảo chính năm 1963 do các tướng lĩnh dưới quyền thực hiện, với sự hỗ trợ của tình báo Hoa Kỳ.

                                 b/ Giúp vũ khí và quân đội

Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại cho tới thời gian đó. Các cường quốc hàng đầu là: Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, do có nhiều mục tiêu và toan tính của từng thời kỳ khác nhau, đã viện trợ cho các bên trong Chiến tranh Việt Nam về đủ mọi mặt kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo, giáo dục... với đủ các mức độ khác nhau. Nhìn chung viện trợ ngày càng tăng theo quy mô chiến tranh.

Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa cũng như trực tiếp hoạch định các chiến lược, chỉ đạo chiến thuật, thậm chí còn đem quân chính quy tới Việt Nam tham chiến trực tiếp. Mỹ Viện trợ quân sự cho VNCH  trong chiến tranhTháng Bảy năm 1954.Năm 1955 Mỹ hất cẳng Pháp và trực tiếp yểm trợ cho miền Nam Việt Nam, từ 1955 đến 1975 cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc thuộc giai đoạn hai tàn khốc hơn trước rất nhiều.

                  2/  Nga,Trung hoa và các nước trong khối cộng sản

                                tham gia vào chiến tranh Việt nam

CSVN  nhận được sự giúp đỡ vật chất từ Trung QuốcLiên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa. Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa (bao gồm TiệpKhắcBaLanHungaryBulgariaRomaniaCHDCĐứcCHDCNDTriềuTiên và Cuba) viện trợ cho CSVN từ năm 1955 đến 1975.

                                      aViện trợ vũ khí cho miền Bắc:

Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN viện trợ từ năm 1955 đến 1975 qua từng giai đoạn như sau:

Tính tổng cộng qua 20 năm, theo thống kê chính thức của Việt Nam, số viện trợ mà Việt Nam nhận được là 2,362,581 tấn hàng hóa, khối lượng hàng hóa qui đổi thành tiền tương đương 7 tỷ Rúp (tiền Nga).

Như thế trong hai giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Trung Cộng đóng vai trò chủ chốt trong quân viện cho CSVN, khối hàng viện trợ của họ chiếm đa số so với Nga và các nước khác.

Qua 20 năm, Liên XôTrung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho CSVN tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương đương 7 tỉ USD, trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự). Ngoài một số như máy bay, tên lửa chỉ dùng ở miền bắc còn lại đều chuyển vào miền Nam qua đường Trường Sơn.

Giai đoạn 1965-1971, theo số liệu của các nhà nghiên cứu Liên bang Nga, tổng giá trị viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam là 1 tỷ 579 triệu USD, tức mỗi năm viện trợ trung bình đạt 220 triệu USD. Giai đoạn 1970-1974, tài liệu của CIA giải mật của Hoa Kỳ thì đưa ra những con số ước tính trong biểu đồ, theo đó giai đoạn này CSVN nhận được khoản 2 tỷ USD viện trợ. Trong 2 năm 1973-1974

                                   b/ Cố vấn

Theo các nguồn tin chính thức của Mỹ vào tháng 8/1978, Việt Nam có 4.000 cố vấn và chuyên gia Liên Xô và đến giữa năm 1979 con số đã tăng lên đến 5.000-8.000. Tháng 9/1978, Liên Xô bắt đầu cung cấp vũ khí mới (máy bay, tên lửa phòng không, xe tăng và vũ khí, đạn dược, cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh) cho Việt Nam bằng đường hàng không và đường biển.

Khác với các nước Mỹ, Anh, Nga, Ðức, Nhật, thời Thế Chiến Thứ Hai, đã tự sản xuất được vũ khí; hai miền Nam-Bắc Việt Nam và các phe đối nghịch tại Miên, Lào không tự chế được súng đạn mà phải phụ thuộc vào viện trợ của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc. Cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn hai cũng đã được quốc tế hóa, đây là cuộc đụng độ giữa khối Cộng Sản Quốc Tế và Thế Giới Tự Do. Miền Bắc được Liên Xô, Trung Cộng và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ giúp đỡ, miền Nam được Mỹ viện trợ.             

    C / Sai lầm của Việt nam cộng hòa và Mỹ trong chiến tranh

                1 /Sai lầm của Chính quyền Ngô Đình Diệm

                           a/ Độc tài gia đình trị

Kể từ khi về nước chấp chính, Ngô Đình Diệm đã được sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, đã tập hợp được nhiều đồng minh để lần lượt dẹp trừ các thế lực chống đối của cộng sản, giáo phái và các đảng phái. Tuy nhiên, khi chính sự đã ổn định, Tổng thống Diệm đã dần trở mặt với các thỏa hiệp ban đầu với những người đã ủng hộ ông và giúp ông giữ được ngôi vị Tổng thống. Để đảm bảo vị thế quyền lực của mình, Ngô Đình Diệm chủ trương kềm chế các phe phái chính trị đối lập cũng như ảnh hưởng từ phía nước ngoài như Mỹ, Pháp. Điều này giúp ông có thể tập trung sức mạnh để đương đầu với đối thủ mà ông cho là nguy hiểm nhất: những người Cộng sản. Các tướng lĩnh như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân,... các chính khách như Trần Văn Hương, Nguyễn Ngọc Thơ, Phan Khắc Sửu,... kể cả nhiều đảng viên cao cấp của đảng Cần Lao như Trần Chánh Thành, Võ Văn Trưng,... lần lượt đều bị xa lánh và tước bỏ ảnh hưởng. Trong nền Đệ Nhất Cộng hòa, ngoài Tổng thống Diệm, quyền hành bị tập trung vào trong tay một số người thân trong gia đình ông như:

  1. Ngô Đình Nhu với chức vụ "Cố vấn Chính trị" là bộ não của chế độ, nơi khai sinh và điều khiển tất cả mọi sách lược của quốc gia. Tuy là Dân biểu nhưng không mấy khi đặt chân đến Quốc hội để làm trách nhiệm dân cử, mà chỉ ngồi tại dinh Tổng thống để ra chỉ thị cho Quốc hội làm luật theo ý của anh em ông ta.
  2. Trần Lệ Xuân,  phu nhân của Ngô Đình Nhu, được coi là Đệ Nhất Phu nhân của chế độ Việt Nam Cộng hòa, là một trong các nhân vật then chốt của Chính quyền với những uy quyền to lớn. Cũng là một Dân biểu như chồng, nhưng bà thường xuyên xây dựng những đạo luật của riêng mình và "ép" Quốc hội phải thông qua.
  3. Ngô Đình Cẩn - em trai của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu - tự xưng là "Cố vấn Lãnh đạo các Đoàn thể Chính trị miền Trung và miền Cao Nguyên". Trên thực tế, ông nắm hết mọi quyền hành nhất là quyền bổ nhiệm nhân sự, còn các Đại biểu Chính phủ và Tỉnh trưởng chỉ là những viên chức thừa hành mệnh lệnh của ông mà thôi.
  4. Tổng Giám mục Ngô Đình Thục không chính thức giữ một chức vụ hành chính hay chính trị nào, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến Tổng thống, đến các Bộ trưởng trong Chính phủ Việt Nam Cộng hoà và các viên chức Địa phương và trở thành một cái gọi là Cố vấn tối cao của Chế độ.
  5. Ngô Đình Luyện, người em út của dòng họ Ngô Đình, là Đại sứ của Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa tại Anh, Hà Lan, Bỉ và Tunisia. Khi đảo chính 1963 nổ ra, ông may mắn thoát chết vì đang ở nước ngoài.

Để chống Cộng có hiệu quả, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tập trung quyền lực vào bản thân và các người em của mình đồng thời hạn chế các quyền tự do, dân chủ. Điều này không được những người đối lập tán đồng. Họ liên tục công kích chính sách độc tài chính trị của Tổng thống. Mặt khác, sự lộng quyền của một số đảng viên Cần lao và chính sách đàn áp của Chính phủ bắt đầu gây bất mãn trong quần chúng.

                                     bĐàn áp tôn giáo

Ngày 6/5/1963, hai ngày trước lễ Phật đản, Đổng lý văn phòng Phủ Tổng thống Quách Tòng Đức theo chỉ thị của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã gửi công điện số 5159 yêu cầu các địa phương xiết chặt quy định không được treo cờ Tôn giáo ngoài khuôn viên cơ sở Tôn giáo.. Mặc dù trước đó trong các dịp lễ công giáo, cờ Tòa thánh Vatican được treo tự do mà không bị Chính phủ cấm đoán.

Ngày 7/5 trong lúc dân chúng Huế và Thừa Thiên sửa soạn làm lễ Phật Đản thì cảnh sát đến tận nhà buộc dân chúng phải hạ cờ Phật giáo. Nhưng sau đó Phật giáo và chính quyền đã đạt được thoả thuận cho phép treo cờ Phật giáo trong ngày Phật đản. Tuy vậy Phật giáo vẫn quyết định sẽ nhân cơ hội này đấu tranh chống chính quyền.

Ngày 8/5, tại lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Thích Trí Quang, một trong các nhân vật có ảnh hưởng của Phật giáo miền Nam Việt Nam, Thượng tọa Trí Quang cũng có nhắc đến cờ Công giáo Vatican treo khắp đường phố vào các dịp lễ sao không cấm, mà lại cấm đúng vào ngày Phật Đản. Nhiều đoàn thể Phật tử yêu cầu chính quyền cho phát thanh lại bài thuyết pháp của Thượng tọa Trí Quang, nhưng Giám đốc Đài phát thanh Huế là ông Ngô Ganh không đồng ý vì băng chưa được kiểm duyệt, nên vài ngàn Phật tử kéo đến đài để trực tiếp yêu cầu.. Sự việc đang giằng co thì khoảng 22 giờ, ai đó đã quăng chất nổ, với sức nổ tương đương 5 kg TNT, làm thiệt mạng 8 người và bị thương 15 người. Chính quyền quy kết những người Cộng sản trà trộn quăng chất nổ giết người để gây xáo trộn, còn phía biểu tình thì kết án Thiếu tá Đặng Sỹ chính là người cho ném chất nổ và ra lệnh nổ súng để giải tán biểu tình. Ngay lập tức, làn sóng phản đối chính quyền càng ngày càng dâng cao và càng trở nên bạo động.

Ngày 25/8/1963, ba trăm sinh viên học sinh tổ chức biểu tình tại Công trường Diên Hồng phía trước chợ Bến Thành trong lúc đang có lệnh giới nghiêm. Các Trung đội Cảnh sát Dã chiến gần đó được tin liền kéo tới đàn áp. Cảnh sát bắn cả vào đám biểu tình. Nữ sinh Quách Thị Trang trúng đạn tử thương. Khoảng 200 người bị bắt giữ. Ngay chiều hôm đó Chính quyền Đô thành ra thông cáo rằng các lực lượng an ninh đã được lệnh nổ súng vào bất cứ đám đông nào tụ họp ngoài công lộ mà không xin phép trước.                                                  

                                   c/ Hậu quả: Cuộc đảo chính tại

                                  Nam Việt Nam năm 1963 

Cuộc đảo chánh 1963 là cuộc đảo chính Quân sự lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự làm ngơ của Hoa Kỳ vào ngày 1/11/1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu, Chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ, chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu.

Sau cuộc Cách mạng 1/11/63, ngày 1/11 chính thức trở thành ngày quốc khánh của Đệ Nhị Cộng hòa                    

Nguyên nhân xảy ra cuộc đảo chính 1963 do các tướng lĩnh Việt nam Cộng hòa bất mãn trước cách cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, muốn thực hiện đảo chính để chấm dứt cuộc khủng hoảng Phật giáo.

Trong một cuộc tiếp kiến Đại sứ Frederick Nolting, khi Nolting đề nghị để cho Hoa Kỳ chia sẻ những quyết định về Chính trị, Quân sự và Kinh tế, Tổng thống Diệm trả lời rằng "chúng tôi không muốn trở thành một xứ bảo hộ của Hoa Kỳ".

Ngày 27/6/1963, Tổng thống Kennedy công bố quyết định thay đổi Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. (Thay đổi Đại sứ trong lúc tình hình căng thẳng là dấu hiệu thay đổi Chính sách).

Ngày 22/8/1963, tân Đại sứ Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn.

Ngày 24/8/1963, Henry Cabot Lodge, người vừa sang Sài Gòn làm Đại sứ nhận được chỉ thị từ Washington yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm cách chức Cố vấn Ngô Đình Nhu

Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính tình hình chính trường Sài Gòn không được như chính quyền Washington mong muốn. Trong vòng 4 năm kể từ biến cố ngày 1/11/1963 cho đến khi thành lập Đệ Nhị Cộng Hòa ngày 1/11/1967, Miền Nam đã trải qua 4 chính phủ: Chính phủ Nguyễn Khánh (Quân nhân), Chính phủ Trần Văn Hương (Độc lập), Chính phủ Phan Huy Quát (Đại Việt), Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ (Quân nhân)

 
                      2/ Sai lầm của Mỹ sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm
                                  aMỹ tham chiến trực tiếp vào Việt nam

                    (Việt nam Cộng hòa mất chính nghĩa trong cuộc chiến)

Cuộc đảo chính được Mỹ ủng hộ do chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm không thực hiện những thay đổi chính trị theo khuyến cáo của Mỹ dẫn đến mâu thuẫn với chính phủ Mỹ do đó Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lĩnh đảo chính. Một lý do khác được quy kết nữa là vì chính phủ của ông chủ trương độc lập với người Mỹ, trong khi người Mỹ muốn kiểm soát chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH).

Liền sau đó, một loạt các thất bại của quân lực VNCH trong Chiến tranh đặc biệt cho thấy chế độ VNCH không thể đẩy lùi lực lượng vũ trang của quân Giải phóng ra khỏi miền Nam Việt Nam, dù đã được Mỹ viện trợ trên 1 tỷ USD mỗi năm (thời giá của năm 1960) và gần 23.000 cố vấn quân sự. Tình hình chính trị nội bộ Việt Nam Cộng hòa cũng lục đục, tổng thống Ngô Đình Diệm bị quân đảo chính giết chết, liền sau đó là 14 cuộc đảo chính quân sự khác chỉ sau một năm rưỡi. Sự kình chống nhau dữ dội của các tướng lĩnh khiến hệ thống chính trị và quân sự của VNCH suy yếu. Bên cạnh đó, CSVN đã tăng cường viện trợ hàng ngàn tấn vũ khí, và hàng chục ngàn người cho lực lượng quân Giải phóng miền Nam. Các khu Ấp chiến lược liên tiếp bị phá, quân đội VNCH dần bị đẩy khỏi nhiều vùng nông thôn và phải lui về phòng ngự co cụm ở các vùng đô thị.

Mỹ phải đề ra một chiến lược mới:  Chiến tranh cục bộ. Mỹ sẽ trực tiếp đem quân viễn chinh tới Việt Nam để tham chiến, chấm dứt sự can thiệp hạn chế ở mức cung cấp viện trợ và cố vấn như trong các giai đoạn trước đó. Một sai lầm to lớn đưa đến sự thất trận của VNCH là sự tham chiến trực tiếp của Mỹ vào chiến tranh Việt nam.

Chiến tranh giành độc lập đất nước là chiến tranh hầu như gắn liền trong trong từng tế bào của người Việt nam từ khi sinh ra đời. Việt nam đã tửng chịu ách thống trị của Tàu hơn ngàn năm  của Pháp gần trăm năm. Sự hiện diện của quân đội viễn chinh Mỹ tại Việt nam là điểm dựa cho Cộng sản Bắc Việt tuyên truyền cho một cuộc chiến chống xâm lăng giành độc lập đất nước. Người dân bình thường không ai tìm hiểu chiến tranh ý thức hệ là gì cả, họ chỉ thấy một binh đội nước ngoài và sự tàn phá của chiến tranh và những  lời tuyên truyền của cộng sản là họ sẳn sàng theo cộng sản dành độc lập cho đất nước.                                   

                           b/ Sai lầm trong sự hủy bỏ 

                               chính sách Ấp chiến lược

Ấp Chiến lược là một "quốc sách" của chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1961 do Ngô Đình Diệm đề xuất để đối phó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTGPMN). Để tránh gây ác cảm với người dân, những năm sau tên của chương trình này đổi thành Ấp Đời mới (1964) rồi Ấp Tân sinh (1965).                      

Vì muốn cách ly thường dân khỏi lực lượng du kích quân Giải phóng miền Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm cho ra đời kế hoạch Ấp chiến lược. Nông dân tại các ấp chiến lược có thể nhận được sự bảo vệ, hỗ trợ kinh tế và trợ cấp của chính phủ. Mục đích chính là loại lực lượng du kích quân Giải phóng miền Nam ra khỏi dân cư để dễ dàng tiêu diệt. Kế hoạch này ban đầu đã gây khó khăn cho quân Giải phóng miền Nam, nhiều cơ sở của họ bị quét sạch và có nguy cơ bị tiêu diệt. Khuôn mẫu cho Ấp chiến lược được rút từ kinh nghiệm chiến dịch bình định ở Philippines của quân lực Mỹ và Malaysia của quân đội Anh. Kế hoạch được phái đoàn cố vấn Anh do R. G. K. Thompson cầm đầu đưa ra vào Tháng 11/ 1961 và chính thức áp dụng vào Tháng Ba năm 1962 đầu tiên ở Bình Dương.

Ấp chiến lược tổ chức theo hình thức "tự quản, tự phòng và tự phát triển" và là hậu thân của Khu trù mật phát động năm 1959. Quản lý ấp là một Ban trị sự, phòng thủ bảo vệ ấp là lực lượng Phòng vệ dân sự, phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng hòa của ấp đó phụ trách.

Người đứng đầu kế hoạch Ấp chiến lược là Cố vấn Ngô Đình Nhu với Trung tá Phạm Ngọc Thảo chịu trách nhiệm.

Ấp được xây với hệ thống phòng thủ, thường có hai vòng rào. Vòng ngoài bằng dây kẽm gai, tre hoặc bụi gai. Vòng trong đắp đất, trên gắn kẽm gai. Giữa vòng ngoài và vòng trong là hào sâu khoảng hơn một mét cắm chông nhọn. Mỗi ấp đều có một hoặc nhiều chòi canh có tầm nhìn xa; các cổng ra vào được canh gác cẩn mật.

Ban ngày, người dân trong ấp được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ muốn vào ấp phải qua sự kiểm soát, khám người vô cùng chặt chẽ. Mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp từ bên ngoài vào đều bị phát hiện vì trong ấp có hệ thống báo động. Chung quanh ấp là một diện tích đồng trống để lính canh dễ theo dõi việc di chuyển phía ngoài.

Năm 1962 Chính phủ đề ra kế hoạch xây dựng 11.000 đến 12.000 ấp nhưng khi nền Đệ Nhất Cộng hòa sụp đổ vào cuối năm 1963 thì con số thực hiện được là 7.205 ấp. Vùng hưởng ứng mạnh nhất trong việc xây dựng ấp Chiến lược là Cao nguyên Trung phần với nhiều bản người Thượng tự tổ chức lập ấp phòng thủ.

Chính sách Ấp chiến lược đã hầu như tiêu diệt tất cả những lực lượng võ trang của Mặt trận giải phóng miền nam dưới sự yễm trợ CSVN tại Hà nội. Nhiều du kích phải trở về sống với gia đình vì thiếu nguồn cung cấp thực phẫm. Không tiếp tục triển khai chính sách Ấp chiến lược là thiết lập lại địa bàn hoạt động  cho CSVN

                       c/Cuộc chiến không được sự hậu thuẩn của dân Mỹ

Tại Việt Nam, Mỹ đã huy động một lực lượng hùng hậu, tướng William Westmoreland "tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969". Như toàn mơ hồ về lý tưởng chiến đấu. Sau khi chứng kiến tận mắt những gì diễn ra ở Việt Nam và cảm thấy cuộc chiến của Mỹ là sai trái, nhiều lính Mỹ trở nên bất mãn và phản đối chiến tranh, tinh thần và sức chiến đấu của quân đội Mỹ ở Việt Nam dần sa sút nghiêm trọng.

Trong thế chiến thứ 2, Mỹ là bên bị gây hấn trước, và người dân Mỹ hiểu rằng nước Mỹ tham chiến vì một sự nghiệp tốt đẹp là đánh bại chủ nghĩa phát xít, nên họ có thể chấp nhận những tổn thất lớn về người và của. Trong khi đó, người Việt Nam chưa từng gây ra đe dọa nào cho nước Mỹ và người dân Mỹ cũng chẳng có lý do gì thù ghét gì dân tộc này, việc quân Mỹ tham chiến tại đây chỉ đơn giản là do Chính phủ Mỹ muốn như vậy. Do đó, khi mức hao tổn ngân sách và thương vong ngày càng tăng, thì tâm lý phản chiến của người dân Mỹ cũng ngày càng tăng lên. Họ thấy thật vô lý khi chính phủ Mỹ lãng phí của cải và sinh mạng binh lính để tấn công một đất nước chưa từng đe dọa họ, trong khi chính nước Mỹ còn đầy rẫy sự bất công về dân quyền, kinh tế và chủng tộc. Công chúng Mỹ, đau buồn vì số thương vong ngày càng nhiều, thuế má tăng vọt và không thấy có triển vọng về một giải pháp, đã quay sang chống chiến tranh.

Cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã bị phản đối từ đầu thập niên 1960, nhưng không được chú ý và phải cho đến khi 1 người Mỹ là Norman Morrison tự thiêu vào năm 1965 thì dư luận thế giới mới biết đến.

Phong trào phản chiến bước sang một bước ngoặt mới khi cuộc biểu tình của sinh viên Đại học Tiểu bang Kent (tiểu bang Ohio) ngày 4/5/1970 đã bị Vệ binh quốc gia Mỹ đàn áp làm 4 sinh viên bị chết và 9 người khác bị thương.

Năm 1967, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King Jr. đã dẫn đầu 125.000 người trong cuộc biểu tình phản đối cuộc Chiến tranh Việt Nam. Được biết, năm 1965, Mỹ bắt đầu đổ quân vào trực tiếp tham gia Chiến tranh Việt Nam.

Nữ diễn viên Jane Fonda là một trong những người nổi tiếng kêu gọi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam.

Với những khuyết điểm trầm trọng đó Mỹ đi vào cuộc chiến Việt nam với muôn vàn khó khăn để thực hiện chủ trương bảo vệ thế giới Tự do!

            D/ Diễn tiến cuộc chiến

                      1/ Các chiến dịch Tìm-diệt tại miền Nam Việt Nam

                               a/Trận Ấp Bắc

Trận Ấp nắc là một trận quy mô lớn diễn ra vào giai đọan đầu của cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ với kết quả là chiến thắng lớn đầu tiên của du kích Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam  đối với quân chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa được cố vấn Mỹ chỉ huy. Trận này diễn ra vào ngày 2/1/ 1963, gần Ấp Bắc thuộc tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ (ngày nay là tỉnh Tiền Giang), cách Sài Gòn 65 km về phía tây nam.

Quân  MTGPMN áp dụng nguyên tắc. Chờ trực thăng tới gần, khai hỏa hàng loạt của súng tự động và súng trường. Bằng cách đánh phục kích, đến trưa họ loại khỏi vòng chiến đấu 5 chiếc trực thăng của  quân VNCH.

Quân MTGPMN không có vũ khí chống tăng nên không thể chiến đấu chống xe boc thép M-113 có hiệu quả. Để truyền cho các toán quân can đảm đứng lên chống xe bọc thép với vũ khí nhẹ và lựu đạn, các chỉ huy của Quân MTGPMN đã lên một bản danh sách những điểm yếu của xe bọc thép: Người bắn súng máy trên đỉnh đứng sau giá súng để lộ từ thắt lưng trở lên  có thể bắn trúng, có thể  tân công lính lái xe qua khe ngắm, những chiến sĩ dũng cảm thì có thể tiếp cận rồi ném lựu đạn lên nóc xe.

Kết quả trong trận này quân VNCH có 83 người thiệt mạng trên tổng số gần 200 lính thương vong, 3 cố vấn Mỹ bị giết và 16 cố vấn, phi công Mỹ bị thương. Thất bại của Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa trong trận này không chỉ là một thất bại thuần túy về chiến thuật mà còn mang ý nghĩa chiến lược, đã làm rung chuyển giới báo chí Mỹ, làm cho nhân dân Mỹ quan tâm hơn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiến thắng của MTGPMN (Quân Giải phóng miền Nam) tại Ấp Bắc đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ tại miền Nam Việt Nam.

Trong 2 cuộc thế chiến chiến thuật và chiến lược áp dụng có tính cách cổ điển. Những trận đánh có quy mô lớn và sức mạnh của vũ khí góp phần vào kết quả của những trận đánh. Đây không phải là lần đầu tiên quân đội Mỷ đối đàu một cuộc chiến tranh không quy ước: Không có một chiến trường xác định và đối thủ như những bóng ma chập chờn khi xuất khi hiện. Đó là lối đánh du kích mà Trung cộng đã áp dụng trong trận chiến tại chiếm lại phần đất mà Mỹ đã chiếm khi tấn công tới thủ đô Bắc Triều tiên.

                            b/  Chiến dịch Plei Me 

    (Cuộc phản công mùa khô 1966-1967Chiến lược tìm và diệt,                                            và Chất độc da cam)

Ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, tình hình chiến sự thay đổi có lợi cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. QGPMN bị đẩy lui vào thế phòng thủ, bị không quân và kỵ binh bay của Mỹ truy tìm ráo riết. Các đơn vị lớn phải rời bỏ vùng đồng bằng trống trải để lui về miền nông thôn hoặc núi rừng. Ở đồng bằng, họ chỉ để lại các đơn vị nhỏ và phát động chiến tranh nhân dân đánh du kích. Cố vấn Edward Lansdale đề xuất ý kiến, cho rằng nếu như có thể chiếm được lòng dân miền Nam thì du kích sẽ không có chỗ để trốn, nhưng kế hoạch đã thất bại và dẫn đến việc dùng chất độc da cam và chính sách tìm-diệt.

Sau trận này, quân Giải phóng đã tìm ra cách hạn chế ưu thế quân sự áp đảo của Mỹ. Phía Mỹ có ưu thế là hỏa lực cực mạnh và trang bị rất nhiều vũ khí hiện đại. Đặc biệt, quân Mỹ có yểm trợ không quân rất mạnh mà vũ khí khủng khiếp nhất của họ là máy bay B-52, bom napal và trực thăng vũ trang. Quân MTGPMN bỏ tham vọng đánh tiêu diệt các đơn vị Mỹ cấp trung đoàn, họ tránh đánh những trận dàn quân đối đầu trực tiếp mà chỉ áp dụng chiến thuật đánh tập kích. Quân của họ luôn bám sát những toán quân Mỹ nhưng không giao chiến, chỉ khi đối phương dựng trại hoặc sơ hở thì họ tập kích hoặc phục kích, đánh xong thì nhanh chóng rời chiến trường trước khi pháo binh và máy bay địch kịp đáp trả. Một khi xung phong thì luôn áp sát đánh gần, dùng lối cận chiến để không cho đối phương sử dụng pháo binh và không quân. Dù rất hiện đại nhưng quân đội Mỹ không quen chiến đấu trong địa hình rừng núi quen thuộc của đối phương, và vũ khí của họ cũng không phát huy hết tác dụng khi bị đối phương dùng lối đánh áp sát cận chiến.

                        c/ Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh:

Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh hay là trận  "Trận Khe Sanh", là một chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 tại Việt Nam.

Các tài liệu Hoa Kỳ thường ghi nhận trận đánh diễn ra trong 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4/1968, và cũng chỉ đề cập đến diễn biến trong 77 ngày này, mà theo đó kết thúc với việc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đóng ở Khe Sanh được Sư đoàn Không Kỵ số 1 cứu viện. Tuy nhiên đối với Quân MTGPMN  thì đây chỉ là giai đoạn 1 của chiến dịch, giai đoạn 2 kéo dài từ 9/4 đến 25/7 nhằm chiếm dứt điểm Khe Sanh, cũng diễn ra rất quyết liệt. Tổng cộng 2 giai đoạn kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh và quân MTGPMN  hoàn toàn kiểm soát cứ điểm này, đánh dấu sự cáo chung của Hàng rào điện tử McNamara. Khe Sanh đã trở thành nơi mà lần đầu tiên, quân đội Hoa Kỳ phải rút bỏ một căn cứ quân sự trọng yếu bởi áp lực của đối phương.

Bởi vai trò chiến lược vô cùng quan trọng của trận đánh này, đây là một trong những trận chiến ác liệt và được bàn thảo nhiều nhất. Chỉ huy căn cứ Khe Sanh lúc đó là Đại tá Lownds, gồm có 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn Thủy quân lục chiến và sau đó nhận thêm Tiểu đoàn 37 Biệt động quân ( Quân lực VNCH), nâng tổng số quân tham chiến lên đến 6.680 người vào cuối tháng giêng.

Mục đích chủ yếu của quân MTGPMN khi tấn công Khe Sanh là nhằm "nghi binh" cho các hướng tiến công chính trong Chiến dịch Tết Mậu Thân1968, bởi:

         -Vị trí đặc biệt quan trọng của Khe Sanh giống như "cái mỏ neo" trong bản đồ quân sự của Mỹ, đặc biệt là uy hiếp đường mòn HCM và bảo vệ vùng I chiến thuật. Đây là 0trung tâm chỉ huy của Hàng rào điện tử McNamara mà Mỹ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường mòn HCM. Phá hủy được cứ điểm này thì quân MTGPMN  mới nhổ được "Cái gai" mà Mỹ định găm vào tuyến đường chi viện chiến lược này.

-Tập trung đánh và bao vây nhằm thu hút 1 lực lượng lớn quân Mỹ tham chiến, thu hút cả

nước Mỹ hồi hộp theo dõi "Trận Điện Biên Phủ thứ 2" có thể thay đổi cuộc chiến Việt Nam.

                                1-Tầm quan trọng của Khe Sanh

Từ năm 1962, Mỹ và VNCH đã xây một căn cứ không quân - lục quân ở một thung lũng hẻo lánh ở gần khu vực biên giới Việt-Lào, có ý nghĩa chiến lược do nằm gần tuyến vận chuyển Đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng. Năm 1962, căn cứ này được Lực lượng Mũ Xanh (Green Berets) Hoa Kỳ sử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi sâu vào vùng đất Lào. Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đã gây nhiều trở ngại lớn cho sự tiếp vận từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

Sau thất bại trong mùa khô 1965-1966, Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nảy ra ý định thiết lập một phòng tuyến chống xâm nhập hiện đại nhất ở bờ nam sông Bến Hải để ngăn chặn đối phương.

       1-Phòng tuyến ước tính có chiều rộng khoảng 20 km, từ nam vĩ tuyến 17 đến đường 9, chiều dài trên 100 km chạy song song với sông Bến Hải từ biển Đông đến Sê Pôn (Lào) trong đó hành lang mặt bằng xây dựng có bề ngang 500m sẽ được san bằng như một sân bóng.          

       2-Xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc, cứ khoảng 2 km có 1 tháp canh khoảng 4 km có 1 căn cứ cỡ đại đội hoặc tiểu đoàn.

       3-Bố trí một hệ thống công sự gồm đủ hầm hào, lô cốt kiên cố, hàng chục lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt, xen kẽ với nhiều lớp bom mìn đủ kiểu: mìn định hướng, mìn đĩa, mìn lá, mìn Claymore, mìn chiếu sáng, Đặc biệt phòng tuyến được trang bị phương tiện điện tử tối tân như "máy thông minh", "máy phát hiện hơi người". Đây là các loại máy thu phát tiếng động tinh vi đủ cỡ.

Với mục đích buộc Hoa Kỳ ngồi vào bàn đàm phán và tạo ra cái nhìn mới về cuộc chiến theo hướng có lợi cho mình, vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, quân Giải phóng tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và các căn cứ quân sự của đối phương. Đây là một sự kiện gây chấn động trên thế giới và có một vai trò bước ngoặt trong cuộc chiến tranh này. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh.

Cuộc tiến công đã đồng loạt nổ ra vào đêm 30 Tết Mậu Thân, tức ngày 30 tháng 1 năm 1968, trên khắp các đô thị miền Nam. Cuộc tấn công và nổi dậy diễn ra sau khi phía Việt Nam Cộng hòa hủy lệnh ngừng bắn của họ. Để khuếch đại tiếng vang đến mức tối đa, các lãnh đạo Quân Giải phóng đã lựa chọn phương án mạo hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu phương của đối phương. Ngay đêm đầu tiên, lực lượng biệt động Sài Gòn đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất trong thành phố: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã tạo bất ngờ lớn và làm tổn thất đáng kể cho quân đội Mỹ và VNCH, cũng như gây chấn động dư luận thế giới.

                                            *a- Hoàn cảnh ra đời

Nhưng với hàng ngàn cuộc hành quân lớn nhỏ trên khắp chiến trường miền Nam, mà đỉnh cao là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quân Mỹ vẫn không đạt mục tiêu đáng kể nào. Không thể tiêu diệt bộ chỉ huy cũng như các đơn vị lớn nào của quân Giải phóng, mục tiêu bình định sau 18 tháng cuối cùng vẫn dậm chân tại chỗ.

Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra, chưa biết bao giờ kết thúc. Chính phủ Mỹ không còn cách nào ngoài việc tiếp tục tăng quân, tăng chi phí quân sự. Đến cuối 1967, quân chiến đấu Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân và 68.800 quân của các nước phụ thuộc Mỹ. Năm 1967, quân đội VNCH có 552.000 quân, đến cuối năm 1968 cũng đã tăng lên 555.000 quân.

                                        *b-Kế hoạch của CSVN và MTGPMN

Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng gợi ý cho "Tổ kế hoạch" do Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Ngọc Hiền phụ trách là nên nghĩ đến kế hoạch và cách đánh khác cách đánh "truyền thống" mà lâu nay quân Giải phóng vẫn làm, thì mới có thể giành thắng lợi quyết định. Trong khi "Tổ kế hoạch" còn đang suy nghĩ tìm cách đánh mới, thì Lê Duẩn khi trao đổi với Quân uỷ Trung ương về kế hoạch chiến lược năm 1968 đã đề xuất giải pháp đánh thẳng vào sào huyệt địch trong các thành phố, thị xã. Ý kiến của Lê Duẩn được Quân uỷ Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tán thành và trở thành ý định quyết tâm chiến lược năm 1968.

Sau khi thảo luận kỹ khả năng đánh thành phố của lực lượng vũ trang và khả năng nổi dậy của quần chúng, Bộ Chính trị thông qua phương án tổng công kích, tổng khởi nghĩa do Bộ Tổng tham mưu soạn thảo đã được Quân uỷ Trung ương nhất trí. Phương án xác định chiến trường trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, hướng phối hợp chiến lược quan trọng là Đường 9-Khe Sanh.

Theo đó, trước Tết Mậu Thân 10 ngày, quân Giải phóng sẽ nổ súng mở màn Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, tiến công vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh để buộc Mỹ phải chú ý tập trung điều lực lượng chủ lực ra phía bắc đối phó, tạo điều kiện để giữ bí mật hướng trọng điểm và tiếp tục chuẩn bị.

                                       2-Kế hoạch của hai bên                                                                                                a- Hoa Kỳ

Ở ngưỡng cửa năm 1968, tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam, tướng William Westmoreland, quyết định rằng cần phải "thả mồi ngon" lùa quân địch vào bẫy, để buộc tướng Giáp phải đánh nhau theo cung cách quy ước, vốn là sở trường của quân Mỹ. Chiến dịch này mang tên Operation Scotland (từ ngày 1/11/1967 đến ngày 31/3/1968),

                                              b-Mặt trận Dân tộc GPMN

Tổng Quân ủy cùng Bộ Quốc phòng CSVN đã vạch ra kế hoạch chiến lược năm 1968 là: Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực nhằm thu hút, phân tán lực lượng, tiêu diệt địch mà chiến trường chính là hướng Đường 9-Khe Sanh, thực hiện cuộc tiến công đồng loạt vào thành phố, thị xã kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng mở đầu cho một cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa lấy chiến trường chính là Sài Gòn, Nam Bộ, Trị-Thiên-Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Mặt trận Đường 9-Khe Sanh sẽ thực hiện nhiệm vụ thu hút, giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động chiến lược của địch (chủ yếu là lính Mỹ), góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho toàn Miền thực hiện đòn chiến lược tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.

Tướng Westmoreland vẫn tin mục đích chính của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là chiếm giữ Khe Sanh và tạo nên một "trận Điện Biên Phủ mới" Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 9 năm 1994 của 1 đại tá Hoa Kỳ, Tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: "Khả năng không quân của Mỹ là cực mạnh khiến việc lặp lại Điện Biên Phủ là không thể, mục tiêu thực tế mà ông theo đuổi là gây cho quân Mỹ thương vong lớn khiến họ phải sa lầy, nhụt chí và cuối cùng phải tự rút khỏi đó."

Thực tế ông đã đạt được mục tiêu đó sau 6 tháng giao chiến khiến quân Mỹ liên tục bị tiêu hao sinh mạng ở mức độ cao.

                                        3- Diễn biến

Sở dĩ Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh được mệnh danh là "Trận Điện Biên Phủ thứ hai" vì giữa hai trận đánh này có những điểm tương đồng:

-Thứ nhất, cả Khe Sanh và Điện Biên Phủ đều tiếp giáp với biên giới Việt-LàoKhe Sanh cách biên giới Việt-Lào chừng 20 km, còn Điện Biên Phủ chỉ cách khoảng 8 km.

-Điểm tương đồng thứ hai là địa hình đều hiểm trở, khó tiếp cận. Chỉ có thể tiếp cận Điện Biên Phủ bằng đường không. Đối với Khe Sanh, ngoài việc tiếp cận bằng đường không, còn có thêm cách tiếp cận bằng đường bộ thông qua Đường 9.

                                           4- Kết quả và ý nghĩa

                                                   a -Với Hoa Kỳ

Việc giữ vững căn cứ Khe Sanh cho đến tháng 4 năm 1968 có thể coi là một thành quả về mặt chiến thuật của Mỹ. Dù nhiều đơn vị bị thiệt hại nặng, song quân Mỹ không bị tiêu diệt hoặc bắt sống toàn bộ như Pháp ở Điện Biên Phủ. Song cái giá phải trả là không hề rẻ, với gần 7.500 binh sĩ Mỹ và đồng minh thương vong chỉ trong 77 ngày (chưa kể thương vong trong 3 tháng sau đó), quân đồn trú tại Khe Sanh mất gần 1/2 quân số. Tỉ lệ thương vong này của lính Mỹ còn cao hơn trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Theo sử gia Ronald Spector, không có lý do nào hợp lý để coi trận đánh ở Khe Sanh là một chiến thắng của Hoa Kỳ như họ tự tuyên bố Với việc rút bỏ căn cứ, Khe Sanh đã khắc sâu trong tâm trí của nhiều người Mỹ như là một biểu tượng của sự hy sinh vô nghĩa và những chiến thuật lộn xộn đã khiến cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam đi đến thất bại.

                                                           b-Với Quân MTGPMN
     - Chính trị

Trong khi Hội nghị Paris về Việt Nam đang gặp bế tắc do phía Hoa Kỳ liên tục trì hoãn đàm phán thì chiến thắng tại Khe Sanh kết hợp với Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã giúp phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đảo ngược tình thế, buộc Hoa Kỳ ngồi vào bàn đàm phán. Chiến thắng này cũng giúp Quân MTGPMN  đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam.

      -Quân sự

Trải qua 170 ngày đêm vây lấn Khe Sanh, Quân MTGPMN  tuyên bố đã đánh thiệt hại nặng Quân đoàn III Thủy quân lục chiến và Sư đoàn Không Kỵ số 1 Mỹ, diệt 11.900 quân Mỹ và VNCH phá hủy 197 máy bay, 78 xe tăng - xe thiết giáp, 46 khẩu pháo, 50 kho đạn, giải phóng một địa bàn rộng lớn phía tây tỉnh Quảng Trị với 1 vạn dân

Với việc Mỹ bỏ Khe Sanh, Hàng rào điện tử McNamara coi như cáo chung. Kế hoạch chiến lược mà Mỹ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường mòn HCM coi như phá sản. Từ đây về sau, không còn căn cứ nào có thể uy hiếp trực tiếp tuyến đường cùng dòng hàng đưa ra tiền tuyến.  Do đó có thể nói trận Khe Sanh là bàn đạp cho các chiến dịch lớn của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sau này (chiến dịch Hạ Lào, chiến dịch Hè 1972...), và cuối cùng là chiến dịch quyết định Xuân 1975.   

                            d/ Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968                              

                      * Cuộc chiến Tết Mậu Thân 1968 *

Với mục đích buộc Hoa Kỳ ngồi vào bàn đàm phán và tạo ra cái nhìn mới về cuộc chiến theo hướng có lợi cho mình, vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, quân Giải phóng tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và các căn cứ quân sự của đối phương. Đây là một sự kiện gây chấn động trên thế giới và có một vai trò bước ngoặt trong cuộc chiến tranh này. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh.

Cuộc tiến công đã đồng loạt nổ ra vào đêm 30 Tết Mậu Thân, tức ngày 30 tháng 1 năm 1968, trên khắp các đô thị miền Nam. Cuộc tấn công và nổi dậy diễn ra sau khi phía Việt Nam Cộng hòa hủy lệnh ngừng bắn của họ. Để khuếch đại tiếng vang đến mức tối đa, các lãnh đạo Quân Giải phóng đã lựa chọn phương án mạo hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu phương của đối phương. Ngay đêm đầu tiên, lực lượng biệt động Sài Gòn đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất trong thành phố: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã tạo bất ngờ lớn và làm tổn thất đáng kể cho quân đội Mỹ và VNCH, cũng như gây chấn động dư luận thế giới.

              *1/ Hoàn cảnh ra đời

Nhưng với hàng ngàn cuộc hành quân lớn nhỏ trên khắp chiến trường miền Nam, mà đỉnh cao là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quân Mỹ vẫn không đạt mục tiêu đáng kể nào. Không thể tiêu diệt bộ chỉ huy cũng như các đơn vị lớn nào của quân Giải phóng, mục tiêu bình định sau 18 tháng cuối cùng vẫn dậm chân tại chỗ.

Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra, chưa biết bao giờ kết thúc. Chính phủ Mỹ không còn cách nào ngoài việc tiếp tục tăng quân, tăng chi phí quân sự. Đến cuối 1967, quân chiến đấu Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân và 68.800 quân của các nước phụ thuộc Mỹ. Năm 1967, quân đội VNCH có 552.000 quân, đến cuối năm 1968 cũng đã tăng lên 555.000 quân.

          *2/ Kế hoạch của CSVN và MTGPMN

Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng gợi ý cho "Tổ kế hoạch" do Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Ngọc Hiền phụ trách là nên nghĩ đến kế hoạch và cách đánh khác cách đánh "truyền thống" mà lâu nay quân Giải phóng vẫn làm, thì mới có thể giành thắng lợi quyết định. Trong khi "Tổ kế hoạch" còn đang suy nghĩ tìm cách đánh mới, thì Lê Duẩn khi trao đổi với Quân uỷ Trung ương về kế hoạch chiến lược năm 1968 đã đề xuất giải pháp đánh thẳng vào sào huyệt địch trong các thành phố, thị xã. Ý kiến của Lê Duẩn được Quân uỷ Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tán thành và trở thành ý định quyết tâm chiến lược năm 1968.

Sau khi thảo luận kỹ khả năng đánh thành phố của lực lượng vũ trang và khả năng nổi dậy của quần chúng, Bộ Chính trị thông qua phương án tổng công kích, tổng khởi nghĩa do Bộ Tổng tham mưu soạn thảo đã được Quân uỷ Trung ương nhất trí. Phương án xác định chiến trường trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, hướng phối hợp chiến lược quan trọng là Đường 9-Khe Sanh.

Theo đó, trước Tết Mậu Thân 10 ngày, quân Giải phóng sẽ nổ súng mở màn Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, tiến công vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh để buộc Mỹ phải chú ý tập trung điều lực lượng chủ lực ra phía bắc đối phó, tạo điều kiện để giữ bí mật hướng trọng điểm và tiếp tục chuẩn bị.

             *3/ Diễn biến

Trước thời điểm Tết Mậu thân, các bên đã có một số tuyên bố chính thức thông qua các kênh chính thức về việc sẽ tạm ngừng bắn trong một số ngày Tết, cụ thể như sau:

-Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Trong buổi phát thanh ngày 19/10/1967 của Đài Tiếng nói Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố tự nguyện ngừng bắn từ 01h00 sáng giờ Hà Nội ngày 27/1/1968 đến 01h00 sáng giờ Hà Nội ngày 3/2/1968 (7 ngày).

-Việt Nam Cộng hòa: Ngày 16/12/1967, chính quyền Sài Gòn tuyên bố trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng Quân lực VNCH và Hoa Kỳ sẽ ngừng bắn trong 48h từ 00h00 ngày 30/1/1968 đến 00h00 ngày 01/02/1968.

Quân Giải phóng phát lệnh tấn công tại Vùng I chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa. Tới 10h00 (giờ Sài Gòn) ngày 30/01/1968, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố hủy bỏ ngừng bắn trên toàn bộ miền Nam. Đêm 30, rạng sáng ngày 31/01, Quân Giải phóng phát lệnh tổng tấn công và nổi dậy toàn miền Nam.

                          *a/ Tại Sài Gòn

Ngay đêm tiến công đầu tiên tại Sài Gòn các đội biệt động cảm tử của Giải phóng quân đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu

                                       *1-Tại khu vực Bộ Tổng tham mưu

 Đội biệt động 2 (gồm 27 người chia làm các đội 6, 7, 9 đánh vào cổng 5 Bộ Tổng tham mưu và cổng Phi Long (sân bay Tân Sơn Nhất). Sau ít phút tiến công, đội chiếm được cả hai cổng. Song do lực lượng ít, Tiểu đoàn 267 (phân khu 2) và Trung đoàn 16 (Phân khu 1) bị lạc không đến kịp như dự kiến, quân Mỹ-VNCH phản công quyết liệt, đội biệt động không lọt được vào bên trong. Sau gần một ngày, dựa vào các toà nhà dọc đội biệt động đánh trả quân Mỹ quyết liệt, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, bắn cháy hai xe bọc thép. Đến 14 giờ ngày 30/1/1968, bị tổn thất và hết đạn, những người còn lại của đội biệt động buộc phải rút lui.

                                      *2-Tại Đài phát thanh Sài Gòn,

Đội biệt động số 4, sau ba phút chiến đấu đã chiếm được đài, loại khỏi vòng chiến đấu một trung đội cảnh sát dã chiến bảo vệ. Nhưng nhân viên kỹ thuật và bộ phận chính trị phụ trách phát thanh đã bị ngăn chặn ở Phú Thọ Hoà không đến kịp nên kế hoạch sử dụng Đài phát thanh làm công cụ tuyên truyền, gây tiếng vang dư luận không thực hiện được. Nhận rõ vị trí quan trọng của Đài phát thanh, ngay sau khi đài bị mất, quân Mỹ đã dùng cả trực thăng vũ trang, xe tăng yểm trợ nhanh chóng tổ chức lực lượng phản công. Chỉ 15 phút sau khi biệt động nổ súng, quân Mỹ đã bao vây toàn khu vực.. Sau ba ngày chiến đấu quyết liệt, những chiến sĩ biệt động còn sống sót quyết định dùng biện pháp cảm tử, dùng bộc phá phá hỏng một góc Đài phát thanh. Lực lượng biệt động thương vong gần hết (chỉ còn hai nữ phục vụ viên là bị bắt).

                                         *3-Tại Toà đại sứ Mỹ,

lúc 2 giờ 30 phút ngày 31/1/1968, 17 chiến sĩ Đội biệt động số 11 dùng xe du lịch có hoả lực B-40 yểm trợ đột nhập thẳng cổng Toà đại sứ. Sau khi diệt 4 quân cảnh Mỹ gác ở cổng, biệt động dùng thuốc nổ phá thủng tường, tiến đánh vào bên trong, chiếm gần hết tầng 1 phát triển lên tầng 2 và 3 Toà đại sứ. Chỉ 20 phút sau khi Đại sứ quán bị đánh, một toán quân cảnh Mỹ đến cứu viện, nhưng bị biệt động bắn chặn nên không vào được cổng chính. 7 giờ sáng ngày 31/1/1968, một trung đội quân cảnh Mỹ lọt được vào cổng chính. Cuộc chiến đấu trong sứ quán diễn ra quyết liệt.

9 giờ sáng ngày 31/1/1968, quân Mỹ đổ được một bộ phận lực lượng Sư đoàn dù 101 xuống sân thượng Toà đại sứ. Lực lượng tăng viện của quân Giải phóng không đến được như kế hoạch hiệp đồng. Các biệt động quân Đội 11 dũng cảm chiến đấu đến người cuối cùng. Trận đánh Toà đại sứ Mỹ kết thúc, trong 17 người của đội biệt động có 16 người tử trận, Quân Mỹ cũng thiệt hại nặng: 5 lính chết tại chỗ, 17 chết tại quân y viện và 124 bị thương.

                                        *4-Tại dinh Độc Lập,

Khoảng 1h30 mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, đội biệt động số 5 gồm 15 người trên ba xe tải nhỏ và hai chiếc Honda  xuất phát từ hai hướng tiến thẳng vào. Xe tải đi đầu mang khối thuốc nổ gần 200 kg có nhiệm vụ phá cổng. Chiếc xe đi đầu đã tiêu diệt ụ gác đầu tiên rồi nhanh chóng phóng đến cổng sau dinh Độc Lập để một người lao vào đặt khối thuốc nổ phá cổng nhưng không nổ. 5 chiến sĩ trèo qua tường rào, tấn công vào trong dinh. Lính gác cổng bắn trả dữ dội, 5 người hy sinh tại chỗ. Bên ngoài,. Gần sáng, không thấy quân chi viện, 8 người còn lại rút vào một cao ốc đang xây dở cạnh đó tiếp tục cố thủ, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của quân đội Mỹ nhưng mất thêm một người. Gần sáng mùng 3 Tết, lợi dụng những lỗ hổng trên tường do đạn bắn, 7 người dìu nhau thoát ra đường Thủ Khoa Huân. Đến sáng tổ bị bao vây, còn quả lựu đạn cuối cùng rút chốt nhưng không nổ, 7 người bị bắt

                                          *5-Tại Bộ Tư lệnh Hải quân,

16 chiến sĩ Đội biệt động số 3  dùng hai xe du lịch đưa lực lượng đến trước mục tiêu lúc 2 giờ 50 phút ngày 31/1/1968. Sau khi diệt hai lính gác ở đầu cầu Cửu Long, biệt động đánh bộc phá mở cửa và đột nhập vào bên trong, nhưng bị hoả lực ngăn chặn mạnh, không phát triển được. Các chiến sĩ biệt động chiến đấu cho đến khi hy sinh gần hết, chỉ còn hai người về được căn cứ và Phân khu 4.

Như vậy ở nội thành Sài Gòn, lực lượng biệt động thuộc Phân khu 6 trong ngày mùng 1 Tết Mậu Thân 1968 (theo lịch miền Nam - tức 31/1/1968) đã tiến công 6/9 mục tiêu chủ yếu. Mặc dù chiến đấu rất dũng cảm, song do chiến đấu đơn độc, các lực lượng tăng cường không đến kịp theo kế hoạch, nên chỉ chiếm được Đài phát thanh và Toà đại sứ, giữ trong thời gian ngắn, các mục tiêu khác không vào được bên trong. Trong số 88 chiến sĩ biệt động tham gia tác chiến, đã có 56 người tử trận và 10 người bị bắt. 

                        * b/ Tại Huế

Huế là một trong ba chiến trường chính và là một trong ba trọng điểm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Đây là thành phố lớn thứ ba của miền Nam (sau Sài Gòn và Đà Nẵng). Lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ở đây khá mạnh, toàn mặt trận Huế có khoảng 25.000 đến 30.000 quân (nòng cốt là Sư đoàn 1 bộ binh).

Ngày 30/1/1968, pháo binh Quân giải phóng đồng loạt bắn phá các mục tiêu địch ở khu Tam giác, khu Phan Sào Nam, Phú Bài, Động Toàn, Đông Ba, mở đầu cho tổng tiến công vào Nội đô Huế. Sau loạt pháo mở màn, lực lượng quân Giải phóng trên hai hướng cùng lúc đánh vào 40 mục tiêu trong và ngoại thành Huế.

Đại đội 1 và Đại đội 2  đánh vào Mang Cá. Do không nắm chắc địa hình, các đơn vị phải dùng sức mạnh để đột phá vào cổng chính. Trận đánh ác liệt kéo dài, thương vong mỗi lúc một tăng. Đến 11 giờ trưa, toàn bộ lực lượng đặc công phải rút ra. Trận đánh vào Mang Cá chấm dứt.

Cùng một lúc đánh Mang cá đại đội 1 và 2 đánh chiếm sân bay Tây Lộc. Được cơ sở bên trong hỗ trợ, một bộ phận đánh sân bay bí mật đột nhập qua cổng Thủy Quan, nhanh chóng theo sông Ngự Hà vào chiếm góc tây nam sân bay (gồm khu nhà lính bảo vệ và một phần khu vực để máy bay), phá hủy 20 máy bay và một số xe quân sự.

Tại khu Đại Nội, Cột Cờ,  ngày 30/1/1968, Đại đội 4 đột phá cửa Hữu, dùng một mũi thọc sâu nhanh chóng chiếm khu Cột Cờ lúc 4 giờ 30 phút. Còn lại đại bộ phận của Đại đội 4 cùng Đại đội 3 theo đường Yết Kiêu, Lê Huân đánh vào khu Đại Nội. Đến 5 giờ sáng quân Giải phóng chiếm toàn bộ khu Đại Nội, diệt một đại đội thám báo và 130 cảnh sát. 8 giờ sáng, lá cờ của MTGPMN được kéo lên trên cột cờ báo hiệu đã làm chủ trung tâm thành phố Huế. Đến ngày 1/2, phần lớn Huế với 90% dân chúng đã nằm trong tay lực lượng quân Giải phóng.

Ngày 9/2 đến ngày 12/2, quân Giải phóng phải liên tục chống phản công củ quân VNCH. Không còn khả năng tiến công, quân Giải phóng chuyển sang tổ chức phòng ngự, ngăn chặn phản kích quyết liệt đồng loạt trên bốn cổng thành (cửa Chánh Tây, cửa Hữu, cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba) và từ quốc lộ 1 vào An Hoà.

Ngày 16 và 17/2, quân Mỹ lại tổ chức phản kích dữ dội và chiếm được cả Đông Ba. Ngày 18/2, quân Mỹ chiếm cổng Thủy Quan, uy hiếp cửa Hữu, cửa An Hoà và cửa Thượng Tứ. Tình hình xấu đi rõ rệt. Mỹ đã tăng cường cho khu Mang Cá và Đông Ba một tiểu đoàn Thủy quân lục chiến để cùng lực lượng từ bên ngoài bao vây tiêu diệt quân Giải phóng đang giữ phần còn lại ở tả ngạn thành phố. Lực lượng quân Giải phóng bị đẩy lùi dần vào trong thành nội.

Chính vào thời điểm này, Mỹ ồ ạt tăng quân lên 23 tiểu đoàn (11 tiểu đoàn trong thành phố, 12 tiểu đoàn ở vòng ngoài) nhằm giải toả cho thành Huế. Sức ép của quân Mỹ ngày càng tăng. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng, tránh bị bao vây ngày 22/2/1968, Khu ủy Trị -Thiên và chỉ huy mặt trận Huế quyết định rút toàn bộ lực lượng ra ngoài thành phố.

Sau 25 ngày chiến đấu, quân Mỹ và Đồng minh có hơn 4.400 thương vong, quân Giải phóng cũng có hơn 4.000 thương vong. Theo thống kê của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, Quân Giải phóng đã có đến 97 tiểu đoàn và 18 đại đôi trực tiếp tham chiến, tổng cộng khoảng 323.500 người. Số tổn thất từ ngày 29/1 đến 29/2/1968 được Mỹ ước tính là khoảng 41.000 người, Theo số liệu Cục tác chiến của Quân Giải phóng, tổn thất của họ trong đợt 1 (từ 29/1 tới hết tháng 3) vào khoảng 17.000 binh sĩ tử trận và 20.000 bị thương, tức là bằng khoảng 2/3 so với ước tính của đối phương

Tổn thất của quân đội Hoa Kỳ và quân đội các nước khác (gồm (Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Thái Lan) theo thống kê của họ là 4.124 chết, 19.295 bị thương, 604 mất tích. Quân lực Việt Nam Cộng hòa tổn thất 4.954 chết, 15.917 bị thương, 926 mất tích. Tổng cộng tổn thất của quân đội Hoa Kỳ và đồng minh của họ là 9.078 chết, 35.212 bị thương, 1.530 mất tích.

                     *4/ Kết quả

Cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 đã dẫn đến các kết quả chính trị và quân sự cho cả thời kỳ 1969-1971, cũng như tạo nên bước ngoặt chiến lược cho toàn cuộc chiến ở Việt Nam.

                                        *a-Về chiến thuật

Năm 1968 trở thành năm đẫm máu nhất đối với quân viễn chinh Mỹ tại Việt Nam với 16.511 lính chết và 87.388 bị thương chưa kể mất tích. Đối với quân lực Việt Nam Cộng hòa với 28.800 lính thiệt mạng và 172.512 bị thương chưa kể mất tích ? CSVN  chịu thương vong hơn 113.000 người Sau tổng tiến công Mậu Thân, vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam bị thu hẹp. Quân Giải phóng bị đánh bật khỏi vùng đô thị và suy yếu trầm trọng: các đơn vị quân sự suy yếu, nhiều lực lượng chính trị bị lộ, thương vong cao hơn hẳn các năm trước, phải đến năm 1970 lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Do các tổ chức chính trị ngầm chuyên vận động nhân dân đã bị lộ nên trong năm 1969, tại nhiều nơi trên chiến trường, quân CSVN bị mất nguồn tiếp tế từ nhân dân. Họ phải rút về miền nông thôn, rừng núi hoặc phải sang ẩn tránh tại các vùng bên kia biên giới Lào và Campuchia. Do khó khăn về tiếp tế, đã có ý kiến trong giới lãnh đạo của MTGPMN và ở Hà Nội đề nghị giải tán các đơn vị cỡ sư đoàn, quay về lối đánh cấp trung đoàn trở xuống.

                                * b-Về chiến lược, Chính trị và ngoại giao

Cuộc tổng tiến công đã làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đã gây căng thẳng trong xã hội Mỹ, phúc lợi giảm sút, gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội... mà vẫn không đánh bại được đối phương, và trong tương lai chiến tranh không biết sẽ kéo dài đến bao giờ. Điều này đưa đến kết luận là Hoa Kỳ không thể thắng được trong cuộc chiến này.

Với sức ép của Tết Mậu Thân, cùng với việc thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng thống Mỹ còn cách chức William Westmoreland, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở Việt Nam, đưa Abram lên thay (9/3/l968). Đồng thời, Johnson tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo. Cũng từ sau Mậu Thân trở đi, quyền lực tiến hành chiến tranh của Tổng thống Hoa Kỳ càng ngày càng bị hạn chế bởi Quốc hội và dư luận trong nước và quốc tế. Sự rút quân viễn chinh Mỹ về nước là không thể đảo ngược, Chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn mới mà chính quyền và quân đội VNCH  phải tự bảo vệ lấy mình. Việt Nam hóa chiến tranh  không thể tránh khỏi.

Cuộc chiến Tết Mâu thân cho thấy những điểm sau:

- CSVN đã cóp nhặc lối đánh của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm Kỷ Dậu 1789. Vua Quang trung đã dùng yếu tố bất ngờ, lợi dụng những ngày Tết mà đối phương vui chơi lơ là không canh gát. Hơn thế nữa CSVN tấn công ngay giờ giao thừa để tạo sự lầm lẩn giữa tiếng pháo và tiếng đạn trong những cuộc tấn công  nhầm mục đích tạo sự lầm lẩn cho lực lượng trừ bị được về thăm nhà nhưng phải trở vể đơn vị khi cần. CSVN giử được yếu tố bất ngờ đến giờ phát tấn công nhưng không chiếm giử được nhiều vị trí quan trong trong thành phố Sài gòn, ngoại trừ thành phố Huế  trong 25 ngày nhưng cũng bị đẩy lui sau đó.

CSVN đã thiêu sống 113 000 lính và làm thiệt mạng hàng trăm ngàn thường dân vô tội. Như vậy cho thấy tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH rất cao

-CSVN đã có những dự đoán không đúng với tình hình: họ hy vọng cùng với tiến công quân sự đánh vào các đô thị, họ có thể phát động dân chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa đánh sụp chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đặt Mỹ trước tình thế phải đi đến quyết định ra đi khỏi chiến tranh. Điều nầy cho thấy đa số nhân dân miền Nam không thích chủ nghĩa cộng sản.

- Chỉ có 25 ngày chiếm được Huế CSVN đã thực hiện được một cuộc thãm sát ghê gớm trong lịch sử Việt nam     

                                  *Thãm sát Tết Mậu Thân tại Huế *

Thảm sát tại Huế Tết Mậu Thân là tên gọi một sự kiện trong Chiến tranh Việt Nam khi phát hiện nhiều ngôi mộ tập thể chôn tử thi trong chiến trận Huế. Việc phát hiện hố chôn xảy ra khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân và đóng ở Huế một tháng, sau đó bị triệt thoái trước sự phản công của Quân lực VNCH và Quân đội Hoa Kỳ.

Cho đến nay, tài liệu từ cả phía Việt Nam và Mỹ vẫn quy trách nhiệm cho nhau về nguyên nhân và tính xác thực của sự kiện này. Nguồn từ phía quân Giải phóng thì ghi nhận họ đã chôn nhiều thường dân chết do hỏa lực nặng của Mỹ cùng với binh sĩ tử trận của họ.

         *1/ Bối cảnh

Với mục đích giành giật chủ quyền tại Huế, trận chiến 28 ngày giữa quân GPMNVN  với Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực VNCH đã diễn ra và kết quả là 40% thành phố bị phá hủy, 116.000 người mất nhà ở. Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực VNCH chịu khoảng 4.400 lính thương vong, trong khi quân GPMNVN  và QDNDVN  cũng tổn thất trên 4.000 quân. Cũng trong cuộc tái chiếm này, quân đội Mỹ đã sử dụng tối đa vũ khí hạng nặng như bom napalm và súng không giật cỡ lớn. Trong số 17.134 ngôi nhà tại Huế, 9.776 bị phá hủy hoàn toàn, 3169 bị hư hỏng nặng; số thường dân thiệt mạng theo ước tính đầu tiên của chính phủ VNCH  là 3.776 người. Tài liệu quân GPMNVM  cho biết họ đã chôn cất khoảng 2000 nạn nhân do bom đạn tại các khu mộ tập thể cùng với binh sĩ tử trận của chính họ.

           *2/ Số liệu về các hố chôn tập thể

Trong những tháng và những năm tiếp theo sau Trận Mậu Thân tại Huế, bắt đầu từ ngày 31/1/ 1968, và kéo dài tổng cộng 26 ngày, hàng chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế. Nạn nhân bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và trẻ sơ sinh. Số liệu từ các nguồn khác nhau có sự không thống nhất.

Nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể:

  -1.173  tử thi tìm trong đợt đầu sau cuộc chiến, 1968

 -809     tử thi tìm trong đợt nhì, kể cả tìm thấy ở đụn cát, tháng  3/7 năm 1969

 -428     tử thi tìm trong đợt thứ ba, trong khe Đá Mài (khu Nam Hoa-tháng 9/1969

 -300     tử thi tìm trong đợt thứ tư, khu Phu Thutháng 11 năm 1969

 -100     tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969

  -1.946    mất tích (tính đến năm 1970

Theo soạn giả Matthew White ghi lại trong sách "Tàn khốc: 100 sự kiện tử vong cực cao trong lịch sử nhân loại" thì vụ thảm sát ở Huế năm 1968 được ông trích dẫn từ các nguồn khác nhau cho rằng "đã có 2.800 người bị giết và 3.000 người mất tích do Việt Cộng thực hiện".

Trong 22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Chính quyền VNCH   thì đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là đã bị bắt cóc hoặc bị giết. Theo các báo cáo của VNCH, nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống.

Mark Woodruff ghi rằng một bản báo cáo của MTGPMN  bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi đã "loại khỏi vòng chiến đấu 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại uý, 1 trung uý, 20 thiếu uý và nhiều sĩ quan trừ bị…"

             *3/ Các quan điểm

Có nhiều quan điểm trái ngược nhau về sự thật vụ Thảm sát Huế Tết Mậu Thân.

                      *a/ Thành viên Mặt trận Dân tộc Giải phóng                                                                  miền Nam Việt Nam
                                 1- Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là người viết lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân Huế nổi dậy, ông bị đối phương coi là 1 những người trực tiếp chỉ đạo của "vụ thãm sát".

Trong cuộc phỏng vấn với đài PBS năm 1982, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng mình có mặt tại Huế trong thời gian đó. Ông nói:

 

        "Chính nhân dân do đã căm thù quá lâu, đó là những người đã bị (chính quyền Sài gòn) tra tấn, bắt tất cả gia đình phải đi ở tù ra ngoài đảo... và đến khi cách mạng bùng lên, họ lấy lại cái thế của người mạnh, thì họ tự đi tìm những kẻ đó để loại trừ như trừ những con rắn độc mà từ lâu nay nếu còn sống sẽ tiếp tục gây tội ác trong chiến tranh.

     Đã có nhiều người theo lực lượng của chúng tôi vào rừng sau Tết Mậu Thân. Khi đối phương vào thành phố, họ đã giết chết các thành viên của các gia đình này và đưa đến các ngôi mộ tập thể. Thi hài quân Giải phóng mà chúng tôi không có thời gian đưa đi cũng được đưa đến các ngôi mộ tập thể. Ngoài ra, nhiều tù nhân chiến tranh đi cùng với chúng tôi đã bị giết bởi bom từ máy bay Mỹ cùng với cán bộ của chúng tôi."

 

                                 2-Lê Minh

Lê Minh, Tư lệnh chiến dịch toàn Khu Trị Thiên Huế đồng thời là Bí thư Thành ủy Huế trong Tết Mậu Thân, viết lại trong hồi ký xuất bản năm 1988:

     "Trước hết là bom đạn Mỹ ném ào ạt xuống thành phố đã giết hàng ngàn dânthường, Tuy nhiên, còn lại một mặt khác của vấn đề, việc trừng trị những người có tội ác đối với nhân dân trong một cuộc chiến tranh là điều không tránh khỏi, một khi quần chúng đã nổi dậy. Và trong trường hợp đó, không một chính phủ nào có thể kiểm soát nổi những hành động trả thù bộc phát do lòng căm ghét của quần chúng từ lâu bị bức xúc, hoặc do một thứ ý thức dân tộc có tính chất tự phát ở nơi mỗi người... Rốt cuộc là đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có tôi."

                                  3-Bùi Tín

Bùi Tín, một nhà bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam, trong hồi ký về giai đoạn còn ở Việt Nam, ông kể rằng mình đã hỏi nhiều sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào trận đánh ở Huế. Ông đi đến kết luận:

               "Khi kiểm tra lại thì không một ai, không cấp nào có ra lệnh thủ tiêu tù binh cả. Không có chỉ thị, chủ trương tàn sát tù binh. Quy định về kỷ luật chiến trường còn có ghi: Không được đánh đập tù binh; chỉ các cán bộ chỉ huy và chuyên môn (là quân báo và địch vận) mới được hỏi cung tù binh... Thế nhưng khi ở mặt trận lại có lệnh từ các sư đoàn xuống: "Phải giải hết tù binh loại ác ôn, loại nguy hiểm lên căn cứ"; phải "kiểm tra canh gác kỹ số này để không trốn được vì nếu để trốn, chúng sẽ làm lộ hết bí mật quân sự, sẽ hết sức nguy hiểm và tai hại." Trên lại chỉ thị nghiêm không được để xổng tù binh, vì sẽ lộ bí mật quân sự, rất nguy hiểm. Đến khi chiến sự khẩn trương, quân Mỹ đổ bộ, ứng cứu, máy bay, pháo binh, pháo từ biển bắn dữ dội, bộ đội di chuyển, rồi lệnh rút lên núi, phải mang cả tù binh theo...
Giữa cảnh hỗn loạn khi có lệnh rút, quân đối phương lại có những mũi vù
i  chặn hậu. Phía sau, phía trước, ngay trong khu vực hành quân đều bị bom và hỏa lực pháo... Quân hai bên và tù binh chết hoặc bị thương lẫn lộn. Một số đơn vị nảy ra hành động thủ tiêu tù binh "để không bị lộ bí mật, không bị nguy hiểm, khỏi vướng chân, nếu không sẽ chết cả nút..." Hai nữa là có trường hợp xảy ra những trận ném bom rất lớn của máy bay Mỹ khi quân Mỹ phản công, bom Mỹ giết hại người của cả hai bên (quân Giải phóng cùng với những tù binh họ giải đi). Thi hài quân Giải phóng thì được chôn và đánh dấu, có khi được đưa về gần căn cứ, còn thi hài tù binh thì phải vùi nhanh."

                         * b/ Bên VNCH

                                     *1-Tướng William Westmoreland

Trong hồi ký, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, tướng William Westmoreland công nhận rằng bom Mỹ khi ném trượt mục tiêu quân sự đã tàn phá công trình dân sự và gây nhiều thương vong cho thường dân:

"Lúc trận đánh bắt đầu, quân Việt Nam (Sài Gòn) và lính thủy đánh bộ (Mỹ) định chiến đấu không dùng xe tăng, pháo binh và không quân yểm trợ vì muốn bảo vệ thành phố giàu di sản này nhưng vì địch bám giữ một cách dai dẳng nên cứ theo cách đó thì mất quá nhiều sinh mạng binh lính Mỹ và VNCH. Tổng thống Thiệu bèn cho phép dùng bất kỳ phương tiện nào cần thiết để lấy thành phố Huế. Sự tàn phá không tránh khỏi đã xảy ra!...".

                    *2 -Sĩ quan Douglas Pike

Theo sĩ quan Cục Tâm lý chiến Hoa Kỳ là Douglas Pike thì có 3 giai đoạn đưa đến những vụ xử tử.

          "Giai đoạn đầu là một loạt các cuộc xử án công cộng kéo dài khoảng 5 - 10 ngày do giới chức trong quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng dựng lên. Bị cáo luôn bị kết án "có tội với nhân dân".Giai đoạn nhì, khi cho rằng họ sẽ giữ được Huế lâu dài, Mặt trận Giải phóng bắt đầu tiến hành công tác giáo dục tư tưởng yêu nước cho quần chúng. Những ai bị tình nghi có hành động chống cách mạng từ từ bị truy bắt trong giai đoạn này. Người theo đạo Công giáo, các nhà trí thức, thương gia và đám người bị kết tội làm 'tay sai Đế quốc' sẽ bị bắt để "tạo dựng xã hội mới". Giai đoạn sau cùng, khi thấy rõ họ đang bị đánh bật ra khỏi Huế, quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng thi hành những vụ thủ tiêu nhân chứng - bất cứ ai biết mặt họ, đều bị giết và chôn mất xác."

Nhiều tác giả sử dụng báo cáo của Pike, trong khi nhiều người khác thì phủ nhận, cho rằng đây là một chiêu bài tuyên truyền của Mỹ và chính quyền VNCH để tạo hỗ trợ cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Trong những thời gian đầu cuộc chiến, nhiều phóng viên chiến trường phải viết phóng sự tuân theo một quy định áp đặt từ chính phủ Hoa Kỳ.

                      *3-Marilyn B. Young

Marilyn B. Young trong sách tựa đề The Vietnam Wars, 1945-1990 ghi lại:

"Trong những ngày đầu của cuộc chiếm đóng quả thực có những vụ xử tử công khai tại chỗ... khi trận chiến gần kết thúc bởi những cuộc pháo kích của Mỹ, lính miền Bắc trên đường rút lui xử tử những người họ đang giam giữ thay vì thả họ ra hay cố giữ lại làm tù binh - với con số người chết vào khoảng 300-400, không nhiều như chính phủ Sài gòn và Washington công bố, nhưng cũng đủ để tạo những câu hỏi tang thương cho những người sống sót ở Huế..."

                                      *4- Gareth Porter

Gareth Porter cho biết rằng một người bác sĩ có mặt tại Huế vào thời điểm tìm thấy các mộ chôn, Alje Vennema, viết rằng "đối với các địa điểm trong khu lăng vua, hầu hết các tử thi có dấu vết của quân phục". Vennema đã hỏi chuyện các dân làng gần đó, họ nói rằng trong các ngày 21 đến 26 tháng 2 khu vực trung gian đã bị bom và pháo dữ dội. Và, trái với các tuyên bố của chính phủ rằng nhiều nạn nhân đã bị chôn sống tại đó, Vennema nói rằng tất cả các tử thi đều có các vết thương.

Trong kết luận của bài viết, Gareth Porter đồng ý rằng có những vụ giết người tại Huế trong giai đoạn chiến sự; tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể về nguyên nhân của những cái chết.                                     

                     *c/ Các nguồn khác

Nhà báo Italy là Oriana Fallaci trong bút ký cho biết khoảng 1.100 người đã bị giết khi quân đội VNCH và quân Mỹ tái chiếm Huế, hầu hết người bị giết là giáo viên, giảng viên, sinh viên đại học, tu sĩ, trí thức và tín đồ tôn giáo.

Ba giáo sư, Giáo sư Horst-Günther Krainick, bác sĩ Alois Alteköster, và Tiến sĩ Raimund Discher, người giảng dạy tại Đại học Y Khoa Huế, là thành viên Đại sứ Văn hóa CHLB Đức, cùng với bà Horst-Günther Krainick, đã bị bắt giữ bởi quân Giải phóng trong cuộc tấn công Huế của họ vào tháng 2/1968. Ngày 05/4/1968, các bộ phận thi thể của giáo sư cùng với nhiều người dân Việt Nam đã được phát hiện trong ngôi mộ tập thể gần Huế.

Một số soạn giả và phóng viên như Stephen Hosmer  Peter Braestrup  Barbara Tuchman  Loren Baritz và Uwe Siemon-Netto thì cho rằng quân Giải phóng thực hiện cuộc tàn sát. Siemon-Netto cho rằng những thi thể bị trói tay là chứng minh họ không chết vì bom mìn mà đã bị bắn với mục đích thủ tiêu chứ không phải vì lạc đạn.

Về phía CSVN và VNCH không ai nói đúng sự thật về việt thãm sát tai Huế trong cuộc chiến Mậu thân vì mục tiêu chính trị. Nhưng không ai có thể che dấu hay ngụy tạo những xác chết còn bị trói phía sau lưng hay đầu lìa khỏi cổ. Một điểm nữa  CSVN  khi rút quân đã mang theo những  tù binh để làm gì? Nếu cho rằng vì lý do bí mật quân sự hay tình báo thì không hợp lý. Thật sự ra là mang theo những tù nhân nhằm mục đích làm tấm lá chắn tránh những cuộc dội bom truy kích của VNCH, như vậy cho thấy những người chết là do CSVN gây ra.

                              3/ Chiến dịch biên giới: Giai đoạn 1969-1972

                                   ( Biên giới Việt Nam – Campuchia 1970)

Đây là giai đoạn "Sau Mậu Thân" hay giai đoạn "Việt Nam hóa chiến tranh", giai đoạn Hoa Kỳ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam tùy theo khả năng tự mình đảm nhận cuộc chiến của quân đội VNCH nhưng vẫn tiếp tục đẩy mạnh viện trợ quân sự cho VNCH  để họ chống lại lực lượng quân GPMNVN. Để đồng minh của họ đứng vững, Hoa Kỳ giúp VNCH  xây dựng quân đội theo hình mẫu của quân đội Hoa Kỳ, với các loại vũ khí chiến tranh tối tân mà Hoa Kỳ để lại và với cơ sở hậu cần chiến tranh mà quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng. Hoa Kỳ sẽ yểm trợ về không lực tối đa cho quân đội VNCH trong các giao tranh với quân GPMNVN.

Tình hình miền Nam tương đối yên lặng trong các năm 1969-1971. Quân MTGPMN tích cực dự trữ lương thực, đạn dược tại các căn cứ ở Lào, Campuchia và các vùng rừng núi mà quân Mỹ và VNCH chưa với tới được. Quân GPMN  sử dụng vùng biên giới Lào và Campuchia, được xem là vùng trung lập, làm bàn đạp tấn công vào lực lượng Mỹ-VNCH, sau đó rút lui trở lại bên kia biên giới. Tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh mở Chiến dịch Campuchia để chấm dứt tình trạng đó.

Tháng 4/1970, khoảng 40.000 lính Việt Nam Cộng hòa và 31.000 lính Mỹ được huy động tấn công vào căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại biên giới Campuchia giáp Tây Ninh, tuy nhiên ban lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và phần lớn lực lượng quân GPMN  đã di chuyển sâu vào lãnh thổ Campuchia và tiến hành các trận phản công. Hoa Kỳ tuyên bố cuộc tấn công này tiêu diệt khoảng 2.000 quân MTGPMN, nhưng họ đã không tiêu diệt được ban lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam.

                                      4/ Chiến dịch Lam Sơn 719

Sau khi quân đội Mỹ và VNCH thất bại trong việc đánh phá căn cứ của quân MTGPMN  tại biên giới Việt Nam - Campuchia, tiếp tế từ miền Bắc đã nối thông từ Lào đến Đông Bắc Campuchia và đổ vào các khu căn cứ Tây Ninh. Do đó, nếu không tiêu diệt được đầu não quân MTGPMN đã ở sâu trong nội địa Campuchia thì phải tìm cách cắt tiếp tế từ Lào. Tháng 2/1971, 21.000 binh lính Quân lực VHCH, dưới sự yểm trợ của 10.000 lính Mỹ và không quân Hoa Kỳ, tiến hành chiến dịch Lam Sơn 719: đánh từ căn cứ Khe Sanh, Quảng Trị cắt ngang sang Hạ Lào nhằm phá hủy hệ thống kho tàng của quân MTGPMN  Việt Nam.

Kết quả cuộc hành quân bị thiệt hại nặng nề, hơn nữa các lực lượng bị tiêu diệt là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của Quân lực VNCH . Cuộc hành quân còn thất bại ở chỗ tuy có phá được một số kho tàng hậu cần nhưng về cơ bản đã không làm hại gì được cho hệ thống tiếp tế của VNDCCH cho MTGPMN.

                               5/ Chiến dịch Xuân-Hè 1972

Tháng 3/ 1972,  quân MTGPMN  đã tung ra một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa xuân năm 1972. Đây là đòn đánh để kết hợp với nỗ lực ngoại giao, nhằm làm thoái chí Hoa Kỳ, buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc chiến.

Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, chưa bao giờ  quân MTGPMN lại phát động một cuộc tiến công ồ ạt dưới sự hỗ trợ của các lực lượng được trang bị tốt đến như vậy, cuộc tiến công này mạnh hơn bất cứ những gì mà VNCH có thể tập trung lại được vào mùa xuân năm 1972.

Tại Bắc Tây Nguyên, sau các thắng lợi ban đầu của quân MTGPMN  tại trận Đắc Tô - Tân Cảnh, chiến sự mau chóng êm dịu trở lại sau khi đội quân này bị chặn lại trong Trận Kom Tum.

Tại Đông Nam Bộ, ở tỉnh Bình Long sau khi thắng lợi tại trận Lộc Ninh, Quân CSVN tiến công theo đường 13 để đánh chiếm thị xã An Lộc trong trận An Lộc, dùng xe tăng và pháo binh tấn công dữ dội. Quân lực VNCH quyết tâm cố thủ thị xã và đưa quân lên ứng cứu. Chiến trận xảy ra rất dữ dội tại thị xã, thương vong của hai bên và của dân chúng rất cao. Cuối cùng, quân MTGPMN  không thể lấy nổi thị xã phải rút đi và sau 3 tháng chiến sự đi vào ổn định. Lần đầu tiên tại vùng Đông Nam Bộ, xe tăng T-54 và PT-76 của quân GPMN đã xuất hiện, cho thấy hệ thống tiếp tế của quân MTGPMN  đã hoàn chỉnh vì đã có thể đưa được xe tăng vào đến tận chiến trường phía nam.

Chiến trường chính của năm 1972 là tại tỉnh Quảng Trị. Tại đây có tập đoàn phòng ngự dày đặc của Quân lực VNCH, nơi tuyến đầu giáp với miền Bắc. Cuộc tiến công của quân MTGPMN tại Quảng Trị đã thành công to lớn, 40.000 quân VNCH phòng ngự tại đây đã hoảng loạn và tan vỡ, thậm chí Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 đã đầu hàng mà không chiến đấu. Chỉ sau một tháng và qua 2 đợt tấn công, quân MTGPMN  đã chiếm toàn bộ tỉnh Quảng Trị, uy hiếp tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.

                              6/ Chiến dịch Linebacker II

Đồng thời với việc ném bom miền Bắc Việt Nam, tổng thống Mỹ Nixon thăm Liên Xô và Trung Quốc. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều lo sợ Mỹ liên minh với bên này hoặc bên kia vì thế họ muốn giải quyết dứt điểm vấn đề Việt Nam. VNDCCH chỉ trích việc Liên Xô và Trung Quốc gặp Tổng thống Mỹ.

Tháng 12/1972, Hoa Kỳ mở Chiến dịch Linebacker II cho máy bay ném bom chiến lược B-52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu khác ở miền Bắc Việt Nam trong 12 ngày (18/ 12 đến 30/ 12). Không khuất phục được Hà Nội, lực lượng không quân bị thiệt hại nặng nề và nhất là bị dư luận quốc tế và trong nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải chấm dứt ném bom quay lại đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo phương án đã ký tắt, dù có một vài sửa đổi nhỏ có tính kỹ thuật. Chính phủ VVCH  không tán thành hiệp định nhưng vì áp lực nếu không chấp nhận thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký với Hà Nội và cắt đứt viện trợ cho VNCH nên nhà nước này phải chấp nhận ký.

Hoa Kỳ quyết định dùng bước này để chứng tỏ họ đã cố gắng đến mức cuối cùng cho quyền lợi của VNCH  rồi.

                                           Hiệp định Paris* 

Ngày 31/3/1968, Tổng thống Johnson phải tuyên bố: Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận đàm phán với VNDCCH. Đây là bước nhượng bộ rất lớn của Mỹ bởi trước đó, họ luôn duy trì quan điểm cứng rắn: VNDCCH  phải ngừng chiến đấu, rút quân GPMN khỏi miền Nam Việt Nam thì mới có đàm phán hòa bình.

Cuối cùng, 2 bên lấy Paris làm địa điểm họp chính thức. Phiên họp đầu tiên được hai bên ấn định vào ngày 10/5/1968, phía VNDCCH  cử Bộ trưởng Xuân Thuỷ làm Trưởng đoàn, Hà Văn Lâu làm Phó trưởng đoàn đại biểu Chính phủ VNDCCH. Hoa Kỳ cử Hariman và C.Vasner làm Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Mỹ. Hình thức họp là 4 bên tham gia: VNDCCH-MTGPMN-Hoa Kỳ-VNCH . Đây lại là bước nhượng bộ nữa của Mỹ bởi trước đó họ từ chối công nhận MTGPMN và coi VNCH  là "chính phủ duy nhất của miền Nam Việt Nam". Tuy vậy, dù có 4 bên nhưng thực tế các phiên họp kín chỉ có 2 đoàn vốn thực sự nắm quyền điều khiển cuộc chiến là VNDCCH  và Hoa Kỳ được tham dự.

Nguyễn Văn Thiệu không chấp nhận tham gia vào các cuộc thương lượng tại Paris với lý do: Thiệu còn phải xin ý kiến Quốc hội; không muốn MTGPMN được coi là một bên; cần giải quyết xong mọi thủ tục rồi mới họp. Trải qua 28 phiên họp chính thức, 21 cuộc gặp riêng, bí mật, kiên quyết giữ đúng nguyên tắc, VNDCCH đã đạt được hai yêu cầu cơ bản:

         -Buộc Mỹ phải chấp nhận chấm dứt ném bom hoàn toàn và không điều kiện VNDCCH

        -Mỹ phải ngồi vào đàm phán với MTGPMN  trong một hội nghị bốn bên (VNDCCH, MTGPMN, VVCH và Mỹ)                           

Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/11973 tại Paris, được coi là một thắng lợi quan trọng của CSVN và MTGPMN Ngày 29/3/1973 quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam. Từ nay chỉ còn quân đội Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại Quân Giải phóng đang ngày càng mạnh.

Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, VNCH, VNDCCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27/1/1973. Theo các nội dung chính như sau:

                -Các quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam. Quân đội VNDCCH, Quân lực VNCH, Quân MTGPMN đóng nguyên tại chỗ và ngừng bắn tại chỗ.

                -Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng.

               -Thành lập Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tuyển cử thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc của miền Nam Việt Nam và tiến tới thống nhất hai miền.

                  -Giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền không được coi là biên giới quốc gia

Đối với VNCH  thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của VNCH  trước một nguy hiểm trong một tương lai gần.

Để trấn an VNCH, Tổng thống Nixon đã hứa riêng với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp quân MTGPMN phát động chiến tranh tiêu diệt VNCH, Hoa Kỳ sẽ phản ứng một cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho VNCH . Lời hứa này về sau không có giá trị thực tiễn vì sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho VNCH. Với các áp đặt như vậy thì dù không có sự kiện Watergate, dù Tổng thống Nixon có tại vị thì cũng không thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu được. Đối với người Mỹ, họ thực sự muốn đóng lại cuộc chiến, quên nó đi và mở sang một trang sử mới.

Để hoàn thành nốt các điều khoản trong Hiệp định Paris liên quan đến Tổng tuyển cử, VNDCCH và VNCH  tiến hành cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 để thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

                           7/  Chiến dịch Mùa Xuân 1975

                                     Trận đánh cuối cùng *

Đây là giai đoạn kết thúc chiến tranh vì với sự ra đi của quân viễn chinh Hoa Kỳ cùng với việc Hoa Kỳ từng bước cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH thì kết cục cho Chiến tranh Việt Nam đã rõ ràng. Hoa Kỳ chưa hẳn đã rút khỏi cuộc chiến, họ vẫn tiếp tục duy trì viện trợ và cố vấn quân sự, nhưng việc quân Mỹ trực tiếp tham chiến sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, viện trợ cho VNCH trong tài khóa 1974-1975 dù được Tổng thống Nixon đề xuất 1 tỷ dolar nhưng khi đưa ra Quốc hội Mỹ xét duyệt, khoản viện trợ này bị cắt giảm chỉ còn 700 triệu.

Từ cuối năm 1974, tương quan lực lượng bắt đầu nghiêng hẳn về phía Quân CSVN. Nhận thấy tương quan lực lượng có sự thay đổi theo hướng có lợi cho mình, VNDCCH  tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 nhằm buộc chính quyền VNCH thành lập chính phủ liên hiệp 3 thành phần. Tuy nhiên, tới cuối chiến dịch HCM, VNDCCH  quyết định chuyển mục tiêu sang buộc chính quyền VNCH đầu hàng vô điều kiện.  

Thời kỳ 1974-1975  trước trận Ban Mê Thuột có hai trận đánh lớn có vai trò đáng chú ý: Trận Thượng Đức (1974) thuộc tỉnh Quảng Nam bắt đầu khoảng tháng 7/1974 và trận Phước Long tháng 12/1974. Đây là hai trận của giai đoạn này mà quân CSVN  phát động với một mục tiêu duy nhất là thăm dò lực lượng đối phương. Sau trận đánh, các chỉ huy của quân CSVN đã kết luận là sức chiến đấu, nhất là sức mạnh tấn công của quân lực VNCH so với 1972 đã suy giảm đi nhiều khi không còn có yểm trợ của không quân Mỹ. Quân lực VNCH cũng không đủ lực lượng dự bị cơ động để chiến đấu lâu dài: Một quận lỵ quan trọng ở quân khu 1 VNCH, nằm gần các căn cứ quân sự lớn mà cả quân đoàn và quân khu 1 cũng không đủ lực lượng cơ động đến giải vây, mà phải dùng đến sư đoàn dù là lực lượng mạnh nhất tổng dự bị chiến lược. Điều này là một luận cứ góp vào kế hoạch tác chiến cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đánh dứt điểm VNCH.

Tháng 12/1974, tại mặt trận miền Đông, quân CSVN  phát động chiến dịch Đường 14-Phước Long tiến đánh và sau 3 tuần chiếm hoàn toàn tỉnh này. Tuy mất một tỉnh cách Sài Gòn chỉ khoảng 100 km nhưng VNCH  không có phản ứng thích đáng nào để khôi phục lại. Họ không còn quân dự bị cơ động để phản kích nữa. Và quan trọng nhất là Hoa Kỳ chỉ phản ứng ở mức không có dấu hiệu là sẽ can thiệp mạnh. Chiến dịch này đã củng cố tin tưởng của CSVN Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là Hoa Kỳ sẽ ít có khả năng can thiệp trở lại.

Cuộc tấn công cuối cùng của quân CSVN diễn ra trong 55 ngày đêm bắt đầu từ ngày 5/3 cho đến ngày 30/4/1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của VNCH đầu hàng vô điều kiện. Nó còn được gọi là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Cơ quan tham mưu của CSVN lập kế hoạch tiến công đã phân cuộc tiến công này thành các chiến dịch nối tiếp nhau họ gọi là chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng và, cuối cùng, chiến dịch HCM.

Quân CSVN đánh chiếm Buôn Ma Thuột ngày 11/3/1975

Chiến dịch Tây Nguyên: với mục tiêu là chiếm Tây Nguyên mà trận mở đầu then chốt là thị xã Ban Mê Thuột tại Nam Tây Nguyên. Tại đây có hậu cứ của sư đoàn 23 của Quân lực VNCH . Quân GPMN  đã thành công trong việc làm cho đối phương tin rằng mục tiêu tiến công sẽ ở Bắc Tây Nguyên ở hướng thị xã KomTum hoặc thị xã Pleiku. Ngày 10/3 quân CSVN tiến công Ban Mê Thuột. Sau hơn một ngày tiến công rất ác liệt, quân đồn trú đã kháng cự rất quyết liệt nhưng với ưu thế áp đảo quân CSVN đã đánh chiếm được thị xã. Liên tiếp trong các ngày sau đó họ đã chủ động tiến công quân phản kích, quân phản kích của VNCH vừa đổ xuống chưa kịp đứng chân cũng đã bị đánh tiêu diệt. Mất Ban Mê Thuột và không có đủ lực lượng cơ động dự bị khả dĩ có thể phản kích tái chiếm, lại cùng với việc các lực lượng phòng thủ Bắc Tây Nguyên cũng đang bị uy hiếp nặng nề, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh bỏ Tây Nguyên rút các lực lượng còn lại về cố thủ giải đồng bằng ven biển miền trung. Đường rút lui sẽ là theo đường 14 từ Pleiku đi xuống phía nam sau đó đi vào đường số 7 đã bị bỏ từ lâu không sử dụng, mục tiêu là thoát xuống thị xã Tuy Hòa tỉnh Phú Yên.

Đây là một thảm họa chết người cho Quân lực VNCH  Cuộc rút lui đã không bảo toàn được số quân mà trái lại nó làm thành làn sóng hoảng loạn lan khắp các vùng lại còn làm rệu rã hết tinh thần binh sĩ VNCH trên toàn quốc. Việc rút một số lượng quân lớn như thế trong một thời gian chuẩn bị gấp gáp 2-3 ngày đã diễn ra trên đoạn đường dài hàng trăm km không có kế hoạch, trong khi tinh thần binh sĩ VNCH  đã xuống rất thấp và, quan trọng hơn cả, binh sĩ mang gia đình và người chạy nạn theo cùng. Tất cả những cái đó đã biến dòng người cùng xe cộ khổng lồ ùn tắc thành một dòng náo loạn không thể chỉ huy và chiến đấu. Bị đối phương chặn tại Cheo Reo-Phú Bổn, đoàn quân này đã bị tan tác không còn tập hợp lại được nữa. Tây Nguyên thất thủ vào tay quân CSVN, hơn 12 vạn quân đồn trú bị tan rã. Tiêu biểu như toàn bộ sư đoàn 23 của Quân lực VNCH hơn 1 vạn quân về đến Tuy Hòa tập hợp đếm lại được còn 36 người.

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng: Kể từ sau cuộc rút chạy khỏi Tây Nguyên tin thất bại đã bay khắp miền Nam, binh sĩ VNCH  mất hết tinh thần, quân đội gần như không chiến đấu mà bỏ chạy. Các nhà lãnh đạo chiến tranh của VNDCCH  nhận định ra quân đội VNCH  đã không còn chiến đấu có tổ chức chặt chẽ được nữa; họ liền tiến hành phương án thời cơ tung ngay quân đoàn 2 nhanh chóng tiến công đánh chiếm cố đô Huế và thành phố lớn thứ hai của VNCH, Đà Nẵng. Quân đội VNCH vội vã rút lui khỏi Quảng Trị về Huế và trước sức ép của đối phương quyết định rút chạy bỏ Huế nhưng đường núi về phía nam đã bị đối phương cắt mất, họ chỉ còn một con đường chạy ra biển để chờ tàu hải quân vào cứu. Cũng giống như cuộc rút chạy khỏi Tây Nguyên, cuộc rút chạy này đã trở thành hỗn loạn và cướp bóc. Số nào được cứu lên tàu hải quân thì khi lên đến bờ cũng không thể tập hợp lại thành đơn vị chiến đấu được nữa, số còn lại bỏ vũ khí tự tan vỡ. Ngày 26/3 quân CSVN vào Huế. Đà Nẵng cũng không tránh được bị chiếm. Khi quân đoàn 2 của Quân Giải phóng tiến đến Đà Nẵng, cảnh hỗn loạn đang diễn ra, quân lính VNCH  đang cướp bóc. Quân lính và dân cố gắng thoát khỏi thành phố bằng tàu hải quân, các đơn vị vòng ngoài không còn tinh thần chiến đấu nữa; quân GPMN  bỏ qua vòng ngoài thọc sâu đánh chiếm thành phố mà không có kháng cự đáng kể. Tại đây 10 vạn binh lính và sĩ quan đã ra hàng ngày 29/3. Quân khu 1 VNCH  đã bị xoá bỏ.

Quân lực VNCH dồn hết các toán quân còn sót lại của Quân đoàn 2 của họ chuyển sang cho Quân đoàn 3 chỉ huy để cố lập một phòng tuyến ngăn chặn tại Phan Rang nhưng cũng không chặn được quân Giải phóng mà tư lệnh chiến trường cũng bị bắt. Quân khu 1 và 2 của VNCH  đã bị xoá bỏ. Bây giờ quân CSVN đã tấn công xuống đồng bằng Đông Nam Bộ của quân đoàn và quân khu 3 VNCH, chỉ còn hơn 100 km là đến Sài Gòn.

Nỗ lực cuối cùng của VNCH là trông vào tuyến phòng thủ từ xa của Sư đoàn 18 tại thị xã Xuân Lộc tỉnh Long Khánh. Quân đoàn 4 (hay Binh đoàn Cửu Long) của quân CSVN được thành lập từ các sư đoàn và đơn vị tại miền Đông Nam Bộ dự định chiếm Xuân Lộc trong hành tiến. Nhưng sư đoàn 18 đã chống cự có tổ chức, đây là nỗ lực chiến đấu có tổ chức dài ngày cuối cùng của quân đội VNCH. Quân đoàn 4 của quân CSVN không chiếm được Xuân Lộc trong hành tiến bắt buộc phải dừng lại tổ chức lại trận địa tiến công. Mặt khác họ không để mất thì giờ với Xuân Lộc mà đi vòng qua vòng vây tiến về phía Biên Hòa. Sau 12 ngày cầm cự, từ 9/4 đến 21/4, Sư đoàn 18 của Quân lực VNCH  bỏ Xuân Lộc rút lui có tổ chức về bên kia sông Đồng Nai cố thủ. Vậy là tuyến phòng thủ từ xa cuối cùng bảo vệ Sài Gòn không còn.

*Chiến dịch HCM: Sau khi tập hợp đủ lực lượng gồm 15 sư đoàn và rất nhiều trung đoàn, lữ đoàn độc lập khác để đảm bảo áp đảo chắc thắng, quân CSVN bắt đầu tiến công Sài Gòn để chấm dứt chiến tranh trong một chiến dịch được gọi tên là Chiến dịch HCM, bắt đầu từ ngày 26/4. Quân CSVN tổ chức theo 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232 tương đương quân đoàn đánh 5 mũi từ 5 hướng vào Sài Gòn. Quân lực VNCH  vẫn còn hơn 400.000 quân và đã kháng cự ác liệt trên một số hướng, nhưng rốt cục không thể kháng cự lâu dài được nữa.

Ngày 21/4/1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, sau đó ông rời Việt Nam với tư cách là đặc sứ của VNCH đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch.

Từ ngày 28/4, các dàn xếp của các lực lượng thứ ba đã đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng thống. 8 giờ sáng 30/4, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố Sài Gòn bỏ ngỏ và ra lệnh cho quân đội đơn phương ngừng chiến chờ đối phương vào bàn giao chính quyền. Bộ tổng tham mưu ra mệnh lệnh chấm dứt kháng cự. Quân CSVN tiến nhanh vào thành phố và chỉ gặp những kháng cự lẻ tẻ, vô tổ chức. Đến 11 giờ 30 phút Dương Văn Minh lên đài phát thanh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh chính thức chấm dứt.

                                  9/ Chiến tranh kết thúc

Ngày 26/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền cho Đại tướng Dương Văn Minh đứng ra thương thuyết trên căn bản vãn hối hòa bình, trên tinh thần hiệp định Paris để tránh việc Sài Gòn sẽ bị tàn phá. Tướng Dương Văn Minh nhậm chức tổng thống với tuyên bố không thể lấy hận thù đáp trả lại hận thù, ông chủ trương hòa giải với đối phương, đó không những là đòi hỏi của nhân dân, mà còn là điều kiện thiết yếu để tạo cơ hội tránh được nguy cơ sụp đổ, thực hiện ngưng bắn, mở lại đàm phán nhằm đạt đến một giải pháp chính trị trong khuôn khổ hiệp định Paris.

Miền Bắc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, về cơ bản vẫn là một quốc gia lạc hậu hơn so với quốc gia cùng phe, trong khi đó miền Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trong thập niên 50, 60 nền kinh tế của miền Nam có đạt được một số thành tựu phát triển nhất định, song nói chung vẫn lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây, vẫn phải phụ thuộc đáng kể vào viện trợ.

         E/ Kết quả cuộc chiến

                 1/ Đối với Mỹ   

                          a/ Mục tiêu

Việc phân chia hai miền Bắc Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh được  Hoa Kỳ cho rằng sự tham chiến của quân đội Mỹ, viện trợ chiến phí cho Pháp và sau đó là VNCH  là để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam nói riêng cũng như tại châu Á nói chung theo thuyết Domino của Hoa Kỳ. Đó cũng chính là lý do quân đội Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh tại Việt Nam cũng như trực tiếp đưa quân đội tham chiến trên chiến trường trong thời kỳ từ năm 1955 đến 1973.

                          b/ Kết quả

Cho dù rằng Mỹ đã rút hết quân ra khỏi Việt nam trong kế hoạch Việt nam hóa chiến tranh nhưng vẫn còn giử lại 2000 cố vấn và hổ trợ Việt nam Cộng hòa về vũ khí và tiền bạc. Sự thất bại trong cuộc chiến cũng phải được xem là sự thất bại lần đầu tiên  trong lịch sử nước Mỹ

                          c/ Thiệt hại           

                        1-Vật chất : 

Tổng cộng trong 20 năm, Hoa Kỳ đã huy động vào cuộc chiến tranh này 6,6 triệu lượt quân nhân Mỹ, vào thời điểm cao nhất (năm 1968–1969) có tới 628.000 quân Mỹ hiện diện trên chiến trường tại Việt nam.

Trong số các nước ngoại quốc tham chiến, người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương. Vào khoảng từ  5.000 binh sĩ Hàn Quốc bị chết và khoảng 11.000 bị thương; Úc có khoảng 500 binh sĩ chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand có 38 chết và 187 bị thương; Thái Lan có 351 chết và bị thương; còn Philippines vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.

Đối với Hoa Kỳ, Chiến tranh Việt Nam đã thành một chương buồn trong lịch sử của họ. 5 đời Tổng thống Mỹ với 4 chiến lược chiến tranh tại Việt Nam lần lượt phá sản.

                                     2-Tinh thần:  Một vết nhơ trong lịch sử Mỹ

Sau thất bại ở Việt Nam, Tổng thống Richard Nixon nhìn nhận:

 

"Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ, có nhiều nguồn lực như vậy đã bị sử dụng một cách kém hiệu quả như trong chiến tranh ở Việt Nam. Cuộc chiến tranh đối chọi giữa một siêu cường hạt nhân với tổng sản lượng quốc dân 500 tỷ đôla, một lực lượng vũ trang trên một triệu người và dân số 180 triệu chống lại một cường quốc quân sự nhỏ với tổng sản lượng quốc dân chưa được 2 tỷ đôla, một đội quân 250.000 người và một số dân chỉ có 16 triệu"

 

Đại tướng Maxwell D. Taylor, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson, từng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam đã khái quát:

 

"Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta (nước Mỹ) không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này mà toàn là những kẻ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó!"

                                 d/ Hậu quả

Để rút chân ra khỏ vũng lầy ở Việt nam Mỹ chuyển đỏi đường lối ngoại giao xich lại gần Trung hoa, bỏ rơi Đài loan và Việt nam vì khi Trung hoa trở thành bạn với  Mỹ thì Trung hoa trở thành tấm lá chắn chống lại chủ nghĩa bành trướng của Nga sô.

Trong những năm 70 của thế kỷ trước, dưới bàn tay của bộ đôi Nixon-Kissinger, chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc đã trải qua hai bước ngoặt lịch sử

Ý tưởng xích lại gần Trung Quốc trên thực tế đã được Nixon hé lộ từ khi ông còn là ứng viên tranh cử Tổng thống. Năm 1967, trong một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs, Nixon khẳng định:

"Chúng ta không thể cứ mãi để Trung Quốc bên ngoài tập thể các quốc gia trên thế giới, cứ để Trung Quốc nuôi dưỡng tham vọng, nuôi dưỡng sự thù địch, và đe dọa các nước láng giềng".

Tháng 7/1969, Nixon thăm Pakistan và họp mặt với người đồng cấp Yahya Khan. Sau cuộc gặp, một nhà ngoại giao Mỹ tại Pakistan đã chuyển lời tới Kissinger rằng phía Pakistan hiểu rằng Mỹ muốn tiếp cận Trung Quốc và nhờ Pakistan, vốn có quan hệ tốt với Bắc Kinh, "chuyển lời".  

 

Tháng 5/1971, thông qua Pakistan, Chu Ân Lai nhắn với Nixon rằng chính phủ Bắc Kinh sẵn sàng chào đón một chuyến thăm chính thức của Nixon, hoặc một đặc phái viên của Nixon tới Trung Quốc để đẩy mạnh tiến trình thảo luậnTổng thống Mỹ Jimmy Carter tuyên bố chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Đài Loan, để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào ngày 1/1/1979, phù hợp với chính sách "một Trung Quốc" mà Mỹ vẫn tuân thủ cho tới hiện tại.

             2/ Việt nam cộng hòa

                           a/ Mục tiêu

VNCH  thành lập ngày 26/10/1955, với Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên, sau khi có một thời gian ngắn dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, người sau đó bị phế truất và phải lưu vong tại Pháp.

* Đệ Nhất Cộng hòa 1955-1963                                         

Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và ký Hiệp định GeneveQuốc gia Việt Nam cùng Pháp tập kết về vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam.

Theo kế hoạchquân Pháp sẽ rút dần sau 2 năm và Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. Không thể chấp nhận việc Hồ Chí Minh sẽ thắng cử và lập chính phủ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra nhằm chia cắt Việt Nam vĩnh viễn thành 2 quốc gia. Hoa Kỳ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam

Ngày 13/12/1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. Tháng 1/1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho Quốc gia Việt Nam.

Một cách tổng quát những đảng phái dân chủ tại miền bắc và hơn 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam cùng những chủ tịch tôn giao miền nam không chấp nhận chế độ cộng sản đã tạo dựng một thể chế dân chủ Việt nam cộng hòa.

Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này ban hành Hiến pháp thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn, ngày ban hành Hiến pháp 26/10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ Nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại CSVN và MTGPMN.

Kể từ đây, sự phụ thuộc của VNCH vào viện trợ của Hoa Kỳ ngày càng lớn, cả về tài chính cũng như về quân sự. Sự can thiệp của tòa đại sứ Mỹ vào công việc nội bộ về chính trị và quân sự của VNCH ngày càng lên cao.

*Thời kỳ quân quản 1963-1967 ( Sau những cuộc đảo chánh )

Tiếp sau đó là giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị ở miền Nam bởi một loạt các cuộc đảo chính liên tiếp cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nền Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam.

Bầu cử năm 1967 kết thúc với việc liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ đạt 34,8% số phiếu để đắc cử tổng thống và phó tổng thống, đánh dấu việc thành lập Đệ Nhị Cộng hòa

* Đệ Nhị Cộng hòa 1967–1975

Để chấm dứt tình trạng rối ren về chính trị, tháng 6 năm 1966, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ điều hành tuyên bố mở cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 3/9. Theo đó 118 đại biểu đắc cử gồm nhiều thành phần và đến 1/4/1967 thì ra tuyên cáo bản Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam. Hiến pháp này là cơ sở pháp lý của Việt Nam Cộng hòa cho đến 30/4/1975].

                         b/ Kết quả

Bị mất viện trợ về tài lực và quân sự từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa không thể tự đứng vững được. Theo nhà sử học Vũ Ngự Chiêu thì Việt Nam Cộng hòa giống như "một lâu đài xây trên cát, trông bề thế bên ngoài nhưng chỉ cần một con sóng nhỏ là tan vỡ"

Mầm móng của sự sụp đổ : Không có lãnh đạo đủ khả năng: Người được Mỹ đưa lên cầm quyền năm 1967 (Nguyễn Văn Thiệu) chỉ là một bù nhìn, giống như khởi đầu binh nghiệp làm thông ngôn Pháp của ông ta. Chính phủ VNCH  không tự đưa ra được quyết sách gì, chính sách từ lớn xuống bé đều do Tòa Đại sứ Mỹ,

Năm 1975, sau khi thất thủ Ban Mê Thuột trước sự tấn công mãnh liệt của quân CSVN  cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội VNCH đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát lãnh thổ. Nhiều tướng lãnh cao cấp VNCH đã tự ý rời bỏ hàng ngũ. Tổng thống Dương Văn Minh, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29/4/1975, đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước quân CSVN vào ngày 30/4/1975

                            c/ Thiệt hại

Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 2 đến 4 triệu người Việt (tính cả binh si và thường dân).

*Quân lực Việt Nam Cộng hòa : 310.000 tử trận hoặc mất tích: 1.170.000 bị thương 

 Con số 220.357 tử trận được Lewy dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ quốc phòng Mỹ, tính từ năm 1965 đến năm 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và trước đó cho ra ước tính khoảng 300.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 313.000 tử trận.

                      d/ Hậu quả

Những biến cố cả khách quan lẫn chủ quan về chính trị và kinh tế đã tạo nên làn sóng những người vượt biên. Theo số liệu của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ. Nhiều người trong số trong đã chết dọc đường do thiếu ăn, bệnh tật, cướp biển hoặc bão tố. Trong những năm 1978-1989, 2/3 trong số những người vượt biên bằng đường biển từ Việt Nam là người gốc Hoa, thêm vào đó là khoảng 250.000 người Hoa vượt biên sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4/1978 đến mùa hè năm 1979.

Theo Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) thì trong khoảng thời gian 20 năm từ 1975 đến 1995 có 796.310 người Việt tỵ nạn vượt biển.

                      3/ Cộng sản Việt nam

                                      a/ Mục tiêu                        

Trong phần trước chúng tôi có sơ lược qua về tiểu sử của HCM và những hoạt động của ộng ở ngoại quốc. Điểm quan trọng nhất là thời gian ở Nga:

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc đã có mặt ở Liên Xô Ông phụ trách chung những người cộng sản Việt Nam và theo học khóa ngắn hạn tại trường Lenin là trường Đảng cao cấp dành cho các lãnh tụ cộng sản nước ngoài (1934-1935), ông được bầu làm đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản.

 Khi trở về nước HCM đã thực hiện đúng như những gì đã học hỏi ở Nga: Bành trướng chủ nghĩa  công sản trên toàn thế giới. Gìành độc lập cho đất nước chỉ là chuyện phụ  cho nên đã đàn áp các đãng phái và thủ tiêu những ai không theo cộng sản ngay cả những người cộng sản theo đường lối ôn hòa đệ tứ quốc tế (Troskyst)                            

Như  vậy chúng ta đã thấy rỏ đảng cộng sản Việt nam thực hiện cuộc chiến tranh hô hào dành độc lập đất nước nhưng thực sự là tay sai của Nga để bành trước chủ nghĩa cộng sản. Lê Duẩn  tổng thư ký của đảng cộng sản Việt nam đã từng khích động tinh thần bộ đội, nói: Chúng ta đánh đây là đánh cho Nga sô.

                                   b/ Kết quả

Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là 30 tháng Tư, ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước hoặc ngày VNCH, Chính quyền Sài Gòn thất thủ hoặc Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở nước ngoài, là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các bị bắt tại chỗ và phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30//4/1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch CSVN. Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ cùng với hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn.

                         c/Thiệt hại:

Về nhân mạng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam

       -849.018 liệt sĩ (khoảng 1/3 chết bởi những nguyên nhân phi chiến đấu, ví dụ như bệnh tật, tai nạn, kiệt sức...)

       -Khoảng 500.000 - 600.000 bị thương

Theo thống kê Thương binh và Xã hội Việt Nam, trong tất cả các cuộc chiến tranh kể từ sau năm 1945 có trên 1.140.000 chết. và khoảng 600.000 bị thương.  Cần lưu ý, số binh sĩ thiệt mạng không chỉ bao gồm số thiệt mạng trong chiến đấu, mà còn bao gồm số thiệt mạng do bệnh tật, tai nạn, kiệt sức..., và cũng không chỉ gồm lính chiến đấu mà còn gồm bộ phận không tham gia chiến đấu như cán bộ dân chính, cơ sở chính trị ngầm, tổ chức dân vận...

Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến gây nhiều tàn phá nhất, thiệt hại nhân mạng nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam và gây chia rẽ sâu sắc về chính trị cũng như tác động xấu đến kinh tế đối với cả Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

                             d/ Hậu quả

Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã phải chịu mối đe dọa mới từ quân Khmer Đỏ tại Campuchia. Tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978, những cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi Sài Gòn thất thủ. Ngày 4/ 5/1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc, sáu ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu.. Đến năm 1978, sau khi Khmer Đỏ huy động lực lượng lớn tấn công vào Tây Nam Bộ, Việt Nam quyết định phản công bằng một chiến dịch lớn, tấn công cả vào Campuchia để xử lý dứt điểm mối nguy từ Khmer Đỏ. Ngay lập tức, Trung Quốc (đồng minh của Khmer Đỏ) huy động hàng chục vạn quân tấn công vào miền Bắc Việt Nam, gây ra Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979. Hai cuộc chiến này kéo dài tới năm 1989 mới chấm dứt.

Về kinh tế, sau chiến tranh: Sự rập khuôn cứng nhắc mô hình kinh tế, chính trị Liên Xô và Trung Quốc làm cho Việt nam bị suy thoái trầm trọng. Thêm vào đó lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt nam làm ngân trở  sự sừ phát triển nền kinh tế Việt nam. Sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh biên giới nổ ra; tất cả đều góp phần vào các vấn đề thời hậu chiến của đất nước.

                    3/ Đối vTrung cộng

                              a/ Muc tiêu

Chúng ta đều biết giữa Đảng CS của chính phủ Trung Quốc với Đảng CS và chính phủ Liên Xô đã tồn tại từ lâu nhiều mâu thuẫn trong quan hệ hai đảng, hai nước và nhiều bất đồng lớn trong đánh giá tình hình quốc tế. Vì nhiều lý do, lúc đầu những mâu thuẫn, bất đồng đó chỉ âm ỉ tồn tại, nhưng đến đầu năm 1960 của thế kỷ trước chúng đã bùng nổ và dần dần trở nên gay gắt tới mức hai đảng, hai nước coi nhau là kẻ thù Ban lãnh đạo Trung Quốc không chịu làm “đàn em” của Liên Xô nữa, quyết tâm phá vỡ thế hai cực hình thành từ Yalta và đầu óc nước lớn của một số nhà lãnh đạo Liên Xô, đã làm cho mâu thuẫn giữa hai bên không thể điều hòa, dù cả hai đều tự nhận mình là những người trung thành với chủ nghĩa Marx-Lenin.

Trong “cuộc chiến” đó, ban lãnh đạo Trung Quốc muốn và không ngừng gây sức ép để cộng sản Việt nam đứng về phía họ. Một ví dụ, năm 1964, ông Đặng Tiểu Bình với tư cách là Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc đã bí mật sang thăm Việt Nam với lời cam kết “sẽ bao toàn bộ viện trợ” của Liên Xô cho Việt Nam, nếu Việt Nam đứng về phía Trung Quốc, nhưng lời đề nghị đó đã bị HCM và Ban Lãnh đạo Việt Nam từ chối.

Mục đích dành với Nga tại Việt nam không thành công cho nên trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Trung hoa đã giãm viện trợ cho cộng sản Việt nam và thực hiện chính sách cố hưu từ ngàn năm xâm chiếm Hoàng sa và Trường sa năm 1974.

                          2/ Kết quả

Trung cộng đã giúp cho CSVN rất nhiều trong giai cuộc chiến chống Pháp tại  Điện biên phủ và trong suốt 20 năm trong cuộc nội chiến ý thức hệ tại miền Nam. Ngoài vũ khí lương thực còn có những giúp đở đào tạo binh lính cách xử dụng vũ khí hiện đại và vai trò của những cố vấn chuyển đạt những  kinh nghiệm vền chiến thuật, chiến lược.

Nhưng sau khi cộng sản chiếm được miền Nam, Trung cộng không được chút quyền lợi tại Việt nam cho nên cay cú phàt động cuộc xâm lược tháng 2/1979

                          3/ Thiệt hại

Trung quốc mất hết tất cả những khoãng viên trợ cho cộng sản Việt nam trong giai đoạn đầu từ chuộc chiến tranh chống Pháp lần thứ hai 1956-1954 và tiếp theo cuộc nội chiến Nam Bắc Việt nam dưới chiêu bày chống Mỹ cứu nước.

Giai đoạn 1970-1974, tài liệu của CIA giải mật của Hoa Kỳ thì đưa ra những con số ước tính trong biểu đồ, theo đó giai đoạn này CSVN nhận được khoản 2 tỷ USD viện trợ. Còn theo thống kê của CSVN thì giá trị viện trợ quân sự thực tế của họ sau 1973 thấp hơn nhiều so với ước tính của Mỹ, bởi Trung Quốc đã dừng cấp viện trợ Trong 2 năm 1973-1974, tổng cộng VNDCCH nhận được 114.532 tấn viện trợ quân sự, trị giá 330 triệu USD

                                d/ Hậu quả

Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17/2/1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước.

Chiến tranh biên giới Việt-Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong khoảng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16/3/1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

                     4/ Đối vi Liên bang Sô viết ( URSS)

                                   a/ Mục tiêu

Thập niên 1960 là thời kỳ nở rộ của khối Cộng sản và đã xuất hiện mầm mống chia rẽ giữa hai cường quốc hàng đầu trong khối là Liên Xô và Trung Quốc về các vấn đề tư tưởng, đường lối cách mạng. Nhất là từ khi Liên Xô rút hết các cố vấn khỏi Trung Quốc sau năm 1960.

Tại Liên Xô và Đông Âu, hình thức kinh tế tập trung và kế hoạch hoá đang phát huy các mặt tích cực của nó. Liên Xô tập trung mọi nguồn lực, bất chấp hậu quả sau này, cố đạt cho bằng được những chỉ tiêu kinh tế, chính trị được cho là ưu thế của hệ thống xã hội chủ nghĩa để tranh đua với Hoa Kỳ vai trò lãnh đạo thế giới. Việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người Sputnik 1 và đưa người đầu tiên vào vũ trụ Yuri Gagarin là biểu tượng của một siêu cường đang thắng thế. Liên Xô và Hoa Kỳ, hai kẻ thù tư tưởng, sẵn sàng đối chọi nhau ở mọi vấn đề quốc tế. Và Việt Nam là nơi mà hai phe muốn phô trương sức mạnh của mình.

Liên Xô tuy đã có vũ khí nguyên tử từ năm 1949 nhưng ưu thế quân sự của Hoa Kỳ vẫn áp đảo. Do đó Liên Xô vẫn e ngại sự quá căng thẳng với Hoa Kỳ và chỉ viện trợ cho miền Bắc Việt Nam ở mức đủ để xây dựng một "chủ nghĩa xã hội" cho đến thời điểm này.

Trong chuyến thăm Hà Nội, tháp tùng Kosygin có các chuyên viên tên lửa. Và ngày 10/2/1965, Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp ước hỗ trợ kinh tế và quân sự Việt-Xô. Từ đây sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh Việt Nam.

Đến thời điểm này, cách tiếp cận của họ đã khác: cung cấp cho miền Bắc Việt Nam nhiều hơn. Đây cũng là thời kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam được hiện đại hoá mạnh mẽ, trang bị lại với vũ khí mới kể cả các vũ khí hạng nặng, các binh chủng kỹ thuật ra đời để đáp ứng chiến tranh hiện đại: không quân, radar, tên lửa phòng không... Quân đội miền Bắc liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận lớn với giả định đánh quân đổ bộ đường không và chống xe tăng Mỹ.

                                 b/ Kết quả

Chiến thắng của cộng sản Việt nam trong cũng là chiến thắng của Liên sô trong chủ trương cộng sản hóa toàn cầu. Nga sô mở rộng ảnh hưỡng toàn vùng Đông nam Á châu.

Hải cảng Cam ranh được được xem như  là một vị trí chiến lươc quan trọng tại Á châu. Từ địa điểm nầy nếu có một lực lượng quân sự mạnh có thể chế ngự tất cả những thủ đô của các nước Đông nam Á. Năm 1974 Nga đã  gởi Hạm đội hải quân đến nơi đây  trong cuộc trong một cuộc xung đột với Trung cộng.

                                  c/ Thiệt hại

                                            1-Nhân sự

Khoảng 6.000 quân nhân Xô Viết từng có mặt ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh với vai trò cố vấn kỹ thuật và huấn luyện; 16 trong số đó thiệt mạng do bệnh tật hoặc tai nạn (không có ghi nhận thiệt mạng trong chiến đấu)

Quan hệ Việt Nam-Liên Xô được xây dựng và phát triển trên nền tảng quan hệ về chính trị giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ năm 1950, sau khi có quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước, Chính phủ Liên Xô đã triển khai hoạt động nhiều mặt, nhằm hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây, bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của mình. Đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sự viện trợ của Liên Xô đối với Việt Nam diễn tiến theo tình hình thế giới và chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1965.

                                        2-Vật chất

Giai đoạn 1965-1971,  theo số liệu của các nhà nghiên cứu Liên bang Nga, tổng giá trị viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam là 1 tỷ 579 triệu USD, tức mỗi năm viện trợ trung bình đạt 220 triệu USD. Tổng trị giá viện trợ quân sự tính riêng trong 2 năm từ tháng 1/1966 đến tháng 12/1967 là 500 triệu rúp (xấp xỉ 550,5 triệu USD). Năm 1967, theo Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Liên Xô tháng 12/1967, đây là năm Liên Xô cung cấp viện trợ cao nhất cho Việt Nam với khoảng 400 triệu USD. Báo cáo của Quân ủy Trung ương,

                             4/ Hậu quả

Giành được Việt nam trong vòng quỷ đạo của mình và ký thoã ước quân sư với Việt nam vì vậy Nga sô phải tham gia vào cuộc chiến Việt Trung  tháng 2 /1979.

IV/ Việt nam sau khi chấm dứt chiến tranh 1975

            A/  Chính sách cai trị của Đảng cộng sản Việt nam:                            

                     1/ Trả thù phe thất trận (Việt nam Cộng hòa)

Sau bất cứ một cuộc chiến tranh nào cũng vậy, kẻ thắng trận nào cũng áp đặt nhửng trừng phạt kẻ bại trận. Sự trả thù nầy có nhiều hình thức như : tàn sát, tù đày,  khống chế lao động cưỡng bách, tịch thu tài sản..vv…Dù là cùng chủng tộc, Cộng sản Việt nam đã trả thù người dân miền Nam qua 2  hình tức sau đây:

                                    a/ Trại cải tạo

CSVN trước tiên thông báo cho binh sỉ và hạ sỉ quan đi học tập 3 ngày tại Phường khóm địa phương ngày từ 11/6 đến 13/6.  Sau 3 ngày học tập, họ đã được cấp giấy chứng nhận và cho về nhà. Thủ đoạn này khiến cho nhiều người tin là việc tập trung cải tạo không có gì nguy hiểm nên tạo lòng tin nơi những thành phần quan trọng hơn trong những đợt tập trung kế tiếp  Sau đó chúng thông báo cho Cấp Tướng, sĩ quan, lãnh đạo các đảng phái, trí thức phải tụ họp từ ngày 18 đến 20, chỉ mang theo 21 kí lô lương thực và một số bộ quần áo thay đổi trong vòng 1 tháng học tập.

Theo bản tường trình 26 trang của Aurora Foundation vào năm 1983 do bà Ginetta Sagan và ông Stephen Denney thực hiện thì có hơn 1 triệu người đã đi cải tạo mà rất ít được về sau thời hạn 10 ngày hay 1 tháng. Trên toàn quốc lúc bấy giờ có trên 150 trại tù cải tạo. Có khoảng 500 ngàn người được trả về nhà trong vòng 3 tháng; có 200 ngàn người bị giam giữ từ 2 đến 4 năm; có 240 ngàn người bị giam ít nhất 5 năm và nhiều chục ngàn người khác bị giam trên 10 năm.

Trại cải tạo thật ra những trại tù trong rừng sâu. Mục đích là trả thù bằng những lao động khổ sai và cho ăn chưa được phân nửa khẩu phần bình thường bên cạnh khủng bố tư tưởng bằng những lời tuyên truyền một chiều kèm theo những đe dọa, đánh  đập hay sát hại. Tù nhân nằm trong tình trạng căng thẳng cực độ phải tuân theo những gì chúng muốn.

                                      b/ Đuổi thân nhân những tù cải tạo                                                                      ra Vùng kinh tế mới

Song song với kế hoạch đánh “tư sản” là chính sách đưa người ra vùng “kinh tế mới”. Mục tiêu là để dễ ngăn chận thành phần chống đối trong thành phố và nhất là để có nhà cửa ban phát cho cán bộ từ miền Bắc đưa vào, hay từ Mật Khu ra làm việc ở những thành phố, đặc biệt là tại Sài Gòn.

CSVN đã cưỡng ép 5 thành phần sau đây phải ra khỏi thành phố: 1/ Những người bị ghép là tư sản, tiểu địa chủ; 2/ Những gia đình có người thân bị tập trung cải tạo hay sống trong các khu vực dành riêng cho công chức và quân nhân VNCH; 3/ Những người cư trú bất hợp pháp hay thất nghiệp; 4/ Những hoa kiều. Kế hoạch này bắt đầu ngày 19/5/1976 với phương thức cưỡng bức gồm thu hồi hộ khẩu, rút thẻ mua gạo và nhu yếu phẩm, và cấm trẻ em nhập học khiến đối tượng phải đi ra vùng nông thôn.

Trong 5 năm (1976-1980), Thành phố Sài Gòn đã đưa về sống ở nông thôn 832 ngàn người. Mỗi gia đình khi bị đưa ra vùng kinh tế mới, chỉ được mang theo tối đa 800 kí lô hành lý.

Cả đời sinh sống trong thành phố không hề biết đến lao động chân tay, nên đa số những người bị ép buộc về các khu kinh tế mới không thể sống nổi vì thiếu thốn thuốc men, bị bệnh tật hoành hành và hoàn toàn không có tương lai. Hầu hết đều tìm cách trốn về lại thành phố. Nhưng nhà cũ của mình thì đã bị người của nhà nước chiếm đoạt, đành phải sống vật vờ, xin ăn, tìm kiếm cơ hội đi vượt biên hoặc phải về quê tá túc với người thân.  

Nhạc sĩ Nguyệt Ánh đã diễn tã những thống khổ của những người vợ có chồng bị tù đày qua nhạc phẫm:

                                            Cái Cò

Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non 
Thương em dạ sắt lòng son, một thân đơn chiếc nuôi con thăm chồng 
Bàn tay ai tốt vàng ròng, bàn tay em nứt máu hồng tuôn rơi 
Nhìn nhau muốn nói vạn lời, mà tim se thắt rối bời tâm can 

Cái còn ngày nay không còn gánh gạo 
Gạo đã thành một quá khứ xa xôi 
Cái còn ngày nay xuống biển tìm mồi 
Ngô sắn khoai sùng ăn cầm chừng nước mắt tuôn rơi 

Cái cò lặn lội bờ ao, bán giọt máu đào nuôi dưỡng đàn con 
Thương em lội suối trèo non vùng kinh tế mới nuôi con thay chồng 
Triền dâu đã hóa ruộng đồng, nhà tan nước mất vợ chồng chia ly 
Chồng đi cải tạo không về, vợ đi tay cuốc tay cày đất hoang 

Cái cò ngày nay mơ tìm chén gạo 
Giọt máu đào dành để bán nuôi con 
Cái cò ngày nay gối mỏi chân mòn 
Vai gánh vai gồng đi thăm chồng cách núi ngăn non 

Cái cò lặn lội bờ đê, đói khổ trăm bề nước mắt đầy vơi 
Thương em tuổi mới đôi mươi, vì cơn uất biến hoa trôi hương tàn 
Chiều trên quốc lộ kinh hoàng, chồng em tuẫn tiết máu tràn như sông 
Chồng em chiến sĩ anh hùng, vì dân chiến đấu thác cùng muôn dân 

Cái cò ngày nay đã thành góa phụ 
Tay dắt mẹ chồng tay dắt đàn con 
Muốn về làng quê, quê cũ không còn 
Giặt bắt lên rừng đi vào vùng chướng khí Lam Sơn 

Cái cò lặn lội bờ mương, vét cống đào đường cái rét lạnh căm 
Chồng em giặc bắt biệt tăm, tù Nam tù Bắc biết thăm nơi nào 
Một đêm gió lộng mưa gào, được tin anh đã đi vào thiên thu 
Chồng em chết giữa ngục thù, khổ sai đói rét cộng thù giết anh 

Cái cò một thân lên vùng đất lạ 
Đến trại tù tóc quấn vành tang 
Đếm từng mồ hoang máu lệ hai hàng 
Đau xót cho chồng không mộ phần không khói không nhang ...

                                                                  Nguyệt Ánh

                    2/ Thực hiện chủ thuyết:  Xâ hội không giai cấp 

                                a/ Đổi tiến và thống nhất tiền tệ

Ngày 2/5/1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã ra quyết nghị số 230 NQ-QH/K về việc Thống nhất tiền tệ trong cả nước, thu đổi tiền Ngân hàng Nhà nước hiện đang lưu hành ở hai miền Việt Nam và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mức tiền mặt được đổi ngay được ấn định như sau: Mỗi hộ độc thân được đổi ngay đến mức tối đa ở thành thị là 100 đồng, ở nông thôn là 50 đồng; Mỗi hộ gia đình có 2 nhân khẩu được đổi ngay ở thành thị mức tối đa là 200 đồng, ở nông thôn là 100 đồng; Mỗi hộ gia đình có 3 nhân khẩu trở lên được đổi thêm cho mỗi nhân khẩu ở thành thị là 50 đồng, ở nông thôn là 30 đồng, những hộ nhiều nhân khẩu nhất cũng chỉ được đổi ngay đến mức tối đa ở thành thị là 500 đồng, ở nông thôn là 300 đồng; Mỗi nhân khẩu trong các hộ tập thể, như bộ đội, công an vũ trang, công nhân viên chức, sinh viên... được đổi ngay đến mức tối đa là 100 đồng. Ngoài số tiền mặt được đổi ngay, số còn lại được ghi vào sổ tiết kiệm hay tiền gửi và được rút ra cho sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên đến tháng 12/1976 thì lại khóa trương mục và dân chúng không được rút tiền ra nữa. Chính sách đổi tiền là một hình thức ăn cướp của nhà nước một cách công khai vì chúng chỉ cho đổi một phần nhỏ số tiền người dân có được và số thặng dư sẽ được chia chát lẩn nhau  

                                        b/ Đánh tư sản mại bản

Song song với kế hoạch đổi tiền, từ tháng 9/1975, CSVN  bắt đầu tung ra kế hoạch đánh tư sản. Ngày 10/9/1975, CSVN cho báo chí loan tài liệu:

Mười  tội ác của tư sản mại bản: Xuất ít nhập nhiều làm vật giá leo thang, lao động thất nghiệp; dùng đồng tiền đặt tay chân vào bộ máy chính quyền; đầu cơ tích trữ, mua rẻ bán đắt; thông qua đại lý tổ chức buôn lậu; xuyên tạc phá hoại chính sách của chính quyền; hối lộ, mua chuộc, gây chia rẽ đội ngũ cách mạng; vơ vét rồi tuồng hàng ra chợ trời; thông đồng với bọn phản động chính trị…

CSVN đã lập bản doanh chỉ huy chiến dịch đánh tư sản tại Dinh Độc Lập cũ do Phạm Hùng chỉ huy và từ 12 giờ đêm của ngày 9/9/1975 đã  huy động 10 ngàn công nhân, thanh niên, sinh viên đã được điều động đến bao vây nhà và cơ sở làm ăn của những phạm những tội ác kể trên.

Cho đến tối ngày 10/9, hàng chục ngàn tư sản mại bản bị bắt giam không được xét xử và không có ngày về. 

Các đợt " Đánh tư sản" đối với người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.

Đợt  X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11/9/1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. Đợt X1 này tập trung vào những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thanh công tại miền Nam ngót nghét hơn 200 năm.

Đợt X2 được Hà Nội tiến hành từ tháng 3/1978 và được kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt này chủ yếu nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.

Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi Trẻ đã phải thừa nhận là đã có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng.

Song song với chiến dịch X2 là chiến dịch X3 đặc biệt tập trung tại Sài Gòn. Sau chiến dịch X3, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Theo thông tin  từ báo Sài gòn giải phóng và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9/1989, ước tính lên đến khoảng 150 ngàn người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu.Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi Kinh tế mi là khoảng 600 000, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại. Cuối đợt X3 , ghi nhận của Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi Kinh tế mi, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là một triệu hai người!

Cộng sản chủ trương xóa bỏ giai cấp nhưng thực sự ra tranh dành giai cấp ưu thế trong xã hội. Công sản xuất thân từ giai cấp công nông đứng lên làm cuộc cách mạng bạo đồng dùng vũ lực cướp đoạt  chính quyền. Nhửng chíến dịch đấu tố địa chủ hay đánh tư sản mại bản chẳng qua nhầm mục đich dành  quyền lợi cho giai cấp đảng viên cộng sản.                        

                   3/Thực hiện "thiên đàng xã hội chủ nghĩa":

                     (Làm theo năng lực, hưỡng theo nhu cầu)

                                  a/ Tập thể hóa nông nghiêp

Tính đến cuối năm 1979, ở Miền Nam thành lập được 1.286 hợp tác xã và hơn 15.000 tổ sản xuất bao gồm khoảng 50% nông dân. Vậy mà sang năm 1980 các tổ chức này đã tan rã, chỉ có trên giấy tờ mà không hoạt động được như kế hoạch. Hậu quả là sản xuất nông nghiệp khựng lại gây ra cảnh thiếu thực phẩm khiến từ năm 1976 đến 1980 mặc dù trong hoàn cảnh hòa bình Việt Nam phải nhập cảng 5,6 triệu tấn thực phẩm.

Các tập đoàn sản xuất có nghĩa vụ bán sản phẩm của mình cho Nhà nước theo giá kế hoạch thấp hơn rất nhiều giá thị trường

Hợp tác hóa ở miền Nam được tiến hành nhanh chóng trong các năm từ 1977 đến 1980. Theo kế hoạch thì ruộng đất được tập hợp lại để tổ chức canh tác tập thể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp.

Sự thất bại trong sản xuất là sự kiện tất nhiên vì người xưa đã từng có câu: ‘Cha chung không ai khóc’. Lao động tập thể người góp công nhiều hay ít đều hưỡng quyền lợi như nhau thì làm sao đẩy mạnh được hăng say lao động và tăng gia sản xuất.

                                b/ Hợp tác xã tiêu thụ (Quản lý hộ khẩu)

Trước hết nhà  nước cộng sản thực hiện chính sách Địa phương phân quyền (Còn được gọi là Bao cấp): Tất cả các địa phương từ Xã  Huyện được quyền quản lý sản phẫm trong địa phương của mình và người dân bị bắt buộc bán sản phẫm của mình cho nhà nước bằng giá chính thức rẻ mạt. Từ đó những trạm gát xuật hiện khắp nơi trên đất nước Việt nam từ thành thị đến thôn quê.

Chính sách hộ khẩu có ích lợi về phương diện chính trị đối với cộng sản: Đây là vũ khí để quản lý chặt chẻ nhân dân. Mổi gia đình đuợc mua thực phẫm theo giá chính thức của nhà nước nhiều hay ít tùy theo số người trong gia đình. Giá chính thức rẻ hơn phân nữa giá ngoài thị trường cho người dân tạm sống qua ngày nếu gói gém.

Hai chính sách nầy đã biến người dân tr thành những người buôn lậu trên những sản phẫm mình làm ra và người dân phải tuân theo những gì cộng sản muốn thí dụ như: Để chứng minh cho thế giới Việt nam có tinh thần dân chủ cao, đi bầu đông đảo, chúng  quy định thẻ hộ khảu là giấy đi đường, nếu  có dấu xác nhận đã đi bầu.

*Nguyễn Chí Thiện (1939 - 2012)  một nhà thơ phản kháng người Việt Nam. Ông đã bị nhà chức trách của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt giam tổng cộng 27 năm tù vì tội "phản tuyên truyền".

Tất cả những gi  cộng sản đã làm sau khi chiếm Miền nam đã được nhà thơ Nguyển chí Thiện diễn tả một cách sâu sắc trong  bài thơ:

                   Không có gì quý hơn độc lập tự do

Không có gì quý hơn độc lập tự do

Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó

Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó

Việc nó làm, tội nó phạm ra sao

Nó đầu tiên đem râu nó bện vào

Hình xác lão Mao lông lá

Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá

Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa

Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa

Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu

Lúc rụi vào Tầu, lúc rúc vào Nga

Nó gọi Tầu Nga là cha anh nó

Và tình nguyện làm con chó nhỏ

Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh

 Ôi độc lập tự do!

Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó

Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó

Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó

Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to

                                Nguyễn chí Thiện (1968)

         B/ Chiến tranh giữa các nước cộng sản anh em

Marx chủ trương phải thành lập Đảng cộng sản quốc tế và ông còn có khẩu hiệu rất nổi tiếng " Vô sản toàn thế giới liên hiệp lạỉ "

CSVN sau khi chiếm dược miền Nam đã cám ơn các nước cộng sản anh em nhất là đối với Trung cộng bằng một câu rất thân tình "Việt nam và Trung cộng như môi với răng, môi hở răng lạnh" . Nhưng thực tế rất là đau đớn, nước Việt nam phải chịu nhiều đau thương hơn nữa bởi những người cộng sản anh em, qua 2 cuộc chiến tranh với Campuchia và Trung quốc.

                       1/ Chiến tranh Việt nam-Campuchia (Sơ lược)

Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ. Cộng sản Trung hoa đã khơi động mối thù người Việt nam đã chiếm một phần lảnh thổ Campuchia cho nên đã giúp đở tài chánh và quân sự cho Khmer đỏ gây chiến tranh với Việt nam. Quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978.

Tới mùa khô năm 1984 - 1985, Việt Nam huy động khoảng 60 ngàn quân cho chiến dịch tấn công quyết định nhằm triệt hạ các căn cứ của Khmer Đỏ nằm gần Thái Lan, Cuối tháng 12 năm 1984, khoảng 1.000 quân Việt Nam đánh hạ căn cứ Nong Samet. Tháng 1/1985, khoảng 4.000 quân Việt Nam, với hơn 30 xe tăng và xe bọc thép hỗ trợ, đánh vào căn cứ Ampil của lực lượng Mặt trận Nhân dân Giải phóng Quốc gia Campuchia (KPNLF) với 5.000 quân phòng ngự và triệt hạ hoàn toàn căn cứ này sau 36 giờ. Quân Việt Nam và quân chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia cũng mở chiến dịch tấn công căn cứ lớn có gần 10.000 quân Khmer Đỏ đóng giữ tại Phnom Malai và đã triệt hạ căn cứ này sau 2 ngày giao tranh.

Trước áp lực của các nước trên thế giới, ngày 16/8/1985, thông cáo của cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ba nước Đông Dương tại Phnom Penh Việt Nam tuyên bố sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Campuchia, quá trình rút quân sẽ hoàn thành năm 1990.

Tháng 6/1988, trên cơ sở trưởng thành của quân đội Campuchia và với sự thỏa thuận của giữa Việt Nam và Campuchia, Việt Nam đã rút toàn bộ chuyên gia dân sự và đến tháng 9 năm 1989, Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam về nước.

*Việt nam thành lập Liên bang Đông dương

Sau khi thiết lập xong chính quyền bù nhìn tại Nam Vang, tháng 1/1980 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch một hội nghị của Ngoại trưởng ba nước Việt -Miên - Lào diễn ra tại Thủ đô Vạn Tượng của Lào để hình thành Liên Minh Hữu Nghị Ba Nước Việt -Miên -Lào. Tại Hội nghị này, ba nước đã quyết định là mỗi hai năm, nguyên thủ của ba nước gặp nhau một lần để trao đổi các vấn đề chiến lược và tất cả các tỉnh, thành ở Campuchia và Lào đều có một tỉnh, thành của Việt Nam đỡ đầu. Các cố vấn về quân sự và chuyên gia về kỹ thuật của Việt Nam sẽ sang làm việc, giúp ý kiến cho các cơ quan trung ương và địa phương của Lào và Campuchia.

Trong Hội nghị thượng đỉnh của ba nước cũng tại Vạn Tượng vào tháng 2/1983, ba nguyên thủ đã đồng ý thành lập Uỷ ban liên kết kinh tế Việt- Miên- Lào, cứ mỗi 6 tháng các Bộ trưởng kinh tế, tài chánh sẽ họp nhau một lần để trao đổi và đẩy mạnh các dự án hợp tác phát triển kinh tế giữa ba nước, xây dựng một loại công phiếu Đông Dương để dùng chung cho 3 nước.

Dưới hình thức liên kết nói trên, CSVN đã không chỉ nắm chặt bộ máy điều hành của Lào, Campuchia mà còn đưa cán bộ và dân chúng sang sinh sống và làm việc  như một hình thức “xâm lược” mới  tại hai xứ này. Theo đánh giá của một số chuyên gia Đông Nam Á thì tính cho đến năm 1985, Hà Nội đã cho phép khoảng 1 triệu người Việt nhập cư tại Campuchia.

                      2/ Chiến tranh Việt-Trung (Sơ lược)

                                a/   Bối cảnh                             

Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc, 1979 hay Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương bắc. Phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam  (trên nghĩa rộng là chỉ xung đột biên giới Việt-Trung trong gần mười năm từ năm 1979 đến năm 1989), bởi vì cho đến bây giờ họ vẫn cho là chỉ chống trả cuộc tấn công của Việt Nam.

Tuy được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968. Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao.

Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối. Năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem là một sự phản bội. Năm 1974, Trung Quốc cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa trong sự làm ngơ của Hoa Kỳ.

Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam và việc bị Liên Xô bao vây từ phía bắc. Một nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Quốc.

Việc Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam cũng hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình vừa kết thúc chuyến công du sang Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tỏ ra họ có được hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là Mỹ cũng im lặng tán thành. Ngoài ra việc Trung Quốc cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.

                                b/ Diễn tiến cuộc chiến       

                                          1- Giai đoạn 1

Ngày 17/ 2/ 1979, lực lượng bộ binh Trung Quốc với khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Cánh phía đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái. Cánh phía tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu  Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.

Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đã có kết quả tốt, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía Lào Cai.

*Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Quân đội Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng. Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao, có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này. 

                                             a-Trận chiến tại Đồng Đăng

Trận chiến Đồng đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc. . Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.

                                               b-Mặt trận Lào Cai

Đến 21/ 2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.

Trong giai đoạn đầu đến ngày 28/2/1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng. 

                                       2/ Giai đoạn 2

                                            a - Trận Lạng Sơn

Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27/2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình, tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện. Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3, 337, của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc.

Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng.

                                           b-Trung Quốc rút quân

Ngày 5/3/1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân.

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng,

Ngày 16/3/1979, Trung Quốc tuyên bố hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.

Phía Việt Nam cũng phản kích đánh vào hai thành phố biên giới của Trung Quốc là Malipo và Ninh Minh.

                     * Chiến dịch hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam                                               trong chiến tranh xâm lược Trung quốc

Vào năm 1979, trước việc Trung Quốc tấn công Việt Nam, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam.

Từ ngày 12 đến 26/3, với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc, theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái bình dương tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật.

Một bộ phận không quân đảm bảo vận tải trên lãnh thổ Việt Nam. Trong không đầy một tháng, Liên Xô đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân của Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh từ Campuchia trở về miền Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột đến tháng 3/1979, theo đường biển.

CSVN hân hoang mừng rở chiếm được miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì tiếp theo đón nhận sự thật phủ phàn: Thứ nhất đối đầu với 2 anh em ruột thịt cùng chung chủ nghĩa ưu việt là Khmer đỏ và Trung cộng. Thứ hai nhìn thấy sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Nga nơi phá sinh ra chủ nghĩa nầy.

Kết luận      

Sau khi chấm dứt chiến tranh, đất nước thống nhất hầu như tất cả người dân điều mừng vui cho dù là những người theo chủ nghĩa cộng sản hay những người dân chỉ có tình yêu dân tộc thuần túy. Tất cả những tang thương chết chóc trong chiến tranh sẽ lùi xa, sau 20 năm trong cuộc chiến ý thức hệ xóa tan rồi đây mọi người cùng góp tay xây dựng lại đất nước Việt nam mến yêu.

Nhưng thực tế như thế nào sau khi chiến tranh chấm dứt?

  * Đất nước Việt nam phân hóa trầm trọng

Có một số quyết định ở lại Việt nam không ra đi trong ngày tàn của cuộc chiến dù họ có điều kiện rời khỏi Việt nam: Một số người miền Nam có thân nhân tập kết ra Bắc trở về, tin tưởng rằng với tình gia đình có thể che chở  hay giúp đở cho nhau. Nhưng không!  họ đã lầm ! Với người cộng sản sự thăng tiến trong đảng quan trọng hơn  tình gia đình vì vậy họ không được sự bao che nào của người thân (Cộng sản). Cũng dễ hiểu vì đảng cho họ quyền lực và tài sản còn người thân chỉ chỉ cho họ liên lụy trong sự thăng tiến.

Có trường hợp đau thương như chiếc tàu Việt nam Thương tín đã ra đi tới đảo Guam của Mỹ quyết định quay trở về quê hương. Họ nghĩ rằng Cộng sản sẽ đối xử trong tình đồng bào xóa bỏ những hận thù cùng xây dựng quê huơng, nhưng họ đã được mời vào các trại tù vài chục năm cho hiểu nhiều hơn về chế độ cộng sản!

Nhưng người dân miền Nam Việt nam quên rằng chế độ mới là công cụ của chủ nghĩa bành trướng cộng sản quốc tế do Nga Xô dẩn đầu. Dưới sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản đất nước Việt nam bắt đầu bước qua giai đoạn thãm khốc hơn ngàn lần: Tù tội, đói khát, chết chóc hơn cả thời chiến tranh!

Sau khi chiếm đoạt được miền Nam việc đầu tiên là CSVN đưa  hơn  Bắc chí Nam  trong rừng sâu không có ngày về. Bọn cộng sản đã trả thù thâm độc bằng cách dùng cái đói, lao động khổ sai và tẩy nảo làm cho nhiều tù cải tạo bỏ mạng trong rừng sâu.

Trên thế giới được nghe nói đến sự tàn ác của chế độ Khmer đỏ giết hơn 1 triệu 500 ngàn  người sau khi chiếm được chính quyền nhưng người ta quên rằng CSVN trả thù những người  bại trận (VNCH) còn thâm độc hơn nhiều:

                     1-CSVN bỏ tù hơn 1 triệu người trong các trại cải tạo thực ra là những trại tù lao động khổ sai, bỏ đói, khủng bố tư tưởng và thãm sát những tù nhân chống đối lao động, trốn trại…vv…

                     2-CSVN cuớp nhà cửa hàng triệu gia đình những tù nhân đuổi họ ra những vùng kinh tế mới không đủ điều kiện sinh sống tối thiểu và sau đó họ phải lần lượt trở về trở thành những kẻ ăn xin, ngũ trên hè phố.

                     3-CSVN đánh tư sản mãi bản, đổi tiền làm cho hơn 2 triệu người phải bỏ nước ra đi và hơn 1 triệu người đã chết trên biển khơi hay trong rừng sâu. Những người may mắn sống sót sống mãnh đời còn lại trong đau thương và tủi nhục, phải chấp nhận tất cả những công việc mà khi còn trong chiến tranh họ không bao giờ nghĩ đến. Họ vẫn phải sống để tạo dựng thế hệ con em vương lên trên xứ người.

CSVN đã đốt cháy cả một thế hệ dân Việt, một thãm họa chưa từng

có trong lịch sử Việt nam. Như vậy cho thấy cộng sản Việt nam còn hung bạo hơn Khmer đỏ nhiều!   

CSVN sai lầm trầm trọng đem chủ thuyết cộng sản áp đật lên đất nước Việt nam vì vậy đã tạo ta 2 thành phần đối nghịch từ trong nước tới ngoài nước.

Người dân Việt nam không còn là một khối thống nhất! Lúc nào cũng có những tổ chức đoàn thể  chính trị phát động những phong trào chống chế độ và ngay trên mạng xã hội rất nhiều những cá nhân hiệp hội, cơ quan truyền thông vạch trần những sai lầm của chính quyền;

Sau khi khối cộng sản quốc tế sụp đổ năm1989 tại Đông Âu và cho đến ngày hôm nay trong 193 nước trên thế giới chỉ còn có Trung hoa và Việt nam còn bám víu lấy chủ nghĩa cộng sản vì quyền lợi và quyền lực mà chúng nắm giử.

CSVN đã mang về cho đất nước một một chũ thuyết mới lạ làm xã hôi suy thoái trầm trọng:

   * Chủ nghĩa "Phong kiến tân thời" tại Việt nam

Lá cờ hai màu xanh đỏ sao vàng của Mặt trận giaỉ phóng miền nam được vứt vào sọt rác trong vài ngày sau đó và những người miền Nam đánh Mỹ giành độc lập cho đất nước bị tước bỏ tất cả quyền hành trong giai đoạn tạm thời mà họ nắm giử thay thế bằng bởi tập đoàn cộng sản Hà nội từ Bắc vào Nam.

Người dân miền Nam cả một đời hy sinh cho cách mạng như trái chanh đã vắt hết nước, họ đã bị lợi dụng lòng yêu nước, phục vụ cho cộng sản quốc tế. Sau 1975 họ đã  khám phá ra sự nham hiễm của đảng cộng sản nhưng quá muộn!         

Đánh tư sản mại bản là là danh xưng mới cũng cùng một chính sách cải cách ruộng đất mà CSVN đã thực hiên tại miền Bắc sau khi nắm chính quyền năm1945. Hơn 80 000 địa chủ đã bị thãm sát trong chiến dịch nầy. Chủ nghĩa cộng sản với chủ trương xoá bỏ giai cấp không có người ngoèo và kẻ giàu.  Muốn thực hiện kế hoạch nầy chúng thực hiên 2 lần đổi tiền với lý do là thống nhất tiền tệ. Đổi tiền là chính sách ăn cuới hợp pháp làm cho những ai giàu có trờ thành tán gia bại sản vì số tiền được đổi giới hạn trên đầu người, số tiền còn dư trở thành những tớ giấy vàng bạc. Nhưng chính bọn cộng sản thì trở thành giàu có vì chúng biết trước những gì chúng làm!

Chủ thuyết cộng sản là thành lập  một xã hội không giai cấp, nhưng thực sự  công sản đã thiết lập trở một  giai cấp mới giàu có trong xã hội: Đảng viên Đảng cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa Phong kiến tân thời.

Sau một tới gian thực hiện chủ thuyến ưu việt, cộng sản Nga sô đã cáo chung  năm 1989 và quay theo mô hình tự do dân chủ trong chính trị và kinh tế. Trên thế giới chỉ còn  cóTrung hoa và Việt nam còn bám víu lấy quyền lợi và quyền lực của chúng bằng cách chế biến chủ thuyết mới lạ "Kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa "

Nhờ áp dụng đường lối phát triền kinh tế tư bản hiện nay nền kinh tế Việt nam được phục hồi đôi chút. Tuy nhiên với chính sách "Định hướng" ngằm mục đích cho tập đoàn đảng trị quản lý tất cả những cơ chế sản xuất quan trọng đã không cho phép đất nước phát triển toàn hảo

*Hậu quả tối tâm đối với Việt nam

Đất nước Việt nam sẽ không có thể tiến bộ được nếu tiếp tục cai trị bởi một chế đô suy thoái không có tự do dân chủ.

Cho dù quân đội VNCH đã thất trận nhưng người dân miền Nam vẫn còn thương mến và chia sẽ những đau thương trong những ngày tháng tù ngục mà họ phải chịu đựng trong tại tù cải tạo. Nhân dân miền Nam vẫn còn mang ơn họ đã cho người dân được an bình trong 20 năm chiến tranh. Người dân miền Nam vẫn còn luyến tiếc những mất mát mà họ có đuợc trong quá khứ và họ còn đang tiếp tục ủng hộ những phong trào đấu tranh dành tự do thật sự cho đất nước.

Họa xăm lăng của Trung cộng từ ngàn năm vẫn còn đó và đang chực chờ thời cơ phát động trở lại  Nếu chúng ta không thống nhất nhau trên căn bản nhân ái và trên  một chủ thuyết tự do dân chủ thực sự thì nước Việt nam không sớm thì muộn sẽ bị xóa bỏ trên bản đồ thế giới.

Người Việt nam ở nước ngoài trở về thăm người thân là do đạo hiếu. CSVN mở rộng vỏng tay chào đón Việt kiều hải ngoại là muốn khai thác lợi tức thu nhâp nhờ du lịch mang lại.

Bộ lịch sử của CSVN mới biên soạn sau 10 năm nghiên cứu tham khảo có một điểm đáng chú ý là không gọi những người miền Nam là "Ngụy" nữa. Ngụy là kẻ phản bội, có những hành động xấu xa giờ được đón mời với vòng tay mở rộng với danh xưng mới thật mỹ miều ‘ Khúc ruột ngàn dậm ra đi !’. Điều nầy cũng dễ hiểu vì những thằng Ngụy còn sống sót chỉ làm công nơi xứ người thôi mà họ cũng có một cuộc sống đầy đủ, hơn thế nữa có thể giúp đở người thân nơi quê nhà và bây giờ là nguồn lợi lớn cho  nhà nước cộng sản.

CSVN  cho dù có thay đổi cách xưng hô nhưng không bao giờ xóa bỏ được sự chia cách giữa hai lực lượng đối kháng càng ngày càng lan rộng giữ người dân Việt nam.  Sự chia cách bắt ngưồn từ tư tưởng, từ quan niệm sống, từ bản chất nhân bản, từ tinh thần dân chủ.Chì khi nào đất nước được xây dựng bởi một chế độ dân chủ thật sự, trọng nhân quyền thì lúc đó mọi người sẽ ngồi gần với nhau không cần những lời xưng hô tốt đẹp.

CSVN đã gây chết chóc hơn 2 triệu người Việt nam nhằm mục đích thực hiện bành trướng chủ thuyết ưu việt thiên đường cộng sản. Nhà sử học người Mỹ Denis Prager có nhận xét thật chính xác:

      "Đảng Cộng sản Việt nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt nam để thành lập chế độ Cộng sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu"

Trong bất cứ chế độ nào từ ngàn xưa nếu không đáp ứng được lòng dân thì sớm muộn gì cũng có ngày bị lật đổ. Rồi có một ngày chủ nghĩa cộng sản sẽ phải cáo chung. Bài thơ sau đây của Nguyễn Chí Thiện nói lên niềm hy vọng và mong đợi của toàn dân Việt nam:

                              Sẽ có một ngày

            Sẽ có một ngày con người hôm nay
            Vất súng, vất cùm, 
            vất cờ, vất Đảng

            Đội lại khăn tang đêm tàn ngày rạng
            Quay ngang vòng nạng oan khiên
           Về với miếu đường, mồ mả gia tiên
           Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
           Bao hận thù độc địa dấy lên
           Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng
           Tất cả bị lùa qua cơn ác mộng
           Kẻ lọc lừa, 
           kẻ bạo lực xô chân

         Sống sót về đây an nhờ phúc phận
         Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
         Đứng bên nhau trên mất mát quây quần.
         Kẻ bùi ngùi hối hận
         Kẻ bồi hồi kính cẩn
         Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông
         Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng!

         Tiếng sáo mục đồng êm ả
         Tình quê tha thiết ngân nga
         Thay tiếng “Tiến quân ca”
         Và “Quốc tế ca”
         Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la! 

                                   Nguyễn Chí Thiện ( 1971)

    *Giai pháp tốt đẹp nhất là lt đổ chế độ cộng sản    

 

Hiện tại nước Việt nam vẫn còn cai trị bởi chế độ độc tài đảng trị, một chế độ sai lầm đã phá sản trên toàn thế giới. Ngay đến chính Nga, đảng cộng sản đàn anh phát động đường lối nhuộm đỏ toàn cầu bằng chủ thuyết cộng sản mà Cộng sản Việt nam là tay sai cũng phải quay sang đường lối tư bản để phục hồi kinh tế.

Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để lật đổ chế độ CSVN? 

                                                                                                                                                                  T.T.L                                                                                                (1/2018)                                                                                                                             *Tài liệu tham khảo :

    -Vikipédia libre

    -Việt nam 40 năm dưới chế độ cộng sản (Lý Quí Chung)

    - Chiến dịch Điện Biên Phủ-Từ điển Bách khoa Việt nam

    - Lich sử Bộ tổng tham mưu trong chiến tranh

                    chống Pháp 1945-1954

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

                                                      MỤC LỤC                                           

                       Chiến tranh chống chủ nghĩa đế quốc 1858-1954                                                   Cuộc nội chiến Việt nam 1955-1975

* Lời giới thiệu ………………………………………… .page 1

I/Việt nam trong giai đoạn phát triển thế giới (Thế kỷ 17 và 18)                                         A/ Sự phát triển của các nước Tây phuơng

              1/Cách mạng nông nghiệp:

              2/ Phát minh khoa học kỷ thuật:………………………3

              3/ Phát minh khoa học kỷ thuật:

              4/ Cải tiến phương phát sản xuất:

              5/ Tư tưởng mới về mô hình tổ chức chính trị

              6/ Khai triển về vũ  khi chiến tranh:…………………..4

        B/ Tinh trạng chính trị kinh tế của các nuớc Á châu.

                1/ Nhật bản:

                2/ Thái lan:  

                3/ Trung hoa:………………………………………5

                    4/ Việt nam:

   II/  Chủ nghĩa thực dân. …………………………...6 

        A/ Đường lối thống trị của các nước phát triển Âu Mỹ.

               1/ Anh xâm chiếm Trung hoa: (chiến tranh nha phiến).

               2/ Nhật xâm chiếm Trung hoa: (Chiến tranh Thanh Nhật).  

               3/ Anh xâm chiếm Ấn độ:

               4/ Tây ban nha xâm chiếm nhiều quốc gia Châu Mỹ.

                5/ Pháp xâm chiếm các quốc gia châu Á:

       B/ Pháp xâm chiếm Việt nam.              

                1/ Diễn biến những giai đoạn chiến tranh

                         xâm lược Việt nam của Pháp:

               2/ Những cuộc kháng chiến chống Pháp …………… 9

                        a/  Phong trào Văn thân:

                         b/ Phong trào CầnVương:……………………  10

                         c/ Phong trào Duy tân và Phong trào Dông du:

                         d/ Việt nam quốc dân đảng:

                         e/ Đảng cộng sản Việt nam:……………………11

III/ Chủ nghĩa Quân phiệt, Chủ nghĩa Phát-xít 

                       (Đệ nhất và đệ nhị thế chiến)

        A/ Hai cuộc chiến tranh thế giới  (Sơ lược)…………… 14

                     1/ Chiến tranh thế giới lần thư nhất.

                            a / Nguyên nhân:

                            b/ Hậu quả:…………………………………  15

                 2/ Chiến tranh thế giới lần thư hai. (Sơ lược)

                          a/ Nguyên nhân:………………………………16

                          b/ Hậu quả:…………………………………....17

                                1-Tổn thất nhân mạng.

                                            a- Tại châu Âu:
                                             b -Tại châu Á-Thái Bình Dương:

                                2-Sư hình thành 2 khối: Cộng sản và Tư bản 

       B/Ảnh hưỡng 2 cuộc chiiến tranh thế giới đối với Việt nam.

              1/Nhật lật đổ Pháp tại Việt nam    

                         a/ Bối cành 

                         b/ Diễn tiến: Nhật đảo chánh Pháp tại Đông dương

              2/Việt nam dưới chế độ Phát xít Nhật:

                         a/ Đường lối chính trị:

                         b/ Đường lối kinh tế:………………………… 20

             3/ Chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật   

                           *Cách mạng tháng 8*

                *1/ Diễn tiến cuộc cách mạng                             

                *2/ Kết quả sau cách  mạng…………………………22

                 *3/ Khoãng trống quyền lực

                                          ……….//……..

III / Chủ nghĩa thực dân Pháp xâm chiếm

                   Việt nam lần thứ 2 ……………………. ..............23

        A/  Pháp trở lại chiếm Việt nam lần thứ 2              

         B/ Chiến tranh chống Pháp…………………………    .24

                     1/  Thành lập Chính phủ Liên hiệp         

                     2/ Cộng sản đàn áp các đảng phái đối lập:
                                  a- Đàn áp Đại Việt……………………    25
                                  b- Đàn áp  Cao đài, Hòa hảo
                                        (Nhóm cộng sản thiền số  Trotskyist)

                                  c- Đàn áp Việt Cách…………………… 26

                                  d-Đàn áp Việt nam Quốc dân đảng……  27

                        *Trận Điên biên phủ* 

             *1/ Bối cảnh trận đánh: Kế hoạch Navarre………  28 

             *2/ Sự tham gia của các nước khác vào …………   .29

                                trận chiến  Điên biên phủ                              

                      *a/Trung quốc
                      *b/Liên Xô

                      *c/ Hoa Kỳ…………………………………….. 30

                                * 1-Chính sách chống cộng của Mỹ

                                *2- Mỹ hỗ trợ Pháp

              *3/ Diễn tiến trận đánh        

                      *a/ Đợt 1 (13/3/54 đến 17/3/54)

                                *1- Trận Béatrice (Him Lam)

                                *2-Trận Gabrielle (đồi Độc Lập)……… ..32

                                *3-Trận Anne-Marie (Bản Kéo)
                      *b/ Đợt 2 (30/3/54 đến 30/4/54)
                                *1-Các cao điểm Eliane,  Dominique …   33
                                *2-Giai đoạn đào hào, bao vây và siết chặt

                            (Trận Hồng Cúm và Trận sân bay Mường Thanh)

                        *c/Đợt 3  (Từ 1/5/54 đến 7/5/54)…………….35

 

                  *4/ Hậu quả sau trận chiến Diện biên phủ……….36

                          *a /Tổn thất nhân mạng và vật chất          

                           *b/ Hiệp định Genève

                           *c/ Ảnh hưởng trên phạm vi thế giới……..…38

                                          ………..//………..

IV/  Chiến tranh lạnh giủa 2 khối Cộng sản và Tư bản                                    A/ Chiến tranh Lạnh 

                1/Bất đồng trong thế chiến giũa 2 khối                                                                                              Cộng sản và Tư bản 

               2/ Hậu thế chiến và những mâu thuẫn ban đầu

                        a-Hội nghị Yalta

                               (Phân chia quyền lực của các nước thắng trận)

                        b-Hội nghị Potsdam  

        B/ Chủ trương 2 bên……………………………………..40

                 1/ Quan điểm của Liên Xô

                 2/ Chính sách của Mỹ và Anh     (Bức màn Sắt)

        C/ Hậu quả……………………………………………… 41
                  1/Sự hình thành các khối liên hiệp

                            a/ Nato

                            b/ Khối Warszawa

                  2/ Chạy đua vũ trang

                           a / Vũ khí hạt nhân
                           b/ Tên lửa liên lục địa …………………………42
                            c/ Công nghệ vũ trụ

                 3/ Mỹ Nga tranh giành quyền lực thế giới

                           a/ Nội chiến tại Trung quốc (Sơ lược)

                           b/ Nội chiến Nam Và Bắc Triều tiên (Sơ lược)

                                 2-Phân chia Triều Tiên sau 

                                 3- Chiến tranh Nam Bắc Triều tiên…… … 45

                              * Can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Triều tiên 

                               * Trung Quốc tham chiến                                                                 

     V/ Chiến tranh  ý thức hệ Việt nam……………….............47

            A/ Nguyên nhân

                  1/Chính sách  tàn ác của chế độ cộng sản Việt nam

                          a/ Tiêu diệt giai cấp địa chủ

                                   (Chính sách cải cách  ruộng đất)      

                           b/ Chủ nghĩa vô thần tiêu diệt tôn giáo……      48

                  2/ Hậu quả của Hiệp định Genève chia đôi dất nước

                           a/ 1 triệu người di cư vào Nam……………       49

                           b/ Những đãng phái dân chủ di cư vào Nam

                          c/ Cao đài, Hoà hào chống Việt minh            

                                  1-Tàn Sát Cao Đài

                                  2-Vụ bắt và giết Huỳnh phú Sổ ……...........51
                                                (Lảnh tụ Phật giáo Hòa Hảo)

                                  3-Vụ hạ sát Tạ Thu Thâu…………… .........52

                                               (Cộng sản phái Troskyst)                                                              4-Thanh trừng những tư tưởng đối lập          

                        * Nhân dân giai phẫm*

                                      ……….//………..

     B/ Hai khối tự do và cộng sản tham gia vào… ………… .....55

                       nội chiến tại Việt nam                                              

              1/ Mỹ tham chiến vào Việt nam

                         a/ Mỹ thành lập chính quyền Ngô Đình Diệm

                              b/ Giúp vũ khí và quân đội ……………… .........  56

             2/  Nga,Trung hoa và các nước trong khối cộng sản

                                tham gia vào chiến tranh Việt nam

                         a/ Viện trợ vũ khí cho miền Bắc: 

                         b/ Cố vấn……………………………………..........57

      C / Sai lầm của Việt nam cộng hòa và Mỹ trong chiến tranh

                1 /Sai lầm của Chính quyền Ngô Đình Diệm

                            a/ Độc tài gia đình trị

                            b/ Đàn áp tôn giáo…………………………  .....  59

                            c/ Hậu quả: Cuộc đảo chính tại  

                                Nam Việt Nam năm 1963 

                    2/ Sai lầm của Mỹ sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm… .......60
                        a/ Mỹ tham chiến trực tiếp vào Việt nam

                                (Việt nam Cộng hòa mất chính nghĩa

                                                trong cuộc chiến)                      

                         b/ Sai lầm trong sự hủy bỏ chính sách Ấp chiến lược

                         c/Cuộc chiến không được sự hậu thuẩn của dân Mỹ      

     D/  Diễn tiến cuộc chiến………………………………….. .......63 

              1/ Các chiến dịch Tìm-diệt tại miền Nam Việt Nam.

                       a/Trận Ấp Bắc

                       b/ Chiến dịch Plei Me………………………  ...........64 

                                (Cuộc phản công mùa khô 1966-1967, 

                            Chiến lược tìm và diệt,  và Chất độc da cam)                             

                        c/ Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh……………  .........65

                             1-Tầm quan trọng của Khe Sanh………. .  ..........66

                                   a- Hoàn cảnh ra đời………………….. ...........67

                                   b-Kế hoạch của CSVN và  MTGPMN                                       

                              2-Kế hoạch của hai bên……………….................68                                       a- Hoa Kỳ

                                     b-Mặt trận Dân tộc GPMN

                             3- Diễn biến…………………………….    ..........69

                             4- Kết quả và ý nghĩa

                                          a -Với Hoa Kỳ
                                           b-Với Quân MTGPMN
                   d/ Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968                                 

               Cuộc chiến Tết Mậu Thân 1968*

        *1/ Hoàn cảnh ra đời

         *2/ Kế hoạch của CSVN và MTGPMN…………   71

                *3/ Diễn biến

                        *a/ Tại Sài Gòn…………………………  72

                                  *1-Tại khu vực Bộ Tổng tham mưu

                                  *2-Tại Đài phát thanh Sài Gòn

                                  *3-Tại Toà đại sứ Mỹ

                                   *4-Tại dinh Độc Lập,……………...73

                                   *5-Tại Bộ Tư lệnh Hải quân,

                   * b/ Tại Huế…………………………….....74

               *4/ Kết quả……………………………………...75

                           *a-Về chiến thuật
                             *b-Về chiến lược, Chính trị và ngoại giao

 

                     *Thãm sát Tết Mậu Thân tại Huế *… .........77

    *1/ Bối cảnh

    *2/ Số liệu về các hố chôn tập thể

    *3/ Các quan điểm…………………………………… .. 78

              *a/ Thành viên Mặt trận Dân tộc
                    Giải phóng miền Nam Việt Nam                                                        
                           *1-  Hoàng Phủ Ngọc Tường

                           *2-Lê Minh……………………………… 79

                           *3-Bùi Tín      

                *b/ Bên VNCH …………………………………  80

                           *1-Tướng William Westmoreland
        *2 -Sĩ quan Douglas Pike
        *3-Marilyn B. Young           
        *4- Gareth Porter

                *c/ Các nguồn khác

                                                     ……..//…….

          

        3/ Chiến dịch biên giới: Giai đoạn 1969-1972………… .. 82

                               ( Biên giới Việt Nam – Campuchia 1970)

        4/ Chiến dịch Lam Sơn 719……………………………… 83

        5/ Chiến dịch Xuân-Hè 1972

        6/ Chiến dịch Linebacker II………………………………  84

        7/  Chiến dịch Mùa Xuân 1975      

        9/ Chiến tranh kết thúc…………………………………….89
                                             * Hiệp định Paris

                      * Trận đánh cuối cùng *

         E/ Kết quả cuộc chiến………………………………… .  90

                 1/ Đối với Mỹ   

                       a/ Mục tiêu

                       b/ Kết quả

                       c/ Thiệt hại           

                   1-Vật chất : 

                               2-Tinh thần:  Một vết nhơ trong lịch sử Mỹ

                       d/ Hậu quả………………………………………..91

                 2/ Việt nam cộng hòa………………………………...92

                       a/ Mục tiêu 

                            * Đệ Nhất Cộng hòa 1955-1963 

                             *Thời kỳ quân quản 1963-1967

                                     ( Sau những cuộc đảo chánh) ………   ...93

                            * Đệ Nhị Cộng hòa 1967–1975

                    b/ Kết quả

                    c/ Thiệt hại

                    d/ Hậu quả………………………………………   .94

           3/ Cộng sản Việt nam

                    a/ Mục tiêu

                    b/ Kết quả………………………………………… 95

                    c/Thiệt hại:

                    d/ Hậu quả

         4/ Đối với Trung cộng……………………………………96

                    a/ Muc tiêu

                    b/ Kết quả

                    c/ Thiệt hại………………………………………    97

                    d/ Hậu quả                                     

          5/ Đối với Liên bang Sô viết ( URSS)

                     a/ Mục tiêu

                     b/ Kết quả

                     c/ Thiệt hại

                              1-Nhân sự ……………………………………99

                              2-Vật chất

                     d/ Hậu quả

 VI/ Những điều cộng sản Việt nam đã làm sau khi

                               chiếm miền Nam Việt nam

          A/ Đối nội

                 1/ Trả thù phe thất trận (Việt nam Cộng hòa)                                             2/ Tập trung quyền lực.

                  3/ Thành lập giai cấp mới.  

                  4/ Thực hiện chủ thuyết:  Xâ hội không giai cấp 

                                a/ Đổi tiến và thống nhất tiền tệ

                                b/ Đánh tư sản mại bản

                                c/ Hợp tác xã tiêu thụ (Quản lý hộ khẩu)

         A/ Đối ngoại          

             1/ Chiến tranh Việt nam-Campuchia (Sơ lược)

                     *Việt nam thành lập Liên bang Đông dương…..107

             2/ Chiến tranh Việt-Trung (Sơ lược)

                   a/   Bối cảnh                             

                    b/ Diễn tiến cuộc chiến     

                           1- Giai đoạn 1

                                   a-Trận chiến tại Đồng Đăng………… 109

                                   b-Mặt trận Lào Cai

                            2/ Giai đoạn 2 …………………………….110

                                    a - Trận Lạng Sơn

                                    b-Trung Quốc rút quân

          *Chiến dịch hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam
                  trong chiến tranh xâm lược Trung quốc 

 

KẾT  LUẬN

      * Đất nước Việt nam phân hóa trầm trọng ……………114

     * Chủ nghĩa "Phong kiến tân thời" tại Việt nam………116

              -Giai cấp mới trong xã hột chủ nghĩa cộng sản

              -Sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản 

              -Sự sửa đổi nữa vời "định hướng xã hội chủ nghĩ"                  

      *Hậu quả tối tâm đối với Việt nam……………………    117

             -Việt nam trở thành một quốc gia lạc hậu

              -Chế độ chính tri không dân chủ

      *Giai pháp tốt đẹp nhất là lt đổ chế độ CSVN  

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen