Seiten

Freitag, 20. Dezember 2013

Làm sao để hoà giải dân tộc?

                                                                     Hoàng Ngọc-Tuấn
Gõ từ "hoà giải" lên Google, tôi thấy kết quả đầu tiên là bài giải thích về từ này trên trang Wikipedia tiếng Việt. Trong bài ấy có một đoạn nói đến vấn đề "hoà giải dân tộc" của Việt Nam. Đoạn ấy như sau:
"... ở Việt Nam hiện nay vấn đề hòa giải dân tộc cũng được đặt ra và tốn nhiều giấy mực của báo chí trong thời gian gần đây. Với một lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng nhiều, và Việt kiều ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc làm cầu nối để hàng hóa nội địa vươn tới hải ngoại và ngược lại, Nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng đặt ra vấn đề hòa giải dân tộc để huy động sức mạnh và sự đóng góp của lực lượng “Việt kiều yêu nước”. Tuy vậy, tiến trình hòa giải dân tộc ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do còn nhiều bất đồng trong cách suy nghĩ và các vấn đề lịch sử để lại."

Donnerstag, 19. Dezember 2013

Xe 3 bánh Innocenti Lambro


Để giải quyết ứ đọng lưu thông trong thành phố do vận tốc di chuyển không đồng bộ của các phương tiện chuyên chở công cộng. Nằm trong chương trình thay thế các xe ngựa thồ trên đường phố Sài Gòn vào năm 1965, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã ra sắc lệnh khuyến khích những người chạy xe ngựa chuyển qua lái xe Lambro 3 bánh - bằng cách cho học thi miễn phí bằng lái xe do Bộ Công Chánh và Giao Thông tổ chức và cho mua xe Lambro 3 bánh trả góp nhiều kỳ với lải suất nhẹ.


Mittwoch, 18. Dezember 2013

LỊCH SỬ NGƯỜI HOA Ở SÀI GÒN


 “Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Nếu tôi dám liều lĩnh cho rằng mình biết được chút ít về Sàigòn, từ những tên xóm, tên cầu, tên đường, nhà thờ, nhà chùa, trường học, chuyện nhân vật này, gia đình nọ…, chuyện ngày xưa chút chút, chuyện ngày nay chút chút (ngày nay là khoảng vài năm trước 1970), đó cũng là nhờ báo chí và sau này Internet còn nhắc lại, cộng với những tài liệu hoặc vốn sống hiếm, quí do những tay bút từng trải như Vương Hồng Sển, Hoàng Hải Thủy… ghi lại.
Nhưng kiến thức của tôi về Chợ Lớn thì thật sơ sài, cực kỳ sơ sài.
Mặc dù, ông thầy thuốc Bắc đã chữa trị cho mẹ tôi trong vòng gần 10 năm trời là ông Miên Ký, có cửa tiệm thuốc Bắc tại Chợ Lớn, mà tôi đã đến vài lần, mỗi lần đều được “hữu nghị” vài quả táo tầu cực ngon. Mặc dù, tôi có bạn gốc Hoa học chung, nhà trong Chợ Lớn, mời tôi đến đôi lần. Mặc dù, tôi có được đi ăn cưới tại nhà hàng Đồng Khánh vài lần, và đã phải chạy xe Honda băng ngang Chợ Lớn để chở ba tôi đến Xóm Củi lấy xe đò đi Long An, nhiều lần.
Bài này là một cố gắng để đền bù vào kiếm khuyết đó, mà cũng là một hoài niệm về một nơi chốn mà nay càng thấy yêu thương, và luyến tiếc.

NHỮNG ĐẶC QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG MỸ

Kể từ lúc giành được độc lập, Mỹ đã ấp ủ đi theo khuynh hướng dân chủ, bỏ lớp vỏ quý tộc. Song người điều hành trung ương – tổng thống – đã trở thành một con người khác so với đại bộ phận dân cư.
Thời gian trôi qua, những đặc quyền dành cho tổng thống ngày càng nhiều hơn. Mặc dù một số đặc quyền gây tranh cãi song nhìn chung người Mỹ dường như chấp nhận cách đối xử đặc biệt này.
Nghỉ hưu : Các cựu tổng thống đã nhận được khoản lương hưu lên đến 191.300 USD/năm. Ngoài số tiền đó, họ còn có một đội ngũ nhân viên được ăn lương và văn phòng làm việc, được miễn tiền điện thoại, được chu cấp phí đi lại. Họ nhận được khoản bồi thường trong trường hợp phải dời văn phòng làm việc. Được chăm sóc y tế rất  tốt tại những bệnh viện quân đội.
Các cựu tổng thống có thể ngủ ngon giấc nhờ dịch vụ an ninh tuyệt vời, dịch vụ này sẽ hỗ trợ  suốt 10 năm sau khi họ rời Nhà Trắng. Sau cùng, họ được hưởng một nghi thức lễ tang theo cấp nhà nước.

Montag, 16. Dezember 2013

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LỊCH SỬ ĐÊ ĐIỀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Con người đã sống ở Đồng bằng sông Hồng từ thời Đồ Đá Củ cách đây khoảng 25 ngàn năm. Canh tác lúa nước được phát triển vào thời Đồ Đá Mới trong nền văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn, cách đây khoảng 9 ngàn năm. Ước vọng chế ngự lũ lụt ở Đồng bằng sông Hồng của dân Lạc Việt được thi vị hóa qua huyền thoại Sơn Tinh thắng Thủy Tinh. Hệ thống đê sông ở Châu thổ sông Hồng Việt nam đã có lịch sử trên 2 ngàn năm.
Theo Giao Châu Ký của Trung Hoa, thì khoảng 3 thế kỷ trước công nguyên ở Giao Châu đã có đê lớn “Ở huyện Phong Khê có đê bảo vệ nước lũ từ Long Môn” (Sông Đà bây giờ). Theo Hán Thư thì “Miệt tây bắc Long Biên (tức Hà Nội) có đê chống giữ nước lũ từ sông” (2).
Trong sách lịch sử Việt Nam, đê được nói đến đầu tiên là vào khoảng năm 521 dưới thời Lý Bí (tức Lý Bôn). Tuy nhiên, người có công và được nhắc nhở nhất là Cao Biền, giữa thế kỷ thứ 9: “Sử chép rằng Cao Biền đào sông, khơi ngòi, mở đường lộ, lập quán trọ cho khách đi đường trên khắp An Nam. Nhiều đoạn đê, nhất là đoạn đê trên vùng gần Hà Nội hiện nay được đắp để chống lụt lội” (8). Cao Biền ra lệnh dân thiết lập đê quanh thành Đại La với tổng số chiều dài 8,500 thước, cao 8 thước (2).

Đồng bằng sông Cửu Long

 Môi trường và hệ thống sông rạch thiên nhiên

Trần Đăng Hồng, PhD

ĐỒNG BẰNG CỬU LONG
Châu thổ Cửu Long (Mekong delta) bắt đầu từ Kratie và Nam Vang (Phnom Penh) của Campuchia và tận cùng là Biển Đông và Biển Tây, có hình tam giác (tam giác châu – delta), do phù sa của Sông Cửu Long bồi đắp, với diện tích tổng cộng khoảng 55,000 km2. Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBCLVN) chiếm 39,734 km2  (72.2%). Sở dỉ người Việt gọi “Cửu Long”, vì khi đến Biển Đông, hai nhánh chánh của sông trước 1970 chảy ra biển theo 9 cửa, nhánh Sông Tiền có 6 cửa (Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu) và nhánh sông Hậu có 3 cửa (Cửa Tranh Đề, Cửa Định An và Cửa Ba Thắc), nhưng Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi lấp từ khoảng thập niên 1970 nên nay chỉ cỏn 8 cửa.

Đặc Khu Rừng Sát… Và Những Ngày Tháng Sau Cùng


MX Cổ Tấn Tinh Châu. 

“ Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia-Định, Đồng-Nai thì về.”

Câu hò của người miền Nam mô tả hai nhánh sông bắt đầu tách ra ngay mũi sông Nhà Bè là sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu (còn gọi là Lòng Tảo).
Riêng sông Lòng Tàu là thuỷ lộ huyết mạch dẫn vào cảng Sàigòn. Tất cả chiến hạm của hải quân, thương thuyền quốc tế, ghe thuyền chở hàng từ phao zero ngoài cửa biển Cần Giờ, đều dùng sông Lòng Tàu để vào các cảng của thủ đô Việt Nam Cộng Hoà.
Sông Lòng Tàu chảy xuống hạ lưu khoảng 7 cây số phân ra thành hai nhánh là sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh. Hai sông này chảy thêm chừng 10 cây số thì đổ ra biển qua cửa Cần Giờ.
Sông Soài Rạp chảy ngang xóm Tân Nhơn thì thoát nước qua ngã sông Vàm Sát (Rạch Vàm) rồi chia thành hai nhánh là sông Đinh Ba và sông Cát Lái. Cuối cùng chảy ra biển qua cửa Soài rạp.


Như vậy cửa sông Đồng Nai là một tứ giác với các góc là Nhà Bè, Phú Mỹ QL-15, Vũng Tàu và Vàm Láng trên cửa Soài Rạp. Đây là một vùng đầm lầy đầy cây tràm, cây đước, thường ngập nước với nhiều sông, rạch mà được gọi là Rừng Sát.

Quán cơm Bà Cả Ðọi

                                                   Nguyễn Tấn Cứ/Người Việt
Một quán cơm bình dân bình thường như mọi quán cơm khác đang hiện diện giữa Sài Gòn. Nhưng Quán Cơm Bà Cả lại hoàn toàn khác trong ký ức của những người Việt xa quê, vì nó như là một biểu trưng ẩm thực cho một thế kỷ đau thương của dân tộc vì nó có quá nhiều kỷ niệm đối với những con người.
Từ một anh xích lô ba gác đến một anh sinh viên nghèo. Một thương gia hay một quan chức, một tay Việt Cộng hay một người Quốc Gia, tất cả hình như đều đã đi qua Quán Cơm Bà Cả của những tháng ngày đói cơm thiếu áo giữa Sài Gòn hoa lệ.

Hẻm vào quán cơm Bà Cả Ðọi cũ. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)

Tuân Nguyễn, kẻ mơ mộng -Người Bạn Lính Cùng Một Tiểu Đội


Tuân Nguyễn
Tuân Nguyễn
Vào bệnh viện Chợ Rẫy thăm Tuân rồi đưa Tuân đến nghĩa địa Gò Dưa bên Thủ Đức, cúng “mở cửa mả” cho Tuân, những chuyện ấy dồn dập xảy ra cứ như là không có thật. Buổi chiều ấy, ngồi nói chuyện với Cao Xuân Hạo về Tuân Nguyễn, Hạo buông một câu nghe mà lạnh người:

“Tuân Nguyễn sinh ra ở đời là để đóng cái vai trò này: khi có ai đó muốn kêu lên ‘Trời ơi, sao mà tôi khổ thế?’, thì nhìn vào Tuân Nguyễn, sẽ thấy mình chưa phải là người khổ.”

Tôi tình cờ mà quen rồi trở thành bạn thân của Tuân Nguyễn. Ấy là vào tháng 8 năm 1959, tôi phải dự một cuộc chỉnh huấn một tháng, gồm tất cả giáo viên cấp 2 và cấp 3 toàn miền Bắc, cùng tất cả sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp. Nơi họp là Trường Bổ túc Công nông đóng tại Giáp Bát, cách phía nam Hà Nội mấy cây số. Ai đã từng dự những cuộc chỉnh huấn trong hai cái năm 1958, 1959, nhất là những ai là văn nghệ sĩ và sinh viên văn khoa, thì chắc mãi mãi chẳng bao giờ có thể quên. May mắn là mỗi buổi chiều, ăn cơm xong, chưa đến giờ học tập hay kiểm thảo buổi tối, chúng tôi có được chút thời gian để trò chuyện mà không phải lên gân góp ý hay kiểm điểm lẫn nhau.

Sự Thật Về Tướng Giáp: Đừng Bốc Phét Nữa

Thoạt đầu tôi định chỉ viết một lời bình sau khi đọc “Thời thanh niên sôi nổi” của chị Đoan Trang trên ĐCV, nhưng e rằng sẽ không đủ ý, đành viết bài này vậy.
Tôi là một gã Bắc kỳ. Từ lớp vỡ lòng đến đại học tôi được học dưới cái gọi là “mái trường XHCN”. Anh tôi là một bộ đội phục viên. Cháu ruột là đại tá trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh đang tại chức. Tôi đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, mang quân hàm trung úy, chức đại đội phó, có tham gia một vài trận đánh ở chiến trường Campuchia.
Dài dòng một chút để các bạn hiểu: tôi không liên hệ gì đến Việt Nam Cộng Hòa. Tôi không hận thù, không chống cộng. Tôi chỉ muốn được chia sẻ chút suy nghĩ của mình trước những thậm từ mà thiên hạ đang sử dụng để tung hô tướng Giáp: “mãi mãi là một biểu tượng sống động của trí tuệ”; “Thiên tài quân sự”; “Đại trí, đại nhân, đại dũng”; “Vị tướng huyền thoại”; “Nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại”; “Một nhân cách lớn”.

Có thiệt vậy không?

SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐịA DANH MIỀN NAM

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy ?
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.
Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?

Ngày 23/10/2013 vừa rồi, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước Quốc Hội:“Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Câu nói của ông Trọng đã gây nên một làn sóng dư luận đầy phẫn nộ và chua chát, bởi nó hàm ý rằng nhân dân Việt Nam phải tiếp tục chịu đựng và hy sinh “tất cả vì chủ nghĩa xã hội” thêm một trăm năm nữa!
Ngay sau khi đọc câu nói đó của ông Trọng trên báo Tui Tr, tôi không thể nín cười, vì thấy cái trò hứa hẹn hão của Đảng CSVN giờ đây đã đi tới mức tận cùng của sự lố bịch.

“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?

Sonntag, 15. Dezember 2013

TQLC tham gia đảo chánh- Cổ Tấn Tinh Châu

Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa đã xảy ra 2 cuộc đảo chánh mà hậu quả đưa đến cái chết của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Thời Ðệ Nhị Cộng Hòa đã xảy ra nhiều cuộc chỉnh lý mà hậu quả là một số tướng tá bị giết và tình hình chính trị thêm rối ren.
Ðã có nhiều hồi ký và tài liệu nói về những biến cố này, nhưng có những trái ngược nhau và nhiều sự thật chưa được sáng tỏ. Những biến cố này có nhiều liên quan đến sự tham dự một số đơn vị quân đội, trong đó có TQLC.
“Kỷ luật là sức mạnh quân đội” và “thi hành trước, khiếu nại sau” là hai yếu tố khiến Binh Chủng Tổng Trừ Bị TQLC chúng ta, dù muốn dù không, trong giai đoạn đó gồm các TÐ1, 2, 3 và 4 cũng bị kéo vào cơn lốc này. Tuy nhiên đa số chúng ta, nhất là những anh em trẻ sau này chưa biết nhiều về vai trò của một số TQLC đi trước. MX Cổ Tấn Tinh Châu là một trong số những người đó, đã ghi lại những gì có liên quan tới những biến cố này trong phạm vi một quân nhân TÐ 2/TQLC. Bài viết của MX Cổ Tấn Tinh Châu tuy không đi sâu vào chi tiết của các TÐ1, TÐ3, và TÐ4 mà chỉ chú trọng nhiều về TÐ2 nhưng cũng cho chúng ta một cái nhìn khá chính xác về tình hình chung.

NỬA ĐỜI CHINH CHIẾN- Trần Ngọc Toàn Khoá 16 TVBQGVN


Lời mở đầu: Năm nay, tôi đã 68 tuổi đời. Quay nhìn lại đoạn  đường đã qua, tôi đã tự thống kê với 15 năm đi lính, tất nhiên là lính Việt Nam Cọng Hòa, gần 9 năm tù Cộng sản và hơn 20 năm làm việc lao động cho một Xưởng In nhật báo The Washington Post nhờ vượt biên ngay sau khi ra khỏi Trại Tù vào tháng 3 năm 1984.
Khi còn đi làm việc, do phẫn uất trong lòng, tôi cố gói ghém thời gian để tự thực hiện 3 tập Truyện ngắn từ năm 1990 với bút ký “ Vào Nơi Gió Cát” và 2 tập truyện ngắn “Vết thương Việt Nam” và “Chiến Tranh va Tình Yêu”. Bên ngoài, tôi thấy xuất hiện khá nhiều Hồi Ký của một số Tướng lãnh và viên chức của thời Việt Nam Cọng Hòa. Tôi chẳng thấy thích thú gì khi đọc những trang giấy chạy tội, không trung thực chỉ nhằm bám víu vào những hư không để cố khỏa lấp câu chưởi thậm tệ của cố Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson là “Một bè lũ ác ôn côn đồ”. 
Thế hệ của chúng tôi lớn lên tại Miền Nam Việt Nam trong một chế độ độc lập và dân chủ đầu tiên, sau ngày Thực dân Pháp rút lui và nền quân chủ của Nhà Nguyễn cáo chung. Như nhà văn Trần Hoài Thư đã viết: “ Viết về một người cùng thế hệ, cùng nhịp suy nghĩ, cùng con tim rực lủa, và cùng những ngỗn ngang trên vai, mà thế hệ chúng ta đã bị gánh, bị chịu đựng, bị lợi dụng…thì thật là một điều hạnh phúc. Nhất là đối với những người có kinh nghiệm máu và nước mắt như….Hơn thế nũa, có lẽ khác với những người sĩ quan khác, anh đã dành thì giờ viết cho bạn bè, đồng đội hơn là bản thân anh…”
Nhìn thấy thế hệ  con cháu của mình lớn lên vô tư ở ngoại quốc, tôi bỗng thấy thích kể chuyện về quảng đời 15 năm quân ngũ để chúng đừng quên số phận của khoảng 300 ngàn chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Cộng sản bảo vệ Miện Nam Việt Nam và cả hàng trăm ngàn Thương và Phế binh còn lây lất. Chính nhờ họ chúng mới có được một tương lai tốt đẹp như ngày nay. Hơn thế nửa, tôi có tham vọng muốn chứng minh cái gọi là Quân Đội Nhân Dân Việt Nam mới chính là Quân Ngụy.

Trần Ngọc Toàn, cựu Tiểu đoàn trưởng TĐ4 Thủy Quân Lục Chiến

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (24)

PHỤ BẢN 8: HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÀY 1-4-1967
LỜI MỞ ĐẦU
Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm trong tương lai huy hoàng của Đất nước.
Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy trách nhiệm trước lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng hòa của Dân, do Dân và vì Dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm độc lập, tự do, dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.
Chúng tôi, một trăm mười bảy (117) Dân biểu, Quốc hội Lập hiến, đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chấp thuận bản Hiến pháp sau đây:

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (23)

PHỤ BẢN 3: HIẾN ƯỚC TẠM THỜI SỐ 1 NGÀY 4-11-1963
HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG
Xét rằng cuộc cách mạng chống độc tài đã hoàn thành với truyền thống hi sinh phục vụ Tổ quốc của Quân đội Việt Nam Cộng hòa để giành lại cho dân tộc nền dân chủ tự do;
Xét rằng Hiến pháp ban hành ngày 26 tháng 10 năm 1956 đã tạm ngưng áp dụng vì có nhiều điều khoản cần được duyệt lại;
Xét rằng trong khi chờ đợi sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan và tổ chức công quyền trong nước cần được quy định bởi một Hiến ước Tạm thời.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (22)

PHỤ BẢN 2: HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÀY 26-10-1956
MỞ ĐẦU
Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của Tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân bảo đảm;
Tin tưởng ở sự trưởng tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;
Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;
Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:
Ý thức rằng Hiến pháp phải thể hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;
Nguyện vọng ấy là:
-  Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;
-  Bảo vệ Tự do cho mỗi người và cho Dân tộc;
-  Xây dựng Dân Chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;
Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lí trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;
Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân Quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước Nhân loại là xây dựng một nền văn minh nhân bản bảo vệ và phát triển con người toàn diện;

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (21)

PHỤ BẢN 1: HIẾN PHÁP CỦA HIỆP CHÚNG QUỐC NGÀY 4-3-1789
MỞ ĐẦU
Chúng tôi, nhân dân Hiệp Chúng Quốc, với mục đích thực hiện một sự liên hiệp chặt chẽ hơn, thiết lập công lí, duy trì an ninh nội bộ, trù liệu cho công cuộc phòng thủ chung, phát triển sự thịnh vượng toàn diện, và bảo đảm cho chúng tôi và cho hậu thế của chúng tôi các điều ích lợi của sự tự do, quyết định và thiết lập Hiến pháp này cho Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu.
ĐIỀU I
Khoản 1. Mọi quyền hành Lập pháp do bản Hiến pháp này chấp thuận, sẽ trao cho một Quốc hội của Hiệp Chúng Quốc, gồm có một Thượng Nghị viện và một Hạ Nghị viện.
Khoản 2. Hạ Nghị viện sẽ gồm có những nhân viên do dân chúng các Tiểu bang tuyển lựa, hai năm một lần, và các cử tri tại mỗi Tiểu bang sẽ phải có đủ các điều kiện bắt buộc như đối với các cử tri bầu cử đại diện vào viện có nhiều nhân viên nhất của ngành Lập pháp của Tiểu bang.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (20)

Mục IV: QUYỀN TƯ PHÁP
Theo điều 76 Hiến pháp, quyền Tư pháp, độc lập được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp viện và hành xử bởi các Thẩm phán xử án.
Đoạn 1: VẤN ĐỀ BẢO VỆ SỰ ĐỘC LẬP CỦA THẨM PHÁN XỬ ÁN
Một trong những đặc điểm của nhà lập hiến khi bàn về ngành Tư pháp là nâng Tư pháp ngang hàng hai công quyền Lập pháp và Hành pháp. Hiến pháp 1967 đã ghi Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp vào chung một điều khoản khi chấp thuận nguyên tắc phân nhiệm, phân quyền và điều hòa hoạt động, đồng thời minh thị xác nhận nguyên tắc thiết lập hai quy chế riêng cho hai ngành thẩm phán xử án và thẩm phán công tố.
Sự phân biệt hai ngạch này từ nay khoát hiến tính. Thẩm phán xử án quyết định theo lương tâm và pháp luật, dưới sự kiểm soát của Tối cao Pháp viện. Như thế Hành pháp không còn chi phối được ngành Tư pháp bằng cách hoán chuyển như giao chức vụ cho thẩm phán công tố sẵn sàng theo mệnh lệnh của chính phủ và đưa vào công tố viện những thẩm phán cương trực.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (19)

CHƯƠNG IIINỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA
Mục III: QUYỀN HÀNH PHÁP
Nếu cơ cấu và thẩm quyền của cơ quan Lập pháp được Quốc hội Lập hiến chấp thuận nhanh chóng, vấn đề Hành pháp đã đưa đến nhiều cuộc thảo luận sôi nổi, hào hứng trong giai đoạn “những nét chính” cũng như khi biểu quyết từng điều khoản.
Vì Hành pháp là trọng tâm của vấn đề chính thể, vì không muốn thấy tái lập một chế độ độc tài, nhưng đồng thời nhận thức nhu cầu ổn định và hữu hiệu của cơ cấu quốc gia, cho nên nhà lập hiến đã mất nhiều thì giờ cố tìm một công thức phù hợp nhất và công thức ấy dẫn đến sự hiện diện của một Tổng thống, một Phó Tổng thống và một Thủ tướng Chính phủ.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (18)

CHƯƠNG IIINỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA
Từ ngày những cơ cấu căn bản của Quốc gia – chiếu theo Hiến pháp ban hành ngày 1-4-1967 được thiết lập đến nay, vỏn vẹn có một năm. Thời gian hãy còn sớm để có thể có một cái nhìn tổng quát kèm theo một phán đoán nào về tính chất và giá trị của định chế chính trị Quốc gia.
Tuy nhiên người quan sát phải nhìn nhận rằng, trong năm đầu tiên của nền Đệ nhị Cộng hòa, cuộc sinh hoạt chính trị chưa đáp ứng được kỳ vọng của quốc dân.
Nhà Lập hiến năm 1967, với một tâm trạng hoài nghi và lo sợ: hoài nghi từ con người đến định chế, lo sợ nạn độc tài tái lập, nên đã dành hết lòng tin tưởng vào Quốc hội tương lai với rất nhiều quyền. Và hậu quả ngày nay là mối tương quan giữa cơ quan công quyền bị ảnh hưởng và áp lực nặng nề của Lập pháp.
Quốc hội với những cuộc chất vấn, thảo luận liên miên về “nội các trước hiện tình đất nước”, với những lời tuyên bố thiếu lịch sự của các vị đại diện nhân dân chỉ chú ý đến sai lầm nhỏ nhặt, những câu chuyện cá nhân…đã gây rất nhiều khó khăn cho Hành pháp, giảm sút uy tín của Chính phủ và làm nản lòng những con người thiện chí.
Chính phủ mãi lúng túng trong chiến tranh và hòa bình với những biện pháp nửa chừng theo sau thời cuộc, chưa đạt được lòng tin và gây một xúc động tâm lí trong quần chúng. Trong lúc đó nhân dân thờ ơ, ngơ ngác và kiên nhẫn đi tìm một đấng minh quân.
Trách nhiệm và vận mệnh là trách nhiệm và vận mệnh chung của dân tộc. Nhưng, sáng kiến, tài ba và thiện chí của nhà lãnh đạo luôn luôn chiếm phần quyết định. Vì hoàn cảnh phức tạp hiện nay, tác giả cố tình không đề cập đến cuộc sinh hoạt chính trị và trong những trang kế tiếp, chỉ phân tích và phê bình những định chế do Hiến pháp ngày 1-4-67 thiết lập.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (17)

CHƯƠNG II: VIỆT NAM
Sau gần một thế kỉ dưới ách thống trị ngoại bang, nước Việt Nam đã vùng lên – với Thế giới Đại chiến thứ nhì – giành lại chủ quyền. Nhưng, trong lúc các quốc gia đồng cảnh ngộ đã vượt qua những khó khăn và đang củng cố nền độc lập, xây dựng xã hội trong cảnh thái bình, Việt Nam phải trải qua một giai đoạn lịch sử chính trị vô cùng xáo trộn, với khói lửa của chiến tranh, với đất nước phân li và tương lai mù mịt.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (16)

THIÊN THỨ BANHỮNG CHẾ ĐỘ VÙNG ĐÔNG NAM Á
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ ĐẠI HÀN
Nghiên cứu chế độ chính trị Đại Hàn là một điều lí thú. Vì Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng sâu rộng. Thật vậy, hai quốc gia đều có một nền văn minh lệ thuộc Trung Quốc, bao lần chịu ách ngoại xâm. Cũng như Việt Nam, Hàn Quốc là một xứ chậm tiến chuyên về nông nghiệp: Bắc Hàn có núi đồi, hầm mỏ, Nam Hàn với đồng ruộng phì nhiêu. Và sau Thế giới Đại chiến thứ nhì, cả hai quốc gia đã cùng chung số phận với lãnh thổ qua phân và hai chế độ chính trị hoàn toàn khác biệt.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (15)

THIÊN THỨ II: NHỮNG CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ NGA-SÔ
Khuôn mẫu của những chế độ quyền uy, chuyên chế, chế độ Nga-Sô đồng thời tự cho là chế độ dân chủ. Để hiểu rõ chế độ Nga-Sô, chúng ta lần lượt trình bày chủ nghĩa Mác-xít trước khi phân tích các định chế và vai trò của Đảng Cộng sản.
Mục I: CHỦ NGHĨA MÁC-XÍT
Chủ nghĩa Mác-xít thường được hiểu là một chủ nghĩa kinh tế. Hiểu như vậy không những là một điều lầm, mà còn khiến cho chủ nghĩa ấy trở nên khó hiểu. Thật ra chủ nghĩa Mác-xít là một triết lí, hay đúng hơn, một quan niệm toàn diện về con người và vũ trụ. Nó có một chủ thuyết về kinh tế, cũng như có một chủ thuyết về chính trị. Để có một ý niệm tổng quát về chủ nghĩa Mác-xít, chúng ta sẽ lần lượt xem căn bản triết lí, chủ thuyết kinh tế cùng chính trị.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (14)

CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ ANH QUỐC
Chế độ Anh Quốc là một chế độ đơn giản nhất trên thế giới, một chế độ tân tiến và rất sát lí tưởng dân chủ. Nhưng đồng thời cũng là một chế độ khó hiểu.
Chế độ chính trị Anh Quốc là sản phẩm của lịch sử. Nghĩa là nó đã thành hình lần lần, viên gạch này chồng lên viên gạch khác, không một kế hoạch, không một chương trình nhất định. Một cách tổng quát, chế độ Anh Quốc là kết tinh của một sự diễn tiến, lần lần đưa chính thể quân chủ đến chỗ còn cái vỏ ngoài. Quốc hội lấn áp Hoàng triều, giành lại tất cả quyền hành và hành sử chính quyền qua sự trung gian của Nội các. Để rồi ngày nay chính Nội các mới là nơi tập trung quyền hành thực sự. Chúng ta có thể tóm tắt sự tiến triển của Anh Quốc: “Chính quyền từ tay Vương quốc đã qua Quốc hội, và từ tay Quốc hội sang Nội các”. Chúng ta sẽ nghiên cứu chế độ Anh Quốc qua hai mục sau: Khung cảnh pháp lí và Thực tại chính trị.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (13)

CHÂU MỸ LA TINH VÀ CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG
Cơ cấu tổ chức chính quyền theo kiểu Hoa Kỳ đã được áp dụng trong một số quốc gia ở Á Châu, Phi Châu, và nhất là đa số quốc gia Châu Mỹ La-tinh. Không có một sự khác biệt đáng kể giữa Hiến pháp các quốc gia này và Hiến pháp Hoa Kỳ. Thật vậy, các Hiến pháp Châu Mỹ La-tinh là:
- Những Hiến pháp theo chế độ Tổng thống: cũng nguyên tắc phân quyền, cũng một vị Tổng thống chỉ huy Hành pháp, do nhân dân bầu lên qua một cuộc phổ thông đầu phiếu.
- Những Hiến pháp dân chủ: ý chí của nhân dân là căn nguyên của chính quyền và ý chí này được thể hiện qua những cuộc đầu phiếu phổ thông.
- Những Hiến pháp Liên bang: một phần lớn các nước Châu Mỹ có cơ cấu Liên bang và lẽ tất nhiên Quốc hội là Quốc hội lưỡng viện.
Đứng trên quan điểm hiến tính, chính thể Hoa Kỳ và chính thể các nước Châu Mỹ La-tinh là hai giọt nước. Tuy nhiên trong cuộc sinh hoạt chính trị thực tiễn, trong lúc nền dân chủ Hoa Kỳ được bảo đảm và tiến triển thì tại Châu Mỹ La-tinh, thế quân bình giữa các quyền được thiết lập mất hẳn, chế độ chính trị nghiêng về chế độ quyền uy, nếu không hoàn toàn độc tài, chuyên chế. Tại sao? Hai hiện tượng chính trị có thể được xem là nguyên nhân của sự áp dụng sai lạc Tổng thống Chế tại Châu Mỹ La-tinh: đó là ưu thế quá mức của Tổng thống và vai trò chính trị của quân đội.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (12)

PHẦN THỨ HAI: THẾ GIỚI CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI
THIÊN THỨ NHẤT: NHỮNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ CỔ ĐIỂN
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ HOA KỲ
HIỆP CHÚNG QUỐC MỸ là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng chế độ Tổng thống và cũng là nơi mà Hiến pháp duy trì được một cuộc sinh hoạt chính trị ổn định.
Với tất cả tài nguyên và nhân lực của tân đại lục, với một tinh thần dân chủ thực sự cùng một chế độ chính trị vững chắc, Hoa Kỳ đã vượt khỏi những biến chuyển của thời đại và trở thành một quốc gia dân chủ và hùng mạnh nhất thế giới ngày nay.
Để có một cái nhìn thực tế, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu chế độ Hoa Kỳ qua hai mục: khung cảnh pháp lí và thực tại chính trị.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (11)

CHƯƠNG IV: ĐỐI LẬP CHÍNH TRỊ
Mục I: ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC QUAN NIỆM VỀ ĐỐI LẬP
Đoạn 1: ĐỊNH NGHĨA
Chúng ta đã dùng nhiều danh từ đối lập. Mà đối lập là gì? Thế nào là đối lập ? Đứng về phương diện lịch sử mà suy xét, đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ đại nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài Chính phủ. Đối lập là thiểu số. Đây là khía cạnh nghị viện của vấn đề. Ý niệm đối lập cần phải được phân tích rõ ràng hơn nữa để phân biệt nó với những hiện tượng tương tự. Đối lập có ba đặc điểm: một sự bất đồng về chính trị, có tính cách tập thể và có tính cách hợp pháp.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học( 10)

CHƯƠNG III: THAM GIA VÀ BẤT THAM GIA
Mục I: THÁI ĐỘ PHI CHÍNH TRỊ
Trong cuộc sinh hoạt chính trị hiện nay, người ta nhận thấy có hai trào lưu tư tưởng, hai khuynh hướng, tuy khác biệt nhau, nhưng chung quy chỉ là hai hình thức của thái độ phi chính trị. Khuynh hướng thứ nhất đưa đến việc phủ nhận tính cách chính trị của hoạt động của mình. Khuynh hướng thứ hai nhằm đề cao thái độ thụ động của công dân trước thời cuộc.
Chúng ta lần lượt phân tích và phê bình hai khuynh hướng quan trọng này.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (9)

CHƯƠNG II: NHỮNG HÌNH THỨC THAM GIA CHÍNH TRỊ
Mục I: CÔNG DÂN CHÚ TRỌNG ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ
Một trong những hình thức tham gia vào cuộc sinh hoạt chính trị là chú trọng đến các vấn đề chính trị. Vì có chú trọng mới am hiểu sự phức tạp của các vấn đề, mới phán đoán một cách chính xác nhà cầm quyền và khi bầu cử mới sử dụng lá phiếu một cách đứng đắn. Cần phải thành thật mà nhận định rằng tỉ số công dân chú trọng đến các vấn đề chính trị rất kém. Thật vậy, qua những cuộc tìm hiểu dư luận, những cuộc điều tra dân ý, người ta đã có những kết quả như sau:
  • 20% chú ý thật đến chính trị.
  • 40% chỉ biết sơ sài về chính trị.
  • 40% không biết gì về chính trị.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (8)

THIÊN THỨ BA: SỰ THAM GIA CHÍNH TRỊ CỦA CÔNG DÂN TRONG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ
VẤN ĐỀ THAM GIA CHÍNH TRỊ
Trong những năm gần đây, nhiều cuộc sưu tầm, nghiên cứu của khoa chính trị học tiết lộ rằng sự tham gia của công dân vào cuộc sinh hoạt chính trị kém phần đắc lực. Đây là một hiện tượng chính trị mà người ta tìm thấy không những trong các nước mà mức sống đã lên cao, mà luôn cả trong những quốc gia mới nữa. Và là một hiện tượng cực kỳ quan trọng liên hệ mật thiết đến nền dân chủ cận đại. Người ta có thể quả quyết rằng chính vì công dân không lưu tâm cho mấy đến cuộc sinh hoạt chính trị, vì, công dân chịu đựng hơn là hoạt động để ảnh hưởng đến đời sống chính trị mà khuynh hướng độc tài có cơ hội phát triển.
Nếu chính thể dân chủ – như mọi người đã biết – có ý nghĩa sâu xa là toàn dân tự quyết định lấy vận mệnh của mình, thì vấn đề then chốt là vấn đề công dân tham gia chính trị.
Cần phải nhận định ngay rằng tham gia chính trị không có nghĩa là tham gia chính quyền! Nó cũng không có nghĩa là cúi đầu tuân lệnh.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (7)

CHƯƠNG III : NHỮNG ĐỊNH LUẬT CĂN BẢN CỦA NỀN DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI
Cho đến đây – và qua những mục liên hệ đến các chế độ tập quyền và hợp quyền, chúng ta đã lần lượt trình bày một cách khoa học, cổ điển những phương thức tổ chức chính quyền cùng những chế độ chính trị liên hệ.
Cách trình bày này – rất cần thiết để có một ý niệm tổng quát nhưng rất lỗi thời và không phù hợp chút nào với điều kiện thực tiễn của cuộc sinh hoạt chính trị ngày nay. Tại sao? Để trả lời, chúng ta sẽ lần lượt trình bày tính cách lỗi thời của cách xếp loại cổ điển và xuyên qua thực tại chính trị chúng ta sẽ tìm một vài định luật căn bản của nền dân chủ hiện đại.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học( 6)

CHƯƠNG II: Những hình thức tổ chức chính quyền
Sau khi đã phân tích từng cơ quan, vấn đề được đặt ra bây giờ là tìm xem đâu là những hình thức tổ chức chính quyền. Giữa các cơ quan – dù có phân chia nhiệm vụ riêng biệt chắc chắn phải có những mối tương quan. Những mối tương quan ấy được quan niệm và ấn định như thế nào?
Một cơ quan có quyền quyết định tối hậu, hay là mỗi cơ quan hoạt động một cách rời rạc, biệt lập; hay là giữa các cơ quan có một sự hơp tác, một thế quân bình? Một cách tổng quát, chúng ta có thể tìm thấy 3 đặc tính về mối tương quan ấy, 3 đặc tính được thể hiện qua ba chế độ, đó là:
  • Chế độ phân quyền
  • Chế độ hợp quyền
  • Chế độ tập quyền.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (5)

THIÊN THỨ HAI: TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN

CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ QUAN CÔNG QUYỀN

MỤC ICHÍNH PHỦ

Đoạn 1: CÁ NHÂN ĐIỀU KHIỂN
Cơ quan hành pháp do một cá nhân điều khiển. Hay nói một cách khác, cơ quan hành pháp là một cá nhân. Cá nhân này có thể là một quốc vương, một nhà độc tài, một Tổng thống, chủ tịch.
Vẫn biết rằng cá nhân này luôn luôn có nhiều vị cố vấn hay cộng sự viên đắc lực phụ tá, giúp nhiều trong công cuộc điều khiển quốc gia. Nhưng cần phải hiểu rằng các cị cố vấn và cộng sự này chỉ có vai trò soạn thảo, thi hành chứ không quyền quyết định.
Hình thức hành pháp do một cá nhân điều khiển được thể hiện qua nhiều loại chế độ chính trị trong lịch sử: Quân chủ, Độc tài, Tổng thống.

Chế độ Quân chủ: Chế độ chính trị trong ấy nhà vua nắm hết chủ quyền thống trị một nước. Nói đến quân chủ, người ta liên tưởng ngay đến một người. Nhà vua nắm quyền Hành pháp. Hơn nữa các nhà chỉ huy hành pháp có tính cách kế thừa, nghĩa là chỉ được lựa chọn trong dòng giống nhà vua.
Chế độ Độc tài: Ở đây nhà độc tài nắm quyền hành pháp sau một cuộc chính biến và thường thường bằng một cuộc chinh phục.

Chế độ Tổng thống: Danh từ “Tổng thống” rất được thông dụng vì chế độ Tổng thống là chế độ mà đa số quốc gia áp dụng trên thế giới hiện nay. Đặc điểm của chế độ Tổng thống – ngoài những yếu tố khác không kém quan trọng mà chúng ta sẽ có dịp bàn đến nhiều – là hành pháp giao cho một cá nhân điều khiển. Và cá nhân này được toàn dân bầu lên.

Hiến Pháp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Hiến Pháp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ


Toàn văn Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sau đây phản ánh câu chữ và cách sử dụng nguyên bản. Các dấu ngoặc vuông [ ] thể hiện những phần đã bị thay đổi hoặc bị thay thế bởi các sửa đổi.

Lời mở đầu

Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (4)

CHƯƠNG IIINGUYÊN TẮC DÂN CHỦ
Mục I: KHÁI NIỆM CHÍNH ĐÁNG
Đoạn 1: HỢP PHÁP VÀ CHÍNH ĐÁNG
Đoạn 2: NGUYÊN TẮC DÂN CHỦ: NGUYÊNTẮC CHÍNH ĐÁNG TRONG XÃ HỘI CẬN ĐẠI

Khi chúng ta đề cập đến vấn đề quốc gia – dù theo quan niệm các nhà xã hội học hay luật gia hay là cũng như chúng ta đã biết – dù là một chính quyền được định chế hóa, sự kiện mà chúng ta phải lưu ý và đã lưu ý là sự phân chia giữa nhà cầm quyền và quần chúng bị trị vì quốc gia – nghĩa là chính quyền – có độc quyền sử dụng lực lượng vật chất (cảnh bị và quân sự).
Đó là thực tại. Tuy nhiên nhận xét như thế không có nghĩa là quan niệm rằng cuộc sinh hoạt chính trị trong quốc gia chỉ dựa trên sự cưỡng bách. Không có một sự cưỡng bách nào, một sự đàn áp nào có thể tồn tại mãi vì đó đã là một hiện tượng tạm thời và đặc biệt.
Nếu quyền lực của quốc gia luôn luôn đi đôi với cưỡng bách, quyền lực quốc gia không phải chỉ dựa trên sự cưỡng bách. Vì quyền lực quốc gia là một quyền lực pháp lý.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (3)

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (3)


CHƯƠNG IIHIẾN PHÁP

Mục I: THẾ NÀO LÀ MỘT HIẾN PHÁP
Đoạn 1: ĐỊNH NGHĨA THỰC CHẤT VÀ ĐỊNH NGHĨA HÌNH THỨC
Đoạn 2: HIẾN PHÁP TỤC LỆ VÀ HIẾN PHÁP THÀNH VĂN
Đoạn 3: HIẾN PHÁP NHU TÍNH VÀ HIẾN PHÁP CƯƠNG TÍNH

Đoạn 1: ĐỊNH NGHĨA THỰC CHẤT VÀ ĐỊNH NGHĨA HÌNH THỨC
Sở dĩ có vấn đề định nghĩa thực chất và hình thức, là vì khi chúng ta định nghĩa một hành vi, một văn kiện, nhất là một hành vi pháp lý, chúng ta có thể đứng trên hai quan điểm: thực chất và hình thức.
Quan điểm thực chất nhấn mạnh vào mục tiêu, đối tượng, nội dung của hành vi cũng như của hoạt động. Quan điểm hình thức, trái lại, nhấn mạnh nơi thủ tục cũng như những cơ quan liên quan đến hành vi cùng hoạt động.
Với hai quan điểm đó, chúng ta sẽ lần lượt trình bầy định nghĩa Hiến pháp.

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học( 2)

Chương mở đầu
I. Luật Hiến pháp là môn luật học về Hiến pháp. Mà Hiến pháp là gì? Chúng ta sẽ dành nhiều thì giờ để bàn đến định nghĩa, hình thức cùng nội dung của Hiến pháp. Hiến pháp thường được gọi là luật căn bản. Tại sao căn bản? Vì Hiến pháp là một văn kiện gồm những luật lệ cơ bảnqui định cách tổ chức và điều hành những cơ quan căn bản của quốc gia nghĩa là những cơ quan công quyền. Đọc bản Hiến pháp chúng ta biết thế nào là tổ chức chính quyền của một nước.
Luật Hiến pháp là một môn của ngành Công pháp.
Công pháp hay Tư pháp đều là luật lệ cả. Nhưng thường thường người ta chia luật pháp ra làm hai loại: Tư pháp và Công pháp.
Tư pháp: gồm một số môn như Dân luật, luật Thương mại, luật Tố tụng v.v… là tất cả luật lệ mà đối tượng chi phối tư nhân và mối tương quan giữa tư nhân và tư nhân.
Công phápgồm một số môn như luật Hiến pháp, luật Hành chính, luật Tài chính v.v… là tất cả luật lệ mà đối tượng chi phối quốc gia và mối tương quan giữa quốc gia và công dân.
Chúng ta không đề cập đến lý do cùng tiêu chuẩn của sự phân loại này. Giáo sư môn Dân luật thường thường trong bài đầu sẽ giải thích rõ ràng. Tuy nhiên các bạn nên ý thức rằng sự phân loại chỉ có một giá trị tương đối và dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật nhiều hơn.